Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

Ngày 17/10/2013 - Như thế là bán nước - Chuyển hồ sơ EVN 'phải chờ Thủ tướng'!

  • Máy bay Lào bị rơi : Ít nhất 44 người tử nạn trong đó có người Việt (RFI) - Một chiếc máy bay của hãng hàng không quốc gia Lao Airlines hôm nay 16/10/2013 đã bị rơi xuống sông Mêkông thuộc địa phận Lào, làm cho ít nhất 44 người gồm hành khách và phi hành đoàn đều tử nạn. Theo Thông tấn xã Việt Nam, AFP và Bộ Ngoại giao Thái Lan, trong số các nạn nhân có cả người Việt. Một viên chức giấu tên của đại sứ quán Lào tại Việt Nam khẳng định, toàn bộ những người đi trên máy bay đều thiệt mạng.
  • Một nhà ngoại giao Hà Lan bị tấn công tại Matxcơva (RFI) - Nhân vật số hai của đại sứ quán Hà Lan ở Matxcơva tối qua đã bị hai kẻ lạ mặt tấn công tại tư gia, trong bối cảnh quan hệ hai nước đang căng thẳng. La Haye hôm nay 16/10/2013 đã yêu cầu Nga phải đảm bảo an toàn cho các công dân Hà Lan.
  • Nhà đối lập Nga Navalny : Án giam thành án treo (RFI) - Trong một phán quyết được đánh giá là một thắng lợi của nhân vật đi đầu trong phong trào chống Putin, tư pháp Nga vào hôm nay, 16/10/2013 đã biến bản án 5 năm tù giam đối với ông Alexei Navalny thành án treo. Nhà đối lập này đã bị kết án vào tháng Bảy vừa qua về tội tham ô, một điều mà ông cho là hoàn toàn bịa đặt.
  • Nga được "mời" hợp tác thành lập vùng bảo tồn ở Nam cực (RFI) - Nhiều quốc gia trong đó có Úc, Pháp, Hoa Kỳ, kết hợp với Liên Hiệp Châu Âu, đã lên tiếng vào hôm nay, 16/10/2013, kêu gọi Nga chấp nhân việc thành lập các khu bảo tồn động thực vật rộng lớn ở vùng Nam cực. Theo các tổ chức phi chính phủ, trong một cuộc họp tháng Bảy vừa qua, Nga - được Ukraina ủng hộ - đã bác bỏ sáng kiến này.
  • Nguyên tử : Iran chấp nhận bị thanh tra bất ngờ (RFI) - Teheran sẵn sàng chấp nhận những cuộc viếng thăm các nhà máy hạt nhân mà không cần thông báo trước - điều mà nước Cộng hòa Hồi giáo Iran đến nay vẫn từ chối. Đây là loan báo rất ý nghĩa được đưa ra sáng nay 16/10/2013 tại Genève, vào ngày cuối của cuộc thương lượng về hồ sơ nguyên tử Iran.
  • Động đất ở Philippines : Hơn 140 người thiệt mạng (RFI) - Theo tổng kết mới nhất của chính quyền địa phương, trận động đất xẩy ra sáng hôm qua, 15/10/2013, ở vùng đảo du lịch Bohol và Cebu tại Philippines đã làm tối thiểu 142 người thiệt mạng. Số nạn nhân còn sẽ lên cao.
  • Cam Bốt : Hai lãnh đạo Khmer Đỏ cao cấp nhất ra tòa (RFI) - Vào hôm nay, 16/10/2013, tại Phnom Penh, Tòa án Liên Hiệp Quốc đã bắt đầu phiên xét xử Nuon Chea, và Khieu Samphang, hai tội phạm hàng đầu của chế độ Khmer Đỏ diệt chủng, đã chính thức khởi sự. Đây được xem là giai đoạn quan trọng sau cùng vì hai bị cáo là lãnh đạo cao cấp nhất của chế độ diệt chủng hiện còn sống.
  • Bão Wipha lướt gần Tokyo : 17 người chết (RFI) - Trận bão Wipha hôm nay tràn qua khu vực gần thủ đô Tokyo, Nhật Bản đã làm cho 17 người chết. Hầu hết các nạn nhân là cư dân đảo Izu Oshima, và hiện vẫn còn khoảng 50 người bị mất tích. Tuy nhiên bão không gây thiệt hại cho nhà máy điện nguyên tử Fukushima.
  • Quốc hội Mỹ chỉ còn vài giờ để tránh cho Hoa Kỳ bị vỡ nợ (RFI) - Hôm nay, 16/10/2012, các nghị sĩ Quốc hội Mỹ chỉ còn vài giờ để tránh cho Hoa Kỳ nguy cơ mất khả năng thanh toán, với những hậu quả nặng nề không chỉ cho nước này, mà cho cả thế giới. Trừ phi các nghị sĩ Mỹ đạt thỏa hiệp vào giờ chót, kể từ nửa đêm nay giờ Washington, tức 4 giờ sáng, giờ quốc tế ngày mai, Bộ Tài chính Mỹ sẽ không được vay tiền nữa và trong khoảng thời gian từ ngày 22 đến 31/10, lần đầu tiên trong lịch sử nước này, Hoa Kỳ sẽ không thể thanh toán các món nợ.
  • Trung Quốc : Bộ máy bí mật trừng phạt cán bộ đảng ''mắc tội'' (RFI) - Hôm 14/10/2013, truyền thông quốc tế loan tin sáu viên chức Trung Quốc, phạm tội tra tấn đến chết một kỹ sư, bị kết án tù từ 4 đến 14 năm. Bản án được tuyên ngày 30/09, không được báo chí Nhà nước Trung Quốc công bố, chỉ được biết đến sau đó nhờ các mạng xã hội.
  • Thương mại Việt-Trung : càng gia tăng, càng mất cân đối ? (RFI) - Bản tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc nhằm << phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước trong thời kỳ mới >>, được công bố ngày hôm qua trong chuyến viếng thăm của thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, đã đề ra mục tiêu nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên tới 60 tỷ đôla năm 2015.
  • Bài ngoại ở Nga : Người Việt thường bị ảnh hưởng nhất (RFI) - Trong những ngày qua, một làn sóng bài ngoại lại nổi lên tại Nga, mà xuất phát điểm từ vụ một thanh niên Nga bị sát hại tại Matxcơva, bởi hung thủ tình nghi là người Azerbaidjan. Sự việc gây phẫn nộ trong dân Nga và một làn sóng chống người nước ngoài đã nổi lên cùng với những vụ bạo lực dữ dội không phải từ các phong trào cực hữu mà ngay trong dân chúng. Cảnh sát Nga không ưu tiên dập tắt các vụ bạo lực, mà chỉ tập trung tăng cường bố ráp kiểm soát người nước ngoài. Mỗi khi có các làn sóng bài ngoại, người Việt dù không phải là nguyên nhân hay đối tượng của các sự kiện, nhưng luôn bị chú ý đặc biệt và cuộc sống của họ cũng bị ảnh hưởng nhiều.
  • Fitch cảnh báo Hoa Kỳ có thể mất điểm AAA (RFI) - Hôm qua 15/10/2013, theo AFP, công ty thẩm định tài chính Fitch Rating tuyên bố dự định hạ điểm tín nhiệm của Hoa Kỳ, đang ở mức cao nhất AAA hiện nay, do cuộc khủng hoảng chính trị tại Washington, liên quan đến vấn đề nâng trần nợ quốc gia.
  • Nơi diễn tập của dân chủ (VOA) - Để đàn áp những người tranh đấu cho dân chủ hiện nay, nhà cầm quyền Việt Nam đối diện với rất nhiều nghịch lý
  • Bão lớn vào miền trung Việt Nam (BBC) - Bão Nari đổ vào các tỉnh từ Huế tới Quảng Ngãi tại miền trung Việt Nam vào hôm thứ Ba với khả năng có lũ lớn.
  • Bệnh viện quá tải vì đâu? (BBC) - Khi Việt Nam đang phát triển thiếu bền vững, có thay bộ trưởng y tế cũng không giải quyết được các vấn đề?
  • Đặc biệt trên báo in ngày 17.10.2013 (BaoMoi) - Trở lại cảnh xếp hàng mua hóa đơn? Dùng bằng giả làm giảng viên thật; Tự ý ngắt hoa sẽ bị phạt 1 triệu đồng; Dương Chí Dũng từng trốn đến Mỹ; Luật sư Mỹ chống “đường lưỡi bò”… là những thông tin hấp dẫn bạn đọc có thể đón xem trên Báo Thanh Niên số ra ngày 17.10.2013.
  • Bồi dưỡng kiến thức về biển, đảo cho cán bộ báo chí (BaoMoi) - QĐND - Ngày 16-10, tại TP Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức hội nghị bồi dưỡng kiến thức cơ bản về biển, đảo cho gần 200 cán bộ các cơ quan báo chí khu vực phía Nam. Các học viên được nghe giới thiệu các chuyên đề: Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Luật Biển Việt Nam; bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm của người làm báo trong tuyên truyền về biển, đảo; kinh nghiệm viết tin, bài về chủ quyền biển, đảo Việt Nam; nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân dân về vị trí chiến lược của biển, đảo; tình hình tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông - chủ trương, giải pháp của Đảng, Nhà nước ta; Báo Quân đội nhân dân điện tử với công tác tuyên truyền biển, đảo Việt Nam. Tại hội nghị, các học viên đã trao đổi kinh nghiệm, phương pháp tuyên truyền về biển, đảo, tránh lối viết sáo mòn, thiếu thông tin và một số sai sót của phóng viên khi tác nghiệp về biển, đảo…
  • Cần bản lĩnh chính trị vững vàng và đạo đức nghề nghiệp trong sáng (BaoMoi) - (SGGPO).- Ngày 16-10, tại TPHCM, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức hội nghị bồi dưỡng kiến thức về biển, đảo dành cho cán bộ báo chí khu vực phía Nam. Các lãnh đạo, biên tập viên, phóng viên cơ quan báo chí được nghe trình bày và thảo luận về các nội dung; Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982 và Luật Biển Việt Nam - những căn cứ pháp lý đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam ở Biển Đông; nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm của người làm báo trong công tác tuyên truyền biển, đảo; mặt trận thông tin đối ngoại góp phần đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo; tình hình biển, đảo gần đây và kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Quân chủng Hải quân Việt Nam...
  • Tin không khí lạnh tăng cường (BaoMoi) - Trưa và chiều nay (16/10), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết các nơi ở Bắc Trung Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ.
  • An Giang chiếm ưu thế ở giải đua xe đạp toàn quốc (BaoMoi) - Sau chặng đua cuối cùng có lộ trình 160 km từ Khu du lịch Biển Đông thành phố Vũng Tàu qua một số tuyến đường liên huyện và quay về thành phố Vũng Tàu, các nội dung thi đấu đường trường Giải vô địch xe đạp nam, nữ toàn quốc lần thứ 28 đã kết thúc trưa 16/10.
  • Luật sư quốc tế bàn Philipines kiện Trung Quốc: 95% phải thi hành án (BaoMoi) - (GDVN) - Trong hơn 95% các trường hợp kiện tụng quốc tế, các nước đều phải thi hành bản án, ngay cả khi họ không hài lòng với nó. Có ít nhất hai lý do cho việc này. Đầu tiên là uy tín và ảnh hưởng đi kèm với nó. Lý do thứ hai là nhiều quốc gia hiểu lợi thế của họ và lợi thế của những người khác đang sống trong một hệ thống dựa trên luật lệ.
  • Nhật - Trung bí mật đàm phán tranh chấp đảo (BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - Một quan chức cấp cao Trung Quốc bí mật thăm Nhật Bản để đàm phán với giới chức Tokyo nhằm cải quan hệ song phương vốn bị tổn hại do tranh chấp quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, theo AFP ngày 15-10.
  • Yomiuri: Thăm Cam Ranh, Bộ trưởng QP Nhật nói 2 nước cùng hoàn cảnh (BaoMoi) - (GDVN) - Sau chuyến thăm Cam Ranh, Bộ trưởng Itsunori Onodera nhận xét: "Việt Nam và Nhật Bản, mặc dù đứng trước 2 vùng biển khác nhau, Biển Đông và Hoa Đông, nhưng 2 nước đang có những hoàn cảnh hàng hải tương tự. Có rất nhiều điều chắc chắn Nhật Bản nên xem xét liên quan đến an ninh hàng hải của Việt Nam."
  • Nhật – Trung “bí mật” họp bàn tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư (BaoMoi) - Một quan chức cấp cao Trung Quốc đã bí mật tới đất nước mặt trời mọc để thảo luận với các quan chức Nhật Bản nhằm cải thiện mối quan hệ song phương vốn chịu ảnh hưởng xấu từ sự việc tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
  • Hàng không Nga mở tuyến bay thẳng đến Cam Ranh (BaoMoi) - Đài tiếng nói nước Nga cho biết sân bay Nizhny Novgorod mới thông báo, Hãng hàng không Nordwind Airlines (Gió phương Bắc) của Nga sẽ bắt đầu đưa vào hoạt động tuyến bay Nizhny Novgorod - Vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa) từ ngày 25/10 tới.
  • Kéo dài chiến dịch “Kết nối Biển Đông” giúp ngư dân bám biển (BaoMoi) - Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son vừa nhất trí với đề xuất của Cục Viễn thông về việc kéo dài chiến dịch "Kết nối Biển Đông" thêm 1 tháng nữa. Theo đó, thời gian kết thúc chiến dịch “Kết nối Biển Đông” sẽ kéo dài đến hết ngày 14/11/2013.
  • Bắc Bộ trở rét, miền Trung mưa to (BaoMoi) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn TW, tối và đêm hôm qua (15-10), không khí lạnh ảnh hưởng đến các nơi khác của Bắc Bộ, sau đó sẽ ảnh hưởng đến bắc và trung Trung Bộ. Do ảnh hưởng của không khí lạnh, các tỉnh Bắc Bộ trời trở lạnh. Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 3 - 4, vùng ven biển cấp 4 - 5. Ở vịnh Bắc Bộ và vùng biển phía Bắc Biển Đông có gió đông bắc mạnh cấp 6 - 7, giật cấp 8.

Như thế là bán nước

Nguoibuongio

Từ lâu chúng ta vẫn nghe đài báo tuyên truyền của nhà nước Việt Nam lên án những người hoạt động đấu tranh cho dân chủ, tự do, nhân quyền là những kẻ bán nước, tay sai cho ngoại bang để ngửa tay nhận đồng tiền từ các thế lực thù địch bên ngoài.
Cụm từ ” bán nước ” được sử dụng nhiều trong ngôn ngữ dân gian, bằng một cách nào đó cụm từ này ăn sâu vào đầu những người dân thành ý thức, thói quen. Đến nỗi khi có vụ án chính trị nào họ đọc được hay nghe được từ đài báo nhà nước lên án, là họ buông ngay câu kết luận
- bọn bán nước.
Chưa có một nhà nghiên cứu nào tìm hiểu một cách khoa học về vấn đề này. Ví dụ như hành động bán nước diễn ra thế nào, như thế nào là bán, bán cái gì, bán ai mua, bán để làm gì, được bao nhiêu….Chỉ có những tờ báo của Đ và NN khẳng định khái niệm bán nước này một cách rất chủ quan là qua hành vi rất sơ sài của đối tượng có nhận tiền bên ngoài,có hành động đả phá, chỉ trích, gây rối… thế là cấu thành hành vi bán nước.
Giờ chúng ta thử xác định nghĩa bán theo cách thông thường.
Bán, tức là hành động xảy ra khi có một vật cần trao đổi với người khác để đổi lấy thứ khác. Vật này có thể hữu hình hoặc có thể vô hình ( như văn hóa, tư tưởng , nghệ thuật )
Vật bán ở đây là nước, hiểu nôm na là quốc gia. Trong quốc gia bao gồm nhiều thứ tạo nên như con người ( bao gồm sức người, con người, tư tưởng, văn hóa, lịch sử …)  hay tài nguyên, chủ quyền lãnh thổ….
Nếu xác định như vậy thì bất kỳ chính phủ nào cũng có hành động bán nước, thông qua những hiệp định lý kết trao đổi về khai tháng khoảng sản, trao đổi văn hóa, cung cấp nguồn lao động. Ở trường hợp này không thể gọi là bán nước nếu như sự trao đổi, mua bán này mang lại lợi ích hài hòa cho cả hai bên. Nó đơn giản chỉ là hợp đồng kinh tế đôi bên cần đến nhau, anh có cái A thừa mà cần cái B, tôi có cái B thừa mà lại cần cái A. Sự trao đổi, mua bán này ….
Nhưng vì lợi ích cá nhân, anh mua cái A mà đất nước không cần , trả bằng cái C mà đất nước rất thiếu ( C ở đây chẳng hạn là ngoại tệ  lấy từ ngân khố, ngân sách quốc gia, tiền thuế, tiền bán tài nguyên, bán ….) để trục lợi cho mình. Hoặc trao đổi bằng những hiệp định gây thiệt hại cho đất nước nhiều hơn, đối tác anh ký được hưởng lợi nhiều hơn, nhưng anh được hưởng ân huệ nào đó từ đối tác để đảm bảo về quyền lực, vị trí…
Những hành động đó rõ ràng là bán nước.
Tuy nhiên có nhiều cách bán nước ở cấp độ khác nhỏ hơn ở trong giới kinh doanh, ví dụ như vì lợi ích mua đồ độc hại, kém chất lượng về bán cho người dân trong nước. Bắt tay với tư thương nước ngoài khống chế thị trường mua ép giá vật nuôi trồng của người nông dân…
Ở đây tạm bàn đến hai loại người có khả năng bán nước mà dư luận hay nhắc đến nhất. Loại thứ nhất là thành phần ” phản động ” cung cấp tin tức công khai rộng rãi về tình trạng đất nước,để ” bên ngoài ” có thông tin chèn ép những nhà chính trị khi ký kết hợp đồng kinh tế, ngoại giao, chính trị. Chẳng hạn như tin về ngược đãi công nhân, bảo hộ lao động, môi trường lao động kém, tình trạng nhân quyền bị chà đạp…những tin tức như vậy  được loại  ” phản động ”  này đưa phổ biến công khai trên các trang mạng ngoài luồng. Gây bất lợi về hình ảnh Việt Nam trước con mắt quốc tế, làm những nhà chính khách của VN phải gặp khó khăn khi trả lời, giải thích. Nhà Nước Việt Nam coi những kẻ như vậy là ” bán nước ” và thực hiện những cuộc tuyên truyền sâu rộng để nhân dân lên án chúng, đồng thời ráo riết truy bắt xét xử tù giam nghiêm khắc với những thành phần này.
Đặc điểm chung của loại bán nước thứ nhất này là không nằm trong bộ máy chính quyền, hình thức ” bán nước ” không gây hại trực tiếp đến đất nước mà gián tiếp. Vì tác động của thông tin chúng cung cấp có đến được người dùng hay không, người dùng có sử dụng để trục lợi với VN hay không .? Là những điều chúng không thể xác định được. Bởi thế kết quả mục đích đạt được của chúng là khá mơ hồ, nằm ngoài hy vọng của chúng khi thực hiện hành vi ” bán nước ”.  Người thụ hưởng thông tin mà chúng cung cấp để làm việc với chính phủ VN lại không phải là người trả tiền cho chúng. Mà do đa số những Việt Kiều hải ngoại muốn thế giới thấy rõ đời sống, quyền con người ở Việt Nam đang ở mức độ nào, những Việt Kiều này đã hỗ trợ tiền bạc cho chúng, vì tính chất vòng vo giữa lợi ích trực tiếp như vậy, nên tiền chúng nhận được không nhiều, thườn chỉ vài trăm usd một tháng.
Từ đặc điểm người bán, người dùng, người trả tiền, vật bán như trên. Chúng ta thấy khái niệm ” bán nước ” quy chụp cho bọn này là khá mơ hồ, thiếu chứng cứ thuyết phục về mặt thực tiễn.
Loại thứ hai là loai nằm trong bộ máy nhà nước, có quyền, có tư cách đại diện trong lãnh vực chúng công tác. Ví dụ chúng được bổ nhiệm chịu trách nhiệm quản lý tài nguyên, khoáng sản, chủ quyền lãnh thổ, quản lý văn hóa, tư tưởng.
Chúng ta lấy trường hợp của Dương Trí Dũng giám đốc Vinalines đã dùng 9 triệu usd để mua một ụ nổi của ” bên ngoài ” mà giá trị thực chỉ được 5 triệu usd là quá mong đợi với kẻ bán.
9 triệu usd này là tiền của đất nước, của nhân dân, tiền bán tài nguyên, tiền thu thế nông lâm sản, tiền máu thịt và mồ hồi của người lao động Việt Nam, tiền từ những cánh rừng bị đốn, tiền từ khoáng sản dưới đất bị moi lên, từ những cánh đồng bờ xôi ruộng mật gắn bó bao đời với người nông dân bỗng chốc bị san phẳng làm khu ăn chơi , giải trí của các nhà đầu tư nước ngoài.
Quan chức nhà nước, Đảng viên ĐCS VN Dương Chí Dũng trên vị trí đảm nhiệm đã dùng số tiền này để đổi lấy một thứ giá trị thực thấp hơn đến 4 triệu usd, với mục đích hưởng chênh lệch từ số 4 triệu usd này , mua nhà cao cấp cho vợ bé, con riêng.
Hành động thông qua một thương vụ mua bán với nước ngoài, để mua một thứ vô dụng ( ụ nổi nay đã thành đống sắt han rỉ ), bằng đồng tiền từ nguồn lực đất nước nói trên,  khiến ” bên ngoài ” cũng có lợi và cá nhân mình cũng có lợi. Ngoài nghĩa tham ô thông thường mà chúng ta hay gọi ra, hành động ấy phải được gọi đích danh là hành động bán nước.
Hành vi của Dương Chí Dũng như thế là bán nước.
Có bao nhiêu kẻ bán nước  như Dương Chí Dũng chưa tìm ra.?
Đất nước nghèo đi, nợ nần nhiều hơn, tài nguyên cạn kiệt hơn. Chứng tỏ những kẻ bán nước như Dương Chí Dũng không phải là ít. Và đương nhiên số tiền mà những kẻ như Dũng thu về từ những hợp đồng bán nước như thế không chỉ là 4 triệu USD mà thôi.
Dư luận cứ mải mê vào những kẻ  ” bán nước ” loại một nhận về vài trăm usd  để đay nghiến hành vi ” bán nước” của chúng, cho dù thiệt hại về việc ” bán nước ” của chúng chưa ai đong đếm được.
Nhưng nhiều triệu usd của loại bán nước thứ hai như Dương Chí Dũng thu về, dường như chỉ được gọi là tham ô. Đến lúc này đáng ra người dân gọi tên rõ rằng, hành động của Dương Chí Dũng
Như thế là bán nước.

Chuyển hồ sơ EVN 'phải chờ Thủ tướng'


EVN tăng giá điện liên tục trong lúc nói kinh doanh vẫn có lãi.

Bộ Công an đề nghị chuyển hồ sơ vụ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để điều tra nhưng Thanh tra Chính phủ chưa cung cấp vì nói đang chờ xin ý kiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Phó Tổng thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh xác nhận với báo giới rằng Trung tướng Phan Văn Vĩnh - Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (C48) cử cán bộ của Cục C48 sang làm việc với Thanh tra Chính phủ, và đề nghị chuyển hồ sơ các việc tại EVN sang cơ quan điều tra.

Tuy nhiên Thanh tra Chính phủ đã từ chối với lý do kết luận thanh tra không có nội dung nào đề xuất chuyển cơ quan điều tra nên không có trình tự, thủ tục chuyển hồ sơ như quy định nhưng thông tin thì rộng mở, theo truyền thông trong nước.

Trong buổi họp báo thường kỳ hôm 15/10/2013, ông Khánh mô tả "cơ chế thông tin giữa Thanh tra và Công an luôn thông suốt kể cả khi không có yêu cầu chuyển cơ quan điều tra.

“Nhưng phải có đầu mối, không phải thích là cung cấp, không thích thì thôi. Bản kết luận cũng đang chờ xin ý kiến Thủ tướng nên Thanh tra chưa cung cấp cho cơ quan công an", ông Khánh được truyền thông trong nước dẫn lời.

'Bù lỗ vào dân'

"Cơ chế thông tin giữa Thanh tra và Công an luôn thông suốt nhưng phải có đầu mối không phải thích là cung cấp, không thích thì thôi."
Phó Tổng thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh
Các cáo buộc sai phạm của EVN bao gồm hoạt động xây nhà, biệt thự, mua siêu xe, sân quần vợt.. với giá trị lên đến gần 600 tỉ đồng mà EVN tính vào giá bán điện.

Kể từ năm 2011, giá điện bán lẻ trong nước của EVN đã tăng hai lần mỗi năm với tổng hai lần tăng giá đã lên tới hơn 10% so với năm trước.

Mặc dù thu lãi lớn từ bán điện, nhưng ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng Giám đốc EVN được dẫn lời vẫn khẳng định năm 2013 vẫn phải tăng giá bán và cho biết tới đây còn nhiều chi phí phải đưa vào đầy đủ trong giá bán điện nên giá có xu thế tăng cao.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về về sự chênh lệch giữa con số kết luận thanh tra loại ra gần 6.500 tỉ đồng sai phạm của EVN so với dự thảo báo cáo của cơ quan này với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Tổng thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh lý mô tả “điều này là chuyện bình thường”.

Hồi đầu tháng Mười năm nay, Thanh tra chính phủ Việt Nam vừa công bố kết quả thanh tra tại (EVN). Nó cho thấy nhiều sai phạm và tính đến năm 2011, công ty mẹ EVN đã đầu tư 121 nghìn tỷ đồng ra ngoài ngành, bao gồm các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và hệ số giữa nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của toàn tập đoàn là 6,27 lần.

Nhà bình luận Phạm Chí Dũng trong tháng Tám đã có bài viết về điều mà ông gọi là các nhóm lợi ích độc quyền nhất Việt Nam gồm Tập đoàn xăng dầu Petrolimex kích động đến ba lần tăng giá và người anh em sinh đôi của Petrolimex là Tập đoàn điện lực Việt Nam – EVN.

"Bất chấp phản ứng của đại đa số các tầng lớp nhân dân, giai tầng lợi ích ở Việt Nam vẫn tiếp tục chiến dịch 'bù lỗ vào dân'," ông Dũng viết trong bài 'Cơn bão giá và nhóm lợi ích'.

(BBC)

Mỹ trước nguy cơ bị hạ mức tín nhiệm

Đồi Capitol
Hai Đảng chính trị ở Mỹ đã đấu nhau quyết liệt trong nhiều ngày qua

Cơ quan xếp hạng tín nhiệm Fitch đang xem xét hạ mức tín nhiệm AAA của Mỹ trong bối cảnh hạn chót để nâng trần vay nợ của Chính phủ Mỹ đang đến gần.

Động thái này diễn ra sau khi các nghị sỹ Dân chủ bác một kế hoạch do Hạ viện của những người Cộng hòa đưa ra nhằm để xoa dịu thành phần cứng rắn trong đảng.

Vài giờ sau đó, phe Cộng hòa tại Hạ viện đã điều chỉnh lại đề xuất và tính đưa ra bỏ phiếu nhưng cuối cùng họ phải hủy.

Đến thời hạn thứ Năm ngày 17/10, Mỹ cần nâng mức trần vay nợ hiện nay là 16.700 tỷ đô la nếu không họ sẽ vỡ nợ.

Cộng hòa lùi bước

“Thông báo của Fitch cho thấy Quốc hội cần hành động khẩn thiết để loại bỏ nguy cơ vỡ nợ đang treo lơ lửng trên nền kinh tế,” bà Brandi Hoffine, phát ngôn nhân của Bộ Tài chính Hoa Kỳ, cảnh báo.

Do dự luật của Hạ viện thất bại, các lãnh đạo Dân chủ và Cộng hòa ở Thượng viện hôm thứ Ba ngày 15/10 đã thông báo họ sẽ nối lại đàm phán.

Trong lần bế tắc về tài chính ở Quốc hội Mỹ hồi năm 2011, một cơ quan xếp hạng tín nhiệm khác là Standards & Poor’s đã hạ mức tín nhiệm của từ AAA xuống AA+.
"Chẳng thà không có thỏa thuận nào hơn là một thỏa thuận tồi."
Hạ nghị sỹ Cộng hòa Joe Barton
Thị trường chứng khoán New York đã mất 133 điểm khi kết thúc phiên giao dịch hôm thứ Ba ngày 15/10.

Cuộc chiến ngân sách lần này bắt đầu 15 ngày trước khi Đảng Cộng hòa ở Hạ viện làm cho chính phủ đóng cửa một phần sau khi họ yêu sách Tổng thống Barack Obama phải hoãn hoặc rút lại ngân sách cho đạo luật cải cách y tế mang đậm dấu ấn của ông.

Đảng Cộng hòa sau đó phải lùi bước và cho đến sáng thứ Ba ngày 15/10, Hạ viện chỉ muốn thay đổi chút ít điều luật được ban hành hồi năm 2010 này.

Nhưng Nhà Trắng và Đảng Dân chủ đã nhanh chóng lên án động thái này của phe Cộng hòa do đó Đảng Cộng hòa đã phải bỏ luôn những sửa đổi dù nhỏ nhoi này.

Dự luật mới do Hạ viện đưa ra sẽ mở cửa lại Chính phủ cho đến ngày 15/12 và nâng trần vay nợ cho đến ngày 7/2 năm sau.

Tuy nhiên hiện không rõ dự luật này có đủ sự ủng hộ của các thành viên Cộng hòa cứng rắn để qua được cửa Hạ viện hay không.

‘Đòi hỏi điều không thể’

John McCain
John McCain kêu gọi Đảng Cộng hòa của ông xuống thang

Joe Barton là một trong số các hạ nghị sỹ Cộng hòa phản đối dự luật này. Ông nói với hãng tin Mỹ AP hôm 15/10 rằng ông chỉ bỏ phiếu cho bất cứ kế hoạch chấm dứt khủng hoảng nào có bao gồm cắt giảm sâu chi tiêu.

“Chẳng thà không có thỏa thuận nào hơn là một thỏa thuận tồi,” Barton nói.
Cũng trong hôm 15/10, Tổng thống Obama nói trên đài ABC rằng ông muốn tình trạng bế tắc về trần vay nợ cuối cùng cũng được giải quyết ổn thỏa.
"Những người Cộng hòa phải hiểu rằng chúng ta đã thua trận đấu này... Chúng ta sẽ không thể nào thắng bởi vì chúng ta đòi hỏi điều không thể đạt được."
Thượng nghị sỹ John McCain
Tuy nhiên ông cũng nói thêm: “Tôi nghĩ những người Cộng hòa ở Hạ viện vẫn tin rằng họ cần được nhượng bộ chỉ vì họ thực thi chức trách của mình.”

Nhà Trắng đã từ chối đàm phán lại về đạo luật y tế. Họ lập luận rằng đạo luật này đã được thông qua hồi năm 2010, sau đó lại được Tòa án Tối cao chuẩn y rồi lại được đưa ra làm vấn đề tranh cử chủ chốt trong cuộc bầu cử tổng thống hồi năm 2012 mà khi đó ông Obama đã chiến thắng dễ dàng.

Thượng nghị sỹ Cộng hòa John McCain, ứng viên tổng thống của đảng bại trận dưới tay ông Obama hồi năm 2008, được tờ New York Times dẫn lời nói rằng: “Những người Cộng hòa phải hiểu rằng chúng ta đã thua trận đấu này.”

“Như tôi đã dự đoán nhiều tuần trước đây, chúng ta sẽ không thể nào thắng bởi vì chúng ta đòi hỏi điều không thể đạt được.”

Đảng Cộng hòa đã phải lãnh đủ cho hành động của mình trong các cuộc thăm dò dư luận và một số thành viên trong đảng còn quan ngại rằng điều này sẽ gây tổn hại đến triển vọng của họ trong các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào năm tới.
(BBC)
 

Các đại gia Trung Quốc giàu thêm dù kinh tế ảm đạm

Vương Kiện Lâm (Wang Jianlin), được coi là giàu nhất Trung Quốc, với gia tài 14,1 tỉ đô la, theo tạp chí Forbes.
Vương Kiện Lâm (Wang Jianlin), được coi là giàu nhất Trung Quốc, với gia tài 14,1 tỉ đô la, theo tạp chí Forbes. (Ảnh : AFP)

Tạp chí Forbes hôm nay 16/10/2013 cho biết, số 400 người giàu nhất Hoa lục lại càng giàu hơn so với cách đây một năm, cho dù nền kinh tế Trung Quốc đang chậm lại.

Trung bình, gia tài của mỗi người giàu trong số này đã tăng lên 400 triệu đô la, chứng tỏ hố ngăn cách càng đào sâu giữa những người siêu giàu tại Trung Quốc, với nhiều triệu người khác vẫn đang chật vật không thoát được cảnh nghèo khổ.

Trong cuộc họp báo công bố bảng xếp hạng năm nay, trưởng văn phòng của Forbes tại Thượng Hải, Russell Flannery nhận định : « Người giàu lại càng giàu thêm. Gia tài của những người giàu nhất nước nhanh chóng tăng lên, có vẻ hoàn toàn tách biệt với tình hình nền kinh tế Trung Quốc đang chậm lại ».

Theo tạp chí Forbes, lượng tích sản của 100 người giàu nhất Trung Quốc đã tăng đến 44% so với cùng kỳ năm ngoái với 316 tỉ đô la, và nay đã có đến 168 tỉ phú đô la – một kỷ lục. Dẫn đầu là các khu vực internet, xe hơi, giải trí và bất động sản.

Trong khi đó, kinh tế Trung Quốc đã chậm lại hẳn. Tăng trưởng năm 2012 chỉ còn 7,7%, thấp nhất kể từ năm 1999 đến nay, và hai quý đầu 2013 lại càng xuống thấp.

Đứng đầu danh sách là ông Vương Kiện Lâm (Wang Jianlin), với gia tài 14,1 tỉ đô la. Người giàu nhất Trung Quốc là chủ nhân tập đoàn Wanda, kinh doanh từ địa ốc cho đến tài chính, vừa trở thành người sở hữu nhiều rạp xi nê nhất thế giới, sau khi mua lại công ty Mỹ AMC Entertainment.

Nhờ giá nhà đất tăng và việc đầu tư vào AMC, gia tài của Vương Kiện Lâm đã tăng lên 6 tỉ đô la trong vòng một năm, qua mặt nhà tỉ phú Tông Khánh Hậu (Zong Qinghou), chủ tập đoàn nước giải khát Wahaha. Tuy bị đẩy xuống hàng thứ hai nhưng gia tài của ông Tông Khánh Hậu từ 10 tỉ đô la năm ngoái, nay đã tăng lên 11,2 tỉ đô la.

Ông Lý Ngạn Hoành (Robin Li), người sáng lập công cụ tìm kiếm Baidu đứng thứ ba với 11,1 tỉ đô la. Hai tỉ phú khác trong top 10 là Mã Hoa Đằng (Ma Huateng), chủ nhân Tencent – được biết đến với ứng dụng WeChat, và Mã Vân (Jack Ma), chủ trang web bán hàng trên mạng nổi tiếng Alibaba. Lý Hà Quân (Li Hejun), chủ tịch tập đoàn năng lượng tái tạo Hanergy gây ngạc nhiên khi lọt vào hàng thứ tư với gia tài cá nhân 10,9 tỉ đô la.
Thụy My (RFI)

Trung Quốc : Bộ máy bí mật trừng phạt cán bộ đảng ''mắc tội''

Đảng Cộng sản Trung Quốc duy trì một hệ thống kỷ luật nội bộ hết sức khắc nghiệt để duy trì quyền lực. Ảnh minh họa : Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18, ngày 08/11/2012, Bắc Kinh.
Đảng Cộng sản Trung Quốc duy trì một hệ thống kỷ luật nội bộ hết sức khắc nghiệt để duy trì quyền lực. Ảnh minh họa : Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18, ngày 08/11/2012, Bắc Kinh. (Reuters)

Hôm 14/10/2013, truyền thông quốc tế loan tin sáu viên chức Trung Quốc, phạm tội tra tấn đến chết một kỹ sư, bị kết án tù từ 4 đến 14 năm. Bản án được tuyên ngày 30/09, không được báo chí Nhà nước Trung Quốc công bố, chỉ được biết đến sau đó nhờ các mạng xã hội. Các nhân viên thuộc Ủy ban Kiểm tra đầy quyền lực của đảng Cộng sản Trung Quốc bị kết án là chuyện hiếm. Tuy nhiên, vụ việc này giúp công chúng biết đến một hoạt động thẩm vấn và giam giữ hết sức phổ biến của bộ máy duy trì kỷ luật đảng, hoàn toàn nằm ngoài hệ thống tư pháp chính thức của Nhà nước.

Thông tín viên RFI Stéphane Lagarde tường trình từ Bắc Kinh,

Từ những năm 1990, tại Trung Quốc bắt đầu xuất hiện một hệ thống bí mật trong nội bộ chính quyền Trung Quốc, là nơi áp dụng các trừng phạt, gây hoảng sợ cho những thành viên nào bị coi là « có tội » với chế độ. « Lưỡng quy » (Shuanggui) là tên gọi của một hoạt động chính của hệ thống này.

Ông Ư Kỳ Nhất (Yu Qiyi), kỹ sư trưởng của một tổ chức đầu tư của Nhà nước thuộc thành phố Ôn Châu (miền đông nam Trung Quốc), đã bị hệ thống này trừng trị cho đến chết, sau một cáo buộc tham nhũng. Người đàn ông 42 tuổi này đã bị thẩm vấn, hay nói cách khác, bị tra tấn liên tục trong 38 ngày.

Nhiều vết tàn thuốc lá đã được phát hiện trên thi thể của người quá cố, do vợ ông - người đã quyết định đưa vụ việc ra tòa. Theo cáo trạng, nạn nhân đã chết sau khi bị « ngạt nước », cụ thể là các điều tra viên đã nhấn đầu nạn nhân nhiều lần vào một chậu nước lạnh buốt ngay trước khi người này tử vong.

Sau khi hợp nhất một số cơ quan thanh tra và kỷ luật nội bộ của đảng vào năm 1993, quyền lực của tổ chức mới phụ trách việc trừng phạt các cán bộ « có tội » đã được tăng cường. Theo những người thực thi nhiệm vụ trong bóng tối này, « lưỡng quy » là « biện pháp hiệu quả để trừng phạt các quan chức tham nhũng ». Biện pháp này cho phép cách ly nghi phạm ra khỏi xã hội và những người thân thích trong một thời hạn không xác định.

Cụ thể trong trường hợp ông Ư Kỳ Nhất, vợ nạn nhân nhìn thấy chồng lần cuối vào ngày 01/03 tại sân bay Bắc Kinh. Vài ngày sau, bà nhận được một cú điện thoại thông báo ông Ư Kỳ Nhất đang bị điều tra vì « vi phạm kỷ luật đảng ». Ngày 09/04, một cú điện thoại nữa báo tin là viên kỹ sư đã « đột tử ».

Việc tòa án Trung Quốc ra phán quyết trừng phạt những người trực tiếp tra tấn người kỹ sư xấu số là do sự giận dữ của dư luận, thể hiện qua các mạng xã hội. Các bị cáo, nguyên là cán bộ Ban kỷ luật của đảng thuộc thành phố Ôn Châu, bị kết án từ 4 đến 14 năm tù.

Bản án vừa được tuyên một cách bí mật hôm 30/09 là hiếm có, tuy nhiên cũng không cho phép đưa ra ánh sáng về toàn bộ sự việc. Luật sư của gia đình nạn nhân, ông Pu Zhiquiang, trả lời RFI, cho biết « Đây là một phiên tòa giả tạo, bởi vì tòa ra phán quyết dưới sự kiểm soát của văn phòng số 1 Ban kiểm tra Ôn Châu (tức chính là cơ quan đã hành hạ ông Ư Kỳ Nhất đến chết) ». Theo luật sư, Liu Xiangfeng, lãnh đạo Ban kiểm tra Ôn Châu, người đã ra lệnh tra tấn viên kỹ sư, chỉ bị cảnh cáo ! Trong khi, chính ông ta là tội phạm ».

Hiện tại, trên toàn Trung Quốc, có gần 5.000 cơ sở có quyền giam giữ và thẩm vấn các cán bộ của đảng, các cơ sở này hoàn toàn nằm ngoài hệ thống tư pháp chính thức của nước này.
Trọng Thành (RFI)

Bài ngoại ở Nga : Người Việt thường bị ảnh hưởng nhất

Cảnh sát Matxcơva vừa bắt giữ những người lao động nhập cư trong một cuộc truy quét tại khu phố Biryulyovo, 14/10/2013.
Cảnh sát Matxcơva vừa bắt giữ những người lao động nhập cư trong một cuộc truy quét tại khu phố Biryulyovo, 14/10/2013. (REUTERS/Ivan Stolpnikov)

Trong những ngày qua, một làn sóng bài ngoại lại nổi lên tại Nga, mà xuất phát điểm từ vụ một thanh niên Nga bị sát hại tại Matxcơva, bởi hung thủ tình nghi là người Azerbaidjan. Sự việc gây phẫn nộ trong dân Nga và một làn sóng chống người nước ngoài đã nổi lên cùng với những vụ bạo lực dữ dội không phải từ các phong trào cực hữu mà ngay trong dân chúng. Cảnh sát Nga không ưu tiên dập tắt các vụ bạo lực, mà chỉ tập trung tăng cường bố ráp kiểm soát người nước ngoài. Mỗi khi có các làn sóng bài ngoại, người Việt dù không phải là nguyên nhân hay đối tượng của các sự kiện, nhưng luôn bị chú ý đặc biệt và cuộc sống của họ cũng bị ảnh hưởng nhiều.

Thông tín viên Hoàng Dung (Matxcơva)
 "<EMBED...>" plugin was removed by WebWarper antivirus 

Anh Vũ / Hoàng Dung (RFI)
 
 Bản tin tiếng Anh

  • Cooperation projects inked (Washington Post) - China and the United Kingdom signed on Tuesday 59 cooperation projects ranging from areas such as infrastructure and civilian nuclear power to yuan internationalization, marking the largest economic cooperation effort by the two countries despite previous political spats.
  • Holding up a mirror to the economy (Washington Post) - Money may not buy happiness but, when it comes to the beauty enhancement department, it sure can help. In China, it appears that as the GDP grows, so does the appetite for cosmetics.
  • Smartphone firm rockets into the US (Washington Post) - Few Chinese companies have managed so far to gain a footprint in the huge and profitable US market. But more Chinese firms are trying to establish a presence there, especially smartphone makers such as ZTE.
  • Canton Fair to promote yuan use (Washington Post) - Transactions during the China Import and Export Fair, the country's largest trade event, will be for the first time announced in the form of yuan settlement, organizers said on Monday.
  • Riding the wave of big bargain buy-ups (Washington Post) - Weetabix cereal, MG3 hatchbacks, London black cabs, the Lloyds of London building, red wine from Bordeaux and Danish audio equipment maker Bang & Olufsen: They do have some things in common. All were cash-strapped and are now enjoying a fresh lease of life, thanks to Chinese companies.
  • Going green can make good money sense (Washington Post) - Government, financial and business leaders are out to convince the world that good climate policy can contribute to strong economic growth.
  • Q3 figures expected to help foreign trade hit growth targets (Washington Post) - Thanks to a recovery in both exports and imports in the third quarter, China's foreign trade is likely to register an increase of up to 8 percent in 2013, achieving full-year trade growth target set by the government, analysts said.
  • September vehicle sales race to robust increase (Washington Post) - Vehicle sales in China showed unexpectedly robust growth in September as Japanese producers continued to recover from anti-Japanese sentiment last year, which was tied to a territorial dispute between the two countries.
  • IMF chief issues warning over DC debt limit drama (Washington Post) - Chinese and international financial leaders are voicing deep concern about the drama unfolding in the United States over an increase in the country's debt ceiling, a government shutdown and the possible tapering of quantitative easing.
  • Music connects Canada and China (Washington Post) - On a Monday afternoon at Fragrant Hills (Xiangshan), tourists unexpectedly met a brass quintet playing Bach and Brahms.
  • Brown is unique (Washington Post) - Most giant pandas are black and white. But since 1985, the endangered animals with brown fur have been spotted five times.
  • Football futures (Washington Post) - The goal post is made with four plastic water bottles, and the makeshift soccer field is rowdy with a group of children, aged about 11 to 12 years old. Most are sporting the bright red jerseys of Guangzhou Evergrande, the city's soccer team.
  • Storytelling queen (Washington Post) - Author Fang Fang says she is full of story ideas but does not have enough time to write. And she tells Sun Ye she has been pleasantly surprised by the great attention paid to her latest novel.
  • Rhinestones deliver all the bling for less (Washington Post) - Diamonds are a girl's best friend, but what about cheaper crystals? Nathalie Colin, creative director of consumer-goods business department at Swarovski, says rhinestones and fine cut glass offer a lot of freedom for designers.
  • The game's afoot (Washington Post) - How does an independent niche brand stand out and not ship out in today's retail environment of mega brands and monolithic flagship stores? London-based shoe designer Rupert Sanderson has managed to keep his 12-year-old eponymous label profitable while maintaining creativity. He describes his business as "a cross between art and commerce".
  • The genius of Da Vinci on display (Washington Post) - Leonardo da Vinci is best known in China as an artist for his masterpiece Mona Lisa, but an exhibition at the Shanghai Science and Technology Museum shows he is also a genius in math, mechanics, biology, astronomy and many other domains.
  • Pure Mongolian pleasures (Washington Post) - It would be very hard to tempt me with lamb, I told myself at the end of six days in Inner Mongolia. As delicious as the lamb here was, I had just about reached my quota for the month, maybe the year. And then Chef Luo Gang came in bearing a platter of lamb breast.
  • Courts urged to make use of new media (Washington Post) - China's top court asked each court to make full use of new media platforms, including micro blogs, to update trial information in a timely manner and improve judicial transparency.
  • Nation honors father of Xi Jinping (Washington Post) - China honored the 100th anniversary of the birth of Xi Zhongxun, a late top political leader and the father of President Xi Jinping, on Tuesday with a symposium at the Great Hall of the People in Beijing.
  • Border traders watch Li's visit with close interest (Washington Post) - Hundreds of Chinese and Vietnamese businessmen in the border trade market of Nonghuai in Pingxiang in the Guangxi Zhuang autonomous region are avidly following news reports about Chinese Premier Li Keqiang's visit to Vietnam.
  • Chinese education for Thai students (Washington Post) - If I had not been to the Chongfha Sin Seng School on Sunday to cover Premier Li Keqiang's visit, I would never have imagined students in another country could get a traditional Chinese education, an opportunity that has almost disappeared in China itself.
  • Working group to discuss sea issues (Washington Post) - China and Vietnam will establish a bilateral working group to discuss joint maritime development, a move analysts said is a "breakthrough" for the neighbors to peacefully handle disputes.
  • Peace forum could pave the way to breakthrough (Washington Post) - The First Cross-Straits Peace Forum involving think tanks from the Chinese mainland and Taiwan has broken the ice in grassroots political dialogue. Participants hoped the forum will influence policymaking and consultation.
  • Yuan clearing bank in sight (Washington Post) - China is considering setting up a yuan clearing bank in Thailand to meet demand for currency settlement between the two countries, Premier Li Keqiang said on Friday.


*DHK - Trang Thông Tin Đa Chiều. Tất cả bài đăng tải trên thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả không phản ảnh quan điểm hay lập trường của DHK

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét