Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

Tin chính thức: Đỗ Thị Minh Hạnh đã về đến nhà

  • Nhà hoạt động công đoàn được thả (BBC) - Nhà hoạt động Đỗ Thị Minh Hạnh, bị tuyên án tù năm 2010 vì tội 'Phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân', được trả tự do.
  • Cô Đỗ Thị Minh Hạnh trả lời RFA ngay sau khi ra tù (RFA) - Sau ba năm bị giam cầm qua nhiều trại tù khác nhau, nhà hoạt động công đoàn trẻ tuổi Đỗ Thị Minh Hạnh vừa được trả tự do hôm thứ Sáu 27 vừa rồi. Từ Paris, thông tín viên Tường An của Đài Á Châu Tự Do đã có cuộc phỏng vấn đặc biệt với Cô Đỗ Thị Minh Hạnh.
  • Thái Lan: Tướng Chan-O-Cha bác bỏ cáo buộc âm mưu giành chính quyền (RFA) - Người cầm đầu chính quyền quân sự Thái Lan bác bỏ cáo buộc cho rằng ông đã từng âm mưu giành chính quyền trong nhiều năm, trước khi xảy ra cuộc chính biến vào tháng 5 vừa qua khi chính quyền quân sự đưa ra các biện pháp áp đặt các chính trị gia của cả hai phe chống và ủng hộ chính quyền của Nữ thủ tướng Yinluck.
  • Xác lập kỷ lục tấm bản đồ Việt Nam lớn nhất (BaoMoi) - (SGGP).- Ngày 28-6, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Hà Nội) đông đảo các tầng lớp nhân dân là bà con thuộc cộng đồng 32 dân tộc, lực lượng vũ trang, học sinh, sinh viên… đã trực tiếp tham gia ký tên mình vào bản đồ Tổ quốc Việt Nam có diện tích 680m² với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
  • Sức mạnh đoàn kết sẽ giúp dân tộc vượt qua khó khăn (BaoMoi) - (SGGP). - Chiều 28-6, đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM đã tiếp xúc cử tri quận 5 để thông báo kết quả kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII. Tại buổi tiếp xúc, nhiều ý kiến bày tỏ bức xúc về tình trạng Trung Quốc liên tục xâm hại chủ quyền biển đảo Việt Nam.
  • Kiev hy vọng lệnh ngưng bắn sẽ được tuân thủ ở miền đông (RFI) - Chính quyền Ukraina hy vọng hôm nay 28/06/2014 sẽ có được những hành động cụ thể từ phía Nga để lệnh ngưng bắn đưa ra cho phe nổi dậy ở miền đông có thể được chấp hành. Lệnh này đã được gia hạn ba ngày nhằm mục đích mở ra được một cuộc đối thoại hòa bình.
  • Nga tố cáo Mỹ đổ dầu vào lửa trong cuộc khủng hoảng Ukraine (RFA) - Trong một phát biểu trên truyền hình Nga, ngoại trưởng Sergey Lavrov cho rằng Hoa kỳ đã ngấm ngầm khuyến khích chính phủ Ukraine hướng tới một khuynh hướng đối đầu hơn là hợp tác. Ông Sergey cũng cho rằng cơ hội giải quyết cuộc khủng hoảng của Ukraine sẽ tốt hơn nếu nó được bàn thảo giữa Nga và Âu Châu mà không có sự hiện diện của Mỹ.
  • Mỹ điều phi cơ không người lái đến Bagdad (RFA) - Phi cơ không người lái của Hoa Kỳ hiện diện trên không phận thành phố Bagdad nhằm bảo vệ đại sứ quán Mỹ và nhân viên ngoại giao cũng như các công dân của họ trong thành phố này.
  • Quân đội Irak mở tấn công lấy lại thành phố Tikrit (RFI) - Theo AFP, hôm nay 28/6/2014, quân đội Irak đã mở đợt phản công nhằm chiếm lại thành phố Tikrit, bị quân nổi dậy chiếm giữ. Trong lúc đó, Mỹ đưa máy bay không người lái trang bị tên lửa bay lượn trên bầu trời Bagdad.
  • Jean-Claude Junker được bầu làm chủ tịch Ủy ban châu Âu (RFI) - Sau nhiều tuần thảo luận, cuối cùngông Jean Claude Junker, chính trị gia Luxembourg tối qua 27/06/2014 đã chính thức được các lãnh đạo Liên hiệp châuÂu chọn vào vị trí Chủ tịch Ủy ban châuÂu. Gần như hầu hết lãnh đạo các nước, thuộc cánh hữu cũng như cánh tả đã ủng hộ cựu Thủ tướng Luxembourg vào chức vụ này.
  • Úc bác tin tàu tị nạn đến đảo Christmas gặp sự cố (RFA) - Các nhà vận động cho người tỵ nạn tại Úc báo động một chiếc tàu chở 153 người Tamil tới Úc tỵ nạn đã gặp rắc rối khi cập vào một hòn đảo của Úc, tuy nhiên chính phủ bác bỏ nguồn tin này và cho rằng không có bất cứ sự cố đáng tiếc nào xảy ra đối với con thuyền dài 22 mét này.
  • Gay Pride tại Pháp : Giới LGBT vận động cho luật nhận con nuôi (RFI) - Sau các thành phố tại Bỉ, Đức,Áo, Ai Len, Thụy Sĩ, Na Uy, đến lượt thủ đô Pháp tổ chức vào ngày hôm nay (28/06/2014) cuộc tuần hành Gay Pride, mà theo ban tổ chức quy tụ cả trăm ngàn người tham gia, cho dù thời tiết năm nay không mấy thuận lợi cho một sinh hoạt ngoài trời.
  • Ấn Độ cũng phản đối bản đồ mới của Trung Quốc (RFI) - Không chỉ vẽ đường biên giới bao phủ gần như toàn bộ vùng Biển Đông, bản đồ mới của Trung Quốc, vừa được phát hành cách đây vài ngày, còn bao gồm luôn cả bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ, khiến thủ hiến của bang này phải lên tiếng phản đối.
  • Trung Quốc tìm cách cải thiện quan hệ với Đài Loan (RFI) - Thời sự ChâuÁ khá hiếm hoi trên mặt báo cuối tuần, nhưng tờ Le Monde cũng giành cho châu lục này một bài viết :"Chuyến công du lịch sử của đại diện Trung Quốc tại Đài Loan". Theo nhật báo, Bắc Kinh đang tìm cách cải thiện mối quan hệ với chính quyền"Trung Hoa Dân quốc".
  • Bắc Kinh bắt một nhà biên kịch nổi tiếng nói thẳng (RFI) - Theo hãng tin AFP hôm nay 28/06/2014, công an Trung Quốc loan báo đã câu lưu một nhà viết kịch bản phim truyền hình nhiều tập nổi tiếng vì tội sử dụng ma túy, vào lúc Bắc Kinh tiếp tục chiến dịch chống lại các tội phạm và« tin đồn» trên mạng internet.
  • Dân Hồng Kông chống lại sự can thiệp của Trung Quốc (RFI) - Hôm qua, 27/06/2014, hơn một ngàn luật sư ở Hồng Kông mặc đồ toàn màu đen đã xuống đường trong một cuộc tuần hành im lặng nhằm phản đối« sự can thiệp» của Trung Quốc vào hệ thống tư pháp của đặc khu hành chính này.
  • Bản đồ mới Trung Quốc: Mưu đồ độc chiếm biển Đông (BaoMoi) - Sau khi Trung Quốc cho phát hành tấm bản đồ mới vẽ “đường lưỡi bò 10 đoạn” vi phạm Công ước Liên hiệp quốc (LHQ) về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, rất nhiều chuyên gia và các hãng thông tấn trên thế giới tiếp tục đưa ra quan điểm phản đối việc làm sai trái của Bắc Kinh.
  • Nổ bom ở Nigeria giết chết 10 người (VOA) - Các giới chức ở miền bắc Nigeria cho biết một vụ nổ bom tại một khách sạn nhỏ ở ngoại ô thành phố Bauchi đã giết chết 10 người và gây thương tích cho 14 người khác
  • Nổ bom ở ngoạiôDamascus giết chết 2 người (VOA) - Một vụ nổ bom xe hơi ở khu vực do phe nổi dậy kiểm soát ở ngoại ô thủ đô Damascus của Syria đã giết chết ít nhất 2 người. Nhiều người bị thương đang được chữa trị tại bệnh viện
  • Bolivia dùng đồng hồ chạy ngược (VOA) - Bolivia giờ đây đã có đồng hồ kim chạy từ phải sang trái để xứng hợp với chính phủ khuynh tả của nước họ. Các giới chức nói sự thay đổi là để phục hồi 'bản sắc phương nam'
  • Nổ bom kép gây chết người ở ngoạiôCairo (VOA) - Hai quả bom phát nổ ở ngoại ô Cairo, giết chết một thiếu nữ và gây thương tích cho mẹ em. Những quả bom tự chế phát nổ tại một tòa nhà viễn thông đang xây dở dang
  • Vòng 16 của World Cup bắt đầu (VOA) - Vòng 16 của World Cup bắt đầu hôm nay với hai trận đấu Brazil-Chile và Colombia-Uruguay. Đội Uruguay sẽ vắng bóng cầu thủ nổi tiếng Luis Suarez
  • WHO cảnh báo các nước Tây Phi về dịch Ebola (VOA) - Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo các nước ở cạnh những nước có dịch Ebola chuẩn bị để ứng phó với việc những người du hành có thể bị nhiễm loại vi rút gây chết người này
  • Xây dựng hệ thống chính sách vững mạnh, hỗ trợ hoạt động kinh tế (BaoMoi) - Ngày 28/6, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với các doanh nghiệp để lắng nghe những kiến nghị về tình hình sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong thời điểm đất nước thực hiện đồng thời nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trên biển Đông với phục hồi, tăng trưởng kinh tế.
  • Đặc biệt trên báo in ngày 29.06.2014 (BaoMoi) - Kiên cường ngư dân; Bị đánh chết sau khi CSGT đo nồng độ cồn; Nhà khoa học yêu dân; Cần “bộ lọc” cho phim hoạt hình người lớn; Bén rễ Trường Sa; Trào lưu nhạc chế; Âm mưu hợp lý hóa “đường lưỡi bò”… là những thông tin hấp dẫn bạn đọc có thể đón xem trên Báo Thanh Niên số ra ngày 29.6.2014.
  • Không thể vừa gây rối vừa la làng (BaoMoi) - Trong bài viết đăng trên tờ Matichon ngày 23/6/2014, Đại sứ Trung Quốc tại Thái Lan Ninh Phú Khôi (Ning Fuikui) đã hoàn toàn đúng khi chỉ ra rằng dư luận quốc tế đang hết sức thất vọng trước những hành động sai trái gần đây của Trung Quốc như đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, chủ ý đâm va, làm chìm tàu Việt Nam đang hoạt động bình thường trong vùng biển của mình.
  • Trung Quốc vi phạm các thỏa thuận song phương và đa phương (BaoMoi) - Đây là khẳng định của TS Trần Phú Vinh, giảng viên bộ môn công pháp quốc tế Trường ĐH Luật TP HCM, tại cuộc tọa đàm “Căn cứ pháp lý về chủ quyền Việt Nam tại biển Đông và quy định về phiên tòa quốc tế”, do Chi hội Luật gia và Trung tâm Tư vấn pháp luật tại TP HCM của Hội Luật gia Việt Nam tổ chức chiều 28-6.
  • Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc với doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (BaoMoi) - Ngày 28-6, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với các doanh nghiệp để lắng nghe những kiến nghị về tình hình sản xuất, kinh doanh, đặc biệt trong thời điểm đất nước thực hiện đồng thời nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông với phục hồi, tăng trưởng đà kinh tế.
  • Trung Quốc 'ngoạm' cả một bang của Ấn Độ trên bản đồ dọc (BaoMoi) - Trung Quốc đã phát hành bản đồ dọc với cả đường 10 đoạn để khẳng định tuyên bố chủ quyền vô lý trên biển Đông. Mọi người chỉ chú ý đến đường lưỡi bò thè rộng xuống liếm tại biển Đông gây bức xúc cho ASEAN, mà không để ý thêm rằng bản đồ này còn là một "cú ngoạm" vào lãnh thổ Ấn Độ.
  • Ấn Độ phản đối bản đồ mới của Trung Quốc (BaoMoi) - Không chỉ vẽ đường biên giới bao phủ gần như toàn bộ vùng Biển Đông, bản đồ mới của Trung Quốc, vừa được phát hành cách đây vài ngày, còn bao gồm luôn cả bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ. Thủ hiến của bang này đã lên tiếng phản đối.
  • Phương án tác chiến của tàu Kilo Việt Nam trên Biển Đông (BaoMoi) - Tàu ngầm vượt trận địa thủy lôi hay lặn sâu tránh tàu ngầm nguyên tử chống ngầm của địch, là những hình ảnh được mô phỏng trong video 3D về hành trình tác chiến của phân đội tàu ngầm lớp Kilo trên Biển Đông.
  • Trung Quốc cam kết không ôm mộng bá quyền (BaoMoi) - Trong bối cảnh nhiều nước lên án các hành động gây hấn đơn phương của Bắc Kinh trên Biển Đông, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc sẽ không theo đuổi tham vọng bá quyền.
  • ASEAN theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến trên biển Đông (BaoMoi) - ANTĐ - Bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc vẫn tiếp tục mưu đồ làm thay đổi hiện trạng ở biển Đông. Theo dư luận quốc tế, hành động đó là phi lý và hoàn toàn không thể chấp nhận được bởi nó đi ngược lại luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982 mà Trung Quốc là một bên tham gia.
  • Trung Quốc bị phê phán khi tham gia RIMPAC (BaoMoi) - (Chinhphu.vn) - Sự xuất hiện của Trung Quốc trong cuộc tập trận hải quân quy mô lớn nhất thế giới - RIMPAC 2014 đã tạo ra những làn sóng chỉ trích trong quốc hội Mỹ.
  • Chủ tịch nước cảnh báo thời hạn tự do thương mại với Trung Quốc (BaoMoi) - Ngày 28/6, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với các doanh nghiệp để lắng nghe những kiến nghị về tình hình sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong thời điểm đất nước thực hiện đồng thời nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông với phục hồi, tăng trưởng đà kinh tế.

DỰ PHIÊN PHÚC THẨM TRƯƠNG DUY NHẤT – Ghi chép

Trần kỳ Trung
    Nguyên (1) điện cho mình: “ Ra sớm nhé! Trước 6h30, Phượng đã xin được cho ông  và tôi cùng anh Lợi (2) vào dự phiên phúc thẩm của Nhất rồi. ” Thế là hôm trước vội chuẩn bị áo quần cho tươm tất, làm hết mọi việc vợ nhờ, rồi để sáng hôm sau, mới bảnh mắt mình phóng ô tô ra Đà Nẵng.
Đến trước cổng tòa Phúc thẩm, mình thấy Phượng , vợ của Nhất cùng con gái và luật sư Trần Vũ Hải đã đứng chờ. Ở đây mình gặp Nguyên cùng anh Lợi. Người dự cũng không đông, chỉ lèo tèo vài mống, việc này mình không ngạc nhiên. Đang mùa World Cup, thức cả đêm, còn sức đâu mà đến dự. Lại có người nói, y án, đến làm gì! Mình không hiểu họ lấy tin này ở đâu hay từ vụ án Phạm Viết Đào rồi suy diễn. Có một điều giống phiên sơ thẩm lần trước, là đông công an quá, công an ngồi trong quán cà phê,  dọc ngã tư, cạnh hàng rào tòa phúc thẩm… Mình nghĩ có cần đông công an thế không ? khi chỉ xử một mình Trương Duy Nhất, mà tội trạng của Nhất chỉ là cái tội: “ dám nói”, một cái tội không động đến lông chân của một ai đó, nếu như người đó không muốn nghe.

Qua cổng vào tòa án, y như qua cửa kiểm tra an ninh sân bay. Máy ảnh, điện thoại, máy ghi âm… phải bỏ lại, trình chứng minh thư cho người gác cổng xem có đúng họ tên với họ tên đã đăng ký xin vào dự không? Rồi qua cửa kiểm tra an ninh, nếu nghi ngờ có mang vật lạ, một người công an nữa sẽ đến kiểm tra. Đây là lần đầu tiên được trực tiếp dự một phiên phúc thẩm, xử người “ bất đồng chính kiến” hơn nữa, mấy người công an làm nhiệm vụ kiểm tra an ninh khuôn mặt lạnh như tiền, ít nói, nguyên tắc… làm cho mình hơi căng thẳng. Nhưng phút căng thẳng này cũng qua nhanh, vì mọi thủ tục mà tòa án yêu cầu đối với người đến dự, mình, Nguyên và anh Lợi đều đáp ứng gọn, đủ.
Cũng tưởng sẽ vào được phòng xử án để nghe Nhất , tòa, luật sư tranh tụng, không ngờ…! Những người có trách nhiệm của tòa Phúc thẩm mời mọi người đến dự vào phòng báo chí, xem xử án qua một màn hình lớn. Mình nhìn quanh, cũng chỉ thấy có một vài phóng viên một số tờ báo quen mặt, rồi thì… đông công an.
Công an đông, thái độ vui, bình thản, có một vài người mặc áo giáp chống đạn, đội mũ sắt, đôi ba người cầm cái gậy ( dùi cui) đi đi, lại lại tung tẩy, chào người này, hỏi người kia… có mấy nữ công an mặc thường phục, nét mặt xinh, duyên dáng… gần như có cảm tưởng họ không để ý đến ai. Ây vậy một lần Nguyên vô ý khẽ để hai chân lên ghế trước, lập tức một người công an trẻ đến nhắc: “ Anh bỏ chân xuống!”. Nguyên chấp hành nghiêm túc.
Khi phiên tòa bắn đầu xử, màn hình hiện lên khung cảnh bên trong, Nhất bị còng tay, ngồi hai bên là hai người công an. Khi thẩm phán Nguyễn Văn Bường, chủ tọa phiên tòa tuyên bố phiên tòa phúc thẩm xử Trương Duy Nhất bắt đầu, mình thấy mọi người trong phiên tòa đều đứng lên, rồi lại ngồi xuống. Duy chỉ có Nhất được tháo còng đứng để nghe chủ tọa phiên tòa tiến hành tố tụng. Thái độ, nét mặt của Nhất bình tĩnh tự tin, ánh mắt lúc nào cũng nhìn thẳng. Cũng như bao lần khác, tòa hỏi lý lịch, rồi đọc cáo trang…tiếng truỳền qua loa rõ, màn hình hiện hình rõ nét. Mình yên tâm, Nguyên ngồi cạnh cũng yên tâm, như vậy tuy ở bên ngoài, nhưng với cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại như thế này có thể theo dõi từ đầu đến cuối phiên tòa. Thẩm phán đọc cáo trạng của Nhất giọng rất to, khúc chiếc, rõ ràng ai cũng nghe thấy nhưng đến khi tòa hỏi Nhất “ Anh có nghe rõ bản cáo trạng không ?” . Nhất trả lời: “ Bị cáo nghe rõ nhưng bị cáo không đồng ý một số ý trong bản cáo trạng, như…” thì tự nhiên loa tắt tiếng, trên màn hình chỉ thấy miệng của Nhất  lên xuống, mở ra, thu lại… tuyệt nhiên mọi người ngồi cùng xem với mình không biết Nhất đang nói gì? Có lẽ do trục trặc kỹ thuật!!! Một lúc sau, tự nhiên lại nghe tiếng của thẩm phán : “ Được rồi, mọi yêu cầu của anh chúng tôi ghi nhận, anh nghe tòa hỏi tiếp đây! ” Rồi ông thẩm phán lại hỏi, đại ý, những việc làm như vậy, Nhất có thừa nhận đúng với cáo trạng không? Nhất trả lời thì… không nghe được vì…trục trặc kỹ thuật!!! Rồi đến lời bào chữa của luật sư Trần Vũ Hải, lúc nghe được, lúc thì không? Chỉ thấy hình ông giơ tay chỉ chỗ này, chỉ chỗ kia, rồi cúi xuống đọc. Mình chú ý một đoạn hình, may có cả tiếng lẫn hình khi luật sư Trần Vũ Hải đang vận dụng các điều khoản trong bộ luật hình sự để chứng minh Nhất không phạm tội thì thấy tiếng ông Thẩm phán Bường cắt ngang: “ Những điều đó đề nghị luật sư không trình bày, chấm dứt tại đây, luật sư trình bày sang điều khác đi…còn tôi đề nghị thái độ luật sư cần nghiêm túc, nếu còn như vậy tôi sẽ yêu cầu luật sư ra khỏi phòng xét xử”. Nét mặt luật sư Trần Vũ Hải nhẫn nhục một cách tội nghiệp rồi luật sư trình bày… Lại không nghe được tiếng vì… trục trặc kỹ thuật!!! Trên màn hình mình thấy hình ảnh đôi ba lần một anh công an trẻ đến ngăn luật sư Hải đừng đọc một điều gì đó trong bài viết mà luật sư đang đọc giữa tòa.
Nghĩa là….
Mình, Nguyên, anh Lợi cùng một số người khác được vào tòa phúc thẩm xem xử Trương Duy Nhất nhưng… thực trên thực tế, chiếm gần hết thời gian là xem “ Phim câm” Nguyên nói với mình: “ Nên đào tạo phòng viên báo chí, truyền hình nước mình thêm bộ môn khẩu hình, nghĩa là nhìn miệng  mấp máy biết họ đang nói gì.”. Còn mình lại nghĩ :“… Bên trong cứ xử kín Trương Duy Nhất không cho ai vào dự còn bên ngoài với phòng đẹp, thoáng mát, màn hình hình rõ như thế này, tòa phát lại các trận của World Cup tối qua cho tất cả mọi người tới xem, người đến xem chắc chắn sẽ đến rất đông. Rồi chỉ thị cho báo chí, đài, ti vi… ghi lại hình ảnh này, tuyên truyền với dư luận trong và ngoài nước rằng  phiên tòa được “ xét xử  công khai có đông người đến dự”. Thế lại hóa hay! ”.
… Phiên tòa kết thúc chóng vánh, từ lúc bắt đầu diễn ra đến lúc kết thúc phiên xử phúc thẩm Trương Duy nhất chỉ gần hai tiếng đồng hồ. Có nhiều lý do, rõ nhất hễ Luật sư trình bày điều gì, thẩm phán đều ngăn lại: “ Điều này tòa đã biết, luật sư không cần trình bày.” Còn một điều nữa, tòa cho phép Trương Duy nhất nói lời cuối cùng,trước khi tuyên án hai năm tù giam, y án sơ thẩm. Nhưng thật lạ, khi Trương Duy nhất định nói, lại bị tòa ngăn lại, không cho nói!!!
Nhất lắc đầu nhẹ, nở một nụ cười… chẳng biết tả thế nào!
Cùng lúc đó có hai người công an đến áp giải Nhất đi ra ngoài, thấy rõ tấm lưng của Nhất đẫm mồ hôi.
Trên màn hình, mình và mọi người không nghe thấy tiếng, nhưng thấy hình con gái của Nhất, sinh viên năm cuối một trường đại học ở Đà Nẵng đứng lên nói to một điều gì đó như quát vào mặt các quan tòa.
Mình không hiểu.
Mình gặp Phượng, vợ Nhất ngoài cổng, hỏi: “ Lúc này con gái em nói điều gì thế ?”.
Phượng trả lời:
- Cháu nói: “ Bố tôi là người yêu nước tại sao các ông lại bắt giam?”.
——————
(1) – Phạm Xuân Nguyên – Nhà phê bình văn học.
(2) – Thái Bá Lợi – Nhà Văn

Chí Khí của Đảng CSVN và Dân Oan VN

Tôi muốn so sánh sự khác nhau giữa Đảng CS Việt Nam chống Trung Quốc xâm lược và Dân Oan Việt Nam chống quan tham cướp đất.


1. Khi TQ xâm chiếm biển Đông đảng cộng sản VN dành độc quyền chống quân xâm lược bằng cách huy động công an, côn đồ của Đảng ra đàn áp, bắt giam, đánh đập, ngăn chặn tất cả những người dân nào dám chống TQ xâm lược.
- Dân oan khi bị quan tham cộng sản cướp đất họ huy động từ người già đến trẻ nhỏ ra chống bọn cướp để giữ đất.

2. Khi bị TQ xâm chiếm, đánh người, phá tài sản, đảng cộng sản bỏ rơi người bị hại mà nhai đi nhai lại mấy từ phản đối rồi mời bọn xâm chiếm đến phòng khách sang trọng nhất ôm hôn.
- Dân oan khi bị quan tham đánh người, phá tài sản, ... thì giúp người bị nạn, kéo nhau đi kiện và tố cáo tội ác của bọn quan tham.

3. Khi TQ đưa quân ra tấn công khu vực Biển Đông để cướp, đảng cộng sản ngồi phòng lạnh hóng mát rồi đẩy ngư dân vào vùng nguy hiểm.

- Dân oan khi bị quan tham dùng công an, côn đồ với đủ các loại vũ khí tối tân dàn trận cướp đất, phá nhà, ... thì người đàn ông trụ cột gia đình đuổi vợ con đến chỗ an toàn còn mình ở lại nơi nguy hiểm dùng súng hoa cải chống lại kẻ cướp để giữ đất. Kết quả vì chống kẻ cướp mà phải ngồi tù. Kẻ cướp được thăng cấp Tướng

4. Khi TQ dùng vũ lực để cướp Biển, đảng CS ra tuyên bố “chúng tôi không hợp tác với nước nào để chống nước nào cả, mà chúng tôi đối thoại song phương”, mời kẻ cướp vào nhà tao mà dọa để thiên hạ ko nghe thấy mất công họ chửi tao hèn,

- Dân oan bị bè lũ quan tham cộng sản đe dọa dùng vũ lực, thì thông báo công khai kêu gọi mọi người quan tâm giúp đỡ chống lại bọn cướp.

5. Sau hai tháng bị TQ đem dàn khoan đến sân nhà, đảng cộng sản vẫn giữ vững lập trường Tuyên Truyền để TQ tiếp tục có cơ hội vào xâm chiếm.
- Dân oan ngày nào cũng kéo nhau đi khiếu kiện, biểu tình đòi quan tham trả lại ruộng đất, trả người,

6. Khi bị TQ vào tận nhà phá, cướp tài sản, bắt người đảng cộng bỏ rơi hoặc khuyên thân nhân của người bị nạn nộp phạt để kẻ cướp thả người.

- Dân oan bị bè lũ quan tham cộng sản bắt người, thì kéo nhau đến sào huyệt của quan tham đòi người và cùng nhau góp tiền, góp gạo để thân nhân đi tiếp tế cho người bị bắt, một cắc cũng không nhét vào miệng bọn quan tham.

7. Khi bị TQ dùng sức mạnh số đông đàn áp, đảng cộng sản kéo nhau bỏ chạy.

- Dân oan khi bị bè lũ quan tham dùng sức mạnh số đông và tàn ác bách hại, thì vài người phụ nữ chân yếu, tay mềm vẫn giữ vững biểu ngữ và hô vang những câu “Đả Đảo bọn Quan Tham Cướp Đất”.

8. Khi bị TQ tấn công, đảng cộng sản ngồi nhà ra lệnh người dân nào dám lên tiếng và có hành động chống quân xâm lược là đánh bắt ngay; rồi ngồi rên rỉ trách móc các nước khác và quốc tế can thiệp, lên tiếng không đủ mạnh để giúp họ giải quyết vụ kẻ cướp.

- Người dân oan trực tiếp xuống đường đấu tranh và nhờ sự giúp đỡ của người khác, dù sự cố gắng của họ cộng sự giúp đỡ của người khác chưa hề có chút kết quả nào vì bè lũ quan tham có Chó, Công An, Súng Đạn, Quan Tòa và Nhà Tù nhưng người dân oan vẫn liên tục lên tiếng cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của người khác đối với họ.

Xét về mọi mặt thì chí khí của dân oan đấu tranh chống bọn quan tham cộng sản cướp đất là chí khí của con dân Việt Nam anh hùng.

Cách tàn ác với dân để chiếm độc quyền chống giặc Tầu xâm lược của đảng cộng sản với phương cách mời giặc vào nhà ôm hôn thắm thiết và chiêu đãi thịnh soạn đó là chí khí của kẻ ươn hèn, nhu nhược, bán nước, hại dân, ...
Trần Thị Nga

Tin chính thức: Đỗ Thị Minh Hạnh đã về đến nhà


Danlambao – Lúc 18 giờ tối nay, 28/6/2014, Đỗ Thị Minh Hạnh đã về đến nhà ba mẹ ruột cô tại địa chỉ 11 Bis, Nguyễn Thị Minh Khai, tổ 4, khu 5, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.

Được biết, công an trại giam áp giải Hạnh từ nhà tù Thanh Xuân (Hà Nội) từ đêm hôm 26/6. Sau 2 ngày 2 đêm, xe công an chở Hạnh về đến Lâm Đồng vào tối ngày 28/6. Tại nhà, phía công an lập biên bản yêu cầu gia đình xác nhận rằng Đỗ Thị Minh Hạnh vẫn khỏe mạnh, tuy nhiên gia đình cô đã từ chối ký tên vào biên bản này.

Đỗ Thị Minh Hạnh sức khỏe yếu và khá mệt sau quãng đường dài. Tuy nhiên, giọng nói cô vẫn đầy lạc quan và vui vẻ.

Trao đổi với Danlambao, ông Trần Ngọc Thành – chủ tịch Liên Đoàn Lao Động Việt nói: “Tất cả anh em trong Lao Động Việt đều rất vui mừng trước thông tin Đỗ Thị Minh Hạnh ra tù. Hiện nay, phong trào đấu tranh tại Việt Nam có nhiều biến động, đây cũng là cơ hội để Hạnh có thêm nhiều sự đóng góp và cống hiến cho phong trào”.

“Cùng với nỗ lực bảo vệ quyền lợi người lao động tại Việt Nam, Liên Đoàn Lao Động Việt Tự do sẽ vẫn tiếp tục đấu tranh đòi trả tự do vô điều kiện cho Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương và tất cả các tù nhân lương tâm tại Việt Nam”, ông Trần Ngọc Thành nhấn mạnh. 

Danlambao
danlambaovn.blogspot.com

Đỗ Thị Minh Hạnh lấy lại tự do – đôi lời cảm tạ của Lao Động Việt

Laodongviet

LĐV 28/6/2014 – Sau 4 năm 4 tháng bị hành hạ, cuối cùng cô Đỗ Thị Minh Hạnh đã tự do, sau khi mấy tuần nay nhà cầm quyền đòi cô ký giấy nhưng cô cương quyết không ký. Trong khi đó, anh Đoàn Huy Chương, và anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng – người chia sẻ lý tưởng cũng như tình yêu với Hạnh – thì còn trong ngục tù với án 7 năm và 9 năm.

http://laodongviet2.files.wordpress.com/2013/03/illusdoanhuychuongnguyenhoangquochungdothiminhhanh2_thumb.jpg?w=635&h=303
Hèn với giặc, ác với dân

Và vừa hèn vừa ác, suốt hơn 4 năm nay nhà cầm quyền CSVN cùng với tổ chức lao động, báo chí, quan tòa, công an, cai tù, và lực lượng côn đồ của họ, dùng bạo lực để đánh đập và bôi nhọ Chương-Hùng-Hạnh – như họ ác hại mọi người yêu nước khác.
Không những ác, không những hèn, nhà cầm quyền còn tưởng che mắt thế giới được bằng cách bắt người này thả người kia. Ngày nào những người yêu nước còn bị tù đày hoặc mất tích (như anh Lê Trí Tuệ), ngày đó còn tranh đấu. Ngày nào người lao động còn bị tước đoạt quyền nghiệp đoàn, ngày đó còn đấu tranh.
Lời cảm tạ của Lao Động Việt
Ngày 28-30/1/2010, 10.000 công nhân công ty giày Mỹ Phong đình công để chống bóc lột và phản đối đốc công người Hoa lăng mạ các nữ công nhân Việt là “đ…”. Tháng 2/2010, Chương-Hùng-Hạnh bị bắt. Từ đó đến nay, rất nhiều người nhiều nhóm đã giúp đỡ, lên tiếng, tranh đấu – trong đó có nhiều ngàn đồng bào ngoài và trong nước, hơn 4 ngàn thành viên nghiệp đoàn khắp thế giới, và hàng chục cơ quan truyền thông và mạng xã hội.
Kính thưa quý vị nói trên mà Lao Động Việt chưa được biết tên, và những ai chúng tôi biết tên & liệt kê dưới đây theo thứ tự từng năm – Xin chân thành cảm ơn quý vị đã đồng hành, và xin quý vị tiếp tục hỗ trợ các nhóm thành viên trong liên minh Lao Động Việttranh đấu cho Chương, Hùng, mọi tù nhân lương tâm, và cho quyền nghiệp đoàn của người Việt:
NĂM 2010
  • Chỉ trong vòng vài ngày sau khi Chương-Hùng-Hạnh bị bắt, các ông Tony Sheldon, Paul Howes, và Barry Tubner huy động các nghiệp đoàn của họ ở Úc (vận tải TWU, xưởng máy AWU, may mặc TCFUA) cũng như vận động với các liên đoàn thế giới ITF, IMF, v.v.. Từ đó đến nay, họ tiếp tục giúp đỡ các nhóm thành viên trong Lao Động Việt đểtranh đấu cho Chương-Hùng-Hạnh. Họ cũng hỗ trợ LĐV để một số công nhân VN tại Mã Lai thành lập được vài nghiệp đoàn hoặc gia nhập nghiệp đoàn của Mã Lai – đó chính là một hoài bão của Hạnh khi cô ghé Mã Lai năm 2009
  • Ông Joe De Bruyn, TTK, huy động nghiệp đoàn SDA ở Úc của ông, vận động với liên đoàn thế giới ngành bán lẻ UNI, và lên tiếng với Ngoại Trưởng Úc
  • Đức Tổng Giám Mục George Pell ở Sydney lên tiếng với ngoại trưởng Úc sau khi ngài được thông báo bởi ông Paul Howes và ông Andrew Casey, viên chức AWU
  • Nhóm LabourStart tung ra chiến dịch online năm 2010, và trong đại hội ở Sydney của họ năm 2012 cũng nung lại trường hợp Chương-Hùng-Hạnh
  • Hưởng ứng chiến dịch online của LabourStart, 4.189 người ký tên trong thư chung, và 2.533 người ghi danh trên Facebook Cause của LS. Họ là thành viên hoặc viên chức các nghiệp đoàn khắp thế giới (New Zealand, Do Thái, Hong Kong, v.v.)
  • Human Rights WatchAmnesty International, mỗi tổ chức lên tiếng mấy lần bằng thông cáo, bản tường trình, hoặc khi vận động với QH
  • Tổng Liên Đoàn ACTU của Úc chính thức ra Nghị Quyết, vận động với chính quyền Úc, với ITUC, hỗ trợ chiến dịch của LS, và muốn gởi phái đoàn ACTU đến VN để thăm 3 gia đình, nhưng Hà Nội không cấp chiếu khán
  • Chính quyền Úc bắt đầu lên tiếng với Hà Nội. Năm 2013, sau khi đích thân lên tiếng trong cuộc họp riêng với CSVN, Ngoại Trưởng Bob Carr viết tweet trên Twitter để lên tiếng trên công luận, việc này rất hiếm khi xảy ra
NĂM 2011
NĂM 2012
  • Nhóm Freedom Now nộp hồ sơ đến WGAD (Working Group on Arbitrary Detention – Nhóm Đặc Trách về Giam Vô Cớ của LHQ), FN cũng ráo riết vận động với Quốc Hội và hành pháp Hoa Kỳ.
  • Khối 1706 và đài Việt Nam Sydney Radio cấp tốc tổ chức cuộc biểu tình ngay khi biết tin phái đoàn CSVN đến xin ACTU viện trợ, trưng hình của 3 người này, và qua đó đã thông tin cho nhiều viên chức nghiệp đoàn ở Sydney về Chương-Hùng-Hạnh
NĂM 2013
NĂM 2014
  • BỔ TÚC 17:50: Tháng 4- 2014, tổ chức VETO bên Đức đã cùng bà bà Nguyễn Thị Ngọc Minh, mẹ của Hạnh, vận động QH Đức. Nữ dân biểu Sabine Bätzing-Lichtenthäler nhận đỡ đầu cho Hạnh
  • BỔ TÚC 17:51:  Cuối tháng 5 năm 2014 , 153 dân biểu Mỹ đồng ký tên vào lá thư gởi cho đại diện thương mại Hoa Kỳ yêu cầu lên tiếng đòi trả tự do cho nhà hoạt động công đoàn trẻ tuổi này
  • 11 DB Mỹ – Frank Wolf, James McGovern, Michael Honda, Randall Hultgren, Zoe Lofgren, Loretta Sanchez, Christopher Smith, Sheila Jackson Lee, Chris Van Hollen, Alan Lowenthal, George Miller – ký thư chung. Bản tin của Freedom Now nói 11 DB đã nêu đích danh Chương-Hùng-Hạnh, đòi CSVN trả tự do
  • BPSOS vận động với lập pháp và hành pháp Mỹ, tạo ra nhiều kết quả, trong đó có DB Chris Van Hollen đã đỡ đầu cho Hạnh
  • Khối 8406 ở Úc tổ chức chuyến đi vòng quanh luc địa Úc cho bà Nguyễn Thị Ngọc Minh, mẹ của Hạnh. Cả ngàn đồng hương đã tham dự và hỗ trợ
  • Dân Biểu Luke Donnellan cùng 6 DB khảc thuộc Nghị Viện Victoria của Úc viết thư chung đến Hà Nội
  • VP Melbourne của Ân Xá Quốc Tế cho hay rằng VP trung ương tại Luân Đôn đang chuẩn bị để tung ra chiến dịch tranh đấu
Một lần nữa, Lao Động Việt cám ơn tất cả những hội đoàn, cá nhân đã âm thầm vận động và giúp đỡ cho Hạnh về tinh thần cũng như vật chất, và khi biết thêm hoặc biết thiếu sót chúng tôi sẽ cập nhật bản tin này.
GHI CHÚ: Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do (gọi tắt: Lao Động Việt, web: laodongViet.org) là liên minh của một số tổ chức lao động trong và ngoài nước gồm: Phong Trào Lao Động Việt, Công Đoàn Độc Lập, và Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam.
- Hết-

Trung Quốc tức điên vì màn chơi khăm của các nghị sĩ Mỹ

Nguyenphutrong.net

(Quốc tế) – Ủy ban Phân bổ Ngân sách Hạ viện Mỹ hôm 24/6 đã tiến hành biểu quyết đổi tên con đường đặt đại sứ quán Trung Quốc tại Washington D.C thành “Lưu Hiểu Ba Plaza”. Động thái này khiến Bắc Kinh vô cùng tức giận.
Lưu Hiểu Ba vốn là nhà hoạt động dân chủ Trung Quốc và được trao giải thưởng Nobel Hòa bình vào năm 2010 cho “cuộc đấu tranh lâu dài và bất bạo động vì nhân quyền căn bản tại Trung Quốc”. Song trước đó, năm 2009, ông Lưu đã bị chính quyền Trung Quốc kết án 11 năm tù và hiện đang phải thi hành án.
Hiện nay, đại sứ quán Trung Quốc tại Washington D.C đang cư trú tại số 3505 International Plaza N.W, một con đường thuộc sở hữu của chính phủ liên bang.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington D.C.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington D.C.
Tuy nhiên, trong bản kiến nghị sửa đổi ngân sách chi tiêu hàng năm trình lên Bộ Ngoại giao Mỹ, Nghị sĩ Frank Wolf đã đề nghị Ngoại trưởng John Kerry đổi tên khu vực phía trước cửa đại sứ quán Trung Quốc thành “Lưu Hiểu Ba Plaza”.
“Để phù hợp với mã bưu chính tại Mỹ, địa chỉ hợp lý với đại sứ quán Trung Quốc tại Washington D.C nên được đổi thành số 1 Lưu Hiểu Ba Plaza”, tờ Washington Post dẫn lời ông Wolf.
Ngoài nghị sĩ Wolf, các đại diện trong quốc hội Mỹ cũng yêu cầu hội đồng thành phố Washington D.C thực hiện việc đổi tên ở khu vực phía trước cửa đại sứ quán Trung Quốc. Tuy nhiên, theo luật đất đai của Mỹ, khu vực này thuộc quyền sở hữu của chính quyền liên bang nên chỉ Bộ Ngoại giao Mỹ mới có quyền đặt lại tên đường.
Thậm chí, Chủ tịch Hội đồng D.C, ông Phil Mendelson đã đưa ra minh chứng cụ thể về một trường hợp tương tự trước đây. Vào thập niên 1980, khu phố số 16 đường N.W đặt trụ sở đại sứ quán Liên Xô ở Washington D.C đã được đổi thành số 1 Andrei Sakharov Plaza nhằm tôn vinh Andrei Sakharov – một nhân vật bất đồng chính kiến với chính quyền Liên Xô.
Tuy nhiên, giới chức Trung Quốc đã lên tiếng phản đối kế hoạch trên. “Chúng tôi tin rằng người dân Mỹ sẽ không muốn nhìn thấy một con đường tại nước này lại được đặt tên theo một tên tội phạm”, phát ngôn viên đại sứ quán Trung Quốc tại Washington DC nói.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ The Washington Post, một trong những nhật báo lớn nhất và là lâu đời nhất tại Washington D.C, Mỹ.
(Theo Infonet)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét