Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

Bảo sao không mất Hoàng Sa

Bảo sao không mất Hoàng Sa

Nguoibuongio
10/09/2013
Báo Nghệ An ồ ạt mở đợt tấn công quy mô bằng truyền thông vào giáo phận Vinh. Cộng thêm truyền hình quốc giá và nhiều tờ báo khác ở vụ việc giáo xứ Yên Mỹ. Điều đó chứng tỏ cấp chỉ đạo không còn ở địa phương Nghệ An nữa mà đã lên tầm quốc gia.
Sự việc được lên tầm quốc gia sau khi thứ trưởng Bộ Công An phụ trách an ninh Tô Lâm vào làm việc với Tỉnh Nghệ An trở về báo cáo Bộ Chính Trị.
Thứ trưởng Tô Lâm người thay thế vị trí của tướng an ninh Nguyễn Văn Hưởng. Ông Hưởng vừa mới nghỉ hưu, chức vụ cuối cùng trước khi nghỉ hưu là cố vấn an ninh tôn giáo cho thủ tướng.

Hình ảnh buổi làm việc của bí thư Nghệ An Hồ Đức Phoc với BCT lúc mới nhậm chức, bên cạnh ông TBT ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng là hai UVBCT từng giữ chức bộ trưởng công an là ông Lê Hồng Anh, thứ trưởng công an phụ trách an ninh ông Nguyễn Tấn Dũng. Hình ảnh cũng cho thấy ông Dũng bộc lộ thái độ khá thỏa mãn với kết quả cuộc làm việc này vào trung tuần tháng 5 /2013

Người ta cũng không quên ở vụ việc ở giáo điểm  Con Cuông , trên cương vị phó chủ tịch UBND, phó Bí Thư. Hồ Đức Phóc đã gửi công văn báo cáo tình hình thẳng đến thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.
Có lẽ vụ việc Nghệ An đẩy lên tầm quốc gia, được báo giới la làng như cảnh báo báo động một cuộc biến loạn lớn, dường như cũng là lời cảnh báo đến Bộ Chính Trị  rằng- nếu thiếu người bản lĩnh dẹp loạn thì đất nước sẽ nguy to.( đối tượng bị nguy có thể hiểu là vai trò lãnh đạo của ĐCS với đất nước ). Như báo chí nói thì có nhiều hãng thông tấn lớn trên thế giới vào cuộc xuyên tạc. Báo Vietnamnet còn nhận định có khả năng của đảng phái Việt Tân bên ngoài.
Chắc chẳng ai lạ gì, những chiêu bài biến loạn, bạo đông, lật đổ, Việt Tân là chiêu bài quen thuộc của ” thế lực ” nào trong BCT hay gân cổ la làng dọa thiên hạ. Mục đích  để chứng tỏ mình là thế lực duy nhất có thể đảm bảo cho ĐCS độc tôn, trước những nguy hiểm lớn lao ghê gớm này. Và nếu là người giữ được mục tiêu lớn nhất là bảo vệ quyền lãnh đạo của ĐCS, thì dăm ba cái chuyện khác nên tạm gác lại đừng chất vấn, kiểm tra, truy xét  nhau làm gì trong lúc này.
Cả đất nước, cả dân tộc và thậm chí cả ĐCS VN đều nằm cuộc chơi của một ” tay chơi ” đẳng cấp quốc tế nằm trong BCT.
Trên cái mục đích lớn lao ấy của đàn anh, Hồ Đức Phoc đã lệnh cho thuộc hạ mạt sát giáo dân, chức sắc tôn giáo Vinh một cách thả cửa. Không cần cân nhắc đến thiệt hại. Bởi thế báo Nghệ An với những tên bồi bút , dư luận viên hạng xoàng mặc sức dùng bút danh giả như Chính Nghĩa, Trung Thành….để tấn công giáo phận Vinh, bất chấp lý lẽ, chứng cứ. Bởi đơn giản là sẽ không ai điều tra chúng nói thiếu chứng cứ cả.


Một trong những lý lẽ Báo Nghệ An thanh minh cho bản cam kết của Ủy Ban xã Nghi Phương là không hợp pháp luật. Vì lý do viết bằng tay, lý do bị phụ nữ tát vào mặt, lý do bị uy hiếp tình thần. Nên phải viết và đóng dấu đỏ để bảo toàn tính mạng cán bộ.
Than Ôi.!
Thức lâu mới biết đêm dài.
Ở lâu mới biết lòng người có tâm.
Cán bộ, đảng viên ĐCSVN tinh thần thế này bảo sao không giữ được biển đảo. Bảo sao không mất biển đảo vào tay ngoại xâm có tàu to, súng lớn.
Bức ảnh mà báo Nghệ An trưng ra ở phòng UB xã Nghi Phương , các đối tượng hung hãn mà họ gọi toàn là phụ nữ. Cái mà họ gọi là ” hành hung tát vào mặt ”. Trời, một cái tát của phụ nữ mà đã ghê gớm đến nỗi gọi là hành hung thì hỏa tiễn của địch phải gọi là gì.?
Đường đường quan cách mạng, đứng đầu xã, ăn một cái tát của phụ nữ  mà khiếp sợ mất tính mạng. Đến nỗi  cầm vội giấy bút viết theo yêu cầu ( may  loại này chỉ làm chủ tịch xã , chứ mà lên làm thủ tướng, không khéo làm công hàm bán đất, bán biển đóng triện chính phủ vào luôn chứ chả nề hà  ).
Báo Nghệ An còn nói giấy viết tay không giá trị, phải là văn bản đánh máy. Tôi đồ rằng ông chủ tịch xã này còn chẳng  biết sử dụng vi tính, máy ịn. Lấy đâu mà đánh máy văn bản. Tuy nhiên khối trường hợp công dân làm đơn xin gì đó bị chính quyền buộc phải viết tay không phải là hiếm. Chẳng lẽ quan chức được quy định ưu tiên là trả lời bằng văn bản đánh máy, còn công dân thì phải viết tay.?
Báo Nghệ An còn nói rằng truyền thông giáo phận Công Giáo Vinh không đưa ra bằng chứng công an đánh người. Nào  chỉ thấy ảnh giáo dân bị thương, tượng Thánh bị đập phá….làm gì có ảnh nào cho thấy công an đánh người hay đập tượng Thánh. Bằng chứng đâu.? Báo Nghệ An gân cổ đòi hỏi. Rồi chính báo Nghệ An khẳng định là các tấm hình của Giáo Phận Vinh đưa ra, chỉ cho thấy công an cầm dui cui, chứ không có ảnh nào đánh người.
Không định đánh người thì cầm dui cui đi đâu, dùng chó nghiệp vụ, lựu đạn cay làm gì. ?
Đưa ra bằng chứng ư, đưa cho ai.?  Có ai nhớ vụ Văn Giang, công an đánh đập nhà báo, clip quay rõ ràng. Cán bộ đầu tỉnh Hưng Yên và báo chí nói rằng clip ngụy tạo, do phản động lắp ghép dựng lên để vu vạ công an, chính quyền. Đến khi hai nhà báo VOV tự nhận mình là người bị đánh trong clip thì họp xin lỗi, bồi thường tiền cho hai nhà báo. Sự thật rành rành ra đấy còn chối được thì đòi hỏi bằng chứng làm gì.?
Tuy nhiên nực cười nhất vẫn là chuyện báo chí Nghê An bênh đồng chí đảng viên, quan chức xã Nghi Phương vì bảo toàn tính mạng trước cái tát và đe dọa của đám phụ nữ. Đồng chí ấy phải viết cam đoan và mang con dấu công quyền ra đóng xác nhận.
Cán bộ đảng viên mà tinh thần làm việc, sống và chiến đấu bảo vệ bản thân mình kiên quyết như thế. Làm sao nghĩ được đến chuyện bảo vệ chủ quyền lớn lao khác.
Bảo sao đất nước không mất Hoàng Sa.!



Cảnh giác tàu cá Trung Quốc và chuẩn bị đối đầu

 Boxitvn

Vĩnh Nguyên
Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế
Ắt chúng ta ai cũng còn nhớ, Trung Quốc (TQ) ngang nhiên cho 30 tàu cá (có một tàu hậu cần 3.000 tấn) rời Tam Á, và ngày 4/7/2012 đến bãi Vĩnh Thử (Chữ Thập – Trường Sa). Đến ngày 16/7/2012, 30 tàu này rời Vĩnh Thử đến bãi Chữ Bích (bãi Su Bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam). Su Bi cách đảo Thị Tứ (Philippines đang ở) chỉ 16 hải lý. Mặc Việt Nam, Philippines phản đối TQ xâm phạm chủ quyền, đoàn tàu cá này cứ đi và về ngang nhiên.
Người ngư dân Việt Nam nói: Chúng đi thăm dò luồng lạch đó, còn thích thì đánh vài mẻ ăn cá tươi chơi. “Thăm dò luồng lạch”, thuật ngữ khoa học gọi là Tác nghiệp hàng hải, hay Tác nghiệp hải đồ.
Thực sự TQ coi Biển Đông như ao nhà của chúng từ năm 1988, năm chúng đánh chiếm Gạc Ma, Su Bi và chiếm dần 5 đảo đá khác thuộc Trường Sa. Su Bi dài 6,5 km, rộng 3,7 km, TQ đã xây kiên cố bến tàu, bãi đỗ trực thăng. Còn Gạc Ma họ đang xây sân bay nhân tạo, lập hai căn cứ quân sự trên Biển Đông.

Nay mạng Quà tặng xứ mưa đưa tin: TQ tung 50.000 “vũ khí bí mật” xuống Biển Đông. “Vũ khí bí mật” mà để trong nháy nháy tức là bật mí rồi!
Theo tin tờ Quartz, TQ hiện có 695.555 tàu cá. Tàu cá TQ đa phần là tàu vỏ sắt. Các tàu vỏ sắt đều lắp hệ thống định vị vệ tinh Beidou của TQ. Năm vạn vũ khí này thì chưa tới 1/10 tổng tàu cá nói trên, nhưng nạn giặc châu chấu hiện đại của phương Bắc này cũng đủ làm đen Biển Đông.
Ấy thế mà lời lẽ TQ thì ngọt xớt như mía lùi, nào là “Tư tưởng bá quyền không có trong máu người TQ”, “Giấc mơ Trung Hoa”, nào là, “Con đường tơ lụa trên biển”, “Cùng khai thác kinh tế biển”… Thử hỏi ai còn nghe được những thứ lời lẽ này? Đó là những ỷ ngữ là những lời bóng gió để lừa gạt thiên hạ. Bây giờ giở trò tàu cá, nghĩa là tàu “dân sự”… để “lu loa” làm reo với thế giới khi cần thiết là âm mưu thâm độc của Tàu để đánh lừa chính nhân dân TQ và nhân dân thế giới. Nhưng Việt Nam thì đã biết tỏng kẻ gian dối này từ lâu rồi. Trên boong tàu cá TQ không gắn súng (có thể ngụy trang vài vàng lưới), nhưng trong khoang tàu là những thứ vũ khí cơ động cực nhẹ với trung đội lính đặc nhiệm tinh nhuệ, đánh bộ cực nhanh để chiếm đảo.
Hội nghị Bộ trưởng ASEAN lần thứ 47 tại thủ đô Nay Pyi Taw Myanmar, thứ Bảy ngày 9/8/2014 Bộ trưởng Phạm Bình Minh gặp Bộ trưởng Vương Nghị (ngoài hành lang), thúc đẩy TQ thực hiện nghiêm chỉnh tuyên bố chung về ứng xử các bên ở Biển Đông và đàm phán Bộ quy tắc này. Vương Nghị đã trả lời: TQ sẽ làm tất cả để bảo vệ chủ quyền là xây dựng hải đăng trên năm đảo trên Biển Đông (trong đó có hai đảo Việt Nam tuyên bố chủ quyền).
Ngày 26/8/2014 tại thành phố Đà Nẵng, Việt Nam đăng cai tổ chức diễn đàn Biển ASEAN, có 18 nước tham dự. Tin tức cho biết diễn đàn Hội thảo không đạt kết quả, xin trích một đoạn để dẫn chứng qua bài viết của PGS. TS Jonathan London: “Có lẽ việc có một hội thảo như thế ở Trung Quốc phản ánh động thái của họ đối với Biển Đông là rất hiệu quả và nói chung là một thất bại về mặt ngoại giao. Và có lẽ vì thế mà họ muốn tăng cường PR để cố gắng phát triển những chiến lược của họ khác”.
Qua tóm lược thông tin hai hội nghị gần đây nói trên, cho ta thấy rằng, TQ không bao giờ thay đổi mộng bá quyền độc chiếm Biển Đông, TQ là “bạn khó chơi”, TQ sẽ phớt lờ DOC, COC, UNCLOS, luật pháp quốc tế, TQ cũng phớt lờ lịch sử vượt Đại Tây Dương của Christophe Colomb và Vespus Amerigo (đầu thế kỷ XVI), phát hiện ra châu Mỹ đầu tiên và đặt tên là Thái Bình Dương, mở ra những con đường biển đến với các châu lục. Lục địa mới này có tên Tân thế giới, rồi, Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ – USA. TQ lờ cả Mỹ và muốn đứng trên Mỹ, cai quản thế giới, còn với các nước nhỏ thì TQ thích hai việc: “Lấy dần các đảo của thiên hạ” và thấy hơi lâu lâu liền thúc một phát “Đánh không cần đàm”.
Vừa rồi, có 61 chữ ký của các đảng viên kỳ cựu khẩn thiết yêu cầu Nhà nước minh bạch hóa Hội nghị Thành Đô, nhưng Nhà nước vẫn chìm trong im lặng.
Trong lúc ta im lặng thì phía TQ lại xì công khai bằng video và trên các trang Tân Hoa xã của TQ:
1− Vụ Gạc Ma 14/3/1988: TQ biết hai tàu vận tải của Việt Nam là HQ-604, HQ-605 chở lính công binh đến cắm cờ và xây công sự ở Gạc Ma, không có vũ khí, trong khi TQ có tàu khu trục đi kèm và có hỏa lực mạnh. Pháo hạm TQ đã nã chìm hai tàu vận tải nói trên. Số lính hải quân trên 2 tàu thấy tàu đã chìm thì nhảy xuống nước bơi về co cụm trên bãi đá Gạc Ma trống trải, chính lúc này là súng đại liên TQ xối xả tiêu diệt 64 chiến sĩ hải quân ta. Ames Zum Walt, trung tá thủy quân lục chiến Mỹ sau khi xem băng video đã miêu tả những hành động rất dã man của lính và pháo hạm TQ qua bài viết có tựa đề: “Vụ thảm sát thế giới chưa từng biết đến”.
2− TQ chiếu phim đề cao Đặng Tiểu Bình (phim không nhắc chiến tranh biên giới 1979 do Đặng chỉ huy, không nhắc vụ thảm sát Thiên An Môn 1989 cũng do Đặng chỉ đạo). Nhưng đề cao Đặng lúc này như là tấm gương soi cho Tập Cận Bình… phải như thế… như thế…
3− Hội nghị Thành Đô 1990, Tân Hoa xã cũng xì ra nội dung kỷ yếu. Và nhiều nhà nghiên cứu, nhiều vị học giả không quên chua lời Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch lúc ấy: Một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm bắt đầu.
Năm 1979, muốn đánh ta, TQ nhen ngòi lửa Pol Pot khiêu khích phía Nam, thường gọi là giương Đông kích Tây. Nay thì nó sẽ giương – kích đủ cả bốn phương tám hướng!
Nước Lào đất rộng, người thưa: 6,8 triệu/236.800 km2. TQ muốn di dân tới đây bèn lập dự án: Tuyến đường sắt Vân Nam nối liền Bắc, Nam Lào dài 470 km, đầu tư 7 tỉ USD, mặc giới học giả, trí thức Lào phản đối ngoại bang “xâm lược”, Chính phủ Lào vẫn quyết (báo infonet.vn 2/1/2013). Wang Quan, một ông chủ khách sạn người TQ ở Bắc Lào đang chờ 20.000 công nhân TQ đến xây dựng tuyến đường sắt này. Ở tỉnh Luang Prabang, vùng cố đô du lịch nổi tiếng của Lào, TQ đã xây các bệnh viện, nâng cấp sân bay…
Việt Nam, bauxite cao nguyên TQ trúng đậm gói thầu. Dự án khu công nghiệp Formosa của công ty Đài Loan, có tổng 28 gói thầu thì TQ đã chiếm 25 gói, Việt Nam 3 gói. Công nhân TQ hiện có 1.500 người. Công nhân lao động thủ công TQ còn tới đây nhiều hơn nữa là lẽ đương nhiên? Bauxite – Tây Nguyên, Formosa – Hà Tĩnh, Trà Cổ – Quảng Ninh, Cảng Cửa Việt – Quảng Trị, bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng và các vùng đất rừng đầu nguồn ta đã nhượng bán cho Tàu (có thời hạn) còn nguy hiểm gấp nhiều lần cái giàn khoan Haiyang Shiyou 981 rút sớm một tháng do cơn bão cực mạnh Rammasun kia! Những điểm “yết hầu” kể trên tha hồ cho Tàu giươngkích!
“Kế hoạch tiến công Việt Nam 31 ngày của TQ” là phương án tác chiến khá tỉ mỉ từ lời Mao Trạch Đông trước đây, coi Việt Nam là “khúc xương khó nhằn”,“con rắn kỳ quái”. Đánh rắn là phải đánh đốt xương thứ 7. Đốt thứ 7 là đốt nguy hiểm của rắn. Đốt xương này tương ứng điểm Thanh Hóa. Phải đánh đứt Thanh Hóa thông qua tỉnh Hủa Phăn – Lào, rồi đánh ra và lấy Hà Nội trong 15 ngày…
Khoảng 6 năm rồi không còn nghe nói đến phương án tác chiến này nữa, thì nay lại xì ra cái “Tam giác quỷ “ đó là đảo Du Lâm (Hải Nam) – Vũng Áng (Hà Tĩnh) – Cửa Việt (Quảng Trị). Vũng Áng và cảng Sơn Dương có nhiều đường hầm thoát nước ra biển rất rộng, xe bọc thép có thể vào được. TQ đã sản xuất loại tàu đệm khí, còn gọi tàu trườn. Thì tàu đệm khí có thể chở xe tăng, đại bác mà trườn vào cất dấu trong Vũng Áng để đợi giờ G xuất kích? Biết đâu con sông Gianh – Quảng Bình lịch sử, lịch sử sẽ lặp lại một “Hận Linh Giang” lần nữa?
Năm vạn tàu cá lại trở thành năm vạn chiến thuyền là lẽ đương nhiên. Và, giặc châu chấu khôn khéo trườn lên chiếm hết tất cả các quần đảo trên Biển Đông cho hả dạ cái máu tham tàn bành trướng đại Hán đã nhòm ngó phương Nam từ lâu!
Xe tăng, đại bác Tàu trườn lên các đảo không người thì các đảo ấy trở thành pháo đài của chúng. Xe tăng, đại bác, người nhái Tàu tràn lên các đảo có người, thì chúng không nương tay tàn sát như đã từng tàn sát 64 chiến sĩ hải quân của ta ở rạn đá Gạc Ma!
Đảo là Tổ quốc, là hồn thiêng sông núi của Việt Nam. Ta chịu bó tay sao? Không! Thà hy sinh tất cả chứ không để mất đảo, mất nước. Bằng cách nào? “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Trong thông điệp tháng Tám vừa rồi, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nhấn mạnh Ứng vạn biến! Ứng vạn biến trong trường hợp này là không để cho giặc châu chấu đến gần đảo mà phải bắn chúng từ xa. Có ai còn nói: ta không được bắn trước, thì cứ vả thẳng vào mồm người ấy: Sao mày ngu lâu vậy! Trời ơi, Tàu nó đã bắn trước ta từ lâu rồi. Chúng bắn chìm tàu Nhật Tảo rồi tiêu diệt 74 người lính Việt Nam Cộng hòa năm 1974, chúng tiếp tục tàn sát 64 chiến sĩ hải quân của ta ở Gạc Ma năm 1988. Bây giờ mà chúng lên được đảo nào là chúng điên cuồng tàn sát dân ta không ghê tay, một ngọn cỏ, một nhành cây chúng cũng xéo giày cho bằng hết…
Nếu giặc châu chấu phương Bắc tràn tới đảo nào, thì cứ Ứng vạn biến! Đó là hiệu lệnh nổ súng từ xa với quân giặc cướp. Đây là cơ hội ngàn năm để ta chiếm lại các đảo đã mất vào tay chúng từ năm 1988 trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ta đánh chiếm lại Gạc Ma để xây lên ở đó một Tượng đài uy danh 64 chiến sĩ Hải quân anh hùng của Tổ quốc Việt Nam, mà “Vụ thảm sát thế giới chưa từng biết đến”, thì nay thế giới phải được biết đến nó.
Huế, ngày 1/9/2014
V. N.
Tác giả gửi BVN.

Hà Tĩnh cho phép Formosa tuyển gần 3.000 lao động nước ngoài

http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/ha-tinh-cho-phep-formosa-tuyen-gan-3000-lao-dong-nuoc-ngoai-3056606/
(Tin tức thời sự) – UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản đồng ý cho phép 9 nhà thầu thuộc Dự án Formosa Hà Tĩnh tuyển dụng 2.976 lao động nước ngoài vào làm việc.
Theo đó văn bản được ông Nguyễn Thiện, Phó chủ tịch UBND Hà Tĩnh ký ngày 5/9 gửi Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.
Sắp có thêm gần 3000 lao động nước ngoài vào làm việc tại dự án Formosa Hà Tĩnh
Sắp có thêm gần 3000 lao động nước ngoài vào làm việc tại dự án Formosa Hà Tĩnh
Theo đó lãnh đạo địa phương này đồng ý để nhà thầu Công ty TNHH xây dựng công trình hóa chất số 6 Trung Quốc thực hiện Gói thầu xây dựng hạng mục phân li không khí được phép tuyển dụng 276 lao động nước ngoài, trong đó có 198 nhân viên kĩ thuật, quản lý hiện trường, chỉ đạo công trường…,
Nhà thầu Công ty China MCC 20 Group coup., Ltd thực hiện gói thầu tổng thầu duy tu thiết bị, được phép tuyển dụng 120 lao động là cán bộ quản lý, lao động kỹ thuật.
Với nhà thầu Công ty TNHH luyện kim số 5 Trung Quốc xin tuyển bổ sung 1.140 lao động kỹ thuật và 20 cán bộ quản lý, chuyên gia…
Trước đó khi lý giải về việc đưa quá nhiều lao động nước ngoài vào dự án này lãnh đạo Formosa đã nói thẳng: “Là người làm ăn, tính riêng hiệu quả kinh tế, chúng tôi đã không muốn thuê người nước ngoài. Song có những công việc lao động Việt Nam thực sự chưa làm được, đành phải thuê”.
Sau đó ông Nguyễn Trọng Tuấn, Trưởng phòng lao động và phát triển nhân lực thuộc Ban quản lý (BQL) khu kinh tế Hà Tĩnh cho biết: việc tuyển chọn lao động Trung Quốc là do không tuyển được lao động Việt Nam.
Trong khi đó chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan từng bày tỏ lo ngại về việc các doanh nghiệp FDI đang “lấn sân” khu công nghiệp Việt cùng với vấn đề quốc phòng an ninh.
Theo bà Lan, việc lao động nước ngoài tràn lan vào các dự án FDI mà cụ thể là FDI của Trung Quốc đang đi ngược lại hoàn toàn mục đích, quy định, luật pháp về FDI mà bất kể đối tác đầu tư nào cũng phải tuân thủ.
Các dự án FDI được hưởng nhiều ưu đãi, hơn nữa Trung Quốc lại kéo theo những lao động, máy móc thiết bị công nghệ cũ, lạc hậu sang làm việc tại các dự án FDI của nước này là trái với mục đích thật sự của FDI.
“Điều này cho thấy khả năng họ đang lợi dụng chính sách, chèn ép sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam”, bà Lan nói.
Phương Nguyên

Đu dây, giữ trinh và nỗi buồn giáo dục

Baron Trịnh

http://phamtayson.files.wordpress.com/2014/09/dd494-anh2bthang.jpg?w=271&h=148
1. Đã thành thông lệ, cứ mỗi dịp nghĩ lễ dài ngày thì nhu cầu đi lại của cần-lao nhiều hơn, đồng thời tai nạn giao thông (TNGT) cũng nhiều hơn.
Bốn ngày nghỉ lễ nhân dịp quốc khánh (30/8-2/9), cả nước đã xảy ra 186 vụ TNGT, làm chết 114 người, bị thương 145 người. Số liệu này không có gì đáng nói, thậm chí số vụ TNGT và số người bị thương còn thấp hơn trung bình của năm 2013 (trung bình mỗi ngày có 80 vụ TNGT, làm chết 26 người và bị thương 81 người). Điều khiến dư luận quan tâm vì liên quan đến vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng khi một xe khách giường nằm chở 53 người lao xuống vực sâu 200m và vụ TNGT trên QL5 khiến một trung tướng công an tử nạn.

Báo chí rầm rộ ngợi ca và đưa hình ảnh bộ trưởng Thăng đu dây xuống hiện trường, thậm chí xúm tay nâng một vật nặng lên để tìm kiếm các nạn nhân. Người viết tin rằng, ông Thăng không biết trước việc báo chí viết về chuyện này, cũng không tự pi-a bản thân bằng hình ảnh này, dù thời gian qua ông đã rất thành công trong việc sử dụng truyền thông. Đồng thời, bất cứ ai có mặt ở hiện trường vào thời điểm đó cũng muốn xúm một tay vào để cứu nạn.
Tuy nhiên, điều đáng nói là cả ông Thăng lẫn báo chí đã cho thấy, một sự yếu kém trong tư duy lãnh đạo, một sự bất cập trong chỉ đạo liên ngành và một nền báo chí chuyên “moi móc” sự việc (nót sự kiện) để kiếm ăn. Và dĩ nhiên, những điều đó phản ánh một đất nước đang còn rất mông muội và hoang dã trong thế giới phẳng của nền văn minh nhân loại.
Bởi lẽ, việc lãnh đạo cao cấp có mặt ở các vụ việc là để chỉ đạo, điều hành và giải quyết vấn đề cấp bách ở hiện trường. Không riêng gì An-nam, mà ở bất cứ nơi nào trên trái đất này cũng thế. Khi có một vụ việc xảy ra và có nhiều thành phần tham gia giải quyết thì sẽ phát sinh ra sự bất cập, chồng chéo, va chạm và đùn đẩy trách nhiệm,… Vì thế cần một người có đủ quyền lực để chỉ đạo, phân công và chịu trách nhiệm chung trong giải quyết, xử lý vụ việc. Người này có quyền ra lệnh, điều khiển, phân công,… tất cả những người thuộc các lĩnh vực khác nhau đang cùng tham gia xử lý vụ việc.
Nhưng ở An-nam thì không được như thế. Ở một thể chế mà nhân viên ở ngành A không sợ lãnh đạo ở ngành B (tỷ dụ như vụ “tranh cãi” về xã hội đen bảo kê cho xe quá tải giữa ông Thăng và ông cục trưởng lìu tìu bên ngành công an), nên việc một ông bộ trưởng phải đu dây xuống hiện trường để chỉ đạo là việc cực chẳng đã. Nó thể hiện sự yếu kém trong hệ thống quản lý nhà nước, đôi khi cũng thể hiện sự thiếu lòng tin của lãnh đạo.
Một quốc gia mà TNGT cướp đi mạng sống của gần một trung đội người dân mỗi ngày, bộ trưởng phải đu dây xuống vực sâu chỉ đạo cứu hộ, trung tướng công an chết vì TNGT khi đang ngồi trên xe công vụ, thì mới thấy mạng sống của con người mong manh và rẻ rúng đến như thế nào.
Mạng người, còn thế, nói gì đến những thứ khác!

2. Báo chí lá lá ngón lại ồn ã kéo theo việc rộn rã của dư luận cần-lao về việc một cô gái 27 tuổi tuyên bố còn trinh và cho rằng: “Người phụ nữ quá buông thả bản thân mình, luôn ngụy biện đòi bình đẳng giới bằng việc cho mình có cái quyền lên giường với thật nhiều đàn ông, với bất kì người đàn ông nào, thì tôi cho rằng đó là một người phụ nữ ngu dốt, và thiếu hiểu biết, thiếu tôn trọng giá trị của bản thân cũng như giá trị của phụ nữ nói chung”.
Việc cô gái này quyết giữ trinh tiết cho đến khi lấy chồng (bởi lẽ đã lấy chồng thì chắc không thể còn trinh được) là quan điểm cá nhân của cô ta, và chúng ta nên tôn trọng. Nhưng việc cô ta đánh đồng và quy chụp những người phụ nữ lên giường với nhiều đàn ông là ngu dốt, thiếu hiểu biết, thiếu tôn trọng giá trị bản thân là một nhận xét cực kỳ ngu dốt, tự ti và và hằn học cá nhân. Nói là ngu dốt bởi lẽ cô gái này hầu như không hiểu biết một chút gì về khoa học tình dục (nghiêm túc), còn nói là tự ti và hằn học cá nhân vì cô gái này có một nhan sắc gần bằng… thị Nở.
Sau những ồn ã tranh luận, khi bình tĩnh trở lại, người ta mới thấy lấp ló sau nó là một kiểu pi-a để bán sách. Hóa ra cô gái này in được một quyển sách có tên là “Đừng chết vì yêu”. Trời ạ!
Chưa dừng lại ở đó, cô gái này tiếp tục tung ra những chiêu trò như tự sự ủ ê trên Facebook rằng, tôi nói kệ tôi, tôi xấu kệ tôi, mọi người tha cho tôi kẻo mẹ tôi đau lòng lắm. Nói là như thế, nhưng không hiểu thế nào một trang mạng xã hội của giới trẻ lại tung ra một bức ảnh cực kỳ xấu với khuôn mặt mộc và áo 2 dây của cô này. Một bức ảnh mà một cô gái bình thường không bao giờ muốn chụp, và nếu trót chụp sẽ bị xóa đi ngay lập tức. Dĩ nhiên, vụ việc này không nằm ngoài mục đích pi-a nói trên.
Không biết cô này bán được bao nhiêu sách sau khi gây scandal nói trên? Nhưng theo đánh giá của người viết, chính cô ta đã gây một hiệu ứng ngược (mặc dù cô ta nói rằng đã có dăm năm làm trong lĩnh vực truyền thông) và cô ta hoàn toàn thất bại. Bởi lẽ, không ai dở hơi đến mức đi nghe một cô gái 27 tuổi còn trinh xấu gần bằng thị Nở đi dạy người khác yêu là như thế nào. Vì nói nhẹ thì không có kiểu trứng mà lại khôn hơn vịt, còn nói nặng thì ai lại đi dạy đĩ vén váy bao giờ.
Chữ nghĩa mạt đến mức phải dùng đến cái màng trinh bằng đầu ngón tay lẫn gây sốc dư luận bằng cách miệt thị xu hướng chung của xã hội để bán, thì đó là loại chữ nghĩa la liếm, bần tiện và thiếu nhân cách.
Thời mạt của chữ nghĩa xứ An-nam, chỉ thế.

3. Liên quan đến vụ việc thanh niên Nguyễn Hoàng Anh (tức cậu bé Hào Anh bị bạo hành mấy năm trước) đuổi bố mẹ ra khỏi ngôi nhà của cậu ta, được xây từ tiền từ thiện của các nhà hảo tâm sau vụ bạo hành. Hàng loạt báo chí lá ngón lao vào la liếm kiếm vài đồng tiền lẻ khi đẩy sự việc lên đến cao trào của những “tâm thư”, “ăn năn” và “hối hận”.
Sẽ không có điều gì đáng nói nếu không có những “nhà” đạo đức giả, “nhà” hảo tâm giả chém gió trên dư luận. Bản chất xã hội An-nam bộc lộ rõ nhất trong những vụ việc như thế này. Những vụ việc mà liên quan đến vấn đề đạo đức, tình người, nhân đạo, giáo dục và truyền thông.
Vụ việc cũng có thể được xem là một ví dụ điển hình của cái gọi là bần nông chân đất mắt toét trong một ngày đẹp giời, vươn vai trở thành ông chủ. Khi thực chất “ông chủ” này chưa có một cái gì của riêng mình cả. Từ nhận thức, tiền bạc đến nhân cách sống. Nó na na như xã hội An-nam hiện tại.
Lâu nay chúng ta vẫn nói, thương người nên cho cái cần câu, chứ không phải cho con cá. Đáng lý ra đối với một đứa trẻ bị tổn thương cả về thể xác lẫn tâm hồn. Điều cần làm là giáo dục lại nhân cách, và đào tạo một nghề nghiệp để sau này có thể kiếm tiền bằng mồ hôi và chất xám một cách lương thiện. Chứ không phải là bù đắp bằng cách cho một mái nhà, cho một ít tiền để mua thức ăn, cho một sự chia sẻ, cảm thông từ dư luận của một xã hội đa phần đạo đức giả.
Chỉ có giáo dục mới làm thay đổi nhận thức và bản chất của con người. Ấy vậy mà đại đồng cần-lao lại quay lưng lại với điều đó. Có nghĩa, cáo chết ba năm lại quay đầu về núi mà thôi.
Mà sự la liếm của báo chí lá ngón, lại là kẻ thù của đạo đức và giáo dục.

4. Những vụ việc nổi đình đám trong thời gian qua liên quan đến ngành giáo dục như vụ mua bằng tiến sĩ với giá 200 triệu; hay Đề án SGK điện tử “sặc mùi tiền, thiếu tình người” với trị giá 4.000 tỷ đồng, liên quan đến đơn vị tư vấn AIC và những chiếc máy tính bảng nguồn gốc từ Đài Loan; hay ông bộ trưởng Luận và các lãnh đạo ngành giáo dục bận rộn đến các địa phương, các trường ĐH, CĐ để truyền bá cái “triết lý giáo dục” là Nghị quyết 29/NQ-TW;… đã đang dần dần trôi vào quên lãng. Một sự im lặng có đồng lõa của báo chí và những cơ quan, cá nhân có trách nhiệm, y như vụ việc công ty AIC bán lò đốt rác thải y tế hồi năm ngoái.
Quan chức liên quan thì trốn tránh trách nhiệm, không liên quan thì ngậm miệng ăn tiền. Doanh nghiệp nhúng chàm thì im lặng xóa dấu vết một cách mờ ám. Báo chí một bộ phận chót “há miệng” sợ “mắc quai”, một bộ phận chắc không được chấm mút gì thì đi tìm các sự kiện khác để kiếm mấy đồng tiền lẻ.
Các vụ việc này cũng như hàng nghìn, hàng triệu vụ việc khác đang xảy ra hàng ngày, hàng giờ ở xứ An-nam. Có điều, nó liên quan đến giáo dục. Có nghĩa là nó sẽ ảnh hưởng đến tương lai con em chúng ta, ảnh hưởng đến tương lai dân tộc.
Đến hẹn lại lên, ngày 5/9 là ngày khai giảng của các trường học trên cả nước. Báo chí, truyền hình đua nhau đưa tin về các lãnh đạo cao cấp của đảng và nhà nước dự lễ khai giảng, đánh trống khai trường ở những ngôi trường có bề dày truyền thống, những ngôi trường vừa được dựng xây có giá trị hàng trăm tỷ đồng.
Những khuôn mặt ngơ ngác của các cháu lần đầu đến trường, những cái ngáp dài mệt mỏi của các cháu học sinh cấp một khi nghe các đại biểu “đặc biệt” bi bô những điều sáo rỗng cả tiếng đồng hồ, những tiếng thì thào chán nản của các học sinh cuối cấp khi chưa biết Bộ GD&ĐT chọn phương án thi nào,… Và đâu đó trên khắp đất nước cong queo như con giun đang quằn quại này, những tiếng thở dài trong đêm, những ước muốn bán thêm được mớ rau, tấm vé số,… để có đủ tiền đóng góp đầu năm học cho con cái.
Giáo dục An-nam, luôn sặc mùi tiền, sặc mùi thành tích nhưng mờ nhạt tính giáo dục và tình người!
5. Ở một nơi, rất xa. Nơi không có những đề án nghìn tỷ “sặc mùi tiền, thiếu tình người”; Nơi không có việc chạy trường, chạy lớp “nghìn đô”; Nơi không có “quảng cáo dạy kèm” sau giờ học nhét vào cặp học sinh; Nơi không có những hô hào quyết tâm “chạy” thành tích ảo; Nơi không có trong tư duy của những nhà quản lý, những chuyên gia đang bi bô “những điều tối nghĩa” trong phòng lạnh về cải cách giáo dục; Nơi không cần đến đề án đổi mới sách giáo khoa hàng chục nghìn tỷ đồng; Nơi không cần “cây đũa thần” triết lý giáo dục của bộ trưởng Luận;…
Ở một nơi, rất xa. Nơi không có cờ quạt, băng rôn, biểu ngữ; Nơi không có những lẵng hoa; Nơi không có đồng phục cho học sinh; Nơi không có lễ đài, sân khấu, âm thanh; Nơi không có lãnh đạo cao cấp của đảng và nhà nước đến dự lễ khai giảng và đánh trống khai trường; Nơi thậm chí không có cả những chiếc ghế nhựa cho các em nhỏ ngồi trên nền đất ẩm ướt;…
Ở nơi đó, vẫn có một lễ khai giảng.

© 2014 Baron Trịnh
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên Internet.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét