Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

VN: Một quốc gia đang tự sát

VN: Một quốc gia đang tự sát

Trước họa xâm lăng đang chẹn cổ, nếu VN chậm cải cách thể chế nghĩa là tự sát.
Một quốc gia gần trăm triệu dân mà tự sát trong thời đại đầy những cơ hội cứu dân cứu nước và cường thịnh này thật khốn nạn thảm khốc biết chừng nào!
Ta nghe, nay dường như trong không trung, trong bầu trời VN, trong sự đớn hèn và đồng lõa đã thoảng mùi tự hoại từ tấm thân vô giá của đất nước. Nếu cứ đà này, một mai thôi, khi nhìn đến, nước Việt đâu chẳng thấy, chỉ còn là mảnh hồn oan. Hồn oan nước Việt dật dờ ngàn đời oán khí chẳng tan.
Kể từ khi Trung quốc đưa giàn khoan vào cắm chốt ở lãnh hải Việt Nam, ngày một tăng thêm những hành động xâm lấn, lòng dân một mặt sục sôi căm hận hành động của TQ, một mặt lại phẫn nộ vì nhà cầm quyền VN đã chưa quan tâm đúng mức đến việc bảo vệ đất nước, thậm chí còn cấm đoán, đàn áp dân xuống đường bày tỏ lòng yêu nước. Nhiều câu hỏi đặt ra: Đất nước này đang thuộc về ai?
Trách nhiệm cứu nước đang dồn lên vai mọi công dân VN. Con đường nay đã khác. Muốn thoát họa xâm lăng thì phải “thoát Trung”. Muốn “thoát Trung”, trước hết phải thoát ý thức hệ lạc hậu, phản tự nhiên, nền tảng của chính thể độc tài để cải cách thể chế. Đó chính là thực hiện cuộc Cách mạng Nhung Việt Nam, vừa cứu nước, vừa tránh được thương đau cho muôn dân.
Thời cơ Cách mạng Nhung VN đã đến, nhưng thời cơ không đợi những kẻ chần chừ. Chần chừ trước họng súng Trung quốc là tự sát.
Người có lý trí không khỏi sửng sốt tại sao lãnh hải VN bị TQ xâm phạm trắng trợn, nhiều nước trên thế giới còn phải phẫn nộ lên tiếng; đất nước VN đang trôi dần vào cổ họng tham lam của bành trướng bá quyền Trung quốc, trước bao nhiêu giục giã của người trong và ngoài nước mà nhà cầm quyền VN đến giờ này vẫn không có hành động tự vệ tối thiểu nhất là khởi kiện Trung quốc ra tòa án quốc tế.
Nguyên nhân, như mọi khi, vẫn nằm ở thể chế chính trị. Thể chế nào hành xử ấy. Trong thể chế độc tài, quyền lợi của nhiều nhà cầm quyền tách rời, đi ngược lại quyền lợi của toàn dân. Đó cũng chính là “gót chân A sin”, để đến một ngày, không những dân VN bị nước mất nhà tan mà sớm muộn quyền lợi của nhà cầm quyền cũng mất.
Một thể chế thiếu minh bạch, dân chủ và tự do chính là nơi dung dưỡng loài đỉa- người tham nhũng. Loài đỉa – người chỉ biết ăn bám, không bao giờ bảo vệ cơ thể mà chúng đang hút máu, để đến một ngày, cơ thể ấy khô kiệt, thì chúng cũng bị hoại tử.
Nhân dịp này, mời bạn bè đọc bài “Loài đỉa - người và Hiến pháp”. (Bài này đã đăng một phần trên BBC.Vietnamese với tên gọi do Tòa soạn đặt là “Ngày tang khốc cho dân tộc VN”).
Xin giới thiệu nguyên văn bài viết cùng bạn đọc trong dịp vấn đề cải cách thể chế và Hiến pháp để cứu nước càng trở nên cấp bách như hiện nay.
LOÀI ĐỈA - NGƯỜI VÀ HIẾN PHÁP
Võ Thị Hảo
Thể chế phản tự nhiên dẫn tới thảm họa đỉa-người. Những lỗ hổng trong thể chế ấy tạo ra và che chở cho hàng ngàn, thậm chí cả triệu con đỉa – người kếch xù đeo bám trên cổ và “hút máu” người dân VN…
* Ngày tang khốc cho tự do và nhân quyền VN
28/11/2013, ngày mà QH khóa VI thông qua bản Hiến pháp sửa đổi (HP), với tỉ lệ tán thành gần tuyệt đối 97, 59% đã tiếp nối bữa tiệc mừng kéo dài của một nhóm quyền lợi gần như vô giới hạn, nhưng lại là một ngày tang khốc cho tự do và nhân quyền của người dân VN.
Tại điều 4 tại HP này quy định đặc quyền cho đảng cộng sản VN là lực lượng lãnh đạo xã hội, với chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế thì đó là một sự thụt lùi hoàn toàn về dân chủ so với HP 1946 cách đây đã gần một thế kỷ bởi chính điều này sẽ biến tất cả những quy định khác về tự do và nhân quyền của người dân VN ghi trong HP và các bộ luật khác trở thành giả hiệu.
Trong lời nói đầu của HP ghi rằng”nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này”. Điều đó có đáng tin?
Ông Uông Chu lưu, Phó chủ tịch QH đã trả lời PV báo Tuổi trẻ(ngày ( 29/11/2013): “… quá trình tham gia, quá trình chỉ đạo sửa đổi Hiến pháp thì có thể nói rằng đây là một quá trình thể chế hóa cương lĩnh, cụ thể hóa những điểm lớn, những mục tiêu lớn mà Đảng đã đề ra”.
Thực tế là người dân có góp ý về dự thảo HP, nhưng đây là HP của QH, dưới chỉ thị trực tiếp của đảng, và HP đã gạt ra ngoài những điều cơ bản nhất để bảo vệ cho quyền lợi nhân dân, chẳng hạn như quyền sở hữu về đất đai, và quy định đảng CS là lực lượng lãnh đạo xã hội VN như trên. Trong các chương quy định về quyền tự do và quyền con người, nghe có vẻ kêu, nhưng lại chốt đuôi một “thòng lọng” khiến tiếp nối tình trạng lạm dụng và vô hiệu hóa các quyền đó như đã xẩy ra lâu nay : “ công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.
Người dân VN đã quá cay đắng khổ ải với câu “Theo quy định của pháp luật” này. Nghĩa là, sẽ tiếp tục thảm trạng muôn thuở tạo điều kiện cho nhà cầm quyền ban hành vô số luật và văn bản dưới luật trái HP để hạn chế quyền của người dân, tạo lợi ích cục bộ và kẽ hở cho tham nhũng, tiếp tục ưu tiên những tập đoàn, doanh nghiệp độc quyền thụt két nhà nước hàng tỷ USD, đẩy VN tới bên bờ vực của sự vỡ nợ khốn đốn khi nợ công đến nay đã vượt 95% GDP, có người cho rằng là 105%, ( ngưỡng an toàn là dưới 60%) nếu tính cả phần nhà nước bảo lãnh cho Vinashin như thực tế đã diễn ra ngày một trầm trọng nhưng trong HP vẫn quy định “doanh nghiệp nhà nước là lực lượng chủ đạo…”.
Chủ nhiệm UB Pháp luật của QH Phan Trung Lý nhận định, việc ban hành các văn bản hướng dẫn không đảm bảo nhiều yếu tố về thời hạn, tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của hệ thống pháp luật, quy trình, thủ tục ban hành văn bản cũng bị vi phạm. Việc này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, làm giảm hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, làm mất ý nghĩa thực tiễn của các văn bản pháp luật. Không chỉ ban hành chậm, trong số 1.761 văn bản của Bộ trường, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, đã có 223 văn bản có dấu hiệu vi phạm…, không đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của hệ thống pháp luật…Trong một số trường hợp là do lợi ích cục bộ của bộ, ngành((theo Đầu tư và chứng khoán, 22/10/2013).
Tình trạng vi hiến của các Bộ ngành và vô số tổ chức, cá nhân nắm quyền lực khác đã diễn ra kể từ khi có mặt thể chế độc tài, ngày càng nghiêm trọng và không thể khắc phục được, dù ở các bộ ngành đều có những bộ phận phụ trách pháp chế.
Vi hiến là một tội rất nặng, mang tính bất tuân luật pháp và phá hoại đất nước, nhưng những người soạn và ban hành những văn bản vi hiến, phạm luật lại không hề hấn gì, vẫn ngang nhiên tồn tại, vi hiến và thăng tiến tiếp. Biết tình trạng đó, nhưng HP này vẫn bỏ ra ngoài đề xuất về cơ chế bảo hiến, chẳng hạn như Tòa án HP, nghĩa là các tổ chức và cá nhân có quyền lực cứ tiếp tục vi phạm khi họ muốn.
Thực tế đã chứng minh, môi trường thể chế ấy đã sinh ra và dung dưỡng vô số những kẻ lạm dụng – tham nhũng. Đó là loài “đỉa – người” đang hút kiệt xương máu của nhân dân.
Theo báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, việc xử lý hành vi tham nhũng vẫn còn tình trạng lạm dụng để xử lý kỷ luật hành chính, không khởi tố vụ án, đình chỉ vụ án. Tham nhũng trong các cơ quan tư pháp cũng diễn ra nghiêm trọng, chiếm 10% các vụ án tham nhũng đã phát hiện trong toàn quốc(kể từ 1/10/2010 đến 30/4/2013) .
Theo một khảo sát quốc tế trong năm 2011, người lao động thu nhập thấp (dưới 2 đôla/ngày) chiếm 18,2% dân số VN (16,1 triệu người), người lao động thu nhập 5 đôla/ngày chiếm đến 70,4% dân số (63,1 triệu người). Tổng số khoảng 79,2 triệu người so với khoảng 89,2 triệu dân tại Việt Nam(theo TBKTSG Online). Số dân nghèo ấy cho đến năm 2013 thì càng kiệt quệ thêm do khủng hoảng kinh tế, do lạm phát phi mã, cao nhất Châu á(?), do hàng chục ngàn doanh nghiệp phá sản, ngừng kinh doanh mỗi năm và do thất nghiệp, đặc biệt do lũ lụt gây ra bởi thiên tai và thủy điện xả lũ “hủy diệt” nhiều mạng người và tài sản, môi trường sống của người dân. Trong khi đó, giá của các mặt hàng độc quyền như điện, xăng dầu, giáo dục, y tế, dịch vụ, các loại phí, lệ phí đều tăng phi mã.
Đã thế trên đầu mỗi người dân, tỉ lệ nợ công cũng tăng vọt. Tính đến ngày 24/11/2013, mỗi người dân VN, kể cả đứa trẻ mới sinh ra, cũng phải gánh trên vai mình hơn 18.000.000đ nợ cho một chính phủ hoạt động kém hiệu quả và để tham nhũng tràn lan, ở mức một trong những nước đứng đầu thế giới về chỉ số tham nhũng.
Theo TS Vũ Quang Việt- nguyên Vụ trưởng vụ Tài khoản Quốc gia của cơ quan thống kê Liên hiệp quốc, thì nợ công VN lên tới 105% GDP, vượt xa so với con số báo cáo của CP và vượt xa ngưỡng an toàn(65%) cho một nền kinh tế. (TBKTSG Online).
Cứ 3 tháng, người dân VN, thông qua ngân sách quốc gia, lại oằn lưng trả khoảng 1 tỉ USD tiền nợ công thay cho những kẻ “hút máu” của đất nước. Trong đó, khối doanh nghiệp nhà nước, được ưu đãi mọi cơ hội từ cơ chế, sự độc quyền, vốn…đã đem lại những khoản nợ khổng lồ.
Báo cáo của nhóm chuyên gia trong Ủy ban kinh tế của QH kết luật rằng khu vực DNNN “có quy mô lớn nhưng hoạt động kém hiệu quả đã góp phần kéo dài giai đoạn suy thoái kinh tế của Việt Nam hiện nay”.
Thế nhưng những con nợ kếch xù ấy vẫn được QH ưu đãi tiếp trong HP “DN nhà nước giữ vai trò chủ đạo”.
* Sự “cài đặt” từ thành phần QH
Tỉ lệ tán thành thông qua HP gần như tuyệt đối ấy không đáng ngạc nhiên. Nó đã được “cài đặt” từ trong thành phần của QH, khi hơn 90% ĐBQH là đảng viên cộng sản, và hầu hết đều đang nằm trong hoặc dính dáng tới hệ thống quyền lợi của bộ máy thể chế hiện tại. Họ chọn bỏ phiếu ưu tiên cho quyền lợi mình và nhóm mình.
Có thể thấy rõ, HP độc đảng là bấu víu sống còn của hệ thống tham nhũng VN. Để tha hồ tham lam, cấu kết bằng mọi giá để thu lợi riêng, để không phải chịu trách nhiệm về bất cứ việc gì, họ phải có được một HP hỗ trợ cho thể chế khiếm khuyết. Những tiếng nói trung chính trong QH cực kỳ hiếm hoi và bị át đi bởi dàn đồng ca rầm rộ cho quyền lợi riêng, quyền lợi nhóm mà đi ngược lại quyền lợi của nhân dân và đất nước.
Khi HP ấy được thông qua, đó là lúc tiếng kèn xung trận của đám tham nhũng, dối trá, vô trách nhiệm, bán nước, tàn hại đất nước cũng vang lên chói tai, cố tình át tiếng khóc và tiếng kêu của hàng chục triệu dân lương thiện.
Khi đó sẽ tiếp tục là tháng năm dằng dặc của những người nông dân bị cướp đất, là những đêm đen quan - cướp lộng hành, tiếp tục những doanh nghiệp nhà nước độc quyền bóp chết các doanh nhiệp tư nhân, tiếp tục sự tăng giá vô tội vạ nhằm vét máu mỡ của dân để chi tiêu vô độ, những dự án ma, những kẻ rút ruột hàng ngàn hàng ngàn tỉ, của nạn nhà chức trách kết hợp côn đồ ăn hiếp dân lành, là nạn suy đồi đạo đức và văn hóa, là nạn bằng giả tràn lan, vô số người hành nghề y tế đợi dân ốm đau để xâu vào moi móc tiền bạc như giống diều quạ ăn trên xác chết… .
Đó sẽ là bản trường ca như nhiều người đã nhận định: cả VN chỉ có một Tổng biên tập là Ban tuyên giáo trung ương” nên sự thật lại tiếp tục bị bưng bít, tiếp tục vô số vụ oan án vì bức cung ép cung , chạy án và án bỏ túi. Và những “trái bom nước” thủy điện sẽ tiếp tục nổ trên đầu người dân, mà những kẻ vận hành điềm nhiên một tay tận diệt rừng quốc gia, một tay bỏ tiền vào túi riêng, một tay “bấm nút bom nước nổ” giết hàng loạt dân và tận diệt tài sản, môi trường sống của họ mà không thèm báo trước để họ chạy tìm đường sống nhưng vẫn được nhà chức trách bảo kê bằng câu “xả lũ đúng quy trình”.
Không phải không tiên liệu trước điều này, nhưng những ai còn chưa vô cảm, còn quan tâm đến tương lai đất nước vẫn không thể không thêm một lần chít chiếc khăn tang khốc cho tự do và nhân quyền của người VN.
Loài đỉa – người và thể chế
Làm sao có thể không buồn đau khi chính HP này đã khước từ thời cơ tránh cho VN họa ngoại xâm, nguy cơ nội loạn, diệt trừ được loài đỉa – người tham nhũng đang đeo bám hút máu trên cổ người dân VN để làm lành mạnh thể chế?!
Làm sao không là tang khốc cho đất nước, trước việc kéo dài những “lỗi hệ thống, lỗi thể chế” dẫn tới hàng trăm hàng ngàn con đỉa – người kếch xù đeo bám hút máu trên cổ người dân?!
Loài đỉa thật chỉ hút máu no thì tự rơi xuống, chúng chỉ kiếm máu đủ nuôi bản thân chúng mà thôi.
Nguy hại hơn, những con đỉa – người đó hút máu không biết thế nào là no chán, chúng không ngơi tích trữ hàng kho máu, hồ máu, sông máu cho lũ con cháu nhiều đời sau.
Chúng hút máu no kễnh mà không rụng xuống, vì chúng đã biến thành “ma cà rồng” và được nâng đỡ bảo vệ bởi những khiếm khuyết thể chế.
Và ngay cả so sánh những kẻ đó với ma cà rồng cũng là xúc phạm cả ma cà rồng, vì ma cà rồng dù ác nhưng cũng chỉ hút máu đủ no nuôi thân chúng trong vài ngày rồi đến lúc đói lại mới lại đi hút máu tiếp.
* Kiên trì cho một QH “sạch” của những người yêu nước…
Điều gây phẫn nộ đối với người VN là có cơ sở từ công lý đương nhiên.
HP không có quyền loại trừ sự tồn tại của Đảng Cộng sản hoặc ép buộc một nhóm người nào đó từ bỏ chủ nghĩa Mác – Lê nin, nhưng tuyệt đối không được phép quy định quyền lãnh đạo độc tôn của đảng Cộng sản hay bất kỳ đảng phái nào khác. , vì HP không được tước đoạt quyền bình đẳng của hơn 90% người VN còn lại.
Hơn 90% người VN này hiện đang chưa chọn là đảng viên Cộng sản, không lựa chọn chủ nghĩa Mác – Lê nin làm nền tảng, vì thế, không có lý do gì lại chấp nhận sự lãnh đạo độc tôn của đảng Cộng sản. Nhiều người trong số họ có thể không biết đến HP, nhưng họ biết thực tế nhỡn tiền rằng, ngay cả những nước vốn là cái nôi kếch xù của cộng sản như Đông Đức, Liên Xô và khối Đông Âu, sau khi theo đuổi chủ nghĩa này trong hơn nửa thế kỷ, cũng đã phải ghê sợ từ bỏ ngay từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước.
Bởi vậy mới càng đau xót rằng, người VN dù đã đổ bao xương máu để dựng lên và nuôi dưỡng thể chế này, nhưng chưa bao giờ có được một thành phần QH đủ khách quan và công bằng. Muốn có một QH “sạch” như vậy, ngoài việc được ứng cử và bầu cử một cách tự do và dân chủ không giả hiệu, họ phải khước từ mọi chức vụ trong các cơ quan công quyền…. Đây là điều tối thiểu phải có đối với một QH – nghị viện đúng nghĩa, mà HP Mỹ và nhiều nước phát triển trên thế giới đã quy định và bảo vệ như con ngươi của mắt mình:
“Không một Thượng nghị sĩ nào hoặc một Hạ nghị sĩ nào trong suốt nhiệm kì của mình, có quyền được bổ nhiệm giữ một chức vụ hành chính nào thuộc thẩm quyền Hiệp Chúng Quốc sẽ được thành lập sau này, và có một số lương bổng sẽ được gia tăng trong nhiệm kì đó; và không một người nào đã giữ bất cứ một chức vụ nào trong chính phủ Hiệp Chúng Quốc có quyền được là một nhân viên của bất cứ viện nào trong hai viện, trong khi hãy còn giữ chức vụ trong chính phủ.(Phụ bản 1: Hiến pháp của Hợp chủng quốc Hoa kỳ ngày 4/3/1789).
Tu chính án Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ cũng quy định:
“Nghị viện sẽ không thảo một đạo luật nào để thiết lập một tôn giáo hoặc để cấm đoán tự do tôn giáo; để hạn chế tự do ngôn luận hoặc tự do báo chí; hoặc để hạn chế quyền của dân chúng được hội họp ôn hòa và đưa lên chính phủ các điều thỉnh cầu bày tỏ những nỗi bất bình của họ”.
Từ ngày lập quốc đến nay, VN đã luôn bỏ qua điều kiện tối thiểu này nên dẫn tới một QH mà theo đánh giá của nhiều chuyên gia là sau khi thông qua HP 2013 đã “có tội với người dân và đất nước VN”.
Những quy định được nhiều người bất bình cho là “cưỡng đoạt” quyền lợi của nhân dân” trong HP mới đã ngay lập tức gây ra một làn sóng phản đối mạnh mẽ trên mạng truyền thông xã hội trong và ngoài nước, dù còn nằm trong đe dọa của Nghị định 72 và Nghị định 174/2013/NĐ-CP – hai Nghị định được ban hành dồn dập gần đây mà nhiều luật gia và Tổ chức nhân quyền, Hội Văn bút quốc tế …và nhiều nước cho là vi hiến, ngược lại những cam kết quốc tế về tự do ngôn luận và quyền con người.
Bên cạnh đó, một “Hội những người phản đối HP mới” đã được thành lập và ngay lập tức có tới hơn 1.000 thành viên được công bố công khai trên mạng Internet.
Nhiều nhân sĩ trí thức và những người ủng hộ cũng đã đưa ra “Bản tuyên bố phản đối HP mới”::
“…Như vậy, Quốc hội khóa XIII đã tự chứng tỏ không đại diện cho nhân dân và phải chịu trách nhiệm trước lịch sử và dân tộc; hiến pháp này không thật sự là hiến pháp của nhân dân và người dân có thể sử dụng quyền bất tuân dân sự của mình…”.
Bản tuyên bố này yêu cầu Đảng, CP và QH tôn trọng quyền tự do dân chủ của nhân dân, không để cho những quy định dưới HP vô hiệu hóa những quyền này và làm mọi việc để sắp tới có một cuộc bầu cử QH trung thực, đồng thời kêu gọi những người có lương tri trong giới cầm quyền cùng nhân dân cả nước, kiều bào nước ngoài”tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước kiên cường, đoàn kết và hợp sức đấu tranh bằng các phương thức ôn hòa để thực hiện các quyền con người và quyền công dân của mình, để thúc đẩy tiến trình cải cách chính trị nhằm đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng và lạc hậu, phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia”.
Đương nhiên lịch sử sẽ ghi nhớ và phán xét về trách nhiệm của QH trước Tổ quốc, trước nhân dân vì đã chối bỏ mệnh lệnh của thời đại, tiếp tục tước đoạt thời cơ cho nhân dân VN có được một thể chế lành mạnh hợp tự nhiên, đã được quy định ngay trong Tuyên ngôn độc lập và HP 1946. Bằng việc đặt cho mình vị trí độc tôn, qua HP này, đảng cộng sản VN cũng đã tự triệt tiêu mọi cơ hội cho chính đảng này tự cắt bỏ những khối ung thư trong cơ thể mình để thoát khỏi tình trạng nguy ngập toàn diện hiện nay và để có năng lực cạnh tranh. Nên nhớ, gươm súng là một sức mạnh, nhưng lịch sử loài người đã chứng tỏ lòng dân cuối cùng bao giờ cũng mạnh hơn gươm súng.
Người VN biết 28/11/2013 là ngày tang khốc cho tự do và nhân quyền VN, nhưng là để lương tri người người tiếp tục tỉnh thức, để không ngã lòng và tiếp tục kiên trì cho lẽ sống cùng chung tay phấn đấu cho công lý và bình đẳng cho mọi người VN.
Võ Thị Hảo
(FB. Võ Thị Hảo)

Việt Nam và Trung Quốc: Vẫn... hữu hảo

a2-1404030449_660x0.jpg

Sáng 23/6, bị nhóm tàu Trung Quốc quanh khu vực giàn khoan Hải Dương 981 vây ép, tấn công, tàu kiểm ngư Việt Nam 951 cơ động vòng tránh nhưng vẫn bị đâm nát hai bên mạn.
Ảnh VnExpress

Đọc cái công văn về 16 việc phải làm của Bộ Ngoại giao VN gửi cho các bộ và một số uỷ ban nhân dân tỉnh thành (xem bài "Hữu nghị viển vông" hay cúc cung phục vụ tỉnh Quảng Đông?” trên diendan.org [1]) tôi thấy rất thú vị nếu đặt trong bối cảnh chung. Hoá ra, trong lúc dầu sôi lửa bỏng ngoài Biển Đông thì trên mặt đất quan hệ giữa hai đảng cộng sản VN và Tàu vẫn rất… hữu hảo.

Số là từ ngày 13/4 đến 17/4/2014 (tức chỉ vài tuần trước khi Tàu đem giàn khoan cắm vào biển VN) ông Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông Hồ Xuân Hoa có một chuyến viếng thăm VN. Không biết họ, phía VN và Xuân Hoa, bàn những gì, nhưng ngày 3/6/2014, Bộ Ngoại giao VN gửi một công văn cho các bộ và một số tỉnh thành yêu cầu phải làm 16 việc cụ thể, có lẽ là những việc VN đã hứa với Hồ Xuân Hoa. Trong số 16 việc đó, 2 việc đầu là thúc đẩy hai vị bí thư TPHCM và Hà Nội sang thăm Quảng Đông, và trong vòng 5 năm gửi 300 cán bộ đảng sang Quảng Đông để Tàu đào tạo.

Nói về đào tạo, trong lúc Biển Đông đang dậy sóng thì trong thời gian 15/6 đến 24/9/2014 phía VN cử một đoàn cán bộ cấp vụ sang Tàu để “nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm công tác xây dựng đảng tại Trung Quốc” [2]. Tôi không biết những người được cử đi học ở Tàu họ nghĩ sao khi mỗi ngày báo chí cứ đưa những tin như Tàu Trung Quốc vẫn hung hăng ngăn cản tàu Việt Nam thực thi pháp luật, Cậy nước lớn, hà hiếp láng giềng, Tàu Trung Quốc như cướp biển, chồm lên đâm vỡ tàu VN, Tàu Trung Quốc vẫn hung hăng, manh động, Tàu Trung Quốc đồng loạt vây ép tàu Việt Nam, Tàu Trung Quốc bố trí đội hình vây ép tàu Kiểm ngư Việt Nam, v.v. Họ có cảm thấy đau khi ngư dân VN bị tàu của Tàu đâm vào và chết. Nhưng có lẽ khi ở Tàu thì họ đâu được đọc những tin đó; ngược lại, có thể họ được TV Tàu nói rằng tàu của VN húc vào tàu của Tàu hơn 1500 lần!

Mấy hôm trước, có một người thuật lại buổi họp nội bộ đảng để phổ biến tình hình Biển Đông. Đại khái, quan điểm của đảng là đảng viên không được bày tỏ quan điểm trên mạng xã hội, dùng ngoại giao để đòi lại Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng quan trọng nhất vẫn là giữ quan hệ với Tàu là giữ được chế độ, và Mĩ là kẻ thù lâu dài [3]. Ưu tiên số 1 rõ ràng là giữ cho được chế độ, còn ưu tiên hai là gì chúng ta không biết.

Tất cả những thông tin này đều một cách nhất quán nói lên một điều mà người dân đã nghi ngờ từ lâu: VN đã quyết định chơi với Tàu. (Nhưng Tàu thì công khai nói rằng họ không bao giờ xem VN là đồng minh). Vì tự xem Tàu là đồng minh, nên tranh chấp giữa VN và Tàu về vụ giàn khoan HD981 theo quan điểm của lãnh đạo VN chỉ là chuyện trong nhà, rất nhất quán với những gì phía VN nói ở Singapore hôm đầu Tháng 6. Do đó, có thể đoán rằng trong tương lai VN sẽ không có hành động có ý nghĩa nào để ngăn chận sự lấn lướt của Tàu ở Biển Đông, kể cả không kiện Tàu ra toà án quốc tế. Từ đó, chúng ta có thể hiểu tại sao các lãnh đạo cao cấp của VN đều im lặng trước các hành động hung hãn của Tàu trên Biển Đông. Điều đó cũng có nghĩa là tất cả những đấu tranh chống Tàu cộng trên mặt thông tin và khoa học của các học giả nước ngoài đều phí công và mất thời gian.
(FB Nguyễn Văn Tuấn)
 

"Khôn khéo là giải pháp lâu dài, nổi giận là sức mạnh của đất nước"

"Không có bất kỳ bài toán nào dễ xung quanh vấn đề Trung Quốc. Nó sẽ đeo đẳng lâu dài với số phận dân tộc chúng ta, và chúng ta buộc phải suy nghĩ về nó như là một thuộc tính để cấu tạo ra điều kiện sống của dân tộc mình" - chuyên gia Nguyễn Trần Bạt trao đổi với phóng viên Người Đô Thị về việc gia cường sức mạnh quốc gia bên cạnh mối quan hệ mang tính địa chính trị với Trung Quốc...

Cuối tháng 3.2014, một lượng lớn dưa hấu đã hỏng do xe chở ùn ứ tại cửa khẩu Tân Thanh (biên giới Việt-Trung).

Chúng ta đang bỏ quá nhiều trứng vào một giỏ trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Nhiều người đang lo sợ kịch bản xấu nhất có thể xảy ra với nền kinh tế Việt Nam từ tác động của vấn đề biển Đông, còn ông?

Nguyễn Trần Bạt: Nhiều người tỏ ra không sợ điều này, nhưng tôi thuộc vào nhóm người sợ. Kịch bản như vậy đáng ra phải được cảnh báo ít nhất từ năm năm trước. Chỉ riêng việc hiện nay có 80 - 90% đơn vị trúng thầu các dự án lớn ở Việt Nam là công ty Trung Quốc cũng đã cho thấy chúng ta không cho trứng vào một giỏ mà là cho quá nhiều trứng vào một giỏ. Điều ấy thể hiện sự thiếu cảnh giác chính trị nghiêm trọng, và cả sự suy thoái về tiêu chuẩn của giới trí thức Việt Nam. Bởi nói gì thì nói, tất cả những người lãnh đạo những cuộc đấu thầu và hợp tác đấu thầu ấy đều là những người được đào tạo rất cẩn thận.

Vậy theo ông, ta nên ứng xử với thế đã rồi này như thế nào?

Nguyễn Trần Bạt: Vấn đề này khó cho nên phải khéo. Người Việt Nam chúng ta có nhiều cách để giải quyết cái khó và về cơ bản, các giải pháp được sắp xếp thành hai nhóm. Thứ nhất là giải pháp nổi giận và thứ hai là giải pháp khôn khéo. Khôn khéo là giải pháp lâu dài, thường xuyên và hay dùng.

Còn nổi giận thì hiện nay, cả xã hội chúng ta chẳng đang nổi giận là gì?

Nguyễn Trần Bạt: Tôi từng đi lính, từng tham gia chiến tranh, tôi cũng có lúc nổi giận, nhưng tôi thấy tất cả những thành công mà mình có được đều do khôn khéo mà nên. Phải biết kết hợp giữa nổi giận và khôn khéo và phải phân biệt giữa ý chí và thái độ. Ý chí độc lập dân tộc là sắt đá và bền vững, còn thái độ thì phải mềm dẻo và khôn ngoan.

Trong Kinh Dịch, người ta mô tả sự sắt đá bằng một đường liền và mô tả sự mềm dẻo bằng một đường đứt. Nước là đường đứt còn lửa là đường liền, và nước bao giờ cũng thắng lửa. Chúng ta cũng có thể thấy điều này trong cái nguyên lý mà chúng ta vẫn hay nhắc đến là dĩ nhu trị cương. Cho nên tôi ủng hộ một thái độ mềm dẻo và một ý chí sắt đá để giữ gìn độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ. Đừng xem việc thay đổi từ thái độ cứng rắn sang mềm dẻo là thua, là đầu hàng, là lùi bước. Không phải. Khi con người còn đủ khôn ngoan để mềm dẻo thì tức là con người còn đứng vững trên đôi chân của mình. Mà con người đứng vững trên đôi chân của mình là con người thắng trong các cuộc va chạm.

Chúng ta phải để Trung Quốc hiểu rằng Việt Nam không phải là chỗ toàn những người dễ chịu, không biết nổi giận, nhưng cũng để cho họ thấy một thực tế nữa là ở Việt Nam không chỉ có những người nổi giận, mà còn có những người khôn khéo. Và đôi khi để đảm bảo ổn định và hoà bình thì chúng ta phải khéo. Còn kết hợp giữa hai cái đó như thế nào là công việc của nhà lãnh đạo. Nghĩa vụ của họ là nghĩ ra các giải pháp để kết hợp giữa nổi giận và khôn khéo. Tất nhiên, với sự xác định rõ ràng là Trung Quốc ở cạnh chúng ta lâu dài, một triệu năm nữa, đến đời chắt, chít của chúng ta thì Trung Quốc vẫn ở bên cạnh.

Ông nghĩ sao về việc Việt Nam cần có thị trường nguyên liệu mạnh để “thoát Trung” trong lĩnh vực kinh tế?

Nguyễn Trần Bạt: Rất nhiều người đưa ra khái niệm thoát Trung, thoát Hán. Đấy là những lý thuyết mà tôi không thể vỗ tay được. Chúng ta có một sự gắn bó số phận đối với Trung Quốc. Vì vậy, chúng ta buộc phải nghĩ ra cách để sống cạnh họ một cách êm ả, một cách tử tế, một cách có lợi chứ chúng ta không chạy ra khỏi họ được. Đừng tưởng rằng chúng ta muốn thì chơi, còn không muốn thì không chơi với họ. Trung Quốc có thể đem quân đến xâm lược chúng ta, chính phủ chúng ta có thể đánh trả người Trung Quốc và đánh trả không tồi, nhưng chúng ta không thể mang quân đánh trả một sự tràn ngập thương mại biên giới thường xuyên, bởi vì chính người dân ta thồ hàng cho họ. Quan hệ thương mại, kinh tế của Việt Nam và Trung Quốc là một quan hệ không dễ gì giãy ra được. Vấn đề là chúng ta phải khôn ngoan hơn, chặt chẽ hơn, phấn đấu nâng cao năng lực của mình lên để cân bằng quyền lợi.

Cụ thể, chúng ta sẽ rút bớt trứng bỏ sang giỏ khác theo cách nào, thưa ông?

Nguyễn Trần Bạt: Nên nhớ rằng không phải cứ bỏ trứng vào giỏ Trung Quốc là thiếu khôn ngoan. Chúng ta phải có cách thức của kẻ khôn ngoan, không nên xem Trung Quốc là một chiến trường mà nên xem Trung Quốc là thị trường. Khi xem đó là thị trường, chúng ta phải có đầy đủ các cách thức để có thể xâm nhập vào đời sống kinh tế của họ một cách chủ động hơn. Trong khi chúng ta đang đàm phán về TPP thì người Trung Quốc sẵn sàng bỏ tiền vào Nam Định làm khu liên hợp dệt may để chuẩn bị xuất hàng sang TPP. Thế thì tại sao khi gia nhập TPP chúng ta không nghĩ đến chuyện liên minh với người Mỹ để chuẩn bị xuất hàng sang thị trường Trung Quốc chẳng hạn. Chúng ta phải dám nghĩ như họ và có gan để làm như họ. Tôi nghĩ đấy là cách duy nhất để chúng ta tồn tại bên cạnh Trung Quốc. Không có bài toán nào dễ, không có cách gì dễ trong vấn đề với Trung Quốc. Chúng ta buộc phải gian khổ để sống được với họ, sống cùng với họ và để sống sót.

Trở lại với sự kiện HD 981 ở biển Đông, theo ông, chúng ta có cách nào để giải quyết vấn đề ngoài biển mà không làm tổn thương nền kinh tế?

Nguyễn Trần Bạt: Sự trả đũa là không tránh được. Vì thế, nó buộc chúng ta phải suy nghĩ cẩn thận và cũng buộc chúng ta phải sử dụng lực lượng khôn khéo. Tất nhiên, chúng ta không thể nào bỏ qua lực lượng nổi giận, vì nếu bỏ qua tức là bỏ qua một nửa hay một phần lớn tình cảm dân tộc, cái đó rất quý và phải được tôn trọng.

Chúng ta buộc phải nghĩ đến nó và phải tận dụng cả khả năng nổi giận lẫn khả năng khôn khéo của người Việt. Người Việt trong những lúc như thế này không đi làm cửu vạn để chở hàng lậu cho người ta nữa, đấy là một sự phấn đấu. Không lấy móng trâu móng bò bán cho người ta cũng là một sự phấn đấu. Những sự phấn đấu ấy cũng không hề dễ. Không phải chỉ có sự tràn ngập của một nền kinh tế hàng hoá rẻ tiền mau hỏng khổng lồ, mà còn có cả một âm mưu kinh tế rẻ tiền từ tất cả các lực lượng phi nhà nước của họ nữa.

Không có bất kỳ bài toán nào dễ xung quanh vấn đề Trung Quốc. Nó sẽ đeo đẳng lâu dài với số phận dân tộc chúng ta, và chúng ta buộc phải suy nghĩ về nó như là một thuộc tính để cấu tạo ra điều kiện sống của dân tộc mình.

Về vấn đề biển Đông, chúng ta có nên tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế bằng cách nói cho thế giới biết quyền lợi của họ về kinh tế từ giao thương hàng hải sẽ bị ảnh hưởng khi Trung Quốc gây hấn ở vùng biển này?

Nguyễn Trần Bạt: Tôi làm nghề tư vấn, xúc tiến các mối quan hệ kinh tế quốc tế, tôi biết rất rõ rằng chúng ta là kẻ ít khả năng nhất để giải thích cho thế giới biết quyền lợi của thế giới. Lý do không phải họ nhìn thấy hết mà họ cấu tạo ra lợi ích. Chúng ta phân tích lợi ích như một thứ trời cho, như một thứ của rơi, còn họ cấu tạo ra lợi ích của họ thì làm sao lại phải giải thích cho họ? Thay vì đặt ra mục tiêu giải thích cho thế giới thấy lợi ích của thế giới, thì chúng ta phải học xem thế giới có những lợi ích nào và chúng ta có thể dựa vào những lợi ích ấy như thế nào để tìm kiếm sự đồng thuận của họ đối với vấn đề của mình.

Ông có nghĩ rằng việc tái cơ cấu kinh tế hiện nay cần được tiến hành song song với cải cách thể chế - như tinh thần thông điệp của Thủ tướng hồi đầu năm?

Nguyễn Trần Bạt: Tôi khẳng định lại là không thể nào có tái cơ cấu kinh tế nếu không tái cơ cấu thể chế, mà ở đây là cả thể chế chính trị chứ không chỉ có thể chế kinh tế. Tuy nhiên, cải cách chính trị là việc vô cùng khó. Vấn đề đặt ra bây giờ là làm thế nào để các công việc mới không trái với các tâm lý cũ. Có một số trí thức nói chính trị của chúng ta lạc hậu, nhưng nên nhớ rằng trí thức không lạc hậu nhưng trí thức thì bao giờ cũng ít. Sự không lạc hậu của một số ít không hề đảm bảo cho sự không lạc hậu của xã hội, mà các nhà lãnh đạo của chúng ta thì buộc phải cân đối sự bảo thủ của số đông với sự cấp tiến của số ít. Hơn nữa bản thân hệ thống chính trị của chúng ta cũng có những giới hạn năng lực của nó. Liệu nó có thể thực hiện, triển khai được tất cả những sự cấp tiến chính trị thái quá, vượt quá năng lực của nó không? Cho nên, tôi vẫn luôn nói rằng mức độ của cải cách bao giờ cũng gắn liền với năng lực chịu đựng của các lực lượng xã hội, trong đó có cả Nhà nước.

Ông Nguyễn Trần Bạt là Chủ tịch InvestConsult Group
(Tầm nhìn)

Trường đại học tư nhân đầu tiên ở Việt Nam

Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt các nguyên tắc để thành lập Trường Đại học Fulbright Việt Nam (Fullbright University Vietnam – FUV). Đây sẽ là trường đại học cũng như tổ chức phi lợi nhuận đầu tiên trong lĩnh vực giáo dục đại học tại nước này. Theo bài viết gần đây trên Tạp chí Harvard, “Một quốc gia, xây dựng”, FUV sẽ dựa theo Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (Fullbright Economics Teaching Program – FETP) vốn được thành lập tại thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1994 kể từ khi liên kết với chương trình Đại học Harvard.
Fullbright University

Theo thông báo được đăng bởi FETP vào ngày 3 tháng Sáu thì trên nguyên tắc Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề nghị cho phép thành lập trường đại học phi lợi nhuận, căn cứ vào “các nguyên tắc tiên quyết hướng đến giáo dục xuất sắc: Tự do học thuật, trọng dụng nhân tài, minh bạch và trách nhiệm”. Như đã nói, sự chuyển đổi từ chương trình FETP sang thành trường đại học có tham vọng lớn hơn “lần đầu tiên được đề cập chính thức trong Tuyên bố chung của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào cuối tháng Bảy năm ngoái và sau đó được nhắc lại trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry khi ông đến thăm Hà Nội hồi tháng Mười hai”.

Kế hoạch của FUV dự tính sẽ mở rộng từ ĩ chương trình thạc sĩ ngành chính sách công sang các chương trình tương tự như quản lý và công nghệ. Chương trình đại học cử nhân và tiến sĩ đang nằm trong kế hoạch để thêm vào trong những năm tới. Kết hợp lại thì họ đại diện cho sự mở rộng đáng kể trong lĩnh vực giáo dục của việt Nam. Xưa nay Việt Nam tập trung rất nhiều vào các chương trình kỹ thuật hoặc chuyên ngành kỹ thuật, hoặc những trường độc quyền chuyên giảng dạy về ngoại ngữ hoặc đào tạo ngành quản lý. Giáo dục Việt Nam cho đến nay không có các yếu tố nền tảng vững chắc như tự do học thuật và không tập trung vào lĩnh vực nghiên cứu theo đúng các nguyên tắc khoa học thường thấy trong các trường đại học so với các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản hay Hoa Kỳ.

Trong một cuộc phỏng vấn về dự án này, Thomas Vallely – cựu giám đốc chương trình Việt Nam của Đại học Harvard và hiện là cố vấn cao cấp của chương trình Đông Nam Á thuộc Viện Ash của Trường Kennedy và chủ tịch của tổ chức phi lợi nhuận đang tìm cách thiết lập và tài trợ trường đại học mới nói:
    FUV đang tìm cách huy động 50 triệu USD trong ba năm tới và tiếp tục huy động thêm 100 triệu USD vào năm 2020. Đối với chính phủ Việt Nam thì việc thủ tướng chấp thuận các nguyên tắc đầu tư vào FUV có lẽ là hỗ trợ mạnh và cụ thể nhất từ trước đến nay….Hy vọng rằng FUV sẽ thiết lập được một ví dụ cụ thể về sự hiệu quả trong nền quản trị giáo dục đại học và đảm bảo chất lượng trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.
Trong bản phác thảo chương trình học tập, Vallely cho biết:
     Khi FETP lần đầu tiên được thành lập vào năm 1994, để đáp ứng nhu cầu trước những cải cách kinh tế của Việt Nam thì FETP đã xây dựng các chương trình sau đại học kéo dài một năm trong lĩnh vực kinh tế ứng dụngvà chính sách công dựa theo nền kinh tế thị trường cũng như sử dụng sách giáo khoa và chương trình giảng dạy từ trường John F. Kennedy School of Government thuộc Đại học Harvard. Theo thời gian, FETP đã phát triển thành chương trình MPP sau đại học một năm vốn bắt đầu từ năm 2008. Chương trình ổn định của FETP tập trung vào lĩnh vực nghiên cứu có tính chất lượng cao cũng như đảm bảo rằng các chương trình giảng dạy luôn phù hợp với điều kiện kinh tế không ngừng phát triển của Việt Nam.
     Tương tự như chương trình MPP, chương trình đào tạo mới của FUV sẽ tập trung phát triển cũng như hợp tác với các đối tác và giáo dục củ Mỹ cùng với sự tư vấn của cộng đồng doanh nghiệp để đảm bảo chất lượng và đáp ứng nhu cầu lực lượng lao động có tay nghề cao [trong] nền kinh tế Việt Nam.
     Những người sáng lập FUV hình dung rằng các trường đại học lớn là một phần của cộng đồng rộng lớn hơn và tạo thêm sức mạnh trong mối quan hệ giữa các nhóm kinh doanh, chính phủ và xã hội dân sự. Các bên liên quan trong FUV đã tham gia vào các cuộc đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam. Việc tham gia vào những loại thể chế hóa với cộng đồng doanh nghiệp sẽ cung cấp thêm các thông tin phản hồi cần thiết rất quan trọng để đảm bảo rằng các chương trình giảng dạy của FUV có thể đáp ứng nhu cầu kinh doanh của các nhà quản lý có kỹ năng và kỹ thuật cao, và rằng chương trình của FUV trực tiếp hỗ trợ sự phát triển kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung.
     Là một tổ chức tư nhân và độc lập nên sự sống còn của FUV sẽ xoay quanh khả năng huy động nguồn lực từ bên trong xã hội Việt Nam. Điều này sẽ giúp cho tổ chức này có động cơ mạnh mẽ hơn trong việc duy trì khả năng đáp ứng đối với ác doanh nghiệp, cựu sinh viên và cộng đồng trong quy mô xã hội rộng lớn hơn.
Thanh Ngân chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Theo Tạp chí Harvard

© 2014 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 

Tường Thuật Tang Lễ Chiến Sĩ Hoàng Thu đã tự thiêu vì Đất Nước

TƯỜNG THUẬT TANG LỄ CỦA CHIẾN SĨ HOÀNG THU
TẠI BRADENTON, FLORIDA

Ngày 28/6/2014, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Tampa Bay, được sự hỗ trợ của CĐVN tiểu bang Florida và CĐNVQG Liên Bang Hoa Kỳ đã tổ chức Tang Lễ trọng thể cho chiến hữu Hoàng Thu, một người đã quả cảm tự thiêu ngày 20/6/2014 trước khu gia cư Silver Lake để phản đối giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Cộng, qua đời sáng thứ Hai 23/6/2014 trong bệnh viện vì phỏng quá nặng.

Trên vách chính giữa hội trường được trang trí tấm biểu ngữ: Cộng Đồng Việt Nam Tampa Bay thành kính phân ưu, Chiến sĨ Hoàng Thu, dưới có hàng chữ: Anh Hùng Tử, Chí Hùng Nào Tử, hai bên có hình Ông và bản phóng lớn tờ di ngôn viết tay.


Lúc 9 giờ sáng, nghi lễ tôn giáo được Chùa Phật Pháp, Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang, và Hội Thánh Cao Đài tiểu bang Florida lần lượt cử hành theo nghi thức tôn giáo mình, được sự tham dự rất đông tín đồ, sự kiện chưa từng thấy bất cứ trong đám tang nào.

12 giờ trưa, Lễ chào quốc kỳ Việt Mỹ được cử hành tại sân tiền đình Nhà Quàn Manasota Memorial ParK, nơi quàn linh thể của chiến sĩ Hoàng Thu. Nhiệt độ bên ngoài lên đến 95 độ F, nhưng tất cả mọi người kể cả tang quyến đều hiện diện. Nhiều cựu quân nhân trong sắc phục binh chủng; các bà các cô mặc áo dài truyền thống, các ông với quần áo veston tề chỉnh. Có cả thanh niên, thiếu nữ,và trẻ em.


Trước khi khai mạc, trên cột cờ chính giữa sân, cờ Hoa Kỳ được kéo xuống vị trí cờ rũ để tỏ lòng thương tiếc và kính mến người anh hùng đã tự thiêu. Phải nói đây cũng là một sự kiện khác thường chưa từng thấy trong bất cứ đám tang nào của người Việt tại đất nước này.


Sau nghi lễ chào cờ và phút mặc niệm tiền nhân đã hy sinh gìn giữ đất nước và bảo vệ quê hương, các linh hồn tử sĩ chết vì chính nghĩa tự do dân tộc và đồng bào vượt biển tìm tự do, mọi người đi vào hội trường tham dự lễ phủ cờ và vinh danh một chiến sĩ đã có hành động can đảm vì Tổ Quốc. Khoảng 200 quan khách hiện diện được xem là một đám tang lớn nhất của người Việt ở một thành phố nhỏ, xa xôi của tiểu bang Florida. Họ đến từ nhiều vùng khác nhau như Miami, Fort Lauderdale, West Palm Beach, Orlando, Tampa, St Petersburg, Jacksonville, Gainesville v.v… và nhiều nơi xa hơn nữa như Utah và các tiểu bang Hoa Kỳ. Hội trường chính đã chật người, một số quý vị khác phải đứng ở hội trường bên cạnh theo dõi màn ảnh truyền hình trực tiếp do ban tổ chức thiết lập. Một số quan khách Mỹ, truyền thông báo chí Việt ngữ làm phóng sự trực tiếp đều có mặt.

Sau phần giới thiệu quan khách, Ông Trần Công Thức chào mừng và nói lên ý nghĩa của tang lễ hôm nay. Đây không phải một tang lễ bình thường mà là cơ hội để mọi người vinh danh một chiến sĩ đã hy sinh thân mình cho mục đích cao cả là giữ gìn đất nước, kiến tạo hạnh phúc cho đồng bào. Bài tiểu sử ngắn đã được tuyên đọc trong sự lắng nghe chăm chú, ngậm ngùi, và đầy cảm phục của mọi người.

Kế đến là lễ phủ cờ do các anh em cựu quân nhân Nhảy Dù Florida phụ trách rất trang trọng, trong lúc mọi người nghiêm chỉnh vinh danh một chiến sĩ đã nằm xuống.


Đại diện các tôn giáo, cộng đồng, đoàn thể, hội đoàn lần lượt phát biểu chân thành phân ưu cùng tang quyến và ca ngợi cái chết của người Chiến Sĩ Pháo Binh Hoàng Thu. Rất nhiều điện thư từ Việt Nam và khắp nơi trên thế giới gửi về vinh danh người chiến sĩ Hoàng Thu đã hiến thân mình vì tổ quốc và phân ưu cùng tang quyến đã được tuyên đọc. Trong những điện thư này, người ta thấy có nhiều thư từ trong nước gửi ra như các Thượng Tọa, Linh Mục, Mục Sư, Hội Ái Hữu Cựu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo tại Việt Nam v.v…; những nhà văn nhà báo, nhà đấu tranh dân chủ, nhân quyền. Ngoài ra hầu hết các cộng đồng và các hội đoàn Việt nam tại Hoa Kỳ và thế giới đều gủi thư phân ưu và ngưỡng mộ.

Sau phần lễ phủ cờ, mọi người lần lượt viếng thăm linh cữu được đậy kín vì thân thể bị cháy quá nặng không thuận tiện để sự chiêm ngắm. Ban tổ chức cũng mời quan khách, bà con ăn trưa nhẹ trong phòng ăn, thức ăn và nước uống đều do các manh thường quân thân tặng.


Lễ hỏa táng sẽ diễn ra vào sáng thứ Hai, 30/6/2014 cũng cùng địa điểm nhà quàn vào lúc 10 giờ sáng là nghi lễ, 12 giờ trưa là lễ hỏa thiêu.

Theo lời kể của các nhân chứng, người ta thấy cuộc tự thiêu đã được Ông Hoàng Thu chuẩn bị chu đáo, và do chính Ông thực hiện, nói lên sự quyết tâm cao của Ông, một người ngày đêm thao thức về tình hình đất nước, về sự xâm lăng của giặc phương Bắc, về sự nhu nhược hèn yếu độc tài của chế độ cai trị hiện nay, khiến Ông phải dùng chính thân xác mình để gióng lên thông điệp linh thiêng: hãy đứng lên bảo vệ đất nước, tổ quốc đang lâm nguy; hãy giải quyết tận gốc nguyên nhân tạo ra tình cảnh này.

Anh Minh, một cư dân sống trong khu gia cư thuật lại là sáng sớm hôm đó thấy Ông Thu đứng phía trước cổng, bèn dừng xe hỏi: Bác làm gì ở đây sớm quá vậy, bác có cần cháu giúp gì không? Ông Thu xua tay: tôi không cần gì cả, anh cứ đi đi. Anh Minh ngạc nhiên, nhưng thấy Ông không cần sự giúp đỡ nên tiếp tục lái xe đi làm. Có lẽ đây là người Việt gặp Ông lần chót trước khi Ông tự thiêu và ra đi vĩnh viễn.

Một việc liên quan đến ban tổ chức tang lễ cũng cần được nêu ra ở đây là ngay sau xảy ra tai nạn, gia đình vì lý do đơn chiếc, đã chính thức ủy nhiên cho Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Tampa Bay mà Ông Trần Công thức là chủ tịch đứng ra tổ chức tang lễ, với sự hỗ trợ của CĐVN Florida và Liên Bang Hoa Kỳ như đã nói ở trên với giấy ủy nhiệm. Thời gian chưa đầy 1 tuần, Ban tổ chức gồm những anh chị em tình nguyện như anh Nguyễn Trung Nhan, chị Xuân Dân, anh Minh Khoa, anh Vũ Quang Minh, chị Thủy Nguyễn, anh Nguyễn Thanh Thụy, anh Trần Công Lai và nhiều bạn hữu khác đã cùng bắt tay nhau quyết tâm thực hiện thành công tang lễ. Ban Tổ Chức cũng không quên cám ơn sự giúp đỡ tận tình của nhà quàn Manasota Memorial Park Funeral Home.

Ban tổ chức xin gửi lời chân thành cám ơn tất cả Cộng Đồng, Tổ Chức, Đoàn Thể, Cá nhân trong và ngoài nước đã tham dự, yểm trợ, giúp đỡ, gửi lời chia buồn cùng tang quyến và vinh danh người Chiến Sĩ Hoàng Thu và cũng xin thông báo ngưng việc gây quỹ yểm trợ tài chánh kể từ ngày hôm nay, vì ngân khoản nhận được đã tạm đủ cho Tang Lễ. Ban Tổ Chức sẽ đúc kết và tường trình đến quý vị sau.
Phóng viên BTC thực hiện.

BAN TỔ CHỨC: Trưởng Ban: Trần Công Thức: Tel: 727-403-4080; Email: TTran33@tampabay.rr.com - Ô. Nguyễn Trung Nhan:727-656-1509. Ô. Vũ Quang Minh: 813-403-1886 - Son Ho: 727-299-0734. Trương Xuân Dân: 727-458-1629 - Thuy Le: 727-871-5551 - Email: thuy@nroga.com; Nguyễn Thanh Thụy: 8523@aol.com - Cố vấn: - Ô. Lưu Văn Tươi: 407-491-4299. Tuoiluu4095@gmail.com - BS Đỗ Văn Hội: 407-234-3596. Email: hoivando@gmail.com

Vietnamese Community of Tampa Bay: 7132 49TH Street North, Pinellas Park, FL 33781 - Ông Trần Công Thức, điện thoại 727-403-4080, email: TTran33@tampabay.rr.com

BS Đỗ Văn Hội



Tiểu sử
Chiến Sĩ Hoàng Thu
Pháp danh Minh Quốc
Tự thiêu ngày 20 tháng 6, 2014 tại Bradenton, Florida
Mất ngày 23 tháng 6, 2014 tại Tampa Hospital

Hôm nay mọi người kính cẩn nghiêng mình trước linh cữu người quá cố. Người đó là ai?

Ông tên là Hoàng Thu, sinh ngày 16-11-1942 ở Huế, Việt Nam.

Thưở thiếu thời, ông sống tại Phước Tích, một làng thuộc ngoại thành Huế, nay là “di tích lịch sử quốc gia”. Nhà nghèo không thể học cao, nửa chừng nhập ngũ ngành Pháo Bình Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Sư Đoàn 3, đóng tại Đà Nẵng.

Sau 1975, miền Nam rơi vào tay Cộng Sản Bắc Việt. Cùng với hệ lụy của toàn dân, gia đình ông về vùng kinh tế mới Đồng Xoài, cuộc sống ngày càng vất vả. Năm năm sau, ông vào Sàigon mong được khá hơn. Nhưng Trời vẫn không chiều lòng người, ông không được cấp hộ khẩu vì là “lính ngụy”, ông lại phải khăn gói ra đi lập nghiệp ở kinh tế mới Củ Chi, cuộc đời ông luôn luôn cơ cực.

1998 - Người con gái đầu lòng được chồng bảo lãnh sang Mỹ, có cơ hội làm ăn khá hơn, thường xuyên gửi quà giúp đỡ gia đình, đời ông bớt khổ.

2008 – Từ Hoa Kỳ, cô con gái bảo lãnh, gia đình ông ổn định, cuộc sống đỡ vất vả. Mẹ tiếp sức con gái, ngày ngày ông chăm sóc khu vườn nhỏ sau nhà, thỉnh thoảng lái xe thăm gặp người quen, đời sống thoải mái, ông thường theo dõi tin tức qua các đài truyền hình tiếng Việt và trên internet, ngày đêm thao thức, trăn trở vì quê hương, trong thiếu tự do, ngoài giặc uy hiếp.

2 tháng 5, 2014 - Giặc phương Bắc cắm giàn khoan 981 trong vùng biển Việt Nam, ngang ngược thao túng, lòng ông đau xót, nỗi căm giận ngày càng dâng cao, tức một nỗi “tay không - thế cô”, nên đành thúc thủ. Sáng sớm 23/5/2014, một ngọn thân đuốc của bà Lê Thị Tuyết Mai thắp sáng trước cổng dinh Độc Lập Sài Gòn (nay được gọi là dinh Thống Nhất), càng làm ông xót xa, đau lòng cho quê hương: nển độc lập bị xâm phạm, ách nô lệ đang gần kề, nhân quyền bị chà đạp.

Lòng căm phẫn đến cực độ, ông chuẩn bị cho cuộc hành trình, một cuộc hành trình chiến đấu không súng đạn, không tiếng hô, mà bằng chính thân xác của mình, như người thanh niên Mohamed Bouazizi xứ Tunisi nguyện làm ngọn đuốc thiêu rụi chế độ độc tài, tạo làn gió dân chủ thổi ngang Bắc Phi và Trung Đông.

20-6-2014 – Vào buổi sáng, trong lúc con gái và chồng về Việt Nam, bà vợ đang làm việc, bỗng Bà được điện thoại của ông:

- Bà ơi, tôi sẽ đi xa, tôi không muốn ở đây – Giọng ông nhẹ nhàng ở đầu giây.
- Ông ơi, ông nói gì vậy? Người vợ hốt hoảng.
- Tôi muốn đi xa, tôi chia tay bà, bà nhớ giữ gìn sức khỏe, bà nhớ lo cho con, chào bà, tôi đi đây…

Tiếng ông chợt tắt. Bà gọi lại nhiều lần, nhưng không nghe gì nữa. Trong lòng bất an, Bà gọi cho người quen trong xóm nhờ ghé đến nhà xem sao. Không ai trả lời.

Lúc 11 giờ 15 sáng cùng ngày, tin động trời, một người đàn ông tưới xăng tự thiêu trước khu gia cư Silver Lake, thành phố Bradenton, tiểu bang Florida. Người qua đường cố dập tắt lửa nhưng không kịp, nạn nhân luôn luôn nói “Tôi muốn chết, hãy để tôi chết”. Trực thăng cấp cứu đưa ngay vào bệnh viện Tampa cứu chữa với độ phỏng quá nặng.

Cảnh sát tìm thấy bình xăng, một số vật dụng quần áo, 2 mảnh giấy viết bằng tiếng Việt, một mảnh ghi "Hai Yang 981 phải rời khỏi hải phận V-N" và "Anh hùng tử chí hùng nào tử", dưới ký tên "thu hùng”, nét chữ sắc sảo. Hai Yang âm tiếng Việt là “Hải Dương”, tên giàn khoan mả Trung Cộng đã cài đặt trong vùng hải phận Việt Nam ngày 2 tháng 5, 2014.

Người con gái tên Oanh từ Việt Nam được bạn gọi báo hung tin. Cô gọi má, gọi tiệm, gọi cảnh sát, cảnh sát đến gặp bà đưa tin xấu về chồng bà. Oanh và chồng khẩn cấp bay về Hoa Kỳ.

Tin sét đánh đến với bà. Bà bàng hoàng. Bà không thể tin. Nhưng lời từ giã của chồng vẫn còn văng vẳng: Chào bà, tôi đi đây.. Bà đã hiểu vì sao. Giờ đây, chồng bà đã đi xa, xa lắm.

23-6-2014 – Sáng sớm, bà và con gái đứng bên cạnh giường, ông thoi thóp rồi từ từ ra đi, để lại người vợ góa, con gái và rể, đứa cháu ngoại thân yêu mà ông thường gần gũi trước khi ra đi. Người con trai kế hiện vẫn còn sống ở Việt Nam với vợ, hai con.

Cô Hoàng Thục Oanh tâm sự: “Cháu rất buồn, cháu không nghĩ là ba đã mất. Ba không buồn gì cả. Ba không thiếu thốn gì cả. Cháu đã lấy vé cho ba má về Việt Nam thăm quê. Vé còn đây. Thỉnh thoảng ba bực tức khi thấy má làm ăn cực khổ”.

Vậy là Ông đã ra đi, để lại di ngôn:

"Hải Dương 981 phải rời khỏi hải phận Việt Nam" và “Anh Hùng Tử, Chí Hùng bất tử”.

Đó là mệnh lệnh của ông, mệnh lệnh thiêng liêng mà ông đã dùng thân xác để gióng lên. Mệnh lệnh đó không chỉ đòi rút giàn khoan, mà còn đòi giặc phải trả tất cả lãnh thổ, lãnh hải, và những gì mà họ đã cướp của đất nước ông. Đó là tiếng kêu đanh thép của người dân Việt: “Tàu khựa, hãy cút khỏi Việt Nam, hãy cút khỏi biển Đông” mà người dân trong nước, nhất là giới trẻ đang kêu gào. Nhưng nguyên nhân nào đã tạo nên tình trạng này. Nguyên nhân nào đã để Trung Cộng thao túng đất nước Việt Nam? Chúng tôi biết ý nguyện của ông.

Cầu chúc ông ra đi bình an. Nguyện cầu hương linh ông sớm tiêu diêu miền Cực Lạc.

Chúng tôi ở lại, nguyện thực hiện lời trăn trối của ông
BS Đỗ Văn Hội

Vị tổng thống nghèo nhất thế giới!

Truyền thông quốc tế gọi Tổng thống 79 tuổi José Mujica Cordano của Uruguay là vị "tổng thống nghèo nhất thế giới". Biệt danh này xuất hiện sau khi ông khai tổng tài sản của mình chỉ là 1.800 USD (một chiếc xe hơi) khi lên làm Tổng thống Uruguay năm 2009. 

Tôi đâu có nghèo

Ông chỉ nhận mức lương khiêm tốn là 12.500 USD mỗi tháng, khoảng 3,1 %  so với những gì Tổng thống Mỹ Barack Obama kiếm được trong một năm. Đã vậy, nhà lãnh đạo Mỹ Latinh tặng đến 90% tiền lương hàng tháng của ông để làm từ thiện cho những người có hoàn cảnh đặc biệt, những người vô gia cư và chỉ để lại khoảng 1.250 USD để chi tiêu cho bản thân. Là người đứng đầu đất nước nhưng ông Mujica từ chối sống trong Dinh Tổng thống. Ông chọn sống cùng vợ trong một ngôi nhà khiêm tốn ở trang trại ở ngoại ô của Montevideo và tự lái chiếc xe Volkswagen Beetle mà ông tậu từ năm 1987. Thế nhưng, ông Mujica cho biết ông không phải là người nghèo.

Tổng thống của Uruguay (áo xanh) ngồi xếp hàng ở một bệnh viện công khi đi khám bệnh như bao người dân khác. Ảnh: AP

Nói cách khác, ông bằng lòng với những gì ông có. Như ông nói với báo giới vào năm 2012, "Tôi được gọi là "tổng thống nghèo nhất", nhưng tôi không cảm thấy nghèo. Người nghèo là những người chỉ làm việc để cố gắng giữ một lối sống xa hoa, và luôn luôn muốn nhiều hơn và nhiều hơn nữa. Tôi có thể là một ông già lập dị ... Nhưng đây là một sự lựa chọn tự do".

Khi Mujica đã được bầu làm tổng thống năm 2009, ông đã báo cáo tài sản của mình chỉ khoảng 1.800 USD - giá trị của chiếc Volkswagen Beetle năm 1987. Nhưng theo kê khai tài sản gần đây nhất của Mujica, vào tháng 4 vừa qua, tổng tài sản của ông trị giá khoảng 322.883 USD.

Mujica tuyên bố sự gia tăng giá trị tài sản của ông là do ông bổ sung thêm phần tài sản mà trước đây chỉ có điền tên vợ ông, bao gồm cả tài sản và thiết bị nông nghiệp vợ chồng Tổng thống đồng sở hữu.

Ông từ chối sống trong Dinh Tổng thống

Và làm được việc


Điều khiến ông Mujica được dân Uruguay yêu mến không phải là vì nghèo hay tiết kiệm mà ông điều hành thành công trong những năm gần đây, đặc biệt là vấn đề tài chính.

Theo chính phủ Uruguay, tổng sản phẩm quốc nội tăng khoảng 4% trong năm 2013, ấn tượng hơn các quốc gia như Mỹ và Brazil. Ngân hàng Thế giới cũng đã báo cáo rằng họ chứng kiến ​​tỷ lệ đói nghèo mạnh giảm trong những năm gần đây, từ 34,4 % trong 2006 xuống còn 12,4 % trong năm 2012.

Trước khi Mujica được bầu làm tổng thống của Uruguay trong năm 2009, thế giới có thể không biết nhiều về các quốc gia Nam Mỹ là quê hương của khoảng 3,4 triệu người. Điều này chắc chắn đã thay đổi trong vài năm qua khi ông Mujica thông qua một số đạo luật cấp tiến nhất không chỉ trong lịch sử của đất nước, nhưng trong toàn bộ thế giới.

Mujica là lãnh đạo đầu tiên hợp pháp hóa việc sử dụng cần sa một cách hạn chế để giải trí, thực hiện một hệ thống trong đó giá 1 gram cần sa không nhiều hơn 1 USD để đảm bảo các trùm ma túy hết đường làm ăn. 

Mujica cũng đưa Uruguay trở thành quốc gia thứ hai ở Nam Mỹ, sau Argentina, hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính. Ngoài ra, ông còn thông qua dự luật cho phép phụ nữ phá thai an toàn và hợp pháp cho đến tháng thứ ba của thai kỳ.

Nói tóm lại, ông Mujica là người làm được việc, thể hiện mình là con người liêm khiết và tờ Mint Press News nói: "Thế giới cần nhiều hơn những vị lãnh đạo như thế".
Còn bạn thì sao?
Anh Tú (tổng hợp) 

Ngư dân cảnh báo về dự án đóng tàu sắt thay tàu gỗ

Trong khi Việt Nam đang chi 10,000 tỉ đồng để đổi 3,000 trên 130,000 tàu đánh cá từ vỏ gỗ, sang vỏ sắt thì ngư dân công khai bày tỏ sự nghi ngại về tính hiệu quả của kế hoạch này.

Hai chiếc tàu đánh cá lớn nhất khu vực Bắc Trung bộ của ông Phạm Gia Đông, ngụ ở thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đang nằm bờ. Không phải cứ có tàu lớn là phát đạt. (Hình: Lao Động)

Trò chuyện với tờ Lao Động, ông Phạm Gia Đông, ngụ ở thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa – người hiện là chủ hai chiếc tàu đánh cá lớn nhất khu vực Bắc Trung bộ và cả hai đang phải nằm bờ cho biết, nếu đóng bằng gỗ táu và được bảo dưỡng tốt, tàu gỗ có thể hoạt động trong 30 năm và mỗi ba năm mới phải bảo dưỡng một lần. Đáng chú ý, ở khu vực Bắc Trung bộ, không nơi nào đủ phương tiện để đưa những con tàu lớn, kể cả tàu gỗ loại lớn như tàu của ông Đông lên bờ bảo dưỡng.

Ông Nguyễn Đình Dân, 64 tuổi, cựu công nhân Xí nghiệp Đánh bắt cá biển Thanh Hóa, khẳng định, nếu chỉ khai thác hải sản, tàu vỏ gỗ có nhiều ưu điểm hơn tàu vỏ sắt. Chi phí đóng tàu sắt gấp đôi chi phí đóng tàu gỗ, bảo dưỡng phải thực hiện thường xuyên, ít nhất mỗi năm một lần, không kéo lên bờ để cạo hà, vá những vết hoen gỉ, sơn lườn thì chẳng bao lâu vỏ tàu sẽ trở thành đống sắt vụn. Ông Dân khẳng định, tàu gỗ ít hư hỏng hơn tàu vỏ sắt. Đó cũng là lý do, ngư dân chuộng tàu gỗ.

Sau khi chế độ Hà Nội quyết định chi 10,000 tỉ đồng để hỗ trợ ngư dân chuyển đổi 3,000 trong số 130,000 tàu đánh cá từ vỏ gỗ, sang vỏ sắt, Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy SBIC đã nhập cuộc. SBIC là hậu thân của Vinashin – một tập đoàn quốc doanh đã bị giải thể sau khi tạo ra khoản nợ lên tới hàng trăm ngàn tỷ đồng.

Đã có khá nhiều người, đặc biệt là các chuyên gia tỏ ra lo ngại cả về chương trình hỗ trợ chuyển đổi tàu đánh cá từ vỏ gỗ sang vỏ sắt cũng như các mẫu tàu của SBIC. Ông Nguyễn Quốc Chính, Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, kiêm Ủy viên Ban Chấp hành Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam cho biết, tàu do SBIC đóng chỉ phù hợp với công việc câu mực ở giữa đại dương.

Nó chưa phù họp với các nhu cầu đánh bắt khác, chưa kể giá thành lại cao. Nếu ngư dân tự đóng chi phí chỉ khoảng 5 hoặc 6 tỉ và chất lượng không thua kém những con tàu mà SBIC đóng với giá 7 tỉ. Khoản chênh lệch hàng tỉ đó ngư dân phải gánh và đây là điều vô lý, chưa kể chúng sẽ tạo thêm nhiều khó khăn cho ngư dân.

Cũng theo ông Chính, nếu là hỗ trợ thì phải để ngư dân đóng góp những kinh nghiệm của họ vào con tàu mà họ phải vay tiền để mua, chứ không phải nhận một con tàu đóng sẵn rồi họ phải ra khơi trên con tàu xa lạ đó. Ông Chính nhấn mạnh, đây là lý do khiến ngư dân Lý Sơn không mặn mà với những con tàu do công ty nhà nước đóng.

Ông Chính nói thêm rằng, ngư dân đang cần cơ chế vay vốn phù hợp. Vay vốn phù hợp là tất cả những người trên tàu, từ thuyền trưởng đến thủy thủ cùng được vay để cùng góp vốn vào con tàu mới song chuyện này chưa được tính tới. Trong quá khứ, một số người từng lợi dụng chương trình hỗ trợ ngư dân để đứng ra vay vốn đóng tàu, sau đó thuê thuyền trưởng và thủy thủ, bóc lột thuyền trưởng và thủy thủ tới mức họ không thể chịu đựng được rồi bỏ việc và những con tàu đó trở thành vô dụng.

Một ngư dân tên là Phạm Non, đồng thời là chủ một xưởng đóng tàu ở huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, nói thêm, ngư dân chỉ quan tâm đến những con tàu rẻ, đi biển tốn ít dầu và không thích bị ấn vào tay một con tàu mà từ thiết kế, máy móc, đến phương tiện đánh bắt đều không phải do họ chọn lựa.

Theo ông Non, các mẫu tàu do SBIC thiết kế hoàn toàn không phù hợp với nhu cầu của ngư dân. Chẳng hạn hộp số chỉ có 4.1, trong khi ngư dân dùng hộp số 5.1. Hay ngư dân thích xài máy Hino vì tiết kiệm nhiên liệu thì tàu do SBIC thiết kế lại dùng máy của một hãng chuyên sản xuất máy xây dựng.

Tại buổi tọa đàm về việc hỗ trợ ngư dân chuyển đổi tàu đánh cá từ vỏ gỗ thành vỏ sắt, diễn ra hồi đầu tháng 6, ở Đại học giao thông Vận tải Sài Gòn, nhiều chuyên gia hàng hải khuyến cáo, hỗ trợ ngư dân thì phải quan tâm, phải hiểu tường tận và đáp ứng nhu cầu của ngư dân, không thể áp đặt mẫu tàu.

Trong quá khứ, các chính sách hỗ trợ ngư dân luôn xem là cơ hội cho viên chức nhiều cấp, nhiều ngành đục khoét.

Năm 1997, chế độ Hà Nội thực hiện chương trình hỗ trợ ngư dân “đánh bắt xa bờ”. Chương trình này ra đời sau trận bão thứ 5 của năm 1996, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngư dân va ngư nghiệp Việt Nam. Đến tháng 4 năm 2006, sau khi chương trình trình này ngốn hết 1,400 tỉ, kết quả thanh tra cho thấy, 95% của khoản 1,400 tỉ này bị tham nhũng.

Các tỉnh - thành phố, quận – huyện, phường - xã của 29 tỉnh, thành phố nằm trong chương trình này đã thi nhau dựng ra những hợp tác xã ma, công ty ma để rút bằng hết nguồn vốn vay có tính ưu đãi cho ngư dân để chia chác với nhau.

Sau chương trình hỗ trợ ngư dân “đánh bắt xa bờ”, gần đây, nhà cầm quyền CSVN thực hiện một chương trình hỗ trợ khác cũng dành cho ngư dân. Đó là “lắp thiết bị định vị vệ tinh cho tàu đánh cá”. Chương trình này đã thực hiện thí điểm với 2,000 tàu đánh cá và phóng sự của nhiều tờ báo cho thấy, hàng loạt thuyền trưởng của các tàu đánh cá được chọn thí điểm đã yêu cầu được trả lại thiết bị vì chất lượng tồi, hiệu quả kém mà lại quá nhiều ràng buộc.
  (Người Việt)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét