Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 3 tháng 7, 2014

Vì sao chính quyền Bắc Kinh ngông nghênh ngạo ngược đến vậy?

Chính trị -Xã hội

Tổng bí thư: Đấu tranh toàn diện nhưng không để xảy ra chiến tranh  -(VnEc)  -*** Là như thế nào? nếu Trung cộng tấn công thì cũng không để xảy ra chiến tranh- Cái gì mà đấu tranh toàn diện, tuyên truyền ở ngay LHQ đã thua Trung cộng rồi- Ông TT Nhật nói thấy không – Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe  :   Bất kể trong trường hợp nào, tôi cũng sẽ bảo vệ cuộc sống người dân và nền hòa bình của Nhật Bản. Với tư cách Thủ tướng, tôi có trách nhiệm nặng nề này.
Nói đâu ra đó, mệnh đề chắc chắn về hành động mình sẽ làm gì, làm để chi, vì ai và ông chịu hoàn toàn trách nhiệm- Nói khơi khơi chỉ để con nít nó nghe chơi cho dzui.
Chủ tịch Quốc hội: Không lùi bước trước đe dọa độc lập, chủ quyền  -(VOV) -   ***Nhưng làm gì để tống khứ cái giàn khoan ra khỏi lãnh hải VN, làm sao lấy lại Hoàng sa và một phần Trường sa???   —   Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Lấy lại Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình  -(PLTP)
Chủ tịch nước: Dân tộc này dứt khoát không cúi đầu  -(VTC)  – ***Lẽ dĩ nhiên ,chỉ bọn Việt gian bán nước mới quì lụy cúc cung bọn Hán tặc, nhận giặc làm cha.
“Trung Quốc không có đồng minh trong khu vực trừ Triều Tiên”  -(TT) -   ***Còn đồng chí, anh em  để chi, nói sai rồi – Đồng minh thì mấy quốc gia CS làm gì có. Đồng chí hơn đồng minh nhiều, đồng minh chỉ gắn kết nhau giúp đỡ trong cơn hoạn nạn, còn đồng chí là chặt không đứt, rứt không rời , đúng sai cứ ôm chặt.
Hải chiến Biển Đông với Trung Quốc thế kỷ 13: Vị tướng xuất thần  – (VTC )   —  Kiện Trung Quốc ra PCA – những lưu ý cho Việt Nam  -(VOV)   —     Vạch trần những vi phạm trắng trợn của Trung Quốc  -(VOV)
Phải chuẩn bị mọi khả năng để bảo vệ chủ quyền -(TN)   >>>   Trung Quốc hung hăng phô diễn cơ bắp
Thảo luận: VN làm gì cho nhân loại?  -(BBC)   —  Không phạt đội mũ bảo hiểm rởm  -(VNN)   —  Người giỏi ngoại ngữ ở VN không thiếu?  -(TVN)   >>>   Chỉ số IQ phải cao để không bị… phạt   —  Làng nghề Thủ đô sống trong ô nhiễm  -(VNN)

Một người đàn ông tự thiêu trong tư thế ngồi trên ghế gần Bệnh viện An Bình -(TN)  -Trưa nay 2.7 đã xảy ra một vụ tự thiêu trong công viên nhỏ ở ngã ba Trần Phú và Nguyễn Trãi (đối diện Bệnh viện An Bình Q.5, TP.HCM).   ===>>>

Quan hệ với Trung Quốc: mềm hay rắn thì đúng hơn?  -Nguyễn trần Sâm -(Đào Hiếu)  -Rõ ràng, nếu VN “rắn” từ trước thì TQ đã không dám gây hấn như trong thời gian qua. Nhưng ngay cả bây giờ, một thái độ kiên quyết và tỏ ra sẵn sàng chấp nhận những đổ vỡ trong quan hệ vẫn sẽ làm TQ phải chùn tay. Bọn họ vẫn đe nẹt được VN chỉ vì họ thấy nhà chức trách VN vẫn tỏ ra cần đến họ.

Kinh tế

Trung Quốc có thể tạm đóng cửa khẩu: “Dọa” Việt Nam?    -(ĐV)   —   Đại gia nản đời, biệt thự thiên đường để nuôi cá đồng  -(VEF)
Chuyện Formosa: Đánh đổi của ưu đãi giá rẻ  -(VEF)   —   Đề xuất của Formosa “vượt khung nên không đồng ý”  -(VnEc)
Lật tẩy vụ đại gia ‘ôm nợ’ 1.700 tỷ bỏ trốn  -(VNN)   —  Kết luận điều tra vụ chiếm đoạt 472 tỷ đồng  -(VnM)   –  Cua biển nằm ngửa, 50 nghìn/kg tràn vỉa hè Hà Nội  -(VNN)
PCI và chuyện “cấp phép một ngày” tại Quảng Ninh  -(VnEc)  >>>   Ưu đãi lớn cho Samsung Display lên bàn họp Bắc Ninh   >>>   Tăng trưởng tín dụng: Nửa năm mới được 1/4 đường   >>>   Vietcombank hết “kìm” tăng trưởng tín dụng
Xăng VN cao hơn Mỹ: Độc quyền thì tăng giá tùy hứng!   -(ĐV)

Thế giới

Cảnh sát Hong Kong bắt người biểu tình   -(BBC)   —  Tuần hành vì dân chủ ở Hong Kong  -(BBC /nghe xem)   —  Hồng Kông biểu tình lớn nhất từ khi về Trung Quốc  -(VnEc)   —   Hồng Kông: Biểu tình đòi dân chủ, hơn 500 người bị bắt  -(TN)
TQ tạo “thiên thời” cho Nhật Bản phòng vệ tập thể  -(TVN)   —   Truyền thông Trung Quốc: Nhật đang khiến cả thế giới thêm lo lắng  -  (TNO)

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học - Xã hội

Cùng con đi thi, cha mang chim rừng xuống HN bán lo lộ phí Video  -(VNN)
Một triệu đồng một ngày trọ thi đại học   -(VnEx)
Cần làm rõ những lùm xùm quanh chương trình tích hợp  -(TT)

Kiểm điểm vi phạm đường đắt nhất hành tinh  -(VnM)
Bí thư Hà Nội: ‘Tiêu cực đến thế là cùng’  -(VTC)  >>>   Bắt Chi cục trưởng Lâm nghiệp TP.HCM
Ca sĩ phòng trà tạt axit vợ vì bị ‘cắm sừng’  -(PLTP)

Nguyễn Trần Sâm - Vì sao chính quyền Bắc Kinh ngông nghênh ngạo ngược đến vậy?

Có lẽ trong lịch sử quan hệ quốc tế từ đầu thế kỷ XX, chưa có một nhà nước nào thể hiện một thái độ ngông nghênh ngạo ngược đến mức trơ tráo như tập đoàn Đại Hán Trung Nam Hải. Ngay cả tập đoàn “quốc xã” của Adolf Hitler, trước khi dìm cả châu Âu trong khói lửa chiến tranh, cũng không có thái độ ngang ngược như chính quyền Bắc Kinh – bọn này vẫn phải tỏ ra khá nhũn nhặn, lừa những nước lớn bằng những hiệp ước “không xâm phạm lẫn nhau”, để rảnh tay đánh những nước nhỏ trước.
Mộng bành trướng của những kẻ cầm quyền Trung Hoa đã có sẵn trong máu từ hàng ngàn năm nay. Đến thời Mao, nó được nâng lên một tầm mức mới, do tư tưởng “làm cách mạng vô sản thế giới”, do Trung Quốc trở thành nước đông dân nhất hành tinh và do sự ngông cuồng của chính con người Mao.

Nhưng chưa bao giờ sự ngông nghênh ngạo ngược của tập đoàn cầm quyền Bắc Kinh đạt đến mức điên rồ như vào triều đại Tập Cận Bình hiện nay. Điều đó, ngoài nguyên nhân sâu xa là lòng tham và máu Đại Hán ra, còn được thúc đẩy và tạo điều kiện bởi những yếu tố sau đây.
Thứ nhất, TQ tiếp tục là quốc gia đông dân nhất thế giới, thậm chí dân số tăng rất nhanh, dù chính quyền đã phải dùng mọi biện pháp để hạn chế sinh đẻ. Trong bối cảnh như vậy, và vốn coi thường con người từ trong máu, chính quyền Trung Hoa sẵn sàng hy sinh vài trăm triệu người để đạt ý đồ bành trướng. Mao từng nói đại ý nếu có chiến tranh với Mỹ và TQ có bị mất mát về nhân mạng đến vài trăm triệu thì cuối cùng TQ vẫn thắng, và chắc chắn tập đoàn Tập Cận Bình cũng quan niệm như vậy. (Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là họ không sợ chiến tranh, nhất là trên đất của họ.)
Thứ hai, tiềm lực kinh tế và quân sự của TQ cũng đã tăng đáng kể. Mặc dù bình quân thu nhập của người TQ vẫn còn khá thấp, nhưng với GDP cả nước đứng thứ nhì thế giới và với chế độ thực chất là độc quyền, chính quyền TQ có thể huy động nhân tài vật lực ở quy mô lớn nhất nhì thế giới để đương đầu với các nước khác nếu xảy ra chiến tranh. Đặc biệt, với tài ăn cắp công nghệ đạt đến mức “siêu đẳng”, trong những năm gần đây TQ đã phát triển được nhiều loại vũ khí, tuy chưa đến mức tối tân như của Mỹ hoặc Nga, nhưng cũng có thể làm cho các cường quốc khác phải e ngại, nhất là đi kèm với lối xử sự lưu manh.
Thứ ba, người TQ biết rằng các nước khác, đặc biệt là giới doanh nhân, khá cần đến họ trong việc làm ăn. Một nguồn cung cấp nhân lực với mấy trăm triệu lao động giá rẻ luôn có sức thu hút ghê gớm đối với giới kinh doanh. Vì lý do đó, những tập đoàn kinh doanh lớn của các nước phát triển hoặc tập đoàn đa quốc gia luôn tìm cách gây sức ép buộc các chính phủ phải mở rộng hợp tác với những nước như TQ. Hàng giá rẻ của TQ cũng dễ dàng xâm nhập thị trường ở những nơi như Âu, Mỹ. Trong bối cảnh quan hệ làm ăn như vậy, cộng với việc nhận biết được rằng người dân các nước phát triển không muốn có chiến tranh, TQ sẵn sàng hù dọa các nước khác theo kiểu ngông cuồng.
Hợp tác trong làm ăn là việc làm các bên đều có lợi. Nhưng điều đó chỉ đúng trên bình diện kinh tế và có tính chất giai đoạn. Trong trường hợp hợp tác với một nước mà chính quyền gồm những kẻ ngông cuồng thì sau một thời kỳ kinh tế cả hai bên đều tăng trưởng, chính quyền nước đó sẽ bắt đầu có những việc làm gây phương hại cho quốc gia đối tác. Điều đó là quá rõ trong hợp tác với TQ. Đầu tư và trao đổi thương mại với các nước đã làm TQ, từ một nước nghèo, trong vòng vài ba chục năm vươn lên thành quốc gia có tổng thu nhập đứng thứ nhì thế giới. Và bây giờ là lúc TQ bắt đầu quấy rối các nước khác, kể cả Mỹ.
Như vậy, những mối lợi mà các nước khác thu được từ quá trình làm ăn với TQ chưa chắc đã đủ để bù đắp cho những thất thiệt mà TQ sẽ gây ra trong những năm tới. Các nước sẽ phải lo đối phó với một TQ với chính sách điên rồ và những hành động khó lường. Góc nhìn thuần túy kinh doanh và tham vọng lợi nhuận của các tập đoàn kinh tế làm ăn với TQ đã và đang trở thành một nguy cơ đe dọa hòa bình và an ninh toàn thế giới.
Thứ tư, số nước có chính quyền tỏ thái độ kiên quyết với TQ chưa nhiều. Đến giờ, thực ra mới chỉ có Nhật Bản và Philippines là tỏ ra kiên quyết nhất. Hoa Kỳ tuy cũng nhiều lần cảnh cáo TQ, nhưng chưa có hành động cụ thể, ví dụ rút vốn đầu tư khỏi TQ. Nga thì hiện đang trong liên minh mafia quốc tế với nước này. Các nước ASEAN cũng ngại va chạm. Đặc biệt, láng giềng “sơn thủy tương liên” phía Nam thì lại là “đồng chí” “lý tưởng tương thông”* và là “đàn em” của TQ, không muốn làm mếch lòng tập đoàn Tập Cận Bình.
Muốn chặn bàn tay lông lá của chính quyền Đại Hán Bắc Kinh, phải có cả một mặt trận quốc tế rộng rãi chống chủ nghĩa bá quyền Trung Hoa. Nếu không, tương lai của cả nhân loại sẽ bị đe dọa.
Có một điều làm cho việc đối chọi với TQ trở nên không quá khó. Đó là, mặc dù ngông cuồng và hiếu chiến, tập đoàn Đại Hán không phải không sợ máu lửa. Việc rụt vòi, không dám “giải phóng” Đài Loan cho thấy tập đoàn cầm quyền TQ không phải gồm những kẻ dám hy sinh quyền lợi cá nhân. Vua chúa Trung Hoa vốn luôn là những kẻ ham sống sợ chết, thích hưởng lạc, và vì thế vẫn sợ chiến tranh lớn có thể lan đến nơi họ sống. Xưa kia, vào thế kỷ XVII, cả Trung Hoa đã từng phải đầu hàng và chấp nhận sự cai trị của dòng họ Ai Tân Giác La người Mãn Châu. Giữa thế kỷ XIX, nhà Thanh, với tư cách vương triều Trung Hoa, đã phải quy phục trước sự tấn công của vài trăm lính Anh-Pháp. Đến thập niên 1930, thời Trung Hoa Dân Quốc, nhiều vùng rộng lớn của đất nước này đã bị quân đội Nhật chiếm đóng.
Ngày nay, việc một nước khác xâm chiếm và đô hộ cả một đất nước như Trung Hoa có lẽ là điều không thể xảy ra. Tuy nhiên, nếu chính quyền nước này tiếp tục chính sách đối ngoại ngông cuồng thì đến một lúc nào đó họ sẽ phải hứng chịu những thất bại thảm hại.
 Nguyễn Trần Sâm
 
* Những chữ trong cái gọi là “16 chữ vàng” mà TQ áp đặt cho VN: “Sơn thủy tương liên, lý tưởng tương thông, văn hóa tương đồng, vận mệnh tương quan” (chứ không phải “Láng giềng hữu nghị…” như các đồng chí ta truyền đạt lại với dân chúng). 
(Quê choa) 

Thêm phân tích về 'đường chín đoạn'


Một học giả gốc Hoa đánh giá rằng Trung Quốc biết rõ ‘đường chín đoạn’ thiếu nhiều căn cứ pháp lý nhưng vẫn duy trì nói như một ‘chiến lược mờ ảo’ và quyết tâm dùng vũ lực để khẳng định chủ quyền ở vùng biển Đông Nam Á.

Bấm Trong bài viết gần đây đăng trên Asia Pacific Bulletin của EastWestCenter.orgn, bà Tôn Vân (Yun Sun), một học giả tại Viện Stimson cho rằng Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh lập luận về ‘đường chín đoạn’ ở Biển Nam Trung Hoa.

Đây là sự thay đổi rõ rệt với chính sách ngoại giao của Bắc Kinh vài năm về trước, khi mà Trung Quốc còn thảo luận về tính hợp pháp của ‘đường chín đoạn’.

Nay, Trung Quốc đặt mọi sức nặng đằng sau ‘đường chín đoạn’ rất gây tranh cãi này, theo tác giả.

Chủ quyền lịch sử

“Trung Quốc hiểu rất rõ sự trái ngược của đường chín đoạn với Công ước Luật biển UNCLOS và vì thế bỏ sức đầu tư vào việc tìm tính hợp pháp cho ‘quyền lịch sử’ của lập luận họ nêu ra,

Thậm chí, theo tác giả, một số trường phái tại Trung Quốc hiện còn muốn nói rằng UNCLOS có sau khi Trung Quốc nêu ra chủ quyền nên không phải là căn cứ cho việc diễn giải chủ quyền ở Biển Đông.

“Trung Quốc cũng cẩn thận khi nêu chi tiết điều gì họ muốn coi là chủ quyền trong khu vực đường chín đoạn. Lý do là để ở đó một sự mờ ảo chiến lược nhằm có chỗ cho các cuộc thương thảo tương lai.”

“Đa số các nhà nghiên cứu Trung Quốc nay thiên về hướng coi vùng nước bên trong đường chín đoạn là Vùng Kinh tế Đặc quyền của mình dù chính chính phủ Trung Quốc chưa công khai nói ra điều này.”

Bà Tôn Vân cũng nói:

“Trong giới hoạch định chính sách của Trung Quốc có nhiều người hiểu rất rõ những điểm yếu của lập luận pháp lý này.”

Tuy thế, họ tin rằng “có lập luận yếu còn hơn là không có gì”.

Và Trung Quốc tin rằng quan điểm như thế “được quyền lực quốc gia mạnh mẽ ủng hộ và mong muốn sử dụng nó”.
TQ quyết tâm biến đa phần Biển Đông thành vùng kinh tế đặc quyền

Tựu trung lại, bài viết cho rằng Trung Quốc tin là “tổn thất về uy tín” khi dùng vũ lực để khẳng định chủ quyền ‘đường chín đoạn’ sẽ là thứ giải quyết được vì Trung Quốc có sức mạnh kinh tế với cả vùng Đông Nam Á.

Vẫn theo bà, giới chức Trung Quốc tin rằng Hoa Kỳ sẽ không muốn để xảy ra xung đột vũ trang với Trung Quốc và vì thế có thể tiếp tục lấn áp Việt Nam.

Theo họ, Việt Nam chưa phải là đồng minh có hiệp ước với Mỹ.

Chủ đề Biển Đông mà Trung Quốc gọi là Nam Hải tiếp tục là đề tài truyền thông quốc tế và khu vực theo dõi, nhất là sau khi các giàn khoan được Trung Quốc đem ra để khai thác dầu khí, bất chấp phản đối từ Việt Nam.

Với chính giới Hoa Kỳ, đây cũng là chủ đề quan trọng và có nhiều khả năng được bàn thảo trong chuyến thăm tới của Ngoại trưởng John Kerry tới Bắc Kinh tháng 7 này.

Bộ Ngoại giao và Bộ Tài chính Mỹ vừa công bố lịch trình chuyến thăm của ông John Kerry tới Bắc Kinh 9-10 tháng 7 năm nay để tham dự Diễn đàn đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ - Trung.
(BBC)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét