Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2012

THẾ KỶ THÁI BÌNH DƯƠNG BỊ TRÌ HOÃN LÂU DÀI CỦA MỸ

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt -  Thứ bảy, ngày 7/1/2012. (The National Interest - Tháng 11/2011)

Khi Tổng thống Bill Clinton đang chủ trì Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo của diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ở Seattle năm 1993, Trung Đông đã bắt đầu có cảm giác như là tin cũ. Chống lại áp lực đòi hất cẳng Saddam Hussein và mở những chiến dịch quân sự mới ở Trung Đông, Clinton đã đẩy mạnh một chương trình nghị sự về tự do hóa thương mại ở Đông Á và cố gắng biến APEC từ một “diễn đàn bàn thảo công việc” thành một trụ cột của một chính sách ngoại giao lấy châu Á làm trung tâm.

Nhưng khi Tổng thống Obama chủ trì hội nghị các lãnh đạo của diễn đàn APEC ở Honolulu, Hawaii, gần hai thập kỷ sau Hội nghị thượng đỉnh Seattle, đó dường như là một sự kiện được lặp lại mang tính ngoại giao, với việc các nhà chức trách Mỹ nhấn mạnh một lần nữa rằng đã đến lúc cần chuyển những ưu tiên toàn cầu của Mỹ từ Trung Đông sang khu vực châu Á- Thái Bình Dương, tuyên bố tầm nhìn “Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ” của chính quyền Obama.
Việc Obama, sinh ra và lớn lên ở Hawaii, “Tổng thống Thái Bình Dươmg đầu tiên” tự phong của Mỹ, chủ trì cuộc họp các lãnh đạo APEC tại một trong những vùng lãnh thổ của Mỹ ở Thái Bình Dương là có ý định nhằm tượng trưng cho những ưu tiên đang thay đổi này của Mỹ.
“Tương lai của các hoạt động chính trị sẽ được quvết định ở châu Á, chứ không phải ở Ápganixtan hay Irắc, và Mỹ sẽ ở ngay trung tâm của hành động”, Hillary Clinton viết trong số tháng 11/2011 của tạp chí “Foreign Policy”. Bà nói thêm: “Kiểm soát sự tăng trưởng và động lực của châu Á là trung tâm đối với các lợi ích kinh tế và chiến lược của Mỹ và là một ưu tiên then chốt của Tổng thống Obama”. Bà Clinton nhấn mạnh rằng các đường biên giới ngoại giao và kinh tế của Mỹ trong thế kỷ này không nằm ở Trung Đông hay châu Âu mà là ở châu Á.
Và như vậy Mỹ một lần nữa lại đi theo một quan điểm mà đã là hàng đầu và trung tâm dưới thời Bill Clinton, trước khi vụ 11/9 kéo trọng tâm của nền ngoại giao và an ninh quốc gia Mỹ trở về vùng Trung Đông rộng lớn hơn. Cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố toàn cầu của Mỹ đòi hỏi một loạt những ưu tiên mới. Oasinhtơn đã xâm lược Ápganixtan và Irắc và cố gắng đưa dân chủ tới Trung Đông.
Thật vậy, các quan chức và các học giả Đông Á đã chỉ trích Bush trong suốt nhiệm kỳ của ông vì thay đổi tiến trình đã được ấn định ở Seattle năm 1993. Ông bị chỉ trích vì đã đầu tư quá nhiều thời gian và tài nguyên vào cuộc chiến chống khủng bổ lấy Trung Đông làm trung tâm trong khi coi những thay đổi sâu sắc về địa chính trị và kinh tế ở châu Á như một sàn diễn toàn cầu phụ.
Do đó, các nhà ngoại giao châu Á đã tức giận khi cựu Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice không tham dự Diễn đàn khu vực của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ở Manila và thay vào đó đến Trung Đông để tiến hành các cuộc thảo luận ở Ai Cập và Arập Xêút cũng như tới thăm Ixraen và Bờ Tây.
Thêm vào những sự tức giận đó, Tổng thống George W. Bush cũng đã hoãn các cuộc hội đàm với các lãnh đạo của mười nước ASEAN, dự kiến tại Xinhgapo vào tháng 9. Thay vào đó, Bush tập trung sự chú ý của mình vào “việc tăng quân” ở Irắc.
Ngay cả khi Bush và Rice dành thời gian ở châu Á, phần lớn sự tập trung của họ là vào chủ nghĩa khủng bố. Các nhà lãnh đạo châu Á tự hỏi rằng tại sao người Mỹ đầu tư quá nhiều nỗ lực để “tái tạo lại” Trung Đông, “tái khởi động” “tiến trình hòa bình” Ixraen-Palextin và xét xử những cuộc chiến đẫm máu giữa các bộ lạc Irắc. Họ lưu ý rằng xét cho cùng ở Đông Á Mỹ không phải xâm lược các nước để duy trì sự hiện diện thương mại và quân sự của mình.
Và trong khi người Mỹ đang bị lôi kéo vào vũng lầy Trung Đông, người Trung Quốc, với ngân sách quốc phòng ít mở rộng hơn nhiều của mình, có thể dành các nguồn tài nguyên của họ để củng cố nền kinh tế.
Nhưng hiện nay phần lớn người Mỹ đã quá mệt mỏi với cuộc can thiệp quân sự tốn kém ở Trung Đông, và nhiều chính trị gia Oasinhtơn nhận ra rằng một nền tảng kinh tế suy giảm đang kiềm chế khả năng duy trì quyền bá chủ của Mỹ ở Tây Nam Á. Do đó, chính quyền Obama có một cơ hội mới để tái định hướng các ưu tiên địa chiến lược của Mỹ.
Thật vậy, Kurt Campbell, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về Các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, đầu năm nay đã nói rằng chính sách ngoại giao của Mỹ cần phải chuyển từ Trung Đông sang châu Á. Campbell phát biểu vào tháng 8: “Một trong những thách thức quan trọng nhất với chính sách ngoại giao của Mỹ là tiến hành một cuộc chuyển đổi từ những thách thức trước mắt và khó chịu của Trung Đông sang các vấn đề lâu dải và có hậu quả sâu sắc ở châu Á”.
Tất cả điều này nghe có vẻ tốt đẹp với người Đông Á. Và chính quyền Obama, bỏ qua sự khoa trương, đã gia tăng hợp tác kinh tế và quân sự với Hàn Quốc, Ấn Độ, Ôxtrâylia và các nước ASEAN, những nước đã kêu gọi Mỹ mở rộng sự hiện diện của họ trong khu vực như là một đối trọng với một Trung Quốc quả quyết hơn.
Quốc hội gần đây đã phê chuẩn một hiệp định thương mại tự do với Hàn Quốc, và Obama nhấn mạnh rằng chính quyền của ông có kế hoạch đẩy mạnh các cuộc đàm phán về việc thành lập một hệ thống thương mại tự do khác, hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương. Sáng kiến bắt đầu với một thỏa thuận thương mại tự do khu vực giữa Brunây, Chilê, Niu Dilân và Xinhgapo, nhưng các cuộc đàm phán hiện nay bao gồm Mỹ, Ôxtrâylia, Pêru, Malaixia và Việt Nam. Nhật Bản có thể cũng tham gia nỗ lực này.
Oasinhtơn muốn đảm bảo rằng Mỹ sẽ đảm nhiệm một vị trí lãnh đạo trong dàn xếp thương mại tự do châu Á mới này, trong khi Trung Quốc thích một dàn xếp thương mại lỏng lẻo hơn bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước ASEAN – nhưng không bao gồm Mỹ, Ôxtrâylia và Niu Dilân.
Phải chăng điều đó cho thấy rằng Tổng thống Obama sẽ chú ý lắng nghe các nhà lãnh đạo Xinhgapo và các nước Đông Nam Á khác hơn và dành ít thời gian hơn với các nhân vật Cận Đông, những người đã dành quá nhiều thời gian chuyện vãn với người tiền nhiệm Phòng Ôvan của ông?
Tuy nhiên, cần thiết phải nhớ rằng Mỹ vẫn là cường quốc toàn cầu hàng đầu ở Trung Đông và đối mặt với các thách thức đang diễn ra tại đó, gồm cả những viên cảnh vệ một sự đối đầu ngoại giao và quân sự tốn kém, lần này là với Iran.
Trọng tâm này được thắt chặt bởi những kết quả không thuyết phục của các cuộc chiến ở Irắc và Ápganixtan cũng như sụp đổ của hai nhà lãnh đạo ủng hộ Mỹ hàng đầu trong khu vực (Ai Cập và Tuynidi). Ngoài ra, Mỹ phải tiếp tục duy trì cân bằng quyền lực trong khu vực và bảo vệ những lợi ích của các đối tác quân sự hàng đầu tại đó, bao gồm Ixraen, Arập Xêút và các nước sản xuất dầu mỏ khác ở Vịnh Ba Tư.
Những nỗ lực của Tổng thống Clinton nhằm điều chỉnh lại sự tập trung của Mỹ hướng vào châu Á đã diễn ra vào một thời điểm khi Oasinhtơn có thể duy trì quyền bá chủ Mỹ ở Trung Đông mà ít tốn kém. Ông có thể đi bộ ở Trung Đông và nhai kẹo cao su ở châu Á cùng một lúc. Không rõ ràng liệu Obama có thể lặp lại thành tích này vào thời điểm khi Mỹ chỉ đang bắt đầu rút quân khỏi Irắc và vẫn chưa đánh giá lại chiến lược của mình ở Ápganixtan và khi Nhà Trắng đang chịu sức ép từ Ixraen và Arập Xêút – cũng như từ cả những đảng viên Dân chủ và Cộng hòa – đòi có hành động quân sự chống lại Iran. Thế kỉ Thái Bình Dương của Mỹ, có vẻ quyến rũ, có thể còn phải chờ./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét