Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

Đau cột sống và đau cuộc sống!

Đau cột sống và đau cuộc sống!

Con người thuộc loài linh trưởng là động vật có xương sống cao cấp nhất. Xương sống của chúng ta có đến 33 đốt chồng lên nhau ở giữa các đốt sống có một đĩa đệm. Do đó, cột sống gần như một đoạn thân cây trúc. Xương sống là cột chống duy nhất cho con người để đứng thẳng trên mặt đất.
Thoái hóa cột sống đã rất đau nhưng nặng hơn là gãy cột sống thật sự là tai họa theo cả nghĩa đen lẫn bóng, cả y học lẫn thực tế cuộc sống thường ngày. Từ đau cột sống, nhìn rộng hơn, đau cuộc sống quả là thứ bệnh... làm đau, hành hạ hàng tỷ người!

http://www.na.gov.vn/htx/vietnamese/c1394/c1410/2007/07/n8183/tran%20xuan%20bach.jpg
Ông Trần Xuân Bách
Ông Trần Xuân Bách, cựu ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Trung ương Đảng giai đoạn 1986-1990. Khi đang tại chức, cuối năm 1989 ông đã công khai phát biểu về “Chủ nghĩa xã hội là gì”, nội dung yêu cầu đa nguyên chính trị, đổi mới đồng bộ, tổng thể cả cơ chế kinh tế và lẫn cơ chế chính trị (quản lý Nhà nước, quản lý kinh doanh, vai trò lãnh đạo của Đảng và quyền lực của nhân dân). Kết quả, ông phải trả giá, nhận kỷ luật của Đảng và về hưu từ tháng 8/1990 và mất vào năm 2006. Tư duy mẫn tiệp, đi trước thời đại, ông dám hy sinh quyền lực, thẳng thắn bảo vệ quan điểm, lập trường chính trực của mình như bảo vệ chân lý.
Ông Trần Xuân Bách có nhận định rất xác đáng: “Đảng lấy quyền lực thay cho năng lực nên dẫn đến thất bại”. Ông Bách còn có hai câu thơ, nhiều người rất thích:
Tai trái để nghe lời nói phải,
Trái tai, tai phải để ngoài tai.
GS Phạm Gia Khải kể lại có lần gặp ông Trần Xuân Bách xuống Viện lão khoa tại Bệnh viện Bạch Mai để khám bệnh, ông Bách nói nửa đùa, nửa thật: “Tôi bị thoái hóa cột sống lại nặng tai, nên không nghe người ta nói gì, cổ lại cứng, không cúi được.”
Lãnh đạo Đảng ta, đã phục hồi vị thế ông Trần Xuân Bách sau khi ông qua đời, và ông được an táng tại nghĩa trang Mai Dịch. Nếu chịu nghe ông và không bị giáo điều làm hốt hoảng, có thể đã có đa nguyên, chưa nói tới đa đảng, và sự chọn lựa người xứng đáng vào các vị trí then chốt sẽ khách quan hơn. Không có thay đổi theo hoàn cảnh là thái độ cứng đơ như xác chết, không phải là trung thành với dân, có lẽ chỉ với quyền lợi ích kỷ của mình mà thôi.
Viết đến đây, tôi chợt nhớ câu chuyện “cười ra nước mắt” của một vị thuộc thế hệ đàn anh kể rằng: “Cách đây khoảng bốn chục năm, bà cụ thân sinh ra lũ con mình, một lần đi khám bệnh về rầu rĩ đưa cho coi cuốn sổ khám bệnh. Mình coi rồi, thản nhiên trao lại sổ và bảo: “Bệnh này thì ai mà chẳng bị, lo gì !”, bà trố mắt nhìn mình. Mình chậm rãi giải thích: “Thì coi đây nè, em là cô giáo kia mà!”. Bả săm soi nhìn vào những dòng chữ ghi trong sổ khám bệnh và chợt nhận ra lỗi chính tả của cách viết tháu (chữ bác sỹ mà): “đau cuộc sống” (!) – đúng ra là “đau cột sống”. Đau cuộc sống quả là thứ bệnh... làm đau, hành hạ hàng tỷ người!”.
Việc ông Trần Xuân Bách đưa vào nghĩa trang Mai Dịch là xui chứ đâu phải hên vì mấy lẽ. Chắc gì ở đó không lốm đốm có cả những “gương mặt mốc” và phải... nằm chung! Đó cũng là bậc tột cùng của sự phân biệt “đẳng cấp” kể cả khi đã về cõi vĩnh hằng.
Tôi được nghe vị trưởng thượng kể lại, khi ông Trần Đại Nghĩa qua đời, cũng mai táng ở loại ”nghĩa trang đẳng cấp” ấy, bà Khánh (vợ ông Trần Đại Nghĩa) khóc tức tưởi khôn nguôi! Mấy cô cậu loi choi bèn xúm lại úy lạo: “Thôi, dì ơi, bề nào chú cũng mất rồi! Dì nín và đi về cùng bọn con thôi”. Bả quắc mắt: “Bọn bay thì biết gì, khi nãy tao khóc vì xót thương ông; còn bây giờ... tao khóc cho tao!”. Đám trẻ há hốc miệng và thầm nghĩ: “Bả, còn đang sống nhăn mà” nhưng không dám nói ra. Bà Khánh thủng thẳng nói: “Bọn bay thấy đó, xưa rày ở ta có lệ chồng đâu, vợ đó cả khi sống lẫn khi chết. Bây giờ, ông nằm ở đây, mai mốt đến lượt tao, sức mấy tao được nằm bên ông (!). Làm sao có đủ tiêu chuẩn để dzô nằm chỗ này”!!! Phải chăng đây cũng là một dạng của nỗi đau cuộc sống.
Người Pháp nói: “Quyền lực làm hư con người”. Không ít người ở nước ta, một thời gian sau khi họ được đặt ở một vị trí cao trong bậc thang chính quyền, có những thay đổi mà bản thân đương sự cũng chưa ý thức được ngay đâu! Trường hợp ông Trần Xuân Bách bị huyền chức, ông Trần Độ bị theo dõi, ông Nguyễn Hữu Đang và nhiều người bất đồng chính kiến bị cầm tù, gia đình cũng bị khổ sở, đó là nỗi đau cuộc sống.
Ngay cả trường hợp đơn giản, có một ông quan chức tâm huyết, góp ý rất thẳng thắn, chân tình, xác đáng với lãnh đạo cấp cao: “Ta nên lấy ra vài ứng cử viên, sau đó người được tập thể bầu chọn có lẽ hay hơn là chỉ định.” Sau đó, người góp ý kia không được làm công tác cán bộ nữa, làm người ta thấy một số nguyên tắc của chúng ta rất không ổn, vì bị người có ảnh hưởng nhiều nhất thao túng, làm hỏng việc chung, nhưng không ai dám mở miệng ra phê phán, sai này chồng lên sai khác, đến mức không ai có thể nhận ra tổ chức ban đầu nữa!
Người ta đã thần thánh hóa tổ chức, và người có quyền lực cao nhất cũng tự thần thánh hóa mình, tệ sùng bái cá nhân sinh ra từ mất dân chủ, bi kịch là ở chỗ đó. Cần phải có cơ chế dân chủ, giám sát lẫn nhau, nhưng không phải là tổ chức o ép. Bên Mỹ, Tổng thống Clinton có quan hệ ngoài giá thú vẫn bị ra tòa như dân thường. Tổng thống Nixon không dám ra tranh cử Tổng thống lần thứ hai vì sai phạm trong vụ Watergate.
Nhà nước pháp quyền là như thế, chỉ có pháp luật mới được thượng tôn, có nghĩa là thể chế được thượng tôn, Nhà nước được bảo vệ trên cơ sở những nguyên tắc mà mọi người dân công nhận. Nếu chúng ta không tự sửa một cách nghiêm túc, thì chính chúng ta đã tự làm hại mình hay nói cách khác đó là nỗi đau cuộc sống!
Từ góc nhìn của ông Trần Xuân Bách, có thể thấy sự bảo thủ và coi thường dân là tự sát. Hay nói cụ thể hơn, vấn đề số 1 bây giờ của đất nước chính là cải cách thể chế toàn trị hiện nay sang chế độ pháp quyền dân chủ; để thực hiện được nhiệm vụ này phải đồng thời thay đổi hẳn Đảng Cộng sản Việt Nam từ đảng cai trị trở thành đảng của dân tộc và dân chủ và đảng này cần phấn đấu để trở thành đảng cầm quyền trong chế độ dân chủ như ở mọi nước văn minh & phát triển.
Nỗi đau cuộc sống chẳng phải của riêng ai, nó “tra tấn”, hành hạ từ những vị công thần của đất nước đến người dân bình thường. Ngẫm suy, quả thật, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã SINH VI TƯỚNG, TỬ VI THẦN, ông cụ chẳng những thao lược khi cầm quân mà còn thao lược cả trong cuộc đời – nằm lại ở quê nhà, chồng đâu, vợ đó và là người Anh cả của quân đội nhân dân – sự tôn vinh cuối cùng, cũng do NHÂN DÂN tôn vinh, chằng chờ ai phục hồi hay khôi phục! Võ Đại tướng vĩnh viễn trong LÒNG DÂN.
Tô Văn Trường
Tác giả gửi BVN.
(Bauxitevn)

Lương Kháu Lão - Cầu Nhật Thăng


Nhật Thăng, Nhật Việt, Nhật Tân
Trong ba tên ấy giành phần tên ai
Hà Nội sắp khánh thành một công trình xây dựng mới – cầu Nhật Tân tiêu tốn tới 13.600 tỉ đồng và tiến hành trong 5 năm từ 2009 đến 2014. Ngày 25 tháng 8, Bộ Trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải[GTVT] Đinh La Thăng- chủ đầu tư dự án cầu Nhật Tân đã có buổi làm việc với ngài đại sứ Nhật Bản Hiroshi Fukada- nước cung cấp vốn ODA để chúng ta xây cầu Nhật Tân . Tại buổi họp này, phía Nhật Bản có đề nghị lùi ngày khánh thành cầu Nhật Tân vào đầu tháng 1 năm 2015 thay vì ngày 10-10-2014 kỉ niệm ngày giải phóng thủ đô để cùng lúc khánh thánh dự án ga hàng không quốc tế Nội Bài II, đường nối cầu Nhật Tân và sân ga hàng không Nội Bài 2 và cầu Nhật Tân để tạo điều kiện cho ngài Bộ Trưởng Bộ Đất Đai, Cơ Sở Hạ Tầng, Giao Thông Vận Tải và Du Lịch Nhật Bản, là ngài Akihiro Ota có thể tham dự. Vì cả ba dự án này đều do phía Nhật Bản giúp đỡ và đều do Bộ GTVT làm chủ đầu tư nên Bộ Trưởng Bộ GTVT đã nhất trí. Sau đó ông đã chỉ đạo Vụ Kế hoạch đầu tư thuộc Bộ mình phụ trách làm văn bản để trình xin ý kiến Thủ Tướng Chính Phủ

Việc làm của Bộ Trưởng Thăng không sai nhưng sót và hơi nóng vội đúng với bản chất xuất phát từ cán bộ Thanh Niên của ông. Sót là ở chỗ ông không nghĩ là việc đặt tên một công trình lớn và ngay cả một đường phố theo nghị định 91 là phải lấy ý kiến của thành phố , của Hội đồng nhân dân trước khi trình Thủ Tướng quyết định vì thế ông đã quên mất vai trò của thành phố khi không "đồng kính gửi" thành phố. Hay khôn hơn thì "xin ý kiến" đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị kiêm bí thư thành ủy. Và Hà Nội – thủ đô vì hòa bình đã lập tức có ý kiến "chấn chỉnh" ngay thông qua chỉ đạo của Bí Thư Thành Ủy Phạm Quang Nghị rằng "phải làm đúng quy trình"

Dư luận cho rằng đây là thái độ, là hành vi "dằn mặt" ông bộ trưởng hay bốc đồng Đinh La Thăng. Nhưng "hành vi" này cũng bộc lộ điểm yếu của ông bí thư thành ủy thích làm thay việc của chính quyền , thích can thiệp vào công việc của chính quyền và Hội đồng nhân dân thành phố. Người ta điểm việc từ bổ nhiệm trưởng phòng cảnh sát giao thông- một việc không đáng để Bí Thư Thành Ủy phải có ý kiến đến can thiệp nhiều lần để đưa ông Hùng Giám Đốc Sở GTCC lên chức Phó chủ tịch. Và mới đây lại cử ông này phụ trách thanh tra việc dư luận lùm xùm tiền làm vỉa hè trên đường Xã Đàn mà chính ông Hùng là người phụ trách thi công khi còn làm giám đốc Sở GTCC. Thế thì có khác gì để ông này "vừa đá bóng vừa thổi còi?"

Và người ta suy diễn nếu ông này lên làm Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch Nước thì chắc Thủ Tướng sẽ ngồi chơi xơi nước

Ông Nghị không sai khi từ sau vụ Thủ tướng Phan Văn Khải tùy hứng đặt cầu Hàm Rồng 2 cái tên Hoàng Long, chính phủ đã có nghị quyết 91 và Bộ Văn hóa Thể thao du lịch có thông tư quy định từ nay việc đặt tên các công trình xây dựng, tên đường phố phải do Hội đồng nhân dân thành phố quyết định và đối với các công trình trọng điểm cuối cùng phải trình Thủ tướng quyết định.

Có lẽ ông Thăng không biết hay quên điều này nhưng ông Nghị thì lại quá nhớ. Nếu ông Nghị biết cho đây là ý kiến đề nghị của vị Đại sứ Nhật Bản, nước đã viện trợ ODA cho chúng ta nhiều nhất để xây dựng thủ đô và đất nước với tất cả thiện chí của người móc hầu bao giúp chúng ta hết sức vô tư thì chúng ta có thể cần đóng cửa bảo nhau thay vì trách cứ nhau trên công luận . Và nếu đề nghị của ông Đại sứ không thành thì còn ra thể thống cống rãnh gì nữa không biết.

Theo tôi hiểu, chúng ta cần làm đúng quy trình trong trường hợp này , nghĩa là Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội sẽ sớm họp, nhanh chóng lấy ý kiến nhân dân chứ đừng dềnh dang, Bộ Văn hóa Thể Du cũng nhanh chóng có ý kiến hiệp thương để sớm trình Chính phủ và tôi tin chắc 100% Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ kí không cần phải báo cáo xin ý kiến Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hay Chủ tịch nước Trương Tấn Sang . Tôi tin tư duy của cấp cao hơn sẽ thoáng hơn

Còn việc đặt tên cây cầu hữu nghị này là gì cho phải đạo?

Xưa nay ta quen dùng tên địa phương để đặt tên cầu. Thí dụ cầu Thanh Trì bắc qua địa phận huyện Thanh Trì. Cầu Vĩnh Tuy bắc qua địa phận Phường Vĩnh Tuy. Thế còn cầu Nhật Tân thì ai là người đầu tiên gọi tên cây cầu này là như vậy. Nếu đặt tên theo tên địa phương cũng không đúng. Vì đầu cầu bên này thuộc xã Phú Thương quận Tây Hồ, đầu cầu bên kia thuộc xã Vĩnh Ngọc huyện Đông Anh. Chả lẽ gọi ghép thành Phú Ngọc. Còn cái tên Nhật Tân có thể vì nó gần vườn đào Nhật Tân nổi tiếng, hay có anh thợ cầu đã chim chuột người con gái nơi đây rồi bỏ rơi để nhạc sĩ Trần Tiến phải cất lên lời hát "Chị tôi"

Như vậy riêng đối với cái tên Nhật Tân có thể nói chả có liên quan gì đến cây cầu có thể loại ra. Cái tên Nhật Thăng để đùa anh Đinh La Thăng cho vui tí thôi. Vậy rõ ràng và không có lí do gì không đồng ý với đề nghị của ngài Đại Sứ Nhật Bản. Xin từ nay đến khi gắn tên biển cầu chính thức bà con ta cứ gọi cây cầu này là cây cầu hữu nghị Việt Nhật cho nó đẹp tình đẹp nghĩa có phải không các bạn.
Lương Kháu Lão
(Blog Lương Kháu Lão)
 

Có phải cộng sản Nhân tố gây bất ổn tại Biển Đông?

Danquyen

Đức Thành
Đức Thành: Đã từng có rất nhiều học giả trong và ngoài nước nhận xét rằng thực ra cộng sản Việt Nam là một tổ chức của một loại người “ hèn với giặc , ác với dân” (ít nhất là trong giai đoạn hiện nay).
Tính từ khi cách mạng tháng tám thành công đến nay, chưa bao giờ Việt Nam lại mất dân chủ đến vậy.”
Hơn ai hết , là người Việt Nam những ngày này chúng ta chẳng ai bảo ai đều cảm nhận một cách sâu sắc rằng chính cái gọi là cộng sản ở cả Việt Nam và Trung Quốc đã là nguyên nhân trực tiếp, bao trùm, chủ đạo làm mất an ninh khu vực khiến biển đông của Việt Nam dậy sóng.

Cộng sản là gì mà gớm ghiếc đến vậy ? đến nỗi những nước văn minh, tiến bộ hơn như ở Đông Âu, Liên Xô đã phải từ bỏ nó để quay về với qui luật phát triển chung của nhân loại tiến bộ từ nghót ¼ thế kỷ trước. Còn những nước văn minh, tiến bộ khác nhìn chung họ đều sợ họa “Cộng Sản” như sợ một thứ dịch hạch toàn cầu. Điều này không phải họ kỳ thị, phân biệt trong đối xử với Cộng sản mà là họ có cái nhìn tư duy biện chứng, khách quan công bằng từ trong thực tế.
Lịch sử thế giới cận đại và hiện đại đã cho thấy những di họa của cộng sản gây ra cho loài người là vô cùng to lớn. Hậu quả rất nặng nề. Nó biến hóa nhân bản theo muôn hình vạn trạng, làm cho con người rất khó nhận biết. Khi nước Nga phong kiến lạc hậu đầu thế kỷ 20, lực lượng “Bô sê vích” tập trung xây dựng mô hình nhà nước XHCN kiểu Xô – Viết đầu tiên trên thế giới thì ngay lập tức tại quê hương của Cak- Mác có một thiểu số những người Đức luôn tự cho mình là dân tộc thượng đẳng cũng tiến hành xây dựng một chế độ XHCN Quốc gia Đức bởi những tư tưởng điên rồ này đã đẩy nhân loại vào vòng xoáy bạo lực qua hai cuộc chiến tranh thế giới.
Gần đây, dân tộc ta thấm thía hơn ai hết là một chính thể cộng sản nhỏ bé hơn gấp nhiều lần nước Đức Hít Ler ,tiềm lực kinh tế kém gấp nhiều lần nước Đức, vậy mà bằng ý thức hệ Cộng sản họ đã gây ra thảm họa diệt chủng cho chính đồng bào họ. Cũng chính nước cộng sản đồng minh ý thức hệ của nước cộng sản Việt Nam ấy đã ngang nhiên xâm lược lãnh thổ rồi bắn giết vào đồng bào Việt Nam cùng ý thức hệ hệt như họ đã coi Việt Nam là kẻ thù truyền kiếp từ bao đời nay vậy.
Một đồng minh ý thức hệ lớn khác, một Đảng cộng sản anh em nữa của đảng cộng sản Việt Nam, đó là người cộng sản láng giềng phía Bắc. Nhân loại tiến bộ đang dần dần nhận rõ bộ mặt thật của thứ cộng sản “mang màu sắc Trung Quốc”. Chính là thứ cộng sản sặc mùi đại Hán gian manh sảo quyệt nhất hiện nay. Họ bắt đầu từ học thuyết “ mèo trắng mèo đen ,miễn là bắt được chuột” để kêu gọi thế giới đổ tiền của, công nghệ, thiết bị vào làm giàu cho chính đất nước Trung Hoa cộng sản. Khi đã bắt đầu có của ăn của để họ tiếp tục tung hỏa mù bằng cách “ Dấu mình chờ thời” nên khi họ mua tàu sân bay hỏng của Ukraina với sự rêu rao rằng mua về để làm nhà hàng nổi khiến cho dù có một số ai đó nghi ngờ cũng không có gì trách cứ được họ. Và thực tế cái tàu cũ nát đó đã được họ dốc sức mông má tân trang và được quảng cáo là hiện đại hơn trước nhằm đe dọa lân bang bất kể lân bang đó có cùng ý thức hệ cộng sản với họ hay không.
Có thể nói nguyên nhân biển Đông, biển Hoa đông dậy sóng thời gian vừa qua không ai khác chính là cộngs ản bành trướng đại Hán “mang màu sắc Trung Quốc”.
Đối với cộng sản Việt Nam. Có vai trò gì để cộng sản đai Hán dễ dàng xâm lấn biển đảo Việt Nam, để chúng có điều kiện giễu võ dương oai trên biển Đông và những vùng lãnh thổ, lãnh hải khác đến vậy?
Đã từng có rất nhiều học giả trong và ngoài nước nhận xét rằng thực ra cộng sản Việt Nam là một tổ chức của một loại người “ hèn với giặc , ác với dân” (ít nhất là trong giai đoạn hiện nay).
Tính từ khi cách mạng tháng tám thành công đến nay, chưa bao giờ Việt Nam lại mất dân chủ đến vậy.
Thử hỏi có quốc gia nào mà bảo vệ đất nước, bảo vệ chế độ trước họa ngoại xâm bằng cách cho lực lượng chức năng đạp vào mặt người dân đi biểu tình biểu thị lòng yêu nước, phản đối bọn xâm lược.
Có quốc gia văn minh nào lại bỏ tù những cômg dân của mình khi họ yêu cầu bọn ngoại xâm cút khỏi Việt Nam.
Một đất nước văn minh nào lại có một thứ tổ chức tham quyền cố vị như ở Việt Nam.
Với cách cư xử ấy đối với nhân dân mình của đảng cộng sản Việt Nam thì làm sao cộng sản Trung Quốc sẵn máu gian manh bành trướng bá quyền đại Hán làm sao không xâm lấn biển đảo của dân tộc Việt Nam.
Chúng ta hãy đặt vấn đề ngược lại sẽ thấy rất rõ.
Thứ nhất: Gía như lãnh đạo đảng nhà nước thời kỳ 90 của thế kỷ 20 và cả cái ông ký công hàm 1958 đừng đến hội nghị Thành Đô từ ¼ thế kỷ trước mà hãy mở hội nghị quốc dân bàn về tương lai dân tộc ngay ở cái thời điểm những nước Đông Âu, Liên xô từ bỏ chế độ cộng sản để quay về với chính thể dân chủ thì làm sao Tàu cộng còn dám dùng ý thức hệ cộng sản để chi phối dân tộc Việt được nữa. Khi đó Tàu cộng muốn yên thân phát triển kinh tế chỉ còn cách quan hệ bình đẳng với một nước Việt Nam dân chủ không cộng sản mà thôi.

Thứ hai: Khi đã độc lập về mặt chính trị với Trung Hoa cộng sản thì nước Việt Nam mới không cộng sản ở thế bình đẳng cùng có lợi sẽ khai thác được vị trí địa chính trị, địa kinh tế chiến lược với Trung Quốc bởi hơn ai hết mỗi người dân Việt chúng ta và cả bạn bè thế giới đều nhận thức rõ Việt Nam là cửa ngõ thông thương nối liền lục địa Á- Âu với 40% lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển Đi qua vùng biển Đông. Trên đất liền Trung Quốc muốn xuất nhập khẩu hàng hóa xuống phía nam và ngược lại khối ASEAN muốn hàng hóa của mình bằng đường bộ vào sâu trong lục địa Trung Quốc thì phần lớn đều phải thông qua Việt Nam. Từ đó nền kinh tế Việt Nam sẽ không bao giờ phải phụ thuộc và lệ thuộc quá lớn vào nền kinh tế Trung Quốc như hiện nay.

Thứ ba: Khi không phụ thuộc Trung Quốc về chính trị và kinh tế thì sẽ không có chuyện Trung Quốc đi đêm với lãnh đạo cộng sản Việt Nam để vào Tây Nguyên “mái nhà Đông Dương” lấy cớ khai thác bô xít gây mỗi lo nguy hại về an ninh quốc phòng cho Việt Nam và cả Đông Dương. Họ cũng sẽ không thể tài nào cắm chân nổi vào các vùng chiến lược khác như Vũng Áng, Qủang Ninh, Cao Bằng, Thanh Hóa… Bởi khi đã có một thể chế dân chủ ở Việt Nam sẽ không cód một chính đảng nào dám vượt mặt dân tộc để bán đất bán rừng bán biển của tổ quốc mà không trưng cầu ý dân. Do đó cũng sẽ chẳng có lực lượng đảng phái nào lách luật bằng cách chia nhỏ dự án ra để không cần trình ra Quốc hội mà vẫn cấp dự án được cho nước ngoài như chính dự án Bô xít Tây nguyên vừa qua. Một chính thể dân chủ ở Việt Nam sẽ chẳng ngây thơ đến dồ dại mà lại cho các nhà thầu Trung Quốc với công nghệ cực dỏm lại thắng thầu đến 90% các công trình trọng điểm của Việt nam.

Thứ tư: Với việc làm được ba vấn đề trên đương nhiên Trung Quốc cộng sản sẽ chẳng bao giờ ngỗ ngược bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp cộng đồng thế giới mà bắt nạt một nước Việt Nam tiên tiến hiện đại, giàu mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh đúng nghĩa nữa.

Như thế để chứng minh rằng chính những thể chế cộng sản ở cả Trung Quốc và Việt Nam là nguyên nhân gây bất ổn ở biển Đông Hiện nay.

Một điều dễ nhận thấy nhất là trong những ngày nước sôi lửa bỏng vì cái giàn khoan khốn nạn của nước Trung Hoa cộng sản cắm vào thềm lục địa vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì nhân dân lại ngộ ra một điều khốn nạn hơn đó là cái đảng cộng sản đang lãnh đạo nhân dân đất nước mình lại ươn hèn đến mức không dám phản đối lấy một tiếng cho ra hồn hoặc có đối sách hợp lý hơn như đưa ra tòa án quốc tế để phân xử làm rõ trắng đen.

Không hiểu cái đảng ấy trơ trẽn đến mức nào mà khi cái giàn khoan ấy nó rút đi bởi nó tuyên bố “đã hoàn thành mục tiêu” chứ không phải rút đi vì “đó là vùng đặc quyền kinh tế của nước cộng sản Việt Nam” mà lại cam tâm phái cán bộ sang làm thân cầu hòa để khôi phục lại mối quan hệ như trước.

Đảng cộng sản Việt Nam nên nhớ rằng hãy từ bỏ vai trò lãnh đạo nhà nước dẫn dắt dân tộc Việt để dân tộc Việt Nam có cơ hội xây dựng một nhà nước dân chủ hùng cường thịnh vượng phù hợp với tiến trình phát triển của nhân loại tiến bộ. Lúc ấy đảng cộng sản nếu có tồn tại chỉ là một bộ phận nhỏ trong hệ thống đảng phái Việt Nam, thì đảng muốn kết giao, muốn cầu hòa làm thân với ai cũng được miễn đừng bán đứng tổ quốc và nhân dân mình.

Với nhận định như trên liệu có gì là quá khi cho rằng chính “cộng sản là nhân tố gây bất ổn tại biển Đông”!
 ĐT

Bài toán gà và đề toán “Gà cồ ăn quẩn cối xay”

Hiệu Minh

Bài toán con gà đăng trên VNN
Theo VNNTrên mạng xôn xao một bài kiểm tra của học sinh do một phụ huynh đăng tải trên một trang mạng xã hội đang nhận được nhiều sự quan tâm, tranh luận thắc mắc tính đúng sai của đáp án mà giáo viên đưa ra.
HM hết chuyện nên quay sang bàn chủ đề “gà cồ ăn quẩn cối xay” :)

Tóm tắt như sau, nhà Lan có 4 chuồng gà, mỗi chuồng có 8 con gà. Hỏi nhà Lan có tất cả bao nhiêu con gà?
Phép tính đúng là
A. 4×8=32
B. 8×4=32
C. 4+8=12
D. 8:4=2
Trong bài toán này, em học sinh lựa chọn đáp án đúng là A (4×8=32), tuy nhiên giáo viên lại cho rằng đây là đáp án sai và phương án B (8×4=32) mới là chính xác.
Lời bình của Mao Tôn Kê
Nếu câu hỏi “Nhà Lan có bao nhiêu con gà”, đương nhiên cả A và B đều đúng vì kết quả là 32 con.
Nếu hỏi cách nhân nào đúng thì B là lựa chọn đúng. Khốn nỗi, cô giáo hỏi bao nhiêu gà nhưng ở dưới lại hỏi “Phép tính đúng là”. Luẩn quẩn chính là chỗ này.
Đề bài bẫy học trò: 4×8 (4 chuồng nhân với 8 gà) là sai, lấy 8×4 được hiểu là 8 gà nhân với 4 chuồng mới đúng vì mục đích là tính…gà, theo cô giáo và các bậc cao niên trong giáo dục.
Mục đích trắc nghiệm là ra đề sao cho chỉ có một câu trả lời đúng.
Nhưng trong trường hợp này đề ra giống tác giả, muốn bẫy trò, nhưng ông/bà ấy đã bẫy chính mình bởi cách tính “gà cồ ăn quẩn cối xay”
Nền giáo dục nước mình còn “luẩn quẩn quanh cái cối xay” (giống như chính trị chỉ có Mác Lê mới chuẩn, ngoại giao thuyền thúng trong ao làng), tranh cãi nảy lửa những chuyện cỏn con này trên báo chí, thì cả trò lẫn thầy cô còn tiếp tục hóc xương gà.
HM. 7-9-2014

Việt Nam tiến chậm, các đối thủ bay nhanh

Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu cho thấy Việt Nam tiếp tục thăng hạng. Tuy nhiên, các nước cùng khu vực lại có tốc độ cao và thành quả cải cách được ghi nhận lớn hơn Việt Nam nhiều.

Rồng, hổ... tung cánh

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) vừa công bố Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu (GCI) 2014-2015. Điểm sáng trong báo cáo lần này không phải thuộc về nhóm các nước mới nổi mà thuộc về một góc trong khu vực năng động châu Á - Thái Bình Dương.

Một điểm nổi bật là các nước Đông Nam Á tăng khá ấn tượng với Philippines tăng 7 bậc lên vị trí 52; Thái Lan lên 6 bậc lên vị trí thứ 31; Malaysia tăng 4 bậc lên vị trí 20; Indonesia tăng 4 bậc lên vị trí thứ 34 và Việt Nam tăng 2 bậc lên vị trí 68. Singapore tiếp tục duy trì vị trí thứ á quân trong bảng xếp hạng tổng 144 nước trên toàn thế giới.

Nổi bật nhất có lẽ là Philippines. Đây là nền kinh tế có nhiều sự tiến bộ nhất kể từ năm 2010. Đất nướcliên tục phải đối mặt với siêu bão có thể quét đi hàng chục tỷ USD dường như đã chứng minh cho các nỗ lực của người dân nước này cũng thành quả của Tổng thống Aquino trong cải cách phục vụ phát triển.
GCI, WEF, 2014, năng-lực-cạnh-tranh, Việt-Nam, ASEAN
Các nước cùng khu vực có tốc độ cao và thành quả cải cách được ghi nhận lớn hơn Việt Nam nhiều.
Thái Lan, trong khi đó, đối mặt với cuộc khủng hoảng chính trị dai dẳng vẫn vững vàng tăng 6 bậc lên vị trí thứ 31 trong bảng năng lực cạnh tranh toàn cầu. Điều khiến nhiều người giật mình là cuộc khủng hoảng kéo dài mà kết cục là thêm một lần quân đội đảo chính hồi tháng 5 và vẫn đang nắm giữ chính quyền cho đến nay đã không làm nền kinh tế này đảo lộn. Nền kinh tế vẫn vận hành tốt cho dù nhiều khi chính phủ bị tê liệt.

Sức cạnh tranh của Malaysia và Indonesia tăng trưởng ổn định trong khi Singapore đánh bại hầu hết các đối thủ lớn khác để giữ vững vị trí á quân của mình. Singapore tiếp tục chứng tỏ vẫn là một trong những nền kinh tế đầu tàu. Dưới sự dẫn dắt của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và trước đó là huyền thoại Lý Quang Diệu, Singapore đã trở thành mãnh hổ thần kỳ tại châu Á, vượt qua cả Hong kong, Đài Loan và Nam Triều Tiên.

Cũng trong báo cáo ngày 3/9 của WEF, năng lực cạnh tranh của Việt Nam đã tăng 2 bậc so với năm ngoái từ 70 lên vị trí thứ 68 trong tổng số 144 nền kinh tế sau khi đã tăng 5 bậc trong năm liền trước và hiện xếp thứ 6 tại khu vực Đông Nam Á, sau Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippines.

Nỗ lực và thách thức của Việt Nam

Xét về thứ hạng, năng lực cạnh tranh của Việt Nam đã được cải thiện trong 2 năm vừa qua. Tuy nhiên, chỉ số GCI của Việt Nam không được cải thiện trong kỳ đánh giá lần này, vẫn là 4,2/7 điểm. Và trong các năm trước đó, Việt Nam đã bị tụt khá nhiều bậc từ vị trí 59/139 năm 2010 xuống 65/142 trong năm 2011, so với vị trí 68/144 hiện nay.

Một điểm đáng lưu tâm là mặc dù nằm trong khu vực năng động châu Á Thái Bình Dương nhưng tính trong 4-5 năm qua, năng lực cạnh tranh của Việt Nam không có cải thiện đáng kể trong bảng xếp hạng chung trên thế giới.
GCI, WEF, 2014, năng-lực-cạnh-tranh, Việt-Nam, ASEAN
Việt Nam đang quyết liệt nâng cao năng lực cạnh tranh, tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức cần phải nỗ lực vượt qua.
Trong khu vực, Việt Nam vẫn đứng trên Lào (92), Campuchia (94), Myanmar (134), Đông Timor (136) và rộng hơn ở châu lục là Nepal (102), Bhutan (103), Bangladesh (109)...

Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh trực tiếp với nhóm các nền kinh tế đứng ngay trên Việt Nam trong khu vực là Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippines, thì ngày càng có khoảng cách rộng.

Việt Nam ngày càng bị các nước này bỏ xa do tốc độ cải thiện năng lực cạnh tranh của Việt Nam chậm hơn rất nhiều so với các nền kinh tế cùng khu vực. Chỉ xét trong lần xếp hạng này, Việt Nam tăng được 2 bậc thì Philippines tăng 7 bậc, Thái Lan tăng 6 bậc, Malaysia và Indonesia tăng 4 bậc. Đó là chưa kể đến việc các nước này đã cải thiện mạnh mẽ năng lực cạnh tranh của mình trong nhiều năm trước đó và đang vấp phải những ngưỡng cản nhất định.

Xét kỹ báo cáo của WEF có thể thấy, xếp hạng của Việt Nam năm nay được cải thiện cơ sở hạ tầng, hiệu quả thị trường lao động, môi trường kinh doanh và quy mô thị trường. Ở chiều ngược lại, các tiêu chí như chống tham nhũng, trình độ công nghệ, các yếu tố sáng tạo của nền kinh tế, cơ sở hạ tầng và giáo dục - đào tạo bậc cao ... ở mức rất thấp.

Một điểm cũng được WEF đưa ra là lĩnh vực tài chính, ngân hàng của Việt Nam vẫn dễ tổn thương (xếp thứ 90). Đây là lĩnh vực mà Việt Nam đã chú trọng giải quyết, nhất là vấn đề tỷ lệ nợ xấu quá cao. Tuy nhiên, đây là việc không thể xử lý một sớm một chiều bởi nguồn lực để giải quyết cho khối nợ khổng lồ được tích tụ từ cả chục năm trước.

Trên thực tế, nguy cơ tiến chậm, mất lợi thế năng lực cạnh tranh so với các nhiều nước trong khu vực đã được nhắc đến khi so sánh năng suất lao động thấp đến đáng ngạc nhiên của Việt Nam so với Singapore, Malaysia... hay khi nói đến hạ tầng yếu kém hay thủ tục hành chính rườm rà. Đó là còn chưa nói tới thu nhập bình quân đầu người thấp chỉ bằng khoảng 20% so mức thu nhập tương ứng với các vị trí xếp hạng mà Việt Nam đang có.

Có thể thấy, Việt Nam đang quyết liệt nâng cao năng lực cạnh tranh như những cải thiện về thủ tục thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội... gần đây. Tuy nhiên, những cải cách này vẫn đang trong quá trình thực hiện và kết quả vẫn còn ở phía trước.

Sự tăng tốc của nền kinh tế Việt Nam trong thập kỷ vừa qua là đáng khâm phục. Tuy nhiên, phép màu của Việt Nam liệu có tiếp tục hay không có lẽ phụ thuộc nhiều vào những nỗ lực cải cách, nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian tới. Đó luôn luôn là thách thức.
Mạnh Hà
(VNN)

Quốc hội Việt Nam: Những món nợ túng thiếu dân chúng

Vài tháng sau khi tuyên bố sẽ trả “món nợ” đầu khi sẽ ban hành Luật Biểu tình vào cuối năm 2015, Quốc hội Việt Nam lại đưa ra hứa hẹn sẽ thông qua Luật Trưng cầu dân ý - “món nợ” thứ hai cũng vào cuối năm sau. Cả hai món nợ đúng theo nghĩa bóng và cả nghĩa đen này đều có độ trễ gần một phần tư thế kỷ, kể từ Hiến pháp năm 1992.


Quen “gật” hơn “lắc”

Trưng cầu ý dân là một nhu cầu không thể thiếu và cũng là quyền đương nhiên của người dân Việt Nam, nhất là khi nhân dân phải sống trong bầu không khí “Cương lĩnh đảng quan trọng hơn hiến pháp” - như tuyên bố của người đứng đầu đảng Nguyễn Phú Trọng vào cuối năm 2013.

Nhưng cũng vào cuối năm 2013, “Quốc hội nằm dưới đảng” ấy đã cho ra đời một bản hiến pháp sửa đổi không thể tù đọng hơn, với các điều khoản chính về độc quyền doanh nghiệp quốc doanh, sở hữu đất đai hầu như không hề được thay đổi, bất chấp làn sóng kiến nghị sôi trào của giới trí thức cùng lớp lớp dân oan thu hồi đất vẫn hàng tuần từ các tỉnh tràn về Hà Nội.

Cũng vào thời điểm cuối năm 2013, đại đa số nhân dân đã gần như tuyệt vọng về tương lai dân chúng sẽ được trưng cầu ý kiến rộng mở, cho dù hàm ý của sự mở rộng đó vẫn thiên về “dân chủ cơ sở” từ trên xuống dưới.

Tuy thế, sự thật hiển nhiên và còn đôi chút an ủi là nếu xã hội Việt Nam không được khởi đi từ Phong trào Kiến nghị 72 đòi dân chủ vào đầu năm 2013, có lẽ cho tới giờ vẫn không có bất kỳ bóng dáng lời hứa hẹn nào từ phía 500 đại biểu quen “gật” hơn là “lắc”.

Mới “đối thoại hẹp”

Cần ghi nhận rằng cho dù chưa thể phát triển rộng lớn như phong trào Hiến chương 77 ở Tiệp Khắc vào thế kỷ trước, nhóm Kiến nghị 72 đã gióng lên được tiếng lòng của phần lớn giới trí thức và người dân, đặc biệt là tầng lớp dân nghèo ở Việt Nam.

Ngay cả những chủ đề thuộc loại cực kỳ cấm kỵ trong nhiều năm trước như vai trò độc đảng hay đa đảng, quân đội trung thành với đảng hay chỉ với Tổ quốc, ứng cử và bầu cử tự do…, cũng được phong trào Kiến nghị 72 tung ra như một mũi giáo chĩa vào chân thành trì bảo thủ và mục rệu.

Tác động trên, dù chưa đủ lớn, nhưng đã làm lay động lớp đá che chắn của thành trì đó, chưa kể không ít khối đá đã lung lay từ bên trong. Cộng hưởng với nhiều xung động liên tục của khối quốc gia tiến bộ về dân chủ và nhân quyền trên thế giới, không mấy ngạc nhiên là Nhà nước Việt nam đã dần phải chuyển đổi từ thái độ đóng cửa im lặng sang xu hướng được coi là “đối thoại hẹp”.

Tuy thế vẫn đáng buồn cho tới giờ, tất cả vẫn chỉ là “hẹp” chứ chưa có tín hiệu nào quá khả quan cho không gian của xã hội dân sự người dân.

Cách đây khoảng một tháng, Ủy ban Thường vụ quốc hội lại dính vào tính thủ cựu quá khó sửa khi áp đặt quan điểm “chưa nên cho phép tự vận động ứng cử tại Việt Nam”. Lý do mà cơ quan này trưng ra là “Thực tiễn cuộc bầu cử vừa qua cho thấy có tình trạng người ứng cử sử dụng vật chất ủng hộ cho cá nhân hoặc địa phương nơi mình ứng cử, tạo sự không công bằng với ứng cử viên khác”. Và đó cũng có thể là nguyên cớ để chẳng cần thiết phải thay đổi dự án Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

Những món nợ túng thiếu dân chúng

Vẫn còn khá nhiều thời gian để minh nghiệm những hứa hẹn của Quốc hội sẽ được trải nghiệm như thế nào, vì từ đây đến cuối năm 2015 sẽ còn nhiều biến động trong - ngoài mà có thể tôn tạo tính khí thất thường của cơ quan dân cử tối cao này.

Thật ra mọi việc không thể lường trước. Ngay cả những người “kiên định lý tưởng” nhất cũng khó có thể chắc chắn về một tương lai êm đềm và nhung lụa mà Bắc Kinh dành cho họ, nhất là sau khi những kẻ Kinh Bắc ấy đặt để giàn khoan HD981 ngay trước cửa nhà Việt Nam.

Còn với giới dân chủ Việt Nam, tình thế cũng xoay vần không kém. Mới chỉ vào cuối năm 2012, giới trí thức và người dân đã chưa thể có điều kiện đòi hỏi những thứ quyền thuộc về mình như hôm nay, dù chỉ bằng lời nói. Thậm chí vào cuối năm đó, nhiều người hoạt động dân chủ và bất đồng chính kiến còn bị bắt giữ khẩn cấp và sau đó bị tống giam bằng những bản án phi lý.

Song đến thời điểm này, mọi chuyện đã khác nhiều. Ngoài hai món nợ đã thực hiện công đoạn hứa hẹn, vẫn còn một món nợ thứ ba của Hiến pháp năm 1992 mà Quốc hội Việt Nam còn túng thiếu dân chúng của mình: Luật Lập hội.

Cũng lạc hậu và bảo thủ không kém Luật Trưng cầu dân ý và Luật Biểu tình, dự thảo cho Luật lập hội đã bị Quốc hội Việt Nam “ngâm” từ năm 1992 đến nay, bất kể hiến pháp luôn tuyên rao “của dân, do dân và vì dân”.

Nhưng đến đầu năm 2014, cùng với đà tăng tiến về không gian xã hội dân sự, sức ép quốc tế đối với vấn đề tự do lập hội cũng trở nên dứt khoát hơn hẳn đối với Nhà nước Việt Nam. Người ta có thể minh chứng hình ảnh này thông qua việc hơn 200 nghị sĩ của nghị viện lưỡng đảng Hoa Kỳ kiên định “không nhân quyền, không TPP”.

Tất nhiên nhân quyền không thể hiểu khác hơn là những gì liên quan thiết thực đến quyền dân, lồng trong các dự luật biểu tình, tự do lập hội và trưng cầu dân ý.

Nếu cả những nhân vật được coi là bảo thủ nhất trong đảng cũng đang phải dần nghĩ về một triển vọng nào đó từ phương Tây, Quốc hội Việt Nam sẽ không còn lý do nào để từ chối sự mặc định cho quyền dân trong năm nay và năm sau.
    Phạm Chí Dũng
  (Việt Nam Thời Báo)
Nguồn: vietnamhumanrightsdefenders.net/
 

VN dọn nhầm sư tử đá Iran hay Ấn Độ?

Tin từ Việt Nam cho hay đang có một phong trào dọn ‘Sử tử đá Trung Quốc’ khỏi nhiều đền chùa.
Cọ rửa cho sư tử đá ở Mumbai, Ấn Độ

Thực ra, đây không phải là vấn đề mới vì từ cả năm trước, vào tháng 8/2013, trang web Đài Tiếng nói Việt Nam (Bấm VOV) đã nêu chuyện ‘Loạn’ sư tử đá ở đền chùa, doanh nghiệp.
Nhưng nay, sau một đợt thanh tra của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, nhiều đình chùa ở Việt Nam đã dọn những đôi sư tử đá theo mẫu Trung Quốc bị xếp hạng 'linh vật ngoại lai'.Bấm

Là quốc gia độc lập, gồm cả độc lập về văn hóa, hiển nhiên Việt Nam có quyền dọn đi những gì không phù hợp với văn hóa nước này.
Quá ghét sư tử đá?

Nhưng câu hỏi là chuyện bê đi mấy con sư tử đá mà hiện ở Trung Quốc cũng đang là mốt có giải quyết được những vấn đề quan trọng hơn ở Việt Nam?

Trước hết là về nguồn gốc của sư tử trấn ngự trước các đền chùa.

Trong đợt hô hào ‘thoát Trung’ hiện nay, phong trào dọn sư tử đá Trung Quốc được một phần không nhỏ dư luận trên báo chí Việt Nam ủng hộ mà ít người để ý rằng sư tử đá ở Trung Quốc cũng có nguồn gốc ngoại lai.

Tiếng Anh gọi là ‘guardian lion’, chúng được cho là cùng dòng văn hóa từ Ấn Độ hoặc Tây Á vào Trung Quốc thời Hán.

Có nguồn nghiên cứu còn cho rằng chữ ‘Sư’ (Shi trong Hán tự) có gốc từ tiếng Ba Tư ‘Shiar’ chỉ sư tử.

Có thể từ đó, sư tử được Phật giáo nhận làm một biể̀u tượng rồi truyền vào Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.
"Phật giáo bắt đầu từ Ấn Độ vào Trung Quốc, tới bán đảo Triều Tiên, rồi qua biển tới Nhật Bản vào thế kỷ thứ 6. Cùng các tượng Phật và tượng đôi sư tử trấn giữ tượng. " - Bảo tàng Kyoto
Trang web của Bảo tàng Quốc gia Kyoto viết:

“Phật giáo bắt đầu từ Ấn Độ, sau đó dọc theo Con đường Tơ lụa vào Trung Quốc, tới bán đảo Triều Tiên, rồi qua biển tới Nhật Bản vào thế kỷ thứ 6. Vào lúc đó, tôn giáo này đã đem vào Nhật Bản những tác phẩm điêu khắc kiểu Phật giáo. Cùng các tượng Phật và tượng đôi sư tử trấn giữ tượng. Từ đây bắt đầu truyền thống hai sư tử đứng trước tượng Phật ở Nhật Bản.”

Vào trang Bấm web này của bảo tàng Kyoto bạn sẽ thấy hình hai con sư tử bằng đồng rất đẹp, không phải loại trắng phớ như thứ ở Việt Nam làm đại trà ngày nay.

Ở Việt Nam cũng vậy, báo chí nước này đã viết rằng trong Phật giáo, sư tử biểu tượng cho sức mạnh, oai linh nhưng tuân phục, trợ giúp cho Phật pháp như tượng Hộ pháp cưỡi sư tử ở chùa Bà Tấm (Gia Lâm, Hà Nội).

Trong thế giới cổ đại, hiển nhiên không phải chỉ có người Iran hay Ấn Độ thần thoại hóa con sư tử.

Người Tây Tạng thờ 'sư tử tuyết' (snow lion), và Hoàng gia Anh ngày nay vẫn dùng huy hiệu sư tử đội vương miện.

Con thú này cũng là biểu tượng các đội rugby của Anh và Ireland.

Văn hóa luôn là dòng chảy có giao lưu nên nhấn mạnh vào một góc, một đoạn sẽ dễ bị sai.

Có người tin rằng con nghê và lân của vùng Đông Á đã hình thành qua sự vay mượn từ hình tượng sư tử có cánh (Shedu – winged lion) trong thần thoại Iran.

Vì thế không nên gán ghép cho Trung Quốc là nguồn căn của nhiều thứ rồi có thái độ bài xích mà không hiểu thực sự mình ghét cái gì.

Qua hàng nghìn năm, lục địa Trung Hoa là điểm đến, điểm giao lưu của rất nhiều dòng văn hóa, từ Tây Á, Trung Á tới, từ Đông Nam Á hải đảo đi lên.


Con sư tử đá cũng được 'chính trị hóa' từ thời phong kiến Trung Hoa và những cặp sư tử to được đặt ngay ở Thiên An Môn, ngày nay nằm dưới ảnh ông Mao.

Và cũng như thế, chuyện thờ ảnh Mao ở Trung Quốc thời nay cũng là di sản của một thời ‘sùng bái lãnh tụ’ có nguồn gốc Liên Xô.

Người Trung Quốc ngày nay còn ‘thị trường hóa’ bằng cách bán huy hiệu ông Mao khắp mọi nơi.

Mao tuyển cũng được in lại bán ngoài chợ cho du khách, khiến nhiều người Phương Tây không hiểu đây là sự sùng bái, là trò đùa hay là chuyện thuần tuý kiếm tiền.

Vậy người Việt Nam 'bứng' sư tử đá đi nhưng có dám 'thanh lọc' luôn cả chủ nghĩa Mao không, hay chỉ làm một góc vì cảm hứng nhất thời?

Ngược lại, sự du nhập nào cũng cần được địa phương hóa nếu không sẽ tạo cảm giác lố lăng.

Bạn thử hình dung nếu vì thích Anh hay Mỹ mà một ngày đẹp trời người Việt Nam bê tượng David Beckham hay ông già MacDonald cho vào mọi sân chơi thể thao hoặc quán ăn thì chúng sẽ lố bịch đến mức nào.

Sạch đầu óc, sạch môi trường
"Sư tử được coi là một loại thú lành, có thể giải trừ được nhiều loại hình sát trước nhà, đồng thời còn có tác dụng tăng thêm uy phong của cơ quan."

Bỏ sư tử đá đi là việc đúng nhưng có lẽ không cần thiết phải nhấn mạnh đến 'nguồn gốc 'Trung Quốc' của chúng.

Điều quan trọng là cần theo nguyên tắc chung của ngành bảo tồn di tích trên thế giới: không vì nổi hứng mà ta tự thêm vào cấu trúc, trang trí mới làm hỏng đi cảnh quan của nguyên bản.

Cùng lắm, như tại nhiều di tích, phế tích La Mã còn sót lại ở Anh, Hội bảo tồn (National Trust) cho dựng một căn nhà bên cạnh, có hình vẽ, thậm chí hình ba chiều trên máy tính để người xem thưởng thức.

Phần thực địa có khi chỉ còn là một cái hố đất có vài tấm gốm mosaic, mấy viên gạch, luôn được giữ nguyên, không thêm bớt.

Không chỉ đặt sư tử đá mới toanh hay đặt tượng voi, ngựa, tượng người thời nay vào đền chùa mà mọi sự áp đặt ‘mô-đéc’, kể cả dán và treo quá nhiều cờ quạt, biểu ngữ không thuộc thời đại của di tích cũng gây phản cảm như vậy.

Ngoài ra, sư tử đá cũng không tự nhiên hiện ra ở Việt Nam.

Chúng sinh ra từ nhu cầu tâm linh, mê tín, tín ngưỡng dân gian, tin vào phong thủy, cầu tài lộc, ham cúng bái mà từ dân chúng đến không ít quan chức, lãnh đạo Việt Nam đều đang say mê.

Các bạn thử gõ ‘Sư tử đá’ vào Google sẽ thấy hàng trăm trang quảng cáo.

Nào là ‘nhận thi công thiết kế lắp đặt các mẫu sư tử đá đẹp trên toàn quốc’, hay là mô tả đặc điểm phong thủy cho cả nhà riêng và cơ quan nhà nước.

Có trang viết:

Thủ tướng Anh cùng đội tuyển rugby và chú sư tử bông

"Sư tử được coi là một loại thú lành, có thể giải trừ được nhiều loại hình sát trước nhà, đồng thời còn có tác dụng tăng thêm uy phong của cơ quan."

Hay là:

"Sư tử đá biểu trưng cho sự uy nghiêm, hóa giải tà khí và thu hút tài lộc, trấn phong thủy trước cổng nhà, cửa công ty."

Sư tử đá thực ra chỉ là cục đá, chẳng có lỗi gì và cũng chỉ có uy phong vì người ta tin là thế.

Chừng nào người ta vẫn cứ tin vào những điều như vậy thì có dẹp sư tử đá đi sẽ có các con khác dần dần quay lại chiếm lĩnh cảnh quan và đầu óc người Việt Nam.
Nguyễn Giang  
bbcvietnamese.com
  (BBC)

Chủ tịch tỉnh Bình Dương giàu cỡ nào?!

(PetroTimes) – Việc  ông Lê Thanh Cung, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, có khối tài sản khổng lồ là biệt thự và hàng chục héc ta cao su đã làm dư luận quan tâm… Không chỉ là giá trị của khối tài sản “ khủng” này, mà còn về, nguồn gốc tài sản này của vị Chủ tịch tỉnh có minh bạch hay không?
Căn biệt thự được ông Nguyễn Minh Giao, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Dương nhận định chỉ... vài tỉ đồng

Ngày 4/9, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Dương đã tổ chức họp giao ban báo chí quý 3/2014. Tại buổi họp, ông Nguyễn Minh Giao, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Dương xác nhận thông tin, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thanh Cung hiện đang sở hữu vài chục héc ta cao su.

Từ việc có vài chục héc ta cao su, ông Cung nhanh chóng giàu lên từ thứ “vàng trắng” từng gây sốt một thời. Dư luận đặt câu hỏi, khối tài sản vài chục héc ta của ông Lê Thanh Cung có được từ khi nào?

Theo tìm hiểu của phóng viên PetroTimes, hàng chục héc ta của cao su của ông Cung có được từ khi vị Chủ tịch tỉnh đang còn giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương (trên trang cổng thông tin điện tử Chính phủ, từ tháng 1/1997 đến tháng 12/2000, ông Lê Thanh Cung giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương).

Thời điểm này, công ty chế biến cây công, nông nghiệp xuất khẩu tỉnh Bình Dương (gọi tắt: công ty Sobexco) là doanh nghiệp nhà nước nằm trên địa bàn xã Thới Hòa, huyện Bến Cát. Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty Sobexco thua lỗ nên ngày 1/11/2001, Chủ tịch UBND tỉnh có quyết định số 176/2001/QĐ.CT về việc giải thể công ty Sobexco.

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cho đến khi giải thể, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản thu hồi đất của công ty Sobexco với tổng diện tích 980,137 héc ta. Trong đó, giao cho dân đã nhận khoán trước: 320,24 héc ta; Bán thẳng vuờn cây cao su cho người sử dụng 306,979 héc ta; Đấu giá vườn cây cao su: 352 héc ta; Đấu giá đất chuyên dùng: 0,918 héc ta.

Lô đất của ông Lê Thanh Cung đang sở hữu nằm trong diện “giao cho dân đã nhận khoán trước: 320,24 héc ta” thuộc khu đất lâm trường Long Nguyên tại ấp 8, xã Long Nguyên (huyện Bến Cát). Ngày 9/9/2003, UBND tỉnh có công văn về việc chấp thuận giao 320,7 héc ta đất trước đây do công ty Sobexco quản lý cho UBND huyện Bến Cát quản lý và xem xét giao đất sản xuất nông nghiệp cho dân có nhu cầu theo thẩm quyền được giao.
Lô đất cao su vài chục héc ta của ông Lê Thanh Cung được tráng nhựa dài khoảng 2 km băng ngang vườn.

Căn cứ vào tinh thần công văn nói trên của UBND tỉnh, UBND huyện Bến Cát đã thực hiện giao đất theo thẩm quyền trên cơ sở sổ xanh đổi sổ đỏ. Diện tích đo đạc lại khi cấp sổ đỏ là 320,24 héc ta. Trong đó, cấp sổ đỏ cho 112 hộ dân: 283,53 héc ta; diện tích hành lang đường: 9,61 héc ta; đất khu dân cư ấp 8 Long Nguyên: 24,3 héc ta; đất bãi rác: 2,8 héc ta.

Trong 112 hộ dân được cấp sổ đỏ với diện tích 283,53 héc ta, thực chất, ông Cung đứng tên hàng chục héc ta đất. Một vị Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã từng để lại bút tích về việc có ít nhất 3 cán bộ được cấp đất trong đợt này. Bản viết tay thể hiện: “Cán bộ: 9 Cung (PCT huyện), Út Đoàn (PCT), Út Tuyền (Ban TC)”.

Báo cáo Kết quả Thanh tra của tỉnh Bình Dương có đề cập đến diện tích đất mà ông Cung được sở hữu nhưng không nhắc đến việc thu hồi phần đất có “dính” đến ông Lê Thanh Cung. Thời điểm này, ông Cung đang giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sông Bé (Bình Dương cũ), Ủy viên Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Bình Dương.

Ông Lê Thanh Cung được sở hữu hàng chục héc ta vườn cao su đang gây tranh cãi trong dư luận. Điều 8 Nghị định 85/NĐ.CP qui định: “Đối với cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước và bộ đội về hưu hoặc nghỉ mất sức đang hưởng chế độ trợ cấp thường xuyên, nếu có khả năng sản xuất, có nhu cầu sử dụng đất, thì UBND xã, phường, thị trấn căn cứ vào quỹ đất ở tại địa phương và tùy theo đối tượng cụ thể mà cho họ được thuê có thời hạn một số đất để sản xuất…”.

Ngày 26/12/2000, Tổng cục thuế cũng đã có văn bản về việc trả lời chính sách thu đối với công ty Sobexco. Cụ thể: “Công ty Sobexco là một doanh nghiệp nhà nước được nhà nước giao đất nông nghiệp để trồng cây cao su; khi công ty không có nhu cầu sử dụng đất thì diện tích đất nông nghiệp phải được trả lại cho nhà nước để giao lại cho các đơn vị khác sử dụng theo hình thức giao hoặc cho thuê đất, công ty chỉ được phép bán giá trị tài sản trên đất (cây cao su và các cơ sở hạ tầng khác nếu có)”.
Hưng Long 

Đập thủy điện Trung Quốc gây hại môi trường Miến Điện


Cầu nối liền Trung Quốc với Miến Điện trên sông Irrawady, nơi dự kiến xây thêm một đập thủy điện.
Cầu nối liền Trung Quốc với Miến Điện trên sông Irrawady, nơi dự kiến xây thêm một đập thủy điện. – Eitan Simanor

Tú Anh -RFI

Dòng sông Thanlwin của Miến Điện bị cạn kiệt, tỷ trọng muối gia tăng sát hại thủy sản và đe dọa đời sống của hàng triệu dân Miến Điện. Thủ phạm là các đập thủy điện của Trung Quốc xây trên thượng nguồn bất chấp hệ quả gây ra cho dân tộc láng giềng. Thế mà Miến Điện, vì lý do phát triển kinh tế, cũng có kế hoạch xây thêm 6 đập. Nhiều chuyên gia lên tiếng cảnh giác.
Lời báo động được đưa ra trong buổi hội thảo về hậu quả của các đập thủy điện trên dòng sông Thanlwin, diễn ra tại đại học Mounlmein, Miến Điện, cùng với sự tham gia của hơn 200 chuyên gia quốc tế, theo loan báo của hãng tin AsiaNews.

Tại hội nghị này, các chuyên gia Miến Điện, Thái Lan và cả Trung Quốc cho biết họ đã ghi nhận những thiệt hại cho môi trường và đời sống dân chúng ở lưu vực sông. Nguyên nhân thứ nhất là các đập thủy điện của Trung Quốc xây trên thượng lưu sông Thanlwin hoặc Salween (đoạn thượng nguồn của sông tại Trung Quốc gọi là Nu Jiang [Nộ Giang]). Ngoài hệ quả do dòng nước bị cạn kiệt, các chuyên gia tố cáo tình trạng ô nhiễm hóa chất do các tập đoàn công nghiệp Trung Quốc đổ chất phế thải ra sông.
Min Min Nwe, điều hợp viên tổ chức hội thảo cho biết tình trạng ô nhiễm hóa chất vừa đe dọa cá tôm vừa kích thích côn trùng và ốc bưu lớn nhanh phá hoại mùa màng của nhiều làng mạc.
Đời sống người dân ở hạ lưu sông sẽ ra sao nếu Miến Điện cũng quyết định xây thêm 6 đập thủy điện? Trong bản phúc trình gửi Quốc hội Miến Điện, hai trăm chuyên gia quốc tế kêu gọi cơ quan lập pháp « tránh » cho đất nước « kịch bản tai họa » này.
Hội thảo về hệ quả đập thủy điện trên thượng nguồn sông Thanlwin do các hiệp hội Năng lượng tái tạo Miến Điện REAM, Mạng lưới sinh thái và năng lượng Mekong Mee Net… tổ chức.
Sông Thanlwin dài khoảng 2.800 km, đứng thứ hai ở Đông Nam Á, sau sông Mêkông. Chảy qua Miến Điện còn có Irrawady, một dòng sông lớn khác.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét