Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014

Tin thứ Năm, 16-10-2014 - Quan làm đơn nắn đường, dân làm đơn đánh lộn

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
H1 – Trung Quốc đang đặt ASEAN vào sự đã rồi (RFA). “Mục đích chính của Trung Quốc là gia cố càng nhiều càng tốt trước khi có bất cứ đàm phán nào đạt kết quả gì với ASEAN, ngay kể cả COC“. – Báo Mỹ: Trung Quốc đang chơi trò nguy hiểm ở Biển Đông (Infonet). – Báo Nga: Trung Quốc biến đảo Phú Lâm thành căn cứ hỗn hợp không quân và hải quân? (TNNN/ BizLive). – Trung Quốc tậu tàu Type 909 để “nghiên cứu” Biển Đông (TTVN).
- Biển Đông : Thủ tướng Việt Nam tìm kiếm hậu thuẫn của châu Âu (RFI).  – Thủ tướng Đức: Sẽ đưa vấn đề Biển Đông ra hội nghị ASEM (LĐ).  – Thủ tướng Đức mong các nước duy trì hòa bình ở Biển Đông (VNE).  – Biển Đông: Công cụ ‘quyền lực mềm’ hữu ích cho VN (TVN). – TQ không nhượng bộ, VN khó xử (BBC).

- Indonesia điều trực thăng bảo vệ đảo trước TQ ‘khát biển’ (VNN). – Trung Quốc sẽ đối đầu với Indonesia ở Biển Đông ? (RFI). “Indonesia cho rằng do gần gũi về địa lý, Natuna có thể trở thành điểm nóng, do Trung Quốc đã đưa ra bản đồ đòi hỏi chủ quyền với quần đảo này“.
- Lê Thành Lâm: Nếu có chiến tranh trên biển với TQ? (BBC). “Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh quan hệ với các lớn trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương như Mỹ, Ấn Độ và Nga, đặc biệt trong lĩnh vực hợp tác an ninh quốc phòng. Điều này cũng sẽ giúp Hà Nội đẩy nhanh hiện đại hóa quân đội trong những năm tới. Đây sẽ vẫn là những thị trường nhập khẩu vũ khí quân sự chủ yếu của quân đội Việt Nam trong hiện tại và tương lai“.
- Bùi Hoàng Tám: Báo Trung Quốc bỗng dưng… tức tối! (DT). “Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, chúng ta trang bị vũ khí không phải để gây chiến tranh mà là để bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, việc mua cái gì, của ai là quyền của người mua và người bán, không liên quan đến ai thì sao họ lại tự cho mình cái quyền ‘khó chịu hay ‘tức tối’?“. Mời xem lại: Báo Trung Quốc: Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam chỉ là nước cờ “bí gí tốt” (GDVN).
- Hoa Kỳ có nên bán vũ khí sát thương cho Việt Nam hay không? (VOA). “Ông Kurlantzick cho rằng Việt Nam và Hoa Kỳ nên dồn nỗ lực để thiết lập một hiệp định quân sự chính thức, vì quan hệ đối tác chiến lược đó thiết yếu cho quyền lợi quốc gia của cả hai nước, thay vì viện cớ Việt Nam đã cải thiện nhân quyền“.
- Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc (QĐND). “Chuyến thăm này nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác toàn diện giữa quân đội hai bên và bàn các biện pháp thúc đẩy quan hệ quốc phòng song phương để duy trì môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác hữu nghị giữa nhân dân và Quân đội hai nước“. Qua bên đó khoe với TQ là sắp mua được vũ khí của Mỹ, để cùng với “bạn vàng”, giúp họ “chống Mỹ cứu đảng”?
- Thủ đoạn tuyển dụng tình báo rất nguy hiểm của Trung Quốc (GDVN). “Thiếu tướng quân đội Đài Loan Lo Hsien-che, một tùy viên quân sự của Đài Loan công tác tại Thái Lan từ 2002 đến 2005 cũng đã trở tành mục tiêu tuyển mộ, dụ dỗ thành công của tình báo Trung Quốc ở địa bàn nước ngoài.  Lo Hsien-che sau khi về nước đã được bổ nhiệm giữ chức vụ cao trong đó có quyền nắm bắt các thông tin quan trọng của cực thông tin điện tử của quân đội Đài Loan“. Bao nhiêu ông tướng VN giống như ông tướng Đài Loan này?
H1- Quốc hội không dám bạch hóa Hội nghị Thành Đô? (RFA). “Sáng hôm nay, ở Sài Gòn những anh em trong nhóm chủ chốt đi trao hầu như đều bị an ninh canh giữ ở nhà hết rất ít người ra ngoài được“.  – Quốc hội không dám bạch hóa Mật nghị Thành Đô 1990 (DLB). – Quốc hội từ chối không dám nhận Yêu cầu bạch hóa Hội nghị Thành Đô (Dân Quyền). “Khi đoàn công dân đến trụ sở Ban Dân nguyện Quốc Hội ở đường  Hùng Vương đã bị nhân viên  bảo vệ ngăn cản với câu trả lời lạnh lùng:Ở đây không tiếp nhận đơn thư, yêu cầu‘.” - NGHỆ SĨ KIM CHI : QUỐC HỘI NÀY KHÔNG PHẢI CỦA DÂN (Hoan Lethi).
- Thực hư tài liệu tuyên truyền Thành Đô (BBC). “Văn bản này ra là chịu áp lực của dư luận, nay thì không thể không nói ra. Nhưng cách người ta chọn để nói nửa kín, nửa hở như thế càng không ổn“. – ‘Giải thích Hội nghị Thành Đô vì áp lực’ (BBC).
- Biểu tình chống phái đoàn Nguyễn Tấn Dũng đến Stuttgart, Đức (ChangeVN). “Nhiều khách bộ hành đã tỏ ra hết sức quan tâm đến tình trạng nhân quyền tồi tệ ở VN và hoàn toàn đồng ủng hộ tiêu đề của cuộc biểu tình hôm nay. Sau khi quan sát hình ảnh các tù nhân luơng tâm do 10 người bịt miệng đeo trước ngực, một bà Đức còn góp ý đề nghị làm thêm nhiều bảng hình ảnh tên tuổi các tù nhân luơng tâm ở khổ lớn hơn“.
- Sự Thật Sẽ Giải Thoát Chúng Ta (Việt Báo). “Sao bài thơ tôi hôm nay/  toàn những tên người đã chết/  Đinh Đăng Định đã chết rồi, Huỳnh Anh Trí cũng chết/  Liệu Đặng Xuân Diệu có còn sống được không !?
- Nhà nước Cộng sản Việt Nam tước đoạt quyền con người của một nhà văn (BĐX). “Nếu chỉ để ngăn chặn không cho ra khỏi nhà một người già 70 tuổi như tôi thì chỉ cần hai công an là quá đủ. Nhưng với lực lượng từ bảy đến mười người, với cách ứng xử thô bạo, xấc xược hoàn toàn vắng bóng văn hóa, không còn tính người thì nhiệm vụ của bảy hung thần này là khủng bố, tra tấn tinh thần đối với một người già và chà đạp lên danh dự, nhân cách một nhà văn chứ không phải chỉ là chốt chặn tước đoạt quyền tư do đi lại!
H1<- Trịnh Kim Tiến: Chúng tôi càng không sợ hãi (DLB). – DÀN TRẬN ĐỊA NGAY TRONG ĐỜI SỐNG: BẤT TUÂN DÂN SỰ (TNM).
- Đảng cộng sản và giới tài phiệt (RFA). TS Hà Sỹ Phu: “Những người giàu có ở Việt Nam có hai nguồn. Những người làm ăn tử tế, chân chính, bằng tài năng và sức lao động của họ thì số đó có thể sẽ ủng hộ dân chủ. Nhưng cái số đông hơn giàu có do giả dối và nhất là dựa vào quyền lực, kết hợp với quyền lực để có sự giàu có, thì những người này lại thích cộng sản“.
- ĐÔI DÒNG CHIA SẺ VỚI CÁC BẠN TRẺ (FB Hồ Hải). “Nếu còn trong tình trạng xóa đói giảm nghèo như cụ Hồ ngày xưa đi làm cách mạng thì chỉ có 2 con đường xấu xa là, cướp giết hiếp và tay sai ngoại bang như cụ thôi“.
- Có phải có dân chủ là có tự do? (FB Hoàng Ngọc Diêu). “Một xã hội dân chủ là một xã hội pháp trị, luật pháp phân minh, cơ chế vững chắc. Tất nhiên luật nào, cơ chế nào cũng có kẻ hở nhưng khi đụng chuyện thì người dân vẫn có sức mạnh tuyệt đối để chọn lựa. Nói về khía cạnh tự do trong ‘chọn lựa’, ở một xã hội dân chủ, dân có quyền đuổi quốc hội và huỷ bỏ chính phủ nếu như chính phủ ấy quá tệ“.
- Phiên tòa phúc thẩm ba người dân tộc H’mong (RFA). “Có khoảng vài trăm người H’mong từ bốn tỉnh vừa nói hôm nay về Bắc Kạn, họ cũng mang theo những giấy in các yêu cầu của họ“.
- GS Trần Đức Thảo kể về Một “phiên toà” cải cách ruộng đất (FB Nguyen Tuan). “Ông mô tả một cách sinh động ‘phiên toà’ CCRĐ, với những dàn dựng của những kẻ đứng đằng sau mà sau này chúng ta biết là các viên ‘cố vấn’ Tàu cộng. Tất cả những trò đấu tố, thành phần tham gia đấu tố, thậm chí câu chữ dùng đều được lên kế hoạch cẩn thận và không qua được con mắt của các viên cố vấn Tàu“.
- Dân oan Lê Thị Kim Thu bị ở tù 2 năm mà không biết rõ mình tội gì!? (DLB). – Côn an chuẩn bị ghép tội Dân Oan lập Phong trào để lật đổ chế độ (MLBVN).
H1- Phiên tòa phúc thẩm ba người dân tộc H’mong (RFA).  LS Trần Thu Nam: “Ba người thì một người được giảm 3 tháng là ông Hoàng Văn Sự từ 18 tháng xuống còn 15 tháng, hai ông Dương Văn Thành và Hoàng Văn Sinh vẫn giữ nguyên án sơ thẩm là 24 tháng và 15 tháng. Có xin giảm thì họ giảm còn vẫn kêu oan ở tòa thì người ta không giảm“.
- Nông dân Dương Nội biểu tình tại tổng thanh tra chính phủ ngày 15/10/2014 (FB Trịnh Bá Phương). =>
- Đọc hậu hiện đại. Tác phẩm 10. “Dư luận viên” Trần Nhật Quang, một nghệ sĩ hậu hiện đại đích thực (FB Inra Sara). – Dưới mắt nhà phê bình Inra Sara, trùm DLV Trần Nhật Quang là nghệ sĩ hậu hiện đại đích thực! (FB Nguyễn Đình Bổn).
- Tự do Ngôn luận – Hành quyền hưởng lợi được ngày nào hay ngày đó !!! (Tổ Quốc).
- Chuyện bình và chuột: Nó chỉ là tiếng kêu xin tha mạng cho riêng ông ta mà thôi! (BĐX). “Thực sự Trọng lú lo sợ, vì trong cơn lú sảng, Trọng lú đã nhận ra, sau cái ‘chết’ của hai tiền đạo kia thì sẽ đến lượt mình. Và lo sợ đến lượt mình phải chết nên Trọng lú mới gào lên ‘đánh chuột đừng đánh vỡ bình’. Thực chất là gửi thông điệp chấp nhận cho đối diệt tay chân của mình và chính thức lên tiếng kêu xin đối thủ tha mạng cho riêng mình. Bản chất ‘đánh chuột đừng đánh vỡ bình’ của Trọng lú chỉ có thế“.
-  Tình ca BÌNH và CHUỘT – Phỏng thơ Xuân Quỳnh (FB Thanh An Nguyễn). “Chỉ có Bình mới biết/ Chuột đi đâu về đâu/ Chỉ có Chuột mới hiểu/ Bình mưu mô nhường nào/… Nếu đập vỡ Bình rồi/ Chuột chỉ còn sóng gió,/ Sớm muộn sẽ đến hồi/ Trời chỉ còn bão tố“.
- Đất nước của những bầy sâu (FB Trần Mạnh Hảo). “Những bầy sâu đi xe hơi đắt nhất/ Sâu đo chúa độc quyền đo sự thật/ Thước đo sâu đo chân lý trò chơi/ Thương con em ta nhiễm trùng sâu giáo dục/ Tự do cho sâu và tù ngục cho người”.
- Sân bay Long Thành: Phải làm ngay, nếu không muốn trả giá (CP). - Khác biệt quan điểm về dự án xây sân bay Long Thành (VOA).
- “Cho phép tự vận động bầu cử”: Chính phủ lại cho dân ăn “bánh vẽ”? (*) (VnEconomy/ VNTB).
- Nóng: Tòa án ND quận Thủ Đức vi phạm tố tụng nghiêm trọng? (KT).
- Thẩm phán vừa buôn điện thoại vừa xử: Vì con trai đang nằm viện (NĐT).
- Về ông Lê Thanh Cung, Chủ tịch tỉnh Bình Dương: Sao có ông chủ tịch tỉnh thế này? (Petrotimes).
- VỤ DƯỢC SĨ TỐ CÁO TIÊU CỰC BỊ CHO NGHỈ VIỆC – Sở Y tế khẳng định: Đuổi việc người tố cáo không sai (PLTP).
H1<= Bà Mai, PGĐ sở. Nguồn: Sở Văn Thể Du Hải Phòng. – Hải Phòng: Nữ Phó giám đốc Sở VH-TT-DL có mặt trong cuộc hỗn chiến tại khách sạn (NLĐ). “Điều đáng chú ý, theo ghi hình ảnh của camera ngoài khách sạn cho thấy có một người mặc sắc phục công an, mang theo 1 khẩu súng AK đến đứng trước cửa. Tuy nhiên, sau khi được người đàn ông áo đen (một trong số người tham gia cuộc hành hung) cho xem một chiếc thẻ, người này lập tức bỏ đi“.
- Bắt một trưởng công an xã (TN).  – Cán bộ xã cấu kết với “quan” rừng chiếm đoạt tiền hỗ trợ của dân (GDVN).
- Đã chết 9 năm vẫn được công nhận…đủ sức khỏe học lái xe (MTG).
- Bộ Công an sẽ điều tra vụ tàu Sunrise 689 bị cướp (KP).
- Tô Văn Trường: Bùn đỏ bô-xit: phản biện hai luận điểm của TS Nguyễn Văn Lạng (MTG).
- Lãnh đạo Khmer Krom tường trình đe dọa (BBC).
- Nỗi buồn trên Sài Gòn (phần 1) (Phan Ba). – Frank Snap (Frank Snepp): Những ngày cuối cùng của Sài Gòn (Phan Ba). – Đi giữa Cali mắc mớ chi Sài gòn, thất thủ (Da Màu).
- Video tường thuật trực tiếp biểu tình ở Hồng Kông ngày 15-10-2014 (HK Apple Daily). – Xung đột dữ dội giữa người biểu tình và cảnh sát tại Hồng Kông (RFI). – Phẫn nộ dâng cao về video cảnh sát Hong Kong đánh người biểu tình (VOA). Nghị viên Leong: “Việc sử dụng vũ lực, sử dụng sức mạnh của cảnh sát, trong trường hợp này là một vụ lạm quyền trắng trợn. Chúng tôi yêu cầu cảnh sát bắt giam ngay lập tức 6 cảnh sát viên này và tiến hành các cuộc điều tra hình sự“.
- Ken Tsang – người bị cảnh sát đánh bầm tím mình mẩy sáng nay – là ai? (FB Mạnh Kim). “Hóa ra Ken Tsang không phải người lạ, ít nhất đối với cảnh sát. Anh chính là người “gây rối” khi cắt đứt bài diễn văn của Hồ Cẩm Đào trong lễ nhậm chức Lương Chấn Anh năm 2012. Vẫy lá cờ nhỏ, Ken Tsang hét to, lên án vụ thảm sát Thiên An Môn và kêu gọi chấm dứt chế độ độc đảng tại Trung Quốc“. – Video: Lực lượng quần chúng tự phát, họ là ai? (RFA).
- Hong Kong điều tra cảnh sát dùng vũ lực quá mức (VNN). - Hong Kong điều tra cảnh sát đánh người biểu tình (PLTP). “Cổng thông tin của chính quyền Hong Kong nêu rõ: ‘Cảnh sát bày tỏ sự quan ngại về đoạn phim quay cảnh một số sĩ quan mặc thường phục sử dụng bạo lực quá mức cần thiết để tái lập trật tự sáng nay. Chúng tôi đang tiến hành điều tra về vấn đề này’.” Hổng lẽ số cảnh sát này đến từ Hoa lục? – Hồng Kông: Cách chức cảnh sát đánh người biểu tình (NLĐ).
- Huỳnh Ngọc Tuấn: Việt Nam và Hồng Kông (DLB). “Khi nào chế độ độc tài toàn trị này tan rã lúc đó chúng ta sẽ có nhiều Hoàng Chi Phong và Mark Zuckerberg..  Vấn đề ở chổ làm sao chúng ta có thể giải trừ chế độ độc tài gian ác này để mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt.  Đây là một câu hỏi lớn mà tác giả không dám tùy tiện trả lời vì nó đòi hỏi nỗ lực và ý chí của cả dân tộc“.
- Hồng Kông và Thiên An Môn : Một so sánh thô thiển (RFI). “Phong trào chiếm đóng trung tâm tại Hồng Kông không thể và sẽ không được xếp vào một khuôn duy nhất. Cuộc biểu tình này có những điểm tương đồng với những cuộc phản kháng trước, nhưng không phải là một sự lập lại hay một sự bắt đầu“.
- Truyền thông TQ tố cáo Hoa Kỳ hỗ trợ vụ phản kháng ở Hồng Kông (VOA). Hồng Lỗi: “Hồng Kông là một phần của Trung Quốc và không nước ngoài nào có quyền can thiệp. Chúng tôi mong các nước hãy thận trọng trong lời nói và việc làm và tránh đưa ra những thông điệp sai lạc“. – David Cameron: Anh nên ủng hộ quyền của người dân Hong Kong (VNE). Ông David Cameron chờ đó, mai Hồng Lỗi sẽ lên tiếng “cực lực phản đối”.
H1- TIN CHẤN ĐỘNG TỪ CÔNG NHÂN TỈNH QUẢNG ĐÔNG, TRUNG QUỐC (FB Nam Long Hồ Nguyễn).  – Bạo động ở tây bắc [nam] Trung Quốc, 8 người thiệt mạng (VOA). – CỰC NÓNG ! TIN TRUNG QUỐC (FB Khúc Thừa Sơn). “Quan bức dân phản, người dân Trung Quốc ở các tỉnh Vân Nam, Hà Nam, Qúy Châu … đã dùng bạo lực vùng dậy chống lại sự đàn áp của công an. Hiện có rất nhiều công an Bắc Kinh bị người dân bắt giữ, giết, dùng xăng đốt“.
- NÔNG DÂN TRUNG QUỐC BẮT CÔNG AN ĐỐT SỐNG (FB CDTD). “Trong cuộc đụng độ mới nhất vào ngày hôm qua, Cảnh sát cơ động đã đánh chết 2 nông dân. Giận dữ vì công an đã giết nông dân, gần một ngàn dân làng từ các thị trấn chung quanh đã tập trung và ném đá vào phía công an, đập phá xe cảnh sát, buộc họ phải tháo chạy. 8 công an cơ động không chạy kịp đã bị nông dân bắt trói, và sau đó đem ra đốt sống“. – Bùng nổ: Sau Hồng Kông, Nội Hán bất ngờ rơi vào sóng biểu tình và bạo loạn (VNTB).
- Căng thẳng leo thang: Hàn Quốc, Triều Tiên hội đàm bí mật (KT). – Tiếp xúc quân sự cao cấp liên Triều đầu tiên từ năm 2007 (RFI). – Quân đội Nam, Bắc Triều Tiên họp kín (VOA).  – Hai miền Triều Tiên trắng tay rời Bàn Môn Điếm (NLĐ).
- Chống theo dõi kiểm duyệt : Cư dân mạng Hàn Quốc thực hiện « lưu vong tin học » (RFI). “Từ bỏ ứng dụng Kakao Talk, cư dân mạng Hàn Quốc đổ xô sang dùng ứng dụng của Đức Telegram và cũng chỉ trong vòng một tuần, đã có tới 1,5 triệu người Hàn Quốc tải nạp Telegram“.  – Việc giám sát trên mạng ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động của các website (RFI).

- Điều kiện cần và đủ cho nghĩa vụ quân sự tại VN – phần 2 (RFA). “Tôi có một ý kiến nữa trong số 620 nghìn quân, bởi vì chúng ta biết rằng trong quân đội có những chức rất lố bịch như chính trị viên chẳng hạn, tôi không hiểu để làm gì nên cắt cái chức ấy đi, nếu cắt bớt đi cũng giảm được cơ số lính“.
- Biệt tài của quan chức CS Việt Nam: Nghề “chém gió”! (Cali Today). “Nhưng phải nói rằng, tất cả những việc mà ông Thắng và ông Kiên nói như: Nha Trang sẽ vượt qua Hong Kong, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đứng hàng đầu thế giới đều có thể trở thành hiện thực. Đó là khi nào đất nước này không còn chịu sự cai trị, quản lý của chế độ Cộng sản nữa“.
- Quan làm đơn nắn đường, dân làm đơn đánh lộn (ĐV). “Người thì khen cho anh Vệ vì anh thật là mưu trí, người thì chê anh Vệ vì anh làm chuyện ngược đời. Nhưng ơ kìa, có ông quan làm đơn đòi nắn đường thì cũng phải có ông dân làm đơn đòi đánh lộn được chứ, có gì mà lạ đâu?  Bởi cái sự làm đơn đòi hỏi những thứ ngang xương thế này nó cho thấy một tình cảnh trớ trêu của đời sống xã hội hôm nay: pháp luật không còn được thượng tôn, người ta bắt đầu hành xử theo lệ hơn là luật“. 
KINH TẾ
- Ngân hàng ANZ ‘hoài nghi’ về số liệu tăng trưởng bất ngờ của Việt Nam (RFI). “ANZ vẫn duy trì mức dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2014 này ở khoảng 5,6%, thấp hơn chỉ tiêu 5,8% mà chính phủ Việt Nam dự trù“. – Từ cuộc sống đến nghị trường (1): GDP và “Gia Cát Dự” (VnEconomy).
- Chi trả nợ quá lớn gây khó khăn cho cân đối ngân sách (TN).  – Nợ xấu: Cần có biện pháp xử lý rõ ràng hơn nữa! (Vietstock).
- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 15-10-2014 (VietFin).  – Vào chợ mỗi ngày TTCK 15-10-2014 (VietFin). – Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 16/10 (StockBiz).  – Nhận định chứng khoán ngày 16/10: “Khó giảm sâu nữa” (VnEconomy).  – Nhận định chứng khoán 16/10: VN-Index sẽ giằng co trong vùng 602-608 điểm (BizLive).  – Blog chứng khoán: Sức ép còn mạnh đến đâu? (VnEconomy).
- Hạ trần lãi suất cho vay: Khó mọi bề (VnEconomy).
- Sở hữu chéo có thực sự nguy hiểm? (HNM).
- DN bán lẻ chới với khi hội nhập (PLTP).  – Doanh nghiệp bán lẻ: Chuẩn bị vào cuộc chơi mới (HQ).
- Chi 4,5 tỉ USD để nhập bắp, đậu nành (PLTP).
- Sau S&P và Moody’s, đến lượt Fitch dọa hạ điểm tín nhiệm của Pháp (RFI).
- Chứng khoán châu Á phục hồi nhờ sau bán tháo (Gafin).

- T.S Lê Đăng Doanh: Nợ công của VN tiến rất nhanh (RFA). “Số nợ công mà bộ Tài Chính công bố lại không gồm nợ của doanh nghiệp Nhà nước, mà nợ của doanh nghiệp Nhà nước không trả được cũng phải do Nhà nước trả, nghĩa là cũng sẽ trở thành nợ công, đây là một tình huống rất phức tạp, nếu tính cả số nợ của doanh nghiệp Nhà nước cộng vào thì số nợ công của Việt Nam hiện nay đã lên đến mức trên 105% của GDP và đó là một tỉ lệ quá cao”.
- Phỏng vấn thạc sĩ Bùi Ngọc Sơn – Trưởng phòng Kinh tế Quốc tế, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị Thế giới: Việt Nam thua Lào, Campuchia: Tự hào công nghệ đào tạo tiến sĩ! (ĐV).
- Im lặng cả làng (TN). “Xăng đã giảm 7 lần liên tục, mức giảm gần 11%, tương đương 2.750 đồng/lít nhưng tất cả hàng hóa tiêu dùng, thực phẩm, cước vận tải vẫn im lặng như chuyện không liên quan đến mình“.
- Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa: Kinh tế suy trầm – Mỹ kim lên giá (RFA). “Người ta còn lầm tưởng rằng trong khi khối kinh tế công nghiệp hóa bị sa sút thì các nền kinh tế gọi là đang lên như Trung Quốc, Ấn Độ hay Brazil có thể là những sức kéo mới. Sự thật lại chẳng được như vậy và các nền kinh tế đang lên này chưa kịp lên đã xuống vì số phận lẫn đồng bạc vẫn bị giàng vào khối công nghiệp hóa“.
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Nhà văn ĐỖ QUYÊN : Thơ Tân hình thức : Kể sao hết được – KỲ 11 (Nhật Tuấn).  – Nhà văn NHẬT TIẾN: THỀM HOANG – KỲ 11
- Văn tế thập loại giáo sư (Trần Nhương). “Nào những kẻ mũ cao áo rộng/ Chốn Tam đình ngong ngóng vào ra/ Thanh binh chính thị nghiệp nhà/ Ô hô mồm giải mép loa cũng tài./ Nào những kẻ miệt mài đèn sách/ Đạo văn người chắp nhặt nên câu/ Sách người làm mọt làm sâu/ Ô hô nhai lại kiếp trâu kiếp bò“.
- Những bậc quân vương Đầm Lác (Nguyễn Hoa Lư). Mời xem lại: Kỳ án vịt cỏ
- Huy Chương (Da Màu).
- Ông chủ cafe Trung Nguyên viết gì trong gói cafe? (GĐVN).
- NXB Trẻ khẳng định không liên kết làm cuốn từ điển “ngây ngô” (TN).
- Chí Phèo Nguyển-văn-Lợi – Quy-tắc viết chữ Việt (Tổ Quốc).
- “Vua Mèo” qua lời kể của người cháu nội Vương Duy Bảo (GĐVN).
- Vụ lấy khăn Piêu làm khố: BTC X-Factor và Nhà sách Tuổi Trẻ tranh cãi quyết liệt (TN).
- Những hình ảnh chân thực về Hồng Kông năm 1955 (KT).
- Phát hiện kho báu cổ đại “khủng” trong lăng mộ (DV).

- Thương xá Tax và ký ức của người Sài Gòn (Cali Today). “Dù không nói ra nhưng rất nhiều người đang cho rằng chính quyền đang muốn giết đi ký ức của họ như đã cố giết đi danh xưng Sài Gòn. Một công trình chỉ có giá trị một khi nó được đánh dấu, được lưu vào trong ký ức. Việc cho dẹp bỏ Thương xá Tax, hàng cây chính là muốn xóa bỏ ký ức của con người“.
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- GS Pierre Darriulat: Đòi hỏi một sự đổi mới liên tục (TS). Mời xem lại: Thư của GS Pierre Darriulat gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam (BS).
- Lấy môn Văn xét tuyển ngành Y: Bộ trưởng đánh đồng Bác sỹ với Văn thư, Tuyên huấn (NĐB).
- Tác hại của việc bắt HS học thuộc lòng, coi học thuộc lòng là một yêu cầu của truyền đạt kiến thức (FB Bùi Việt Hà). “Tóm lại trả lời cho câu hỏi của hôm nay chúng ta đi đến kết luận là việc bắt học sinh học thuộc là vô cùng phản giáo dục, chỉ có hại không có lợi và cần phải chấm dứt ngay“.
- ĐHQG TP.HCM công bố phương án tuyển sinh chính thức (TT).  – Trường ĐH tại Cần Thơ công bố thông tin tuyển sinh năm 2015 (GDTĐ).  – Đại học Quốc gia Hà Nội áp dụng bài thi đánh giá năng lực trong tuyển sinh (TN).  – Các trường Đại học Y trên toàn quốc vẫn sẽ tuyển sinh theo khối B (HNM).
- Nhà giáo Phạm Toàn: Đổi mới sách giáo khoa phải phát triển tư duy độc lập (MTG).
- ĐH Quốc tế TP.HCM nói gì về bài báo của giảng viên trường bị rút khỏi tạp chí SpringerPlus? (MTG).
- Hiệu trưởng dùng bằng cấp 3 của bạn thân để lên chức (DT).
- TQ: Hiệu trưởng giận giữ cắt tóc 30 sinh viên ngay giữa trường (LĐ).
- Robot gieo hạt, rau củ tự động (TS).
- Người già hỏng khứu giác: Điềm báo trước cái chết sớm (TS).

- Một kiểu làm nhục học trò (NNVN). “Ông hiệu trưởng trường THCS Phong Hiền (huyện Phong Điền, TT-Huế) cứ đến lễ chào cờ thứ hai hằng tuần lại cho “bêu” tên những học sinh chưa nộp các loại ‘phí’.”
- Nước ngập tận nóc, thảm họa hết đường cứu chữa (GDVN). “Giáo dục bằng cách ‘cấm’ là giáo dục từ ngọn, phải giáo dục cho học sinh nhận thức được cách tôn trọng người khác thông qua sự tôn trọng chính bản thân mình“.
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Phát hiện gỗ lậu khủng giữa vùng giáp ranh Quảng Nam-Đà Nẵng (MTG).
- Những vụ đụng độ kiểu xã hội đen ở Sài Gòn: Cuộc thanh trừ bằng súng, mã tấu  —  Những vụ đụng độ kiểu xã hội đen ở Sài Gòn – Kỳ 2: Tranh giành lãnh địa bảo kê   —   Những vụ đụng độ kiểu xã hội đen ở Sài Gòn – Kỳ 3: Tham vọng ‘chinh phạt’   —   Những vụ đụng độ kiểu xã hội đen ở Sài Gòn – Kỳ 4: Điều người từ bắc vào gây án (TN).
- Giết người ở Vĩnh Long, vứt xác tận TP.HCM: Án mạng từ những cự cãi triền miên (TN).
- Mẹ chết lặng đứng ngóng tin con mất tích dưới sông lạnh (VTC).
- Ký ức của cậu bé sang Trung Quốc làm thuê tìm mẹ (KP).
- TQ: Sốc với cảnh một phụ nữ bị đánh ghen, lột truồng giữa đường (MTG).
- Cấp phép vận chuyển trứng chỉ có giá trị 1 ngày: “Thật như đùa” (DT).
- Cá quả Trung Quốc tiêm thuốc mê: Có nguy hại cho người dùng? (NĐT).
- Tai tiếng dầu ăn VN xuất sang Đài Loan (BBC). – ‘Sở công thương sai sót trong giám định’ (BBC).
- Tỉ phú làm từ thiện ở TQ (BBC). “Trung Quốc là nước có nhiều triệu phú thứ hai trên thế giới sau Hoa Kỳ nhưng tổng số tiền hiến cho từ thiện chỉ chiếm 4% những đóng góp tại Mỹ“.
- Hãi hùng kể lại “cuộc chiến” với con rắn cực độc nặng 6,3kg (DT).
- TỘI NGHIỆP CẦU LONG BIÊN (FB Nguyễn Đình Ấm).
- Quản lý yếu kém, rừng ở Đác Lắc tiếp tục bị xâm hại (ND).
- ‘Người Việt chết vì bão tuyết ở Nepal’ (BBC).
- VN đề phòng Ebola xâm nhập (BBC). – Thêm một nhân viên bệnh viện bị nhiễm virus Ebola ở Mỹ (RFI). – Nhân viên y tế thứ hai ở Texas bị nhiễm Ebola (VOA).  – WHO: Triển vọng sớm chấm dứt dịch Ebola không khả quan (VOA). – WHO: Sẽ có tới 10.000 người nhiễm Ebola trong 1 tuần (KP). – Bộ trưởng Giao thông Vận tải Liberia tự cách ly vì Ebola (VOA).

- Việt Nam: Chẳng giống ai (LĐ).
- Người Sài Gòn tập sống chung với lũ lụt (RFA). “Đặc trưng của Sài Gòn là thành phố kênh rạch, xây dựng theo thủy văn tự nhiên. Nhưng giờ mình lấp kênh, rạch bừa bãi rồi nên dễ ngập úng, rất khó để cải tạo. Họ sang lấp để mở rộng diện tích theo sự phát triển của đô thị nhưng không phát triển kèm cơ sở hạ tầng đúng. Cái tên Sài Gòn – Hòn ngọc viễn đông giờ nghe cũ rồi, hài hướt rồi. Cũng nằm trong lý do dốt nát về địa chất, tham nhũng thôi“.
QUỐC TẾ
- Tổng thống Mỹ: Cần chiến đấu lâu dài với IS (TBKTSG). – Barack Obama: Chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo là công việc lâu dài (RFI). – Trọng Đạt: Hoa Kỳ oanh tạc phiến quân ISIS (Ba Sàm). – Nhiều người Mỹ muốn triển khai bộ binh tấn công phiến quân IS (TTXVN). – Đức nhận định Mỹ sẽ không đưa quân tới Syria (VOV).  – Mỹ huấn luyện lực lượng an ninh Iraq (Tin Tức). – Nga – Mỹ bất ngờ “kề vai sát cánh” chống IS (VnMedia). – Tại sao không kích không cản nổi phiến quân IS? (TT). – Nhà nước Hồi giáo có thể sở hữu vũ khí hóa học (VNE).
- Người Kobani cảm thấy bị bỏ mặc (VNE). “Ở thị trấn Kobani thiếu thốn thiết bị y tế nên nhà hoạt động người Kurd Blesa Omar đưa ba đồng đội bị thương trong trận chiến chống lại IS tới một bệnh viện của Thổ Nhĩ Kỳ để chữa trị. Suốt 4 tiếng tiếp theo, người đàn ông này bất lực nhìn những người đồng chí của mình lần lượt qua đời, chỉ vì biên phòng của Thổ Nhĩ Kỳ từ chối cho họ qua“. – Dân quân Shia giáng trả IS (BBC).
- Lý do nhiều phụ nữ quyết ra chiến trường chống IS (Tin Tức). – ‘Sống trong sợ hãi’ ở thủ phủ của IS (VNE). “IS không phải đạo Hồi. Chúng hành hình người dân trên đường. Bố mẹ cháu bảo rằng IS chặt đầu và đánh người dân bằng roi da mà chẳng có lý do gì cả. Bất cứ ai nói ‘không’ với chúng cũng đều bị xử tử“. – Malaysia: Bắt giữ 14 nghi phạm tuyển quân cho IS (KP).
- Dân chơi mô-tô Hà Lan được phép đánh IS (MTG). – Quái xế châu Âu tới Trung Đông để diệt IS (Zing).
- Ngoại trưởng Mỹ xác nhận quân Nga rút khỏi Ukraina (RFI).  – Lãnh đạo Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Italy họp kín về Ukraine (DV).  – Tổng thống Nga, Ukraine thảo luận về giải pháp hòa bình (VOA).  – Tổng thống Poroshenko: Ukraine cần học thuyết quân sự mới (TTXVN).  – “Quân đội Donskoy bao vây binh sỹ Ukraine tại Lugansk” (TTXVN). – Thành trì ly khai Donetsk tan hoang xác xơ (KT).
H1<- Sức mạnh tiểu đoàn Ukraine công bố tin tướng Nga bị giết ở Donetsk (DV). “Một vị tướng và nhiều lính đánh thuê Nga đã bị giết trong các hoạt động quân sự. Không có gì phải ngạc nhiên về điều này. Hậu quả tương tự cũng sẽ xảy ra đối với bất cứ ai tới tham chiến trên lãnh thổ của nước chúng tôi”.  – Ukraine tố tình báo Nga giật dây lính nghĩa vụ biểu tình (KT).
- Nga: “Không thể tái lập quan hệ với Mỹ nếu còn lệnh trừng phạt đơn phương” (NNVN).
- Binh sĩ Australia chờ được Iraq cung cấp sự bảo vệ pháp lý (VOA).
- Chiến dịch ‘Biên giới Chủ quyền’ của Australia bị đả kích (VOA).
- Pháp : Tái cơ cấu quân đội để tiết kiệm ngân sách (RFI).
- Các vụ tấn công trường học gây sợ hãi ở miền nam Thái Lan (VOA).
- Phim tài liệu về cựu nhân viên tình báo Mỹ Snowden được trình chiếu tại New York (RFI).
- Vụ lính Mỹ tình nghi giết người : Phillippines cố làm dịu dư luận (RFI).

* RFA: + Sáng 15-10-2014; + Tối 15-10-2014

* RFI: 15-10-2014

* Video RFA: + Bản tin video sáng 15-10-2014; + Bản tin video tối 15-10-2014

3036. Quyền im lặng – nguyên lý và công nghệ thực thi

TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức
15-10-2014
H1
Vừa qua, Dự thảo Luật Tổ chức Viện KSND và Tòa án ND đã gây tranh cãi trong dư luận xã hội khi bác bỏ quyền im lặng, phủ định một quyền cơ bản mang tính phổ quát thế giới!
*Phần I: Những vấn đề đặt ra
Tháng trước, UBTV Quốc hội họp cho ý kiến về Dự Luật Tổ chức Viện KSND và TAND. Gây tranh cãi thu hút truyền thông nhất là 4 quyền trong lĩnh vực tố tụng, tư pháp, 1- quyền im lặng, 2- quyền có luật sư, 3- quyền tranh tụng bình đẳng và 4- quyền được xét xử độc lập. Trong đó, điểm mấu chốt của cả 4 quyền trên đều ít nhiều liên quan tới vai trò luật sư. Luật TTHS ở nước ta và trên thế giới ngày nay đều quy định “Quyền nhờ (có) luật sư”. Lý do không có gì cao siêu cả, cực kỳ đơn giản, bệnh nhân cần bác sỹ, sinh nở cần bà đỡ, học hành cần thầy cô… thì vướng quan sự cần luật sư là lẽ đương nhiên, thuộc về quyền cơ bản. Nhưng ở ta thực tế bất khả thi, bởi thiếu cả chế tài buộc nhà chức trách phải bảo đảm quyền đó cho họ, lẫn điều kiện thực hiện, nghi phạm bị cách ly hoàn toàn, quá trễ để gặp được luật sư vốn chỉ được chấp thuận khi người nhà mời, phải được cấp giấy chứng nhận bào chữa, phải chờ tới lịch hỏi cung. Nếu hình dung nghi phạm như bệnh nhân cấp cứu, luật sư là bác sỹ sẽ thấy hậu hoạ bất khả kháng. Chưa nói, người nghèo thiếu tiền mời luật sư và khó tìm được luật sư thiện nguyện, con “bệnh“ chỉ nằm chờ chết. Mặt khác, nghề luật sư đối kháng với cơ quan điều tra tố tụng vốn chẳng thích gì luật sư, khó được họ ủng hộ chưa nói cản trở một khi thiếu chế tài đối với cơ quan này, như phát biểu của VKS và TA Triệu Sơn thách thức “để xem luật sư làm được gì“ trong vụ án ông Nguyễn Bá Qúy mới đây là một điển hình. Vì vậy, tranh cãi nảy lửa về Dự luật trên là đương nhiên, không chỉ liên quan tới số phận bất kỳ ai, cả thường dân lẫn quan chức dù cao cấp tới đâu, một khi gặp rủi ro quan sự đều phải đối mặt, mà còn là bằng chứng không thể bác bỏ để khẳng định một nhà nước thực tế có tính pháp quyền hay không?
Phát biểu tại cuộc họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, “về quyền tranh tụng phải căn cứ Hiến pháp 2013 để xác định quyền của luật sư bào chữa ngay từ đầu. Người ta mới thu thập được chứng cứ, mới tìm hiểu được sự việc, nghe thân chủ, đi chứng minh, rồi đứng ra bào chữa được. Nguyên tắc xưa nay, luật sư chỉ bào chữa, bác luận cứ buộc tội của viện kiểm sát. Tòa tuyên án. Trước công lý, tất cả bình đẳng. Thẩm phán xét xử độc lập, chỉ tuân theo pháp luật, không chịu bất kỳ chỉ đạo nào. Nghị quyết Bộ Chính trị viết rất rõ: Căn cứ chủ yếu vào tranh tụng tại phiên tòa để quyết định bản án. Đó là nhiệm vụ của tòa án“.
*Phần II: Bản chất quyền im lặng
Quan điểm của Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng chính xuất phát từ bản chất của quyền im lặng, quyền có luật sư, quyền tranh tụng bình đẳng, quyền được xét xử độc lập, trong thời đại ngày nay vốn thuộc QUYỀN CƠ BẢN có nội hàm bao gồm 4 dấu hiệu: a- quyền đặc trưng của con người trước nhà nước (chính vì vậy nó còn được gọi là quyền tư vệ chống lại nhà nước xâm phạm. Như ở Đức được hiến định ngay tại Điều 1 “những quyền cơ bản sau đây là những chuẩn mực thước đo, quy tắc xử sự, trực tiếp ràng buộc cơ quan lập pháp hành pháp và tư pháp phải tuân thủ“), b- không thể tách rời, chuyển nhượng (như không ai được quyền thay ai đi tù hay bỏ phiếu cơ quan dân cử), c- lâu dài, và d- nếu vi phạm kiện lên toà án Hiến pháp. Thiếu một trong 4 dấu hiệu trên, nó sẽ không được bảo đảm trên thực tế. (Chính vì thế, quốc gia nào cũng hiến định hoặc mặc định quyền cơ bản, nhưng thực tế xếp hạng quốc gia dân chủ thứ bậc cách nhau cả trời vực).
Có thể tham khảo ở Đức, Chương Quyền cơ bản được hiến định 22 Điều. Sắp tới có thể bổ sung thêm quyền có tài khoản ở ngân hàng do EU đề xuất, quyền tự do truy cập Internet đang được UNO bàn thảo (khi đó nhà nước bị buộc phải bảo đảm cho người không có thu nhập, lập tài khoản và truy cập Internet miễn phí, nếu không không thể gọi quyền cơ bản). Còn ở ta, Hiến pháp 2013 hiến định tới 36 Điều (gấp rưỡi Đức), liệu có bao hàm đủ 4 dấu hiệu nội hàm quyền cơ bản hay không hiện còn tùy thuộc kết qủa thể chế hoá nó.
Khác với 22 quyền cơ bản tập hợp trong Chương Quyền cơ bản vốn được áp dụng trong mọi trường hợp; tương tự hầu hết các quốc gia hiện đại, 4 quyền cơ bản trên được Hiến pháp Đức xếp vào Chương Tư pháp, nên thường gọi là “quyền tương tự quyền cơ bản“ hay “quyền cơ bản trong lĩnh vực tư pháp“. Quyền im lặng được hiến định ẩn chứa tại điểm (1), Điều 103: “Bất cứ ai bị xét xử đều phải lắng nghe ý kiến họ“. Được hiểu họ trả lời, phát biểu, hay không, như thế nào, là quyền của họ. Từ quyền “ẩn chưá“ được hiến định đó, quyền im lặng được thể chế hoá bằng Luật tố tụng hình sự StPO.
Còn ở Mỹ, quyền im lặng được hiến định trực tiếp tại điều 5 Tu chính Hiến pháp, “trong tố tụng hình sự, không được phép buộc bất cứ ai phải khai báo tự chống lại mình“.
Ở ta, những quyền cơ bản trong tố tụng tư pháp cũng được Hiến pháp 2013 quy định tại Chương Quyền cơ bản, Điều 31, điểm 4, người bị quan sự “có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa”… Và cả tại Chương Toà án, Viện Kiểm sát, Điều 103, “Thẩm phán, Hội thẩm, xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm“. “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm“. Mặc dù không có điều khoản nào ẩn chưá trực tiếp quyền im lặng nhưng các quyền cơ bản khác trong tố tụng hiến định ở trên, tự nó đã đặt ra điều kiện “cần” hay “tiền đề” về quyền im lặng có được bảo đảm, thì các quyền còn lại mới có thể thực thi. Nói cách khác quyền im lặng được mặc định, giống như quyền ăn, uống, thở, nghe, nhìn, vận động, yêu, ghét…, mặc dù không hiến định, nhưng thiếu nó thì không thể thực thi bất kỳ quyền gì khác liên quan!
*Phần III: Công nghệ thực thi – cốt tử của quyền im lặng trên thực tế
Dù hiến định hay mặc định, quyền cơ bản chỉ có thể bảo đảm khi chế tài được mọi cơ quan công quyền phải tuân thủ những chuẩn mực thước đo, quy tắc xử sự hệ dẫn từ chính những quyền đó. Nói cách khác, hiến định hay mặc định chỉ mới bảo đảm được quyền cơ bản về mặt nguyên lý, để trở thành hiện thực phải có công nghệ pháp lý thực thi, tức các quy phạm đong đo đếm được quy định nghiêm ngặt trình tự thao tác của các cơ quan nhà nước phải thực hiện, ở dạng văn bản lập pháp (giống như năng lượng nguyên tử có thể nắm được dễ dàng về mặt nguyên lý, nhưng để sản xuất được nó phải có công nghệ).
Có thể tham khảo công nghệ pháp lý, qua quy phạm 2012/13/EU về “trách nhiệm giải thích truyền đạt“ trong các vụ án hình sự. Điều 3, đoạn 1 quy định “không cho phép ngoại lệ, mọi nghi can phải được cơ quan điều tra thông báo về quyền im lặng một cách nhanh chóng bằng miệng hoặc giấy với ngôn ngữ đơn giản nhất có thể hiểu được. Thông báo đó phải lưu giữ để sau này chứng minh được trách nhiệm đó đã hoàn thành. Vì vậy thông báo phải được thực hiện vào thời điểm mà quyền này nghi can có thể áp dụng (tức trước khi khai báo). Quy phạm trên, các nước EU phải đưa vào luật quốc gia trước ngày 02.06.2014“.
Còn ở Đức, Điều 136, 136 a Luật tố tụng StPO và Điều 55 Luật vi phạm hành chính OWiG quy định, “trước khi lấy lời của nghi can hoặc người vi phạm hành chính phải thông báo cho họ, theo luật họ được hoàn toàn tự do chọn khai báo hoặc không đối với cáo buộc, nhất là khi nhận thấy nói ra sự thật sẽ phải tự chịu hậu quả xấu; và bất kỳ lúc nào ngay cả trước khi chưa thẩm vấn, được quyền tham vấn luật sư mà người đó lựa chọn“. Quyền im lặng và tham vấn theo Điều 163 đoạn 4 Câu 2 Luật StPO, nghi can hay người vi phạm hành chính được quyền áp dụng “ngay từ công đoạn đầu tiên bị cảnh sát thẩm vấn“. Tiếp theo, nghi can phải được thông báo, “họ có quyền yêu cầu cấp các bằng chứng cáo buộc để họ bác bỏ“. Ngoài ra nếu Viện Kiểm sát thẩm vấn, “thì trước đó phải cho bị can biết đã bị cáo buộc vi phạm điều khoản nào của luật nào“. Trong xét xử, Điều 243, đoạn 4, câu 1 Luật StP0 quy định, “khi mở đầu phiên toà phải thông báo cho bị cáo quyền im lặng, dù trước đó họ đã được cảnh sát hay Viện kiểm sát thông báo“. “Nếu nhà chức tranh vi phạm các điều khoản trên, các bằng chứng đưa ra từ lời khai của nghi can, bị cấm sử dụng làm bằng chứng xét xử“. Quy định này nhằm bảo đảm nguyên tắc cơ bản trong xét xử tội phạm: “không một ai buộc phải tự tố cáo mình“. Từ đó, Điều § 55 StPO còn quy định quyền im lặng của cả nhân chứng để tránh qua khai báo, họ hoặc gia đình họ bị điều tra. Đối với người nước ngoài, Hiệp định quyền lãnh sự ký ở Viên (Áo), Điều 36, đoạn 1, câu 3 còn quy định thêm, phải thông báo không chậm trễ cho người đó biết họ có quyền thông tin cho cơ quan đại diện nước họ, và thông tin đó phải được chuyển đi không chậm trễ.
Ở Thụy Sỹ, Điều 31 Hiến pháp quy định, khi bị bắt mọi người đều có quyền được thông báo không chậm trễ về lý do và quyền của mình ở dạng dễ dàng hiểu được. Thuộc quyền này gồm quyền im lặng, quyền được toà án kiểm tra xem có cho phép nhà chức trách bắt giữ họ trong thời hạn thích ứng hay không, và quyền thông báo cho người nhà. Từ nền tảng Hiến pháp đó, Luật tố tụng hình sự, Điều 158, đoạn 1, quy định, “nghi can trước khi bị thẩm vấn có quyền nhận được thông báo về quyết định điều tra hay khởi tố mình, quyền từ chối khai báo và hợp tác (quyền im lặng), quyền được mời luật sư hoặc xin luật sư công, quyền mời phiên dịch (nếu là người nước ngoài)“. Nếu bị bắt giữ, quyền đó phải được thông báo trực tiếp cho đương sự ngay sau khi bị bắt (Điểu 219, đoạn 1, Luật StPO). Nếu quyền trên không được thực hiện, thì mọi khai báo hoàn toàn không được phép sử dụng phục vụ cho xét xử (Điều 158, đoạn 2, và Điều 141, đoạn 1 Luật StPO).
*Phần IV: Còn Dự Luật Tổ chức Viện KSND và TAND ở ta ?
Quyền im lặng cùng các quyền cơ bản khác trong tố tụng tư pháp mặc dù đã được hiến định hoặc mặc định, cũng như tư tưởng chỉ đạo công nghệ thực thi thể hiện trong phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đều không khác mấy các nước hiện đại, nhưng kết qủa khác hẳn họ, bị vô hiệu hóa bởi công nghệ thực thi nó do chính những người soạn thảo Dự luật đề xuất. Chánh án Toà án Tối cao Trương Hòa Bình đưa ra quan điểm, Dự luật phải „bảo đảm nguyên tắc hiến định“, “tuy nhiên cũng có nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong xét xử”. Còn Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, “ban soạn thảo không đồng tình với phương án hai bên giữa luật sư và cơ quan tiến hành tố tụng ngang bằng“, thể hiện từ việc bố trí chỗ ngồi trong xét xử. Lý do: “đã có báo cáo Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp và Bộ Chính trị kết luận, mô hình tố tụng chúng ta là mô hình thẩm vấn, có kế thừa tinh hoa của tranh tụng“. Về góc độ khoa học, đưa ra 2 mô hình, “thẩm vấn“ với “tranh tụng“, và “hiến định“ với “đảng lãnh đạo“ đặt ra yêu cầu cùng thoả mãn, để rồi chọn tùy ý một trong 2 là phi logic, kết qủa quyền cơ bản trong tố tụng bị phủ định dễ dàng là đương nhiên nếu muốn.
Đối với quyền im lặng, Viện trưởng Nguyễn Hoà Bình mặc dù thừa nhận: “Quyền im lặng của bị can, bị cáo thế giới đã áp dụng “, nhưng do ở ta “cơ quan điều tra hoàn toàn không muốn quy định quyền im lặng, trong khi phía luật sư thì rất muốn“, “nên chúng tôi không dám đưa quy định này vào”. Rồi kết luận “chúng tôi cũng còn lúng túng, cần có định hướng của Ủy ban TVQH“. Kết luận trên cho thấy quy trình làm luật này ở ta ngược với thế giới hiện đại, chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra thực trạng trì trệ thể chế hầu khắp mọi lĩnh vực xưa nay. Khác với công chức luôn có trách nhiệm xin ý kiến và tuân thủ mệnh lệnh cấp trên, nghị sỹ các nước hiện đại là chính khách hoàn toàn độc lập, phải tự quyết định theo nhận thức của mình, và được quyền miễn trừ đối với quyết định đó, không chịu bất kỳ chỉ đạo của ai, không được đẩy bất kỳ vấn đề gì cho ai hay cấp nào khác mà không đưa ra chính kiến của mình. Chủ tịch hay Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ là nơi tập hợp, tổ chức, đưa ra khuyến nghị, hoàn toàn không phải cấp trên định hướng nghị sỹ; kỳ họp quốc hội cũng chỉ là nơi thông qua Dự luật, thực hiện “phép cộng“ tất cả nghị sỹ. Thử hình dung sự kiện Hạ viện Đức trước kỳ nghỉ 2 tháng dịp hè thu năm ngoái, với 631 nghị sỹ trong vòng 2 phiên họp 27 và 28.7.2013 đã thông qua tới 143 Dự thảo Luật và nghị quyết. Liệu năng suất ban hành văn bản lập pháp đó có đạt nổi, nếu nghị sỹ hễ cứ vướng là phải chờ ý kiến của ỦBTV Quốc hội, không thể quyết định như ở ta trường hợp trên. Một khi văn bản lập pháp thiếu và yếu, thì lẽ dĩ nhiên, nhà chức trách sẽ không thể hành xử khác, cứ như cũ mà làm, hoặc hành xử theo nhận thức chủ quan, chưa nói đến động cơ vụ lợi – đó chính là bản chất của trì trệ thể chế.
Công nghệ làm luật ở nước nào cũng do từng nghị sỹ tham gia, sản phẩm hiện đại hay không tùy thuộc chính họ. Sở dĩ quyền im lặng bị Dự luật từ chối thể chế hoá, bởi như Đại biểu quốc hội Đỗ Văn Đương, thành viên Tổ biên tập, trả lời trên VTV khẳng định sai cả khoa học pháp lý, “Quyền im lặng không phải quyền con người“. Và dẫn liệu “ở các nước nếu quy định thì cũng khuyến cáo người bị bắt nên thành khẩn khai báo”, cũng lại hoàn toàn sai thực tế nốt, bởi khuyến cáo đó mâu thuẫn với bản chất quyền im lặng nên họ có muốn cũng không thể thực hiện cùng lúc vô nghĩa như vậy. Do hiểu sai bản chất về quyền im lặng, nên Đại biểu Đỗ Văn Đương đã hy sinh quyền cơ bản vốn cấu thành con người được coi là mục đích, để nhằm thực hiện công việc điều tra truy tìm tội phạm có kết qủa vốn chỉ là phương tiện phục vụ lại quyền và lợi ích người dân: “việc quy định quyền im lặng của bị can (mục đích) sẽ cản trở hoạt động điều tra trong việc truy tìm xử lý tội phạm (phương tiện)“. Để lý giải việc hoán đổi vị trí giữa mục đích và phương tiện, Đại biểu Đỗ Văn Đương đưa ra tình huống bất bình thường thay cho bình thường: “nếu quá chú trọng vào lợi ích của nhà nước thì quyền của người dân sẽ bị vi phạm, ngược lại nếu mở rộng quá nhiều quyền dẫn tới tùy tiện thì lại gây ra nhiều khó khăn, trở ngại cho công tác điều tra, giải quyết vụ án“. Luật sinh ra được áp dụng đại trà trong điều kiện bình thường nên không thể xây dựng dựa trên các tình huống bất bình thường “quá chú trọng“ hay “mở rộng quá nhiều quyền dẫn tới tùy tiện“ vốn một khi xảy ra sẽ được điều chỉnh bởi luật áp dụng cho tình huống khẩn cấp đó; như khi thiết quân luật, một số quyền cơ bản có thể bị bãi bỏ, nhưng không vì thế mà người ta không hiến định những quyền đó. Cách phản biện sai tiêu thức trên thường thấy trong trao đổi học thuật ở ta làm cho những vấn đề tranh cãi dẫm chân tại chỗ, trầm trọng thêm tình trạng trì trệ thể chế.
Quốc hội Đức từng thông qua luật cho phép bắn hạ máy bay chở khách bị khủng bố cướp, nhưng may tới rào cản Toà án Hiến pháp thì bị chặn lại với lý do, Hiến pháp quy định mọi người đều bình đẳng, nên không thể hy sinh tính mạng người này để cứu người khác. Còn Dự thảo bác bỏ quyền im lặng ở ta liệu những rào cản nào có thể chặn lại? Khi mà nó phủ định một quyền cơ bản mang tính phổ quát thế giới, và vụ án oan điển hình phạt tù chung thân Nguyễn Thanh Chấn tội giết người chỉ bởi thiếu quyền im lặng, vẫn đang nhức nhối dư luận bấy nay.
Nguồn: Tia Sáng

3037. Quan làm đơn nắn đường, dân làm đơn đánh lộn

Đất Việt
Mi An
16-10-2014
Dư luận đang xôn xao chuyện ở xứ Thanh có ông nguyên Phó Chủ tịch tỉnh làm đơn xin nắn đường để nhà mình được ra mặt phố rộng.
“Nắn cong đường để qua nhà nguyên phó chủ tịch tỉnh” là tên bài báo trên báo Lao động đang gây xôn xao dư luận mấy ngày gần đây. Bài báo cho biết: Ngày 7.7.2005, UBND tỉnh Thanh Hoá đã phê duyệt mặt bằng quy hoạch thi công đường Dương Đình Nghệ kéo dài số 87/XD-UB. Theo đó, đường có chiều rộng 32m và “phù hợp quy hoạch chi tiết khu Nam Ngạn – Cầu Hạc – P.Thanh Hoá”.
Bình đồ tuyến thi công tỉ lệ1/500 đã được ông Lê Thế Bắc – Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký duyệt. Theo thiết kế thi công này thì lô đất nhà ông Nguyễn Văn Thát – nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá nằm trong quy hoạch đường, ông có thể mở cổng thẳng ra đường 32m này.
Tuy nhiên, sau đó, do điều chỉnh lại kinh phí, với bình đồ thi công mới này, lô đất nhà ông Thát chỉ còn có lối ra đường Dương Đình Nghệ kéo dài là 2,5m, không thoả mãn ý định mở ngõ rộng ít nhất 6m của ông. Do vậy, ngày 30.9.2013, ông đã có đơn “kiến nghị điều chỉnh quy hoạch chi tiết đường Dương Đình Nghệ kéo dài…”. Theo đó, ông Thát kiến nghị “Chủ tịch tỉnh cho xem xét điều chỉnh chi tiết đoạn này để tôi có cổng ra đường Dương Đình Nghệ ít nhất 6m”.
Vậy là toàn bộ các văn bản, quyết định từ trước phải đảo lộn lại hết để phù hợp với lá đơn kiến nghị của ông nguyên Phó Chủ tịch tỉnh, con đường đáng lẽ đã được thi công bị đình trệ, người dân bức xúc nhưng có hề gì, nhu cầu mở rộng đường ra ngõ nhà ông “nguyên quan” này vẫn quan trọng hơn.
Ngày 21.8.2014, ông Nguyễn Đức Công – Phó Chủ tịch UBND TP.Thanh Hoá – có văn bản số2649/UBND-QLĐT gửi Sở Xây dựng vềviệc thoả thuận duyệt bình đồ tuyến điều chỉnh theo ý đồ của ông Nguyễn Văn Thát. Ngày 2.10, Phó GĐ Sở Xây dựng Đào Vũ Việt đã ký thống nhất với đề xuất trên.
Cứ tưởng chuyện nắn cong đường chỉ để “ưu tiên” nhà của các quan chức đang tại vị như vụ nắn đường né nhà ông Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long hồi năm 2013, ai ngờ ở Thanh Hóa, các cơ quan ban ngành chức năng lại còn làm việc chu đáo cẩn thận hơn, nắn cả đường theo đơn kiến nghị của ông “nguyên quan” Phó Chủ tịch tỉnh.
Đúng là “miệng người sang có gang có thép” thật, ông bà ta nói chả thừa đi đâu một chữ nào. Mặc kệ quy hoạch, mặc kệ dân đen đã nghiêm chỉnh chấp hành, ông nguyên Phó Chủ tịch tỉnh cứ thảy ra một cái đơn ngang xương, thế mà cũng đầy quyền phép.
Nói đến chuyện làm đơn ngang xương, tôi lại nhớ đến chuyện anh lái xe ôm Hồ Văn Vệ ở Long An gửi đơn lên công an xin đánh lộn vì vụ việc oan uổng của mình đã chờ quá lâu mà chưa được giải quyết.
Người thì khen cho anh Vệ vì anh thật là mưu trí, người thì chê anh Vệ vì anh làm chuyện ngược đời. Nhưng ơ kìa, có ông quan làm đơn đòi nắn đường thì cũng phải có ông dân làm đơn đòi đánh lộn được chứ, có gì mà lạ đâu?
Bởi cái sự làm đơn đòi hỏi những thứ ngang xương thế này nó cho thấy một tình cảnh trớ trêu của đời sống xã hội hôm nay: pháp luật không còn được thượng tôn, người ta bắt đầu hành xử theo lệ hơn là luật.
Càng ngày nếu càng có nhiều ông quan làm đơn đòi quyền lợi cho mình, chà đạp lên mọi quy định chung thì sẽ càng ngày càng có nhiều người dân làm đơn đòi những chuyện ngang xương không kém. Để xem “mèo nào cắn mỉu nào”.
“Thượng bất chính, hạ tắc loạn”, ”Người trên ở chẳng chính ngôi/Khiến cho kẻ dưới chúng tôi hỗn hào/ Người trên ở chẳng được cao/ Khiến cho kẻ dưới lộn nhào lên trên”, tục ngữ ca dao đã nói đầy ra đấy, có gì lạ đâu.
Những vị cán bộ có chức có quyền một thời tại vị, đến khi về hưu rồi vẫn chưa thoát được cơn mê lợi quyền, vẫn chưa học được cái đức làm dân nên làm đơn đòi nọ đòi kia sai một thì những vị cán bộ đương quyền nể sợ lá đơn đó mà làm theo sai mười. Bởi họ đang vẽ ra những con đường để bảo vệ quyền lợi cho nhau, bảo vệ cho nhóm lợi ích của mình.
Bạn đọc hãy ngẫm nghĩ mà xem, một xã hội muốn đạt đến sự văn minh, không có con đường nào khác là thượng tôn pháp luật. Trước pháp luật, bậc vương tôn cũng phải bình đẳng như thứ dân, đó mới là kim chỉ nam để hướng mọi sự trên đời theo đúng đạo.
Nhưng bằng những vụ việc thế này, chẳng khác nào những ụ mối xông ngầm trong thân đê, làm mục ruỗng lòng tin của mọi người vào sự công bằng trong xã hội.
Vấn đề ai là người sẽ xuống tay diệt trừ mối mọt đây?

-Kinh tế suy trầm – Mỹ kim lên giá

Trích : Chúng ta nhớ lại rằng mới đây Việt Nam vừa phát hành trái phiếu để đi vay bằng đô la hầu trả lại các khoản nợ đã vay từ trước, tức là áp dụng kỹ thuật gọi là “đảo nợ”. Bây giờ người ta mới chưng hửng khi Mỹ kim chẳng sụt giá mà còn tăng và cái hóa đơn trả nợ sẽ đắt hơn trước.

Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA

2014-10-15
000_Was8872067.jpg
Buổi thảo luận về đạo đức, tài chánh tại văn phòng IMF tại Washington DC hôm 12/10/2014. AFP photo
http://www.rfa.org/vietnamese/manuallyupload/audio-player/player.swf
Tuần qua, các thị trường tài chính thế giới đều bị chấn động khi Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế đánh sụt dự báo tình hình kinh tế toàn cầu theo hướng bi quan hơn trước. Cùng lúc đó, người ta còn thấy một nghịch lý là đồng đô la Mỹ tiếp tục lên giá và có thể góp phần cho nhiều biến động tài chính khác.
Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu sự thể đó qua phần trao đổi của Vũ Hoàng với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.

Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, gần như là cùng với thông tin là nền kinh tế của Trung Quốc vừa vượt qua Hoa Kỳ để đứng đầu thế giới, tuần qua, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF lại cập nhật dự báo về tình hình kinh tế toàn cầu theo hướng bi quan hơn so với những gì họ đưa ra hồi Tháng Tư vừa rồi. Dự báo đó của IMF đã khiến thế giới lo sợ một nạn suy trầm nữa sau vụ Tổng suy trầm 2008-2009 và làm các thị trường tài chính quốc tế bị chấn động nặng.
Nhưng cũng qua những biến động này, người ta còn thấy một xu hướng khác là đồng Mỹ kim lặng lẽ tăng giá nếu so với các ngoại tệ khác. Trong hoàn cảnh có rất nhiều đổi thay đột ngột như vậy, liệu thính giả của chúng ta có thấy ra một vài quy luật giải thích chuyện ấy không? Câu hỏi trước tiên chúng tôi xin được nêu ra là về kinh tế Trung Quốc, vì sao lại được IMF đánh giá là vừa mới vượt Hoa Kỳ để dẫn đầu thế giới?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Về dự báo của Quỹ IMF liên hệ đến kinh tế Trung Quốc, tôi xin được nhắc lại vài chi tiết sau đây.
Từ đã lâu người ta quen lý luận rằng kinh tế Trung Quốc tăng trưởng hàng năm khoảng 10% và theo đà này thì sẽ có sản lượng cao hơn nước Mỹ. Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế còn đề ra kỹ thuật đo lường tinh vi là tính lại sức mua của đồng Mỹ kim ở hai nền kinh tế khác nhau với hàm ý là tại Trung Quốc, một đồng đô la có mãi lực cao hơn nên sức nặng kinh tế của xứ này thật ra cao hơn các số liệu sản lượng tính bằng tỷ giá chính thức của đồng Mỹ kim. Áp dụng phương pháp đó thì Tháng Ba vừa qua, IMF ước tính rằng năm nay kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Hoa Kỳ. Qua Tháng Năm, Ngân hàng Thế giới cũng đưa ra một dự báo tương tự và tuần qua IMF cho biết rằng tính theo số liệu của Quý Ba vào cuối Tháng Chín thì kinh tế Trung Quốc vừa mới vượt Hoa Kỳ để có sản lượng thực tế là 17 ngàn 600 tỷ đô la so với 17 ngàn 400 tỷ đô la của Mỹ.
Vũ Hoàng: Ông nghĩ thế nào về cách ước tính đó khi thế giới cũng lại nói tới viễn ảnh không sáng sủa cho kinh tế Trung Quốc với tốc độ tăng trưởng khó vượt qua chỉ tiêu 7,8% mà lãnh đạo xứ này đã đề ra?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Việc dự báo tương lai là điều cần thiết mà không hoàn toàn chính xác hay khả tín nên mới phải thường xuyên điều chỉnh. Trong tinh thần đó, Quỹ IMF đã có những dự báo thường xuyên lạc quan và cứ sáu tháng lại điều chỉnh một lần. Đó chuyện chung.
Riêng về Trung Quốc thì khi áp dụng phương pháp gọi là tỷ giá mãi lực PPP để ước tính là kinh tế xứ này vừa mới vượt Hoa Kỳ, Quỹ IMF dựa trên nhiều giả thuyết và những giả thuyết ấy chưa chắc đã là thực tế cho nên kết luận của định chế này chỉ có giá trị tương đối thôi. Sự thật thì mặc dù có dân số rất cao, kinh tế Trung Quốc vẫn chưa thể vượt Hoa Kỳ và bên trong lại còn bị nhiều nhược điểm có thể dẫn tới khủng hoảng. Trong một kỳ sau ta sẽ nói về chuyện đó.
Vũ Hoàng: Trở lại chuyện thường xuyên điều chỉnh thì Quỹ IMF vừa điều chỉnh lại viễn ảnh kinh tế toàn cầu với đà tăng trưởng bình quân chỉ còn chừng 3% thay vì 3,4%, sự kiện ấy mới khiến các thị trường tài chính e ngại một sự sa sút chung. Ông đánh giá thế nào về chuyện này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi xin đặt vấn đề trong một bối cảnh dài là thế giới đang trải qua một giai đoạn khó khăn khởi sự từ năm sáu năm trước và thật ra vẫn chưa dứt. Một lý do chủ yếu là tình trạng vay mượn quá nhiều của khối kinh tế công nghiệp hoá như Âu-Mỹ-Nhật. Khi vay thì có ngày phải trả và trong giai đoạn trả nợ đó kinh tế khó tăng trưởng mạnh như trước.
Thứ hai, người ta còn lầm tưởng rằng trong khi khối kinh tế công nghiệp hóa bị sa sút thì các nền kinh tế gọi là đang lên như Trung Quốc, Ấn Độ hay Brazil có thể là những sức kéo mới. Sự thật lại chẳng được như vậy và các nền kinh tế đang lên này chưa kịp lên đã xuống vì số phận lẫn đồng bạc vẫn bị giàng vào khối công nghiệp hóa.
Chuyện thứ ba là trong khối công nghiệp hóa đó, các nước Âu Châu chưa thoát khỏi vụ khủng hoảng của khối Euro nổi lên từ năm 2010 và bây giờ đầu máy kinh tế mạnh nhất là nước Đức lại có triệu chứng đình trệ đáng ngại. Vì vậy Quỹ IMF đã có dự báo bi quan hơn những gì họ nêu ra sáu tháng về trước. Ngẫm cho kỹ thì khi IMF ước đoán tình hình mỗi sáu tháng mà còn phải liên tục điều chỉnh, ta chẳng nên tin vào cách họ ước tính về sức nặng kinh tế của Trung Quốc.
Vũ Hoàng: Bây giờ ta mới chú ý đến đồng Mỹ kim. Thưa ông vì sao trong hoàn cảnh sa sút chung của thế giới, đồng Mỹ kim cứ tiếp tục lên giá và hậu quả sẽ là gì cho các nước khác?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chúng ta nhớ lại rằng Hoa Kỳ bị khủng hoảng tài chính vào Tháng Chín năm 2008 giữa một chu kỳ suy trầm khởi sự từ đầu năm đó. Vì vậy kinh tế Mỹ bị chấn động nặng trong các năm 2009-2010 với bội chi ngân sách và gánh nợ của công quyền lên tới kỷ lục.
Trong tình trạng phải nói là khủng hoảng cả kinh tế lẫn chính trị vì ách tắc trong Quốc hội về ngân sách, mức khả tín của trái phiếu Hoa Kỳ bị đánh sụt vào năm 2010 và mọi người đều cho là nước Mỹ bắt đầu lụn bại trước sự trỗi dậy của kinh tế Trung Quốc. Đấy cũng là lúc người ta nói đến ngày tàn của đồng Mỹ kim như một ngoại tệ mạnh nhất và phổ biến nhất.
Tuy nhiên, nếu theo dõi kỹ sự thăng giáng lên xuống của đồng đô la Mỹ so với các ngoại tệ khác thì mình có thể thấy là đồng đô la đụng đáy vào năm 2010 và từ đó cứ lặng lẽ lên giá. Mà tiền Mỹ không chỉ lên giá nếu so với đồng Yen của Nhật khi Nhật chưa ra khỏi chu kỳ suy trầm từ hai chục năm trước. Tiền Mỹ còn lên giá so với các ngoại tệ khác, nhất là đồng Euro.
Vũ Hoàng: Người ta giải thích thế nào về hiện tượng bất ngờ ấy?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trước hết, người ta sở dĩ coi đấy là chuyện bất ngờ vì tin rằng Mỹ kim đi vào chu kỳ tuột dốc sau khi ngân sách bội chi quá nặng vì biện pháp kích thích kinh tế của chính quyền. Kế đó, Ngân hàng Trung ương Mỹ ghìm lãi suất gần số không và ào ạt bơm gần bốn ngàn tỷ vào nền kinh tế qua ba đợt QE, tức là “gia tăng mức lưu hoạt có định lượng”.
Khi ấy, cả thế giới kết án là Hoa Kỳ có âm mưu gián tiếp phá giá đồng bạc với chính sách gọi là “đô la rẻ” để xuất khẩu cho dễ. Ta không quên rằng nhiều quốc gia đã nói đến “trận chiến ngoại hối” giữa các nước để xứ nào cũng có tiền rẻ và bán hàng cho mạnh.
Bây giờ người ta mới chưng hửng khi thấy Mỹ kim lại lặng lẽ lên giá. Lý do là trong hoàn cảnh u ám toàn cầu thì nền kinh tế Hoa Kỳ vẫn có tiềm lực riêng và thật ra vẫn mạnh nhất khi so sánh với Âu Châu, Nhật Bản, và cả Trung Quốc, nhất là Trung Quốc.
Hậu quả cho nước khác
Vũ Hoàng: Nếu Mỹ kim lên giá như vậy thì hậu quả sẽ ra sao cho các nước khác?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trước tiên là với Hoa Kỳ, việc đô la lên giá trở thành bài toán cho việc xuất khẩu vì bán hàng đắt hơn. Nhưng, ngược với sự suy luận của nhiều người, kinh tế Mỹ ít lệ thuộc vào xuất khẩu cho nên sự thể ấy không là vấn đề trầm trọng. Vấn đề nằm ở chỗ khác.
Từ năm ngoái rồi, Ngân hàng Trung ương Mỹ trù tính việc thu hẹp dần và chấm dứt biện pháp bơm tiền kích thích kinh tế rồi sẽ tăng lãi suất. Khi đó các thị trường tài chính bị biến động nặng. Bây giờ, việc Mỹ kim lên giá so với các ngoại tệ khác, tức là so với đồng bạc của các bạn hàng của Hoa Kỳ, có nghĩa là Mỹ bán cho xứ khác nạn giảm phát hay thiểu phát cho nên Ngân hàng Trung ương Mỹ không sớm tăng lãi suất như đã dự trù, ít ra đến giữa năm tới.
Với các nước khác thì Mỹ kim lên giá có nghĩa là đồng bạc của họ giảm giá. Với Nhật hay khối Âu Châu thì điều ấy có lợi, là cơ hội mới để thoát khỏi nạn suy trầm nếu bán hàng rẻ hơn và xuất khẩu nhiều hơn.
Vũ Hoàng: Nhưng thưa ông, với các nước đang phát triển, thí dụ trước tiên là Trung Quốc, thì việc đô la lên giá sẽ có ảnh hưởng ra sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Khi lãi suất tại Mỹ bị ghìm thật thấp và tiền Mỹ quá rẻ thì nhiều nước đã vay tiền Mỹ về đầu tư ở nhà để hưởng sai biệt lãi suất theo phương pháp gọi là “carry trade”. Trung Quốc là trường hợp đó với tư bản nóng tràn vào và góp phần thổi lên bong bóng đầu cơ. Bây giờ, đô la lên giá và có thể còn tăng trong nhiều năm liền thì tình hình sẽ đảo ngược và đấy là một thách đố cho các nước đang phát triển.
Vũ Hoàng: Xin đề nghị ông giải thích hiện tượng phức tạp này cho rõ ràng hơn vì hình như đấy cũng là chuyện ảnh hưởng tới Việt Nam.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Ta lấy thí dụ của doanh gia hay nhà nước Trung Quốc hoặc Việt Nam khi tham dự vào trò chơi tài chính này. Người ta có thể vay tiền Mỹ với giá rẻ để đem về kiếm lời ở nhà với lãi suất cao hơn và đinh ninh rằng nhờ triển vọng kinh tế sáng sủa hơn, đồng bạc của họ còn lên giá so với tiền Mỹ cho nên nếu có trả nợ thì cũng trả rẻ hơn. Cái tiêu chuẩn định hướng việc tính toán đó là khoảng sai biệt của phân lời trái phiếu ở hai nơi.
Chúng ta nhớ lại rằng mới đây Việt Nam vừa phát hành trái phiếu để đi vay bằng đô la hầu trả lại các khoản nợ đã vay từ trước, tức là áp dụng kỹ thuật gọi là “đảo nợ”. Bây giờ người ta mới chưng hửng khi Mỹ kim chẳng sụt giá mà còn tăng và cái hóa đơn trả nợ sẽ đắt hơn trước.
Hậu quả đầu tiên là việc vay tiền rẻ rất dễ gây ra lạm phát ở nhà. Thứ nhì là các khoản nợ đã vay bằng tiền Mỹ sẽ đắt hơn và dễ gây khủng hoảng về ngoại hối. Thứ ba, khi nhiều người phải trả nợ bằng đô la Mỹ thì càng cần đến tiền Mỹ làm hối suất Mỹ kim lại càng tăng. Và sau cùng, tổng hợp lại thì các nước đang phát triển tưởng là khôn ngoan kiếm lời nhờ tiền Mỹ rẻ sẽ gặp khó khăn về ngoại thương, nôm na là xuất nhập khẩu sẽ giảm và càng lệ thuộc vào ngoại thương lại càng dễ bị khủng hoảng!
Vũ Hoàng: Thưa ông, kết luận ở đây là hình như thế giới đang gặp nguy cơ chấn động lớn?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng đúng như vậy và vì thế kỳ này chúng ta không nói về cái việc ảo là kinh tế Trung Quốc đã vượt Hoa Kỳ mà nói đến chuyện thật là thế giới đang gặp nhiều biến động trái chiều so với những nhận thức sai lầm của mấy năm qua về vị trí của nước Mỹ hay của đồng tiền Mỹ. Chúng ta thật sự đang ở giữa một chu kỳ thay đổi khá lớn lao mà mình ít biết.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về lời cảnh báo này.

-NHỮNG HÌNH ẢNH CÔNG – NÔNG TRUNG HOA NỔI DẬY CHỐNG BẠO QUYỀN TRUNG CỘNG.

CỰC NÓNG ! TIN TRUNG QUỐC  -( Khúc Thừa Sơn FB)
Theo trang mạng loan tin , ở Trung Quốc sau những đợt đấu tranh ôn hòa của người dân chống áp bức bất công chính quyền cộng sản Bắc Kinh đã bị công an cộng sản Bắc Kinh đàn áp quyết liệt . Quan bức dân phản , người dân Trung Quốc ở các tỉnh Vân Nam , Hà Nam , Qúy Châu …đã dùng bạo lực vùng dậy chống lại sự đàn áp của công an . Hiện có rất nhiều công an Bắc Kinh bị người dân bắt giữ , giết , dùng xăng đốt
Đừng trách Dân mà hãy TIÊN TRÁCH ĐẢNG

 







TIN CHẤN ĐỘNG TỪ CÔNG NHÂN TỈNH QUẢNG ĐÔNG, TRUNG QUỐC  -( Nam Long Hồ Nguyễn  FB)
Ngày 14/10/2014, hơn 2000 công nhân của Cty Điện tử Nhật Bản ở TP. Đông Quan đã đồng loạt đình công, xuống đường giương cao cờ máu phản đối Chủ doanh nghiệp là người Nhật Bản bóc lột sức lao động của công nhân.
Đường dẫn bài viết: http://wickedonna2.tumblr.com/post/100028418018/2014
Ngày 13/10/2014, gần 1000 công nhân của Cty Điện tử Xinjida ở TP. Thâm Quyến đã đồng loạt xuống đường biểu tình phản đối vì bị giới chủ doanh nghiệp cướp 3 tháng lương.
Đường dẫn bài viết: http://wickedonna2.tumblr.com/post/100028281868/2014
Nghi vấn ban đầu của Vận Mệnh có thể là do Đảng Trung Tân lại kích động công nhân biểu tình phản đối doanh nghiệp Nhật Bản như công nhân Việt Nam phản đối doanh nghiệp Trung Quốc.

Đòi hỏi một sự đổi mới liên tục

Pierre Darriulat

Gần đây, tôi có viết một lá thư ngỏ gửi tới Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó đề cập tới những thủ tục quan liêu trong quy trình xét trao bằng tiến sỹ, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ hoạt động đồng hướng dẫn các luận án tiến sỹ trong sự hợp tác giữa phía Việt Nam và các trường đại học của nước ngoài, và đề nghị tăng cường lòng tin của các nhà quản lý vào sự trung thực của các nhà khoa học.
Bên cạnh đó, lá thư đề xuất một số giải pháp mà tôi cho là không hề gây tốn kém nhưng có thể mang lại những tiến bộ đáng kể.

Tôi viết lá thư này với lòng tin mạnh mẽ rằng những người mang trên vai sứ mệnh phát triển nền giáo dục và khoa học của quốc gia đang rất cần được sự hỗ trợ của chúng ta với tư cách vừa là công dân, vừa là nhà khoa học, bởi đó là một trọng trách rất nặng nề, gần như vượt quá sức người thường, mà mỗi người trong chúng ta cần cảm nhận được. Họ cần chúng ta đưa ra những giải pháp mà chúng ta có thể thực hiện để giúp họ hoàn thành sứ mệnh của mình, và cần chúng ta hỗ trợ tối đa để giảm nhẹ phần nào trọng trách nặng nề này.

Khi đã có một thái độ như vậy đối với các nhà quản lý, thì chúng ta nhất thiết cần dũng cảm nói không, khi ta nghĩ việc ấy là không đúng đắn, không phù hợp với lợi ích của quốc gia, nhân dân, và khoa học. Chúng ta cần nhìn về phía trước thay vì ngoảnh lại quá khứ, loại bỏ những quy định ngày nay đã lạc hậu, không còn phù hợp với tình hình thực tiễn. Chúng ta đều hiểu rõ rằng nguyên nhân các sai lầm thuộc về lịch sử, vì vậy không nên lãng phí thời gian phê phán những sai lầm của cá nhân, không may đây là thói quen chúng ta vẫn thường sa vào. Hãy độ lượng khi giải quyết các việc của quá khứ, nhưng cần liêm chính và nghiêm cẩn khi giải quyết việc tương lai. Hãy giảm bớt sự kiểm soát và tăng tự do, luôn hành xử có tính xây dựng thay vì tiêu cực, và luôn khuyến khích thay vì gạt bỏ những sáng kiến có giá trị. 

Sau khi lá thư ngỏ được công bố, một nhà báo đề nghị tôi chia sẻ điều tôi mong muốn về sự hồi đáp của ngài Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tôi đã nói với nhà báo đó rằng tôi không hề mong muốn điều gì cụ thể cho bản thân cũng như tập thể nhóm nghiên cứu của mình; tôi chỉ hi vọng nhận được sự ủng hộ từ các đồng nghiệp, cho những thay đổi về cách làm mà tôi đề cập trên.

Sự thành thật và trung thành với quá khứ không đồng nghĩa với việc chúng ta đứng im và tuân thủ mù quáng [những thiết chế, quy định đặt ra trong quá khứ], mà đòi hỏi sự đổi mới liên tục để thích nghi với thế giới luôn không ngừng vận động phát triển.

2875. Thư của GS Pierre Darriulat gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam

18-08-2014
Gửi tới: Ngài Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Kính thưa Bộ trưởng,
Xin thứ lỗi cho tôi vì làm mất thời gian của Bộ trưởng.
Là một công dân Pháp nhưng tôi đã sống ở Hà Nội 15 năm nay, một cách tự nguyện, tôi dành phần lớn thời gian và công sức của mình nhằm thúc đẩy sự phát triển vật lý thiên văn ở Việt Nam -qua đào tạo và nghiên cứu- đặc biệt tôi đã tập hợp và đào tạo một nhóm các nhà vật lý trẻ bao gồm ba thực tập sinh sau tiến sĩ, hai nghiên cứu sinh (sẽ bảo vệ vào cuối năm nay và năm sau) và một học viên cao học.
Trong suốt thời gian sống ở Việt Nam, tôi tiếp xúc gần gũi với nhiều sinh viên và nhà khoa học trẻ Việt Nam -đặc biệt những bạn ở nhóm nghiên cứu nhỏ của chúng tôi- và tôi rất lo lắng về khả năng mang lại tương lai mà họ xứng đáng được hưởng. Tôi luôn cố gắng hết sức để ngăn chặn nạn chảy máu chất xám nghiêm trọng mà đất nước đang phải hứng chịu và góp phần nâng cao chất lượng đại học, hiện tại còn thấp hơn rất nhiều so với mức độ mà đất nước xứng đáng có được.
Dĩ nhiên, tôi biết về lịch sử của Việt Nam, đất nước đã phải chịu hậu quả của chiến tranh và nghèo đói trong nhiều thập kỷ, tôi hiểu rõ những nguyên nhân của tình trạng hiện nay. Tôi cũng nhận thấy sự phức tạp trong việc giải quyết những khó khăn này và tôi biết chỉ ra thiếu sót và phê phán thì dễ nhưng khắc phục để phát triển thì khó hơn nhiều.
Tuy vậy, trong suốt những năm qua, tôi đã chứng kiến một số thiếu sót trong hệ thống của chúng ta và nó có xu hướng là nguyên nhân của tình trạng tê liệt và xơ cứng cản trở sự tiến bộ. Phần lớn những thiếu sót này liên quan đến thủ tục hành chính, chỉ một số ít gây ra do thiếu đạo đức. Với tôi, một vài trong số những thiếu sót này có thể được khắc phục mà không mất nhiều công sức. Sống ở Việt Nam, như một người Việt, tôi cảm thấy lo lắng một cách tự nhiên về hình ảnh của đất nước bị làm xấu trong con mắt bạn bè quốc tế.
Tiêu biểu cho những bất cập này là những quy định về việc trao bằng tiến sĩ. Tôi lấy việc này làm ví dụ minh họa cho ý của mình.
Tôi có kinh nghiệm trực tiếp (dĩ nhiên tôi biết nhiều trường hợp khác nữa) với: 1) 3 nghiên cứu sinh thực hiện luận án theo hình thức đồng hướng dẫn giữa Viện Vật lý (Viện Khoa học Việt Nam) hoặc Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội với những trường đại học uy tín của Pháp (Orsay và Paris 6 – Jussieu); 2) một nghiên cứu sinh, hoàn toàn thực hiện luận án tại Việt Nam với Viện Vật lý; 3) hai nghiên cứu sinh đang thực hiện luận án theo hình thức đồng hướng dẫn với hai cơ sở nghiên cứu chất lượng cao Đài thiên văn Paris và Đại học Paul Sabatier tại Toulouse với Viện Vật lý Hà Nội.
Không theo những điều khoản đã được ký kết và viết rất rõ trong thỏa thuận ở cấp cao của các cơ sở tham gia đào tạo, không một ai trong ba sinh viên thực hiện nghiên cứu sinh theo hình thức đồng hướng dẫn nhận được bằng tiến sĩ của Việt Nam. Những sinh viên này đã bảo vệ luận án tại Pháp, sau khi đã thực hiện đầy đủ những điều khoản trong thỏa thuận, nhất là về ngôn ngữ và thành phần hội đồng chấm luận án (tỉ lệ thành viên trong hội đồng từ phía Việt Nam và Pháp). Những sinh viên này đã nhận được bằng của Pháp ngay sau khi bảo vệ cách đây nhiều năm với những lời tán dương từ hội đồng.
Người nhận bằng tiến sĩ từ Việt Nam (không thực hiện theo hình thức đồng hướng dẫn) đã phải đợi một năm từ khi luận án được in  với sự đồng ý của hội đồng cấp bộ môn cho đến hội đồng cấp viện.
Liên quan đến hai nghiên cứu sinh đang thực hiện luận án theo hình thức đồng hướng dẫn, tôi quyết định để họ bảo vệ tại Hà Nội, với hy vọng rằng quá trình thực hiện có thể sẽ suôn sẻ hơn. Tuy nhiên, có vẻ mọi việc không được như tôi nghĩ.
Bộ trưởng biết rõ, những bước chính để có thể nhận được bằng tiến sĩ ở Việt Nam là:
  1. Trình bày trước hội đồng gồm 3 thành viên 6 chuyên đề liên quan đến luận án: trực tiếp (3 chuyên đề) và gián tiếp (3 môn học phần tiến sĩ).
  2. Trình bày trước hội đồng gồm 7 thành viên, nếu thành công luận án sẽ được đề nghị bảo vệ ở cấp tiếp theo.
  3. Luận án sẽ được phản biện bởi hai phản biện kín, để đi đến bước tiếp theo luận án phải có được nhận xét tích cực từ hai phản biện này.
  4. Thêm vào đó, nghiên cứu sinh phải chuẩn bị 50 bản tóm tắt luận án để gửi tới một danh sách các chuyên gia và phải thu lại được ít nhất 15 nhận xét tích cực.
  5. Cuối cùng luận án được chấm trước một hội đồng gồm 7 thành viên, trong đó bao gồm 3 phản biện và luận án sẽ được đánh giá bằng bỏ phiếu.
Đối với ngành thiên văn vô tuyến, lĩnh vực mà chúng tôi đang nghiên cứu, ở Việt Nam chỉ có hai chuyên gia, là Giáo sư Đinh Văn Trung ở Hà Nội và Phan Bảo Ngọc ở Thành phố Hồ Chí Minh, cả hai đều là những người được biết đến trên thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu của mình. Điều này làm cho việc phản biện kín trở nên khá hài hước, đấy là chưa nói đến 50 chuyên gia đề cập ở bước 4. Trong trường hợp đồng hướng dẫn, đối với đại học ở nước nước ngoài, chỉ cần bước thứ hai là cần và đủ. Trong suốt những năm qua, tôi luôn tự hỏi tại sao Việt Nam lại sử dụng một quy trình phức tạp đến như vậy. Không thể làm như thế mà có thể hy vọng làm tốt hơn đại học khác trên thế giới, những trường có vị trí xếp hạng cao hơn nhiều so với các đại học Việt Nam trên bảng xếp hạng Thượng Hải. Một lý do đưa ra có thể là để chống lại gian dối; như TS. Bùi Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học của Bộ, phát biểu trong một bài phỏng vấn gần đây, khẳng định có tồn tại một vài gian dối. Nhưng tôi tin chắc rằng đại đa số các giáo sư Việt Nam là trung thực và, dù sao đi nữa, cách để chống lại gian dối là phạt thật nặng những tác giả của nó, chứ không phải làm cho cuộc sống của những người trung thực trở nên khốn khổ. Dành phần lớn sự nghiệp nghiên cứu khoa học của mình tại một trung tâm nghiên cứu quốc tế, tôi đã có rất nhiều kinh nghiệm trong việc hướng dẫn và đánh giá luận án tiến sĩ ở nhiều nước châu Âu và châu Mỹ. Chưa bao giờ tôi gặp những quy định phức tạp giống như ở Việt Nam, và tôi cũng chưa bao giờ cảm thấy những nhà quản lý học thuật lại thiếu niềm tin vào người hướng dẫn như ở Việt Nam.
Trong bài phỏng vấn mà tôi đã đề cập, TS. Bùi Anh Tuấn có bình luận về mục tiêu đạt được 20’000 tiến sĩ đến năm 2020; ông tán thành phát biểu của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam rằng để đổi mới hệ thống giáo dục quốc gia, bản thân Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cần phải đổi mới. Đơn giản hóa những quy định, đối với tôi, là một bước rõ ràng để đổi mới; thực hiện việc này chẳng tốn kém gì; nó sẽ cải thiện nhiều hình ảnh của đất nước trong con mắt bạn bè quốc tế; nó sẽ giải phóng nền học thuật thoát khỏi sự độc tài của thủ tục hành chính mà lẽ ra chúng được sinh ra để phục vụ chứ không phải để điều khiển; nó sẽ làm cho những người hướng dẫn trung thực, chiếm phần đa, cảm thấy các nhà quản lý tin tưởng mình hơn so với hiện nay.
Đây là động lực thúc đẩy tôi viết bức thư này, với hy vọng làm Bộ trưởng chú ý đến vấn đề mà dường như đối với tôi có thể giải quyết một cách dễ dàng và nó sẽ giúp Bộ đạt được mục tiêu đào tạo được 20’000 tiến sĩ đến năm 2020. Vì Bộ trưởng không biết tôi, dĩ nhiên, không có lý do gì để Bộ trưởng phải tin tôi; vì lẽ đó tôi mạn phép viết bức thư này dưới dạng thư ngỏ để những ai quan tâm đến việc cải thiện chất lượng giáo dục đều có thể đọc được với hy vọng rằng họ sẽ ủng hộ nhận định của tôi. Ngược lại, nếu nhiều người không đồng tình với cách nhìn này, dĩ nhiên tôi sẽ rút lại những nhận định của mình và xin Bộ trưởng lượng thứ cho. Tôi trình bày những quan điểm trên chỉ với một mong muốn duy nhất là phục vụ cho khoa học, giáo dục đại học ở Việt Nam và đem lại cơ hội tốt hơn cho thế hệ trẻ.
Trân trọng,
Pierre Darriulat
Hà Nội, tháng Tám, 2014
Người dịch: Phạm Ngọc Điệp (Email: dieppn@vinatom.gov.vn)
——-
Bản gốc của bức thư:

Open letter

To His Excellency the Minister of Education and Training,
Mister Minister,
Please, accept my apologies for taking some of your time.
While being a French national, I have now been resident in Ha Noi for some fifteen years during which, on a voluntary basis, I have dedicated much time and effort to the promotion of astrophysics in the country – university training and research – in particular by having gathered and trained a team of young astrophysicists that now includes three postdocs, two PhD students who should obtain their degrees at the end of this and next year respectively and one master student.
During all these years, I have been very close to many Vietnamese students and young scientists – in particular to those of our small research team – and very concerned about the ability of the country to offer them the future that they deserve having. I have done my utmost to help stopping the disastrous brain drain that the country suffers, and to help raising the level of our universities, which is much lower than what the country is worthy of.
I am of course familiar with the recent history of Viet Nam, the decades of  suffering that the country has endured through wars and starvation, and I understand very well the reasons for the present situation. I am also conscious of the immensity of the task and I know how easy it is to identify weaknesses and to criticize, and how difficult it is to correct flaws and to progress.
Yet, during all these years, I have witnessed a number of such flaws in our system that tend to be source of paralysis and sclerosis and prevent progress, mostly associated with bureaucracy, less often with insufficient morality. It seems to me that a few of these could be corrected without too much effort. After all these years, I feel naturally concerned by the country giving abroad a bad image of itself, probably as much as Vietnamese do.
Emblematic of such dysfunctions is the regulation that governs the award of a PhD degree to young postgraduate students. I should like to take it as an example to illustrate my point.
My direct experience (of course I know of many more other cases) is with 1) three PhD under joint supervision between the doctoral schools of the Ha Noi Institute of Physics (IOP/VAST) or the Ha Noi University of Sciences (HUS) and prestigious French universities (Orsay and Paris 6-Jussieu); 2) one PhD, purely Vietnamese, with IOP; 3) two ongoing PhDs under joint supervision with the Paris Observatory and the Paul Sabatier University in Toulouse, both of very high level, and the Ha Noi IOP.
In spite of what had been agreed in very clear written agreements signed at high level in the participating universities, none of the three joint-supervision students has obtained his PhD degree in Viet Nam. The defence of their theses has taken place in France, obeying scrupulously the terms of the joint-supervision agreement, in particular concerning language and balance of the jury members. They obtained their French degree immediately after the defence, years ago, with very laudatory assessments of the jury.
The doctor who obtained her degree from Viet Nam (no joint supervision) had to wait one full year between the time when the thesis was printed and approved by the first jury and the final award.
Concerning the two PhD students under joint-supervision who are now in the mill, I decided to have their defence take place in Ha Noi, in the hope that it would make the procedure smoother. However, it does not seem to be the case.
As you well know, the main steps to get over in order to obtain the Vietnamese degree are
  1. Presentation to a jury of 3 members of six subjects related to the thesis either directly (for three of them) or indirectly (for the other three).
  2. Presentation to an evaluation jury of 7 members, which must recommend the thesis for evaluation at institute level for proceeding to next step.
  3. Double blind peer review by two experts who must give a positive assessment for proceeding to next step.
  4. In addition, the candidate must prepare some 50 copies of a short version of the thesis for distribution to a list of experts out of which at least 15 positive assessments must be collected.
  5. An evaluation jury of 7 members including 3 referees will finally evaluate the thesis by ballot.
In the case of radio astronomy, on which we are working, there exist only two experts in Viet Nam, Professors Dinh Van Trung in Ha Noi and Phan Bao Ngoc in TPHCM, both internationally renowned. It makes the idea of blind refereeing somewhat funny, not to comment on the 50 experts for step 4. Of the above list, in the case of joint supervision, step 2 alone is necessary and sufficient in the foreign country. Over all these years, I have wondered why Viet Nam is following such a complicated procedure. It cannot be in the hope to do better than so many other universities around the world that are so much higher in the Shanghai ranking than Vietnamese universities are. A possibility is the need to prevent frauds; as Dr Bui Anh Tuan, Director of the Department of Higher Education in your Ministry, said in a recent interview, there exist indeed a few frauds. But I am sure that Vietnamese professors, in their vast majority, are honest and, in any case, the way to fight against fraud is to severely punish its authors, not to make the life of the honest people more miserable. Having spent most of my scientific career in an international research centre, I have had numerous opportunities to supervise and assess PhD theses in many European and American countries. Never have I met regulations nearing those of Viet Nam in complexity; and never have I felt to enjoy as little confidence from academic authorities as I do in Viet Nam.
In the interview to which I already alluded, Dr Bui Anh Tuan commented on the need to reach 20’000 PhDs by 2020; he endorsed the views of Deputy Prime Minister Vu Duc Dam that in order to renovate the national education system, it would be necessary for the MoET to renovate itself. A simplification of the above regulations seems to me an obvious step in the right direction; it costs nothing; it will greatly improve the image that the country gives of itself abroad; it will help freeing academics from the dictatorship of administration which should be at their service rather than controlling them; it will make the honest supervisors, the immense majority of them, feel better trusted by their authorities than they currently do.
This motivated my letter, in the hope that it might bring your attention on a problem that seems to me easy to solve and that would help your Ministry in reaching its goal of 20000 PhDs by 2020. As you do not know me, you have of course no reason to believe me; for this reason I take the liberty to make my letter accessible to all those who are concerned by improving the level of higher education in the hope that they might support my statements. Conversely, if my views were not shared by many, I would of course retract them and ask for your indulgence. Be sure that my only motivation in expressing them is to serve Vietnamese science and higher education and to give better chances to the younger generation.
Very respectfully yours,
Pierre Darriulat,
Ha Noi, August, 2014
Nguồn: Diễn Đàn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét