Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

Bài đáng chú ý - Nên xóa đảng cộng sản đi

Ngô Nhân Dụng - Nên xóa đảng cộng sản đi


Ma chê, cưới trách, các cụ dạy không sai. Sau khi ông Võ Nguyên Giáp đã mồ yên mả đẹp, dân Hà Nội bắt đầu bàn tán. Tại sao chính quyền lại ra lệnh ngưng treo cờ rủ ngay buổi trưa bữa hạ huyệt, mà không đợi đến tối? Buổi tối là lúc người ta thường làm lễ “hạ cờ.” Ðó là lúc ngưng không treo cờ rủ; sáng hôm sau sẽ kéo lên tới ngọn cột cờ, không còn dấu hiệu để tang nữa.
Tại sao lại ngưng “để tang” giữa ngày, mà không đợi thêm dăm, sáu giờ nữa, cho hợp nghi lễ? Nếu tin bói toán, có thể đổ tại các nhà chiêm tinh. Chắc có ông thầy bói nào đó gieo quẻ Mai Hoa, phán rằng nếu treo cờ để tang ông Võ Nguyên Giáp quá giờ Ngọ thì ông Nguyễn Phú Trọng hay Nguyễn Tấn Dũng có thể bị tai nạn! Tai nạn gì? Ðồng bào ta bàn nhau: Tai nạn Lý Khắc Cường. Ông thủ tướng Trung Cộng ghé Hà Nội trên đường bay về Bắc Kinh. Ông lại đến Nội Bài vào đúng buổi trưa; trong ngày chôn cất ông Giáp. Không lẽ lại đón một vị quốc khách bằng lá cờ treo rủ, nửa chừng? Lý Khắc Cường cũng sợ bị xui xẻo y như Nguyễn Tấn Dũng vậy. Cho nên Sứ Quán Trung Quốc phải lập tức yêu cầu kéo các lá cờ lên tới ngọn. Chấm dứt cờ rủ!
Chắc ông Võ Nguyên Giáp cũng chẳng biết gì nữa, về chuyện họ ngưng để tang ông vào giờ Ngọ. Ông cũng không biết Sứ Quán Trung Cộng không hề đến viếng tang ông, dù trụ sở của họ ở rất gần nhà ông. Khi nhiều người thắc mắc, sứ quán trả lời rằng họ có viếng tang. Nhưng viếng tang ở Sài Gòn. Xác người ta quàn ở Hà Nội, cáo phó ghi địa chỉ rõ ràng. Vậy mà lại đem vòng hoa đến viếng ở Sài Gòn!
Có thể giải thích hành động này. Nếu viếng tang ở Hà Nội thì ông đại sứ phải tới. Còn ở Sài Gòn thì một viên chức thấp hơn tới cũng được. Bắc Kinh muốn chứng tỏ đối với họ ông Giáp không đáng được thăm viếng ở cấp đại sứ; cho một tổng lãnh sự hay cấp thấp hơn viếng là đủ rồi.
Bây giờ thì người ta lại nhớ: Các cố vấn quân sự Trung Cộng, như Vi Quốc Thanh, Trần Canh, đều coi thường ông Giáp.
Họ viết rõ ràng trong hồi ký của họ. Trong đám các lãnh tụ cộng sản đợt đầu, 1945, 46 ở nước ta, ông Võ Nguyên Giáp là người ít bị mang tiếng thân Trung Cộng, so với Hồ Chí Minh hay Trường Chinh. Hành động đáng nói sau cùng của ông Giáp là phản đối vụ cho Trung Cộng khai thác Bô xít. Các đồng chí Bắc Kinh không bao giờ tha thứ.
Nhiều đảng viên cộng sản ở trong nước đã bầy tỏ lòng quý mến đối với ông Võ Nguyên Giáp; chính vì họ thấy Trung Cộng ghét ông. Có lẽ cách tốt nhất để tiếp tục tỏ lòng quý mến ông là họ nên vận động xóa bỏ cái đảng cộng sản đi.
Trong đời ông, mối nhục lớn nhất của Võ Nguyên Giáp là ông hoàn toàn bất lực khi các tướng, tá đàn em bị tù đầy. Họ bị trù ếm chỉ vì họ từng thân tín đối với ông. Ngoảnh mặt làm ngơ khi các đàn em bị hành hạ, đó là một nỗi nhục. Ông Võ Nguyên Giáp còn bị các đối thủ làm nhục công khai, khi bắt ông đứng chỉ huy chiến dịch ngừa thai. Thà rằng như Ðặng Tiểu Bình, bị hạ xuống làm công nhân nhà máy; hay Lưu Thiếu Kỳ, bị bắt đi chăn cừu, còn đỡ nhục hơn.
Tại sao Võ Nguyên Giáp lại chấp nhận để người ta làm nhục như vậy?
Vì ông là một đảng viên cộng sản tốt. Một đảng viên tốt thì chấp hành, tuân phục bất cứ việc gì mà “đảng” bảo phải làm.
Ðảng cộng sản đã xóa bỏ nhân cách của các đảng viên. Họ không được phép có tư cách riêng, danh dự riêng, cũng như các tình cảm hay quyền lợi riêng. Võ Nguyên Giáp có thể tự biện minh mình đóng đúng vai trò đảng viên, không có gì hối hận.
Một điều mà ông ta, cũng như nhiều đảng viên cộng sản khác, không tự hỏi, là cái đảng cộng sản mà họ đã tuyên thệ gia nhập, có còn là một đảng cộng sản hay không? Họ không dám đặt câu hỏi này, vì mở miệng ra là sẽ mất hết các quyền lợi dành cho các đảng viên; có thể chết nữa.
Nhưng ai cũng biết, hiện nay ở Trung Quốc và ở Việt Nam không còn đảng cộng sản nào nữa. Khi thu nhận các nhà kinh doanh tư vào đảng, và công nhận quyền kinh doanh của các đảng viên cộng sản, Ðảng Cộng Sản Việt Nam cũng như Ðảng Cộng Sản Trung Quốc không còn là “cộng sản” nữa. Các vị lãnh đạo hai đảng này cố biện minh bằng các lý luận, như “Ðảng phải là đại biểu của lực lượng sản xuất tiến bộ nhất” (lý thuyết Giang Trạch Dân;) hoặc phải “giải phóng sức sản xuất” (Dự thảo Báo cáo chính trị, đảng Cộng Sản Việt Nam). Các lý thuyết trên bao hàm một nhận xét thực tế: Trong xã hội Trung Hoa hay Việt Nam hiện nay, giai cấp tư sản đang thành hình là lực lượng sản xuất tiến bộ nhất.
Vai trị tiền phong của giai cấp tư sản cũng được Karl Marx đề cao, khi ông quan sát sự chuyển biến từ thời kỳ phong kiến sang kinh tế tư bản. Các quyết định thay đổi của hai đảng Cộng Sản Trung Quốc và Việt Nam chỉ thể hiện diễn biến mà Marx mô tả: Chế độ phong kiến chuyển dần sang chế độ tư bản. Xã hội Trung Hoa và Việt Nam hiện nay vẫn còn đầy di sản của thời phong kiến do Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn lập nên, cần phải dẹp bỏ thì mới tiến bộ được.
Chúng ta vẫn phải đặt thêm một câu hỏi, là: Tại sao quý vị lãnh đạo trong các đảng Cộng Sản ở Trung Hoa và ở Việt Nam không thành thật một lần trong đời, trong đời sống cá nhân cũng như đời sống đảng viên, bằng cách tuyên bố thẳng rằng họ thôi, ngưng, stop, từ nay không theo đuổi chủ nghĩa Mác Lê nin nữa?
Khi một đảng chính trị tự đặt mình vào tình trạng phải tự mâu thuẫn với chính mình (mâu thuẫn giữa cương lĩnh, lý thuyết, với hành động thực tế), thì sẽ làm hư hỏng cả giềng mối tinh thần của cả quốc gia. Khi một ông vua hay một đảng cầm quyền nói một đằng, làm một nẻo, thì chữ TÍN không còn được coi trọng nữa. Không lấy chữ TÍN làm căn bản trong các mối tương quan, trong mọi giao tế xã hội, thì sẽ không còn một hệ thống đạo đức. Hơn thế nữa, cũng không thể phát triển tinh thần tôn trọng luật pháp, là nền tảng của mọi sinh hoạt kinh tế, chính trị trong thế giới hiện đại. Tái lập chữ TÍN trong xã hội là điều quan trọng và đáng theo đuổi hơn là thực hiện bất cứ một chủ nghĩa mơ hồ và không tưởng nào.Về mặt chính trị, ở hai nước Trung Quốc và Việt Nam, chế độ toàn trị (totalitarian) đã biến dần sang một chế độ độc tài (authoritarian) bình thường. Guồng máy của đảng và nhà nước không còn kiểm soát được tất cả đời sống xã hội nữa. Xã hội đã tách rời khỏi chế độ. Giới lãnh đạo đảng đã nhận thức được giới hạn của quyền lực mà họ đang nắm. Ðời sống mỗi cá nhân không còn hoàn toàn tùy thuộc vào đảng và nhà nước nữa.
Nhưng giới lãnh đạo đảng cộng sản không còn khả năng kìm hãm các biến chuyển, vì chính họ đang bước vào một cuộc phiêu lưu mới, không biết sẽ hướng vào đâu. Tại Ba Lan, Tiệp, Slovack, Hungary, những đảng cộng sản ở đó có góp phần chủ động thúc đẩy cuộc “cách mạng nhung” để thiết lập thể chế mới, khi đó chính họ phải rời khỏi chính quyền. Nhờ thay đổi toàn diện và nhanh chóng, sau hai mươi năm kinh tế các nước này đã tiến rất nhanh. Các đảng viên cộng sản cũ từ bỏ chủ nghĩa cộng sản, họ có nhiều kinh nghiệm chính trị hơn các đảng phái mới, họ có thể trở lại nắm quyền hnh dưới ngọn cờ khác. Ở Trung Quốc và Việt Nam thì không. Giới lãnh đạo cộng sản không dám rút khỏi chính quyền, tự mò mẫm con đường đổi mới từng bước một, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Riêng đảng Cộng Sản Việt Nam thì còn dè dặt hơn, đợi Trung Quốc thí nghiệm cái gì trước rồi mới theo.
Nhưng có những vấn đề mà chính đảng Cộng Sản Trung Quốc cũng không giải quyết nổi. Một vấn đề lớn là guồng máy quản lý xã hội cũ vốn được vạch ra để cai trị trong một hoàn cảnh đơn giản, có cấp bậc trên dưới rõ ràng. Guồng máy này không còn thích hợp để cai quản một xã hội phức tạp; các tương quan cũ bị đứt, bị vỡ, và các tương quan mới đã nẩy sinh. Tương quan cũ dựa trên hệ cấp quyền hành, bây giờ thêm tương quan dựa trên tiền bạc, lợi lộc. Ðảng cộng sản không dám xóa bỏ hệ cấp quyền hành, nhưng vẫn phải công nhận hệ thống duy lợi. Hệ cấp quyền hành dựa trên đảng, trên tương quan quyền lực cá nhân. Hệ thống duy lợi dựa trên tiền, nhưng không có các luật lệ ràng buộc như trong các nước tư bản lâu đời. Hai mạng lưới đó chồng chéo lên nhau, tất nhiên đẻ ra tham nhũng. Ðó là một hiện tượng làm uy tín của đảng cầm quyền bị ở Trung Quốc và Việt Nam suy sụp.
Một hiện tượng khác là hệ quả của nền kinh tế tư bản phi luật pháp là tình trạng bất công về lợi tức, thu nhập và tài sản ngày càng cao và càng hiển nhiên. Không những bất công trong thu nhập, trong tài sản, mà hệ cấp quyền hành của đảng còn tạo ra cảnh bất công trong cơ hội sống và kiếm ăn nữa. Trong khi ý thức hệ được tuyên dương vẫn đề cao một xã hội bình đẳng, trong thực tế thì chính chế độ này lại nuôi dưỡng cảnh bất bình đẳng. Niềm tin của chính các đảng viên, ngay cả giới lãnh đạo đảng, cũng hao mòn.
Hiện nay, cuộc đổi mới kinh tế thúc đẩy tinh thần duy lợi và vị kỷ. Khơi dậy những điều xấu xa đó không khó gì cả. Chỉ cần buông thả ra là lòng tham, óc vị kỷ sẽ tự phát triển. Không có đạo đức để kiềm chế, cũng thiếu cả luật pháp để ràng buộc, nền luân lý bị đổ vỡ.
Trong lịch sử loài người, óc duy lợi và tính ích kỷ luôn luôn phải kèm theo một hệ thống các quy tắc luân lý hoặc giáo lý kiềm chế. Kinh tế tư bản phát sinh trong những xã hội đã có một nền luân lý cổ truyền, và chính các truyền thống tôn giáo giúp kiềm chế óc duy lợi, ích kỷ, để lái động lực tìm lợi lộc, hướng chúng vào các giá trị tinh thần. Khi kinh tế tư bản được thả lỏng trong một xã hội mất nền tảng, đạo lý đang tan rã, thì những điều xấu xa nhất của lối làm ăn đó tha hồ nẩy nở và tung hoành. Ðó là hoàn cảnh nước ta và Trung Quốc bây giờ.
Nói một đằng làm một nẻo, tất cả ý thức hệ cộng sản đã phá sản, không còn ai tin nữa, kể cả các đảng viên. Ðó là bị kịch của cả dân tộc. Muốn lập lại chữ TÍN trong xã hội Việt Nam bây giờ, chính những người có trách nhiệm, tức là giới lãnh đạo đảng Cộng Sản, phải nói thẳng, nói thành thật với mọi người: Từ bỏ chủ nghĩa cộng sản. Ðiều đó không có gì xấu, không có gì phải che đậy và trì hoãn. Vì chính họ đã không còn chủ nghĩa cộng sản tin nữa!
Ông Võ Nguyên Giáp sống như một đảng viên cộng sản gương mẫu suốt đời: Luôn luôn tuân thủ, chấp hành các quyết định của đảng. Cái đảng đó đã làm ông mất tư cách, mất cả danh dự. Chỉ vì ông đã học tập và thể hiện “đạo đức cách mạng” do Hồ Chí Minh dạy: Không có thứ đạo đức nào cao bằng tinh thần kỷ luật của đảng viên. Những người còn giữ lòng quý trọng ông nên giúp ông làm một việc mà chính ông không làm được: Xóa bỏ đảng cộng sản. Nó không những tiếp tục giết chết nhân cách của các đảng viên khác, mà còn làm bại hoại của nền đạo lý của dân tộc!
Ngô Nhân Dụng
(Người Việt)

Việt Nam và Hoa Kỳ cần nhau

Hiệp định TPP quan trọng với cả hai nước

Đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau trong nước và hoàn cảnh địa lý có một nước Trung Hoa quá gần để có thể an lành, Việt Nam đặt cược lớn vào việc nước Mỹ chuyển trọng tâm từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương, nưóc này đang chào đón Hoa Kỳ với tư cách một cường quốc Thái Bình Dương để cân bằng với người láng giềng thường hiếu chiến ở phía bắc.

TPP Vietnam - US

Chắc chắn là, trải nghiệm sự phát triển chậm lại về kinh tế do nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã không hiệu quả, Việt Nam đang đi tìm một đối trọng với ảnh hưởng Trung Hoa. Người dân phẫn nộ vì các công nhân Trung Quốc có mặt khắp nơi, vì hàng xuất khẩu không đáng tin cậy của TQ đang tràn ngập các chợ, vì các hoạt động hàng hải của nước này ở biển Nam Trung Hoa [tức biển Đông của VN – BVN] đang gia tăng và vì chính phủ không có phương cách pháp lý hay quân sự để giải quyết những yêu sách về các vùng lãnh thổ tranh chấp.

Khi tình cảm bài Hoa phát triển và những quan ngại về tương lai không chắc chắn tiếp tục tăng lên, những câu hỏi chủ yếu trong lòng mọi người là hiển nhiên: Vì sao giới lãnh đạo không có được hành động trừng phạt thích đáng [đối với TQ]? Ngày hôm nay chúng ta đang đứng ở chỗ nào để giải quyết những vấn đề cơ bản này? Chúng ta phải tìm kiếm cái gì, trông đợi điều gì, và làm sao để thích ứng tốt nhất, thích ứng ở chỗ nào? Làm thế nào nhận dạng những khía cạnh ấy như những biến số có khả năng giải thích? Làm sao lưu thông những động lực chằng chéo nhau ấy?

Việt Nam quá gần Trung Quốc về mặt địa lý và văn hoá, và vị thế của nước này chưa bao giờ yếu như hôm nay. VN kém yên bình về nội trị và dễ tổn thương về đối ngoại hơn bao giờ hết do chất luợng hiệu năng của chính quyền, do sự phát triển có điều tiết và kiểm soát tham nhũng đang đi xuống. Và xác đáng nhất là giới tinh hoa đang đặt lợi ích của TQ và của riêng họ lên trên nguyện vọng chính trị của nhân dân. Vậy nên có nhiều lý do thật cổ vũ trong việc Hoa Kỳ đặt trọng tâm chính sách toàn cầu là chuyển từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương. Nhìn ra bên ngoài, VN có thể phấn khích vì Hoa Kỳ sẽ là một cường quốc Thái Bình Dương nhắm trợ giúp VN cân bằng với TQ. Làm sao VN chuyển những khát vọng của mình thành hành động mà vẫn tiếp tục chung sống hoà bình với TQ?

Phạm vi của hiệp đinh TPP là rất to lớn, nó có thể tạo điều kiện điều phối cho VN hội nhập hơn vào sự phát triển của khu vực Thái Bình Dương. Hiệp ước đang trong quá trình thương thảo giữa 12 nước trải dài từ Peru và Chile ở Nam Mỹ cho đến nhiều nước Đông Nam Á bao gồm Brunei, Malaysia, Singapore và Việt Nam. Nó sẽ bao gồm cả Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới cũng như Hoa Kỳ, nền kinh tế lớn nhất.

Nếu được phê chuẩn thì đây sẽ là hiệp định thương mại lớn nhất thế giới, khiến cho Liên hiệp châu Âu  trở thành nhỏ bé. Thoả ước P-4 kêu gọi Chile, Zealand và Singapore giảm thuế suất xuống 0 đối với tất cả hàng hoá chủ trừ một số ít sản phẩm. Được tung ra vào năm 2006 như một hiệp định giữa Brunei, Chile, New Zealand and Singapore, P4 nhắm bãi bỏ thuế suất thông qua một hệ thống thoả thuận, nó làm nên bộ phận chủ chốt trong cái gọi là chính sách “xoay trục” của chính quyền Obama – chuyển những ưu tiên về an ninh sang châu Á. Tháng 11 năm 2009, Tổng thống Obama thông báo tăng cường cam kết về mọi mặt với các nước châu Á-Thái Bình Dương. Ông hy vọng mình sẽ là “tổng thống Thái Bình Dương đầu tiên của Mỹ”. Không phải bỗng dưng mà Trung Quốc, vắng mặt một cách đáng ghi nhận ở thoả thuận, coi hiệp định như một cố gắng kiềm chế nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới hiện nay, xét cả về kinh tế lẫn quân sự.

Điều này không có nghĩa Hoa Kỳ có thể đặt hay sẽ đặt Việt Nam ở trung tâm của sự chuyển đổi. Hoa Kỳ không còn là cường quốc điều tiết hàng đầu trong hệ thống thương mại toàn cầu và không còn sinh lực để thương thảo trong phạm vi Tổ chức Thương mại Thế giới, dù nước này có thể hữu hiệu trong phạm vi kiến trúc vùng. Dù khó mà tiên đoán được những sự đối đầu về kinh tế Mỹ-Trung trong hoàn cảnh TPP, cả hai nước có thể cải thiện năng lực kiểm soát những nguy cơ họ sẽ phải đương đầu. Đó không phải là cuộc chiến đấu sống mái, vì hai nước không là địch thủ trong lúc này, chắc chắn không phải địch thủ theo cách mà VN có thể trông đợi. Tuy nhiên VN có tiềm năng để trở thành một đối tác rất hấp dẫn của doanh thương Hoa Kỳ. Nước này là thị trường lớn thứ ba trong các nền kinh tế TPP, sau Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Hiển nhiên Hoa Kỳ không ưu ái VN do những sự xem xét về mặt chiến lượcthuần túy. Những quan ngại gia tăng về chủ quyền lãnh thổ, an toàn lương thực, sự xuống cấp về môi trường và sự kiểm soát thị trường lao động không phải là những mục tiêu cam kết hàng đầu của Hoa Kỳ. Sự cảnh giác của Hoa Kỳ đối với TQ, cả với tư cách người cạnh tranh chiến lược lẫn đối tác thâm thụt thương mại đồ sộ, hiển nhiên là nhân tố khiến VN vội vã thương lượng với Hoa Kỳ. Nhưng không khí hồ hởi bao trùm những cuộc đàm thoại mới đây giữa hai tổng thống Trương Tấn Sang và Barack Obama đã nhạt rồi. Sự khác biệt giữa hai bên về các vấn đề quyền con người là rộng lớn, nhưng không quá rộng để đưa tới bế tắc trong những thương thảo đang tiến hành như một số nhà hoạt động [xã hội chính trị] trông đợi. Bản chất song phương của các cuộc hội đàm có thể khiến chúng có được khả năng loại bỏ những vấn đề khó khăn như nỗi bận tâm trong đường lối đối nội của VN về sự áp đảo của TQ trong khu vực. Song ít ra thì VN cũng đã cố gắng tạo ra cảm tưởng hoàn toàn giả tạo là nước này tin cậy vào sự trở lại của Hoa Kỳ. Vì thế, kết quả đạt được của cuộc thương lượng hiện nay không thật đáp ứng thuận lợcác kế hoạch hiện thời của VN.

Điều này là sai. Theo cách nhìn ấy, VN cần có sự hiểu biết thích đáng và sự cố gắng toàn diện để thuyết phục Hoa Kỳ làm những gì có lợi cho mình. Quan trọng nhất có thể là sự cân nhắc thực dụng về lợi ích của Hoa Kỳ và lợi thế so sánh năng động của VN xét về lâu dài có thể hình thành. Chắc chắn về lâu dài, VN không có vẻ thực hiện một nền ngoại giao đi dây mà cả Hoa Kỳ lẫn TQ đều không trông đợi. Nhắm đạt được mục tiêu của mình, giới lãnh đạo nên nhìn cả vào bên trong lẫn nhìn lại phía sau trong khi hình dung cách đáp ứng những điều kiện chuyển đổi. Đó là một nhiệm vụ khó khăn cố hữu ở một thời đại mà sự thay đổi nhanh chóng trong nền ngoại giao toàn cầu đã khiến chúng ta vẫn phải cố để hiểu ý nghĩa của sự phát triển thương mại đối với hoà bình khu vực là gì. Phần lớn vấn đề chỉ có thể đuợc giải quyết bởi sự hiểu biết của công chúng, sự đồng thuận về chính trị, sự chuyển hướng và quyết đoán. Kết quả là VN không có vị trí thuận lợi cả trong việc thúc đẩy TPP tiến tới trong sự hài hoà hay đẩy vọt tiến bộ trong thương thảo với các đối tác ngoại giao. Cả hai cách tiếp cận đều cản bước tiến của việc thiết lập một sáng kiến đa phơng.
 
TS Đỗ Kim Thêm, Asia Sentinel
BVN dịch
________

TS Đỗ Kim Thêm là nhà nghiên cứu về Luật và Chính sách Cạnh tranh Quốc tế tại Hội nghị LHQ về Thương mại và Phát triển, Geneva. Ông là tác giảcuốn sách “Quản lý Cạnh tranh Toàn cầu: Những vấn đề then chốt” sắp ra mắt
 
(Tạp chí Phía trước)

Nhiều hứa hẹn hợp tác Việt - Trung ?

Nhân chuyến thăm của Thủ tướng Lý Khắc Cường tới Hà Nội, lãnh đạo hai bên tuyên bố tăng cường hợp tác nghị viện, nhiệt điện và khai thác biển. Căng thẳng về tranh chấp biển đảo có vẻ như được giảm đi trong chiến lược của Trung Quốc muốn trấn án các nước Đông Nam Á.

Mục tiêu của Trung Quốc là nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế trong lúc xuất khẩu của nước này bị ảnh hưởng bởi sự sút giảm từ các thị trường Âu Mỹ.

BBC Tiếng Việt trích thuật từ một số hãng thông tấn và nguồn tin từ Việt Nam về chủ đề quan hệ Việt - Trung:

Tân Hoa Xã bản tiếng Anh:

Trong cuộc gặp hôm 14/10 với chủ tịch Quốc hội Việt Nam, ông Nguyễn Sinh Hùng, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói nước ông sẵn sàng hợp tác với Việt Nam nhằm tăng cường trao đổi liên nghị viện và giữa nhân dân hai nước.

Nhắc lại lại ông và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý cùng lúc thúc đẩy hợp tác hàng hải, hợp tác trên bờ và cả nghành ngân hàng hai nước, ông Lý đã bày tỏ hy vọng Quốc hội Việt Nam sẽ ủng hộ cho đồng thuận đó và giúp cho việc thúc đẩy hơn nữa quan hệ song phương.

Ông Nguyễn Sinh Hùng đã chúc mừng ông Lý Khắc Cường có chuyến thăm thành công và nói những người Việt Nam cam kết vì quan hệ hữu nghị hai bên sẽ tiếp tục làm việc vì mối quan hệ Việt – Trung.

Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc:

Tại buổi hội kiến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết, hai nước Trung Quốc-Việt Nam đều đang ở trong giai đoạn then chốt của phát triển, hai nước cần phải kiên định bất di bất dịch thúc đẩy hữu nghị Trung-Việt dưới sự chỉ đạo của phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt phát triển quan hệ Trung Quốc-Việt Nam, xuất phát từ tầm cao chiến lược và tầm nhìn lâu dài.

Thủ tướng Lý Khắc Cường chỉ rõ, có thể xử lý tốt hay không vấn đề Nam Hải, không những liên quan tới tình cảm của nhân dân hai nước, mà còn liên quan tới môi trường chính trị và an ninh, hợp tác quy mô lớn mở rộng đầu tư cơ sở hạ tầng hai nước...

Tại cuộc hội đàm với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, hai bên nhất trí không để vấn đề Nam Hải quấy nhiễu đến toàn cục hợp tác giữa hai nước. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, Đảng và Chính phủ Việt Nam coi trọng cao quan hệ với Trung Quốc, nguyện duy trì sự liên hệ gắn bó với Trung Quốc, kiên định ủng hộ lẫn nhau, xử lý thoả đáng bất đồng, đảm bảo quan hệ hai nước phát triển lành mạnh, ổn định.

Bloomberg:

Việt Nam cam kết đẩy mạnh “niềm tin chính trị” với Trung Quốc trong chuyến thăm của Thủ tướng Lý Khắc Cường và hai nước cộng sản này tập trung vào xây đắp quan hệ kinh tế, giảm bới căng thẳng về lãnh thổ.

Trao đổi thương mại hai bên đạt 41,2 tỷ USD năm 2012, theo trang web của chính phủ Việt Nam hôm 13/10. Trị giá hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 12,4 tỷ USD và nhập về 28,8 tỷ USD năm ngoái.

Trong tám tháng đầu năm nay, trao đổi thương mại hai bên đạt 31,8 tỷ USD.

Lãnh đạo hai bên đồng ý lập ra một nhóm công tác cùng khai thác các dự án trên biển nhưng không nói rõ vị trí của chúng.

Cả Philippines và Việt Nam đều bác bỏ bản đồ biển đảo Trung Quốc nêu ra làm cơ sở cho khai thác dầu khí. Đây là bản đồ vốn được công bố lần đầu trong những năm 1940,





"Việt Nam cam kết đẩy mạnh 'niềm tin chính trị' với Trung Quốc "-Bloomberg

Hồi tháng 3, Trung Quốc nổ súng vào một tàu cá Việt Nam, khiến chính phủ nước này phản đối. Trung Quốc cũng dùng tàu tuần tra để ngăn công tác thăm dò tài nguyên của Philippines và Việt Nam.

Tập đoàn Điện lực phương Nam của Trung Quốc, cùng với Vinacomin của Việt Nam và Công ty Điện lực Quốc tế Trung Quốc sẽ nhận được giấy phép đầu tư vào một dự án nhiệt điện 2 tỷ USD tại tỉnh Bình Thuận.

Trang web Chính Phủ Việt Nam:

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cảm ơn Thủ tướng Lý Khắc Cường và Lãnh đạo Đảng và Nhà nước Trung Quốc đã gửi lời chia buồn trước việc Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hoan nghênh những kết quả cụ thể trong chuyến thăm của Thủ tướng Lý Khắc Cường, đặc biệt là việc hai bên nhất trí thành lập ba Nhóm công tác: Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng, Nhóm công tác về hợp tác tiền tệ và Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển trong khuôn khổ Đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam-Trung Quốc; tin rằng những kết quả này sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác chiến lược giữa hai nước trong thời gian tới.

Về vấn đề trên biển, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh, hai bên cần kiểm soát tốt tình hình, kiên trì giải quyết các bất đồng bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, thúc đẩy đàm phán về khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ sớm đạt tiến triển thực chất trong vấn đề phân định và hợp tác cùng phát triển tại khu vực này.

Đi đôi với việc kiểm soát tốt tình hình trên biển, hai bên cần tích cực tìm kiếm giải pháp mang tính quá độ mà hai bên đều có thể chấp nhận được và không ảnh hưởng đến lập trường của mỗi bên.
Nguồn:BBC

Học viện Khổng Tử ở Việt Nam: những gì cần cân nhắc?

Nhân chuyến công du vừa qua, Phó chủ tịch nước Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, nhắc Việt Nam mau chóng thành lập “Học viện Khổng Tử” để tăng cường hợp tác trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục. Việc này sẽ đem lại những gì cho Việt Nam?
 
Ảnh minh hoạ Khổng Phu Tử trong cuốn Thần thoại và Truyền thuyết Trung Hoa, 1922, của E.T.C. Werner
Ảnh minh hoạ Khổng Phu Tử
Hối thúc

Trong cuộc hội đàm ngày 21/12/2011 của ông Tập Cận Bình với các nhà lãnh đạo Việt Nam, vị Phó Chủ tịch nước Trung Quốc cho biết mong muốn “thúc đẩy quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện tiến lên 5 phương diện”. Một trong những phương diện ấy là lĩnh vực khoa học kỹ thuật, giáo dục, văn hóa, y tế, đào tạo nguồn nhân lực. Nhấn mạnh điểm này, ông Tập cho biết mong muốn “nhanh chóng xây dựng Học viện Khổng Tử tại Việt Nam”.

Sở dĩ có sự thúc đẩy như thế vì vào tháng 4 năm 2009, văn phòng Chính phủ Việt Nam đã có công văn số 1992/VPCP-QHQT cho phép thành lập một “Học viện Khổng Tử” tại Việt Nam. Công văn ấy cũng được gửi đến các bộ Giáo dục và Đào tạo, Ngoại giao, Công an và Văn phòng Trung Ương Đảng Cộng Sản nhưng chưa cho biết cụ thể thời điểm cũng như nơi chốn của việc xây dựng.

Học viện Khổng Tử hoạt động dưới sự chỉ đạo của Văn phòng về Hội đồng Ngôn ngữ Quốc tế - một tổ chức phi lợi nhuận phụ thuộc vào Bộ giáo dục Trung Quốc. Chức năng của các học viện Khổng Tử được người ta nói đến như Viện trao đổi văn hóa Pháp (Alliance Française), Học viện Goethe của Đức (Goethe Institute), Hội đồng Anh (British Council) hay Học viện Cervantes (Instituto Cervantes) của Tây Ban Nha. Tuy nhiên, điểm khác biệt là Học viện Khổng Tử thường được đặt tại các trường học. Chính vì điều này, đã có những quan ngại cho rằng những học viện Khổng Tử có thể ảnh hưởng đến tính tự do trong học thuật.  
Ảnh chụp một tác phẩm hội họa về Khổng Tử của họa sĩ Ngô Đạo Tử (680–740) thời kỳ Nhà Đường. Source: Wikimedia Commons
Ảnh chụp một tác phẩm hội họa về Khổng Tử của họa sĩ Ngô Đạo Tử (680–740) thời kỳ Nhà Đường. Source: Wikimedia Commons
Quyền lực "mềm"

Một điểm đặc biệt về Học viện Khổng Tử là đây không phải là nơi để tuyên truyền Nho giáo hay bàn về “hiếu, lễ, nhân, nghĩa” của ngài Khổng Tử – mà chính là nơi để quảng bá văn hoá và ngôn ngữ Trung Quốc. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, người có các nghiên cứu về văn hóa Việt Nam và Trung Quốc, nói về các hoạt động của các Học viện Khổng Tử, mà theo ông thực chất là các trung tâm văn hóa của Trung Quốc:

"Học viện Khổng Tử ở Việt Nam nếu được thành lập trong tương lai thì cũng giống như những học viện Khổng Tử khác trên thế giới thực chất là trung tâm truyền bá và quảng cáo văn hóa của Trung Quốc. Tôi hình dung ra là trong đó sẽ có những hoạt động như dạy tiếng Hoa, giới thiệu về ẩm thực, về thư pháp về trà đạo...Bên cạnh đó còn có các hoạt động giao lưu giữa các nghệ sĩ Trung Quốc để giới thiệu về các hoạt động văn hóa nước họ. Bên cạnh đó, có thể có những trung tâm tư vấn về du học nữa”

Trên các phương tiện truyền thông chính thống của Trung Quốc, các học viện Khổng Tử được đề cập như một nơi quảng bá văn hóa và ngôn ngữ Trung Quốc, cũng như cải thiện quan hệ ngoại giao của nước này với các nước trên thế giới. Tuy nhiên, đã có nhiều phân tích cũng như quan ngại về một “quyền lực mềm” qua các viện Khổng Tử khi các học viện như thế xuất hiện ngày càng nhiều trên thế giới.

Thêm vào đó là mối quan ngại về việc thông qua các học viện Khổng Tử, Trung Quốc có thể đưa những tin tức có lợi cho mình về các vấn đề Đài Loan hay Tây Tạng. Ví dụ, vào năm 2009, tại học viện Khổng Tử của trường đại học Maryland ở Hoa Kỳ, trong một cuộc triển lãm về hình ảnh Tây Tạng, một chính khách Trung Quốc đã có những phát biểu chỉ trích Đức Đạt Lai Lạt Ma và cho rằng “Tây Tạng luôn là một phần của Trung Quốc từ thời cổ đại”.

Tính cho đến thời điểm này, đã có ít nhất 400 học viện Khổng Tử tại hơn 90 nước trên thế giới, tập trung nhiều nhất ở Hoa Kỳ, Nhật Bản, Triều Tiên. Tại Châu Á có khoảng trên 40 học viện Khổng Tử, ở Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Burma, Philippines và Singapore. Riêng tại Thái Lan đã có đến 13 học viện Khổng Tử; trong số đó 3 học viện ở Bangkok. Trong quyển sách “Asia Alone: The dangerous post crisis divide from America” (tạm dịch: “Riêng Châu Á: Mối nguy của sự tách biệt khỏi Hoa Kỳ trong thời kỳ hậu khủng hoảng”) của tác giả Simon S.C. Tay– chủ tịch Học viện Quan hệ Quốc tế Singapore, ông gọi sự phát triển của các viện Khổng Tử là “ấn tượng, vì học viện đầu tiên được xây dựng chỉ vào giữa năm 2004”. Và Trung Quốc có kế hoạch đến năm 2020, sẽ xây dựng khoảng 1000 học viện Khổng Tử trên khắp thế giới.

Nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài xem học viện Khổng Tử như một chương trình thực hiện “quyền lực mềm” nhằm quảng bá kinh tế, văn hóa, ngôn ngữ và ngoại giao. Thậm chí, đã có những quan ngại cho rằng những học viện này có thể đóng vai trò tình báo như cảnh báo của một số nhân vật đối với học viện Khổng Tử tại Vancouver, Canada hồi năm 2008, 2009.

Bà Elizabeth Economy, một chuyên gia về Trung Quốc, từng cho rằng “Người ta thường định nghĩa quyền lực mềm là sự phát triển đầu tư và kinh tế”, nhưng “quyền lực mềm là văn hóa, giáo dục và ngoại giao”. Theo một bài phân tích đăng vào năm 2006 trên Hội đồng Quan hệ Đối ngoại–CFR, một tổ chức có trụ sở tại Hoa Kỳ chuyên phân tích các vấn đề đối ngoại, tác giả Esther Pan cho biết từ năm 2005, Trung Quốc bắt đầu thực hiện “quyền lực mềm” nhằm gia tăng ảnh hưởng của nước này. Và các học viện Khổng Tử đóng vai trò quan trọng đầu tiên. Ông Lý Trường Xuân, Trưởng ban Tuyên giáo Trung Ương Trung Quốc đã từng phát biểu trên tờ Economist rằng các học viện Khổng Tử “đóng một vai trò quan trọng trong các tổ chức tuyên truyền Trung Quốc tại nước ngoài”.
"Màu sắc Trung Quốc" nơi nơi

Nói về việc thành lập các học viện Khổng Tử ở Việt Nam, TS Nguyễn Xuân Diện thể hiện quan ngại của mình:

“Tuy nhiên, có một điều như thế này. Hiện nay, phải thừa nhận rằng giới lãnh đạo về văn hóa của Việt Nam có một sự hiểu biết rất hạn chế về văn hóa của Trung Quốc. Mà việc tuyên truyền, gây sức ép cũng như ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc lên Việt Nam là quá mạnh. Điển hình là vừa rồi có những công trình tu bổ hoặc xây mới mang đậm dấu ấn Trung Quốc. Thêm vào đó, có hàng loạt các ngôi chùa từ Nam chí Bắc trùng tu, trang trí theo kiểu Trung Quốc. Nhiều công trình mới xây cũng có tượng sư tử Trung Quốc. Rồi hàng hóa, đèn lồng Trung Quốc xuất hiện tại Việt Nam”

Một nước có quyền lực mạnh mẽ là một nước biết quảng bá văn hóa của mình để đạt được hai mục đích. Thứ nhất là thúc đẩy kinh tế thông qua giao thương các mặt hàng văn hóa. Thứ hai là xây dựng một nền văn hóa phổ biến để thực hiện ý thức hệ của mình. Đây cũng là chính sách mà từ những năm 1950, Hoa Kỳ đã áp dụng thông qua Trung tâm Thông tin Hoa Kỳ - USIA nhằm mở rộng ảnh hưởng của mình trên thế giới.

Mộ Khổng Tử tại Khúc Phụ, quê hương ông-Source: Wikimedia Commons
Mộ Khổng Tử tại Khúc Phụ quê hương ông

Yếu tố lịch sử, địa lý chính trị
Xét đến yếu tố địa lý, đến lịch sử Việt–Trung, sẽ thấy việc xây dựng viện Khổng Tử tại Việt Nam mang ý nghĩa khác với bất kỳ một học viện Khổng Tử nào trên thế giới vì nó dễ tạo ra một ảnh hưởng văn hóa mạnh hơn bất cứ nước nào.

Về mặt địa lý, Việt Nam chỉ giáp ba nước là Lào, Campuchia và Trung Quốc. Các phía Đông và phía Nam đều giáp biển. Xét về văn minh, Trung Quốc là nước có nền văn minh lâu đời và tiến bộ hơn cả nên Việt Nam không thể tránh việc lấy nền văn minh Trung Quốc làm thước đo của sự tiến bộ nước nhà.

Về mặt lịch sử, khi Triệu Đà thôn tính Âu Lạc lập ra Nam Việt nào năm 208 trước Công nguyên, thì văn minh Trung Quốc từ đó cũng được mang vào để cai trị. Vả lại, sau hơn một ngàn năm Bắc thuộc từ thời Vũ đế nhà Hán đến khi Ngô Quyền đại thắng trên sông Bạch Đằng, dân tộc Việt Nam dù giữ được cái ý chí riêng, nhưng cũng bị ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc. Trong “Việt Nam Sử Lược”, cụ Trần Trọng Kim cũng đã viết “sự sùng tín, sự học vấn, cách cai trị thì bao giờ mình cũng chịu ảnh hưởng của Tàu”. Chính vì thế, cần phải có một “lập trường và bản lĩnh” để giữ vững những đặc trưng của dân tộc. Đó là ý của TS Nguyễn Xuân Diện:

“Vì vậy, để những học viện Khổng Tử như thế tồn tại ở Việt Nam đòi hỏi những nhà lãnh đạo về tư tưởng và văn hóa phải có sự hiểu biết sâu sắc, một bản lĩnh vững vàng. Nếu không, nó sẽ là cuộc xâm lăng về mặt văn hóa hay còn gọi là “quyền lực mềm” sẽ bị áp đặt tại Việt Nam. Lúc ấy, chúng ta sẽ không thể nào chống lại được. Văn hóa là một nền tảng của đất nước, một khi văn hóa bị thuần hóa thì đó là một điều nguy hiểm”

Xét đến ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc lên văn hóa Việt Nam; xét đến lịch sử bị Trung Quốc đô hộ trong quá khứ, và xét đến những tranh chấp biên giới cũng như biển đảo còn kéo dài và chưa minh bạch đến ngày nay, việc tách văn hóa Việt Nam ra khỏi văn hóa Trung Quốc hoặc ít ra tiếp thu văn hóa thế nào để vẫn giữ đặc trung dân tộc là việc cần thiết.

Không thể phủ nhận văn hóa Việt Nam đã mang nhiều bóng dáng văn hóa Trung Quốc vì đặc thù lịch sử và địa lý. Tuy nhiên, dù là một mái đình, dù là một con sử tử đá, Việt Nam cũng cần được bảo trì bởi một đất nước chỉ được phân biệt và nhận dạng bằng chính ngôn ngữ, con người và những đặc trưng văn hóa như cách ứng xử, phong tục, tập quán, trang phục…của nước ấy. Nền văn hóa ấy không thể bị xâm lược bởi xâm lược văn hóa cũng là xâm lược.

Bàn về thói tùy tiện của người Việt


Thiếu tính kỷ luật, đi muộn về sớm, không đúng giờ hẹn, nói to chỗ đông người... là những biểu hiện của thói tùy tiện mà người ta có thể dễ dàng nhận thấy ở người Việt.
Tùy tiện vì đâu?
Một trong những thói xấu mang tính điển hình trong tính cách người Việt được các nhà nghiên cứu chỉ ra là thói tùy tiện. Theo ông Nguyễn Hùng Vỹ (Đại học KH-XH&NV Hà Nội), thói tùy tiện của người Việt bắt nguồn từ chính điều kiện sống của họ. Theo đó, đời sống người Việt phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp mà sự đói no không hoàn toàn do ý nghĩ chủ quan và bàn tay lao động quyết định. Cho nên, thay vì tích lũy trí tuệ, người ta chỉ cần biết cách ứng xử khôn khéo với thực tiễn đó.
Chẳng hạn, người ta có thể bắt con cào cào để ăn nếu thiếu thóc gạo do bão gió, lũ lụt làm mùa màng thất bát. Đi làm đồng nhưng con khóc nên người phụ nữ nán lại ở nhà cho bú cũng không ảnh hưởng gì... Dần dần, nó tạo thành thói quen trong nếp nghĩ, nếp làm. Sau này, khi bước vào sản xuất công nghiệp, người ta vẫn mang theo thói quen đó, sinh ra thói tùy tiện: Tùy tiện nghỉ việc, không tuân thủ đúng kỷ luật về công việc, về thời gian...
Cùng chung quan điểm, PGS.TS Lê Quý Đức, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh cũng cho rằng, chính nền sản xuất tiểu nông cùng với xã hội nông dân – nông thôn – nông nghiệp khiến cho thói tùy tiện mang tính truyền thống, truyền từ đời này qua đời khác mà đến bây giờ vẫn còn ảnh hưởng khá nặng nề.
Biểu hiện của thói tùy tiện rất đa dạng. Song theo các nhà nghiên cứu thì “sợ nhất là tùy tiện trong tư duy”. Ông Nguyễn Hùng Vỹ lấy dẫn chứng: Thời gian qua có nhiều quy định, chính sách cả khi đang là dự thảo lẫn được ban hành bị dư luận phản đối vì không sát thực tế, mang tư duy máy lạnh, ngồi trong phòng ra văn bản. Đó là biểu hiện của thói tùy tiện trong tư duy.
Như vậy, thói tùy tiện bên cạnh yếu tố truyền thống thì cũng còn do “cơ chế pháp luật chưa nghiêm minh, chế tài xử phạt những người vi phạm vì thói tùy tiện chưa chặt chẽ nên nó vẫn tiếp tục tồn tại”, ông Vỹ nêu ý kiến.
Không hiểu nên mới chê bai
Dù thừa nhận thói tùy tiện là sản phẩm có yếu tố lịch sử, gây ra rất nhiều phiền toái, tuy nhiên PGS.TS Lê Quý Đức cho rằng, cần có một cái nhìn công tâm hơn về thói này.
Ông dẫn giải: Ông Trần Ngọc Thêm nói trong “Cơ sở văn hóa Việt Nam” rằng, tư duy của người Việt Nam biện chứng liên quan giữa các hiện tượng với nhau cho nên không thể giải thích cái nào là nguyên nhân, cái nào là kết quả. Vì vậy, nhận thức của người ta tương đối linh ứng, linh hoạt, tạo ra nét tư duy. Nó không phải là tư duy duy lý. Có khi chỉ cần giải quyết cái gì trước mắt, cho nên nó đẻ ra sự tùy tiện.
Như vậy, thói tùy tiện ban đầu là một nết, một thói quen để thích ứng với thực tiễn (người nông dân có thể đi làm đồng từ lúc sớm tinh mơ đến tối muộn mới về, cũng có khi mới non trưa mà họ đã nghỉ vì nắng gắt; hay việc người ta sống ở ven biển, đi biển nên phải ăn sóng nói gió, nói to mới nghe được, thậm chí còn là cơ sở của hát tuồng khi người ta phải gân cổ lên hát), sau nó lại trở thành nguyên nhân gây ra những việc làm thiếu khoa học, bị phê phán (thiếu tính kỷ luật, nói lớn nơi công cộng...).
“Cái gì cũng có hai mặt và cần phải nhìn nhận thấu đáo chứ không thể chỉ nhìn phiến diện rồi đánh giá. Cứ bảo người Việt Nam tùy tiện khi nói lớn ở nơi công cộng chứ tôi có những bạn người Đức, Nga cũng bô bô chốn đông người đấy. Người ta không hiểu nên mới chê văn hóa Việt Nam. Dĩ nhiên, cũng phải “nhập gia tùy tục” chứ không thể cứ bộc lộ mình ở mọi nơi, mọi chỗ rồi đổ cho rằng văn hóa của chúng tôi nó thế được”, ông Đức nói.
Có sửa được những tính cách “dị biệt”?
Theo các nhà nghiên cứu, không một dân tộc nào chỉ toàn tính tốt và ngược lại. Cũng chưa ai làm thống kê xem mỗi dân tộc trên thế giới có những tính xấu, tính tốt nào. Song, một điều không thể phủ nhận, “chúng ta có thể bắt gặp tính xấu của người Việt ở bất cứ đâu, như ăn cắp vặt, tùy tiện vứt rác ra đường, sĩ diện, háo danh, ngồi lê đôi mách...”, theo ông Đức.
Phải chăng, người Việt xấu xí đến thế? Và có cách nào để giảm bớt, xóa bỏ những thói quen, tính xấu đó?
Nhà nghiên cứu văn hóa Hữu Ngọc cho rằng, sẽ thật không công bằng khi chưa có một công trình nghiên cứu nào mà đã vội kết luận người Việt xấu xí với toàn những thói quen, tính cách đáng phê phán. “Người Việt cũng nhiều tính tốt lắm chứ: Cần cù, chịu thương chịu khó, yêu chuộng hòa bình, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau... Tuy nhiên, chỉ ra những cái xấu thì thường dễ hơn vì nó là những điểm dị biệt”, ông thừa nhận.
Theo ThS Thạch Mai Hoàng, Bộ môn Nhân học, Đại học KH-XH&NV Hà Nội, tính cách có một phần yếu tố di truyền, song một phần lớn khác là do ảnh hưởng của sự giáo dục (trong gia đình, nhà trường) và môi trường xã hội tác động đến. Do đó, tính cách ấy không thể bất biến được. Ví dụ: Một đứa trẻ có thói tùy tiện vì trong gia đình, cha mẹ, anh chị cũng tùy tiện vứt rác, tùy tiện dùng đồ của người khác mà không hỏi ý kiến... Đến khi đứa trẻ đó lớn lên, đi làm trong một môi trường mà không cho phép có thói tùy tiện thì dần dần, người này cũng bỏ được cái thói tùy tiện ấy đi.
Điều đó cũng lý giải cho việc vì sao có những giai đoạn như nhà nghiên cứu văn hóa Hữu Ngọc từng chỉ ra, người Việt sống chan hòa, không hề có chuyện ăn cắp vặt, chửi bới nhau như trong những năm 1946 – 1953, nhưng đến khi bước vào cơ chế thị trường thì ăn cắp vặt nổi lên nhan nhản. Đó là do lối sống thực dụng, tôn sùng giá trị vật chất đã khiến cho người ta mờ mắt trước lợi ích, trước đồng tiền. Hay người Việt được biết đến là giàu tình cảm, trọng chữ hiếu, thế mà bây giờ bao gia đình tan nát vì tranh giành tiền đền bù đất đai... Nó là những vết nhơ làm lung lay những giá trị gia đình, đạo đức xã hội.
“Rõ ràng, tính cách có thể thay đổi, bởi nó liên quan đến môi trường xã hội, sự giáo dục chứ không phải chỉ dựa vào yếu tố di truyền mà trên thực tế thì yếu tố này rất ít”, PGS.TS Lê Quý Đức nói.
Theo ông Đức, muốn thay đổi tính cách, con người cần phải đặt trong môi trường nhất định. “Nếu như cộng đồng ấy, xã hội ấy được thắt chặt kỷ cương, đạo đức xã hội, pháp luật nghiêm minh, người thực thi pháp luật không nể nang bất cứ ai, tạo ra xã hội thực sự dân chủ, minh bạch thông tin... thì những thói như ăn cắp vặt (tham nhũng cũng là ăn cắp vặt), háo danh, sĩ diện, không biết tranh luận, tùy tiện... sẽ khó có đất mà tồn tại”, ông Đức nêu quan điểm.
Còn theo nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vỹ, suy cho cùng vẫn cần yếu tố làm gương của người lớn, người làm công tác lãnh đạo, quản lý xã hội. “Khi mà chính những người này vẫn còn chưa tốt thì không thể mơ xã hội bớt đi những thói quen, tính xấu được”, ông nhấn mạnh.
“Chúng ta đi vào xã hội bắt đầu hiện đại, thế nhưng thực tế chỉ máy móc hiện đại chứ cái đầu chưa hiện đại được cả về tính cách, tập quán. Thậm chí, thế hệ sau còn có một bộ phận tồi tệ hơn, âm mưu, thủ đoạn hơn thế hệ trước, muốn “cổ truyền hóa” mình đi. Muốn khắc phục, không còn cách gì khác là phải thay đổi môi trường xã hội, ở đó tất cả mọi người phải cùng có ý thức thay đổi, bên cạnh vai trò của tuyên truyền - giáo dục”.

PGS.TS Lê Quý Đức
(Kiến thức)

Ăn 1 phá 10

Kết luận của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cuối cùng đã chỉ ra đích danh những cá nhân có hành vi tham ô tài sản trong vụ tiêu cực tại Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines). Nếu chỉ nhìn vào hành vi của từng cá nhân cụ thể trong vụ án từ khía cạnh tham ô có lẽ là chưa đủ.Một chiếc ụ nổi có tuổi thọ gần 50 năm, gọi đúng hơn là một cục sắt vụn không thể sử dụng được vào việc gì, đã được những người có chức vụ của Vinalines mua với giá hơn 37 tỉ đồng. Sau một hồi “nhào nặn” cục sắt vô tri được thổi giá lên thành 9 triệu USD (theo tỷ giá năm 2008 tương đương 144 tỉ đồng).

http://hanoimoi.com.vn/Uploads/image/News/Thumbnails/2012/5/Thumbnails30102012081035Dung.jpg

Chưa dừng lại ở đó, lãnh đạo Vinalines đã móc nối với cơ quan đăng kiểm, hải quan “vẽ” cục sắt này thành một con tàu để đủ điều kiện hoạt động hàng hải, đủ điều kiện thông quan. Báo cáo của Vinalines cho thấy chỉ tính riêng việc vận chuyển chiếc ụ nổi này theo đường biển về VN đã lên tới hơn 73 tỉ đồng, tính đến tháng 5.2012, tổng chi phí cho chiếc ụ nổi này lên tới 525 tỉ đồng và chưa dừng lại ở đó vì cho đến nay, doanh nghiệp này vẫn phải trả các khoản chi phí có thể lên tới hàng chục tỉ đồng cho việc trả lãi ngân hàng, thuê chỗ neo đậu, thuê người bảo vệ, trực sự cố... Tất cả những khoản này đều lấy từ những đồng tiền thuế của dân.

Trong phi vụ nói trên, lãnh đạo Vinalines “chỉ” được chia người nhiều nhất 10 tỉ đồng, người ít 340 triệu đồng nhưng con số thiệt hại họ gây ra đã lên tới hàng trăm tỉ đồng. Điều cay đắng hơn để ăn được những khoản tiền này lãnh đạo Vinalines phải chấp nhận lại quả cho người nước ngoài. Theo kết luận điều tra, trong khoản chênh lệch 9 triệu USD mua ụ nổi với thực giá 2,3 triệu USD, lãnh đạo Vinalines đã phải “biếu” không do các doanh nghiệp nước ngoài hàng triệu USD.

Hơn thế nữa, dư luận không chỉ bức xúc việc Dương Chí Dũng, Mai Xuân Phúc nhận hối lộ mỗi lần cả vali tiền mà còn ở chỗ, hành vi làm trái của họ nhận được sự đồng lõa của nhiều cơ quan chức năng, của chính nội bộ Vinalines, khi có rất nhiều người trong Hội đồng quản trị doanh nghiệp, Ban kiểm soát biết ụ nổi 83M thực chất chỉ là cục sắt vụn nhưng không ai dám lên tiếng. Sự tê liệt của hệ thống giám sát nội bộ là điều rất đáng bàn trong câu chuyện này.

Đề cập đến vụ việc, Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh từng gọi là “vừa ăn nhưng lại vừa phá”. Tuy nhiên, nói chính xác ở đây phải là, ăn 1 nhưng phá 10.
Thái Uyên
  (Thanh niên)

Bộ Công an đề nghị chuyển vụ EVN để điều tra

Sáng 15/10, tại buổi họp báo thường kỳ quý III, Phó Tổng thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh đã trả lời nhiều vấn đê liên quan đến kết luận của Thanh tra Chính phủ tại Tập đoàn EVN.
Vẫn 'cãi' chuyện biệt thự, siêu xe tính vào giá điện
 
Về kết luận của TTCP chỉ rõ những sai phạm của EVN như xây nhà, biệt thự, mua siêu xe, sân tennis...với giá trị lên đến gần 600 tỉ đồng mà EVN tính vào giá bán điện.
 
Lý giải sự chênh nhau quá lớn gấp 60 lần giữa các con số của EVN đưa ra, ông Khánh cho biết EVN giải thích đó là những công trình không thể thiếu để phục vụ cho quá trình đầu tư, sản xuất, kinh doanh.
 
Trong khi đó, ông Khánh nhắc lại quan điểm của TTCP “Những biệt thự, bể bơi, sân tennis... những công trình này phải dùng nguồn vốn phúc lợi để đầu tư, xây dựng. Về mặt nguyên tắc thì được khấu hao dần vào giá điện”, ông Khánh nói.
 
Ông Khánh cho biết, trong buổi làm việc mới đây, EVN có cho rằng việc xây dựng những hạng mục công trình này là hạch toán riêng, không tính vào giá điện.
 
“Chúng tôi không đi kiểm tra chi tiết việc hạch toán khấu hao các công tình đó thế nào. EVN cho rằng những công trình này là hạch toán riêng, không liên quan đến việc tăng giá điện cũng chưa thể khẳng định có đúng như EVN nói không. Chúng tôi sẽ tiếp tục xem xét vấn đề này", Phó Tổng TTCP cho hay.
 
Cũng theo ông Khánh, EVN thừa nhận việc mua sắm ô tô vượt định mức 3 tỉ đồng là sai và sẽ có biện pháp khắc phục triệt để: "hai Bộ Tài chính, Bộ Công thương sẽ đề xuất hướng xử lý. Về phía EVN, Tập đoàn này tự đề xuất, phần đúng tiêu chuẩn sẽ hoạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh, phần “vượt rào”, EVN muốn sử dụng lợi nhuận sau thuế để xử lý. TTCP đã báo cáo Thủ tướng xin ý kiến chỉ đạo xử lý trước nội dung này".
 
Mặc dù EVN khẳng định phần xây nhà, mua xe sang là hạch toán riêng và xin sử dụng lãi sau thuế để bù lại mà không liên quan đến việc tăng giá bán điện. Tuy nhiên, logic của EVN có vẻ đang đi ngược thực tế. Hạch toán riêng cụ thể là thế nào? Lãi sau thuế lấy ở đâu ra?
 
Chẳng phải, tại Hội nghị tổng kết sản xuất kinh doanh năm 2012 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), ngày 11/1, EVN đã báo cáo kể từ năm 2011, giá điện bán lẻ trong nước đã tăng 2 lần mỗi năm. Tổng hai lần tăng giá đã lên tới hơn 10% so với năm trước.
 
Sau 2 năm liên tiếp báo lỗ, năm 2012 ghi nhận EVN đã có lãi trở lại ở kinh doanh điện. Theo báo cáo tổng kết do ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng Giám đốc EVN công bố, doanh thu bán điện ước đạt 143,419 tỷ đồng. 

EVN giải trình những vấn đề gây nhiều tranh cãi thời gian qua
EVN giải trình những vấn đề gây nhiều tranh cãi thời gian qua
Tiết lộ bên lề hội nghị, đại diện lãnh đạo EVN còn cho biết, năm 2012 EVN lãi khoảng 6000 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau khi thực hiện các nghĩa vụ tài chính, bù lỗ giai đoạn trước mà con số lãi lại vẫn lơn hơn con số 100 tỷ đồng theo kế hoạch báo cáo Bộ Tài chính, Tập đoàn này sẽ có tính toán để ưu tiên lấy lãi bù lỗ trước.
 
Mặc dù thu lãi lớn từ bán điện, nhưng lãnh đạo EVN vẫn khẳng định, năm 2013 vẫn phải tăng giá bán. Đồng thời vị lãnh đạo này cũng khẳng định, tới đây, còn nhiều chi phí phải đưa vào đầy đủ trong giá bán điện nên giá có xu thế tăng cao.
 
Vậy khi ngay cả TTCP cũng chưa thể khẳng định chi phí xây nhà, biệt thự, xe sang EVN có hạch toán riêng không, hạch toán thế nào... thì cũng chưa thể nói EVN tính các chi phí này vào giá thành bán điện là "oan".
 
Giao chỉ tiêu lỗ, EVN hoàn toàn đúng
 
Trả lời câu hỏi về việc EVN giao chỉ tiêu lỗ cho một số đơn vị thành viên, ông Khánh giải thích, với đặc thù của tập đoàn, của chu trình sản xuất điện, việc giao lỗ là hoàn toàn có cơ sở và không vướng vào điều cấm nào. Tuy nhiên, tính hợp lý của hoạt động này như thế nào thì cần phải xem xét tiếp.
 
“Khi nào đạt được cơ chế thị trường điện cạnh tranh thì mới không phải tính đến chuyện giao lỗ bao nhiêu, anh nào được lãi, anh nào phải lỗ để đảm bảo cân bằng, hợp lý giữa các khâu” – ông Khánh nói.
 
Phó Tổng TTCP giải thích thêm, về con số tỉ suất lợi nhuận bằng 0 mà Thanh tra nêu ra. Đây chỉ là con số giả định để từ tỷ suất này tính toán, đề ra các chỉ tiêu khác cho tập đoàn chứ không phải chỉ số bắt buộc nhà nước giao doanh nghiệp phải đảm bảo “không bao giờ lỗ cũng không bao giờ lãi”.
 
Trả lời câu hỏi của báo chí về sự chênh lệch giữa con số kết luận thanh tra loại ra gần 6.500 tỉ đồng sai phạm của EVN so với dự thảo báo cáo của cơ quan này với Thủ tướng Chính phủ, ông Ngô Văn Khánh lý giải chênh lệch số tiền giữa dự thảo và kết luận, quá trình từ dự thảo ra kết luận thanh tra, hay từ báo cáo của đoàn đến dự thảo, có thể khác nhau và điều này là chuyện bình thường. Ông Khánh khẳng định, "khoản tiền này không liên quan đến việc tăng giá điện trong thời gian vừa qua".
 
Cũng theo ông Ngô Văn Khánh, sau khi có dự thảo kết luận thanh tra EVN và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, TTCP đã làm việc với các ngành có liên quan và nhận thấy còn có 17 vấn đề cần phải tiếp tục làm rõ.
 
Giao cơ quan điều tra
 
Kết luận thanh tra tại EVN, Phó Tổng Thanh tra Chính thông tin, trong quá trình thanh tra TTCP đã làm việc theo quy trình, phân định trách nhiệm cá nhân rất rõ ràng. Đoàn thanh tra cũng như những người giúp việc cho Tổng thanh tra phải tuân  thủ một quy trình nghiêm ngặt. 
 
TTCP cũng xác nhận việc 2 cán bộ của Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng (C48) Bộ Công an đưa công văn do Trung tướng Phan Văn Vĩnh - Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm ký sang làm việc với Thanh tra Chính phủ, đề nghị chuyển hồ sơ các việc tại EVN sang cơ quan điều tra. 
 
Thanh tra Chính phủ đã từ chối với lý do kết luận thanh tra không có nội dung nào đề xuất chuyển cơ quan điều tra nên không có trình tự, thủ tục chuyển hồ sơ như quy định nhưng thông tin thì rộng mở.
 
Ông Khánh khẳng định, "cơ chế thông tin giữa Thanh tra và Công an luôn thông suốt cả về chiều rộng, chiều sâu, trong tất cả các vụ việc, kể cả khi không có yêu cầu chuyển CQĐT. Nhưng phải có đầu mối, không phải thích là cung cấp, không thích thì thôi. Bản kết luận cũng đang chờ xin ý kiến Thủ tướng nên Thanh tra chưa cung chấp cho cơ quan công an", ông Khánh cho hay. 
 
 
Sớm công bố kết luận thanh tra ngân hàng Agribank
 
Trả lời liên quan đến kết luận thanh tra tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Tập đoàn Cao su, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)…, Phó tổng thanh tra Chính phủ Lê Tiến Hào cho biết, về cơ bản các cuộc thanh tra tại đã hoàn tất. 
 
Tuy nhiên, do đây là những cuộc thanh tra lớn, nhiều vấn đề phức tạp cần phải xin ý kiến chỉ đạo của  Thủ tướng nên kết luận cuối cùng vẫn chưa thể cung cấp tới báo chí.
 
Đặc biệt, đối với việc thanh tra tại Agribank, lãnh đạo Thanh tra Chính phủ thừa nhận việc ban hành kết luận có chậm sau khi đã kết thúc từ tháng 7/2012. Tuy nhiên, dù đã hai lần báo cáo Thủ tướng, song đến nay vẫn chưa có ý kiến chính thức.
 
Hơn nữa, trong kết luận thanh tra tại Agribank có nhiều vấn đề phức tạp, có những món nợ từ rất lâu, nên mọi phán xét đều phải hết sức thận trọng, khách quan và chính xác.
 
“Kết luận thanh tra Agribank nếu không khách quan, chính xác thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống tài chính, ngân hàng vì đây là cơ quan khá nhạy cảm”, Phó tổng thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh nói.
 
Tuy nhiên, theo ông Khánh, Thanh tra Chính phủ “sẽ sớm công bố” kết luận thanh tra tại Agribank. Và dù chưa có kết luận chính thức, song ông cho biết, hiện nay Agribank đã và đang “khẩn trương khắc phục” 
 
quyết liệt các sai phạm và hạn chế mà Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra sau khi thanh tra tại ngân hàng này.
Hiếu Lam
(Đất Việt)

Khám xét Bệnh viện Tây Đô

 Quyết định khám xét trụ sở làm việc của Cơ quan điều tra d
Cơ quan điều tra đọc quyết định khám xét Bệnh viện Tây Đô
Trước khi tiến hành khám xét, cơ quan điều tra đã triệu tập các thành viên sáng lập và các thành viên góp vốn thành lập Công ty TNHH Bệnh viện Tây Đô để công bố quyết định khởi tố vụ án sử dụng trái phép tài sản xảy ra tại đây, đồng thời công bố quyết định khám xét trụ sở làm việc của bệnh viện đã được Viện KSND cùng cấp phê chuẩn, nhằm thu giữ các tài liệu liên quan để phục vụ cho công tác điều tra của vụ án.

Như Thanh Niên Online đã thông tin, ngày 15.10, thông tin từ Cơ quan CSĐT - Công an TP.Cần Thơ cho biết cơ quan này vừa ký quyết định khởi tố vụ án sử dụng trái phép tài sản xảy ra tại Công ty TNHH Bệnh viện Tây Đô (Bệnh viện Tây Đô) theo yêu cầu của Viện KSND TP.Cần Thơ, để điều tra hành vi sử dụng trái phép tài sản, Viện KSND TP cũng yêu cầu cơ quan điều tra cần làm rõ chứng cứ, hành vi chiếm đoạt tài sản thông qua việc kê khống giá đất, sử dụng công quỹ để trả nợ riêng, chuyển nhượng vốn góp khống… để khởi tố bổ sung.

Viện cũng yêu cầu cơ quan CSĐT khám xét Bệnh viện Tây Đô để thu giữ tài liệu phục vụ công tác điều tra. Đến 13 giờ 30 cùng ngày, theo ghi nhận của PV Thanh Niên tại hiện trường, việc khám xét và thu giữ tài liệu tại bệnh viện liên quan đến vụ án vẫn chưa thực hiện xong.

Mai Trâm
 (Thanh niên)

Hé lộ vai trò em trai Dương Chí Dũng

Dương Tự Trọng
Hiện chưa rõ làm thế nào ông Trọng biết tin anh trai sắp bị bắt
Bộ Công an Việt Nam đã đề nghị Viện kiểm sát truy tố ông Dương Tự Trọng, vốn từng là phó giám đốc và thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Hải Phòng, về tội giúp cho anh trai là ông Dương Chí Dũng, cựu chủ tịch Vinalines, bỏ trốn ra nước ngoài.

Khi bị bắt hồi tháng Hai năm nay, ông Trọng đang là đại tá và đã được thăng cấp lên làm cục trưởng Cục Quản lý hành chính về trật tự xã hội của Bộ Công an.

Ông Trọng bị đề nghị truy tố về tội ‘Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài’ theo Điều 275 Bộ Luật hình sự.
Công an và giang hồ
Cùng bị đề nghị truy tố với ông Trọng trong cùng một vụ việc là bảy bị can khác, trong đó có lãnh đạo các đơn vị của Công an Hải Phòng và một đối tượng được cho là ‘giang hồ cộm cán’ ở thành phố này.

Theo kết quả điều tra của Bộ Công an do báo chí trong nước dẫn lại, sau khi biết tin anh trai sắp bị khởi tố, bắt tạm giam hồi tháng 5/ 2012, Dương Tự Trọng đã chỉ đạo thuộc cấp là Trung tá Hoàng Văn Thắng cùng một người có tên là Phạm Minh Tuấn lên Hà Nội đón ông Dũng về Hải Phòng rồi đi Quảng Ninh để tìm đường trốn sang Trung Quốc.

Tuy nhiên, không vượt biên sang Trung Quốc được, ông Dũng được đưa trở lại về Hải Phòng ẩn náu rồi sau đó khoảng một tuần được đưa vào Thành phố Hồ Chí Minh để trốn sang Campuchia.

Ngày 24/5 năm ngoái, ông Dương Chí Dũng đi cùng một người, Đồng Xuân Phong, từ Campuchia sang Singapore để làm thủ tục xuất cảnh đi Mỹ.

Công an Việt Nam nói do đã có thông báo cho Interpol nên ông Dũng không được nhập cảnh vào Mỹ.

Ông Dũng quay lại Campuchia sau đó và bị bắt ngày 4/9.

Ông Dương Tự Trọng bị cáo buộc hai lần chuyển tiền sang Campuchia cho anh trai chi dùng trong thời gian lẩn trốn.

Theo tờ Người Lao Động thì trong số những người tổ chức cho ông Dũng bỏ trốn có một người là ‘đối tượng giang hồ có tiếng ở Hải Phòng’: Trần Văn Dũng, tức Dũng ‘Bắc Kạn’.

Ngoài ra báo chí trong nước còn cho biết thêm là quá trình điều tra ông Trọng đã hé lộ thêm chi tiết ông này bao che cho một đối tượng có tên là Đồng Xuân Phong, vốn từng là cán bộ Hải quan Hải Phòng bị Công an Thành phố Hồ Chí Minh truy nã về tội buôn lậu.

Theo đó, ông Trọng không những không bắt giữ Đồng Xuân Phong mà còn nhờ người này phối hợp tổ chức cho anh trai vượt biên chạy trốn.

Trên các diễn đàn mạng đã xuất hiện các lời chỉ trích rằng ‘công an Hải Phòng có quan hệ với xã hội đen’ và rằng ‘sếp công an bắt tay với trùm buôn lậu, lưu manh’.

Người Lao Động còn cho biết thêm chi tiết về kết quả điều tra ông Trọng là ông này đã yêu cầu thuộc cấp cấp hai thẻ căn cước ghi tên giả nhưng có gắn hình ông để ‘phục vụ mục đích cá nhân’ và một trong hai thẻ căn cước giả này đã ‘được sử dụng để đăng ký khai sinh tên cha cho hai con của một phụ nữ trú tại Quận Cầu Giấy, Hà Nội’.
(BBC)

Dương Tự Trọng giúp Dương Chí Dũng bỏ trốn thế nào?

Để giúp anh trai Dương Chí Dũng bỏ trốn ngay trước khi cơ quan điều tra tống đạt lệnh khởi tố và bắt tạm giam Dương Tự Trọng - nguyên đại tá, Phó Giám đốc Công an TP Hải Phòng - đã chỉ đạo thuộc cấp đón ông Dũng rồi móc nối đường đây đưa ra nước ngoài.
Ông Dương Tự Trọng (ảnh) đã tổ chức cho anh trai Dương Chí Dũng bỏ trốn ngay trước khi Cơ quan điều tra tống đạt lệnh khởi tố, bắt tạm giam
Ngày 15-10, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT - Bộ Công an) đã hoàn tất kết luận điều tra vụ án “Trần Văn Dũng cùng đồng bọn tổ chức người khác trốn đi nước ngoài", đề nghị truy tố ông Dương Tự Trọng - nguyên đại tá, nguyên Phó giám đốc Công an Hải Phòng, nguyên Phó cục trưởng Cục cảnh sát quản lý hành chính về Trật tự xã hội - cùng một số đồng phạm về hành vi tổ chức người khác trốn đi nước ngoài, theo Điều 275 Bộ luật hình sự.
Các bị can này bị đề nghị truy tố vì đã tổ chức cho ông Dương Chí Dũng (anh trai ông Dương Tự Trọng), nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).
Các bị can còn lại gồm: Trần Văn Dũng (tức Dũng “Bắc Kạn”, đối tượng giang hồ có tiếng ở Hải Phòng), Vũ Tiến Sơn (nguyên Phó Trưởng Phòng Cảnh sát điều tra (CSĐT) tội phạm về trật tự xã hội, Công an TP Hải Phòng), Đồng Xuân Phong (nguyên cán bộ Hải quan Hải Phòng), Hoàng Văn Thắng (nguyên trung tá, nguyên Đội trưởng thuộc Phòng Cảnh sát Môi trường, Công an TP Hải Phòng), Nguyễn Trọng Ánh ( nguyên thiếu uý, nguyên cán bộ Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an TP Hải Phòng), Nguyễn Hồng Vinh (nguyên Giám đốc một công ty cổ phần ở TPHCM), Phạm Minh Tuấn (trú tại phường Minh Khai, quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng).
Như Báo Người Lao Động đã đưa tin, ngày 17-5-2012, Cơ quan điều tra (CQĐT) ra quyết định khởi tố bị can, khám xét, bắt tạm giam ông Dương Chí Dũng về hành vi cố ý làm trái trong việc phê duyệt dự án sửa chữa tàu biển Vinalines phía Nam và việc mua ụ nổi 83M.
Cũng trong ngày hôm đó, trước thời điểm CQĐT tống đạt các quyết định khởi tố bị can đối với ông Dũng, ông Dương Tự Trọng đã chỉ đạo Hoàng Văn Thắng, Phạm Minh Tuấn lên Hà Nội đón ông Dũng đi Hải Phòng, rồi Quảng Ninh. Do không trốn sang được Trung Quốc nên các đối tượng lại quay về Hải Phòng.
Khoảng một tuần sau, ông Dũng lại được các đối tượng đưa vào TP HCM rồi trốn sang Campuchia… Được biết, toàn bộ quá trình đưa ông Dũng đi trốn đều có sự tham gia, bàn bạc của Dũng “Bắc Kạn”, Vũ Tiến Sơn và Đồng Xuân Phong.
Sau 3 tháng, đến ngày 4-9-2012 bị can Dương Chí Dũng đã bị bắt trở lại.
Ngày 22-2-2013, Cơ quan ANĐT - Bộ Công an đã thực hiện bắt, tạm giam đối với ông Dương Tự Trọng. Quá trình điều tra mở rộng vụ án trên, CQĐT đã khởi tố một vụ án độc lập khác để điều tra hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ của ông Dương Tự Trọng.
Cụ thể, mặc dù biết Đồng Xuân Phong bị Công an TP HCM truy nã về hành vi buôn lậu, song trong thời gian giữ chức vụ tại công an TP Hải Phòng, ông Dương Tự Trọng không những không tổ chức truy bắt Phong mà còn liên hệ, “chỉ đạo” Phong tổ chức cho ông Dũng trốn ra nước ngoài.
Ngoài ra, cơ quan chức năng còn cáo buộc, ông Dương Tự Trọng đã lợi dụng chức vụ để yêu cầu cấp dưới cấp 2 chứng minh nhân dân (CMND) ghi thông tin giả, có gắn ảnh ông Trọng vào để phục vụ mục đích cá nhân. Được biết, một trong 2 CMND giả trên được ông Trọng sử dụng để đăng ký khai sinh tên cha cho 2 con của một phụ nữ trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Nguyễn Quyết
(Người Lao động)

Sếp công ích nhận “lương khủng”: Chuyển hồ sơ sang Công an điều tra

Trước những dấu hiệu sai phạm quá rõ ràng tại 4 doanh nghiệp công ích có sếp lĩnh “lương khủng” trực thuộc, UBND TP.HCM đã quyết định chuyển hồ sơ vụ việc sang cho cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an TP. HCM để làm điều tra theo quy định pháp luật.
Theo tin từ UBND TP.HCM, sáng nay (16/10/2013), ông Lê Mạnh Hà – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đã ký văn bản chấp thuận đề nghị của Sở Lao động Thương binh và Xả hội về việc cung cấp đầy đủ tài liệu, hồ sơ về các doanh nghiệp dịch vụ công ích có vi phạm pháp luật về lao động, tiền lương, cho cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an TP.HCM để tiếp tục điều tra làm rõ trách nhiệm hình sự các cá nhân và tập thể theo quy định của pháp luật.
Xử lý nghiêm để làm gương
Trao đổi với PV Báo Giáo Dục Việt Nam vào trưa nay, ông Lê Mạnh Hà nhấn mạnh: “Trước những sai phạm rất nghiêm trọng về pháp luật lao động, tiền lương của các lãnh đạo tại 4 doanh nghiệp công ích trên địa bàn, gây bất bình trong dư luận thời gian qua, Thường vụ Thành ủy, UBND xác định sẽ xử lý nghiêm, nhằm lập lại kỷ cương trong khối doanh nghiệp nhà nước trực thuộc, cũng như trả lại sự công bằng cho người lao độn”.
Như đã thông tin, ngày 4/9/2013, Phó Chủ tịch UBND TP. HCM Nguyễn Hữu Tín đã đã ký quyết định tạm đình chỉ công tác của 8 lãnh đạo các công ty nhà nước hoạt động công ích hưởng lương sai qui định để tiến hành kiểm điểm.
Trước đó, Thường vụ Thành ủy cũng đã có cuộc họp thông báo kết luận về những sai phạm của ban lãnh đạo tại các công ty công ích này. Theo nhận định của Ban Thường vụ Thành ủy, tại các đơn vị công ích này đã có những sai phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng như: ký hợp đồng sai quy định của Luật lao động để tước đoạt quyền lợi của người lao động; chia tiền lương cho lãnh đạo doanh nghiệp cao bất thường, bất bình đẳng; số lao động thấp hơn nhiều so với thực tế.
Mặc khác, các cá nhân này cũng có những vi phạm tại điểm C, mục 5, điều 5, Quy định 181 của Trung ương về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm. Đó là vi phạm làm mất uy tín của bản thân, tổ chức, cơ quan, đơn vị nơi đảng viên sinh hoạt, công tác; mất đoàn kết nội bộ, gây dư luận xấu, bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; làm mất niềm tin của nhân dân đối với tổ chức đảng hoặc gây lãng phí, thất thoát về tiền, tài sản phải bồi thường thiệt hại một lần có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên.
Theo Ban Thường vụ Thành ủy, việc tiến hành kiểm điểm các cá nhân có liên quan trong vụ việc này là để xử nghiêm minh đúng pháp luật, đúng người đúng tội, trả lại sự công bằng cho người lao động.
Sẽ truy tố hình sự tội danh tham nhũng?
Vụ việc sai phạm nghiêm trọng của các sếp công ích đã gây bất bình sâu sắc trong dư luận xã hội, đặc biệt là trong tập thể lao động tại 4 đơn vị trên. Đã có rất nhiều ý kiến đề nghị cần phải xem xét lại trách nhiệm hình sự của các cá nhân này cũng như trách nhiệm của đơn vị chủ quản có trách nhiệm quản lý về nhà nước.
Theo tham vấn với các chuyên gia về pháp luật, trong vụ việc sai phạm này, các sếp công ích đều có dấu hiệu của tội “Báo cáo sai trong quản lý kinh tế” được quy định tại Điều 167 Bộ Luật hình sự.
Dân khổ cho sếp công ích làm giàu.
Luật sư Nguyễn Văn Trường – Đoàn Luật sư TP. HCM cho biết, tại Khoản 1 Bộ Luật hình sự quy định: Người nào vì vụ lợi hoặc vì động cơ cá nhân khác mà báo cáo với cơ quan có thẩm quyền những số liệu, tài liệu rõ ràng không đúng sự thật gây hậu quả nghiêm trọng cho việc xây dựng hay thực hiện kế hoạch kinh tế – xã hội của Nhà nước. Hoặc đã bị xử lý kỷ luật/ xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.
Riêng về hành vi vi phạm ký hợp đồng sai với người lao động, Bộ luật hình sự hiện chưa có quy định về tội phạm liên quan nên hành vi này không thể truy cứu trách nhiệm hình sự được.
“Tuy vậy, đây sẽ là yếu tố để các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xem xét, đánh giá tổng thể toàn bộ các sai phạm để có hướng xử lý thích hợp” – Luật sự Trường tham vấn.
Còn theo Luật sư Hồ Nguyên Lễ – Trưởng Văn phòng luật sư Tín Nghĩa: Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định rất cụ thể hệ thống thang bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước.
Đồng thời, Thông tư số 27/2010/TT-LĐTBXH ngày 14/9/2010 do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao và tiền thưởng trong những Công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu vốn.
Thế nhưng, lãnh đạo của các công ty công ích trên đã bỏ qua các quy định tại những chính sách trên để tư lợi tiền Nhà nước bằng việc chi lương “khủng” cho những cán bộ lãnh đạo trong công ty. Hành vi sai phạm này có dấu hiệu của tội “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” được quy định tại Điều 165 – Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
Theo quy định của điều luật này, hành vi vi phạm gây thiệt hại từ 100 triệu đồng là có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu phạm tội gây thiệt hại từ 300 triệu đồng đến dưới 1 tỉ đồng, có thể bị phạt tù từ 3 – 12 năm. Nếu phạm tội gây thiệt hại từ 1 tỉ đồng trở lên, có thể bị phạt tù từ 10 – 20 năm.
“Có thể thấy, tội “tham ô” của các ông sếp trong vụ việc này là rất rõ ràng, vì vậy, quá đủ căn cứ để khởi tố về tội tham ô vì họ sử dụng quyền hạn do Nhà nước giao phó, lấy tiền bạc của Nhà nước, của doanh nghiệp trái pháp luật để hưởng lợi cho cá nhân.” – vị luật sư này nhận định.
Danh sách 8 lãnh đạo các đơn vị công ích sai phạm trong vụ việc này đã bị Ban thường vụ Thành ủy kỷ luật:

1. Ông Nguyễn Trọng Luyện – Đảng ủy viên Đảng ủy Sở Giao thông Vận tải, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty TNHH một thành viên Thoát nước đô thị TP. HCM.

2. Ông Lê Thanh Sơn – Giám đốc công ty TNHH một thành viên Thoát nước đô thị TP. HCM.

3. Ông Trần Trọng Huệ – Đảng ủy viên Đảng ủy Sở Giao thông Vận Tải, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty TNHH MTV Chiếu sáng công cộng TP.HCM.
4. Ông Trần Minh Hùng – Giám đốc công ty TNHH MTV Chiếu sáng công cộng TP.HCM.

5. Ông Nguyễn Nhật Tấn – Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty TNHH một thành viên Công trình giao thông Sài Gòn.

6. Ông Phạm Văn Vĩnh – Giám đốc công ty TNHH một thành viên Công trình giao thông Sài Gòn.

7. Ông Phạm Văn Hiếu – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH một thành viên Công viên cây xanh.

8. Ông Trần Thiện Hà – Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Công viên cây xanh.
(Giáo Dục VN)

* DHK - Trang Thông Tin Đa Chiều. Tất cả bài đăng tải trên thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả không phản ảnh quan điểm hay lập trường của DHK

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét