Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014

Muốn thoát Trung phải thoát mọi chế độ độc tài - Trung Quốc sa bẫy, Việt Nam cúi đầu?

Chính trị – Xã hội

Chuyến sang Việt Nam của Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì: Trung Quốc chưa có bất cứ thiện chí nào!   -(LDD) – GS Vũ minh Giang.
Khó tin những cáo buộc xuyên tạc vẫn tồn tại trong thời đại ngày nay  -(LĐ)
Tàu Trung Quốc ngang nhiên đánh cá trong ngư trường Việt Nam  -(TT) - Sao không bắt nó như Phi luật Tân làm.
Muốn thoát Trung phải thoát mọi chế độ độc tài  -(RFA)   >>>  Biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội   >>>  Công nhận liệt sĩ cho ngư dân: Nên hay không?   >>>   Dương Khiết Trì và Ted Osius gửi thông điệp gì cho Việt Nam?

Báo chí là vũ khí sắc bén để “phò chính, trừ tà”  -(LĐ)
Bằng chứng đây, thưa Bộ trưởng!   -(LĐ) – Đường xây xong mới đưa vào sử dụng đã bị lún. Không phải một vài tuyến, mà rất phổ biến. Nhìn quốc lộ 5 không thể không liên tưởng đến đại lộ Đông Tây ở TPHCM. Ngày nay, “đường lún” là một thuật ngữ rất quen thuộc, từ trong văn bản hành chính cho đến thực tế.

Ghi chép về chuyến đi Mỹ: 8. Đường tới Mỹ  -(Nguyễn tường Thụy -RFA)
Dương Khiết Trì bỗng dưng sang thăm Việt Nam nhằm mục đích gì?  -(Nguyến trọng Vĩnh -Boxitvn)
Bằng cách nào Tàu và Mỹ có thể tránh được một xung đột đầy thảm họa  – Hugh White, cộng tác viên xã luận của The Christian Science Monitor, ngày 18 tháng Sáu, 2014  -Trần Ngọc Cư dịch  -(Boxitvn)
Sài Gòn bình yên và tai biến  -(Phạm chí Dũng -Boxitvn)
Hà Nội: CA đàn áp, bắt giam nhiều người người biểu tình chống Trung Quốc  -(Boxitvn)
Từ 4 tốt đến 4…không được!  -(Dannews)   —  Bốn nhà hoạt động dân sự tới Geneva, tham dự phiên họp UPR của Việt Nam  -(Danquyen)
Đừng yêu nước bằng máu người khác.  -(Nguoibuongio)   —  Rõ cả rồi nhé! -(Trần kinh Nghị / PTS)
Hãy lạc quan lên một chút !  – (Trương Nhân Tuấn). “… trái banh kiện TQ hay không đang nằm trong chân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nếu ông quyết định nắm bắt cơ hội bằng vàng này để giải quyết tranh chấp Hoàng Sa, những thất bại của ông (về kinh tế xã hội…) trong thời gian qua có thể sẽ được mọi người xí xóa. Mọi người sẽ biết đến ông như một lãnh đạo hiếm hoi xuất thân từ lò cộng sản có quyết tâm vì quyền lợi của đất nước và dân tộc
***  Ông GS nầy ở tận bên Úc lâu rồi nên quên, ông Nguyễn tấn Dũng dù là TT, nhưng đâu phải như bên Nhật, Đại Hàn…mà có quyền quyết định KIỆN cái “giàn khoan” ,mà đảng “ta” quyết định tất cả ở xứ này- Cho nên ông Dũng rất khôn, sợ Dân nó “dòm” cho nên đã đá trái banh qua cho BCT (ĐCS) ngay từ lúc ở Phi về.
Trung Quốc – Việt Nam ‘hứa không gây thêm căng thẳng ở Biển Đông’  -(Diplomat/ TCPT)
Việt Nam đã trao cho LB Nga quyền ưu tiên sử dụng căn cứ Cam Ranh  -(Kichbu).Tàu của Nga có quyền ưu tiên sử dụng căn cứ quân sự Cam Ranh ở tỉnh miền trung Việt Nam Khánh Hòa cho nhu cầu hải quân của họ, đại sứ Việt Nam tại Nga Phạm Xuân Sơn nói“.
*** Chưa sáng mắt sáng lòng, cũng  là”đồng hồ Liên xô tốt hơn Thụy sĩ, Trăng Trung quốc tròn hơn trăng Mỹ” – Cho nên ông bà ta nói không sai “mã tầm mã,ngưu tầm ngưu”
https://fbcdn-sphotos-c-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpa1/t1.0-9/p180x540/10394583_239882506211559_4887885234148883919_n.jpg
Đối đáp tại đồn công an Lý Thái Tổ lúc 5h30 chiều 19/6/2014  -( Liberty FB) – “Chị ra vườn hoa Lý Thái Tổ làm gì?/ Cho tôi hỏi lại, anh có mang dòng máu Việt trong người không mà hỏi tôi ra đó làm gì? Còn nếu anh vẫn muốn nghe tôi nói, thì đây: Tôi ra đó để thét lên: ĐẢ ĐẢO TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC!! ĐẢ ĐẢO BÈ LŨ TẬP CẬN BÌNH!!! ĐẢ ĐẢO HÈN NHÁT VỚI GIẶC TÀU!!!/ Hôm nay chị ra đây có theo sự xúi giục và lôi kéo của ai, tổ chức nào ko?/ Có!/ Ai, tổ chức nào?/ Trái tim tôi, trái tim yêu tổ quốc và căm thù quân Trung Quốc xâm lược đã xúi giục lôi kéo tôi ra đó!“ =>
AN-NAM NHÍ NHỐ BÚT TRE - (Baron Trịnh)
Đi vận động quốc tế là làm gì? – (VNUPR)-Phạm đoan Trang
Vũ Ánh – Những Quyết Định Khó Khăn Nhất Trong Đời Tù  -(DĐTK). – Vũ Ánh – Làm Lại Từ Đầu Ở Tuổi 51  -(DĐTK).  – Đoàn Thanh Liêm – Chứng từ của một người tù kiên giam (bài viết nhân đọc cuốn sách Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh)
Giành ngôi cường quốc thế giới: Trung Quốc chống Hoa Kỳ -(Phan Ba)   >>>   Cuộc Chiến tranh Lạnh kế tiếp: Chiến tranh mạng – Một chiều mới của chiến tranh

TQ sẽ hạ đặt thêm giàn khoan thứ hai gần bờ biển Việt Nam  – (VOA) – “Giàn khoan thứ nhì dài 600m đang được kéo về hướng Đông-Nam từ vị trí hiện tại ở phía Nam đảo Hải Nam, và vào ngày mai, thứ Sáu, sẽ được đưa vào vị trí mới gần bờ biển Việt Nam
Cảnh sát biển Việt Nam chưa phát hiện giàn khoan thứ hai – “Nam Hải số 9” như Trung Quốc loan báo  -(PLTP)   —   Giàn khoan Nam Hải số 9 sẽ chỉ hoạt động quanh khu vực đảo Hải Nam của Trung Quốc?  -(PLTP)
Cần theo dõi chặt chẽ động thái giàn khoan Nam Hải 9 của Trung Quốc  – (Infonet)  — Ý đồ của TQ đằng sau sự dịch chuyển giàn khoan Nam Hải 9 ở Biển Đông? (Infonet)   —   Cảnh sát biển chuẩn bị phương án đối phó giàn khoan Nam Hải 9  -(VnEx)   —   Quyết liệt ngăn cản giàn khoan thứ hai vào Biển Đông  -(DV)   —   Đã có phương án đối phó với giàn khoan Nam Hải 9  -(TN)   >>>   Trung Quốc đang bất chấp tất cả    —    Lòng tham không đáy của TQ -   (NLĐ   —  Chiến thuật ‘tằm ăn dâu’ và động thái tiếp theo của Trung Quốc ở Biển Đông (Tin Tức)
HOÀNG SA chiều 19/6: Trung Quốc tung thêm ‘bảo bối’ ra Biển Đông  -(TG)  —  Từ Hoàng Sa: Đội hình tàu lạ của TQ  -(VNN)
Tàu Trung Quốc ngang nhiên đánh cá trong ngư trường Việt Nam   -(TT)  –    5 tàu quân sự Trung Quốc có mặt tại khu vực hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981   -(QĐND)  —   Trung Quốc cần rút giàn khoan và tôn trọng luật pháp quốc tế  -(QĐND)  —Trung Quốc “bịt tai”  -(NLĐ)   —  Các tàu Trung Quốc quyết liệt cản phá tàu Kiểm ngư Việt Nam -  (CL)   —    Tàu Trung Quốc tiếp tục dàn hàng ngang, ngăn cản, ép tàu Việt Nam - (DT)   >>>   Trung Quốc đang chuyển từ “phản ứng quyết liệt” sang “đối đầu chủ động”   —  TÀU TRUNG QUỐC TRUY CẢN TÀU THỰC THI PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM  - (TTXVN)
Báo Nga: “Ông Dương Khiết Trì đến Hà Nội để xoa dịu tình hình”  -(BizLive)
Có người Ngoại quốc dạy cho đây nầy : Carl Thayer: Chiến dịch tuyên truyền của Trung Quốc và Biển Đông: Cứ thử xem! (NCQT). “Không được để cho Trung Quốc theo đuổi cuộc chiến tranh thông tin với mục đích thu lợi cả hai đầu – cho lưu hành một bản tuyên bố lập trường tại Liên Hiệp Quốc để chứng minh tính chất nghiêm túc của họ trong cuộc tranh chấp với Việt Nam, và lại từ chối đề nghị trọng tài của Liên Hiệp Quốc. Mỹ và Úc nên thúc đẩy một cuộc tranh luận tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Nhật Bản và các cường quốc hàng hải khác có quyền lợi trong việc Biển Đông ổn định nên tham gia vào việc thúc đẩy đó“.
Công ước LHQ về Luật biển năm 1982 quy định gì? (1)  -(KT)
H4<- “CƯỚP DIỄN ĐÀN” TẠI QUỐC HỘI (FB NKYN). “Vì Quốc Hội không thảo luận về tình hình biển ông, Đại Biểu Trương Trọng Nghĩa ‘cướp diễn đàn’.” - Đại biểu quốc hội ‘chiếm diễn đàn’, kêu gọi ra nghị quyết về Biển Đông (DLB).  – Quốc hội cần có nghị quyết về Biển Đông (TBKTSG). ĐBQH Trương Trọng Nghĩa: “Không có chủ quyền thì mọi thứ luật pháp sẽ không có ý nghĩa gì“.Quốc hội cần ra nghị quyết về Biển Đông (LĐ). – Quốc hội cần ra nghị quyết riêng về biển Đông? (PLTP).
Phỏng vấn TS Nguyễn Ngọc Trường, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và Phát triển quốc tế: Làm cho đất nước vững mạnh  -(NLĐ)
‘Báo chí phải hạn chế những thứ mang danh sự thật’  -(VNN)
Dự án đường nối Vị Thanh – Cần Thơ kém chất lượng: Nhiều doanh nghiệp bị cấm đấu thầu  -(LĐ) -Chưa đủ,toàn bộ những tuyến đường đã làm ở Miền Tây đều “xuống cấp” sau khi sử dụng “sáu tháng”.

TQ xây đảo nhằm lập ADIZ, hiện thực hóa ‘đường lưỡi bò’    -(ĐV)   >>>   World Cup là cái tát vào “Trung Hoa mộng”    >>>   Tàu quét mìn TQ điều đến giàn khoan chỉ là… đồ cổ
Máy bay Trung Quốc quần thảo không phận tàu Việt Nam   -(Tintuc)   >>>  Xâm chiếm bằng vũ lực không tạo ra danh nghĩa chủ quyền    >>>  Việt Nam ủng hộ Nga tăng cường vị thế ở châu Á-TBD   >>>  Xây đảo nhân tạo có cho phép Trung Quốc tuyên bố EEZ?    >>>   Chủ tịch nước: Chủ quyền lãnh thổ là thiêng liêng và bất khả xâm phạm
Trung Quốc chỉ kiếm cớ “hoãn binh xoa dịu Việt Nam”  -(Bizlive)   >>>   Tình hình biển Đông tối 20/6: Trung Quốc đưa tiêm kích Su-30 ra dọa   >>>   Trung Quốc tăng thêm 17 tàu bảo vệ giàn khoan   >>>   Báo Nga bình luận: “Ông Dương Khiết Trì đến Hà Nội để xoa dịu tình hình”
Vậy Quần đảo Hoàng sa được mấy centimetre nhỉ.
Hoàn Cầu “đổi giọng” anh em, Nhân Dân nhật báo tiếp tục dọa Việt Nam  -(GDVN)   >>>   Tại sao Đa Chiều nói ông Dương Khiết Trì “tự chui đầu vào rọ”?
Sau Nam Hải 9, Trung Quốc đưa thêm 3 giàn khoan vào Biển Đông   -(Infonet)   —   Trung Quốc đưa thêm 4 giàn khoan vào biển Đông  -  (NLĐO)   >>>   Cận cảnh giàn khoan Hải Dương 981 qua lời nữ phóng viên Úc   >>>  Trung Quốc bất ngờ sốt sắng về Bộ Quy tắc Ứng xử trên biển Đông
Nhiều tên tuổi lớn dự hội thảo quốc tế về Hoàng Sa, Trường Sa   -(Infonet)   >>>  Vì sao không có học giả TQ dự hội thảo quốc tế về Hoàng Sa, Trường Sa?    —    Giáo sư Carl Thayer: Trung Quốc vi phạm và huỷ hoại môi trường pháp lý   -(LĐ)
Tin tức Biển Đông mới nhất:Tàu TQ đâm gãy lan can tàu kiểm ngư VN  -(ĐSPL)  –  Vào lúc 15h30 ngày hôm nay (19/6), khi tàu kiểm ngư 762 của Việt Nam còn cách giàn khoan trái phép 12 hải lý thì bị tàu Trung Quốc số hiệu 242 đâm vào mạn trái đài chỉ huy làm toàn bộ phần boong trên đài từ đài chỉ huy đến sau lái bị lõm sâu vào trong 70 cm, dài 20m, lan can bị gãy, sườn mạn trái bị vỡ phía sau, người trên tàu an toàn.
Trung Quốc sử dụng giàn khoan thứ hai nhắm vào Philippines?  -(PLTP)
CHXHCN Việt Nam có bị ràng buộc bởi công thư 1958?  -(TN)  – Việt Nam là quốc gia mới độc lập đã áp dụng nguyên tắc này trong Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại Quảng trường Ba Đình ngày 2.9.1945: “Chúng tôi, Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn khỏi quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những Hiệp ướcPháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam”.
*** Vậy thì hôm nay cứ học tập làm theo gương  ông Hồ chí Minh , thay thế mấy câu ĐỎ ,XANH bằng những từ thích hợp là xong ngay chớ đâu có khó gì. Dễ ẹt, mấy cái dụ điền chữ con nít lớp 2 nó điền hay lắm. Đây nè : ĐỒNG CHÍ HỮU HẢO, ANH EM,TRUNG QUỐC
Tường thuật từ Hoàng Sa ngày 20.6: Trung Quốc tăng thêm máy bay quân sự, tàu quét mìn  -(TN)
GS Carl Thayer: Cần đưa vấn đề giàn khoan ra Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc  -(TN)
Trung Quốc dùng nhiều giàn khoan để lấn những bước dài   -(VnEx)
Trung Quốc đã dùng ngư dân giả cưỡng chiếm Hoàng Sa -(TT)  – “Từ 1954 đến 1975, lực lượng bảo vệ Hoàng Sa của chính quyền VNCH luôn bắt giữ nhiều vụ lực lượng quân sự Trung Quốc giả dạng ngư dân, lén lút đổ bộ lên đảo để cắm cờ, dựng bia, nắm tin tức tình báo…”.
Thỏa thuận hạt nhân với VN tạo 50.000 việc làm cho Mỹ    -(ĐV)  >>>   Lào xây dựng thủy điện Don Sahong trên sông Mekong
Số phận sông Mekong như chỉ mành treo chuông!  -(MTG)  -Không còn nhiều thời gian để dừng xây dựng 2 con đập thủy điện của Lào và Campuchia. Nếu được xây dựng, chúng sẽ gây ra những tổn thất không thể phục hồi đối với an ninh lương thực khu vực, đe dọa nghiêm trọng sự sống còn của loài cá heo quý hiếm đang sinh sống tại con sông. – WWF cho biết, Lào đã thông báo về quyết định tiếp tục xây dựng đập Don Sahong vào tháng 9.2013, bỏ qua quy trình tham vấn của Ủy ban sông Mekong.
Đường lún, nứt: Bộ GTVT… đẩy lỗi về phía người dân?  -(ĐV) -    >>>   Đăng ký xe máy điện: Quy định trên trời rơi xuống?

Có hay không nhiều văn bản trái luật được ban hành để phục vụ lợi ích nhóm?   -(PT)


Bốn nhà hoạt động Nguyễn Quang A, Phạm Lê Vương Các, Nguyễn Thị Vy Hạnh và Trịnh Hữu Long tại Liên Hiệp Quốc
Các nhà hoạt động đã có mặt ở Liên Hiệp Quốc trước phiên họp về Việt Nam===>>>
Philippines và Mỹ sắp tập trận hải quân  -(BBC) -Philippines và Mỹ sắp có cuộc tập trận hải quân chung vào tháng này tại một khu vực tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông.
Tập trận Philippines-Mỹ trên Biển Đông gần bãi cạn bị Trung Quốc chiếm  -(RFI)
Trung Quốc sẽ đưa thêm ba giàn khoan đến Biển Đông   -(RFI)   >>>  Bỏ cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam: Hoa Kỳ phản ứng thuận lợi    >>> Việt Nam cho Nga ưu tiên sử dụng cảng Cam Ranh

Kinh tế

Khoai tây Trung Quốc “đội lốt” khoai Đà Lạt tràn lan  -(PLTP)
Trung Quốc không thể cầm đằng chuôi trong nhập khẩu gạo VN    -(ĐV)   >>>   Bất động sản VN: Dubai sẽ là đối thủ của Trung Quốc?
TP.HCM: Giá sữa mới sẽ giảm tới 31% kể từ 21/6  -(Bizlive)   >>>   Chục kg thanh long không mua nổi bát phở   >>>   Hà Nội: CPI tháng 6 tăng trở lại 0,08%
Giá vàng vượt mốc 37 triệu đồng/lượng  -(TN)   —  Vốn ngoại tiếp tục đổ về Việt Nam    —  Giá trần bán lẻ sữa tăng 5-12% giá bán buôn  -(TT)
Ngân hàng đã “tự giác” hạn chế đầu cơ ngoại tệ?  -(VnEc)   —   Ngân hàng Nhà nước: Nhiều cổ đông lớn thao túng nhà băng  -(VnEx)

Thế giới

Iraq: đứng vững, nhưng phải cải tổ  -(RFA)   —  Tổng thống Obama: Mỹ sẽ gửi 300 cố vấn quân sự đến Iraq  -(VOA)
Phillipines yêu cầu Singapore điều tra hành vi phân biệt chủng tộc -(RFA)   –  Đụng độ tại miền Nam Philippines khiến 17 người chết -(RFA)   —  Philippines đòi Mỹ bồi thường cho việc làm hư rạn san hô-(VOA)
Sri Lanka: Phe Hồi Giáo phản đối phe Phật Giáo gây bạo loạn chết người -(RFA)
Hai vệ tinh Nhật được phóng lên quĩ đạo từ tên lửa Ukraine -(RFA)
Bắc Kinh chủ mưu tấn công website Apple Daily? -(RFA)   —  TQ: Công an điều tra gia đình một cán bộ cao cấp -(RFA)   —   Trung Quốc và Đài loan sẽ thiết lập văn phòng liên lạc -(RFA)
Mỹ bắt một người từng làm lính gác trại tử thần Auschwitz  -(VOA)   —  Phe Cộng hòa chọn tân lãnh đạo khối đa số Hạ viện-(VOA)
An ninh Kenya bắn hạ 5 nghi can vụ tấn công thị trấn duyên hải-(VOA)
75 nhà khoa học Mỹ có thể đã bị phơi nhiễm vi trùng bệnh than-(VOA)
Tây Ban Nha có quốc vương mới-(VOA)   —   Nga lại tiếp tục tăng cường binh sĩ ở biên giới Ukraine-(VOA)  —  Mozambique báo động nạn săn trộm voi-(VOA)

Đài Loan tăng cường biện pháp thắt chặt đầu tư từ Trung Quốc  -(GDVN)   >>>   Nếu đánh nhau với Nhật, TQ sẽ tấn công thành Kobe đầu tiên?
Mỹ giải bài toán Iraq, TQ sẽ mất Iran  -(MTG)
Nhật Bản chuẩn bị cho tình huống bắt giữ các tù nhân chiến tranh   -(DT)
Chiến tranh tại Irak : Nguy cơ hình thành nhà nước Sunistan cực đoan  -(RFI)   >>>  Irak tan vỡ : Trách nhiệm của Obama hay Bush ?    >>>   Tổng thống Obama gởi 300 cố vấn quân sự đến Irak, kêu gọi Thủ tướng Maliki đối thoại
Tokyo đả kích cuộc tập trận bắn đạn thật của Hàn Quốc -(RFI)   –   Trục xuất lao động nhập cư, kinh tế Thái Lan sẽ trả giá nặng -(RFI)
Liên Hiệp Quốc : Kỷ lục về người lánh nạn do xung đột và khủng hoảng -(RFI)
Tổng thống Ukraina công bố kế hoạch hòa bình cho miền Đông -(RFI)   –  Cảnh sát Nga khám xét nhà lãnh tụ đối lập Navalny -(RFI)
Bắc Kinh cho điều tra các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Trung Quốc -(RFI)
Một làng Trung Quốc bị chỉ trích vì lễ hội ẩm thực thịt chó -(RFI)

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học

Hộp sọ mới phát hiện hé lộ quá trình tiến hóa con người  -(VOA)
Muốn “tới bến” với nữ tiếp viên phải qua “chiêu” của nhà hàng -(Infonet)
Đòi “phạt” 4 triệu đồng vì không thắt dây an toàn!  -(LĐ)
Máy bay VietJet chở khách đi Đà Lạt đến… Nha Trang  -(NLĐ)
Giám đốc Công an Ninh Thuận: CSHS nổ súng trúng người “rõ ràng là có khuyết điểm, chưa phù hợp“  -(PLTP)   >>> Từ vụ CSHS bắn thủng bụng thanh niên: Nỗi lo cảnh sát thường phục lạm quyền   >>>     Cách chức chủ tịch xã “ép dân bán chó làm đường”   >>>   Trốn khỏi nhà tạm giữ, chết dưới ao rau muống   >>>   Một công an bị tố lừa tình, thuê người làm đám cưới giả dù đã có gia đình
Cứu sống thanh niên bị đâm thủng tim  -(NLĐ)  Nghi vấn thiếu tá công an bóp cổ ông lão 83 tuổi  -(PLTP)   —  Vụ ‘ăn chặn’ trầm: Nguyên trưởng công an huyện lãnh án 10 năm tù  -(TN)
Cả nước tồn tại hơn 300 tụ điểm mại dâm công cộng  -(TP)  —  Điên cuồng đâm người yêu đến chết vì đòi chia tay  -(TT)  >>>   Ôm cục tức khi đi taxi từ sân bay Tân Sơn Nhất   >>>  Sập trần nhà trong trung tâm thương mại An Đông

Muốn thoát Trung phải thoát mọi chế độ độc tài

Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang cúi chào tại buổi lễ chào đón khi ông đến thăm Trung Quốc tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 19 tháng 6 2013.

Nghe bài này
Sự kiện giàn khoan HD 981 và viễn ảnh lệ thuộc Trung Quốc như một chư hầu khiến cho giới trí thức Việt Nam đặt vấn đề “thoát Trung”. Câu hỏi đặt ra Việt Nam có thể thoát khỏi ảnh hưởng Trung Quốc mà vẫn duy trì ý thức hệ Cộng sản hay không.

Giải Cộng

Đặt vấn đề muốn thoát Trung phải giải Cộng như một điều kiện tiên quyết, thì dễ thấy mục tiêu này có khoảng cách khá xa với thực tại. Nhưng các sử gia đã dẫn chứng những trường hợp thoát Cộng, từ bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa đã nhiều lần diễn ra trên thế giới. Điển hình là sự sụp đổ Liên bang Xô viết năm 1991, khi tình hình còn chưa ngã ngũ thì một số nước Cộng hòa, từng bị ép đi theo con đường Cộng sản đã nhanh chóng tuyên bố độc lập và sau đó người dân bầu chọn chế độ chính trị dân chủ đa đảng. Sự từ bỏ chủ nghĩa Cộng sản đã hoàn tất ở tất cả 15 nước Cộng hòa thuộc Liên bang Xô viết, kể cả Liên bang Nga.

Nếu Liên Xô cái nôi của chủ nghĩa Cộng sản phải mất 70 năm mới tan rã thì Campuchia lại khác, Xứ Chùa Tháp bị nhuộm đỏ nhanh chóng sau năm 1975 và cũng nhanh chóng thoát Cộng trong vòng 15 năm. Cho nên đối với những ai dị ứng với chế độ Cộng sản, vấn đề giải Cộng ở Việt Nam cũng không phải là chuyện viễn tưởng.




Theo tôi, về lâu về dài không có con đường nào khác phải thoát khỏi chế độ toàn trị này, xây dựng một chế độ dân chủ thực sự trong đó có đa nguyên đa đảng, đảm bảo các quyền con người và chỉ có trên cơ sở ấy thì mới có cơ hội để thoát ra những cái ràng buộc với Trung Quốc

TS Nguyễn Quang A
Trò chuyện với chúng tôi, TS Nguyễn Quang A thuộc nhóm chủ trương Diễn đàn Xã hội Dân sự từ Hà Nội trình bày ý kiến của ông:

“Tôi nghĩ rằng, thoát khỏi Trung Quốc là một vấn đề rất bức thiết. Nhưng cũng là một vấn đề không thể vội vàng làm ào ào được. Theo tôi, về lâu về dài không có con đường nào khác phải thoát khỏi chế độ toàn trị này, xây dựng một chế độ dân chủ thực sự trong đó có đa nguyên đa đảng, đảm bảo các quyền con người và chỉ có trên cơ sở ấy thì mới có cơ hội để thoát ra những cái ràng buộc với Trung Quốc và những ảnh hưởng không có lợi của Trung Quốc đối với Việt Nam.”

Tuy vậy, TS Nguyễn Quang A nhấn mạnh rằng người Việt Nam cần hết sức thận trọng, tránh bài học thoát Cộng nhưng vẫn không thoát độc tài. Ông nói:

Các nhà lãnh đạo cộng sảng Việt Nam, (hàng đầu từ phải) Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.
“Người ta nói rằng phải thoát Cộng, tôi cũng đồng ý như thế nhưng cái đó chỉ mới là một nửa thôi. Có thể không có Cộng sản nhưng mà lại có một chế độc độc tài khác, một đất nước không thể phát triển được trên cơ sở chế độ độc tài. Cho nên tôi nghĩ rằng phải thoát cái gọi là toàn trị, thoát cái độc tài và đấy là một quá trình không thể ngày một ngày hai. Tôi nghĩ là không có biện pháp nào nói rằng ngày mai, hay hai năm nữa, hay sáu tháng nữa mà có thể đạt được. Bởi vì nếu mà còn một chế độ độc tài như thế này, thì thực sự Việt Nam không có bạn, trơ trọi và như thế khó mà có thể vươn lên được và có thể có mối quan hệ bình thường giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc được.”

Cũng có những ý kiến quan ngại sự giải Cộng hay xóa bỏ chế độ Xã hội Chủ nghĩa hiện nay ở Việt Nam sẽ có xáo trộn rất lớn. Hơn nữa không phải người dân Việt Nam nào cũng muốn giải cộng, giải tán chế độ hiện tại. Luồng ý kiến này lập luận rằng Việt Nam hiện có 3,6 triệu đảng viên cộng sản, mỗi gia đình trung bình 4 người, kéo theo họ hàng quyến thuộc và những kẻ ăn theo, tổng số người chịu ảnh hưởng quyền lợi nhờ chế độ Cộng sản hiện nay có thể lên tới mười mấy, hai chục triệu người. Thật ra để biết được người dân Việt Nam thực sự nghĩ gì, mong muốn gì đối với việc lựa chọn thể chế chính trị thì có lẽ phải có một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức nghiêm túc. Đây là điều Đảng Cộng sản Việt Nam không muốn phải đối mặt, do vậy mà mấy chục năm Quốc hội Việt Nam không hình thành được Luật Trưng cầu Dân ý hay Luật Biểu tình. Dù bản Hiến pháp nào của Việt Nam cũng đều có qui định các quyền công dân này.

Thoát Trung?

Đáp câu hỏi của chúng tôi là để thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc rất nặng nề cả về chính trị và kinh tế, có ý kiến cho là Việt Nam phải cải tổ để có một chế độ dân chủ thực sự thì mới có thể không còn ngán ngại trong việc bảo vệ chủ quyền. TS Trần Đình Bá, thành viên Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam từ Hà Nội nhận định:




Tình hình bây giờ khác với thời kỳ 1979....Ngay bây giờ, thí dụ TQ mà xâm lược Việt Nam ở trên bộ thì người dân VN sẽ đoàn kết lại bất kể Chính phủ như thế nào. Chuyện ấy đụng tới vấn đề xâm lược, nhưng mà như thế không có nghĩa là thoát Trung. Sau năm 1979, thì đâu có thoát

TS Nguyễn Quang A
“ Không, theo tôi không cần thiết. Tôi nghĩ bây giờ ở các cơ chế đa phương, các quốc gia đều được tự do bình đẳng về quyền lợi quốc tế của mình, tất cả các hiệp định của quốc tế. Tôi nghĩ mỗi quốc gia có thể chế riêng của mình không sao cả, các nước ASEAN cũng thế thôi.”

Nhà nước Cộng sản Việt Nam trong quá khứ là đồng chí môi hở răng lạnh với Trung Quốc và nhận viện trợ về vũ khí và nhân sự rất lớn từ Trung Quốc. Thế nhưng sau khi Bắc Việt Cộng sản chiến thắng thống nhất đất nước thì đến năm 1979 thì Trung Quốc lại mở cuộc tấn công xâm lăng, gây ra cuộc chiến khốc liệt ở biên giới Việt-Trung.

Với ý kiến cho rằng, nước Việt Nam độc tài đảng trị nhưng vẫn đẩy lùi được quân xâm lược Trung Quốc bảo vệ chủ quyền vào năm 1979. Tình hình lấn chiếm hiện nay qua vụ giàn khoan HD 981 có thể xem là lịch sử đang tái diễn hay không. TS Nguyễn Quang A phân tích:

“ Tôi nghĩ tình hình bây giờ khác với thời kỳ 1979 và lúc ấy Trung Quốc xâm lược ở trên bộ, còn bây giờ ở xa ngoài biển và chuyện đó khác xa. Ngay bây giờ, thí dụ Trung Quốc mà xâm lược Việt Nam ở trên bộ thì người dân Việt Nam sẽ đoàn kết lại bất kể Chính phủ như thế nào. Chuyện ấy đụng tới vấn đề xâm lược, nhưng mà như thế không có nghĩa là thoát Trung. Sau năm 1979, thì đâu có thoát mà ảnh hưởng Trung Quốc từ xa xưa lắm rồi và tôi nghĩ không thể có một biện pháp đơn giản nào để làm việc này có kết quả ngay lập tức.”

Thoát Trung mà phải từ bỏ xã hội chủ nghĩa, từ bỏ vai trò lãnh đạo toàn diện Việt Nam chắc chắn không phải chọn lựa của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản. Nhà nước sẽ làm gì để thoát khỏi ảnh hưởng lệ thuộc Trung Quốc. Người dân Việt Nam rất mong muốn được thông tin về vấn đề này.
Nam Nguyên,
phóng viên RFA
Theo RFA

Trung Quốc sa bẫy, Việt Nam cúi đầu?

Việt Nam dường như chủ động 'đấu chữ' trước.
Điều còn có thể cho là may mắn là cuộc đối đầu về giàn khoan HD-981 chưa chuyển sang đấu súng. Thay vào đó, nó đã đi đến một cuộc đấu chữ tại LHQ.
Trong cuộc đấu chữ này, Việt Nam đã “khai hỏa” trước. Ngày 2/6/2014 Việt Nam yêu cầu Tổng Thư ký LHQ lưu hành một công hàm cho phiên họp thứ 68 của tổ chức này, phản đối về giàn khoan HD-981, cũng như ghi mệnh đề thường lệ nói rằng “Việt Nam có đầy đủ dẫn chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa”.
Ngày 9/6/2014 Việt Nam gửi thêm một công hàm, có lẽ liên quan đến việc tàu Trung Quốc đâm chìm một tàu cá Việt Nam.
Sau đó, Trung Quốc “phản pháo” bằng cách gửi đến LHQ một “văn bản về lập trường”.
'Giành thế thượng phong'
Bộ Ngoại giao TQ phản ứng liên tục sau những cuộc họp báo của VN.
Không chỉ cáo buộc ngược lại Việt Nam, văn bản này còn ghi Trung Quốc đã quản lý Hoàng Sa từ đời Bắc Tống, cũng như đưa ra những vấn đề như công hàm Phạm Văn Đồng, các tuyên bố có hại khác của quan chức và truyền thông của VNDCCH, sách giáo khoa và bản đồ của VNDCCH ghi Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc.
Phản công mạnh mẽ của Trung Quốc đã đạt được ba thành công quan trọng cho họ.
Thành công thứ nhất là nó làm cho một số nhà bình luận nghiêng về phía Trung Quốc, hay ít nhất không còn nghiêng về phía Việt Nam như trước. Chúng ta chỉ có thể dự đoán nó có ảnh hưởng gì với thế giới.
Thành công thứ nhì là nó đã đẩy cuộc thảo luận ra khỏi phạm trù của luật biển, nơi Trung Quốc chắc chắn đã vi phạm luật quốc tế, vào phạm trù tranh chấp chủ quyền đảo, nơi có rủi ro pháp lý cho Việt Nam, trong khi Trung Quốc lại có nhiều lợi thế tuyên truyền.
Với hai thành công trên, Trung Quốc đã gây nhiều thiệt hại cho vị trí thượng phong mà Việt Nam đã đạt được trong cuộc tranh thủ dư luận trong suốt tháng trước đó, nếu không muốn nói rằng Trung Quốc đã giành được thế thượng phong.
"Chính Trung Quốc đã tham gia việc quốc tế hóa tranh chấp Hoàng Sa, điều mà họ luôn tránh từ trước đến nay"
Thành công thứ ba là, với việc nêu ra công hàm Phạm Văn Đồng và các hành vi có hại khác của VNDCCH, Trung Quốc đã đánh một đòn tâm lý mạnh vào lãnh đạo Việt Nam cũng như người dân Việt.
Trong khi Bộ Chính trị Việt Nam còn đang chần chừ về việc kiện Trung Quốc thì đòn này có thể đã làm cho họ thêm bối rối và mất tinh thần, mặc dù thật ra để đơn phương kiện Trung Quốc thì hồ sơ sẽ không phụ thuộc vào Hoàng Sa là của nước nào.
Đòn này cũng làm cho người Việt bị chia trí. Như vậy, khả năng đối phó của Việt Nam trong vấn đề giàn khoan HD-981 bị sút giảm đi nhiều.
Thế nhưng, đòn phản công này của Trung Quốc cũng bao hàm một số rủi ro cho họ. Rủi ro thứ nhất là lập luận của họ có thể bị Việt Nam phản biện trước LHQ. Phản biện của Việt Nam có thể có ba mũi nhọn.
Mũi nhọn thứt nhất, Việt Nam buộc phải phản biện Trung Quốc về công hàm Phạm Văn Đồng và các hành vi có hại khác của VNDCCH.
Mũi nhọn thứ nhì, Việt Nam có thể lập luận cho rằng bất kể Hoàng Sa là của nước nào, vùng đặc quyền kinh tế thuộc Hoàng Sa không thể vươn ra đến các nơi Trung Quốc đã triển khai giàn khoan, cho nên các nơi đó chắc chắn thuộc vùng đặc quyền kinh tế của đất liền và các đảo ven bờ Việt Nam.
Mũi nhọn thứ ba, dù có yêu sách chồng lấn đi nữa thì việc Trung Quốc đơn phương triển khai giàn khoan trong vùng có yêu sách chồng lấn đã vi phạm Điều 74 của UNCLOS. Hai mũi nhọn sau là để đặt vấn đề vào lại phạm trù của luật biển, nơi Việt Nam có nhiều lợi thế.
Rủi ro thứ nhì là việc tranh cãi qua lại ở LHQ sẽ bác bỏ quan điểm của Trung Quốc là không có tranh chấp về quần đảo Hoàng Sa.
Rủi ro thứ ba là qua việc đưa lập luận của họ ra trước LHQ, và tranh cãi với Việt Nam trước LHQ, chính Trung Quốc đã tham gia việc quốc tế hóa tranh chấp Hoàng Sa, điều mà họ luôn tránh từ trước đến nay.
'TQ đã sa bẫy'
VN và TQ tố cáo lẫn nhau về việc dùng tàu gây hấn.
Do đó, có thể nói rằng, với phản công mạnh mẽ của họ, và mặc dù đã có một số thành công, chính Trung Quốc đã sa vào bẫy.
Tuy nhiên, bẫy đó sẽ chỉ sập nếu Việt Nam gửi công hàm đến LHQ phản biện lại Trung Quốc. Cho tới nay, phản ứng của Việt Nam mới chỉ là đăng bài báo về lập luận của một cá nhân lên trang web của mình ở LHQ, và họp báo.
Những phản ứng đó rõ ràng là nhẹ ký hơn chính thức đưa ra lập luận phản biện trước LHQ, và cùng lắm chỉ cho thể là biện pháp tạm thời, không thể thay thế được việc đó. Thế giới sẽ có câu hỏi, “Tại sao Việt Nam không chính thức đưa ra lập luận phản biện trước LHQ?”
Vấn đề của Việt Nam không phải là không có lập luận pháp lý để phản biện, mà là ở quá trình chính trị để đi đến quyết định.
Nếu Việt Nam quyết định không phản biện ở LHQ thì Trung Quốc đã “có gan làm giàu” và sẽ chuyển bại thành thắng, trong khi Việt Nam sẽ đi từ thắng và cơ hội đến bại.
"Vấn đề của Việt Nam không phải là không có lập luận pháp lý để phản biện, mà là ở quá trình chính trị để đi đến quyết định...Người dân không thể tự đưa ra công hàm chính thức trước LHQ - nghĩa vụ của chính phủ là đại diện cho quốc gia trước LHQ và làm điều đó cho họ"
Một trong những hệ quả là Việt Nam sẽ bị mất niềm tin của những nước và những người ủng hộ mình trên thế giới, và lãnh đạo Việt Nam sẽ bị mất nhiều niềm tin của người Việt. Như thế, tương lai sẽ càng khó khăn thêm cho Việt Nam.
Có lẽ bất cứ người Việt nào quan tâm về Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông cũng mong muốn Việt Nam có công hàm phản biện chính thức trước LHQ. Có lẽ họ đều cho rằng đó là nghĩa vụ của chính phủ trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Người dân không thể tự đưa ra công hàm chính thức trước LHQ - nghĩa vụ của chính phủ là đại diện cho quốc gia trước LHQ và làm điều đó cho họ.
Nhưng chính phủ Việt Nam có sẽ làm không thì vẫn còn là câu hỏi mở.
Cho đến nay, chiến lược của Việt Nam để đối phó với Trung Quốc dường như là “nó đấm thì mình la, nó xoa thì mình im”. Nhưng chiến lược đó chỉ có thể dẫn đến việc mất hết từng bước, vì chiến lược của Trung Quốc là “đấm, xoa, đấm, xoa” cho đến khi họ giành được hết.
Trung Quốc đã “đấm” bằng giàn khoan HD-981, cũng như họ đang “đấm” lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam. Việt Nam đã “la”, nhưng Trung Quốc “la” lại lớn hơn. Và Trung Quốc đã gửi Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì sang “xoa”.
Đáng lẽ Việt Nam phải giật sập bẫy bằng cách gửi công hàm phản biện đến LHQ, nhưng phải chăng thay vào đó Việt Nam sẽ cúi đầu?
Bài viết phản ánh quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, một thành viên sáng lập của nhóm Nghiên cứu Biển Đông.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét