Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014

Tại sao VN không dám kiện TQ ra trước tòa án quốc tế? - Ảo tưởng ‘nước lớn’

Đường Chín Đoạn - Hàng Nhái từ Học Thuyết Monroe của Mỹ

Đừng mua thứ hàng nhái mà Bắc Kinh đang rao bán. Đường chín đoạn chẳng có tí gì giống như học thuyết Monroe của Hoa Kỳ.
Trong bài nói chuyện hôm thứ ba ở Newport, phóng viên quốc tế lỗi lạc Robert Kaplan đã kể lại một câu chuyện vốn đã trở nên quen thuộc trong những giao thiệp giữa Hoa Kỳ và TQ. Kaplan kể rằng một sĩ quan cao cấp của PLA nhận xét rằng những gì mà TQ muốn đạt được ở biển Đông là "không khác gì" so với những gì Hoa Kỳ đã muốn đạt được trong vùng biển Caribbean và vịnh Mexico trong giai đoạn học thuyết Monroe.

Bắc Kinh muốn nắm quyền quản soát các vùng biển nằm xung quanh TQ, trong khi sẽ sẵn sàng hợp tác với Hoa Kỳ, sức mạnh hải quân vô địch hiện tại, ở những nơi khác trên bản đồ.
- Thấy không? Để tránh lòi ra cái đuôi đạo đức giả, Washington nên đứng tránh ra ngoài những tranh chấp trên biển giữa TQ với các nước láng giềng.
- Không. Tôi chẳng thấy điều đó. TQ đang bắt chước những phương cách mà người Mỹ sử dụng, vào lúc nào nhỉ? À, sau cuộc nội chiến ở Hoa Kỳ (1861-1865). Trước 1880, Hoa Kỳ đã bắt đầu việc xây dựng một lực lượng hải quân lớn, mạnh hơn hải quân của bất kỳ quốc gia châu Âu nào, trong một vùng biển quan trọng là vùng Greater Caribbean. TQ cũng bắt đầu xây dựng một lực lượng hải quân lớn, được sử dụng trong hợp đồng tác chiến với các loại vũ khí ven bờ, có thể là mạnh hơn hải quân của các nước châu Á hay bên ngoài, trong các vùng biển quan trọng nằm xung quanh TQ.
Nếu chỉ dựa vào các tiêu chuẩn về trìnhđộ kỹ chiến thuật chiến tranh của Edward Luttwak, ông đại tá đáng kính của TQ cũng có vài điểm đúng.
Tuy nhiên, như những lời khôn khoan của nhà văn Mark Twain, sự khác biệt giữa một từ gần đúng và một từ đúng cũng giống như sự khác biệt giữa lightning-bug (con đom đóm) và lightning (tia sét). Điều này cũng đúng với các biến cố tương tự trong lịch sử. Các nhà đàm phán TQ sẽ luôn bám vào những phép so sánh khập khiễng với lịch sử Hoa Kỳ, để thuyết phục người Mỹ đơn phương giải trừ vũ khí trí tuệ. Nếu người Mỹ đã làm điều đó ở Caribbean trong quá khứ, họ lấy tư cách gì để phản đối khi giờ đây TQ lặp lại nó ở Đông Nam Á?
Rất hợp lý. Nhưng ta hãy cẩn thận khi nói chuyện lịch sử với những đại diện của chính quyền cộng sản TQ, một chế độ đã thành công trong việc xoá sạch những lỗi lầm ghê gớm như Đại nhảy vọt, Cách mạng văn hóa, và Quảng trường Thiên An Môn ra khỏi tiềm thức của xã hội và quần chúng, rồi lại bôi vẽ hình ảnh của nó thành kẻ thừa kế truyền thống Nho giáo mà chính nó đã từng cố công tiêu diệt. Những kẻ này được huấn luyện để làm cho chúng ta tin là con đom đóm và tia sét chỉ là một.
Mặc dù các phương pháp mà TQ sử dụng trong các vùng biển xung quanh nó có một số điểm tương đồng với các phương pháp mà Hoa Kỳ sử dụng vào cuối thế kỷ 19, mục tiêu của hai việc là hoàn toàn khác nhau. Trong khi mục tiêu của Hoa Kỳ là sự tự do hàng hải chung cho các bên, mục tiêu của TQ là sự cai trị của một cường quốc ven biển với vùng biển và vùng trời xung quanh nó. Tuy cả hai đều liên quan đến biển, nhưng sự giống nhau chỉ dừng lại ở đó. Đó là sự giống nhau giữa con đom đóm và tia sét.
Hoặc hãy thử một so sánh khác, sự khác biệt trong quan điểm giữa luật hàng hải của Hoa Kỳ và của TQ có thể tương đồng với sự khác biệt giữa nhà lý luận luật pháp quốc tế thế kỷ 17 của Hà Lan Hugo Grotius và đối thủ người Anh là luật gia John Selden. Grotius khẳng định các vùng biển không phải là đối tượng của chủ quyền quốc gia - tức quyền sở hữu - trong khi Selden tuyên bố chủ quyền của Anh trên các vùng biển nằm xung quanh các hòn đảo thuộc Anh. Một thế kỷ trước, cũng như bây giờ, Grotius là bộ mặt của chính sách bảo vệ quyền lợi chung của Hoa Kỳ. Trong khi Selden có thểđược xem là người khởi xướng cho luật biển của TQ.
Nếu bạn không tin tôi thì hãy nghĩ về điều này: Hoa Kỳ xử sự thế nào trong thời gian đang vươn lên để trở thành một sức mạnh vô địch trên biển? Hoa Kỳ đã sử dụng sức mạnh hải quân của mình vào việc gì? Ít nhất, Hoa Kỳ chưa bao giờ tuyên bố quyền sở hữu với Greater Caribbean, cho dù đã luôn muốn kiểm soát nó. Hoa Kỳ đã hoàn toàn không làm một điều gì tương tự như đường chín đoạn bây giờ của TQ.
Học thuyết Monroe của Mỹ vào thế kỷ 19
Mặc dù thỉnh thoảng cũng ghé mắt vào Cuba và các đảo khác, Washington chưa bao giờ xem những viên ngọc vùng Caribbean này là tài sản hợp pháp của Hoa Kỳ. Cũng không hề có một giới học thuật nào về chính sách đối ngoại ở Hoa Kỳ xem vùng biển phía Nam như một phần lãnh thổ mở rộng hướng ra biển. Hoa Kỳ cũng chưa bao giờ chính thức xem các vùng biển là lãnh thổ có chủ quyền của mình, hay "lãnh thổ xanh của quốc gia" như cách gọi phổ biến của TQ đối với các vùng biển xung quanh nó.
Thay vào đó, học thuyết Monroe chỉ là một mệnh lệnh đơn phương để ngăn các cường quốc châu Âu quay lại xâm lược các nước cộng hòa vừa giành được độc lập ở Mỹ Latinh. Học thuyết này đã được nhiệt liệt ủng hộ ở châu Mỹ Latinh trong nhiều thập kỷ. Ví dụ vào năm 1906, chính phủ Brazil đã xây dựng công trình vĩ đại Palacio Monroe ở Rio de Janeiro, để vinh danh những di sản của James Monroe trong dịp Hội nghị Liên Mỹ lần thứ ba.
Bạn có thể tưởng tượng một ngày nào đó Philippines sẽ xây một Palacio Tập Cận Bình tại Manila để ghi nhớ những hành động hiện nay của TQ ở Đông Nam Á? Tôi không nghĩ như vậy. Chỉ trong thập niên 1910, học thuyết Monroe bị mất uy tín ở Mỹ Latinh. Đó là khi các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ đã lạm dụng học thuyết này như là một cái cớ cho những can thiệp ngoại giao và quân sự, chứ không còn ý nghĩa của sự phòng thủ chung châu Mỹ.
Chính khách Hoa Kỳ cũng không bám chặt vào học thuyết Monroe, cho dù nó là một học thuyết rất được yêu thích về chính sách ngoại giao. Trong những năm 1920, Washington đã rút lại phần "phụ lục" Theodore Roosevelt trong học thuyết này; các tổng thống William Howard Taft và Woodrow Wilson phê phán phần "phụ lục" này như một giấy phép cho các can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia vùng Caribbean. Các tổng thống Herbert Hoover và Franklin Roosevelt sau đó đã dựng nên hệ thống phòng thủ liên-Mỹ tồn tại cho đến ngày nay.
Hoover và Roosevelt cũng đã quốc tế hóa học thuyết Monroe, tranh thủ các quốc gia châu Mỹ như những cộng tác viên trong việc bảo vệ an ninh ở Tây Bán Cầu. Bạn có thể tưởng tượng Bắc Kinh sẽ rút lại đường chín đoạn của mình bằng cách tương tự? Cứ hy vọng, nhưng đừng kỳ vọng quá nhiều vào điều đó.
Vì vậy, đừng mua thứ hàng nhái mà Bắc Kinh đang rao bán. Chỉ khi TQ từ bỏ tuyên bố chủ quyền "không thể tranh cãi" trên biển Đông, thay đổi chính sách lâu nay để quay sang ủng hộ quyền tự do đi lại trên biển và trên không, và quan trọng nhất, là dành lại được niềm tin từ các nước láng giềng châu Á; chỉ khi đó tôi sẽ vui lòng chấp nhận những sự so sánh giống như cái mà ông đại tá TQ trong câu chuyên của Robert Kaplan đưa ra.
Cho đến lúc đó, hãy quên đi hàng nhái.
James Holmes
Liêm Nguyễn lược dịch theo TheDiplomat  Theo blog Liem Nguyen 

Tại sao VN không dám kiện TQ ra trước tòa án quốc tế?

tinh-hinh-bien-dong-4-6-1 (1)

Cuối tháng 5-2014 vừa qua, trong chuyến công du Philippines, Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố Việt Nam có thể kiện Trung Cộng ra trước toà án quốc tế. Nhiều người thiện chí mừng rỡ ra mặt qua những bài viết trên mạng. Nhưng sau đó dường như mọi chuyện xảy ra như chưa hề có lời tuyên bố ấy. Những ai có kinh nghiệm về cộng sản, đặc biệt kinh nghiệm về những lời tuyên bố trang trọng của Nguyễn Tấn Dũng, nghe xong đều bỏ ngoài tai như những lời của trẻ con hay của “thằng Cuội” trong truyện cổ tích.

Những người tin rằng CSVN đã ký kết những mật ước bán nước để đổi lấy sự bảo trợ của ngoại bang cho độc quyền cai trị của họ có thể quả quyết: chẳng đời nào CSVN dám kiện Trung Cộng về vụ Hoàng Sa và Trường Sa. Tất cả những tuyên bố phản đối Trung Cộng có vẻ mạnh bạo của các lãnh đạo CSVN đều chỉ là đóng kịch hầu làm yên lòng dân chúng thôi. Vì hiện nay lòng dân đang hết sức hoang mang lo lắng vì nghi ngờ rằng những mật ước mà Trung cộng và CSVN đã lén lút ký kết với nhau sẽ hết sức bất lợi cho vận mạng và sự sống còn của dân tộc. Nếu những mật ước này được chính thức tiết lộ và người dân bất ngờ biết được rõ ràng không thể chối cãi về dã tâm bán nước của đảng CSVN, thì sự phẫn nộ của người dân sẽ vọt lên cao độ có thể nổ ra những cuộc biểu tình bạo động của toàn dân ở khắp đất nước. Lúc ấy chế độ cộng sản chắc chắn sẽ sụp đổ.

Lúc ấy, với thể chế mới nghiêng về tự do dân chủ, số phận của đảng và của những người lãnh đạo đảng sẽ hết sức bi đát, và mộng thôn tính Việt Nam hay mộng biến Việt Nam thành “sân sau” của Trung cộng cũng tan thành mây khói. Chính vì thế, cả CSVN lẫn Trung cộng đều vì quyền lợi của mình mà cùng cam kết giữ bí mật những mật ước ấy cho đến thời điểm mà việc “bật mí” không còn gây nên bất lợi cho đôi bên nữa.

Mặc dù nếu kiện Trung cộng ra trước tòa án quốc tế, CSVN chắc chắn sẽ thắng, vì những bằng chứng lịch sử của Việt Nam về chủ quyền của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã hết sức rõ ràng không thể chối cãi. Trong khi đó, lý chứng của Trung cộng về chủ quyền của họ trên hai quần đảo này rất yếu. Nếu lý chứng của Trung cộng mạnh và nếu họ nắm chắc phần thắng thì chắc chắn 100% họ sẽ không đe dọa hầu ngăn cản CSVN kiện họ ra tòa án quốc tế. Vì thế, nếu CSVN có can đảm kiện Trung cộng, phần thắng chắc chắn nằm về phía Việt Nam.

Về phía Trung cộng, ngày 8-6-2014, Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố 5 sự kiện chứng tỏ CSVN đã công nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc. 5 sự kiện đó gồm:

1. Lời của Ung Văn Khiêm, Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao và của Lê Lộc, Trưởng Vụ Á châu thuộc Ngoại giao CSVN thời Hồ Chí Minh tuyên bố ngày 16-5-1956 khi tiếp Lý Chí Dân, đại diện Sứ quán Trung cộng tại Hà Nội, công nhận “quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa là thuộc về lãnh thổ Trung Quốc”, thậm chí “thuộc về Trung Quốc ngay từ đời Nhà Tống”.

2. Công hàm Phạm Văn Đồng ngày 14-9-1958 mặc nhiên công nhận hai quần đảo trên thuộc Trung Quốc.

3. Tuyên bố của CSVN thời Hồ Chí Minh ngày 9-5-1965 về việc quân Mỹ lập khu tác chiến ở Việt Nam cũng có đoạn công nhận “một bộ phận lãnh hải thuộc quần đảo Tây Sa là của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa”

4. Cục Đo đạc và Bản đồ thuộc Phủ Thủ tướng CSVN vào năm 1972 có ấn hành Tập Bản đồ thế giới không ghi tên hai quần đảo quần đảo trên là Hoàng Sa và Trường Sa mà lại ghi là Tây Sa và Nam Sa, là tên do Trung Quốc đặt.

5. Nhà xuất bàn Giáo Dục, Hà Nội đã xuất bản sách Địa lý lớp chín năm 1974 có đoạn viết: “Vòng cung đảo từ các đảo Nam Sa, Tây Sa đến các đảo Hải Nam, Đài Loan, quần đảo Hoành bồ, Châu sơn … làm thành một bức “trường thành” bảo vệ lục địa Trung Quốc.”



Những bằng chứng kể trên của Trung cộng có giá trị pháp lý rất yếu so với những bằng chứng mà CSVN có thể đưa ra. Nếu Trung cộng chỉ đưa ra được một vài lời của cá nhân ông nọ ông kia thuộc chế độ CSVN −một chế độ không có tự do ngôn luận− công nhận hai quần đảo đó là của Trung cộng, thì để đối đáp lại, CSVN có thể trưng ra biết bao lời của những người có uy tín thuộc chế độ VNCH −một chế độ mà người dân có quyền tự do ngôn luận− công nhận ngược lại. Đó là chưa kể những văn bản và bản đồ trong lịch sử của Việt Nam, của Trung cộng và của thế giới làm chứng cho Việt Nam. Những bằng chứng kể trên của Trung cộng tuy hết sức rẻ tiền nhưng lại làm cho CSVN rất nhột, khiến CSVN rất e dè không dám mạnh dạn kiện Trung cộng. Tại sao vậy?

Hiện nay, ai cũng biết là hai đảng Cộng sản, Trung cộng và Việt cộng, đã từng lén lút ký kết với nhau những mật ước mà vì quyền lợi chung của cả hai bên, nên cả hai đều hết sức giữ bí mật như đã cam kết. Tại sao lại phải giữ bí mật, nếu không phải là một chuyện mờ ám? Người dân có thể đoán được lý do là những mật ước này chắc chắn có lợi cho tham vọng “độc quyền trường trị Việt Nam” của đảng CSVN nhưng hết sức bất lợi cho quốc gia và dân tộc Việt Nam. Nội dung những mật ước này cho tới nay chỉ có Bộ Chính Trị biết với nhau, còn người dân chỉ nhận được những thông tin rò rỉ không chính thức nên chưa ai dám quả quyết điều gì. Tuy nhiên, trong quá khứ, rất nhiều thông tin bị rò rỉ, ban đầu không ai dám quả quyết, nhưng cuối cùng mọi người đều biết đó là sự thật ([1]).

Theo tác giả Trần Gia Phụng (một sử gia ở Canada), thì Trung Quốc công bố 5 bằng chứng trên theo một kế hoạch từng bước, rất lớp lang ([2]).

Bước 1: Công hàm Phạm Văn Đồng được đưa ra sau khi giàn khoan 981 bị dân chúng Việt Nam biểu tình chống đối dữ dội và bị CSVN lên tiếng phản đối (tương đối mạnh mẽ hơn bao giờ hết, mặc dù vẫn còn rất yếu so với mức độ hợp lý phải làm). Công hàm ấy được đưa ra vào thời điểm này có tác dụng khiến CSVN lo sợ nên đã ra lệnh cấm dân chúng biểu tình chống Trung Quốc.
Hành động cấm đoán này khiến người dân phẫn nộ chống luôn cả CSVN. Vì qua hành động cấm đoán này, người dân thấy được bộ mặt thật của CSVN là đồng lõa tiếp tay với Trung cộng. Nước mất tới nơi, kẻ thù đã vào tận nhà, thế mà đảng và nhà nước cầm quyền đã không làm gì đủ mạnh để chống lại, lại còn cấm người dân phản đối thì rõ ràng là tiếp tay giúp kẻ thù rồi còn gì nữa? Để xoa dịu sự phẫn nộ của dân chúng, Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng khi công du Philippines đã lên tiếng sẽ kiện Trung cộng ra trước tòa án quốc tế.

Bước 2: Vụ sách giáo khoa lớp 9 được đưa ra sau lời tuyên bố sẽ kiện Trung cộng của Nguyễn Tấn Dũng tại Philippines.
Lúc này người dân thấy rõ lãnh đạo CSVN đang ở trong thế “trên đe dưới búa” giữa Trung cộng và người dân trong nước. Vì thế phải làm sao xoa dịu được sự phẫn nộ của cả hai phía. Điều này quả là nan giải, vì hễ xoa bên này thì sẽ làm bên kia phẫn nộ và ngược lại. Nên lãnh đạo CSVN cứ phải “đu giây” giữa hai thế lực này để tồn tại. Do đó, mọi hành động của CSVN trong giai đoạn này hoàn toàn là chỉ để đối phó sao cho xong chuyện, sao cho chế độ có thể tồn tại được. Mọi cách lừa bịp, đóng kịch, giả bộ… đều có thể sử dụng.

Bước 3: Trung cộng đưa ra cùng một lúc năm bằng chứng kể trên để buộc CSVN phải nhượng bộ Trung cộng nhiều hơn.
Đặc điểm của những bằng chứng trên không có giá trị pháp lý trước tòa án quốc tế, nhưng có giá trị đe dọa rất lớn đối với giới lãnh đạo CSVN, vì nó giúp người dân Việt trong nước cũng như hải ngoại từ từ thấy được ngày càng rõ ràng và chắc chắn bộ mặt thật sự bán nước của CSVN. Đây là điều mà CSVN muốn che dấu với bất cứ giá nào, nhưng không ngờ Trung cộng lại đang dần dần “bật mí” từng bước một. Chắc chắn Trung cộng sẽ tiếp tục “bật mí” nếu CSVN hành động bất lợi cho Trung cộng. Điều này khiến CSVN vô cùng lo sợ.

Ba bước trên được thực hiện rất tiệm tiến, từng bước một, là một thông điệp mà Trung cộng muốn nhắn nhủ CSVN: 5 bằng chứng trên chưa phải là hết, vì sẽ còn những bằng chứng khác mạnh mẽ hơn nhiều. Người dân trong nước khi biết chắc chắn những bằng chứng ấy là sự thật sẽ phải “ngã ngửa” và “bừng bừng nổi giận”. Nếu CSVN quyết ăn thua với Trung cộng, chẳng hạn, kiện Trung cộng trước quốc tế, hoặc đi với Mỹ để chống lại Trung cộng, hoặc phản đối Trung cộng một cách quyết liệt, khiến mộng thôn tính Việt Nam của Trung cộng hoàn toàn tan vỡ, thì Trung cộng sẽ có thái độ “phá thối”, “ăn không được, phá cho hôi”. Điều này đương nhiên xảy ra và quả rất dễ hiểu đối với những “tên điếm”, những chế độ “tiểu nhân tới mức tận cùng” như Trung cộng và Việt Nam.

Nếu người dân phẫn nộ đến mức nổi lên lật đổ chế độ CSVN và thiết lập chế độ tự do dân chủ thì Trung cộng sẽ không thôn tính được Việt Nam. Khi ấy Trung cộng chỉ bị hụt hẫng vì đã hy sinh tiền bạc, vũ khí giúp CSVN lên ngôi thống trị toàn Việt Nam mà kết cuộc chẳng được gì. Nhưng số phận những tên lãnh đạo CSVN chắc chắn sẽ không khác gì số phận những tên độc tài phản quốc như Gadhafi, Hussein, Honecker, Ceauşescu…

Chính vì thế, CSVN rất sợ, không dám làm gì mạnh tay đối với Trung cộng, không dám kiện Trung cộng trước tòa án quốc tế về vụ Trường Sa Hoàng Sa dù biết rằng hễ kiện thì sẽ thắng. CSVN rất sợ những gì sẽ xảy ra sau đó vì chắc chắn Trung cộng sẽ trả thù. Những kẻ tiểu nhân và hèn hạ đều biết chúng sẽ bị đồng bọn đối xử với chúng ra sao khi chúng phản bội.

Hiện nay, trong tình trạng “trên đe dưới búa” của CSVN, lối thoát duy nhất và khôn ngoan nhất của họ bây giờ là “đái công chuộc tội” bằng cách trở về với quốc gia dân tộc, đặt quyền lợi dân tộc lên trên quyền lợi của đảng, của gia đình cũng như của cá nhân mình. Họ hãy kịp thời chủ động chuyển đất nước sang thể chế dân chủ tương tự như Miến Điện đã làm. Hãy trả tự do cho những người yêu nước đang bị cầm tù hay quản chế, và mời những người yêu nước thương dân và có tài để cùng với họ chuyển hóa đất nước sang thể chế dân chủ thật sự.

Người Việt là một dân tộc rất sùng đạo, nói chung, họ đã thấm nhuần tinh thần đạo đức của các tôn giáo lớn, chắc chắn họ sẵn sàng tha thứ cho những kẻ lầm lỗi biết trở về đường ngay nẻo chính bằng những hành động “đái tội lập công” cụ thể. Đó chính là con đường duy nhất để đảng CSVN có thể cứu nguy dân tộc đồng thời tự cứu lấy mình.

Với thể chế dân chủ đích thực, chính quyền mới sẽ hành động tương tự chính phủ Hoa Kỳ sau cuộc nội chiến Nam Bắc phân tranh, hay như chính phủ Đức sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ và nước Đức thống nhất. Sẽ không có những trại học tập cải tạo dã man và bỉ ổi như CSVN đã làm đối với quân cán chính VNCH. Những kẻ “đái tội lập công” sẽ được tha thứ và tôn vinh.

Một mình đảng CSVN chắc chắn 100% không thể cưỡng lại được tham vọng bành trướng của chủ nghĩa Đại Hán. Nhưng một khi quyền điều hành đất nước được trao lại cho toàn dân, thì chắc chắn Trung cộng không thể làm gì được dân tộc Việt Nam. Lịch sử đã chứng minh điều đó.

Vậy thì Đảng CSVN hãy kịp thời quyết định sáng suốt để cứu lấy mình và cứu cả dân tộc! Nếu không, cả mình lẫn cả dân tộc sẽ thật khốn nạn! Hãy nhanh lên, đừng để quá muộn!

Houston, ngày 20/6/2014.

Nguyễn Chính Kết.
———————————————–
[1] Hiện nay, dư luận đang sôi sục lên vì nhiều bản tin liên quan đến mật ước Thành Đô được ký kết trong một mật nghị giữa hai đảng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam tại Thành Đô tỉnh Tứ Xuyên ngày 3-4/9/1990. Tin này đã được nhiều người nhắc đến từ nhiều năm nay, nhưng chỉ mang tính cách là một thông tin bị rò rỉ, không có gì xác đáng cả.
Nhưng mới đây, Wikileak xác nhận rằng mật ước này là một trong 3100 bức điện thư lưu trữ tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Nội dung của mật ước này được cho là đarng CSVN chấp nhận Việt Nam sẽ trở thành một khu tự trị của Trung Cộng tương tự như Nội Mông, Tân Cương, Tây Tạng, Quảng Tây. Và thời điểm chót để hoàn thành mật ước này là năm 2020.
Chính vì thế, ngay sau khi Mật Nghị Thành Đô kết thúc, ông Nguyễn Cơ Thạch, bộ trưởng ngoại giao thời đó đã phải thốt lên: “Một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm đã bắt đầu”, và sau đó ông đã bị cách chức. Trong tập hồi ký “Hồi ức và Suy nghĩ” của ông Trần Quang Cơ, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, cũng tiết lộ nhiều điều về mật nghị này.
[2] Xin xem bài “Đã đến lúc phải dứt khoát” của Trần Gia Phụng trên trang http://danlambaovn.blogspot.com/2014/06/a-en-luc-phai-dut-khoat.html#more.
 

Go away - Bỏ của chạy lấy người!


Số 0 tròn trịa

clip_image001“Sell in May and go away” - bán tháng Năm rồi đi chơi - như một lời chú của giới đầu cơ phương Tây. Nhưng từ năm 2012 đến nay, câu thành ngữ này lại đặc biệt đồng cảm với trường hợp Việt Nam. 

Nửa đầu của năm 2014 đã vùn vụt lao qua, nhưng trong khi các chỉ số chứng khoán Mỹ vẫn đều đặn tăng tiến, thị trường tài chính Việt lại không bán được gì hết. Tất cả mọi thứ muốn bán và phải bán vẫn hầu như một con số 0 tròn trịa: không tín dụng, không bất động sản, không nợ xấu.

Rất phản cảm với “quyết tâm” của ban lãnh đạo Ngân hàng nhà nước và tình cảm hối thúc “quyết liệt” của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, gia tốc cho vay tín dụng vẫn không khác hình ảnh một con bò kéo xe lên dốc. Cho tới cuối tháng 5/2014, tín dụng chỉ tăng 1,31% so với đầu năm, bằng phân nửa tốc độ tăng của cùng kỳ năm ngoái và thấp hơn rất nhiều “mục tiêu điều hành cả năm là 12%-14%”. Cỗ xe bò kéo cũng vì thế đang bị biến thành một cái bẫy khổng lồ cho những kẻ ngu ngốc.

Cũng hết sức trái ngược với những tuyên bố của Thống đốc Nguyễn Văn Bình vài tháng trước về triển vọng tốc độ giải ngân tín dụng vẫn duy trì ở mức 7-8%, nền kinh tế lại phải chứng kiến một sự thay đổi chóng mặt giữa các con số bất nhất về cho vay, hoàn toàn không khác biệt với thực trạng biến ảo khôn lường của ít nhất 7 lần biến đổi về tỷ lệ nợ xấu quốc gia mà cơ quan Ngân hàng nhà nước làm công tác hỏa mù từ năm 2011 đến nay.

Chết trên đống tài sản

Tuy nhiên, 1,31% mức tín dụng cho vay mới chỉ là con số báo cáo của Ngân hàng nhà nước, chìm trong vô vàn số liệu phát ra của cơ quan này mà gần như không có cơ sở để kiểm chứng. Ở một thái cực khác, một số chuyên gia tài chính không nén nổi vẻ giễu cợt thê thảm khi cho rằng ứng với hiện tình nền kinh tế rất có thể đang nằm trong tình trạng giảm phát, mức tín dụng cho vay thực tế rất có khả năng còn ít hơn nhiều những gì mà Ngân hàng nhà nước báo cáo.

Cùng tắc biến, thị trường tín dụng Việt Nam đang vấp phải “vách đá tài chính” - nói một cách hoa mỹ theo văn phong giới chính trị Mỹ. Tín dụng quá tồi tệ, nhưng vốn huy động toàn hệ thống ngân hàng vẫn tiếp tục tăng 4,2%. Không biết đầu tư vào đâu và cũng chẳng còn mấy niềm tin để đầu tư, người người và nhà nhà chỉ còn biết bỏ tiền vào ngân hàng. Đó là một nghịch lý kinh khủng đang khiến cho rất nhiều ngân hàng có thể “chết trên đống tài sản” - nói theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam.

Vào đầu tháng 6/2014, Ngân hàng Vietcombank lại một lần nữa mở lối tiên phong giảm lãi suất huy động và khuấy động phong trào cực chẳng đã phải giảm lãi suất tiền gửi lan rộng ra các ngân hàng khác. Hầu như không thể cho vay, nhiều ngân hàng phải ôm tiền mua trái phiếu chính phủ kiếm bạc cắc, đợi đến một ngày nào đó sẽ thực hiện chính sách “lãi suất âm” như một số ngân hàng châu Âu đang làm.

Trong khi đó, các cơ quan quản lý vẫn ra sức PR cho một nền tín dụng giăng bẫy. Nếu so với thời điểm 2006 thì quả đúng như Ngân hàng nhà nước, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư “phấn khởi”, lãi suất tiền gửi được kéo xuống rất mạnh đã khiến cho lãi suất cho vay trở về mức mà những năm 2010-2011 có mơ cũng không thấy.

Thế nhưng cơn ác mộng về một thứ lãi suất cho vay cắt cổ lên đến 20-25% cách đây ba năm vẫn làm giới doanh nghiệp sản xuất chết khiếp. Không thể liều mình vay mượn để một lần nữa bị biến thành con tin của ngân hàng, họ còn mục thị rõ như ban ngày là tình trạng có ít nhất vài trăm ngàn tỷ đồng đang nằm chết gí trong két sắt nhà băng mà không thể cho vay được. Nếu vào giữa năm 2012 khi bắt đầu ứ tiền, giới ngân hàng còn bày đủ loại thủ tục làm khó dễ doanh nghiệp muốn vay, thì từ giữa năm 2013, ngay cả giám đốc chi nhánh ngân hàng cũng có nguy cơ bị sa thải nếu không hoàn thành chỉ tiêu “săn tìm khách hàng”.

Kể từ câu chuyện “nhà thơ đi làm kinh tế” và cuộc đổ bể giá - lương - tiền giai đoạn 1985-1986, chưa bao giờ khối doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh Việt Nam lại ở vào vị thế đế vương như hiện thời, bất chấp hơn một nửa trong số đó đã bị phá sản và tự giải thể, cũng như hai phần ba số này chỉ còn rất ít khả năng đóng thuế để cống nạp cho bộ máy gần 3 triệu công chức nhà nước làm công tác “quản lý”.

‘Mong một sáng thức dậy không nợ nần’

“Tham thì thâm” - tục ngữ Việt chưa bao giờ ứng nghiệm đến thế với giới đầu cơ ngân hàng. Nếu ngay từ đầu năm 2011 khi tình hình kinh tế đã bắt đầu bi đát và thị trường tiêu dùng bắt đầu lộ ra tính khí trơ lì của nó, các ngân hàng tự biết tiết giảm mức lợi nhuận khổng lồ của mình, còn giới đầu cơ bất động sản không quá ảo tưởng vào mặt bằng giá nhà đất đô thị còn cao hơn cả Tokyo, hẳn họ đã có không ít cơ hội để tiêu tán hàng tồn kho chứ không bị chìm ngập vào tâm thế “mong một sáng thức dậy không nợ nần” như giờ đây.

Rốt cuộc đã không có một buổi sáng thanh sạch nào hết. Một sự thật quá đỗi tối tăm cần khẳng định như đinh đóng cột là từ năm 2011 đến nay, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng đã không hề được giải quyết, dù chỉ một phần nhỏ. Không những thế, tỷ lệ thuận với các thông tư “đảo nợ” và “ân hạn nợ” của Ngân hàng nhà nước từ tháng 4/2012 đến nay, tình thế càng trở nên nguy cấp vì nợ + lãi phát sinh liên tục. Một vài trường hợp có vẻ thoát hiểm như doanh nghiệp thuộc loại cá mập là Hoàng Anh Gia Lai chỉ là rất hiếm hoi.

Ít nhất 500.000 tỷ đồng là con số nợ xấu mà các ngân hàng phải “gánh” - chỉ tính theo số liệu khiêm tốn mà hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s công bố vào tháng 3/2014. Như vậy trong tổng số khoảng 3.400.000 tỷ đồng nợ ngân hàng, ít nhất 13% thuộc về nợ nhóm 5 - khu vực không thể thu hồi vốn và hiển nhiên mang trên mình thiên chức không cánh mà bay.

Cũng cho đến giữa năm 2014, triển vọng “cất cánh” của thị trường bất động sản - như vô số hứa hẹn của giới quan chức ngành xây dựng và ngân hàng - đã một lần nữa gãy sụp. Sau 4 tháng đầu năm thanh khoản thị trường này có vẻ “nhúc nhích” ở phân khúc nhà đất bình dân, tháng 5/2014 đã phải chứng kiến lượng giao dịch chỉ bằng 5% so với tháng trước đó - theo khảo sát mới nhất từ một hãng tư vấn.

Bất động sản lại là nguồn cơn sinh ra gần hết mọi chuyện. Không thể giải quyết hàng trăm ngàn căn hộ cao cấp đang phơi mình trong mưa nắng thì đương nhiên chẳng thể nói đến sứ mệnh xử lý nợ xấu mà công ty mua bán nợ (VAMC) đang không biết bán cho ai số nợ đã mua từ các ngân hàng thương mại.

Go away - Bỏ của chạy lấy người!

Việc gì phải đến đã đến. Vào gần giữa năm nay, một hiện tượng lạ đã xuất hiện: lần đầu tiên chính thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình “tiết lộ” về khả năng số lượng ngân hàng trong tương lai không xa sẽ được “tái cấu trúc” về 14 - 17 đơn vị.

Nhưng từ trước đó, vào đầu năm 2014, Quốc hội đã lần đầu tiên bàn về việc bổ sung một quy định cho Luật Phá sản Việt Nam. Trong bầu không khí nghiêm mặc chốn nghị trường, các đại biểu dân bầu gật gù về một điều khoản phá sản của ngân hàng.

Toát lên từ ngay cả một chốn kinh viện như Quốc hội, tương lai phá sản toàn diện có lẽ không còn là giáo điều. Nếu thực tế có đến hơn 90% doanh nghiệp đang “không biết vay để làm gì”, còn phần lớn túi tiền người dân còn phải lo đối phó với những nhu cầu thiết yếu và nguy cơ bão giá, làm sao niềm tin dân chúng còn được duy trì ở mức “ổn định” đối với một thị trường tài chính cùng một nhà nước quá thiếu minh bạch?

Lối hành xử vừa nhu nhược vừa bất nhất của chính thể trước tai họa Trung Nam Hải trong thời gian qua cũng càng tô điểm cho bức tranh mất niềm tin của tầng lớp công dân bị tước đoạt lòng yêu nước.

Phải chăng đó là những tín hiệu vừa cũ vừa mới, cho thấy trong một tương lai gần, sẽ có “một bộ phận” nào đó ngân hàng phải đội nón ra đi, khiến cho đường biểu diễn “hồi phục” của nền kinh tế sẽ rơi thẳng đứng?

Đến lúc đó hoặc ngay vào lúc này, liệu thành ngữ phương Tây “Go away…” có nên được biên dịch sang tục ngữ Việt Nam “Bỏ của chạy lấy người”?
Phạm Chí Dũng
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Mỹ 'chưa rõ về vị trí giàn khoan TQ'

Đàm phán về căng thẳng xung quanh giàn khoan Hải Dương 981 không có tiến triển đáng kể

Chính phủ Mỹ nói 'chưa có đủ thông tin' về việc Trung Quốc đưa thêm giàn khoan ra Biển Đông.

Trả lời phóng viên hôm 20/6 ở Washington, người phát ngôn ngoại giao Mỹ Jen Psaki nói Mỹ biết về tin tức nói Trung Quốc kéo theo giàn khoan ra Biển Đông.
"Không có nhiều thông tin tại thời điểm này về hướng đi của giàn khoan. Nếu giàn khoan được đặt trong vùng biển tranh chấp, đó sẽ là lo ngại."

"Lúc này chúng tôi không có đủ thông tin về điểm đến của các giàn khoan này, nên chúng tôi chưa có đánh giá," người phát ngôn của Mỹ nói.

Trong khi đó, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói bốn giàn khoan "nằm ở vùng biển gần tỉnh Quảng Đông và đảo Hải Nam, bên ngoài không cần thiết suy đoán thái quá về hoạt động bình thường này".

Cục Hải sự Trung Quốc đã thông báo về hoạt động của các giàn khoan Nam Hải 2, 4, 5 và 9 ở Biển Đông.

Bốn giàn khoan trên do Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ giàn khoan Trung Quốc (COSL) vận hành.

Công ty này trực thuộc Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC).

Động thái mới nhất của Bắc Kinh diễn ra trong lúc đàm phán giữa đại diện hai nước về căng thẳng xung quanh giàn khoan Hải Dương 981 không có tiến triển đáng kể.

Reuters dẫn lời ông Zhuang Goutu, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Hạ Môn, nói trên Hoàn cầu Thời báo rằng việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào Biển Đông là “bước đi chiến lược”.

Ông cũng cho rằng "việc gia tăng số lượng giàn khoan chắc chắn sẽ gây chấn động đối với Việt Nam và Philippines”.
Cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc chiều tối ngày 19/6 đã bị giải tán nhanh chóng

'Giải tán nhanh chóng'

Trong một diễn biến khác, một cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hà Nội hôm 19/6 đã nhanh chóng bị giải tán.

Một nhà hoạt động trong nước nói với BBC nhiều người tham gia biểu tình đã bị lực lượng an ninh mặc thường phục bắt giữ.

BBC đã liên lạc với công an phường Lý Thái Tổ, Hà Nội, và được cho biết tất cả những người này đã được trả tự do trong ngày 19/6.

Trả lời BBC ngày 20/6, blogger Lê Thiện Nhân cho biết chiều 19/6, hơn 20 người đã tụ tập trước tượng đài Lý Thái Tổ, hô lớn khẩu hiệu chống Trung Quốc.

"Chi tiết về cuộc biểu tình đã được thông báo trước đó trên Facebook của Câu lạc bộ No-U Hà Nội," ông nói.

"Chỉ 5 phút sau đó, công an xông vào cướp băng rôn và bắt giữ tổng cộng chín người".

"Blogger Anh Chí trong nhóm chúng tôi hô lên 'công an đánh người' thì bị kẹp cổ và bịt miệng lôi đi'.

"Họ tách chúng tôi ra thành các nhóm nhỏ và đẩy lên xe đưa về các đồn công an phường Tràng Tiền và phường Lý Thái Tổ."

"Khi vào đến đồn họ chia từng người ra mỗi phòng và cho nhân viên ra làm việc. Họ nói chúng tôi vi phạm tội gây rối trật tự công cộng, phải bị phạt hành chính."

"Tôi từ chối toàn bộ nội dung họ đưa ra, yêu cầu họ lập biên bản ghi đúng là họ giật băng rôn, bắt tôi về đồn khi tôi đang biểu tình chống trung quốc xâm lược."

Ông Nhân cho biết những người bị bắt giữ đã trở về nhà trong tối 19/6.
Báo Trung Quốc nói chuyến thăm của ông Dương Khiết Trì là cơ hội cho Hà Nội "kiềm chế trước khi quá trễ"
'Đứa con hoang đàng'

Căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu lên cao kể từ khi Bắc Kinh đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền hồi đầu tháng Năm.

Trong khi đó, cuộc đàm phán gần đây giữa đại diện hai nước không mang lại tiến triển đáng kể.

Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì trong chuyến thăm Hà Nội hôm 18/6 đã kêu gọi Việt Nam "ngưng quấy nhiễu" hoạt động thăm dò khai thác dầu khí của Trung Quốc và nói hai bên cần "tránh quốc tế hóa" và "không làm phức tạp thêm vấn đề hàng hải hiện nay", theo Tân Hoa Xã.

Truyền thông Việt Nam cho biết Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã nói với ông Dương rằng Bắc Kinh đã "xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền" của Việt Nam khi đưa giàn khoan vào vùng biển như hiện nay, đồng thời "yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam".

Ngày 19/6, Bấm phiên bản tiếng Trung Quốc của Hoàn cầu Thời báo đăng tải một bài xã luận trong đó gọi chuyến thăm của ông Dương là cơ hội để Việt Nam "kiềm chế bản thân trước khi quá muộn".

Bài viết này cũng cho rằng bằng thông qua việc đối thoại với Việt Nam, Trung Quốc đang "thúc giục đứa con hoang đàng hãy trở về nhà".

Bài viết có ý nói ông Dương Khiết Trì sang Hà Nội không phải là đối thoại thực sự mà đơn giản chỉ là huấn thị.
(BBC)

Ngô Nhân Dụng - Ảo tưởng ‘nước lớn’


Khi xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc bùng lên vì giàn khoan dầu HD-981, một nhà báo ngoại quốc đến Việt Nam tìm hiểu dư luận đã thuật lời Tiến Sĩ Nguyễn Quang A nói, “Họ có máu xâm lăng, còn máu chúng tôi là kháng cự” (nhà báo thuật bằng tiếng Anh: Invasion is in their blood, and resistance is in our blood). Ông Nguyễn Quang A đúng là người Việt.
Tuần rồi thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường (Li Keqiang) đi thăm vương quốc Anh, ông tuyên bố ở London (ngày 18 tháng 6, 2014) rằng, “Trong máu người Trung Hoa không có óc bành trướng” (bản tin tiếng Anh dịch là: Expansion is not in the Chinese DNA). Cụ Lý này không học lịch sử nước Tàu. Các sử gia Trung Quốc đều công nhận rằng khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc thì lãnh thổ của nước Tàu chưa lớn bằng một phần ba diện tích bây giờ. Nếu không bành trướng thì từ 2200 nay làm sao nước ông nó cứ lan rộng ra như vậy?
Nhưng phản bác những lời gian dối của Lý Khắc Cường không có nghĩa là phải nói ngược lại rằng người Trung Hoa có máu bành trướng. Máu huyết (DNA) của người dân miền Nam và Bắc Trung Quốc vốn khác nhau; cũng như họ khác máu huyết người Việt Nam. Hơn nữa, nếu để sống bình yên, no đủ, chắc không người dân nước nào muốn đi xâm chiếm nước khác. Các cuộc xâm lăng đều do bọn vua quan chủ trương, từ thời Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Ðế cho đến thời Mao Trạch Ðông; dân chúng bình thường là những người bị hy sinh. Nhưng bọn vua quan luôn luôn tìm cách kích thích tự ái tập thể của người dân, khiến họ xông ra mặt trận chết cho đám vua quan hưởng thụ. Vua chúa nước Tàu vẫn tự nhận là “Thiên tử” theo mệnh Trời thúc đẩy dân chúng đi lính, ra trận, để bành trướng quyền hành của họ. Họ xưng tên là Ðại Hán, Ðại Ðường, Ðại Tống, Ðại Nguyên, Ðại Minh, Ðại Thanh. Lối đặt tên này khiến người dân có thể quên cảnh nghèo đói, quên cảnh bị đè nén, vì tưởng rằng họ cũng được chia sẻ chữ “Ðại” này. Dân Trung Hoa nuôi ảo tưởng là dân một “nước lớn,” danh giá hơn và có quyền ngồi trên các sắc dân “man di” ở chung quanh.
Chúng ta có thể hiểu được tại sao người dân dễ bị huyễn hoặc vì cái ảo tưởng đó. Con người rất dễ bị kích thích khiến ngã mạn tập thể trương phồng lên và bị mờ mắt. Coi các trận đá banh trong giải Túc Cầu Thế Giới (World Cup) chúng ta thấy khán các khán giả ủng hộ đội banh của mình có lúc như điên cuồng. Các lãnh tụ Phát Xít, quân phiệt, độc tài đều biết khai thác tâm lý đó.
Các lãnh tụ Trung Cộng vẫn tiếp tục con đường của các hoàng đế Trung Hoa. Mao Trạch Ðông tuyên truyền cho dân Trung Quốc nghĩ rằng họ dẫn đầu thế giới, dạy cả nhân loại làm cách mạng. Dân Trung Hoa đã từng điên cuồng theo một chủ nghĩa cộng sản do Mao biến chế từ sách vở Mác, Lê Nin, làm thành một đặc sản chỉ nước Tàu mới có. Mao tạo cho dân Trung Hoa ảo tưởng họ đang lãnh đạo một cuộc giải phóng cả thế giới. Trong cuốn Ðứng Vững Ngàn Năm, chúng tôi đã viết một chương về quan niệm Bình Thiên Hạ mà các hoàng đế Trung Hoa dùng để chinh phục các nước lân bang; để nhắc nhở rằng chủ nghĩa Mao Trạch Ðông cũng giống như vậy.
Ngày nay, các lãnh tụ Trung Cộng vẫn tiếp tục mê hoặc dân như vậy; thay thế chủ nghĩa cộng sản viển vông bằng tinh thần đề cao chủng tộc. Các quan chức Trung Cộng đã nhiều lần nói với đại diện của các nước Ðông Nam Á, tại các hội nghị ASEAN, rằng họ phải biết Trung Quốc là một “nước lớn,” còn họ chỉ là những “nước nhỏ.” Gieo vào đầu óc người dân Trung Hoa mối phân biệt “nước lớn,” “nước nhỏ” sẽ mê hoặc được họ, để quên cảnh tham nhũng, bất công diễn ra hàng ngày.
Một phụ nữ Việt Nam đang làm việc ở Trung Quốc trong tháng qua đã trở thành nạn nhân của ảo tưởng nước lớn của dân Trung Hoa, do bộ máy tuyên truyền cộng sản nhào nặn. Trên Nhật báo The New York Times, ngày 30 tháng 5 năm 2014, ký giả Didikirsten Tatlow thuật lài lời cô Thanhtu Dao (tên Việt Nam là Ðào Thanh Tú?) kể chuyện cô bị người Trung Hoa đe dọa và phỉ báng sau khi xảy ra vụ giàn khoan HD-981. Cô Ðào đang làm ở Thẩm Quyến, trong phòng trưng bày sản phẩm thương mại của một công ty Việt Nam. Cô viết truyện của mình gửi cho tòa báo. Ngay giữa tháng 5, nhiều người Trung Hoa đã ghé vào nạt nộ cô, nhắc nhở cô rằng Trung Quốc là một nước lớn, còn Việt Nam là một nước nhỏ. Trên thế giới không có nước nào dậy dân ăn nói như vậy. Các cầu thủ Tây Ban Nha khi gặp cầu thủ Chile có nói, “Nước tao lớn, nước mày nhỏ” hay không?
Không những thế, cô Ðào còn bị nhiều người Trung Hoa đến sỉ nhục. Một người đàn ông 60 tuổi chỉ mặt cô mắng rằng, “Mày, người Việt Nam mày phản bội Trung Quốc chúng tao!” Cô Ðào viết. Một phụ nữ đến gian hàng tôi hỏi, “Cô người Việt Nam phải không?” Cô trả lời, “Phải.” Hừm, sao cô trông giống người Trung Hoa mà cũng nói được cả tiếng Trung Hoa!” “Tôi học.” Bà kia lên giọng, “Người Việt Nam xấu, xấu lắm, mấy người dám khiêu khích một đại quốc như chúng tôi, Trung Quốc. Cô biết không? Ngay nước Mỹ cũng phải kính trọng nước chúng tôi!” Một người đàn ông Trung Hoa thì khoe rằng anh ta đã sang đánh Việt Nam năm 1979. Anh ta khoe đã đánh người Việt như thế nào. “Tôi đá đít bao nhiêu thằng lính Việt Nam. Cô biết không, chúng nó sợ tôi chết được.”
Cô Ðào tự nhận rằng cô đang bị đối xử như người thiểu số Uighur ở Tân Cương, cô sống những ngày “Uighur-Vietnamese days.” Tại hội chợ triển lãm Thẩm Quyến, một gian hàng bị dẹp bỏ sau khi người ta biết chủ nhân là một người Uighur, mặc dù đó cũng là một công dân Trung Quốc. Sau ngày các công ty Trung Hoa ở Bình Dương bị đốt phá, nhiều người Trung Hoa đã đi tìm người Việt để “trả thù.” Chuyện trả thù đã xảy ra ở Ðồng Quan, tỉnh Quảng Ðông.
Những người dân Trung Hoa trên đây bị các lãnh tụ huyễn hoặc không khác gì đám lính đi theo Mã Viện sang xâm chiếm nước ta vào thế kỷ thứ nhất. Không khác gì đám lính do Minh Thành Tổ sang chiếm nước ta vào thế kỷ 15. Tự ái tập thể của họ được khích động, một phần cũng là phản ứng sau khi nước Trung Hoa bị các nước Tây phương chèn ép nhục nhã.
Một cuốn sách biểu lộ nỗi bất mãn của người Trung Hoa, nhắm thúc đẩy tinh thần đề cao chủng tộc được xuất bản năm 2009, nhan đề là “Trung Quốc Không Vui” (Trung Quốc Bất Cao Hứng). Các tác giả Vương Tiểu Ðông, Tống Hiểu Quân, Hoàng Kỉ Tô, Tống Cường và Lưu Ngưỡng vào năm 1996 từng in cuốn “Trung Quốc Dám Nói Không” (Trung Quốc Năng Cấu Thuyết Bất). Họ bày tỏ nỗi uất ức về địa vị của nước họ trên trường quốc tế. Các tác giả trên đưa ra viễn kiến trong 30 năm tới, cho rằng Trung Quốc phải có chí lớn, đã đến lúc phải “thay Trời hành đạo!” 
Giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam ngày nay vẫn chưa thoát khỏi thứ gông xiềng mà đảng cộng sản đã đặt vào cổ dân ta từ năm 1950. Cho nên, ngay trong việc tiếp đón Dương Khiết Trì vừa qua, cộng sản Việt Nam hoàn toàn bị Trung Cộng đưa vào thế thụ động. Trong lúc Dương Khiết Trì rời khỏi Việt Nam thì báo chí Trung Cộng mô tả như ông ta mới đi dạy cho người Việt Nam một bài học. Họ còn nói rằng sau khi được dạy dỗ, giới lãnh đạo Việt Nam đã thay đổi; bài trong Tân Hoa xã nói rằng, “Việt Nam và Trung Quốc đồng ý sẽ thu xếp các vấn đề song phương và không quốc tế hóa các xung đột ở Nam Hải.”

Báo chí Trung Cộng còn mô tả chuyến đi của Dương Khiết Trì không phải chỉ là một công tác ngoại giao mà còn mang tính chất giáo huấn. Ðài truyền hình CCTV nói rằng Dương Khiết Trì đã giúp cho việc bang giao giữa Trung Quốc và Việt Nam trở về con đường chính đáng như trong những năm trước đây.” Tạp chí Hoàn Cầu thì mô tả chuyến đi này là một quà tặng cho nước Việt Nam giúp người Việt “có thêm một cơ hội tự kiềm chế trước khi quá muộn.” Tờ báo này còn dùng hình ảnh bóng bẩy, nói Dương Khiết Trì làm công việc khuyên “đứa con đi hoang hãy trở về nhà.” 
Cô Ðào Thanh Tú là nạn nhân của một chính sách ngoại giao sai lầm từ khi đảng Cộng Sản Việt Nam tôn thờ chủ nghĩa Mao Trạch Ðông. Họ chọn tư tưởng Mao Trạch Ðông làm chỉ đạo; đón cố vấn Trung Cộng sang Việt Nam chỉ huy cuộc cải cách ruộng đất. Muốn thoát khỏi chủ nghĩa nước lớn của họ, phải thay đổi chế độ thì mới xóa bỏ tất cả gông xiềng quá khứ.
Ngô Nhân Dụng
(Diễn đàn Thế kỷ)

Thực hư câu chuyện “Đừng đốt Nhật ký Đặng Thùy Trâm” (?)

Tôi vừa đọc cuốn hồi ký tự truyện “Chuyện nghề của Thủy” của hai tác giả: Lê Thanh Dũng và đạo diễn Trần Văn Thủy do Nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành, tái bản lần 1 năm 2013.

 Rất nhiều thú vị khi đọc cuốn sách tuyệt vời của đạo diễn phim tài liệu nổi tiếng (chủ yếu với hai bộ phim Hà Nội trong mắt ai và Chuyện tử tế). Có thể nói, đạo diễn Trần Văn Thủy là nhà đạo diễn đầu tiên đổi mới nghệ thuật trước khi Đảng đành phải đổi mới.

 Ở đây, tôi chỉ muốn bàn về một chi tiết nhỏ trong cuốn sách đó: đoạn viết về bác sĩ Đặng Thùy Trâm, trong phần Bốn. Trên đường cuốc bộ gian khổ vượt Trường Sơn, ông Thủy có dịp cùng đi một đoạn đường với bác sĩ trẻ Đặng Thùy Trâm. Đạo diễn kể tới tám trang về người đồng đội đặc biệt này và những suy ngẫm khi biết tin cuốn Nhật ký của bà Trâm được một cựu sĩ quan Mỹ trả lại và xuất bản.
http://phimso1.vn/images/phim/xuongphim.com_1245090264.jpg



 Tôi giật mình đọc đoạn ông Trần Văn Thủy nêu ra nghi ngờ về câu nói nổi tiếng được cho là của viên trung sĩ Nguyễn Trung Hiếu “Đừng đốt, trong ấy đã có lửa”, ông viết:

 Không biết ai là người đầu tiên nói rằng khi những người lính phía bên kia giết chị Đặng Thùy Trâm và lấy cuốn Nhật ký của chị, một người lính Mỹ định đốt cuốn nhật ký, viên hạ sĩ quan quân đội VNCH Nguyễn Trung Hiếu đã nói “Đừng đốt, trong ấy đã có lửa” . Có thật anh ấy nói câu ấy không? Hơi khó tin, cái câu chữ sặc mùi chính trị…. Viên trung sĩ một người rất kiệm lời mà có một câu mỹ miều đầy tính sân khấu ấy chăng, nhất là giữa chiến trường ác liệt?… Nếu có lửa thì là do ai đó, có thể là một người mê cải lương, đưa vào mà thôi (trang 67, 68 – Chuyện nghề của Thủy).

 Trần Văn Thủy còn dẫn lại ý kiến nhà thơ Thanh Thảo “Nếu chị Trâm còn sống ngày hôm nay, tôi chắc chắn chị không cho in cuốn Nhật ký”.

 Tôi kiểm tra thêm lần nữa qua Wikipedia, nhân tiện ôn lại câu chuyện. Wiki ghi sơ lược về tác giả Nhật ký như sau:

 Đặng Thuỳ Trâm sinh ngày 26 tháng 11 năm 1942 tại Huế trong một gia đình trí thức Hà Nội. Bố là bác sĩ ngoại khoa, mẹ là dược sĩ, giảng viên trường Đại học Dược Hà Nội.

 Tốt nghiệp trường Đại học Y khoa Hà Nội năm 1966, Thùy Trâm tham gia Quân đội Nhân dân Việt Nam với tư cách là một bác sĩ quân y và được điều vào công tác ở Đức Phổ, chiến trường Quảng Ngãi trong chiến tranh Việt Nam.

 Vào Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày 27 tháng 9 năm 1968.

 Đặng Thùy Trâm hy sinh ngày 22 tháng 6 năm 1970. Hài cốt bà được mai táng tại nơi hy sinh, sau thống nhất được đưa về Nghĩa trang liệt sĩ xã Phổ Cường. Năm 1990, được gia đình đưa về Nghĩa trang liệt sĩ Xuân Phương,Từ Liêm, Hà Nội.

 Hai tập nhật ký còn lại được viết từ ngày 8 tháng 4 năm 1968, khi tác giả phụ trách bệnh xá Đức Phổ, cho đến ngày 20 tháng 6 năm 1970, hai ngày trước khi hy sinh.

 Nội dung quyển sách là những suy nghĩ, cảm xúc của tác giả về gia đình, xã hội và cuộc chiến, khi trực diện với sự sống, cái chết đang diễn ra.

 Hai tập nhật ký do Frederic Whitehurst, cựu sĩ quan quân báo Hoa Kỳ, lưu giữ cho đến ngày được trả lại cho gia đình tác giả vào cuối tháng 4, 2005. Ông này đã giữ lại quyển nhật ký mà không đốt đi, vì theo lời của thông dịch viên, thượng sĩ Quân lực Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Trung Hiếu, trong cùng đơn vị: “Fred, đừng đốt cuốn sổ này, bản thân trong nó đã có lửa.”

Quyển sách được Nhà xuất bản Hội Nhà văn liên kết với Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam cho ra mắt nhân dịp kỉ niệm ngày Thương binh liệt sĩ (27 tháng 7) năm 2005 của Việt Nam. Đến tháng 3 năm 2006, quyển sách này đã bán được hơn 400.000 bản – được xem là một hiện tượng văn học. Hiện tại cuốn Nhật ký được lưu giữ tại Viện lưu trữ về Việt Nam ở Lubbock, Texas, Hoa Kỳ.

 **

“Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm” là quyển sách do nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn biên tập, giới thiệu từ hai tập nhật ký viết tay của bác sĩ liệt sĩ anh hùng Đặng Thùy Trâm.

 Người biên tập cuốn Nhật ký, ông Vương Trí Nhàn không nói rõ ai nói câu đó, chính xác như thế nào, trong hoàn cảnh nào. Hẳn là Frederic Whitehurst người giữ cuốn nhật ký đã nói, nhưng nói với ai, viết ở đâu ? Câu nói độc đáo của ông Nguyễn Trung Hiếu khiến bao người xưa nay thấy dạt dào cảm xúc, hởi lòng hởi dạ, cảm động đến mức không nhận thấy sự phi lý của lời nói ấy.

 Chúng tôi thử tưởng tượng hoàn cảnh phát sinh lời nói của ông Hiếu như sau:

 Sau trận càn quét vào khu bệnh xá Đức Phổ nơi BS Trâm phụ trách, quân Mỹ thu dọn chiến trường. Họ thu nhặt tất cả giấy tờ, sổ sách và những thứ gọi là tài liệu của đối phương. Những tài liệu nào bằng tiếng Việt đều được giao cho trung sĩ Nguyễn Trung Hiếu (làm nhiệm vụ thông dịch viên cho quân đội Mỹ) xem xét báo cáo cho sĩ quan quân báo Mỹ phụ trách lúc ấy là Frederic Whitehurst. Những tài liệu có giá trị giúp quân Mỹ tìm hiểu đối phương, phục vụ cho các trận càn quét thì được giữ lại để khai thác. Tài liệu nào không cần thiết thì đốt bỏ. Hẳn là sau khi đọc sơ qua hai tập Nhật ký của BS Trâm, một kẻ thù đã bị giết, ông Hiếu không khỏi ngạc nhiên và có những cảm xúc mạnh. Khi báo cáo sơ bộ lần lượt từng tài liệu thu gom được với sĩ quan Frederic Whitehurst (gọi thân mật là Fred), giở đến hai tập nhật ký, ông Hiếu nói:

-          Đây chỉ là nhật ký riêng tư của nữ bác sĩ Trâm, người phụ trách bệnh viện đã tử trận. Hai cuốn tập này không có thông tin gì về bí mật quân sự.

Frederic Whitehurst  nói:

-          Thế thì đốt bỏ đi.

Ông Hiếu nói tiếp:

-          Đừng đốt, cuốn nhật ký này cũng lạ lắm. Nếu Fred muốn biết thêm về cuộc đời và tâm trạng của một nữ Việt cộng trẻ tuổi người Hà Nội thì giữ lại đọc sau, cũng không vô ích đâu.

Tôi không nghĩ rằng hai người lính Mỹ Việt đồng tình giữ lại nhật ký với mục đích sau này trao lại cho gia đình người xấu số. Bởi lẽ đơn giản: bản thân họ cũng không tin chắc sống sót được qua cuộc chiến tranh khốc liệt chưa có dấu hiệu nào sắp chấm dứt. Lúc ấy mới là tháng 6 năm 1970.

 Tin lời của thông dịch viên Nguyễn Trung Hiếu, viên sĩ quan quân báo kia đã giữ lại tập nhật ký. Khi trở về Mỹ, anh ta mang 2 tập vở viết tay đó về quê, nhờ người dịch ra tiếng Anh. Đọc nhật ký qua tiếng Anh, anh cũng rất cảm động, thỏa mãn chí tò mò và về sau tặng cho một Trung  tâm nghiên cứu Việt Nam của một trường đại học ở Texas. Rồi anh lại công phu sang Việt Nam tìm lại gia đình Đặng Thùy Trâm.

 Bây giờ chúng ta thử gắn câu nói “Fred, đừng đốt cuốn sổ này, bản thân trong nó đã có lửa” như loan truyền, vào cuộc đối thoại trên và đọc lại xem sao.

 “…ông Hiếu nói:

-          Đây chỉ là nhật ký riêng tư của nữ bác sĩ Trâm, người phụ trách bệnh viện đã tử trận. Hai cuốn tập này không có thông tin gì về bí mật quân sự.

Frederic Whitehurst  nói:

-          Thế thì đốt bỏ đi.

Ông Hiếu nói tiếp:

-          Đừng đốt, bản thân nó đã có lửa rồi”.

 Bạn đọc thử so sánh hai đối thoại xem cái nào hiện thực, cái nào hư cấu?

 Một cuộc đối thoại bình thường sẽ theo quy luật nhân quả. Câu trước tạo điều kiện, lý do phát sinh ra câu sau – câu ứng đáp, cứ tiếp tục như thế đến khi chấm dứt đối thoại. Hai người lính, Mỹ và Việt, đang làm công việc xem xét tài liệu thu lượm của đối phương. Đó là một công việc nghiêm túc, không thể nói giỡn chơi hoặc bỗng nhiên cao hứng lạc đề được. Câu nói của thông dịch viên (như được loan truyền) như thế là trật ra ngoài mạch đối thoại. Nghe như câu nói của một người mộng du, hay một thi nhân làm thơ ngẫu hứng…Trong nghệ thuật văn chương, Hemingway nhà văn Mỹ đạt giải Nobel ưa viết những “đối thoại khập khễnh” được gọi là “nghệ thuật đối thoại tảng băng trôi”. Đối thoại kiếu này rất công phu, thường bỏ qua các quy tắc đối thoại thông thường. Người đọc phải bận tâm cố suy ngẫm mới hiểu được….Giới phê bình văn học từng ca ngợi lối viết đối thoại độc đáo của nhà văn Hemingway. Nhưng đó là chuyện văn chương.

 Lại tưởng tượng một chút, sau khi cuộc chiến tranh bi thảm trôi qua khá lâu, anh cựu binh Mỹ nghiền ngẫm kỹ và cảm thấy “có lửa” trong cuốn sách này. Đó là ngọn lửa tâm hồn của một nữ bác sĩ quân y trẻ giữa cuộc chiến, lửa yêu đời, lửa nhớ quê hương người thân, lửa tình yêu nam nữ, lửa tình cảm đồng đội, lửa yêu nước, lửa căm thù giặc…. Khi báo chí Mỹ bùng nổ thông tin về cuốn Nhật ký, có thể anh đại tá cựu binh Frederic Whitehurst đã nói cảm nghĩ ấy với ai đó trên báo chí. Lúc này anh cựu binh mang tâm trạng một nhà thơ, không còn là sĩ quan quân báo Mỹ thời chiến tranh nữa. Một câu nói ngẫu hứng lúc nào đó, rồi tam sao thất bản loan truyền. Có thể, Frederic đã có cảm hứng thi sĩ khi gán câu nói cho thông dịch viên Nguyễn Trung Hiếu, hoặc ai đó đã gán vào Nguyễn Trung Hiếu (Tôi không nghĩ như đạo diễn Trần Văn Thủy “cái câu chữ sặc mùi chính trị”, và có thể là một người mê cải lương đưa câu nói ấy vào”).

 Nói vậy, nhưng tôi không có ý phàn nàn gì về ông Frederic Whitehurst. Trái lại chúng ta ai nấy đều ghi nhận tinh thần quý trọng đối phương của ông sĩ quan Mỹ đã gìn giữ cuốn nhật ký hiếm hoi quý giá của người Việt, ông là một người cựu chiến binh nhưng chẳng phải một kẻ võ biền, ông còn biết thương hoa tiếc ngọc (đồng đội Nguyễn Trung Hiếu cũng là người như vậy). Người sĩ quan Mỹ kia còn  nhờ người dịch sang tiếng Anh, lại tốn nhiều công phu đi tìm gia đình bác sĩ Trâm để trả lại di vật người con gái đáng thương của họ.

 Nói vậy, tôi chỉ phàn nàn ông Vương Trí Nhàn người tổ chức biên soạn Nhật ký, viết Lời giới thiệu cho sách mà không dẫn chính xác nguồn câu nói đầy chất thơ, thiếu chất thực được cho là của trung sĩ thông dịch viên Nguyễn Trung Hiếu. Tôi cũng phàn nàn báo chí nước ta từ hồi năm 2005 thường truyền lại “câu nói bất hủ” ấy mà chẳng có nhà báo nào tìm được nguồn chính xác. Chỉ có hai người biết rõ: Nguyễn Trung Hiếu và Frederic. Bây giờ muộn quá rồi, khó mà xác minh. Mà cũng chẳng còn cần thiết nữa.

 Qua báo chí được biết gia đình chị Trâm được mời sang Mỹ nhận lại di vật của chị Trâm, hai người em gái đã cùng với phóng viên Uyên Ly cố gắng tìm bằng được cựu trung sĩ Nguyễn Trung Hiếu lúc ấy đang sống ở Mỹ, trong một căn hộ chung cư. Ông Hiếu cố ý tránh gặp nhưng cuối cùng ông chẳng đặng đừng… Sau đó chị Trâm em không kể lại đầy đủ cuộc gặp gỡ và không đả động “câu nói nổi tiếng” được cho là của ông Hiếu.
***

 Để hiểu rõ hơn về ông Nguyễn Trung Hiếu, xin tham khảo thêm hai bài báo của nhà báo Uyên Ly về cuộc tìm gặp ông Hiếu ở Hoa Kỳ:

 Những cuộc trò chuyện lúc 0 giờ

Hành trình đi tìm Nguyễn Trung Hiếukỳ 1 
Nguyễn Trung Hiếu (California)

Nguyễn Trung Hiếu, Nguyễn Trung Hiếu, cái tên ấy lặp đi lặp lại trong tâm trí tôi cả ngày lẫn đêm kể từ khi Fred phác họa chân dung của ông cho tôi nghe. Một tình cảm kỳ lạ luôn thôi thúc chúng tôi tìm gặp được ông để nói về việc ông đã làm cách đây 35 năm, và điều đó không bị quên lãng.

“Tôi là Hiếu đây!”

Đêm 4-9, cầm số điện thoại của Mỹ, mã vùng California trong tay, tim đập mạnh. Tôi nhấn cẩn thận từng con số mà mình đã thuộc lòng. Không liên lạc được vì số không đúng, lo quá. Nhìn kỹ bàn phím, nhấn lại lần hai. Tiếng chuông reo phía đầu dây bên kia. Thêm một hồi chuông reo nữa. “Alô?” – giọng một người đàn ông miền Nam. Linh cảm mách bảo đó đúng là người cần tìm. Tôi dùng cách xưng hô thân mật nhất có thể:

- Xin lỗi, có phải chú Hiếu không ạ?

- Phải, tôi là Hiếu đây…

Ôi trời, hình như tôi đang ngồi trên máy bay và bị đột ngột rớt độ cao.

- Có phải chú Nguyễn Trung Hiếu không ạ?

- Vâng, tôi đây!

Tôi không thở nổi, tai lùng bùng.

Giọng nói của ông trầm và ấm, chậm rãi nhưng đầy cảnh giác. Nhớ lại lời mô tả của Fred về thân phận của những người phiên dịch trong chiến tranh, tôi hình dung ra một người đàn ông thấp, đậm, khuôn mặt hằn những nếp suy tư che giấu ký ức.

Trong cuộc điện thoại đầu tiên ấy, tôi tự giới thiệu mình là phóng viên trẻ của báo TS và với tất cả tình cảm của mình, tôi kể về hành trình của cuốn nhật ký của một người nữ bác sĩ mà có lẽ ông còn nhớ.

Ông Hiếu xưng hô rất lịch sự, nhưng đáp lại với vẻ đề phòng, rằng ông có đọc cuốn nhật ký rất hay từ cách đây mấy chục năm. “35 năm rồi phải không?” – ông Hiếu nói một cách chính xác, rồi như sực nhớ điều gì, ông lại bảo: “Tôi không nhớ rõ vì đã lâu quá rồi”.

Tôi bộc lộ rằng gia đình người viết cuốn nhật ký rất biết ơn ông, người sĩ quan Mỹ từng làm việc bên ông cũng đã khóc khi kể về ông và những kỷ niệm chiến tranh. Tôi nhắc đến tên Frederic.

Ông Hiếu nghĩ một thoáng rồi nói: “Tôi không nhớ tên anh ta”. Tôi nhắc lại: “Ông ta tên là Frederic Whitehurst”. Ông Hiếu nói: “À, tôi nhớ đó là tay Whitehurst”.

Tôi bảo: “Chú đã bảo ông ấy giữ lại cuốn nhật ký, đó là một hành động dũng cảm và có thể chú sẽ gặp nguy hiểm phải không?”

Ông Hiếu lạnh lùng: “Chuyện chiến tranh súng đạn, tôi không muốn nhắc tới”.

Tôi thay đổi cách tiếp cận, bày tỏ tình cảm và niềm vui của mình khi tìm được ông và ngỏ ý muốn gửi cho ông những thư từ, tài liệu ở VN như cuốn nhật ký, những bài báo viết về ông. Nguyễn Trung Hiếu rất quan tâm và đồng ý cho địa chỉ khu nhà (nhưng không cho số nhà).

Tôi đột ngột hỏi: “Chú có nhớ nhà không?”. Ông Hiếu im lặng một lát, rồi nói: “Gia đình tôi không còn ai ở VN. Những chuyện quá khứ tạm thời tôi không muốn nghĩ tới nữa. Tôi đang bận!”. Cúp máy.
Phóng viên Uyên Ly (báo TS)

Vừng ơi, mở ra

 Cảm giác cô đơn của ông Hiếu lên đến cùng cực vào đêm 7-9. Qua điện thoại, ông Hiếu nói: “Với tôi bây giờ, cuộc đời không có gì là đáng tin nữa. Mấy chuyện chính trị tôi không quan tâm. Đến cả tình người, không có gì là đáng tin hết. Tôi nói chuyện đó với cô, xin lỗi, như một con người trần truồng ra mà nói với nhau đây. Tôi đọc cho cô nghe hai câu thơ này: Hôm qua tôi chết một lần. Hôm nay tôi chết thêm lần nữa”.

Những lời ấy làm nhói tim tôi. Đêm đó về nhà, tôi không ngủ được, nỗi buồn và những câu hỏi về thân phận chiến tranh cứ day dứt trong tôi. Không thể như vậy được.

Nguyễn Trung Hiếu cần được chia sẻ. Tình cảm của ông về quê hương và gia đình vẫn luôn tràn đầy. Niềm tin đó dẫn đường cho tôi trong những cuộc điện thoại lần sau cho dù có lúc ông tỏ ra xa lạ và bất cần.

Mở đầu câu chuyện lúc 0g, ông thường hỏi: “Thật ra ở VN muốn gì?”. Tôi trấn an ông bằng những giọt nước mắt và nụ cười trong chuyến trở về VN của Fred, bằng sự quan tâm của người VN đối với ông, bằng lòng mong muốn được nói lời cảm ơn của người mẹ vừa tìm lại được con gái đã mất.

Những cuộc điện thoại lúc nửa đêm đã trở thành thói quen. Chúng tôi chia sẻ những gì về cuộc sống hiện tại ở Mỹ, ở VN, chuyện công việc, gia đình. Tôi thu thập từng bài thơ, bài báo mà tôi cho rằng ông quan tâm và đọc cho ông nghe qua điện thoại, gợi lại dần dần những câu chuyện quá khứ để tránh tổn thương cho ông.

Cho đến một ngày, ông bảo: “Tôi ở đây 20 năm rồi mà không có bạn bè. Có cô như một người bạn ở VN gọi tới, tôi rất cảm kích. Dần dần tôi sẽ kể cho cô nghe những câu chuyện buồn”.

Tôi lái xe về nhà với một niềm lạc quan mới được nhen nhóm, bắt tay vào viết cho ông lá thư đầu tiên bày tỏ niềm tin trước sức sống mãnh liệt của tình người và kết thúc có hậu sẽ đến với những tấm lòng thiện. Sau đó tôi gửi lá thư ấy tới địa chỉ đầy đủ mà ông vừa cho tôi.

Tôi biết mình sắp bắt đầu cuộc hành trình mới…

UYÊN LY

Ban biên tập TS quyết định cử nữ phóng viên Uyên Ly sang Mỹ. Nhưng một ngày trước khi Uyên Ly lên máy bay, Nguyễn Trung Hiếu từ chối: “Tôi không muốn gặp cô. Tôi mến cô, nhưng tôi sợ người ta sẽ “bụp” cô…”.

Nữ phóng viên Uyên Ly vẫn lên máy bay và bắt đầu bước đi trên “cây cầu bắc qua dòng sông cay đắng” (lời Fred).

Hành trình đi tìm Nguyễn Trung Hiếu – Kỳ 2: đọc ở đây.

http://vietbao.vn/Phong-su/Loi-moi-khong-duoc-dap-lai/40103398/263/

 Uyên Ly và hành trình làm “sống lại” Đặng Thuỳ Trâm

(Dân trí) – Đầu năm 2006, tại lễ trao giải thưởng báo chí toàn quốc, nhóm nhà báo đoạt giải Nhất về hành trình làm sống lại nhân vật Đặng Thuỳ Trâm đã nhận được sự mến phục của đông đảo độc giả. Một trong số đó có nhà báo thuộc thế hệ 8X – Trương Uyên Ly, năm nay 26 tuổi.

Nhân dịp ngày 21/6, Dân trí đã có cuộc trò chuyện với nữ nhà báo trẻ này về hành trình lặn lội làm sống lại nhân vật Đặng Thuỳ Trâm, mà giờ đây Đặng Thuỳ Trâm đã trở thành một huyền thoại có sức lay động lớn lao với giới trẻ.
Tôi muốn lý giải sự trái ngược
Động lực nào “thúc” chị bước vào cuộc hành trình 14 ngày (đầu tháng 10/2005) đi tìm bí mật cuộc đời người Mỹ làm “sống lại” nhân vật Đặng Thuỳ Trâm?
Nó xuất phát từ sự xúc động của tôi trước những nỗi đau, bài học chiến tranh còn lại sau 30 năm. Đặc biệt là sự cảm phục của tôi trước nhân cách của liệt sỹ Nguyễn Văn Giá – người có 48 bức ảnh nằm trong hành trang của ông cựu chiến binh Mỹ quay trở lại Mỹ cùng với cuốn “Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm”.
Tôi đã viết về câu chuyện của anh - một nhà nhiếp ảnh, nhà quay phim hết lòng say mê nghề và dũng cảm. Anh đã hi sinh tại chiến trường Đức Phổ – Quảng Ngãi khi viên đạn của kẻ thù xuyên thẳng qua ống kính máy ảnh, xả vào ngực.
Vì cảm động trước câu chuyện về liệt sĩ Nguyễn Văn Giá mà chị muốn tìm hiểu thêm về những số phận kỳ lạ khác?
Sau khi viết bài về liệt sĩ Nguyễn Văn Giá, ban biên tập giao cho tôi theo dõi toàn bộ vụ việc liên quan đến sự kiện “Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm”. Càng tiếp xúc, tôi càng thấy hậu quả của chiến tranh thật tàn khốc và đau đớn. Nỗi buồn đau đó hiện diện trong suy nghĩ, tình cảm của những người sống sót trở về.
Khi nói chuyện với anh em nhà Frederic Whitehurst, tôi nhận ra họ là những người đặc biệt, biết trân trọng những giá trị tinh thần dù chỉ là cuốn nhật ký mong manh giữa mịt mù súng đạn. Trên đời này, không phải ai cũng có con mắt, có tấm lòng như vậy. Nhưng đã từng có những khoảnh khắc trong chiến tranh, họ bắn vào người khác. Tôi đi, một phần cũng để lý giải về những điều trái ngược đó…
Cuộc đời vẫn còn nhiều điều đáng sống
Khi người phiên dịch Nguyễn Trung Hiếu  năm xưa đã ngăn Fred đừng đốt cuốn nhật ký từ chối không gặp gia đình của Đặng Thuỳ Trâm ở Mỹ, chị đã quyết định một mình đến tìm ông ta. Ngồi trên taxi từ khách sạn ở California đến nhà Nguyễn Trung Hiếu, cảm giác của chị ra sao?
Lúc quyết định đi một mình tôi cực kỳ quả quyết, đến khi gọi taxi, ngồi sau người tài xế rồi mới cảm thấy mông lung kinh khủng. Con đường hun hút dài và vô cùng xa lạ, người lái xe đưa tôi đi qua những dãy trúc đào, tường vi rực đỏ và những dãy núi hùng vĩ… Cảm giác lúc ấy giống như mình bước vào một cái túi rỗng không. Tôi không biết kết quả chuyến đi của mình ra sao, ông Hiếu có chịu gặp tôi không?
Chị không sợ lời của ông Hiếu có thể trở thành sự thật – rằng “người ta sẽ bụp cô”?
Tôi cũng có lo ngại đến an nguy của bản thân nhưng tôi tin rằng tôi được luật pháp nước Mỹ bảo vệ. Vả lại, ước muốn được trò chuyện và nhìn ông Hiếu tận mắt mạnh mẽ hơn mọi nỗi sợ hãi. Tôi vẫn nói chuyện qua điện thoại với ông Hiếu hàng đêm từ trước khi sang Mỹ nhưng tôi chưa bao giờ được nhìn thấy ông ấy. Tôi chỉ muốn gặp để chứng tỏ rằng tôi bằng xương bằng thịt đây, tôi từ Việt Nam đến và tôi thực sự muốn làm bạn của ông.
Chị thử tưởng tượng xem, một người trẻ, lạc quan, yêu đời như mình bỗng gặp một người bạn từ thế hệ trước, tâm sự rằng ông ta không tin vào ai hết kể cả tình cảm gia đình, ông cô đơn, lạnh lẽo, hàng chục năm nay ông không có bạn. Tôi đau xót trước những suy nghĩ cay đắng đó. Tôi muốn chứng tỏ cho ông thấy vẫn còn niềm tin và những điều đáng sống…
“Người đã gặp được người…”
Chị đem theo bên mình những thứ gì khi đến gặp ông Hiếu?
Trước khi đi, tôi chỉ mang bên mình một số giấy tờ tuỳ thân, máy ghi âm, máy ảnh. Máy ghi âm tôi để sẵn trong túi áo để đi đến nơi là bật lên luôn không cho ông Hiếu biết. Tất cả những thứ đó, tôi cho vào balô, khoác trên lưng như một khách du lịch. Ngoài việc cố tình tạo cho mình một hình thức không quá khác biệt, tôi còn chuẩn bị một gương mặt thân thiện, dễ mến…
Tôi muốn chứng minh cho ông Hiếu thấy cuộc đời vẫn còn niềm tin và những điều đáng sống… (Ảnh: An Phúc)
Cái cảm giác của chị khi gặp được người đàn ông đó có khác gì cảm giác lúc chị ngồi trên taxi?
Lúc ngồi trên taxi, cảm giác của tôi thật sự căng thẳng. Ngay từ lúc gặp Nguyễn Trung Hiếu (ngày 11/10/2005), cảm giác của tôi đã rất nhẹ nhõm. Sau đó, tôi lại nghĩ sang nhiệm vụ mới là làm cách nào chuyển tải câu chuyện này để người đọc cảm thấy chia sẻ được.
Cuộc gặp gỡ giữa ba mẹ con bà Doãn Ngọc Trâm và Nguyễn Trung Hiếu ra sao?
Hai em gái của Đặng Thuỳ Trâm vui mừng rạng rỡ khi gặp người phiên dịch năm xưa. Cuốn nhật ký sau hơn 35 năm thất lạc, nay lại được trao tận tay người phiên dịch như một món quà tặng, trên có chữ ký trân trọng của gia đình. Họ vui vẻ chuyện trò, ông Hiếu đã can đảm vượt qua nỗi sợ do chứng bệnh dị ảnh để chụp ảnh lưu niệm với chúng tôi.
Cuộc trò chuyện kéo dài từ cuối giờ chiều cho đến quá nửa đêm. Ông Hiếu đã lái xe đưa chúng tôi về khách sạn cách đó hơn 30 dặm. Ông nói đã rất lâu ông không có người chia sẻ…
Vĩ thanh
Sau cuộc tìm kiếm người đàn ông trên đất Mỹ, trở lại Việt Nam, chị nhớ nhất cảm xúc gì?
Tôi nhớ nhất là những con đường nước Mỹ, nhớ cái cảm giác ngồi trên ô tô di chuyển hết con đường này đến con đường khác, từ hành trình này đến hành trình khác, từ điểm này đến điểm khác. Mỗi điểm dừng chân là một sự kiện để mình theo dõi, mỗi sự kiện là một điều mới mẻ mình chưa từng gặp.
Được biết với loạt bài trong cuộc hành trình đầy gian nan ấy chị đã “gặt hái” phần thưởng xứng đáng?
Loạt bài viết về sự kiện cuốn “Mãi mãi tuổi 20” và “Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm” trong đó có sự tham gia của tôi đã đoạt giải A Báo chí toàn quốc năm 2005. Tôi cũng được mời đến nói chuyện với các bạn sinh viên, nói chuyện tại các cơ quan, hội nghị… chia sẻ với độc giả về cuộc hành trình đầy ý nghĩa. Có rất nhiều người tìm đến tôi để hỏi han, thậm chí chỉ để biết mặt mũi cô gái trong chuyến đi ấy trông như thế nào? (cười)
Và sự ra đời của cuốn “Bí mật cuộc đời người Mỹ làm “sống lại” Đặng Thuỳ Trâm” nữa chứ…
Thực ra cuốn sách được hình thành từ ý tưởng của Công ty Văn hóa và Truyền thông Võ Thị từ trước chuyến đi Mỹ của tôi và chuyến đi Mỹ tìm kiếm nhân vật trong cuốn Nhật ký đóng góp vai trò rất lớn vào sức nặng của cuốn sách. Riêng chuyến đi ấy tôi đã viết loạt khoảng chục bài, đều đã in lại trong cuốn “Bí mật cuộc đời người Mỹ làm “sống lại” Đặng Thuỳ Trâm”. Khi cuốn sách ra mắt đã thu hút nhiều sự quan tâm chú ý của bạn đọc cả nước.
 Xin cám ơn và chúc chị gặt hái được nhiều thành công! 
Nguyễn Hằng
Lời kết
Tôi e rằng trong các cuộc điện đàm và gặp gỡ nhà báo Uyên Ly cùng hai em gái chị Trâm, ông Nguyễn Trung Hiếu đã không thể xác nhận câu nói ấy. Hoặc vì ông không nhớ hoặc ông chưa từng nói câu ấy. Nhưng nếu xác nhận để phản biện lời cựu binh Mỹ Whitehurst thì ông cũng chẳng nỡ lòng. Mặt khác ông là một người mang nặng mặc cảm chiến tranh. Ông cũng là người trung thực, có thể, ông nghĩ rằng mình làm một nghĩa cử nho nhỏ, đâu có công lao gì đáng kể mà người ta ca tụng thái quá như vậy. Mặt khác ông cũng e sợ đồng bào Việt kiều của ông ở Mỹ đe dọa, chửi bới làm khó dễ như ông đã nói với nhà báo Uyên Ly. v.v…
Câu chuyện thực giả bây giờ cũng chẳng có ai xác minh được nữa, mặc dù hai nhân chứng vẫn còn đó. Sách báo đã viết, bạn đọc đã thuộc lòng câu nói nổi tiếng của ông Nguyễn Trung Hiếu. Chẳng ai cam lòng cải chính nữa. Chỉ buồn một nỗi người Việt chúng ta, trong đó có Lãng tử, cả tin với báo chí từng chi tiết nhỏ, lại càng cả tin khi tình cảm bi thương của con người lấn át đi tất cả.
21.06.2014  
Phùng Hoài Ngọc
(GNLT)

Đừng “quấy phá” cộng sản, hãy là “đối trọng” của cộng sản!

“…những người này là thiếu tự tin nên chỉ dám đứng một mình, họ sợ khi tham gia vào một tổ chức nào đó thì con người thực của họ sẽ bị phơi bày. Trong trường hợp này, đấu tranh kiểu nhân sĩ là lựa chọn thích hợp nhất với họ…”


Trong con mắt chính quyền cộng sản Việt Nam, những người tranh đấu, từ những người dân oan cho đến những người hoạt động xã hội dân sự đều là những kẻ chống đối, quấy phá chính quyền. Ngay cả trong mắt của một bộ phận nhỏ người dân Việt Nam kém hiểu biết họ cũng nhìn nhận như vậy. Tất nhiên đây là một cái nhìn phiến diện và “phản động”. Người dân có quyền “chống” chính quyền khi thấy quyền lợi của bản thân mình bị xâm hại. Điều kiện duy nhất để sự tranh đấu của người dân có tính chính đáng, đó là phải ôn hòa. Không được dùng bạo lực, đập phá hay tấn công vào các công sở nhà nước cũng như xâm phạm vào sức khỏe và tài sản của người dân.

Thành phần “chống đối” chính quyền Việt Nam ngày càng tăng lên. Không chỉ có những người dân oan mất đất, những người công nhân, nông dân và những người đấu tranh cho dân chủ mà ngay cả những thành phần bất hảo cũng tăng lên. Khó khăn kinh tế cũng là một lý do. Trước đây việc một người dân thường tấn công công an là chuyện rất hiếm, giờ đây nó đã trở thành chuyện bình thường. Ngay cả những người chống đối chính quyền có chủ ý thì với cái nhìn chủ quan, người viết cho rằng đó cũng chỉ là cuộc đấu tranh trong …tuyệt vọng. Họ đấu tranh vì phải đấu tranh chứ họ không tin rằng mình sẽ chiến thắng hay thành công. Những dân oan mất đất đi kiện tụng hay đấu tranh này nọ vì họ phải làm thế và họ không còn việc gì để làm, đường nào để đi vì họ đã mất tất cả. Thử hỏi có mấy ai trong số họ tin rằng sẽ đòi lại được nhà cửa cho mình?

Các tổ chức và phong trào đấu tranh của người Việt tại hải ngoại cũng vậy, sau những cố gắng và nỗ lực đấu tranh vũ trang cuối cùng thông qua Mặt trận Hoàng Cơ Minh (tiền thân của Việt Tân) không thành thì hầu như đa số cũng đã bỏ cuộc. Hải ngoại chỉ còn một ít tổ chức có thực lực trong đó có Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên. Cộng đồng người Việt tại hải ngoại chăm lo làm ăn và xây dựng cuộc sống mới trên quê hương thứ hai của mình. Tình cảm dành cho quê hương chỉ còn thể hiện bằng cách thỉnh thoảng gửi tiền về ủng hộ những người tranh đấu và tù nhân lương tâm trong nước gặp khó khăn. Chấm hết. Với họ thì chính người dân Việt Nam trong nước phải tự đứng dậy đấu tranh và quyết định số phận của mình. Một mặt nào đó thì điều này không sai, nhưng thực sự là người Việt hải ngoại cũng …bất lực. Họ không thể làm gì hơn được nữa.

Ngay cả trong thành phần đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền trong nước thì thử hỏi có mấy người có niềm tin là mình sẽ chiến thắng? Mấy vị trí thức cộng sản thì miễn bàn. Họ chỉ biết van xin và mong muốn chính quyền nới nhẹ tay một chút cho người dân dễ thở chứ họ không muốn có sự thay đổi. Họ ca tụng Hồ Chí Minh và luôn xác quyết rằng họ góp ý để “mong đảng mạnh lên”. Các thành phần tranh đấu khác thì cũng không hề có một tổ chức nào cho rõ ràng, tư tưởng và cương lĩnh chính trị ra sao cũng không thấy có. Những việc họ làm chỉ gây được chút tiếng vang nhất định trên …mạng ảo. Thực tế không được như họ mong muốn. Đa số nếu không muốn nói là hầu hết trong số họ đều thấy cô đơn và bất lực …sau một thời gian tranh đấu. Nhiều người đã rút lui hoàn toàn sau khi ở tù ra. Có người thì quyết tâm là phải “đi sâu vào quần chúng” để vận động người dân đứng dậy. Nhưng rồi có lẽ càng đi sâu chừng nào thì họ sẽ càng thấy bế tắc chừng ấy. Làm chính trị và dấn thân cho đất nước với mong muốn đổi dòng lịch sử luôn là công việc của một số nhỏ tinh hoa và ưu tú của dân tộc. Để làm được cái việc đội đá vá trời này thì một người, dù tài giỏi đến đâu cũng không thể làm gì được. Phải có tổ chức, có đội ngũ và một “tư tưởng chính trị” dẫn đường. Nếu không có cơ sở tư tưởng và lý thuyết đi trước dẫn đường thì trước sau gì cũng rơi vào bế tắc và lạc lối.

Tiếc thay đến tận bây giờ, thì ngay cả trong tầng lớp đấu tranh vẫn chưa hiểu được điều này và họ vẫn cố gắng tranh đấu, một mình, trong bế tắc. Vì chỉ là những “chiếc đũa” nên những người tranh đấu không có tổ chức, nhanh chóng bị chính quyền đè bẹp. Chính quyền có rất nhiều phương tiện và cả sự bỉ ổi để đối phó: từ bỏ tù, triệt đường làm ăn, moi móc đời tư để bêu riễu, cô lập với mọi người xung quanh, dùng gia đình, dư luận viên và cảm tình viên của đảng để quấy rối bằng cách khuyên bảo, hỏi han, phân tích, vặn vẹo này nọ để người đấu tranh không được yên và nếu không có bản lĩnh thì họ sẽ mất bình tĩnh và thế là mắc mưu chính quyền: rằng, là, thì, mà …những người đấu tranh dân chủ thiếu văn hóa, thiếu hiểu biết, thành phần bất mãn…

Có cách gì để hóa giải những khó khăn này không? Rõ ràng là có. Trước hết, những người dấn thân thật thụ cho dân chủ phải thoát ra khỏi văn hóa Khổng Giáo đeo bám chúng ta hàng ngàn năm nay. Đầu tiên là phải từ bỏ bạo lực. Điều này tưởng chừng là dễ nhưng lại không dễ với tư duy người Việt, vì suốt chiều dài lịch sử Việt Nam thì mọi sự thay đổi đều diễn ra bằng bạo lực lật đổ và tàn sát lẫn nhau. Chúng ta phải biết chấp nhận những khác biệt về chính kiến của người khác trong tinh thần bao dung, lắng nghe và sẵn sàng tranh cãi để tìm ra chân lý. Tuyệt đối không được áp đặt và dùng bạo lực để giải quyết sự bất đồng, nhất là bất đồng về chính kiến và tư tưởng, kể cả “bạo lực ngôn ngữ”. Ai cũng biết là chính quyền luôn dùng dùi cui và nhà tù để “đối thoại” với những người bất đồng chính kiến. Đây là biểu hiện của kẻ yếu và đuối lý chứ không phải biểu hiện của sự quang minh chính đại của nhà cầm quyền.

Điểm yếu thứ hai của người Việt là “khả năng làm việc chung” đó cũng là “khả năng kết hợp lại với nhau trong một mục tiêu chung”. Dù bình thường người Việt dễ dàng cúi đầu và khuất phục trước cường quyền nhưng khi có chút tự do và quyền tự quyết thì họ lại hoàn toàn ngược lại, cái tôi nhỏ bé và tính sĩ diện hão trong mỗi người lại trỗi dậy, khiến họ không thích, không phục và không thể kết hợp được với ai. Chỉ cần một chút tiếng tăm là họ nghĩ mình có thể làm lãnh tụ và qui phục được quần chúng. Đây là một sự ngộ nhận. Thật ra những người này là thiếu tự tin nên chỉ dám đứng một mình, họ sợ khi tham gia vào một tổ chức nào đó thì con người thực của họ sẽ bị phơi bày. Trong trường hợp này, đấu tranh kiểu nhân sĩ là lựa chọn thích hợp nhất với họ. Cái nguy hại nhất mà các nhân sĩ này gây ra cho phong trào dân chủ là nó làm phân tán sự chú ý và trải mỏng sự ủng hộ của người dân cho những tổ chức chính trị dân chủ đối lập đứng đắn.

Đấu tranh chính trị bằng sự Thỏa hiệp, Bao dung và có Tổ chức là một điều xa lạ với người Việt. Kể cả chính quyền lẫn những người chống đối. Cả hai bên đều quyết tâm đối đầu nhau đến cùng và không chấp nhận bất cứ thỏa hiệp nào! Vì không biết rằng đấu tranh chính trị là nghệ thuật của sự thỏa hiệp nên trí thức Việt Nam nghĩ là không cần đến tổ chức. Mà không có tổ chức thì không có tính chính danh để thỏa hiệp. Các cá nhân chỉ có thể hợp tác hoặc đầu hàng chứ không thể thỏa hiệp.

Lấy ví dụ, một người rất nổi tiếng và can đảm như ông Cù Huy Hà Vũ chẳng hạn, giả sử bây giờ ông Vũ muốn nhân danh cá nhân (hoặc nhân danh dân tộc) muốn gặp lãnh đạo đảng cộng sản để “thỏa hiệp” về vấn đề cải cách thể chế và thực thi dân chủ …thì thử hỏi chính quyền Việt Nam liệu có chịu “nói chuyện” với ông Vũ hay không? Và sự thỏa hiệp đó liệu có được đông đảo người dân chấp nhận hay không? Rõ ràng là không. Chỉ có một tổ chức chính trị dân chủ có tầm vóc mới có tư cách để thỏa hiệp với chính quyền và tổ chức đó cũng chỉ có thể buộc chính quyền phải thỏa hiệp khi có được THẾ và LỰC. Thế và lực đó chính là sự ủng hộ của tầng lớp trí thức Việt Nam nói riêng và của đa số người dân Việt Nam nói chung.

Yếu điểm thứ ba của người Việt nói chung và của những người dấn thân chính trị nói riêng đó là sự nông cạn, dễ dãi và hời hợt. Những người này chỉ biết lấy ước mơ làm hiện thực. Họ không muốn mất công gieo trồng, vun xới, chăm bón mà chỉ muốn thu hoạch ngay. Họ chỉ biết đánh bóng tên tuổi và ngồi chờ chứ không muốn tham gia vào cuộc hành trình đầy gian khó để góp phần xây dựng một “hệ thống tư tưởng chính trị” làm kim chỉ nam dẫn đường cho những người tranh đấu hay tham gia vào việc xây dựng một đội ngũ nòng cốt, hạt nhân để từ đó tạo dựng một thanh thế lớn mạnh cho tổ chức để người dân đặt niềm tin và sự lựa chọn của mình vào tổ chức đó. Người dân rất thực tiễn, họ chỉ xuất hiện và ủng hộ cho những tổ chức mà sự chiến thắng đã là đương nhiên và không thể đảo ngược. Người dân chỉ vỗ tay và hò reo cho một đội bóng khi nó chiến thắng, họ không cần biết và quan tâm là đội bóng đó đã phải chuẩn bị và tập luyện vất vả như thế nào. Công Đoàn Đoàn Kết của Ba Lan đã phải trải qua một quá trình dài đấu tranh trong gian khó, vất vả mới có ngày chiến thắng chứ không phải tự nhiên mà có được như thế…

Chính vì những người tranh đấu cho dân chủ không có tổ chức, bài bản và lớp lang gì nên, thứ nhất, họ không thể nào kêu gọi được sự ủng hộ của người dân. Thứ hai, chính quyền không coi họ ra gì vì vậy chính quyền chọn cách đàn áp và quấy phá thay vì tìm kiếm sự thỏa hiệp chính trị.

Những người dấn thân thật sự cho dân chủ, nhất là những người đã chịu cảnh tù tội vì tranh đấu hãy dũng cảm và sáng suốt lấy quyết tâm đứng vào hàng ngũ của một tổ chức chính trị dân chủ đối lập đứng đắn. Các tổ chức xã hội dân sự là chiếc áo quá chật cho những người có ý định hoạt động chính trị chuyên nghiệp. Lý do:

1) Có tổ chức tức là đã có hậu thuẫn, về tinh thần và cả vật chất.

2) Có tổ chức là sẽ có tư tưởng, có đường lối, có kiến thức chính trị và có phương pháp hành động đúng đắn.

3) Tổ chức là nơi để những người có năng lực phát huy được khả năng của mình một cách cao nhất, tốt nhất. Tổ chức càng đa dạng thì càng có sức cuốn hút với quần chúng. Tuy nhiên sự đa dạng nào cũng phải có sự đồng thuận chung trên những lập trường căn bản và nền tảng của tổ chức. Mục đích của sự đồng thuận là để các thành viên không bị lạc lối và lan man.

4) Tổ chức là nơi sàng lọc và bổ xung ý kiến, cung cấp những đánh giá khách quan và trung thực nhất về khả năng của mỗi người trong tinh thần anh em và tương kính. Chỉ có người trong tổ chức mới nói thực và đánh giá thực về mỗi người. Tổ chức cũng là môi trường bắt buộc và duy nhất để học hỏi về chính trị, để có thể trở thành những chính trị gia chuyên nghiệp hay những người lãnh đạo đất nước trong tương lai.

Điều cuối cùng và nó cũng khá quan trọng với những người tranh đấu trong nước đó là hãy tham gia vào một tổ chức chính trị để nâng giá trị của mỗi người lên một tầm cao mới. Có tổ chức và tranh đấu trên những lập trường và tư tưởng của tổ chức sẽ khiến cái nhìn của chính quyền phải thay đổi. Khi đó chúng ta không còn là những người “quấy phá” hay “chống đối” chế độ nữa.

Chúng ta là giải pháp cho tương lai, giải pháp đó là “dân chủ đa nguyên”. Chúng ta là “đối trọng” của đảng cộng sản, chúng ta là những người “cạnh tranh” lành mạnh và đứng đắn. Tất nhiên, để bảo vệ sự độc quyền của mình, chính quyền sẽ vẫn chống phá chúng ta, “dìm hàng” chúng ta …Nhưng nếu chúng ta lương thiện và minh bạch, hiểu biết và yêu nước thì rồi sớm muộn người dân Việt Nam sẽ nhận diện được chúng ta và lựa chọn chúng ta. Và dù không muốn thì chính quyền cũng sẽ tôn trọng chúng ta hơn. Dần dần sự chính đáng và cởi mở của chúng ta sẽ thu phục được cả những người hiện tại vẫn đang đứng trong hàng ngũ chính quyền…

Khi có được một tổ chức hùng mạnh thì đối lập dân chủ sẽ thành công trong việc chuyển đổi Việt Nam về phía dân chủ một cách hòa bình và dứt khoát.
Việt Hoàng
ethongluan

Phạm Lê Vương Các - Bình luận: Về một nhà nước thất hứa ở Geneva

Việt Nam chấp nhận 182 khuyến nghị UPR (khoảng 80%) và bác bỏ 45 khuyến nghị (khoảng 20%) là điều không bất ngờ đối với những ai quan tâm đến UPR. Điểm lại, có thể dễ nhận ra rằng, Nhà nước Việt Nam đã chấp nhận hầu hết các khuyến nghị ít tranh cãi như quyền phụ nữ, quyền trẻ em, bảo vệ nhóm người yếu thế, và mang xu hướng cải thiện đời sống dân sinh như hướng đến mục tiêu Thiên Niên Kỷ của Liên Hiệp Quốc, cũng như chấp nhận các khuyến nghị chung chung, không rõ ràng.



Trước đó, trong Hội thảo Thông báo về kết quả UPR chu kỳ 2 (tổ chức ngày 2/4 tại Hà Nội), ông Hoàng Chí Trung, Vụ trưởng Vụ Các Tổ chức Quốc tế, Bộ Ngoại giao, đã cho biết: “Khoảng 40 khuyến nghị ta cần cân nhắc thận trọng hoặc không thể chấp nhận”.

Các khuyến nghị này, theo ông Trung nêu ra, là: “tập trung vào một số lĩnh vực cụ thể như yêu cầu huỷ bỏ việc áp dụng án tử hình; thả các đối tượng “bất đồng chính kiến” và ”người bảo vệ nhân quyền”; thành lập Cơ quan nhân quyền quốc gia theo nguyên tắc Paris; phê chuẩn Quy chế Rome về Toà án Hình sự quốc tế; sửa đổi các Điều 79, 88, 258 của Bộ luật Hình sự; đưa ra lời mời ngỏ đến với tất cả các thủ tục đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền; yêu cầu ta đón một số báo cáo viên/ chuyên gia độc lập về những lĩnh vực nhạy cảm (tự do ngôn luận, mất tích cưỡng bức, tự do báo chí…)”.

Và đó lại chính là các khuyến nghị cụ thể, nhằm mục đích nới rộng và đảm bảo cho các quyền tự do chính trị.

Nuốt lời hứa “lập cơ quan nhân quyền quốc gia”

Đầu tiên, phải kể đến các khuyến nghị “Thành lập một cơ quan nhân quyền quốc gia độc lập theo Các nguyên tắc Paris” (đến từ các quốc gia Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Congo, Madagascar, Togo, Tunisia) bị nhà nước Việt Nam bác bỏ.

Cần phải nhắc lại rằng, vào tháng 11/2013, Việt Nam đã đệ trình lên UNHRC một bản cam kết gồm 14 điểm nhằm vận động cho việc ứng cử vào chiếc ghế thành viên UNHRC. Một trong 14 điểm đó là Việt Nam cam kết “có thể thành lập một cơ quan nhân quyền quốc gia”. Thế nhưng giờ đây, chỉ 6 tháng sau khi trở thành thành viên UNHRC, nhà nước Việt Nam lại bác bỏ các khuyến nghị thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia. Điều này cho thấy: Ngay cả trên một diễn đàn quốc tế lớn, được chú ý và soi rọi chặt chẽ, nhưng nhà nước Việt Nam cũng vẫn thể hiện một sự “thất hứa” lộ liễu với cộng đồng quốc tế.

Nhất định không ký các nghị định thư tùy chọn

Tiếp theo, Việt Nam bác bỏ tất cả các khuyến nghị về việc “phê chuẩn về các nghị định thư tùy chọn” theo Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị; theo Công ước Chống tra tấn…

Tất cả các công ước về nhân quyền trong hầu hết các lĩnh vực đều kèm theo các nghị định thư. Một đặc trưng cơ bản của nghị định thư là quốc gia ký kết phải thừa nhận thẩm quyền giải quyết khiếu tố của Ủy ban Giám sát Công ước trong việc tiếp nhận và giải quyết khiếu tố cá nhân khi bị vi phạm nhân quyền. Bất kỳ công dân của quốc gia nào là thành viên của Công ước, nếu quốc gia đó đã ký nghị định thư công nhận thẩm quyền Ủy ban Giám sát Công ước, thì đều có thể gửi đơn khiếu tố vi phạm nhân quyền và được Ủy ban Giám sát Công ước tiếp nhận và giải quyết vụ việc.

Việt Nam đã tham gia 7 trên 9 công ước cơ bản về nhân quyền, nhưng hiện nay Việt Nam không phê chuẩn bất kỳ nghị định thư nào trong việc công nhận thẩm quyền của Ủy ban Giám sát Công ước. Như vậy cho thấy, Việt Nam vẫn xem nhân quyền như là “công việc nội bộ”, lẩn tránh các vụ việc vi phạm nhân quyền ra trước cộng đồng quốc tế. Dù có tham gia bao nhiêu công ước về nhân quyền, nhưng không tham gia vào các nghị định thư thừa nhận thẩm quyền của Ủy ban Giám sát Công ước thì không có bất kỳ sự chế tài nào đối với nhà nước.

Qua đây cũng xin bổ sung thêm tình hình công nhận thẩm quyền của các Ủy ban Giám sát Công ước. Không chỉ UPR lần này mà trong kỳ UPR đầu tiên của Việt Nam vào năm 2009, Việt Nam đã nhận rất nhiều khuyến nghị cần tham gia Nghị định thư bổ sung của Công ước nhằm công nhận thẩm quyền cho Ủy ban giám sát. Nhưng nhà nước Việt Nam luôn bác bỏ khuyến nghị này, với lý do được đưa ra là công dân Việt Nam có thể áp dụng đến “quyền tài phán quốc gia”, tức là công dân Việt Nam khi bị vi phạm nhân quyền có thể gửi đơn khiếu tố đến các cơ quan hành chính và tư pháp ở Việt Nam để xem xét và giải quyết vụ việc.

Trên thực tế, với thiếu vắng nền tư pháp độc lập, tòa án Việt Nam khó lòng xét xử các hành vi vi phạm nhân quyền nhằm vào các nhà hoạt động nhân quyền.

Không cho Báo cáo viên Đặc biệt của LHQ vào nước mình

Việt Nam cũng bác bỏ các khuyến nghị “Đưa ra mời lời mời ngỏ với tất cả các Thủ tục Đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền”.

Thủ tục Đặc biệt (Special Procedures) thật ra là những chuyên gia, báo cáo viên độc lập về nhân quyền, có chức năng báo cáo tình hình nhân quyền và tư vấn về cải thiện nhân quyền cho mỗi quốc gia thành viên LHQ. Để làm được việc này, họ có quyền đến thăm các nước, tiến hành các cuộc tiếp xúc ở nước đó để khảo sát, tìm hiểu về thực trạng nhân quyền; tuy nhiên phải gửi thư đề nghị trước và được chính phủ nước đó mời.

Hiện có rất nhiều quốc gia đưa ra lời mời ngỏ với tất cả các Thủ tục Đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền. Việc đưa ra lời mời ngỏ này sẽ cho phép các chuyên gia, các báo cáo viên có thể vào quốc gia đó bất kỳ lúc nào, cũng như có thể thực hiện chức năng giải quyết các vụ việc vi phạm nhân quyền.

Thông thường, các quốc gia có tình hình nhân quyền tốt được quốc tế đánh giá cao thì luôn có sẵn thư mời ngỏ. Điều này cũng dễ hiểu vì “vàng thật thì không sợ lửa”. Chỉ các quốc gia có tình hình nhân quyền bị đánh giá là tồi tệ, muốn che giấu các vụ việc vi phạm nhân quyền thì mới không chào đón các báo cáo viên Thủ tục Đặc biệt vào nước mình.

Những năm gần đây, Việt Nam cũng đã cho phép một số chuyên gia Thủ tục Đặc biệt đến thăm. Tuy nhiên, họ đều không phải là những chuyên gia, báo cáo viên trong các lĩnh vực “nhạy cảm”, mà chỉ là chuyên gia độc lập về các vấn đề thiểu số (Gay McDougall, thăm Việt Nam từ 5-15/7/2010), chuyên gia độc lập về tình trạng nghèo cùng cực (Magdalena S. Carmona, 23-31/8/2010), chuyên gia độc lập về tác động của nợ nước ngoài (Cephas Lumina, 21-29/3/2011).

* * *

Việc các khuyến nghị trên bị bác bỏ cho thấy nhà nước Việt Nam đã không tạo điều kiện giải quyết các vi phạm nhân quyền. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc quốc tế không thể giúp Việt Nam nỗ lực hơn trong cải cách tư pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ nhân quyền,cũng như gián tiếp gia tăng sức ép để tòa án Việt Nam nâng cao năng lực.

Bên cạnh đó, các cam kết UPR đã làm nổi bật lên sự thúc đẩy nhân quyền theo kiểu đặc trưng của “kinh tế thị trường định hướng XHCN”, đó là chấp nhận mở rộng một số quyền tự do nhưng luôn bác bỏ các quyền tự do chính trị.

Vì sao bác bỏ?

Trong phiên họp báo cáo kết quả UPR, vị đại diện Chính phủ Việt Nam cho biết lý do là “không phù hợp với đặc thù lịch sử, xã hội và văn hóa của Việt Nam”.

Có thể nói, viện dẫn “đặc thù lịch sử, xã hội và văn hóa” là phép ngụy biện cũ rích, không chỉ có nhà nước Việt Nam sử dụng, mà hầu hết các quốc gia có tình hình nhân quyền tồi tệ cũng thường xuyên nhai đi nhai lại trước cộng đồng quốc tế.

Pakistan là một quốc gia có thành tích nhân quyền tồi tệ, trong phiên họp UPR đã khen ngợi thành tích nhân quyền của Việt Nam. Cách đây mới chưa đầy một tháng, ở nước này, cô Farzana Parveen – một phụ nữ đang mang thai – đã bị đánh đập và ném đá đến chết bởi gia đình mình trước một tòa án tối cao Pakistan tại Lahore hôm 27 tháng 5 vì tội đã dám kết hôn với người đàn ông mà cô yêu thương, trái với sự dàn xếp của gia đình. Điều đáng nói là cảnh sát đã thản nhiên đứng nhìn vụ giết người dã man này, và người cầm đầu trong việc giết cô Farzana Parveen là cha ruột của cô, sau đó trình diện và yêu cầu được miễn truy tố dựa theo luật Hồi giáo “giết người vì danh dự”.

Mỗi năm ở Pakistan có khoảng hơn 100 vụ giết người như vậy. Nhìn vào đó, chúng ta cũng thấy nổi bật lên các yếu tố “đặc thù lịch sử, xã hội và văn hóa”. Cả những kẻ giết người lẫn những người có trách nhiệm đều đã làm ngơ trước tội ác, và hầu như không ai bị xử lý.

Do đó, dùng lý do “không phù hợp với đặc thù lịch sử, xã hội và văn hóa của Việt Nam” để đối phó với các khuyến nghị thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền là điều không thể chấp nhận được. Mà lẽ ra, cần xác định rõ đặc thù lịch sử, xã hội, văn hóa hay truyền thống nào đã hạn chế những giá trị nhân quyền phổ quát, để có thể thay đổi chúng cho phù hợp, chứ không thể dùng nó để biện minh cho các hạn chế và vi phạm nhân quyền.

“Ngoại giao nhân quyền”

Cũng phải thừa nhận rằng các quốc gia phát biểu trong phiên họp UPR vừa qua đã dành nhiều lời khen và chúc tụng cho nhà nước Việt Nam.

Nhưng cần xem lại: Các lời khen và chúc tụng này có xuất phát từ sự thực tâm, hay là vì “ngoại giao nhân quyền”?

Điều nghịch lý là các quốc gia khen ngợi Việt Nam đều không phải là những xã hội có truyền thống và thành tích tôn trọng và bảo vệ nhân quyền, mà đó hầu hết là các nước lâu nay vẫn bị thế giới đánh giá là có tình hình nhân quyền rất tồi tệ, như CH Hồi giáo Iran, CHDCND Lào, Morocco (Ma-rốc), Myanmar, Nigeria, Pakistan, Nga, Sri Lanka, Sudan…

“Ngoại giao nhân quyền” là một đặc điểm dễ thấy ở các phiên UPR đã qua. Các quốc gia nhân quyền tồi tệ thường hay khen ngợi lẫn nhau, tính chất “có qua có lại” theo kiểu “anh khen tôi lần này, thì tôi khen lại anh lần sau” là một vấn đề đáng lên án.

Bên cạnh đó, thái độ thù địch chính trị đã ảnh hưởng đến chất lượng các phiên họp của UNHRC, như Bắc Triều Tiên trong một phiên họp trước Hội đồng nhân quyền vào đầu năm nay đã tố cáo Hoa Kỳ là “địa ngục trần gian” và “người dân Hàn Quốc bị tước đoạt quyền tự do ngôn luận”.

Thủ thuật đối phó

Và trong phiên UPR của Việt Nam vừa qua, các quốc gia bảo vệ nhân quyền tốt, mang đến những tiếng nói thẳng thắn về nhân quyền, thì không có cơ hội phát biểu.

Nhờ Các Tiểu Vương quốc Ảrập Thống nhất (UAE) bỏ bài phát biểu, nên Hoa Kỳ là quốc gia may mắn được lên tiếng cuối cùng, mang lại một ý kiến khác biệt, nhưng lại trở nên “lạc lõng” với phần trình bày của các quốc gia trước đó.

Sự thiếu vắng những tiếng nói phê phán và thẳng thắn không phải là một sự việc ngẫu nhiên, mà nó là một sự sắp đặt, có tính toán.

Venezuela trong phiên báo cáo kết quả UPR vào năm 2012 đã bị chỉ trích vì một số thủ thuật “vận động hành lang”, dưới sự giúp sức của các nhà ngoại giao Cuba, để xếp các quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam, CuBa, Lào… được ưu tiên phát biểu trước, “cướp diễn đàn” của những bên chỉ trích về tình hình nhân quyền tồi tệ ở Venezuela.

Nếu muốn thực hiện nguyên tắc hợp tác và đối thoại trong các thủ tục và cơ chế nhân quyền của Liên Hợp Quốc, UNHRC sẽ phải hoàn thiện về cách làm việc của mình trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.

ẢNH TRÊN: Từ trái qua: Tiến sĩ Nguyễn Quang A, luật gia Trịnh Hữu Long, blogger Phạm Lê Vương Các (tác giả bài viết)
(Vietnam UPR)

Ngày Báo chí Việt Nam

pvtacnghiep-305.jpg
Các phóng viên Việt Nam trong một lần tác nghiệp (ảnh minh họa).
Courtesy TTVH
Ngày 21 tháng Sáu hằng năm được dành cho báo giới Việt Nam. Trong ngày này báo chí có những sinh hoạt nhất định để kỷ niệm những sự kiện lớn đã xảy ra cũng như những bài viết, những hồi tưởng về sinh hoạt báo chí trong một năm hay một khoảng thời gian nào đó trong cộng đồng người làm báo.
Cay đắng lẫn ngọt ngào

Hội nhà báo Việt Nam có lẽ là nơi bận rộn nhất trong ngày 21 tháng Sáu, dù muốn hay không đây là ngày trọng đại được dành riêng cho người cầm bút được người đọc tin tưởng và trân trọng ban cho tên gọi thân quen: nhà báo.

Ký giả, phóng viên hay nhà báo đều là những danh xưng mà người nào đã chọn vào nghề báo chí cũng cảm thấy hãnh diện khi nghe người đọc gọi đến. Niềm hãnh diện ấy càng nhân rộng nếu người phóng viên có những phóng sự nổi tiếng, gan góc và tinh tế lột tả được thông tin cũng như số phận những con người hay cộng đồng trong bài viết khiến xã hội chú ý, chính phủ bị buộc phải có chính sách giải quyết hoặc lớn hơn là thay đổi cả một tư duy sai lầm do bảo thủ.

Tuy nhiên không phải nhà báo nào cũng vinh quang và thành công. Nhiều phóng viên trong mắt nhìn của người đọc có lúc nhợt nhạt, méo mó do tư cách cá nhân của họ. Trong hoàn cảnh chập choạng tranh tối tranh sáng hiện nay, không ít nhà báo đã chấp nhận dùng ngòi viết của mình để câu miếng lợi danh, bất chấp tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp cũng như lương tâm của một người cầm bút.

Nhà báo Việt Nam không có may mắn như những nước khác khi chế độ chính trị không cho phép họ thực hiện quyền làm chủ ngòi bút của mình. Những vấn đề nhà nước không muốn cho người dân biết thường nằm dưới vỏ bọc “nhạy cảm” và khu vực này ngày càng rộng ra từ kinh tế, văn hóa, xã hội đến chính trị, và đặc biệt là dân chủ nhân quyền. Đề tài mà người làm báo muốn viết bị thu hẹp dần đến nỗi nhiều phóng viên không biết mảng đề tài nào nằm trong khu vực “nhạy cảm” để mà tránh xa.
Anh thật sự muốn nói thì dù khó mấy anh cũng có thể nói được tâm trạng nào đó của tầng lớp trí thức và những bức xúc của xã hội. - Tô Nhuận Vỹ
Phóng viên không thể viết theo niềm tin, theo sự thật và nhận thức nên không ít người đã bỏ nghề và nếu không chấp nhận bỏ nghề họ sẽ trở thành một con người khác, hoàn toàn xa lạ với danh xưng nhà báo mà xã hội thường thân ái gọi họ.

Tổng biên tập tạp chí Sông Hương, ông Tô Nhuận Vỹ nhìn những người kế thừa làng báo hôm nay qua góc nhìn của một người trải nghiệm nhiều cay đắng lẫn ngọt ngào trong nghề:

Vấn đề là anh có thực sự muốn trở thành tờ báo của nhân dân, của trí thức không. Vấn đề là anh có thực sự muốn là tiếng nói của cộng đồng không. Còn anh thật sự muốn nói thì dù khó mấy anh cũng có thể nói được tâm trạng nào đó của tầng lớp trí thức và những bức xúc của xã hội.

Cái khó là ở chỗ tờ báo có được mục tiêu cao cả không. Tờ báo có thật sự có ích cho mọi người, cho nhân dân không. Anh có phần nào đó nói được cái khát vọng, cái đau đớn đang diễn ra của nhân dân không. Có những vấn đề của xã hội thời chiến tranh thì mình thấy những hạn chế có thể hiểu được nhưng có cái không hiểu được, không thể chấp nhận: có những cái rõ ra rồi nhưng cuối cùng không chịu nhìn thẳng vào nên yêu cầu vấn đề là theo tiến triển của nhân dân, của xã hội. Thật sự ra vấn đề là ở con người của nhà báo: anh có phải là người chân chính, người lương thiện hay không.
Viết theo lệnh?

Không ít những phóng viên miễn cưỡng ấy cũng là nhà báo nhưng họ viết theo lệnh của đồng tiền vì không còn con đường nào khác. Những đơn đặt hàng của doanh nghiệp thậm chí một đại gia nào đó đã dìm chết hai chữ nhà báo khi ngòi viết phải nhúng vào thứ chất lỏng không phải là mực đã cho ra những sản phẩm khó gọi là một bài báo đúng nghĩa.

Nhà báo giỏi phải là người đánh hơi được dữ kiện có tính chất khuấy động xã hội nhưng tại Việt nam dù có viễn kiến, tầm nhìn nhưng không được phép viết là nguyên nhân tiêu diệt hàng ngàn nhà báo giỏi. Không được khai thác những đề tài nóng bỏng, những câu chuyện bị giấu nhẹm trong bóng tối, nhà báo trở thành bị động, như những cây viết được nhồi bông. Câu chữ trở thành mềm mại và uốn éo theo chỉ đạo của Ban tuyên giáo từ trung ương tới địa phương… tất cả góp phần làm báo chí Việt Nam trở nên xơ cứng và lá cải dưới mắt người đọc.

Mỗi nhà báo chỉ có vài cơ hội để khẳng định mình nhưng cơ hội ấy nhiều khi quá lớn hay quá nguy hiểm do nhiều nguyên nhân khách quan, đặc biệt là cơ hội đến từ những sự kiện lịch sử có thể làm sụp đổ một huyền thoại hay mang tới một kết quả trái với những gì mà hệ thống chính trị cố tình che dấu.

to-nhuan-vy-2-305.jpg
Nhà báo, nhà văn Tô Nhuận Vỹ, nguyên Tổng biên tập của Tạp chí Sông Hương.
Ông Tô Nhuận Vỹ, Tổng biên tập tạp chí Sông Hương kể lại trường hợp của ông qua sự kiện tết Mậu Thân trong nghề làm báo của mình:

Trong chiến tranh mình sống cùng với nhân dân trong vùng giải phóng. Mình có cơ sở nội thành và viết về cái mảng “anh hùng chống Mỹ” nhưng cái mảng đau đớn của nhân dân thành phố qua sự kiện Mậu Thân thì trước đó mình không thấy, chưa có điều kiện để thấy. Sau này mình thấy nhưng mình không thể chạy từ cửa này sang cửa kia. Nếu anh thật sự là người yêu mến nhân dân thì anh phải chia sẻ niềm vui, nỗi đau của nhân dân, anh sẽ hiu được và không ít thì nhiều anh sẽ có cách để nói lên. Phẩm chất của nhà báo mà anh có được là vấn đề trước hết.

Ngay lúc Mậu Thân ông Tư lệnh trưởng của Mậu Thân là ông Lê Minh lúc đó trung ương đã đăng một bài của ông ấy. Bài đó có nói rằng trong Mậu Thân chúng ta có sai lầm: nếu sai lầm với một gia đình thì chúng ta xin lỗi một gia đình, mười gia đình thì chúng ta xin lỗi mười gia đình nhưng phải nói là trong chiến tranh rất khó phân biệt giữa đúng và sai.

Vấn đề là người ta đã có tiếng nói như vậy mà nhiều anh nhà báo còn không dám đăng. Tất nhiên việc Mậu Thân còn dài vì để lâu quá và còn nhiều chuyện rất là ghê gớm. Đại để mình là người muốn chia sẻ nỗi đau của nhân dân thì anh sẽ tìm ra được, sau Mậu Thân, một cách khách quan – không bên này hay bên kia. Rất nhiều năm mình mới hiểu được một phần và mình bắt đầu viết một chút về tệ hại trong tổ chức cách mạng và hiện nay mình đang viết. Vấn đề Mậu Thân là vấn đề rất lớn.”

Tờ báo là nơi nâng cao hay chôn vùi một tài năng tùy theo trình độ và sự tinh tế, dũng khí của một Tổng biên tập. Tuy nhiên trong hầu hết các tờ báo hiện nay người Tổng biên tập không thể làm gì khác hơn với vai trò một chuyên gia cắt xén. Nhìn bài viết của phóng viên dưới đôi mắt cảnh giác khiến chính bản thân người Tổng biên tập mệt mỏi và không ít người đành bỏ nghề mà không luyến tiếc. Ông Kha Lương Ngãi, Phó tổng biên tập tờ Sài Gòn Giải Phóng là một thí dụ. Trình bày ý kiến của mình nhân ngày nhà báo ông cho biết:

“Nói chung ở một cơ quan báo đảng thì anh đã biết rồi muốn làm điều gì tốt muốn làm điều gì đúng thì rất là khó. Suốt thời gian tôi làm Phó Tổng biên tập tôi chẳng làm được điều gì cả cho nên tôi đã từ chức rất sớm sau đó tôi xin về hưu trước hai năm. Tóm lại làm chính trị hay làm kinh tế gì mà đã chịu nằm dưới sự lãnh đạo của đảng, thí dụ như làm kinh tế mà kinh tế quôc doanh thì chỉ phá hoại, tham những thôi chứ không làm điều gì tốt được. Còn làm một cơ quan chính trị như tờ báo dưới sự lãnh đạo của đảng thì chẳng nói lên được sự thật gì và muốn làm người tốt thì cũng không được.

Không làm công tâm được đâu anh. Một tờ báo mà nói lên những điều bức xúc, những điều quần chúng quan tâm, nói lên sự thật thì rất khó. Một tờ báo làm kinh tế báo chí cũng không thể làm được nói chung đã là quốc doanh thì không thể làm gì tốt cả.”
Bao giờ mới bỏ từ “nhạy cảm”?
Muốn thắng ngoại xâm thì trước hết lòng tin của người dân đối với chính quyền đó phải mạnh.  - Nguyễn Công Khế
Ông Nguyễn Công Khế, Tổng biên tập báo Thanh Niên có lẽ là người thành công nhất khi tòa soạn báo này có những bài viết hay, vượt qua sợ hãi. Những phóng sự điều tra nóng bỏng và nhất là tờ báo rất thành công trong chương trình Duyên Dáng Việt Nam.

Tuy nhiên khi nhìn lại những hoạt động gần đây trong lúc Trung Quốc ngang nhiên xâm lược Biển Đông bằng giàn khoan HD 981 người Tổng biên tập báo Thanh Niên đã phải thốt lên rằng cách đối phó hiện nay của nhà nước là không thích hợp và có thể mài mòn lòng yêu nước của người dân, ông Nguyễn Công Khế cho biết nhận xét của mình:

“Muốn thắng ngoại xâm thì trước hết lòng tin của người dân đối với chính quyền đó phải mạnh. Trước đây hồi chiến tranh với người Mỹ thì các thế lực bên trong Việt Nam như Mặt trận giải phóng tham gia chống Mỹ thì nếu so với Mỹ hồi đó chỉ một nghìn và một. Cả vũ khí khí tài, con người, lực lượng nhưng vì người ta có lòng tin. Dân người ta tin vào lý tưởng đó người ta yêu nước và có chỗ dựa cho nên Việt Nam trải qua cuộc chiến tranh lớn như vậy, với những cường quốc nhu vậy nhưng mình thắng vì có lòng tin nơi chính nghĩa, có lòng tin với chính quyền đó, người lãnh đạo đó.

Bây giờ tôi nói thật với anh là người ta rất yêu nước. Anh thấy Trung Quốc vừa qua người dân thề hiện rất nhiều cách khác nhau bằng cách biểu tình thậm chí nếu có chiến tranh họ sẵn sàng tình nguyện ra mặt trận, thanh niên và kể cả những lớp lớn tuổi nhưng tôi nghĩ cái cách của mình như thế này thì sẽ không thể động viên được nhân dân. Tôi chỉ sợ là đối với những người trẻ họ không còn sức đề kháng nữa. Họ sa vào thực dụng ăn chơi thôi.

Nhưng khi Trung Quốc xâm lấn biển Đông thanh niên sẵn sàng lên đường thì quá tốt. Đáng lẽ nhà nước và chính phủ phải khuyến khích những điều đó và nhân sự kiện này để tập hợp dân chúng lại vì nó chính là sức mạnh của dân tộc mình.

Ngày 21 tháng Sáu đối với nhiều nhà báo là dịp để ăn uống trút buồn phiền bất an vào không gian của tiệc tùng chè chén. Với ông Tô Nhuận Vỹ, ngày Báo chí Việt Nam là dịp để nhìn lại những mảng tối của nghề nghiệp đặc biệt vào thời điểm hôm nay khi quá nhiều nhà báo không còn giữ được phẩm chất của ngòi viết, ông nói:

Nhà báo bây giờ có vẻ mạnh m hơn nhiều. Tuy nhiên, nhà báo bây giờ hư nhiều lắm, hư hơn ngày xưa nhiều. Nhà báo phải có dũng khí, trong sạch thì mới dấn thân đấu tranh được. Tỉ lệ hư không phải ít. Nhiều khi anh là tập đoàn, nhiều anh có tiền có bạc, quyền lực mua nhà báo rất dễ. Giờ nhà báo đầy cả. Nhiều người thiếu dũng khí. Ngày xưa nhà báo dũng khí mặc dù hiểu biết kém nhưng dưới quyền lực của vua thì nô lệ không nhiều như bây giờ.

Bây giờ muốn chống tiêu cực thì chống tiêu cực trong nhà báo chứ không phải ai khác. Các nhà báo thật sự tốt đẹp mình nghĩ không nhiều đâu. Ngày 21 tháng Sáu mà đưa chuyện tiêu cực ra mà nói thì buồn quá. Làm người tốt thì khó nhất trên đời mà làm nhà báo tốt lại khó hơn. Giữ mình tốt đẹp là cực ký khó. Hãy làm một người tốt thì sẽ có nhà báo tốt.”

Hy vọng rằng trong những năm tới nhà báo Việt Nam sẽ may mắn hơn những năm vừa qua. Bởi tài năng thì nhà báo Việt Nam không thiếu nhưng sự may mắn có thể xem là rất khó xảy ra ngày nào Ban tuyên giáo còn nhìn hai chữ này như một từ “nhạy cảm”.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2014-06-21 

Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân tiếp tục bị ông Lập “phản ứng”!

Kể từ tháng 9/2013,  khi ông Nguyễn Thiện Nhân - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ - về nhậm chức Chủ tịch Ủy Ban Trung ương MTTQVN thì ông Đinh Đức Lập – Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết tỏ vẻ không bằng lòng. Không ít lần, trước mặt các tay chân, ông Lập tỏ ra bức xúc với Chủ tịch Nhân, xin xem:
Và cũng nhân dịp kỷ niệm 89 năm ngày báo chí CMVN, ông Lập lại tiếp tục tranh thủ “phản ứng” Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân một phát khi cho đăng một bài báo với cái tít hoành tráng, theo lẽ thường chắc phải cỡ một cuốn sách dày mới phản ánh hết: Chủ tịch UBTƯMTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân với báo Đại Đoàn Kết”.
Ô hô, thế nhưng, nội dung trong bài lại hết sức vớ vẩn, lèo tèo… Đúng là sự “cưỡng hiếp ngôn từ” theo kiểu Đinh Đức Lập quen dùng ở báo Đại đoàn kết nhiều năm qua.
Thực chất cái gọi là bài báo “khảo luận”  về  các hoạt động, lãnh đạo, chỉ đạo của “Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân với báo Đại đoàn kết” này đơn thuần chỉ là một cái tin cũ rích từ ngày 4/6/2014 khi ông Nguyễn Thiện Nhân - Ủy viên Bộ Chính trị - Chủ tịch MTTQVN đến thăm báo Đại Đoàn Kết xin xem:
Tin này, đã được báo Đại Đoàn Kết đưa ngày 5/6/2014, xin xem:
Tại bài “Chủ tịch UBTƯMTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân với báo Đại Đoàn Kết”, nhắc lại lời huấn thị của Chủ tịch Nhân: Báo Mặt trận khi đưa tin về hoạt động của Mặt trận phải "đầy đủ nhất, sâu nhất và nhanh nhất”.
Điều đáng nói là trong dịp này, Chủ tịch Nhân đến tận báo Đại Đoàn Kết để làm việc vậy mà không hiểu sao Ban Biên tập và phóng viên tác nghiệp thế nào vẫn không thoát ra khỏi cái căn bệnh kinh niên của báo này là đưa thông tin chậm và không đầy đủ. CHỉ cần so sánh với phóng viên Từ Lương của báo Điện tử Chính phủ cũng thấy rõ.
Báo điện tử Chính phủ đã nhanh chóng  đưa tin sự kiện Chủ tịch Nhân thăm báo Đại đoàn kết ngay buổi trưa cùng ngày, còn báo Đại Đoàn Kết phải chờ tới hôm sau (5/6) mới đưa tin. Xin xem:
Như vậy, ông Lập chủ trương “làm mới” lại thông tin đã cũ rích và không đầy đủ (nếu không muốn nói là còn bị bóp méo) của chính báo Đại đoàn kết xảy ra từ mấy tuần trước đây là nhằm mục đích gì?
Chiêu “rung cây nhát khỉ”, mượn hình ảnh, thông tin có liên quan chút xíu tới các nhà lãnh đạo để đánh bóng hình ảnh mình một cách gượng gạo, sống sượng của “cụ Lập” chẳng ai còn lạ gì (xem bài http://huunguyenddk.blogspot.com/2014/04/vu-inh-uc-lap-cu-lap-co-lam-dung-hinh.html ).
Có lẽ ông Lập đã khá thành công khi lòe được một số cán bộ, phóng viên dưới quyền tin là Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân đang hứa hẹn sẽ tái bổ nhiệm ông ta và sẽ cho tái khởi động lại dự án liên doanh xây dựng tòa nhà 66 Bà Triệu, Hà Nội. Nay ông Lập tiếp tục “xài” hình ảnh, thông tin trong một sự kiện đã cũ về Chủ tịch Nhân để “củng cố” thêm niềm tin của dư luận vào sự “tồn tại hay không tồn tại” của ông Lập tại báo Đại đoàn kết chỉ trong thời gian ngắn tới đây. 
Thực tế, phóng viên Từ Lương của Báo điện tử Chính phủ đã phản ánh khá trung thực lời phát biểu của Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân về những sai phạm của ông Đinh Đức Lập và Ban Biên tập báo Đại Đoàn Kết. Cụ thể là lời phát biểu của Chủ tịch Nhân trong đoạn cuối bài viết kể trên, xin trích: “Chủ tịch NguyễnThiện Nhân lưu ý, trong bất cứ hoàn cảnh nào báo Đại Đoàn Kết cũng không được để xảy ra sai phạm trong các hợp đồng hợp tác tuyên truyền, liên doanh, liên kết với các đơn vị khác dẫn tới ảnh hưởng uy tín chung của Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam”.

Thêm chú thích
Thông tin này trong phát biểu của Chủ tịch Nhân đã bị ông Lập gạt bỏ không thương tiếc và chỉ cho báo Đại đoàn kết đưa tin một cách phiến diện nhằm phục vụ cho lợi ích của bản thân ông Lập mà thôi. Còn các chỉ đạo xác đáng, thiết thực của Chủ tịch Nhân thì bị chính ông Lập cắt phéng đi. Ngay Chủ tịch Nhân mà còn bị ông Lập “bịt miệng”, đưa thông tin không đầy đủ nữa là huống chi…
Càng cho thấy cách làm báo thiếu trung thực, bóp méo, xuyên tạc sự thật của ông Lập là không chừa bất cứ ai, bất kỳ lĩnh vực nào miễn sao sự bóp méo và xuyên tạc đó có lợi cho chính bản thân ông Lập là OK rồi!
Ngọc Minh
(Blog Hữu Nguyên) 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét