Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2014

Tin biểu tình ở Hồng Kông ngày 05-10-2014

H1

- Video tường thuật trực tiếp biểu tình ở Hồng Kông ngày 04-10-2014 (HK Apple Daily). – Toàn cảnh phong trào biểu tình ở Hong Kong (VNE).  – Ảnh: Biểu tình ở Hồng Kông bắt đầu khó kiểm soát? (VnEconomy).  – Hồng Kông sợ bạo động leo thang (RFI).  – Tường thuật từ Hồng Kông: Sinh viên mệt mỏi bám trụ (TN).  – Video: Biểu tình Hồng Kông: Cuộc cách mạng của những chiếc ô (TQKKD).  – Hồng Kông ra lệnh cho người biểu tình rút khỏi đường phố (VOA).  – HỒNG KÔNG: CHÍNH PHỦ CẢNH BÁO SẼ GIẢI TÁN ĐÁM ĐÔNG TRƯỚC SÁNG THỨ HAI-VỆ BINH ĐỎ NHẬP CUỘC (FB Lê Quốc Tuấn).  => - Giang hồ được thuê “xử” nhóm biểu tình Hồng Kông? (MTG).  – Trung Quốc dùng mafia tấn công người biểu tình Hồng Kông ? (RFI). – TIN MỚI VỀ: PHỤ HUYNH HỌC SINH CÙNG CÁC BANG HỘI VÀ VÕ ĐƯỜNG KÉO TỚI MONG KOK TRUY TÌM DU ĐẢNG (FB Peter Lam Bui). “Đoàn người với nhiều võ sư và Bang Hội mặc đồng phục đen, nhiều thanh niên lực lưỡng chít khăn đỏ lên đầu mang biểu tượng ‘sẵn sàng chiến đấu và hy sinh’. Đoàn ‘CHIẾN BINH’ đã lùng sục một số khu xóm ở Mong Kok để truy tìm những tên du đảng đã tấn công các em học sinh“. (LB: Mình không tin nội dung này lắm, chả lẽ 1 sự kiện lớn như vậy mà không có cơ quan báo chí thông tấn nào đưa tin ư???)
- Hồng Kông: Chính Phủ Cho Người Từ Lục Địa Tấn Công Biểu Tình; Hồng Kông: Nhóm Lãnh Đạo Biểu Tình Dọa Tẩy Chay Đối Thoại (Việt Báo).  – Đặc khu Hong Kong (TQ): SV tố hội Tam hoàng gây ẩu đả (PLTP).  – Chính quyền Hồng Kông bác bỏ cáo buộc cấu kết Hội Tam Hoàng (NLĐ).  – Hong Kong phủ nhận dùng Hội Tam Hoàng để giải tán biểu tình (TTXVN).  – Dưới sức ép quốc tế, chính quyền Hồng Kông đổi chiến thuật (TQKKD). “Cảnh sát mặc thường phục có thể trà trộn trong đám đông. Vì vậy, các bạn hãy bình tĩnh… Chính phủ chỉ thay đổi cách thức ngăn chặn biểu tình từ công khai sang lén lút“.
- Video: Những cảnh hỗn loạn trong cuộc biểu tình ở Hồng Kông (NYT). – Căng Thẳng gia tăng ở Hồng Kông (CNN).   – Ảnh: Hong Kong: Vui lòng xem giúp có phải một người không? (Kin Yeung Yeung).  – Video: Phá hoại lương thực của học sinh, sinh viên biểu tình ở Hồng Kông (Long Hoang).  – Video: Côn đồ kiêu khích học sinh, sinh viên biểu tình ở Hồng Kông (Long hoang).  – Hong Kong: côn đồ ủng hộ Bắc Kinh tấn công sinh viên biểu tình (RFA).  - Video: Thanh niên đeo khẩu trang mầu xanh gây rối, phá hoại cuộc biểu tình (Long Hoang).
- “LUẬT CỦA NHỮNG KẺ MANG KHẨU TRANG”! (FB Mạnh Kim). “… việc sử dụng bọn du thử du thực làm tay sai cho những hành động mờ ám, như vụ gây loạn tại Mong Kok nhằm vào lực lượng biểu tình dân chủ vào hôm qua, không phải là ‘bất thường’ tại Hong Kong. Lối hành xử hạ lưu này chắc chắn sẽ tiếp tục. ‘Công lý’ và ‘trật tự xã hội’ sẽ tiếp tục được lên tiếng bằng ngôn ngữ của dao và búa. Chúng, và những kẻ đứng sau chúng, xài một thứ luật xin tạm gọi là ‘luật của những kẻ mang khẩu trang’.”
- Hồng Kông : Đề nghị đối thoại của chính quyền là thủ đoạn ‘câu giờ’ (RFI). – TUYÊN BỐ KHẨN TỪ LIÊN ĐOÀN SINH VIÊN HỒNG KÔNG ĐÁP LẠI CHÍNH PHỦ (FB Trang Nhung Nguyễn). “Chúng tôi đã nhiều lần mời chính phủ nói chuyện với chúng tôi trong thiện chí, ví dụ, trong suốt thời gian bãi khóa, chúng tôi đã mời ông CY Leung, Trưởng Đặc khu của Hồng Kông, nói chuyện với chúng tôi. Tuy nhiên, khi khả năng diễn ra các cuộc đàm phán giữa chính phủ và chúng tôi sắp thành hiện thực, chính phủ đã cho phép xã hội đen phá vỡ cuộc biểu tình một cách có hệ thống. Hành động này của chính phủ đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ sở của một cuộc nói chuyện hòa bình với sự tin tưởng lẫn nhau“.  – Thông điệp gửi ra lần thứ 3 – Làm ơn giúp đỡ Hồng Kông: Please help Hong Kong 3 (Long Hoang).
- Bất ổn Hồng Kông: Bạo lực bùng phát, Mỹ được “giải oan” (ĐV). “… tiến sĩ Willy Lam, giáo sư lịch sử và kinh tế chính trị tại Đại học Trung Quốc ở Hồng Kông cho biết nhà chức trách Trung Quốc tin rằng Mỹ đang cố tìm cách khuấy động một cuộc cách mạng màu ở đặc khu hành chính này.  Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn với đài phát thanh Radio VR, ông Lam nói rằng không có bằng chứng nào cho thấy Mỹ đã cung cấp tài chính hoặc hỗ trợ về vật chất cho người biểu tình“. – Hoàn Cầu tố “thiếu niên dân chủ” Joshua Wong được Mỹ bồi dưỡng (Soha).
Hồng Kông bắt nhóm xã hội đen tấn công người biểu tình (TN).  – Cảnh sát Hong Kong bắt 19 kẻ tấn công người biểu tình (BizLive).
- Pv Người Việt tường thuật từ Hong Kong – Phần 1   —  Phần 2   —   Phần 3   —   Phần 4   —   Phần 5   —   Phần 6   —   Phần 7   —   Phần 8    —   Phần 9   —   Phần 10   —   Phần 11   —   Phần  12   —   Phần 13   —   Phần 14  —   Phần 15   — Phần 16 (NV).
- Hong Kong: Nhà lập pháp Hoàng Dụ phát biểu tối 04-10 (Long Hoang). – Trung Quốc bắt giữ một số nghệ sĩ và nhà tranh đấu ủng hộ biểu tình Hồng Kông (RFI). – Người Trung Quốc nói gì về biểu tình ở Hồng Kông? (Soha).  – Đa số người Trung Quốc không biết những gì đang xảy ra ở Hồng Kông (MTG).

- Việt Nam: Phường đến “vận động” không đi biểu tình ủng hộ Dân Chủ ở Hong Kong (JB Nguyễn Hữu Vinh).  – Các XHDS VN: Hồng Kông, bạn không cô đơn (DCCT).  – Có nghe chăng tiếng dân đang hát – Bản nhạc tranh đấu chính thức của phong trào biểu tình Hong Kong (FB Triệu Vy).
- Phụ nữ tham gia biểu tình ở Hong Kong tố bị tấn công tình dục (TTXVN).  – Video: Hong Kong: Nữ học sinh tham gia biểu tình bị côn đồ cuối dối tình dục (Long Hoang).
- Hong Kong: Thách thức lớn nhất của Bắc Kinh sau Thiên An Môn (BizLive).  – Trung Quốc cảnh báo: “Cách mạng màu” ở Hong Kong chỉ là điều mơ tưởng (BizLive).
- Ngoại trưởng Singapore ‘bắt mạch’ chính trị Trung Quốc (TN).  – Nga: Sự kiện ở Hong Kong là vấn đề nội bộ của Trung Quốc (TTXVN).
- Hong Kong sau ‘ngày trở về’ (PLTP).  – Từ Hồng Kông, Nhớ Lại (Việt Báo).  – Là người Hong Kong chứ không phải người Trung Quốc (FB Huỳnh Duy Lộc).
- Bản sắc Hồng Kông và gốc rễ kinh tế của cuộc biểu tình (TBKTSG).  – Video: Biểu tình Hồng Kông nhìn từ góc độ kinh tế: Từ nhân đến quả (FBNC).

- Video: Hong Kong: Người biểu tình thông cống thoát nước bị tắc (SocRED).
- 15 sự thật về Hồng Kông có thể bạn chưa biết (TQKKD).

Báo chí nóng tin Hong Kong: một lá bài mới

vn-hk-305.jpg
Tin tức về biểu tình ở Hong Kong đăng tải trên báo VNExpress hôm 3/10/2014.
Screen capture

Thay đổi cách ứng xử?

Báo chí Việt Nam được rộng cửa đưa tin bài và hình ảnh về các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong. Điều này trái với thông lệ trong quá khứ là không đưa tin nhạy cảm mà Bắc Kinh không hài lòng. Phải chăng Chính quyền thay đổi cách ứng xử và cũng đủ tự tin vì đã kiểm soát chặt chẽ giới thanh niên sinh viên học sinh.

Có gì bất thường qua sự kiện báo chí Việt Nam sôi nổi với phong trào dân chủ Hong Kong và những hình ảnh đầy ấn tượng của cuộc “cách mạng cây dù,” hàng chục ngàn người biểu tình chiếm lĩnh khu trung tâm Hong Kong và họ đã dương cao những chiếc ô để chống lựu đạn cay khỏi rơi trúng đầu hoặc để cản hơi cay, hơi hồ tiêu khi cảnh sát xịt thẳng vào đám đông. Trả lời câu hỏi này, TS Nguyễn Quang A nhà hoạt động xã hội dân sự từ Hà Nội nhận định:

“Không phải là bất thường nếu xét tới những sự thay đổi trong 4-5 tháng vừa qua. Tôi nghĩ nếu so với thời gian trước kia thì có thể coi là bất thường bởi vì người ta tránh đụng tới chuyện mà Trung Quốc và nhà cầm quyền Bắc Kinh coi là nhạy cảm trong báo chí Việt Nam. Nhưng từ tháng 5 đến giờ tình hình đã khác xa rồi.”

Ông Nguyễn Quốc Thái, nguyên Tổng thư Ký Báo Doanh Nghiệp, một người có nhiều kinh nghiệm hoạt động báo chí, từ Saigon nhận định:

“Không có tờ báo nào ở Việt Nam là của tư nhân cả, tất cả báo đều là của một đoàn thể nào đó và do nhà nước chỉ đạo. Vì thế hiện tượng báo chí đưa tin Hong Kong như vậy nếu không được sự đồng ý của lãnh đạo cụ thể là Ban Văn hóa Tư tưởng thì không một tờ báo nào được đưa tin một cách rộng rãi như vậy đâu.”

Trong khi đó nhà báo Phạm Thành ở Hà Nội, người từng nhiều năm phục vụ truyền thông nhà nước có cách nhìn nhận khác về báo chí lề phải và tình hình Hong Kong. Ông nói:

“Một số báo nhà nước đưa tin dè dặt, đưa tin trong tình trạng lương tri của các nhà báo, của những người quản lý tờ báo được thức tỉnh, cộng với việc không có chỉ đạo của Ban Tuyên giáo là cấm đưa tin về biểu tình ở Hong Kong…” 

vn-hk-400.jpg
Tin tức về ẩu đả giữa người biểu tình và chống biểu tình ở Hồng Kông trên báo Thanh Niên hôm 3/10/2014. Screen capture.
Phần lớn các báo lề phải do nhà nước quản lý đều có tin bài về phong trào đòi dân chủ trong bầu cử ở Hong Kong, từ các tờ báo hoạt động tự túc ngân sách cho đến Thông tấn xã Nhà nước, thể hiện qua trang mạng truy cập miễn phí là Vietnam Plus. Trang mạng VnExpress là một điển hình về đưa tin và hình ảnh nhanh chóng về phong trào dân chủ Hong Kong. Ngay từ ngày 22/9 trang mạng này đã có những tin bài và hình ảnh về cuộc biểu tình của hàng ngàn sinh viên học sinh ở khu Trung Hoàn và sau đó là sự tiếp sức của Phong trào Ocuppy Central đưa qui mô cuộc biểu tình kéo dài nhiều ngày lên hàng chục ngàn người với đủ mọi thành phần dân chúng tham gia.

Thanh Niên, một tờ báo của Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam vừa có bản in và bản điện tử, có vẻ là tờ báo đi đầu trong phong trào Hong Kong đòi dân chủ với nhiều tin bài, hình ảnh nhưng ở đỉnh điểm ngày 2/10, tờ báo có bài tường trình tại chổ “ Tường thuật từ điểm nóng Hồng Kông” với nhà báo Nguyễn Thành Trung. Blog Quê Choa khi đưa lại tin này đã có lời dẫn của chủ blog nhà báo, nhà văn Nguyễn Quang Lập, xin trích nguyên văn : “Hoan hô báo Thanh Niên! Thế mới gọi là làm báo. Ngồi thúc thủ trong lô cốt, nhặt nhạnh thông tin từ FB và ngửa mặt chờ chỉ thị của Ban Tuyên giáo…thì đó không phải là làm báo mà là đi ăn mày.”
“Tự do báo chí”

Trong câu chuyện với chúng tôi, liên quan đến vấn nhà nước Việt Nam dựa vào đâu mà không ngại phong trào đòi hỏi dân chủ ở Hong Kong có thể gây ảnh hưởng đến giới trẻ trong nước. TS Nguyễn Quang A nhận định:
 
“Tình hình của Việt Nam và Hong Kong là khác, cũng giống hệt như tình hình của Hồng Kông với tình hình của Đại lục là khác nhau một trời một vực. Ở Hong Kong giới sinh viên ít ra cũng đã được hưởng một mức độ tự do đáng kể, do chế độ thuộc địa của Anh để lại và trong thời gian vừa qua với chính sách một nước hai chế độ thì người dân vẫn được hưởng tự do gấp rất nhiều lần người dân Việt Nam ở đây cũng như người dân Trung Quốc ở Đại lục. Cả ở Trung Quốc lẫn ở Việt nam này Đảng Cộng sản kiểm soát rất chặt chẽ, họ có những mạng lưới vô cùng tinh vi và rộng khắp để quản lý giới học sinh sinh viên. Tôi nói ở đây không chỉ nói đến các tổ chức Đảng, không chỉ nói đến Đoàn Thanh niên Cộng sản, đến Hiệp hội Sinh viên mà đến rất nhiều thứ khác đụng đến khả năng học hành của các bạn trẻ, đụng đến khả năng kiếm việc, khả năng thăng tiến của các bạn trẻ. Tất cả những mối dây trói buộc ấy được siết rất là chặt đối với giới sinh viên. Tôi nghĩ họ có lo chứ không phải không lo giới sinh viên Việt Nam rồi cũng sẽ được gây cảm hứng của sinh viên Hong Kong đòi cái này cái kia…”

Theo TS Nguyễn Quang A nhà nước có lực lượng công an hùng hậu và mạng lưới kiểm soát chằng chịt, tuy họ có quan ngại nhưng mọi việc đối với họ vẫn ở trong vòng kiểm soát và họ để cho báo chí tương đối thoải mái về tình hình Hong Kong. Và cũng có thể đây là một tính toán của họ để cho quốc tế thấy rằng Việt Nam cũng có tự do báo chí. Đây là thứ tự do báo chí mà TS Nguyễn Quang A nói là cần đặt trong ngoặc kép.

vn-hk-2-400.jpg
Tin tức về biểu tình ở Hồng Kông đăng trên báo Tuổi Trẻ hôm 3/10/2014. Screen capture.
Phải chăng tất cả những rào chắn của chế độ toàn trị đã làm thui chột khát vọng dân chủ của giới trẻ Việt Nam. Thực tế cho thấy những nhà hoạt động trẻ ra công khai chỉ đếm trên đầu ngón tay và dễ dàng bị chính quyền kiểm soát hay đàn áp thẳng tay. Nhà báo Nguyễn Quốc Thái nhận định:

“Nhà nước kiểm soát rất chặt và sẽ còn kiểm soát rất chặt, sự khao khát dân chủ của sinh viên học sinh không phải không tiềm ẩn trong con người của họ. Nhưng không phải không có sợ hãi, ngăn trở, không phải không có những đe dọa. Trong hoàn cảnh nào đó sự ngăn cản, sự sợ hãi đó có thể chấp nhận được. Nhưng đến một lúc không thể chấp nhận được nữa thì mọi chuyện sẽ xảy ra. Nhà nước phải biết rằng không phải những điều diễn ra ở Hong Kong sinh viên học sinh Việt Nam họ không nhìn thấy, họ không suy nghĩ hay không có ý tưởng của họ…trong hoàn cảnh bị ràng buộc bị che chắn bởi nhiều thứ, kể cả sự sợ hãi của một số đông. Nhưng chuyện gì cũng có thể xảy ra được, nếu tất cả những điều đó nó ở trong một hoàn cảnh thích hợp phù hợp với những nguyện vọng tha thiết của họ.”

Chúng tôi ghi nhận một luồng ý kiến cho rằng, trong giai đoạn này chuyện gì làm Trung Quốc nhức đầu thì Việt Nam sẽ tận dụng bằng cách này hay cách khác. Nhà báo Nguyễn Quốc Thái trình bày ý kiến của ông:

“Chắc ông có đọc truyện Kim Dung, có một miếng võ của nhà Cô Tô Mộ Dung là ‘gậy ông đập lưng ông’. Tôi nghĩ đây cũng có thể là một thăm dò, thực sự chuyện hôm nay và ngày mai ở Việt Nam, hôm nay nói thế này ngày mai nói khác xảy ra bình thường; bạn đọc họ cũng thấy chuyện đó là bình thường. Có thể là vài ngày nữa thì những luận điểm về Hong Kong trên báo chí Việt Nam sẽ khác đi chăng?”

Tính đến ngày 2/10 biểu tình đòi dân chủ trong bầu cử ở Hong Kong đã được hai tuần khởi đầu từ cuộc bãi khóa ngày 22/9 của hàng nghìn sinh viên. Theo ghi nhận của Đài chúng tôi một số sinh viên Việt nam đang du học ở Hong Kong đã tham gia các cuộc biểu tình. Theo VnExpress, trong cuộc họp báo chiều 2/10/2014 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam đang ở Hong Kong tránh nơi có biểu tình để tránh tình huống phức tạp. Về mặt chính thức người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nhấn mạnh: “Đây là công việc nội bộ của Trung Quốc, hy vọng phiá Hong Kong sẽ có biện pháp cần thiết và tích cực để bảo vệ người và tài sản của công dân Việt Nam đang ở Hong Kong.”

Có những ý kiến cho rằng, trong những ngày qua báo chí Việt Nam đã tận dụng được cơ hội thoải mái đưa tin biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong. Các nhà báo đã làm hết sức mình chỉ tránh một vấn đề duy nhất không nói tới. Đó là việc giới trẻ thanh niên, sinh viên, học sinh Việt Nam cũng tiềm ẩn những khát vọng dân chủ của thế giới văn minh. Nhưng những khát vọng này chưa có cơ hội để biểu tỏ hay nói cách khác là vẫn còn bị đè nén và che dấu.
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-10-03 

Charles Riley - Người biểu tình Hong Kong dễ thương không chịu được

(HONG KONG, 1/10/2014) -- Các cuộc biểu tình lớn bao giờ cũng gây ít nhiều khó chịu. Rác rưởi chất thành đống, chẳng còn không gian riêng tư nào, thiếu trầm trọng phòng vệ sinh.

Cộng thêm vào đó là mối đe dọa từ hơi cay, bình phun hạt tiêu, hay là cái nhói đau khi cảnh sát vung dùi cui lên. Và thế là các cuộc biểu tình chính trị thường xuyên tạo ra những đám đông giận dữ.

Ở Hong Kong thì không thế. Đấy là nơi những người biểu tình giúp bạn vượt qua các chướng ngại vật của cảnh sát, rót nước đầy bình cho bạn, tiếp tế đồ ăn ngon cho bạn, và không bao giờ quên nói câu “làm ơn”, “cảm ơn”.

Khó mà khẳng định chắc chắn, nhưng những người biểu tình ủng hộ dân chủ trong cuộc “Cách mạng Dù” ở Hong Kong có lẽ là những người biểu tình đáng yêu nhất thế giới.

Đám đông cắm lều dựng trại khắp Hong Kong kia đã tạo nên một hệ thống tái chế, và ta có thể thấy những thanh thiếu niên ngồi phân loại rác ở tất cả các điểm biểu tình. Trên mạng Twitter, thậm chí còn có ảnh những em bé giúp nhân viên vệ sinh chất rác lên xe tải.

Một số người biểu tình đã bắt đầu phân phát đồ ăn và nước uống. Những người khác phát mặt nạ để tránh hơi cay. Các bà già mang ô, dù đến cho không. Tại các công viên, người biểu tình chỉ đi trên vỉa hè và không giẫm lên cỏ.

Họ hoạt động rất năng suất, và luôn luôn lịch sự.

Phóng viên viết bài này đã được “chúc một ngày tốt lành” ít nhất bốn lần chỉ trong một giờ đồng hồ.

Các học sinh cấp III, còn nguyên đồng phục, đi phát nước uống. 
(Ảnh: Chris McGrath/ Getty Images)

Vì sao họ lại đáng yêu như thế? Hong Kong có một lịch sử dài những cuộc biểu tình ôn hòa, và rất nhiều trong số những sinh viên và công nhân trẻ tuổi đang lên tiếng ủng hộ bầu cử tự do kia hẳn đã trải qua thời thơ ấu trong đó họ tham dự các cuộc tuần hành kỷ niệm ngày 1/7 hàng năm – một sự kiện được dùng để thể hiện thái độ bất mãn với Bắc Kinh.

Và Hong Kong nói chung là một xã hội lịch sự và có trật tự. Người dân xếp hàng lên xe buýt, nhường chỗ cho người cao tuổi. Hòa hợp xã hội là một mối ưu tiên, và tội ác mang tính chất bạo lực là chuyện cực kỳ hiếm.

Những giá trị này càng nổi bật hơn trước các hành động nặng tay của cảnh sát vào hôm chủ nhật, 28/9. Sau khi tuyên bố phong trào biểu tình là bất hợp pháp, cảnh sát bắn hơi cay, hết loạt này đến loạt khác, vào người biểu tình, nhưng vẫn không giải tán được họ.

Cư dân Hong Kong nhiều người sốc trước hành động của cảnh sát. Nhưng kể từ lúc đó, căng thẳng đã dịu xuống đáng kể, và lực lượng cảnh sát chống bạo động đã rút lui.

Còn có các dấu hiệu hàn gắn khác. Sau một trận mưa to, có sấm sét, vào tối thứ ba 30/9, có những bức ảnh cho thấy người biểu tình dùng ô che mưa cho cảnh sát – cũng những chiếc ô mà hai ngày trước đó họ đã dùng để tự bảo vệ mình trước hơi cay của hạt tiêu.

Charles Riley / CNN

(Blog Đoan Trang)

Không để bà Hoa đơn độc trong vụ kiện Trung Quốc

Lần đầu tiên một chủ tàu cá Việt Nam – bà Huỳnh Thị Như Hoa, ở Đà Nẵng - kiện Trung Quốc đòi đền bù thiệt hại do tàu của phía Trung Quốc đâm chìm tàu của bà khi đang hoạt động trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
(Minh họa: Ngọc Diệp)
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Ai cũng biết việc thưa kiện Trung Quốc là rất khó khăn, nhưng nếu ai cũng nghĩ như vậy mà không làm thì người dân Việt Nam vẫn tiếp tục chịu đựng sự ức hiếp từ Trung Quốc. Tàu cá của ngư dân Việt Nam còn bị húc chìm, bị tấn công, bị bắt giữ.

Một người dân bình thường như bà Huỳnh Thị Như Hoa quanh năm chỉ biết làm ăn cùng những chiếc tàu cá, nhưng dám nghĩ, dám hành động quyết liệt để đòi công bằng cho mình. Bà Hoa cũng nói rằng qua đó, để thể hiện tinh thần bảo vệ chủ quyền quốc gia. Bà từng nói rất quyết liệt rằng: “Tôi quyết nhờ đến luật sư để kiện Trung Quốc bồi thường thiệt hại do đã đâm chìm tàu cá của tôi khi tàu đang đánh bắt bình thường trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Dù biết rất khó khăn nhưng tôi sẽ đi đến tận chân trời góc bể để kiện cho được”.

Một chủ tàu cá suy nghĩ và hành động như vậy, còn những người có trách nhiệm và trí thức Việt Nam trong và nước sẽ suy nghĩ và hành động như thế nào?

Khó khăn đã đến, mặc dù Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi Công hàm số 0781 ngày 16.9.2014 tới Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, đề nghị Đại sứ quán chuyển các yêu cầu của Văn phòng Luật sư Đỗ Pháp tới Bộ Ngoại giao và các cơ quan chức năng của Trung Quốc để giải quyết nhưng Đại sứ quan Trung Quốc đến nay chưa hồi âm.

Trước đó, Văn phòng Luật sư Đỗ Pháp đã gửi công văn tới Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam cùng nội dung như vậy, tất nhiên cũng chưa hồi âm.

Công hàm của Bộ Ngoại giao Việt Nam còn chưa được phía Trung Quốc trả lời thì công văn của một Văn phòng Luật sư có lẽ không hy vọng được phía Trung Quốc tôn trọng.

Nếu Đại sứ quán Trung Quốc không hồi âm thì con đường đi kiện của bà Huỳnh Thị Như Hoa có bế tắc không? Chính luật sư Đỗ Pháp cho rằng “không nằm ngoài suy đoán” của ông và đã có bước đi tiếp theo.

Chưa biết luật sư Đỗ Pháp xoay xở như thế nào, nhưng cộng đồng cần góp sức để giúp đỡ bà Hoa và Văn phòng luật sư trong vụ kiện này. Đây là trách nhiệm chung của tất cả công dân Việt Nam và người Việt Nam khắp thế giới. Trước vụ kiện của bà Hoa, cần có những bước pháp lý, xử lý tình huống, kinh nghiệm tranh tụng như thế nào? Những chuyên gia pháp lý trong và nước ngoài, các cơ quan hữu quan cần giúp đỡ, hiến kế cho Văn phòng Luật sư Đỗ Pháp để tiếp tục kiện và thắng kiện.

Lần đầu tiên một chủ tàu cá kiện Trung Quốc, nếu như bế tắc, thất bại thì sẽ rất bất lợi. Vì việc chung, vì đất nước mà chung tay, không thể để bà Huỳnh Thị Như Hoa đơn độc.
Lê Chân Nhân
(Dân Trí)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét