Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

Trung Quốc ‘trỗi dậy bạo lực’:Trọng điểm triệt phá là Việt Nam

Trung Quốc ‘trỗi dậy bạo lực’:Trọng điểm triệt phá là Việt Nam

http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/trung-quoc-troi-day-bao-luctrong-diem-triet-pha-la-viet-nam-3044120/
Thiên Nam
(Bình luận quân sự) – Hiện TQ không còn “giấu mình chờ thời” mà đang “trỗi dậy bạo lực”. Trong mắt họ, Việt Nam là tường thành vững chắc trên biển Đông, cần phải phá vỡ.
Trong giai đoạn đầu thập niên 90 – thế kỷ 20 cho đến giữa thập niên đầu của thế kỷ 21, quan hệ giữa Trung Quốc và Asean tương đối êm đẹp, tuy cũng có những bất đồng nho nhỏ.
Nhiều người cho rằng, lúc đó Trung Quốc sử dụng “quyền lực mềm” để ép các nước thuộc khu vực phải đi theo quỹ đạo và sự điều khiển của họ. Đây cũng là một yếu tố, tuy nhiên nó không phải là tất cả.
Thực ra, Trung Quốc biết chắc là không thể dùng uy tín của một cường quốc hoặc “quyền lực mềm” quân sự hay là chính sách ngoại giao để khuất phục hoặc lái các nước Asean đang có tranh chấp về lãnh thổ, đi theo định hướng của mình. Bắc Kinh “ngọt nhạt” với các nước đông nam Á trong giai đoạn đó là do nhiều nguyên nhân.

Trước hết là khi đó Trung Quốc chưa đủ lực để thôn tính biển Đông nên Bắc Kinh vẫn phải “giấu mình chờ thời”. Đầu thập niên 90, lực lượng hải quân, không quân Trung Quốc mới bắt đầu bước vào giai đoạn hiện đại hóa, hải quân chưa đủ vươn xa, không quân mới chỉ có các loại máy bay cổ lỗ J-7, J-8, lực lượng tàu chấp pháp công vụ hầu như chưa có gì.
Chính vì vậy, Bắc Kinh mới “ngọt nhạt” với Asean vừa nhằm mục đích “ru ngủ” các nước đông nam Á về một cường quốc Trung Hoa yêu chuộng hòa bình, vừa nhằm mục đích xây dựng quan hệ với các quốc gia không có biển hoặc không có mâu thuẫn như Thái Lan, Myanmar, Singaporre, Campuchia… và chi phối kinh tế các nước đông nam Á hòng tìm kiếm một công cụ chiến lược để gây áp lực trong tương lai.
Trung Quốc coi Việt Nam là “thành trì biển Đông” phải phá vỡ
Trung Quốc bắt đấu gây hấn bằng hành động kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam
Song song với đó, Trung Quốc đã mua sắm hàng loạt các máy bay chiến đấu Su-27/30, khu trục hạm lớp Sommeverny, tên lửa phòng không mặt đất S-300 PMU2, tên lửa S-300FM trên tàu khu trục, các loại tên lửa chiến thuật của Nga, tàu sân bay Varyag từ Ukraine… để vừa nhanh chóng nâng cao sức mạnh không/hải quân, vừa học hỏi để chế tạo vũ khí.
Đến cuối thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, sức mạnh quân đội Trung Quốc cơ bản đã được nâng lên một tầm cao mới với các máy bay chiến đấu nội địa J-10, J-11; tàu khu trục Type 051C, Type 052C, tàu hộ vệ Type 054A; lực lượng tàu chấp pháp biển cũng tương đối mạnh với 5 lực lượng: Hải quan, Hải tuần, Hải cảnh, Hải giám và Ngư chính, thống nhất dưới sự quản lý của lực lượng cảnh sát biển.
Đến lúc này, Bắc Kinh tự cho rằng mình đã “đủ lông, đủ cánh” và bắt đầu “trỗi dậy không hòa bình”. Trung Quốc bắt đầu giấc mộng bành trướng bằng chiến lược độc chiếm biển Đông – nơi có khối Asean với 10 nước nhưng chỉ có 5 quốc gia có tiềm lực không mạnh là Việt Nam, Philippin, Indonesia, Malaysia, Bruney, liên quan trực tiếp tới tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên vùng biển này.
Hiện nay, cả 5 nước đông nam Á liên quan đến vùng biển này đều là những nước đang phát triển với tiềm lực kinh tế và quốc phòng hạn chế, thêm vào đó sự liên kết giữa các quốc gia trong nội khối còn khá lỏng lẻo, thậm chí có cả những tranh chấp về chủ quyền trên biển như Malaysia với Philippines, Malaysia với Indonessia.
Trong số nước này cũng chỉ có Việt Nam và Philippines là có tranh chấp chủ quyền gay gắt nhất với Trung Quốc, còn lại Brunei có tuyên bố chủ quyền “không rõ ràng” với quần đảo Trường Sa, Malayssia và Indonessia nằm xa nhất mà cũng chỉ có 1 phần nhỏ nằm trong phạm vi “liếm” của “lưỡi bò Trung Quốc” là bãi cạn James Shoal và một phần quần đảo Na Tu Na Bắc.
Máy bay chiến đấu J-10 của không quân Trung Quốc
Máy bay chiến đấu J-10 của không quân Trung Quốc
Tuy nhiên, hiện Việt Nam, Indonesia và Malaysia đang tăng cường ngân sách quốc phòng nhằm cấp tốc hiện đại hóa lực lượng hải quân và không quân đánh biển. Ngay cả Philippines cũng đang dốc hết sức mua sắm vũ khí để quyết đấu với Trung Quốc. Chỉ sau khoảng thời gian 5 năm nữa, tiềm lực của các quốc gia đông nam Á sẽ có sự nhảy vọt về chất, nếu họ liên thủ với nhau, Trung Quốc sẽ không thể làm gì được.
Trung Quốc xác định, đây là thời điểm hợp lý nhất để “gặm nhấm biển Đông”, hoặc là bây giờ, hoặc là không bao giờ. Để thực hiện điều này, Trung Quốc đang áp dụng những hành động kiểu “bá quyền nước lớn”, cậy mạnh hiếp yếu, bất chấp luật pháp quốc tế và sự thật lịch sử.
Để thực hiện “giấc mộng Trung Hoa vĩ đại”, Bắc Kinh đã sử dụng chiến lược đối đầu cầm chừng với Nhật Bản, tạm thời hòa hoãn không đòi thu hồi Đài Loan để rảnh tay thôn tính biển Đông. Bắc Kinh đã thực hiện chiến lược “bẻ từng chiếc đũa” trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, ngoại giao và quân sự để phân hóa nội bộ khối ASEAN.
Có thể thấy rõ chiến lược này khi nhìn vào những gì Trung Quốc đã làm với Asean trong thời gian vừa qua. Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 45 (AMM-45, tổ chức năm 2012 tại Campuchia đã không ra được Thông cáo chung của Hội nghị (tuyên bố chung về Biển Đông) mà nguyên nhân phần lớn đến từ thái độ kiên quyết của nước chủ nhà mà kẻ hậu thuẫn không ai khác ngoài Trung Quốc.
Trong những ngày gần đây sự “ve vãn” của Trung Quốc với những nước không liên quan hoặc liên quan ít tới tranh chấp Biển Đông ngày một rõ.
Tàu hộ vệ tên lửa Type 054A Diêm Thành (546) của Trung Quốc
Tàu hộ vệ tên lửa Type 054A Diêm Thành (546) của Trung Quốc
Cũng chỉ mới cách đây ít ngày một đoàn quân sự cấp cao của Thái Lan đã sang Trung Quốc để “tham vấn”. Trong bối cảnh các nước phương Tây đang chỉ trích và đe dọa đình chỉ quan hệ với Thái Lan vì cuộc đảo chính lật đổ chính quyền của Thủ tướng Yingluck, động thái này cho thấy Trung Quốc đã ngay lập tức lợi dụng tình hình để tranh thủ tìm kiếm sự đồng tình.
Cuối tháng 5 vừa qua Thủ tướng Malaysia đã có chuyến thăm chính thức Trung Quốc, và ngay sau đó ông Wang Chungui – cựu Đại sứ Trung Quốc tại Malaysia đã tuyên bố những lời có cánh là “Bắc Kinh và Kuala Lampur có chung một góc nhìn về vấn đề Biển Đông”!!!

Trung Quốc “trỗi dậy bằng bạo lực”: Trọng điểm triệt phá là Việt Nam
Trung Quốc đã chọn Biển Đông làm nơi bành trướng, và mục tiêu trọng điểm trước tiên của họ tại đây là Việt Nam và Philippines vì cả 2 nước đều tuyên bố chủ quyền với quần đảo Trường Sa, nếu giải quyết được 2 quốc gia chạy dọc suốt phía tây và phía đông biển Đông, không khó để Trung Quốc bắt nạt nốt Indonessia và Malaysia ở điểm cực nam của đường lưỡi bò.
Lí do quan trọng nhất là hiện nay Trung Quốc đã kiểm soát thực tế sườn phía đông “đường lưỡi bò”, chạy dọc từ bãi cạn Scarborough đến khu vực bãi Cỏ Mây, bãi Cỏ Rong ở Trường Sa, chặn đứng mọi con đường tiến ra biển của Philippines. Trên thực tế hiện Manila không còn kiểm soát được các đảo và bãi cạn mà mình đã tuyên bố chủ quyền.
Giải quyết xong sườn phía đông nên hiện nay Bắc Kinh quyết tâm thôn tính sườn phía Tây kéo dài từ Hoàng Sa, dọc theo 9 lô dầu khí Trung Quốc mời thầu phi pháp trên lãnh hải Việt Nam năm 2012, kéo dài đến hết Trường Sa. Vì vậy, Trung Quốc quyết định kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam để gây hấn với chúng ta.
Tàu hộ vệ lớp Gepard 3.9 của hải quân Việt Nam
Tàu hộ vệ lớp Gepard 3.9 của hải quân Việt Nam
Trung Quốc chọn Việt Nam là điểm đột phá bởi vì hiện chúng ta là nước có tiềm lực hải quân không mạnh lắm, có thể dễ dàng đè bẹp nếu có xung đột xảy ra. Hơn nữa, chúng ta theo đường lối chính trị và ngoại giao không liên minh, liên kết, vì vậy khi động đến Việt Nam, Trung Quốc sẽ không vấp phải những “ông lớn” chống lưng kiểu như Mỹ với Philippines và Nhật Bản.
Một lí do khác là Trung Quốc lo sợ tinh thần đoàn kết và truyền thống chống ngoại xâm và nội lực tiềm tàng trong lòng dân tộc Việt. Hiện nay, có thể nói rằng, Việt Nam chính là bức tường thành vững chắc nhất trong khối Asean để chống lại Trung Quốc, nếu qua mặt được chúng ta, không khó để Bắc Kinh dằn mặt, thậm chí là đè bẹp các nước khác.
Trung Quốc cũng đang quan ngại về xu hướng đầu tư tăng cường lực lượng theo hướng “đi tắt, đón đầu”, hiện đại hóa hải quân và không quân Việt Nam. Hiện chúng ta đang mua sắm lô 12 chiếc Su-30MK2 kế tiếp, chuẩn bị tiếp nhận đủ 6 tàu ngầm Kilo, chuẩn bị trang bị bộ đôi tàu hộ vệ Gapard mới của Nga, mua sắm một cặp chiến hạm Sigma của Hà Lan và nỗ lực đóng mới hàng loạt tàu tên lửa cao tốc.
Chỉ cần 5 năm nữa là Việt Nam cơ bản sẽ xây dựng được lực lượng vũ trang hiện đại hóa với trọng tâm đầu tư là 2 quân chủng không quân và hải quân. Khi đó, lực lượng không quân và hải quân của ta sẽ hình thành bộ khung tác chiến khá mạnh, với đầy đủ lực lượng tàu nổi, tàu ngầm và tiêm kích đánh biển, năng lực tác chiến của hải/không quân sẽ được nâng lên một tầm cao mới.
Thất bại của những đội quân hùng mạnh như Pháp, Mỹ và chính Trung Quốc đã khiến họ hiểu rất rõ là đất nước và con người Việt Nam sẽ không bao giờ khuất phục trước bất kỳ thế lực nào. Vì vậy, Trung Quốc xác định thời điểm này, khi Việt Nam chưa hoàn thành kế hoạch hiện đại hóa quân đội, là thời cơ lớn nhất để triệt Việt Nam, sau một thời gian nữa họ sẽ không thể làm được.
Tàu ngầm diezen-điện lớp Kilo của hải quân Việt Nam
Tàu ngầm diezen-điện lớp Kilo của hải quân Việt Nam
Có thể dự đoán là cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam sẽ rất khó khăn, đến thời hạn 15/8 và 20/8 chưa chắc Trung Quốc đã rút giàn khoan Hải Dương 981 khỏi lãnh hải Việt Nam và giàn Nam Hải 9 ở gần dường phân định vịnh Bắc Bộ mà có thể sẽ dịch chuyển tiếp, thậm chí là lấn thẳng xuống Trường Sa, đồng thời điều thêm một vài giàn nữa để căng mỏng lực lượng chấp pháp Việt Nam với hy vọng chúng ta sẽ kiệt sức.
Hiện nay, thẳng thắn mà nói là Việt Nam và Philippin, Indonesia, Malaysia, Bruney đã không còn đường lùi. Trung Quốc đã hết thời kỳ “giấu mình chờ thời”, quyết tâm “trỗi dậy bằng vũ lực”, bộc lộ dã tâm nuốt trọn biển Đông, nên chắc chắn là Bắc Kinh chỉ có lấn tới chứ không bao giờ ngừng lại, chứ đừng nói là lùi bước.
Trung Quốc đã chọn biển Đông để gây hấn vì nghĩ rằng mình có thể “làm mưa làm gió” tại đây. Tuy nhiên, đó là một sai lầm, bởi Việt Nam, Philippin, Malaysia, Indonesia đều là những nước có tinh thần độc lập dân tộc rất cao và tinh thần tự cường dân tộc mạnh mẽ. Chỉ cần 5 nước Asean có tuyên bố chủ quyền trên biển Đông gác tranh chấp, đoàn kết lại thì Bắc Kinh không thể làm gì được.
Chặn đứng âm mưu của Trung Quốc sẽ phụ thuộc phần lớn vào sự kiên cường, quyết liệt nhưng mềm mỏng và khôn khéo của Việt Nam. Trong thời gian tới, một mặt chúng ta sẽ phải kiên trì đấu tranh bằng biện pháp hòa bình, mặt khác phải lập tức kiện Trung Quốc ra Liên Hợp Quốc, đồng thời huy động sức mạnh của cộng đồng quốc tế để ngăn chặn hành động ngang ngược của Bắc Kinh.
Song song với đó, Việt Nam cần phải cảnh giác chống âm mưu la làng, ăn vạ của Trung Quốc, thậm chí là các hành động tự gây tổn hại để tạo cớ gây chiến của Bắc Kinh. Đồng thời các lực lượng vũ trang cũng phải nâng cao cảnh giác sẵn sàng chuẩn bị và chuẩn bị đầy đủ phương án đối phó với tình huống xấu nhất là đối phương chủ động gây xung đột quân sự.
  • Thiên Nam

Tập Cận Bình : "Trung Quốc phải tăng cường phòng thủ biên giới"

Ông Tập Cận Bình đòi tăng cường phòng thủ biên giới vào lúc tình hình Biển Đông thêm căng thẳng với Việt Nam và Philippines - REUTERS /John Thys
Ông Tập Cận Bình đòi tăng cường phòng thủ biên giới vào lúc tình hình Biển Đông thêm căng thẳng với Việt Nam và Philippines - REUTERS /John Thys
Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố Trung Quốc phải tăng cường bảo vệ các đường biên giới trên bộ và trên biển, vào lúc tranh chấp chủ quyền Biển Đông gây thêm căng thẳng giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng, đặc biệt là với Việt Nam và Philippines.

Theo Tân Hoa Xã, ông Tập Cận Bình tuyên bố như trên trong một cuộc họp toàn quốc vào ngày hôm qua 27/06/2014, với sự tham gia của các lãnh đạo khác của Trung Quốc, trong đó có Thủ tướng Lý Khắc Cường và Ngoại trưởng Vương Nghị.

Trong bài phát biểu, ông Tập Cận Bình nhắc lại rằng, « chính sự yếu kém của quốc gia trong quá khứ đã giúp những kẻ ngoại xâm phá vỡ phòng thủ biên giới trên bộ và trên biển của Trung Quốc hàng trăm lần, đẩy đất nước Trung Quốc đến tận cùng của tai họa ». Ông kêu gọi người dân Trung Quốc « không được quên quá khứ nhục nhã đó và xây dựng biên giới vững chắc».

Theo Tân Hoa Xã, Chủ tịch Trung Quốc còn kêu gọi các lực lượng bảo vệ biên giới phải giám sát chặt chẽ và kiểm soát đường biên giới và sẵn sàng có hành động để bảo vệ quyền trên biển của Trung Quốc.

Từ khi lên cầm quyền cho đến nay, ông Tập Cận Bình vẫn kêu gọi Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự để có thể « trăm trận trăm thắng ».

Tuyên bố của ông Tập Cận Bình về biên giới Trung Quốc được đưa ra vào lúc Bắc Kinh đang có thêm những hành động cứng rắn nhằm xác quyền chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, làm gia tăng căng thẳng với Việt Nam và Philippines.

Trong nhiều thập niên qua, các lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn nhấn mạnh rằng việc họ lên nắm quyền vào năm 1949 đã chấm dứt hơn một thế kỹ bị ngoại bang làm nhục, bắt đầu từ cuộc Chiến tranh Thuốc phiện vào thế kỷ XIX.

Tuy nhiên, theo Tân Hoa Xã, trong bài phát biểu hôm qua, ông Tập Cận Bình đã thúc giục các lãnh đạo dân sự và quân sự phải giữ sự cân bằng giữa phòng thủ biên giới và phát triển kinh tế. Tuy vẫn tìm cách kích động tinh thần dân tộc, giới lãnh đạo Bắc Kinh thừa hiểu rằng sự ủng hộ của người dân là tùy thuộc chủ yếu vào thành công kinh tế của Trung Quốc.
Thanh Phương
(RFI)

Hãy xây một bức tường than khóc

Nguyễn hoa Lư

tr3_mht3
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội vừa được tổ chức URAP xếp hạng là trường đứng đầu Việt Nam và đứng thứ 1.932 trong các trường đại học trên thế giới. Xét trong khu vực thì trường đội trên đầu hơn 600 trường đại học của các nước lân bang!
Với tôi, một đời làm ông giáo ở trường làng, vậy mà khi nghe tin đó thì có cảm giác như vừa bị hắt vô mặt một chậu nước rửa bát. Lá cờ mang tên giáo dục Việt Nam tung bay kiêu hãnh trước những làn gió lồng lộng mang tên “truyền thống hiếu học”, “nguyên khí Quốc gia”, “ngang tầm thời đại”… giờ tả tơi, thê thảm như là…của mẹ Đốp!
Vậy nên tôi vô cùng ngạc nhiên khi nghe GS Nguyễn Trọng Giảng, hiệu trưởng nhà trường nói: “Kết quả xếp hạng này đã góp phần khẳng định vị thế của nhà trường trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, khẳng định định hướng gắn liền đào tạo với nghiên cứu khoa học của trường trên con đường hội nhập“. Cứ như ý của GS Giảng thì nhận được bằng của URAP là một thành tựu đáng tự hào!

Đêm qua, tôi có một giấc mơ, không biết là nên khóc hay nên cười.
Tôi mơ mình vinh dự đảm nhận một trọng trách của Bộ GD. Chức vụ cụ thể không nhớ là gì, chỉ biết các giám đốc sở, các vụ trưởng mỗi lần đến gặp mình, vị nào cũng lúng búng như ngậm hột thị vì… khớp!
Vừa ngồi vào ghế, việc làm đầu tiên của tôi là gọi điện thoại về quê gặp ông trưởng thôn Nguyễn Thọ Lê nhờ ông tuyển một đám vài chục ông thợ xây.
Đám thợ sẽ đến trước Văn miếu xây một bức tường thành hoành tráng bằng đá xanh nham nhở, xù xì. Sẽ thuê đúc một bảng đồng ghi rõ: “Bức tường than khóc”.
Hàng năm, trước khi vào nhận áo mũ của nhà vua ban cho các chức danh Giáo sư, Phó giáo sư, nhà giáo nhân dân/ưu tú… các tinh hoa của nền học vấn nước nhà phải thực hiện một nghi lễ: đến dập đầu vào bức tường mà than khóc cho tầm vóc của Giáo dục Đại học Việt Nam.
Vĩ thanh
Bài viết vừa post lên được vài phút, một cựu quan chức về hưu của ngành Giáo dục gọi điện đến, bảo rằng cái tư duy kiểu khổ nhục kế của tôi đã lỗi thời từ lâu rồi. Không cần phải nhọc công xây tường để đập đầu tóe máu, ông có kế khác, trải đầy “hoa hồng”, sự màu nhiệm sẽ đến tức thì, còn hơn phép Tiên.
Ấy là việc mời ban giám khảo của tổ chức xếp hạng ấy sang “thương thảo về ba rem xếp hạng”. Thay sách giáo khoa, ngành giáo dục còn tính chịu chơi 34 ngàn tỉ. Vậy để có cái danh tiếng trước bàn dân thiên hạ, lưu đến muôn đời con cháu mai sau, thì sá gì trăm tỉ ngàn tỉ.
Đưa vào “ba rem xếp hạng” thêm một yếu tố, ấy là: nồng độ chất triết học Mác Lênin, nói nôm na là tính Đảng, tính giai cấp trong huyết quản của thầy trò làm căn cứ xếp hạng. Đảm bảo chỉ sau một đêm, thứ hạng của tất cả các trường đại học An Nam mình sẽ chen nhau lọt vào top 200, top 100, top 50… còn hơn nấm mọc sau mưa!
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét