Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

Lượm lặt - Toàn bộ Lãnh thổ Việt Nam đã an bài trong tay TQ

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Kí nguyên tắc giải quyết tranh chấp trên biển Việt-Trung (ĐV)
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ tới viếng Đại tướng   (TTXVN)   —Yomiuri: Thăm Cam Ranh, Bộ trưởng QP Nhật nói 2 nước cùng hoàn cảnh  (GDVN)
VTV truy tìm nhân viên phản cảm trong Quốc tang  (ĐV)
Tướng Giáp và tính chính danh của Đảng  (RFA) -Đám tang của đại tướng Võ Nguyên Giáp là một đám tang lớn nhất trong mấy mươi năm nay tại Việt Nam. Đặc biệt là những người cầm quyền cũng ra sức tổ chức đám tang ấy một cách long trọng, dù rằng Đại tướng quá cố được cho là đã chẳng có quyền hành gì từ rất lâu nay.
“Sự kiện này diễn tiến với một qui mô ngoài sức tưởng tượng của những người lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam. Số người đến viếng Đại tướng tại nhà cũng như tại chổ làm lễ truy điệu quá đông.” -TS. Nguyễn thanh Giang

Đơn cử như cải cách ruộng đất, Bác Hồ không muốn làm theo lối Trung Quốc, nhưng Bộ Chính Trị quyết định làm theo lối Trung Quốc thành ra Bác Hồ cũng chịu. – Ông Đặng Văn Việt
Bộ Công an đề nghị chuyển vụ EVN để điều tra (ĐV)    —-Vụ bắt trói 5 công an: Lời trái ngược từ người dân (ĐV)
Sai lầm của cuốn sách từ Bộ Ngoại giao  (RFA) -TS Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện vừa gửi một thư yêu cầu Bộ Ngoại Giao Việt Nam ngưng phát hành cuốn sách mang tên “Tuyển tập các Châu bản triều Nguyễn về thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” vì những sai sót nghiêm trọng của nội dung cuốn sách…- PV TS. Nguyễn xuân Diện
Sai gì mà sai , sai tới mức kiến thức rất đơn giản của Công Dân cho đến quan trọng !!!? -Coi chừng “bị sai” hay “được sai” – Có bài này của TG . Phan châu Thành :   Toàn bộ Lãnh thổ Việt nam đã an bài trong tay TQ  (DLB)
Ông Dương Chí Dũng bỏ túi 10 tỷ đồng trong thương vụ khủng  (VnEx)Hai năm, “ăn” hơn 18.000 tấm phim  (PLTP) -  Chia chác tiền bệnh nhân  -“Ăn” cả chất nhầy  -Thu hồi tiền, xử lý hành chính là xong?  -“Đẩy” bệnh nhân cấp cứu đi mổ dịch vụ
Đừng lo, tôi khóa cửa xe rồi  (TVN) -  Chuyện mất mát niềm tin dường như không có giới hạn hay khuôn khổ… Và đó mới là điều đáng báo động.
Nhiều người có chung tâm trạng mô tả bằng hai chữ “choáng váng” với những con số to gây sốc, phản ánh trung thực sự hiểu biết, và niềm tin của người dân vào hiệu quả thực thi công lý: “42,4% số người dân được hỏi không biết hoặc chưa bao giờ nghe nói đến Hiến pháp”.
Cái này có “đáng tin” không , trong khi hôm “góp ý kiến dự thảo sửa đổi HP” có địa phương một tỉnh trên 40 triệu ý kiến lận mà ,…Dân như thế là am tường HP lắm rồi chớ. Lại phải coi chừng số liệu của “bọn thế lực thù địch”?    —Bình Dương nhận được hơn 44 triệu ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (Bình dương )   —-Đã có 20 triệu lượt ý kiến góp ý Hiến pháp (TT)   —-Sửa Đổi Hiến Pháp: 40 Triệu “OK” !?  -(Chinhluan)
Cuộc sống thiếu thốn sau bão của người miền Trung photo icon  (VnEx)    —-14 nghìn nhà hư hỏng trong bão số 11  (VNN)
Ăn 1 phá 10  (TN)  -Kết luận của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cuối cùng đã chỉ ra đích danh những cá nhân có hành vi tham ô tài sản trong vụ tiêu cực tại Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines). Nếu chỉ nhìn vào hành vi của từng cá nhân cụ thể trong vụ án từ khía cạnh tham ô có lẽ là chưa đủ.
Sân bay Long Thành: Đâu cần xây vội!  (NLĐ)  -Nhất quyết xây sân bay Long Thành nên Bộ Giao thông Vận tải liên tục kêu khó trong việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, vì vậy mà một phần đất trong sân bay này được cho thuê để xây sân golf, nhà hàng, khách sạn, khu dân cư…
KHÔNG “LÀM” LẤY CỨT GÌ ĂN?- Vài ngàn tỉ  kiếm được với cái kinh phí khổng lồ này – Cứ tính 5% thôi là quá đã rồi , ngu sao không đòi làm cho được.
Tránh tuyên truyền sai lệch về bảo vệ chủ quyền biển, đảo  -(NLĐ)  -Đội ngũ những người làm báo phải nắm vững kiến thức, cơ sở pháp lý, cơ sở lịch sử, đường lối, quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước trong việc đấu tranh bảo bảo vệ chủ quyền biển, đảo, toàn vẹn lãnh thổ
Việt Nam có hơn 3.000 hòn đảo ven bờ và hai quần đảo ngoài khơi là Hoàng Sa và Trường Sa. Hai quần đảo này là bộ phận không tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Ông Đỗ Hòa Bình, Phó Chủ nhiệm Văn phòng thường trực Ủy ban Chỉ đạo Nhà nước về Biển Đông – Hải đảo, Bộ Ngoại Giao, nhấn mạnh quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Việt Nam trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo….
Bảo “đấu tranh bảo vệ chủ quyền Biển Đảo…” mà đấu tranh với ai , tại sao phải đấu tranh…không thấy bảo , biết đâu mà làm???
Nhà thầu ì ạch, bệnh nhân khổ sở  (NLĐ)
_____________________________________________________________________________________________________________
Luật sư quốc tế bàn Philipines kiện Trung Quốc: 95% phải thi hành án  (GDVN)

Quảng Bình: hơn 10.000 nhà bị ngập, sập cầu treo  (TT) -   Hàng ngàn nhà dân bị ngập sâu – Ảnh: Minh Đạt====>>>
Lốc tàn phá Quảng Bình, 2 người chết, 21 người bị thương (TT)   —-Lũ quét, lũ lớn cô lập Hà Tĩnh  (TT)   —–Di sản Hội An tan hoang sau bão    (Dân trí)   —-Mưa lũ ở Quảng Bình: Hai giáo viên tiểu học bị nước cuốn mất tích    (GDVN)
Khám xét Bệnh viện Tây Đô  (TT)   ——Cảnh báo tình trạng trẻ tự tử  (TT)   —-Giáo dục bế tắc, trẻ Việt Nam ngày càng muốn tìm đến cái chết ? (SM)
Chống quan liêu, vô cảm… trong thực thi công vụ  (TT)    —-Giang hồ “chạy án” trăm triệu thông qua vợ của công an  (DT)   ——Dân Đồng Kỵ đánh chết trộm gỗ: ‘Công an gặp bế tắc’ (ĐV)
Đường Võ Nguyên Giáp: Chọn Nhật Tân – Nội Bài vì sao?  (ĐV)
Ngủ dậy nghe Bộ trưởng Thăng phát biểu, Cục trưởng bức xúc (ĐV)   —-Ông Nguyễn Bá Thanh chỉ đạo giải quyết “điểm nóng” đất đai  (DT)   —-Ông Vương Đình Huệ rời Ban chỉ đạo tái cơ cấu Vinashin  (DT)
Bơi trên nhiều tuyến đường ngập nặng sau mưa lớn
Bơi trên nhiều tuyến đường ngập nặng sau mưa lớn   (Dân trí) – Khoảng 15h30’ chiều nay, 16/10, trận mưa lớn kéo dài đã khiến nhiều tuyến đường tại TPHCM lại ngập sâu. Hàng loạt phương tiện chết máy vì bơi trong nước, nhiều người gặp nạn, ngã gục giữa biển nước đen ngòm.  ====>>>

  <<==TP.HCM: Kinh hoàng nước ngập slideshow (TT)
Việt – Trung thỏa thuận lập Viện Khổng Tử tại Hà Nội  (VnEc)    —-Gìn giữ, phát triển mối quan hệ hữu nghị Việt-Trung  (VnM) -  Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, mối quan hệ hữu nghị Việt-Trung là tài sản quý báu chung của nhân dân hai nước, hai bên cần có trách nhiệm chung tay gìn giữ, phát triển mối quan hệ đó.
Chống bão kiểu lấp chỗ trống  (SM) -Nếu không sớm triển khai những biện pháp mang tính bền vững, thì nước mắt người dân sẽ còn chảy dài, còn trách nhiệm trước các thiệt hại vẫn chỉ thuộc về… thiên nhiên.   >>>Bão làm 5 người chết và “thổi bay” 1.500 tỷ đồng
Mang đất lên vá cầu Thăng Long tiết kiệm 10 tỷ đồng  (PNTD)   -Ngành giao thông đã mạnh tay tiết kiệm được hàng chục nghìn tỷ, thiết nghĩ nên kiên trì mục tiêu chống lãng phí, hủy hợp đồng với phía Mỹ, tiến hành vá đường bằng đất càng sớm càng tốt.
Xử lý tham nhũng bằng kỷ luật hành chính! – (MTG)    —-Cho thuê đất công trục lợi: có dấu hiệu tội hình sự – (MTG)    —Khai thác 10 năm mới phát hiện nhầm tọa độ! – (MTG)
Việt Nam – Trung Quốc ra tuyên bố chung: Giải quyết vấn đề Biển Đông “dễ trước khó sau” (DV)
 Cả quý III phát hiện… 4 trường hợp liên quan tới tham nhũng (Petrotimes)
Vụ người dân bắt giữ nhân viên công lực tại Kim Bôi, Hòa Bình:   “Giọt nước tràn ly” của nạn đào đãi vàng!  (LĐ)  —>>>>Đào đãi vàng – cái chết được báo trước
_______________________________________________________________________________________
Sự thật trong tranh chấp lãnh thổ  -Thái Văn Cầu  – (Boxitvn)
Khoa học xã hội ở ta là thế, làm sao khác được!  -Vương Trí Nhàn- (Boxitvn)
QUAN NIỆM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ PHƯƠNG CHÂM GIÁO DỤC VÀ VAI TRÒ NGƯỜI THẦY GIÁO  -G.S. Nguyễn Đình Cống *- (Boxitvn)
Trả thù tù chính trị?- (Boxitvn)    —-Chuyển trại tù – Hành vi cần phải lên án- (Boxitvn)
Thư giãn – Đông Tây y kết hợp: Bà Tưng với Học viện Khổng Tử-(Danluan)    —Quỳnh Chi – Học viện Khổng Tử ở Việt Nam: những gì cần cân nhắc?-(Danluan)    —-Anh Gấu Phạm – Hoàng tử và Đại tướng (3)-(Danluan)   —Kính Hòa – Tướng Giáp và tính chính danh của Đảng-(Danluan)
TS Trần Nhơn – Đề xuất Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992-(Danluan)
Alvaro Vargas Llosa – Chuyên chế và dân chủ: Chế độ nào hiệu quả hơn?-(Danluan)
Nguyễn Đình Đăng – Danh hoạ và danh tướng-(Danluan)
Phạm Chí Dũng – Trao đổi với ông Võ Văn Ái: Cải cách giả vờ hay buộc phải cải cách?-(Danluan)
Nguyễn Thanh Liêm – Nền giáo dục ở miền nam 1954-1975 (trích)-(Danluan)
Dân oan người Hơ Mông đang gặp hoạn nạn -(Nguyễn tường Thụy)   —–Công dân Trương Minh Hưởng bị tạm giam bất hợp pháp-(Nguyễn tường Thụy)    —–Tôi muốn hỏi Hoàng Quang Thuận-(Nguyễn tường Thụy)  —- Bằng giờ hai năm trước, Bùi Thị Mình Hằng bị bắt vô cớ (Nguyễn Tường Thụy)
Trung Cộng và Đài Loan: cá mè một lứa. -(Phi Vũ)   —Những cái “quẫy đuôi”. --(Phi Vũ)   —-AO THẢ VỊT 2013  - (Hoàng hải Thủy)
Sự Thất Bại Của Hệ Thống Tuyên Truyền - (Saohomsaomai)   —-Nhân nghĩa đạo đức nay còn đâu !!! dưới ch ế độ Cộng Sản thì làm sao có tình ngư ời được ! ngày xưa chúng còn bắt dân Đ ấu Tố cha mẹ mà !- (Saohomsaomai)    —-Sự Thất Bại Của Hệ Thống Tuyên Truyền- (Saohomsaomai)
10 ẢNH ẤN TƯỢNG đám tang Đại tướng (Bùi Văn Bồng)   —–KHÔNG CHỈ LÀ HẠT SẠN! (Bùi Văn Bồng)   —- EVN – Thua lỗ ‘khủng’, Thưởng – Lương cũng ‘khủng’ ?! (Bùi Văn Bồng)
TẠI SAO BÁO CHÍ “LỀ PHẢI” “LỀ TRÁI” ĐỀU ĐỒNG LÒNG TÔN VINH THÁNH GIÁP ? (Ngô Minh)
Thi Phật xuất thần trước lễ an táng Đại tướng  -(Chu mộng Long)   —- Con đường không vui (phần 3) (Phan Ba)
___________________________________________________________________________________________________________________________
Di sản Đại tướng (BBC)    —–Hợp tác Việt – Trung (BBC)

Bản đồ vị trí Máy bay Hãng Hàng không Lào rơi xuống sông Mekong làm 47 người thiệt mạng hôm 16/10/2013. AFP PHOTO.‘Người Việt tử nạn vì máy bay rơi’ (BBC) -  Toàn bộ 44 người trên một chuyến bay nội địa ở Lào thiệt mạng khi máy bay rơi ở miền nam nước này   —–Máy bay Lào bị rơi : 44 người tử nạn trong đó có người Việt  (RFI)
Chuyển hồ sơ EVN ‘phải chờ Thủ tướng’  (BBC) -Vụ EVN    —-Hé lộ vai trò em trai Dương Chí Dũng (BBC)    —–Quan chức coi nhân tình là ‘chiến tích’ (BBC)Bài ngoại ở Nga : Người Việt thường bị ảnh hưởng nhất  (RFI)Thương mại Việt-Trung : càng gia tăng, càng mất cân đối ?  (RFI)

KINH TẾ
Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về tiêu thụ vàng  (TN)   —–Nền kinh tế Việt Nam đang bị lệ thuộc  (TN)    —Điện máy tìm đường sống  (NLĐ)
Sốc với con số lỗ nặng của Constrexim Bình Định   (GDVN) – Trong đại hội cổ đông ngày 30/10/2010 Constrexim Bình Định báo kết quả kinh doanh năm 2009 lãi 4,5 tỷ đồng, tuy nhiên khi tiến hành kiểm toán tổng cộng lỗ lũy kế toán công ty lại hơn 75,6 tỷ đồng. Giám đốc Constrexim Bình Định, ông Phạm Hồng Thanh, bỗng chốc từ người hùng lại trở thành kẻ tội đồ.
Nên đánh thuế vàng như thế nào?  (VnEc)
Vậy GDP đã chạy đi đâu?  (VnEc)   -“GDP tỉnh nào cũng tăng cao mà chỉ tiêu cả nước chỉ 5,5%, thì không biết GDP chạy đi đâu?”. Thắc mắc này của Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ tại một hội thảo cuối tháng 9 vừa qua chỉ là một trong những ý kiến nghi ngờ về số liệu thống kê kinh tế vĩ mô thời gian qua.
“Khó hiểu” số liệu thống kê  (VnEc) -“Trong khi doanh nghiệp đóng cửa, phá sản hàng loạt mà con số tạo việc làm mới vẫn thống kê được lên tới hơn 1,5 triệu người trong năm nay. Tôi không thể hình dung được!”, Phó trưởng đoàn Quốc hội Tp.HCM, TS. Trần Du Lịch nói.  >>>“Chết dở” với số liệu thống kê từ doanh nghiệp  >>>Rắc rối số liệu thống kê
Thế mới là tài của những người lãnh đạo quản lý “nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN” chớ. Cho nên nó mới “xhcn” được chớ.

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Anh “hai lúa” chế tạo máy phun thuốc điều khiển từ xa   (Dân trí) – Anh Trần Thanh Tuấn (36 tuổi, học chưa hết lớp 8) đã mày mò chế tạo chiếc máy phun thuốc tự động, điều khiển từ xa bằng remote. Với chiếc máy này, nông dân không cần mang bình phun thuốc, lội xuống ruộng vất vả như trước.
Bài toán lớp 2 bị chấm sai gây tranh cãi  (VNN)    —-Thời của dối gian?  (VNN)
Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa / Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi (Bùi minh Quốc)
Giáo dục bế tắc, trẻ Việt Nam ngày càng muốn tìm đến cái chết ? (SM)

VĂN HÓA-THỂ THAO

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Mùa lòn bon (TT).
Trương Thị May khoác khăn choàng vàng nặng 2,7 kg  (VnEx) – XHCN ghê chưa? Tư bản đỏ ?    —-Thú chơi không giống ai của các đại gia Việt  (VEF)
Chân dung người tình được Dương Chí Dũng tặng 2 căn nhà  (VNN)    —–Bán thịt lợn, ghi lô đề kiêm chủ nhóm lớp mầm non  (VNN)   —Xuất hiện nhiều đường dây người mẫu, diễn viên bán dâm   (VNN)    —-Chuyển hồ sơ vụ lương ‘khủng’ cho công an  (TN)
Đường trốn qua Campuchia để sang Mỹ của Dương Chí Dũng  (ĐV)    —–Em gái Dương Chí Dũng vẫn tin anh mình chung thủy  (ĐV)
Đua siêu xe trái phép, dân chơi phơi xác ngoài đường
Bé mẫu giáo bị bỏ quên đến chết  (ĐV) -Cảnh sát Trung Quốc vừa bắt giữ hai người chịu trách nhiệm chính trong việc để quên một bé trai 2,5 tuổi trên xe đưa rước của trường khiến em thiệt mạng.
Phơi xác tổ lái giữa đường để dằn mặt dân chơi   (ĐVO) – Tại thành phố Côn Minh, Trung Quốc đã xảy ra một vụ tai nạn chết người. Nạn nhân đạ bị phơi xác gần 1 giờ đồng hồ ngoài đường  ===>>>
Dùng súng bắn xuyên ngực người yêu rồi tự sát (VnM)   —-“Sốc” với mại dâm giá bèo chỉ vài chục nghìn(VnM)    —-Bán dâm tại nhà nghỉ được nhận 90.000 đồng/lượt(VnM)
1304 hộ gia đình bị hỏng nhà cửa vì vụ nổ pháo hoa (VnM)

QUỐC TẾ 
Tài chính thế giới lao đao khi Mỹ vỡ nợ photo icon   (VnEx)  -Nếu không thể nâng trần nợ vào ngày 17/10, Mỹ sẽ khiến chứng khoán thế giới lao dốc, nhiều tổ chức tài chính nguy cơ sụp đổ và có thể châm ngòi cho một cuộc suy thoái toàn cầu.
Trung Quốc tài trợ Campuchia xây nhà máy lọc dầu  (TTXVN)    —-Nhật Bản từ từ khép vòng vây quanh Trung Quốc (VnM)
Mỹ trước nguy cơ bị hạ mức tín nhiệm  -(BBC)    —-Fitch cảnh báo Hoa Kỳ có thể mất điểm AAA   -(RFI)   —-Quốc hội Mỹ chỉ còn vài giờ để tránh cho Hoa Kỳ bị vỡ nợ  -(RFI)   —-Thực hư về đe dọa Mỹ vỡ nợ   -(RFI)   —Tại sao Hoa Kỳ bằng mọi giá phải tránh vỡ nợ ?  -(RFI)
Phi – Mỹ hoá Thế giới?  (RFA) -Giữa nạn ách tắc chính trị tại thủ đô Mỹ về ngân sách, Bắc Kinh có những lời phê phán hệ thống chính trị Hoa Kỳ và kêu gọi các nước xây dựng một thế giới “Phi – Mỹ hóa” và tìm ra một ngoại tệ dự trữ khác để thay thế Mỹ kim.
Bắc Hàn ‘mở thêm đặc khu kinh tế’ -(BBC)
Trung Quốc : Bộ máy bí mật trừng phạt cán bộ đảng ”mắc tội”  -(RFI)   —Các đại gia Trung Quốc giàu thêm dù kinh tế ảm đạm  -(RFI)
Cam Bốt : Hai lãnh đạo Khmer Đỏ cao cấp nhất ra tòa   -(RFI)   —-Nguyên tử : Iran chấp nhận bị thanh tra bất ngờ   -(RFI)
Nhà đối lập Nga Navalny : Án giam thành án treo   -(RFI)    —-Nga được “mời” hợp tác thành lập vùng bảo tồn ở Nam cực  -(RFI)

Toàn bộ Lãnh thổ Việt Nam đã an bài trong tay TQ

Phan Châu Thành (Danlambao) - Tôi có ông bạn học hiện làm cấp tướng trong hải quân VN, trong một buổi nhậu bạn bè với nhau cách đây gần năm ở HN, tôi hỏi hắn: 
“Nếu bây giờ TQ tấn công trên biển, quân của cậu chống được bao lâu?” Hắn cười: “Chắc là chưa đến ba ngày?!” 
Tôi ngạc nhiên: “Sao chết nhanh vậy?” Hắn lại cười: “Không phải chết, mà là chạy. Thời đại này ai dại gì chết cho ai?!” 
“Đấy là cậu nói về lính hay sĩ quan các cậu?” 
“Cả hai, nhưng sĩ quan chạy trước rồi lính mới chạy. Lính không dám chạy trước, chỉ trốn thôi. Sĩ quan mới chạy!”
Tôi thắc mắc: “Tại sao thế? Sĩ quan tinh thần cao hơn và phải làm gương cho lính cơ mà?” 
“Ừ, nhưng sĩ quan lại biết mình toàn nói dối và thấy cấp trên cũng toàn nói dối, và ai cũng biết chết thì mình chịu, thắng thì là chiến công của sếp, tội gì chết thế!” 
Chúng tôi cười xòa, coi đó là câu chuyện cười nói cho vui, vì ông bạn trong Bộ tổng tư lệnh ở HN, nó đâu có phải ra trận. Nhưng nó cũng không cần phải mua vui với tôi, nó nói có phần nhiều là thật. Thế nên tôi không quên được.
Một bữa khác cách nay khoảng nửa năm, trong chuyến xe đêm từ Sài gòn đi Nha Trang, tôi nằm cạnh anh lính trẻ trả phép ra Cam Ranh. Tôi hỏi chuyện ăn ở sinh hoạt của lính nghĩa vụ ngoài đó, cậu thật thà: 
“Cháu mới đi mấy tháng, nhờ có người quen chạy cho nên không phải đi vùng xa hay đảo, chỉ ra Cam Ranh thôi, được về phép đều đặn, nếu biết quà cáp cho sĩ quan còn được kéo dài phép…” 
“Thế sĩ quan có về phép thường xuyên không?” 
“Sĩ quan của bọn cháu toàn sĩ quan chuyên nghiệp, gia đình họ ở Cam Ranh và Nha Trang luôn, họ đâu cần về phép, và họ có thể về nhà bất cứ lúc nào họ muốn, họ sướng lắm!” 
Thế họ có ăn chung với các cháu không?” 
“Không, họ có tiêu chuẩn riêng cao gấp mấy lần lính bọn cháu! Họ ăn ở riêng.” 

“Thế tiêu chuẩn lính bọn cháu thế nào?” 
“Chúng cháu được 35 ngàn đồng ngày. Thế là cao đấy chú ạ, vì chúng cháu gần Ban chỉ huy Vùng. Mấy thằng bạn cháu đóng quân ở xa kêu khổ lắm, chỉ có 28 ngàn đồng ngày thôi…” 
“Sao lại 28 ngàn thôi?!” Tôi xót xa nhẩm tính: lính của mình (công nhân và kỹ sư của tôi) ở công trường cảng Vân Phong này được ăn 80 nghìn đồng/ngày mấy năm nay, vừa tăng lên 100 nghìn ngày do giá cả lên, mà tôi vẫn thương chúng khổ, gầy và đen, bắt chúng cố ăn, và lo chúng bỏ về Sài gòn, thế mà chiến sĩ của ta… 
Tôi lại đi lạc đề muốn nói rồi. Ý của tôi là, chỉ chuyện ăn ở thôi thì lính của ta cũng thiếu sức chiến đấu rồi, chưa nói đến tinh thần chiến đấu và niềm tin vào cấp trên.
Giờ nói về chủ đề chính, đó là bảo vệ lãnh thổ. Xin kể câu chuyện thứ ba. Cách đây mấy tháng, chúng tôi tổ chức một đoàn “du lịch- thám hiểm” ra điểm Cực Đông trên đất liền của đất nước với mục đích: sống 1 ngày gần với Hoàng Sa Trường sa nhất (về kinh tuyến).
Trên đường ra đó rất khó khăn, chúng tôi không ngờ cả một khu bán đảo rộng lớn bờ biển dài mấy chục cây số không có dân cư (đã bị đuổi đi hết) và chỉ có một đồn biên phòng gần ra đến Cực Đông đã bị bỏ hoang do chuyển vào gần quốc lộ 1 hơn, trong khi đường lớn do các “dự án lớn” của Vinalines làm đến nới cũng bỏ hoang không bóng người. Hỏi ra mới biết đó là tình trạng của hàng loạt đồn biên phòng ven biển và trên các đảo khu vực bắc và nam Vân Phong (thuộc Khánh Hòa và Tuy hòa): họ đã rút hết vào sống trong dân và để quản dân, không quản bở biển nữa. Hàng trăm cây số ven biển không có ai canh giữ, nhưng đã có sẵn đường lớn nhập vào quốc lộ 1… Ngày xưa họ ở đó là để bắt người vượt biên thôi… Biên phòng VN không quay súng ra biển mà quay súng vào dân!
Câu chuyện thứ tư. Đơn vị chúng tôi tham gia rất nhiều công trình lớn dọc biển miền Trung, lắp ráp các thiết bị kỹ thuật hiện đại (rất ít khi là đồ TQ). Từ Dung Quất đến Vũng Áng, Vân Phong… Nhưng ở đâu chúng tôi cũng thấy các đơn vị TQ đấu thầu và thắng thầu thi công phần các cầu cảng. Họ chỉ quan tâm và bỏ mọi giá để nhận phần việc đó dù rất nhiều đơn vị VN làm được, nhưng các nhà thầu VN phải lè lưỡi bỏ ra cho họ vì giá của họ quá thấp… Sau đó họ luôn quây kín cả một vùng biển và bờ biển lớn người khác không được vào để họ thi công trong suốt nhiêu năm trời. Và họ thường là đơn vị làm kéo dài các dự án lớn nhưng không ai làm gì được. Khui họ thi công xong chúng tôi mới lên lắp thiết bị và không ai biết bên dưới và bên trong những khối bê tông cầu cảng lớn đó có những gì. Chúng tôi thường đùa nhau: ngày đầu tiên TQ đánh VN họ sẽ cho nổ tung tất cả những cầu cảng trị giá vài chục đến vài trăm triệu đôla này (có thể cặp mạn những con tàu lớn đến 150.000-300.000dwt)… hoặc họ sẽ khống chế chúng để làm điểm đổ quân tuyệt vời cho họ, ở Dung Quất, Vân Phong, Vũng Áng và nhiều nơi nữa phía Bắc và Nam, nhất là Kiên Giang cũng sắn sàng…
Câu chuyên thứ năm. Tôi về quê ngoại Quảng Ninh, ra Hạ Long gặp mấy thằng bạn cũ, trong đó có thằng đại gia chuyên san đất lấp biển bán nền, giầu không để đâu hết tiền, luôn khoe có đội xe máy húc ủi đào đông như quân nguyên, đã phá không biết bao đồi núi, lấp biết bao bờ vịnh san hô và sú vẹt để bán trên giấy, từ Quảng yên đến Hải Hà… Gặp nó tôi bảo:
- “Tội phá hoại môi trường Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long của mày phải đem ra bắn!”
- Nó cười khẩy: “Bắn tao hơi khó! Mày phải bắn hết các bí thư và chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh và các huyện thị Quảng Ninh này đi đã!” Rồi nó quàng vai người ngồi cạnh: “A, cả thằng này nữa, giám đốc Sở tài nguyên Môi trường mà…” Tôi nhăn mặt nghĩ: Đúng thật, nếu muốn bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long và Bái Tử long mà tôi yêu quí, tôi sẽ phải bắn gần hết các bạn học cũ của mình, vì chúng nó làm quan chức kín cả cái tỉnh quê ngoại của tôi rồi…
Tôi phán tiếp: 
“Mày còn một tội lớn nữa! Mày đem xe máy lên Tiên Yên, Ba Chẽ (hai huyện núi biên giới) làm đường từ biên giới xuống cho bọn Ba Tàu sau này tấn công mình lần nữa. Lần trước nó tấn công không có đường xuống, tự vệ dân quan còn cản được. Lần này chỉ mấy giờ là xe nó chạy đến Hạ Long này, lại có cầu bãi chấy rồi, Công chúng mày to quá!” 
Thằng đại gia xẹp hẳn xuống lẩm bẩm: “Đéo mẹ bọn Tàu! Chúng nó còn không chịu trả tiền công cho tao nữa! Đau quá!” (Đó là nó chửi mấy công ty Đài loan thuê rừng 50 năm rồi thuế nó làm đương lên “trồng rừng”. Đường làm xong lên các đỉnh núi biên giới, không trả tiền và rừng tất nhiên cũng không…). 
Và câu chuyện cuối cùng. Tôi đưa con trai lên Tây Nguyên chơi, mới đây thôi, để nó biết Tây Nguyên là thế nào. Một số đoạn đi qua đường Hồ Chí Minh mới làm lớn mà vô cùng hoang vắng, thằng bé rất ngạc nhiên hỏi: “Bố, sao mình làm đường lớn đẹp dài mà không có người đi thì làm gì vậy?” Tôi thở dài chua chát “Bố chịu!” Chả lẽ nói ra ý nghĩ thật của mình: “Bố sợ rằng người ta làm đường để sau này TQ đánh VN sẽ dễ chiếm và không chế Tây Nguyên và rồi cả đất nước này?”
Sau chuyến đi Tây Nguyên về, tôi đùa với con trai: “Con ơi, hãy học tiếng Anh giỏi để du học rồi ở lại đó luôn, như chị con vậy đó. Bằng không, hãy học tiếng Tàu! Nước mình sắp thay quốc ngữ rồi!”
Vâng, ý của tôi là thế đó. Người Việt nam, chính quyền Việt Nam hiện nay đã chuẩn bị sẵn sàng địa thế và mọi cửa ngõ Lãnh thổ quốc gia để TQ tràn vào dễ dàng nhất. Tinh thần quân đội và sức chiến đấu thì rất bạc nhược rồi, cảnh giác thì… chĩa súng vào dân rồi. Các chiến sĩ Trung Hoa cứ yên tâm mà đến!
Đất nước này dường như đã có chỉ đạo bàn giao nhẹ nhàng để sát nhập vào TQ?
Chỉ còn một điều: Liệu dân Việt ta có chịu thế hay không?

Thương mại Việt-Trung : càng gia tăng, càng mất cân đối ?

Dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông (Hà Nội), do Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc cấp vốn và tổng thầu, và một bộ phận của Viện Nghiên cứu Thiết kế Công trình Đường sắt Bắc Kinh giám sát xây dựng. (DR)
Dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông (Hà Nội), do Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc cấp vốn và tổng thầu, và một bộ phận của Viện Nghiên cứu Thiết kế Công trình Đường sắt Bắc Kinh giám sát xây dựng. (DR)

Thanh Phương
Bản tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc nhằm « phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước trong thời kỳ mới », được công bố ngày hôm qua trong chuyến viếng thăm của thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, đã đề ra mục tiêu nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên tới 60 tỷ đôla năm 2015. Khi gặp các lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam tại Hà Nội hôm qua, thủ tướng  Lý Khắc Cường còn đi xa hơn khi tuyên bố là hai nước sẽ đạt mục tiêu nâng trao đổi mậu dịch lên mức 100 tỷ đôla vào năm 2017.

Những chỉ tiêu nói trên được đề ra trong bối cảnh mà trong trao đổi mậu dịch với Trung Quốc, Việt Nam bị thâm hụt thương mại ngày càng nặng nề. Từ 9 năm qua, Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Năm 2012, kim ngạch thương mại hai chiều Việt-Trung đạt hơn 41 tỷ đôla, nhưng với cán cân nghiêng hẳn về phía Trung Quốc (Việt Nam phải nhập siêu tới hơn 16 tỷ đôla). Cụ thể, theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong năm 2012, Trung Quốc đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất tới Việt Nam (với giá trị gần 29 tỷ đôla), nhưng chỉ là thị trường nhập khẩu lớn thứ ba của Việt Nam (với hơn 12 tỷ đôla ). Như vậy là trong vòng 10 năm, thâm hụt mậu dịch của Việt Nam với Trung Quốc đã tăng hàng chục lần mới, từ mức 210 triệu đôla năm 2001 lên đến hơn 16 tỷ đôla năm 2012.
Theo các số liệu do báo chí Trung Quốc đưa ra, chỉ riêng trong 8 tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại hai chiều đã vượt hơn 40 tỷ đôla, tức là đang có chiều hướng gia tăng, với nguy cơ là thâm hụt mậu dịch từ phía Việt Nam cũng tăng theo.
Trong bản tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc đưa ra ngày hôm qua, hai nước đã cam kết thi hành các biện pháp để « thúc đẩy cân bằng thương mại song phương ». Riêng phía Trung Quốc thì cam kết sẽ khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng nhập khẩu hàng hóa có tính cạnh tranh của Việt Nam, ủng hộ doanh nghiệp Trung Quốc vào Việt Nam đầu tư kinh doanh, đồng thời sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp Việt Nam sang Trung Quốc mở rộng thị trường.
Nhưng những cam kết nói trên, cho dù có được thực hiện, chưa chắc là sẽ đủ để giảm bớt tình trạng mất cân đối trong trao đổi mậu dịch Việt-Trung, một khi mà những nguyên nhân của tình trạng này chưa được giải quyết.
Một trong những nguyên nhân của tình trạng nhập siêu là do có đến 85% hàng nhập khẩu của Việt Nam là nguyên liệu đầu vào nhập từ Trung Quốc và các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu của Trung Quốc. Các doanh nghiệp trong nước cũng thường có xu hướng chọn mua máy móc thiết bị của Trung Quốc, vì giá rẻ hơn.
Đặc biệt, trong những năm gần đây, Trung Quốc liên tục trúng thầu các công trình và dự án lớn, thường được thực hiện theo hình thức EPC, có nghĩa là các nhà thầu Trung Quốc làm trọn gói từ khâu thiết kế, mua sắm thiết bị đến xây dựng, còn các chủ đầu tư trong nước làm công đoạn cuối là vận hành và sử dụng, và dĩ nhiên là nhà thầu Trung Quốc nhập máy móc thiết bị từ nước họ.
Ngoài ra, các mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta như giày dép, dệt may... thì lại không thể xâm nhập được thị trường Trung Quốc, do họ cũng đang có lợi thế so sánh ở các mặt hàng này, cho nên Việt Nam chỉ có thể xuất sang các thị trường châu Âu hoặc Hoa Kỳ.
Tóm lại, viễn cảnh gia tăng kim ngạch thương mại với Trung Quốc là một thách thức lớn đối với Việt Nam, với nguy cơ là thâm hụt mậu dịch với Trung Quốc ngày càng nghiêm trọng và kinh tế Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào láng giềng phương Bắc.

Việt Nam - Trung Quốc ra tuyên bố chung: Giải quyết vấn đề Biển Đông “dễ trước khó sau”

- Trong chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Khắc Cường, hai bên đã ra tuyên bố chung, trong đó có nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển Việt - Trung.

Tuyên bố chung nhấn mạnh, Việt Nam và Trung Quốc là láng giềng và đối tác quan trọng của nhau. Về hợp tác trên biển, hai bên nhất trí tuân thủ nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”, sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam - Trung Quốc, kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển. Theo tinh thần đó, hai bên đồng ý thành lập Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển trong khuôn khổ Đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam - Trung Quốc.
\
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường gặp gỡ báo chí ngày 13.10.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường gặp gỡ báo chí ngày 13.10.

Tuyên bố chung nêu rõ: Trên nguyên tắc dễ trước khó sau, tuần tự tiệm tiến, vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này và trong năm nay khởi động khảo sát chung ở khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ để thực hiện nhiệm vụ đàm phán của Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Nhanh chóng thực hiện các Dự án hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển; tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm cứu nạn trên biển, phòng chống thiên tai và kết nối giao thông trên biển.

Hai bên nhất trí kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, sử dụng tốt đường dây nóng quản lý, kiểm soát tranh chấp trên biển giữa Bộ Ngoại giao hai nước, đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển giữa Bộ Nông nghiệp hai nước, xử lý kịp thời, thỏa đáng các vấn đề nảy sinh, đồng thời tiếp tục tích cực trao đổi và tìm kiếm các biện pháp có hiệu quả để kiểm soát tranh chấp, duy trì đại cục quan hệ Việt - Trung và hòa bình, ổn định trên Biển Đông.

Hai bên nhất trí thực hiện đầy đủ, hiệu quả “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), tăng cường tin cậy, thúc đẩy hợp tác, cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông, theo tinh thần và nguyên tắc của “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), trên cơ sở đồng thuận, nỗ lực hướng tới thông qua “Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông” (COC).

Về hợp tác trên bộ, hai bên nhất trí nhanh chóng thực hiện “Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế thương mại Việt-Trung giai đoạn 2012-2016” và Danh mục các dự án hợp tác trọng điểm; thành lập Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng giữa hai nước để quy hoạch và chỉ đạo thực hiện các dự án cụ thể; sớm đạt nhất trí về phương án thực hiện và huy động vốn đối với dự án đường bộ cao tốc Lạng Sơn-Hà Nội; tích cực thúc đẩy dự án đường bộ cao tốc Móng Cái-Hạ Long; đẩy nhanh công tác, sớm khởi động nghiên cứu khả thi dự án đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng...

Hai bên đồng ý tăng cường điều phối chính sách kinh tế thương mại, thúc đẩy cân bằng thương mại song phương trên cơ sở bảo đảm thương mại tăng trưởng ổn định, phấn đấu hoàn thành trước thời hạn mục tiêu đến năm 2015 kim ngạch thương mại hai chiều đạt 60 tỷ USD.

 Nhìn để thấy sự khủng khiếp của đói nghèo

(Dân trí) - Hôm nay là Ngày Lương thực Thế giới, 16/10. Nhưng, ở rất nhiều quốc gia trên thế giới hôm nay, vẫn có những đứa trẻ phải chết vì suy dinh dưỡng.

Ngày Lương thực Thế giới được quy ước là ngày 16/10 hàng năm nhằm kỷ niệm việc thành lập của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp hồi năm 1945, đây là một tổ chức thuộc Liên Hợp Quốc có vai trò lớn trong việc đồng hành cùng các quốc gia trên khắp thế giới chống lại nạn đói.
Vào Ngày Lương thực Thế giới, các quốc gia và tổ chức trên khắp thế giới sẽ thực hiện nhiều hoạt động để nâng cao nhận thức cho người dân về an ninh lương thực.
An ninh lương thực hiện đã không còn là vấn đề nóng ở đa số các quốc gia trên thế giới, tuy vậy, ở một số đất nước thuộc Châu Phi, Trung Đông và cả Châu Á, sự nghèo đói, thiếu thốn và suy dinh dưỡng vẫn còn rình rập, thậm chí ở một số quốc gia như Somalia, Kenya… nạn đói diễn ra trầm trọng.
Nhìn để thấy sự khủng khiếp của đói nghèoNgười phụ nữ đi qua một cửa hàng bán thực phẩm ở khu chợ nghèo nằm trong khu ổ chuột Kibera, thủ đô Nairobi, Kenya. Điều kiện sống ở khu ổ chuột này hết sức tồi tàn. Giá lương thực ở đây liên tục tăng nhưng thu nhập của người lao động không tăng, vì vậy, nhiều hộ gia đình đã không còn đủ ăn 3 bữa một ngày. Nhiều người phải chạy ăn từng bữa. Ảnh của tác giả Noor Khamis - chụp ngày 20/1/2012.
Nhìn để thấy sự khủng khiếp của đói nghèoMột bà mẹ người Somalia ở trại tị nạn Dadaab (Kenya) đang ôm trong tay đứa con nhỏ 2 tuổi bị suy dinh dưỡng nặng. Sau chuyến hành trình vượt biên kéo dài 20 ngày để đi từ Somalia sang Kenya, tình trạng sức khỏe của đứa trẻ càng trở nên tồi tệ. Ảnh của Brendan Bannon chụp ngày 12/8/2012.
Một em bé người Somalia trong trại tị nạn Dadaab (Kenya).Một em bé người Somalia trong trại tị nạn Dadaab (Kenya). Ảnh của Roberto Schmidt chụp ngày 29/7/2012
Một em bé người Somalia trong trại tị nạn Dadaab (Kenya).Cô bé người Somalia ở trại tị nạn Dagahaley (Kenya). Rất nhiều trẻ em Somalia bị suy dinh dưỡng. Ngay từ khi sống ở trong nước, các em đã phải chịu cảnh thiếu đói, trong quá trình vượt biên sang Kenya, tình trạng sức khỏe của nhiều em càng bị suy kiệt. Nước bạn Kenya cũng là một nước nghèo và đang phải đối mặt với nạn đói, những hỗ trợ về y tế và lương thực đối với người tị nạn Somalia, chính phủ Kenya hoàn toàn phải trông chờ vào các tổ chức nhân đạo quốc tế. (Ảnh Rebecca Blackwell - 11/7/2012)
Một em bé người Somalia trong trại tị nạn Dadaab (Kenya).

Một em bé người Somalia trong trại tị nạn Dadaab (Kenya).
Những gia đình người Somalia đang xếp hàng chờ được phân phát lương thực ở thủ đô Magadishu (Somalia). Ảnh Mohamed Sheikh Nor - 13/7/2012.
Một em bé người Somalia trong trại tị nạn Dadaab (Kenya).Cặp vợ chồng già người Kenya bị suy dinh dưỡng, đặc biệt người chồng đã trở nên rất yếu và đang chết dần chết mòn.
Một em bé người Somalia trong trại tị nạn Dadaab (Kenya).

Một em bé người Somalia trong trại tị nạn Dadaab (Kenya).
Người ta đang chuẩn bị đưa đi chôn cất một cậu bé 4 tuổi người Somalia sống tại trại tị nạn Iffou II (Kenya). Các bác sĩ làm việc tại trại tị nạn dù đã cố gắng hết sức để cứu cậu bé nhưng 4 ngày sau khi cùng cha mẹ tới được trại tị nạn, em đã qua đời vì mất nước và suy dinh dưỡng trầm trọng. Ảnh của tác giả Rebecca Blackwell chụp ngày 12/7/2012
Một em bé người Somalia trong trại tị nạn Dadaab (Kenya).

Một em bé người Somalia trong trại tị nạn Dadaab (Kenya).
Một em bé người Ấn Độ bị suy dinh dưỡng. Bất chấp những thập niên gần đây đạt nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao, Ấn Độ vẫn đang phải vật lộn để nuôi sống dân số của mình. Theo một cuộc khảo sát công bố năm ngoái, 40% trẻ em Ấn Độ ở trong tình trạng suy dinh dưỡng. Ảnh của UNICEF Ấn Độ
Một em bé người Somalia trong trại tị nạn Dadaab (Kenya).Một cặp vợ chồng già đi ăn xin ở ga tàu điện ngầm tại thành phố Mumbai, Ấn Độ. Người dân ở nông thôn Ấn Độ đổ ra thành phố tìm kiếm việc làm quá đông khiến các khu ổ chuột liên tục mở rộng và khi không còn chỗ nữa, người ta phải sống vô gia cư trên phố.
Những em bé Ấn Độ sống lang thang, vất vưởng trên hè phố cùng với cha mẹ ở thành phố Mumbai.Những em bé Ấn Độ sống lang thang, vất vưởng trên hè phố cùng với cha mẹ ở thành phố Mumbai. Ảnh Rafiq Maqbool chụp ngày 11/1/2012.
Một bé gái người Afghanistan thích thú khi được tặng chiếc kẹo mút.Một bé gái người Afghanistan thích thú khi được tặng chiếc kẹo mút.
Một bé gái người Afghanistan thích thú khi được tặng chiếc kẹo mút.Những em bé người Afghanistan đứng bên một quầy bán rau củ nghèo nàn. Những xung đột, bất ổn thường xuyên diễn ra ở nơi đây khiến cuộc sống của người dân luôn phải đối mặt với sự nguy hiểm và nghèo đói dai dẳng.
Một bé gái người Afghanistan thích thú khi được tặng chiếc kẹo mút.Cô bé người Pakistan đang ăn bữa sáng nghèo nàn của mình trong một khu ổ chuột ở ngoại ô thành phố Islamabad, tuy vậy, so với nhiều người Pakistan khác, đó vẫn là một may mắn lớn.
Một bé gái người Afghanistan thích thú khi được tặng chiếc kẹo mút.Những trẻ em người Afghanistan đang chơi đùa và ăn kem trong ngày đầu tiên của năm mới tại thủ đô Kabul. Ảnh của tác giả Dar Yasin chụp ngày 21/3/2012.
Hồ Bích Ngọc
Theo Boston
Nhà sử học Dương Trung Quốc:

Đường Võ Nguyên Giáp: Chọn Nhật Tân - Nội Bài vì sao?

(Chính trị Việt Nam)- "Việc Hội đồng đặt tên đường phố Hà Nội đưa ra đề xuất lựa chọn tuyến đường Nhật Tân – Nội Bài là tương đối thích hợp", Nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết. 
PV: Để lựa chọn tuyến đường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Hội đồng đặt tên đường phố Hà Nội đã họp và đưa ra đề xuất lựa chọn tuyến đường cao tốc Nhật Tân - Nội Bài là phương án tối ưu nhất. Là một thành viên trong Hội đồng, ông có thể  phân tích kỹ hơn, tại sao Hội đồng lại lựa chọn tuyến đường này của Hà Nội?
Nhà sử học Dương Trung Quốc: Cần phải chọn một con đường có ý nghĩa lịch sử và có quy mô hạ tầng tương xứng, đó là hai tiêu chí đầu tiên để chọn tuyến đường mang tên Đại tướng. 
Việc Hội đồng đặt tên đường phố Hà Nội đưa ra đề xuất lựa chọn tuyến đường Nhật Tân – Nội Bài là tương đối thích hợp. Thứ nhất, đó là con đường hiện đại mới, có quy mô tương đối lớn, cũng là tuyến đường huyết mạch của thủ đô, nối liền trung tâm và sân bay Nội Bài. 
Thứ hai, tuyến đường này năm xưa đi lên chiến khu Việt Bắc, là nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp nằm gai nếm mật cùng bộ đội để có được chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. 
Tôi nghĩ chỉ cần như vậy, tuyến đường này đã đủ tương xứng với vai trò của cụ Giáp vì nó gắn liền với sự kiện của cụ thời kì khởi nghĩa, rồi chiến khu Việt Bắc.
Mô hình phối cảnh tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài.
Mô hình phối cảnh tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài.
PV: Thưa ông, theo quy định đặt tên đường phố thì sau khi mất được 10 năm thì mới đủ thời gian để đặt tên đường, nhưng vẫn có nhiều trường hợp đặc cách như bác Võ Văn Kiệt cũng chỉ cần 5 năm. Đối với trường hợp của đường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Hà Nội cần phải làm gì? 
Nhà sử học Dương Trung Quốc: Hiện nay, chủ trương của Hà Nội đưa ra là sẽ có sớm chứ không bị ràng buộc bởi quy chế chung. 
Bởi vì, có những trường hợp đặc thù, sẽ được đặc cách, không riêng gì bác Giáp, mà còn nhiều trường hợp không cần đến 10 năm. Khoảng thời gian này chỉ là để kiểm định, đánh giá nhân vật thôi, nhưng những người như cụ Giáp, cụ Võ Văn Kiệt thì sự nghiệp của họ hiển hiện như vậy, những thủ tục chỉ mang tính chất hình thức có còn cần thiết. 
Nhà sử học Dương Trung Quốc
Nhà sử học Dương Trung Quốc
PV: Hiện nay đã có nhiều phương án lựa chọn tên đương mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong đó phương án chọn đường Nhật Tân - Nội Bài đã được nhiều nhà chuyên môn đồng tình. Theo ông, bước tiếp theo sẽ là gì?
Nhà sử học Dương Trung Quốc:  Bây giờ chỉ đợi HĐND họp rồi đưa ra quyết định. Thiết nghĩ, chủ trương đưa ra thì chúng ta nên ủng hộ, hãy để cho Hà Nội rộng đường cân nhắc, lựa chọn phương án phù hợp nhất. Đừng tạo sức ép cho họ vì ngay từ đầu Hà Nội đã có đề xuất sẽ sớm đặt tên đường và lựa chọn tuyến đường nhưng phải tương xứng nhất. 
Hà Nội cũng có cái khó riêng là quỹ đường vốn có sẵn, chứ chúng ta không thể tạo ra ngay được. Bên cạnh đó, họ cần phải cân nhắc để chọn được con đường tương xứng với Đại tướng Võ Nguyên Giáp. 
Theo như thông tin bây giờ chúng ta có, thì có thể thấy mọi chuyện đều thuận lợi rồi, chỉ có là đang cân nhắc chuyện kỹ thuật thôi. Vấn đề còn lại là chúng ta cần phải thúc đẩy sự đồng thuận về đề án đó. 
PV: Hiện nay, đang có nhiều ý kiến của độc giả đề xuất nên làm nhà lưu niệm, bảo tàng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, quan điểm của ông ra sao trước ý kiến này? 
Nhà sử học Dương Trung Quốc: Việc đề xuất nhà lưu niệm, bảo tàng tôi không muốn phát biểu thêm nữa, vì nhiều người đã nói rồi. Tôi chỉ nghĩ rằng tất cả các dự án đều cần có sự cân nhắc, lựa chọn. 
Việc phản ánh nguyện vọng của nhân dân là đúng, nhưng cũng không nên tạo luồng dư luận, sức ép cho bên lãnh đạo. Vẫn biết chủ trương là phải tích cực, khẩn trương nhưng cũng cần có thời gian để bình tĩnh, cân nhắc, tính toán cho chu đáo, vì đây là chuyện lâu dài chứ có phải là chuyện ngày một ngày hai.
Tôi tin rằng, cơ quan nào có trách nhiệm sẽ đề đạt ý kiến của nhân dân phản ánh đưa lên cấp cao hơn để xem xét. Chúng ta cần lộ trình thích hợp để đưa ra quyết định quan trọng đó. 
Thanh Huyền 
 -------------------------------------------------------------------------------------------------
DHK-Trang Thông Tin Đa Chiều. Tất cả bài đăng tải trên thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả không phản ảnh quan điểm hay lập trường của DHK

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét