Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Mệnh lệnh từ Quảng Đông? - Trút lên đầu con cháu, có nên chăng?

Nguyễn Mộng Hoài - Trút lên đầu con cháu, có nên chăng?



Nguy cơ mất nước đang hiện ra trước mắt mọi người dân Việt Nam. Các nhà lãnh đạo Việt Nam hiện nay mối người nói một phách. Có người ví von, có người nói úp úp mở mở, có người lại nói "vòng vo Tam Quốc" không đi vào trọng tâm nóng bỏng. Cái giàn khoan của Trung Quốc ở thềm lục địa Việt Nam có ý đồ nuốt chửng cả biển đông trong âm mưu xưng hùng xưng bá toàn cầu, mà vẫn "tế nhị", sợ ảnh hưởng đến "tình hữu hảo Trung- Việt !"

Tóm lại sau hai tháng cái giàn khoan "xâm lược" chình ình ở thềm lục địa Việt Nam, chưa hề có tiếng nói và nhất là hành động thống nhất và kiên quyết, thể hiện ý chí quật cường của toàn dân tộc. Còn nhân dân đủ các tầng lớp, kể cả những người "bên thua cuộc" muốn bầy tỏ thái độ yêu nước trong giai đoạn mới bằng biểu tình ôn hòa, bằng những phản ứng sục sôi nhưng ôn hòa thì lại trực tiếp hoặc gián tiếp bị cấm. Nhân dân không bao giờ đồng tình với những hành động quá khích, nhưng nhân dân cũng không thể đồng tình với sự "im lặng đáng sợ" hoặc nói vòng vo Tam quốc của những người có trách nhiệm với vận mệnh quốc gia, dân tộc.

Trong hai tháng Trung Quốc không những đặt một giàn khoan HD 981 ngang nhiên xâm phạm chủ quyền Việt nam mà còn đang đưa thêm các giàn khoan khác vào vùng biển nước ta như Hải Nam 9, và rồi có thể còn 982, 983 nữa. Bên cạnh đó, Trung Quốc dự định thôn tính quần đảo Trường Sa, cùng cố mọi mặt quần đảo Hoàng Sa mà chúng cướp được từ năm 1974 cùng nhưng hòn đảo khác của Việt nam, tức là thực hiện âm mưu thôn tình biển đông, liệu lúc đó chúng ta có thể "dùng loa" mà đẩy lùi được quân xâm lược không ?

Không bao lâu nữa, Gạc Ma là sân bay giữa biển đông của Việt Nam, đường lưỡi bò liếm gần hết biển đông, liệu có thể làm gì được bọn bành trướng Bắc Kinh ? Dĩ nhiên, thế giới loài người có lẽ phải, có công lý, có luật pháp quốc tế, luật pháp quốc gia, có cả đạo lý làm người, không một thế lực nào muốn làm gì thì làm. Nhưng bản thân các quốc gia đang bị đe dọa thì phải có thái độ kiên quyết, có sự đoàn kết muôn người như một, có những ngọn cờ lãnh đạo như Hưng Đạo Vương, Quang Trung, Lê Lợi chứ không phải giặc chưa động binh mình đã cuốn cờ chờ " hữu nghị".

Hiện nay lòng dân đang phân tâm, lãnh đạo chưa đoàn kết nhất trí. Cần làm gì để giải quyết tình hình nong bỏng, đẩy lùi nguy cơ mất nước? Thế hệ nào có công việc của thế hệ ấy. Không phải nay không làm được thì trút lên đầu con cháu mai sau. Đó là lối sống ích kỷ, vô trách nhiệm. Một số người có vai vế trong đất nước coi việc bảo vệ tổ quốc, bảo vệ lãnh thổ là việc của ai đó chứ không phải là việc của họ. Bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc bằng máu người khác, cần gì phải lo !

Từ ý tưởng của một trong những vị lãnh đạo hiện nay, nhân dân ta suy nghĩ gì ?Nhân dân không muốn trút mọi gánh nặng lên đầu con cháu họ đâu. Nhân dân đang đòi hỏi những gì ở những người cầm cờ lãnh đạo đất nước các vị thừa biết, không phải nói nhiều . Hay cứ ung dung trên gối đệm hòa bình, có động thì "vù" ra nước ngoài, "Sống chết mặc bay, tiền thày bỏ túi...", có phải không các vị ?
  Nguyễn Mộng Hoài
  (Quê choa) 
 

Bốn khó khăn về mặt tâm lý – xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam trong cuộc chiến chống Trung Cộng xâm lăng

 Boxitvn

Mạc Văn Trang
Mưu đồ xâm lăng, thống trị Việt Nam đã được Trung Cộng tính toán từ lâu, thực thi từng bước, mà bất cứ ai là người dân Việt có chút lương tri, trách nhiệm với đất nước đều thấy rõ. Một số vụ việc cụ thể, tiêu biểu là: Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa 1974; chiếm đoạt một số cứ điểm quan trọng sau chiến tranh biên giới phía Bắc 1979; đánh chiếm đảo Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa 1988; lấn chiếm khoảng 1500 km2 trong quá trình xác định, ký kết Hiệp định biên giới Việt – Trung (1999) và gần đây là hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, kèm theo đó là những hành động xâm lăng tàn bạo, thái độ trâng tráo, bất chấp tất cả, đúng nghĩa một kẻ xâm lược trắng trợn, đòi độc chiếm Biển Đông…

Thực tế là “ta càng nhân nhượng, giặc càng lấn tới, vì chúng quyết cướp nước ta”, khuất phục dân ta, bắt dân ta phải sống dưới sự cai trị của chúng. Ách cai trị của Trung Cộng không phải để “khai hóa văn minh” như các nước tư bản phương Tây, mà là sẽ phát động những cuộc “cách mạng văn hóa” để tiêu diệt hàng chục triệu người làm Trung Cộng “ngứa mắt” (?); là thực hiện mưu đồ diệt chủng như Pôn Pốt đã làm ở Campuchia; là tiến hành quá trình Hán hóa như ở Tây Tạng, Tân Cương; là sẵn sàng cho xe tăng nghiền nát nhiều ngàn người trong một đêm, tại cuộc biểu tình mồng 4 tháng 6 năm 1989 ở quảng trường Thiên An Môn… Đó là viễn cảnh của Việt Nam dưới ách cai trị của Trung Cộng.
Trước thực tế này, Đảng Cộng sản Việt Nam, đảng cầm quyền duy nhất phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lịch sử, trước dân tộc trong cuộc chiến chống xâm lăng của Trung Cộng. Đây là cuộc chiến khó khăn, phức tạp hơn nhiều so với cuộc kháng chiến chông Pháp (1946 – 1954) và “Chống Mỹ cứu nước” (1955 – 1975). Khó khăn về chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự, ngoại giao… xin dành cho các nhà chuyên môn. Tôi chỉ nói mấy khó khăn về khía cạnh tâm lý – xã hội.
1. Nhân dân Trung Hoa không thể như nhân dân Pháp, nhân dân Mỹ, thấy được tính phi lý của giới cầm quyền và tính chính nghĩa của Việt Nam. Do sống trong chế độ cộng sản toàn trị, tàn bạo hàng nửa thế kỷ, với cơ chế tuyên tuyền áp đặt một chiều, bưng bít thông tin, khủng bố những người khác ý kiến với Đảng Cộng sản, người dân Trung Hoa bị thuần hóa để chỉ “nghĩ, nói, làm theo Đảng”, lại bị nhồi sọ tư tưởng dân tộc cực đoan đại Hán, nên hiếm người biết sự thật và dám lên tiếng phê phán chính quyền, ủng hộ chính nghĩa của Việt Nam. Ngay cuộc chiến tranh xâm lược biên giới 1979 mà đến nay người dân Trung Hoa vẫn tin đó là “cuộc chiến tự vệ”, “Đi dạy cho bọn khiêu khích Việt Nam một bài học” (!?). Trong cuộc chiến chống Trung Cộng xâm lăng hôm nay chẳng hy vọng có những Henri Martin, Raymondienne và phong trào nhân dân Pháp phản đối chiến tranh Đông Dương; cũng chẳng hy vọng có Norman Morrison tự thiêu và phong trào xuống đường rầm rộ của nhân dân Mỹ phản đối cuộc chiến tranh tại Việt Nam… Như vậy là giới cầm quyền Trung Cộng có hậu phương yên ổn, để huy động sức người, sức của cho cuộc chiến xâm lăng một cách thuận lợi. Hơn nữa Trung Cộng còn dùng thủ đoạn “đánh ngoài, để dẹp trong” như hồi chiến tranh biên giới 1979…
2. Cuộc chiến chống Trung Cộng xâm lăng không được thế giới ủng hộ mạnh mẽ. Cuộc chiến này không có “Liên Xô, Trung Quốc, phe xã hội chủ nghĩa và phong trào cộng sản quốc tế” ủng hộ như trước nữa. Những nước “xã hội chủ nghĩa” Triều Tiên, Cu Ba èo uột có ủng hộ Việt Nam không? Hai người anh em “sống chết có nhau” trên bán đảo Đông Dương, bây giờ nghe Trung Cộng hay nghe Việt Nam? Còn nhân dân thế giới chẳng quan tâm đến cuộc chiến này đâu, vì nó không phải là những trận B52 ném bom hủy diệt, chấn động nhân loại; nó là cuộc xâm lược âm thầm, “vừa ăn cướp vừa la làng”, “vừa đấm vừa xoa”, “bề ngoài thơn thớt nói cười, mà trong nham hiểm giết người không dao”… Chính phủ các nước cũng chẳng ủng hộ Việt Nam lắm đâu, vì “kệ hai thằng cộng sản diệt nhau cho chết nốt”. Nhiều chính phủ các nước có dính líu nợ nần, làm ăn với Trung Cộng, dễ gì bỏ qua những món lợi do chúng mồi chài… Hơn nữa, Trung Cộng luôn lớn tiếng “giải quyết song phương”, bên ngoài đừng can thiệp vào; và ông Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng của ta cũng tuyên bố tại hội nghị Shangri-La (31/5/2014) về tính chất của xung đột Trung – Việt chỉ là: “Trên thực tế, ngay ở trong quốc gia hay mỗi gia đình cũng còn có những mâu thuẫn, bất đồng, huống chi là các nước láng giềng với nhau còn tồn tại tranh chấp về biên giới, lãnh thổ hoặc va chạm là điều khó tránh khỏi. Vậy là chuyện có tính “nội bộ”, còn ai muốn xía vô!
3. Lòng dân trăm mối ngổn ngang. Các cuộc chiến trước đây “Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân một ý chí”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Xe chưa qua, nhà không tiếc”, “Trên dưới một lòng”, “Không có gì quý hơn độc lập tự do”!… Biết bao nhiêu cán bộ, đảng viên chỉ có hai bàn tay trắng, cứ bám vào dân là được dân che chở, nuôi sống, giúp đỡ… Nay thì khác hẳn. Nhiều người, nhiều nhóm lợi ích coi quyền và tiền trên cả độc lập, tự do. Thực ra độc lập, tự do đã bị Đảng Cộng sản Việt Nam đem đi cầm cố cho Trung Cộng ở Thành Đô năm 1990 để đổi lấy sự sống còn của Đảng và chế độ cho đến hôm nay. Các giai tầng trong xã hội có sự phân tâm ghê gớm. Tôi vừa nghe một doanh nhân nói oang oang trước một đám người đáng bậc cha chú: “Nó hơn một tỉ ba dân, chỉ ra lệnh cho mỗi người uống một chai la-vi rồi đái ra là dân mình chết ngập mẹ hết rồi, cần gì phải đánh” (!). Lại nghe một Đại tá quân đội nghỉ hưu nói: “Âm binh nó yểm khắp nơi rồi. Phải vũ trang toàn dân, từng thôn, xã, huyện, tỉnh là những đơn vị sẵn sàng chiếu đấu tại chỗ, quân đội tập trung vào những mũi chính”… Ông Trung tá công an hưu trí liền nói: “Chúng nó không dám phát súng cho dân đâu. Nó sợ dân có súng, chưa bắn Tàu, bắn bể đầu chúng nó trước” (?). Trong khi đó rất nhiều người dân cho rằng: mình càng hèn, nó càng bắt nạt, mình dám đương đầu, nó sẽ chờn. Hơn nữa, mình không sợ, dám dũng cảm đương đầu thì mới nghĩ ra được cách đánh và cách thắng, chứ hèn nhát, run sợ thì còn nghĩ ra cái con mẹ gì! Bà hàng xóm nhà tôi bảo: Đêm nào em cũng cầu kinh, mong cho Trời Phật, anh linh bác Hồ, bác Giáp và các anh hùng liệt sĩ về gây bão tố đánh chìm tan tác cái giàn khoan với tàu bè chúng nó đi! Gần đây, “tứ trụ triều đình” đều lên tiếng khá mạnh mồm, nhưng dân không mấy tin tưởng, thậm chí có người còn bảo “Nó diễn đấy!”. Khi tôi đăng bài: “Khí phách của Thủ tướng và trí, dũng của ngư dân” trên Tễu blog, có người nhắn vào điện thoại: “Đả đảo Mạc Văn Trang”! Một ông bạn GS gọi điện bảo: “Nó diễn thế mà cậu cũng tin à?”… Dân vẫn không hiểu, sao đến giờ ta vẫn chưa dám kiện Trung Cộng ra Tòa án quốc tế? Khi người Việt ở hải ngoại sôi sục biểu tình phản đối Trung Cộng xâm lăng, có người ở trong nước phải ra nước ngoài để được tự do biểu tình, thì Chủ tịch Quốc hội kêu gọi người Việt ở hải ngoại “gìn giữ quan hệ hữu nghị Việt – Trung”… (tại phiên họp bế mạc của Quốc hội, 24/6/2014). Dân ta không hiểu ông có ý gì? Ngày 26/6/2014 tại TP Hồ Chí Minh, Chủ tịch Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri, đã bị chất vấn rất nhiều về vấn đề bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông. Khi ông nói rằng: Vấn đề chủ quyền là thiêng liêng, “Năm nay không xong thì năm tới, mười năm này không xong thì mười năm sau, đời ta không xong thì đến đời con cháu, phải dứt khoát như vậy”… (Tuổi Trẻ 27/6/2014), nhiều người dân đã có phản ứng tiêu cực… Tóm lại, đa số dân ta quyết chống Trung Cộng xâm lăng, nhưng không còn tin Đảng và cũng không biết tin ai, tin vào cái gì! Một trạng thái tâm lý – xã hội cực kỳ nguy hiểm.
4. Khó khăn lớn nhất, đẻ ra mọi khó khăn trên, là do Đảng Cộng sản Việt Nam coi Trung Cộng là đồng chí, anh em cùng ý thức hệ, dựa vào Trung Cộng để bảo vệ sự sống còn của Đảng Cộng sản Việt Nam, của chế độ “xã hội chủ nghĩa” ở Việt Nam, nhưng cũng luôn sợ hãi và không tin Trung Cộng. Đảng Cộng sản Việt Nam đã lừa dối dân để đi đêm với Trung Cộng nhiều chuyện mờ ám; những quan hệ mập mờ đó suốt mấy chục năm qua đã bị Trung Cộng tận dụng gây ra biết bao hậu họa khôn lường và giờ đây các thế hệ lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đều như “Cá cắn câu biết đâu mà gỡ”, “há miệng mắc quai”… Nhiều người dân nói rằng: Cảm ơn cái giàn khoan Hải Dương 981, nhờ nó mà bản chất đại Hán, xâm lăng, lật lọng, đểu cáng của Trung Cộng (xưa nay vẫn được Đảng Cộng sản Việt Nam lập lờ che đậy), mới phơi bày ra hết, để mọi người dân Việt Nam nhận ra Trung Cộng vẫn là kẻ thù truyền kiếp nguy hiểm nhất, độc ác nhất… Ấy vậy mà trong giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam lúc này vẫn có những người muốn bấu víu vào cái “viển vông” “bốn tốt”, “16 chữ” để cứu vãn tình thế… Có ông tuyên huấn vẫn nói: Mặc dù bị tàu “bạn” đâm, va nhiều lần, nhưng các chiến sĩ của ta vẫn bĩnh tĩnh, tuyền truyền, giải thích… “Bạn” cái con mẹ gì nữa! Nó là giặc cướp biển rõ rành rành ra đó. Đảng Cộng sản Việt Nam nói năng ấp úng, thái độ bất nhất, hành động ngập ngừng là vì lướng vướng những ràng buộc với Trung Cộng, khiến đầu óc bấn loạn, tư duy lộn xộn, mặc cảm sợ hãi, ám ảnh chứa chất trong tâm can… Như thế thì còn đâu bản lĩnh, dũng khí của đảng cầm quyền để dẫn đạo nhân dân!
*
* *
Giải pháp tốt nhất để vượt qua những khó khăn trên là: Đảng Cộng sản Việt Nam phải dũng cảm, dứt khoát thoát khỏi những ràng buộc lướng vướng với Trung Cộng, vì chính nó đã xé bỏ trước rồi; thoát khỏi ý thức hệ “đồng chí, anh em”, vùng ra khỏi nanh vuốt của con ác thú, dù phải đau đớn nhất thời; phải dựa hẳn vào dân, tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh vô địch là lòng yêu nước của mọi tầng lớp dân ta. Nếu lịch sử cần thì cũng sẽ xuất hiện những Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung… của thời nay. Chỉ khi Đảng dám tuyên bố “Không có gì quý hơn Độc lập của Tổ quốc, Tự do của nhân dân”, dám thoát khỏi nanh vuốt của Trung Cộng và thay đổi “căn bản toàn diện” thể chế, đem lại dân chủ, tự do thật sự cho nhân dân mới đoàn kết được toàn dân, lấy lại niềm tin của dân, tạo nên sức mạnh của toàn dân tộc. Nhờ đó mới cứu được nước, cứu được dân và cứu được Đảng. Bởi vì quy luật xã hội đã chỉ rõ: Độc đảng, độc quyền dẫn đến độc tài, tàn bạo là tất yếu sẽ bị diệt vong như mọi chế độ độc tài trong lịch sử nhân loại. Nếu Đảng đủ trí, dũng tự “xoay trục” lần này thành công, dân cũng thể tất cho những lỗi lầm đã qua. Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ còn một cơ hội thôi! Nếu Đảng tự “thoát Trung” và đưa đất nước phát triển theo con đường sáng của nhân loại, thì ba khó khăn còn lại cũng sẽ được giải tỏa:
- Cải cách thể chế, dân chủ hóa ở Việt Nam sẽ có tác động mạnh mẽ đến xã hội Trung Quốc – điều mà Trung Cộng sợ nhất. Tác động đôminô chuyển đổi thể chế ở Việt Nam đến Trung Quốc, một xã hội đang chất chứa đầy những ung nhọt, trên đất nước bao la với gần 1,4 tỉ dân, sẽ khó lường hết những gì sẽ diễn ra. Phong trào dân chủ của nhân dân Trung Hoa khi xuất hiện chắc sẽ nhìn rõ bản chất xấu xa của giới cầm quyền và có những phản ứng thích đáng. Sẽ xuất hiện những người lên tiếng phê phán đường lối đối nội và đối ngoại phản động của Trung Cộng… Chỉ khi cả Việt Nam và Trung Quốc chuyển sang thể chế dân chủ thực sự thì mới hy vọng xây dựng được tình hữu nghị thân thiện, hợp tác, bình đẳng…
- Một khi Việt Nam đưa đất nước hòa nhịp vào quỹ đạo của các nước văn minh, tiến bộ, thực sự chấp nhận những giá trị chung phổ quát của nhân loại thì nhất định sẽ được nhân dân tiến bộ trên thế giới đồng cảm, ủng hộ mạnh mẽ; chính phủ nhiều nước sẽ sẵn lòng hợp tác, ủng hộ Việt Nam… Một liên minh quốc tế mới để bảo vệ độc lập, tự do và phát triển đất nước sẽ được hình thành.
- Và điều cơ bản nhất, khi đó mọi tầng lớp nhân ta ở trong và ngoài nước sẽ xóa bỏ những rào cản tâm lý – xã hội, thật lòng đoàn kết thành một khối thống nhất để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Yêu nước không còn phải gắn với “yêu Đảng Cộng sản”, “yêu chủ nghĩa xã hội”, yêu nước không còn bị kiểm duyệt… Tổ quốc và nhân dân trên hết! Lòng yêu nước sâu thẳm của mọi người dân Việt lại trỗi dậy, thăng hoa trước thử thách sống còn: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” (Hồ Chí Minh).
30/6/2014
M. V. T.
Tác giả gửi BVN.

Quảng Đông gửi VN ’16 việc cần làm’

*** Vậy là ông Hoa cứ coi như gởi ra lệnh cho tỉnh Quảng nam thôi.

BBC


Ông Hồ Xuân Hoa (thứ hai từ trái) là ngôi sao đang lên trên chính trường Trung Quốc
Chính quyền tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc được cho là đã gửi cho Bộ Ngoại giao Việt Nam một bản danh mục ‘Các việc cần làm’ sau chuyến thăm Việt Nam hồi tháng Tư của ông Hồ Xuân Hoa, người lãnh đạo cao nhất của tỉnh này.
Đây là các công việc mà Bí thư Hồ Xuân Hoa triển khai cho công chức thuộc quyền của mình, và được Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi công văn yêu cầu các bộ ngành và các tỉnh thành trong nước tham khảo thực hiện.
Hiện tại công văn này, có số hiệu 1832/BNG đề ngày 3/6 năm 2014, đang được lan truyền trên các diễn đàn mạng.
BBC hiện chưa có điều kiện kiểm chứng văn bản này, tuy nhiên nó có đóng dấu Bộ Ngoại giao và có chữ ký của Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn.

16 ‘việc cần làm’

Văn bản này, nếu xác thực, được phát đi chỉ một tháng sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 ra vùng biển mà Việt Nam tuyên bố là thuộc chủ quyền của họ, gây căng thẳng nghiêm trọng trong quan hệ giữa hai nước.
“Để triển khai tốt các chương trình hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương ta với tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, Bộ Ngoại giao xin chuyển đến quý cơ quan danh mục này để tham khảo, đưa vào chương trình hợp tác của quý cơ quan với tỉnh Quảng Đông,” công văn viết.
Tổng cộng có 16 công việc mà các sở ngành thuộc tỉnh Quảng Đông được Bí thư họ Hồ yêu cầu thực hiện đính kèm theo công văn của Bộ Ngoại giao.
Trong đó, việc cần làm số một là xúc tiến các chuyến công du Quảng Đông của bí thư Thành ủy Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là Phạm Quang Nghị và Lê Thanh Hải.
Ông Nghị là người đứng đầu phía Việt Nam hội đàm với ông Hồ Xuân Hoa trong chuyến công du của ông Hồ hồi tháng Tư. Bí thư Quảng Đông sau đó cũng đã có cuộc tiếp xúc với ông Lê Thanh Hải khi đến thăm Thành phố Hồ Chí Minh.
Việc cần làm quan trọng thứ hai là xúc tiến việc nhờ tỉnh Quảng Đông đào tạo cán bộ cho Đảng Cộng sản Việt Nam trong khuôn khổ chương trình đào tạo đã được Đảng Cộng sản hai nước thỏa thuận.
Theo đó, kế hoạch đề ra là Quảng Đông sẽ giúp đào tạo 300 cán bộ cho phía Việt Nam trong 5 năm, trong đó Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh mỗi nơi có 100 cán bộ còn 100 người còn lại đến từ các tỉnh thành có quan hệ chặt chẽ với Quảng Đông như Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Ninh và Quảng Nam.

Quan hệ Việt-Trung đang trải qua giai đoạn khó khăn nhất trong nhiều năm

Ngoài ra tỉnh Quảng Đông cũng đề nghị các hoạt động kinh tế thương mại như nâng cao kim ngạch thương mại giữa tỉnh này với Việt Nam, thúc đẩy đầu tư của họ vào Việt Nam ‘đặc biệt là ở những ngành cho có lợi cho kinh tế và tạo việc làm ở địa phương’.
Danh mục còn có các công việc hợp tác về thương mại, du lịch, nghiên cứu lý luận giữa tỉnh Quảng Đông với các tỉnh, thành của Việt Nam như Quảng Ninh, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.
Quảng Đông còn muốn phối hợp với Việt Nam tổ chức kỷ niệm 90 năm ngày cố Chủ tịch Hồ Chí Minh đến tỉnh này ‘hoạt động cách mạng’.

‘Vượt thẩm quyền’

Trao đổi với BBC, ông Dương Danh Dy, cựu tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, nhận xét rằng việc chính quyền Quảng Đông gửi bản danh mục này cho Bộ Ngoại giao Việt Nam là ‘vượt quá thẩm quyền một tỉnh’.
Theo ý ông thì chính quyền Quảng Đông nên thông qua Bộ Ngoại giao Trung Quốc trong việc liên lạc với Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Ông Dy cho biết tỉnh Quảng Đông ‘gìn giữ cẩn thận và nghiêm chỉnh’ các di tích có liên quan đến hoạt động của ông Hồ Chí Minh ở tỉnh này.
Tỉnh Quảng Đông hiện là một trong những địa phương giàu có và năng động nhất của Trung Quốc, là đầu tàu trong công cuộc cải cách mở cửa của nước này. Tỉnh này có lợi thế gần gũi về mặt địa lý trong giao thương với Việt Nam.
Trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng Tư, ngoài cuộc hội đàm với ông Phạm Quang Nghị, ông Hồ Xuân Hoa còn được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Ngoại trưởng Phạm Bình Minh tiếp.

Mệnh lệnh từ Quảng Đông?

097e8-ht221

Kính Hòa, phóng viên RFA

truongtansang-305.jpg
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp ông Hồ Xuân Hoa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông, Trung Quốc tại Phủ Chủ Tịch hôm 14/4/2014 -Courtesy of truongtansang.net

Giữa lúc tình hình biển Đông đang căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc xung quanh việc giàn khoan dầu của Trung Quốc được hạ đặt trong thềm lục địa Việt Nam, một công văn đến từ bộ ngoại giao Việt Nam đề ngày 3/6/2014 gửi cho một số cơ quan, bộ, tỉnh và thành phố trong nước được tiết lộ.
Nội dung của công văn này đề cập đến chuyến làm việc tại Việt Nam của ông Hồ Xuân Hoa, bí thư đảng cộng sản Trung Quốc tỉnh Quảng Đông vào tháng tư năm 2014. Theo công văn này thì sau chuyến làm việc ở Việt Nam ông Hồ Xuân Hoa có gửi cho Bộ ngoại giao Việt Nam một công văn đề ngày 25/4/2014, tức là 3 tuần sau khi giàn khoan Trung Quốc được kéo vào thềm lục địa Việt Nam.

Nguyên văn đọc được trong công văn của Bộ ngoại giao Việt Nam như sau:
Ngày 20/5/2014, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc gửi Bộ Ngoại giao bản Danh mục các công việc cần làm sau chuyến thăm Việt Nam của Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông Hồ Xuân Hoa (13 -17/4/2014).
Hai mục đầu tiên trong danh sách những việc cần làm này là thúc đẩy những người đứng đầu đảng cộng sản tại Hà nội và TP HCM sang thăm Quảng Đông, và xúc tiến đào tạo cán bộ cộng sản cho đảng cộng sản Việt Nam tại Trung Quốc.
Theo những lời bình phẩm từ các trang mạng có đăng tờ công văn này thì lời lẽ được dùng ở đây không mang tính chất ngoại giao mà mang tính chất một chỉ thị của cấp trên, và trong trường hợp này là chỉ thị của bí thư đảng tỉnh Quảng Đông cho Bộ ngoại giao nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Anh Văn, một cựu đảng viên đảng cộng sản, hiện sống ở Nha Trang cho biết ý kiến của anh:
“ Nếu đó là sự thật thì quan điểm của tôi là không đồng tình. Rõ ràng mang tính chất bắt tay quá trong tình hình nóng như thế này.”
Anh cho biết thêm là chuyện quan hệ giữa hai đảng cộng sản từ trước tới nay là chuyện bình thường.
“…cười…tuy hai mà một, tuy một mà hai. Đảng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam từ trước đến nay rất mật thiết, họ giúp đỡ nhau trong việc xây dựng lực lượng, đào tạo cán bộ.”
Một cựu đảng viên khác, dạy học tại TP HCM nói:
Lúc này họ phải công khai công văn này với những cán bộ công chức ở TP HCM. Khi thấy công văn đó, tôi có cảm giác về những ngày cuối của chính quyền này.”
Không phải ai ở Việt Nam cũng quan tâm đến những vấn đề có liên quan về chính trị. Một nữ họa sĩ trẻ tại Hà nội nói rằng chị chưa nghe đến việc này, và cũng có nhiều nguwofi như chị không quan tâm đến chính trị, sở dĩ có việc đó là vì người ta thấy rằng chuyện quan tâm không đem lại thay đổi gì.
Trước nay họ vẫn được tập luyện là không nên quan tâm, còn bây giờ tới mức này rồi thì họ cũng chỉ quan tâm đến mức độ ở quán bia thôi. Rất đáng buồn là như thế.”
Chị cho rằng sự quan tâm đến thời sự của cư dân Việt Nam hiện nay là ở thành phố lớn, còn ở nông thôn thì người dân không quan tâm gì.
Một người đàn ông tuổi trung niên ở TP HCM cho biết:
Tình hình hai nước căng thẳng mấy tháng vừa qua thực ra là căng thẳng lâu lắm rồi. Tình trạng bắn giết ngư dân đã từ lâu rồi. Nay lại thêm cái giàn khoan. Thực sự cái giàn khoan đó là cái bung xung thế thôi. Hai bên chính phủ chắc nói với nhau hết rồi, không có gì lạ. Còn bây giờ cái chuyện đi qua Quảng Đông thì đi để làm gì? Để làm phiên thuộc hay là nghe chỉ thị? Hay thực sự làm đối tác, hay đối tác kiểu gì?”
Sự tiết lộ công văn trên đây của Bộ ngoai giao lại cũng làm nhiều người liên tưởng đến công hàm Phạm Văn Đồng hồi năm 1958, rằng có quá nhiều vấn đề trong quan hệ giữa hai Quốc gia cộng sản bị giấu diếm.
Người hoạ sĩ trẻ ở Hà nội nói tiếp:
Có quá nhiều sự bị bưng bít. Những lợi ích giữa những nhóm giữa hai đảng thì người ta không cho người dân biết. Ví dụ như cái công hàm Phạm Văn Đồng thì cho đến gần đây người dân mới được biết nhiều hơn.”
Trao đổi với chúng tôi cách đây không lâu Tiến sĩ Hà Sĩ Phu, một nhà bất đồng chính kiến trong nước có nói rằng quan hệ giữa hai Quốc gia cộng sản thực ra chỉ là quan hệ giữa hai đảng cộng sản mà thôi.
Và người đàn ông trung trung niên ở thành phố Hồ Chí Minh nói rằng những việc xảy ra gần đây cho thấy rằng đảng cộng sản Việt Nam không phải đi đồng hành cùng dân tộc.
Mới đây, chủ tịch nước Trương Tấn Sang có nói rằng việc Việt Nam được Trung Quốc giúp đỡ trước đây thì Việt Nam sẽ mang ơn nhưng Trung Quốc đừng áp đạt. Không rõ chủ tịch nước sẽ nói gì nếu như được hỏi về nội dung của công văn Bộ ngoại giao về những việc mà các cơ quan tỉnh thành Việt Nam phải làm này.

Ý đồ của Bắc Kinh qua chuyến thăm Seoul của Tập Cận Bình

Lần đầu tiên, ông Tập Cận Bình công du Hàn Quốc trong hai ngày 03 và 04/07/2014 - REUTERS /How Hwee Young
Lần đầu tiên, ông Tập Cận Bình công du Hàn Quốc trong hai ngày 03 và 04/07/2014 – REUTERS /How Hwee Young

Đức Tâm  -RFI

Thông báo của Bắc Kinh về chuyến thăm Hàn Quốc trong hai ngày, 03 và 04/07/2014 của Chủ tịch Tập Cận Bình đã gây ngạc nhiên và nhiều phân tích về ý đồ của Trung Quốc.
Về mặt chính thức, lãnh đạo Trung Quốc tới Hàn Quốc là nhằm đáp lại chuyến công du Bắc Kinh của Tổng thống Park Geun Hye cách nay gần một năm. Việc cải thiện quan hệ Bắc Kinh – Seoul tạo hy vọng làm dịu tình hình trên bán đảo Triều Tiên, nơi mà hai miền Nam – Bắc Triều Tiên vẫn ở trong tình trạng có chiến tranh, kể từ sau Hiệp định đình chiến 1953.

Mặt khác, qua chuyến đi này, Bắc Kinh thể hiện rõ tính toán thực dụng, đặc biệt là trong quan hệ kinh tế. Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Hàn Quốc và Seoul là đối tác đứng hàng thứ tư của Bắc Kinh, (hoặc thứ năm nếu tính Liên Hiệp Châu Âu là một đối tác). Khối lượng trao đổi mậu dịch giữa Trung Quốc và Hàn Quốc cao gấp 40 lần so với quan hệ thương mại giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng.
Thế nhưng, theo giới quan sát, ngoài lĩnh vực kinh tế, chuyến đi của ông Tập Cận Bình còn nhắm tới nhiều mục đích chính trị và ngoại giao.
Trước tiên, đây là một lời cảnh cáo đối với Bắc Triều Tiên, đồng minh chính thức duy nhất của Trung Quốc. Mặc dù phụ thuộc nặng nề vào Bắc Kinh về kinh tế, thương mại, năng lượng, nhưng chế độ Bình Nhưỡng, dưới sự lãnh đạo của Kim Jong Un, dường như « khó bảo », gây nhiều phiền toái, khó xử cho Trung Quốc, như các vụ bắn thử tên lửa và thử hạt nhân, thái độ hung hăng với Hàn Quốc.
Đương nhiên, Trung Quốc cần Bắc Triều Tiên như một vùng đệm bảo đảm an ninh và sự sụp đổ của chế độ Bình Nhưỡng có nguy cơ gây thảm họa tỵ nạn cho Trung Quốc, nhưng rõ ràng, Bắc Kinh không hài lòng về Bình Nhưỡng.
Từ khi lên thay cha để lãnh đạo Bắc Triều Tiên, hồi tháng 12 năm 2011, Kim Jong Un chưa được Trung Quốc bật đèn xanh công du Bắc Kinh. Từ khi thâu tóm toàn bộ quyền lực, tháng 03/2013, đến nay, ông Tập Cận Bình chưa lần nào chụp ảnh chung với Kim Jong Un.
Lãnh đạo Trung Quốc tới Hàn Quốc vào lúc quan hệ giữa Bắc Kinh và Tokyo đang ở mức thấp nhất. Trung Quốc muốn tìm kiếm hậu thuẫn của Hàn Quốc để đối đầu với Nhật Bản. Quá khứ tội ác của quân đội Nhật Hoàng tại Trung Quốc và Hàn Quốc vẫn là những chủ đề nhạy cảm, dễ kích động tinh thần dân tộc chủ nghĩa. Bên cạnh đó, Bắc Kinh và Seoul đều có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Tokyo.
Theo nhận định của báo Financial Time, bản thân chính quyền Hàn Quốc cũng có ý đồ tạo dựng một liên minh không chính thức với Trung Quốc để chống Nhật Bản.
Tại Đông Bắc Á, Hàn Quốc và Nhật Bản là hai đồng minh quan trọng, đóng vai trò chủ chốt trong kế hoạch tái triển khai lực lượng của Mỹ, trong khuôn khổ chính sách « xoay trục » sang Châu Á của chính quyền Obama. Mối quan tâm hàng đầu hiện nay của Trung Quốc là cản phá, hạn chế tối đa sự hiện diện của Hoa Kỳ trong vùng. Chiến lược này của Trung Quốc sẽ thu được kết quả nếu như Bắc Kinh thành công trong việc đào sâu hố bất đồng giữa hai đồng minh Đông Bắc Á của Washington và lôi kéo được Seoul vào quỹ đạo của mình.
Các quan chức Hàn Quốc nói với hãng tin Kyodo là chính quyền Mỹ bày tỏ lo ngại và không muốn Seoul tham gia dự án Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á – AIIB. Dự án này do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra hồi tháng 10 năm ngoái, nhằm cạnh tranh với Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á mà theo Bắc Kinh là do phương Tây và Nhật Bản thao túng.
Còn Hoa Kỳ cho rằng, Trung Quốc muốn sử dụng ngân hàng này vào mục đích chính trị và nếu Hàn Quốc tham gia, thì lòng tin của Mỹ đối với Hàn Quốc, với tư cách là một đồng minh, sẽ bị tổn hại.
Giới phân tích nhấn mạnh, Hàn Quốc mắc sai lầm nếu làm suy yếu quan hệ với Mỹ. Chính Hoa Kỳ, chứ không phải Trung Quốc, đang bảo vệ Hàn Quốc để chống lại nguy cơ xâm lăng của Bắc Triều Tiên.
Nếu như các tranh cãi về quá khứ tội ác của quân đội Nhật Hoàng là điều có thể hiểu được, thì thách thức chiến lược về lâu dài đối với Hàn Quốc là tránh trở thành “vệ tinh” của một quốc gia như Trung Quốc đang ngày càng củng cố sức mạnh để thực hiện tham vọng bá chủ trong vùng.

Trưng cầu dân ý Hồng Kông : Phe ủng hộ dân chủ tuyên bố thắng lợi

Gần 800.000 dân Hồng Kông tham gia cuộc trưng cầu dân ý - REUTERS /Tyrone Siu
Gần 800.000 dân Hồng Kông tham gia cuộc trưng cầu dân ý – REUTERS /Tyrone Siu

Đức Tâm  -RFI

Cuộc trưng cầu dân ý không chính thức do phong trào Chiếm lĩnh trung hoàn (Occupy Central) đã kết thúc vào lúc 10 giờ đêm ngày hôm qua, 29/06/2014. Theo ban tổ chức, cuộc tham khảo ý kiến người dân về cải cách dân chủ đã thành công và cho biết, nếu cần, sẽ lại tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý mới để gây áp lực với chính quyền Hồng Kông.
Thông tín viên RFI Florence de Changy tường trình tại chỗ :
« Trong số ba đề nghị về cách thức lựa chọn các ứng viên có thể trở thành lãnh đạo hành pháp đặc khu Hồng Kông, thì đề xuất của liên minh 26 đảng ủng hộ dân chủ đã giành được số phiếu cao nhất, 42%. Có 9% số phiếu không bày tỏ ý kiến.

Thực ra, cả ba đề nghị này đều hướng tới khả năng người dân được quyền lựa chọn trực tiếp các ứng viên. Nói một cách khác, người dân Hồng Kông không muốn là chỉ có thể lựa chọn người lãnh đạo của mình trong số các ứng viên do Bắc Kinh đề xuất.
Đây là cuộc tham khảo ý kiến chưa từng diễn ra trong lịch sử của Hồng Kông về tương lai chính trị của lãnh thổ này. Đã có gần 800 ngàn người tham gia bỏ phiếu, nhưng phải gạt bỏ 11 200 phiếu vì đó là những cử tri quá hăng hái, bỏ phiếu tới hai lần trên internet.
Mặt khác, có tới 88% số người tham gia bỏ phiếu ủng hộ ý kiến là Hội đồng lập pháp Hồng Kông cần phải ngăn chặn những đề xuất cải cách dân chủ không phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.
Những người tổ chức trưng cầu dân ý sẽ đề nghị chính quyền Hồng Kông chú ý tới đề xuất được nhiều người ủng hộ nhất và nếu như chính quyền đưa ra một phản đề nghị không thể chấp nhận được thì họ sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý mới về việc ý tưởng ban đầu của phong trào này là có nên phong tỏa khu trung tâm tài chính của Hồng Kông hay không ».

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét