Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

Tin Chủ Nhật, 29-06-2014 - HIỆP ƯỚC, THỎA THUẬN NGẦM VÀ HÀNH XỬ TRÓI BUỘC (ESTOPPEL) THEO LUẬT QUỐC TẾ

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
H2<= Ảnh: Asahi. – Tình hình Biển Đông ngày 28/6 (DT).  - Giây phút căng thẳng khi truyền thông nước ngoài đến  khu vực tranh chấp trên Biển Đông: Tense moments as foreign media arrive in disputed area of South China Sea (Asahi).  – Tình hình Biển Đông 28/6: Máy bay TQ tiếp tục quần thảo (ĐSPL).  – Trung Quốc tiếp tục dùng máy bay tại khu vực giàn khoan trái phép (PLTP). – Máy bay Trung Quốc lượn nhiều vòng trên khu vực tàu Việt Nam hoạt động (TTXVN).  – Máy bay NAVY 435 của Trung Quốc bay trinh sát gần 4 giờ phía trên tàu Việt Nam (LĐ). – Máy bay Trung Quốc bay trinh sát gần 4 giờ phía trên tàu Việt Nam (LĐ).
- Tàu Trung Quốc vẫn hung hăng ngăn cản tàu Việt Nam thực thi pháp luật (VOV). – Lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam kiên trì bám hiện trường, thực hiện nhiệm vụ (QĐND).  – Cận cảnh tàu anh dũng kiểm ngư 951 (TT). – HOÀNG SA chiều 28/8: TQ ngang nhiên tuần tra trên các đảo ở Hoàng Sa (TG). – Hải giám TQ xua quân kiểm tra bia chủ quyền trái phép ở Hoàng Sa (Soha).
- Ba đời ngang dọc Hoàng Sa (NLĐ). “Tôi kể những mẩu chuyện về các đội dân binh Hoàng Sa theo lệnh triều đình nhà Nguyễn ra giữ đảo, về chuyện xương cốt ông nội chúng cũng như nhiều ngư dân khác còn nằm lại đâu đó dưới vùng biển Tổ quốc. Truyền nghề đi biển 1, tôi truyền đạo lý cho con tới 10“.  – Những lão ngư “độc thủ” (CAĐN).
- Chuyện về đôi tàu xa bờ “khủng” nhất Bắc Trung bộ nằm bờ: Coi chừng hệ lụy tàu vỏ sắt (LĐ). “Nếu xảy ra sự cố chẳng hạn bị tàu lạ lớn hơn truy đuổi, chắc chắn ngư dân sẽ phải bỏ chạy để bảo vệ an toàn tài sản của mình trước“.
- ‘Bản chất ngầm’ của cuộc chiến Hải Dương? (TVN). – Trung Quốc dương Đông, kích Tây, âm thầm xây đảo ở Trường Sa (KT). – NHÌN HD-981 NHỚ CHUYẾN BAY 93 119 (FB Hoang Nguyen Van). “Điều khiến hành khách và phi hành đoàn trở nên phi thường ở chỗ họ xác định chiến đấu, hy sinh để ngăn chặn những kẻ giết người chứ không vì để tìm lấy con đường sống. Giống như nhân dân Việt Nam muốn đuổi bằng được giàn khoan Trung Quốc vì mục tiêu thiêng liêng, cao cả giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ, vì danh dự, tương lai dân tộc chứ không vì lo cho tính mạng của mình“.
H1- Trung Quốc cam kết không ôm mộng bá quyền (AP/ Zing). “… ông Tập nêu rõ Trung Quốc sẽ không bao giờ cố gắng trở thành thế lực bá quyền dù quốc gia đông dân nhất thế giới có thể hùng mạnh hơn nữa trong tương lai“. Đừng nghe những gì Tập Cận Bình nói, hãy nhìn kỹ những gì Tập Cận Bình lệnh cho TQ làm.
- Tập Cận Bình: Phô diễn sức mạnh quân sự là thiếu đạo đức và tầm nhìn!? (GDVN). Tập Cận Bình đang lên đồng: “Quan điểm thống trị các vấn đề quốc tế đã thuộc về một thời đại khác, và những nỗ lực đó đều cam chịu thất bại. Phô diễn sức mạnh quân sự chỉ cho thấy sự thiếu nền tảng tinh thần cao cấp hoặc tầm nhìn, chứ không phải là sự phản ánh của một sức mạnh. An ninh có thể được giữ vững và lâu dài chỉ khi nó được dựa trên nền tảng đạo đức và tầm nhìn“.
- “Hữu nghị viển vông” hay cúc cung phục vụ tỉnh Quảng Đông ? (Diễn Đàn). “1. Thúc đẩy Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị và Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải thăm Quảng Đông. 2. Trong khuôn khổ bồi dưỡng đào tạo cán bộ giữa hai Đảng Trung Việt, triển khai công tác đào tạo cho cán bộ Đảng Cộng sản Việt Nam. Kế hoạch trong 05 năm đào tạo 300 cán bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ; trong đó Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh mỗi địa phương 100 cán bộ, 100 cán bộ của các tỉnh thành có quan hệ hợp tác với Quảng Đông nhiều như TP. Hải Phòng, Đà Nẵng, tỉnh Quảng Ninh, Quảng Nam“.
- Hạ Đình Nguyên: Buồn ơi chào mi! (Quê Choa).  “Cả 4 trụ cột lương đống và 500 rui mẻ sĩ phu đã cùng đoàn kết gắn bó, quyết tâm chịu lếp một bề ‘không kiện’. Vì kiện là phạm điều khiêu khích bất kính, còn đâu cơ hội ‘tảo nhật hồi đầu’.” Rồi sẽ có ngày, khi lãnh đạo Việt Nam tới thăm các nước châu Âu hay Mỹ, sẽ bị Trung Cộng phản đối như thế này: “Chúng tôi cực lực phản đối Hoa Kỳ cho phép ông Nguyễn Tấn Dũng/ Trương Tấn Sang đến thăm. Các hoạt động của ông Nguyễn Tấn Dũng/ Trương Tấn Sang và những người như ông đi ngược lại nguyện vọng của người dân Trung Quốc và cả đồng bào Việt Nam. Chúng tôi phản đối chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của ông Nguyễn/ Trương, dưới bất cứ hình thức hoặc danh nghĩa nào“.  
- CON ĐƯỜNG VIỆT NAM ? (BVN). - Hai chữ Việt Nam sắp mất rồi! (DLB).
- Có khi công hàm ko bán nước hay ngu mà là lưu manh? (VQHN). “Nhưng khi hậu duệ bác Đồng cứ liên tục vin vào chuyện ‘câu chữ’ và ‘không có nhắc đến Trường Sa Hoàng Sa là của Trung Quốc’ thì dường như giới lãnh đạo đảng CS năm 1958 biết rõ bác Đồng đang ký cái gì, và họ hớn hở với cái khôn lỏi của việc làm như tán đồng bác Lai như tránh được chuyện nói về Trường Sa Hoàng Sa. Dường như đảng Cộng sản Việt Nam rất thích cái mánh kiểu trí khôn đường phố chẻ sợi tóc làm tư như vầy“. – Chủ tịch Sang không biết đọc? (DLB).
H3- Bớ anh tư ơi! Tụi nó nói anh Tư xạo xạo (DLB). “Dân tình nóng như lửa đốt, muốn xua đuổi nó, mày làm ơn làm phước cút ngay đi giùm… zậy mà thằng chả đứng đó nói chiện kiên trì nhẫn nại, mười năm này rồi mười năm sau, rồi đời cha, đời con… Đúng ra cha phải bức xúc, nóng nảy hơn người dân, tuyên bố mạnh dạn, kêu gọi ‘Toàn Dân VN’ đoàn kết cùng đảng cùng nhà nước xuống đường, biểu tình chống lại thằng Tàu Phù mới đúng chớ. Nước mất đến nơi, giặc đã zô nhà mình rồi. Dân tộc VN sắp làm nô lệ cho tụi Tàu Phù rồi, mà Tư Sâu thằng chả còn đứng đó nói nhăng nói cuội, nói chiện bao đồng, năm này năm khác đời này đời nọ“.
- Leo thang tranh chấp trên biển Đông giữa Việt Nam – Trung Quốc, đặt ra những thách thức lâu dài đối với sự ổn định của chính phủ Việt Nam: Escalation of Sino-Vietnamese South China Sea dispute poses longer term challenges to stability of Vietnam’s government (IHS Jane’s/ viet-studies). – Vấn đề Trung Quốc của Việt Nam – không chỉ áp lực từ bên ngoài (Phan Ba).
- Bản đồ mới của Trung Quốc không có cơ sở (LĐ). - Bản đồ mới Trung Quốc: Mưu đồ độc chiếm biển Đông (SGGP). – Ấn Độ cũng phản đối bản đồ mới của Trung Quốc (RFI). - Trung Quốc ‘ngoạm’ cả một bang của Ấn Độ trên bản đồ dọc (MTG). – Ấn Độ nổi giận với bản đồ mới của Trung Quốc (Soha). – Học giả Ấn Độ: Biển Đông căng thẳng vì TQ xâm lược Hoàng Sa, Trường Sa (GDVN).
- Học giả Trung Quốc: Nên tạm gác Hoa Đông, “xử lý” Biển Đông trước (GDVN).  - Học giả Campuchia cổ súy luận điệu đàm phán tay đôi ở Biển Đông  (GDVN). “Tân Hoa Xã ngày 28/6 dẫn lời một học giả Campuchia cổ súy cho cái gọi là xử lý vấn đề Biển Đông, Hoa Đông phải qua đàm phán song phương, chống bên thứ 3 can thiệp?!
- Báo Phillippines: Phải phá hủy các căn cứ của TQ từ bây giờ (NĐT).  – Báo TQ quân sư cho Bắc Kinh cách đối phó với tên lửa Việt Nam (GDVN).
- Việt – Mỹ ‘gần gũi hơn’ sau vụ giàn khoan (Washington Times/ TCPT).  – Bà Clinton “đá xoáy” Úc quá lệ thuộc TQ (KT). “Bà Clinton cảnh cáo: chính phủ Thủ tướng Australia Tony Abbott quá chú trọng chuyện làm ăn với Trung Quốc ‘sẽ khiến quý vị lệ thuộc đến độ quý vị bị mất tự do và mất sự toàn vẹn lãnh thổ về chính trị và kinh tế’.”
-  Văn hoá không phải lý do thất bại (BBC). “Văn hoá không phải là lý do quốc gia thất bại, và ‘thoát Trung’ chưa chắc đã sống… Họ không cần phải thoát đi đâu cả. Năm 2012, hai học giả Daron Acemoglu và James A. Robinson của MIT và ĐH Harvard cho ra đời cuốn ‘Vì sao các quốc gia thất bại’, gây tiếng vang lớn. Những người đang kêu gọi ‘thoát Á’, ‘thoát Khổng’, ‘thoát Trung’ nên đọc cuốn này“.
- Cứ mỗi lần tình hình căng thẳng Trung Quốc leo thang là mình lại bị an ninh đeo bám suốt ngày đêm (FB Paulo Thành Nguyễn).
- Xác lập kỷ lục tấm bản đồ Việt Nam lớn nhất (SGGP).
- Nguyễn Văn Thân: HIỆP ƯỚC, THỎA THUẬN NGẦM VÀ HÀNH XỬ TRÓI BUỘC (ESTOPPEL) THEO LUẬT QUỐC TẾ (BVN).
- Chủ tịch nước tiếp xúc với doanh nghiệp TPHCM (CP). – Chủ tịch nước cảnh báo thời hạn tự do thương mại với Trung Quốc (TTXVN). – Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Nếu cứ lình xình, hàng hóa Trung Quốc tràn ngập rất nguy hiểm (TN).  – Nếu cứ lình xình, hàng hóa Trung Quốc sẽ ngập lãnh thổ (LĐ). Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: “Chúng ta nói nhiều về mối quan hệ Trung Quốc – Việt Nam, nhưng nếu tình cảnh cứ lình xình như thế này thì đến ngày 1.1.2016, hàng hóa các loại của Trung Quốc sẽ tràn ngập lãnh thổ Việt Nam”.
- Trung Quốc siết xuất nhập khẩu tiểu ngạch với Việt Nam (VNE). – Trung Quốc sẽ đóng một số cửa khẩu với Việt Nam? (LĐ).
- Nguyễn Bắc Truyển: Đỗ Thị Minh Hạnh: Anh thư nước Việt (DLB).  – Đỗ Thị Minh Hạnh: Vì sao Khuê tỏa sáng giữa trời đêm (DLB). – Người con gái kiên cường và người mẹ can đảm (Nguyễn Tường Thụy). “Hạnh từ chối luật sư. Cô xác nhận tất cả hành vi mình làm nhưng không cho đó là tội. ‘Tội’ của Hạnh là tổ chức cho hơn 1000 công công ty TNHH giày da Mỹ Phong tại tỉnh Trà Vinh đình công. Điều cần lưu ý là công ty này lại là công ty của Trung Quốc.   Hạnh bị đánh đập nhiều lần nhưng không bao giờ nhận tội. Quản giáo trại giam nói với gia đình Hạnh, con này nó bướng lắm, nó không chấp hành nội qui của trại“. - Xứ chỉ có 1 ước mơ – Tặng Đỗ Thị Minh Hạnh (DLB).
- Đỗ Thị Minh Hạnh ra tù: Vừa mừng vừa lo! (DLB). “Chế độ lao tù cộng sản có chủ trương hủy hoại cả về sức khỏe lẫn tinh thần đối với những tù nhân lương tâm. Sau hơn 4 năm trải qua nhiều trại giam từ Trà Vinh, Long An, Bình Thuận, Đồng Nai cho đến Hà Nội, sức khỏe Đỗ Thị Minh Hạnh trở nên suy kiệt, ngực trái teo cứng và có dấu hiệu ung thư.  Mừng cho Đỗ Thị Minh Hạnh vì cô được về với gia đình, nhưng không nên quá vui mà quên đi sự thật: Hành động thả tù nhân chính trị chỉ được mang ra áp dụng khi sức khỏe người tù đó đã hết sức nguy kịch“. – QUÁ ĐỦ RỒI … (FB Lưu Gia Lạc).
- Nguyễn Trung Tôn: Những bài học trong chốn lao tù (Kỳ 5): “Cuộc sống trong nhà giam và những “luật” ngầm” (DLB).
- Audio nhà báo Trần Quang Thành phỏng vấn ông Nguyễn Ngọc Bích và Phạm Xuân Nguyên về phiên tòa phúc thẩm xử blogger Trương Duy Nhất: Việt Nam và các phiên tòa lấy án bỏ túi làm căn bản (BVN). – Công khai danh sách các thẩm phán xử người bất đồng chính kiến – tại sao không? (Phương Bích).
- Theo dõi các khuyến nghị của LHQ về Quyền con người như thế nào? (VNUPR). – Chuyện hài: Việt Nam được đánh giá cao về đảm bảo quyền con người (SGGP).
H11<- PHÁ HOẠI TƯ TƯỞNG (Hoàng Hải Thủy). “Cứ như những gì hai anh Cớm Cộng Nam Thi – Minh Kiên kể trong ‘Những Tên Biệt Kích Cầm Bút’ thì anh em chúng tôi chỉ can tội viết và gửi một số bài viết ra nước ngoài. Nhưng năm 1986 khi định đưa chúng tôi ra tòa, bọn Công An Thành Hồ, hung hăng con bọ xít khép chúng tôi vào tội gián điệp. Chúng định giết một người, cho tù chung thân một người trong chúng tôi. Chúng muốn làm một vụ trừng phạt dữ dội cho người khác sợ, theo kiểu trừng phạt Quân Tử Tầu gọi là ‘Sát nhất nhân, vạn nhân cụ’. Giết một người, làm cả vạn người khác kinh sợ“.
- Scot W. Stevenson – Tự do ngôn luận, phần 2: Việc bảo vệ nội dung và hậu quả đối với Internet (Dân Luận).
- Người Việt được tự do du lịch 44 nước không cần visa (Movehub/ iOne). Không phải ai cũng được “tự do” du lịch các nước nói trên. Có những người không nhận được lệnh cấm xuất cảnh, nhưng đã bị ngăn chặn khi ra khỏi nước như các thành viên trong hội này: Hội Người Bị Cấm Xuất Cảnh (Travel Ban in Vietnam)
- Sài Gòn Thất Thủ – Kỳ 18 (DCVOnline). “Tóm lại, những gì diễn ra trước mắt tôi quả thật đã hoàn toàn trái ngược với cái gọi là ‘cuộc kháng chiến thần thánh của người dân Nam Bộ dưới ngọn cờ MTGPMN đã đánh tan chính quyền Sài Gòn và đế quốc Mỹ xâm lược’ mà phía Hà Nội đã tuyên truyền và được đa số dư luận thế giới tin theo“.
- Mua tin, hay tạo lòng tin ? (TN). “Còn rất nhiều cá nhân chống tiêu cực chẳng những đã không được tôn vinh, bảo vệ mà ngược lại còn bị đe dọa bởi đủ thứ thù nghịch từ chính đồng bọn của kẻ tham nhũng gây ra.  Vậy thì, mua một cái tin chống tham nhũng có thể tới 10 triệu đồng, nhưng tạo được niềm tin cho người dân vào công cuộc chống tham nhũng thì không thể chỉ tiền muôn bạc vạn“.
- Chết bất thường sau khi kiểm tra nồng độ cồn (PLTP). – TPHCM Bị nhóm người lạ mặt đánh đến chết sau khi đòi biên bản vi phạm giao thông (LĐ). – Công an xã bị tố đánh người dập lá lách (NĐT).
- Vì sao Bộ trưởng Đinh La Thăng mất ngủ với đường sá? (DT).  – Sông Lam “dọa” nuốt đường sắt Bắc – Nam (DT).
- Đáp nhầm sân không bằng bay “nhầm” giờ (LĐ).
- Sợ quy hoạch (*): Là dân, tôi cũng bức xúc! (NLĐ).
- Dân tố cán bộ dùng xe công vào việc riêng (NLĐ).
- Nghe lén điện thoại, những người nào sẽ bị truy tố? (ANTĐ).
- Cạn kiệt vắc-xin do… người dân! (NLĐ). “Ngành y tế phải có trách nhiệm trong việc dự trù vắc-xin, dự báo về dịch bệnh để tư vấn cho người dân tiêm chủng chứ không thể đổ lỗi việc khan hiếm vắc-xin là do nhu cầu tăng đột biến“.
- Tỉnh ủy Nghệ An chỉ đạo xử lý việc “Có một nghĩa trang miền Nam bị lãng quên” (DT).
- Toàn quyền Nam Úc (FB Nguyễn Văn Tuấn).
- Lộ bi kịch thân phận công nhân may từ lời kêu cứu giấu trong mác áo (DV). ” ‘Tôi bị ép phải làm việc nhiều giờ đến kiệt sức’ là một trong những lời kêu cứu thống thiết giấu bên trong chiếc mác áo của một công nhân may khiến dư luận thế giới dậy sóng gần đây“.
- Chip do thám trong bàn là, ấm đun nước Trung Quốc (NĐT/ TG). “Giới quan chức thành phố St Petersburg mới đây đã phát hiện ra những con chip siêu nhỏ có khả năng thu thập dữ liệu điện thoại và internet trong những đồ gia dụng được biết cả sản phẩm này đều có xuất xứ từ Trung Quốc“.
- Tập Cận Bình: Trung Quốc phản đối mọi mưu toan lật đổ bất hợp pháp chính quyền chính danh ở các nước khác (THX/ Kichbu).
- Trung Quốc tìm cách cải thiện quan hệ với Đài Loan (RFI).  – Người Đài Loan ném sơn vào đoàn xe quan chức Trung Quốc (TN).  – Dân Hồng Kông chống lại sự can thiệp của Trung Quốc (RFI). – Luật sư Hồng Kông biểu tình chống chính sách tư pháp của Trung Quốc (VOA).
- Tranh thủ để phân hóa (TN). “Ông Tập đi Seoul để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước nhưng cũng còn để phân hóa Hàn Quốc với Triều Tiên, với Nhật và Mỹ“.
- Bắc Kinh bắt một nhà biên kịch nổi tiếng nói thẳng (RFI).
- Toà án Panama tha bổng các thủy thủ Bắc Triều Tiên (VOA).

- Phỏng vấn ông Lê Việt Trường, Phó chủ nhiệm Ủy Ban Quốc phòng – An ninh Quốc Hội: Biển Đông dậy sóng: Đâu là giới hạn cuối cùng của Việt Nam? (DT). “Tôi cho rằng, một nền hòa bình dù có mong manh đến mấy thì vẫn còn tốt hơn nhiều so với một cuộc chiến tranh. Chính vì thế, trong một chừng mực nhất định, về phía chúng ta vẫn nên thực hiện các biện pháp trên thực địa như trong thời gian qua là hợp lý…”.
- Đoàn cán bộ Ban Tổ chức Trung ương nghiên cứu về công tác xây dựng đảng tại Trung Quốc (XD Đảng). “Từ ngày 15-6 đến 24-6-2014, Ban Tổ chức Trung ương cử Đoàn cán bộ cấp vụ do đồng chí Quản Minh Cường, Vụ trưởng Vụ Bảo vệ chính trị nội bộ làm trưởng Đoàn đi nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm công tác xây dựng đảng tại Trung Quốc“.
- Luật gia Trần Đình Thu: Nghị sĩ AQ Trần Du Lịch (Quê Choa). “Tới đây tôi muốn nói về vai trò đại biểu quốc hội. Dường như nhiều vị quên cái nghĩa vụ chính của đại biểu quốc hội là nói lên tiếng nói của cử tri đã bầu mình ra, mà cứ ngỡ mình đang là một ‘Bộ trưởng Bộ dân phòng’, tối ngày ngồi lo mất trật tự địa phương. Cái đó không phải là nhiệm vụ của các ông nghị. Còn nếu ông nghị Trần Du Lịch hay ai khác cứ nghĩ như vậy, thì đó chính là những ‘ông nghị AQ’, ‘nghị sĩ AQ’.” Mời xem lại: Nôn nóng, Việt Nam sẽ sa bẫy Trung Quốc (VTC).
- “Chơi dao có ngày đứt tay”  (DLB). “Chế độ nào càng cố ôm chân bọn cướp nước chế độ đó chính là những kẻ bán nước, Nhà nước nào chủ trương dựa dẫm, lệ thuộc kẻ xâm lược nhà nước đó chính là những kẻ cõng rắn cắn gà nhà. Càng cố dựa dẫm, lệ thuộc vào chúng chừng nào thì cái ngày bọn xâm lược giày xéo lên đất nước, lên mồ mả ông cha, tổ tiên sẽ không còn xa“.
- Đô đốc Mỹ khuyên Philippines chủ động đối đầu với TQ (VNN). “Nhật Bản, Philippines và Việt Nam cần phải chủ động và mạnh mẽ ngang nhau trong chuyện này”“.
- Formosa Hà Tĩnh “được voi đòi tiên” (TT). “Không thể cắt đất để xây nhà bán cho lao động nước ngoài như đề xuất của Formosa Hà Tĩnh vì sẽ trái với quy định pháp luật hiện hành, đặc biệt là Luật đất đai mới được sửa đổi và 1-7-2014 bắt đầu có hiệu lực“.
- Giải thích mới nhất của Bộ GTVT về việc trả lương cho Dương Chí Dũng  (PLTP). “Thứ trưởng Nguyễn Văn Công xác nhận, Cục Hàng hải Việt Nam đã thực hiện việc chi trả 50% của mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng, cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối cựu Cục trưởng Dương Chí Dũng từ khi bị bắt đến khi có bản án phúc thẩm của tòa án“.
KINH TẾ
- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 28-6-2014 (VietFin).
- Tình hình thu hút FDI vào Việt Nam H1.2014 (VietFin).
- 10 bước để trở thành tỷ phú ở tuổi 30 (NĐT).  – Làm ông chủ ở tuổi 22 (NLĐ).
- Tìm hạt gạo Việt ở Úc (Gafin).
- Thêm một hệ lụy từ sản xuất tự phát (QĐND).   – Điện trồng thanh long tương đương công suất một nhà máy thủy điện (TBKTSG).
- Từ đỏ vải thiều đến đỏ khoai tây (TBKTSG). “… thị trường sản phẩm nông nghiệp Việt Nam đã sống trong sự lệ thuộc vào Trung Quốc quá sâu. Và nếu bất ngờ buộc phải giảm sự lệ thuộc khi thiếu giải pháp thị trường thay thế và cả ý thức tự chủ nơi người dân thì sẽ gây ra cú sốc lớn, trực tiếp cho người nông dân“.
- Xuất khẩu đi Trung Quốc, coi chừng mất trắng (PNTP).
- Chủ tịch VCCI: Doanh nhân làm giàu là yêu nước (VNE). Ông Vũ Tiến Lộc: “Từ đây, có lẽ kinh doanh làm giàu cho đất nước là một trong những biểu hiện cao nhất của lòng yêu nước“. Vẫn còn giữ cái đuôi “định hướng XHCN” thì sao làm giàu đất nước được?
VĂN HÓA-THỂ THAO
H10- NGƯỜI KÉO MÀN: Tiểu thuyết kịch NHẬT TIẾN (KỲ10) (Nhật Tuấn).
- Những câu chuyện chưa kể về Bùi Giáng Bài 1: Khi Bùi Giáng ăn cháo lòng bò (MTG). =>
- Trương Tửu (Nhị Linh).
- 9 cảnh ngủ – Truyện ngắn của Nguyễn Vĩnh Nguyên (TN).
- Một Nhà Sư Tài Tình Phong Nhã Trong Chốn Thiền Môn Nơi Đất Huế (Việt Thức).
- Nhà thơ Phạm Cao Hoàng với “Hành Phương Đông” (RFA).
- Giới thiệu sách: Hướng tới phát triển bền vững Tây Nguyên (BHC).
- Nền văn hóa quỳ lạy (Baron Trịnh).
- Tuyên ngôn mới của Bọ Lập (Quê Choa).
- Ngày gia đình (FB Nguyễn Đình Bổn). – Nhân ngày Gia đình Việt Nam (28.6): Cơm và bữa cơm gia đình (Phan Duy Kha).  – Những bữa cơm “khuyết” (DT).  - Gia đình là nơi người ta tìm được chốn nương thân? (MTG).   – Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân: Mỗi gia đình Việt Nam hạnh phúc, 54 dân tộc anh em cùng hạnh phúc (ĐĐK). Hạnh phúc làm sao nổi khi nhiều người dân vất vả mưu sinh, nhưng không thể lo nổi cái ăn, ốm đau không tiền chữa trị?
- “Hiện tượng ca nhạc” Lệ Rơi khiến dân mạng sửng sốt (DT). – Hàng trăm người đổ xô đến nhà Lệ Rơi, vườn ổi bị tàn phá (Sao Online).  – Lệ Rơi: Vườn ổi không bị phá, không cần nổi tiếng (MTG). – Lệ Rơi: Chàng nông dân xấu trai và thị hiếu nhảm… (VNN/ DT).  – Serguei Kouzmic – Tôi và ca sỹ Lệ Rơi (Dân Luận).
- Bàn về biểu tượng lửa linh thiêng (BHC).
- Tháng Chay Ramadan của người Hồi giáo bắt đầu (VOA).
- Tái hiện “Lễ cúng thần sóng biển của đồng bào dân tộc Chăm” (DT).
- World Cup Brazil 2014: Ngày thứ 17 (RFA). – Vòng đấu loại trực tiếp khai cuộc, Brazil không được phép sai sót (RFI).
- Vụ Suarez là “án điểm” (NLĐ). – Nghi án nội gián ở Cục An ninh World Cup (CAND/ TP).

- Trí thức nửa mùa (Baron Trịnh). Iu. F. Oleshuk: “Như vậy là trí thức nửa mùa chỉ là một kẻ giả danh trí thức. Hắn dùng bằng cấp, chức vụ và phô trương thái độ quan tâm đối với các vấn đề xã hội để đóng giả. Hắn đóng giả cả cách giải trí, cả thói đam mê mang tính phô trương về tất cả những gì gọi là ‘văn hóa’ nữa. Đây hóa ra là chỗ dễ phân biệt trí thức nửa mùa nhất“.
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Thí sinh cần bình tĩnh để làm bài (TG).
- Bài văn của học sinh khiến cô giáo trầm trồ thán phục (Zing).
- Đào tạo 1.200 tiến sĩ ở nước ngoài (NLĐ).  – Bộ GD&ĐT tuyển sinh 1.200 tiến sĩ theo đề án 911 (GDTĐ).
- Huấn Luyện và Tu Nghiệp Sư Phạm kỳ 26 tại Little Saigon (NV).
- Tài nguyên thiên nhiên và vốn là nền tảng giải quyết thất nghiệp ở Việt Nam (KTB).
- Đại gia Việt thương con, cho du học nước ngoài hết (VNN).
- Toán học mùa bóng đá: trò chơi penalty (Nguyễn Tiến Dũng).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Chuyện người vợ cảnh sát biển chăm bố mẹ chồng bệnh nặng (DT).
- Một Việt kiều Úc bị kết án tử hình vì ma túy (RFI). – Việt kiều Úc bị kết án tử hình (BBC).
H5- Những đứa trẻ sinh ra đã mang chì trong máu (ANTĐ).
- Cận cảnh “săn” đặc sản đắt như… vàng ròng trên đất đảo (Infonet).
- Thanh Hoá: Nhóm người lạ thả cua xuống kênh thủy lợi? (LĐ). “Người dân xã Minh Dân, huyện Triệu Sơn, Thanh Hoá đã phát hiện và bắt được một nhóm người và xung quanh có rất nhiều cua đang bò lổm ngổm. Những đối tượng sau đó bị người dân bắt giữ và bàn giao cho cơ quan công an để điều tra làm rõ“.
- “Chế” sữa bột cao cấp từ nguyên liệu “chợ trời” Trung Quốc (LĐ).
- Tái diễn nạn khai thác gỗ trái phép tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Nung (ND).
- WHO cảnh báo các nước Tây Phi về dịch Ebola (VOA).
- Pakistan: Bố cắt cổ con gái và con rể vì tự ý kết hôn (Kênh 14).
- Gay Pride tại Pháp : Giới LGBT vận động cho luật nhận con nuôi (RFI).
- Ấn Độ: Hổ nhảy lên thuyền vồ người, kéo xác vào đầm lầy (NLĐ).
- Giới khoa học thống thiết đề nghị ngừng khoản vay xây dựng thủy điện Xayaburi (GDTĐ). “Quý Ngân hàng đang lên kế hoạch mở rộng thị trường tại Việt Nam. Chúng tôi hy vọng quý vị sẽ chú ý đến mối quan ngại và lo lắng của người dân Việt Nam đối với dự án thủy điện Xayaburi“. – Đề nghị các ngân hàng ngừng khoản vay xây dựng thuỷ điện Xayaburi (MTG).

- Chuyện ly kỳ về những kho báu được phát hiện trên đất phương Nam: Mất vợ vì 20 năm ôm mộng tìm kho báu của Đế vương Phù Nam xưa (DT).
QUỐC TẾ
- Ukraine gia hạn lệnh ngừng bắn (BBC). – Kiev gia hạn ngừng bắn thêm 72 giờ (VNN). – Kiev hy vọng lệnh ngưng bắn sẽ được tuân thủ ở miền đông (RFI). – Nga tố cáo Mỹ xúi giục Ukraine đối đầu với Moskova (VOA). – Nga nói Ukraine bắn đạn pháo vượt biên giới (VNE). – Nga hoãn kế hoạch phóng tên lửa thế hệ mới (DT). – So sánh chế độ tài phiệt tập quyền ở Nga, Ukraine và Mỹ (phần 2) (BHC).
- Quân đội Irak mở tấn công lấy lại thành phố Tikrit (RFI). -  Iraq không kích ISIS tại quê hương Saddam Hussein (GDVN). – Mỹ đưa máy bay không người lái mang bom và tên lửa đến Iraq (TN). – UAV Mỹ xuất kích ở Iraq (TN). – TQ bị tố ‘đem con bỏ chợ’ ở Iraq (MTG).
- Lãnh đạo quân sự Thái Lan bác bỏ tố cáo về kế hoạch đảo chính (RFI). – Chính quyền quân sự Thái Lan cam kết tổ chức bầu cử vào năm sau (DT). – Quân đội Thái Lan nắm quyền đến cuối năm 2015 (TN).
- Ngoại trưởng Kerry thảo luận với lãnh tụ phe đối lập Syria tại Ả rập Xê-út (VOA).
- Jean-Claude Junker được bầu làm chủ tịch Ủy ban châu Âu (RFI).
- Bất đồng về lễ kỷ niệm vụ ám sát dẫn tới Đệ nhất Thế chiến (RFI).
- Tổng thống Barack Obama “phản pháo” cáo buộc lạm quyền (DT).
* RFA: + Tối 27-06-2014; + Sáng 28-06-2014; + Tối 28-06-2014
* RFI: 28-06-2014
* Video RFA: + Bản tin video tối 27-06-2014; + Bản tin video sáng 28-06-2014;

2396. Việt Nam-Trung Quốc: Ai vay nợ và ai phải trả

Người Việt
Song Chi
27-06-2014
H1
Chủ Tịch Nước CSVN Trương Tấn Sang “trao đổi” với cử tri khi tiếp xúc ở Sài Gòn sáng 26 tháng 6, 2014. (Hình: Tuổi Trẻ)
Trong buổi tiếp xúc với cử tri tại Sài Gòn ngày 26 tháng 6, 2014, ông Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang đã có những câu phát biểu được báo chí trích dẫn, về vấn đề mà người dân quan tâm nhất hiện nay là tình hình biển Ðông và mối quan hệ với Trung Quốc.
Chỉ cần đọc/nghe qua những phát biểu này của một trong bốn nhân vật đứng đầu bộ máy đảng và nhà nước cộng sản, người ta cũng có thể nhận ra quá nhiều điều không ổn trong quan điểm, tư duy, não trạng của các lãnh đạo Việt Nam. Từ đó dẫn đến cách hành xử lúng túng, bị động, bạc nhược của họ trước Bắc Kinh bao lâu nay.
Chẳng hạn, khi nói về công hàm Phạm Văn Ðồng năm 1958, “Chủ Tịch Trương Tấn Sang nhấn mạnh: ‘Ông Phạm Văn Ðồng (cố thủ tướng) có bao giờ nói Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc đâu, đã đăng công khai trên mạng hết rồi.’” (“Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Phải giữ bằng được chủ quyền,” báo Tuổi Trẻ).
Ðây là lập luận chống chế quen thuộc của nhà cầm quyền Việt Nam sau khi vụ công hàm của Phạm Văn Ðồng bị công khai trước nhân dân Việt Nam và quốc tế. Về việc này, Giáo Sư Nguyễn Văn Tuấn viết trên facebook:
“Ông Phạm Văn Ðồng không nói Hoàng Sa-Trường Sa là của Tàu?
…Ðúng là công hàm PVÐ không đề cập cụ thể đến Hoàng Sa và Trường Sa là của Tàu. Nhưng ông tán thành tuyên bố của Tàu rằng Hoang Sa-Trường Sa là của Tàu. Trong công hàm đó câu đầu tiên viết rằng:
“Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9, 1958 của chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.”
Vậy thì tuyên bố 4 tháng 9, 1958 của Tàu là gì? Trên mạng vẫn còn lưu hành bản tiếng Hoa và một bản dịch tuyên bố 4 tháng 9, 1958. Tuyên bố có đoạn viết:
“Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.”
Như vậy trong tuyên bố trên Tàu cộng họ nói rõ rằng Hoàng Sa-Trường Sa là của họ (hay theo cách gọi Tây Sa-Nam Sa của Tàu). Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tôn trọng và tán thành Tuyên bố đó thì cũng có nghĩa là tán thành và công nhận Hoàng Sa-Trường Sa là của Tàu rồi. Khó nói cách khác được.”
Không chỉ các ông lãnh đạo mà nhiều người dân, nhất là đám dư luận viên trên mạng cũng lập luận tương tự để “chạy tội” cho cái công hàm tai hại, nhưng phải thấy rằng trước quốc tế mà cứ cố cãi như thế này thì không thể thắng được Trung Cộng về lý.
Nói về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc: “Trước việc Trung Quốc lấy cớ từng giúp Việt Nam trong quá khứ để gây hấn ở biển Ðông, Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang khẳng định, Việt Nam mang ơn thì có cách trả ơn, chứ Trung Quốc không được áp đặt.” (“Việt Nam mang ơn thì sẽ trả, nhưng Trung Quốc không được áp đặt,” Dân Trí).
Bao lâu nay, phía Trung Cộng tất nhiên là thường xuyên nhắc đi nhắc lại việc đã từng giúp đỡ Bắc Việt “đánh Pháp đuổi Mỹ,” lấy đó làm cớ để mắng mỏ Việt Nam vô ơn mỗi khi quan hệ giữa hai đảng cộng sản trở nên xấu đi.
Nhưng không chỉ Trung Cộng, từ các thế hệ lãnh đạo cho tới nhiều tướng tá, quan chức khác nhau của đảng cộng sản Việt Nam cũng liên tục nhắc nhở… chính họ và người dân Việt Nam, phải biết ơn Trung Quốc.
Người dân Việt Nam hoàn toàn có quyền hỏi lại đảng và nhà nước cộng sản rằng hãy nói rõ ràng và sòng phẳng một lần, ai nợ ai.
Chỉ có đảng Cộng Sản Việt Nam nợ đảng Cộng Sản Trung Quốc để có đủ sức tiến hành hai cuộc chiến, trong đó cuộc chiến tranh “chống Mỹ cứu nước” thực chất là cuộc chiến tranh ý thức hệ, là cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn giữa hai miền Nam Bắc. Ðối với đa số người Việt Nam, đó là một cuộc chiến không mong muốn, vậy tại sao người dân Việt Nam phải mang nợ Trung Quốc.
Những thông tin, tư liệu được bạch hóa phần nào trong những năm qua đã nói lên tính chất phi lý, vô nghĩa, cái giá quá đắt phải trả cũng như những hệ lụy nặng nề cho đất nước, dân tộc Việt Nam từ việc đảng cộng sản chấp nhận sự viện trợ từ Trung Cộng để đổi lấy việc tiến chiếm miền Nam, thống nhất đất nước nhưng lại bị lệ thuộc lâu dài vào Bắc Kinh về mọi mặt.
Và họ đã phải trả món nợ này không chỉ bằng hàng núi xương máu của nhân dân mà cả tài nguyên, những sự ưu tiên trong lĩnh vực kinh tế cho tới một phần lãnh thổ lãnh hải.
Những thông tin, tư liệu đó cũng cho thấy cuộc chiến chống Mỹ của Bắc Việt thật ra có lợi cho chính Trung Cộng như thế nào, đảng Cộng Sản Trung Quốc lẽ ra phải cảm ơn sự mù quáng của đảng Cộng Sản Việt Nam thì đúng hơn.
Nhưng đó là quan hệ mắc mứu giữa hai đảng, nhân dân Việt Nam chả dự phần gì vào để mà cứ phải mang ơn, biết ơn. Về phía những người cộng sản, chính cái tâm lý mắc nợ, mang ơn này đã khiến họ luôn luôn ở vào thế yếu khi phải đương đầu với Trung Cộng để bảo vệ độc lập chủ quyền và sự vẹn toàn lãnh thổ.
Tự trói buộc mình vào sự tương đồng về mặt ý thức hệ, mặc dù ai cũng rõ cho đến thời điểm này thì cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều không còn là hai đảng cộng sản đúng nghĩa và cũng chả bên nào còn thực lòng tin vào chủ nghĩa cộng sản, lý thuyết Marxism-Leninism nữa.
Tiếp đến tự trói buộc mình vào mối ân oán nợ nần, quan hệ 4 tốt 16 chữ vàng giữa hai đảng cộng sản, trong khi trên thực tế, Bắc Kinh từ lâu đã không coi mối quan hệ hai bên ra cái gì. Và bây giờ, là lần thứ hàng trăm hàng ngàn, Trung Cộng đang công khai xâm lược Việt Nam, thách thức, lăng nhục nhà cầm quyền Việt Nam.
Chừng nào các lãnh đạo, quan chức cộng sản ở Việt Nam tự mình rũ bỏ được cái tâm lý mắc nợ ấy trong mối quan hệ với Bắc Kinh thì họ mới có đủ sáng suốt và sức mạnh để đi cùng một con đường với nhân dân và với thời đại: Thoát Cộng, thoát Trung, đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, cương quyết giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Nhưng trông chờ ở nhà cầm quyền Việt Nam điều đó thì khác nào hái sao trên trời!
Cuối cùng, trong các phát biểu của ông chủ tịch nước, có một ý sau nói về việc bảo vệ chủ quyền:
“Năm nay không xong thì năm tới, mười năm này không xong thì mười năm sau, đời ta không xong thì đến đời con cháu, phải dứt khoát như vậy. Trước sau như một, vấn đề chủ quyền là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, phải giữ gìn.” (“Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang: Phải giữ bằng được chủ quyền,” báo Tuổi Trẻ).
Trước đó, tại cuộc đối thoại với các nhà khoa học Việt Nam sáng 17 tháng 5, ông Phó Thủ Tướng Vũ Ðức Ðam đã nói: “Hoàng Sa là của Việt Nam. Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm Hoàng Sa và nhất định chúng ta phải đòi lại. Ðời tôi, đời các bạn chưa đòi được thì con cháu chúng ta sẽ tiếp tục đòi lại.” (“Nhất định phải đòi lại Hoàng Sa,” báo Thanh Niên).
Và nếu chú ý tìm kiếm thêm thì chúng ta sẽ thấy không chỉ có hai nhân vật trên phát biểu những ý tương tự.
Nghe thì có vẻ quyết tâm, đầy xúc động (!) nhưng thật ra nói như vậy có nghĩa là các ông giương cờ trắng, chào thua giặc trước rồi và ủy thác việc đòi lại Hoàng Sa cũng như bảo vệ chủ quyền cho… con cháu.
Các ông không sợ người dân rồi con cháu sau này và cả lịch sử nguyền rủa muôn đời vì đã vay mượn các nước để tiêu xài cho đã đời này, mặt khác, tài nguyên đất nước, đất đai, biển, đảo& có bao nhiêu khai thác sạch, cho thuê hay bán sạch để ăn ngay đời này, còn nợ công cho tới việc đòi lại lãnh thổ lãnh hải thì để cho con cháu gánh, hay sao?
Chỉ qua một buổi nói chuyện của một trong tứ trụ triều đình của Việt Nam mà đã bộc lộ bao nhiêu vấn đề trong quan điểm, tư duy của các lãnh đạo Việt Nam, chả trách gì tình hình cứ ngày càng bi đát, tuyệt vọng.
Việt Nam có thể mất nước đến nơi mà nhà cầm quyền vẫn chưa tìm ra, và cũng không thực tâm muốn tìm, con đường để thoát khỏi Trung Cộng, bảo vệ được độc lập chủ quyền, giang sơn gấm vóc của non sông.
Nguồn: Người Việt

2397. “Hữu nghị viển vông” hay cúc cung phục vụ tỉnh Quảng Đông ?

Diễn Đàn
Sau chuyến thăm của Bí thư Quảng Đông, đây là 16 công việc mà các Bộ và tỉnh thành Việt Nam “phải làm”, được ghi rõ trong công văn của Bộ ngoại giao VN gửi các Bộ và UBND tỉnh, thành phố.
28-06-2014
Chúng tôi vừa nhận được, từ ba bạn đọc ở Hà Nội và Sài Gòn, bản chụp công văn số 1832/BNG/ đề ngày 03 tháng 6 năm 2014 của Bộ ngoại giao, do thứ trưởng Hồ Xuân Sơn ký tên, đóng dấu, liên quan đến “danh mục các công việc cần làm sau chuyến thăm Việt Nam của Bí thư tỉnh Quảng Đông Hồ Xuân Hoa“.
H6Công văn nay được gửi cho : một là, “Các Bộ Công Thương ; Kế hoạch và Đầu tư ; Giao thông Vận tải ; Giáo dục và Đào tạo ; Tài chính ; Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ; Khoa học và Công nghệ ; Văn hóa, Thể thao và Du lịch” ; hai là, “Ủy ban nhân dân các tỉnh / thành phố : Hà Nội ; Thành phố Hồ Chí Minh ; Quảng Ninh ; Hải Phòng ; Quảng Nam ; Đà Nẵng“.
Đính kèm công văn (1 trang) này là “Danh mục công việc phải làm sau chuyến thăm Việt Nam của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông Hồ Xuân Hoa (13 – 17/4/2014)
H7
Dưới đây là toàn văn bản công văn : 
Ngày 20/5/2014, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc gửi Bộ Ngoại giao bản Danh mục các công việc cần làm sau chuyến thăm Việt Nam của Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông Hồ Xuân Hoa (13 -17/4/2014).
Để triển khai tốt các chương trình hợp tác giữa các Bộ/ngành, địa phương ta với tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, Bộ Ngoại giao xin chuyển đến Quý Cơ quan Danh mục này để tham khảo, đưa vào chương trình hợp tác của Quý Cơ quan với tỉnh Quảng Đông.
Bộ Ngoại giao xin trân trọng cảm ơn sự phối hợp của Quý Cơ quan./.”
Kèm theo là danh mục (hai trang) 16 “công việc phải làm” (xem hình kèm theo)
H8
H9
Để có một ý niệm cụ thể về công văn ký tên Hồ Xuân Sơn nhằm thực hiện ý muốn của Hồ Xuân Hoa, bí thư (hay tổng đốc ?) Quảng Đông, chỉ cần chép lại nguyên văn hai “công việc phải làm” số 1 và số 2 :
“1. Thúc đẩy Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị và Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải thăm Quảng Đông.
“2. Trong khuôn khổ bồi dưỡng đào tạo cán bộ giữa hai Đảng Trung Việt, triển khai công tác đào tạo cho cán bộ Đảng Cộng sản Việt Nam. Kế hoạch trong 05 năm đào tạo 300 cán bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ; trong đó Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh mỗi địa phương 100 cán bộ, 100 cán bộ của các tỉnh thành có quan hệ hợp tác với Quảng Đông nhiều như TP. Hải Phòng, Đà Nẵng, tỉnh Quảng Ninh, Quảng Nam“.
Thiết tưởng mọi bình luận là quá thừa.Câu hỏi duy nhất đáng đặt ra : đây là công văn của “Bộ ngoại giao Việt Nam” hay là của Sở nội vụ tỉnh Quảng Đông ?
B.T.

HIỆP ƯỚC, THỎA THUẬN NGẦM VÀ HÀNH XỬ TRÓI BUỘC (ESTOPPEL) THEO LUẬT QUỐC TẾ

Nguyễn Văn Thân
Trong mấy ngày qua, việc Việt Nam có thể tiến hành kiện Trung Quốc trước Tòa án Quốc tế làm xôn xao dư luận ở trong và ngoài nước. Về phiá Trung Quốc thì họ đã chủ động đưa vấn đề ra Liên Hiệp Quốc và cáo buộc Việt Nam mới là thủ phạm gây rối tạo ra những xung đột tại Biển Đông. Ngoài ra, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cũng đã công bố một số bằng chứng cho rằng Việt Nam đã công nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Trung Quốc gồm có lời phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm vào ngày 16 tháng 5 năm 1956, Công Hàm Phạm Văn Đồng ký ngày 14 tháng 9 năm 1956 và Bản Tuyên bố ngày 9 tháng 5 năm 1965 về việc Hoa kỳ thành lập khu tác chiến tại Việt Nam. Ngoài ra, sách giáo khoa Địa lý lớp 9 Trung học phổ thông do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xuất bản có bài giới thiệu Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa "từ các đảo Nam Sa, Tây Sa đến đảo Hải Nam, đảo Đài Loan, các đảo Bành Hồ, quần đảo Châu Sơn..., các đảo này có hình vòng cung, tạo thành bức 'Trường Thành' bảo vệ Trung Quốc đại lục". Câu hỏi đặt ra là các loại bằng chứng này có giá trị pháp lý thế nào ra sao nếu Việt Nam tiến hành kiện Trung Quốc trước Tòa án Quốc tế? Để tìm hiểu thêm về vấn đề này thì chúng ta hãy xem xét kết quả vụ kiện phân định biên giới lãnh hải giữa Bangladesh và Miến Điện trong vịnh Bengal mà Tòa án Quốc tế về Luật Biển đã ban hành phán quyết vào ngày 14 tháng 3 năm 2012.
Nguồn gốc vụ kiện
Vịnh Bengal nằm ở hướng Đông Bắc của Ấn Độ Dương bao gồm khu vực biển khoảng 2.2 triệu cây số vuông và ráp gianh với Sri Lanka, Ấn Độ, Bangladesh và Miến Điện. Bangladesh có diện tích khoảng 147,000 cây số vuông, nằm ở phía Bắc và Đông Bắc của Vịnh Bengal, có biên giới với Ấn Độ và Miến Điện. Miến Điện có diện tích khoảng 678,000 cây số vuông, nằm ở phía Đông của Vịnh Bengal và có biên giới với Bangladesh, Ấn Độ, Trung Quốc, Lào và Thái Lan.
Vào ngày 9 tháng 5 năm 1966 thì Bangladesh và Miến Điện đã ký kết Hiệp ước phân định biên giới lãnh thổ dọc theo dòng sông Naaf (Naaf River Boundary Agreement). Từ năm 1974 tới 2010 thì hai bên đã có tổng cộng 14 vòng đàm phán về biên giới lãnh hãi, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Sau cuộc đàm phán lần thứ hai, Trưởng Phái đoàn Đàm phán Miến Điện, Phó Đề đốc Chit Hlaing và Trưởng Phái đoàn Đàm phán Bangladehs, Đại sứ Kwaja Mohammad Kaiser đồng ký Biên bản Đồng thuận vào ngày 23 tháng 11 năm 1974.
Sau 30 năm yên tĩnh thì tranh chấp lại xảy ra vì trong thập niên 2000 có sự khám phá trữ lượng dầu khí trong Vịnh Bengal cũng như nhu cầu năng lượng và khí đốt của cả hai quốc gia láng giềng đều gia tăng đáng kể. Sau một cuộc đàm phán trong năm 2008, Phó Đề đốc Maung Oo Lwin Trưởng Phái đoàn Miến Điện và Thứ trưởng Ngoại giao M.A.K Mahmood Trưởng Phái đoàn Bangladesh cùng ký kết Biên bản Đồng thuận vào ngày 1 tháng 4 năm 2008.
Tới ngày 17 tháng 8 năm 2008 thì hai chiếc tàu hải quân Miến Điện hộ tống bốn chiếc tàu khoan tiến vào khu vực tây nam đảo St. Martin của Bangladesh để bắt đầu kế hoạch khảo sát dầu khí. Lập tức Bangladesh điều ba tàu chiến tới khu vực và yêu cầu Miến Điện ngưng mọi hoạt động trong vùng biển tranh chấp. Sau khi Miến Điện tuyên bố sẽ không lùi bước thì Blagladesh quyết định tiến hành thủ tục pháp lý.
Ngày 8 tháng 10 năm 2009, Bangladesh tiến hành kiện Miến Điện theo thủ tục Tòa Trọng tài được thành lập dưới Phụ lục VII của Công Uớc Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 để xin phán quyết phân định biên giới lãnh hải. Vào ngày 4 tháng 11 năm 2009, Miến Điện hồi đáp và tuyên bố sẽ chấp nhận thẩm quyền của Tòa Án Quốc tế về Luật Biển. Tới ngày 4 tháng 12 năm 2004 thì Bangladesh đồng ý với đề nghị của Miến Điện và chuyển hồ sơ qua Tòa án Quốc tế về Luật Biển. Cùng lúc thì Bangladesh cũng tiến hành đơn kiện tương tự với Ấn Độ theo thủ tục Tòa Trọng tài dưới Phụ lục VII. Nhưng Tòa này làm việc có vẻ chậm hơn và cho tới bây giờ thì vẫn chưa có phán quyết.
Kết quả vụ kiện
Vụ kiện giữa Bangladesh và Miến Điện diễn ra trước 20 thẩm phán đã được bầu chọn của Tòa án Quốc tế về Luật Biển cùng với 2 thẩm phán được mỗi bên đề cử. Cả hai bên đều thuê mướn các đoàn luật sư thượng thặng gồm có các vị giáo sư luật quốc tế của các trường đại học nổi tiếng từ Anh quốc, Pháp quốc, Đức quốc và Hoa Kỳ. Phiên xử kéo dài 15 ngày từ ngày 8 tới 24 tháng 9 năm 2011 và được phát hình trực tiếp qua hệ thống internet (webcast). Tòa ra phán quyết vào ngày 14 tháng 3 năm 2012. Nói chung, Tòa đã áp dụng nguyên tắc đường thẳng chia đều (equidistant line) để phân định biên giới lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Đây là phương thức thường được sử dụng để phân định lãnh hải hai quốc gia lân cận có chung trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Phương pháp này có 3 giai đoạn. Thứ nhất, Tòa áp dụng đường trung tuyến giữa hai biên giới. Thứ hai, Tòa xem xét các yếu tố liên hệ ví dụ như chủ quyền truyền thống hoặc hoàn cảnh đặc biệt để quyết định có cần điều chỉnh lại đường trung tuyến hay không. Sau cùng, Tòa xem lại đường trung tuyến có tạo ra kết quả bất tương xứng với chiều dài bờ biển của hai bên hay không. Trong trường hợp này, đường thẳng của Tòa bắt đầu từ biên giới hai nước từ sông Naaf đi vòng qua đảo St Martin và thẳng ra đại dương. Đường thẳng này nằm giữa hai đường đề nghị của Bangladesh và Miến Điện. Có lẽ vì vậy mà cả hai bên đều tuyên bố thắng kiện.
Đảo St Martin
Tòa cũng có phán quyết quan trọng về đảo St Martin. Đảo St Martin thuộc chủ quyền Bangladesh, dài khoảng 5 km và có diện tích khoảng 13,000 cây số vuông. Đảo này cách biên giới phía nam Bangladesh khoảng 9 km và cách bờ biển Miến Điện ở phía tây khoảng 8 km. Đảo có dân số khoảng 7000 đa số làm nghề đánh cá nhưng có kỹ nghệ du lịch thu hút hơn 300,000 du khách hàng năm. Bangladesh lập luận rằng dựa vào những yếu tố này thì đảo St Martin nên được hưởng đầy đủ quy chế lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Điều 121 của Công Ước Quốc Tế về Luật Biển quy định: (1) "đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước. (2) Với điều kiện phải tuân thủ khoản 3, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của hòn đảo được hoạch định theo đúng các quy định của Công ước áp dụng cho các lãnh thổ đất liền khác. (3) Những hòn đảo đá nào không thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng, thì không có vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa."
Miến Điện cho rằng đảo St. Martin có những nét đặc biệt, khác thường. Thứ nhất, nó nằm gần biên giới lãnh thổ của cả Bangladesh và Miến Điện và nằm ở bên kia đường trung tuyến gần với Miến Điện. Vì vậy, nếu đáp ứng đòi hỏi của Miến Điện thì sẽ dẫn đến kết quả bất tương xứng.
Kết cuộc thì Tòa đã dung hòa và ban quy chế lãnh hải 12 hải lý cho Đảo St Martin nhưng không cho Đảo St. Martin hưởng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Thẩm phán Cao Chi Quốc (Trung Quốc) một thành viên của Tòa đã ban hành phán quyết riêng bày tỏ sự bất đồng quan điểm với quyết định của Tòa. Theo Thẩm phán Cao thì Tòa nên sử dụng phương pháp đường phân giác (angle bisector) vì bờ biển Bangladesh bị lõm (concavity). Ngoài ra, Thẩm phán Cao cũng đồng ý với Bangladesh là đảo St Martin nên được hưởng đầy đủ quy chế lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa dựa trên kích thước, dân số thường trực và nền kinh tế đáng kể của nó. Quan điểm này phù hợp với lập trường của Trung Quốc trong cuộc tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Một phần phán quyết quan trọng khác của Tòa đáng để cho chúng ta chú ý là những lý luận về hiệp ước, thỏa thuận ngầm và hành xử trói buộc vì những nguyên tắc pháp lý này liên quan tới Công hàm Phạm Văn Đồng và những bằng chứng mà Trung Quốc cho rằng Việt Nam đã chấp nhận chủ quyền của họ tại Hoàng Sa và Trường Sa.
Yếu tố cần thiết của hiệp ước
Như đã trình bày, sau một vòng đàm phán vào năm 1974 thì hai phái đoàn đã đồng ký Biên bản Đồng thuận 1974 (1974 Agreed Minutes) có nội dung chính như sau:
1. Phái đoàn Bangladesh và Miến Điện đã thảo luận về biên giới lãnh hải giữa hai quốc gia tại Rango on từ 4-6 tháng 9 năm 1974 và tại Dacca từ 20 tới 25 tháng 11 năm 1974 trong tinh thần hữu nghị và thân thiện.
2. Về biên giới lãnh hải giữa Bangladesh và Miến Điện, hai phái đoàn đồng ý:
I. Ranh giới lãnh hải là đường thẳng từ Điểm số 1 từ sông Naaf qua khỏi phía nam của đảo St. Martin chia đều bờ biển đảo St Martin và Miến Điện.
Đường ranh giới căn bản dựa trên nguyên tắc này đã được vẽ trong Biểu đồ 114 đính kèm với Biên bản.
II. Biên giới sau cùng sẽ được định đoạt dựa trên những chi tiết tọa độ mà hai bên cùng đo đạc (joint survey)
3. Phái đoàn Miến Điện cho biết thỏa thuận phận định biên giới lãnh hải trong đoạn văn 2 nêu trên tùy thuộc vào sự bảo đảm là tàu thuyền Miến Điện được hưởng quyền tự do hàng hải chung quanh đảo St Martin đến và từ bộ phận sông Naaf của Miến Điện.
4. Phái đoàn Bangladesh bày tỏ sự chấp thuận của chính quyền của họ về đoạn văn 2 nêu trên và ghi nhận yêu cầu của chính quyền Miến Điện về việc bảo đảm tự do hàng hải cho tàu thuyền Miến Điện trong đoạn văn 3 nêu trên.
5. Phái đoàn Bangladesh đã trao bản thảo Hiệp ước phân định lãnh hải cho phái đoàn Miến Điện vào ngày 20 tháng 11 năm 1974 để lấy ý kiến của chính quyền Miến Điện.
6. Về vấn đề thứ hai liên quan tới vùng đặc quyên kinh tế và thềm lục địa, hai phái đoàn thảo luận một số nguyên tắc và đồng ý sẽ tiếp tục thương thuyết với mục đích là đi đến đồng thuận việc phân định mà hai bên đều chấp nhận được.
Ký tên Ký tên
Phó Đề đốc Chit Hlaing Đại sứ K.M. Kaiser
Trưởng Phái đoàn Miến Điện Trưởng Phái đoàn Bangladesh
23/11/1974 23/11/1974
Sau một vòng đám phán khác trong năm 2008 thì hai phái đoàn đồng ký vào Biên bản Đồng thuận 2008 (Agreed Minutes 2008) có nội dung chính như sau:
1. Phái đoàn Bangladesh và Miến Điện đã thảo luận về biên giới lãnh hải giữa hai quốc gia tại Dhaka từ 31 tháng tới 1 tháng 4 năm 2008 trong tinh thần hữu nghị và thân thiện.
2. Hai bên thảo luận và điều chỉnh một số từ ngữ trong đoạn văn 3 của Biên bản Đồng thuận 1974.
3. Thay vì Biểu đồ 114 thì hai bên đồng ý áp dụng những tọa độ dưới đây. Những điều khoản khác của Biên bản 1974 vẫn giữ nguyên vẹn.
4. Bangladesh đề nghị là trong việc phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thì đảo St. Martin được ghi nhận tư cách pháp lý đầy đủ của đảo theo Điều 121 của Công Ước Quốc tề về Luật Biển 1982.
5. Miến Điện đề nghị là trong việc phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thì áp dụng điểm giữa trên đường thẳng nối liền đảo St Martin của Bangladesh và đảo Oyster của Miến Điện và đảo Oyster cũng được ghi nhận tư cách pháp lý đầy đủ của đảo.
6. Hai bên thảo luận một số nguyên tắc về việc phân định lãnh hải.
7. Hai bên đồng ý tiếp tục thương lượng với mục đích đi đến đồng thuận về việc phân định lãnh hải mà cả hai đều chấp nhận được.
Ký tên Ký tên
Phó Đề đốc Maung Oo Lwin M.A.K Mahmood
Trưởng Phái đoàn Miến Điện Trưởng Phái đoàn Bangladesh
1/4/2008
Dhaka
Bangladesh lập luận rằng biên giới lãnh hải giữa hai quốc gia đã được đồng thuận dựa trên Biên bản 1974 và được xác nhận bởi Biên bản 2008. Lý do mà Miến Điện không ký vào bản thảo hiệp ước không phải là vì họ phủ nhận biên giới dựa trên nguyên tắc căn bản của Biên bản Đồng thuận 1974 mà chỉ là vì họ muốn gom sự đồng thuận này vào một hiệp ước bao gồm thoả thuận phân định biên giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa cho thuận tiện. Điểm chính là về thực chất, văn bản ký kết gồm có các điều khoản rõ ràng là hai quốc gia đã đồng thuận về việc phân định lãnh thổ và lãnh hải. Hình thức nghi lễ của một hiệp ước không quan trọng. Cả hai phái đoàn đã cùng nhau tính ra tọa độ trên Biểu đồ 114. Sau khi ký kết thì cả hai bên cho rằng việc phân định lãnh hải đã kết thúc và không có bên nào đặt vấn đề gì cho đến 2008 khi Miến Điện ngõ ý là “hợp đồng” không còn giá trị.
Hơn nữa, Bangladesh cho rằng khi ký vào Biên bản 1974 thì cả hai bên đều có ý định thực thi các điều khoản trong Biên bản và vì vậy Biên bản là một thỏa thuận đơn giản nhưng mang đầy đủ ý nghĩa của một hiệp ước theo Điều 15 của Công ước Vienna về Luật Hiệp ước. Trong vụ kiện Biên giới Lãnh thổ và Lãnh hải giữa Camaroon và Nigeria (2002), Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) đã phán rằng một văn bản thỏa thuận quốc tế phân định lãnh thổ và lãnh hải là một hiệp ước theo đúng nghĩa của Công Ước Vienna 1969 về Luật Hiệp ước.
Miến Điện đã bác bỏ những lập luận này. Thứ nhất, Miến Điện cho rằng Biên bản Đồng thuận 1974 cũng như 2008 chỉ là dữ kiện ghi chép lại nội dung của phiên họp và những gì hai bên thảo luận. Miến Điện đã nhiều lần nhấn mạnh là họ sẽ không ký hiệp ước cho tới khi nào hai bên đạt được đồng thuận trên mọi khía cạnh tranh chấp bao gồm lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Ngoài ra, Biên bản Đồng thuận chưa bao giờ được bên nào thông qua theo đúng tiến trình hiến pháp của hai quốc gia ký kết.
Hơn nữa, cả Phó Đề đốc Chit Hlaing lẫn Phó Đề đốc Maung Oo Lwin đều không có thẩm quyền đại diện quốc gia Miến Điện để ký hiệp ước. Trường hợp này khác với vụ kiện Biên giới Lãnh thổ và Lãnh hải giữa Camaroon và Nigeria (2002) khi hai nguyên thủ quốc gia là những người có thẩm quyền ký hiệp ước ràng buộc quốc gia của họ theo đúng điều khoản của văn bản ký kết. Biên bản Đồng thuận cũng không có đăng ký với Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc. Điều này cho thấy cả hai quốc gia Bangladesh và Miến Điện không có ý định bị ràng buộc bởi các điều khoản trong Biên bản.
Phán quyết của Tòa là dựa trên Điều 15 của Công ước Vienna, việc quan trọng không phải là hình thức mà là thực chất, bản chất và nội dung của văn bản ký kết. Trong vụ kiện Phân định lãnh hải và Lãnh thổ giữa Qatar và Bahrain (1994), Tòa án Công lý Quốc tế cho rằng văn bản thỏa thuận quốc tế có thể có nhiều hình thức và có gọi khác nhau và biên bản đồng thuận được hai bên ký kết có thể được xem hoặc có giá trị pháp lý như một hiệp ước. Tuy nhiên, trong trường hợp này thì Tòa phán rằng Biên bản Đồng thuận 1974 không hội đủ điều kiện của một hiệp ước vì Miến Điện đã cho biết rất rõ ràng là họ sẽ không ký kết bất cứ hiệp ước nào cho tới khi hai bên đạt được đồng thuận về mọi khía cạnh liên quan tới lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Phân định lãnh hải là một việc nghiêm trọng và vì vậy hiệp ước phân định lãnh hải không thể nào được suy diễn một cách hời hợt. Không chỉ có Trưởng Phái đoàn Miến Điện mà chính Bangladesh cũng không cung cấp bằng chứng chứng minh là Trưởng Phái đoàn của họ có thẩm quyền ký kết hiệp ước.
Thỏa thuận ngầm
Bangladesh lý luận rằng cách hành xử của hai bên cho thấy đã có một thỏa thuận ngầm có giá trị pháp lý. Hơn 3 thập niên kể từ khi ký Biên bản Đồng thuận 1974 thì hai bên hành xử theo đúng điều khoản của Biên bản. Cả hai được hưởng toàn quyền quản lý và kiển soát lãnh hải theo sự thỏa thuận và Bangladesh vẫn cho phép tàu thuyền của Miến Điện tự do ra vào chung quanh khu vực đảo St Martin từ và đến sông Naaf.
Ngoài ra, quan chức và ngư dân của hai quốc gia đã sinh hoạt và đánh cá theo lãnh hải đã được đồng thuận. Bangladesh đã nộp bằng chứng qua hình thức của các lời khai hữu thệ của quan chức và ngư dân họ xác nhận là họ đã tuân thủ biên giới lãnh hải dựa trên Biên bản 1974. Các tàu kiểm lâm và tuần duyên của Bangladesh cũng triệt để tuân thủ biên giới lãnh hải như vậy.
Quan điểm của Miến Điện là không có thoả thuận ngầm nào cả. Trong các cuộc đàm phán thì phái đoàn Miến Điện đã nhiều lần nhắc nhở phái đoàn Bangladesh là tàu thuyền của họ đã ra vào chung quanh đảo St Martin từ nhiều năm. Việc yêu cầu tự do hàng hải chỉ là xác nhận lại quyền hạn mà Miến Điện đã hành xử từ năm 1948.
Còn về lời khai hữu thệ của quan chức và ngư dân Bangladesh thì không có trọng lượng và tính khách quan vì chắc chắn là họ sẽ bênh vực cho Bangladesh.
Tòa đã chấp nhận lý luận của Miến Điện và phán rằng muốn chứng minh được thỏa thuận ngầm thì cần có bằng chứng rõ ràng và có nhiều sức thuyết phục (compelling evidence). Lời khai hữu thệ của các viên chức và ngư dân không đáp ứng được điều kiện này được.
Estoppel
Bangladesh lập luận rằng công lý đòi hỏi Miến Điện không được quyền đi ngược lại những điều khoản ký kết trong Biên bản Đồng thuận 1974 theo nguyên tắc estoppel. Trong Vụ kiện liên quan tới Chùa Preah Vihear (Cam bốt v Thái Lan 1962), Tòa án Công lý Quốc tế phán rằng Thái Lan không thể phủ nhận biên giới dựa trên bản đồ của Pháp vì Thái Lan đã được hưởng nhiều quyền lợi từ bản đồ này trong hơn 50 năm và bây giờ không thể nói ngược lại và phủ nhận bản đồ này. Tương tự như vậy, Bangladesh lý luận rằng Miến Điện đã hưởng lợi từ Biên bản Đồng thuận trên 30 năm dưới hình thức là Bangladesh cho phép tàu thuyền Miến Điện tự do ra vào khu vực đảo St Martin.
Miến Điện phản bác rằng Bangladesh không đưa ra bằng chứng cụ thể nào cho thấy là họ đã bị thiệt hại hoặc thiệt thòi vì dựa vào cung cách hành xử của Miến Điện. Hơn nữa, cung cách hành xử của Miến Điện không hội đủ các điều kiện rõ ràng, tuyệt đối và nhất quán cần thiết để chứng minh estoppel.
Tòa phán là nguyên tắc estoppel sẽ được áp dụng khi một quốc gia A qua cung cách hành xử đã tạo ấn tượng cho một quốc gia B về một hiện trạng mà họ phải bị thiệt hại hoặc bị thiệt thòi vì đã thật lòng dựa vào cách hành xử đó. Hậu quả là quốc gia A sẽ không được quyền phủ nhận hiện trạng đó. Nhưng trong trường hợp này, Bangladesh không cung cấp đầy đủ bằng chứng cụ thể chứng minh là Miến Điện đã có những cung cách hành xử rõ ràng, tuyệt đối và nhất quán xác nhận rằng họ đã chấp nhận biên giới lãnh hải dựa trên Biên bản 1974. Hơn nữa, Bangladesh cũng không trưng dẫn bằng chứng nào cho thấy là họ chịu thiệt thòi vì đã thực tâm dựa vào cung cách hành xử đó.
Kết luận
Từ phán quyết của vụ kiện này thì chúng ta có thể rút ra một vài kết luận như sau:
1. Hiệp ước không dựa vào hình thức mà tùy thuộc vào thực chất và nội dung của văn bản ký kết. Điều quan trọng là quốc gia ký kết có ý định chấp nhận giá trị pháp lý ràng buộc của văn bản đã ký hay không? Nhân vật ký kết có thẩm quyển đại diện và ràng buộc quốc gia hay không? Hiệp ước phân định lãnh thổ và lãnh hải là một sự việc nghiêm trọng không thể suy diễn một cách dễ dàng hoặc hời hợt
2. Thỏa thuận ngầm đòi hỏi bằng chứng rõ ràng, có trọng lượng và có tính khách quan. Bằng chứng của những người trong cuộc hoặc đơn phương thường sẽ không hội đủ tiêu chuẩn.
3. Thuyết estoppel đòi hỏi đương đơn chứng minh là đối phương đã có những cung cách hành xử rõ ràng, dài hạn và nhất quán (clear representation) và đương đơn đã bị thiệt thòi (detriment) vì đã thật lòng (good faith) dựa vào cung cách hành xử đó (reliance). Thuyết estoppel sẽ dễ thuyết phục hơn nếu đối phương được hưởng nhiều quyền lợi vì cung cách hành xử của họ.
Nếu áp dụng những nguyên tắc pháp lý này với những bằng chứng mà Trung Quốc đưa ra thì không có gì chứng minh là Việt Nam đã ký một hiệp ước công nhận chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Trung Quốc.
Trung Quốc có thể lập luận rằng đã có một sự thỏa thuận ngầm nào đó giữa Việt Nam và Trung Quốc. Không rõ là Thứ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm phát biểu trong hoàn cảnh nào? Trong một phiên họp với các viên chức Trung Quốc cao cấp tại Bắc kinh khi xin viện trợ? Lời phát biểu này có được thu âm không? Lời phát biểu có được trích dẫn lạc hướng hay không? Ung Văn Khiêm có thẩm quyền đại diện cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhân nhượng chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải hay không?
Có lẽ lập luận mà Trung Quốc theo đuổi sẽ là estoppel. Qua lời phát biểu của Ung Văn Khiêm 1956, Công Hàm Phạm Văn Đồng 1958 và sách giáo khoa Địa lý xuất bản năm 1974 thì Trung Quốc có thể lý luận rằng Việt Nam đã hành xử rõ ràng và nhất quán trong việc công nhận chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Trung Quốc từ năm 1956. Cho tới năm 1988 thì Việt Nam mới thay đổi lập trường sau hải chiến Trường Sa và nhất là khi Luật Biển ra đời vào năm 2012 thì Việt Nam mới chính thức xác nhận chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa. Cho dù Trung Quốc có thành công về điềm này thì vẫn phải chứng minh được các yếu tố còn lại (good faith, reliance và detriment).
Nhưng nếu có sự thay đổi chính thể tại Việt Nam thì có thể Trung Quốc sẽ không có cơ sở dựa vào nguyên tắc estoppel trong một vụ kiện tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa trước tòa án quốc tế.
N.V.T
Tác giả gửi BVN

Những bài học trong chốn lao tù (Kỳ 5): “Cuộc sống trong nhà giam và những “luật” ngầm”

Nguyễn Trung Tôn (Danlambao) - Chiều ngày 25 tháng chạp tôi nhận được 0,5 kg thịt lợn kho, một chậu nhựa, một khăn mặt, một bàn chải đánh răng, một chăn một màn và 4 bộ quần áo do vợ tôi gửi vào. Tuấn; trưởng buồng vệ sinh cầm phiếu nhận đồ và nhận hàng tới cho tôi ký nhận, nhưng riêng quần áo thì chỉ cho tôi nhận 2 bộ, còn đâu họ cất vào kho của nhà giam, vì theo quy định thì mỗi bị can chỉ được mang vào buồng giam 2 bộ quần áo dài, 2 bộ quần áo lót và 2 áo ấm. Đã gần một tuần tôi mặc nhờ quần áo của A Lào, rất may là vợ tôi đã kiệp thời gửi quần áo vào. Tôi mong mãi chẳng thấy có giấy lưu ký vợ gửi tiền. Tôi hơi buồn, vì đã ăn nhờ của anh em cả tuần trời, nay vợ vào thăm nuôi, nhưng lại chẳng gửi cho đồng nào để có mà san sẻ với anh em.
Tối hôm đó thấy tôi than thở về chuyện đó. Toàn động viên tôi: Anh không phải buồn, chắc lần đầu vợ anh đi thăm nuôi tù nên chưa có kinh nghiệm, hơn nữa có khi còn phải đi hỏi thăm chỗ này chỗ khác nên không còn tiền.
Tôi nói với Toàn: Tôi hiểu điều đó nhưng thực sự thấy nể mấy anh em quá. Anh em cũng khó khăn, cảnh tù tội thiếu thốn, nay tôi vào buồng mà chẳng san sẽ gì cho anh em được, lại còn ăn nhờ, mặc nhờ thế này khó nghĩ quá!
Toàn bảo tôi: anh yên tâm đi, chắc lần sau vợ anh vào sẽ khác, lần này chưa có kinh nghiệm thôi! Cũng đã gần một tuần tôi không có gối để gối đầu, nên phải mượn cái túi tư trang của A Lào để gối tạm. A Lào chầm chậm nói với tôi: Hôm này anh Tôn có quần áo rồi, anh xem có cái quần nào không mặc tới đưa đây, em cắt và may cho anh cái vỏ gối.
Tôi ngạc nhiên hỏi A Lào: Quần thì có những làm sao để cắt, may được, trong khi mình không có dao, kéo, kim chỉ thì làm sao mà may được?
A Lào nói: Anh cứ đưa một cái quần dài ra đây em có cách làm cho. Tôi lấy một quần vải thô đưa cho A Lào, nhờ cậu làm giúp tôi chiếc vỏ gối.
A Lào lấy quần, đo xong, cậu tì vào cạnh bục năm, đẩy đi kéo lại để cắt hai ống quần ra, rút các sợ vải của quần quấn lại để làm chỉ. Cậu bè một cái xương của chiếc quạt kè, mài nhọn một đầu, đầu kia cậu khéo léo dùng móng tay, lách ra nó ra để dắt chỉ vào, cần mẫn khâu từng mối chỉ một. Và chỉ sau hai buổi tối A Lào đã làm xong cho tôi một chiếc vỏ gối xinh xắn, tôi gấp quần áo và tư trang cá nhân lại, bỏ vào đó để làm gối cho mình, chiếc vỏ gối này đã theo tôi suốt cả 2 năm tù. Trong khi A Lào may vỏ gối cho tôi, Toàn tranh thủ bay cho tôi kinh nghiệm để khi nếu có cơ hội gặp thân nhân, tôi sẽ biết cách phải làm sao. Toàn nói: Hầu hết các bị can khi gặp thân nhân đều phải có quà biếu cán bộ. Nếu được gặp thân nhân mà không có quà biếu quản giáo thì sẽ bị quản giáo gây khó khăn trong thời gian bị tạm giam.
Tôi hỏi Toàn: Mình gặp người nhà mà gặp qua lưới thì làm sao có thể lấy tiền để đưa cho cán bộ được? Toàn dặn: Các cán bộ quản giáo có mối quan hệ với các quán nước ngoài cổng trại. Khi gặp người nhà, chúng ta chỉ cần dặn người nhà là bỏ vào phong bì 500.000 hay 1.000.000 đồng tùy khả năng. Mang ra quán nước bà Anh hay bà Lan ở cổng trại, ghi rõ là thân nhân của bị can nào, gửi cho cán bộ tên gì. Như vậy khi hết giờ làm việc, quản giáo sẽ ra quán nước nhận quà, làm vậy là yên tâm. Nếu muốn gặp người thân lâu thời gian một chút thì nhớ bảo người nhà đưa cho cán bộ trực thăm gặp ít nhất 200.000 đồng, biếu cho cả 2 người một người giám sát bên ngoài, một người dẫn giải mình trực bên trong. Nếu không có tiền biếu họ thì thời gian gặp chỉ được mấy phút là họ bắt mình vào rồi.
Toàn còn nói: Nếu không có nhiều tiền thì không cần gửi lưu ký cũng được, nhưng trước hết phải yêu tiên gửi quà biếu cán bộ quản giáo. Nếu gửi biếu cán bộ 500.000 trở lên thì hãy gửi ở ngoài quán nước, còn nếu dưới 500.000 thì gửi trực tiếp cán bộ giám sát thăm gặp, họ sẽ đưa cho quản giáo mình thôi.
Tôi hỏi Toàn: Nếu thăm gặp gia đình mà không có quà cho cán bộ thì sao? Toàn nói: Nếu gặp gia đình mà không có quà cho cán bộ thì sẽ bị đì. Có thể sẽ bị chuyển xuống buồng Si bi ri. Tiền gia đình gửi vào, mình có mua hàng cũng chưa chắc đã được ăn.
Tôi hỏi: sao lại thế?
Toàn nói: Nếu cán bộ quản giáo ghét mình rồi thì khi mình mua lưu ký về tới buồng giam, đương nhiên hàng đó không còn là của riêng mình mà là của cả buồng. Cán bộ sẽ bắt mình chuẩn bị tư trang, chuyển đi buồng khác. Hàng mình vừa mua sẽ không được mang đi. Như vậy mình có tiền cũng chẳng được ăn. Hoặc cán bộ chuyển mình tới buồng Si bi ri, cho ở chung với những người không có lưu ký. Mình có được mấy trăm mà cả buồng cùng ăn chung thì chỉ được một hai hôm sẽ hết. Vì vậy mình phải ưu tiên biếu quà cho cán bộ, cán bộ sẽ xếp mình vào buồng mà anh em sàn sàn đều có lưu ký cả thì đỡ khổ. Anh mới vào không biết đấy, buồng 10 bên cạnh mình đây này, cả buồng không ai có lưu ký, đến muối bột canh còn chẳng có mà ăn, khổ lắm.
Tôi hỏi Toàn: vậy tôi thấy buồng mình 3 anh em đã có ai gặp gia đình và biếu quà cho cán bộ chưa? Tôi thấy buồng mình hình như cũng được cán bộ quan tâm. Hàng ngày đều cho thuốc lào hút, nước nôi cũng thấy đủ dùng, cuộc sống tù tuy hơi thiếu thốn nhưng như thế này là cũng chấp nhận được
Toàn nói: A Lào cũng đã biếu cán bộ hai lần mỗi lần 500.000 rồi, thằng Hùa cũng đã gửi biếu cán bộ một lần rồi. Còn tôi thi gia đình đã làm cơ chế 3 triệu để tôi lên buồng vệ sinh rồi, nhưng vì mới treo cổ tự tử ở nhà giam huyện, nên ban giám thì chỉ đạo phải giam ở buồng này có Ca me ra để theo dõi, chắc khi thấy ổn định thì cán bộ sẽ chuyển tôi lên buồng vệ sinh. Bây giờ tôi tạm ở đây, nhưng tiêu chuẩn của tôi là tiêu chuẩn vệ sinh, nên cán bộ phải cấp thuốc lào đủ để tôi hút, nước tắm và nước uống cũng đảm bảo hơn.
Tôi nói: Vậy là tôi vào đây, được hưởng xái của anh em rồi! Tôi chưa có tiền lưu ký, cũng chưa có quà cho cán bộ mà được ở thế này là cũng tốt.
Toàn nói: Anh là đối tượng chính trị, cần phải theo dõi, nên buộc cán bộ phải nhốt ở buồng này. Chắc anh không bị chuyển đi buồng khác đâu. Cứ yên tâm, trường hợp của anh không phải cán bộ quản giáo muốn nhốt đâu thì nhốt đâu. Anh là trường hợp đặc biệt nên cán bộ quản giáo muốn chuyển anh đi buồng khác thì phải xin ý kiến của bạn giám thị.
Tôi nói với Toàn: Anh em thì làm cơ chế hay biếu quà cáp cho quản giáo chứ tôi thì tôi không làm vậy đâu mà nhà tôi cũng chẳng có tiền để làm như vậy. Tôi chấp nhận chịu đựng, cán bộ chuyển đi đâu thì chuyển, có thể khổ nhưng chắc không tới chết đâu.
Thời gian cứ chầm chậm trôi qua. Thời tiết những ngày giáp tết mưa thâm thâm, nhiệt độ xuống thấp, ai nấy cứ co ro quấn chăn ngồi cho ấm. Cán bộ quản giáo cho chúng tôi biết là bắt đầu từ ngày 27 âm lịch cho tới ngày mùng 7 tết, trại giam cho phép các bị can được nhận quà tết từ phía gia đình gửi vào như: Bánh chưng, giò chả, thịt, gà vịt… Toàn cứ ngóng người thân tới gửi quà, Toàn cũng tính: Chắc buồng 9 chỉ có nhà Toàn là ở gần, hơn nữa gia đình Toàn đã có kinh nghiệm thăm nuôi tù, cho nên chắc chắn sẽ tới gửi quà tết cho Toàn, còn lại 3 người chúng tôi, phần thì nhà xa, phần thì chưa có kinh nghiệm nên chắc chẳng có quà tết. Toàn nói: Hy vọng chiều 30 bố Toàn sẽ tới.
Những ngày gần tết bị can các buồng giam khác nhận được khá nhiều quà, nhưng buồng 9 chúng tôi thì chẳng nhận được gì. Bữa tối ngày 30 tết, trại giam bắt đầu cho bị can ăn tiêu chuẩn tết cổ truyền. Mỗi người chúng tôi được một miếng thịt lợn bằng khoảng 3 ngón tay, hôm đó có khoai tây hầm xương lợn, buồng 9 được chia 4 cục xương bằng nắm tay và mấy miếng khoai tây. Nhìn cục xương lợn to nhưng chẳng dính chút thịt nào. Chúng tôi chỉ biết chua chát mà nói với nhau "Cám ơn Đảng Chính phủ đã cho chúng ta những cục xương không thể gặp”. Hôm đó cũng có thêm mỗi người được 3, củ hành muối gọi là hương vị tết. Ăn cơn tôi xong, trước khi đóng cửa buồng, chúng tôi được phát mỗi người một chiếc bánh chưng lớn. Vừa đóng cửa buồng xong, Toàn nói: Bánh chứng tết đấy, chắc mỗi ngày một người được một chiếc. Chúng ta bóc 2 chiếc ăn luôn cho ngon, con 2 chiếc để tới giao thừa. Mai trại lại cấp tiếp đấy. Vừa ăn cơm xong vậy mà bóc 2 chiếc bánh chưng ra chúng tôi ăn hết ngay.
Đêm đó ai cũng nôn nao nhớ nhà. Đặc biệt tôi mới bị bắt lần đầu lại vào những ngày giáp tết, lòng tôi buồn rười rượi. Toan cố gắng động viên anh em, hãy vui lên, đừng suy nghĩ quá nhiều, cái gì đến ắt sẽ đến, trong tết họ người thân chưa tới thì ngoài tết họ cũng sẽ tới thôi. Ngồi mãi cũng chẳng có việc gì làm nên chúng tôi ai nấy lên bục đáp chăn nằm cho ấp. Mới khoảng 22h đêm. Tiếng chìa khóa lẻng xẻng, Cán bộ quản giáo Nguyễn Văn Thành đi vào từng buồng giam chúc tết. Quản giáo dẫn theo bị can Tuấn, trưởng buồng vệ sinh đi theo bốc cho chúng tôi một vốc kẹo, và cho cả buồng 2 điếu thuốc lá. Cán bộ quản giáo nói: “Thay mặt hội đồng cán bộ và ban giám thị trại giam, tôi chúc các anh ăn tết vui vẻ, đoàn kết giữ gìn kỷ luật nhà giam. Sang năm ra tòa nhận mức án đẹp đẹp để sơm về đoàn tụ với gia đình”. Toàn thay mặt buồng giam chúc cán bộ sang năm mới khỏe mạnh, thăng tiến và làm ăn phát tài. Cánh cửa buồng giam đóng lại. Chúng tôi ăn mấy cái kẹo rồi lại đi nằm. Nằm trong buồng giam nhưng tâm trí tôi cứ suy nghĩ về gia đình. Tôi bắt đầu lẩm nhẩm làm thơ. Mặc dù không có giấy bút, nhưng cảm xúc dâng tràn nên tôi đã nhanh chóng làm xong một bài thơ với tựa đề: "Ngàn lá thư không chữ” nội dung như sau:
Cứ mỗi ngày anh viết một lá thư,
Gửi về em trăm thương ngàn nhớ.
Thư anh viết không phải bằng bút mực,
Máu trong tim rạo rực chép trong lòng.
Gửi cho em không qua đường bưu điện;
Chẳng email không điện thoại nhắn tin.
Gửi cho em qua ô cửa nhà tù.
Nhờ gió mây gửi về nơi em ở.
Nhận thư anh chắc em sẽ rõ.
Anh xin lỗi vì thư không có chữ.
Nội dung thư là ngôn ngữ của con tim.
San sẻ cùng em sáng khuya vất vả.
Đã thay anh săn sóc bố mẹ già
Và thay anh chăm lo đàn con dại;
Đã giúp anh thăm nội ngoại họ hàng;
Thăm hội thánh cùng anh em đồng đạo.
Mong họ hiểu rằng anh vô tội.
Án anh mang bởi kính Chúa yêu người.
Nếu xét tội, cộng sản kia có tôi.
Đã bán biên cương biển đảo tây nguyên;
dâng tổ quốc thân yêu cho quỷ dử.
Chúa công bình sẽ xét xử phải không em!
Thư anh viết trong đêm dài cộng sản.
Hẹn gặp em trong anh sáng đa nguyên.
Giờ phút giao thưa chẳng có gì đặc biệt vì buồng giam vẫn đóng cửa, chúng tôi nghe từ ngoài cổng trại, phía hội trường có một tràng súng bắt chỉ thiên, biết giao thưa đã tới. Chúng tôi ngồi dậy dành cho nhau những lời chúc tốt lành, xong lấy 2 chiếc bánh chưng còn lại để ăn giao thừa, ăn bánh xong, tôi đọc cho mọi người nghe bài thơ mình vừa sáng tác xong ai nấy đi vào giấc ngủ.
(Còn nữa)
Bài đã đăng: 
Thanh hóa, ngày 28/06/2014

Nguyễn Trung Tôn
ĐT: 0162.8387.716

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét