Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

Putin và bài học cho Việt Nam - Lời nguyền

  • Đối mặt với thay đổi, Việt Nam cần làm gì? (RFA) - Trung Quốc từ những năm qua tiến hành các biện pháp gây hấn nhằm có thể chiếm cứ các vùng biển quanh Hoa Lục. Điều đó khiến cục diện thế giới biến chuyển do phản ứng không chỉ của các quốc gia liên quan mà cả các nước khác.
  • VN 'cần cảnh giác TQ' (BBC) - Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cảnh báo Việt Nam đừng nên quá tin Trung Quốc mà lơ là cảnh giác.
  • Nghĩ về Công dân và Đảng nhân ngày Độc lập (RFA) - Trải qua hơn nửa thế kỷ, con người Công dân ở Việt Nam vẫn đang lửng lơ giữa một mức độ chưa đạt đến sự hoàn thiện. Điều này cũng thể hiện một chế độ dân chủ chưa được xây dựng đầy đủ ở Việt Nam.
  • Tết Trung thu đến với các em khiếm thị (RFA) - Để mang lại một lễ Trung thu ý nghĩa cho trẻ khiếm thị, các học viên tại Trung Tâm Đào Tạo và Phục Hồi Chức Năng cho người khiếm thị ở thành phố Đà Lạt đã tổ chức một buổi Vui Hội Trăng Rằm cho các em.
  • Tư tưởng xã hội chủ nghĩa theo kiểu cánh tả Pháp mất phương hướng (RFI) - Cuộc tranh luận về cái gọi là thái độ khinh thường người nghèo của Tổng thống cánh tả Pháp François Hollande xảy ra vào lúc tỷ lệ được lòng dân củaông xuống thấp tới mức chưa từng thấy.
    Chính sách kinh tế-xã hội của chính phủ bị chỉ trích mạnh mẽ, thậm chí cả từ phía đảng Xã hội củaông Hollande. Theo giới phân tích, đó là dấu hiệu cho thấy tư tưởng xã hội chủ nghĩa theo kiểu Pháp đã bị mất phương hướng, không còn có mối liên hệ ưu tiên với các tầng lớp bình dân.
  • TQ nói về hai phi công tử nạn (BBC) - Truyền thông Trung Quốc nói có hai phi công tử nạn nhưng không phải trong lúc đang diễn tập ở tàu Liêu Ninh.
  • Định chế Lạt Ma hóa thân ‘‘đã hết thời’’ (RFI) - Trả lời báo Đức, ngày 07/09/2014, lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, tuyên bốông muốn là nhà lãnh đạo tâm linh cuối cùng của định chế Lạt Ma hóa thân. Việc từ bỏ định chế Lạt Ma hóa thân có thể là một giải pháp cho phép Tây Tạng gia tăng dân chủ hóa và thoát khỏi ảnh hưởng của Bắc Kinh.
  • Hải quân Ukraina và NATO tập trận tại Hắc hải (RFI) - Năm thành viên Liên Minh Bắc Đại Tây Dương tham gia tập trận trên biển cùng với hải quân Ukraina từ ngày 8 đến 10/09/2014. Các bên huy động gần 2000 lính và 12 tàu chiến. Đây là một đợt thao diễn hàng năm trong chương trình« Đối tác vì hòa bình» của NATO.
  • Ukraina : Nhiều đụng độ tiếp diễn bất chấp thỏa thuận ngừng bắn (RFI) - Trong đêm qua tới sáng nay, 08/09/2014, xung quanh Marioupol, thành phố cảng miền Đông Nam Ukraina, đụng độ vẫn tiếp tục nổ ra. Cho đến nay, xung đột chưa đến mức bùng phát, tuy nhiên tình trạng này đe dọa khả năng thực thi thỏa thuận ngừng bắn, có hiệu lực từ chiều ngày 05/09/2014.
  • Nga dọa trừng phạt hàng không châu Âu (RFI) - Đáp trả các biện pháp trừng phạt mới của Liên Hiệp ChâuÂu, Thủ tướng Nga Dimitri Medvedev ngày 08/09/2014 dọa cấm các hãng hàng không phương Tây bay ngang không phận Nga, trong các chặng nối ChâuÂu và ChâuÁ.
  • Ukraine: Phiến quân thả 1200 tù binh (BBC) - Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko nói phiến quân thân Nga thả 1200 tù binh trong lúc EU nói các biện pháp trừng phạt mới sẽ được sớm đưa ra đối với Nga.
  • Âm mưu tiến hành khủng bố tại Paris ? (RFI) - Phải chăng Mehdi Nemmouche, thủ phạm vụ tấn công khủng bố trước Bảo tàng Do Thái, Bỉ từng dự định tấn công khủng bố Paris vào dịp lễ Quốc khánh 14/07 ? Thông tin này được tờ Libération số đề ngày 08/09/2014 loan tải.  Bộ Nội vụ và Viện công tố Paris phủ nhận hoàn toàn tin trên. 
  • Trung Quốc và Achentina đạt thỏa thuận trao đổi ngoại tệ (RFI) - Theo thông cáo do Ngân hàng Trung ương Achentina ngày hôm qua 07/09/2014, Buenos Aires và Bắc Kinh đã đạt được một thỏa thuận về trao đổi ngoại tệ. Như vậy, quốc gia Nam Mỹ có thể huy động đến 11 tỷ đô-la cho nguồn dự trữ ngoại tệ của mình trong trường hợp khẩn cấp.
  • Dịch Ebola : Liên Hiệp Châu Phi họp khẩn tìm biện pháp (RFI) - Ngày 08/09/2014, các thành viên Liên Hiệp Châu Phi họp khẩn cấp để xây dựng một chiến lược chung quy mô toàn châu lục để đối mặt với dịch bệnh. Ebola cho đến nay khiến hơn 2.000 người chết tại miền Tây Châu Phi. 
  • Trước bầu cử giữa kỳ, Tổng thống Mỹ hoãn giải quyết vấn đề người không giấy tờ (RFI) - Ngày 07/09/2014, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đột ngột quyết định hoãn các biện pháp liên quan đến việc hợp thức hóa hàng triệu người cư trú bất hợp pháp tại Mỹ, chủ yếu là những người gốc Nam Mỹ. Vì sao Tổng thống Hoa Kỳ lại trì hoãn việc giải quyết vấn đề nhập cư gây nhức nhối ? Quyết định này gây phản ứng nào trong chính giới và trong xã hội Hoa Kỳ trước kỳ bầu cử Quốc hội lưỡng viện quan trọng này ?
  • Tai tiếng dầu ăn giả tại Đài Loan, Hồng Kông lo ngại (RFI) - Vụ dầu ăn bị pha trộn tại Đài Loan làm Hồng Kông quan ngại. Hôm nay, 08/09/2014, chính quyền cựu thuộc địa Anh Quốc cho tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm các mẫu thực phẩm được bày bán trong các siêu thị nhằm xác định xem có sự hiện diện của dầu ăn giả bị pha trộn đến từ Đài Loan hay không.
  • Tổng thống Iran lại chỉ trích kiểm duyệt internet (RFI) - Ngày 07/09/2014, Tổng thống Iran Hassan Rohani, một lần nữa, phê phán việc kiểm duyệt internet. Ông cho rằng các phương pháp trấnáp này không có hiệu quả. Các chỉ trích của tổng thống Iran nhắm vào phe bảo thủ luôn luôn muốn tăng cường kiểm duyệt, đặc biệt là trên internet.
  • Quốc hội Mỹ trở lại làm việc (VOA) - Quốc hội Mỹ nhóm họp hôm nay. Hạ viện và Thượng viện phải thông qua một dự luật chuẩn chi trước cuối tháng này để chính phủ Hoa Kỳ có tiền hoạt động
  • Hoàng Gia Anh loan báo tin vui (VOA) - Hoàng Tử William của Anh và nữ Công tước Kate đang chờ đón thành viên nhỏ thứ hai ra đời vào năm tới
  • Trung Quốc lại lên giọng về biển Đông (BaoMoi) - Bắc Kinh lớn tiếng kêu gọi các nước không liên quan trực tiếp đến tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông “đừng can thiệp” và “gây thêm rắc rối”
  • Cồn Cỏ yêu thương mãi xứng đáng là đảo Anh hùng (BaoMoi) - Sáng thu qua, vào ngày rằm Tháng Tám (âm lịch), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến với Cồn Cỏ, đảo nhỏ hai lần anh hùng canh giữ biển Đông trước thềm ven biển Quảng Trị. Chiếc tàu của Bộ đội Biên phòng mang số hiệu BP 1901 cất mình vượt sóng. Chuyến đi này nằm trong khuôn khổ của nhiều chuyến kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế biển và an ninh quốc phòng.
  • Philippines muốn EU giúp đỡ trong tranh chấp biển đảo với Trung Quốc (BaoMoi) - (TNO) Tổng thống Philippines Benigno Aquino sẽ tìm kiếm sự giúp đỡ từ châu Âu nhằm giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc nhân chuyến thăm các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) kéo dài một tuần, bao gồm Pháp và Đức, Bộ Ngoại giao Philippines ngày 8.9 cho biết.
  • Khám phá những bãi biển đẹp ở Phú Yên (BaoMoi) - Phú Yên, như tên gọi, nằm hiền hòa, yên bình giữa khúc ruột miền Trung, phía Bắc giáp Bình Định, phía Nam là Khánh Hòa, ngó sang hướng Tây là Đăk Lăk và Gia Lai, phía Đông nhìn ra biển Đông. Phú Yên cuốn hút với vẻ đẹp hoang sơ của những bãi biển tĩnh lặng như chưa có dấu chân người qua, mê hoặc đến lạ thường.
  • Hội thi cứu hộ biển Quốc tế - Đà Nẵng 2014 (BaoMoi) - Với chủ đề “Ngày hội của những người canh giữ biển”, chiều 7-9.tại bãi biển trước Công viên Biển Đông (TP Đà Nẵng), Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng phối hợp với Surflife Shaving Vietnam tổ chức Hội thi Cứu hộ biển Quốc tế - Đà Nẵng năm 2014.
  • Đà Nẵng lần đầu tổ chức hội thi "Cứu hộ biển quốc tế" (BaoMoi) - Chiều 7/9, tại bãi biển trước Công viên Biển Đông, Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng phối hợp với Surf life shaving VietNam tổ chức hội thi Cứu hộ biển quốc tế Đà Nẵng - Danang International Lifeguard competition với chủ đề “Ngày hội của những người canh giữ biển”.
  • Bức tranh thực của thị trường là đâu? (BaoMoi) - (ĐTCK) Khoảng 400 quỹ đầu tư sẽ hội tụ tại TP. HCM trong ngày 11-12/9 để cùng nhiều DN lớn Việt Nam để tìm kiếm khả năng hợp tác trong sự kiện Gateway to Vietnam do CTCK Sài Gòn (SSI) tổ chức.
  • Ý đồ nguy hiểm trên biển Đông (BaoMoi) - Giới quan sát cảnh báo nhiều nước sẽ bị đe dọa về mặt chiến lược khi Trung Quốc tăng cường không lực phi pháp ở Trường Sa và Hoàng Sa.

Vương Trí Dũng - Putin và bài học cho Việt Nam

Không có nước Nga, chỉ có người Nga
Chúng ta không bình luận đến vấn đề đúng sai. Điều đó thuộc vào góc nhìn của từng người. Nhưng thông điệp đá tảng mà Putin gửi đến cho tất cả rất rõ ràng, không dấu giếm, và không hai nghĩa: Biên giới nước Nga mở rộng đến nơi nào có người Nga sinh sống.

Lời nói và hành động của Putin đã làm cho NATO phải thay đổi. Chẳng thế mà NATO đã phải vội vã nhóm họp để có những biện pháp thích nghi cần thiết. Riêng tổng thống Obama còn phải vội vã bay đến Estonia để trấn an các đồng minh Estonia, Latvia và Lituanie, là các quốc gia thuộc Liên Xô trước đây có nhiều người Nga sinh sống.

Bài học cho Việt Nam
Yêu hay ghét Putin, bênh vực hay phê phán Putin, đó không phải là chủ đề và đó không phải là quan trọng. Điều quan trọng là từ thông điệp và hành động của Putin, nhất thiết phải rút ra những bài học cho Việt Nam. 
Có thể cô đọng ở mấy điểm chính sau đây.
1. Dân tộc là tối thượng
Putin nói rằng: “Không có nước Nga, chỉ có người Nga”. Còn Obama thì tuyên bố: “ Chúng ta là khác biệt”. Phát biểu của hai người đứng đầu hai cường quốc thế giới đương thời đã nói lên tất cả.
Nhưng Mao Trạch Đông còn vượt xa cả Putin lẫn Obama về dân tộc chủ nghĩa. Từ tháng 10 – 1959 tại hội nghị Quân ủy Trung ương, Mao Trạch Đông đã nói: “Chúng ta phải chinh phục trái đất. Đó là mục tiêu của chúng ta”. Nước Mỹ chỉ mới hơn hai trăm năm. Nước Nga chưa đủ mười thế kỷ. Còn dân tộc chủ nghĩa của đế chế Trung Hoa thì đã tồn tại chí ít cũng hơn bốn ngàn năm.
Không có tình đồng chí đồng giai cấp đồng minh nào bằng tình máu mủ. Tình máu mủ đồng bào là sản phẩm của tạo hóa. Bởi vậy dân tộc là tối thượng.
2. Không để tồn tại các phố xá người Hoa
Nước Nga chỉ có một Crưm, một Donbas. Vì người Nga sống ở Crưm mà Putin đã lấy gọn Crưm về Nga. Vì người Nga sống ở Donbas mà Putin đã tách Donbas thành nước Nga mới. Chúng ta không đề cập đến lý do, không bàn đến đúng sai. Chúng ta chỉ nói đến sự kiện thực tế tồn tại.
Nhưng China Town thì hằng hà sa số. “Nạn Hoa kiều” đã là một trong những cớ để Đặng Tiểu Bình mang 60 vạn quân tiến đánh Việt Nam ngày 17-2-1979. Điều đáng sợ nhất là chính quyền Việt Nam hiện nay đang tạo nên cơ hội thuận lợi chưa bao giờ có cho sự phát triển các phố xá người Hoa tại Việt Nam. Dân tộc Nga và Ucraina có quan hệ cả ngàn năm chung sống, nhưng ở Ucraina người Nga chỉ sinh sống chủ yếu ở phía Đông Ucraina, còn phía Tây là người Ucraina. Còn ở Việt Nam hiện nay, người Hoa đã có mặt từ Bắc chí Nam, từ Đông sang Tây, khắp cả hang cùng ngõ hẻm.
Một “Nạn Hoa kiều” có thể tạo dựng ra bất cứ lúc nào. Lúc đó không như Crưm, không như Donbas ở Ucraina, khắp mọi nơi trên đất Việt Nam đều là Crưm, đều là Donbas. Cũng không cần đến “Nạn Hoa kiều”, khi Trung Quốc dấy binh thì khắp mọi nơi trên đất Việt Nam đều có nội ứng người Hoa.
Một số người cầm quyền ở trung ương và địa phương ngây thơ tin rằng, khi hết hạn hợp đồng là đưa được lao động Trung Quốc về nước. Họ không biết rằng người Trung Quốc đã kịp lấy vợ khi vừa đặt chân đến đất Việt Nam. Họ cũng không ngờ rằng nhà cầm quyền Trung Quốc bí mật cho tiền những kẻ bất lương tội phạm ra nước ngoài sinh sống, một kiểu lưu đày trá hình trong thời đại tích hợp toàn cầu.
Hãy chặn đứng ngay việc đưa người Hoa sang Việt Nam buôn bán làm việc. Đừng mang họa về cho dân tộc.
3. Các cường quốc sẽ tránh đối đầu
Ngày 29-8-2014 trong cuộc gặp mặt với thanh niên ở hồ Seliger Putin nói: “ Nước Nga sẽ không can dự vào các đụng độ lớn… Và ơn Chúa, chắc cũng không có ai có ý định phát động một cuộc xung đột lớn với Nga. Nga là cường quốc hạt nhân hàng đầu. Đây là sự thật”.
Việc Mỹ và NATO không ủng hộ mạnh Ucraina trong vấn đề Đông Ucraina cũng chính là tránh đối đầu trực diện với Nga. Và có thể nhận thấy ngay rằng NATO sẽ không mặn mà với việc kết nạp Ucraina là thành viên NATO. Nga sẽ làm mọi biện pháp có thể để ngăn chặn điều này. Và như thế sẽ dẫn đến sự đối đầu trực diện giữa Nga và NATO. Kết quả là Ucraina sẽ hoàn toàn bị chia rẽ. NATO chỉ có thể giúp đỡ Ucraina bằng tiền bạc, vũ khí, phương tiện kỹ thuật, và chuyên gia huấn luyện; nhưng sẽ không có quân đội NATO đến Ucraina để tham chiến chống lại Nga. Thảm họa hạt nhân và sức mạnh của vũ khí hủy diệt là lý do căn bản buộc các cường quốc phải né tránh đối đầu.
Các cường quốc cũng sẽ không vì các quốc gia khác mà đi đến đối đầu. Không chỉ không phát động xung đột, ngay cả khi bị ràng buộc bởi một cam kết liên minh quân sự, các cường quốc cũng phải tìm cách không cho leo thang, giảm dần căng thẳng để thoát ra khỏi hoàn cảnh đụng độ. Khi xẩy ra chiến tranh, các nước nhỏ sẽ phải tự chiến đấu bằng chính con người của nước mình.
Bởi vậy ngoài liên minh ra, nhất thiết phải xây dựng được một Việt Nam giàu mạnh tự cường.

4. Việt Nam phải đối mặt với đế quốc Đại Hán còn đáng sợ nhiều lần hơn các đế chế khác
Sự phản ứng của nước Nga cũng là điều tự nhiên. NATO đã tiến sát đến sườn nước Nga. Không chỉ thế, phương Tây bắt đầu chọc vào da thịt người Nga khi động đến Ucraina, một trong ba bộ tộc Slavo gần gũi nhất: Nga, Bạch Nga và Ucraina.
Nước Nga quẫy mạnh vì bị đâm vào sườn. Còn đế chế Đại Hán từ mấy ngàn năm luôn mang gươm đi xâm chiếm nước khác mà không cần bất cứ lý do nào. Số phận đã buộc Việt Nam phải sống cạnh một đế chế ngang ngược đáng sợ nhất trong lịch sự phát triển nhân loại.
5. Hãy hành động cương quyết vì quyền lợi dân tộc
Thống kê xã hội cho thấy Putin đang có uy tín cao trong nhân dân Nga. Tại sao vậy? Đơn giản là Putin đang làm sống lại một đế chế Nga. Điều mà nhiều người Nga rất mong mỏi.
Nhiều người Hoa cũng sẽ rất phấn khích khi lãnh đạo Trung Quốc tiến hành một chính sách bá quyền. Nếu lãnh đạo Trung Quốc làm cho đế chế Đại Hán bành trướng lớn mạnh, thì họ sẽ được nhiều người Hoa ủng hộ, bất chấp các biện pháp mà giới lãnh đạo Trung Quốc tiến hành.
Bởi vậy, bất cứ lúc nào khi liên quan đến dân tộc thì phải suy nghĩ kỹ nhưng lại phải hành động kịp thời và rất cương quyết, không do dự, không nhu nhược, không đớn hèn. Sức mạnh dân tộc sẽ truyền vào người ra quyết định, hợp thành một sức mạnh nối dài vô địch.
Putin thì rất cương quyết rất tiến công. Còn lãnh đạo Việt Nam thì ngược lại. Vai trò lãnh tụ rất quan trọng cho sự phát triển của một quốc gia. Chừng nào Việt Nam chưa có phương thức dân chủ thực sự để chọn ra được những người lãnh đạo xứng đáng thì chừng đó số phận dân tộc còn long đong.
Bài học từ Putin dễ thấy nhưng lại khó học.
Vương Trí Dũng
(Boxitevn)

Thu chi của Đảng CSVN là 'tuyệt mật'


Tài liệu về dự trữ ngân sách và các khoản thu, chi đặc biệt của Đảng Cộng sản Việt Nam được chính thức nhắc lại là thể loại văn bản thuộc hàng 'tuyệt mật', hoặc 'tối mật', theo một tờ báo từ TP HCM.

Trang 'Một Thế Giới' vừa công bố danh sách được Thủ tướng Chính phủ tại Việt Nam quy định về nhiều tài liệu liên quan đến hoạt động của Ban Kinh tế Trung ương Đảng.
Căn cứ vào quyết định do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký hôm 4/9 vừa qua và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 10 năm nay, các tài liệu thực hiện nhiệm vụ quốc tế về công tác tài chính đối với các Đảng, các tổ chức chính trị nước ngoài có quan hệ với Đảng Cộng sản Việt Nam cũng thuộc diện bí mật.

Trang web 'Bấm Một Thế Giới' cũng chụp lại hình họ nói là quyết định vừa ký của Thủ tướng Việt Nam.

Ngoài ra, hạng mục 'tuyệt mật' này còn gồm cả các tài liệu, sổ công tác, thiết bị lưu giữ thông tin (gồm USB, thẻ nhớ, ổ cứng) chứa thông tin có nội dung thuộc độ Tuyệt mật của cơ quan Ban Kinh tế Trung ương.
Bí mật hay công khai?

Trong phần dẫn nhập vào quyết định mới nhất của chính phủ Việt Nam có nhắc đến cơ sở pháp lý của văn bản là 'Luật Tổ chức Chính phủ 25/12/2000' và Pháp Lệnh Bảo vệ Bí mật Nhà nước 28/12/2000' và một số văn bản pháp quy khác.

Quyết định tăng cường bảo mật đến từ đề nghị của Trưởng Ban Kinh tế Trung ương ̣(phải)

Tuy nhiên, quyết định của Việt Nam chỉ nhấn mạnh đến nhu cầu bảo mật của nhà nước và cho hay việc ra quyết định này đến từ đề nghị của Trưởng Ban Kinh tế Trung ương và Bộ trưởng Bộ Công an.

Được biết hồi đầu năm nay, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc, ông Lý Khắc Cường cũng ký một quyết định tương tự.

Nhưng theo tờ Bấm China Daily hồi tháng 2/2014, ông Lý nói nhu cầu của việc ra quy định mới về bảo mật là "nhằm tăng cường tính minh bạch của chính phủ".

Trung Quốc muốn chấn chỉnh việc áp dụng khá thoải mái dấu 'mật' hoặc xếp hạng 'bí mật quốc gia' cho rất nhiều thông tin các cơ quan nhà nước nắm giữ.

Các cơ quan nhà nước được chính phủ yêu cầu những gì cần công bố cho dư luận biết thì không được dán nhãn 'bí mật quốc gia'.
Ngoài ra họ cũng quy định rõ thời hiệu áp dụng chế độ bảo mật cho văn bản và chia cả thành các cấp độ bảo mật khác nhau.
Văn bản này của Trung Quốc có hiệu lực từ 1/3/2014.
(BBC)

Bộ trưởng công an Trần Đại Quang : 'Thần đồng' 16 tuổi hay đại tướng khai man lý lịch ?

"...Sự việc trên một lần nữa cho thấy rằng, giới chóp bu cộng sản sở dĩ vẫn có thể duy trì quyền lực chủ yếu dựa vào tuyên truyền và dối trá. Chỉ có sự thật mới đủ sức triệt tiêu và làm suy yếu quyền lực của chóp bu cộng sản. Vũ khí của những người dân Chúng Ta chính là Sự Thật. Để có được Sự Thật, Chúng Ta vẫn phải liên tục nỗ lực và đấu tranh đòi hỏi quyền được biết..."

Nhiều ý kiến trên mạng xã hội tiếp tục tỏ ra nghi vấn xung quanh bản tiểu sử đăng trên trang web Cổng thông tin điện tử Chính Phủ của bộ trưởng công an Trần Đại Quang, người được xem là trẻ tuổi nhất trong bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam.

Theo nội dung bản tóm tắt tiểu sử, ông Quang sinh ngày 12/10/1956 tại Ninh Bình, trở thành học viên trường Cảnh sát Nhân dân vào tháng 7 năm 1972, tức khi mới 15 tuổi 9 tháng (!?).

Chưa hết, chỉ ngay sau đó 3 tháng, vào tháng 10 năm 1972, ‘thần đồng’ Trần Đại Quang tiếp tục vào học trường Văn hóa Ngoại ngữ Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) khi vừa tròn 16 tuổi.

Sau khi nghi vấn trên được phổ biến, nhiều thuộc cấp của vị bộ trưởng công an giải thích là vì ông Quang học chương trình giáo dục hệ 10 năm tại miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Do đó, việc ông này vào học trường cảnh sát khi mới 15 tuổi 9 tháng cũng là… bình thường (!?).

trandaiquang03
Tiểu sử Bộ trưởng công an Trần Đại Quang trên trang web Cổng thông tin điện tử Chính Phủ

Dù vậy, dựa trên các bằng chứng được gửi đến Danlambao, việc ông đại tướng Trần Đại Quang vào học trường cảnh sát khi chưa đầy 16 tuổi là hoàn toàn bịa đặt.

Ủy viên bộ chính trị Trần Đại Quang sinh năm 1950, chứ không phải là năm 1956 như được ghi trong bản tiểu sử lừa đảo. Tức là vào học trường cảnh sát năm 22 tuổi.

Như vậy, mục đích thật sự của việc ‘cải lão hoàn đồng’ này là gì?

Ủy viên trẻ tuổi nhất trong Bộ Chính trị cộng sản Việt Nam?

Trước Đại hội đảng lần thứ 11 vào năm 2011, khí ấy ông Quang là thứ trưởng bộ công an, ngấp nghé bước sang tuổi 61. 

Ở đội tuổi này đáng lẽ phải về hưu, nhưng ông Quang đã cố tình gian lận hồ sơ, biến năm sinh từ 1950 trở thành 1956. Tức ‘cải lão hoàn đồng’ so với tuổi thật là 6 tuổi.

trandaiquang04
Văn bản xác nhận gian lận hồ sơ cho ông Trần Đại Quang được đích thân chủ tịch tỉnh Ninh Bình khi ấy là ông Đinh Văn Hùng ký. 

Nhờ ngón đòn phù phép này mà hiện nay ông Trần Đại Quang đã trở thành ủy viên trẻ nhất trong bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam.

Về mặt lý thuyết, đến đại hội đảng lần thứ 12 vào năm 2016 sắp tới, ông Quang vẫn đủ tuổi ngồi lại trong bộ chính trị bằng việc gian lận tuổi.

Đại tướng Trần Đại Quang - con tin của gian trá

Tuy nhiên, dù quyền lực đến đâu chăng nữa thì bộ trưởng bộ công an Trần Đại Quang không thể che giấu được sự thật. 

Một bằng chứng không thể chối cãi là tất cả những văn bằng tốt nghiệp đại học của ông Quang đều ghi rõ năm sinh là 1950 :

trandaiquang05
 
trandaiquang06
trandaiquang07
Từ bằng tại chức luật cho đến cao cấp lý luận Mác-Lênin
của ông Quang ghi rõ năm sinh 1950

Trong sách vở của đảng cộng sản đều ghi rõ bộ trưởng công an Trần Đại Quang là ‘tiến sỹ luật’ và có học giàm ‘giáo sư’. Nếu phủ nhận những văn bằng trên thì hóa ra ông Quang đã dùng bằng giả?

Sự dối trá bỗng chốc trở thành con dao hai lưỡi, đại tướng Trần Đại Quang vì thế cũng trở thành con tin bởi sự gian trá của chính mình.

Sự việc trên một lần nữa cho thấy rằng, giới chóp bu cộng sản sở dĩ vẫn có thể duy trì quyền lực chủ yếu dựa vào tuyên truyền và dối trá. Chỉ có sự thật mới đủ sức triệt tiêu và làm suy yếu quyền lực của chóp bu cộng sản.

Vũ khí của những người dân Chúng Ta chính là Sự Thật. Để có được Sự Thật, Chúng Ta vẫn phải liên tục nỗ lực và đấu tranh đòi hỏi quyền được biết.

Đó cũng là lý do mà bản thân tôi rất ủng hộ phong trào "Chúng Tôi Muốn Biết"do Mạng Lưới Blogger Việt Nam phát động. 
Hoàng Trần
(Thông luận)

“Tung hê” nhà đất quan chức: Chống tham nhũng hay còn gì khác?

(VNTB) - Có phải ngẫu nhiên mà thời gian qua nổ ra hàng loạt vụ tài sản khủng của nguyên tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền và đương kim chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung?


Tòa dinh thự nguy nga và bề thế của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung. - Ảnh: Vietnamnet
Cách đây không lâu, một quan chức đương nhiệm là ông Ngô Văn Khánh, Phó tổng thanh tra chính phủ, cũng bị báo chí “lật ngửa” khi tung hê khối tài sản khổng lồ.

Dư luận hoàn toàn có lý khi đặt câu hỏi: vì sao những năm trước các vụ việc trên không “xì” ra, mà chỉ đến nay mới ‘lật bài”? Liệu có phải một cuộc chiến chống tham nhũng mới được đảng phát động, hay còn ẩn chứa nguyên cớ nào khác?

“Ê kíp” nào?

Những năm trước, đã có một số lần dư luận và báo chí phát hiện ra những quan chức có nhà đất kếch xù. Tuy nhiên theo thói quen của một nền báo chí bị đội vòng kim cô, bài viết điều tra và ngay cả những bài xã luận chung chung trên báo chí đều vấp phải bức tường ngăn chặn từ Ban tuyên giáo trung ương và cơ quan tuyên giáo địa phương. Không ít bài đã bị thẳng tay bóc gỡ. Công cuộc chống tham nhũng và sứ mệnh “kê khai tài sản cán bộ” cũng vì thế đã trở nên không tưởng, ít nhất từ khoảng năm 2003, khi bắt đầu chính sách kê khai tài sản, cho đến gần đây. Trì trệ này đã trở thành căn bệnh mãn tính, cho dù hàng năm Ban tổ chức trung ương và Bộ nội vụ đều nhắc đi nhắc lại chủ trương”.

Cũng không thể không xem xét về một khía cạnh mà dư luận đang hoài nghi: chỉ còn chưa đầy hai chục tháng nữa, theo lộ trình “kiện toàn nhân sự”, đại hội lần thứ 12 của đảng cầm quyền sẽ diễn ra. Thời gian rõ ràng là không còn nhiều, hay nói cách khác là những ai muốn “tranh cử” đều đang nằm trong trạng thái “chạy nước rút”. Ở một chiều cạnh khác, những nhân sự nào “dính chàm”, dù khởi phát từ công cuộc chống tham nhũng hay đấu đá bè phái, đều rơi vào nguy cơ bị “thanh trừng”. Đó là một sự thật không thể chối bỏ, xét từ phép biện chứng lịch sử trong đảng từ quá nhiều năm qua.

Cần lưu ý, cả ba vị Ngô Văn Khánh, Trần Văn Truyền và Lê Thanh Cung đều là quan chức thuộc khối chính quyền, xếp theo thứ bậc hành chính từ cấp trung ương xuống địa phương.

Cả ba vị quan chức trên lại đều quá khó để giải trình về nguồn gốc khối tàn sản cá nhân tích lũy được. Trong khi đó, hình dung đơn giản nhất của dư luận là trước khi đời con khát nước, đời cha phải ăn mặn. Vô số minh họa phất lên đột biến của giới quan chức hành chính Việt Nam đã quá đủ để mô tả về bộ mặt “của dân, do dân và vì dân” là như thế nào.

Thế nhưng câu hỏi tiếp theo là vì sao chỉ có những quan chức chính quyền bị “lộ”, còn quan chức thuộc khối đảng vẫn “an toàn”?

Báo chí, cả nhà nước lẫn “lề trái”, cũng quá nhiều lần đặt câu hỏi là nếu đảng cầm quyền không minh bạch và tự nghiêm khắc đối với chính mình thì làm sao có thể “răn dạy” được đảng viên dưới quyền.
Thế nhưng, thực tế không thể phủ nhận là đã hơn mười năm trôi qua, việc minh bạch hóa tài sản quan chức vẫn chỉ có ý nghĩa như bong bóng xà phòng. Không có bất kỳ một động tác thực chất nào khiến cho giới quan chức “ăn của dân không thiếu thứ gì” (lời bà Nguyễn Thị Doan – Phó chủ tịch nước) đủ run rẩy.

Chỉ đến giờ đây, khi bầu không khí của đại hội 12 đang nóng dần, và ngay trước mắt là một kỳ họp trung ương mà sẽ hứa hẹn không kém hấp dẫn so với thời điểm cách đây hai năm, câu chuyện về “tài sản khủng” mới một lần nữa được “minh bạch”.

Sâu xa hơn, dư luận có thể hiểu những quan chức như ông Ngô Văn Khánh, Trần Văn Truyền hay Lê Thanh Cung là thuộc “ê kíp” nào?
Phạm Chí Dũng
(Việt nam Thời báo)

Trần Vinh Dự - Mờ nhạt Aung San Suu Kyi?

Bà Aung San Suu Kyi được tự do vào tháng 11 năm 2010.
Bà Aung San Suu Kyi được tự do vào tháng 11 năm 2010.

Là khôi nguyên của giải Nobel Hòa bình năm 1991, và là người đã trải qua 15 năm giam lỏng tại gia vì nỗ lực tranh đấu cho một Miến Điện dân chủ, Aung San Suu Kyi trở thành một trong số rất ít các lãnh tụ tinh thần của thế giới hiện đại được cộng đồng quốc tế nể trọng và được người Miến Điện ưu ái gọi bằng cái tên “The Lady”. Những năm gần đây, với sự cải tổ về chính trị ở Miến Điện, Aung San Suu Kyi đã được tự do vào tháng 11 năm 2010 và được bầu làm nghị sĩ Miến Điện vào tháng 5, 2012.

Ngay sau đó, vào tháng 6 năm 2012, Suu Kyi công bố trên website của Diễn đàn Kinh tế Thế giới rằng bà muốn tranh cử tổng thống Miến Điện vào năm 2015. Việc tranh cử của bà sẽ phụ thuộc vào việc hiến pháp Miến Điện có thay đổi được hay không. Với hiến pháp hiện nay, bà không thể tham gia tranh cử vì hiến pháp này quy định những người có con cái mang quốc tịch nước ngoài không thể trở thành tổng thống của đất nước này. Mặc dù tổng thống đương nhiệm, ông Thein Sein, được cho là ủng hộ việc sửa đổi hiến pháp để tạo hành lang pháp lý cho Suu Kyi tranh cử tổng thống, cho đến nay hiến pháp này vẫn chưa được sửa đổi.

Vấn đề là từ khi được tự do, đặc biệt là từ khi trở thành nghị sĩ, Aung San Suu Kyi ít nhiều gây thất vọng với một số người vốn ủng hộ bà. Trong một bài phân tích thú vị vào tháng 6, 2014 trên CNN, ký giả Tim Hume phân tích lý do tại sao The Lady lại đánh mất sự ủng hộ của một số người. Theo Tim Hume, vấn đề chính nằm ở chỗ với tư cách là một chính trị gia trong một Miến Điện đang chuyển đổi, Suu Kyi trở nên im lặng trước nhiều vấn đề nhức nhối về nhân quyền, thí dụ liên quan đến chuyện xung đột sắc tộc và tàn sát cộng đồng thiểu số hồi giáo Rohingya tại đất nước này.

Time Hume dẫn lời David Mathieson, chuyên gia nghiên cứu cao cấp của tổ chức Human Rights Watch, cho rằng “Tôi nghĩ mọi người đều đồng ý rằng bà đã trở thành một nỗi thất vọng trên khía cạnh thúc đẩy quyền con người”. Kenneth Roth, giám đốc của tổ chức này cũng bình luận rằng “thế giới rõ ràng đã lầm lẫn khi giả định rằng với tư cách là một nạn nhân đáng kính của các vi phạm nhân quyền, bà cũng phải là một người bảo vệ các quyền con người”.

Vấn đề có lẽ nằm ở chỗ vai trò của Suu Kyi, với tư cách là một người đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền, một nhà bất đồng chính kiến, khác với vai trò mới của bà, trên cương vị là một chính trị gia, một candidate tiềm năng của chức vụ tổng thống Miến Điện.

Với tư cách là một nhà bất đồng chính kiến, một người đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền, Suu Kyi có thể nói nhiều về các ý tưởng lãng mạn của cuộc tranh đấu. Với tư cách là một chính trị gia, bà phải chọn lựa và có những quyết định chính trị chắc chắn không thể làm hài lòng tất cả mọi người.

Dẫu sao, Suu Kyi vẫn chưa trở thành tổng thống. Nếu như sau cuộc bầu cử 2015, bà trở thành tổng thống, thì vai trò của bà còn trở nên khó khăn hơn. Các ý tưởng lãng mạn của cuộc tranh đấu sẽ không còn, và thay vào đó là các quyết định chính trị khó khăn của người đứng đầu đất nước. Khi đó, có thể hào quang của The Lady thậm chí còn trở nên mờ nhạt hơn cả bây giờ.

Điều này làm người ta nhớ đến đương kim Tổng thống Obama của Mỹ. Trong cuộc chạy đua vào Tòa Bạch ốc năm 2008, ông xây dựng hình tượng của mình với tư cách là một nhà cải cách với khẩu hiệu “Change We Need” nổi tiếng. Với hình tượng này, ông đã chiến thắng giòn giã trước đối thủ John McCain của đảng Cộng hòa là người được coi là bảo thủ hơn. Hào quang của Obama sau đó đã ít nhiều bị mai một, và gần đây tỷ lệ người Mỹ ủng hộ ông giảm mạnh, thậm chí một cuộc khảo sát của Quinnipiac University công bố hồi giữa năm còn cho thấy Obama được những người tham gia khảo sát đánh giá là tổng thống tệ nhất của Mỹ kể từ Thế chiến 2.

Điều này không hẳn có nghĩa Obama hay Suu Kyi là một chính trị gia không xuất sắc. Tuy nhiên, nó cho thấy thách thức và áp lực ghê gớm của những chính trị gia được công chúng kỳ vọng quá lớn trong giai đoạn đầu trước khi lên nắm quyền.
 Trần Vinh Dự
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
(VOA)

Nguyễn Thị Từ Huy - Giữ cái gì ?…

Nguyễn Thị Từ Huy
Khi tìm hiểu về một số nhân vật đã thành công trong việc giúp cho dân tộc của họ thoát khỏi sự thống trị của chế độ phân biệt chủng tộc, chế độ độc tài hay toàn trị, tôi rút ra nhận xét sau đây:

Nelson Madela, Václav Havel, Aung San Suu Kyi… đều là những người rất quyết liệt, rõ ràng trong tư tưởng và hành động, đi tận cùng lý tưởng của mình, chấp nhận tù đày, hy sinh chứ không chịu thỏa hiệp ; giữa phát ngôn và hành động rất thống nhất, họ nói điều họ nghĩ, và làm điều họ nói. Thậm chí họ có thể bước thẳng tới họng súng không một chút chần chừ.

Họ không có một trường đại học nào, một viện nghiên cứu nào, một tờ báo nào, một công ty nào… cần phải giữ cho bằng được, mà để giữ được thì phải hợp tác (hợp tác cũng có nghĩa là phải nhượng bộ) nên hệ quả là (dù muốn hay không) phải làm thành một phần của chính quyền. (Nói đúng ra thì Havel từng tham gia điều hành một tờ tạp chí văn học, nhưng ông ấy thà để cho nó bị bóp chết chứ không chịu thỏa hiệp với Hội nhà văn Tiệp Khắc, bởi ông hiểu rằng để giữ cho tờ tạp chí được sống thì tự do phải chết, sự thật phải chết). Không. Những người đó chẳng có gì để giữ cho riêng mình, nên đã không hề thỏa hiệp với chính quyền ; nên họ có thể cứng rắn, kiên định và cống hiến trọn vẹn cho toàn bộ dân tộc của họ, vì thế có thể làm thay đổi số phận dân tộc của họ.

Mặt khác, phải thấy rằng họ thành công vì được rất nhiều người ủng hộ, rất nhiều người trong xã hội đấu tranh cùng họ và hy sinh cùng họ.

Ta thử làm một giả định : nếu họ ở Việt Nam thì sẽ thế nào ? Căn cứ vào thực tế hiện nay thì có thể thấy họ sẽ bị đa số trí thức và người dân coi là quá cực đoan. Và viễn cảnh dễ nhận thấy là người ta sẽ không ủng hộ họ và không hợp tác với họ. Chẳng hạn, nếu Aung San Suu Kyi là người Việt Nam, và hoạt động chính trị ở Việt Nam, bà sẽ khó mà nhận được sự ủng hộ của đa số trí thức và dân chúng như là bà đã nhận được ở Miến Điện. Sẽ không có cảnh một đoàn giáo sư và sinh viên đại học đến tìm bà để đề nghị bà ở lại hoạt động cho đất nước, có nghĩa là họ sẽ cùng đấu tranh với bà và chấp nhận hy sinh cùng bà. Điều tương tự không thể xảy ra ở Việt Nam, tại thời điểm này. Trái lại, hầu hết giảng viên đại học Việt Nam sẽ khuyên bà nên trở về Anh mà sống yên vui với chồng con, họ sẽ khuyên bà « đi đi », « đừng ở lại », vì « Hà Nội không vội được đâu », vì « cái nước mình nó thế », phải từ từ thôi (dẫu đã từ từ gần một thế kỷ nay rồi nhưng vẫn phải từ từ) và cuối cùng là vì bà quá cực đoan, không chịu thỏa hiệp nên không làm được gì đâu (!!!).

Vậy đó, lý do khiến cho các lãnh tụ dân chủ được nêu trên đây và dân tộc họ thành công trong việc thoát khỏi vòng nô lệ của các chế độ độc tài hay toàn trị lại trở thành lý do khiến họ sẽ không được đa số dân chúng ở Việt Nam ủng hộ, nếu họ hoạt động ở Việt Nam.

Đấy cũng là lý do khiến cho các nhà hoạt động dân chủ Việt Nam không được (hay chưa được) đa số những người làm công việc trí thức và đa số dân chúng (tôi phải nhắc lại từ « đa số » này) ủng hộ. Việt Nam không thiếu những người quyết liệt, dám hy sinh, có thể nêu một vài cái tên làm ví dụ như Trần Độ, Trần Xuân Bách ; những người bị tù đầy như Nguyễn Đan Quế, Lê Công Định... Nhưng họ bị cô lập bởi những người xung quanh, bị tẩy chay, bị « bỏ rơi ». Và để khỏi phải áy náy thì người ta cho rằng đấy là lỗi của họ, rằng « họ quá cực đoan », vì thế lảng tránh họ chẳng có gì là xấu. Thậm chí một người chỉ bộc lộ chính kiến một cách ôn hòa bằng cách viết một số bài ít nhiều mang tính chỉ trích còn bị xem là cực đoan thì thử hỏi làm sao những người quyết liệt đến mức hy sinh tất cả mọi thứ như các nhà bất đồng chính kiến từng tù tội lại không bị xem là quá cực đoan ?

Ý nghĩa của từ « cực đoan » này dĩ nhiên cũng cần được phân định một cách rõ ràng, ở đây chỉ nêu lên một khía cạnh : khi mà sự quyết liệt, sự lựa chọn rõ ràng, ý chí sống trong sự thật (các phẩm chất cần có của thái độ dân chủ, và của những người đấu tranh cho dân chủ) bị xem là cực đoan, thì cũng có nghĩa là các phẩm chất ưu tú bị nhìn như là nhược điểm. Nếu « cực đoan » là nhược điểm, thì có nghĩa là « không cực đoan » mới là ưu điểm. Lập luận sẽ là : « chúng tôi không xấu, mà chúng tôi không cực đoan thôi, vì thế chúng tôi mới tồn tại được trong xã hội này. Vì các ông/bà cực đoan nên các ông bà mới phải vào tù, các ông/bà mới bị đối xử bất công, vậy các ông/bà phải tự chịu lấy một mình, không trách chúng tôi được ». Với lập luận này thì lương tâm có thể dễ dàng ngủ yên, để mặc cho cái xấu hoành hành và cái tốt bị vùi dập.

Václav Havel ra tù rồi lên làm tổng thống, Nelson Madela ra tù cũng lên làm tổng thống, Aung San Suu Kyi sau khi được tự do cũng tham gia vào chính phủ. Trước đây ở Việt Nam những người cách mạng vào tù, khi ra tù họ trở thành anh hùng. Còn các nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam hiện nay sau khi ra tù thì trong con mắt của đa số trí thức và dân chúng, họ vẫn là tội phạm, chỉ bởi nhà nước coi họ là tội phạm. Vì thế nên không những không ủng hộ họ mà đa số người dân còn lảng tránh họ, và không có tổ chức nào dám nhận họ vào làm việc như một người bình thường. Có nghĩa là những người bất đồng chính kiến ở Việt Nam, khi ra tù, không còn có khả năng tập hợp và ảnh hưởng tới công chúng nữa. Cũng có nghĩa là họ bị vô hiệu hóa về phương diện hoạt động xã hội. Tại thời điểm hiện tại này, không một người bất đồng chính kiến nào có thể mơ tưởng một vị thế như Havel từng có, hay Aung San Suu Kyi đang có. Một vị thế như vậy chỉ có thể có được khi phần lớn dân chúng trong xã hội ủng hộ họ, hy sinh cùng họ, và đi cùng con đường với họ. (Dĩ nhiên, cũng có những lý do thuộc về chủ quan của những người bất đồng chính kiến, nhưng vấn đề này cần được mổ xẻ vào lúc khác.)

Bi kịch của những người bất đồng chính kiến Việt Nam cũng chính là bi kịch của cả đất nước. Bởi nếu họ không được số đông ủng hộ, thì cũng sẽ không có ngày đất nước thoát khỏi vòng kìm kẹp của hệ thống toàn trị, cũng có nghĩa là không thể phát triển được, và nếu không phát triển được thì nguy cơ mất nước sẽ trở thành hiện thực mất nước.

Trong bài này, tôi đưa ra một nguyên nhân để lý giải cho hiện tượng vừa nêu ở trên (trong khi luôn ý thức được rằng có nhiều nguyên nhân khác nữa) : các nhà bất đồng chính kiến không/chưa được ủng hộ rộng rãi, lý tưởng tự do dân chủ không/chưa được ủng hộ rộng rãi ở Việt Nam, vì người ta ai cũng còn những thứ « phải giữ ».

Hiện nay, đa số mọi người lập luận rằng, tôi còn việc nọ hay việc kia phải làm (phải điều hành một cơ quan, một tổ chức…), tôi còn cái ghế giáo sư phải giữ, tôi còn cái chức trưởng khoa phải giữ, tôi còn cái chức hiệu trưởng hay viện trưởng phải giữ, con tôi còn có một công ty, cháu tôi có một nhà máy…, nên tôi phải thỏa hiệp, phải chấp nhận mọi thứ tệ nạn, nên tôi chưa thể ra khỏi đảng, tôi chưa thể nào tham gia cùng các bạn (chống Tàu, các hoạt động ngăn chặn các tệ nạn xã hội, ngăn chặn các chính sách sai lầm của chính phủ, bảo vệ nhân quyền, bảo vệ công lý, phát triển đất nước…). Nếu ai cũng có cái gì đó để giữ, và ai cũng không thể làm gì được, vậy thì ai sẽ làm đây ?

Vậy đó, hầu như rất ít người chấp nhận hy sinh chút ít quyền lợi cá nhân để làm những việc vì quyền lợi chung của cộng đồng. Có những người như vậy, nhưng hiện đang rất ít.

Trái lại, có một bộ phận không nhỏ những người hiểu biết, có một chút lương tâm, khi nhìn thấy những nguy cơ tồi tệ của xã hội hiện tại, muốn làm việc gì đó để ngăn chặn những nguy cơ đó. Nhưng vì họ luôn có cái gì để giữ cho họ, nên họ chỉ lựa chọn những giải pháp an toàn, những giải pháp cho phép họ bộc lộ một thái độ, nhưng không làm ảnh hưởng đến thứ mà họ đang có. Đó là phát biểu vài lời trong các hội nghị, hội thảo, tọa đàm mà nội dung của chúng chẳng có cách nào đi vào thực tiễn của cuộc sống ; hoặc viết thư ngỏ, kiến nghị. Điều đó giải thích sự bùng nổ của các kiến nghị, tuyên bố, kêu gọi… mấy năm gần đây. Nhưng các hình thức đó chưa bao giờ có hiệu quả, chưa bao giờ đạt được một kết quả cụ thể nào. Và căn cứ vào tình trạng hiện nay thì hình thức đó sẽ chẳng có hiệu quả. Dù bản thân tôi cũng thường tham gia ký kiến nghị, nhưng tôi phải thừa nhận sự thật đó, sự thật thì phải thừa nhận thôi. Ai viết kiến nghị thì cứ viết, còn ai làm thì cứ làm, chẳng thèm đếm xỉa đến kiến nghị, tuyên bố hay tuyên cáo, tất cả đều bị xếp xó hết.

Không có hiệu quả, bởi vì, nếu như vào một thời điểm nhất định nào đó, viết và ký kiến nghị có thể xem là một hành động, có tác động thức tỉnh và nâng cao nhận thức của một bộ phận người dân, thì lúc này, viết và ký kiến nghị, tuyên bố... không còn là một hành động nữa, vì tính chất vô hiệu quả của nó. Như tất cả mọi người đều thấy, gộp tất cả các kiến nghị từ trước tới giờ cũng không thể nào có được tác động, cả đối với chính quyền lẫn đối với dân chúng, bằng một chuyến đi xe máy của chị Bùi Thị Minh Hằng, hay sự ra đời của Văn đoàn độc lập hoặc Hội nhà báo độc lập. Dĩ nhiên, nói như vậy thì hơi quá cực đoan, nhưng quả thực, kiến nghị giờ đây chỉ còn có tác dụng an thần đối với người viết và người ký mà thôi, khiến cho họ cảm thấy là họ cũng đang làm việc gì đó. Nhưng đã đến lúc phải thấy rằng giờ đây ký kiến nghị nghĩa là không làm gì cả, chẳng có cái giá nào phải trả và cũng không còn âm vang nữa, chẳng có bao nhiêu tác động. Trái lại, sau kiến nghị, sự việc còn có thể trở nên trầm trọng hơn, tồi tệ hơn. (Xin đọc loạt bài « Hiến pháp 2013 – Sửa nhầm hay đổi thiệt? » và « Hiến pháp vi hiến » của Hoàng Xuân Phú để thấy được chính quyền đã thể hiện cho các công dân viết và ký kiến nghị về hiến pháp -trong đó có tôi- thấy rằng quyền lực của chính quyền mạnh như thế nào và thấy được sự khinh bỉ của chính quyền dành cho họ như thế nào.)

Nếu muốn thay đổi nhận thức dân chúng, thì những người viết kiến nghị có thể viết các bài phân tích thấu đáo cho dân chúng hiểu, và đối tượng hướng tới là dân chúng. Còn với chính quyền, phải có phương thức khác (dứt khoát hơn, rõ ràng hơn, mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn), nếu muốn có hiệu quả. Nhưng có vẻ như những người chủ trương kiến nghị chưa sẵn sàng cho những phương thức hành động khác, phải chăng là bởi chính họ cũng còn những thứ « phải giữ ».

Vấn đề là ở chỗ: nếu ngay cả những người hiểu biết, tạm cho là có ý thức trách nhiệm, còn không thể từ bỏ vài quyền lợi nhỏ mọn mà mình đang có (và để có được những quyền lợi đó phải chấp nhận nhập nhèm, thiếu minh bạch trong công việc, tiếp tay cho bộ máy tham nhũng, và nhìn chung là chọn thái độ thỏa hiệp với mọi tệ nạn trong cuộc sống, chấp nhận mọi quyết định sai trái của chính quyền), thì hỏi làm sao mà các lãnh đạo hiện hành, nhờ sự đảm bảo của đảng độc tài nên được ngồi trên núi vàng, chi phối và hưởng lợi từ toàn bộ lợi ích khổng lồ của quốc gia, lại có thể từ bỏ vị trí của họ, từ bỏ đảng của họ được ?

Đó là một logic thống nhất từ trên xuống dưới hiện nay.
(Còn tiếp)
Paris, 3/9/2014
Nguyễn Thị Từ Huy
   (RFA)

Tô Văn Trường - Lời nguyền

Nếu như ca trù, dân ca quan họ, hát xoan, đờn ca tài tử Nam bộ, nhã nhạc cung đình Huế vv…của Việt Nam được quốc tế công nhận là di sản văn hóa phi vật thể  đại diện cho nhân loại thì trong tài nguyên, lời nguyền sâu cay nhất lại  là tài nguyên phi vật thể!

Không chỉ riêng lục địa châu Phi giầu tài nguyên khoáng sản nhưng vẫn đói nghèo, dịch bệnh, chiến tranh triền miên mà ngay cả Hà Lan là nước giầu khoáng sản, mặc dù là quốc gia phát triển nhưng đã phải trả bài học đắt giá vì đã không duy trì được vị trí đứng đầu thế giới về phát triển công nghệ điện tử, chỉ vì ỷ lại quá nhiều vào dầu ở biển Bắc (hiện thua xa Nhật Bản  và Hàn Quốc ). Cái gọi là "căn bệnh Hà Lan" ngày xưa cũng chính là "lời nguyền của tài nguyên khóang sản" ngày nay.

Theo sách giáo khoa từ thập niên 60 đã ngợi ca nước Việt Nam hình chữ S từ Mục Nam Quan đến mũi Cà Mau, “rừng vàng, biển bạc” nhưng thực tế đến nay, tài nguyên đã khai thác đến kiệt quệ nhưng vẫn còn là nước nghèo nàn, lạc hậu.

Công luận thời gian qua, xôn xao việc ngoài 6,9 tấn vàng bị bán tháo ra nước ngoài, hoạt động của hai công ty khai thác vàng ở Quảng Nam trốn tránh nghĩa vụ đóng thuế, ảnh hưởng không nhỏ đến tài nguyên rừng, gây ô nhiễm rất lớn đến môi trường và độc hại, đặc biệt liên quan đến việc sử dụng thủy ngân.

Nếu như trước khi đi vào hoạt động, người dân và chính quyền tỉnh Quảng Nam kỳ vọng vào hai công ty của Tập đoàn Besra bao nhiêu thì đổi lại giờ đây, họ lại thất vọng bấy nhiêu khi chứng kiến sự làm ăn thiếu minh bạch, bất chấp luật pháp của tập đoàn này. Số nợ được Cục Thuế tỉnh Quảng Nam ghi sổ đến ngày 31-12-2012 của Công ty Phước Sơn là 101,7 tỉ đồng, đến tháng 7-2014 là 231 tỉ đồng. Công ty Bồng Miêu cũng nợ thuế tương tự, tháng 3-2013, số nợ thuộc diện phải cưỡng chế là 19,2 tỉ đồng, tháng 6-2014 số nợ lên đến 48 tỉ đồng.

Vấn đề bất cập ở đây còn là trách nhiệm của Bộ Tài nguyên & Môi trường. Theo tôi biết trong giấy cấp phép cho công ty Phước Sơn khai thác vàng đề rõ 7 tấn nhưng thực tế tiềm năng đến 22 tấn vàng!?  Ai chịu trách nhiệm về “lỗ hổng” này? Cấp phép xong là buông lỏng  khâu kiểm tra, quản lý như ‘kiểu đười ươi giữ ống” , thử hỏi ngay ở địa phương có mấy người biết chuyên môn về môi trường mỏ để theo dõi quản lý các dự án khai thác vàng này? Công nghệ của công ty khai thác vàng, thuộc loại lạc hậu, chỉ “chính quy”  hơn chút đỉnh so với việc khai thác theo dạng “thổ phỉ”!

Lĩnh vực khai thác khoáng sản ở Việt Nam, còn có một số nhà địa chất, doanh nghiệp Việt Nam trước đây cũng đã định đầu tư vào lĩnh vực vàng  nhưng đều chết yểu!  Đừng quên:  "Đời cha ăn mặn, đời con khát nước" ( Tục ngữ VN ).  “Phá của rừng, rưng rưng nước mắt " ( Nguyễn Huy Thiệp - Muối của rừng ).
Việt Nam không thể dựa vào tài nguyên thiên nhiên để phát triển được vì tài nguyên khoáng sản của nước ta rất nhỏ bé, manh mún. Thậm chí không có khoáng sản nào có lợi thế để cạnh tranh có hiệu quả (nhập khẩu còn rẻ hơn khai thác), trừ than, dầu, khí, nước ngọt, cát, đá, sỏi và đất. Than, dầu khí thì sắp hết (30 năm nữa là đóng cửa bể than Quảng Ninh). Ngay cả đá vôi làm xi măng, trữ lượng khai thác được và có hiệu quả cũng chỉ có khoảng 2 tỷ tấn.

Cần phải yêu cầu ngay từ khâu thăm dò mỏ, phải đánh giá đầy đủ khoáng sản chính và khoáng sản đi kèm để khi khai thác giảm thiểu tổn thất tài nguyên. Ví dụ ngay trong việc khai thác mỏ đá xây dựng thì ngoài sản phẩm chính là đá xây dựng, người ta tận thu bột đá làm nguyên liệu sản xuất gạch blok vv…
Thế giới, không thiếu những nước tài nguyên khoáng sản nghèo nàn, nhưng đã trở thành nước rất giầu có, nhờ cái tâm con người cũng rất .. giầu. Có thể thấy như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan , Hồng Công vv…

Đến nay, chưa có một quốc gia nào phát triển vì nhờ giầu tài nguyên, các nước vua dầu lửa cũng vậy. Nga lạc hậu hơn với Mỹ cũng có lý do này. Ở nước ta, vào thế giới toàn cầu hoá ngày nay, phát triển dựa vào tài nguyên khoáng sản là tự sát mà phải tập trung vào phát triển tài nguyên con người.

Trong văn hóa có cả dòng văn hóa phi vật thể, do vậy, về tài nguyên cũng tất phải có cả tài nguyên phi vật thể! Đó cũng chính là phạm trù có lời nguyền  thiêng liêng nhất! Phàm giả, những gì còn có thể cân, đo, đong đếm được thì là những căn bệnh nan y nhưng chưa phải vô kế khả thi. Nhưng, khốn nỗi lâm bệnh mà sợ thuốc đắng (hoặc chỉ uống giả dược) thì là tự sát !

Với những loại tài nguyên vật thể thì có thể "thua keo này, bày keo khác",  còn loại tài nguyên phi vật thể mà ... thất thoát thì không thể tính bằng "keo" mà bằng  kiếp,  thậm chí nhiều kiếp người.

  Tô Văn Trường
(Bản gốc của tác giả)
 
(Người Lót Gạch)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét