Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 3 tháng 7, 2014

Tổng thống Mỹ có sướng không?

  • Trung Quốc tăng cường liên minh với Hàn Quốc (RFI) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm chính thức Hàn Quốc hai ngày 03-04/07/2014. Đây là lần đầu tiên từ hai thập niên nay một vị đứng đầu nhà nước Trung Quốc đến thăm đất nước thù nghịch với đồng minh Bắc Triều Tiên của mình. Ưu tiên này dành cho Seoul cũng là cách Bắc Kinh bày tỏ sự bực bội ngày càng nhiều đối với một Bình Nhưỡng khó bảo và không thể đoán trước được. Chủ đề này được nhật báo công giáo La Croix đề cập đến qua bài giải thích đề tựa« Trung Quốc tăng cường liên minh với Hàn Quốc».
  • TQ và Hàn Quốc phản đối Bắc Hàn (BBC) - Trung Quốc và Hàn Quốc đã tái khẳng định lập trường phản đối các vụ thử hạt nhân của Bắc Triều Tiên trong chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình
  • Tại sao TBT Nguyễn Phú Trọng thay đổi lập trường về Biển Đông? (RFA) - Vì sao ông TBT Nguyễn Phú Trọng lại có sự thay đổi quan điểm một cách bất ngờ như vậy và sự xích lại gần nhau về lập trường - quan điểm giữa hai phe "Cải cách" của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phe "Bảo thủ - thân Trung Quốc" của TBT Nguyễn Phú Trọng có là tín hiệu mới để chuyển tải thông điệp Thoát Trung hay không?
  • Mỹ điều chiến đấu cơ tàng hình đến Đông Nam Á thị uy (RFI) - Malaysia phải chăng cũng là một thành tố quan trọng trong chiến lược xoay trục qua châuÁ của Mỹ ? Trung tuần tháng Sáu 2014, Lầu Năm Góc đã gởi 6 chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor, thuộc loại hàng đầu của Mỹ hiện nay, đến tham gia một cuộc tập trận chung với Malaysia. Theo nhật báo Mỹ Washington Times, số ghi ngày 03/07/2014, động thái này là một tín hiệu chính trị mạnh mẽ gởi đến Trung Quốc.
  • Nhật muốn Đông Nam Á thoát tay Trung Quốc? (RFA) - ... "mời bác mua hàng của tôi, hàng Nhật đấy, hàng Nhật chính gốc Tokyo do Thủ tướng Nhật bán chứ không phải hàng dỏm Trung quốc, lại bán giá rẻ mà cho trả góp nè! Bác mua hàng rồi cùng với tôi giữ lấy cho tôi con đường vận chuyển dầu khi an toàn thôi, chả mất gì!"...
  • Cựu Tổng thống Sarkozy phản công sau khi bị tư pháp khởi tố (RFI) - Sau khi bị câu lưu và thẩm vấn trong suốt 15 tiếng đồng hồ và bị khỏi tố với những tội danh rất nặng, cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy vào hôm qua 02/07/2014 đã phản công trên hai đài truyền thanh và truyền hình tư nhân.Ông đã tố cáo chính quyền của đương kim Tổng thống François Hollande là đã lạm dụng tư pháp để làm hạiông. 
  • Do đâu cựu Tổng thống Pháp Sarkozy sa lưới Tư pháp (RFI) - Vào hôm 01/07/2014, chính trường Pháp đã bị một cơn chấn động : Cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy đã bị câu lưu và thẩm vấn trong khuôn khổ cuộc điều tra về tội hối mại quyền thế và vi phạm bí mật điều tra. Câu lưu một cựu tổng thống không phải là một việc nhỏ, và các thẩm phán được cho là phải nắm được rất nhiều yếu tố mới dám làm điều đó.
  • Thương lượng về hồ sơ nguyên tử Iran : Còn ba tuần để hoàn tất (RFI) - Sau các cuộc tiếp xúc không chính thức hôm qua, các đại diện Iran hôm nay 03/07/2014 gặp lại các nhà thương thuyết Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc, tức nhóm 5+1(gồm các thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cộng thêm nước Đức) trong hội nghị toàn thể tại Vienna. Đây là vòng đàm phán thứ sáu kể từ tháng Hai đến nay.
  • Số người kỷ lục xem World Cup ở New York (VOA) - Những cảm xúc dâng trào ở công viên Bryant nổi tiếng ở thành phố New York, chỉ cách Times Square một khu phố khi đội tuyển Mỹ lần đầu tiên đã lọt vào vòng đấu loại trực tiếp
  • BRAZIL - CÚP BÓNG ĐÁ: Liệu pháp tâm lý khẩn cấp cho đội Brazil (RFI) - Sau loạt đá penalty đầy căng thẳng để phân định thắng bại trước đội Chilê ở vòng 1/8, các tuyển thủ Brazil cho tới nay vẫn chưa lấy lại được tinh thần, đến mức mà huấn luyện viên Louis Felipe Scolari hôm qua, 02/07/2014 đã phải điều động một bác sĩ tâm lý đến để« chữa trị» cho đội quân củaông.
  • Mỹ sẽ nêu bật với Trung Quốc vấn đề tin tặc và tranh chấp Biển Đông (RFI) - Vào tuần tới, trong hai ngày mồng 09 và 10 tháng 07, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ đến Bắc Kinh tham gia một hội nghị thường niên với phía Trung Quốc. Nhân dịp này, hai bên sẽ thảo luận về rất nhiều chủ đề, trong đó có vấn đề tin tặc Trung Quốc đánh cắp các dữ liệu để phục vụ cho các công ty Trung Quốc, và tình hình căng thẳng hiện nay do tranh chấp chủ quyền giữa Bắc Kinh với các láng giềng, trong đó có vấn đề Biển Đông. 
  • Hát cho Biển Đông và quyền con người (RFA) - Chúng ta phải tranh đấu cho Biển Đông và tranh đấu cho quyền con người bởi nếu chúng ta không tranh đấu cho quyền con người, thì những anh em trong nước khi họ đứng lên biểu tình thì họ sẽ bị bắt liền.
  • Biển Đông : Hà Nội và Manila muốn sớm có Bộ Quy tắc Ứng xử (RFI) - Đúng như dự kiến, hồ sơ Biển Đông - với tham vọng bành trướng ngày càng lộ rõ của Trung Quốc, đã nổi bật trong chương trình làm việc của Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario tại Việt Nam nhân chuyến công du hai ngày bắt đầu từ hôm qua, 02/07/2014. Hai nước đã lên tiếng yêu cầu Trung Quốc chấm dứt vi phạm luật quốc tế, đồng thời kêu gọi đẩy nhanh tốc độ đúc kết Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông COC.
  • Nhật bãi bỏ một số biện pháp trừng phạt Bắc Hàn (RFA) - Nhật bản sẽ bỏ một số biện pháp đơn phương cấm vận Bắc Hàn để tưởng thưởng những tiến bộ đạt được liên quan đến việc điều tra về vụ bắt cóc các công dân Nhật trong những năm 1970 và 1980.
  • Nhật Bản dỡ bỏ một phần cấm vận Bắc Triều Tiên (RFI) - Hôm nay 03/07/2014 Nhật Bản quyết định dỡ bỏ một phần các biện pháp trừng phạt Bắc Triều Tiên, nhờ Bình Nhưỡng đã chứng tỏ thiện chí mở lại điều tra về số phận những người Nhật bị tình báo nước này bắt cóc trong thập niên 70 và 80. Sự kiện này đánh dấu việc cải thiện rõ nét quan hệ với Bắc Triều Tiên, đất nước đang bị thế giới tẩy chay.
  • Lãnh đạo Hồng Kông bị phản đối (RFA) - Các nghị sĩ Hồng Kông hôm nay ném các cốc nước và các đồ vật khác vào ông Lương Chấn Anh, trưởng quan hành chánh đặc khu Hong Kong, và giương cao những khẩu hiệu yêu cầu đổi mới dân chủ cho Hong Kong.
  • Trung Quốc lập tòa án đặc biệt xử các vụ gây ô nhiễm (RFI) - Tòaán tối cao Trung Quốc hôm nay 03/07/2014 thông báo vừa thành lập một tòaán đặc biệt chuyên xét xử các vụán về môi trường, trong lúc Bắc Kinh đang cố gắng đưa ra những biện pháp xoa dịu công chúng hiện rất bất bình trước mức độô nhiễm tăng vọt. 
  • Chủ tịch Trung Quốc viếng thăm Hàn Quốc để bàn về hạt nhân Bắc Triều Tiên (RFI) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến Seoul hôm nay, 03/07/20414, mở đầu chuyến viếng thăm chính thức Hàn Quốc trong hai ngày, chủ yếu để bàn về vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên. Chuyến đi củaông Tập Cận Bình diễn ra vào lúc Bình Nhưỡng trong những ngày gần đây vừa lên tiếng đe dọa, vừa bắn tên lửa và rocket, vừa đưa ra những đề nghị hòa bình với Seoul.
  • Tang lễ cho thiếu niên Palestine (BBC) - Lễ tang của một thiếu niên Palestine bị bắt cóc và sát hại ở Israel sắp được tổ chức, bất chấp quan ngại về bạo lực.
  • Israel không kích các mục tiêu Hamas (VOA) - Máy bay Israel không kích các mục tiêu ở dải Gaza, trong khi các chiến binh tiếp tục bắn rocket vào miền nam Israel giữa lúc căng thẳng tăng cao về việc 1 thiếu niên Ả-rập bị sát hại
  • Tự do học thuật (VOA) - Ở Việt Nam, những người tranh đấu cho dân chủ thường đặt ra các vấn đề tự do ngôn luận, tự do tôn giáo...
  • Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ giảm (VOA) - Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ trong tháng 6 giảm xuống mức thấp nhất trong gần 6 năm nay. Phúc trình của Bộ Lao động cho thấy tỷ lệ thất nghiệp xuống còn 6.1%
  • Các thị trấn biên giới Texas giúp di dân (VOA) - Một số dân biểu, nghị sĩ Mỹ chỉ trích việc thả di dân bất hợp pháp và kêu gọi nhanh chóng trả họ về nước để làm nản lòng những người khác muốn đến Mỹ một cách bất hợp pháp
  • Việt Nam đối diện trách nhiệm lịch sử to lớn (BaoMoi) - Việt Nam đang thật sự đối diện với một trách nhiệm to lớn mà lịch sử giao phó đó là sử dụng luật pháp quốc tế để duy trì hòa bình trong một khu vực trọng yếu của thế giới.
  • Kiên trì đối thoại để tìm giải pháp (BaoMoi) - (SGGP).- Ngày 3-7, trả lời câu hỏi của phóng viên tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao về việc Trung Quốc vừa công bố bản đồ phi pháp nuốt gần trọn biển Đông; đồng thời, Trung Quốc công bố luật cho biết quân đội nước này có quyền ngăn chặn ngư dân nước ngoài ở vùng biển Trung Quốc đặt ra; Việt Nam có biện pháp nào bảo vệ ngư dân? Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nhấn mạnh: “Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến thông tin này, chúng tôi cho rằng mọi động thái của các bên ở biển Đông phải tuân thủ luật pháp quốc tế, không làm phức tạp tình hình. Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho ngư dân hoạt động trên ngư trường truyền thống của mình ở biển Đông… Việc Trung Quốc đã mở rộng về phía Nam phạm vi khu vực cảnh báo bão 24 giờ, bao trùm toàn bộ vùng biển biển Đông sẽ không thể thay đổi thực tế về chủ quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa ở biển Đông”.
  • Kiên trì các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông (BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - Tại Hà Nội chiều 3-7 đã diễn ra cuộc họp báo thường kỳ, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình, chủ trì họp báo. Sau khi trả lời câu hỏi của phóng viên về ý nghĩa chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Ngoại giao Philippines và việc Việt Nam vừa ký hiệp định nước chủ nhà với Tòa Trọng tài thường trực (PCA)... Nói về việc Trung Quốc gộp toàn bộ Biển Đông vào việc cảnh báo bão, Người Phát Ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng, việc Trung Quốc mở rộng vùng cảnh báo bão bao trùm toàn bộ Biển Đông cũng không thể thay đổi được một thực tế là Việt Nam có đầy đủ các bằng chứng pháp lý và lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ở Biển Đông.
  • Đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ cần kiên quyết, kiên trì và bình tĩnh (BaoMoi) - QĐND - Gần hai tháng nay, Trung Quốc liên tục có những bước leo thang nguy hiểm trên Biển Đông: Đưa giàn khoan Hải Dương 981 xuống phía nam đảo Tri Tôn - quần đảo Hoàng Sa, tại vị trí nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, kèm theo nhiều tàu chiến, máy bay, hàng trăm tàu biển các loại hỗ trợ, bảo vệ cho giàn khoan trái phép này hoạt động; các tàu của Trung Quốc đã tiến hành ngăn chặn các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam, phun vòi rồng nước công suất lớn cản phá, cố ý đâm chìm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam tại ngư trường truyền thống, trên thực tế đã đâm chìm tàu ĐNa 90152 TS của ngư dân Đà Nẵng; mở rộng hoạt động xây dựng các công trình trái phép trên Biển Đông; chuẩn bị đưa những giàn khoan khác tiếp tục lấn xuống Biển Đông…
  • Chọn thời điểm kiện Trung Quốc (BaoMoi) - Việt Nam có thể kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài về Luật Biển vì đây là tòa duy nhất có thể đưa ra phán quyết mà không cần sự đồng thuận của Trung Quốc
  • Cần khởi kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế về luật biển (BaoMoi) - Congly.vn - Ngày 28/6/2014, Trung tâm Tư vấn pháp luật tại Tp Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Luật gia Việt Nam đã tổ chức cuộc tọa đàm: “Căn cứ pháp lý về chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông và quy định về phiên tòa quốc tế”.
  • Không thay đổi được bằng chứng chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (BaoMoi) - QĐND - Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao diễn ra vào chiều 3-7, vấn đề Biển Đông tiếp tục thu hút được sự quan tâm của đông đảo phóng viên trong và ngoài nước. Cuộc họp diễn ra khi Bộ trưởng Ngoại giao Phi-líp-pin An-bớt F. Đen Rô-gia-ri-ô (Albert F.del Rosario) vừa có chuyến thăm làm việc tại Việt Nam và có thông tin Trung Quốc gộp toàn bộ Biển Đông vào việc cảnh báo bão.
  • Tình hình Biển Đông 3/7: TQ tăng thêm 2 tàu quân sự ở giàn khoan (BaoMoi) - (ĐSPL)- Tin tức mới nhất từ Cục Kiểm ngư cho biết, hôm nay (3/7), Trung Quốc duy trì khoảng 114-119 tàu các loại để bảo vệ giàn khoan, trong đó có 44-46 tàu hải cảnh, 14-16 tàu vận tải, 15-16 tàu kéo, 34 tàu cá và 7 tàu quân sự (tăng thêm 2 tàu so với ngày 2/7).
  • Kiên trì biện pháp hòa bình giải quyết vấn đề Biển Đông (BaoMoi) - Chiều 3/7, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc họp báo thường kỳ, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình, chủ trì họp báo. Sau khi thông báo về các hoạt động ngoại giao trong thời gian tới, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã trả lời câu hỏi của phóng viên trong nước và quốc tế.
  • Việt Nam quan ngại trước tình trạng bạo lực gia tăng tại Iraq (BaoMoi) - Tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 3/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã thông báo về một số hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới và trả lời các câu hỏi của phóng viên trong nước và nước ngoài về các vấn đề báo chí quan tâm, cập nhật các thông tin về tình hình Biển Đông.
  • Việt Nam vẫn kiên trì biện pháp hòa bình yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương-981 (BaoMoi) - NDĐT- Liên quan đến việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình chiều 3-7 cho biết, đến nay, Việt Nam vẫn rất kiên trì tìm mọi cách để tiếp xúc, đối thoại với phía Trung Quốc để cùng nhau tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề. Những nỗ lực này đang diễn ra ở nhiều cấp khác nhau.
  • Người Việt Nam tại Hàn Quốc ủng hộ 'Chung tay góp sức bảo vệ biển Đông' (BaoMoi) - (TNO) Sáng 3.7, chị Nguyễn Thị Lệ Hoa (trú P.Đằng Giang, quận Ngô Quyền, TP.Hải Phòng), Phó Chủ tịch Hội Người Việt Nam tại tỉnh Jeonnam-Gwangju (Hàn Quốc) đã đến Văn phòng đại diện Báo Thanh Niên khu vực Đông Bắc bộ để trao số tiền 28 triệu đồng cho chương trình "Chung tay góp sức bảo vệ biển Đông" của Báo Thanh Niên.
  • Việt Nam mong Nhật Bản đóng góp duy trì hòa bình khu vực (BaoMoi) - TPO - Việt Nam hy vọng Nhật Bản với tư cách là một quốc gia có ảnh hưởng lớn tại khu vực và thế giới sẽ tiếp tục nỗ lực đóng góp tích cực và xây dựng vào việc duy trì hòa bình và ổn định hợp tác và phát triển.

Hiệu Minh - Tổng thống Mỹ có sướng không?

Nếu xem báo, nghe đài, coi tivi, có lẽ cả tỷ người trên hành tinh mong được làm tổng thống Mỹ, siêu cường số 1 thế giới, dù chỉ là một ngày, một giờ để thay đổi thế giới.
Nào là lên xe xuống ngựa, đi Air Force One, đoàn hộ tống toàn xe hơi bọc thép, có va li và chìa khóa bấm nút nguyên tử, ra lệnh chiến tranh hay ngừng cuộc chiến, quyền lực tưởng như vô hạn.

Nhưng có ngồi vào ghế nóng mới hiểu tại sao. Lương của Tổng thống Hoa Kỳ là 400.000 USD/năm, Phó TT, Chủ tịch Hạ viện, Thượng viện khoảng gần 200.000USD, bằng vài cú đánh bạc trong một đêm của mấy ông cán bộ cấp tỉnh Việt Nam.
Từ thời lập nước, Tổng thống George Washington hưởng lương 25 ngàn/năm, sau tăng dần lên 200.000 thế kỷ trước và hiện được tăng gấp đôi do…trượt giá.
Trong khi đó, Thủ tướng Singapore, quốc gia có diện tích bằng tỉnh Ninh Binh hay hạt Arlington, dân vài triệu, hưởng mức lương 4 triệu đô Sing/năm, gần gấp 10 lần lương Tổng thống Mỹ.
Nếu được đặt ngồi vào chiếc ghế trong phòng Bầu dục ở phía Tây của Nhà Trắng, trên bàn là quyết định có mở cuộc chiến chống Trung Quốc để bảo vệ quyền lợi của Nhật Bản hay Đài Loan, liệu ai đó dám cầm bút ký?
Kể từ lúc nhậm chức 20-1-2009 tới nay, đã 6 năm trôi qua, Tổng thống Obama già đi rất nhiều. Giới báo chí còn đếm rất kỹ Obama có bao nhiêu sợi tóc bạc, vết nhăn trên đuôi mắt.
Hết nhiệm kỳ 1, Obama có vẻ được tín nhiệm do kinh tế phục hồi, số thất nghiệp từ thời Bush 15% nay giảm xuống 7%, không có cuộc chiến nào đáng kể. Ông được bầu lại với chiến thắng huy hoàng.
Nhưng hai năm gần đây, có vẻ Obama ngủ quên trong phòng Bầu dục. Những sự kiện thế giới như chiến tranh Syria, gây hấn của Nga tại Ukraine, rồi biển Đông và gần đây là Iraq, hỏi người Mỹ nào cũng lắc đầu ngao ngán.
Dân Mỹ đồn, Obama như tượng làm bằng bìa cát tông. Gió chút là đổ, đốt que diêm cũng cháy, mỏng manh, yếm thế.
Còn hai ngày nữa là đến 4-7, ngày Độc lập của nước Mỹ, trường đại học Quinnipiac làm một cuộc thăm dò dư luận về uy tín của Tổng thống trong những vấn đề chủ chốt như đối ngoại, kinh tế, bảo hiểm y tế, và cuộc chiến chống khủng bố.
Có 40% ủng hộ cách xử lý vấn đề kinh tế, 37% ủng hộ các vấn đề đối ngoại. Obama kém tới nỗi mà ông John Boehner, chủ tịch Hạ viện, định khởi kiện việc tổng thống sử dụng các lệnh hành pháp.
Trong thăm dò, có một câu hỏi “Tổng thống nào tồi tệ nhất”, giống như đã hỏi năm 2006, thời của TT Bush. Kết quả như sau (Phần % càng cao, sự tồi tệ càng lớn)
Tháng 7-2006                               Tháng 7-2014
  1. George W. Bush (34%)        1. Barack Obama (33%)
  2. Richard Nixon (17%)          2. George W. Bush (28%)
  3. Bill Clinton (16%)                  3. Richard Nixon (13%)
  4. Jimmy Carter (13%)            4. Jimmy Carter (8%)
Kết quả thăm dò năm 2014, gồm 1446 người đủ các tầng lớp, được quyền đi bầu, cho hay, “Obama là Tổng thống Mỹ tồi tệ nhất từ Thế chiến thứ II”.
Năm 2006, người ta đã tưởng Ông George W. Bush là Tổng thống Mỹ kém nhất, nhưng năm 2014, dư luận Mỹ lại thấy rằng, Obama còn kém hơn cả Bush.
Có người tự hỏi “Chả hiểu nước Mỹ còn lãnh đạo hay không?”. Các bài báo liên quan đến “Obama – the worst president in modern times” luôn đứng top về đọc.
Trong 12 đời Tổng thống kể từ 1945 đến nay, dân chúng cho rằng, ông Ronald Reagan lãnh đạo tốt nhất. Nhưng Obama và Bush đứng đầu bảng các tổng thống… tệ.
Nếu hôm nay đem so sánh Tim Howard và Obama, có lẽ dân Mỹ coi anh chàng râu xồm kiểu Hồi giáo, giữ gôn cho đội Mỹ, mang lại hình ảnh đẹp cho xứ cờ hoa hơn cả chính trị gia đi Air Force One. Báo New York Times (Mỹ) viết vui, tôn thờ anh Tim ngang tầm Washington, Roosevelt, Lincoln.
Tháng 7-2006                               Tháng 7-2014
  1. George W. Bush (34%)        1. Barack Obama (33%)
  2. Richard Nixon (17%)          2. George W. Bush (28%)
  3. Bill Clinton (16%)                  3. Richard Nixon (13%)
  4. Jimmy Carter (13%)            4. Jimmy Carter (8%)
Kết quả thăm dò năm 2014, gồm 1446 người đủ các tầng lớp, được quyền đi bầu, cho hay, “Obama là Tổng thống Mỹ tồi tệ nhất từ Thế chiến thứ II”.
Năm 2006, người ta đã tưởng Ông George W. Bush là Tổng thống Mỹ kém nhất, nhưng năm 2014, dư luận Mỹ lại thấy rằng, Obama còn kém hơn cả Bush.
Có người tự hỏi “Chả hiểu nước Mỹ còn lãnh đạo hay không?”. Các bài báo liên quan đến “Obama – the worst president in modern times” luôn đứng top về đọc.
Trong 12 đời Tổng thống kể từ 1945 đến nay, dân chúng cho rằng, ông Ronald Reagan lãnh đạo tốt nhất. Nhưng Obama và Bush đứng đầu bảng các tổng thống… tệ.
Nếu hôm nay đem so sánh Tim Howard và Obama, có lẽ dân Mỹ coi anh chàng râu xồm kiểu Hồi giáo, giữ gôn cho đội Mỹ, mang lại hình ảnh đẹp cho xứ cờ hoa hơn cả chính trị gia đi Air Force One. Báo New York Times (Mỹ) viết vui, tôn thờ anh Tim ngang tầm Washington, Roosevelt, Lincoln.
Tim Howard - US golkeeper
Tim Howard – US golkeeper – thần tượng số 1 hiện nay của nước Mỹ

Trong trận với Bỉ tại World Cup Brazil 2014, Tim đã cứu 16 bàn thua trông thấy, nhiều cú cứu nguy nhất trong lịch sử World Cup nửa thế kỷ qua.

Trong khi đó Obama lại bỏ qua hết cơ hội này đến cơ hội khác khi giữ gôn quốc gia, hình ảnh cho siêu cường đang lung lay.

Nói tóm lại, làm Tổng thống Mỹ không sướng, lương thấp, việc nhiều, bị soi tới chân tơ kẽ tóc theo đúng cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

Siêu cường mạnh nhất thế giới, nhưng không hiểu sao, dân chúng được quyền bầu cử tự do, nhưng toàn chọn nhầm Tổng thống yếu. Lạ đời.

Rất có thể Tổng thống do dân bầu trực tiếp, dư luận luôn là ngọn đèn soi đường cho lãnh đạo, vì thế quốc gia đó luôn mạnh, lãnh đạo bị coi thường.

Các bạn có kiến giải gì không?
Hiệu Minh
2-7-2014
(Blog Hiệu Minh)

Việt-Phi 'cùng đấu tranh' vì chủ quyền

Trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Philippines, quan chức Việt Nam kêu gọi khối Asean cùng "đấu tranh ngăn chặn hành vi" của Trung Quốc ở Biển Đông.

Ông Albert del Rosario đang có chuyến thăm Việt Nam trong hai ngày 2/7-3/7.

Ông đã có hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và hội kiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Thông tấn xã Việt Nam cho hay trong cuộc hội đàm, hai ngoại trưởng đã "trao đổi quan điểm về tình hình căng thẳng ngày càng gia tăng ở Biển Đông và thảo luận về các giải pháp cấp thiết nhằm làm giảm căng thẳng thông qua biện pháp hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển năm 1982".

"Hai bên cũng tái khẳng định cam kết chung trong việc đề cao các quy định của luật pháp và giải quyết hòa bình các tranh chấp."

Việt Nam và Philippines lâu nay đã nỗ lực thúc đẩy tiến trình đàm phán giữa Asean và Trung Quốc để đạt một Bộ quy tắc về Cách ứng xử ở Biển Đông (COC) làm nền tảng pháp lý để giải quyết các tranh chấp biển.

Tuy nhiên việc đàm phán gặp nhiều khó khăn trắc trở, một phần vì Trung Quốc vẫn muốn thương lượng song phương với các nước liên quan.

Quan điểm của Philippines, theo tường trình của thông tấn Việt Nam, là Trung Quốc đã có nhiều "hành động mang tính chất gây hấn, vi phạm luật pháp quốc tế", làm cho tình hình Biển Đông xấu đi.

Quan điểm này được phía Việt Nam chia sẻ.

Asean cùng đấu tranh

Trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Albert del Rosario, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng được dẫn lời nói "không có cách nào khác, các nước có chủ quyền trên Biển Đông, các nước Asean cần phải đấu tranh, ngăn chặn hành vi vi phạm luật pháp quốc tế, xâm phạm chủ quyền của các quốc gia của Trung Quốc, kể cả đưa vụ việc ra các cơ quan tài phán quốc tế".

Ông Dũng cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế phê phán và phản đối Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc dừng ngay các hành động gây hấn, vi phạm luật pháp quốc tế...

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Philippines diễn ra trong bối cảnh Việt Nam bắt đầu có các động thái "chuẩn bị hồ sơ" kiện Trung Quốc lên tòa trọng tài quốc tế.

Philippines đã mang Trung Quốc ra tòa này để khiếu nại về tuyên bố chủ quyền đường chín đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông và nhiều lần kêu gọi Việt Nam và các nước láng giềng cùng tham gia.

Đầu tháng Năm, Trung Quốc đưa giàn khoan nước sâu 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây phản đối từ Hà Nội.

Làn sóng biểu tình chống Trung Quốc đã kéo theo một số cuộc bạo động làm ít nhất bốn người Trung Quốc thiệt mạng ở miền Trung Việt Nam.

Trung Quốc tuyên bố tiếp tục vận hành giàn khoan 981 tới giữa tháng Tám, đồng thời chuyển thêm một số giàn khoan khác vào Biển Đông.
(BBC)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét