Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

Giáo dục phục vụ cho ai? - ‘Bản chất ngầm’ của cuộc chiến Hải Dương- 981?

Giáo dục phục vụ cho ai?

Theo công bố của Diễn đàn Kinh tế Thế giới – World Economic Forum – vào đầu tháng 9/2013, nền giáo dục Việt Nam so với khu vực Asean vào hạng “đội sổ”, thua kém hơn cả Cam-pu-chia! Trong đó, Singapore vượt lên đứng đầu (nên nhớ rằng ông Lý Quang Diệu đã từng mơ ước Singapore có được nền giáo dục khai phóng của Việt Nam từ những năm 1960.
Thật là xót xa!
Qua 68 năm, đảng cộng sản Việt Nam đã đẩy nền giáo dục nước ta xuống tới đáy. Nguyên nhân hàng đầu chính là do giáo dục dưới sự lãnh đạo của đảng không phải để nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho sự nghiệp xây dựng đất nước mà giáo dục chỉ có một mục đích phục vụ chính trị, phục vụ cho đảng cũng như văn học nghệ thuật. Điều này đã được khẳng định ngay từ năm 1948 trong Đề cương văn hóa Việt Nam trong bài viết của ông Trường Chinh.
GIÁO DỤC PHỤC VỤ CHO AI?

Hiện nay, giáo dục chỉ được coi là một phần của công tác dân vận, công tác tuyên huấn, làm giáo dục để phục vụ cho đảng, chứ giáo dục chưa được coi là một khoa học. Vì thế, giáo dục:
1. Chỉ nhằm chứng minh nhờ có đảng cộng sản Việt Nam (từ sau sẽ viết gọn là “đảng”, không viết hoa) tài ba, sáng suốt đã lãnh đạo giáo dục không ngừng phát triển. Trong chiến tranh thì dù bom đạn của đế quốc Mỹ ác liệt thế nào nhưng học sinh vẫn đến trường, vẫn lên lớp, vẫn đỗ tốt nghiệp 100%. Kinh tế vô vàn khó khăn nhưng nhờ đảng lãnh đạo sáng suốt nên vẫn phổ cập giáo dục tiểu học rồi đến phổ cập trung học cơ sở. Đến bây giờ, dù kinh tế có suy thoái, nhưng trường trung học, đại học ở khắp nơi. Nhiều tới mức không có người học! Nhưng những trường ấy mở ra nhằm phục vụ cho ai? Học sinh có nhu cầu học tập thật sự không hay chỉ là học theo phong trào, là tâm lý chạy theo đám đông. Học xong đều nằm dài chờ việc, tới nay, đã có tới 72.000 người có bằng cử nhân thạc sĩ mà không sao kiếm được việc làm. Điểm thi đầu vào 3 môn mà chỉ 6, 7 điểm, thấp như thế thì học đại học thế nào? Nhưng bất chấp tất cả, trường vẫn cứ như nấm sau cơn mưa. Vì những người mở trường có lợi nhuận, giáo viên thêm chỗ dạy, có thể kiếm thêm bù vào tiền lương do nhà nước trả quá rẻ mạt, các cấp quản lý do đảng lập ra cũng có lợi vì anh nào mở trường mà chẳng phải có phong bì, xin một cái dấu ở phường ở xã còn phải phong bì nữa là xin mở cả một trường đại học. Khá nhiều trường không có địa điểm, không có giáo viên cơ hữu, thậm chí còn không có cả người học (vì không đủ điểm sàn), người dạy thì cũng chỉ là “cử nhân đào tạo cử nhân”. Đất nước chậm phát triển, lạc hậu nhưng vẫn tự hào vì số lượng tiến sĩ nhiều nhất Đông nam Á. Từ đó, gian dối trở thành căn bệnh phổ biến. Cái gì, ở đâu cũng trong tình trạng “nói vậy mà không phải vậy”. Tỷ lệ lên lớp luôn luôn là 100% mặc dù nhiều học sinh học đến lớp 6 lớp 7 vẫn chưa biết đọc, học sinh tiên tiến của lớp 9 vẫn không làm nổi một phép tính chia. Số lượng tiến sĩ thì nhiều nhất Đông nam Á nhưng chẳng có mấy tiến sĩ viết được luận văn, phần lớn là phải “đạo” ở các “chợ luận văn”, chẳng có công trình nghiên cứu nào được thế giới ghi nhận. Và suốt ngần ấy năm, con Lạc cháu Hồng vẫn đứng đội sổ trong những đóng góp cho nhân loại. Gian dối bất chấp quy luật. Đi học phải có người giỏi, người kém, người đủ khả năng lên lớp, người phải ở lại học thêm một năm nữa, …nhưng luôn luôn lên lớp 100%. Phụ huynh thấy con mình học kém, cần phải học lại để củng cố kiến thức lớp dưới mới hy vọng tiếp thu được kiến thức ở lớp trên, xin học lại một năm nữa, nhà trường cũng không cho vì như thế “ảnh hưởng đến thi đua”. Lẽ ra, gia đình học trò nghèo thì chỉ nên giúp họ đạt một trình độ tối thiểu (hết tiểu học, hay trung học cơ sở chẳng hạn), rồi giúp họ đi học nghề. Còn ít tuổi, đi học nghề, tiếp thu càng nhanh, càng có thời gian rèn luyện tay nghề, trau dồi phẩm chất của người làm nghề. Nhưng vì đảm bảo chỉ tiêu đến lớp nên tìm mọi cách vận động họ đến lớp, dù họ chẳng có hứng thú gì để học. Thế là suốt mấy năm học, tưởng là sẽ tốt hơn nhưng thực ra chỉ hư hỏng con người. Kiến thức thì chẳng thêm được bao nhiêu nhưng tiêm nhiễm thêm bao nhiêu thói xấu nhất là lười biếng và gian dối.
2. Chương trình học lạc hậu, rất nhiều tri thức đã bị người ta vứt vào sọt rác của lịch sử rồi nhưng vẫn bắt học sinh phải học. Tục ngữ có câu “Nó lú nhưng chú nó khôn”. Sách giáo khoa, thầy cô thì dạy như thế, nhưng gia đình học sinh không ít người hiểu biết họ thừa biết đó là những điều đã lỗi thời, chẳng lẽ học trò không biết. Biết rồi liệu có hy vọng học sinh toàn tâm toàn ý mà học không? Vì sao học sinh chán môn sử? Một nguyên nhân quan trọng là do sách giáo khoa lịch sử chỉ nhằm phục vụ cho quyền lợi của đảng. Gọi là lịch sử Việt Nam nhưng thực chất là lịch sử đảng. Lịch sử chỉ chứng minh là đảng tài giỏi, “công ơn đảng như biển rộng núi cao”, chiến đấu thì “ta thắng địch thua”, xây dựng chú nghĩa xã hội thì “thắng lợi rực rỡ”, lúc nào, ở bất cứ đâu, trong hoàn cảnh nào cũng “chiến thẳng vẻ vang” cả, không bao giờ có sai lầm khuyết điểm thất bại. Thậm chí, nhiều nhân vật, sự kiện lịch sử cũng bịa đặt nhằm phục vụ cho lợi ích của đảng. Sao học trò có thể hứng thú mà học được?
3. Vì chỉ để phục vụ cho mục đích của đảng nên sử dụng con người cũng vô cùng sai lầm. Ai làm đúng ý đồ của đảng thì được đảng sử dụng, đề bạt, bất kể tài năng, đức độ. Gần đây đã xuất hiện tục ngữ mới, đó là những người “tài năng có hạn, khốn nạn vô biên”. Ai hành xử theo lương tâm nghề nghiệp, tâm huyết với sự nghiệp thì bạc đãi, vô hiệu hóa. Chỉ nói chuyện nhỏ, như việc coi, chấm thi. Ai coi thi nghiêm túc không cho học trò gian lận thì không cử đi coi nữa. Vì như thế ảnh hưởng đến danh hiệu thi đua. Những người mặc kệ cho thí sinh muốn làm gì thì làm, phòng thi ồn ào như cái chợ thì chẳng sao. Khi nào có cấp trên đến kiểm tra, khi xe ô tô “toe toe” còi ngoài cổng trường, trong lúc bảo vệ từ từ đi mở khóa cổng, lãnh đạo hội đồng coi thi đi từng phòng nhấm nháy ra hiệu, trông thật bất lương đáng xấu hổ. Sau khi dạo qua một vòng, nhận thấy “tình hình coi thi rất nghiêm túc”, cấp trên nhận cái phong bì thế là xong cuộc thanh tra. Ô tô cấp trên ra khỏi cổng trường thì đâu lại hoàn đấy. Đi chấm thi ai chấm đúng đáp án, biểu điểm, không chịu thay đổi, nâng điểm cho những bài do lãnh đạo chấm thi đưa xuống thì lần sau không cử đi chấm nữa. Để dễ sai khiến, người ta dùng tiền “bồi dưỡng”. So với tiền lương, tiền bồi dưỡng coi, chấm thi không phải là nhỏ. Tiền này do học sinh đóng góp, dân gian gọi là tiền “chống trượt”. Thực chất, đây là một khoản tiền “lót tay” để thầy cô giáo làm ngơ cho học sinh gian dối khi coi thi, dễ dãi lúc chấm thi. Từ trước khi bước vào thiên niên kỷ mới, ngoài số tiền phụ huynh đóng góp cho nhà trường ra, đã có hiện tượng thí sinh trong một phòng thi nộp tiền, cho vào phong bì đặt trên bàn của giám thị.Thế là hai bên đều có lợi. Học sinh thì đỗ cao, còn đảng thì được mang tiếng lãnh đạo tài tình. Chỉ có dân là thiệt. Dân thiệt là vì mất tiền cho con đi học, cứ tưởng con mình được học hành “đến nơi đến chốn” nhưng thực chất là học hành chẳng ra gì, chỉ có cái đầu rỗng tuếch; dân thiệt là vì, mất tiền cho con đi học, đã không được kiến thức, còn nhiễm thêm cái tính dối trá, dối trá ngay từ khi vào lớp 1 nên đến lớp 12 thì bệnh dối trá này đã trầm trọng lắm rồi, cho đến hết đời không chữa nổi, thế là cả đời thành kẻ dối trá, dối trá mà không mảy may áy náy; dân thiệt là vì tiền thuế đóng góp tưởng là để xây dựng đất nước, nhưng thực tế, cái tiền thuế mồ hôi nước mắt ấy cuối cùng nó quay lại hại chính mình.
Cấp dưới dối cấp trên, cấp trên thừa biết nhưng vẫn làm như không biết, vẫn tỏ ra tin là thật. Rồi cấp trên lại dối cấp trên nữa…Cấp trên nói, cấp dưới nghe, biết thừa là cấp trên “xạo”, nhưng vẫn tỏ ra tin tưởng, xoa tay khen cấp trên sáng suốt. Vì cứ “Tít mù nó lại vòng quanh” như thế thì hai ba bên đều có lợi.
Lối làm ăn gian dối khiến cho những người có tâm huyết chán nản. Nếu thi cử nghiêm túc thì ai dạy thế nào có thể biết ngay. Tỷ lệ thi đỗ sẽ là công cụ nhắc nhở hữu hiệu cho người thầy. Trò không cố, vì không làm được thì nhìn bài của người bên cạnh, thì sẽ có người ném bài cho. Sự kiện Đồi Ngô (Bắc Giang) năm ngoái, Nam Lương Sơn (Hòa Bình) năm nay đâu có hiếm. Chỉ có người ta làm như thể không biết mà thôi. Thầy cũng chẳng cố nữa, vì cố để làm gì, mình chẳng dạy “nó” cũng vẫn cứ đỗ. Học trò đỗ là “hoàn thành xuất sắc rồi”! Có những thầy do lương tâm cắn rứt vẫn cố thì học trò cũng chẳng học.
Tôi vẫn hay nói vui, ngày trước thực dân Pháp ngu dân bằng cách không cho đi học (số người đi học chỉ khoảng 5% ), còn ta bây giờ ngu dân bằng cách cho đi học nhưng không cho biết gì. Cứ xem cách học ngoại ngữ là đủ biết. Trước đây, học trò chỉ cần học hết trung học cơ sở (thành chung) là đã có thể sử dụng thành thạo tiếng Pháp, ai học hết trung học (đỗ tú tài) thì trình độ đã cao lắm rồi. Tôi biết các dịch giả nổi tiếng như nhóm Lê Quý Đôn (các cụ Huỳnh Lý, Đỗ Đức Hiểu, Lê Trí Viễn,…)dịch tiếng Pháp. Các cụ Bùi Phụng, Bùi Ý, Đặng Thế Bính, Vũ Cận, …dịch tiếng Anh đâu có học đại học, làm gì có điều kiện đi du học nước ngoài? Nhưng đến nay hình như cũng chưa thấy có ai vượt được các cụ. Nhưng nay, học tiếng Anh từ lớp 6 dến lớp 12, 7 năm tất cả, trình độ thế nào? Sinh viên các trường ngoại ngữ học thêm 4, 5 năm nữa, có mấy ai đọc hết được một cuốn sách bằng thứ tiếng ấy. Thế mà đang định dạy tiếng Anh từ cấp tiểu học. Thật “xót tiền dân”!
Nhân đây, tôi mong các cụ đã học qua thời Pháp kể lại cách học ngoại ngữ cũ để các vị quan chức Bộ Giáo dục được “mở rộng tầm nhìn”.
Từ mục đích đã không được xác định một cách đúng đắn, giáo dục ta suốt gần bảy mươi năm nay vẫn lạc hướng, vẫn chẳng làm được những điều có lợi cho dân cho nước.
Dương Đình Giao
(Blog Ông Giáo Làng) 

‘Bản chất ngầm’ của cuộc chiến Hải Dương- 981?

Như vậy, giàn khoan Hải Dương – 981 hay các giàn khoan khác, đảo nhân tạo tại Gạc Ma hay bãi Chữ Thập đang cho thấy bản chất “ngầm” thật sự hiện nay.
Khi các giàn khoan Trung Quốc đang tiến thêm vào thềm lục địa VN, khi cả thế giới đang bàn luận về một chính sách hung hãn hơn từ Bắc Kinh, khi những bước chân đang dồn dập theo tiếng gọi non sông trên đường phố Hà Nội, Đà Nẵng hay Sài Gòn, khi những tranh luận gay gắt về việc kiện Bắc Kinh ra tòa án quốc tế chưa ngã ngũ… thì có vẻ như, câu chuyện chính về biển Đông vẫn đang để ngỏ nhiều lời giải.
Câu chuyện đó có vẻ đang xoay quanh một cuộc chiến thầm lặng đang diễn ra mà tiêu điểm của nó đi ra ngoài các yếu tố quân sự đơn thuần. Điều chúng tôi muốn bàn trong phạm vi bài viết này, đó là “cuộc đấu” sức mạnh của tri thức và khoa học kỹ thuật biển, quanh chuyện giàn khoan Hải Dương 981.
Theo nguồn dẫn từ tờ Forbes, trong năm 2013 Trung Quốc đã vượt qua Đức trở thành quốc gia sở hữu số bằng sáng chế lớn thứ ba thế giới. Những bước chuyển đổi nền kinh tế từ “sản xuất tại Trung Quốc” sang “sáng chế tại Trung Quốc” đưa Trung Quốc từ vị trí thứ 6 (2008) lên vị trí thứ 3 khi chiếm 16% số lượng bằng sáng chế toàn cầu, đứng sau Mỹ (28%) và Nhật Bản (21%).
Bên cạnh đó, hai tập đoàn công nghệ Trung Quốc ZTE và Huawei cũng đạt được vị trí 2 và 3 trong bảng xếp hạng của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO). Một trong những dấu hiệu khác cho thấy sự mạnh mẽ của Trung Quốc trong lĩnh vực đầu tư kinh tế công nghệ chính là con số hơn 6 tỷ USD đã được Trung Quốc “đổ” vào lĩnh vực công nghệ tại Mỹ.
Tốc độ phát triển thần kỳ này xuất phát từ sự hỗ trợ của phía Chính phủ, kể từ khi các nhà lãnh đạo nước này nhận thức được rằng cần phải phát huy sức mạnh tri thức. Đặc biệt, Trung Quốc giờ đây đã gia nhập nhóm các nước có thể tự xây dựng các giàn khoan có khả năng khai thác sâu dưới lòng biển. Khác với các nước trong nhóm, Trung Quốc là quốc gia duy nhất có vấn đề tranh chấp hàng hải nghiêm trọng với các nước láng giềng. Chính vì vậy, đây được xem như một công cụ hữu hiệu không chỉ trong giải quyết vấn đề an ninh năng lượng mà còn đóng vai trò chiến lược quan trọng.
Những phân tích này lý giải động cơ muốn thúc đẩy ngành khai thác năng lượng xa bờ của Trung Quốc và vạch ra những tác động của hành vi này tại khu vực biển Đông.
“Bản chất ngầm”?
Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) được Chính phủ thành lập vào tháng 2/1982 với mức vốn 95 tỷ NDT (48 tỷ USD). Một trong những mục tiêu ban đầu của tập đoàn này chính là xây dựng quy định về khai thác dầu xa bờ. Vì vậy, công bằng mà nói, CNOOC và các quy định về khai thác dầu xa bờ là cặp bài trùng đánh dấu sự khởi đầu cho ngành công nghiệp khai thác xa bờ của Trung Quốc.
Giàn khoan nước sâu đầu tiên của Trung Quốc bắt đầu hoạt động gần quần đảo ở Biển Đông trong một động thái nhằm để khẳng định tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh.
Chủ tịch CNOOC từng tuyên bố “Giàn khoan nước sâu là vũ khí lãnh thổ di động mang tính chiến lược nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp dầu khí ngoài khơi của nước này.” Công nghệ đi trước một bước thể hiện trong tuyên bố này. Khẳng định của quan chức trên cũng cho thấy, TQ xem giàn khoan như một phương thức hiệu năng nhất để tăng cường sự hiện diện trên các vùng biển, là chiến lược mà không gây ra những xung đột về mặt quân sự.
Cách chọn khu vực khai thác cho thấy, những gì mà Trung Quốc đang khẳng định đều không tồn tại trong Luật biển công nhận nền tảng cấu trúc hoặc là lãnh thổ có chủ quyền. Câu nói của chủ tịch CNOOC cũng cho thấy rằng Trung Quốc có ý định sử dụng các nền tảng CNOOC để từ từ giành quyền kiểm soát khu vực ngoài khơi bằng cách tạo ra một sự nhập nhằng về lập luận, cũng như mù mờ về bằng chứng pháp lý.
Cách thức “nối chủ quyền” này tiếp tục lặp lại một lần nữa khi các hình ảnh vệ tinh chứng thực những hòn đảo nhân tạo đang được Bắc Kinh nhào nặn. Theo nguồn tin từ tờ báo Đài Loan Want China Times, một cơ sở quân sự tại Gạc Ma mà Trung Quốc đánh chiếm của Việt Nam năm 1988 đang được gấp rút hình thành. Cơ sở này được dự đoán mang hình hài của một sân bay quân sự mới với mục đích tăng cường khả năng triển khai lực lượng tại khu vực các vùng biển giáp quanh.
Một giáo sư Mỹ tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh cho biết rằng kế hoạch biến Bãi Chữ Thập thành đảo nhân tạo đã được trình lên Trung Nam Hải xem xét. Chưa biết rõ bên trong kế hoạch đó sẽ bao gồm những công trình cụ thể gì, nhưng có thể dự đoán Bãi Chữ Thập sẽ được “tân trang” thành một cứ điểm quân sự với chức năng trung chuyển và tiếp liệu cho các tàu và máy bay xung kích. Tờ Global Times của Trung Quốc còn bật mí rằng đó có thể là đường băng và một bến tàu. Các dự án này đã được giới khoa học đại dương của Trung Quốc nghiên cứu và tính toán từ nhiều năm trước.
Như vậy, giàn khoan Hải Dương-981 hay các giàn khoan khác, đảo nhân tạo tại Gạc Ma hay bãi Chữ Thập đang cho thấy bản chất “ngầm” thật sự hiện nay.
Một bên đang áp đặt sức mạnh quân sự. Trong khí đó một bên lại đang chiếm lợi thế về lý lẽ chủ quyền, và được dư luận bên ngoài ủng hộ. Quan trọng hơn cả là cuộc cạnh tranh về mặt công nghệ và con người (theo hàm nghĩa chất xám và chuyên môn).
Việt Nam trong tư cách một quốc gia đang chiếm ưu thế về mặt dư luận và tính chính nghĩa, song nếu không cụ thể hóa những ưu thế này thành hành động, thì các yếu tố được xem là lợi thế sẽ không thể duy trì mãi.
Trong mặt trận khoa học kỹ thuật, đặc biệt những ngành nghề có liên quan trực tiếp đến nghiên cứu biển Đông, khoảng cách thực lực sẽ không thể rút ngắn, mà nó sẽ giãn ra theo thời gian. Tìm ra một ngành khoa học công nghệ biển “trọng điểm” và “đủ chuyên sâu” là câu hỏi của các nhà chính trị và giới khoa học nước nhà. Trong từng địa hạt, thị trường “ngách” đang là mặt trận mà các chiến sĩ học giả cần phải dấn thân.
Mọi căng thẳng đều có điểm chung: kẻ đối đầu và điểm dừng của kết quả. Nhưng cuộc chiến này là trường kỳ, và đối thủ chủ chốt sẽ là chính mình. Vượt qua bản thân mình là việc phải làm trong thời điểm này, dẫu có nhìn từ góc độ pháp lý, hay từ quyết tâm xây dựng một liên ngành khoa học “biển Đông” tinh nhuệ.
Vũ Quỳnh
(VNN)

Không thể vừa gây rối vừa la làng

TTO - Trong bài viết đăng trên tờ Matichon ngày 23-6-2014, đại sứ Trung Quốc tại Thái Lan Ninh Phú Khôi (Ning Fuikui) đã hoàn toàn đúng khi chỉ ra rằng dư luận quốc tế đang hết sức thất vọng trước những hành động sai trái gần đây của Trung Quốc.
 
Sau khi đâm tàu kiểm ngư 951 ở mạn phải, tàu Hữu Liên 9 tiếp tục ghìm chặt, không cho tàu 951 xoay trở được để tàu kéo 285 lấy đà lao vào, phía xa tàu hải tuần 11 dùng vòi rồng phun nước uy hiếp - Ảnh: Văn Vững
Trung Quốc đã đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, chủ ý đâm va, làm chìm tàu Việt Nam đang hoạt động bình thường trong vùng biển của mình.

Những hành động trên không chỉ vi phạm luật pháp quốc tế, trái với Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), đi ngược lại các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao Việt Nam - Trung Quốc mà còn làm trầm trọng tình hình ở biển Đông, gia tăng căng thẳng ở khu vực.

Tuy nhiên, để biện minh cho những hành động hoàn toàn sai trái của phía Trung Quốc, đại sứ Ninh đã không ngần ngại xuyên tạc, bịa đặt và đổ lỗi cho Việt Nam nhằm bóp méo sự thật. Vậy những sự thật nào đang được đại sứ Ninh cố gắng che giấu?

Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, không phải của Trung Quốc

Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam là quốc gia đầu tiên đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền một cách liên tục và hòa bình tại hai quần đảo này. Ít nhất kể từ thế kỷ 17, khi mà vùng lãnh thổ này còn vô chủ, các chúa Nguyễn của Việt Nam đã thành lập những đội dân binh, gọi là đội Hoàng Sa, để cai quản và khai thác quần đảo Hoàng Sa. Đội Hoàng Sa này có nhiệm vụ hằng năm tới quần đảo Hoàng Sa để khai thác sản vật, đo đạc, trồng cây, dựng bia, xây dựng chùa chiền, cứu hộ tàu thuyền…  Tất cả những hoạt động này đều được ghi lại trong các tài liệu chính thức.

Trong khi đó, Trung Quốc đã phủ nhận ý định thiết lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa khi vào năm 1898, sau sự kiện tàu Bellona và Himeji Maru đắm tại Hoàng Sa bị ngư dân Trung Quốc cướp tài sản, Phó vương Quảng Đông đã tuyên bố quần đảo Hoàng Sa là vùng đất vô chủ, không thuộc về Trung Quốc, không có liên quan gì về mặt hành chính đối với bất cứ quận nào của Hải Nam và không cơ quan nào có trách nhiệm kiểm soát khu vực này.

Mặt khác, nhiều tài liệu của Trung Quốc, như Hải ngoại kỷ sự (Haiwai jishi) năm 1696 hay Hải lục (Hailu) năm 1820 đã công nhận quần đảo Hoàng Sa thuộc về Việt Nam.

Các Hội nghị Cairo năm 1943 và Potsdam năm 1945 mà Trung Quốc là một bên tham dự đã yêu cầu Nhật Bản phải trả lại các đảo trong Thái Bình Dương đã cưỡng chiếm trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Theo đó, các lãnh thổ Nhật Bản phải trả Trung Quốc là Mãn Châu, Đài Loan và Bành Hồ, không có Hoàng Sa và Trường Sa. Không có bất cứ tài liệu quốc tế liên quan nào ghi rằng Trung Quốc giành lại Hoàng Sa từ Nhật Bản năm 1946, như luận điệu của đại sứ Ninh.

Đặc biệt, tại Hội nghị San Francisco năm 1951, đề xuất yêu cầu Nhật Bản nhìn nhận chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với quần đảo Hoàng Sa đã bị bác bỏ với 46 phiếu chống. Cũng tại hội nghị này, trưởng đoàn Việt Nam, Thủ tướng Trần Văn Hữu đã tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa mà không gặp phải bất kỳ phản đối nào của 51 nước tham dự.

Năm 1956, Trung Quốc đã sử dụng vũ lực đánh chiếm khu vực phía đông và năm 1974 chiếm khu vực phía tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Hành động này đã vi phạm nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia khác, một nguyên tắc mang tính mệnh lệnh của luật pháp quốc tế. Hành động xâm lược này cũng như tất cả những hành động sai trái khác của phía Trung Quốc nhằm xâm phạm quần đảo Hoàng Sa vẫn luôn bị phía Việt Nam lên án một cách mạnh mẽ.

Việc đại sứ Ninh cố ý úp mở về một số tài liệu của Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa trước năm 1974 để nói Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa là hành động xuyên tạc lịch sử. Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, Việt Nam Dân chủ cộng hòa được giao quản lý phần lãnh thổ miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 17 trở ra, không bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Là một bên tham gia Hội nghị Giơ-ne-vơ, hiển nhiên là Trung Quốc biết rất rõ điều này.

Trung Quốc xâm phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam

Mặc dù đã cố ý đánh lạc hướng dư luận sang vấn đề chủ quyền, đại sứ Ninh cũng không thể làm thay đổi được một sự thật khác. Đó là dù cho diễn giải theo bất cứ cách nào thì giàn khoan của Trung Quốc vẫn hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Nếu Đại sứ Ninh chịu khó bỏ chút thời gian ra đọc một số tài liệu cơ bản về luật biển thì sẽ biết là cả cái gọi là “vùng biển 17 hải lý” của bãi đá Tri Tôn lẫn “đường cơ sở quần đảo Hoàng Sa” mà Trung Quốc vẽ ra đều đi ngược lại Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982.

Vì thế, với việc đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan tại khu vực có vị trí nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam từ 60-80 hải lý, Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. Trước sau như một, Việt Nam kiên quyết phản đối những hành động xâm phạm tới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình. Chính đại sứ Ninh đã thú nhận là Trung Quốc đã nhiều lần xâm phạm các vùng biển của Việt Nam này để tiến hành đơn phương khảo sát. Những lần như vậy, Việt Nam đã đưa tàu thực thi pháp luật tới cảnh báo, xua đuổi các tàu và giàn khoan Trung Quốc hoạt động bất hợp pháp, đồng thời gửi công hàm ngoại giao phản đối. Tất cả những sự việc này đã được ghi lại một cách hết sức rõ ràng.

Đại sứ Ninh cũng tự cho phép mình đưa ra những lời vu cáo không dựa trên bất cứ bằng cớ nào. Ông Ninh lớn tiếng nói rằng Việt Nam cử người nhái đến khu vực hạ đặt giàn khoan, rằng tàu Việt Nam đã đâm tàu Trung Quốc 1.416 lần, nhưng cả ông đại sứ lẫn chính quyền Trung Quốc đều không thể đưa ra bất kỳ bằng chứng nào chứng minh cho những tuyên bố sai trái nói trên. Trái lại, theo những băng ghi hình mà Việt Nam công bố cũng như theo những gì các phóng viên quốc tế ghi lại tại hiện trường thì sự thật hoàn toàn ngược lại.

Chính Trung Quốc đã sử dụng một lực lượng hùng hậu tàu bè các loại, có lúc lên tới gần 140 chiếc, trong đó có cả những tàu quân sự hiện đại, trang bị vũ khí đầy đủ để hộ tống giàn khoan Hải Dương 981 hoạt động trái phép trong vùng biển Việt Nam. Tàu Trung Quốc đã cố tình đâm va, phun vòi rồng vào các tàu dân sự Việt Nam, gây thương tích cho hàng chục cán bộ kiểm ngư và ngư dân, gây hư hại nhiều tàu thực thi pháp luật của Việt Nam và thậm chí đâm chìm một cách dã man tàu cá của Việt Nam.

Thật là nực cười khi đại sứ Ninh nhắc tới “một lượng lớn chướng ngại vật, trong đó có lưới đánh cá và các vật trôi nổi” trên biển để công kích Việt Nam. Đó không là gì khác ngoài những bộ phận, vật dụng rơi ra từ tàu Việt Nam sau khi bị tàu Trung Quốc tấn công và đây cũng chính là những bằng chứng rất rõ ràng về sự hung hãn của tàu Trung Quốc.

Tất cả bằng chứng về sự hiếu chiến và vô nhân đạo của tàu Trung Quốc đều đã được công bố một cách rộng rãi. Các bạn Thái cũng có thể tham khảo những hãng thông tấn có trụ sở tại Thái Lan đã cử phóng viên ra hiện trường để biết thêm chi tiết.

Xuất phát từ sự bức xúc, phẫn nộ trước những hành động phi pháp, vô nhân đạo của Trung Quốc và để bày tỏ lòng yêu nước, người dân Việt Nam đã tuần hành phản đối tự phát. Một số người đã lợi dụng lòng yêu nước của người dân Việt Nam, có các hành vi kích động, phi pháp, gây ảnh hưởng ngoài ý muốn đối với một số công nhân Trung Quốc và nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Ngay lập tức, Chính phủ Việt Nam đã triển khai quyết liệt một loạt biện pháp như bắt giữ, xử lý những kẻ gây rối, đảm bảo an ninh, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp bị thiệt hại.

Cho đến nay, tình hình đã hoàn toàn ổn định, các doanh nghiệp nước ngoài đã quay trở lại sản xuất bình thường. Cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài đánh giá rất cao những nỗ lực vừa qua của Chính phủ Việt Nam. Vậy mà đại sứ Ninh vẫn không ngừng đổ lỗi cho Chính phủ Việt Nam, cố tình rêu rao, bóp méo sự thật. Và trước khi vội vàng chỉ trích Chính phủ Việt Nam, phải chăng đại sứ Ninh nên tự hỏi chính quyền Trung Quốc đã có chính sách gì với các doanh nghiệp Nhật Bản bị thiệt hại tương tự do những vụ bạo động chống Nhật Bản tại Trung Quốc 2 năm về trước.

Trung Quốc phớt lờ thiện chí của Việt Nam

Ngay từ ngày đầu tiên Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981, Việt Nam đã nỗ lực chủ động đề xuất tiếp xúc, trao đổi, yêu cầu Trung Quốc dừng các hành động vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, tiến hành đàm phán song phương thực chất để giải quyết các vấn đề trên biển giữa hai nước.

Cho tới nay, Việt Nam đã tiến hành hơn 30 cuộc trao đổi với phía Trung Quốc ở tất cả các cấp, gần đây nhất Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã mời Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì tới Hà Nội để trao đổi. Tuy nhiên, cho đến nay phía Trung Quốc vẫn kiên quyết từ chối rút giàn khoan và đàm phán thực chất với Việt Nam để ổn định tình hình.

Tôi hoàn toàn đồng ý với đại sứ Ninh khi cho rằng một quốc gia nên biết trọng lời hứa của mình và khẩn thiết kêu gọi Trung Quốc tôn trọng lời hứa của Phó thủ tướng Đặng Tiểu Bình với Bí thư Thứ nhất Đảng Cộng sản Việt Nam hồi tháng 9-1975 là giải quyết những bất đồng giữa hai nước đối với quần đảo Hoàng Sa thông qua hiệp thương hữu nghị, cũng như kêu gọi Chính phủ Trung Quốc tôn trọng tất cả cam kết liên quan tới việc giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước.

Việt Nam luôn tôn trọng luật pháp quốc tế, nỗ lực vì hòa bình

Việt Nam luôn tôn trọng luật pháp quốc tế, nỗ lực vì hòa bình, ổn định và phát triển ở vịnh Thái Lan nói riêng và ở biển Đông nói chung bằng hành động cụ thể. Năm 1997, Việt Nam đã ký kết với Thái Lan Hiệp định phân định vịnh Thái Lan. Đây là hiệp định phân định biên giới biển đầu tiên tại Đông Nam Á sau khi Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 có hiệu lực và cũng là hiệp định phân định biển đầu tiên ở vịnh Thái Lan.

Chính phủ hai nước Việt Nam và Thái Lan triển khai nhiều hoạt động hợp tác hiệu quả nhằm bảo đảm an ninh hàng hải và bảo vệ tài nguyên sinh vật biển tại khu vực này, tiến hành hoạt động tuần tra chung.

Việt Nam cũng đã ký kết các hiệp định phân định biên giới biển với nhiều quốc gia khác trong vịnh Thái Lan và trên biển Đông, trong đó có Hiệp định phân định vịnh Bắc bộ với Trung Quốc năm 2000, hiệp định phân định biên giới biển đầu tiên của Trung Quốc. Việt Nam cũng triển khai nhiều sáng kiến hợp tác song phương và đa phương quan trọng trên biển Đông trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, các bên cùng có lợi trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, thăm dò khai thác dầu khí. Đặc biệt, ngay trước khi Trung Quốc đơn phương tiến hành khoan thăm dò, Việt Nam và Trung Quốc đã thành lập nhóm thảo luận hợp tác cùng phát triển trên biển.

Kiên định chủ trương tôn trọng luật pháp quốc tế, hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực, Việt Nam sẵn sàng sử dụng tất cả biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế để bảo vệ những quyền và lợi ích trên biển chính đáng của mình. Việt Nam mong rằng chính phủ và người dân trên toàn thế giới, trong đó có Chính phủ và người dân Thái Lan, sẽ tiếp tục ủng hộ Việt Nam trong các nỗ lực thực hiện chủ trương đúng đắn này.

Có vẻ như đại sứ Ninh rất thích trích dẫn ngạn ngữ. Vậy cũng xin kết thúc bài viết này bằng việc trích dẫn một câu ngạn ngữ Trung Quốc “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Trung Quốc nên tự hỏi vì sao mình lại bị dư luận quốc tế lên án như thế hơn là trách cứ, bắt bẻ cộng đồng quốc tế một cách vô căn cứ.
TRẦN VĂN
  (Tuổi trẻ)

Nhiều thay đổi trong quy chế bầu cử trong Đảng


Xê Nho NVP: Tờ Pháp luật TPHCM có cái tin rất hay (tít: Nhiều thay đổi trong quy chế bầu cử trong Đảng).
Nội dung chính: “... trong việc bầu cử ở BCH Trung ương thì các ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư không được ứng cử, đề cử và nhận đề cử ngoài danh sách mà Bộ Chính trị đã chuẩn bị. Tương tự, việc bầu cử ở hội nghị BCH đảng bộ cấp dưới trung ương, ủy viên Ban Thường vụ cũng không được ứng cử, đề cử và nhận đề cử ngoài danh sách mà BCH đã chuẩn bị. Nguyên tắc này cũng được áp dụng chặt chẽ tại đại hội đảng bộ các cấp. Riêng việc bầu cử tại Đại hội Đảng toàn quốc sẽ do đại hội quyết định”.
Tin này hay vì việc thảo luận nội dung quy chế này xảy ra từ ngày 12/5 mà đến nay mới có tin về nội dung, chứ lúc đó tất cả các báo chỉ đưa tin “Ban Chấp hành Trung ương Đảng thảo luận về dự thảo Quy chế bầu cử trong Đảng vào ngày làm việc thứ 5 tại Hội nghị lần thứ 9”.
Thời sự hóa một thông tin quan trọng như thế là hữu ích cũng như nhờ người lý giải cách bầu cử như thế thì “yếu tố dân chủ được nhấn mạnh hơn” làm tin hay hơn nhiều! Không có bản tin trên tờ Pháp luật TPHCM thì bảo đảm chịu, không ai biết câu chuyện hấp dẫn và vô đối này.

Quy chế về bầu cử trong Đảng, do Hội nghị Trung ương 9 thông qua, vừa được phát hành, phổ biến tới các chi bộ. Quy chế này thay cho Quy chế năm 2009 với một số điểm mới đáng chú ý.

Cụ thể, trong việc bầu cử ở BCH Trung ương thì các ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư không được ứng cử, đề cử và nhận đề cử ngoài danh sách mà Bộ Chính trị đã chuẩn bị. Tương tự, việc bầu cử ở hội nghị BCH đảng bộ cấp dưới trung ương, ủy viên Ban Thường vụ cũng không được ứng cử, đề cử và nhận đề cử ngoài danh sách mà BCH đã chuẩn bị. Nguyên tắc này cũng được áp dụng chặt chẽ tại đại hội đảng bộ các cấp. Riêng việc bầu cử tại Đại hội Đảng toàn quốc sẽ do đại hội quyết định.

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, một ủy viên BCH Trung ương cho biết Quy chế bầu cử mới này được thảo luận kỹ lưỡng qua hai hội nghị Trung ương 8 và 9. Qua đó, Trung ương đi đến thống nhất là yếu tố dân chủ phải được nhấn mạnh hơn trong quá trình chuẩn bị nhân sự dự kiến. Trong quá trình đó, tất cả cấp ủy viên hoặc ủy viên thường vụ đã được thể hiện chính kiến đầy đủ thì tới khi bầu cử họ phải chấp hành kết quả chuẩn bị đó. Họ không được tự ứng cử, nhận đề cử nếu mình không được tập thể giới thiệu. Họ cũng không được đề cử người khác nằm ngoài danh sách mà chính mình đã tham gia chuẩn bị.

NGHĨA NHÂN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét