Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014

Dự án đường sắt khổ một mét - chuyện tức cười ở Việt Nam

  • Hồng Kông: Phép thử của biểu tình bất bạo động (RFA) - Cuộc biểu tình bất bạo động của sinh viên học sinh Hồng Kông đã bước sang một bước ngoặc mới khi cảnh sát tiến hành các cuộc đàn áp bằng sức mạnh bất kể người biểu tình vẫn kiên cường không tỏ thái độ chống lại hay bỏ cuộc. Liệu sức chịu đựng của họ kéo dài được bao lâu và thử thách này phải nên chấp nhận trong thái độ nào?
  • Bạo loạn ở tây nam Trung Quốc (BBC) - Đã xảy ra bạo loạn giữa chính quyền địa phương với người dân hai tỉnh Vân Nam và Quý Châu thuộc tây nam Trung Quốc.
  • 13 tướng Việt Nam thăm Trung Quốc (BBC) - Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam, dẫn đầu là Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng, thăm Trung Quốc từ 16/10-18/10.
  • Chính phủ dân chủ (VOA) - Định nghĩa một chính phủ dân chủ, lâu nay, người ta hay nhắc đến ba yếu tố: của dân, do dân và vì dân
  • Vì sao thuyền viên VN nhảy xuống biển? (BBC) - Sáu thủy thủ Việt Nam mất tích sau khi nhảy khỏi một tàu chở cá quốc tịch Đài Loan đã có ý định vượt biên sang Nhật Bản, công ty môi giới lao động của họ cho biết.
  • Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông (BaoMoi) - Cuốn sách "Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông" lược lại cụ thể quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa từ thời chúa Nguyễn, thời Tây Sơn đến thời chống Pháp, chống Mỹ, xây dựng và đổi mới, hội nhập đất nước...
  • Vì sao Hải quân Mỹ tăng cường luyện tập ở châu Á ? (BaoMoi) - (Tin Nóng) Tuy Mỹ thường nói rằng muốn tăng cường hiểu biết và trao đổi thông tin với Trung Quốc, nhưng trong thực tế Hải quân Mỹ đang gia tăng luyện tập cho một cuộc xung đột tiềm năng với Trung Quốc, theo BBC.
  • Biển Đông : Vị ‘khách’ được Việt Nam mời đến Thượng đỉnh Á Âu Milano (RFI) - Ngay từ trước lúc Hội nghị Thượng đỉnh Á Âu ASEM 10 khai mạc vào hôm nay (16/10/2014), có một điều kể như đã chắc chắn : Hồ sơ tranh chấp Biển Đông sẽ được nêu lên trong hội nghị diễn ra tại Ý.
    Sự kiện này không phải là ngẫu nhiên, mà là do tác động tích cực của Việt Nam, gần đây đã không ngừng vận động các đối tác Châu Âu, đặc biệt là với chuyến ghé thăm Bỉ, Liên Hiệp Châu Âu và Đức của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng trước khi đến Milano.
  • Đài Loan: chiến hạm sẽ đóng thường trực ở đảo Ba Bình? (RFI) - Theo hãng tin Anh Reuters ngày 16/10/2014, Đài Bắc có kế hoạch cho chiến hạm trú đóng thường trực tại đảo Itu Aba (tên Việt Nam là Ba Bình, tên Đài Loan là Thái Bình) thuộc quần đảo Trường Sa. Sự kiện đó được cho là có nguy cơ làm tình hình thêm căng thẳng tại một khu vực bị Trung Quốc đòi hầu như toàn bộ chủ quyền, và tranh chấp với nhiều láng giềng, từ Việt Nam, Philippines, cho đến Malaysia, Brunei.
  • Căng thẳng quốc tế chi phối Thượng đỉnh ASEM 10 tại Milano (RFI) - Mở ra tại Châu Âu trong bối cảnh quốc tế đang ngày càng lo ngại trước dịch bệnh Ebola, phương Tây chưa giải quyết xong khủng hoảng Ukraina, liên minh chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo đang khó khăn ngăn chặn đà tiến của thành phần khủng bố khát máu này tại Syria và Irak, Hội nghị Thượng đỉnh Á Âu lần thứ 10 tại Milano (Ý) trong vòng 48 tiềng đồng hồ kể từ hôm nay, 16/10/2014 sẽ phải dồn nhiều công sức cho các hồ sơ quốc tế nóng bỏng.
  • Công nhân Việt Nam ở Nigeria đình công đòi lương (RFA) - Oran là thành phố lớn thứ nhì ở mạn Tây Bắc nước Algeria, có công ty Société Algero Chinoise (viết tắt là SARL C.2.SS) và 19 công nhân Việt Nam được Công Ty Cổ Phần Quốc Tế Nhật Minh NAMICO đưa sang Nigeria lao động từ tháng Tư 2014.
  • Xét tuyển môn văn vào trường Y (RFA) - Một số lãnh đạo trường y mới đây đưa ra đề nghị bổ sung môn văn trong việc xét tuyển vào các trường đại học trong khối y dược. Họ giải thích rằng các bác sĩ giỏi môn văn sẽ biết cách ứng xử với người bệnh và nhất là sẽ có y đức hơn.
  • VN-Index giảm mạnh nhất kể từ tháng 5 (BaoMoi) - (TBKTSG Online) - Chỉ số chính của thị trường chứng khoán Việt Nam – VN-Index đã mất đến hơn 17 điểm (2,83%) trong phiên giao dịch ngày 16-10, đây là mức giảm mạnh nhất kể từ sau ngày 12-5, ngày diễn ra các biến cố của sự kiện biển Đông.
  • Hai thủ lãnh mạng lưới Haqqani bị bắt (VOA) - Các nguồn tin chủ chiến nói rằng những vụ bắt giữ do nhà chức trách địa phương ở nước Qatar trong vùng Vịnh thực hiện, sau đó giao những người này cho Afghanistan
  • Mỹ lo ngại lực lượng người Kurd không giữ được Kobane (RFA) - Lực lượng người Kurd vẫn cố thủ tại thị trấn Kobane trong khi các cuộc giao tranh với lực lượng hồi giáo thánh chiến IS bước sang tháng thứ hai. Tuy nhiên, giới quân sự Mỹ cảnh báo thị trấn này có lẽ sẽ không thể trụ vững được lâu.
  • Syria: Lực lượng Kurdistan lấy lại được nhiều khu phố ở Kobane (RFI) - Một lãnh đạo lực lượng người Kurdistan, hôm nay, 16/10/2014, cho AFP biết là nhờ có các vụ oanh kích của không quân liên minh quốc tế, nhắm vào lực lượng tổ chức Nhà nước Hồi giáo, các chiến binh Kurdistan đã chiếm lại nhiều khu phố ở Kobane, Syria.
  • Binh sĩ Ukraina bị quân ly khai bao vây ở Lugansk (RFI) - Thỏa thuận ngừng bắn ngày càng trở nên mong manh. Ở miền đông Ukraina, tình hình ở Lugansk trở nên căng thẳng vì hiện nay, hơn một trăm binh sĩ đang bị lực lượng ly khai thân Nga bao vây. Chính quyền Kiev lo ngại một kịch bản đen tối, giống như trận chiến ở Ilovaisk, gần Donetsk, hồi tháng 08/2014 vừa qua.
  • ASEM tại Ý: Giới nhân quyền biểu tình phản đối Thủ tướng Thái (RFI) - Hôm nay, 16/10/2014, nhân dịp tới dự Hội nghị Thượng đỉnh Á- Âu, được tổ chức tại Milano, Ý, Thủ tướng Prayut Chan-ocha, người lên cầm quyền tại Thái Lan sau cuộc đảo chính hồi tháng Năl vừa qua, phải đối mặt với sự phản đối của hàng trăm nhà hoạt động cho dân chủ và nhân quyền.
  • Bà Merkel: Tự do hàng hải cũng là lợi ích chiến lược của Đức (BaoMoi) - Phát biểu tại cuộc họp báo sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chiều 15/10, Thủ tướng Đức Angela Merkel khẳng định "tự do hàng hải là lợi ích chiến lược của Đức" và chắc chắn vấn đề này sẽ được đề cập tại Hội nghị thượng đỉnh ASEM tới đây.
  • ASEM ủng hộ sáng kiến của Việt Nam (BaoMoi) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề xuất ASEM cần xác định phát triển bền vững là nội hàm quan trọng của hợp tác ứng phó với các thách thức toàn cầu
  • Mỹ, EU họp bàn về Ebola (VOA) - Cuộc họp hôm nay diễn ra vài ngày sau khi các biện pháp rà soát Ebola mới được áp dụng tại 5 phi trường ở Mỹ
  • Toàn thế giới chống Ebola (RFI) - Quốc tế dồn nỗ lực chống Ebola. Liên minh quốc tế chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo. Bắc Kinh vô hiệu hóa phong trào dân chủ Hồng Kông. Trên đây là những chủ đề thời sự quốc tế chính trên các mặt báo Pháp sáng nay 16/10/2014.E33FA420-CEB6-4BC3-92BB-AC14503A70D9
  • Cộng đồng quốc tế kêu gọi nỗ lực chống dịch bệnh Ebola. (RFI) - Dịch bệnh Ebola đã làm gần 4500 người tử vong và trở thành một vấn đề y tế nghiêm trọng nhất, cần phải đối phó khẩn cấp. Hội Đồng Bảo An đã kêu gọi các nước thành viên Liên Hiệp Quốc gia tăng và mở rộng việc hỗ trợ tài chính và thiết bị y tế cho các quốc gia đang bị dịch bệnh hoành hành.
  • Báo Nga: Trung Quốc biến đảo Phú Lâm thành căn cứ quân sự hỗn hợp (BaoMoi) - BizLIVE - Các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã công bố bức ảnh đường băng mới xây dựng trên hòn đảo Phú Lâm (mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng) thuộc quần đảo Hoàng Sa. Tại đó, Trung Quốc giờ có thể bố trí các máy bay, nâng cao khả năng quốc phòng của nước này trong khu vực, theo Tiếng nói nước Nga.
  • Trực tuyến: Du học tại Anh (BBC) - BBC mở bàn tròn phát trực tiếp trên YouTube và Google+ với các sinh viên chọn Anh để gửi gắm tương lai.
  • Bộ trưởng Kinh tế Nhật bị tình nghi lạm dụng công quỹ (RFI) - Nữ Bộ trưởng Kinh tế đầu tiên của Nhật, bà Yuko Obuchi, một ngôi sao đang lên trên bầu trời chính trị Nhật Bản, đang bị tình nghi tham nhũng. Báo chí Nhật hôm nay 16/01/2014 tố cáo bà là đã lấy tiền đóng góp vào quỹ hoạt động chính trị, để chi xài riêng, đặc biệt là mua mỹ phẩm.
  • Ý khai mạc thượng đỉnh Á- Âu, hồ sơ Ukraina nổi bật (RFI) - Liên tiếp trong hai ngày, bắt đầu từ hôm nay, 16/10/2014, Nguyên thủ Quốc gia hay Thủ tướng chính phủ của hơn 50 nước Châu Âu và Châu Á gặp nhau tại thành phố Milano miền Bắc Ý để tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Á- Âu ASEM, được tổ chức 2 năm một lần.
    Do tính chất nóng bỏng, cuộc khủng hoảng Ukraina đương nhiên đã nổi bật trong chương trình nghị sự, đặc biệt trong một loạt các cuộc họp bên lề với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
  • Serbia mời Tổng thống Nga dự lễ kỷ niệm 70 năm giải phóng (RFA) - Tổng thống Nga Vladimir Putin là khách mời danh dự tại cuộc diễu hành ở Belgrade, Serbia, nhằm đánh dấu 70 năm thành phố này được Hồng quân giúp giải phóng khỏi quân phát xít. Đại sứ Mỹ Michael Kirby cũng được mời nhưng phía Mỹ cho biết ông sẽ không tham dự.
  • Trung Quốc chặn trang BBC Anh ngữ (VOA) - Tập đoàn truyền thông BBC của Anh Quốc loan báo trang tin bằng Anh ngữ của họ không còn truy cập được ở Trung Quốc
  • Hòa đàm Nam Sudan lại bị trì hoãn (VOA) - Cuộc hòa đàm giữa các phe lâm chiến ở Nam Sudan lại một lần nữa bị trì hoãn trong lúc vụ khủng hoảng nhân đạo ở nước này ngày càng nghiêm trọng
  • Mỗi phụ nữ là mỗi bông hoa đẹp (BaoMoi) - (BVPL) - Trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước, phụ nữ Việt Nam luôn tỏ rõ bản lĩnh phi thường, ý chí kiên cường, bất khuất, sẵn sàng cùng nam giới đứng lên giành quyền sống cho mình và giành độc lập cho giang sơn Tổ quốc. Năm 40 - 43, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống quân xâm lược nhà Hán đã viết nên trang sử vàng chói lọi trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Vẫn còn vang vọng đâu đây câu nói đầy hào khí của Bà Triệu - nữ anh hùng dân tộc đã cùng anh là Triệu Quốc Đạt phất cờ khởi nghĩa chống quân xâm lược nhà Ngô (năm 248): “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người”.
  • Tổng thống mãn nhiệm của Indonesia dè chừng Bắc Kinh (BaoMoi) - PNO – Theo báo Global Times, phiên bản tiếng Anh của tờ Hoàn Cầu do Bắc Kinh quản lý, bằng cách triển khai máy bay trực thăng tấn công AH-64 đến quần đảo Kepulauan Natuna, cách Trường Sa đang có tranh chấp khoảng 200 km, Indonesia đã trở thành một đối thủ tiềm năng mới đối với Trung Quốc ở Biển Đông.
  • Trung Quốc sẽ đối đầu với Indonesia ở Biển Đông? (BaoMoi) - BizLIVE - Phải chăng do tham vọng lãnh thổ mà Trung Quốc đã biến một số nước trong khu vực Đông Nam Á, vốn vẫn tìm mọi cách tránh xung đột, giờ đây trở thành đối thủ và buộc phải có những biện pháp phòng vệ phù hợp? Đài Quốc tế Pháp (RFI) vừa đặt ra câu hỏi này.

Trung Ama: Dự án đường sắt khổ một mét - chuyện tức cười ở Việt Nam

Dân Hà Nội nhiều tháng qua xôn xao bàn tán chuyện Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) vừa xin Bộ GTVT cho phép lập đề án nghiên cứu xây dựng thêm 1 tuyến đường sắt khổ 1m chạy song song với tuyến đường sắt Hà Nội – Sài Gòn hiện nay để phục vụ nhu cầu vận tải trước mắt và trong tương lai. Người ta cho rằng đề nghị này phản ảnh sự luẩn quẫn bế tắc của ngành Đường sắt (ĐS) do yếu kém về tư duy, bảo thủ, giấu dốt, không chịu đổi mới, không chịu học hỏi sáng tạo. Bởi vì loại đường sắt khổ 1m trên thế giới được coi là ‘’đồ cổ’’ thời tiền sử, họ đã không sử dụng từ lâu, nhưng Việt Nam không những không nâng cấp lên được mà lại có ý tưởng xây thêm 1 tuyến đường như vậy, thì thật là xa rời thực tế.

Theo nội dung được đề cập trong đề án thì Tổng cục ĐSVN cho rằng, việc xây dựng thêm nhằm đảm bảo nhu cầu vận tải trong thời gian chờ xây đường sắt tốc độ cao. Vì đường sắt tốc độ cao dự kiến hoàn thành vào năm 2050, như vậy từ nay đến thời điểm đó còn 36 năm vẫn phải sử dụng đường sắt đơn, nên việc xây thêm 1 tuyến đường sắt chạy song song với con đường cũ nữa là cần thiết. Tức thì TS Trần Đình Bá - Hội viên Hội Kinh tế & vận tải ĐSVN lên tiếng trên báo Giao thông Vận tải, rằng :’’Dự án “đồ cổ" này đang trả giá nhiều tỷ USD nhưng hành trình hiện nay sẽ đi lùi từ 29 tiếng xuống 32 tiếng (Hà Nội – Sài Gòn), bởi đường khổ nhỏ xe lửa chạy chậm hơn đường khổ lớn (đường 1,435m mà tuyến này đang dùng). Tính ra sẽ thấy thiệt hại kinh tế của dự án này gấp nhiều lần Vinasahin, Vinalines nhưng chưa thấy tiến sỹ nào đứng ra nhận trách nhiệm mình là tác giả sáng kiến?’’. Tiến sỹ Bá nhấn mạnh, vì đây là ý tưởng viễn vông, phản khoa học, phi thực tiễn, không hợp lòng dân nên ông đề nghị cấp trên không xem xét đề xuất này.

Được biết trước đây Tổng cục đường sắt đã xin làm tuyến đường sắt khổ 1,435m chạy song song với tuyến đường sắt Bắc – Nam, hay gọi nôm na là đường một chiều. để vận chuyển dễ dàng, giảm bớt thời gian các loại tàu phải đợi tránh nhau, thế nhưng tính ra nó phải chi phí số tiền quá lớn nên chính phủ không đồng ý. Chuyện cũng đã lắng dịu được vài năm, bỗng dưng nay Tổng cục ĐS lại làm dự án… rút nhỏ đi cho ‘’đỡ tốn kém’’. Song họ không nghĩ rằng nếu xây dựng thêm tuyến đường sắt khổ 1m, thì nó đã quá lạc hậu, lạc hậu đến hơn 1 thế kỷ. Hiện tại Việt nam vẫn còn một tuyến ĐS khổ 1m đã là một điều nhức nhối, nó như một “vòng kim cô” trói vào cổ, nó rất bất tiện cho việc sử dụng và các phụ tùng thay thế cho loại tàu chạy trên tuyến đường này không có để nhập, để mua vì trên thế giới hầu hết họ đã bỏ đường sắt có khổ 1 mét từ lâu lắm rồi, nay Việt Nam lại tự đi làm ‘’đồ cổ’’ này như vậy có lẽ càng nhức nhối thêm.

Nhiều người cho rằng, nếu xây dựng đường sắt khổ 1m thì chỉ là ‘’ có cái gì đó uẩn khúc’’ chứ không có tầm nhìn chiến lược. Nếu muốn khai thác hiệu quả của đường sắt, thì phải đổi mới công nghệ, mà đổi mới công nghệ thì phải đổi mới cả tư duy, nếu không thì không thể phát triển được. Không ít Tiến sỹ, Giáo sư còn đề nghị không nên nghĩ đến đường sắt siêu tốc mà chính phủ đã có dự án làm và hoàn thành vào năm 2050, vì chỉ có những nước giàu, nước ăn chơi mới dùng đường sắt siêu cao tốc thay cho máy bay. Còn đối với Việt Nam không thể dùng đường sắt siêu cao tốc thay cho đường sắt trong khâu vận tải hàng hóa được vì giá thành quá đắt, không phù hợp với mức sống của người dân hiện nay; nếu cố mà làm thì cũng chắc chắn lỗ bởi vốn phải đi vay đeo nợ cả đống và nó không vận tải hàng hóa, phục vụ sản xuất bằng đường sắt bình thường, thêm nữa là giá thành cao không đáp ứng chuyện giao thông đi lại của người dân thu nhập thấp.

Nhìn vào sự phát triển đường sắt hiện nay Việt Nam có lẽ chỉ tiến bộ hơn Campuchia một chút, vì đầu máy họ chạy bằng công nông còn Việt Nam chạy bằng dầu diesel; đó là còn chưa kể đến hiện nay nhiều nhà ga còn sập sệ, không khai thác được nên bỏ chết vì không cạnh tranh kiểu chộp giật của đường bộ. Vậy mà chẳng hiểu sao Tổng cục còn xin làm thên tuyến đường đã bị coi là cổ lỗ sỹ này làm gì?

Việt Nam thời gian gần đây các bộ, ngành đua nhau xin dự án xây dựng nhiều cái thật tức cười, ví dụ như Bộ Văn hóa xin tới 10 ngàn tỉ để xây thêm nhà hát, rồi những tỉnh lẻ nghèo rớt mùng tơi cũng xin kinh phí làm và mở rộng đường bộ một chiều…

Quả đúng là… tức cười thật!
Trung Ama
(Dân Luận)

Một cái nhìn về vấn đề kiềm chế Trung Quốc

Hoa Kỳ, siêu cường số 1 thế giới, cần phải có một chiến lược thích ứng để đương đầu với sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc, đang tiến lên tới vị trí cạnh tranh hay vượt qua mình. Chính sách kiềm chế đơn giản đã thành công với Liên Xô trước kia sẽ không có hiệu quả, vì Trung Quốc ngày nay đã hiện diện sâu rộng trong nền kinh tế toàn cầu.
Như vậy phương cách kiềm chế thích đáng nhất là phải đưa Trung Quốc hội nhập vào hệ thống quốc tế và tuân thủ những giá trị của nó. Khéo léo kiềm chế, Trung Quốc sẽ thành bạn của mọi quốc gia. Kiềm chế vụng về, Trung Quốc sẽ là một lực lượng vô cùng nguy hiểm cho sự ổn định và nền hòa bình thế giới.
Trong nhiều mặt sinh hoạt xã hội, Trung Quốc vẫn tiếp tục thể hiện nỗ lực hòa nhập với Tây Phương. (Hình minh họa: Johanne Eisele/AFP/Getty Images)
Ðể làm được như vậy, Ashley J. Tellis thuộc viện nghiên cứu đối ngoại Carnegie Endowment for International Peace, trong một phúc trình nói rằng Hoa Kỳ cần củng cố vị trí trong cũng như ngoài nước để bảo đảm sự thịnh vượng và vai trò lãnh đạo.
Trong một bài nói chuyện về đề tài này cũng như trong cuốn sách mang tựa đề “Ðùng đợi đến cuộc chiến tranh tới: Một chiến lược cho Hoa Kỳ về phát triển và lãnh đạo toàn cầu,” Ðại Tướng Wesley Clark, cựu tư lệnh NATO và ứng cử viên tổng thống năm 2004, cũng đồng ý rằng để chế ngự Trung Quốc, trước hết Hoa Kỳ cần củng cố chính mình.
Theo Tướng Clark, việc Trung Quốc ngăn chặn và trấn áp đối lập chính trị từ Hồng Kng đến Tân Cương, đồng thời với sư thắt chặt bang giao với Nga, Iran, Bắc Hàn, đã làm tan vỡ giấc mộng của nhiều giới lãnh đạo Tây Phương từ thập niên 1990 rằng “một sự hợp tác xây dựng” cuối cùng sẽ đưa quốc gia đông dân nhất thế giới này đến dân chủ và khai phóng hơn. Thực tế đã đi ngược lại: Trung Quốc tự tin hơn quả quyết hơn và khép kín hơn. 35 năm sau khi Ðặng Tiểu Bình cải cách nền kinh tế, đảng Cộng Sản Trung Quốc dùng sự phồn vinh vật chất và lý tưởng dân tộc để duy trì tính hợp pháp trong một xã hội chuyển biến.
Chính sách đối ngoại của Trung Quốc dựa trên những tính toán tư lợi không cần tôn trọng chuẩn mực và nghĩa vụ đối với các cơ chế quốc tế. Trung Quốc chỉ chú trọng tới mục tiêu tiến lên vị trí siêu cường hàng đầu thế giới, và trong hướng ấy càng ngày Trung Quốc càng xem Hoa Kỳ như một thế lực cạnh tranh với tiềm năng là đối thủ đáng ngại hơn hết.
Trung Quốc bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ trong thập niên 1970, lúc ấy Bắc Kinh muốn Washington là một đối tác chiến lược để răn đe mối đe dọa tiềm tàng từ Liên Xô. Thập niên kế tiếp, Trung Quốc không còn nỗi lo ngại ấy nhưng hãy còn muốn học hỏi nhiều điều từ Hoa Kỳ, đặc biệt là lãnh vực quân sự, cuộc. chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất gây ấn tượng mạnh cho họ.
Trong thập niên đầu thế kỷ 21, Trung Quốc vẫn còn ngưỡng phục Hoa Kỳ nhưng họ đã có niềm tự hào cao hơn. Một lãnh đạo trẻ Trung Quốc trong cuộc nói chuyện với Tướng Clark vào năm 2005, nêu lên nhận định: “Trung Quốc biết rằng Mỹ và Anh là bạn tốt. Anh để Mỹ lãnh đạo thế giới. Trung Quốc cũng muốn Mỹ là bạn tốt và như thế các ông sẽ để cho chúng tôi lãnh đạo thế giới.”
Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 2008 và những hậu quả kế đó, bao gồm cả những tranh chấp trong chính trị, đã làm giảm giá trị của hệ thống nhà nước Hoa Kỳ. Trung Quốc tự hào là vượt qua khủng hoảng không chịu nhiều khó khăn xáo trộn và chế độ của họ không bị trục trặc như hệ thống chính trị dân chủ tự do.
Năm 2011, một cộng tác viên của Tướng Clark cảnh báo rằng Trung Quốc muốn khống chế khu vực Biển Ðông và những đối thủ khu vực, như Việt Nam, nếu không chịu khuất phục sẽ được “dạy cho một bài học.” Cùng lúc người ta thấy Trung Quốc gia tăng phát triển quân sự về lực lượng cũng như kỹ thuật. Các xưởng đóng tàu Trung Quốc hạ thủy hơn 30 chiếc tàu mới trong thời gian từ tháng 10, 2012 đến tháng 4, 2013. Trung Quốc đã có một hàng không mẫu hạm và dự trù tới 2019 thêm 4 chiếc. Không Quân Trung Quốc chuẩn bị nhận máy bay chiến đấu không người lái. Trung Quốc có hệ thống vệ tinh GPS và nói rằng có khả năng bắn hạ vệ tinh GPS của đối phương trong trường hợp chiến tranh.
Thật ra thì Trung Quốc không chủ trương gây xung đột lớn mà muốn thực hiện được mục tiêu bằng sự phối hợp ngoại giao với kinh tế và quân sự chỉ là phương tiện răn đe. Trung Quốc vẫn phải nhìn nhận rằng để lực lượng quân sự của họ lên ngang bằng với Hoa Kỳ sẽ còn phải một thời gian rất dài và họ không nhắm tới mục đích ấy. Mới đây, truyền thông Trung Quốc loan tin là giới lãnh đạo Quân Ðội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc vừa gởi tới các đơn vị một tài liệu vạch rõ 40 điểm yếu kém trong công tác huấn luyện và như vậy chưa đủ điều kiện để thắng trong một cuộc chiến tranh quy mô.
Nhưng Ðức và Nhật đã từng gây nên cuộc Chiến Tranh Thế Giới Lần Thứ Nhì do những bế tắc vì tình trạng phát triển kinh tế. Ngày nay nền kinh tế Trung Quốc lớn mạnh hơn gấp nhiều lần và có thể buộc phải giải quyết theo đường lối ấy nếu như tới một lúc nào đó gặp khó khăn không lối thoát và đó hiển nhiên là mối đe dọa cho nền hòa bình thế giới.
Tướng Clark cho rằng Hoa Kỳ không thể hoang tưởng về tương lai chắc chắn sẽ có nhiều khó khăn. Trong hai thập niên vừa qua, chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc nằm giữa hai dường lối “hợp tác” và “chế ngự.” Chiến lược chuyển trục về Châu Á mà chính quyền Obama công bố năm 2011 được coi như một phần của đường lối chế ngự. Ðồng thời TPP, hiệp ước mậu dịch xuyên Thái Bình Dương đang được Hoa Kỳ vận động với 11 nước không bao gồm Trung Quốc. Những việc này sẽ lôi kéo Hoa Kỳ vào những tranh chấp khu vực và có thể buộc phải can dự nếu cần bênh vực Nhật Bản, Nam Hàn, Philippines hay Việt Nam dù rằng Hoa Kỳ sẽ không tránh khỏi tổn hại.
Tuy nhiên theo Tướng Clark, Trung Quốc có thể không lo ngại sự can thiệp của Hoa Kỳ và đang quan sát tình hinh Ukraine để thẩm định khả năng hành động tại Á Châu. Ông cho rằng nếu Hoa Kỳ tỏ ra yếu kém ở Âu Châu thì sẽ là sai lầm lớn trong sự thi hành chính sách Á Châu.
Cũng theo nhận xét của Tướng Clark, Hoa Kỳ có thể hy vọng là Trung Quốc sẽ đi đến dân chủ và tôn trọng nhân quyền nhưng đó là chuyện lâu dài. Trong ngắn hạn, chúng ta phải chấp nhận Trung Quốc có quyền chọn lựa hệ thống chính trị hợp ý họ. Nhưng Hoa Kỳ cần làm sao để Trung Quốc hiểu rằng nguyên tắc “không can thiệp vào nội bộ của nước khác” mà họ vẫn bảo vệ, không có nghĩa là không tôn trọng những quyền căn bản của con người, những nghĩa vụ quốc tế chung và bổn phận bảo vệ các quy tắc sinh hoạt của những cơ chế sinh hoạt trên thế giới.
Hà Tường Cát (tổng hợp)
------------------
Ghi chú:
Ðại Tướng Wesley Clark, hồi hưu sau 34 năm trong quân ngũ, sinh năm 1944, 69 tuổi, hiện nay là một nhà nghiên cứu và cố vấn chính trị ngoại giao. Ông tham dự chiến tranh Việt Nam từ 1969 đến 1970, sĩ quan Sư Ðoàn 1 Bộ Binh Hoa Kỳ, bị thương nặng vì trúng 4 phát đạn AK-47 khi đang là đại đọi trưởng chỉ huy binh sĩ trong một trận đánh. Tướng Wesley Clark giữ chức vụ tư lệnh NATO từ 1997 đến 2000 và trong thời gian đó là tư lệnh chiến dịch không quân đồng minh tại Kosovo, Serbia. Năm 2004, Tướng Clark tranh cử ứng cử viên tổng thống của đảng Dân Chủ, nhưng rút lui sau 14 cuộc bầu cử sơ bộ ở tiểu bang, trong đó ông chỉ thắng tại Oklahoma.
(Người Việt)

Làm chiếu lệ sẽ đẩy dân xa chính quyền

Nếu chính quyền mời công dân đến nói những gì họ nghĩ, thì đừng ngạc nhiên, thất vọng hay giận dữ khi nghe phải những lời không xuôi tai lắm.

Kỳ 1: Chính sách trên trời, cuộc đời dưới đất

LTS: Tại kỳ họp QH khai mạc đầu tuần tới, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật sẽ được đưa ra thảo luận. Nhiều người mong muốn khi có dự thảo luật, chuyện ban hành chính sách trên trời sẽ được hạn chế. Vậy, quy trình lấy ý kiến dân cho các chính sách lâu nay được thực hiện ra sao? Tuần Việt Nam xin trân trọng giới thiệu phần tiếp theo loạt  bài viết của tác giả Nguyên Lâm.

Tham vấn: vài bí quyết thành công
Có nhiều tác dụng đối với nền quản trị quốc gia, nhưng muốn cho tham vấn thành công, cần một vài thao tác tiếp theo. Thứ nhất, đó là sự phản hồi. Đây là cuộc đối thoại hai chiều, dòng chảy thông tin diễn ra hai chiều. Các cơ quan ban hành chính sách có quyền không làm theo công chúng, bởi lẽ các cơ quan đó cần lắng nghe, nhưng cũng là nơi quyết định cuối cùng. 
Tuy nhiên, cơ quan ban hành chính sách cần phải giải thích rõ tại sao có, tại sao không tiếp thu các ý kiến đóng góp của nhân dân. Đấy mới là sự phản hồi đầy đủ. Nếu trả lời tất các góp ý của người dân là điều không khả thi, thì cũng cần phản hồi theo nhóm vấn đề, hoặc đối với các góp ý của các chuyên gia, các nhà khoa học, việc phản hồi thậm chí là tranh luận với họ là rất quan trọng. Cần có bản giải trình chung và đăng tải công khai trên mạng để người dân được biết.
Nguyên Lâm, Tham vấn, dân chủ, lấy ý kiến nhân dân
Ảnh minh họa: tapchidanong.

Thứ hai, cơ quan ban hành chính sách cần đặt mình vào vị thế của công dân. Nếu chính quyền không nhìn từ góc độ của dân, không có thái độ cầu thị, mà chỉ nhìn từ bề trên, thì quan hệ chính quyền-công dân càng thêm xa cách. Động tác cốt yếu trong tham vấn nhân dân là nghe dân và phản hồi về những gì dân nói. Muốn như vậy, điều quan trọng nhất là làm sao để người dân tin và chịu nói. Những câu chuyện sống động trên đây chính là những cách làm thú vị để dân nói cho chính quyền được nghe. 
Khi đặt mình vào vị trí người dân, chính quyền sẽ tìm cách thích ứng với nhu cầu và đòi hỏi của người dân. Chính quyền cần thể hiện cho người dân thấy rằng, những vấn đề mà người dân nêu ra thực sự cần thiết cho việc ra quyết sách; nếu không, người dân sẽ không còn hứng thú tham gia lần sau nữa. Điều đặc biệt quan trọng là phải lấy ý kiến được của cả nhóm bị thiệt hại và nhóm được hưởng lợi.
Thứ ba, sẵn sàng đón nhận những ý kiến “khó nghe”, những lời phê bình. Phê phán và tranh luận là một phần của nền dân chủ. Hiếm khi nào người dân lại chỉ có tung hô chính quyền. Ngược lại, hầu như lúc nào người dân cũng thấy chưa hài lòng với kết quả hoạt động của chính quyền. Bởi vậy, một nguyên tắc vàng ở đây là: nếu chính quyền mời công dân đến nói những gì họ nghĩ, thì đừng ngạc nhiên, thất vọng hay giận dữ khi nghe phải những lời không xuôi tai lắm.
Thứ tư, cần giữ lấy lời. Làm ra vẻ nghe dân, tham vấn chiếu lệ sẽ dẫn đến sự thất vọng, đẩy người dân ra xa. Nó cũng khiến người dân nghi ngại về tính hợp pháp của chính quyền, làm hư hao lòng tin của người dân vào chính quyền. Như vậy, những việc làm trên thực tế sau khi cuộc tham vấn diễn ra mới là yếu tố dẫn đến sự thành công của tương tác. 
Thứ năm, cuộc đối thoại giữa dân với các cơ quan nhà nước phải là sự tác động lẫn nhau: khi đặt câu hỏi, nêu vấn đề, dân làm cho các cơ quan có trách nhiệm hơn, minh bạch hơn, biết lắng nghe hơn; khi mời gọi và lắng nghe dân hỏi, nhà nước làm cho dân tích cực hơn, chủ động hơn với việc nước. Bên cạnh đó, những cuộc tham vấn phải kéo theo phản ứng của cỗ máy chính quyền trước những dữ liệu, thông tin mà người sử dụng - người dân đưa ra thông qua những nỗi niềm, tâm tư nguyện vọng, thắc mắc qua các cuộc tham vấn đó. Chỉ như vậy cuộc tương tác mới có tác dụng làm cho chính sách công tốt hơn, quản trị quốc gia và quản trị địa phương tốt hơn, và tăng cường nền dân chủ, gây dựng lòng tin của người dân vào chính quyền.
Cuối cùng, sự tham gia tích cực của người dân là yếu tố đầu tiên, không thể thiếu đối với thành công của tham vấn. Thực tiễn cho thấy, người dân thông thái, am hiểu các vấn đề thế sự, quan tâm và trăn trở trước thời cuộc, chỉ có điều làm thế nào để tạo ra những kênh đưa sự thông thái, những mối quan tâm, trăn trở đó vào các chính sách cụ thể, tận dụng hết nguồn lực con người từ góp ý của dân. Đến lượt mình, những công dân tích cực sẽ càng làm cho chính quyền năng động hơn, phản ứng nhanh nhạy hơn trước những vấn đề của cuộc sống. 
Ý dân - Nguồn phù sa nuôi quả ngọt chính sách
Ở Việt Nam gần đây, chúng ta thường nói, “chính sách trên trời, cuộc đời dưới đất”, và kêu gọi cần đưa chính sách, pháp luật vào cuộc sống, tránh tình trạng đưa ra những chính sách tréo ngoe, khiến người dân thấy sốc và ức chế. Nhưng để làm điều đó, theo chiều ngược lại, chính sách, pháp luật phải bắt nguồn từ cuộc sống, hỏi xem, người dân, xã hội có cần đến chính sách, đạo luật đó hay không, có nghĩa là đưa cuộc sống vào chính sách, pháp luật trước. 
Chứng kiến những ý kiến thu nhận được từ quá trình tham vấn giúp cho HĐND một số tỉnh vùng đồng bằng Nam Bộ sửa đổi chính sách xóa đói giảm nghèo, hay chính sách hỗ trợ xây nhà ở cho người dân, người viết bài này đã liên tưởng ý dân với những đợt phù sa màu mỡ bồi đắp liên tục, mang lại nguồn sống cho những cây chính sách, nuôi những quả ngọt chính sách. 
Kết quả là, mặc dù tham vấn công chúng không hề “rẻ”, nhưng cái lợi nó mang đến so với chi phí bỏ ra rõ ràng là “hời” đối với tất cả: với chính quyền, với người dân, và với sự phát triển chung của từng địa phương cũng như của đất nước.
Nguyên Lâm
(Tuần Việt Nam)

Phạm Khánh Chương - Thủ tướng nước Vanuatu, thiên đường rửa tiền, đến Việt Nam làm gì?

Việc VN tăng cường quan hệ với nước ngoài không có gì đáng bàn, tuy nhiên sự đón tiếp long trọng đặc biệt dành cho Thủ tướng của một quốc gia Thái Bình Dương nhỏ bé, cô lập, ít ai để ý nhưng lại là một quốc gia có tiếng trên thế giới là thiên đường thuế (tax haven) của những tay xã hội đen rửa tiền và trốn thuế khiến cho người ta đặt dấu hỏi. 
Lễ đón chính thức Thủ tướng nước CH Vanuatu
 Ngày 5/10/2014, trang thông tin điện tử của ĐCSVN đăng một tin ngắn: “Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng nước Cộng hòa Vanuatu (Va-nu-a-tu) Joe Natuman (Giô-e Na-tu-man) và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam từ ngày 5-9/10/2014.

Theo bài báo, mục đích của chuyến viếng thăm là để “thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương trên các lĩnh vực mà hai bên có tiềm năng và trao đổi về một số vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.”
Dĩ nhiên bài viết này không nhằm lên án, hay tố cáo Vanuata là nơi rửa tiền hay trốn thuế, hay chỉ trích cách thức nhà nước CSVN đón tiếp đặc biệt long trọng Thủ Tướng Joe Natuman, mà chỉ đặt ra những giả thuyết về lý do cho sự trọng vọng đặc biệt của nhà nước CSVN dành cho cuộc viếng thăm này.

Thiên đường thuế (tax haven) có thể định nghĩa khái quát như sau: đó là nơi có một hệ thống pháp lý với những quy định được lập ra để bảo vệ sự bí mật nhằm che dấu danh tính cũng như hoạt động của những người sử dụng nó (thường là người nước ngoài – như VN trong trường hợp này). Đó cũng là nơi mà người ta có thể di chuyển một số lượng tiền (mặt) rất lớn mà không sợ ai để ý hay đặt câu hỏi.

Vì thế, những nơi đó được gọi là thiên đường của những người muốn rửa tiền (XH đen) hay trốn thuế. Và Vanuatu là một trong những nơi đó.

Trở lại với Vanuatu, Vanuatu là một quốc gia quần đảo nhỏ, cô lập ở Thái Bình Dương với nền kinh tế bình thường, tuy nhiên, một trong những điểm quan trọng của nền kinh tế Vanuatu là sự hoạt động của hệ thống ngân hàng/tài chính nước ngoài (offshore banks/financial centres).

Hệ thống pháp lý của Vanuatu cho phép các hệ thống tài chính này bảo vệ tuyệt đối những thông tin bí mật của khách hàng và không tiết lộ bất kỳ thông tin tài khoản của khách hàng cho bất kỳ chính phủ hoặc các cơ quan thực thi pháp luật (của nước khác), bất chấp họ có nhiều bằng chứng (về tội trốn thuế hay rửa tiền) của người khách hàng.

Vanuatu còn bị nghi ngờ là nơi nổi tiếng được sử dụng như một nơi chuyển tiền quốc tế của những giao dịch bất hợp pháp trên thế giới, mặc dù Vanuatu phản đối những cáo buộc đó.

Tuy nhiên, từ năm 2008 dưới áp lực quốc tế, chủ yếu từ Úc và sau đó của OECD, chính phủ Vanuatu bắt đầu tôn trọng những tiêu chuẩn quốc tế để cải thiện tính minh bạch. Và dù Vanuatu sẵn sàng ký những hiệp ước minh bạch nhưng người ta vẫn nghi ngờ tính khả thi của nó.

Trong tình hình kinh tế và chính trị không có lối thoát hiện nay của VN, nhất là khủng hoảng về kinh tế, tài chính trầm trọng, ngân sách cạn kiệt, việc đón tiếp Thủ tướng Vanuatu của Nguyễn Tấn Dũng có thể có ba giả thuyết sau đây:

1)     Đảng CS và nhà nước VN muốn sử dụng Vanuatu như một trạm trung chuyển để chuyển ngoại tệ trong nước ra nước ngoài như Trung Cộng sử dụng Samoa (cũng là một quốc đảo tại Thái Bình Dương, thiên đường rửa tiền) làm nơi trung chuyển cho những đầu tư lớn (bí mật) của nó tại nước ngoài.

2)     Đảng CS và nhà nước VN muốn sử dụng Vanuatu như là nơi lưu trữ ngoại tệ (và trốn thuế) từ những cơ sở kinh tài hợp pháp và bất hợp pháp của đảng tại hải ngoại.

3)     Do không còn khả năng vay mượn những khoản tín dụng lớn từ các tổ chức tài chính quốc tế, đảng CS và nhà nước VN đành phải vay từ các tổ chức tài chính tại đó với tiền lời rất cao (loan shark) để chửa cháy nền kinh tế trong nước và để đổi lại, đảng và nhà nước CSVN giúp phương tiện cho họ rửa tiền tại VN.

Dĩ nhiên, tất cả ba điều trên đều rất có lợi cho chính phủ Vanuatu, đảng CS và nhà nước VN nhưng lại tổn hại rất lớn cho nhân dân VN.

Câu hỏi được đặt ra, tại sao đảng và nhà nước VN không âm thầm cử người sang giao dịch mà phải mời Thủ tướng Vanuatu sang đây để rồi chi phí rất lớn trong việc đón tiếp và đồng thời làm cho mọi người chú ý?
Câu trả lời có thể là, qua vụ vở nợ của Vinashine vừa qua và khối nợ nước ngoài khổng lồ của VN hiện nay, không ai còn tin bất cứ cá nhân nào tuyên bố đại diện cho nhà nước VN trong vấn đề giao dịch tín dụng mà phải do chính nhà nước đó đứng ra giao dịch. Việc đón tiếp long trọng (nhưng chỉ âm thầm trong một mẩu tin nhỏ và một đoạn phóng sự ngắn trên VTV) có thể đã nói lên điều đó.

Nếu những giả thuyết trên là sự thật, thì đây là dấu hiệu tháo chạy hoặc đường cùng của đảng cộng sản VN.

----------------------------
Tham Khảo:

1)     “Thủ Tướng Vanuatu thăm chính thức Việt Nam”

2)     “The World’s Best Tax Havens”

3)     “The World’s Best Tax Havens”

4)     “Drugs, arms, racketeering: the dark side of Vanuatu’s tax haven”

5)     “Pacific Islands shine light on larger tax-haven fight”

6)         “Vanuatu  upset  by  tax  haven  label”, 

7)         Clip về sự  đón tiếp có thể xem tại đây:
Phạm Khánh Chương
(Trí Nhân Media)

Chính quyền Hồng Kông muốn nối lại đối thoại với sinh viên biểu tình

Ông Lương Chấn Anh, Trưởng đặc khu hành chính HK đã đổi ý nên ngày 16 tháng 10 lại tuyến bố muốn nối lại đối thoại với các sinh viên biểu tình.
Ông Lương Chấn Anh, Trưởng đặc khu hành chính HK đã đổi ý nên ngày 16 tháng 10 lại tuyến bố muốn nối lại đối thoại với các sinh viên biểu tình.
Ông Lương Chấn Anh, Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông ra tuyến bố hôm nay rằng ông sẽ nối lại đối thoại với các sinh viên biểu tình.

Ông nói với báo chí rằng ông hy vọng sẽ bắt đầu cuộc đối thoại với giới sinh viên về vấn đề phổ thông đầu phiếu cho Hồng Kông trong tuần tới.

Tuyên bố này của ông Lương được đưa ra ngay sau khi một đoạn video được tung ra công chúng cho thấy cảnh sát Hồng Kông đã dùng bạo lực đàn áp những người biểu tình bất bạo động, Video cho thấy cảnh sát đã đấm đá người biểu tình, xịt hơi cay vào mắt họ, và thậm chí hành hung cả nhà báo.

Người ta đã đón nhận lời tuyên bố của ông Lương với nghi ngờ rằng liệu nó có khơi thông bế tắc rất lớn giữa những sinh viên biểu tình đòi dân chủ và chính quyền Hồng Kông được Bắc Kinh hậu thuẫn hay không.

Sở dĩ người ta nghi ngờ như vậy vì chính ông Lương đã từng cảnh báo là chính phủ trung ương Bắc Kinh không có ý định nhân nhượng về chuyện những người ra ứng cử ở Hồng Kông phải được Bắc Kinh ủng hộ.

Liên quan đến đoạn Video chiếu cảnh cảnh sát Hồng Kông dùng bạo lực với người biểu tình, hôm nay cảnh sát của đặc khu này nói là bảy cảnh sát viên đang bị ngưng công tác để điều tra.

Một viên chức cảnh sát nói là nếu một nhân viên cảnh sát bị tình nghi là đã sử dụng bạo lực thì anh ta sẽ bị điều tra một cách đúng đắn không thiên vị.

Viên chức này cho biết thêm về người biểu tình bị đánh trong đoạn video là anh này đã ném một loại chất lỏng gì đó vào cảnh sát.

Xin nhắc lại là sau gần ba tuần biểu tình bất bạo động, ngày hôm qua cảnh sát Hồng Kông đã dùng sức mạnh để dẹp bỏ các rào chắn xung quanh các tòa nhà hành chính của lãnh thổ này. Và hôm nay ông Lương Chấn Anh cũng nói là những hành động tương tự có thể cũng sẽ được thực hiện nhằm làm cho hình ảnh Hồng Kông không bị xấu đi.

Cũng liên quan đến Hồng Kông, hôm qua Thủ tướng Anh, ông David Cameron nói là nước Anh phải đứng lên ủng hộ đòi hỏi về quyền bầu cử của người dân Hồng Kông.

Trả lời một câu hỏi trong nghị viện Anh về chuyện biểu tình ở Hồng Kông, ông Cameron nói là người dân ở đây đã hài lòng về những quyền tự do được ghi trong thỏa thuận giữa Anh và Trung Quốc khi cựu thuộc địa này được trao trả về cho Bắc Kinh hồi năm 1997. Và nước Anh có liên quan mật thiết tới thỏa thuận đó, cho nên phải ủng hộ người dân Hồng Kông đòi những quyền của mình được ghi trong thỏa thuận Anh Trung như tự do ngôn luận, tự do lập hội, tư do biểu tình,…

Đáp trả phát biểu của ông thủ tướng Anh, Phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói rằng vấn đề ở Hồng kong là chuyện nội bộ của Trung Quốc, và không có chính phủ hay cá nhân nước ngoài nào được quyền can dự vào.
(RFA)

Chen Dingding - Liệu có biểu tình ở Ma Cao không?

macau-12

 Trong khi cuộc khủng hoảng chính trị gây ra bởi Phong trào Hoà Bình Chiếm Trung tiếp tục dấn sâu tại Hồng Kông, nhiều nhà quan sát đã suy xét xem liệu một phong trào “chiếm đóng” tương tự có thể xảy ra tại Ma Cao hay không. Một cách ngắn gọn: không, bởi ba lý do chính [sau đây].

Đầu tiên và quan trọng nhất, hiệu quả của mô hình “một quốc gia, hai chế độ” được phản ánh bằng thành tựu kinh tế xuất sắc của Ma Cao kể từ năm 2003. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, GDP bình quân đầu người của Ma Cao năm 2013 là hơn 90.000 USD, đứng thứ tư thế giới. Khi Ma Cao trở về với Trung Quốc, GDP bình quân đầu người chỉ khoảng 14.000 USD.

Trong khi đó, GDP bình quân đầu người của Hồng Kông năm 2013 là khoảng 38.000 USD, một sự gia tăng khiêm tốn từ 27.000 USD vào năm 1997 khi nó được trả lại cho Trung Quốc. Do đó không còn nghi ngờ rằng nền kinh tế của Ma Cao đã trải qua tốc độ tăng trưởng có lẽ là nhanh nhất thế giới trong thập kỷ qua, chủ yếu nhờ vào các chính sách hỗ trợ kinh tế xã hội của chính quyền trung ương Trung Quốc. Chẳng phải quá cường điệu khi nói nền kinh tế của Ma Cao sẽ không phát triển được nếu không có các chính sách hỗ trợ từ chính phủ trung ương.

Và không chỉ mỗi nền kinh tế của Ma Cao mới phát triển mạnh; lĩnh vực giáo dục đại học cũng đã phát triển rất nhanh chóng, bằng chứng là sự trỗi dậy của một trong những tổ chức giáo dục đại học lớn ở Ma Cao: Đại học Ma Cao. Đại học Ma Cao đứng trong bảng xếp hạng 300 trường đại học hàng đầu thế giới, vượt qua nhiều trường đại học ở Hồng Kông bất chấp lịch sử rất ngắn của mình.

Trong bối cảnh này, không chút ngạc nhiên khi đa số người dân Ma Cao đều hài lòng với cuộc sống của họ, như được chỉ ra bởi mức độ hạnh phúc rất cao của những người dân Ma Cao. Tất nhiên, điều này không có nghĩa là không có chỗ cho những cải tiến về mặt phát triển kinh tế. Lạm phát cao và giá nhà đất cao là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tiêu cực đến mức độ hài lòng của người dân Ma Cao. Tuy nhiên, giá nhà trung bình ở Ma Cao vẫn thấp hơn so với ở Hồng Kông khoảng 30 phần trăm.

Lý do quan trọng thứ hai cho sự thành công của Ma Cao là sự ổn định về chính trị và đoàn kết. Như Toàn quyền người Bồ Đào Nha cuối cùng của Ma Cao, Vasco Rocha Vieira, đã nói, mô hình “một quốc gia, hai chế độ” đã đảm bảo ổn định chính trị ở Ma Cao, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho xã hội phát triển toàn diện. Dưới mô hình “một quốc gia, hai chế độ”, Ma Cao được hưởng một mức độ tự chủ cao của địa phương và có thể đưa ra quyết định một cách tự do về một loạt các vấn đề chính sách. Kết quả là, sự gắn bó của người dân Ma Cao với Trung Quốc đã được duy trì ở mức rất cao trong những năm gần đây. Hơn nữa, niềm tin vào chính phủ Ma Cao, chính phủ Trung Quốc, và mô hình “một quốc gia, hai chế độ”, tất cả đều giữa ở mức rất cao.

Về vấn đề này, có một sự khác biệt đáng kể giữa Ma Cao và Hồng Kông. Trong những năm gần đây, Hồng Kông đã bị cản trở bởi chia rẽ chính trị và các cuộc tranh luận vô nghĩa bất tận, dẫn đến việc không hiệu quả trong xây dựng và thực hiện chính sách. Nếu cuộc khủng hoảng “Hòa Bình Chiếm Trung” hiện nay không thể được giải quyết một cách nhanh chóng, tương lai của Hồng Kông thực sự sẽ không tươi sáng như của Ma Cao.

Lý do thứ ba là chính phủ Ma Cao đã thực hiện những chính sách kinh tế xã hội hiệu quả trong khi nền kinh tế của nó được mở rộng. Ngày nay, Ma Cao có một trong những hệ thống phúc lợi xã hội tốt nhất ở châu Á, đặc biệt là cho những người cao tuổi có thể được tận hưởng một cuộc sống thoải mái với sự hỗ trợ của chính phủ.

Trong sáu năm qua, chính phủ Ma Cao cũng có một chính sách chi tiền hào phóng, cung cấp cho mỗi cư dân Ma Cao, lâu dài cũng như tạm thời, một khoản tiền mặt cứng. Trong năm 2013, mỗi cư dân thường trú đã nhận được khoảng 1.000 USD. Vì vậy, người dân Ma Cao thường không có nhiều khiếu nại về phát triển kinh tế, có lẽ ngoại trừ việc giá nhà đất quá cao. Về vấn đề này, một lần nữa lại có sự khác biệt đáng kể giữa Ma Cao và Hồng Kông, và trong trường hợp của Hồng Kông, trì trệ phát triển và bất bình đẳng đã đóng góp một phần lớn cho cuộc khủng hoảng hiện nay.

Chắc chắn, Ma Cao có thể cải thiện chất lượng quản trị của mình bằng cách tập trung nhiều hơn vào các vấn đề kinh tế xã hội và vào việc xây dựng một hệ thống dân chủ với các đặc trưng của Ma Cao. Cả chính quyền trung ương và chính quyền Ma Cao đều cam kết sẽ thực hiện thêm nhiều biện pháp chính sách để đạt được các mục tiêu quan trọng như nhà ở công cộng tốt hơn, cơ sở giáo dục tốt hơn và minh bạch hơn. Cần kiên nhẫn trong khi các biện pháp này được thực hiện – đặc biệt là sau khi chứng kiến sự bất ổn, chia rẽ, và thậm chí là hỗn loạn ở Hồng Kông. Có lẽ đã đến lúc Hồng Kông phải học hỏi từ Ma Cao.

Chen Dingding (Trần Định Định) là phó giáo sư chuyên ngành Chính quyền và Hành chính công tại Đại học Ma Cao. Các lĩnh vực nghiên cứu của ông bao gồm: chính sách đối ngoại của Trung Quốc, an ninh châu Á, chính trị Trung Quốc, và quyền con người. Theo dõi ông trên Twitter tại @ChenDingding.
Chen Dingding
  Tác giả: Chen Dingding
 Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng
Bản gốc tiếng Anh: The Diplomat
(Nghiên Cứu Quốc Tế)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét