--"Tù nhân" Ba Sương & "tội phạm" Văn Vươn-Blog Hiệu Minh
Đất
là thiêng liêng, là mồ hôi, là nước mắt và trộn cả máu. Thời hội nhập,
đất càng giá trị. Nếu không hiểu triết lý đơn giản này và chính quyền
không biết đối xử với đất thì tiếng khóc còn đau đớn và máu còn tiếp
tục đổ.
“Tù nhân” Trần Ngọc Sương
Nhiều người biết bà Trần Ngọc Sương là Anh hùng lao động, con gái của Giám đốc tiền nhiệm Trần Ngọc Hoằng. Người cha đã một nắng hai sương với hàng chục ngàn nông dân nơi đây, đưa Sông Hậu thành nông trường anh hùng.
Ngày 19/11/2009, Tòa án nhân dân TP Cần Thơ đã đưa vụ án “Lập quỹ trái phép” tại Nông trường Sông Hậu ra xét xử phúc thẩm. Tại đây, HĐXX đã tuyên y án sơ thẩm 8 năm tù giam, buộc bồi thường hơn 4,3 tỷ đồng đối với bà Trần Ngọc Sương, nguyên Giám đốc Nông trường.
Không ai có thể biết động cơ đứng đằng sau vụ án này là gì. Chỉ biết rằng, hàng nghìn hecta đất của nông trường do mấy 16 ngàn nông dân đào đắp, khai phá từ 30 năm nay, bây giờ có thể thành miếng mồi ngon cho các nhà đầu tư.
Người ta ngạc nhiên về một người anh hùng, bị buộc tội dùng quĩ đen mấy tỷ đồng, mà cuối đời bà Sương không nhà, không cửa, ngủ trên một cái giường cá nhân với 8 năm tù đang đợi. Nghịch cảnh rơi nước mắt.
Vụ án tưởng đi vào quên lãng, nhưng mới đây thôi, người ta lại định đưa bà ra xử. VTC News cho biết, số tiền “quỹ trái phép” tại Nông trường Sông Hậu đã có từ trước năm 1994, đến năm 2000 bà Sương mới làm Giám đốc, nên bà không phải là người “lập quỹ trái phép”.
Bà Sương đã viết đơn kêu oan gửi tứ phương và nói : “Đối với tôi bây giờ, sức khỏe đã tàn tạ, danh dự bị các cơ quan tiến hành tố tụng ở Cần Thơ và huyện Cờ Đỏ cố tình bôi nhọ. Nếu họ cố tình xử tù tôi, vào tù thiếu thốn đủ thứ lại ốm đau bệnh tật cũng dễ chết sớm, đó là bước đường cùng mà Viện KSND TP Cần Thơ giao và Viện KSND huyện Cờ Đỏ muốn dồn tôi đến chỗ chết. Tôi nghĩ: thà rằng chết trước khi bị đưa ra xét xử còn được nén nhang của bà con cô bác, của hầu hết cán bộ, nhân viên Nông trường Sông Hậu vẫn hằng ngày quý mến và đòi chân lý cho tôi thắp cho hơn là chết ở trong tù trong nỗi oan ức triền miên và sự cô quạnh tột đỉnh”.
“Tội phạm” Đoàn Văn Vươn
Anh Đoàn Văn Vươn không nổi tiếng như bà Ba Sương. Cha của anh là đảng viên trung thành tuyệt đối, anh Vươn từng đi bộ đội, một nông dân hiền lành chất phác, chí thú làm ăn, bỏ đại học để chinh phục biển, nhưng bỗng anh trở thành tội phạm chống chính quyền.
Cách đây hơn một năm (22-7-2010) báo Pháp luật và Đời sống đã đăng về một người được gọi là “Kỳ tài đất Tiên Lãng và cuộc chinh phục lời nguyền của biển”. Đó là phóng sự về anh Vươn biến vùng đất khỉ ho cỏ gáy ven biển, không ai thèm để ý, thành một khu đầm nuôi trồng thủy sản rộng hàng trăm hecta. Họ được thuê đất 20 năm, kể từ năm 1993, nhưng nay mới là 2012 thì đã tiến hành thu hồi.
Theo báo CAND, một số người dân trên địa bàn cho rằng, việc thu hồi đầm nuôi trồng thủy sản của UBND huyện Tiên Lãng có điều chưa minh bạch, chủ trương chia lại đất trong quy hoạch phát triển sân bay vừa không đúng với chủ trương giao đất nông nghiệp lâu dài, ổn định đã khiến cho gia đình anh Vươn và một số chủ đầm khác phản ứng tiêu cực.
Trước khi tiến hành cưỡng chế, một số chủ đầm đã gửi “tối hậu thư” đến cấp lãnh đạo huyện với nội dung nếu cuộc cưỡng chế xẩy ra, sẽ có đổ máu.
Mấy ngày qua, anh Vươn được lên mặt báo là do vụ đấu súng với chính quyền, làm sáu công an bị thương. Dân Hải Phòng không dọa suông, máu đã đổ thực sự.
Đất – mồ hôi, nước mắt và máu
Từ ngàn đời, để tạo nên những vùng đất phì nhiêu, nuôi sống con người, bao nước mắt và mồ hôi đã đổ xuống. Để bảo vệ đất có cả máu.
Vụ án bà Ba Sương và nay là vụ đổ máu tại Hải Phòng đều liên quan đến đất. Và còn nhiều vụ khác nữa mà truyền thông chưa có dịp được nói.
Người nông dân chất phác đổ mồ hôi, sôi nước mắt, biến một vùng khỉ ho cò gáy thành bờ xôi, ruộng mật, thì bỗng có kẻ dòm ngó. Chuyện còn lại là làm việc với người có “thẩm quyền”.
Đất ở ta là sở hữu toàn dân, nhưng quyết định dùng như thế nào lại nằm trong tay “đầy tớ của nhân dân”.
Phản ứng khi bị thu hồi đất, có người đi biểu tình, rồi khóc và dọa tự tử như bà Ba Sương. Nhưng có người thề chết như anh Vươn.
Câu hỏi ở đây là ai đã biến những anh hùng, người lính, đảng viên và cả những người nông dân hiền lành thành tội đồ một cách dễ dàng đến thế.
Khi tìm ra được nguyên nhân và giải pháp, chắc chắn không còn những anh hùng Ba Sương – tù nhân và người lính Văn Vươn - tội phạm.
Vĩ thanh
Tôi chợt nhớ bài diễn văn của ông trùm da đỏ Seattle. Sau khi tạo nên khu vực bang Washington năm 1853, chính phủ Mỹ đã đề nghị người da đỏ ký các hiệp định để mua đất của họ. Người da đỏ biết là không thể nào từ chối được. Ông Seattle (1786-1866), trùm da đỏ, đã đọc một bài diễn văn thống thiết trước thống đốc Isaac Stevens. Diễnvăn này được coi là một tài sản văn hoá vô giá để đời và đã được dịch sang nhiều thứ tiếng.
Trích đoạn “Làm sao các người có thể mua bán khung trời và hơi ấm của đất? Ý nghĩ đó đối với chúng tôi thật kỳ lạ. Thế nếu chúng tôi không sở hữu cái mát mẻ của không khí và cái lung linh của mặt nước, thì các người làm sao mà mua? Mỗi mẩu đất này đều thiêng liêng cho dân tộc chúng tôi.
Linh hồn những người da trắng đã quên xứ mình sinh ra khi đi vào giữa các vì sao. Linh hồn những người chết chúng tôi không bao giờ quên trái đất tuyệt vời này, vì trái đất là mẹ của người da đỏ.
Các ông (người da trắng) phải dạy cho con cháu là đất chúng bước lên được tạo bởi tàn hương của tổ tiên. Dạy cho chúng biết tôn trọng đất, bảo chúng là đất được giầu có bởi đời sống của dòng dõi. Dạy cho con cái các ông những điều mà chúng tôi dạy cho con cái chúng tôi, là đất là người mẹ. Cái gì xẩy đến cho đất sẽ xẩy đến cho con cái của đất. Ai khạc nhổ lên đất là khạc nhổ lên chính mình. ”
Triết lý “sống trong đất, chết vùi trong đất” của người da đỏ là thế.
Bà Ba Sương và 16 ngàn công nhân nông trường Sông Hậu, rồi hàng chục vạn nông dân “bỗng nhiên mất đất”, kể cả những chủ trại nuôi tôm ở Tiên Lãng (Hải Phòng), cũng yêu đất không khác ông Seattle cách đây 150 năm.
Nhưng liệu rằng, chính quyền có biết trên đời này có “tình yêu đất” như thế hay không?
HM. 7-1-2012.
- Người chống cưỡng chế ở Tiên Lãng khai nguyên nhân nổ súng“Tù nhân” Trần Ngọc Sương
Nhiều người biết bà Trần Ngọc Sương là Anh hùng lao động, con gái của Giám đốc tiền nhiệm Trần Ngọc Hoằng. Người cha đã một nắng hai sương với hàng chục ngàn nông dân nơi đây, đưa Sông Hậu thành nông trường anh hùng.
Ngày 19/11/2009, Tòa án nhân dân TP Cần Thơ đã đưa vụ án “Lập quỹ trái phép” tại Nông trường Sông Hậu ra xét xử phúc thẩm. Tại đây, HĐXX đã tuyên y án sơ thẩm 8 năm tù giam, buộc bồi thường hơn 4,3 tỷ đồng đối với bà Trần Ngọc Sương, nguyên Giám đốc Nông trường.
Không ai có thể biết động cơ đứng đằng sau vụ án này là gì. Chỉ biết rằng, hàng nghìn hecta đất của nông trường do mấy 16 ngàn nông dân đào đắp, khai phá từ 30 năm nay, bây giờ có thể thành miếng mồi ngon cho các nhà đầu tư.
Người ta ngạc nhiên về một người anh hùng, bị buộc tội dùng quĩ đen mấy tỷ đồng, mà cuối đời bà Sương không nhà, không cửa, ngủ trên một cái giường cá nhân với 8 năm tù đang đợi. Nghịch cảnh rơi nước mắt.
Vụ án tưởng đi vào quên lãng, nhưng mới đây thôi, người ta lại định đưa bà ra xử. VTC News cho biết, số tiền “quỹ trái phép” tại Nông trường Sông Hậu đã có từ trước năm 1994, đến năm 2000 bà Sương mới làm Giám đốc, nên bà không phải là người “lập quỹ trái phép”.
Bà Sương đã viết đơn kêu oan gửi tứ phương và nói : “Đối với tôi bây giờ, sức khỏe đã tàn tạ, danh dự bị các cơ quan tiến hành tố tụng ở Cần Thơ và huyện Cờ Đỏ cố tình bôi nhọ. Nếu họ cố tình xử tù tôi, vào tù thiếu thốn đủ thứ lại ốm đau bệnh tật cũng dễ chết sớm, đó là bước đường cùng mà Viện KSND TP Cần Thơ giao và Viện KSND huyện Cờ Đỏ muốn dồn tôi đến chỗ chết. Tôi nghĩ: thà rằng chết trước khi bị đưa ra xét xử còn được nén nhang của bà con cô bác, của hầu hết cán bộ, nhân viên Nông trường Sông Hậu vẫn hằng ngày quý mến và đòi chân lý cho tôi thắp cho hơn là chết ở trong tù trong nỗi oan ức triền miên và sự cô quạnh tột đỉnh”.
“Tội phạm” Đoàn Văn Vươn
Anh Đoàn Văn Vươn không nổi tiếng như bà Ba Sương. Cha của anh là đảng viên trung thành tuyệt đối, anh Vươn từng đi bộ đội, một nông dân hiền lành chất phác, chí thú làm ăn, bỏ đại học để chinh phục biển, nhưng bỗng anh trở thành tội phạm chống chính quyền.
Cách đây hơn một năm (22-7-2010) báo Pháp luật và Đời sống đã đăng về một người được gọi là “Kỳ tài đất Tiên Lãng và cuộc chinh phục lời nguyền của biển”. Đó là phóng sự về anh Vươn biến vùng đất khỉ ho cỏ gáy ven biển, không ai thèm để ý, thành một khu đầm nuôi trồng thủy sản rộng hàng trăm hecta. Họ được thuê đất 20 năm, kể từ năm 1993, nhưng nay mới là 2012 thì đã tiến hành thu hồi.
Theo báo CAND, một số người dân trên địa bàn cho rằng, việc thu hồi đầm nuôi trồng thủy sản của UBND huyện Tiên Lãng có điều chưa minh bạch, chủ trương chia lại đất trong quy hoạch phát triển sân bay vừa không đúng với chủ trương giao đất nông nghiệp lâu dài, ổn định đã khiến cho gia đình anh Vươn và một số chủ đầm khác phản ứng tiêu cực.
Trước khi tiến hành cưỡng chế, một số chủ đầm đã gửi “tối hậu thư” đến cấp lãnh đạo huyện với nội dung nếu cuộc cưỡng chế xẩy ra, sẽ có đổ máu.
Mấy ngày qua, anh Vươn được lên mặt báo là do vụ đấu súng với chính quyền, làm sáu công an bị thương. Dân Hải Phòng không dọa suông, máu đã đổ thực sự.
Đất – mồ hôi, nước mắt và máu
Từ ngàn đời, để tạo nên những vùng đất phì nhiêu, nuôi sống con người, bao nước mắt và mồ hôi đã đổ xuống. Để bảo vệ đất có cả máu.
Vụ án bà Ba Sương và nay là vụ đổ máu tại Hải Phòng đều liên quan đến đất. Và còn nhiều vụ khác nữa mà truyền thông chưa có dịp được nói.
Người nông dân chất phác đổ mồ hôi, sôi nước mắt, biến một vùng khỉ ho cò gáy thành bờ xôi, ruộng mật, thì bỗng có kẻ dòm ngó. Chuyện còn lại là làm việc với người có “thẩm quyền”.
Đất ở ta là sở hữu toàn dân, nhưng quyết định dùng như thế nào lại nằm trong tay “đầy tớ của nhân dân”.
Phản ứng khi bị thu hồi đất, có người đi biểu tình, rồi khóc và dọa tự tử như bà Ba Sương. Nhưng có người thề chết như anh Vươn.
Câu hỏi ở đây là ai đã biến những anh hùng, người lính, đảng viên và cả những người nông dân hiền lành thành tội đồ một cách dễ dàng đến thế.
Khi tìm ra được nguyên nhân và giải pháp, chắc chắn không còn những anh hùng Ba Sương – tù nhân và người lính Văn Vươn - tội phạm.
Vĩ thanh
Tôi chợt nhớ bài diễn văn của ông trùm da đỏ Seattle. Sau khi tạo nên khu vực bang Washington năm 1853, chính phủ Mỹ đã đề nghị người da đỏ ký các hiệp định để mua đất của họ. Người da đỏ biết là không thể nào từ chối được. Ông Seattle (1786-1866), trùm da đỏ, đã đọc một bài diễn văn thống thiết trước thống đốc Isaac Stevens. Diễnvăn này được coi là một tài sản văn hoá vô giá để đời và đã được dịch sang nhiều thứ tiếng.
Trích đoạn “Làm sao các người có thể mua bán khung trời và hơi ấm của đất? Ý nghĩ đó đối với chúng tôi thật kỳ lạ. Thế nếu chúng tôi không sở hữu cái mát mẻ của không khí và cái lung linh của mặt nước, thì các người làm sao mà mua? Mỗi mẩu đất này đều thiêng liêng cho dân tộc chúng tôi.
Linh hồn những người da trắng đã quên xứ mình sinh ra khi đi vào giữa các vì sao. Linh hồn những người chết chúng tôi không bao giờ quên trái đất tuyệt vời này, vì trái đất là mẹ của người da đỏ.
Các ông (người da trắng) phải dạy cho con cháu là đất chúng bước lên được tạo bởi tàn hương của tổ tiên. Dạy cho chúng biết tôn trọng đất, bảo chúng là đất được giầu có bởi đời sống của dòng dõi. Dạy cho con cái các ông những điều mà chúng tôi dạy cho con cái chúng tôi, là đất là người mẹ. Cái gì xẩy đến cho đất sẽ xẩy đến cho con cái của đất. Ai khạc nhổ lên đất là khạc nhổ lên chính mình. ”
Triết lý “sống trong đất, chết vùi trong đất” của người da đỏ là thế.
Bà Ba Sương và 16 ngàn công nhân nông trường Sông Hậu, rồi hàng chục vạn nông dân “bỗng nhiên mất đất”, kể cả những chủ trại nuôi tôm ở Tiên Lãng (Hải Phòng), cũng yêu đất không khác ông Seattle cách đây 150 năm.
Nhưng liệu rằng, chính quyền có biết trên đời này có “tình yêu đất” như thế hay không?
HM. 7-1-2012.
-(ĐVO) Chiều tối 7/1, Đoàn Văn Quý, 45 tuổi, trú xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đã đến Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội CATP Hải Phòng đầu thú.-
-Sẽ yêu cầu giải trình vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng
Chống cưỡng chế, 'chủ trại' đặt mìn, bắn thương 6 chiến sĩ
Đoàn Văn Quý là nghi can chính trong vụ đặt mìn, nổ súng chống lại lực lượng cưỡng chế sáng 5.1 tại khu đầm hồ xã Vinh Quang, làm 6 công an bị thương.
Đoàn Văn Quý và các vật dụng dùng để chống lực lượng cưỡng chế. Ảnh: CAHP. |
Trước
lúc đến trụ sở Công an, Quý cho biết: nguyên nhân phạm tội do quá bất
bình với việc UBND huyện Tiên Lãng đã dùng đủ mọi cách thu hồi vùng đầm
nuôi trồng thủy sản rộng 38 ha mà Quý cùng cả đại gia đình đã đổ không
biết bao nhiêu tiền của, mồ hôi cải tạo suốt gần 20 năm qua. Anh trai
của Đoàn Văn Quý là Đoàn Văn Vươn, dù có bằng ĐH nhưng cũng bỏ công việc
văn phòng để khai phá đầm hồ.
Đoàn
Văn Quý khai nhận đã dựng hai hàng rào tre chắn ngang đường vào khu
đầm, chuẩn bị sẵn mìn tự tạo, bình ga, xăng, rơm… để chống lực lượng
cưỡng chế. Người này cũng thừa nhận chính mình đã trực tiếp cầm súng
hoa cải bắn vào lực lượng tham gia giải tỏa. Sau khi nổ súng, Đoàn Văn
Quý trốn vào vùng rừng ngập mặn ven biển nhằm trốn tránh sự truy bắt.
Trong thời gian lẩn trốn, Đoàn Văn Quý rất muốn đến cơ quan công an đầu
thú nhưng do lo sợ nên phải chờ người có thể tin cậy nhờ đưa thẳng đến
Công an TP.
Được
biết, ngôi nhà hai tầng mà các nghi phạm đã cố thủ để chống trả cảnh
sát là của Đoàn văn Quý. Còn vợ chồng ông Đoàn Văn Vươn sống trong ngôi
nhà lợp bổi gần đó.
Hiện, lực lượng chức năng tiếp tục điều tra và kêu gọi Đoàn Văn Thoại – em ruột Quý, Phạm Thái – em ruột vợ Quý ra đầu thú.
- Hải Phòng: Kỹ sư nông nghiệp chủ mưu vụ bắn sáu chiến sĩ (TP). – Vụ cưỡng chế ở Hải Phòng: Khởi tố vụ án, tạm giữ 6 người (NLĐ). - Nghi can nã súng vào cảnh sát, bộ đội ra đầu thú (DV). – CHUYỆN NHỎ THỂ HIỆN VIỆC LỚN CỦA XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY(Kha Trà Phương). – Bạo lực của người dân đầu năm 2012 và hệ luỵ của nó – (Kha Tra Phương). – Suy nghĩ vụn về vụ Tiên Lãng — (Nguyễn Thông). – Huyện đã bần cùng hóa một người lương thiện – (Cu làng cát).Báo chí tiết lộ: Chính quyền lật lọng dẫn tới nông dân nổ súng -- Kỳ tài đất Tiên Lãng và cuộc chinh phục lời nguyền của biển (ĐS&PL). - 'Vụ nổ súng ở Hải Phòng ly kì hơn phim hành động'
-Một ngày sau vụ cưỡng chế khiến 4 cảnh sát cùng 2 quân nhân bị thương, những người dân tụ tập gần hiện trường cho biết, khi sự việc diễn ra, có người mang mìn đứng lẫn trong đám đông hiếu kỳ.
> 6 người bị tạm giữ trong vụ bắn trọng thương cảnh sát/ Cận cảnh vụ cố thủ trong nhà, bắn trọng thương 4 cảnh sát
Chiều
6/1, trên con đê khu cống Rộc xã Quang Vinh, huyện Tiên Lãng (Hải
Phòng), nhiều người dân vẫn tụ tập để bàn tán về sự cố xảy ra trong khi
cưỡng chế giải tỏa khu đất của gia đình ông Vươn.
"Chứng kiến cảnh hôm qua mới thấy kịch tính hơn cả phim hành động của Mỹ", nam thanh niên chừng 30 tuổi nói.
Những
người dân thuần nông này cho biết, sáng 5/1, lần đầu tiên họ thấy nhiều
cảnh sát về xã đông đến thế, ước chừng vài trăm người. Chó nghiệp vụ
cũng được mang đến. Khi lực lượng chức năng tổ chức cưỡng chế, nhiều
tiếng súng vang lên khiến không khí bình yên nơi đây trở nên xáo động.
Ngôi nhà 2 tầng sau vụ nổ súng đã bị phá dỡ toàn bộ. Ảnh: Hà Anh. |
"Tiếng
mìn lẫn tiếng súng cứ bụp bụp vang bên tai. Nhưng cả vài nghìn người
dân ở quanh khu vực xã Quang Vinh chúng tôi vẫn ùn ùn kéo nhau đến xem.
Triền đê dài chừng 2km đông đặc người", một phụ nữ kể.
Theo
lời chị này, lẫn trong đám người đông hôm đó có cả vợ, con trai và em
dâu của ông Vươn. Sau ít phút sự việc xảy ra, những người này đã bị cảnh
sát khống chế.
Thời
điểm nổ súng có 3 thanh niên đem theo mìn, lựu đạn đứng lẫn trong những
người dân hiếu kỳ. Lực lượng chức năng sử dụng thiết bì dò mìn đã phát
hiện, khống chế họ tức thì.
Một ngày sau khi sự việc xảy ra, theo ghi nhận của phóng viên VnExpress.net,ngôi
nhà 2 tầng là nơi cố thủ của ông Vươn cùng một số người thân đã bị phá.
"Nhà 2 tầng này là của Quý (em trai Vươn) vừa mới xây dựng cách đây
chưa lâu. Còn vợ chồng Vươn sống trong túp lều cách đó không xa...", một
người dân nói.
Nhà
của anh em Vươn bao quanh là đầm nước và cây cối, chỉ có một lối vào.
Một cảnh sát nhận định, nhiều khả năng ông Vươn và những người bắn súng
chống cảnh sát đã lẩn ra cửa sau để tháo chạy ra phía rừng phòng hộ đê.
Người dân bàn tán chuyện hàng trăm cảnh sát với nhiều vũ khí nhưng vẫn để những người cố thủ trong căn nhà trốn thoát. Ảnh: Hà Anh. |
Theo
một số người dân sống ở gần khu vực xảy ra vụ cưỡng chế, sau khi tốt
nghiệp đại học, ông Vươn về vùng này lập nghiệp. Đây được xem là người
đầu tiên đấu thầu nuôi trồng thủy hải sản ở khu vực này từ nhiều năm nay
cùng với vợ con.
Trong
cuộc sống hàng ngày, vợ chồng Vươn sống khá hòa đồng và tình cảm với
người dân xung quanh. Khi sự việc diễn ra, tất cả mọi người đều bất ngờ
trước sự phản kháng của người đàn ông 52 tuổi này.
"Ông
ta khá hiền lành, chẳng để mất lòng ai cả. Dù ông đã đấu thầu khu đất
rồi nhưng chúng tôi vẫn đi lại vào khu vực này khá thoải mái...", một
người dân xã Vinh Quang nói.
Hiện
6 người liên quan vụ việc đã bị tạm giữ, trong số này có ông Vươn.
Riêng Đoàn Văn Quý (em trai Vươn) bỏ trốn và bị cảnh sát truy lùng gắt
gao. Vụ án giết người và chống người thi hành công vụ này đã được khởi
tố.
Sáng 7/1, một lãnh đạo Công an Hải Phòng cho VnExpress.net biết,
mâu thuẫn giữa ông Vươn và chính quyền địa phương về thời hạn giao đất,
tiền đền bù xảy ra đã từ lâu. Chính quyền 8 lần yêu cầu trả đất nhưng
người này không chấp hành. Sự việc được đưa ra tòa giải quyết... song
mọi việc vẫn giậm chân tại chỗ. Ngày 5/1, việc cưỡng chế với quy mô lớn
đã được tổ chức; ông Vươn và một số người thân chống đối quyết liệt.
Ngày
5/1, hơn 100 cảnh sát, quân đội cùng nhiều lực lượng chức năng tổ chức
cưỡng chế thu hồi hơn 50ha đầm nuôi thủy sản, trồng cây ăn quả tại vùng
bãi bồi ven của gia đình ông Vươn tại xã Vinh Quang. Nhà chức trách cho
rằng, ông Vươn đấu thầu khu vực này nhiều năm hiện đã hết hạn và không
chịu đóng thuế trong thời gian dài.
Không
đồng tình với quan điểm của nhà chức trách, ông Vươn đã phản kháng.
Đỉnh điểm của sự việc là hàng loạt mìn và tiếng súng vang lên khiến 6
cảnh sát và quân nhân của huyện Tiên Lãng phải nhập viện.
|
Hà Anh
- Sẽ yêu cầu giải trình vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng (ĐV). - Hải Phòng khởi tố ‘vụ án giết người’ — (BBC).
-Kỳ tài đất Tiên Lãng và cuộc chinh phục lời nguyền của biển
Anh Vươn (bên trái) và tác giả bên cống Rộc
Đã biết về anh cách đây mấy năm, biết về cuộc đời đầy sóng gió và bão táp, biết cả những nỗi đau và day dứt hằn sâu tâm can con người anh, nhưng tôi chưa có dịp tìm hiểu sâu về cuộc đời nhiều bi hùng ấy. Trung tuần tháng 7 vừa qua, tôi lại có dịp về Tiên Lãng, đúng vào ngày có dự báo cơn bão Conson chuẩn bị đổ bộ vào nước ta, để ngồi với anh, nghe anh kể về cuộc chinh phục lời nguyền của biển...
Chinh phục "thần" biển
Câu tôi nói vui với anh, ngay khi biết về những việc anh đã làm, là cái tên anh nó vận vào đời anh nhiều quá. Anh tên là Đoàn Văn Vươn, sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng ở xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng, T.P Hải Phòng. Dường như, khi cha mẹ sinh ra anh đã có dự cảm về cuộc đời đứa con mình nên đã đặt cho anh cái tên lạ lạ: Vươn. Cái tên như gửi gắm một hi vọng: anh sẽ vươn ra biển khơi, chinh phục cuộc đời, chinh phục biển cả để thoả lòng mong mỏi của người cha già với nguyện ước "con hơn cha, nhà có phúc". Đối với người dân vùng biển, biển luôn là người mẹ nuôi dưỡng những khát khao. Biển cũng là nguồn tài nguyên thuỷ hải sản vô giá và cũng là nỗi lo sợ, ám ảnh trước những cơn bão tố. Một trận cuồng phong có thể san bằng tất cả! Hơn ai hết, Đoàn Văn Vươn, người con của một vùng biển nghèo hiểu rõ điều đó. ở tuổi hừng hực chí trai, sức trẻ, anh đã đầu quân đi bộ đội. Môi trường quân đội đã thêm một lần nữa rèn giũa ý chí, nghị lực cho anh. Rời quân ngũ năm 1986, trở về địa phương, anh chỉ có một khát khao duy nhất, chinh phục chính miền đất quê mình để làm kinh tế. Để có cái ăn, để có cái mặc. Mặc dù đã nhanh chóng trang bị kiến thức bằng một tấm bằng đại học Nông lâm, nhưng anh lại từ chối làm cán bộ Nhà nước. Từ bỏ mộng quan trường ở thời điểm đó là một quyết định “lạ đời”, nhất là khi có bằng cấp trong tay. Đoàn Văn Vươn đã quyết làm một người nông dân thực thụ. Quyết làm một điều mà trước anh không ai dám nghĩ đến, chứ đừng nói là bắt tay làm.
Bỏ bằng đại học đi làm nông dân
Tiên Lãng có một địa danh gắn với sự dữ dội của biển và nghèo khó của con người: cống Rộc. Mỗi mùa mưa bão đến, sóng biển, gió biển ào ạt ngập lụt, đói kém thì sự cùng cực mà người dân nơi đây phải gánh chịu, phải chống đỡ trong kiệt quệ tinh thần, vật chất không gì diễn tả nổi. Trên một con đê trải dài ngút ngát, cống Rộc như một hiệp sỹ dũng cảm đối đầu với biển cả để bao bọc, chở che cho những người dân trót gắn đời mình vào phận biển. Nhưng sức mạnh khủng khiếp của thiên tai đã không biết bao lần bắt cống Rộc phải đầu hàng và cũng vì thế nó thành nỗi khiếp sợ mỗi khi bão biển, nước biển vượt qua phòng tuyến này. Lúc đó chỉ là mênh mông trời nước. Lòng người cũng dậy sóng theo từng con nước lớn. Hiểu rõ điều đó, Đoàn Văn Vươn đã quyết làm một điều gần như không tưởng: chinh phục "thần" biển. Chinh phục cả nỗi khát khao không chịu đầu hàng số phận. Thế là từ cuối những năm 80, những viên đá đầu tiên được chàng trai Đoàn Văn Vươn mang đến trong cuộc trường chinh lấn biển, tạo hành lang bảo vệ để lấy diện tích khai thác nuôi trồng thuỷ sản. Chuyện đời, đâu dễ như nói. Bằng cách nào để khuất phục biển? Đó là câu hỏi ngày đêm Đoàn Văn Vươn trăn trở. Anh đã bỏ hàng tháng trời để ăn biển, nằm biển, lắng nghe từng cơn sóng thuỷ triều lên, xuống, mải miết tìm đáp án. Không có sách vở nào dạy, không có kinh nghiệm tiền lệ nào để học theo. Chỉ có một điều đang dần lớn lên - Đó là ý chí. Bão lòng người đang dần lớn hơn bão biển. Nó dường như muốn phá tung khao khát đang bùng cháy trong anh. Đoàn Văn Vươn đối diện với hàng ngàn thách thức, suy tư. Khi đã hiểu rõ quy luật con nước, hiểu rõ thời điểm nào cần "ra tay" để bắt đầu, thì anh vấp phải không ít sự dèm pha. Cái sự dám khuất phục "thần" biển của Đoàn Văn Vươn chả hiểu thế nào lại lan ra khắp vùng, lan ra cả các địa phương khác, trong đó có vùng đất Tiền Hải của tỉnh Thái Bình. Anh kể: "Lúc đó có một người chuyên khai thác các vùng đất ven biển của huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình, để làm ăn. Khi biết tôi có ý định chinh phục vùng biển quê Tiên Lãng này, người ấy đã thông qua nhiều người thách thức tôi, rằng nếu tôi làm được, sẽ sẵn sàng mất cho tôi một chiếc xe máy đẹp. Người ấy mỉa mai, diễu cợt việc làm của tôi. Người vùng biển, nói là làm, người kia thách thức tôi chắc vì nghĩ tôi không làm nổi. Mặt khác, tôi hiểu đây còn là một sự thách đấu. Lúc đó, một chiếc xe máy đẹp có thể ví như con xe Camry bây giờ. Người thách đấu tôi không sợ, chỉ sợ Trời thách đố tôi thôi", anh nói, mắt nhìn xa xăm. "Đã thế tôi càng quyết tâm làm". Đã có người bảo Vươn dại như con vích. Một con vật kỳ lạ của biển, là hay lôi ngược lại người ta. Nếu muốn bắt nó vào bờ, thì thay vì lôi nó vào bờ, người ta lôi nó ra... biển để nó đi theo chiều ngược lại. Cũng có người bạo mồm nói, thằng Vươn dám đi khuất phục "thần" biển là việc làm mạo hiểm.
"Vui sao nước mắt lại trào"
Nhiều năm trờiN, người dân nơi đây chứng kiến Đoàn Văn Vươn cùng anh em họ hàng quần quật lao vào cuộc trường chinh lấn biển. Có khi hôm trước làm, hôm sau sóng biển san thành bình địa. Hôm sau nữa lại làm, sóng biển lại biến sức người thành bong bóng. Có khi nhìn thấy ít đất, đá còn bám trụ sau con sóng mà rơi nước mắt, Vươn đã tự đặt câu hỏi, thế này thì đến bao giờ? Hay là mình thất bại? Cứ thế, cứ thế, từng hạt đất bám trụ, từng viên đá trơ gan bám trụ là lại thêm một tia hi vọng. Một ngày trôi qua là khắc khoải chờ đợi một ngày mới, công sức bỏ ra không biết bao nhiêu mà kể hết. Nói với chúng tôi, anh bồi hồi nhớ lại: "Nếu tính sơ sơ, đã có trên 20.000 m3 đất, đá được đưa đến đây, trên vùng đất ven biển Tiên Lãng mà các anh đang đứng trong cuộc chinh phục biển cả của tôi. Nói ra chính tôi cũng ngỡ ngàng, tôi làm như mê, như say. Bởi chỉ còn phía trước để tiến, chỉ còn biển để vươn ra. Tôi không có đường lùi, bởi thành công chỉ có cách duy nhất với tôi, đó là vươn ra biển". Anh Đoàn Văn Vươn Ngoài hàng chục ngàn m3 đất, đá đó, là biết bao sức người, sức của. Vừa lấn biển, chỉnh trị dòng nước triều dâng, vừa trồng cây bám đất, đã biết bao lần cây trồng lên lại bị biển nuốt trôi. Mất sạch. Tiếp tục trồng lại từ đầu, hàng ngàn cây bần, cây vẹt đã theo con sóng lẫn vào trùng khơi. Tiếp đó, không chỉ đất đá, hàng trăm tấn xi măng được đưa vào để tiếp thêm sức gắn kết thô mộc của đất và đá... Cuối cùng Trời không phụ lòng người, dòng chảy của biển ngoài đê biển cống Rộc đã bị khuất phục mà chuyển hướng. Phía chân đê có chỗ sâu gần 2 m, cốt âm, đã được nâng lên cốt dương. Từ đó hàng chục héc ta đất bãi bồi ven biển hình thành. Cũng theo đó, gần 70 ha rừng vẹt ngăn sóng biển đã bám trụ thành công. Không có tiếng vỗ tay. Ngày nhìn thấy thành công trong mắtN, trong lòng, thoả khát khao của ước mơ ngàn đời "xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều", lại là ngày nước mắt ầng ậc tuôn trào. Một nỗi đau câm nín, ngày đón nhận sự thành công mà có người đã nói là không tưởng đó, Đoàn Văn Vươn đã một mình đi lang thang ven biển. Đi trên chính phần đất bồi ven biển mà công sức anh đã tạo nên. Một mình vừa đi vừa lẩm nhẩm gọi tên đứa con gái xinh xắn dễ thương của mình, để tưởng nhớ đến nỗi đau và mất mát của riêng anh. Con gái anh, đứa con gái 8 tuổi ngây thơ và thân thương, nó cũng mang trong mình dòng máu chinh phục biển cả của bố đã vĩnh viễn ra đi. Và lý do cũng chính vì con nước biển trào dâng dẫn đến việc cháu chết đuối ở cống Rộc, trong chính những ngày bão tố ầm ầm, khi đó cũng là lúc anh đang chinh phục biển. Nỗi khiếp đảm khi nhắc lại chữ cống Rộc với người dân xứ này giờ trở nên thanh bình kỳ lạ. Anh đã thành công, cống Rộc trở nên yên ả trước phong ba, bão tố. Còn anh, một mình hứng nỗi đau câm lặng. Anh không nói, nhưng vị đồng nghiệp đi cùng bảo, sự thành công trong việc trồng rừng chắn sóng, lấn biển của anh đã khiến người Nhật quan tâm. Một số chuyên gia nguời Nhật cũng đã tìm đến anh để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm. Ngẫm ra, anh cũng là bậc kỳ tài rồi. Vậy mà 3 năm gặp lại, kể từ ngày biết anh, anh vẫn thế, mộc mạc và thuần hậu. Những việc anh làm có trời biết, đất biết. Còn việc đời và mất mát của anh, tôi cũng chỉ chia sẻ được phần nào. Bởi có những lúc, lòng người còn dậy sóng hơn biển cả. Đứng với anh trên con đê nơi có cống Rộc, phóng tầm mắt nhìn ra, ngút ngát một mầu xanh, mầu xanh tươi từng thấm đẫm cả máu, mồ hôi và công sức. Phía xa hình như đang có một cơn giông...
Quang Trung
|
Osin HuyDuc
Lừa dân thế này, dồn dân thế này, thì làm sao mà họ không biến Tiên Lãng thành một “Đồng Nọc Nạn”. Khi vụ thu hồi đất bị dân kháng cáo lên tòa Thành phố, Huyện thấy đuối lý nên yêu cầu hòa giải. Tại buổi hòa giải, Ông Phạm Xuân Hoa, đại diện huyện Tiên Lãng, nói: “Nếu các hộ dân rút đơn thì huyện sẽ tiếp tục cho thuê đất”. Các hộ dân nghe theo đã rút đơn kháng cáo. Thế là huyện trở mặt, coi như bản án Tòa Huyện có hiệu lực, Chủ tịch huyện ra lệnh cưỡng chế. Bắt người chống người thi hành công vụ là cần thiết, nhưng Hải Phòng cần lập một cơ quan điều tra độc lập, điều tra những khuất tất đằng sau vụ cưỡng chế này và nên, ngay lập tức, đình chỉ chức vụ của tay Chủ tịch Huyện. Buồn thay, trừ báo Pháp Luật TP HCM, các báo đã, chủ yếu, lấy tin từ Chính quyền Tiên Lãng.
http://phapluattp.vn/
-
Vụ sáu cán bộ bị bắn khi tham gia cưỡng chế: Khởi tố vụ án giết người - Xã hội - Pháp Luật TPHCM Onl
Yêu
cầu thẩm phán giải trình về biên bản thỏa thuận. Huyện: Nếu rút đơn
kháng cáo sẽ cho thuê đất. Chánh án: “Biên bản không có giá trị, có thể
gây hiểu lầm!”.
Như đã thông tin,
sáng 5-1, trong khi tiến hành cưỡng chế thu hồi đất đầm nuôi trồng thủy
sản tại khu cống Rộc (xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng), bốn
công an, hai bộ đội công binh đã bị bắn bằng súng hoa cải.
Tìm hiểu hồ sơ vụ việc, chúng tôi phát hiện nhiều tình tiết đáng quan tâm trong quá trình xử lý, thu hồi khu đầm này.
Huyện: Nếu rút đơn kháng cáo sẽ cho thuê đất
Vụ
chống người thi hành công vụ nghiêm trọng này xảy ra khi UBND huyện tổ
chức cưỡng chế thu hồi đất theo quyết định thu hồi trước đó đã bị các hộ
dân kiện. Tuy nhiên, theo chánh án TP Hải Phòng, quá trình giải quyết
vụ án, thẩm phán cấp phúc thẩm đã ban hành một văn bản gây hiểu lầm.
Tìm
hiểu vụ việc trên, được biết sau khi UBND huyện Tiên Lãng ra các quyết
định thu hồi đất đầm thủy sản tại xã Vinh Quang, một số hộ dân đã khởi
kiện quyết định này ra TAND huyện Tiên Lãng. Năm 2009, TAND huyện Tiên
Lãng đã ra phán quyết bác đơn khởi kiện của các hộ dân, giữ nguyên quyết
định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng. Tuy nhiên, các hộ dân đã
kháng cáo lên TAND TP Hải Phòng.
Ngày 9-4,
Thẩm phán Ngô Văn Anh, TAND TP Hải Phòng, đã tổ chức cho đại diện UBND
huyện Tiên Lãng và một số hộ dân, trong đó có ông Đoàn Văn Vươn và ông
Vũ Văn Luân gặp gỡ. Thẩm phán Ngô Văn Anh lập Biên bản tạo điều kiện để các đương sự tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án,
trong đó ghi nhận: Các hộ dân trình bày UBND huyện Tiên Lãng giao đất
cho các hộ dân chứ không phải cho thuê. Căn cứ theo Điều 37 Luật Đất
đai, đất nuôi trồng thủy sản người dân được giao 20 năm, tính theo mốc
từ năm 1993. Vì vậy quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng
không tuân thủ theo quy định của luật. Ông Phạm Xuân Hoa, Trưởng phòng
TN&MT, đại diện theo ủy quyền của UBND huyện Tiên Lãng, nói nếu các hộ dân rút đơn thì huyện sẽ tiếp tục cho thuê đất theo quy định của pháp luật.
Biên bản và văn bản trả lời thể hiện “nếu các hộ
dân rút đơn thì huyện sẽ tiếp tục cho thuê đất theo quy định của pháp
luật”. Ảnh: KIM LINH
Sau đó các hộ dân đã
rút đơn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm của TAND huyện Tiên Lãng. Ngày
20-4-2010, Thẩm phán Ngô Văn Anh ra quyết định đình chỉ việc xét xử phúc
thẩm vụ án hành chính và bản án sơ thẩm của TAND huyện Tiên Lãng có
hiệu lực từ ngày ra quyết định này. Khi ông Đoàn Văn Vươn có đơn kiến
nghị gửi TAND TP Hải Phòng, ngày 25-6-2010, Thẩm phán Ngô Văn Anh đã có
văn bản trả lời nêu: “Trong quá trình giải quyết vụ án ở cấp phúc thẩm,
TAND TP Hải Phòng đã tạo điều kiện để các đương sự tự thỏa thuận với
nhau để giải quyết vụ án… Để được thuê đất, ông cần làm đơn (và hồ sơ
xin thuê đất) gửi UBND huyện Tiên Lãng”.
Chánh án: “Biên bản không có giá trị, có thể gây hiểu lầm!”
Tháng 11-2011, ông Lê Văn Hiền, Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, ra quyết định cưỡng chế thu hồi đất đầm tại Vinh Quang.
Trả
lời câu hỏi vì sao không giải quyết vụ việc theo quy trình thi hành
biên bản nêu trên hoặc thi hành bản án đã có hiệu lực pháp luật của TAND
huyện Tiên Lãng, bà Nguyễn Thị Mai, Chánh án TAND TP Hải Phòng,
cho biết biên bản tạo điều kiện để các đương sự tự thỏa thuận với nhau
về việc giải quyết vụ án mà Thẩm phán Ngô Văn Anh lập không có giá trị
pháp lý trong tố tụng hành chính. Biên bản chỉ là căn cứ để sau đó tòa
ra quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm. Về việc thi hành án, cơ
quan thi hành án chỉ thi hành phần liên quan đến tài sản trong vụ án.
Còn quyết định hành chính thì cơ quan nào ra quyết định, cơ quan đó thực
hiện. Trong trường hợp thu hồi đất thì cơ quan nào giao đất, cơ quan đó
ra quyết định thu hồi.
Tuy nhiên, bà Mai thừa
nhận biên bản thỏa thuận này có thể gây hiểu lầm cho người dân khiến họ
coi đó là căn cứ pháp lý giải quyết vụ việc. TAND TP Hải Phòng sẽ phải
rút kinh nghiệm về việc này. TAND TP cũng sẽ yêu cầu Thẩm phán Ngô Văn
Anh báo cáo vụ việc, xem xét trách nhiệm của tòa tới đâu. Nếu phát sinh
tình tiết mới sẽ đề xuất hướng xử lý. Bà Mai nói cũng sẽ xem xét lại
toàn bộ hồ sơ vụ án, nếu phán quyết của TAND huyện Tiên Lãng có vấn đề
thì sẽ đề nghị tòa cấp trên ra kháng nghị theo trình tự pháp luật nếu
còn thời hạn.
Tạm giữ sáu nghi can
Truy bắt đối tượng trực tiếp nổ súng.
Trong
số sáu cán bộ, chiến sĩ bị thương, Đại úy Vũ Anh Tuấn và Trung sĩ Đỗ
Xuân Trường (Công an huyện Tiên Lãng) bị nặng nhất nên đã được đưa lên
Hà Nội điều trị. Đại úy Tuấn được đưa đến BV Việt Đức và Trung sĩ Trường
được chuyển đến BV Mắt Trung ương.
Ngày
6-1-2012, Công an TP Hải Phòng đã ra quyết định khởi tố vụ án giết
người và tạm giữ hình sự ba nghi can liên quan là Đoàn Văn Vươn (49
tuổi, ngụ xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng), Đoàn Văn Vệ (em trai Vươn) và
Đoàn Xuân Quỳnh (con ruột Vươn). Cả ba người này bị bắt tại một bờ đê
cách khu đầm nuôi trồng thủy sản vài trăm mét. Công an cũng tạm giữ Đoàn
Văn Tịnh (em trai Vươn), Nguyễn Thị Thương (vợ Vươn), Phạm Thị Hiền
(em dâu Vươn) để phục vụ điều tra. Được biết, ông Vươn khai nhận đã chỉ
đạo người sử dụng vũ khí nóng tấn công lực lượng cưỡng chế. Công an xác
định nghi can trực tiếp nổ súng bắn sáu cán bộ trong đoàn cưỡng chế bị
thương là Đoàn Văn Quý, em trai Vươn. Sau khi nổ súng, Quý đã bỏ trốn.
Trước
đó, ông Đoàn Văn Vươn không chấp thuận ký biên bản cưỡng chế thu hồi
diện tích 38 ha đầm nuôi thủy sản và bỏ ra về. Khi lực lượng cưỡng chế
đến khu đầm, bất ngờ một quả mìn tự tạo phát nổ. Bốn cán bộ, chiến sĩ
Công an huyện Tiên Lãng cùng hai bộ đội công binh tiếp cận khu đầm để
tháo dỡ mìn tự tạo liền bị bắn nhiều phát súng hoa cải vào người khiến
cả sáu người bị thương.
|
HUY HOÀNG
TPO
– Chiều nay (6-1) Kỹ sư nông nghiệp Đoàn Văn Vươn - chủ đầm lầy, nơi
diễn ra vụ đấu súng chống trả lực lượng cưỡng chế huyện Tiên Lãng, khiến
sáu chiến sĩ bị thương, cùng em trai bị bắt.
Ngôi nhà trông coi đầm, nơi ẩn nấp của các đối tượng đã bị kéo sập (chụp chiều 6-1). Ảnh: Phạm Duẩn. |
Theo
thông tin ban đầu, Vươn (49 tuổi, ở thôn Thúy Nẻo, xã Bắc Hưng, huyện
Tiên Lãng, Hải Phòng) là chủ mưu, cùng đồng bọn dùng súng, mìn... chống
trả lực lượng cưỡng chế huyện Tiên Lãng sáng 5-1, làm sáu chiến sĩ công
an và quân đội bị trọng thương, phải nhập viện cấp cứu.
Em
trai Vươn là Đoàn Văn Vệ cũng đã bị bắt. Vệ đã góp sức trong việc chống
trả lực lượng chức năng. Vợ Vươn là Nguyễn Thị Thương bị cơ quan công
an tạm giữ để làm rõ.
Cơ
quan Cảnh sát Điều tra, công an Hải Phòng đã khởi tố vụ án hình sự về
tội giết người và ra lệnh truy bắt các đối tượng tham gia.
Ngôi nhà của gia đình Vươn. Ảnh: Phạm Duẩn. |
Chiều
6-1, PV Tiền Phong về thôn Thúy Nẻo, nơi chủ đầm Vươn cùng gia đình
sinh sống. Bà con xóm làng cho biết, gia đình Vươn khá nghèo. Cái nhà
sập sệ đang ở là tài sản duy nhất mà ông bố Đoàn Văn Thiển (đã mất 6 năm
nay) để lại cho Vươn.
Khi
còn sống, ông Thiển là đảng viên gương mẫu, từng hơn 20 năm làm bí thư
chi bộ thôn và luôn đi đầu các phong trào làng xã. Ông nuôi bảy con (năm
trai, hai gái).
Bảy
anh chị em nhà Vươn đều hiền lành, không có tiền án, tiền sự. Học hết
cấp ba, Vươn học tiếp Đại học Nông nghiệp (hệ tại chức) dù nhà nghèo.
Đoàn Văn Vươn hiện là kĩ sư nông nghiệp...
Ông Mễ, trưởng thôn Thúy Nẻo. Ảnh: Phạm Duẩn. |
Ông
trưởng thôn Thúy Nẻo Đoàn Văn Mễ (54 tuổi) nói, Vươn sống hiền lành,
rất cần cù, được làng xóm quí mến. Gia đình còn nghèo nhưng Vươn vay
tiền tỉ quyết đầu tư hết vào đầm nuôi trồng thủy sản cùng em trai là
Đoàn Văn Quý.
Năm 1993, vợ chồng Vươn kéo nhau ra bãi bồi hoang ven biển đầu tư tiền của, công sức cải tạo thành đầm nuôi trồng thủy sản.
Con
gái đầu của vợ chồng Vươn bị chết đuối tại đầm từ nhỏ khi theo bố mẹ đi
khai hoang... Hiện, vợ chồng Vươn có hai con trai. Đứa lớn học cấp ba,
bé nhỏ học cấp một.
Lam Khê
- Dân Hải Phòng đánh mìn và bắn công an — (BBC). – – 6 nhân viên công lực Việt Nam bị bắn trong lúc thi hành lệnh cưỡng chế — (VOA). – Tin thêm về vụ 6 chiến sĩ bị bắn khi tham gia cưỡng chế(VOV). – 6 người bị tạm giữ trong vụ bắn trọng thương cảnh sát(VNE). - Cảnh sát bị nã đạn kể về phút đối mặt sinh tử (TTXVN). - Dân bất ngờ với màn nã súng vào 6 công an của ông kỹ sư (DT).
-Xem cảnh đấu súng khiến 6 chiến sĩ bị thương ở Hải Phòng---Nổ súng vào công an ở Hải Phòng: Bắt 4 kẻ hung hãn-Chùm ảnh: Vây bắt các đối tượng bắn 6 CA, bộ đội
Trước
việc 4 cảnh sát và 2 quân nhân bị những người cố thủ trong ngôi nhà
giữa đầm nuôi thủy sản bắn trọng thương, Công an Hải Phòng huy động cả
trăm cảnh sát tới ứng cứu, truy bắt hung thủ.
> Truy lùng 3 hung thủ bắn trọng thương cảnh sát
> 4 cảnh sát bị bắn trọng thương khi tham gia cưỡng chế
-(GDVN)
- Thông tin mới nhất về vụ việc, hiện CA Hải Phòng đã bắt được 4 đối
tượng liên quan trong vụ ném mìn, nã đạn làm 6 chiến sĩ CA, quân đội bị
thương.
Xả súng kinh hoàng trong buổi cưỡng chế (LĐ 5-1-12) -- Cưỡng chế thu hồi đất tại Hải Phòng: Sáu người bị bắn trọng thương (NLĐ 6-1-12) Chống cưỡng chế, 'chủ trại' đặt mìn, bắn thương 6 chiến sĩ (ĐV 5-1-12) -- Chuyện đáng chú ý. ◄
- Cưỡng chế thu hồi đất tại Hải Phòng: Sáu người bị bắn trọng thương (NLĐ). – Hải Phòng: Sáu cán bộ bị bắn khi tham gia cưỡng chế (PLTP). - VTV1 tối qua (phút thứ 35’30″). -
- Dân nổ súng, 7 công an, bộ đội bị thương (GDVN). - Truy bắt các đối tượng bắn 6 chiến sĩ (TT). - Truy bắt đối tượng bắn bị thương 6 công an và bộ đội (TNO)
Khoảng 7 giờ 30 phút sáng 5.1, tại khu vực cống Rộc (khu vực đất bồi để
nuôi trồng thủy sản) thuộc xã Vinh Quang, H.Tiên Lãng, Hải Phòng, xảy
ra vụ nổ súng làm 4 công an và 2 bộ đội bị thương. Nguyên nhân được xác
định là do vào thời điểm trên, ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét