Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 3 tháng 7, 2014

Việt Nam liệu có ‘thoát Trung’ được không?

  • Cựu tổng thống Pháp bị tạm giam (BBC) - Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy bị cảnh sát tạm giam, một diễn biến có thể ảnh hưởng kế hoạch trở lại chính trường của ông.
  • Ăn vạ thế nào 'thì tốt'? (BBC) - Trần Công Hưng từ Hà Nội bàn về những cú "ăn vạ" và “ngã đẳng cấp” của các ngôi sao bóng đá.
  • Chuẩn bị hồ sơ, cân nhắc đấu tranh pháp lý với Trung Quốc (BaoMoi) - Trong 2 ngày 30-6 và 1-7, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 6-2014. Tại cuộc họp báo thường kỳ do Văn phòng Chính phủ (VPCP) tổ chức cuối ngày 1-7, Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Văn Nên cho biết, phiên họp này Chính phủ đi sâu thảo luận tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2014. Chính phủ họp trực tuyến với các địa phương, các ban chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ. Đáng chú ý, lần này Chính phủ đã thảo luận sâu về tình hình biển Đông.
  • BRAZIL - CÚP BÓNG ĐÁ 2014: Bỉ hy vọng vào tứ kết, Achentina sẽ áp đảo Thụy Sĩ (RFI) - Với một thế hệ cầu thủ đầy tài năng như Eden Hazard, đội tuyển Bỉ hôm nay hy vọng sẽ hạ được đội tuyển Mỹ để lọt vào tứ kết lần đầu tiên kể từ năm 1986, năm mà« Những con quỷ đỏ» giành được thứ hạng tư ở Cúp thế giới tại Mêhicô. Đối với huấn luyện viên Bỉ Marc Wilmots, không vào được tứ kết« sẽ là một thất bại». 
  • World Cup Brazil 2014: ngày thứ 20 (RFA) - Hôm nay là ngày thứ 20 của World Cup và cũng là ngày cuối cùng của vòng 16 với 2 trận banh, đầu tiên là trận tranh tài giữa Argentina và Thụy Sĩ, kế đến là trận Hoa Kỳ và Bỉ.
  • NHẬT BẢN - HIẾN PHÁP: Chính phủ Nhật Bản xét lại ý nghĩa điều 9 Hiến pháp (RFI) - Nội các Shinzo Abe chấp thuận dự thảo nghị quyết cho phép Nhật Bản sử dụng quyền« tự vệ tập thể». Sáng nay 01/07, đúng như dự kiến, liên minh bảo thủ cầm quyền tại Tokyo đã bật đèn xanh« lách né» điều 9 bản Hiến pháp 1947 cấm Nhật Bản tham gia chiến dịch quân sự bên ngoài lãnh thổ. Sau quyết định của hành pháp, dự thảo sẽ đưa sang Quốc hội để biến thành luật.
  • NHẬT BẢN - HIẾN PHÁP: Nhật Bản cho phép quân đội tham chiến ở nước ngoài (RFI) - Trong cuộc họp báo vào chiều nay, 01/07/2014, Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố nhận lãnh« trách nhiệm trọng đại» cho phép quân đội bảo vệ hòa bình và sinh mạng dân Nhật trong mọi hoàn cảnh. Lần đầu tiên từ sau Đệ nhị thế chiến, quân đội Nhật có quyền trợ giúp đồng minh khi bị tấn công. Vài giờ trước,đúng vào ngày quân lực 01/07, chính phủ Nhật thông qua dự thảo nghị quyết về« quyền tự vệ tập thể». Tokyo thay đổi học thuyết quân sự để làm gì ?
  • NHẬT BẢN - HIẾN PHÁP: Chính phủ Nhật thông qua dự thảo sửa đổi Hiến pháp chủ hòa (RFI) - Chính phủ Nhật chấp thuận dự thảo nghị quyết cho phép Nhật Bản sử dụng quyền« tự vệ tập thể». Sáng nay 01/07, đúng như dự kiến, liên minh bảo thủ cầm quyền tại Tokyo đã bật đèn xanh hủy bỏ điều khoản Hiến pháp 1947 cấm Nhật Bản tham gia chiến dịch bên ngoài lãnh thổ. Sau quyết định của hành pháp, dự thảo sẽ đưa sang Quốc hội.
  • INDONESIA - XÃ HỘI: Cựu Chủ tịch Tòa Bảo Hiến Indonesia bị án tù chung thân (RFI) - Nhận hối lộ, phân xử thiên vị trong một số kết quả bầu cử, Chủ tịch Tòa Bảo Hiến bị mất chức và bị lãnhán chung thân. Theo bản luận tội của tòaán chống tham nhũng,ông Akil Mochtar đã nhận hối lộ tổng cộng 57 tỷ rupiah, tương đương hơn 4,5 triệu đô la, liên quan đến 15 vụ bầu cử cấp địa phương.
  • Dân Hong Kong tuần hành vì dân chủ (BBC) - Hàng chục nghìn người Hong Kong tham gia cuộc tuần hành vì dân chủ ngày 1/7, chỉ vài ngày sau cuộc trưng cầu dân ý không chính thức về quyền bầu cử.
  • TRUNG QUỐC - HOA KỲ: Đối thoại kinh tế và chiến lược thường niên Mỹ - Trung (RFI) - Theo AFP, tuần tới Ngoại trưởng và Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ sẽ công du Trung Quốc trong khuôn khổ cuộc Đối thoại song phương thường niên về kinh tế và chiến lược lần thứ sáu. Cuộc đối thoại lần này được tổ chức trong bối cảnh quan hệ giữa hai đại cường quốc đang căng thẳng, đặc biệt với các cáo buộc gián điệp và các tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.
  • MIẾN ĐIỆN - TRUNG QUỐC: Miến Điện : Đập thủy điện Trung Quốc đe dọa bang Kachin (RFI) - Thời sự ChâuÁ khá rải rác trên các mặt báo Pháp sáng nay 01/07/2014, tập trung chủ yếu vào các lãnh vực kinh tế, chính trị và môi trường. Mục điểm báo xin mở đầu với bài phóng sự đề tựa« Miến Điện : Bang Kachin dưới mối họa của đập thủy điện Trung Quốc» trên báo Le Monde. Tờ báo nhận định dựán công trình khổng lồ này có nguy cơ làm đảo lộn cuộc sống của hàng chục ngàn người, đe dọa nghiêm trọng hệ sinh thái và làm biến mất nhiều điểm thờ tự tôn giáo cũng như văn hóa quan trọng của bang Kachin.
  • Ý - LIÊN HIỆP CHÂU ÂU: Ý đảm nhiệm Chủ tịch luân phiên Châu Âu (RFI) - Bắt đầu từ tháng 7/2014, nướcÝ đảm nhiệm cương vị Chủ tịch luân phiên Liên Hiệp ChâuÂu trong sáu tháng. Ngày mai, 02/07, Thủ tướngÝ Matteo Renzi sẽ trình trước Nghị viện ChâuÂu tại Strasbourg chương trình hành động củaông. Thủ tướngÝ đã chuẩn bị chương trình này cùng với Tổng thống Pháp François Hollande, và một số đồng minh khác.
  • LIÊN HIỆP CHÂU ÂU: Ông Martin Schulz tái đắc cử Chủ tịch Nghị viện Châu Âu (RFI) - Hôm nay, 01/07/2014, tân Nghị viện ChâuÂu với 751 thành viên vừa nhóm họp đã bầu lại Chủ tịch mãn nhiệm,ông Martin Schulz người Đức, vào chức vụ này. Việc lãnh đạo đảng Xã hội ChâuÂu (PSE) Martin Schulz, tái đắc cử đã được dự báo trước, sau các thỏa hiệp giữa hai đảng lớn nhất ChâuÂu, đảng cánh hữu Nhân dân ChâuÂu (PPE) và đảng Xã hội ChâuÂu.
  • UKRAINA - KHỦNG HOẢNG: Ukraina mở chiến dịch tấn công phe ly khai ở miền đông (RFI) - Đêm thứ Hai qua ngày thứ Ba hôm nay, 01/07/2014, theo Reuters, chính quyền Ukraina quyết định chấm dứt lệnh ngừng bắn tại miền đông, được đơn phương thực hiện trong một tuần lễ, và được triển hạn thêm ba ngày, chính thức hết hạn vào 19 giờ GMT. Theo Kiev, lệnh ngừng bắn chưa bao giờ được phe nổi dậy thân Nga tôn trọng. Lệnh ngưng bắn đã bị lực lượng ly khai vi phạm hơn một trăm lần, khiếnít nhất 27 binh sĩ Ukraina thiệt mạng. 
  • ISRAEL - PALESTINE: Tìm thấy thi thể ba thiếu niên Israel bị bắt cóc (RFI) - Thi thể của ba thiếu niên Israel, mất tích ngày 12/06/2014 tại Cisjordani, đã được tìm thấy tối hôm qua, 30/06. Thứ trưởng Quốc phòng Israel Danny Danon cáo buộc lực lượng Hamas, cầm quyền tại dải Gaza, đứng đằng sau vụ giết hại, và hứa hẹn sẽ« tiêu diệt» phong trào Hồi giáo Palestine này.
  • Tập trận ở TBD giúp các nước sẵn sàng ứng phó khủng hoảng (RFA) - Chỉ huy hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ là Harry Harris nói tại Hawaii vào ngày hôm qua rằng cuộc tập trận hải quân vành đai Thái Bình Dương tạo điều kiện cho các quốc gia tham gia tập trận sẵn sàng ứng phó trong các cuộc khủng hoảng như cứu trợ nạn nhân của cơn siêu bão Hải Yến vừa qua ở Philippines.
  • Người dân Lý Sơn đối mặt với nắng hạn (RFA) - Hai tháng nay, ngư dân Lý Sơn nói riêng và người dân huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi luôn phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, trong đó, ngư dân bị Trung Quốc đâm chìm tàu, mất trắng tài sản, người bị thương vong, nông dân trồng hành, tỏi thì bị nắng hạn hoành hành, nguồn nước thiếu hụt khiến cho đời sống của người dân huyện đảo trở nên ngột ngạt, teo tóp khó bề trụ nổi.
  • Đứa con Hoang đàng trong Nước lạ (RFA) - Kính thưa quí vị và các bạn, kể từ tối nay Kính Hòa sẽ đến với quí vị và các bạn trong Tạp chí Điểm Blog hàng tuần mỗi tối thứ hai. Câu chuyện trên các blogs suốt một tháng qua không có gì khác ngoài những bi hùng ngoài biển Đông đang dậy sóng
  • Giàn khoan HD 981 của Trung quốc chỉ là bước khởi đầu (RFA) - Giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc được hạ đặt và hoạt động trong vùng biển và thềm lục địa Việt Nam tròn hai tháng nay. Hành xử của Bắc Kinh tiếp tục ra sao? Phản ứng của Hà Nội thế nào? Và ước nguyện chính của người dân Việt Nam trước tình thế là gì?
  • Công nhân Campuchia quay trở lại Thái Lan (VOA) - Các công nhân Campuchia đang quay trở lại Thái Lan sau vụ di cư hàng loạt trong 6 tuần qua dẫn đến ước tính có 200.000 người đã trở về quê hương vì sợ hãi
  • Chuẩn bị hồ sơ bảo vệ chủ quyền biển Đông (BaoMoi) - Để ứng phó với tình huống xấu, các bộ ngành, địa phương cần chủ động tính toán các phương án, trong đó chú trọng mở rộng, đa dạng hóa thị trường, tận dụng có hiệu quả các hiệp định thương mại, khuyến khích tiêu dùng nội địa.
  • Ủng hộ giải quyết các vấn đề trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình (BaoMoi) - Theo TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Bỉ, tối 30-6, tại Thủ đô Brúc-xen, đồng chí Lê Hoàng Quân, Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh đã hội kiến Chủ tịch Hạ viện Bỉ A.Phơ-la-ô. Cùng dự, có Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Bỉ Phạm Sanh Châu. Tại cuộc hội kiến, đồng chí Lê Hoàng Quân giới thiệu những thành tựu phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam cũng như của TP Hồ Chí Minh trong thời gian qua, đồng thời trao đổi quan điểm về tình hình căng thẳng trên Biển Đông do Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981 trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam.
  • VN chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền ở Hoàng Sa (BaoMoi) - Theo luật pháp quốc tế, sự kiện triều đình nhà Nguyễn hay thực dân Pháp không thường xuyên hay tích cực hành xử chủ quyền Hoàng Sa trong một thời gian không cấu thành yếu tố quần đảo Hoàng Sa, một phần hay toàn phần, bị Việt Nam từ bỏ chủ quyền.
  • Tổng bí thư: 'Chúng ta phải chuẩn bị mọi khả năng' (BaoMoi) - (Seatimes) Sáng 1/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có buổi tiếp xúc với cử tri quận Tây Hồ (Hà Nội). Tại buổi tiếp xúc, một cử tri phường Yên Phụ đã nhắn nhủ Tổng bí thư "biết dựa vào sức dân thì chúng ta sẽ thắng" trong cuộc đấu tranh với Trung Quốc về chủ quyền Hoàng Sa, T
  • Chiến lược “đánh tráo nhận thức” (BaoMoi) - QĐND - Trong một bài viết mới đây trên tờ National Interest, chuyên gia H. Ca-di-a-ni-xơ (H.Kazianis) thuộc Viện Chính sách Trung Quốc của Đại học Nottingham (Anh) nhận định, thông qua việc huy động các giàn khoan và xuất bản bản đồ nhằm “đánh tráo nhận thức”, Trung Quốc đã và đang điều chỉnh chiến lược cho ý đồ độc chiếm Biển Đông. Xin giới thiệu nội dung chính bài viết này...
  • Ngoại trưởng Philippines sắp thăm Việt Nam (BaoMoi) - Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario ngày 2/7 có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam kéo dài hai ngày, theo lời mời của Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.
  • Thâm thúy tranh biếm họa “Hướng về Biển Đông” (BaoMoi) - (ĐSPL) – Sau triển lãm tranh cổ động “Bảo vệ biển đảo Tổ quốc” và triển lãm mỹ thuật “Đến với Trường Sa”, Hội Mỹ Thuật Việt Nam tổ chức triển lãm tranh biếm họa “Hướng về Biển Đông” tại Nhà triển lãm Mỹ Thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội.
  • Chủ động ứng phó với những tác động tiêu cực về kinh tế-xã hội (BaoMoi) - Chiều 1/7, tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng Sáu, trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến các biện pháp của Chính phủ trong việc ứng phó với những tác động tiêu cực về kinh tế-xã hội do tình hình phức tạp trên Biển Đông, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên khẳng định Việt Nam đã có chủ trương xây dựng và vận hành nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế sâu rộng.
  • Đường lưỡi bò, giàn khoan Hải Dương - 981 vào biếm họa (BaoMoi) - (TNO) 80 bức biếm họa của 40 họa sĩ đang được trưng bày tại Nhà triển lãm mỹ thuật (16 Ngô Quyền, Hà Nội) như thay tiếng nói yêu nước sục sôi, lên án âm mưu bành trướng Trung Quốc trên biển Đông của hàng triệu trái tim con dân đất Việt.
  • 'Chính phủ đã chuẩn bị cho tình huống xấu nhất' (BaoMoi) - Thông báo phiên họp Chính phủ về tình hình 6 tháng đầu năm, chiều 1.7, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết dù có khó khăn song Chính phủ sẽ không điều chỉnh các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, đồng thời khẳng định, Chính phủ đã chuẩn bị cho tình huống xấu nhất.
  • VPCP họp báo thường kỳ tháng 6 (BaoMoi) - (Chinhphu.vn) – Ngày 1/7, Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo thường kỳ tháng 6/2014 dưới sự chủ trì của Bộ trưởng-Chủ nhiệm VPCP, Người phát ngôn của Chính phủ Nguyễn Văn Nên và có sự tham dự của đại diện lãnh đạo các bộ, ngành liên quan.

Nhạc sĩ Tuấn Khanh kêu gọi yêu cầu đưa vụ án 2 người TQ chặt đầu em bé VN ra ánh sáng

Nhà thơ Đỗ Trung Quân:

Tôi tag bức thư này của nhạc sĩ Tuấn khanh, hình ảnh em bé bị chặt đầu quá man rợ và khủng khiếp có thể gây sock cho mọi con người văn minh, tôi không thể đưa lên dù đấy chính là bằng chứng. Bức Thư là lời kêu gọi lương tâm , tôi tin rằng truyền thông Vn sẽ có người lắng nghe lời kêu gọi này.tội ác phải được đưa ra công lý


chân dung 2 kẻ giết người quốc tịch TQ

Nhạc Sĩ Tuấn Khanh:

Kính gửi toàn bộ giới truyền thông tự do Việt Nam

Đã gần 6 tháng, kể từ khi vụ án man rợ của 2 người Trung Quốc chặt đầu một em bé Việt Nam học lớp 4 ở Lạng Sơn, do cha của em này nợ tiền.

Rất nhiều thông tin trái ngược nhau được đưa ra. Nơi thì nói sẽ xử nghiêm. Nơi thì nói phải giao 2 kẻ phạm tội về Trung Quốc. Tới nay, đã không còn tin tức về sự kiện này nữa. Số phận em bé Việt Nam chết thảm thiết và gia đình của em nay ra sao, không hề được biết tới.

Vì lẽ công lý thuộc về nhân dân. Vì sự thật thuộc về lịch sử để chứng minh cho những điều khác lớn hơn. Xin gửi phần tối của sự kiện này đến cho những ai đứng về phía con người Việt Nam, nếu có điều kiện đi đến nơi, mong cậy nhờ tìm hiểu kết cục của câu chuyện này và ghi lại.

Đã có quá nhiều oan khiên bị chìm khuất. Xin hãy bắt đầu từ chuyện nhỏ nhất để có thể tiếp tục với những điều lớn hơn.

Xin đừng bao giờ quên rằng những oan hồn Việt Nam vẫn đang chờ chúng ta chứng minh một tình đồng bào có thật.
Tuấn Khanh
Xem thêm:
Lạng Sơn: Bé gái 9 tuổi bị 2 người Trung Quốc chặt đầu man rợ
Theo Huỳnh Ngọc Chênh

Việt Nam liệu có ‘thoát Trung’ được không?


Xe tải xếp hàng tại cửa khẩu Tân Thanh vào Trung Quốc từ Lạng Sơn, Việt Nam (D. Schearf / VOA). Bộ Công thương Việt Nam đã nêu một giải pháp cụ thể, đó là đưa vải thiều vào tiêu thụ tại các tỉnh phía nam để giúp loại trái cây nổi tiếng của miền Bắc này tránh bị phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

'Cơ hội thoát Trung ngàn năm có một', 'Muốn thoát Trung Quốc, phải vượt qua chính mình'… Đó là các hàng tít trên báo chí Việt Nam những ngày qua. Mới đây, Bộ Công thương Việt Nam đã nêu một giải pháp cụ thể, đó là đưa vải thiều vào tiêu thụ tại các tỉnh phía nam để giúp loại trái cây nổi tiếng của miền Bắc này tránh bị phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Để tìm hiểu xem liệu Việt Nam có thể thoát khỏi cái bóng quá lớn của Trung Quốc hay không, VOA Việt Ngữ đã hỏi chuyện Tiến sỹ kinh tế người Mỹ gốc Việt Alan Phan, người từng có nhiều năm hoạt động kinh doanh tại cả Việt Nam lẫn Trung Quốc.

Trước hết, kinh tế gia này nói về sự áp đảo của kinh tế của nước láng giềng phương Bắc của Việt Nam:

Thực tình thì sự áp đảo này đã kéo dài lâu rồi vì có nhiều lý do: một là họ ở rất gần, hai là họ rất quen thuộc với thị trường và thứ ba là nhà nước Việt Nam đã dành cho họ rất nhiều ưu đãi.

Điều quan trọng nhất là cái hệ thống pháp luật của Việt Nam dễ bị trục lợi nếu mà vấn đề tham nhũng hiện diện gần như là khắp nơi. Trong các vấn đề chính này, Trung Quốc đã lợi dụng tối đa thành ra họ có một cái ưu thế so với các nhà đầu tư hay các doanh nhân khác trên thế giới thì họ gần như là có một lợi thế gần như tuyệt đối trong vấn đề giao thương với Việt Nam, và đo đó cái kinh tế Việt Nam tùy thuộc rất nhiều vào Trung Quốc.

Có thể nói cái quan trọng nhất là vấn đề là gần như là nền kinh tế Việt Nam hiện nay tùy thuộc rất nhiều vào vấn đề xuất khẩu qua những xí nghiệp FDI. Và cái quan trọng nhất, tất cả các nguyên liệu, phụ liệu cũng như là máy móc dùng cho việc xuất khẩu này nó đều là, phần lớn là từ Trung Quốc. Thì đó tôi cho là một cái điều sẽ gây ra những hệ lụy nếu mà Trung Quốc có áp dụng các biện pháp này kia. Hiện bây giờ vẫn chưa thấy nhưng có thể trong tương lai, đó là một vũ khí bén nhọn của họ.

VOA: Như vậy, có nghĩa là trong tương lai gần, Việt Nam khó mà thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Trung Quốc về kinh tế đúng không, thưa ông?

Tiến sỹ Alan Phan: Đúng rồi, bởi vì ngoài vấn đề họ đang nắm giữ một lợi thế rất là quan trọng thì lại thêm một cái là cái thu nhập của người Việt Nam, người tiêu dùng Việt Nam quá thấp thành ra họ ưa chuộng cái hàng rẻ tiền và những cái hàng này thì đặc biệt là Trung Quốc có thể nói là họ có lợi thế không những tại Việt Nam mà gần như khắp toàn cầu về các đồ rẻ tiền, kém chất lượng.

Dĩ nhiên là người Việt Nam thì họ vẫn thích những hàng hóa từ Âu – Mỹ nhưng mà họ không có thể nào trả giá được, thành ra đó là vấn đề tại sao hàng Trung Quốc tràn ngập Việt Nam, nhất là tại những vùng quê. Nói về số lượng thì nó khủng khiếp lắm.

Một điều quan trọng hơn nữa là doanh nhân Trung Quốc họ rất khôn khéo nếu so với doanh nhân Việt Nam. Các chiến lược về thị trường hay mô hình kinh doanh cũng như cách thức để mà đem hàng Trung Quốc vào Việt Nam thì họ rất thành công.

VOA: Thưa ông, vừa qua các nhân sỹ, trí thức ở Việt Nam có đề cập tới điều họ nói là ‘thoát Trung’, theo ý kiến của ông, tính khả thi của lời kêu gọi này như thế nào?

Tiến sỹ Alan Phan: Vấn đề thoát Trung, ngay cả kinh tế, chính trị cũng như quân sự, thì tôi cho là hiện bây giờ cái khả thi gần như là 0 bởi vì thứ nhất, trên thượng tầng của lãnh đạo Việt Nam, vẫn còn một sự liên kết khá bền chặt với lại chính trị của Trung Quốc.

Vấn đề là ngay cả chính phủ, dù họ nói bất cứ điều gì, thì cái quyền lợi, quyền lực của họ dựa rất nhiều vào chính trị của đảng Cộng sản Trung Quốc. Thành ra tôi nghĩ là ngay cả người cầm đầu cũng không muốn làm gì để ảnh hưởng tới cái đó thì những chuyện khác sẽ tùy thuộc vào quyết định đó.

Còn vấn đề thoát ra khỏi kinh tế thì cũng là một điều khó bởi vì như tôi nói, nó đòi hỏi một sự thay đổi toàn diện về cách thức làm ăn, về những cái doanh nghiệp nhà nước, về những người đã được hưởng thụ rất nhiều từ Trung Quốc mà hiện bây giờ đang nắm nền kinh tế Việt Nam. Bảo họ thay đổi thì tôi nghĩ đó là điều không thể có. Và điều sau cùng như tôi nói, thị trường Việt Nam với một cái thu nhập quá thấp thì họ khó có thể đi tìm hàng hóa từ những nơi khác để mà thay thế, và xuất khẩu Việt Nam cũng tùy thuộc rất nhiều vào giá rẻ của nguyên liệu Trung Quốc nên thành ra bây giờ bảo họ thay đi, họ sử dụng nguyên liệu của Ấn Độ hay của những nơi khác thì tôi nghĩ đó là một cái chuyện họ không muốn làm.

VOA: Giới quan sát cho rằng trong khi tình hình ở biển Đông hiện vẫn chưa lắng dịu, có lẽ trong thời gian tới, những khó khăn mà kinh tế Việt Nam sẽ vấp phải cũng không phải là nhỏ. Ông nghĩ sao về nhận định này?

Tiến sỹ Alan Phan: Đương nhiên khi mà đã có những trục trặc xảy ra từ cái vấn đề chính trị. Trung Quốc dĩ nhiên họ là một nước lớn, họ muốn trở thành một cường quốc và họ muốn có một nguồn tài nguyên chắc chắn, ổn định, muốn một láng giềng có thể nói là lệ thuộc hoàn toàn với họ thành ra họ có vẻ cứng rắn trong vấn đề biển Đông.

Đồng thời, Việt Nam có nhu cầu chính trị về địa phương, về dân tộc thì tức là các lãnh đạo Việt Nam cũng không muốn tỏ ra là quá lệ thuộc vào Trung Quốc. Nhưng mà tất cả những chuyện này tôi nghĩ nó cũng giống như là ‘a storm in a teacup’, tức là quậy lên vậy thôi, chứ còn đâu cũng vào đấy. Tôi nghĩ về lâu về dài nó không thay đổi gì lắm. Còn hiện tại, trong một thời gian ngắn, nó có thể gây ra bất cập cho nền kinh tế Việt Nam.
(VOA)

Trung Quốc có là thần tượng của những nền kinh tế đang phát triển?


THUYẾT TRÌNH CỦA TIẾN SĨ DAMBISA MOYO TẠI DIỄN ĐÀN TED tháng 11 năm 2013
(Sau khi mở link, nếu không muốn nghe tiếng Anh, xin nhìn xuống ở phía dưới bên phải có chữ Subtitles, nhắp chuột vào đó, xong rồi chọn Vietnamese)
Đề tài:
Trung Quốc có là thần tượng của các nền kinh tế đang phát triển?
Nữ tiến sĩ Moyo sinh ra ở Zambia năm 1969. Tốt nghiệp Cao học ở Havard và ở American Universtity, Washingtong, D.C Mỹ; hoàn tất luận án tiến sĩ kinh tế ở Oxford University, Anh quốc. Bà từng là kinh tế gia của Goldman Sachs trong hơn mười năm, và là tư vấn viên của World Bank ở Washington, D.C. Hiện tiến sĩ Moyo là Giám Đốc Điều Hành của Mildstorm Group, một cơ quan phân tích kinh tế vĩ mô toàn cầu và thị trường tài chánh thế giới, giúp hoạch định các chiến lược đầu tư.
TED, viết tắt của Technology, Entertainment, và Design, là một diễn đàn vô vị lợi với mục đích truyền bá những ý tưởng mới, dưới hình thức những thuyết trình không dài quá 18 phút. Lập ra từ năm 1984, lúc đầu chỉ giới hạn trong các đề tài về Kỹ thuật, Nghệ thuật và Thiết Kế . Hiện nay diễn đàn mở rộng ra hầu hết mọi đề tài, từ khoa học, doanh nghiệp, y tế, giáo dục, và các vấn đề toàn cầu, v.v... với hơn 100 ngôn ngữ...
* * *

"Tự Do hay là Chết"!

Khi Patrick Henry, thống đốc Virginia, nói câu đó năm 1775, ông ta đã không tưởng được là câu đó đã vang vọng nhiều đến các thế hệ người Mỹ về sau.

Vào thời đó, câu nói được dùng để nhằm chống lại người Anh, nhưng hơn hai trăm năm qua, những lời đó đã trở thành tín niệm của nhiều người ở Phương Tây rằng Tự Do là giá trị được trân quý hơn hết, gắn liền với những hệ thống kinh tế chính trị tốt nhất.

Có nên trách họ đã tin tưởng như vâỵ?

Suốt hơn trăm năm qua, sự phối hợp của tự do dân chủ và tư bản tư nhân đã giúp Hoa Kỳ và Tây Phương đạt tới những trình độ phát triển kinh tế mới.

Suốt thời gian đó, lợi tức ở Hoa Kỳ gia tăng gấp 30 lần, nhiều trăm ngàn người đã thoát ra khỏi cảnh nghèo cực.

Trong khi đó, tài năng và sự sáng tạo đã thúc đẩy kỹ nghệ hoá, giúp sản xuất ra đồ gia dụng như tủ lạnh, máy truyền hình, xe hơi, và cả điện thoại di động.

Không đáng ngạc nhiên, khi ngay trong lúc khủng hoảng kinh tế, Tổng thống Obama vẫn cho rằng "vấn đề trước mắt chúng ta không phải là kinh tế thị trường là tốt hay xấu. Vì khả năng của thị trường trong việc tạo ra sự thịnh vượng và mở rộng sự tự do là vô song".

Và như vậy, có một sự giả định giữ người Tây phương rằng toàn thế giới sẽ quyết định tiếp nhận chủ nghĩa tư bản tư nhân như là mẫu mực của nền dân chủ tự do và của sự phát triển kinh tế, và sẽ đặt các quyền chính trị ưu tiên trước các quyền kinh tế.

Tuy nhiên, đối với nhiều người ở những nền kinh tế đang lên, thì điều vừa nói đó chỉ là một ảo tưởng, và dù rằng Tuyên Ngôn Nhân Quyền, được ký năm 1948, được công nhận rộng rãi, nhưng nó che đậy hố cách biệt giữa những quốc gia đã phát triển với những quốc gia đang phát triển, và giữa niềm tin ý hệ của một bên là quyền chính trị và bên kia là quyền kinh tế. Sự cách biệt ấy ngày càng rộng.

Ngày nay, nhiều người sống ở những quốc gia đang phát triển, nơi có đến 90% dân số thế giới, tin rằng nỗi ám ảnh của Tây phương về các quyền chính trị là lạc điệu, và điều thật sự quan trọng là việc cung cấp lương thực, nhà ở, giáo dục, và y tế. "Tự Do hay Chết" sẽ là một khẩu hiệu hay nếu người ta có khả năng để hiện thực nó, nhưng nếu một người chỉ sống với chưa đến 1 dollar thu nhập/ một ngày, thì anh ta sẽ quá bận rộn với sự sinh tồn và nuôi sống gia đình để có thì giờ lo toan việc tuyên xưng và bảo vệ dân chủ.

Ngay lúc này, tôi biết nhiều người trong hội trường này và trên thế giới sẽ nghĩ rằng, "Hừm! Điều đó khó hiểu quá", vì tư bản tư nhân và dân chủ tự do là những gì từ lâu đã được xem là thiêng liêng. Nhưng xin hỏi quý vị, nếu bị buộc phải lựa chọn giữa một mái nhà che mưa nắng và quyền bầu cử, quý vị sẽ chọn cái nào?

Trong suốt thập niên vừa qua, tôi có may mắn đi thăm trên 60 nước, phần nhiều là các nước đang phát triển, ở Châu Mỹ Latin, Á Châu, và Phi Châu của tôi. Tôi đã gặp các vị tổng thống, các nhà bất đồng chính kiến, giới làm chính sách, các luật sư, giáo giới, các y sĩ, và thường dân, và qua những cuộc chuyện trò đó tôi nhận ra rằng phần đông người ở các quốc gia đang phát triển nghĩ rằng thực ra có một sự ngăn cách sâu xa về niềm tin ý hệ đối với các vấn đề chính trị và kinh tế giữa người ở Tây Phương và người ở những vùng khác của thế giới.

Nhưng, ở đây, xin đừng hiểu lầm tôi. Tôi không cho rằng dân chúng ở các nước đang phát triển không hiểu dân chủ, tôi cũng không bảo rằng họ không mong ước để tự chọn các tổng thống hay những người lãnh đạo của mình. Tất nhiên họ muốn chứ. Nhưng tôi muốn nói rằng, theo độ ưu tiên, dân chúng ở các nước đó quan tâm nhiều đến việc do đâu mức sống của họ sẽ được cải thiện và làm cách nào để chính quyền có thể thực hiện được điều đó, hơn là việc chính quyền đó có được bầu theo lối dân chủ hay không.

Sự thật thì đây là lần đầu tiên mà ý hệ Tây Phương về chính trị và kinh tế đang gặp phải một thách thức tạo ra bởi hệ thống hiện nay của Trung Quốc. Thay vì theo chủ nghĩa tư bản tư nhân, họ thiết lập chủ nghĩa tư bản nhà nước. Họ đã không ưu tiên hoá vấn đề dân chủ. Trái lại, họ đã quyết định đặt các quyền kinh tế ưu tiên hơn các quyền chính trị. Xin thưa với quý vị rằng chính là hệ thống ở Trung Quốc đang khiến người dân các quốc gia đang phát triển nghĩ rằng đó là hệ thống đáng noi theo, vì càng ngày họ càng tin rằng hệ thống đó sẽ hứa hẹn đem lại sự cải thiện nhanh và tốt nhất cho mức sống của họ trong thời gian ngắn nhất. Nếu quý vị rộng lượng cho phép, tôi xin được giải thích, trông chốc lát, vì sao, về mặt kinh tế, họ đang đi đến một niềm tin như vậy.

Trước hết, là thành quả kinh tế của Trung Quốc trong 30 năm qua. TQ đã có thể tạo ra một mức tăng trưởng kinh tế kỷ lục và đã đưa một số lượng đáng kể người dân ra khỏi cảnh nghèo đói; một cách cụ thể đã giảm bớt sự nghèo khổ bằng cách đưa hơn 300 triệu người ra khỏi sự cùng cực. Không chỉ về mặt kinh tế, nhưng nói chung cả các mặt khác của mức sống. Chúng ta thấy rằng năm 1970 chỉ có 28% dân được vào cấp hai; ngày nay đến 82%. Như vậy, về tổng thể, mức cải thiện kinh tế là rất đáng kể.

Kế đến, Trung Quốc đã có thể cải thiện đáng kể mức bất bình đẳng lợi tức mà không phải thay đổi cơ cấu chính trị. Ngày nay, Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai nền kinh tế dẫn đầu thế giới. Nhưng hai nước lại có hai hệ thống chính trị và kinh tế khác biệt rất nhiều, một bên với chủ nghĩa tư bản tư nhân, bên kia tổng quát là chủ nghĩa tư bản nhà nước. Tuy nhiên hai nước lại có chỉ số GINI, là chỉ số về mức bất bình đẳng lợi tức, giống hệt nhau. Điều có lẽ hơi khó chịu là mức bất bình đẳng lợi tức ở Trung Quốc hiện đang được cải thiện, trong khi đó mức bất bình đẳng ở Mỹ lại gia tăng!

Thứ ba là, dân chúng các nước đang phát triển nhìn vào mức gia tăng thần kỳ và đáng kinh ngạc của cơ cấu hạ tầng của Trung Quốc. TQ không chỉ xây dựng đường sá, bến cảng, và xa lộ trong nội địa cho mình - xây mạng lưới 85,000 km đường sá - nhưng còn giúp cho Phi Châu xây dựng tuyến đường dài 9,000 dặm từ Cape Town tới Cairo. Những điều đó đập vào mắt dân chúng. Có lẽ không phải ngạc nhiên khi năm 2007 cơ quan PEW thăm dò thấy rằng 98% dân chúng 10 nước ở Phi Châu nghĩ rằng Trung Quốc đang làm những điều kỳ diệu để cải thiện đời sống của họ.

Sau cùng, Trung Quốc cũng đưa ra những giải pháp cho những vấn đề xã hội từ lâu thế giới đang phải đương đầu. Nếu quý vị du lịch từ Mogadishu, qua Mexico city, hay Mumbai, quý vị sẽ chứng kiến cảnh những cơ cấu tiếp vận và hạ tầng bị xuống cấp đang tiếp tục trở nên chướng ngại cho việc đưa thuốc men và săn sóc y tế đến các vùng thôn quê. Trong khi đó, thông qua mạng lưới doanh nghiệp nhà nước, người Trung Quốc đang có thể, dùng các công ty của mạng đó, để giúp chuyển các dịch vụ y tế đó.

Thưa quý vị, không ngạc nhiên rằng, quanh thế giới, người ta đang chỉ vào những gì TQ đang làm và bảo rằng: "Chúng tôi thích điều đó. Chúng tôi muốn điều đó. Chúng tôi muốn có thể làm được những gi TQ đang làm. Đó là một hệ thống có vẻ làm được việc." Tôi cũng muốn thưa với quý vị rằng đang có nhiều sự chuyển hướng xảy ra quanh những gì TQ đang làm liên quan đến quan điểm về dân chủ. Đặc biệt, có sự ngờ vực ngày càng tăng giữa dân chúng các nước đang phát triển, khi họ tin rằng dân chủ không còn được xem là yêu cầu tiên quyết cho sự tăng trưởng kinh tế. Sự thật thì, không chỉ TQ, những nước như Đài Loan, Singapore, Chi-Lê đã chứng tỏ rằng thật ra chính sự tăng trưởng kinh tế mới là yêu cầu tiên quyết cho nền dân chủ. Trong một nghiên cứu mới đây, bằng chứng cho thấy lợi tức là quyết tố lớn nhất tuổi thọ của một nền dân chủ. Nghiên cứu ấy khám phá ra rằng nếu lợi tức đầu người $1000/năm, nền dân chủ sẽ kéo dài chừng 8.5 năm. Nếu lợi tức đầu người trong khoảng $2,000 đến $4,000/năm nền dân chủ sẽ có thể kéo dài chừng 33 năm. Và chỉ khi lợi tức bình quân đầu người trên $6,000/năm thì nền dân chủ mới có cơ lâu dài.

Những điều trên đây cho chúng ta thấy rằng trước hết cần hình thành một giai cấp trung lưu có khả năng quy trách chính quyền. Nó cũng khuyên chúng ta không nên lo lắng chạy quanh thế giới để cưỡng hành dân chủ, vì cuối cùng chúng ta có thể gặp phải sự rủi ro là kết thúc với những loại dân chủ giả hiệu, một loại dân chủ không chừng còn tệ hại hơn cả những chế độ chuyên đoán mà chúng tìm cách thay thế.

Chứng cứ về các loại giả hiệu thì rất đáng ngại. Cơ quan Freedom House khám phá ra rằng mặc dù ngày nay có 50% các quốc gia trên thế giới được xếp vào loại dân chủ, nhưng 70% trong số đó là dân chủ giả hiệu trong ý nghĩa là dân chúng không có tự do ngôn luận và đi lại. Chúng tôi cũng tìm ra từ Freedom House rằng trong suốt 7 năm qua sự tự do đã suy giảm theo từng năm.

Những điều vừa nêu cho thấy rằng những người, cũng như tôi, quan tâm về dân chủ tự do cần phải tìm ra một phương cách khả thi bảo đảm một hình thái vững bền cho một nền dân chủ chính hiệu, có gốc rễ của nó trong nền kinh tế. Nó cũng cho thấy rằng khi TQ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, điều mà các chuyên gia mong đợi là sẽ xảy ra vào khoảng năm 2016, thì sự phân liệt ý hệ kinh tế-chính trị giữa Tây Phương và phần còn lại của thế giới sẽ càng lớn hơn.

Vậy thế giới lúc đó sẽ như thế nào? Vâng, có lẽ các chính quyền sẽ can thiệp nhiều hơn, trở nên tư bản nhà nước hơn; bảo hộ mậu dịch hơn; nhưng đồng thời, như tôi đã nêu trước kia, là sự sa sút chưa từng thấy của các quyền cá nhân và quyền chính trị.

Câu hỏi đặt ra cho chúng ta là như vậy thì Tây Phương nên làm gì? Tôi đề nghị hai lựa chọn. Tây Phương có thể hoặc cạnh tranh, hoặc hợp tác. Nếu Tây Phương chọn sự cạnh tranh với khuôn mẫu TQ, thật sự đi khắp thế giới, tiếp tục thúc đẩy cho chủ nghĩa tư bản tư nhân và dân chủ tự do, nghĩa là đi ngược với trào lưu, tuy rằng đó là lập trường tự nhiên của Tây Phương, một thứ phản đề đối với mô hình không ưu tiên cho dân chủ và tư bản nhà nước của TQ. Thực tế thì nếu Tây Phương chọn con đường cạnh tranh, sự phân đôi thế giới sẽ càng rộng hơn. Lựa chọn khác cho Tây Phương là hợp tác; một sự hợp tác theo tôi hiểu là hảy để cho các quốc gia đang phát triển có được sự uyển chuyển trong việc tìm ra, trong trật tự, những hệ thống kinh tế-chính trị thích hợp nhất đối với họ.

Đến đây, tôi chắc là có người trong hội trường này đang nghĩ rằng, vâng như vậy thì không khác gì đang nhượng bộ TQ, hay nói khác đi đó là cách khiến Tây Phương phải đóng vai thứ yếu. Nhưng tôi tin rằng nếu Hoa Kỳ và Âu Châu muốn duy trì được ảnh hưởng toàn cầu của mình thì họ có lẽ phải xem xét sự hợp tác trong đoản kỳ để có thể cạnh tranh, và bằng cách đó, họ có thể tập trung một cách tích cực hơn vào những thành tựu kinh tế giúp tạo ra giai cấp trung lưu để từ đó quy trách được các chính quyền và hình thành nền dân chủ mà họ thật sự muốn có.

Sự thật thì thay vì đi quanh thế giới hoạnh hoẹ những quốc gia đang kết ước với TQ, Tây Phương nên khuyến khích doanh nghiệp của họ giao dịch và đầu tư vào những nước đó. Thay vì chỉ trích TQ, Tây Phương nên chứng tỏ rằng bằng cách nào mà hệ thống kinh tế-chính trị của họ là ưu việt hơn. Thay vì áp đặt một cách gượng gạo dân chủ lên các nước, Tây Phương nên duyệt lại trang sử của mình và nhớ rằng đã phải mất nhiều sự kiên trì để tạo nên được những mẫu mực và hệ thống như đang có hiện nay. Thật ra, Thẩm phán Tối Cao Pháp viện Stephen Breyer đã nhắc nhở chúng ta rằng phải mất đến gần 170 năm kể từ ngày Hiến Pháp được viết ra để đạt được quyền bình đẳng ở Mỹ. Vậy nhưng có người vẫn còn cãi rằng cho đến nay vẫn không có sự bình đẳng. Thật ra, vẫn có những nhóm người tranh luận rằng họ vẫn chưa có quyền bình đẳng trước pháp luật!

Ở cao điểm của nó, mô hình Tây Phương đã tự khẳng định. Nó là mô hình mang lại cơm áo; đã làm ra tủ lạnh; đã đưa người lên mặt trăng. Nhưng sự thật thì mặc dù trước đây dân chúng chỉ vào các nước phương Tây và bảo rằng "Tôi muốn mô hình đó, tôi thích nó". Ngày nay dân các nước lại nhìn vào TQ. Nhiều thế hệ nhìn TQ và nói rằng "TQ có thể xây dựng hạ tầng cơ sở, làm cho kinh tế tăng trưởng, và chúng tôi thích những điều đó".

Bởi vì, cuối cùng thì câu hỏi vẫn đặt ra cho chúng ta, cho 7 tỉ người trên hành tinh là: Làm thế nào chúng ta có thể tạo ra sự thịnh vượng? Những người quan tâm sẽ, một cách hợp lý, hướng về những mô hình nào bảo đảm cho họ có một mức sống tốt hơn trong thời gian ngắn hơn.

Trước khi quý vị rời khỏi hội trường này, tôi muốn gởi đến quý vị một lời nhắn nhủ riêng tư về những gì bản thân tôi tin là chúng ta nên làm với tư cách là những nhân vị, đó là sự cởi mở trong nhận thức. Nên nhận ra sự thật rằng hy vọng và ước mơ của chúng ta về việc tạo ra sự thịnh vượng cho nhân loại, về việc đưa hàng trăm triệu người ra khỏi nghèo đói, phải đặt trên sự phóng khoáng trong nhận thức, vì những hệ thống này của chúng ta có cả những điều tốt lẫn điều xấu.

Để minh hoạ, tôi xin lấy từ niên giám đời tôi. Đây là một bức ảnh của tôi.

Tôi đã sinh ra và được nuôi lớn ở Zambia năm 1969. Vào thời tôi sinh, người da đen chưa được cấp giấy khai sinh, và mải đến năm 1973 luật đó mới thay đổi. Đây là chứng thư của chính quyền Zambian. Trưng những thứ này trước quý vị, tôi muốn thưa với quý vị rằng trong suốt 40 năm, tôi đã từ một kẻ không được thừa nhận như một con người đến chỗ hôm nay tôi đang đứng trước cử toạ của TED hoành tráng để trình bày với quý vị quan điểm của mình. Trong đà sống này, chúng ta có thể tạo ra tăng trưởng kinh tế. Chúng ta có thể giảm thiểu đáng kể sự nghèo đói. Nhưng nó cũng đòi hỏi chúng ta phải nhìn lại những giả định của chúng ta; những giả định và giáo điều, đã từ lâu gắn bó với chúng ta, về tư bản tư nhân, về tạo ra tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo, và về tạo ra sự tự do. Chúng ta có thể phải xé bỏ sách vở để bắt đầu tìm đến những chọn lựa khác và tự mình trở nên phóng khoáng hơn để tìm ra chân lý. Chung cuộc, đó là công việc biến đổi và làm cho thế giới trở nên tốt hơn.

Cảm ơn quý vị.
Khương Việt chuyển ngữ và giới thiệu 
(Dân luận)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét