Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

Gạc Ma-Để Lâu Cứt Trâu Hóa Bùn - Người Việt tập đi và tập thay đổi tư duy

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT - Trung Quốc tổ chức du lịch tới Hoàng Sa mang ‘mục đích chính trị’ (Diplomat/ SM).  – Thực chất hoạt động du lịch của Trung Quốc ở Hoàng Sa (TP). – Còn thực chất hoạt động của các tour viếng tượng lãnh tụ Tàu đã từng “dạy cho VN một bài học” này là cái gì? Nở rộ tour thăm viếng “Đài Tưởng niệm Đặng Tiểu Bình” (Thanh Tra).
H1- Trung Quốc dùng Biển Đông thử nghiệm trật tự thế giới mới (ĐSPL). “Trung Quốc đưa ra sáng kiến ​​thành lập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á để trước hết gia tăng ảnh hưởng về kinh tế, chứ không phải an ninh. Vấn đề mấu chốt nằm trong thời gian biểu. Nếu Trung Quốc vội vã thay đổi hiện trạng bằng vũ lực, điều này có thể dẫn đến chiến tranh và nguy cơ sụp đổ của đất nước”. – TQ muốn hoàn thành “bành trướng” trước khi có phán quyết vụ kiện (GDVN).
- VN lập lữ đoàn ‘bảo vệ Phú Quốc’ (BBC). Chuyện gì vậy? Đảo Phú Quốc đang bị đe dọa, không phải Gạc Ma hay các đảo ở Trường Sa hay Hoàng Sa? Hay là lập lữ đoàn để bảo vệ “Đặc khu Hành chính Kinh tế Phú Quốc” của thái tử đảng Nguyễn Thanh Nghị, Phó bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang? Khó hiểu quá!
- XÁC LẬP CHỦ QUYỀN VỀ BIỂN ĐẢO CỦA TRIỀU NGUYỄN QUA CHÂU BẢN (Ngô Minh).
- Ấn Độ có thể bán phi đạn chống hạm cho Việt Nam (VOA). – Đài Loan muốn đóng góp tích cực hơn trong các thảo luận về biển Đông (RFA). – Kéo giàn khoan ra Hoa Đông: TQ đang giương đông kích tây   (ĐV).
- Lê Trung Tĩnh: Không có lý do trì hoãn việc kiện Trung Quốc (BVN). “Đó có thể là sự lệ thuộc sâu nặng Trung Quốc về ý thức hệ, chính trị, cách điều hành xã hội và kinh tế đến độ những người đứng đầu Việt Nam không đủ can đảm đưa ra quyết định kiện Trung Quốc. Đó có thể là sự lo lắng nếu quyết định kiện, Trung Quốc có thể tiết lộ những điều không hay của lãnh đạo Việt Nam trong quá khứ hay hiện tại.  Khi lãnh đạo Việt Nam không có những giải trình và hoạch định chiến lược rõ ràng về mối quan hệ của Việt Nam đối với Trung Quốc, cũng như đối với quốc tế, thì những suy nghĩ trên là khó tránh khỏi“.
- Nguyễn Khắc Mai: Gạc Ma-Để Lâu Cứt Trâu Hóa Bùn (Quê Choa). “Nhưng 700 tờ báo của đảng của mặt trận, đoàn thể…dùng thuế của dân để hoạt động thì im hơi lặng tiếng. Không thông tin thực trạng cho Nhân Dân biết ‘Tàu’ đang làm gì ở Gạc Ma mà chúng cướp của VN. Các tờ báo này phải bị lên án hai tội. Thứ nhất là tội làm ngơ nhằm phục vụ mưu đồ của kẻ xâm lược. Thứ hai, tội không làm tròn trách nhiệm đối với Dân với Nước!
- Các tờ báo trong nước nói về Gạc Ma trong thời gian qua đều là những bài dịch/ lược dịch từ báo nước ngoài, như bài này chẳng hạn: Trung Quốc mở rộng phi pháp đảo Gạc Ma (PNVN).
- TC Chận Đường VN Đi Với Mỹ (Việt Báo). “TC lùi một bước, rút giàn khoan trước hạn định một tháng, để cứu nguy đệ tử, phe thân TC trong Đảng CSVN và để chận đường VNCS đi với Mỹ… Và bước lùi đó cũng giúp cho chính TC. Phe Nhà Nước của VNCS sẽ dịu bớt, không hay khoan đưa TC ra toà trọng tài, toà án về luật biển của Liện Hiệp Quốc. Chính TT Dũng đã công khai tuyên bố VN đã từ lâu lập hồ sơ rồi, nhưng chờ ý kiến của Bộ Chánh trị”.
- Lê Diễn Đức: Trò chơi đu dây cơ hội (Blog RFA). “Sự bất đồng quan điểm về quan hệ với Trung Quốc trong nội bộ ĐCSVN, nhất là trong hàng ngũ sĩ quan quân đội và ý muốn “thoát Trung” của xã hội, không đủ thức tỉnh Hà Nội. Quyền lực và lợi ích kinh tế riêng quá lớn đã gắn chặt đa số lãnh đạo ĐCSVN với Bắc Kinh. Họ vẫn đu dây giữa Trung Quốc và Mỹ, nhưng đây là một trò chơi cơ hội và nguy hiểm, không bao giờ giải quyết được vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trước âm mưu thôn tính hoàn toàn biển Đông của Trung Quốc“.
- Các đơn vị biên phòng Trung Quốc chúc mừng Ngày Quốc khánh Việt Nam (Báo CB). – Facebooker Ngân An: “Nhưng theo phân tích của 1 số facebooker thì đây là ảnh chụp bên đất Tầu (nếu chụp bên ta thì sẽ ko có chữ Tầu) và theo thông lệ thì khách đi bắt tay chủ nhà. Do vậy, ngày quốc khánh mà ta phải sang chào nó, nhưng để che đi nỗi nhục thì đĩ bút lại viết là nó sang ta“.
H1- Trần Đĩnh: Lúc đầu tôi cũng rất mến ông Hồ’ (BBC). “Thực sự ra tất cả những việc đó nó nằm trong vòng bí mật của Đảng, nếu chúng ta tìm văn bản thì không có đâu, nhưng với những người ở trong giai đoạn đó mà ở gần với các vị ở đỉnh cao quyền lực, thì chắc chắn ông Trần Đĩnh là người có thể đưa ra được những thông tin khá xác thực để mọi người có thể tin cậy rằng đấy là những nguồn đáng tin“.
- Tết Trung Thu em đọc Đèn Cù (DLB). “ ‘Sự cố’ bác bịt râu giấu mặt để tận mắt chứng kiến cảnh đấu tố bà Năm chứng tỏ Hoàng Tùng đã ba sạo trong hồi ký của Hoàng Tùng khi viết về mười nỗi buồn của bác Hồ rằng, ‘bác không tán thành đấu Nguyễn Thị Năm, nhưng phải nghe Trung Quốc’. ‘Sự cố’ bác bịt râu giấu mặt này rất là phù hợp với vài báo ‘Địa chủ ác ghê‘ ký tên C.B sau này bị lật tẩy chính là bác Hồ“.
- Lần đầu tiên trưng bày về Cải cách ruộng đất (ND). “Nhiều hiện vật quý vốn là đồ dùng sinh hoạt, của cải của tầng lớp địa chủ trước cải cách ruộng đất, nhiều tư liệu liên quan đến chủ trương của Đảng, Chính phủ về cải cách ruộng đất được giới thiệu. Trưng bày này cũng có một nội dung nhỏ về Sửa chữa sai lầm và một số bài học kinh nghiệm qua công cuộc cải cách ruộng đất“.
- Mời xem lại bài viết về “bác”, triết gia Trần Đức Thảo và công hàm Phạm Văn Đồng: 45 năm giỗ Bác: Bác làm gì kệ Bác (ĐCV).  “Thảo xin chân thư ký mà mọi người còn phải xin ý kiến Bác. Huống hồ thông qua một văn bản quan trọng! Không thể nào có chuyện Bác không hay. Ngược lại, Bác đã toan tính, hoạch định kỹ lưỡng từng đường đi nước bước.  Nếu chính danh, tại sao Công hàm này lại được giấu kín. Miền Bắc trước đây, không một ai biết về nó. Không học sinh nào biết rằng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam. Trong khi con cá rô của Bác nuôi cũng được mô tả kỹ lưỡng đến từng người dân“.
- Ngày Độc Lập 2/9/1945… (Mai Tú Ân). – Hai sai lầm lớn nhất trong sự nghiệp của Chủ Tịch Hồ Chí Minh… “Sai lầm thứ nhất là sau khi mất đã để sự nghiệp vĩ đại của mình cho một lũ con cháu bất tài, ác độc tranh quyền đoạt vị tùm lum… Sai lầm thứ hai này còn nặng hơn sai lầm trước. Đó là khi thấy lũ con cháu mặt sắt đen sì của mình tự tung tự tác, phá tán sự nghiệp…mà ở trên trời cao cùng với cụ Mác, cụ Lê Nin, vậy mà Bác đã không về để vật chết mấy đứa con cháu trời đánh đó đi để dân ta được nhờ...”
- Thế nào là một Chính Phủ vì dân? (Minh Văn). “Chính phủ phải lấy lợi ích của nhân dân làm kim chỉ nam cho mọi hành động. Tất cả sức mạnh và trí tuệ của chính phủ đều phải hướng tới một mục tiêu: Lợi ích của nhân dân. Vì trong lợi ích của nhân dân có lợi ích của bản thân và gia đình họ, của quốc gia dân tộc. Thế giới ngày nay chỉ chấp nhận một mô hình chính phủ duy nhất, đó là: Chính phủ vì dân. Mọi hình thức chính phủ khác đều là sai trái và không có cơ sở pháp lý“.
H1<- Phong trào “Chúng Tôi Muốn Biết” tiếp tục lan tỏa sau 3 ngày khởi động (DLB). “Là một người dân trong nước Việt, tôi muốn biết cái quyền của tôi và 94 triệu người. Chúng tôi muốn biết hội nghị Thành Đô giữa nhà cầm quyền Việt Nam ký với Trung Quốc như thế nào, nhà cầm quyền Việt Nam nên công bố cho tất cả 94 triệu người dân không phải riêng mình tôi được biết”.
- Buổi Tọa Đàm về UPR (Kiểm điểm định kỳ toàn cầu) diễn ra tại số 38 Kỳ Đồng (DCCT).  Do Nhà cầm quyền Hà Nội sợ các XHDS gặp nhau, nên Côn an tạm giữ người trái pháp luật (DLB).   – CHUYỆN TÀO LAO XịT BỘP- Kỳ 2 (Huỳnh Ngọc Chênh). – Mời xem lại: CHUYỆN TÀO LAO XỊT BỘP -1
- Hà Huy Sơn: Tự do báo chí giúp nhận diện bản chất xã hội (BVN). “… độc quyền báo chí đã góp phần dung dưỡng cho kẻ phạm tội và biến kẻ bảo kê thành người có công trạng; nếu có tự do báo chí điều đó sẽ được phòng ngừa. Tự do báo chí là một nhu cầu khách quan, cần thiết để phản ảnh thực chất mọi mặt đời sống chính trị, xã hội của đất nước, hay tự do báo chí giúp nhận diện bản chất một xã hội“.
- Nhân vụ tranh luận ở Hội nhà báo độc lập (RFA). Phạm Chí Dũng: “Tôi chỉ nêu ra sự so sánh là nếu như Hội nhà báo Việt nam là ở nước ngoài, không phải ở Việt nam, thì vấn đề vừa rồi sẽ công khai, thậm chí công khai hoàn toàn. Và chúng tôi phải chịu áp lực trong suốt hai tháng vừa rồi đến từng hội viên, và áp lực đó chủ yếu gây ra từ phía chính quyền”. – Những sai sót không đáng có của báo chí đối lập (Blog RFA).
- Còn đây là chuyện của báo chí “không độc lập”: Thêm hai cơ quan báo chí bị phạt vì đăng tải “Bài văn của trẻ khiến giáo viên khó xử, phụ huynh ngã ngửa người” (TTXVN). Ngoài 3 tờ báo Đất Việt, Kiến Thức và Tiền Phong mới bị xử phạt tổng cộng 180 triệu,  thêm 3 tờ báo vừa bị xử phạt vì bài văn nói trên là báo Đời sống và Pháp luật và Tạp chí Đông Nam Á. Mời xem lại: Thông tin sai sự thật, 3 báo bị xử phạt 180 triệu đồng (ĐSPL).
- Chuyện Ban Chấp Hành Hội (Việt Báo). “Tác giả thuộc lớp tuổi 80, phu nhân của vị thẩm phán tòa sơ thẩm Sàigon, nguyên chánh án tòa án thiếu nhi Sàigon, nguyên tù sút xiềng trại tù Thanh Phong, tỉnh Thanh Hóa, từng dự phần thành lập Hội Tù Nhân Chính Trị ở OC, kể lại thời đầu lập hội“.
- Vũ Duy Phú: Lại bàn về cái Gốc (Phần IV): Sức mạnh thật sự của Loài người nằm ở đâu? (BVN). “Giải pháp cách mạng văn minh nhất, lấy lại được sức mạnh to lớn nhất của VN hiện nay là quay trở về với thể chế của VN sau cách mạng tháng Tám 1946 của Hồ Chí Minh: Dân chủ bàn bạc, quyết liệt lập lại kỷ cương đạo đức trật tự xã hội, tôn trọng Nhân dân và pháp luật, Bộ Chính trị và Thường vụ Quốc hội tuyệt đối không được đóng cửa quyết định một mình những vấn đề hệ trọng của Đất nước“.
- Kết quả phiên tòa ghép tội 12 dân lành ở Trịnh Nguyễn, Từ Sơn, Bắc Ninh (Tễu). – “GIỜ PHẢI HÀNH ĐỘNG TỰ CỨU” (TNM).
H1- Quy trình Xét xử công minh- Ân xá Quốc Tế (Bài 7) (VNTB).
- Trần Xuân Bách: Chủ nghĩa xã hội thật sự là gì? (Talawas/ Quê Choa). “Chủ nghĩa xã hội” là “Chớ Nói Xạo Hoài“, “Còn Nói Xạo Hả?” thì kéo “Cả Nước Xuống Hố!” =>

- Phùng Hoài Ngọc: Những lá thư bị ép buộc vào Đảng (VNTB). “Hiệu trưởng trường chúng em nói, từ đây trở về sau nếu những ai không chịu vào Đảng thì sẽ bị thuyên chuyển công tác sang chỗ khác, hoặc là bị tinh giảm biên chế không còn dạy nữa. Em cảm thấy lo lắm! Không biết có qui định ấy không?  Hiện tại Hiệu trưởng đang yêu cầu chúng em phải viết tờ tường trình nêu lên lí do mà hiện nay chưa thể vào Đảng, và hứa sẽ vào Đảng trong vài năm nữa thì Hiệu trưởng sẽ điều chỉnh lại cách xếp loại đánh giá chuẩn nghề nghiệp lại là Khá“.
- Đặng Khánh Cường: Tôi muốn tin đảng lắm, nhưng không biết đặt niềm tin vào đâu (FB Sông Quê). – “Lo học cho giỏi rồi cút khỏi đất nước thối nát này đi con ạ” (FB Nguyễn Quang Thạch).
- LS Hà Huy Sơn: Hãy áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội thay vì duy nhất dựa vào lời khai để kết tội (BVN). “Nếu quyết định đình chỉ, hủy bỏ quyết định tố tụng do không có hành vi phạm tội thì những cá nhân, cơ quan tiến hành tố tụng phải có trách nhiệm bồi thường. Chính vì lý do đó mà khi đã ra quyết định khởi tố bị can là các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ bằng mọi biện pháp để buộc tội bị can, bị cáo; trường hợp tuyên vô tội là rất hiếm. Điều này là loại trừ nguyên tắc khách quan, nhân đạo của pháp luật TTHS là ‘thà bỏ sót còn hơn là kết án oan'; nguyên tắc suy đoán vô tội đã không được áp dụng trong thực tế tố tụng“.
- Viết tiếp bài “Lại chuyện lạ ở Lâm Đồng: Khi con “quan” là… con nghiện?” (Tiếp theo kì trước) (NCT). Mời xem lại: Lại “chuyện lạ ở Lâm Đồng”: Khi con “quan” là… con nghiện? (NCT). Báo Lâm Đồng phản bác: “Góc tối” của đạo đức người làm báo qua bài viết: Lại “chuyện lạ ở Lâm Đồng”: Khi con “quan” là… con nghiện? (Báo LĐ).
- Kỷ luật Phó công an tắm cùng vợ người khác (VNN). Coi chừng tay Phó công an sắp được thăng chức, chuyện thường xảy ra ở VN.
H1- Hà Nội: Cả phố náo loạn vì một ông tướng quân đội lo sợ bị ám sát (DLB).
- Tổ trưởng tổ an ninh đánh dân tím mặt, gây thương (GDVN). “Do tranh chấp tài sản trên đất, tổ trưởng tổ an ninh thôn Nghĩa Hương đã dùng vũ lực, đánh trọng thương một người dân“.
- Không phải lót tay, phí chứng nhận, nữ phó phòng nhận tiền gì? (ĐSPL).
- Lãnh đạo huyện Mê Linh bao che cho sai phạm, coi thường cả cấp trên? (GDVN).
- GPMB Quốc lộ 8A qua huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh: Bồi thường theo kiểu áp đặt, người dân bức xúc, bất bình (Tiếp theo kì trước) (NCT).
- Hà Tĩnh chấp thuận cho Formosa tuyển gần 3.000 lao động nước ngoài (HQ).
- Phường Trúc Bạch kết luận vụ tranh chấp tại công trình gây sụt lún nhà dân (DT).
- Tỉnh Đồng Tháp: Vụ việc rõ ràng, chỉ “sửa sai trên giấy”? (NCT).
- Chủ tịch Bình Dương xây biệt thự ‘khủng’ nhờ… trồng cây cao su? (DLB). Mời xem lại: Bình Dương thông tin nguồn gốc tài sản “khủng” của Chủ tịch tỉnh (DT).
H1- “80% người dân hài lòng dịch vụ công” là mục tiêu của năm… 2020 (DT). Chỉ là con số thôi, muốn có con số 99% người dân hài lòng trong năm nay cũng có mà. Mời xem lại: 80% số người dân hài lòng dịch vụ hành chính công: Thật hay đùa? (DT). =>
- Nguyễn Ngọc Lanh: Ghê gớm thay: Chuyện “mặt trái” thị trường (BVN).
- Vì sao không làm rõ được nguyên nhân chết của chị Huyền? (VNN). – Chưa xác định được chị Huyền bị chết trước hay sau khi vứt xác xuống sông (TN).
- Công Ty Nhà Nước – Mục Tiêu Chống Tham Nhũng Tiếp Theo (Video) (ĐKN). – Vương Kỳ Sơn: Bánh trung thu cũng tiềm ẩn nguy cơ tham nhũng (GDVN).
- Sinh viên Hồng Kông thông báo chiến dịch bãi khóa đòi dân chủ (RFI). – Sinh viên Hong Kong kêu gọi bãi khóa (BBC).
- Viễn thông Trung Quốc bị dân kiện về tội chặn Google (RFI).
- Một nhà cung cấp thiết bị cho Apple tại Trung Quốc không tuân thủ chuẩn mực an toàn (RFI).
- Bắc Triều Tiên khởi động lại lò phản ứng hạt nhân? (RFI). – Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc bị gởi thư dọa giết (RFI).  – Quốc hội Triều Tiên sẽ củng cố nỗ lực “thoát Trung”? (ĐV).

- “Trung Quốc xây căn cứ phi pháp ở Chữ Thập uy hiếp trực tiếp Cam Ranh” (GDVN). “Đá Chữ Thập còn có giá trị gấp nhiều lần Vành Khăn ở chỗ nó cách cảng Cam Ranh của Việt Nam chỉ khoảng 600, 700 km và rất phù hợp cho việc xây dựng căn cứ quân sự. Vì vậy Bắc Kinh tất sẽ phải bất chấp mọi giá để biến bãi đá này thành 1 đảo nhân tạo lớn và xây dựng 1 căn cứ quân sự tổng hợp và sẽ trực tiếp uy hiếp cảng Cam Ranh của Việt Nam?!
- Đừng bỏ dở cuộc vận động thoát Trung (RFA). “Việt Nam dù chịu ảnh hưởng ít nhiều từ Trung Quốc nhưng vẫn phải có tư duy độc lập. Có một số ý kiến cho rằng, nếu Việt Nam trở thành một quốc gia giàu mạnh dân chủ văn minh thì sẽ không còn phải đặt vấn đề thoát Trung nữa. Đông đảo người dân Việt Nam từng góp ý trên báo chí do nhà nước quản lý: ‘Đừng bàn ‘thoát Trung’ nữa mà hãy hành động’.”
- Việt Nam giúp Campuchia xây Sở chỉ huy quân chủng Phòng không (ĐV). “Theo thỏa thuận hợp tác giữa hai bên, trong năm 2014, Bộ Quốc phòng Việt Nam dành cho Quân đội Hoàng gia Campuchia khoản viện trợ 21,6 triệu USD cho các lĩnh vực như hỗ trợ trang thiết bị, huấn luyện-đào tạo, chăm sóc y tế… Trong đó có hơn 2 triệu USD dành cho các dự án xây dựng cơ bản của Quân đội Hoàng gia Campuchia“. Tiền ở đâu mà viện trợ cho Campuchia nhiều vậy? Tiền vay của Tàu đi viện trợ cho Campuchia? Hay là tiền đào tài nguyên lên bán?
- Song Chi: Quyền được biết (NV). “Một xã hội mà tin đồn luôn luôn nhanh nhạy, phong phú hơn, mạnh hơn tin chính thức, chứng tỏ xã hội đó không có sự công khai, minh bạch đồng thời cũng chứng tỏ sự bất lực của nhà cầm quyền.  Những thông tin chưa được xác thực sẽ tàn phá lòng tin còn sót lại, nếu có, của người dân đối với nhà cầm quyền nhanh hơn bao giờ hết“.
- Người Việt tập đi và tập thay đổi tư duy (TVN). “… người Việt không chỉ cần tập cách đi khi tham gia giao thông. Mà quan trọng nhất, người Việt cần tập cách đi trên hành trình tiến tới những giá trị văn minh, khoa học, văn hóa mang tính phổ quát của nhân loại. Con đường này xa hay gần, phụ thuộc vào cách thay đổi tư duy của nước Việt.  Một con người đã cần phải cố gắng. Một đất nước muốn thực sự vì dân càng cần phải nỗ lực đến thế nào?
- PTT Nguyễn Xuân Phúc: “Thủ tục mất 180 ngày thì còn làm ăn gì nữa” (TBKTSG). Người dân và các doanh nghiệp vẫn làm và vẫn sống như thế mấy chục năm nay, bây giờ phó thủ tướng mới biết?
- TPHCM dời bến xe miền Đông để xây TTTM và khách sạn (TBKTSG). Tương lai, người dân VN sẽ không đi xe đò nữa mà đi xe cao tốc, sẽ ở khách sạn và đi đánh gôn…
KINH TẾ
- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 5-9-2014 (VietFin).
- Vào chợ mỗi ngày TTCK 5-9-2014 (VietFin). – Chứng khoán chiều 5/9: VIC bị xả ròng lớn chưa từng thấy (VnEconomy).
- Nhiều Góc Nhìn Về Nợ Xấu (ĐV/ Alan Phan).
- Giảm lãi suất chỉ góp phần làm đòn bẩy (TQ).
- Tăng trưởng tín dụng – Bài toán với các ngân hàng (StockBiz).
- Rủi ro vay vốn ngân hàng qua dịch vụ (TN).
- Nhà đầu tư ngoại “gửi vàng”, ASEAN tăng sức đối trọng TQ? (ĐV).
- Cao tốc Nội Bài-Lào Cai: Phí cao nhất 1,2 triệu/lượt (ĐSPL).
H1<- Tác giả “Đường bay vàng” nghi ngờ Cục Hàng không “nắn” đường bay (GDVN).  – Tác giả đường bay vàng “phản pháo”: “Tôi đã biết tỏng kịch bản!” (ĐSPL). – Đề nghị JICA kiểm định lại kết quả bay thử nghiệm “đường bay vàng” (NLĐ).   – “Đường bay vàng”: Hòa vốn cũng bay (NLĐ).
- “Bó tay” trước lời mời của Samsung: Vì quen… làm thuê!? (ĐV).
- Thoát Trung về kinh tế ngày càng xa vời (RFA). Nhà giáo Đỗ Việt Khoa: “Ngoài việc gia công làm thuê, phát triển nông sản thì ngành công nghiệp của Việt Nam đến giờ là con số không. Công nghiệp chế tạo cơ bản là không làm được gì cả… Chúng tôi không phải là con vật chỉ cần ăn no, chúng tôi là con người đòi hỏi đất nước phải khác, phải phát triển nhanh hơn nữa. Chúng tôi có nhu cầu được chứng kiến đất nước vững mạnh về mặt kinh tế, về công nghiệp và đặc biệt mong muốn xã hội dân chủ văn minh“.
- Việt Nam vẫn nhập cây tăm, sợi chỉ từ Trung Quốc (ĐV). “Những mặt hàng trong nước sản xuất được như cây tăm, sợi chỉ, cục xí muội… Việt Nam đã nhập từ Trung Quốc nhiều năm nay, số lượng ngày càng tăng“.
- Sản phẩm TQ bị tẩy chay trong mùa mua sắm trước Tết Trung Thu (VOA).
- Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài FDI Vào Trung Quốc Giảm Xuống Mức Thấp Nhất Trong Hai Năm (ĐKN).
- CALIFORNIA, VÙNG ĐẤT CỦA THIÊN PHÚ VÀ NHÂN TẠO (Hồ Hải). “Chúng ta vẫn cứ tự hào rằng chúng ta là nước xuất khẩu gạo số 1, số 2 thế giới, nhưng với 70% dân phải còng lưng ra làm hạt lúa rẻ mạc. Trong khi đó, chỉ 2% dân California làm nông nghiệp họ là những đại gia thực sự, chứ không phải là nông dân không có cơm ăn, và bị ép giá đến bỏ ruộng cày như chúng ta. Đây là bài toán, không chỉ là khoa học ở các trường đại học, mà còn là chính sách của nhà nước, và là bài học nhân cách của các tay cò nông nghiệp núp bóng tập đoàn nhà nước độc quyền ăn chia như Vinafood, và đảng cầm quyền độc tài ăn chia ở Việt Nam!
- Nhật Bản: Cải cách kinh tế, Shinzo Abe nuốt lời hứa (RFI).
14h:
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Nhà văn ĐỖ QUYÊN : Thơ Tân hình thức : Kể sao hết được – KỲ 5 (Nhật Tuấn).
- Tư liệu văn học cũ: Năm 1955.Trần Dần đọc tham luận phê bình tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu (GNLT).
NỖI BUỒN THÁNG BẢY – thơ Đặng Phú Phong (Đào Hiếu).
- THU VÀNG XỨ HUẾ – tùy bút của Trần Đức Anh Sơn (Tễu).
- NĂM CUỘC ĐIỆN THOẠI (Da Màu).
- Văn học Chăm nhìn lại con đường phát triển (Văn Việt).
- THƠ THẨN CÙNG THẦN THƠ HOÀNG QUANG THUẬN (Lê Khả Sỹ). “Giáo sư không phải cũng vơ quàng/ Tiến sĩ  – từng mua nửa chỉ vàng/ Hội viên – chắc hẳn cầu ông Thỉnh/ Mơ giải Nô-ben, chao bẽ bàng!/  Phen này Hữu Thỉnh với Kỳ Anh/ Hữu Ước, Hữu Sơn cùng Thị Thanh…/ Há miệng mắc xương thành lố bịch/ Lấy gì mong gột sạch ô danh?
H1- Mua sách “CÓ 500 NĂM NHƯ THẾ” ở nước ngoài qua Amazon (Hồ Trung Tú).
- Bí mật tiên tri: Lời sấm truyền kỳ lạ về dòng họ làm quan (GĐVN). =>
- Kỹ thuật hát ca trù ‘không dễ’ (BBC).
- Thế Châu – Thầy giáo mắc nợ cải lương (NLĐ).
- Minh chứng mới nhất rằng nghệ thuật trình diễn thối như cứt: Một phụ nữ đẻ từ âm đạo của mình ra những quả trứng chứa đầy sơn (Nguyễn Đình Đăng).
- Thư giãn cuối tuần: TRIẾT HỌC VÀ ĐÁM CƯỚI, XÓM ĐỤ VÀ CẦU XẺO BƯỚM (Tễu).
- Nhà sản xuất phim “Căn hộ 69” bị phạt 10 triệu đồng (DT).
- CHỢ HÀN CHƠI CHỢ CỒN (Huỳnh Ngọc Chênh).
- Nghề ốp đồng ở miền Bắc (RFA).
- Nghệ sĩ Fayçal Salhi đến Việt Nam biểu diễn (RFI).
- Chiêm tinh về đường con cái (Nguyễn Tiến Dũng).
14h:
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- “Lợi nhuận và phi lợi nhuận trong giáo dục” (Đa Diện).  – Các chuyên gia thảo luận về vai trò của các trường đại học tư thục
- Hãy để học sinh tự gióng lên tiếng trống ngày khai trường! (DT).
- “HỒN NHIÊN CHỮ – NGHĨA” CỦA TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (TNM).
- Giáo sư Ngô Bảo Châu dự khai giảng tại trường Vinschool (TN).
- Lời nhắn gửi của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trong ngày khai trường (CP).
H1<= Photo: Diên Vỹ. – Bị cha mẹ ngăn cản, trò dự khai giảng ít hơn thầy (TT).
- Video: Mừng năm học mới (Long Hoang). Kiểu này văn minh như Tây hay Mỹ cũng phải chào thua! Không cách nào chạy theo kịp xứ ta. – Thầy hiệu trưởng trải lòng sau màn nhảy hip hop làm sốt cư dân mạng (GTVT).
- Hàng chục học sinh đối diện nguy cơ thất học (VNN).
- Chàng tân sinh viên đã hoàn thành chuyến đạp xe xuyên Việt! (DT).
- Tiến sĩ làm kính dẫn đường cho người khiếm thị (Đào Hiếu).
- Lược sử của Big Data (TCPT).
14h:
- Những hình ảnh khai giảng ấn tượng (VNN). – Đu dây, giữ trinh và nỗi buồn giáo dục (Baron Trịnh). “Ở một nơi, rất xa. Nơi không có cờ quạt, băng rôn, biểu ngữ; Nơi không có những lẵng hoa; Nơi không có đồng phục cho học sinh; Nơi không có lễ đài, sân khấu, âm thanh; Nơi không có lãnh đạo cao cấp của đảng và nhà nước đến dự lễ khai giảng và đánh trống khai trường; Nơi thậm chí không có cả những chiếc ghế nhựa cho các em nhỏ ngồi trên nền đất ẩm ướt;… Ở nơi đó, vẫn có một lễ khai giảng“.
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Sau khi ăn mì Quảng thịt gà, 1 người chết (TN). – Ăn mì gà, 11 người ngộ độc, một người chết (TT).
- Sốc: “Người rừng” giữa đất cố đô Huế đã chết (ĐSPL).
- Cứu nhiều trẻ khỏi “lưỡi hái thần chết” nhờ ghép tạng (MTG).
- Phát hiện cơ sở bán chuối ngâm hóa chất lạ suốt 10 năm (CP).
- Hạnh phúc xót xa của người chồng bị suy thận (DT).
H1- Ai cho Hào Anh… lương thiện? (THĐP).  – Chuyện cậu bé Hào Anh năm nào – Cần câu và con cá (THĐP).  – Hào Anh: ‘Đừng kéo bạn gái con vào cuộc’ (TN). =>
- Cụ bà bán xăng lề đường tốt bụng hiếm thấy ở Sài Gòn (MTG).
- Có hay không vụ hàng chục học sinh bị đâm kim tiêm, nhiễm HIV? (MTG).
- Người bị trói trên máy bay của Vietjet Air là bệnh nhân tâm thần (ĐSPL).
- Cảnh giác với “bẫy lừa” việc làm (DT).
- Nghe lái trâu đất Cảng kể chuyện “độ” chọi trâu Đồ Sơn (ĐSPL).
- Xôn xao trứng vịt có màu bất thường (NLĐ).
- WHO: ‘Số vụ quyên sinh phái Nam cao gấp 3 lần phái nữ ở VN’ (VOA).
- Kỳ lạ dịch vụ “xin lỗi thay” tại Nhật Bản (DT).
14h:
QUỐC TẾ
- Đạt thỏa thuận ngừng bắn Ukraine (BBC). – Ukraina: Kiev và phe ly khai đạt thỏa thuận ngừng bắn (RFI).  – NATO hứa gia tăng hỗ trợ cho Ukraine (VOA). – NATO lập « lực lượng phản ứng cực nhanh » tại Đông Âu (RFI). – Phe nổi dậy Ukraine cưỡng bức lao động thường dân (VOA). – Điện, nước, thực phẩm: Crimée còn rất phụ thuộc vào Ukraina (RFI). – Khủng hoảng Ukraina khiến Nga xích lại gần Trung Quốc về năng lượng (RFI).
- Mỹ, các đồng minh NATO chuẩn bị biện pháp chế tài mới đối với Nga (VOA). – Thượng nghị sĩ McCain hối thúc chế tài ‘nghiêm khắc’ Nga (VOA).  – Trò chơi cấm vận Nga – EU: Ăn táo, nuốt tầu và uống dầu (Hiệu Minh). – Mỹ-NATO! Hãy quên Ukraine đi! (ĐV).
H1 <- IS tẩy não trẻ em, biến chúng thành phần tử Hồi giáo cực đoan (TN).  – Chống Nhà nước Hồi giáo, Mỹ muốn lập liên minh lớn bên ngoài NATO (RFI). – Obama và ISIS: Ðánh cũng khó, không đánh cũng chẳng dễ (NV). – Kinh Tài Của Khủng Bố – Tiềm năng của lực lượng IS trong thế giới Hồi giáo (Dainamax).  – Iraq bắt được người Trung Quốc chiến đấu cho tổ chức khủng bố IS (MTG).
- Giữa Nga và Trung Quốc, Mông Cổ chọn Washington (RFI). “Trong tinh thần giữ gìn độc lập, Oulan-Bator theo đuổi chính sách “ con đường thứ ba”: vừa duy trì hòa khí với Nga và Trung Quốc, vừa mở rộng quan hệ mật thiết với các nước Á châu khác đặt biệt là Nhật Bản mặc dù nhiều quan sát viên cho rằng Hoa Kỳ thực sự đã trở thành “láng giềng thứ ba” của Mông Cổ“.
- Ấn Độ đặt nhiều bang trong tình trạng báo động sau đe dọa của Al Qaida (RFI).
- Ấn Độ và Úc ký kết thỏa thuận hạt nhân dân sự (RFI).
- Ngân hàng và quốc phòng Nga nhìn sang Châu Á (RFI).
- Cựu thống đốc tiểu bang Virginia và vợ bị kết tội tham nhũng (VOA).
14h:
* RFA: + Sáng 05-09-2014; + Tối 05-09-2014

* RFI: 05-09-2014

* Video RFA: + Bản tin video sáng 05-09-2014; + Bản tin video tối 05-09-2014

2933. Không có lý do trì hoãn việc kiện Trung Quốc

Lê Trung Tĩnh – Quỹ Nghiên cứu Biển Đông
05-09-2014
Sau khi Trung Quốc đưa giàn khoa HD981 vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, báo chí trong nước và quốc tế đã đề cập nhiều đến việc Việt Nam sẽ sử dụng biện pháp pháp lý. Song song đó, ít nhất đã có hai yêu cầu chính thức từ người dân Việt Nam yêu cầu nhà nước Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa.
Đó là tuyên bố (1561 chữ ký) trên Bauxite lên án Trung Quốc và yêu cầu nhà nước Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa.
Đó là lá thư yêu cầu lãnh đạo Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa ngày 26/5/2014. Thư đã gửi đến văn phòng của ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Sinh Hùng, và ông Trương Tấn Sang cùng danh sách 3711 chữ ký. Đến hôm nay số chữ ký vẫn tăng lên và đang là 4435.
Tuy nhiên hơn một tháng sau ngày Trung Quốc rút giàn khoan, việc kiện Trung Quốc không còn được nhắc đến trong báo chí trong nước. Các hoạt động ngoại giao của Việt Nam gần đây, đặc biệt là chuyến thăm Trung Quốc của ông Lê Hồng Anh với mục tiêu “thúc đẩy mối quan hệ giữa hai đảng” càng cho thấy khả năng Việt Nam kiện Trung Quốc thấp dần.
Có nhiều cách giải thích cho lựa chọn này của các lãnh đạo Việt Nam. Đó có thể là sự lệ thuộc sâu nặng Trung Quốc về ý thức hệ, chính trị, cách điều hành xã hội và kinh tế đến độ những người đứng đầu Việt Nam không đủ can đảm đưa ra quyết định kiện Trung Quốc. Đó có thể là sự lo lắng nếu quyết định kiện, Trung Quốc có thể tiết lộ những điều không hay của lãnh đạo Việt Nam trong quá khứ hay hiện tại.
Khi lãnh đạo Việt Nam không có những giải trình và hoạch định chiến lược rõ ràng về mối quan hệ của Việt Nam đối với Trung Quốc, cũng như đối với quốc tế, thì những suy nghĩ trên là khó tránh khỏi.
Nhà nước Việt Nam hoàn toàn có thể có những chiến thuật quan hệ khác nhau và không nhất thiết phải thông báo cho người dân. Tuy nhiên các chiến thuật trên phải mạch lạc và nằm trong một chiến lược rõ ràng, định vị mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, giữa Việt Nam và thế giới. Đó là điều mà người dân Việt Nam không thấy. Nhất là sau khi Trung Quốc đã có hành động xâm phạm vùng biển của Việt Nam.
Để biện minh cho việc trì hoãn kiện Trung Quốc, có thể những lãnh đạo Việt Nam cho rằng 1) kết cục của sự kiện giàn khoan HD981 là một thắng lợi của Việt Nam; 2) kiện nên là vũ khí để sử dụng sau cùng, và khi chưa dùng thì nó có tác dụng răn đe; 3) trong tình hình hiện nay Việt Nam nên tập trung phát triển thực lực và chưa nên kiện.
Đó là những suy nghĩ, nhận định sai lầm và không đầy đủ.
1. Kết cục của vụ giàn khoan HD981 hoàn toàn không phải là một thắng lợi cho Việt Nam
Sau hai tháng rưỡi, HD981 hoàn toàn đã có thể thực hiện xong nhiệm vụ khoan thăm dò, tức Trung Quốc đã thực hiện quyền chủ quyền của họ trên một vùng đặc quyền kinh tế của Viêt Nam. Và nếu họ có thực sự không khoan được gì đi nữa (điều đó thì không ai biết được), Trung Quốc cũng đã, đang và sẽ tuyên bố là giàn khoan đã hoàn thành nhiệm vụ thực thi quyền chủ quyền của Trung Quốc. Đó sẽ là một tiền lệ cho những xâm phạm sau nếu Việt Nam không ý thức sâu sắc đó là một sư xâm phạm và yêu cầu công lý.
Một cách so sánh đơn giản: kẻ cướp đã vào nhà, với tàu hộ tống, vũ trang bằng vòi rồng, và máy bay chiến đấu, đã làm những điều cần làm và đi ra trước thời gian hoạch định. Có lẽ do người nhà và hàng xóm hô hoán lên (như những người lạc quan suy nghĩ), nhưng có lẽ cũng chỉ vì kẻ cướp muốn đi ra. Dầu gì thì kẻ cướp cũng đã đủ thời gian để làm việc chúng cần làm.
Hơn nữa, kẻ cướp thậm chí không cần che giấu những hành vi vi phạm công pháp quốc tế, mà còn tuyên bố rõ ràng, và sử dụng như tiền lệ để làm tiếp các lần sau. Sự tăng tiến các hành vi Trung Quốc vi phạm chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam trong quá khứ đã chứng tỏ rõ điều này.
Kẻ cướp ra khỏi nhà thì vẫn tốt hơn là không. Nhưng hài lòng với việc đó mà không ý thức sâu sắc rằng đó là một sư xâm phạm nghiêm trọng và tìm kiếm những phản ứng pháp lý thích hợp vừa là sự tự ru ngủ, vừa là sự đồng lõa.
2. Kiện không nên là vũ khí để dành dùng sau
Có thể lãnh đạo Việt Nam nghĩ rằng kiện là “vũ khí” chỉ dùng khi hết cách nào khác, và khi chưa dùng thì nó còn có tác dụng răn đe. Nếu họ suy nghĩ như vậy thì đó cũng là một sai lầm.
Thứ nhất, việc Việt Nam để dành việc kiện lại như một cách răn đe chỉ có ý nghĩa nếu việc đó làm Trung Quốc chùn bước trong tương lai. Thực tế hoàn toàn không phải vậy, vì Trung Quốc chắc chắn sẽ không chùn bước trong việc thực hiện tham vòng chữ U của họ, trong việc xâm chiếm thêm trên các quần đảo và vùng biển trên Biển Đông. Đó là tham vọng từ hơn 60 năm của họ, đã được ghi vào sách, viết thành luật, và gần đây trên hộ chiếu của từng công dân.
Như vậy việc để dành đó hoàn toàn không có ý nghĩa răn đe trước một đối thủ như Trung Quốc. Ngược lại Trung Quốc sẽ tận dụng thời gian đó để tiến xa hơn, bằng cách này hay cách khác: từ bàn hội nghị đến trên thực địa.Trong khi đó kiện những vi phạm trong quá khứ tăng khả năng ngăn ngừa những vi phạm đã được hoạch định cho tương lai.
Thứ nhì, việc chần chừ trong việc dùng biện pháp pháp lý sẽ gây nhiều bất lợi ngoại giao cho Việt Nam. Kiện Trung Quốc ngay từ bây giờ sẽ thu hút sự chú ý ngoại giao của quốc tế, và sẽ cho thấy sự tích cực của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền chủ quyền của mình bằng giải pháp pháp lý. Một năm sau, tình hình thế giới, quan hệ chính trị, ngoại giao sẽ khác, và câu chuyện giàn khoan HD981 sẽ chìm vào quên lãng, không còn là đề tài nghị sự của thế giới. Khi đó có thể Việt Nam và thế giới lại phải đối phó với một loạt hành vi xâm phạm mới của Trung Quốc. Đó rõ ràng là điều không ai muốn.
Thứ ba, kiện không phải là biện pháp độc hại, nguy hiểm, không phải là một “vũ khí nguyên tử” để phải tránh sử dụng đến cùng. Biện pháp pháp lý không tàn phá, không gây chết người, không đi ngược lại hòa bình thế giới, không bị lên án. Kiện ra tòa án quốc tế là biện pháp giải quyết tranh chấp lành mạnh, tiến bộ, được thế giới đề cao và khuyến khích. Nhiều lãnh đạo các nước, học giả, tổ chức dân sự, người dân đã lên tiếng ủng hộ và kêu gọi Việt Nam sử dụng giải pháp này. Nước duy nhất không tán thành, đó là Trung Quốc.
3. Kiện sẽ góp phần thúc đẩy việc chuẩn bị thực lực cho Việt Nam
Có thể những người hoạch định chính sách Việt Nam cho rằng Việt Nam nên tập trung phát triển thực lực và chưa nên kiện. Đó là một cách đẩy công việc về tương lai và trốn tránh trách nhiệm đối với đất nước.
Trước tiên việc chuẩn bị thực lực tốt về kinh tế, chính trị, quốc phòng là trách nhiệm của lãnh đạo đất nước trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Nếu để đất nước rơi vào một tình thế yếu kém và bị nước ngoài xâm phạm thì đó là lỗi của lãnh đạo Việt Nam. Một nhà nước không thể dùng điều đó để biện minh cho việc không/chưa thực hiện một nhiệm vụ và quyền lợi cơ bản của dân tộc, của quốc gia mà họ đại diện: yêu cầu công lý thông qua các định chế quốc tế khi chủ quyền quốc gia bị xâm phạm. Không làm được điều cơ bản đó, nhà nước Việt Nam hiện tại không còn đại diện cho quốc gia và dân tộc Việt Nam.
Có người nói kiện sẽ làm xấu quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc và ảnh hưởng đến sự chuẩn bị thực lực kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên nếu quan sát kỹ sẽ thấy mối quan hệ này đã rất xấu và Việt Nam đang chịu vô cùng bất lợi: nhập siêu từ Trung Quốc, nhân công Trung Quốc tràn lan, Trung Quốc thắng thầu hầu hết và làm rất kém các công trình xây dựng cơ bản, năng lượng, công nghiệp… Kiện Trung Quốc, Việt Nam sẽ gặp khó khăn về kinh tế, nhưng đó cũng là cơ hội để Việt Nam tìm kiếm giải pháp nghiêm túc để thật sự thoát ra khỏi ảnh hưởng kinh tế từ Trung Quốc và xây dựng thực lực kinh tế cho chính mình về lâu dài.
Nếu tiếp tục như hiện nay, tình hình hoàn toàn không có triển vọng sáng sủa hơn: hai nước đã ký kết đẩy kim ngạch ngoại thương lên 60 tỷ USD trong năm 2015 với phần nhập siêu càng lớn cho Việt Nam, hàng nghìn công nhân Trung Quốc lại đang đến Hà Tĩnh… Nếu hiện giờ không thể kiện Trung Quốc vì lý do kinh tế, thì trong vài năm nữa, khi ảnh hưởng kinh tế từ Trung Quốc càng lớn hơn, Việt Nam càng không có cơ hội làm điều đó. Như vậy Việt Nam có còn là nước độc lập nữa không?
Về mặt chính trị và đối ngoại, kiện Trung Quốc cũng gửi một thông điệp rõ ràng về chiến lược của Việt Namđến với các quốc gia hay cộng đồng mà Việt Nam muốn tranh thủ sự ủng hộ, chuẩn bị thực lực đối ngoại hay tìm kiếm đồng minh. Không ai có thể tin một quốc gia mong muốn sự ủng hộ của quốc tế trong khi vẫn tiếp tục “thắt chặt quan hệ giữa hai đảng”, vẫn “hợp tác toàn diện” với quốc gia vừa mới xâm phạm mình. Thông điệp “quan hệ giữa hai đảng” là một cách phá hoại tốt nhất lòng tin của quốc tế về sự thực tâm của các lãnh đạo Việt Nam.
Cuối cùng, kiện Trung Quốc là một phần của nhiệm vụ bảo vệ đất nước của nhà đương cục Việt Nam, nhất là khi họ đã được yêu cầu thực hiện điều đó một cách rõ ràng và thẳng thắn trong thời gian qua.
Tác giả cảm ơn ông Dương Danh Huy và ông Lê Vĩnh Trương đã góp ý cho bài viết.
L. T. T.
Tác giả gửi BVN.

Đào Tuấn - Mang vẻ đẹp của một cái bánh vẽ

Đã có không ít hoan hỉ sau khi tỉ lệ thất nghiệp cả nước quý II được công bố. Theo đó, tỉ lệ thất nghiệp chỉ 1,48%, thấp nhất trong 1 năm qua. Và thật tuyệt vời là “Việt Nam vẫn nằm trong nhóm những nước có tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất thế giới”.
Thật khó để nói là “không tin” những con số này khi đây là những con số chính thức được Bộ LĐTBXH công bố. Vấn đề chỉ là đằng sau những con số sáng sủa đầy lạc quan này lại có rất nhiều điều đáng nói.
http://ub.com.vn/data/Brivium/ubBank/325.jpg

Rằng đó là sự lãng phí chất xám khủng khiếp khi không phải 72.000 mà có tới 160.000 cử nhân, thạc sĩ đang ở trong tình trạng không có việc làm, trong tình trạng đáng báo động là tỉ lệ thất nghiệp của người có chuyên môn kỹ thuật, trình độ cao đẳng, đại học gấp 4 lần tỉ lệ thất nghiệp chung.
Đó là gần một nửa số người thất nghiệp đang thất nghiệp từ ít nhất 1 năm.
Đó là vấn đề năng suất lao động, đang - cũng hàng đầu thế giới - nhưng theo thứ tự từ dưới lên bởi với GDP bình quân đầu người 1.960USD, thật ra, giá trị lao động đang tạo ra một mức thu nhập nằm trên lằn ranh giữa thu nhập trung bình và thu nhập thấp.
Đó là những thống kê dựa trên tiêu chí - mà Phó viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội Việt Nam Nguyễn Bá Ngọc có lần thừa nhận: “Chúng ta điều tra theo cách khi người lao động có 1 giờ làm việc trước thời điểm điều tra cũng được coi là có việc làm. Chính điều này dẫn tới việc phản ánh không chính xác về thực trạng thị trường lao động hiện nay”.
Đó là một sự nhìn nhận hoàn toàn khác biệt so với cách nhìn của ILO căn cứ vào những số liệu cũng chỉ vừa được công bố vài tháng trước, với đầy những lo ngại. Chẳng hạn “Tỉ lệ lao động dưới 25 tuổi thất nghiệp đang cao gấp 3 lần tỉ lệ thất nghiệp trong nước nói chung. Đặc biệt, tỉ lệ thất nghiệp trẻ ở khu vực thành thị tiếp tục ở mức cao”. Chẳng hạn “Tốc độ gia tăng trong nhóm việc làm dễ bị tổn thương…” tại Việt Nam chiếm tới 62,1% tổng số việc làm, cao hơn nhiều so với mức chung của thế giới (47,7%).
Và đó là sự ngơ ngác khi người ta buộc phải đặt ra câu hỏi: Những con số thống kê ấy cuối cùng thì dùng để làm gì! Sự lạc quan để làm gì! Nhất thế giới để làm gì! Khi mà ước mơ lương thiện có được một việc làm thực tế khó hơn nhiều so với việc vẽ một con số trên giấy.
Một báo cáo có tính chất thống kê sẽ là căn cứ để trên cơ sở đó, các chính sách từ giáo dục, phát triển kinh tế, an sinh xã hội được hoạch định. Báo cáo ấy cần sự chính xác hơn là vẻ đẹp của một cái bánh vẽ. Bởi nếu chỉ cần 1 giờ lao động mà đã được coi là “có việc làm” thì thật ra tỉ lệ thất nghiệp đáng lẽ phải là 0%, chứ bảo 871.000 người không làm bất cứ việc gì mới là vô lý.
Đào Tuấn
(Lao Động)

2934. Gạc Ma-Để Lâu Cứt Trâu Hóa Bùn

Quê Choa
Nguyễn Khắc Mai
04-09-2014
Kính Thưa Đồng Bào, kính thưa Chính Phủ!
H1Tin tức (mình), mấy ngày nay cho hay, Trung quốc đã cơ bản xây dựng đảo Gạc Ma, mà họ dùng lực lượng quân sự cưỡng chiếm của Việt Nam năm 1988, thành căn cứ quân sự có quân cảng, có sân bay, ước lượng đường bay dài 1,6 km.
Hãy xem hình ảnh chụp ngày 29-8-2014 do Philippin cung cấp.Dư luận Philippin,cả Ấn độ, Nhật bản, cả Âu, Mỹ đều cảnh báo hành động nguy hiểm của Trung quốc biến Gạc Ma thành căn cứ quân sự giữa Biển Đông, sẽ trực tiếp đe dọa chủ quyền biển đảo của các nước có liên quan,đe dọa hòa bình và an ninh hàng hải.
Với Việt Nam, hành động này của Trung quốc càng chứng tỏ cuộc làm việc của Lê Hồng Anh-Lưu Văn Sơn vừa qua chỉ là trò hề và không lừa mị được ai.
Vào đầu tháng sáu mới rồi, chúng tôi đã có bài viết: “Không phải dàn khoan,Gạc Ma mới là chuyện lớn”, đã cảnh báo trò tráo trở, dương đông kích tây của TQ, vừa đưa dàn khoan vào thềm lục địa của VN, vừa cấp tập xây dựng Gạc Ma thành căn cứ quân sự.

Mỹ đã lên tiếng yêu cầu TQ “giữ nguyên trạng”. Philippin thì kịch liệt phản đối.

Còn Việt Nam?
Một số trang mạng đã lên tiếng. Nhưng 700 tờ báo của đảng của mặt trận, đoàn thể…dùng thuế của dân để hoạt động thì im hơi lặng tiếng.* Không thông tin thực trạng cho Nhân Dân biết “Tàu” đang làm gì ở Gạc Ma mà chúng cướp của VN. Các tờ báo này phải bị lên án hai tội. Thứ nhất là tội làm ngơ nhằm phục vụ mưu đồ của kẻ xâm lược. Thứ hai, tội không làm tròn trách nhiệm đối với Dân với Nước! Các TBT sẽ biện hộ rằng Ban tuyên giáo không có chỉ đạo. Thế thì Ban tuyên giáo cũng phải bị lên án hai tội trên.Phải cung cấp thông tin cho Dân biết thực trạng Gạc Ma hiện nay, “Tàu” đang làm gì ở đó…
Chính Phủ tại sao không có sự phản đối nào đối với hành động xâm phạm chủ quyền của nước ta mà để TQ ngang nhiên hành động?  “Hãy sử dụng tốt cơ chế đàm phán về Biên giới, lãnh thổ VN-TQ.” Chính câu này được ghi trong thông cáo báo chí giữa Lê Hồng Anh-Lưu Văn Sơn! Chính phủ không được im hơi lặng tiếng, phải phản đối TQ, đưa vấn đề này ra trước công luận quốc tế. Và phải đưa TQ ra tòa án quốc tế về luật Biển và những công pháp khác. Chí ít là kết tội TQ đã vi phạm điều luật cấm không dùng vũ lưc quân sự giả quyết tranh chấp và cưỡng chiêm biển đảo và lãnh thổ của nước khác. Nếu Chính phủ nại rằng Bộ chính trị không chỉ đạo, thì phải kết án tội gì đây đối với Bộ chính trị. Hãy làm tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc.Nếu Chính Phủ  và cả đảng nữa, không làm tròn nghĩa vụ này thì thử hỏi Chính phủ và Đảng có còn danh nghĩa xứng đáng và tính chính thống nữa hay không.
Kính thưa Đồng bào,xin hãy lên tiếng thúc dục lương tri trong những người lãnh đạo Đất Nước để họ hành động kịp thời và hiệu quả.
Xin hãy tìm cách vận động thành lập một ỦY BAN VÌ CÔNG LÝ GẠC MA,(hoặc một tên gọi khác) của xã hội Dân sự trong nước và ngoài nước, vận động cả quốc tế tham gia, lập những Tòa án lương tâm, Tòa án dư luận, tố cáo, lên án hành động sai trái bất chấp luật pháp quốc tế của Trung quốc, một ủy viên thường trực HĐBA LHQ. Xin các luật sư,các Hội đoàn Luật sư,các nhà sử học,các hội đoàn sử học cùng giới Trí thức của nước nhà hãy giúp nhân dân hành động bảo vệ chủ quyền của Đất Nước.
Nhân dịp này tôi cũng xin thưa với Đồng bào và Chính phủ,vẫn còn thi hài liệt sĩ bảo vệ Gạc Ma bị TQ giết hại còn nằm dưới đáy biển, hãy tìm cách đưa về chôn cất ở quê nhà. Vẫn còn những chiến sĩ trở về từ Gạc Ma vẫn chưa được chính sách đoái hoài.
Kính nhờ tất cả các báo lề đảng ,lề Dân đăng tải rộng rãi vấn đề khẩn thiết này, để nó đến tai mắt các nhà lãnh đạo, đến tận từng “nóc nhà tranh” (chữ của C.Mác dùng để chỉ dân chúng), để Gạc Ma không bị quên lãng, để không mắc mưu TQ, để lâu cứt trâu hóa bùn.
Viết đúng ngày tuyên ngôn Độc lập của VN 2-9-2014.

Việt Nam và Mỹ nên cẩn trọng trong các mối quan hệ

Mặc dù có một mối quan hệ chiến lược trên văn bản, cả hai phía nên kềm chế những mong đợi của mình.
http://static9.nguyentandung.org/files/2014/08/vietnam-master675.jpg

Trong những tháng gần đây, đã có một ý nghĩ phổ biến trong một số người ở Washington về khả năng của một mối quan hệ chiến lược giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Trong bài báo gần đây, Tiến sĩ Patrick Cronin, Giám đốc cao cấp của Chương trình An ninh châu Á-Thái Bình Dương (Asia-Pacific Security Program) tại Trung tâm An ninh mới của Mỹ (CNAS-Center for a New American Security), ủng hộ một số biện pháp có thể nên được Washington và Hà Nội cùng tiến hành để hạn chế những gì nhiều người cho là "hành vi hung hăng" của Trung Quốc trong khu vực châu Á-thái Bình Dương. Trong số các biện pháp ấy của Cronin có việc phát triển các chiến lược bắt phải trả giá để ngăn chặn các nỗ lực muốn thay đổi hiện trạng trong khu vực của Trung Quốc; các cuộc tập trận tập song phương lớn, thường xuyên hơn; và việc tháo gỡ lệnh cấm bán vũ khí sát thương của Mỹ cho Việt Nam.
Có lẽ đáng chú ý nhất trong số các biện pháp mà Cronin đề nghị là việc tháo gỡ lệnh cấm bán vũ khí sát thương, vốn đã đạt được sự ủng hộ của một số nhà lãnh đạo chính trị và quân sự có ảnh hưởng trong những tháng gần đây, trong đó có Thượng nghị sĩ John McCain và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu Liên quân Mỹ tướng Martin Dempsey, người vừa trở thành quan chức quân sự cao cấp nhất từng đến thăm đất nước này kể từ năm 1971. Đối với hai nước có quan hệ ngoại giao chính thức chỉ tái lập chưa đầy hai mươi năm trước, mối quan hệ dường như đã di chuyển với một tốc độ nhanh chóng. Có lẽ là hơi quá nhanh .
Không khó khăn gì để hiểu tại sao ở cả hai nước đều có người ủng hộ một mối quan hệ như vậy. Đối với Hoa Kỳ, quyền lợi cốt lõi công khai của mình trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương là sự ổn định và nền trật tự liên tục mà họ đã hình thành sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai. Và mặc nhiên, Mỹ có quyền lợi trong việc duy trì vị thế là một thế lực thống trị trong khu vực - do đó, đất nước này phải cạnh tranh với một Trung Quốc đang lên, vốn đang tìm cách lên ngôi ở phía tây của quần đảo Hawaii.
Kể từ khi chính quyền Obama thông báo chỉ thị của mình vào năm 2011, Mỹ đã tìm cách để củng cố các liên minh khu vực lâu đời với Nhật Bản, Nam Hàn, Philippines và Úc. Việc có thêm một đối tác chiến lược với Việt Nam sẽ là một cái "được" quan trọng trong việc tăng cường danh mục đầu tư đã vượt trội trong khu vực của mình. Từ một quan điểm về an ninh, một mối quan hệ thân thiện với một quân đội quân đội nhân dân Việt Nam (VPA) đang hiện đại hóa nhanh chóng sẽ mang lại thêm một tài sản quý giá trong khu vực đối với Mỹ, cho phép một nước nữa chia sẻ trách nhiệm giám sát hoạt động của quân đội Trung Quốc trong khu vực. Ngoài ra, đưa Việt Nam vào cấu trúc an ninh do Mỹ đứng đầu có thể đưa ra được một tập hợp những thách thức đối với Bắc Kinh để phải cân nhắc trước khi tiến hành những hành động được coi là khiêu khích trong khu vực, chẳng hạn như một động thái yêu sách lãnh thổ đơn phương, hoặc đặt một giàn khoan dầu trong khu vực đặc quyền (EEZ) của một quốc gia khác. Đối với Việt Nam, một mối quan hệ mạnh mẽ hơn với Hoa Kỳ tương đương với việc có nhiều cơ hội hơn cho cả về an ninh và có lẽ quan trọng hơn: cả về quan điểm kinh tế. Mặc dù có những mặt tích cực tiềm năng mà hai nước có thể đạ được theo thỏa thuận như vậy, nhưng nói vẫn dễ hơn là làm.
Từ góc nhìn của Hà Nội, bất kỳ sự gia tăng quan hệ nào với Hoa Kỳ mà phương hại đến mối quan hệ lâu đời với Trung Quốc nên được xem là một nỗ lực nguy hiểm. Quan hệ kinh tế với Trung Quốc hiện quá sâu sắc, khi nước này có đến 30 phần trăm tổng số nhập khẩu là từ láng giềng phía bắc; cùng với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Trung Quốc, tăng vọt từ $ 370 triệu trong năm 2012 lên mức cao chưa từng có là 2.3 tỉ trong năm 2013 Ngoài ra, các công ty Trung Quốc chiếm đến 90 phần trăm các hợp đồng xây dựng, kỹ thuật và mua sắm khác nhau trong các khu công nghiệp của Việt Nam. Và dù người dân Việt Nam có thể ủng hộ các mối quan hệ chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ, những đầu tư tiếp diễn của Trung Quốc sẽ có khả năng lấn áp thiện cảm ủng hộ đó trong quan điểm của chính phủ nước này vốn coi trọng ổn định kinh tế hơn tình bạn.
Và trong khi một số trường phái cho rằng đưa Việt Nam vào các cuộc đàm phán đối tác xuyên Thái Bình Dương sẽ giải phóng đất nước này khỏi xiềng xích phụ thuộc kinh tế với Trung Quốc, nhưng trong thực tế một nước Việt Nam mới đúc ra từ lò TPP có thể là ngược lại, khi các công ty Trung Quốc đổ xô đầu tư vào thị trường dệt may của Việt Nam để gặt hái những lợi ích mà TPP dự kiến sẽ cung cấp. Mặc dù chính phủ Việt Nam đã nhận ra tầm quan trọng của việc phải đa dạng hoá khỏi ảnh hưởng từ Trung Quốc, việc tái lập quan hệ với Mỹ vẫn là chưa đủ để cho phép đất nước này đi lạc quá xa khỏi quỹ đạo kinh tế của Bắc Kinh. Có lẽ nhận thức được thực tế này, trong tháng Năm, Hà Nội quyết định cho phép dân chúng mình được "xả hơi" ngắn qua hình thức các cuộc chống đối nhắm vào Trung Quốc về vị trí của giàn khoan HD-981 trong khu vực đặc quyền kinh tế EEZ, để vài tuần sau, Chính phủ lại xì hơi cho tình cảm chống Trung Quốc giảm xuống.
Trong những tuần gần đây Việt Nam đã tiếp tục hàn gắn với phía Trung Quốc. Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh gần đây mô tả sự cố giàn khoan dầu như chỉ là một bất đồng nhỏ giữa các "anh em", trong khi Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, người được cho là có một quan điểm "thân phương Tây" đã bị Hà Nội cấm không cho đi Hoa Kỳ trong thời gian bế tắc vũ giàn khoan. Ngay cả sau khi Trung Quốc dời dàn khoan ra khỏi khu vực, và phái đoàn Việt Nam cuối cùng đã được cử đến Washington, Phạm Bình Minh vẫn vắng mặt. Hành động đó cho thấy một phe nhóm mạnh mẽ trong chính phủ Việt Nam vẫn có mối quan tâm sâu xa trong việc tiếp tục quan hệ chặt chẽ với Bắc Kinh. Cuối cùng là tuần trước Uỷ viên Bộ Chính trị Lê Hồng Anh đã được phái đến Bắc Kinh để gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trong đó cả hai bên đồng ý "... tránh các hành động có thể làm phức tạp và mở rộng tranh chấp" - một ngôn ngữ rõ ràng là nhắm vào Washington từ Bắc Kinh.
Việc Việt Nam thiếu vắng một đòn bẩy với Trung Quốc, cũng như việc một số người trong chính phủ của đất nước này mong muốn điều ấy sẽ cảnh báo các quan chức Mỹ trong việc nên theo đuổi mối cam kết với Việt Nam trong mức độ và tốc độ như thế nào. Những "ve vãn ngoại giao" gần đây và thời gian mà Hà Nội đã tận dụng  để theo đuổi các mối quan hệ như vậy với Nhật Bản, Ấn Độ và Hoa Kỳ, có thể được sử dụng như con bài mặc cả hiệu quả khi đàm phán với Trung Quốc. Một cựu quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ được phỏng vấn cho bài viết này bày tỏ "... mối lo ngại rằng có thể [chúng ta] đang trói buộc quyền lợi của mình vào các diễn viên có quyền lợi trong khu vực vốn có khác biệt rất lớn với chính lợi quyền của chúng ta."
Trong chuyến thăm Việt Nam, Tướng Dempsey nói rằng ông cảm thấy "hàng hải là nơi chốn cho quan tâm về an ninh chung, mối quan tâm chung quan trọng nhất hiện nay. Tôi đề nghị, nếu lệnh cấm (vũ khí sát thương) được dỡ bỏ, chúng ta sẽ bắt đầu từ đó. "Trong khi Mỹ có một quyền lợi quốc gia khẳng định trong việc phải nhìn thấy ổn định tiếp tục trong khu vực, định nghĩa về sự ổn định của Mỹ có thể rất khác  với Việt Nam, vốn nhìn ổn định như chủ quyền của mình đối với các vùng lãnh thổ đang tranh chấp trong khu vực.
Trong khi Hoa Kỳ có thể sử dụng tình bạn mới của mình với Việt Nam để khuyến khích việc kềm chế trong các tranh chấp lãnh thổ với các bên khiếu kiện khác, có khả năng là Hà Nội cũng có thể cảm thấy khích lệ với một sự tự tin không có cơ sở rằng bằng một cách nào đó, Mỹ sẽ ủng hộ mình qua một số hành động gia tăng mạnh mẽ hơn(ví dụ như việc bán vũ khí cho Việt Nam). Và mặc dù trong nhiều thập kỷ Hoa Kỳ thận trọng tạo nên mối quan hệ với các quốc gia khác trong khu vực đến mức từ những hiểu biết tốt đẹp với nhau có thể dựa vào nhau khi có khủng hoảng, vẫn chưa hề tồn tại một mối quan hệ như vậy với Việt Nam.
Nhìn vào số lượng lớn của các cuộc tranh chấp giữa các quốc gia đang diễn ra trong khu vực, tạo dựng một quan hệ đối tác an ninh mới trong không khí hiện nay, có thể chẳng khác gì việc gặp gỡ một người xa lạ trên đường rồi đi theo kẻ ấy vào một cuộc đấu súng. Do đó, cả Hoa Kỳ và Việt Nam đều phải nên thận trọng trong các mối quan hệ.
Brian Benedictus - The Diplomat
Lê Quốc Tuấn dịch Việt Ngữ
(FB. Lê Quốc Tuấn)

'Dứt tình' với Lãnh tụ

Cuốn Đèn Cù đưa ra nhiều chi tiết mới gợi ý 'thâm cung bí sử' về lãnh tụ và Đảng CS Việt Nam.

Tác giả cuốn tự truyện 'Bấm Đèn Cù' nói với BBC lúc đầu ông đã 'rất mến' ông Hồ Chí Minh, trước khi vị cố Chủ tịch của Việt Nam thay đổi 'lập trường' và ngả theo ông Lê Duẩn cùng các lãnh đạo lớp đàn em. 



Trao đổi với BBC, nhà văn Trần Đĩnh, một cây bút từng viết cho các tờ Sự Thật, Nhân Dân của Đảng Cộng sản Việt Nam, nói:

"Ông Hồ mà tôi đi theo thì lúc đầu tôi rất mến ông ấy, nhưng mà cuối cùng tôi nói thật tôi tâm sự là 'thất tình' trong quyển ấy."

Nhà văn giải thích lý do làm ông 'thất vọng' với vị cựu lãnh tụ cộng sản.

"Bởi vì tôi thấy cuối cùng ông Hồ thua ông Lê Duẩn. Ở ngoài cuộc rất khó hiểu. Mới đầu hội nghị Trung ương lần thứ 9, tức là Hội nghị Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Lê Duẩn, Tổng Bí thư bắt đầu ngả theo đường lối Trung Quốc để đánh, phát động chiến tranh.

"Thì lúc đầu cụ Hồ, ông Hồ ông không tán thành. Cụ Hồ không biểu quyết mà đó bắt đầu bi kịch của cụ.

"Nhưng mà tôi đinh ninh cụ phải là người kiên cường đấu tranh chống lại, thì cụ không."


"'Đèn Cù là tiếng kêu đau' của tôi
Người từng được giao chấp bút tiểu sử chính thức hay các dự án hồi ký, tự truyện của nhiều lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản, trong đó có cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, giải thích thêm về quan điểm riêng của ông về cố lãnh tụ.

"Thực ra đối với con người, tôi không có gì gọi là ác cảm, không có chuyện gì đâu, nhưng vấn đề bắt đầu là khi đứng trước những cái lớn, tôi đinh ninh cụ sẽ là người đứng ra cầm trịch, thì cuối cùng cụ cũng để cho bị ông Lê Duẩn ông kéo theo."

Vẫn theo tác giả Đèn Cù, một số lãnh tụ khác của Đảng Cộng sản, như ông Trường Chinh, cố Tổng Bí thư Đảng Cộng sản VN, cũng 'ngả' lập trường như trường hợp của cố Chủ tịch Việt Nam.

Ông Trần Đĩnh nói thêm: "Ông Trường Chinh rủ tôi đi viết hồi ký cho ông ấy, mà lúc bấy giờ tôi quan niệm ông ấy viết hồi ký là ông ấy định tập hợp lực lượng, ông ấy không bằng lòng ngả theo Trung Quốc.

"Cuối cùng ông ấy chính ông ấy lại là người tán thành Trung Quốc đúng. Tôi cũng lại dứt tình với ông Trường Chinh."

'Thâm cung bí sử'




Tôi sống lúc ấy thì tôi biết chứ, ví dụ như chuyện Cụ có những cái này, cái nọ thì bạn bè tôi nói, thì biết thôi. Chứ còn bây giờ nói lại thì thực là khó"

Nhà văn Trần Đĩnh
Trong cuốn sách mới được xuất bản ở hải ngoại, tác giả Trần Đĩnh đã đề cập nhiều chi tiết được cho là có tính 'thâm cung bí sử' về nội bộ Đảng Cộng sản, trong đó có nhiều thông tin liên quan các 'góc khuất' về nhân cách, đời tư của nhiều lãnh tụ, từ ông Hồ Chí Minh, tới ông Lê Duẩn, Trường Chinh, Lê Đức Thọ v.v...

Về cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, một số thông tin trong cuốn sách gợi ý rằng ông Hồ chính là người đã cải trang 'đeo râu' theo dõi vụ đấu tố địa chủ đầu tiên ở Việt Nam.

Và chính lãnh tụ này là người đã trực tiếp 'viết báo kết tội đích danh' một nữ địa chủ kháng chiến, bà Nguyễn Thị Năm, cũng như đã đả kích giai cấp địa chủ, chứ không phải là 'vô can', hay 'không hề biết' như vẫn được báo chí và lịch sử đảng Việt Nam 'tuyên truyền', giải thích.

Một số chi tiết khác gợi ý cố lãnh tụ này có các mối quan hệ với một số phụ nữ, điều chưa bao giờ được các tài liệu, văn kiện, báo chí của Đảng Cộng sản Việt Nam công bố hoặc đề cập.

Khi được hỏi về tính chân thực và căn cứ của các 'sự thực' này, nhà văn Trần Đĩnh nói:

Trần Đĩnh có nhiều cơ hội tiếp cận các lãnh tụ ở đỉnh cao quyền lực của Đảng CSVN một thời.

"Tôi sống lúc ấy thì tôi biết chứ, ví dụ như chuyện Cụ có những cái này, cái nọ thì bạn bè tôi nói, thì biết thôi. Chứ còn bây giờ nói lại thì thực là khó.

"Hiện nay tôi còn có người bạn là Phan Kế An, con cụ Phan Kế Toại, họa sỹ, anh ấy biết chuyện, anh ấy đến vẽ cho cụ.

"Anh đến vẽ cho cụ, thì anh ấy nói chuyện. Hiện nay anh Phan Kế An vẫn sống."

Trao đổi BBC mới đây về Trần Đĩnh, nhân sự kiện cuốn Đèn Cù ra mắt ở hải ngoại, nhà văn Vũ Thư Hiên, tác giả "Đêm giữa ban ngày" và dịch giả "Bông Hồng vàng" nói:

"Ông Trần Đĩnh là một người viết báo từ trước, làm nhiều ở báo Nhân dân, có một thời gian ông ấy làm việc trong văn phòng của ông Trường Chinh.




Nếu chúng ta tìm văn bản thì không có đâu, nhưng với những người ở trong giai đoạn đó mà ở gần với các vị ở đỉnh cao quyền lực, thì chắc chắn ông Trần Đĩnh là người có thể đưa ra được những thông tin khá xác thực để mọi người có thể tin cậy"

Nhà văn Vũ Thư Hiên
"Chúng tôi quen nhau cũng khá lâu và sau khi có vụ Xét lại chống Đảng nảy ra thì ông Trần Đĩnh, lúc đó đang làm ở báo Nhân dân, cũng bị trấn áp, nhưng không bị đi tù như chúng tôi mà người ta chỉ bắt đi lao động, bắt đi làm những công việc khác thôi.

"Ông Trần Đĩnh là người viết nhiều mà thường thường viết cho những người cầm quyền cao cấp, đối với họ, ông Trần Đĩnh là một người được tín nhiệm, viết rất là tốt."

'Kiểm chứng sự thực'


Về tính chân thực và cơ sở của những 'sự thực' được ông Trần Đĩnh đề cập, như những chi tiết 'góc khuất' về đời tư của Hồ Chủ tịch, ông Vũ Thư Hiên bình luận:

"Thực sự ra tất cả những việc đó nó nằm trong vòng bí mật của Đảng, nếu chúng ta tìm văn bản thì không có đâu, nhưng với những người ở trong giai đoạn đó mà ở gần với các vị ở đỉnh cao quyền lực, thì chắc chắn ông Trần Đĩnh là người có thể đưa ra được những thông tin khá xác thực để mọi người có thể tin cậy rằng đấy là những nguồn đáng tin.

Trần Đĩnh (thứ năm, trái sang) từng được ông Trường Chinh (thứ sáu) mời viết hồi ký.

"Bởi vì thực sự bây giờ nếu chúng ta muốn tìm hiểu những con người ở trong giai đoạn đó thì chỉ có sự kể lại của các nhân chứng, chứ còn nếu chúng ta cứ đòi hỏi có một văn bản như là trong văn bản học, thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ đạt được tới điều đó, với lại cách hành xử với lịch sử của Đảng Cộng sản."

Có ý kiến cho rằng có thể không lâu nữa, nhiều bí mật được cho là "thâm cung bí sử", "tuyệt mật" của Đảng, như góc khuất trong đời tư, nhân cách của nhiều cựu, cố lãnh đạo Đảng, cùng các cuộc 'tranh chấp quyền lực' nội bộ, hay những "sai lầm nghiêm trọng" của Đảng, Chính quyền theo nhiều con đường khác nhau sẽ được công bố, bạch hóa.




Vì được nói ra ở những người có thẩm quyền, ở những người gần với cơ chế quyền lực, gần với sự thật nhất, cho nên tính khả tín, tính xác thực của nó là cao. Và một việc như vậy sẽ giúp soi rọi nhiều vấn đề của lịch sử"

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên
Trước câu hỏi, nếu có chuyện đó, thì khi ấy việc xác lập lại 'sự thực lịch sử', nhất là trong mắt các thế hệ trẻ, thế hệ tương lai và người dân Việt Nam có dễ dàng hay không, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội nhà Văn Hà Nội, nhân dịp này nói với BBC:

"Giống như 'Đèn Cù' hoặc là cuốn trước đây của Vũ Thư Hiên 'Đêm giữa ban ngày', rồi 'Mặt thật' và nhiều cuốn khác nữa, thì thứ nhất, tôi phải nói đến chữ 'cần thiết', vì được nói ra ở những người có thẩm quyền, ở những người gần với cơ chế quyền lực, gần với sự thật nhất.

"Cho nên tính khả tín, tính xác thực của nó là cao. Và một việc như vậy sẽ giúp soi rọi nhiều vấn đề của lịch sử, và nó cũng sẽ giúp cho việc bạch hóa cũng như là việc làm sáng tỏ, rõ ràng những vấn đề.

"Điều đó bây giờ là một nhu cầu, nhu cầu của thời đại, nhu cầu của người dân, nhu cầu được thông tin và tiếp cận thông tin, và các thông tin được nói ra ở những người hoặc những cấp có thẩm quyền," nhà phê bình nói với BBC.
Theo BBC 

Phạm Tuân hay Xuân Thiều hạ B52 Mỹ đầu tiên?

Cho tới hôm nay, dù cả khối XHCN đã sụp đổ gần như hoàn toàn, nhưng khó có thể phủ nhận những tài năng của những người cộng sản, một thời đã giúp đem tới bao chiến thắng huy hoàng trong thế như “trứng chọi đá”.
Một trong những tài năng đó là trình độ tuyên truyền, cổ võ tinh thần chiến đấu của dân chúng khiến họ dám lao vào cuộc chiến đánh nhau chí chết.
Trong chính trị, nhất là giữa lúc chiến tranh ác liệt, tuyên truyền theo kiểu phóng đại, bịa đặt, hay che đậy để phục vụ mục tiêu cuối cùng là giành chiến thắng thì thời nào, phe nào cũng có. Thế nhưng, những người cộng sản xem ra táo gan hơn cả. Một cái “hơn” nữa của họ là quyết giữ bí mật cho những thủ thuật tuyên truyền quá độ đó đến bao giờ họ còn giữ được, đến … chết hoặc sụp đổ cả hệ thống, bất chấp đã có được chính quyền, cần giáo dục thế hệ sau phải trung thực, tôn trọng sự chân xác của lịch sử.
Chiến dịch truyền thông rất rầm rộ kỷ niệm 40 năm “Điện Biên Phủ trên không” làm say mê kẻ viết bài này, quyết lần lại quá khứ để hòng góp phần tô điểm thêm cho tài năng của các tiền bối cộng sản trong vụ bắn hạ B52 đầu tiên của Mỹ.
Phạm Tuân
Phạm Tuân
Từ mấy năm trước đã nghe loáng thoáng những thông tin ngoài luồng không như chính thống, thế là phải lần tìm, trước hết lần tới một trong hai tác giả của một cuốn sách công phu có tên “Chúng tôi và Mig 17”. Cô cho biết:
“Anh hùng Vũ Xuân Thiều, ngày 28 tháng 12 năm 1972 đã lái Mig 21, cất cánh từ sân bay Cẩm Thủy – Thanh Hóa, được sở chỉ huy dẫn vòng phía sau đội hình máy bay địch đến vùng trời Sơn La, đã bắn trúng chiếc B52 của quân đội Mỹ bốc cháy. Trong cự ly quá gần, anh đã không kịp thoát ly và anh dũng hy sinh.” 

Không thỏa mãn thông tin trên, liền thử tìm trên trang Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, mục Phạm Tuân, có đoạn:

“Vũ Xuân Thiều đã tiêu diệt máy bay B-52 của không quân Mỹ bằng cách đâm thẳng máy bay của mình vào đối phương.”

Vậy là đã có sự khác nhau rồi, một đằng là bất khả kháng, một đằng có vẻ như chủ động “cảm tử”.

Anh hùng liệt sĩ Vũ Xuân Thiều
Anh hùng liệt sĩ Vũ Xuân Thiều
Vụ này xảy ra ngay sau sự kiện Phạm Tuân được chính thức cho là người đầu tiên hạ B52 có một ngày, ngày 27-12-1972.

Thế rồi mới đây, trên trang FaceBook của mình, sau khi công bố cuốn “Bên thắng cuộc”, Nhà báo Huy Đức đã có những bình luận như sau:

“Những người chỉ huy cuộc chiến Giáng sinh 72’ tin rằng chỉ có phi công Vũ Xuân Thiều là hạ được B52 bằng cách đâm Mig vào B52 đêm 28-12-1972. Tài liệu phía Mỹ không ghi nhận mất B52 trong đêm 28-12. Có thể là do chênh lệch cách tính thời gian (đêm 27 VN bắn rơi 2 B52). Tuy nhiên, phi công Từ Để, người về sau là đại tá Cục phó Cục Tác chiến, nói ông trực tiếp tìm thấy mảnh Mig của ông Thiều dính vào mảnh B52 rơi ở Yên Bái. Quân đội còn tìm thấy đuôi của chiếc B52 được nói là do ông Thiều đâm vào. Sách của tôi không đề cập đến vụ Phạm Tuân (không bắn rơi B52). Nhưng trong hồi ký chưa xuất bản của một sỹ quan Không quân sẽ nói rõ chuyện Phạm Tuân có bắn rơi B52 hay không. Nhiều bạn trẻ shock, nhưng đó là chiến tranh, đó là thời mà ‘Máy bay đằng đông các cụ bắn đằng tây/ Ấy zô trên đất này có cụ già bắn rơi máy bay… hết xăng’.

Ông Phạm Tuân nên chọn thời điểm này để trút cái gánh vinh quang mà ông đã mang nặng trong suốt 40 năm qua bằng cách tuyên bố rằng, ông không hề bắn rơi B52. Nếu ông làm thế lịch sử sẽ công nhận ông thêm một lần anh hùng nữa.”

Tiếp tục tìm trên Wikipedia, mục Vũ Xuân Thiều, có đoạn: “… ông đã phóng cả 2 quả đạn tên lửa nhưng chưa hạ được nó. Ông liền tăng tốc đâm thẳng vào chiếc B-52 còn mang đầy bom chưa ném. Cũng có tài liệu khác cho rằng do tấn công từ cự ly quá gần nên ông đã thiệt mạng do máy bay va vào mảnh vỡ của chiếc B-52 đang cháy.”


Vậy là có 2 luồng thông tin khác nhau.

Đáng chú ý, hôm qua, trong bản Tin thứ Bảy 29-12-2012, một độc giả có nickname “Bản Làng” đã phản hồi trên trang Ba Sàm:

“Ngày chị Ngân, chị của anh hùng Vũ Xuân Thiều còn sống, có lần tôi đến chơi thăm gia đình và được nghe câu chuyện sau: Trong chuyến xuất kích trước, Vũ Xuân Thiều đã bắn B52, nhưng không kết quả. Thiều báo cáo lại và đề nghị cho phép dùng Mig lao thẳng vào B52 như một hành động cảm tử. Nhưng cấp trên không đồng ý, vì sợ các đồng đội khác sẽ theo gương.
Lần xuất kích sau, khi phát hiện được B52, Xuân Thiều xin phép được tấn công, nhưng chỉ huy mặt đất không trả lời vì sợ Thiều sẽ lao máy bay [vào B52 địch]. Mặc dù không được lệnh, nhưng với lòng căm thù địch sâu sắc, với hành động anh hùng, Xuân Thiều đã dùng Mig lao thẳng vào B52. Xuân Thiều hy sinh, B52 bị tiêu diệt. Cùng thời điểm đó phi công Phạm Tuân cũng xuất kích, nhưng không bắn được B52. Cho nên chiến công của Xuân Thiều được gán cho Phạm Tuân, vì:

Có một B52 bị tiêu diệt và cần phải bí mật hành động của Xuân Thiều, vì sợ các phi công khác sẽ dũng cảm học tập tấm gương anh hùng của Xuân Thiều, tiếp tục lao máy bay. Vì bí mật nên nhiều năm sau Xuân Thiều không được nhắc đến. Mãi sau này mới được phong anh hùng, nhưng không nói rõ chiến công cụ thể. Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng từng đến gia đình anh, thông cảm về việc này.”

Tìm hiểu thêm qua báo chí thì anh hùng Vũ Xuân Thiều đúng là có người chị tên là Vũ Thị Kim Ngân.

Trên báo Quân đội ND, một bài viết của Đỗ Sâm có đoạn:

“Anh em trong Trung đoàn, Sư đoàn, Binh chủng, Quân chủng xác định, sau khi phóng tên lửa, Vũ Xuân Thiều đã lao thẳng MIG của mình vào chiếc B-52 vừa bốc cháy. Cả hai chiếc máy bay đều đã bị rơi tại chỗ.”

Như vậy, với từ “đã lao thẳng” trong bài trên, có thể xác định Vũ Xuân Thiều “chủ động” hoàn toàn để lao máy bay mình vào B52, chấp nhận hy sinh.

Thế nhưng, cũng trên báo Quân đội ND, Trung tướng Trần Hanh kể, có đoạn:

…thật đau xót, lẫn trong xác B-52 là xác chiếc máy bay Mig-21 của Thiều.” Rồi khi được hỏi “Ta có phương án phi công quyết tử lao vào máy bay địch không? Thì ông trả lời: “Không có phương án ấy. Thiều biến máy bay của mình thành “quả tên lửa thứ 3″ tiêu diệt địch, theo chúng tôi là do hoàn cảnh khách quan không thể khác, ví dụ bám sát máy bay địch ở cự ly quá gần và không thể thoát ra được.”

Thật khó hiểu khi một vấn đề hệ trọng là Vũ Xuân Thiều có chủ động lao vào B52 hay chỉ là bị động mà ông Trần Hanh lại trả lời theo kiểu ỡm ờ, như thể cho qua chuyện như vậy?

Từ những khác biệt, mâu thuẫn trên, có thể tạm đặt ra vài dấu hỏi như sau:

1- Nếu như Vũ Xuân Thiều hạ B52 rồi hy sinh, sau chiến công của Phạm Tuân 1 ngày, tại sao người ta lại không loan báo, ngợi ca không những chiến công của anh, nhất là cả sự hy sinh dũng cảm nữa, mà lại “cất” bỏ đi phí như vậy, giữa lúc rất cần có nhiều chiến công diệt B52 để động viên quân dân?

2- Tại sao không làm rõ sự hy sinh đó là “chủ động” hay “bị động”, bởi nó vừa rất có ý nghĩa cho tuyên truyền, lại rất quan trọng trong kỹ chiến thuật cần rút kinh nghiệm và với kỷ luật quân đội cần được nêu cao?

3- Nếu như sự hy sinh đó được xác định là “chủ động” thì tại sao không biểu dương, tuyên truyền thật mạnh, làm gương cho mọi cán bộ chiến sĩ giữa lúc cuộc chiến đang tới hồi quá quyết liệt, rất cần những cú “lên giây cót tinh thần”?

4- Tại sao mãi đến năm 1994, nhà nước mới truy tặng anh danh hiệu Anh hùng?

5- Việc truy tặng muộn màng đó có liên quan tới việc anh đã vi phạm kỷ luật quân đội, có ý định cố tình lao máy bay vào B52 trong khi không được phép hay không, hay nó liên quan tới một kiểu chiến công của “Thạch Sanh” đã được gán cho “Lý Thông”?

Và xin đưa ra vài câu trả lời giả định:

1- Đúng là Phạm Tuân có bắn rơi B52 ngày 27. Còn với Vũ Xuân Thiều, cũng hạ B52 vào hôm sau, nhưng lại có 1 trong 3 khả năng khác nhau:

a. Cũng hạ được B52 rồi hy sinh do quá gần nên không tránh kịp.

b. Hạ B52 bằng cách cố tình lao máy bay của mình vào.

c. Không những cố tình, mà trước đó còn nung nấu ý định này, bất chấp lệnh cấm của cấp trên.

2- Không có chuyện Phạm Tuân bắn rơi B52. Trong khi đó, Vũ Xuân Thiều đã hạ B52, cũng với 1 trong 3 khả năng khác nhau như nêu ở trên. Rồi người ta đã gán chiến công của Vũ Xuân Thiều cho Phạm Tuân, để “nhất cử lưỡng tiện”, vừa giấu được vụ hy sinh không như mong muốn từ cấp trên của Vũ Xuân Thiều, vừa không để “phí” một vụ rơi B52, một hình tượng anh hùng, thứ đang quá cần lúc đó để củng cố tinh thần. Việc chọn thời điểm “bắn rơi” B52 cho Phạm Tuân là vào ngày 27, trước chỉ một ngày Vũ Xuân Thiều thực sự hạ B52 đầu tiên là thuận lợi để đánh lừa tình báo Mỹ, do chênh lệch múi giờ Việt Nam, Mỹ.

Cả 2 giả định trên kèm theo những giả định phụ, theo lẽ thông thường của lối tuyên truyền phục vụ chính trị, thì ngay trong lúc chiến tranh đang ác liệt sẽ đều không có lợi nếu nói lên sự thực Vũ Xuân Thiều đã phải “cảm tử”.

Nếu gán cho Phạm Tuân chiến công không có thật của mình, trước tiên sẽ chứng tỏ không quân VN tài giỏi, sau là không thể để cho dư luận thấy phía ta bị thiệt hại nặng nề, lại trong tình huống bi thảm như vậy, sẽ làm nhụt ý chí chiến đấu.

Nếu Phạm Tuân có chiến công thật, thì nó sẽ bị lu mờ đi nếu như công bố thêm chiến công và sự hy sinh của Xuân Thiều không theo mệnh lệnh chỉ huy.

Vương vấn những dấu hỏi trên, dù sao cũng làm cho bữa tiệc “Điện Biên Phủ trên không” kém đi phần thịnh soạn.

Tại sao những người cộng sản thời nay không tiếp bước nổi cha ông về tài tuyên truyền “biến không thành có, biến khó thành dễ”, bằng cách cho công luận biết rõ hết, rằng ngày đó các bậc tiền bối đã chọn lựa một giải pháp hết sức tinh quái, cho liệt sĩ Vũ Xuân Thiều được “hy sinh” một lần nữa cái sinh mạng chính trị của anh, mới góp phần động viên tinh thần chiến đấu hơn, làm nên chiến thắng huy hoàng? Để rồi nhiều năm sau, khi mọi sự đã yên rồi, mới cho anh “phục sinh”. Thế có phải là vẹn toàn không?!

Thử tưởng tượng trong buổi truyền hình trực tiếp lễ kỷ niệm 40 năm “Điện Biên Phủ trên không” sáng qua, sau diễn văn của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, tướng Phạm Tuân sẽ bước lên tuyên bố một sự thực đã phải giấu kín suốt 40 năm qua … Cả nước sẽ nức nở về tài tuyên truyền khôn khéo của đảng, về tinh thần hy sinh dũng cảm của Vũ Xuân Thiều và cả người thân của anh đã nén đau thương, cay đắng cho lợi ích chung, về tinh thần minh bạch, hướng tới một tương lai văn minh tươi sáng hơn. Nức nở, ngợi khen, bàn luận … để rồi sẽ quên đi những khố khó trong đời sống hàng ngày, khi năm hết Tết đến, vợi đi nỗi bức xúc vì lũ bành trướng bá quyền Bắc Kinh đang xâm lăng ngoài biển đảo. Còn gì tuyệt hơn?!
Nguồn: Bs
 

2936. Người Việt tập đi và tập thay đổi tư duy

TVN
Kỳ Duyên
06-09-2014
Người Việt không chỉ cần tập cách đi khi tham gia giao thông. Mà quan trọng hơn, cần tập cách đi trên hành trình tiến tới những giá trị văn minh, khoa học, văn hóa mang tính phổ quát của nhân loại. Con đường này xa hay gần, phụ thuộc vào cách thay đổi tư duy của nước Việt.
I-Không có ai hình dung hết được, trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, lại xảy ra liên tục những mất mát đau đớn với con người,  gây sốc cho xã hội. Nghiêm trọng nhất là vụ tai nạn giao thông xảy ra tại con đường rừng thuộc địa phận xã Tòng Sành, huyện Bát Xát (Lào Cai), khiến cùng lúc 12 người tử nạn, 41 người bị thương, khi chiếc xe biển kiểm soát 29B- 08582 của công ty Sao Việt chở 53 người, va quệt với một chiếc xe con 04 chỗ, rồi lao xuống vực sâu 200 m.

Chiếc xe nát bét và…một chuyến đi du lịch vùng cao chờ đợi, đầy hoan hỉ của 53 con người, bỗng biến thành một chuyến xe tang của 12 người vô tội.
H1Xe khách gây tai nạn dịp nghỉ lễ 2/9 vừa qua.
Tiếp đó, ngày 2/9, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, xe khách 53S-5326 của hãng An Huy chạy với tốc độ cao (78km/h) do không kịp phanh, đã đâm vào chiếc xe 07 chỗ biển số 80A-01259 làm 03 người chết, 01 người bị thương. Trong số người chết, có một vị trung tướng công an.
Trước đó nữa, ngày 30/8, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, một chiếc xe khách va chạm với xe máy 74K1 – 024.74 chạy ngược chiều làm 03 người trên xe máy tử vong tại chỗ.
Xe khách- loại xe từ lâu đã được mệnh danh là hung thần có vẻ như đang “diễn” vai của nó.
Tai nạn giao thông đường bộ, từ lâu đã quá quen thuộc, đến cay đắng với xã hội. Đó là sự vi phạm quen thuộc những quy định chung của ngành, lại gặp sự sao nhãng, tắc trách của cơ quan chức năng. Những “cái tâm vô tình” cộng hưởng thành tội lỗi với sinh mạng người dân.
Quen thuộc, như chiếc xe khách chỉ có sức chứa 46 giường nằm. Nhưng thời điểm xảy ra tai nạn, trên xe có 53 người, vượt 06 người so với quy định.
Quen thuộc, như chiếc xe này, theo quy định chỉ được chạy theo tuyến cố định Mỹ Đình- Lào Cai. Nhưng thực tế, xe đã “chạy chui” lên Sapa. Vì đồng tiền hay vì cái gì?
Quen thuộc, như chiếc xe không được phép cấp luồng tuyến lên Sa Pa, vậy mà nhà xe vẫn ngang nhiên ghi bên ngoài xe: Hà Nội – Lào Cai – Sa Pa và không bị lực lượng chức năng nào kiểm tra xử phạt. Điều lạ này sẽ phải hỏi ai? Hỏi công ty Sao Việt hay hỏi các cơ quan chức năng ở Lào Cai?
Trong khi đó, ông Nguyễn Trọng Hài – Giám đốc Sở GTVT Lào Cai phân bua: Chẳng qua ở đây thanh tra giao thông, công an tỉnh không phát hiện được thì không xử phạt. Nếu phát hiện thì lực lượng sẽ phạt và thu giấy phép thẳng cánh chứ không có chuyện xe được chạy thoải mái như vậy! Khi đó, các ngành chức năng Lào Cai đang ở đâu, vào lúc gần 6 giờ chiều? Hay các vị đang… thoải mái “nâng lên đặt xuống” ở đâu đó?
Từng ấy cái sự vi phạm, cho thấy quản lý Nhà nước, chỉ xoay quanh mỗi một chiếc xe chạy “chui”, chạy “trộm” lên Sa pa, đã không tròn vai. Vậy chiếc xe gây tai nạn có phải là chiếc duy nhất của công ty Sao Việt vi phạm các quy định hoạt động nghề nghiệp?
Cũng phải nói rằng, như mọi lần, Bộ trưởng GTVT “Triệu Tử Thăng” lại xung trận, có mặt tại hiện trường xảy ra tai nạn. Trước sự bất ngờ của lực lượng cứu nạn, ông còn bám dây xuống tận nơi xem xét, tìm kiếm người bị nạn, khiến cho các quan chức địa phương cũng phải xuống theo. Một việc làm đầy tấm lòng, và trách nhiệm, mà một cảnh sát cơ động đã tâm sự với nhà báo rằng, địa hình cứu nạn thường khó đi, nguy hiểm, ít lãnh đạo xuống hiện trường lắm.
Tuy nhiên, cho dù vị Tư lệnh ngành tả xung hữu đột đến mấy, thì một thực tế là “lỗi hệ thống” của quản lý Nhà nước trong lĩnh vực GTVT đang đặt ra quá nhiều vấn đề nan giải. Cho thấy, cho dù hàng nghìn “giấy phép cha”, “giấy phép con”, “giấy phép cháu” hành hạ các doanh nghiệp, thì ngược lại, các doanh nghiệp cũng chẳng coi pháp luật, các điều kiện kinh doanh là … cái đinh gỉ gì. Đâu có tiền là ta cứ đi?
Cho thấy, quản lý giao thông ở đất nước “vạn còi”- một biệt danh hài hước mà một ký giả người Đức từng đăng trên trang mạng Welt online Đức đã viết năm 2010 về giao thông VN, xin đăng lại một đoạn, để thấy 04 năm đã trôi qua- vẫn chưa chuyển được bao nhiêu trong vấn nạn tai nạn giao thông, trong văn hóa giao thông:
Bạn cảm thấy mình rất chịu chơi ư? Bạn thấy chưa việc gì có thể thoả mãn tính thích hung hiểm, hay bạn thấy sức khoẻ của mình tốt như kim cương không gì tàn phá được? Vậy mời bạn tham gia giao thông tại Việt Nam, bạn sẽ được mở rộng tầm mắt.
Bóp còi là nghĩa vụ công dân tại VN. Còi dùng để cướp đường, cũng có khi chỉ vì tay đang rảnh rỗi, cũng có khi do cả hai. Thậm chí, vì vô cớ, muốn chơi trội giữa trời đất. Tiếng còi khắp mọi nơi, đằng sau, đằng trước, trái, phải, đâu đâu cũng inh ỏi còi, 24/ 24 giờ, bảy ngày trong tuần… Người Việt hay gọi Lào là nước “vạn tượng”, nên tôi cũng xin được mạn phép gọi VN là đất nước “vạn còi”!
Tôi cho rằng, người Việt, ai cũng nghĩ mình phải có vài ba mạng sống, nếu không thì chẳng ai dại gì tham gia giao thông, bởi lúc nào cũng phải đem mạng mình ra cá cược. ..Nếu bạn bị tai nạn giao thông thì sao? Câu trả lời chỉ có một: Chết là cái chắc. Cấp cứu khẩn cấp ư? Ai điên mà lao đầu xuống đường đầy xe để cấp cứu bạn?”
Người viết bài này, từng phải viết rằng: Người Việt nói (chém gió) giỏi, làm dở và chưa biết…. đi. Giờ là lúc cả xã hội cần tập đi.
H1Đường đèo gấp khúc trên đèo Hải Vân nối Thừa Thiên Huế với Đà Nẵng. Ảnh: Phuot.vn
Bởi chỉ trong 04 ngày nghỉ lễ, cả nước đã có tới 186 vụ TNGT, làm chết 114 người, bị thương 145 người. Cũng theo Ủy ban ATGT Quốc gia, trong 04 ngày nghỉ lễ, các lực lượng CSGT toàn quốc đã kiểm tra, xử lý 28.791 trường hợp vi phạm trật tự ATGT, thu nộp kho bạc Nhà nước 14 tỷ 150 triệu đồng; tạm giữ 109 xe ô tô, 4080 xe mô tô (VietNamNet, ngày 03/9)
Hàng trăm con người vô tội, khi đi đâu đó, cũng thường chỉ mong đi đến nơi về đến chốn. Tiếc thay “cái chốn” họ về lại hoàn toàn bất ngờ đến tội nghiệp. Và hàng tỷ đồng nộp phạt cho Kho bạc Nhà nước đó, lại chỉ nói về một “cái nghèo” khốn khổ của người Việt- nghèo văn hóa tham gia giao thông.
Được biết, công ty Sao Việt tạm thời bị rút “phép thông công” có thời hạn. Nhưng còn bao nhiêu công ty như Sao Việt vẫn đang biến hóa thần thông, chỉ vì … hơi đồng?
                                       *******************
II- Ấn tượng đặc biệt nhất trong tuần này là kỷ niệm Ngày lễ Quốc khánh 2/9. Ngày cách đây gần 70 năm Hồ Chủ tịch đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập bất hủ với câu nói về quyền con người, (được trích trong bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ năm 1776), mang tính phổ quát, cũng thực là bất hủ: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng.Tạo hóa cho họ những Quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Những quyền thiêng liêng ấy của con người, muốn có được trọn vẹn, không chỉ cần có độc lập dân tộc, mà còn cần có cả một thể chế quản lý với những giá trị văn minh, văn hóa tốt đẹp, bảo đảm được thực hiện đúng nghĩa.
Các bậc tiền nhân xưa đã hoàn thành sứ mệnh của họ, khởi nghiệp, xây dựng và bảo vệ, gìn giữ Tổ quốc Việt Nam độc lập tự do, sạch bóng ngoại xâm. Nhưng để thực hiện những quyền con người cao cả, thì trách nhiệm đó, sứ mệnh đó, thuộc về hậu thế chúng ta.
Có điều, phát triển đất nước thật sự là một hành trình cực kỳ gian nan, không kém công cuộc bảo vệ gìn giữ độc lập tự do. Bởi sự khác nhau căn bản này: Kẻ thù ngoại xâm có hình hài, diện mạo cụ thể. Còn kẻ thù “nội xâm”, có khi là sự dốt nát, ấu trĩ, lại nằm ngay trong chính tư duy chúng ta.
Nước Việt đã từng dũng cảm chiến thắng kẻ thù “nội xâm” như thế, khi năm 1986, chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế- xã hội bao cấp sang cơ chế quản lý kinh tế thị trường có định hướng XHCN. Một sự chuyển đổi làm hồi sinh đất nước. Hồi sinh cuộc sống hàng triệu triệu gia đình. Và hồi sinh niềm hy vọng trên mỗi gương mặt người Việt vốn nhẫn nại chịu đựng, bền bỉ đức hy sinh.
Nhưng quy luật muôn đời của thế giới văn minh, là không có quốc gia nào có quyền thỏa mãn, dừng lại trước bức tiến của nhân loại phát triển mạnh hơn, giỏi giang hơn và thông thái hơn mình. Và nếu không cẩn trọng, dù ý chí cao, quốc gia đó không thoát ra khỏi cái bẫy thu nhập trung bình. Mãi mãi là người…. đi sau.
Chính ở quy luật muôn đời này, nước Việt đang lúng túng, đang tìm đường để vượt lên chính mình.
Có nhiều điều kiện để trở thành một quốc gia phát triển. Nhưng căn cốt nhất có 03 điều tiên quyết. Đó là về tiềm lực, có nền kinh tế vững mạnh; về thể chế quản lý, có pháp luật thượng tôn; trên nền tảng một tầm nhìn xa về chiến lược, khôn ngoan về chiến thuật, nhưng đặc biệt, cần biết tôn trọng sự khác biệt của con người- bí quyết kích thích năng lượng sáng tạo của đồng loại.
Muốn có tầm nhìn chiến lược đó, tư duy nước Việt phải trẻ hóa, mềm dẻo, chống lại sự xơ cứng, bảo thủ, trì trệ. Đặc biệt nhất, chống lại nỗi sợ sự thay đổi, vì gắn với lợi ích riêng tư, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ, không vì dân tộc, vì nhân dân.
Làm sao không thay đổi, nếu như nhìn vào thực trạng kinh tế nước Việt hiện nay? Sau những hoan hỉ của thành qủa công cuộc đổi mới những năm 80, nay kinh tế nước Việt, theo TS Nguyễn Đức Thành (thành viên Nhóm tư vấn Kinh tế vĩ mô của Thủ tướng), đang như một cái cây… nho nhỏ trong rừng cây kinh tế thế giới.
H1TS Nguyễn Đức Thành. Ảnh: Lê Anh Dũng
Nếu biết rằng, GDP của VN hiện nay chỉ khoảng  200 tỉ USD. Trong khi đó, con số này của Indonesia là gần 900 tỷ, Hàn Quốc là 1.200 tỷ, Nhật Bản khoảng 6.000 tỷ và Mỹ lên tới 16.000 tỷ. Tính theo đầu người, con số GDP còn thấp nữa vì quy mô dân số của ta lại đứng khá cao trên thế giới (Tuần Việt Nam, ngày 27/8).
Lý giải sự “khiêm tốn” này hẳn có nhiều nguyên nhân, mà các chuyên gia kinh tế đã từng lên tiếng cảnh báo. Nhưng trong đó, tư duy kinh tế lạc hậu không thể vô can. Sự độc quyền và được ưu ái nhất mực của các tập đoàn, các DNNN không thể vô can. Chính sự độc quyền đã khiến cho khu vực kinh tế này tha hồ làm mưa làm gió trong XH, giá xăng, giá điện lúc thụt lúc thò…
Trong khi đó, tài năng kinh bang tế thế của các tập đoàn, DNNN sức dài vai rộng này ra sao? Nếu biết rằng các DNNN sử dụng tới 70% đất đai và 70% viện trợ chính thức ODA trong khu vực sản xuất kinh doanh, 60% tín dụng của nền kinh tế, nhưng chỉ đóng góp vỏn vẹn… 32% tổng GDP cả nước.
Điều tệ hại là ở chỗ, tiếng là kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhưng thực chất, cung cách quản lý của các tập đoàn, các DNNN vẫn là cơ chế bao cấp, ban phát xin- cho. Cái sự bình mớirượu cũ này, đã nuôi dưỡng béo bở các lợi ích nhóm, làm say sưa các… con sâu tham nhũng. Và đó cũng là một nguyên nhân trầm trọng khiến bước chân tái cơ cấu kinh tế đi rất chậm, nặng nhọc, cản trở sự hội nhập với các quốc gia văn minh, có nền kinh tế thị trường vững chắc và bình ổn, mức sống cao.
Làm sao không thay đổi, nếu như nhìn vào nền luật pháp của nước Việt, cũng rất cần liều thuốc kháng sinh mạnh- cải cách tư pháp, xây dựng một nhà nước pháp quyền thực sự vững mạnh?
Tư tưởng nhà nước pháp quyền đã từng được Hồ Chí Minh, từ năm 1919, lúc đó mang tên Nguyễn Ái Quốc, đề cập tại “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” gửi Chính phủ Pháp, nội dung đòi cải cách nền pháp lý ở Đông Dương, bảo đảm cho người bản xứ cũng được hưởng những bảo đảm về mặt pháp luật như người châu Âu, trong đó có câu bất hủ: Trăm điều phải có thần linh pháp quyền.

Thần linh pháp quyền- là cơ sở bảo đảm các quyền hiến định của người dân được thực hiện, không phân biệt sang hèn, vị thế thấp cao, bảo đảm mọi công dân bình đằng trước pháp luật. Đó là cách quản lý XH, quản lý con người, quản lý đời sống công minh, minh bạch và hiệu nghiệm nhất, đem lại niềm tin cho lòng người, thiết lập sự an ninh, trật tự xã hội, bảo đảm pháp luật được tôn trọng và người dân tự giác thực hiện.
Với thần linh pháp quyền, không thể tồn tại các tòa án tổ chức theo đơn vị kiểu hành chính, chịu áp lực đủ đường của địa phương, chịu “sự cầm tay chỉ việc” như một người có lớn mà không… có khôn.
Nhưng con đường từ nền tư pháp xơ cứng, già nua, trở thành thần linh pháp quyền cũng là con đường đòi hỏi sự thay đổi dũng cảm trước hết là nhận thức, tư duy. Con đường mà bản thân nền tư pháp phải thực sự “dọn mình” để tương xứng với đòi hỏi của những giá trị văn minh ở nhà nước pháp quyền. Ở đó, chỉ pháp quyền, pháp quyền và pháp quyền thực sự thượng tôn như thần linh, uy nghiêm như thần linh, và công minh như thần linh. Có thế, mọi công dân mới thật là công dân, không phải là “thần dân” (Tuổi trẻ, ngày 2/9). 
Bỗng nhớ đến mấy câu thơ của thi sĩ Việt Phương:
Sẽ có một thời mọi hòn đá được tôn trọng là đá/ mọi cọng rơm được tôn trọng là rơm/ mọi ngọn cỏ
được tôn trọng là cỏ/
mọi con người được tôn trọng là người.
Không phải ngẫu nhiên, trên báo Tuổi trẻ, TS Phạm Duy Nghĩa trích dẫn một câu rất hay của một triết gia: Đường về nô lệ thì rất rộng, và đường lên pháp quyền thì rất hẹp. Để đi con đường ấy, mỗi chúng ta phải có một ước mơ và cố gắng vì nó.
Mới hay, người Việt không chỉ cần tập cách đi khi tham gia giao thông. Mà quan trọng nhất, người Việt cần tập cách đi trên hành trình tiến tới những giá trị văn minh, khoa học, văn hóa mang tính phổ quát của nhân loại. Con đường này xa hay gần, phụ thuộc vào cách thay đổi tư duy của nước Việt.
Một con người đã cần phải cố gắng. Một đất nước muốn thực sự vì dân càng cần phải nỗ lực đến thế nào?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét