Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Ngày 01/7/2014 - Khuynh hướng bành trướng bá quyền của Trung Quốc ngày càng rõ

  • Mệnh lệnh từ Quảng Đông? (RFA) - Cuối tháng sáu 2014, một công văn của bộ ngoại giao bị tiết lộ, trong đó có một danh sách những điều mà các cơ quan Bộ ngành, tỉnh thành Việt Nam phải làm với tỉnh Quảng Đông Trung Quốc.
  • Đức Giáo Hoàng : Karl Marx đánh cắp của Thiên Chúa (RFI) - "Các Mác (Karl Marx) không sáng tạo gì cả. Cộng sản họ đánh cắp ngọn cờ của chúng ta, ngọn cờ của người nghèo là ngọn cờ của người theo đạo thiên chúa". Trên đây là tuyên bố của Đức Giáo Hoàng Phan xi cô kèm theo nụ cười tế nhị trong bài phỏng vấn trong đó lãnh đạo Giáo hội Hoàn Vũ nói đến thái độ« trung lập» trong Cúp bóng đá thế giới.
  • Người con gái kiên cường và người mẹ can đảm (RFA) - Chiều nay, 27/6/2014, thông tin về Đỗ Thị Minh Hạnh ra tù trước thời hạn làm náo nức những người yêu nước. Trên mạng xã hội facebook, mọi người hân hoan chia sẻ niềm vui này. Niềm hân hoan chẳng khác nào khi Nguyễn Phương Uyên ra khỏi nhà tù ở Long An.
  • Anh có thể rời Liên Hiệp Châu Âu ? (RFI) - Tương lai nào cho quan hệ giữa Anh Quốc với Liên Hiệp ChâuÂu ? Về chủ đề này, báo Le Figaro có hồ sơ mang tựa đề« Anh có thể giã từ Liên Hiệp ChâuÂu ?». Việc Thủ tướng Anh gần như một mình chống lại việcông Jean-Claude Juncker ứng cử chức Chủ tịch Ủy ban ChâuÂu cho thấy rạn nứt ngày càng gia tăng giữa đảo quốc sương mù với lục địa.« Brexit» (British exit) không chỉ là lời lẽ mang tính khẩu chiến, mà là một khả năng đang được xem xét.
  • Trưng cầu dân ý Hồng Kông : Phe ủng hộ dân chủ tuyên bố thắng lợi (RFI) - Cuộc trưng cầu dâný không chính thức do phong trào Chiếm lĩnh trung hoàn (Occupy Central) đã kết thúc vào lúc 10 giờ đêm ngày hôm qua, 29/06/2014. Theo ban tổ chức, cuộc tham khảoý kiến người dân về cải cách dân chủ đã thành công và cho biết, nếu cần, sẽ lại tổ chức một cuộc trưng cầu dâný mới để gâyáp lực với chính quyền Hồng Kông.
  • Nhật - Mỹ nối lại đàm phán về TPP (RFA) - Nhật Bản và Hoa Kỳ hôm qua 30/6 vừa nối lại vòng đàm phán song phương tại Tokyo về những vấn đề còn bế tắc trong một thỏa thuận thương mại tự do trước khi tiến tới ký kết Hiệp định đối tác xuyên TBD (TPP).
  • Lãnh đạo thánh chiến Hồi giáo Irak lập quốc, xưng vương (RFI) - Kiểm soát một phần lãnh thổ Irak và Syria, tổ chức thánh chiến Nhà nước Hồi giáo Irak và Trung Đông thông báo đổi tên thành Nhà nước Hồi giáo. Không che giấu tham vọng bành trướng ảnh hưởng, lãnh đạo Abu Bakr al-Baghdadi tự xưng vương calife, thành lập vương quốc hồi giáo califat, yêu cầu tín đồ trên địa cầu thần phục.
  • CÚP THẾ GIỚI 2014: Vòng 1/8 : Pháp đụng Nigeria, Đức đấu Algeri (RFI) - Hôm nay 30/06/2014, sẽ có thêm hai đội tuyển xách hành lý về nước như Hy Lạp và Mêhicô ngày hôm qua. Trên lý thuyết, Pháp và Đức sẽ lọt vào tứ kết nhưng hai đội tuyển châuÂu này phải thận trọng. Hà Lan hôm qua đã vất vã loại Mêhicô với tỷ số 2-1 còn cựu vô địch châuÂu Hy Lạp thua về tay đội banh Costa Rica.
  • Pháp hạ Nigeria 2- 0 và lọt vào tứ kết (BBC) - Tuyển Pháp có hai bàn thắng chỉ trong vòng mười phút cuối hiệp hai trước Nigeria và lọt vào vòng tứ kết ở trận cầu vòng 16 đội hôm 30/6 trên sân Estádio Nacional, Brasília.
  • World Cup Brazil 2014: ngày thứ 19 (RFA) - Chiều hôm qua, chúng ta đã nhìn thấy hai đội Hà Lan và Costa Rica chiến thắng ở vòng 16 để cùng đi tiếp và sẽ gặp nhau ở tứ kết.
  • Tokyo cấm khiêu vũ tại các vũ trường sau nửa đêm (RFI) - Trên thế giới, Tokyo có thể là một trong những thủ đô sôi động về đêm, nhưng giống như trong chuyện Cô bé Lọ Lem, giờ định mệnh là lúc 12 giờ khuya. Kể từ thời khắc đó, việc khiêu vũ trong các hộp đêm bị nghiêm cấm,ít ra là ... về mặt lý thuyết ...
  • Bình Nhưỡng đề nghị hòa giải với Seoul (RFI) - Bắc Triều Tiên đã đề nghị với Hàn Quốc là hai bên cùng ngưng các lời lẽ đả kích nhau, cũng như các hành động quân sự thù nghịch gần ranh giới trên biển, ngay từ tuần này. Đây là đề nghị do Ủy ban Quốc phòng Bắc Triều Tiên đưa ra.
  • Tổng thống Hàn xin lỗi về vụ quân nhân sát hại đồng đội (RFI) - Bà Park Geun Hye, nữ Tổng thống Hàn Quốc, vào hôm nay 30/06/2014 đã ngỏ lời xin lỗi về vụ một quân nhân đã bắn chết đồng đội gần đây bạn ở vùng biên giới. Tổng thống Hàn Quốc nói thêm là sẽ thúc đẩy việc giám sát chặt chẽ hơn sinh hoạt ở các trại, tránh những vụ lạm dụng và tệ nạn tai hại.
  • Thủy thủ Nga đến Pháp để học điều khiển tàu Mistral (RFI) - Khoảng 400 lính Hải quân Nga đã cập bến cảng Saint-Nazaire, miền Tây nước Pháp vào hôm nay 30/06/2014, để được đào tạo trong việc sử dụng hai chiến hạm loại Mistral mà Pháp đóng cho Nga. Hai đoàn thủy thủ, mỗi đoàn 200 người, sẽ được huấn luyện cho đến mùa thu này.
  • Ukraina : Đức và Pháp tiếp tục gây sức ép đối với Nga (RFI) - Các cuộc thương lượng qua điện thoại đã diễn ra liên tục từ hôm qua cho đến hôm nay 30/06/2014, giữa lãnh đạo Đức, Pháp, Nga và Ukraina, nhằm ngăn chặn bạo lực tái bùng phát ở phía đông Ukraina vào lúc lệnh hưu chiến hết hiệu lực tối nay, lúc 19h, giờ quốc tế.
  • Mỹ - Philippines tập trận tái chiếm đảo bị xâm lấn (RFI) - Một ngàn quân Mỹ và Philippines thực hiện một cuộc đổ bộ tái chiếm một mục tiêu ở biển Đông bị đối phương cướp đoạt. Chiến dịch hỗn hợp khai diễn từ tuần trước với mục đích trắc nghiệm hai tàu quân sự vừa được Mỹ chuyển giao và nâng cao khả năng bảo vệ biển đảo của hải quân Philippines.
  • Ngoại giao Mỹ chinh phục châu Á bằng chiến dịch ẩm thực (RFI) - Nói đến ẩm thực Mỹ, mọi người nghĩ ngay đến món hamburger trong các cửa hàng thức ăn nhanh McDonald, bị cho làm kém phẩm chất, chỉ làm cho người ăn béo phì. Để phá bỏ thành kiến không tốt này, nhân dịp lễ Quốc khánh Mỹ 04/07/2014, Tổng thống Barack Obama đã quyết định gởi 5 đầu bếp giỏi của Mỹ qua một số nước trên thế giới để giới thiệu nghệ thuật ẩm thực Hoa Kỳ. Có thể nói đây là một chiến lược ngoại giao mới, nhằm thu phục nhân tâm qua ngã dạ dày.
  • Tàu Trung Quốc lại xâm nhập Senkaku/ Điếu Ngư (RFI) - Theo chính quyền Nhật Bản, sáng hôm nay, 30/06/2014, hai tàu Trung Quốc đã xâm nhập vùng biển thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa Tokyo và Bắc Kinh.
  • Trung Quốc kết án tù tập thể 113 người Duy Ngô Nhĩ (RFI) - Các tòaán Trung Quốc tại vùng hồi giáo Tân Cương đã kếtán tù giam, trừng phạt 113 người Duy Ngô Nhĩ. Bốn người bị tù chung thân vì tội« khủng bố», 109 nghi can còn lại bị quy tội« tham gia tổ chức khủng bố, buôn ma túy và có hai vợ» lãnhán tù tương đối nhẹ hơn.
  • Thời sự qua hình ảnh (RFA) - Vị trí hàng năm pháo bông được bắn lên mừng ngày Lễ Độc Lập 4 July ở Washington DC
  • Những chiếc chìa khóa (VOA) - Chiếc chìa khóa ngoài việc mở những cánh cửa vô tri bằng gỗ, bằng thép, nó còn mở được trái tim của con người
  • Dễ thế màsao khóvậy? (VOA) - Sao giấc mơ đẹp trong tầm tay dân tộc ta lại không thể trở thành hiện thực? Ai ngăn cấm dân ta yêu nước, thương dân?
  • Philippines - Mỹ tập trận gần vùng biển tranh chấp với TQ (RFA) - Hơn 100 lính thủy đánh bộ Philippines và Hoa Kỳ với các phương tiện tấn công đổ bộ vừa thực hiện cuộc tấn công vào kẻ thù giả định trong hoạt động tập trận chung ngày hôm nay, 30/6, gần vùng biển tranh chấp với Trung Quốc.
  • TQ giảm tàu quân sự quanh giàn khoan HD 981 (RFA) - Bản tin Vietnam Plus trích nguồn từ Cục Kiểm Ngư VN cho biết tính đến 4 giờ chiều ngày hôm qua, 30/6, phía TQ đã giảm 2 đến 4 chiếc tàu so với ngày trước đó và cũng đã rút đi 1 tàu quân sự.
  • Cường quốc phải… “chính hiệu” (BaoMoi) - Hòn đảo Bali xinh đẹp và thơ mộng của Indonesia đã không làm dịu những cái đầu nóng của các quan chức Trung Quốc tại cuộc họp Nhóm công tác chung ASEAN-Trung Quốc về thúc đẩy Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (COC) diễn ra tuần qua. Và họ đã phạm sai lầm nghiêm trọng trên bàn đàm phán quốc tế: đánh giá thấp đối tác khi họ đưa ra những lập luận hoàn toàn trái ngược với hành động thực tế mà nghĩ rằng cộng đồng quốc tế có thể không nhận ra.
  • Hỏi đáp y học: Nghẹt mũi (VOA) - Trong chương trình Hỏi đáp Y học tuần này, thính giả Phương ở Hoa Kỳ thắc mắc về chứng nghẹt mũi lúc thì bên phải khi thì bên trái
  • Bắc Kinh chỉ trích Philippines “suốt ngày bôi nhọ Trung Quốc“ (BaoMoi) - Trong một cuộc họp báo cuối tuần qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương đã phản ứng với tuyên bố của Tổng thống Benigno Aquino III và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, rằng các tranh chấp ở biển Đông và Hoa Đông nên được giải quyết theo với các quy định của luật pháp quốc tế.
  • 34 tàu cá vỏ sắt TQ ngăn cản, vây ép tàu cá VN (BaoMoi) - Tình hình biển Đông ngày 30/6 tại khu vực hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981, có khoảng 34 tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc dưới sự hỗ trợ của 2 tàu Hải canhr đã tổ chức ngăn cản, ép hướng không cho các tàu cá của Việt Nam tiếp cận giàn khoan.
  • Trung Quốc đe dọa biển Đông bằng UUV Haiyan (BaoMoi) - (Ảnh Nóng) - Vừa tuyên bố thử nghiệm thành công, ngay lập tức TQ đã lớn tiếng đe dọa triển khai UUV Haiyan đến giàn khoan trên Biển Đông đối phó với Việt Nam.
  • Mỹ, Philippines lại khiến Trung Quốc 'nhấp nhổm' (BaoMoi) - Hơn 200 lính thủy đánh bộ của Mỹ và Philippines hôm nay (30/6) đã khơi mào một cuộc tập trận tấn công đổ bộ vào dài đất dọc bờ biển của phía kẻ thù ở gần sát một khu vực tranh chấp ở Biển Đông.
  • Thời sự biển Đông trong tranh biếm họa (BaoMoi) - (HNMO) – Những vấn đề thời sự đang diễn ra ở biển Đông: Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981, vi phạm công ước LHQ về Luật Biển, “đường lưỡi bò”, “đường 9 đoạn”… đều xuất hiện dưới cái nhìn hài hước, châm biếm sâu cay trong triển lãm tranh biếm họa “Hướng về biển Đông” khai mạc chiều 30-6 tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền Hà Nội.
  • Thành lập trung tâm chăm sóc chiến sĩ tàu ngầm (BaoMoi) - Nhằm chăm lo sức khỏe cho cán bộ chiến sĩ tàu ngầm, chiến sĩ hải quân... trong bối cảnh phức tạp trên biển Đông, Bộ Quốc phòng đã thành lập Trung tâm An điều dưỡng tàu ngầm.
  • Mỹ giục Trung Quốc minh bạch về hải quân (BaoMoi) - Cựu cố vấn an ninh của Mỹ cho rằng Trung Quốc cần minh bạch hơn về năng lực hải quân và cùng Mỹ chia sẻ trách nhiệm bảo đảm an ninh hàng hải trong khu vực, trong đó có Biển Đông.

Khuynh hướng bành trướng bá quyền của Trung Quốc ngày càng rõ


"...Mặc dù luôn chỉ trích các nước khác nhưng bản thân Trung Quốc cũng đang ngày càng tỏ rõ tham vọng bá quyền qua các hành động của mình..."
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ chẳng là gì nếu không nhất quán về quan điểm bành trướng của mình. Từ thời Mao Trạch Đông cho đến nay, các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn liên tục và nhất quán trong việc lên án chủ nghĩa bành trướng dưới mọi hình thức. Nhưng thực tế thì từ “bành trướng” không chỉ là một từ đồng nghĩa để chỉ những quốc gia hay hành động mà Bắc Kinh không ưa.

Mặc dù Trung Quốc vẫn tiếp tục những lời hùng biện lên án chủ nghĩa bành trướng nhưng hành động của họ thì ngày càng thể hiện điều ngược lại, trong hàng loạt các vấn đề khác nhau. Tiêu biểu nhất có lẽ là Khái niệm mới về An ninh của Bắc Kinh do Tập Cận Bình công bố tháng trước tại Thượng Hải, trong Hội nghị thượng đỉnh về Phối hợp hành động và Các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á (Conference on Interaction and Confidence Building Measures in Asia - CICA). David Cohen nhắc chúng ta rằng Khái niệm mới về An ninh có nhiều mặt chứ không chỉ đơn giản như cái nhìn ban đầu.

Tuy nhiên, nội dung chủ chốt trong Khái niệm mới về An ninh là “an ninh ở châu Á phải do người châu Á duy trì”. Như tờ Thời báo Toàn cầu (Global Times) bình luận về bài phát biểu của Tập Cận Bình, nó “nhấn mạnh vai trò của các nước châu Á trong việc xây dựng nền an ninh của mình, được nhìn nhận như một sự khước từ can thiệp của bên ngoài vào khu vực”. Trong bài phát biểu của mình, Tập Cận Bình cũng phản đối các liên minh trong khu vực.

Điều đó cho thấy Trung Quốc muốn một châu Á – Thái Bình Dương không có Mỹ – với sự trỗi dậy của Trung Quốc thì Mỹ đã trở thành đối trọng đáng kể duy nhất trong khu vực đối với Bắc Kinh. Do vậy, ảnh hưởng của Trung Quốc sẽ được tăng cường một cách mạnh mẽ nếu người Mỹ rút khỏi khu vực này. Và cũng tương tự như vậy đối với các liên minh trong khu vực – không chỉ là do Trung Quốc hiện chẳng có đồng minh chính thức nào mà còn ở việc tầm vóc của nước này khiến họ chắc chắn sẽ chi phối bất kỳ mối quan hệ song phương nào với các quốc gia châu Á khác.

Đồng thời, Khái niệm mới về An ninh cũng rõ ràng là rất bành trướng. Khởi đầu, để hiện thực hóa các mục tiêu căn bản của Khái niệm mới về An ninh — tức là Mỹ rút khỏi châu Á và chấm dứt các liên minh — thì sự bành trướng của Trung Quốc trong khu vực sẽ được bảo đảm.

Quan trọng không kém là các mục tiêu này rất phi lý với tuyệt đại đa số các nước châu Á. Chỉ một mình Trung Quốc muốn Mỹ chấm dứt vai trò chiến lược ở châu Á. Mọi quốc gia châu Á – Thái Bình Dương khác, ngoại trừ Bắc Triều Tiên, đều muốn Mỹ duy trì một sự hiện diện mạnh mẽ trong kiến trúc an ninh khu vực. Thực tế thì phần lớn các quốc gia muốn Mỹ đừng lẩn tránh nữa mà phải đóng một vai trò lớn hơn trong các vấn đề an ninh ở châu Á. Tương tự như vậy, các nước châu Á khác cũng ủng hộ mạnh mẽ việc liên minh trong khu vực, bằng chứng là trong thực tế họ đều đang củng cố mối quan hệ với nhau và với Mỹ.

Một biểu hiện có liên quan khác về tham vọng bá quyền của Trung Quốc là Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (Asian Infrastructure Investment Bank - AIIB), một tổ chức “đa phương” do Trung Quốc đề xuất như một thể chế tương tự Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Nhìn qua thì AIIB có vẻ đỡ thâm hiểm hơn cái Khái niệm mới về An ninh và về mặt nào đó cũng có tí sự thực.
Tuy nhiên, khi xem xét kỹ hơn ta sẽ thấy AIIB, theo nhiều cách, cũng vẫn là một Khái niệm mới về An ninh trong lĩnh vực kinh tế.

Đầu tiên, Trung Quốc muốn thành lập AIIB làm đối trọng với ảnh hưởng Ngân hàng thế giới và ADB, những thể chế mà Bắc Kinh cho là bị Mỹ và Nhật Bản chi phối quá nhiều. Với thái độ không khoan nhượng của Quốc hội Mỹ đối với việc cải tổ IMF thì mong muốn lách qua Ngân hàng Thế giới có thể hiểu được. Nhưng Trung Quốc rõ ràng là muốn hất ADB ra chứ không chỉ đơn giản là tìm kiếm một vị trí lớn hơn trong tổ chức này thông qua phần đóng góp lớn hơn của mình. Và điều này thì thật khó biện hộ. Thực chất thì một cam kế lớn hơn với ADB sẽ là dấu hiệu quan trọng cho thấy Trung Quốc muốn tìm kiếm một vị lớn hơn trong thể chế hiện tại chứ không phải là muốn lật nhào nó.

Tuy nhiên, Trung Quốc lại đang làm cái việc thứ hai với đề xuất về AIIB. Giống hệt như Khái niệm mới về An ninh, chủ đề này được đưa ra vì Bắc Kinh đang đẽo gọt nó để đảm bảo sự chi phối hoàn toàn của họ với định chế này. Ví dụ như, tất cả các báo cáo đều cho thấy Trung Quốc đang cố loại Nhật Bản, Ấn Độ, và Mỹ ra khỏi AIIB. Điều đó có nghĩa là định chế này – trông thì có vẻ “đa phương” – nhưng sẽ gần như do Trung Quốc cấp vốn toàn bộ.

Oliver Rui, giáo sư tài chính kế toán tại Trường Kinh doanh Quốc tế châu Âu – Trung Quốc (China Europe International Business School) ở Thượng Hải, nhận xét “Trung Quốc muốn đóng một vai trò chủ chốt hơn trong các tổ chức kiểu này – và cách tốt nhất là tự mình tạo ra một tổ chức như thế… Đây là một cách nghĩ khác từ quan điểm tìm đối trọng với Mỹ và Nhật Bản”

Các tham vọng bành trướng của Trung Quốc cũng rất rõ rệt trong cách mà nước này thúc đẩy ý tưởng về AIIB. Tờ Thời báo Tài chính (Financial Times) trích lời một bên tham gia thảo luận về AIIB (không trích quốc tịch) rằng “Các nước châu Á rất quan tâm nhưng Trung Quốc cũng sẽ vẫn tiếp tục cho dù chả có nước nào tham gia.”

Cần phải nhấn mạnh rằng, mặc dù không thể bỏ qua các lợi ích chung của những dự án và AIIB sẽ tài trợ nhưng mục tiêu tối thượng của AIIB, về bản chất, là bành trướng chủ quyền. Về danh nghĩa, Trung Quốc sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng trong toàn vùng châu Á mở rộng để gắn kết sinh kế kinh tế của các nước láng giềng nhỏ bé chặt chẽ hơn với giao thương với Trung Quốc. Và trong các tranh chấp lãnh thổ của họ với các nước như Nhật Bản và Philippines, Trung Quốc cũng đã thể hiện rõ là họ sẵn sàng khai thác sự phục thuộc kinh tế của các nước khác để buộc họ phải nhượng bộ trong các chủ đề chính trị.

Có lẽ biểu hiện lớn nhất của các tham vọng bành trướng Trung Hoa là việc họ buộc các nước khác và các doanh nghiệp nước ngoài phải phục vụ lợi ích của Trung Quốc nói chung và của Đảng Cộng sản nói riêng. Đồng thời, nước này cũng can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác. Chẳng hạn như, Trung Quốc vẫn luôn ép các nước Nam và Đông Nam Á phải buộc người Uyghur hồi hương về Trung Quốc. Trong những năm gần đây, Bắc Kinh ngày càng leo thang về vấn đề này. Rõ rệt nhất là Trung Quốc dù tỏ ra thế này thế kia nhưng thực chất là đã chấp bút soạn thảo Luật về Tây tạng của Nepal.

Phổ biến hơn là các nỗ lực của Trung Quốc buộc các công cy nước ngoài phục vụ mục đích của Trung Quốc và Đảng cộng sản Trung Hoa. Điều này thường được thực hiện qua việc đe dọa từ chối cho các công ty này thâm nhập vào thị trường tiêu dùng đang lớn mạnh của Trung Quốc. Kết quả là loại áp lực này trong mấy năm trở lại đây đã tỏ ra ngày càng hiệu quả, có thể thấy các đầu mối truyền thông quốc tế và của Hollywood (lấy tạm hai ví dụ này) ngày càng khúm núm trước Bắc Kinh. Và khi thị trường nội địa của Trung Quốc phát triển, thì loại áp lực này càng được áp dụng nhiều hơn và càng thành công hơn.

Chẳng việc nào trên đây biến Trung Quốc thành quỷ sứ cả. Lịch sử đã cho thấy là các cường quốc mới nổi khi càng lớn mạnh thì càng bành trướng. Trong thực tế, Mỹ đã từng đi đầu phản đối sự can thiệp của của châu Âu vào các nước ngoài phương Tây. Tuy nhiên, trong thời kỳ chiến tranh lạnh, nước Mỹ lại tham gia nhiều vào chính sự của các nước vẫn được gọi là thế giới thứ ba hơn bất kỳ một cường quốc thuộc địa nào trước đây như Pháp hay Anh.

Chỉ kẻ khờ (hoặc một lũ khờ) mới hy vọng là một Trung Quốc đang trỗi dậy lại tránh xa chủ nghĩa bành trướng và tham gia vào trật tự thế giới hiện có. Những chỉ trích khá nhất quán của Trung Quốc đối với các xu hướng bành trướng của các nước khác – thật mỉa mai lại đặc biệt nổi bật trong đề xuất CICA của Tập Cận Bình và các bài phát biểu trong Đối thoại Thượng Hải của Vương Quán Trung – càng ngày càng lộ rõ tính đạo đức giả.
Zachary Keck
HC dịch theo The Diplomat
Theo FB Tin Việt

Chiến thuật của Việt Nam trên Biển Ðông

Tàu Cảnh sát biển Trung Quốc gần giàn khoan dầu Hải Dương 981 ở Biển Ðông.
Tàu Cảnh sát biển Trung Quốc gần giàn khoan dầu Hải Dương 981 ở Biển Ðông.

Nguyễn Hưng Quốc  -VOA

Gần hai tháng nay, không có ai ít nhiều quan tâm đến Việt Nam mà không tự hỏi: Việt Nam đối phó với hành động lấn chiếm Biển Đông của Trung Quốc như thế nào? Về phía Trung Quốc, hầu như mọi người đều biết họ muốn gì. Và thật ra thì họ cũng không hề giấu giếm ý đồ của họ: Chiếm toàn bộ Biển Đông (bao gồm cả Trường Sa, dĩ nhiên!) Còn phía Việt Nam? Không ai biết gì cả. Tất cả các nhà lãnh đạo đều im lặng, hoặc nếu mở miệng thì chỉ nói những điều chung chung, vô thưởng vô phạt, ra vẻ đầy quyết tâm nhưng lại không chỉ ra, hoặc gợi lên, một chiến thuật nào cả.

Trở lại với câu hỏi trên, Việt Nam sẽ đối phó với Trung Quốc như thế nào?
Có hai cách trả lời: tiêu cực và tích cực.
Tiêu cực, như những gì chúng ta thường thấy nhan nhản trên các mạng lưới xã hội, từ blog đến facebook, nhiều người cho rằng Ciệt Nam đã bán đứng Biển Đông cho Trung Quốc rồi; hoặc nếu không phải bán đứng thì cũng, ít nhất, một số khá đông ủy viên trong Bộ Chính trị hoặc Ban Chấp hành Trung ương đảng chủ trương nhượng bộ, để Trung Quốc tha hồ làm chủ trên Biển Đông. Theo cách nhìn này thì những lời phát biểu này nọ hoặc việc đưa tàu hải giám hay tàu đánh cá ra chạy lòng vòng giàn khoan HD-981 chỉ là một vở kịch nhằm đánh lừa dân chúng để không ai quá phẫn nộ có thể đổ xuống đường biểu tình chống lại họ. Nói cách khác, theo cách nhìn này, “mặt trận” chính mà chính quyền Việt Nam muốn đối phó không phải là Trung Quốc mà chính là dân chúng Việt Nam.
Khả năng trên không phải không có. Có nhiều bằng chứng: Một, từ lịch sử, họ đã từng làm vậy qua công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958; hai, qua cách họ hành xử với Trung Quốc kể từ sau hội nghị Thành Đô năm 1990; ba, qua sự lúng túng của họ trong cuộc đối đầu với Trung Quốc trong mấy tháng vừa qua. Không thể nói sự kiện Trung Quốc mang giàn khoan HD-981 đến Biển Đông là bất ngờ được. Làm chính trị, không thể không biết trước những việc đơn giản như vậy. Không biết là ngu. Nhưng nếu biết trước mà không chuẩn bị gì cả, thậm chí, không thống nhất được ý kiến trong một nhúm 14 người trong Bộ Chính trị là sao?
Nhưng thôi, ở đây, tôi xin nhìn vấn đề theo hướng tích cực, là, chính quyền Việt Nam, một, thực tâm muốn chống lại Trung Quốc; hai, đang toan tính một chiến thuật gì đó để bảo vệ Trường Sa và Biển Đông. Nếu vậy, chiến thuật của họ là gì?
Theo tôi, có hai chiến thuật chính: Câu giờ và bêu xấu Trung Quốc.
Họ ra lệnh cho các tài hải giám, hải ngư và tàu đánh cá tư nhân Việt Nam ra chạy lòng vòng chung quanh giàn khoan HD-981 nhưng không đối đầu để tránh leo thang xung đột. Họ chạy lòng vòng như vậy để chứng tỏ với dân chúng trong nước là họ cương quyết bảo vệ lãnh hải Việt Nam nhưng đồng thời cũng để tàu Trung Quốc húc vài chiếc chìm để… quay phim.
Vâng, để quay phim. Mới đây, trên các cơ quan truyền thông Tây phương đã xuất hiện một số hình ảnh tàu Trung Quốc xịt nước vào tàu Việt Nam, đâm sầm vào một số tàu Việt Nam, làm hư hại nhiều tàu đánh cá Việt Nam… Những bức ảnh và những thước phim ấy đều do phóng viên ngoại quốc thực hiện. Việc mời gọi phóng viên chụp ảnh và quay phim để công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng quốc tế như vậy có hai mục đích: Một, để cả thế giới thấy sự xâm lược hung hãn và tàn bạo của Trung Quốc, từ đó, càng thêm ghét và sợ Trung Quốc. Hai, để thế giới thấy Việt Nam, tuy nhỏ và yếu, nhưng vẫn nhất định không chấp nhận việc Trung Quốc làm bá chủ trên Biển Đông. Vì ghét và sợ Trung Quốc nên càng cảm thấy có nhu cầu đoàn kết với nhau để chống lại Trung Quốc. Vì thấy Việt Nam có quyết tâm nhưng yếu ớt nên càng cảm thấy có nhu cầu ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam.
Nhớ, sau năm 1975, khi Khmer Đỏ quấy nhiễu ở biên giới phía Tây, Việt Nam cũng thực hiện chiến thuật ấy. Trong suốt mấy năm, từ cuối năm 1975 đến năm 1978, Khmer Đỏ nhiều lần xua quân tràn qua biên giới bắn giết đồng bào Việt Nam, chính quyền chỉ la làng chứ không có phản ứng gì quyết liệt cả. Nếu lúc ấy, chính quyền quyết định phản công, họ có thể làm được một cách dễ dàng. Nhưng họ không làm. Chủ yếu để chứng minh cho thế giới thấy họ là nạn nhân, và khi họ tràn quân sang chiếm Campuchia, thế giới cũng dễ dàng thông cảm: Đó chỉ là một phản ứng tự vệ. Một việc chẳng đặng đừng.
Lần ấy, Việt Nam không thành công trong nỗ lực tuyên truyền của mình cho nên khi Việt Nam chiếm Campuchia, các nước Tây phương vẫn đồng loạt kết tội là Việt Nam xâm lược và càng gia tăng mức độ cấm vận đối với Việt Nam. Tôi nhớ, trong một bài viết sau chuyến thăm Việt Nam năm 1980, khi nhắc đến phong trào vượt biên, Gabriel García Márquez cũng cho Việt Nam hoàn toàn thất bại trên mặt trận tuyên truyền đối ngoại.
Lần này, Việt Nam có nhiều lợi điểm hơn. Thứ nhất, hiện nay trên thế giới đang có rất nhiều người ghét Trung Quốc và cũng sợ sự phát triển của Trung Quốc. Âm mưu bành trướng của Trung Quốc đã quá rõ ràng. Hơn nữa, kẻ thù của Trung Quốc cũng rất nhiều. Ngoài Việt Nam, ít nhất Nhật Bản và Philippines cũng là đối tượng để Trung Quốc giành giật và uy hiếp. Thứ hai, Việt Nam hiện nay, tuy bị phê phán nhiều nhưng quan hệ với các nước trên thế giới tương đối tốt đẹp. Mọi người đều thấy Việt Nam chỉ nguy hiểm đối với chính đồng bào của họ nhưng không hề nguy hiểm đối với bất cứ một nước nào khác. Với hai lý do này, việc Việt Nam thành công trong nỗ lực tuyên truyền của họ không có gì khó hiểu.
Nhưng đó chỉ là một thành công nhỏ. Cuộc tranh chấp với Trung Quốc hiện nay rất phức tạp, bao gồm nhiều bình diện khác nhau: tuyên truyền, pháp lý, ngoại giao và, ở trường hợp xấu nhất, ít người mong muốn nhất, quân sự. Việc đóng vai trò nạn nhân để tranh thủ sự đồng tình của thế giới chỉ thuộc bình diện tuyên truyền. Giả dụ chiến dịch tuyên truyền ấy thành công thì, sau khi tranh thủ được sự ủng hộ của thế giới, Việt Nam sẽ làm gì nữa?
Ở đây có hai vấn đề:
Thứ nhất, nên lưu ý là Việt Nam không có nhiều thì giờ để làm một cái gì đó. Đến giữa tháng 8, khi Trung Quốc rút giàn khoan HD-981 về nước theo kế hoạch dự trù một cách yên ổn, họ đã thành công trong việc chứng tỏ với thế giới là Biển Đông thuộc về họ, nơi họ muốn đến lúc nào thì đến, muốn đi lúc nào thì đi. Việc bất động của Việt Nam  cũng được xem là một sự xác nhận điều đó: Họ không hề phản đối.
Thứ hai, việc tranh thủ sự đồng cảm của thế giới chỉ là bước đầu và không hứa hẹn bất cứ một sự hậu thuẫn nào cả. Xin lưu ý: Ukraine được cả thế giới, đặc biệt Mỹ và Cộng đồng châu Âu, thương cảm và ủng hộ nhưng điều đó không hề ngăn chận được bàn tay tham lam, xảo quyệt và tàn bạo của Putin.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét