Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

Trần Xuân Bách - Chủ nghĩa xã hội thật sự là gì?

Trần Xuân Bách - Chủ nghĩa xã hội thật sự là gì?

KD: Bất ngờ, bạn bè iu quí gửi cho bài viết này. Duyên phận của con trai mình khiến gia đình mình trở thành thông gia với gia đình anh Trần Xuân Bách, khi đó, anh TXB còn sống. Và khi đó, mình cũng thấy hết nỗi cô đơn của người “ngã ngựa” trên chính trường ra sao. Nhưng đó là nhân cách sống của anh TXB, chấp nhận sự hy sinh quyền lực, để bảo vệ quan điểm, lập trường của mình, như bảo vệ chân lý, khi bản thân anh nhận thức như thế. Một tầm nhìn mà rồi đây lịch sử sẽ phải đánh giá.
.
Và mình thực sự khâm phục chị Thịnh- vợ anh TXB, nhân vật mà Osin Huy Đức đã viết trong Bên thắng cuộc.Một người đàn bà hết lòng vì chồng, khi chồng gặp họa, rủi ro. Sống cho chồng đến như vậy, là trọn vẹn.
.
Gia đình mình rất thương anh TXB, khi đó đã có lúc nhớ lúc quên. Thương nhất, và xót xa nhất, là những lúc nếu nhắc đến HCM, là anh TXB như linh hoạt trở lại, đôi mắt bỗng sáng rưc lạ thường. Có lần mình đang ngồi chơi anh TXB mời: Sang đây, sang đây nhé! Bọn mình sang phòng riêng của anh. Và mình không tin vào mắt mình. Ảnh cụ HCM được anh “lồng” vào những giấy bóng kính, rất trang trọng. Đủ các kiểu ảnh.Và anh giới thiệu từng bức.
.
Trong lòng mình bỗng có gì như niềm thương xót, một con người sống cũng đầy lý tưởng cho dân, cho nước, và rất liêm chính. Con trai mình thỉnh thoảng đùa mà thật: Ba Bách thì chẳng bao giờ có tiền trong túi, và không biết tiêu tiền. Món ăn Ba Bách thích nhất là thịt kho tàu, rau muống luộc và chuối tiêu, mẹ ạ.
.
Cũng rất thương, các con mình sống trong sáng, hồn nhiên, nhìn nhận đúng sai của XH rất công tâm, công bằng. Và bao giờ cũng nhìn ra những mặt tích cực. Mình thương các con lắm!
.
Nay, đọc bài viết của anh TXB. Mình xin đưa lên Blog để bạn đọc chia sẻ. Tin chắc, ở nơi xa lắm, anh TXB vẫn mỉm cười, tin là anh nhận thức đúng..
 
  Talawas: Ông Trần Xuân Bách, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng trong giai đoạn 1986-1990, khi hệ thống xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới đứng trước những biến đổi nền tảng và cuối cùng tan vỡ, là một trong những nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam công khai đưa ra sớm nhất yêu cầu về đa nguyên chính trị, về cải tổ chính trị song song với cải cách kinh tế, nhưng không tìm được sự ủng hộ trong Đảng và buộc phải nghỉ hưu từ tháng 8.1990. Ngày 01.01.2006, ông qua đời tại Hà Nội, thọ 83 tuổi, tang lễ đã được cử hành ngày 07.01.2006. Nhân dịp này, chúng tôi xin giới thiệu một bài phát biểu cuối năm 1989 của ông về chủ nghĩa xã hội. Ở thời điểm này, bức tường Berlin đã sụp đổ.
.
Chủ nghĩa xã hội thế giới đang đứng trước những thử thách lớn   
Một điểm rất thống nhất của toàn xã hội, toàn thể nhân dân hiện nay là trăn trở với tình hình trên thế giới và trong nước. Muốn đưa dân tộc ta tiến lên. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, nếu ta bình chân như vại trước tình hình hiện nay là thiếu trách nhiệm.
Chủ nghĩa xã hội trên thế giới đang đứng trước những thử thách lớn và những triển vọng lớn. Do từ những thử thách của thời đại và những triển vọng lớn cũng là do thời đại. Tất cả các dân tộc đều trong hoàn cảnh bức xức, cả chủ nghĩa tư bản, cả chủ nghĩa xã hội, cả loài người đều như vậy. Có hai lý do của sự bức xúc:   
Chỉ còn 10 năm nữa là bước sang thế kỷ XXI, dân tộc nào bị tụt hậu vào giữa thế kỷ XXI là nguy hiểm vô cùng, vì đây là thời đại của cách mạng khoa học kỹ thuật, của bùng nổ thông tin và giao lưu quốc tế.
Xử lý vấn đề này không thể một nhóm, một người nào làm được. Cả dân tộc phải chuẩn bị và làm công việc này.
Diễn biến chính trị ở các nước xã hội chủ nghĩa đang căng thẳng, phức tạp và dây chuyền. Vì sao có tính dây chuyền? Vì ta ở trong thời đại thông tin, không thể bưng bít thông tin được. Ai bưng bít thông tin là lạc hậu nhất. Phải cung cấp thông tin đầy đủ để người ta lựa chọn.
Không thể nghĩ rằng ở châu Âu thì sôi sục, còn châu Á thì ổn định. Không thể chủ quan cho mình là ổn định. Tất cả các nước xã hội chủ nghĩa đều nằm trong sự vận động để tiến lên, đều có những mâu thuẫn lớn, đều phải phá vỡ sức đè nén của những cái cũ, không anh nào có thể yên trí mình ổn định được. Có khi tuần này còn huênh hoang, tuần sau đã bị đảo lộn.
Tình hình chung hiện nay là biểu hiện của tư duy khoa học đang lấn át tư duy giáo điều, tư duy khoa học đang thay thế tư duy giáo điều. Lịch sử đang thay đổi mạnh. Mác trao cho chúng ta vũ khí biện chứng duy vật và biện chứng lịch sử, chớ không phải trao ta Kinh Thánh! Việc vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản phải căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử đương thời như Mác nói.
Mác sống thời chủ nghĩa tư bản cổ điển, ngày nay là chủ nghĩa tư bản hiện đại, có nhiều cái khác với thời Mác. Ngay thời Lê-nin, khi đề ra chính sách kinh tế mới (NEP), cũng đã đổi khác với những dự báo của Mác rồi.
Phải có tư duy khoa học. Tụng từng câu „Kinh Thánh“ trong sách Mác không bảo vệ được chủ nghĩa Mác đâu. Ngay cả về chủ nghĩa xã hội hiện nay đang có những cuộc tranh luận để hiểu nó thế nào cho đúng. Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là đi tới một xã hội, trong đó sự phát triển toàn diện của mọi người là điều kiện cho sự phát triển toàn diện của xã hội [1] như Mác và Ănghen nói trong „Tuyên ngôn Cộng sản“. Còn cụ thể như thế nào thì ta phải tìm. Trong Hội nghị Trung ương lần thứ 7, có thảo luận một vấn đề thú vị: Ban Văn hoá Tư tưởng đề nghị nêu những thuộc tính của chủ nghĩa xã hội, nhưng bị bác bỏ.
Ta phải nhận lỗi trước Mác vì đã làm méo mó chủ nghĩa Mác
Cho đến nay ta thấy có nhiều kiểu chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa xã hội kiểu Staline, chủ nghĩa xã hội kiểu Mao Trạch Đông, kiểu Pôn Pốt. Bây giờ đang có nhiều ý kiến khác nhau về chủ nghĩa xã hội. Những dòng ý kiến khác nhau là quá trình trưởng thành, không sợ gì cả. Ở Liên Xô, người ta đang tranh luận Liên Xô ở vào thời kỳ nào của chủ nghĩa xã hội, và khái niệm chủ nghĩa xã hội phát triển bị bác bỏ vì nó được dùng để che đậy cho tình trạng trì trệ. Ta phải nhận lỗi trước Mác vì đã làm méo mó chủ nghĩa Mác. Ta đã chọn một mô hình, mà mô hình đó là sự lai ghép chủ nghĩa xã hội phương Tây với chủ nghĩa xã hội phương Đông. Bây giờ ta phải gỡ ra khỏi hai thứ giáo điều ấy. 
 
Phải tiếp tục hoàn thiện tư duy khoa học của Đại hội 6
Vấn đề của mọi vấn đề hiện nay là tư duy khoa học. Đại hội 6 đã khởi động theo hướng này và phải tiếp tục hoàn thiện thêm. Đại hội 6 đúc kết bốn bài học có tính lý luận, tuy mới ở dạng sơ chế, lấy dân làm gốc, nắm vững quy luật khách quan, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. Đảng phải ngang tầm nhiệm vụ lịch sử. Bản thân Đảng phải trở thành trí tuệ tiên phong của cả dân tộc, muốn thế phải có lý luận tiên phong.
Những gì đang diễn ra ở thế giới chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa là tất yếu khách quan, là sự phát triển tiến bộ, là thời kỳ thai nghén chủ nghĩa xã hội đích thực (dân chủ, khoa học,nhân đạo, hiện đại).
Hai xu thế chủ yếu chuyển sang kinh tế hàng hóa và dân chủ hóa xã hội chủ nghĩa, đó cũng là hai cái mà Đại hội 6 khởi động.
Dân chủ không phải là ban ơn
 
Dân chủ không phải là ban ơn, không phải là mở rộng dân chủ (mở rộng). Đó là quyền của dân, với tư cách là người làm nên lịch sử, không phải là ban phát, do tấm lòng của người lãnh đạo này hay người lãnh đạo kia. Thực chất của dân chủ hóa là khơi động trí tuệ của toàn dân tộc để tháo gỡ khó khăn và đưa đất nước đi lên kịp thời đại.
Từ hai vấn đề đó, xẩy ra một vấn đề quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là thế nào? Có nước tự cho mình không cần đổi mới, đã bị bục vỡ. Có nước coi đổi mới kinh tế phải làm nhanh, còn đổi mới chính trị thì chầm chậm cũng bục chuyện. Có nước chỉ đổi mới kinh tế, không đổi mới chính trị, đã bục to. Có nước làm cả hai, nhưng không nhịp nhàng, gặp khó khăn. Hai lãnh vực này phải nhịp nhàng, không chân trước chân sau, không tấp tểnh đi một chân.
Từ nay đến hết thế kỷ XX, chủ nghĩa xã hội thế giới sẽ hoàn thiện và trưởng thành một bước lớn. Trong quá trình biến động này, mất đi cái gì? Mất chủ nghĩa xã hội kiểu quan liêu–hành chánh, bao cấp, mất tư duy giáo điều. Và như thế là đúng lý luận của Mác, là phủ định của phủ định.
Đây là thời kỳ thai nghén chủ nghĩa xã hội đích thực. Phải có bà đỡ là dân chủ xã hội chủ nghĩa. Có bà đỡ khéo tay, có bà đỡ vụng tay, nhưng phải có bà đỡ.
Cần phải khách quan, bình tĩnh và đổi mới
 
Ở Trung Quốc, Giang Trạch Dân đọc diễn văn coi là đã giải quyết được cơ bản vấn đề ăn no mặc ấm. Tôi rất nghi ngờ điều đó, Giang lại nêu lên độc lập tự chủ, tự lực cánh sinh, kế hoạch hóa tập trung và tư tưởng Mao Trạch Đông. Cuộc cải cách của Trung quốc như vậy là đi theo chu kỳ vòng tròn, không phải theo đường xoáy trôn ốc. Sau vụ đàn áp Thiên An Môn, Trung Quốc không tuyên truyền về cải tổ ở Liên Xô nữa.
 
Ở Liên Xô, Gocbachốp coi cải tổ là cuộc cách mạng với các thành phần và các nhân tố khác nhau, đan xen nhau, thống nhất với nhau và độ dài của cải tổ có thể là hàng chục năm. Đồng chí Gocbachốp nêu lên ba vấn đề chính của cải tổ dân chủ hóa, hạch toán kinh tế và cải tổ Đảng, cải tổ để có chủ nghĩa xã hội nhiều hơn. Đặt vấn đề như vậy là đúng chứ không sai. Kinh tế Liên Xô năm 1989 phát triển chậm. Nhưng theo Rưgiơcốp, mặc dù căng thẳng, song không thể quay lại con đường cũ, vì đó là ngõ cụt. Năm 1989 là năm khó khăn nhất của Liên Xô, nhưng rồi sẽ trở lại bình thường. Liên Xô rất thận trọng trong vấn đề xử lý giá và tỉ giá, vì đây là một nước rất lớn.
 
Trước cuộc khủng hoảng ở các nước xã hội chủ nghĩa, cần phải khách quan, bình tĩnh và phải đánh giá theo quan niệm đổi mới. Sau hội nghị 7 của trung ương, chúng tôi đã rút kinh nghiệm. Ngày 25-11-1989 Bộ Chính trị chúng tôi đã họp và đánh giá tình hình các nước Đông Âu theo quan điểm đổi mới. Cuộc khủng hoảng ở các nước đó diễn ra trong bối cảnh khoa học kỹ thuật và giao lưu quốc tế phát triển mạnh, ý thức độc lập và dân chủ tăng nhanh và thông tin bùng nổ. Tập thể Bộ Chính trị phân định có hai loại mâu thuẫn cần chú trọng: mâu thuẫn nội tại tích tụ lâu ngày của chủ nghĩa xã hội và mâu thuẫn giữa hai hệ thống. Nguyên nhân khủng hoảng là lãnh đạo sai lầm, vi phạm dân chủ, duy ý chí, bảo thủ trì trệ, đổi mới lệch lạc, đội ngũ đảng viên cán bộ thoái hóa, hư hỏng. Trong khi đó thì chủ nghĩa đế quốc và bọn phản động triệt để lợi dụng. Bọn đế quốc ngay từ khi chủ nghĩa cộng sản ra đời, đã kịch liệt chống lại và luôn nói tới cái chết của chủ nghĩa cộng sản, không có gì mới.
 
Thái độ của Đảng ta là rút kinh nghiệm hội nghị 7, cần tránh cả hai thái độ hốt hoảng (cho chủ nghĩa xã hội đang có nguy cơ mất ở Đông Âu) và chủ quan (cho mình chẳng có vấn đề gì lớn, vẫn giả định).
Phải thực hiện dân chủ từ trên xuống dưới
 
Bộ Chính trị quyết định: Phải tiếp tục đổi mới, phải thực hiện dân chủ mạnh mẽ trong Đảng từ trên xuống dưới, từ Bộ Chính trị trở đi. Cần quán triệt và thực hiện nghị quyết Đại hội 6, nghị quyết 13 của Bộ Chính trị về công tác đối ngoại và nghị quyết trung ương lần thứ 6 về cơ cấu kinh tế.
Không thể dùng quyền lực thay cho năng lực
 
Vấn đề năng lực của Đảng nổi lên hàng đầu trong lúc này. Không thể dùng quyền lực thay cho năng lực. Thời đại nào có trí tuệ của thời đại ấy. Đảng phải có năng lực trí tuệ.
Xã hội ta đã chớm vui vì sức ép lạm phát và thị trường có giảm đi nhưng lòng dân vẫn còn chưa yên. Dân đang đòi hỏi dân chủ hóa, đòi hỏi công bằng xã hội, đòi hỏi cán bộ, đảng viên và Đảng phải vươn lên vị trí tiên phong. Đảng phải kết tinh truyền thống dân tộc và trí tuệ thời đại, không như thế thì không giữ được vai trò lãnh đạo.
Đừng đổ lỗi cho cải tổ, đổi mới, cải cách. Đổi mới là cái gương để ta soi. Nếu mặt bị nhơ chỉ rửa mặt chứ không phải là đập vỡ gương.
Vấn đề đặt ra lúc này là phải đổi mới đồng bộ, tổng thể, cả cơ chế kinh tế lẫn cơ chế chính trị. Hai vấn đề chủ yếu của cơ chế kinh tế là vấn đề sở hữu và vấn đề thị trường (luận đề: Kế hoạch nằm trong chứ không nằm ngoài và đứng trên thị trường). Hai vấn đề chính của cơ chế chính trị là: quản lý nhà nước và quản lý kinh doanh, vai trò lãnh đạo của Đảng và quyền lực của nhân dân (luận đề: Đảng nằm trong chứ không nằm ngoài và đứng trên xã hội).


[1]Câu trong nguyên bản tiếng Đức „[…] worin die freie Entwicklung eines jeden die Bedingung für die freie Entwicklung aller ist“ („trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của mọi người“), nguồn: MEW, Dietz-Verlag, Berlin, 1956 ff., Bd. 4, S. 482, hoặc website: http://www.mlwerke.de/me/me04/me04_459.htm (Chú thích của talawas)
Nguồn: Bài phát biểu ngày 13.12.1989 do „Câu lạc bộ những người kháng chiến cũ“ quay ronéo và phổ biến, Những vấn đề Việt Nam, Nhà xuất bản Trăm Hoa, California, 1992, trang 389-393
  http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=6228&rb=0403
  (Theo Blog Kim Dung)  
 

Kami - Những sai sót không đáng có của báo chí đối lập

Báo chí truyền thông có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống xã hội. Ở Việt nam, chính quyền coi truyền thông có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc định hướng tư tưởng cho người dân và dư luận xã hội, nhằm tạo nên sự ổn định về chính trị. Cũng có lẽ bởi chính quyền hiểu về sức mạnh của báo chí, như Napoleon Bonaparte đã khẳng định "Bốn tòa báo đối nghịch còn đáng sợ hơn cả ngàn lưỡi lê".

Truyền thông ở Việt nam
Truyền thông đại chúng, là quá trình truyền tải thông tin đến cho rộng rãi công chúng, quá trình này được tiến hành thông qua các lọai hình báo chí. Truyền thông đại chúng có vai trò to lớn trong việc định hướng dư luận xã hội là điều không còn phải bàn cãi. Trong thời đại bùng nổ thông tin thì vai trò của truyền thông ngày càng lớn và là mối e ngại của nhiều chính quyền ở những quốc gia có hơi hướng độc tài, mà Việt nam là một trong số các quốc gia đó.
http://stevbros.edu.vn/public/images/articles/loi-trong-ky-thi-chung-chi-pmp-mistakes(1).jpg

Việt nam là một trong số các quốc gia có sự kiểm soát gắt gao truyền thông và không chấp  nhận truyền thông phi nhà nước. Truyền thông ở đây được người ta chia thành hai loại: truyền thông chính thống - lề phải (của nhà nước ) và truyền thông phi chính thống (đối lập) - lề trái (không phải của nhà nước).
Sự so sánh về số lượng các phương tiện truyền thông sẽ là điều kệch cỡm vì sự cách biệt quá lớn. Dĩ nhiên truyền thông nhà nước luôn áp đảo và trở thành nguồn cung cấp tin tức cho đa số dân chúng. Cũng bởi do tính đa dạng của các loại hình truyền thông và được dùng nguồn chi phí lớn từ ngân sách nhà nước, song điều quan trọng hơn là do chính quyền nhà nước coi trọng và muốn định hướng dư luận. Tuy vậy một điểm yếu của truyền thông nhà nước là chỉ đưa tin một chiều có lợi cho mình, đó chính là lý do kích thích người dân chủ động tìm kiếm các thông tin được cho là nhạy cảm, cấm kỵ thậm chí kể cả những chuyện thâm cung bí sử luôn có sẵn trên các phương tiện thông tin lề trái.
Truyền thông lề trái tuy khiêm tốn hơn, ngoài một số ít đài phát thanh Việt ngữ của các cơ quan thông tấn nước ngoài, các tổ chức hay cá nhân người Việt ở nước ngoài mang tính chuyên nghiệp. Còn lại là lực lượng các nhà báo, các bloggers không chuyên với các trang tin, website, blog cà các tài khoản cá nhân trên các mạng xã hội như facebook, twitter... Tuy vậy những cái đó cũng đã gây cho chính quyền không ít lo ngại, bởi vì nó đã đề cập tới các vấn đề nhà nước không muốn nhắc tới, và không muốn người dân biết đến. Quan trọng hơn, nhờ có những thứ đó nên không ít người dân luôn nghi ngờ các thông tin từ truyền thông của nhà nước.
Ở Việt nam Internet và mạng xã hội là phương tiện cứu cánh cho truyền thông lề trái, nó không chỉ là phương tiện viết, xuất bản... mà còn là nơi chia sẻ tin tức hết sức nhanh chóng. Mỗi facebooker hay twitter trở thành một người chuyển tải và phát hành tin tức miễn phí cho cộng đồng mạng. Và đến nay, hầu hết các trí thức ở Việt nam đều quan tâm đến việc tìm kiếm thông tin chính trị xã hội ngoài luồng và việc truyền thông lề trái đã có khả năng định hướng dư luận cho một số đông người sử dụng internet ước chừng khoảng 10 % là điều hoàn toàn có thể. Đây là số lượng hết sức khiêm tốn ở một quốc gia như Việt nam có số lượng trên dưới 30 triệu người có điều kiện sử dụng internet.
Truyền thông lề trái đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển ở Việt nam trong những năm qua. Chính nhờ sự phản biện của truyền thông lề trái và dư luận xã hội đã có ảnh hưởng và làm thay đổi rất nhiều chính sách, phát biểu của các vị lãnh đạo các cấp. Hơn thế nữa những cái đó cũng ảnh hưởng tới báo chí lề phải, khiến họ phải mạnh dạn đưa tin nếu không muốn mất độc giả.
Chuyện không đáng có:
Gần đây, trước sự biến chuyển của chính trị quốc tế và trong nước đã làm cho ban lãnh đạo Việt nam có vẻ đang thay đổi chính sách đối ngoại. Xu hướng thân phương Tây, đặc biệt là Hoa kỳ được gia tăng dần thay cho quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt nam - Trung quốc. Người ta tin rằng chính quyền Hà nội sẽ bằng mọi cách để ra nhập tổ chức Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - viết tắt TPP). Vì thế nhiều người cho rằng vấn đề nới lỏng các chính sách về nhân quyền sẽ được quan tâm và việc thả trước thời hạn các tù nhân lương tâm sẽ là ưu tiên hàng đầu.
Trước ngày quốc khánh năm nay, người ta tin rằng trong dịp Đặc xá tù nhân hàng năm vào dịp này sẽ có một số lượng tù nhân lương tâm sẽ được đặc xá, thậm chí là tha bổng trước khi xét xử. Các thông tin dồn dập về việc sắp thả Ba Sàm - Nguyễn Hữu Vinh, Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải hay việc xét xử Bùi Hằng được cho là một phiên tòa tốt có khả năng các bị can được tha bổng tại Tòa v.v.. xuất hiện trên các trang website. Vậy mà cho đến ngày hôm nay, sau quốc khánh đã nhiều ngày những thông tin đó chỉ là những thứ đánh giá và nhận định sai, song đáng tiếc là không thấy sự cải chính hay xin lỗi từ những trang báo khởi nguồn của những tin tức này.
Cũng như việc gần đây có những tác giả vô tình hay có chủ ý cắt xén các dẫn chứng, của người nọ gắn cho người kia để đưa ra các nhận định, bình luận không đúng với thực tế, mang hơi hướng cho sự cổ xúy có lợi cho chính đảng cầm quyền. Chuyện tương tự cũng đã xảy ra từ rất lâu trong phong trào đấu tranh cho Dân chủ và giải thể Cộng sản, khi ấy các tổ chức và cá nhân chống cộng theo xu hướng cực đoan luôn tạo ra một ảo tưởng việc giải thể chính quyền cộng sản hiện tại để xây dựng một xã hội đa nguyên dân chủ ở Việt nam là chuyện dễ dàng. Những giả thuyết ấn định bằng thời gian cụ thể, như 6 tháng nữa, một năm nữa... rồi ba năm nữa v.v... cho rằng kinh tế Việt nam sẽ sụp đổ kéo theo sự sụp đổ của chính quyền. Thời gian đã trôi qua, bằng cả  chục lần thời gian người ta giả định mà vẫn thấy chính quyền hiện tại ở Việt nam hầu như không sứt mẻ. Đây là vấn đề đáng suy nghĩ.
Hiện tượng này không chỉ đã khiến cho những người làm báo nghiêm túc bức xúc, mà quần chúng nhân dân những người theo dõi các thông tin truyền thông lề trái cũng hết sức bất bình. Xin được trích một đoạn trong bài viết "Nhìn lại cuộc đấu tranh" gần đây của nhà báo Bùi Tín nói về thái độ lạc quan tếu của một số tổ chức và cá nhân:
"Ví dụ như thái độ lạc quan thiếu cơ sở, với nhận định chủ quan là trong Bộ Chính trị có một nhóm gọi là «nhóm đổi mới, cấp tiến, thân phương Tây» có khả năng dành thế áp đảo, tiến hành một cuộc «xoay trục hoành tráng», thực hiện “liên minh toàn diện với Philippines, Nhật Bản, Ấn Độ, Hoa Kỳ». Cũng có cả quan điểm cho rằng Quân đội Nhân dân VN từ khi có tổng tham mưu trưởng mới đã ngả dần sang phương Tây, do Hoa Kỳ lôi kéo và tác động. Theo xu hướng lạc quan như thế, đã có người tin rằng chính quyền sẽ trả tự do cho ba nhà bất đồng chính kiến ở tòa án Đồng Tháp, và một số bà con theo đạo Hòa Hảo còn chuẩn bị cuộc rước đón hân hoan, để rồi rốt cuộc bị thất vọng, sững sờ trước ba bản án quá nặng."
Lòng tin của con người là có giới hạn, nó không cho phép ai lạm dụng và lãng phí lòng tin của dân chúng. Hình như những nhà báo này, họ đã quên mất câu "Một sự bất tín thì vạn sự bất tin". Họ đã không biết rằng một số không nhỏ các bạn đọc đã và đang bắt đầu hoài nghi về tính trung thực, chính xác của các thông tin của lề trái. Càng tệ hơn khi biết điều này thì một vài tác giả lại cải chính bằng các bài viết viện dẫn các lý do khách quan thay vì nhận ra những thiếu sót của bản thân mình.
Kinh nghiệm xưa
Trong chiến tranh, một trong những kinh nghiệm của những người chỉ huy nhằm để giữ tinh thần cho những người lính trên các chặng đường hành quân từ Bắc vào Nam trên con đường mòn Hồ Chí Minh thiết nghĩ cũng là những kinh nghiệm của những người đấu tranh cho Dân chủ nói chung và các nhà báo nói riêng. 
Ngày ấy chuyển quân từ Bắc vào Nam, từ Quảng bình trở vào bộ đội đều hành quân đi bộ theo đường mòn. Khoảng cách mỗi một cung đường là hai Binh trạm cách nhau khoảng trên dưới 20 km. Binh trạm là các điểm dừng chân của các đơn vị bộ đội để nghỉ ngơi lấy sức qua đêm cho chặng đường sắp tới. Ban ngày bộ đội sẽ hành quân bắt đầu đi từ khoảng 8 giờ sáng, đến trạm nghỉ thì trời đã tối. Đằng đẵng như thế cả tháng trời. Người dẫn đường cho các đoàn quân vào Nam ra Bắc là người của Binh trạm gọi là giao liên.
Ai đã đi bộ đường dài thì sẽ hiểu, vấn đề tâm lý của người đi đường rất quan trọng. Nhưng nếu như người dẫn đường bảo bạn đường chỉ dài khoảng 20 km đi chỉ hết 6 giờ đồng hồ, nghĩa là kể cả nghỉ ngơi cũng chỉ khoảng 4 giờ chiều là tới thì tâm lý của bạn sẽ ở một tâm trạng khác. Nếu đến 4 giờ chiều mà vẫn chưa thấy đến thì người ta bắt đầu nghi ngờ. Đến 5 giờ chiều cũng chưa đến thì người ta sinh ra nghi ngờ người chỉ huy và bắt đầu nảy sinh tâm lý chán nản, khi ấy bước chân của họ sẽ lê không nổi. Nhưng một người giao liên có kinh nghiệm thì họ sẽ dự trù thời gian rộng hơn, đáng đến đích 4 giờ chiều thì họ sẽ nói đến đích khoảng 7 giờ tối. Như vậy chỉ khoảng 5-6 giờ tối khi đã đến đích thì mỗi người lính ai cũng thấy vui vẻ, quên đi hết nỗi nhọc nhằn trên đường hành quân.
Điều đó cho thấy đưa ra các dự báo là điều cần thiết, có giá trị kích thích tinh thần, song các dự báo hay nhận định quá viển vông phi thực tế thì lại là điều bất lợi. Nó sẽ hủy hoại niềm tin và đánh mất sức chiền đấu của mọi người.
Kết
Công cuộc đấu tranh cho Dân chủ cũng như một cuộc vận động đường dài mà cái đích ở đâu, lúc nào thì chưa ai có thể xác định rõ được. Nhưng do tính chính nghĩa cộng với sự tự do dân chủ mang trong nó tính tất yếu của thời đại nên việc đến đích là chuyện tất yếu. Chắc chắn nó sẽ đến, nhưng nhanh hay chậm thì phụ thuộc vào sự nỗ lực của mỗi cá nhân và tổ chức. Nhưng không thể nhận định và dự liệu trước một cách quá phóng khoáng tới mức lạm dụng lòng tin của quần chúng là điều tối kỵ.
Chỉ sau vài năm, sự lớn mạnh và hiệu quả của truyền thông lề trái với hệ thống các đài phát thanh Việt ngữ, các trang website, blogs hay các tài khoản cá nhân trên các mạng xã hội đã tạo thành một hệ thống tiếng nói đối lập với tính phản biện cao và trở thành một đối thủ xứng tầm với truyền thông nhà nước. Quan trọng hơn cả là chính quyền đã buộc phải quan tâm và có các sự điều chỉnh phù hợp trong các chính sách phát triển trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội và kể cả chính trị.
Tuy nhiên việc tạo lòng tin cho người dân phải là vấn đề hàng đầu cần được chú trọng, không có sự biện minh hay cải chính nào từ người làm báo có thể lấy lại niềm tin đã đánh mất từ bạn đọc.
Ngày 05 tháng 9 năm 2014
© Kami
(Blog Kami) 
  • VN lập lữ đoàn 'bảo vệ Phú Quốc' (BBC) - Bộ tư lệnh Quân khu 9 thành lập một lữ đoàn đóng trên huyện đảo Phú Quốc để ''phòng thủ đảo và vùng biển phía tây nam Việt Nam''.
  • EU, Mỹ tăng cường trừng phạt Nga (BBC) - Các nước phương Tây chuẩn bị áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga vì khủng hoảng tại Ukraine, giới chức Hoa Kỳ và Anh quốc cho biết.
  • Lên sóng với BBC qua Skype (BBC) - BBC hướng dẫn cách kết nối qua Skype sao cho có chất lượng hình ảnh, âm thanh tốt nhất.
  • 'Lúc đầu tôi cũng rất mến ông Hồ' (BBC) - Tác giả cuốn 'Đèn Cù', nhà văn Trần Đĩnh, nói với BBC lúc đầu ông 'rất mến' ông Hồ Chí Minh trước khi cố Chủ tịch VN 'thay đổi lập trường'.
  • Đừng bỏ dở cuộc vận động thoát Trung (RFA) - Cuộc khủng hoảng giàn khoan Hải Dương 981 và thái độ gây hấn trịch thượng của Trung Quốc với Việt Nam đã làm cho người Việt Nam sực tỉnh và có thêm một cơ hội để đặt vấn đề thoát khỏi ảnh hưởng Trung Quốc, bớt lệ thuộc Trung Quốc về kinh tế.
  • Chống Nhà nước Hồi giáo, Mỹ muốn lập liên minh lớn bên ngoài NATO (RFI) - Nhà nước Hồi giáo là một chủ đề chính trong ngày làm việc thứ hai của khối NATO đang diễn ra tại Anh Quốc. Việc thúc đẩy thành lập một liên minh rộng lớn chống Nhà nước Hồi giáo càng trở nên thúc bách hơn, sau biến cố con tin thứ hai, nhà báo Mỹ Steven Sotloff, bị giết hại.
    Hôm nay 05/09/2014, theo Reuters, bên lề thượng đỉnh NATO, Hoa Kỳ và một số quốc gia đồng minh chủ chốt đã nhóm họp để bàn về chiến lược cụ thể nhằm ngăn chặn lực lượng Nhà nước Hồi giáo, hiện đã xâm chiếm nhiều khu vực rộng lớn tại Irak và Syria.
  • Giữa Nga và Trung Quốc, Mông Cổ chọn Washington (RFI) - Trước sau không đầy hai tuần lễ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin lần lược đến thủ đô Oulan-Bator.
    Sự kiện này biểu lộ vị thế tế nhị khó khăn của Mông Cổ. gần một phần tư thế kỷ sau ngày Liên Xô sụp đổ, quốc gia TrungÁ giàu tài nguyên này chưa hoàn toàn“thoát Nga” nhưng lại có nguy cơ bị Trung Quốc kềm chế bằng kinh tế.
  • NATO lập « lực lượng phản ứng cực nhanh » tại Đông Âu (RFI) - Hôm nay 05/09/2014, trong cuộc họp tại New Port, Anh Quốc, Liên Minh Bắc Đại Tây Dương thông báo quyết định thành lập« lực lượng phản ứng cực nhanh» để bảo vệ biên giới phía đông châuÂu trước đe dọa từ Nga.
    Quyết định của NATO được loan báo trong bối cảnh các thủ đô ĐôngÂu, như các nước Baltic, Ba Lan, lo sợ Nga thừa thắng tại miền đông Ukraina đe dọa an ninh và toàn vẹn lãnh thổ.
  • Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc bị gởi thư dọa giết (RFI) - Seoul cho biết vào hôm nay 05/09/2014 là sẽ cho mở điều tra về vụ Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Han Min Koo đã nhận được một bức thư đe dọa tính mạng kèm theo một con dao. Bức thư được khám phá vào tuần qua sau khi nhân viên chuyển thư phát hiện ra bao bì đã bị rách.
  • Nhật Bản: Cải cách kinh tế, Shinzo Abe nuốt lời hứa (RFI) - Liên quan đến tình hình kinh tế trì trệ tại Nhật Bản, nhật báo kinh tế Les Echos hôm nay 05/09/2014 có bài phân tích khá cặn kẽ đề tựa« Những lời hứa bị nuốt củaông Shinzo Abe». Sau gần hai năm lên cầm quyền với chính sách kinh tế« ba mũi tên», giờ đây, làn gió Abenomics hay những chính sách kinh tế củaông Shinzo Abe đang bị rơi rụng.
  • Bắc Hàn chuẩn bị cải tổ nội các (RFA) - Bắc Hàn hôm qua tuyên bố quyết định triệu tập một cuộc họp quan trọng của quốc hội vào cuối tháng này. Cuộc họp nhằm mục đích giới thiệu một chính sách quan trọng về cải tổ nội các.
  • Bắc Triều Tiên khởi động lại lò phản ứng hạt nhân? (RFI) - Hôm qua 04/09/2014, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (AIEA) thông báo có một số dấu hiệu cho thấy có khả năng lò phản ứng hạt nhân tại Yongpyon, lò hạt nhân duy nhất của chế độ Bình Nhưỡng đã được khởi động lại.
  • Ấn Độ đặt nhiều bang trong tình trạng báo động sau đe dọa của Al Qaida (RFI) - Hôm qua 05/09/2014, Ấn Độ tuyên bố đặt nhiều bang trong tình trạng báo động, sau khi Al Qaida thông báo lập một chi nhánh tại tiểu lục địa này. Cho dù, một số chuyên gia nhận định thông tin nói trên chỉ là« một cử chỉ tuyệt vọng» của tổ chức khủng bố quốc tế, nhưng chính quyền New Delhi vẫn cho đây là một mối đe dọa thực sự.
  • Ấn Độ và Úc ký kết thỏa thuận hạt nhân dân sự (RFI) - Theo kế hoạch dự kiến, Thủ tướngÚc Tony Abbott và đồng nhiệm Ấn Độ Narendra Modi sẽ ký kết vào hôm nay, 05/09/2014 một thỏa thuận về năng lượng hạt nhân được chờ đợi từ lâu. Buổi lễ ký kết này được coi là cao điểm chuyến công du Ấn Độ của Thủ tướngÚc nhằm tăng cường quan hệ chiến lược và thương mại giữa hai cường quốc vùng NamÁ và châu Đại Dương.
  • Nghệ sĩ Fayçal Salhi đến Việt Nam biểu diễn (RFI) - RFI Talent giới thiệu với các bạn Fayçal Salhi, nghệ sĩ người Algeri chuyên chơi đàn oud. Lần đầu tiên đến Việt Nam lưu diễn, tay đàn Fayçal Salhi sẽ có mặt tại Trung tâm Văn hóa Pháp Espace ở Hà Nội ngày 11/09/2014 và biểu diễn tại Viện trao đổi văn hóa Pháp IDECAF tại Sàigòn ngày 12/09/2014.
  • Người Sài Gòn nhớ Sài Gòn xưa (RFA) - Thời gian gần đây, bóng dáng của Sài Gòn xưa đang dần mất đi, thay vào đó là một chuỗi những công trình bê tông hóa khiến cho thành phố ngày càng trở nên xa lạ với những ai từng gắn bó và sống với Sài Gòn.
  • Trần Quảng Nam: nhạc kịch Truyện Kiều (RFA) - Nhạc sĩ Trần Quảng Nam đã dành hơn 20 năm để nuôi dưỡng, ấp ủ, tìm tòi và tạo dựng để chuyển thể Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du sang nhạc kịch.
  • Tổ cải lương là ai và thờ Tổ từ bao giờ? (RFA) - Hằng năm ngành sân khấu Việt Nam có lệ tổ chức lễ Giỗ Tổ (còn gọi là Cúng Ông) để tưởng nhớ đến tiền nhân khai sáng nghề nghiệp, và truyền thống này vẫn được duy trì, lưu truyền qua nhiều thế hệ.
  • Nghề ốp đồng ở miền Bắc (RFA) - Với Việt Nam hiện tại, hoạt động ốp đồng phải được xem là một cái nghề ăn nên làm ra hơn bao giờ hết. Nó tạo ra được một thị trường siêu lợi nhuận mà ở đó, mọi thứ hàng hóa tưởng như bỏ đi cũng không ai thèm lượm thì chỉ cần qua tay ông đồng bà cốt, mọi chuyện hoàn toàn thay đổi.
  • Lang Lang chơi piano với trái cam (BBC) - Nghệ sĩ piano Lang Lang dùng trái cam chơi đàn piano trong chương trình The One Show của BBC nhân liên hoan âm nhạc tuần này.
  • Pakistan: Dân chúng biểu tình đòi thủ tướng từ chức (RFA) - Làn sóng phản đối chính phủ đương nhiệm của Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif kéo dài nhiều tuần qua đã đủ để khiến 5 trong số 11 vị tướng đứng đầu quân đội vào cuộc để bắt ông Nawaz Sharif từ chức.
  • Ukraina: Kiev và phe ly khai đạt thỏa thuận ngừng bắn (RFI) - Hôm nay 05/09/2014, một thỏa thuận ngừng bắn tại miền Đông Ukraina đã được ký kết tại Minsk và có hiệu lực ngay từ 18 giờ - giờ địa phương, tức 15 giờ GMT. Xung đột quân sự kéo dài 5 tháng nay tại miền Đông Ukraina, khiến hàng ngàn người thiệt mạng, nhiều thành phố làng mạc bị tàn phá và cả triệu dân phải sơ tán, có khả năng chấm dứt, nếu thỏa thuận ngừng bắn được thực thi. LiênÂu và Mỹ tiếp tục duy trìáp lực lên Matxcơva để thuyết phục Nga tham gia vào giải pháp hòa bình cho xung đột.
  • Điện, nước, thực phẩm: Crimée còn rất phụ thuộc vào Ukraina (RFI) - Vùng Crimée, bị Nga sáp nhập hồi tháng Ba vừa qua, vẫn còn rất phụ thuộc vào Ukraina, đối tác cung cấp chính về điện, thực phẩm và điện. Bằng chứng là trong những ngày qua, các vụ mất điện thường xuyên xẩy ra tại vùng lãnh thổ này.
  • Ngân hàng và quốc phòng Nga nhìn sang Châu Á (RFI) - Việc Nga xích lại gần ChâuÁ không chỉ về năng lượng. Phần lớn các lĩnh vực của nền kinh tế Nga, đặc biệt là tài chính và quốc phòng, giờ đây, tìm cách hướng sang phía đông.
  • Giao tranh tái diễn ở Đông Ukraine (VOA) - Giao tranh dữ dội được báo cáo hôm nay ở Đông Ukraine, chỉ vài giờ trước khi Kyiv và lãnh đạo phe nổi dậy dự kiến khởi sự các cuộc hòa đàm
  • Năng lượng: Khủng hoảng Ukraina khiến Nga xích lại gần Trung Quốc (RFI) - Trung Quốc phải chăng đang là người cứu rỗi của một nước Nga đang bị phương Tây trừng phạt ? Sự xích lại gần nhau của hai quốc gia này, trước hết là trong lãnh vực năng lượng, đang tăng nhanh cùng với đà của cuộc khủng hoảng Ukraina. Tuy nhiên theo các nhà phân tích, động thái này không phải là không rủi ro đối với Matxcơva.
  • Một nhà cung cấp của Apple tại TQ không tuân thủ chuẩn mực an toàn (RFI) - Theo kết quả cuộc điều tra của Hiệp hội China Labor Watch và Green America, được công bố ngày hôm qua 04/09/2014, một doanh nghiệp tại Trung Quốc chuyên cung cấp thiết bị cho tập đoàn tin học khổng lồ Apple, đã không tôn trọng nhiều chuẩn mực cơ bản trong lĩnh vực y tế, an toàn và môi trường.
  • Viễn thông Trung Quốc bị dân kiện về tội chặn Google (RFI) - Một người dân tại Thẩm Quyến (miền Nam Trung Quốc) vừa đệ đơn kiện một tập đoàn viễn thông và một công ty điện thoại Trung Quốc về tội đã chặn công cụ tìm kiếm Mỹ Google tại Trung Quốc. Vụ kiện được xem xét vào hôm qua 04/09/2014 đã nêu bật chế độ kiêm duyệt khe khắt của chế độ Bắc Kinh đối với internet.
  • Đài Loan muốn đóng góp tích cực hơn trong các thảo luận về biển Đông (RFA) - Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu hôm 1 tháng 9 lên tiếng bày tỏ mong muốn được tham gia vào các đàm phán quốc tế về vấn đề biển Đông. Đây không phải là lần đầu tiên Đài Loan bày tỏ mong muốn này. Nhưng để thực hiện được điều này, Đài Loan gặp không ít trở ngại trước mắt.
  • Máy bay tư nhân Mỹ rơi ngoài khơi Jamaica (VOA) - Giới chức hàng không của Jamaica và Mỹ cho biết một chiếc máy bay tư nhân nhỏ ngừng trả lời tín hiệu đã bay chệch hướng và rơi ngoài khơi bờ biển của Jamaica
  • Bác sĩ Mỹ bị nhiễm Ebola về nước (VOA) - Theo dự kiến, bác sĩ Rick Sacra làm việc ở Liberia sẽ về tiểu bang Nebraska, và sẽ được chữa trị tại trung tâm an toàn sinh học thuộc Trung tâm Y khoa Nebraska ở Omaha
  • Ấn Độ phóng thích tù nhân (VOA) - Tòa Tối cao lặp lại một điều luật hiếm được thực thi của Ấn quy định phải thả tù nhân đợi ngày ra tòa một khi họ đã bị giam tới phân nửa mức án tối đa mà họ có thể lãnh nếu bị xét là có tội.
  • Bài học phân định tranh chấp biển Ấn Độ-Bangladesh (BaoMoi) - Cuối tháng 8, Bộ Ngoại giao Philippines thông báo Philippines đã đề nghị Trung Quốc giải quyết vấn đề tranh chấp biển Đông thông qua tòa án quốc tế như cách Ấn Độ và Bangladesh áp dụng để giải quyết tranh chấp trên vịnh Bengal.
  • Sôi động cuộc thi Marathon quốc tế Đà Nẵng. (BaoMoi) - 4h sáng 31/8, hơn 4.200 vận động viên đã tập trung tại Công viên Biển Đông với tâm trạng háo hức tham gia Cuộc thi Marathon Quốc tế Đà Nẵng 2014, tài trợ chính bởi La Vie, lần thứ hai được tổ chức tại thành phố biển Đà Nẵng.
  • Trung Quốc mở rộng phi pháp đảo Gạc Ma (BaoMoi) - PNO – Kanwa Defense Review, một tạp chí quốc phòng do nhà phân tích quân sự Canada Andrei Chang điều hành, có bài viết nêu rõ việc Trung Quốc cải tạo đất trên đảo Gạc Ma (Johnson South Reef), tạo ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với Việt Nam, Đài Loan và lực lượng Mỹ hoạt động trong khu vực.
  • Diễn đàn Nhật Bản - ASEAN thảo luận về vấn đề Biển Đông (BaoMoi) - Theo Kyodo, các quan chức cấp cao của Nhật Bản và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã nhất trí đảm bảo thành công cho một hội nghị cấp cao Nhật Bản-ASEAN diễn ra bên lề Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) vào tháng 11 tới tại Myanmar.

Đừng bỏ dở cuộc vận động thoát Trung

000_Hkg10094037.jpg
Một cửa hàng tại Hà Nội bán lồng đèn, đồ chơi mùa Trung Thu nhập từ Trung Quốc. Ảnh chụp hôm 05/9/2014.
Phong trào vận động thoát Trung, bớt lệ thuộc về kinh tế với Trung Quốc được làm nóng sau vụ giàn khoan Hải Dương 981, nay có vẻ đang trầm lắng. Phải chăng ảnh hưởng chính trị với Bắc Kinh đang chi phối vấn đề này và làm cho cuộc vận động của giới nhân sĩ trí thức trở nên vô nghĩa. Nam Nguyên tìm hiểu vấn đề này.
Cuộc khủng hoảng giàn khoan Hải Dương 981 và thái độ gây hấn trịch thượng của Trung Quốc với Việt Nam đã làm cho người Việt Nam sực tỉnh và có thêm một cơ hội để đặt vấn đề thoát khỏi ảnh hưởng Trung Quốc, bớt lệ thuộc Trung Quốc về kinh tế.
Khi chủ đề thoát Trung lan đến Quốc hội, Nhà nước Việt Nam trong chừng mực đã để cho giới học giả nhân sĩ trí thức tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm với chủ đề thoát Trung, ít ra là trên lĩnh vực kinh tế và văn hóa, báo chí cũng được đưa tin khá thoái mái về chủ đề này. Tuy vậy sau khi Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 sớm hơn dự định, việc Việt Nam tự nhận lỗi về các cuộc biểu tình bạo động chống doanh nghiệp Trung Quốc và sau chuyến đi cầu hòa Bắc Kinh của ông Lê Hồng Anh, nhân vật đứng hàng thứ 5 trong Bộ Chính trị, Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thì dư luận cho là nỗ lực vận động thoát Trung đã trở nên vô nghĩa?
Chúng tôi nêu câu hỏi này với nhà phản biện TS Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS, một tổ chức tư nhân ở Hà Nội đã tự giải thể và được ông trả lời:
“Tôi nghĩ cũng không phải là vô ích vì đây là một quá trình, những thảo luận bàn luận như thế còn phải bàn luận nhiều nữa. Mình cũng đừng nghĩ rằng khi bàn luận một việc như thế thì nó tìm ra được giải pháp ngay và giả sử có tìm ra một giải pháp mà một số giới nào đó, ví dụ các nhà trí thức chẳng hạn nghĩ rằng đó là giải pháp hay, nhưng chưa chắc đó đã là giải pháp thật hay, cần yêu cầu nhà nước phải thực hiện ngay. Tôi nghĩ quá trình như thế nên tiếp tục và nó có cái lợi của nó. Còn những người nghĩ rằng có cuộc thảo luận như thế rồi chẳng có ý nghĩa gì cả bởi vì nhà nước, nhà chức trách người ta chưa thèm để ý đến. Tôi nghĩ rằng nếu mà phán xét như vậy nó hơi vội và không hiểu đúng tình hình. Bởi vì những người phán xét như thế có thể là những người rất nóng vội mà cuộc sống thì không thể nóng vội được.”
Nhà nước Việt Nam tự hào về mức Tổng sản phẩm nội địa năm 2013 đạt 176 tỷ USD, tổng kim ngạch xuất khẩu hơn 130 tỷ USD. Tuy vậy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra thế giới lệ thuộc nguyên liệu, máy móc của Trung Quốc. Không những thế, hàng hóa Trung Quốc cũng tràn ngập thị trường Việt Nam từ thành thị cho tới thôn quê. Hàng tiêu dùng Trung Quốc có giá rất rẻ, dù mang tiếng xấu về tính độc hại vẫn được đại đa số người dân Việt Nam chấp nhận. Dự kiến trọn năm 2014 tổng lượng hàng hóa mà Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá khoảng 40 tỷ USD. Trong đó chênh lệnh cán cân thương mại hay nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc sẽ ở mức trên dưới 25 tỷ USD.
Không dễ thoát Trung
Theo Giáo sư Vũ Văn Hóa, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Việt Nam phải xây dựng lại nền tảng, cơ sở hạ tầng, tổ chức lại sản xuất và tiêu thụ, nếu muốn thực hiện giảm lệ thuộc về kinh tế với Trung Quốc. Đây là một quá trình có thể kéo dài tới 10 năm. Chừng nào mà Việt Nam chưa thực tế khởi sự một tiến trình thoát Trung thì đích đến lại càng xa vời hơn.
Chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành, hiện sống và làm việc ở Hà Nội phân tích tình trạng thực tế của Việt Nam, khiến cho Việt Nam vẫn phải lệ thuộc kinh tế đối với Trung Quốc:
“Hiện nay từ 2011, 2012, 2013, 2014 doanh nghiệp Việt Nam chết như rơm rạ sau một trận bão, hàng trăm nghìn doanh nghiệp chết thì làm sao nền kinh tế phát triển được. Từ chỗ doanh nghiệp chết thì lấy hàng hóa nào mà bán ra sản xuất hàng hóa gì bây giờ đây. Ngoài ra vấn đề chi phí sản xuất của Việt Nam, một loại chi phí lớn của Việt Nam là chi phí quan hệ chi phí tham nhũng chiếm bao nhiêu phần trăm? có lĩnh vực thì 5%, lĩnh vực thì 10%, có lĩnh vực còn cao hơn nữa. Chi phí quan hệ nó như thế góp vào chi phí sản xuất thì làm sao cạnh tranh với nước ngoài, không riêng gì với Trung Quốc. Việc này Đảng và Nhà nước đưa ra các chính sách gọi là phòng chống tham nhũng, học theo đạo đức Hồ Chí Minh ..v..v.. nói thì nhiều nhưng mà làm chưa được bao nhiêu. Đó là những vấn đề về quản lý nhà nước, vấn đề lãnh đạo.”
Thoát Trung không chỉ là sự mong muốn của giới nhân sĩ trí thức chuyên gia mà còn là của đại đa số người dân Việt Nam. Nhà giáo Đỗ Việt Khoa, hiện sống và làm việc ở Hà Nội góp ý:
“Người dân bình thường nào cũng thấy Việt Nam lệ thuộc vào Trung Quốc quá nhiều. Lệ thuộc vào chính sách, lệ thuộc vào các quyết định chính trị, lệ thuộc cả từng mặt hàng sản xuất nữa. Gần đây phong trào báo chí trả lời người dân phản ánh rất nhiều, người dân mong muốn tìm cách thoát Trung, nhưng mà thoát thế nào khi mà những người đứng đầu quốc gia này không muốn thoát, thậm chí họ lại muốn lệ thuộc chặt hơn nữa thì thoát thế nào?

Theo giới chuyên gia đặt ra vấn đề thoát Trung về kinh tế tất nhiên đi trước phải là giảm lệ thuộc chính trị, tiến tới một thế đứng chính trị độc lập. Việt Nam dù chịu ảnh hưởng ít nhiều từ Trung Quốc nhưng vẫn phải có tư duy độc lập. Có một số ý kiến cho rằng, nếu Việt Nam trở thành một quốc gia giàu mạnh dân chủ văn minh thì sẽ không còn phải đặt vấn đề thoát Trung nữa. Đông đảo người dân Việt Nam từng góp ý trên báo chí do nhà nước quản lý: “Đừng bàn ‘thoát Trung’ nữa mà hãy hành động.”
    Nam Nguyên
(RFA)

“Trong sáng” như bóng đá Việt Nam

Khán giả nán lại khiến các cầu thủ phải chạy một vòng quanh sân cảm ơn
Nếu có một vị khách nước ngoài “đi lạc” đến sân Mỹ Đình tối ngày 5/9/2014, người đó sẽ tưởng rằng sắp có một trận đấu quan trọng của đội tuyển quốc gia Việt Nam.
Thật ra từ lâu nay, kể cả khi đội tuyển quốc gia thi đấu, sân vận động Mỹ Đình vẫn vắng tanh. Năm ngoái cũng có một trận của đội tuyển rất đông người xem, nhưng đó là vì người hâm mộ bóng đá muốn được tận mắt trông thấy các danh thủ nổi tiếng thế giới của Arsenal.
Trận mở màn giải bóng đá U19 Cup Nutifood còn rất ít chỗ trống, có lẽ ghế thừa là do các tay phe vé không bán được cho ai. Sát giờ bóng lăn họ vẫn “hét” 650 ngàn cho một cặp vé (giá vé thực cao nhất chỉ 200 ngàn một cặp).

Tuy nhiên số lượng chưa chắc đã làm nên không khí của trận đấu. Đã lâu rồi người ta mới thấy háo hức khi đến sân như vậy, khá giống với cảm giác rạo rực mỗi khi có đội tuyển quốc gia thi đấu cách đây 16, 17 năm.
    "Một đội tuyển trẻ “chơi đẹp” theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, người hâm mộ đam mê và tin tưởng trở lại"
Bất chấp việc U19 Việt Nam vừa thất bại trong trận chung kết giải Đông Nam Á tại Brunei kéo theo những lo ngại về thể lực thua kém khiến kế hoạch tương lai có thể không được như mong đợi; người hâm mộ vẫn tới sân với áo đỏ, cờ, băng rôn, thậm chí cả ảnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Nguyên nhân của sự hâm mộ

Thật khó ở đâu mà tình yêu bóng đá lại vô tư như ở Việt Nam. Trước đây đã có một người hâm mộ lớn tuổi bức xúc trên truyền hình: “Tại sao nước khác đội tuyển thua về bị chửi mắng, đội Việt Nam thua về chúng tôi vẫn ra đón mà tại sao không cho?”
Sân Mỹ Đình gần như kín chỗ trong trận này.
Quốc Vượng - cầu thủ dàn xếp tỷ số với lý do “Việt Nam vừa không thua, lại vừa được tiền” đã tâm sự: “Sau khi vào tù mới hiểu, cái người hâm mộ cần không phải là kết quả, mà là các cầu thủ trên sân thi đấu như thế nào”.

Trận đấu gặp Úc hôm qua, đội tuyển của chúng ta rất ít cơ hội tiếp cận khung thành đối phương có thể hình cao to. Nhưng đối với khán giả, điều đó có lẽ không quan trọng lắm, được xem bóng đá sạch, “trong sáng” và giàu nhiệt huyết là đủ. Thế nên chỉ cần bóng tiến đến hơi gần khung thành đối phương là trên sân đã như ngày hội rồi.

Càng trôi về những phút cuối, cơ hội chiến thắng của Việt Nam càng nhỏ do thể lực đã suy giảm. Nhưng việc Australia tấn công nhiều hơn không làm “nản lòng” những người đến sân, họ vẫn hò reo, làm những làn sóng người và hát những ca khúc Cách mạng.

Sự kiên trì đó đã được đền đáp theo một cách khó ai có thể ngờ tới. Khi chỉ còn 2 phút nữa là kết thúc trận đấu, Công Phượng đã đi bóng từ giữa sân rồi tung cú sút ở một góc không dễ để hạ gục thủ môn đối phương. Một cái kết hoàn hảo cho đội bóng fair play và khán giả fair play.
Các cầu thủ Việt Nam giúp đối phương khi bị chuột rút
Cuối trận có một tình huống cầu thủ đội bạn bị chuột rút, lập tức 2 hậu vệ Việt Nam chạy đến giúp dù trong hoàn cảnh này, càng kéo dài thời gian càng có lợi.
Chính những hình ảnh này đã chinh phục người hâm mộ nước nhà chứ không phải những danh hiệu hay sự kỳ vọng vào một thế hệ có tài năng vượt trội.
Sau khi tiếng còi kết thúc trận đấu vang lên, rất nhiều người vẫn nán lại khiến các cầu thủ phải chạy một vòng quanh sân cảm ơn – hành động như trong các trận đấu chia tay hoặc sau khi đội đoạt chức vô địch.
Đội tuyển quốc gia thi đấu bết bát (bị loại ngay từ vòng bảng 2 năm liên tiếp ở 2 giải đấu quan trọng nhất: AFF Cup 2012 và Sea Games 27), giải vô địch quốc gia chỉ toàn bạo lực và dàn xếp tỷ số.
Bóng đá Việt Nam có lẽ đang ở thời điểm chạm đáy của sự thất vọng và hoài nghi. Thật khó có thể nói bóng đá Việt Nam đang “trong sáng”.
Nhưng bỗng dưng nổi lên một tia sáng giữa bóng tối đang bao trùm. Một đội tuyển trẻ “chơi đẹp” theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, người hâm mộ đam mê và tin tưởng trở lại. Với nhiều người Việt Nam, có lẽ cũng không đòi hỏi gì thêm nữa. Cứ cháy với tình yêu bóng đá, thế là đủ!
 Trần Công Hưng
Gửi cho BBC từ Hà Nội
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả.
(BBC)

Cần quen dần với luật chơi của nền dân chủ

Ai cũng biết rằng, dân chủ là động lực phát triển của xã hội. Một đất nước dù nghèo tài nguyên đến đâu nhưng nếu dựa vào nền dân chủ để phát triển thì vẫn trở thành cường quốc.

Đất nước qua nhiều thập kỷ đổi mới đang dần sử dụng những luật chơi của nền dân chủ để phát triển kinh tế xã hội. Một trong những luật chơi của nền dân chủ mà chúng ta đã khởi động từ hơn 20 năm nay chính là phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại bằng trọng tài.

Sở dĩ gọi nó là luật chơi của nền dân chủ là vì Nhà nước thừa nhận và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, thương nhân tự lựa chọn cho mình cách thức xử lý các tranh chấp: hoặc là ra tòa hoặc sử dụng trọng tài thương mại hay các thiết chế lựa chọn khác như hòa giải, thương lượng.

Đặc biệt, khi chọn phương thức trọng tài, các doanh nghiệp, thương nhân được quyền lựa chọn cho mình những chuyên gia giỏi, trung thực, vô tư và khách quan để giải quyết tranh chấp. Các bên được tự lựa chọn địa điểm, thủ tục tố tụng, được quyền thay đổi trọng tài viên nếu có bằng chứng cho thấy họ không vô tư, không khách quan. Các bên được lựa chọn cả ngôn ngữ tố tụng và luật áp dụng trong trường hợp một bên tranh chấp là doanh nghiệp, thương nhân nước ngoài.

Gọi đó là luật chơi dân chủ vì trong quá trình tố tụng, các bên có đầy đủ quyền lực để thay đổi thành phần hội đồng trọng tài, có đầy đủ cơ hội để chứng minh cho yêu cầu của mình. Luật chơi dân chủ này đã được các doanh nghiệp, thương nhân trên thế giới sử dụng phổ biến và được coi là thiết chế hữu hiệu trong giải quyết tranh chấp.
dân chủ, doanh nghiệp, pháp luật, pháp quyền, thương mại, tranh chấp kinh tế
Ảnh minh họa
Ở Việt Nam, với việc thành lập Trung tâm trọng tài quốc tế (VIAC) từ năm 1993, luật chơi của nền dân chủ đã được hình thành và được sử dụng phổ biến hơn 20 năm qua. Doanh nghiệp, thương nhân đánh giá đây là thiết chế chưa vướng tham nhũng (corruption free) mặc dù chất lượng của một số trọng tài viên có thể chưa được như kỳ vọng.

Với việc ban hành Luật Trọng tài thương mại năm 2010, luật chơi dân chủ trong giải quyết tranh chấp thương mại, kinh tế càng có nền tảng pháp lý vững chắc hơn, toàn diện hơn. Thực tế, VIAC đã xét xử hàng ngàn vụ việc và mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp vượt lên cao hơn những tổn thất từ tranh chấp.

Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn là không ít doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước, một số cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn chưa chịu làm quen với luật chơi dân chủ. Họ lựa chọn trọng tài, tham gia tranh tụng và nếu không thỏa mãn được yêu cầu của mình, vẫn tìm kiếm sự can thiệp từ lãnh đạo, từ các cơ quan nhà nước có quyền lực.

Nhiều doanh nghiệp nhà nước trong tranh tụng đã không làm hết sức của mình để bảo vệ yêu cầu của mình và cố tìm sự can thiệp của chính quyền khi yêu cầu không được thỏa mãn. Chẳng hiểu các doanh nghiệp vận động thế nào mà lãnh đạo các cấp chỉ đạo tòa án phải xử lại, phải hủy phán quyết trọng tài.

Thậm chí, có sở công an buộc doanh nghiệp đã thắng kiện trong vụ kiện với doanh nghiệp Trung Quốc phải làm yêu cầu hủy phán quyết trọng tài để phục vụ cho việc có thêm căn cứ truy tố giám đốc của doanh nghiệp. Thêm vào đó, nhiều bài viết của một số tờ báo cũng đang làm thay việc của tòa án, của cơ quan điều tra nay chuyển sang làm thay công việc của trọng tài thương mại. Những bài báo dựa trên thông tin một chiều, thiếu sự tiếp cận hồ sơ vụ kiện có khi dài đến hàng ngàn trang giấy liệu có phản ánh đúng bản chất của sự việc và liệu có đúng với qui định của pháp luật về trọng tài thương mại.

Luật Trọng tài thương mại, Nghị quyết của Đảng đều nhấn mạnh phải tôn trọng các thiết chế giải quyết tranh chấp trọng tài. Các doanh nghiệp, thương nhân cũng cần biết rẳng khi đã chọn luật chơi của nền dân chủ thì họ phải biết chấp nhận kết quả của nó.

Tại sao FIFA đầy quyền lực không hủy kết quả của một trận chung kết do lỗi bắt sai của trọng tài. Đó là vì FIFA tôn trọng luật chơi mà các đội bóng đã tham gia và sai sót của trọng tài là rủi ro, là một phần của cuộc chơi.

Chưa bao giờ có chuyện một đội bóng yêu cầu chính phủ của mình gây áp lực để FIFA cho đá lại trận đấu vì đội tuyển quốc gia mình bị thua oan, thua oan trong mắt của hàng tỷ người xem bóng đá.

Khi đọc những bài báo bình luận về phán quyết trọng tài, tiếp cận những công văn của chính quyền các cấp yêu cầu tòa án hủy phán quyết trọng tài, một câu hỏi tự nhiên nảy sinh. Những lãnh đạo chính quyền các cấp, những phóng viên chẳng lẽ không muốn đất nước phát triển dân chủ, không chấp nhận ngay cả luật chơi dân chủ giản đơn nhất - trọng tài thương mại.

"Trái đắng" hay "trái ngọt" đều cần phải chấp nhận nếu như chúng ta đã lựa chọn cho chính mình cơ chế giải quyết tranh chấp và lựa chọn những người vận hành cơ chế đó. Nếu cơ chế đó được vận hành sai với trình tự, thủ tục tố tụng được lựa chọn, bất cứ bên nào cũng có thể yêu cầu tòa án hủy phán quyết nhưng tuyệt nhiên không thể vì lý do "trái" mình nhận đắng hơn "trái" bên kia nhận. Liệu các doanh nghiệp có thể làm được những gì nếu vụ kiện được giải quyết không phải tại VIAC hay các trung tâm trọng tài thương mại khác ở Việt Nam mà tại Trung tâm Trọng tài quốc tế Singapore (SIAC), Tòa án trọng tài quốc tế (ICC) hay Trung tâm trọng tài quốc tế Hồng Kông, Kuala Lumpur vv...

Chẳng lẽ các doanh nghiệp trong các tranh chấp nhận "trái đắng" đề nghị các cơ quan quyền lực như Chính phủ, Ủy ban Tư pháp, Bộ Tư pháp, Tòa án Nhân dân Tối cao can thiệp để xử lại các vụ kiện mà các Trung tâm trọng tài này đã giải quyết hay sao? Có làm được điều đó không và nó có phù hợp với pháp luật quốc tế, với ngay cả pháp luật Việt Nam không?

Điều nên làm là các doanh nghiệp khi có tranh chấp, nếu đã chọn cho mình luật chơi dân chủ thì hãy cố gắng hết sức trong việc chọn trọng tài viên phù hợp, trong việc chuẩn bị hồ sơ tranh tụng và trước đó phải cẩn trọng khi đặt bút ký các hợp đồng.

Một vấn đề nữa cần nhận thức đúng trong việc vận hành luật chơi dân chủ. Các bên trong tranh chấp khi chọn thiết chế trọng tài cũng muốn vụ tranh chấp được giữ trong bí mật vì uy tín, vì thương hiệu. Theo pháp luật hiện hành thì thông tin về vụ kiện trọng tài không được công khai trừ phi tòa án chính thức thụ lý yêu cầu hủy phán quyết trọng tài. Vì vậy, trước thời điểm đó, không ai được đặt mình trên pháp luật để yêu cầu hay chỉ đạo tòa án, gây sức ép bằng báo chí đối với tòa án nhằm hủy phán quyết trọng tài.

Việc Tòa án Nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết 01/2014 ngày 20/3/2014 thể hiện một tư duy rất mới và một cố gắng rất lớn của cơ quan thực thi công lý của đất nước trong việc thúc đẩy luật chơi dân chủ trong lĩnh vực kinh tế, thương mại. Bộ luật Dân sự đang được sửa đổi cũng hướng vào việc đảm bảo tôn trọng tối đa thỏa thuận của các bên trong giao dịch dân sự thương mại nhằm làm cho quan hệ này được phát triển một cách dân chủ.

Trong bối cảnh Hiến pháp, nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XII đều nhấn mạnh vai trò của nền dân chủ trong phát triển kinh tế xã hội thì việc sử dụng và chấp nhận kết quả từ những luật chơi dân chủ, đặc biệt là trong lĩnh vực dân sự, kinh tế, thương mại là rất cần thiết. Đó chính là những bước đi quan trọng tiến tới một nền kinh tế phát triển dân chủ - dân chủ trong thiết lập các quan hệ đối tác, dân chủ trong việc giải quyết tranh chấp phát sinh.

Các doanh nghiệp, doanh nhân cần quen dần với những luật chơi như vậy mới có thể phát triển.Nếu cứ mãi tìm sự chống lưng từ phía Nhà nước thì mãi mãi khó có thể thoát khỏi tư duy và hành xử kiểu thời kỳ bao cấp và điều này không thể phù hợp với nền kinh tế thị trường. Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần tôn trọng pháp luật do chính mình ban hành và đừng làm chỗ dựa cho những hành xử không phù hợp hoặc trái pháp luật. Có như vậy mới xây dựng và thực thi được nhà nước pháp quyền.
TheoGS.TS Lê Hồng Hạnh/ TBKTSG
(Tuần Việt Nam)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét