Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

Tin thứ Bảy, 28-06-2014 - 5 sai lầm của thế giới đối với Trung Quốc

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Trung Quốc tiếp tục sử dụng máy bay trinh sát hoạt động ở giàn khoan (HNM).  – Máy bay cánh bằng của Trung Quốc lượn lờ, ‘nhòm ngó’ tàu Việt Nam (GDVN). – Máy bay Trung Quốc tiếp tục hoạt động trinh sát ở khu vực giàn khoan Hải Dương 981 (QĐND). – Ngày 27-6: Máy bay Trung Quốc quần đảo 3 lần trên các tàu Việt Nam (PLTP). – Nhận mặt máy bay trinh sát TQ đưa đến giàn khoan 981 (ĐV).
- Đẩy thêm giàn khoan vào biển Đông: TQ muốn chứng tỏ là “ông kẹ” mới (PLTP). – Giàn khoan Nam Hải số 9 của Trung Quốc bắt đầu hoạt động (VnEconomy).  – HOÀNG SA tối 27/6: Giàn khoan trái phép Nam Hải 9 đã tới Biển Đông (TG).  – Giàn khoan thứ 2 của TQ bắt đầu khoan dầu ở Biển Đông (KP).Việt Nam tố cáo Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng chồng lấn ở cửa vịnh Bắc Bộ (RFI).
- “Tàu Trung Quốc rất dã man, độc ác…” (TT). – Tàu Trung Quốc tiếp tục uy hiếp ngư dân Việt Nam (PLTP).  – Sức mạnh thép cho ngư dân – Kỳ 8: Nên ưu tiên trước cho đánh bắt xa bờ (TN).  – Sức mạnh thép cho ngư dân – Kỳ 9: Ngư dân cần thay đổi tư duy (TN). – Sức mạnh thép cho ngư dân – Kỳ 10: Đào tạo miễn phí cho ngư dân
- Tàu cá Lý Sơn bị đâm chìm, một ngư dân nguy kịch (VTC). – Tàu mua hải sản đâm chìm xuồng cá, 1 người bị thương nặng (TT).
- Trung Quốc dùng hải quân uy hiếp ở GK 981 để rảnh tay ở Trường Sa (GDVN).
- Trung Quốc ‘trỗi dậy bạo lực’: Trọng điểm triệt phá là Việt Nam (ĐV). “Hiện TQ không còn ‘giấu mình chờ thời’ mà đang ‘trỗi dậy bạo lực’. Trong mắt họ, Việt Nam là tường thành vững chắc trên biển Đông, cần phải phá vỡ“.
- Tinh thần Chính nghĩa (Võ Nhật Thủ). “Các đồng chí biết đó! Chúng ta chiến đấu với đội bạn tại Biển Đông không phải là chiến đấu cho mình mà cho cả Mỹ, cả Nhật, cả Nga…. Nói chung là cho toàn thế giới vì Biển Đông luôn là huyết mạch vận chuyển đường biển quan trọng của mọi nền kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Vâng! chúng ta nhất định cầm chân được đội bạn tại biển Đông để dành chiến thắng dù nghẹt thở bởi chúng ta tin rằng: Chúng ta có chính nghĩa!
- VN nhẫn nại, không nhẫn nhục (VNN). Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: “Ta đấu tranh kiên quyết nhưng cái khó là đấu tranh bảo vệ được độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ nhưng phải giữ gìn được hòa bình hữu nghị, hữu hảo với các nước khác, trong đó có cả TQ“. Với một kẻ luôn muốn gây chiến, nhưng mấy ông muốn giữ gìn hòa bình, hữu nghị với chúng, tức là mấy ông nhẫn nhục, không phải nhẫn nại. Và Trung Quốc đang thử sức chịu nhục của mấy ông tới đâu…
- Đề nghị Chính phủ tiết kiệm để lo cho quốc phòng và hậu phương (TT). “Việt Nam đã có những biện pháp đấu tranh hòa bình, còn phía Trung Quốc vẫn bịt tai, ngày càng hung hãn, tàn độc… Điều đó chứng tỏ Trung Quốc không nghe Việt Nam nói, không nghe thế giới nói mà họ cứ hành động ngang tàng, không chút lương tri, tình người“.
- Hoàng Sa Trường Sa và công hàm Phạm Văn Đồng (Da Màu). “Công hay tội của những chính quyền đã và đang giữ vị trí lãnh đạo đất nước Việt nam qua từng thời kỳ sẽ được nghiêm khắc phán xét trong lịch sử. Nhưng khi nguy cơ mất biển và mất nước đang nhãn tiền trước mắt thì phải đặt ra câu hỏi, liệu đến một ngày Việt Nam có còn lịch sử để ghi chép hay không? Hãy thức tỉnh trước khi quá muộn, đừng để Việt Nam có chăng chỉ còn là lịch sử của mất nước và lưu vong“.
- Đề nghị Chính phủ sớm khởi kiện Trung Quốc (DT). – Đề nghị Chính phủ cần nhanh chóng khởi kiện Trung Quốc (TT). – Đề nghị Chính phủ nhanh chóng khởi kiện Trung Quốc (ĐSPL). – Luật sư VN tiếp tục đề nghị kiện TQ (VNN). “Liên đoàn Luật sư VN đã đề xuất và một lần nữa tiếp tục đề nghị Chính phủ nhanh chóng khởi kiện TQ ra trước cơ quan tài phán quốc tế phù hợp để bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc“. – Hà Nội cân nhắc thời điểm kiện Bắc Kinh (BBC).
GS Thayer: ‘Việt Nam phải lên tiếng bây giờ nếu không sẽ mất cơ hội mãi mãi’ (VOA).  “… theo tôi đây là một trường hợp phải lên tiếng bây giờ, nếu không sẽ mất cơ hội mãi mãi. Trung Quốc muốn tăng mức độ uy hiếp các nước ở Á Châu, bằng cách trừng phạt và áp lực các nước này, để họ đừng lên tiếng phản đối những gì mà Trung Quốc đang làm. Nếu ngoan ngoãn im lặng thì có thể làm ăn hợp tác với Trung Quốc, nhưng đây không phải là một quan hệ ngang hàng giữa hai quốc gia ngang nhau, mà phải trở về quan hệ giữa một nước lớn và chư hầu như thời phong kiến khi xưa”.
- Khi “Mã Diện” loạn ngôn (DLB).  – Việt Nam mang ơn thì sẽ trả, nhưng Trung Quốc không được áp đặt (DT). Không rõ VN mang ơn gì ở đây? “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc”. Đánh giúp Trung Quốc, đất nước bị kiệt quệ sau 20 năm chiến tranh, người Việt bị chia rẽ, bao nhiêu máu xương của người Việt đã đổ, hơn 2 triệu mạng người VN đã nằm xuống… mà không được trả công, lại còn phải mang ơn TQ, là sao?
- Vương Trí Dũng: VIỆT NAM KHÔNG MANG ƠN TRUNG QUỐC (BVN). “Khi Trung Quốc mang 60 vạn quân xâm lược Việt Nam vào ngày 17-2-1979, là thời điểm bộc lộ toàn bộ âm mưu xấu xa của lãnh đạo Trung Quốc dưới lá bài giúp đỡ Việt Nam. Từ thời điểm đó, CHXH Việt Nam và CHNDTrung Hoa không còn là anh em đồng chí, mà là kẻ thù của nhau. Từ thời điểm đó giữa hai bên đã chấm dứt mọi tình nghĩa ơn huệ. Bởi vậy, hãy đào sâu chôn chặt, và đừng bao giờ nhắc đến giúp đỡ ơn huệ giữa Việt Nam và Trung Quốc“.
- Hoàng Mai: GIẢI PHÁP NÀO CHO ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM? (BVN). “… không còn con đường nào khác, trở về với Nhân Dân, có bước đi phù hợp để tiến tới đa nguyên, bầu cử tự do…  là con đường sáng suốt và duy nhất đúng của Đảng cộng sản Việt Nam. Tiến trình đó diễn ra như thế nào thì đó là việc tính toán của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các bộ phận chuyên môn.  Không có lẽ Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam không nhận ra?
H2<- Dân Philippines ‘phát hành’ bản đồ mới, coi Trung Quốc là tỉnh trực thuộc! (DT). “Bản đồ do các ‘cư dân mạng’ Philippines ‘tự chế’, kèm theo lời nhắn: Trung Quốc các ông vẽ được thì chúng tôi cũng tự vẽ được“. Nguồn ảnh: FB Modernize the Philippine Air Force
- Truyền thông thế giới chế giễu bản đồ Trung Quốc (DT).
- VN đưa vấn đề giàn khoan vào cuộc họp ASEAN (VNN). – ASEAN cần có cách tiếp cận khu vực với vấn đề biển Đông (TT).  – Tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN (CP). – ASEAN cần hành động để giữ vai trò trung tâm (NLĐ).  – Không thể chấp nhận dùng sức mạnh áp đặt đòi hỏi chủ quyền (LĐ).
- Hoa Kỳ, Philippines tập trận trong vùng biển tranh chấp (VOA). – Biển Đông : Philippines mạnh dạn hơn trong đối sách chống Trung Quốc (BBC).  – Cuộc gặp giữa hai lãnh đạo Nhật Bản, Philippines là thông điệp cho TQ (GD). – Thẩm phán Antonio T. Carpio: Dữ kiện lịch sử, dối trá lịch sử, và chủ quyền lịch sử về vùng biển Tây Phi Luật Tân (Diễn Đàn). – Phủ TT Philippines: Phát ngôn viên Trung Quốc ngậm máu phun người (MTG).
- Bản đồ này của TQ có thể khơi mào cho một cuộc chiến? Could this map of China start a war? (Washington Post). – Đại sứ Mỹ thẳng thừng phản bác bản đồ ‘đường 10 đoạn’ của Trung Quốc (TN). – Tướng Mỹ: Phải đáp trả tương xứng với TQ trên biển (24h). – Nghị sĩ Mỹ: ‘Mời Trung Quốc tập trận như rước cáo đến hội gà’ (VNE).
- 5 sai lầm của thế giới đối với Trung Quốc (Trần Kinh Nghị). “Khi Bắc Kinh công bố đường chữ U, còn gọi là ‘đường 9 đoạn’ hay ‘lưỡi bò’ … thì cả thế giới mặc dù thấy vô lý nhưng không nhận ra nguy cơ nguy hiểm nên không có ý thức phải xóa bỏ nó ngay từ trong trứng nước. Mãi đến gần đây khi nhận thấy các lực lượng hùng hậu của TQ đe dọa hòa bình ổn định tại biển Đông thì đã muộn“. - Bá đạo (Phi Vũ).  – Hãy hiểu và làm ngược lại những điều lãnh đạo Trung Quốc nói (FB Bùi Việt Hà).
- « Thoát Trung » (Trương Nhân Tuấn). Nhưng thoát bằng cách nào? Không thể “thoát Trung” nếu chưa “thoát Cộng”, vì khá nhiều “Cộng” không muốn “thoát Trung”: Nhà thầu TQ trúng thầu xây 10,6 km cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi (DĐDN/ ĐSPL).
- ‘Không thể tránh cải cách thể chế nữa’ (BBC). “Càng ngày Việt Nam càng thấy rõ hơn sức ép về việc cải cách thể chế và cảm thấy cần làm nhanh hơn nữa. Những phát triển trong thời gian qua không được như mong muốn và nhiều chương trình tái cơ cấu chưa được đẩy mạnh lên do việc cải cách thể chế chưa tiến hành được bao nhiêu… Tôi nghĩ thực sự trong thời gian tới Việt Nam sẽ phải thúc đẩy cải cách thể chế mặc dù trong nước còn ngần ngại. Đến lúc không thể không làm được nữa rồi“.
H10- Trung Quốc có thể tạm đóng một số cửa khẩu với Việt Nam (TP). Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn: “Chúng tôi vừa nhận được thông tin, phía Trung Quốc đang tăng cường giám sát xuất nhập khẩu tiểu ngạch. Thời gian tới, thậm chí một số cửa khẩu có khả năng sẽ dừng một thời gian để họ chấn chỉnh các quy định”. =>
- Đặc khu kinh tế– Quỷ kế nhãn tiền? (Quê Choa). “…ở đâu có mặt người TQ thì ở đó là lãnh địa bất khả xâm phạm của họ. Các cơ quan công quyền VN tự nhiên mất quyền kiểm soát, giám sát, mặc cho họ muốn làm gì thì làm. Nếu nay mai xuất hiện các đặc khu kinh tế, lại là các khu như Vũng Áng với hàng chục vạn người TQ thì có phải là đã tạo ra nhiều Crưm, liệu Văn phòng CP có quản lý được không?
- Về cuộc chiến biên giới Việt – Trung 1979: Liên Xô 1979: chặn bàn tay xâm lược Việt Nam (VHNA). “5/3/1979 Bắc Kinh đã phải ra quyết định rút quân, và 20/3/1979 phải thực hiện rút quân ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Nhưng quân Trung quốc vẫn ngoan cố đóng tại một số phần đất (sâu 1km vào lãnh thổ và rộng 2 km), mà trước đó Trung quốc gán ghép là ‘đất tranh chấp’, ở vùng biên giới hai nước...” – “Liên minh chống Xô” và hiện đại hoá quân sự Trung quốc (VHNA).
- Ai, tổ chức nào đã tuyên truyền và xô đẩy mình thành “kẻ phản động”? (FB Liberty). “Chính là họ, những kẻ hèn với giặc, ác với dân, những kẻ nói một đằng làm một nẻo. Cũng chính họ, chính thái độ và hành động của họ chứ chẳng phải ai khác, đã khẳng định cái việc BÁN NƯỚC là thật chứ ko phải lời đồn đại hay sự vu khống“.
- Những tấm gương bất tử (DLB).  Ông Bửu Phùng, người đã tự thiêu 40 năm trước:”Tại sao các ông không kêu gọi cộng sản ngừng đưa vũ khí và đạn dược vào miền Nam để tiếp tục gây chiến tranh? Tại sao các ông không điều tra những vụ vi phạm ngừng bắn của phía cộng sản?   Tôi quyết định tự thiêu để mong các ông, các nước thành viên của Ủy ban, sẽ thực hiện tất cả các nghĩa vụ của các ông là chấm dứt chiến tranh“.
- Xã hội dân sự và đảng chính trị – Nhu cầu phối hợp để xây dựng dân chủ (DCCT).
- Phạm Thành: Tiểu thuyết Cò hồn Xã nghĩa 24 (BĐX). “Tại sao cha tôi lại khăng khăng cái chế độ do bọn vô học lãnh đạo nhất định không tồn tại lâu dài? Vì cha tôi hiểu, trí tuệ mới là trường tồn, mới là động lực để loài người vươn tới.  Còn đối với nhưng kẻ vô học nhân bất học bất tri lý, đến hiểu mình còn chẳng nồi, hiểu gì người khác mà quản lý, mà lãnh đạo“.
H3
- Nhà hoạt động công đoàn Đỗ Thị Minh Hạnh được trả tự do (RFI). – Tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh được trả tự do (RFA).  – Đỗ Thị Minh Hạnh được tự do (ĐCV).  – TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM ĐỖ THỊ MINH HẠNH VỪA ĐƯỢC TỰ DO (Huỳnh Ngọc Chênh). – Đỗ Thị Minh Hạnh đang trên đường về nhà? (DLB). Bà Trần Ngọc Minh, mẹ Đỗ Thị Minh Hạnh: “Chỉ khi nào nhìn thấy Hạnh bước vào nhà bằng xương bằng thịt thì gia đình mới tin đó là sự thật”
- Lê Diễn Đức: Em đã trở về (Blog RFA). – Cánh chim báo bão đã sải cánh tự do! (Quê Choa).  – Trần Trung Đạo: Bài thơ cho Đỗ Thị Minh Hạnh (DLB).  – Phải ủng hộ và tích cực bênh vực tuổi trẻ yêu nước (DLB).
- Gạo cứu trợ vẫn chảy về Dương Nội (Phương Bích). “Một điều quái đản, là trong khi nhà chức trách làm ngơ trước số phận của cả ngàn người dân bỗng chốc mất kế sinh nhai, lại quay ra truy hỏi những nạn nhân về việc nhận gạo cứu trợ từ đâu. Không thể nói những người hỏi câu này là thiếu hiểu biết được“.
- Vì sao VN ‘ít đóng góp cho nhân loại’? (BBC). “Có những lĩnh vực cần cải thiện như làm từ thiện, số lượng người tị nạn, số lượng các hiệp định ký với LHQ, ô nhiễm nước, không khí, tự do báo chí, an ninh internet…”
- Hoàng Xuân: Báo chí không phải là công cụ (BBC). “Báo chí là tấm gương phản ánh xã hội. Người ta soi gương để nhìn thấy cái chưa đẹp, nhờ đó chỉn chu lại mình. Điểm nào đẹp rồi thì nhớ để lần sau cứ vậy mà làm. Mang cái mặt nhọ nhem đến soi gương rồi buộc tội cái gương không biết làm đẹp là việc làm ấu trĩ và buồn cười“. – Vương Trí Nhàn: Truyền thông trong một xã hội tiểu nông (Văn Việt).
- Chuyện lớn, chuyện nhỏ (TBKTSG). “Dù sao điều đáng tiếc là Quốc hội đã lãng phí thời gian mà lẽ ra có thể dành cho, chẳng hạn, một nghị quyết về biển Đông, một nghị quyết về thực thi Hiến pháp. Sau rốt, những phát biểu thẳng thắn kiểu như của đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (‘Có cử tri nói tôi làm đại biểu mà sao dốt thế’) để đề nghị chỉ để hai mức lấy phiếu là ‘tín nhiệm’ và ‘không tín nhiệm’ đã không đi đến đâu“.
- Xung đột giữa Đoàn Luật sư TP.HCM và Liên Đoàn Luật sư Việt Nam (BS). “Đoàn Luật sư TPHCM cho rằng Đại hội Đại biểu Luật sư toàn quốc lần thứ II phải thông qua một phương thức bầu cửa dân chủ nhất: Đại hội bầu trực tiếp Chủ Tịch Liên Đoàn, danh sách ứng cử viên vào chức danh Chủ tịch Liên Đoàn phải có từ 02 người trở lên, không chấp nhận ứng cử viên chức danh Chủ tịch Liên Đoàn chỉ có một người duy nhất, không chấp nhận kiểu bầu cử độc diễn không dân chủ“.
- Vụ Dương Chí Dũng vẫn nhận lương sau 2 năm bị truy nã, bị bắt và bị kết án tử: Duy nhất “quái dị”: Chỉ có ở CSVN (DLB). “… bất cứ ai ngoài xã hội cũng hiểu được, khi mà trong hàng trăm ngàn nhà máy công ty xí nghiệp lớn nhỏ, nước ngoài, hay quốc doanh trên cả nước, một công nhân chỉ vắng mặt không lý do, không báo trước, vài ba ngày là có thể bị trừ lương buộc thôi việc ngay lập tức, nhưng với Dương chí Dũng thì khác“.
H7- Bị đánh chết sau khi đo nồng độ cồn (NLĐ). “Người nhà ông Nguyễn Văn Chín (SN 1970, ngụ hẻm 1050 Quang Trung, phường 8, quận Gò Vấp, TP HCM) cho biết ông Chín bị hai thanh niên đánh chết sau khi ông bị CSGT đo nồng độ cồn“. =>
- Trùm cát lậu nguyên là Giám đốc Sở Tư pháp (TN). Bà Nguyễn Thị Mỹ Vân, Chủ tịch UBND xã Hàm Liêm: “Chúng tôi có rất ít thẩm quyền. Chẳng hạn như công an xã không có quyền chặn xe cát đang lưu thông để kiểm tra. Có khi đoàn kiểm tra lên đến nơi thì không thấy ai hết. Vì ông này từng là Giám đốc Sở Tư pháp, nghe nói ông ấy sắp mở văn phòng luật sư, nên tôi chỉ đạo anh em làm gì cũng thận trọng và phải đúng luật. Nhưng mà ông này quá ngoan cố rồi chứ không phải ngoan cố nữa“.
- Có chuyện làm ngơ cho công trình sai phép? (LĐ).
- Máy tính, iPad cũng bị cài phần mềm theo dõi (VNE).
- Google bắt đầu áp dụng « quyền được lãng quên » (RFI).
- Roman Pogorelov, nhà báo, nhà Đông phương học: Mùa xuân Trung Quốc? (Kichbu).
- Mỹ thúc Bắc Kinh trả tự do cho Lưu Hiểu Ba (RFI).
- Hồng Kông Bỏ Phiếu Cho Quyền Dân Chủ (ĐKN).
- Trung-Đài: ‘Vừa là bạn, vừa là thù’ (BBC).
- Bình Nhưỡng loan báo thử thành công hỏa tiễn chiến thuật (RFI).

- Yêu cầu Trung Quốc lập tức rút giàn khoan Hải Dương 981 (Soha). Chỉ giàn khoan Hải Dương 981 thôi sao? Các giàn khoan khác không cần phải rút?  – Giàn khoan càn quấy ở cửa vịnh Bắc bộ (TN).
- Ba nhầm tưởng của Trung Quốc khi kéo giàn khoan vào Việt Nam (Diễn Ngôn). “Trung Quốc sẽ tiếp tục kéo giàn khoan mới vào Biển Đông, xây dựng các căn cứ quân sự và thực hiện các hoạt động dân sự trên Hoàng Sa và Trường Sa, kiểm soát không lưu bằng cách xác định vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông, và cuối cùng tuyên bố chủ quyền và áp đặt luật chơi của họ lên vùng biển đảo và phòng không của Việt Nam“.
- Chủ tịch Trung Quốc yêu cầu tăng cường phòng thủ trên biển (DT). “Trong cuộc họp quốc gia ngày 27/6, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định nước này cần tăng cường phòng thủ biên giới cả trên biển và trên bộ, và cho rằng Trung Quốc không thể để bị bắt nạt như trước đây“. – TQ thừa nhận đã thiết lập “chế độ tuần tra SSCĐ” ở Biển Đông (GDVN).
- Ông Trần Công Trục: ‘Trung Quốc đang triển khai mọi lực lượng để xâm lăng’ (VNE). Ông Trần Công Trục, cựu Trưởng ban Biên giới Chính phủ: “Chúng ta đang ở trong một thời kỳ cực kỳ nguy hiểm, thậm chí như là đang trong thời chiến vì cuộc chiến tranh này không tiếng súng nhưng đã gây tác hại cho chúng ta ở tất cả các mặt“.
- GS Nguyễn Văn Tuấn: Với tình hình này thì có lẽ mất hết Trường Sa chỉ là vấn đề thời gian (Quê Choa). “Với tình hình này thì có lẽ VN sẽ còn mất hết Trường Sa chỉ là vấn đề thời gian. Ngư trường sẽ càng ngày càng thu hẹp. Đến một ngày nào đó không xa, Tàu cộng sẽ khống chế hoàn toàn VN, và VN sẽ ngoan ngoãn làm chư hầu hiện đại cho Tàu. Cũng có thể đó là ước vọng của vài người“.
- Song Chi: Việt Nam-Trung Quốc: Ai vay nợ và ai phải trả (NV). “Chỉ có đảng Cộng Sản Việt Nam nợ đảng Cộng Sản Trung Quốc để có đủ sức tiến hành hai cuộc chiến, trong đó cuộc chiến tranh ‘chống Mỹ cứu nước’ thực chất là cuộc chiến tranh ý thức hệ, là cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn giữa hai miền Nam Bắc… Và họ đã phải trả món nợ này không chỉ bằng hàng núi xương máu của nhân dân mà cả tài nguyên, những sự ưu tiên trong lĩnh vực kinh tế cho tới một phần lãnh thổ lãnh hải“.
- “Nóng đầu” là sa bẫy Trung Quốc (TT). – Không thể là tội đồ của nghìn thu (DT). “Không tự đem đất đi bán cho giặc, nhưng vô tài bất lực để giặc chiếm đất chiếm biển thì cũng có tội với tiền nhân và chịu trách nhiệm với con cháu. Mỗi con người Việt Nam, không ai muốn mình trở thành tội đồ của nghìn thu“.
- Cựu Tư lệnh Mỹ: ‘Không thể ngồi im nhìn Trung Quốc bành trướng’ (TN).  – Báo Nhật: Có Mỹ hỗ trợ, Nhật sẽ đánh bại Trung Quốc nếu xung đột nổ ra  (TN). “Nếu Washington can thiệp vào, tàu ngầm Hải quân Mỹ sẽ tấn công và phong tỏa các cảng lớn của Trung Quốc để ngăn chặn các tàu chiến của Trung Quốc.  Với sự hỗ trợ của Mỹ, Nhật Bản cũng sẽ triển khai Đội tàu hộ tống số 2 ở thành phố Sasebo và Đội tàu hộ tống số 4 ở thành phố Kure.  Trong hai đội tàu có các tàu khu trục lớn Kongo được trang bị tên lửa dẫn đường, có thể đánh bại các tàu chiến Trung Quốc ở biển Hoa Đông“. – Báo Đài Loan: Nhật-Mỹ sẽ đánh bại Trung Quốc nếu xảy ra xung đột ở Hoa Đông (DV).
- Không cắt đất bán lâu dài cho nước ngoài (TN). “Không chỉ muốn thành lập đặc khu kinh tế riêng với cơ chế đặc biệt ưu đãi về thuế khóa, nguồn cung ngoại tệ, tín dụng..., Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp  Formosa Hà Tĩnh (thuộc Tập đoàn Formosa, Đài Loan) còn muốn được cắt đất bán lâu dài cho nhân viên với số lượng lên đến 15.000 người“. – Nói không với yêu sách (TN).
- Lại nói về lòng yêu nước (THĐP). “Cái giàn khoan của Trung Quốc không phải là thứ duy nhất đang đặt sai chỗ và thể hiện nơi ấy đang bị xâm lăng.  Môt số khung giờ vàng trên Truyền hình Việt Nam toàn chiếu phim Tàu với Hàn, sai rồi. Điện thoại Tàu ‘cùi bắp’ nằm trong túi quần của người Việt nam, sai rồi. Một bịch nho hai nghìn có chữ Tàu treo trong các tiệm tạp hóa Việt Nam, sai rồi. Hàng triệu em nhỏ chơi đồ chơi in tiếng Tàu, sai rồi“.
- Phỏng vấn ông Trần Quốc Thuận, cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội: Đại biểu Quốc hội không phải chỉ để ngồi trên cái ghế (KT).
- Bán phụ nữ Việt Nam sang Trung Quốc : Thêm một báo động (RFI). “Theo một con số thống kê của chính quyền Việt Nam, được Unicef dẫn lại, trong 10 năm gần đây, có đến 22.000 phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của các đường dây « buôn người » sang Trung Quốc“.
KINH TẾ
- Sáu tháng đầu năm : Việt Nam tăng trưởng 5,18% (BBC). – Nửa đầu năm 2014: GDP tăng cao nhất trong ba năm (TBKTSG).
- Nền kinh tế vẫn chưa thoát khỏi vùng trũng suy giảm (TT).
- Chứng khoán 27-6: Lại một phiên cuối tuần “xanh vỏ” (TBKTSG). – Blog chứng khoán: Đi ngang trong nghi ngờ (VnEconomy).
- Ưu đãi FDI khởi động cuộc đua xuống đáy (TBKTSG).
- Nguyễn Quốc Khải: Vai trò của kiều hối trong kinh tế Việt Nam (VOA).
- Ngày 27/6/2014 : Cách cửa mới cho kinh tế Việt Nam và ba nước Đông Âu (KTB).
H8
<= Photo: DV. – Dân Đà Lạt đổ cả trăm tấn cà chua cho bò ăn (VNN).
- Điều hành giá xăng dầu: Bóng vào chân Bộ Công Thương (TBKTSG).
- Philippines sẵn sàng cắt giảm thuế nhập khẩu gạo (TBKTSG).
- Nhập siêu từ Trung Quốc tăng 21,2%, khách du lịch giảm 19,9% (MTG).

- Wal-Mart mở chiến dịch dùng hàng ‘Made in America’ (NV). “Từ một tháng nay, trong quận Cam, và nhất là tại Little Saigon, người dân gặp rất nhiều xe lưu thông trên đường dán sticker có dòng chữ ‘BOYCOTT MADE IN CHINA – BUY AMERICA MADE – SAVE AMERICA JOBS‘. Đây là một trong những hoạt động của tổ chức VietUSA Hope Foundation, một tổ chức phi chính phủ được thành lập năm 2013 tại California. Sticker này nằm trong chiến dịch kêu gọi không dùng hàng hóa có nguồn gốc từ Trung Quốc“.
VĂN HÓA-THỂ THAO
- YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU – KỲ 137 (Nhật Tuấn).
H5- Trăm năm Mặc Đỗ- Mặc Đỗ và Văn học Miền Nam (Da Màu).
- Dấu ấn truyền thống trong thơ Xuân Diệu thời kì 1932 – 1945 (VHNA). =>
- CHUYẾN TAXI CUỐI CÙNG (Tương Tri).  – Mong Manh Tơ Trời
- ĐÔI ĐIỀU VỀ HOÀNG TUẤN PHỔ (TCTP).
- Nhạc sĩ ‘Tìm lại người xưa’ qua đời vì tai nạn thảm khốc (MTG).
- Nguyễn Hưng Quốc: Ðọc sách (Blog VOA). “Ở Tây phương, ngược lại, hầu như mọi người đều khuyên giống nhau: Để viết hay, trước hết, hãy đọc. Không có nhà văn lớn nào mà không đọc nhiều“.
- Thấy gì qua hội thảo khoa học về dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh? (VHNA).
- MIỀN LỤC BÁT CỐ ĐÔ – MIỀN LỤC BÁT TỰ HÀO VÀ TRÂN TRỌNG (Vũ Nho).
- Trung Quốc và châu Âu [1]   –   Trung Quốc và Châu Âu (2)   —   Trung Quốc và Châu Âu (3) (VHNA). - Trung Quốc và Châu Âu (4)
- Truyền hình dài tập Hàn Quốc, một chiêu quảng cáo của các mác lớn (RFI).
- Tác giả của “Cuốn theo chiều gió” cũng bất lực trước số phận nhân vật (DT).
- Năm ghi chú bất lợi cho áo dài (Tia Sáng).
- Kho Báu Bí Ẩn Trên Cuộn Sách Bằng Đồng (ĐKN).
- Những cây cầu lịch sử của London (BBC).
- Brasil 2014: Tạm biệt châu Á! (BBC).   – Thua Bỉ 1-0, Nam Triều Tiên bị loại khỏi World Cup (VOA).  – Đức, Mỹ, Bỉ, Algeria vào vòng 2 World Cup (VOA).  - Tuyển Hoa Kỳ sẵn sàng cho trận gặp Bỉ (NV).
- Mondial 2014 : Vòng bảng kết thúc, đội Algeri khiến cổ động viên phát cuồng (RFI).
- Luis Suarez mất hợp đồng quảng cáo (BBC).

- Giữa Trần Gian Và Địa Ngục (Nguyễn Đình Bổn).
- Hà Thủy Nguyên: Ghi chép trong mưa (Văn Việt).
- LỄ HỘI CỦA AI (Văn Công Hùng).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Hãy xây một bức tường than khóc (Nguyễn Hoa Lư). “Hàng năm, trước khi vào nhận áo mũ của nhà vua ban cho các chức danh Giáo sư, Phó giáo sư, nhà giáo nhân dân/ưu tú… các tinh hoa của nền học vấn nước nhà phải thực hiện một nghi lễ: đến dập đầu vào bức tường mà than khóc cho tầm vóc của Giáo dục Đại học Việt Nam“.
- GIÁO SƯ GIẤY  (TCTP). “Cũng kèn, cũng trống, cũng lên ngai/ Chú Nguyễn nhà ta, cứ ngỡ ai!/ ‘Từ điển dốt’ sáng danh kiệt tác,/ ‘Giáo sư chui’ tỏ mặt anh tài!
- Đủ kiểu động viên “thi đỗ” làm trẻ khiếp đảm (NĐH).
- TƯ DUY CHỦ ĐỘNG (Hồ Hải).
- Dùng ‘trực thăng’ để giao pizza (BBC).
- Thể thao giúp xương vững chắc trở lại (Tia Sáng).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Đại gia Việt từng sở hữu 2 tấn vàng ròng (NĐT).
- Chuyện ly kỳ về ngôi biệt thự bỏ hoang trên “đất vàng” Hà Nội (DT).
- Tìm được mẹ thất lạc suốt 20 năm nhờ Facebook (NV).
- 20.000 đồng/bữa ăn, người nghèo Hà Nội “co kéo” bằng cách nào? (LĐ).
- Huế: 2 gia đình ăn cá nóc 1 người chết, 6 người đang cấp cứu (MTG).
H4- Sóng ngầm ở xóm “Đàn bà vượt cạn chỉ có một mình” (TP).
- Mẹ con cô gái mang đôi chân khổng lồ cầu cứu (DT). =>
- Chuyện của những ‘người vô hình’ trong pháp luật (MTG).
- Thay đổi quan niệm để dẹp nạn trộm chó (TN).
- Mẹ nạn nhân đưa tiền cho kẻ buôn người để chuộc con về (Zing).
- Tràn lan hàng độc hại nhập lậu từ Trung Quốc (PLTP).
- TQ: Dân mạo hiểm mạng sống bắt cá trong nước lũ (KP).
- Thái Lan: Nhà sư lãnh án tù vì hiếp dâm (BBC).
- Thôn nữ Ấn Độ khổ vì cảnh không nhà xí (BBC).
- Buôn lậu Amphetamine, một thách thức lớn đối với Châu Á (VOA).
- Tàu cá TQ ‘chìm ở biển Hoa Đông’ (BBC). – Một tàu cá Trung Quốc chìm gần Senkaku, 5 ngư dân mất tích (RFI).
- Đan Mạch hỗ trợ Việt Nam 1.900 tỉ đồng chống biến đổi khí hậu (TBKTSG).
- Đập thủy điện Don Sahong được án treo : Lào đồng ý tham vấn trước (RFI).  – Lào tuyên bố sẽ thực hiện tham vấn, nhưng vẫn tiếp tục xây đập thủy điện (MTG).

- 600 lao động hết hạn hợp đồng rủ nhau bỏ trốn tại Hàn Quốc (LĐ). “Theo thông tin từ Sở LĐTBXH, toàn tỉnh hiện có 1.063 LĐ tại Hàn Quốc hết hạn hợp đồng phải về nước, trong đó đã vận động được 463 người về nước“. Nhờ vận động mà có được 463 người về nước. Nếu không vận động, có lẽ chẳng có người nào chịu về nước. Vì sao người dân chẳng còn muốn trở về nơi quê cha đất tổ?
QUỐC TẾ
- Ukraina ký thỏa thuận liên kết với Liên Hiệp Châu Âu (RFI). – Tổng thống Ukraine ký hiệp định mậu dịch tự do với EU, Nga phản đối (VOA).  – EU ký hiệp ước với ba nước Liên Xô cũ (BBC). – Ba nước Liên Xô cũ ký hiệp ước với EU (VNN). – Nga cảnh báo Ukraine về hậu quả nghiêm trọng khi gia nhập EU (DT).
- Ghế chủ tịch Ủy ban châu Âu : Anh đánh trận cuối chống Juncker (RFI). – Giới lãnh đạo EU bất đồng về người lãnh đạo ngành hành pháp (VOA).
- Iraq: Giáo sĩ Shia hàng đầu đòi thay Thủ tướng Maliki (VOA). – Trung Quốc hồi hương công nhân bị kẹt ở Irak (RFI).
- Những phiền phức trong chính sách Trung Đông của Trung Quốc (FB Tin Viet).
- Quân đội Thái Lan khẳng định không bỏ quyền lực (RFI).
- Hoa Kỳ ngưng sản xuất mìn chống cá nhân (RFI).
- Nổ ống dẫn khí đốt ở Ấn Độ, 14 người chết (VOA).
- Ấn Ðộ dự tính tăng cường giao thương với các nước Nam Á (VOA).

* RFA: + Sáng 27-06-2014; + Tối 27-06-2014
* RFI: 27-06-2014
* Video RFA: + Bản tin video sáng 27-06-2014

2392. GS Thayer: ‘Việt Nam phải lên tiếng bây giờ nếu không sẽ mất cơ hội mãi mãi’

VOA
Hoài Hương
27-06-2014
H1
Giáo sư Carl Thayer nói việc Trung Quốc điều máy bay quân sự tới gần giàn khoan có thể là để thử nghiệm trước khi tuyên bố một khu phòng không trên Biển Đông. 
Một giới chức hàng hải cao cấp của Việt Nam tiết lộ rằng cho tới thời điểm này, hơn 27 tàu của lực lượng kiểm ngư Việt Nam đã bị tàu Trung Quốc cố ý đâm va hơn 100 lần, gây thiệt hại nặng cho các tàu kiểm ngư Việt Nam.
Trong một cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam chiều hôm qua, Phó Cục Trưởng Cục Kiểm Ngư Việt Nam Hà Lê còn cho biết là từ khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế Việt Nam, các tàu của Trung Quốc thường xuyên có hành động nguy hiểm để “tấn công và uy hiếp” nhân viên của lực lượng kiểm ngư và cảnh sát biển Việt Nam, ngăn cản không cho họ thi hành phận sự, và vì những hành động này mà từ hồi đầu tháng 6 tới giờ, 15 nhân viên của lực lượng kiểm ngư Việt Nam bị thương.
Trang mạng Đời sống Pháp luật.com đăng tải nội dung của buổi họp báo, nêu lên những vụ điển hình gần đây nhất, xảy ra hôm 17 tháng 6, 18 tháng 8, và đáng chú ý nhất, theo bài báo là vụ xảy ra hôm 23 tháng Sáu, khi tàu kiểm ngư Việt Nam mang số hiệu KN-951 đang thi hành nhiệm vụ thực thi pháp luật trên biển, thì bị 4 chiếc tàu Trung Quốc bao vây, đâm va, gây hư hỏng nặng.
Phía Việt Nam cáo buộc rằng hành động hung hăng nguy hiểm đó của Trung Quốc cho thấy một sự tính toán trước, cố tình đâm vào chiếc tàu kiểm ngư 951 của Việt Nam để gây thiệt hại nặng cho tàu này.
Tin của VnExpress hôm nay tường trình rằng Trung Quốc đã điều thêm máy bay chiến đấu tới giàn khoan HD 981. VnExpress nói rằng chiều ngày 26 tháng từ 6 giờ tới 7g 40, Trung Quốc đã cho máy bay trinh sát bay ba lượt qua khu vực các tàu Việt Nam, và từ 8 g 45 tới 8g 55, lực lượng kiểm ngư phát hiện hai chiến đấu cơ Trung Quốc lượn ở độ thấp cách giàn khoan 12 hải lý.
Nói chuyện với Ban Việt ngữ –Đài VOA, giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam, từng làm việc cho Học viện Quốc phòng Australia, nhận định về những diễn biến này và những vụ đụng độ trên biển giữa tàu Việt Nam và tàu Trung Quốc hồi gần đây.
Giáo sư Thayer nói: “Dường như đây là dấu hiệu cuộc tranh chấp đang được quân sự hóa. Trung Quốc đã điều nhiều phi cơ, phần lớn là phi cơ dân sự nhưng cũng có các máy bay quân sự khi nước này băt đầu triển khai giàn khoan dầu Hải Dương 981, và từ đó đã có nhiều máy bay quân sự khác được báo cáo trong khu vực này. Gửi thêm máy bay tới khu vực chỉ quân sự hóa cuộc tranh chấp, nhưng điều đó cho thấy là có thể Trung Quốc đang thử nghiệm khả năng của họ để thiết lập một khu phòng không, buộc các máy bay khác phải báo cáo khi bay ngang qua một vùng không phận giới hạn trên Biển Đông, từ phía Nam đảo Hải Nam và đảo Hoàng Sa, rồi hướng về phía Tây dọc theo bờ biển tới khoảng Đà Nẵng.”
Nhận định về phản ứng có phần không mấy quyết liệt của giới lãnh đạo Việt Nam trước những hành động leo thang và đụng độ trên biển hồi gần đây, Giáo sư Thayer nói:
Dựa vào những báo cáo đến được tay tôi, thì Bộ Chính Trị hoàn toàn chia rẽ về liệu có nên ra mang vấn đề ra trước tòa án để thách thức Trung Quốc, hay là cứ tiếp tục phản ứng một cách không ồn ào. Giới lãnh đạo Việt Nam rất sợ rằng nếu họ tỏ thái độ quyết liệt hơn phản đối Trung Quốc, thì Trung Quốc sẽ lại leo thang vấn đề lên hơn bây giờ nữa, và trừng phạt Việt Nam phải chịu những  hậu quả nặng nề hơn nữa, và có thể phơi bày ra trước ánh sáng công luận Việt Nam rằng giới lanõn đạo Việt Nam không có khả năng hành động một cách cương quyết. Đó là thực tế của tình hình. Quả thực, chính phủ Việt Nam không có khả năng hành động một cách cương quyết.”
Giáo sư Thayer nói trong giới lãnh đạo hàng đầu trong Bộ Chính Trị Việt Nam, sự lo sợ cao tới mức khi Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry mời Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh sang Washington để thảo luận về vấn đề Biển Đông, Bộ Chính Trị đã quyết định phái một Thứ Trưởng Ngoại giao đi thay vì ông Phạm Bình Minh, bởi vì Hà nội sợ phái Bộ trưởng Ngoại giao tới Washington sẽ là hành động quá nhạy cảm vào thời điểm này, và điều đó cho thấy là có một số ủy viên Bộ Chính Trị muốn hòa hoãn, và nhượng bộ Trung Quốc, với hy vọng sẽ có thể giải quyết được cuộc tranh chấp này.
Được hỏi liệu hòa hoãn quá có làm cho tình hình xấu đi hơn nữa hay không, Giáo sư Thayer trả lời:
Vâng, theo tôi đây là một trường hợp phải lên tiếng bây giờ, nếu không sẽ mất cơ hội mãi mãi. Trung Quốc muốn tăng mức độ uy hiếp các nước ở Á Châu, bằng cách trừng phạt và áp lực các nước này, để họ đừng lên tiếng phản đối những gì mà Trung Quốc đang làm. Nếu ngoan ngoãn im lặng thì có thể làm ăn hợp tác với Trung Quốc, nhưng đây không phải là một quan hệ ngang hàng giữa hai quốc gia ngang nhau, mà phải trở về quan hệ giữa một nước lớn và chư hầu như thời phong kiến khi xưa. Trung Quốc muốn mình là số Một, các nước khác phải thừa nhận điều đó, và không muốn các nước khác liên kết với các thế lực bên ngoài khác.”
Mới đây Ủy viên Quốc Vụ Viện Trung Quốc đã đến Việt Nam, và đòi hỏi Việt Nam với thái độ khá gay gắt phải ngưng leo thang những lời tố cáo Trung Quốc về vấn đề tranh chấp Biển Đông.
​Giáo sư Thayer khuyến cáo rằng nếu các nước nhỏ tiếp tục nhượng bộ, Trung Quốc dần dà sẽ thực hiện ý định chiếm thêm biển đảo, xây cất trên biển, và tất cả những gì mà Bắc Kinh muốn làm, và càng để lâu sẽ càng khó giải quyết một cách có lợi cho các nước nhỏ hơn.

2393. 5 sai lầm của thế giới đối với Trung Quốc

Trần Kinh Nghị
27-06-2014
H2
Lâu nay dư luận quốc tế nói nhiều về sai lầm của TQ trong âm mưu độc chiếm Biển Đông…, nhưng không nói về sai lầm của thế giới trước mưu đồ của TQ. Thật ra tình hình Biển Đông sẽ không như ta thấy ngày nay nếu thế giới đã không phạm quá nhiều sai lầm trong quan hệ với Trung Quốc. Dưới đây xin điểm qua một số sai lầm chính.
Sai lầm thứ nhất- Thế giới thường coi TQ như một nước đông dân nghèo nàn lạc hậu cần được giúp đỡ hơn là phải đề phòng. Lòng vị tha của  thế giới, nhất là của các nước Âu, Mỹ đã bị TQ lợi dụng trong suốt nửa thế kỷ qua kể từ khi nước CHNDTH ra đời năm 1949.
Đúng ra đã có một thời kỳ Mỹ và phương Tây đã chống TQ nhưng chỉ vì lý do lo sợ CNCS, mà không thấy nguy cơ của chủ nghĩa dân tộc đại Hán mới là điều đáng sợ nhất. Sau khi TQ thực hiện “mở cửa” cả thế giới đã hồ hởi nhảy vào giúp một cách vô tư…như người giàu giúp kẻ nghèo. Chính nhờ sự đầu tư vốn và khoa học-công nghệ của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Pháp, Đức, Anh… và sự rộng lượng của các thể chế tài chính-thương mại thế giới, TQ đã nhanh chóng hội đủ điều kiện để hiện thực hóa mưu đồ bá chủ ấp ủ từ lâu. Một trong những việc đầu tiên mà giới lãnh đạo TQ đặc biệt chú trọng là xây dựng lực lượng hải quân hiện đại để bắt nạt các nước nhỏ quanh biển Đông nhằm ý đồ độc chiếm biển Đông tiến tới giành quyền bá chủ thế giới. 
Sai lầm thứ hai - Khi Bắc Kinh công bố đường chữ U, còn gọi là “đường 9 đoạn” hay “lưỡi bò” (vốn chỉ là một bản vẽ tay ngẫu hứng của một viên tướng thời Tưởng Giới Thạch) thì cả thế giới mặc dù thấy vô lý nhưng không nhận ra nguy cơ nguy hiểm nên không có ý thức phải xóa bỏ nó ngay từ trong trứng nước. Mãi đến gần đây khi nhận thấy các lực lượng hùng hậu của TQ đe dọa hòa bình ổn định tại biển Đông thì đã muộn. Cái đường lưỡi bò như trò đùa trẻ con đó nay đã hiện rõ trên bản đồ thế giới với cả những “đốt xương” chạy từ căn cứ Tam Á (đảo Hải Nam) xuống cái gọi là “Thành phố Tam Sa”, sắp tới xuống tận bãi  Gạc Ma giữa biển Đông, chẳng mấy chốc sẽ xuống tận eo Malacca. 
Tuy vậy, đến giờ phút này thế giới vẫn chưa hề có một biện pháp tập thể nào để đối phó một cách có hiệu quả. Trong khi ASEAN là tập họp của 10 quốc gia trực tiếp bị ảnh hưởng tiếp tục bị chia rẽ thì LHQ dường như bị thôi miên.   
Sai lầm thứ ba-  Tính đến nay có lẽ chưa nước nào hình dung một ngày kia khi biển Đông trở thành “nội thủy” của TQ và  tàu bè của bất cứ nước nào qua đây đều phải xin phép và nộp lệ phí cho nhà cầm quyền Bắc Kinh. Tuyến đường hàng hải xung yếu này quan trọng là vậy, nhưng không hiểu sao thiên hạ coi đó là chuyện riêng của một vài nước có tranh chấp biển đảo với TQ, thậm chí không ít kẻ muốn lợi dụng để “đục nước bé cò” kiếm lợi trong quan hệ với TQ. 
H3Sai lầm thứ tư- Toàn bộ hệ thống luật lệ và các cơ chế hợp tác quốc tế của thế giới, kể cả hai tổ chức đồ sộ là LHQ và WTO đều bó tay trước những hành động vô lý trắng trợn của một nước thành viên, đó là TQ. Thật trớ trêu khi Mỹ, EU, Nga thường huy động nguồn lực quốc tế để can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác,  nhưng không hề có hành động tương tự trước TQ. Tất cả những gì mà họ, kể cả Mỹ, làm được cho đế nay chỉ là lời nói (lip service).  
Sai lầm thứ năm- Thế giới đang chấp nhận TQ như một siêu cường mặc dù nước này không hề có tố chất của siêu cường. TQ hành động như một quốc gia kẻ cướp chỉ cậy sức mạnh bất chấp luật lệ và  đạo lý. Cũng là chiến tranh chống VN, nhưng Mỹ dù sao cũng còn biết “phục thiện”, nhưng TQ thì vừa dã man tàn bạo vừa thủ đoạn đê tiện đổi trắng thay đen rất “khó chơi”. Lối hành xử của TQ khiến ta nghĩ tới một loại chủ nghĩa dân tộc cực đoan như phát xít Đức thời kỳ thế chiến II. 
Trên đây là tóm lược 5 sai lầm cơ bản của thế giới đối với TQ trong vấn đề biển Đông. Chừng nào chưa có sự đồng tâm hiệp lực của toàn thể cộng đồng quốc tế để đối phó với âm mưu bành trướng bá quyền đại Hán thì hòa bình, an ninh của châu Á và thế giới sẽ còn tiếp tục bị đe dọa bởi Trung Quốc; Việt Nam và Philipin chỉ là sự bắt đầu./. 

2394. Xung đột giữa Đoàn Luật sư TP.HCM và Liên Đoàn Luật sư Việt Nam


H1
H2
RFA – Việt Ngữ
Trân Văn – Phóng viên RFA
14-04-2009

Vì sao luật sư giỏi từ chối tham gia lãnh đạo Liên đoàn luật sư? (phần 1)

Cách nay vài ngày, Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu Luật sư lần thứ nhất loan báo: Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc lần thứ nhất, sẽ diễn ra trong các ngày từ 10 tháng 5 đến 12 tháng 5.

Trước thông tin này, Tạp chí Tuyên giáo của Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng CSVN nhận định: “Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu sự phát triển của nghề luật sư ở Việt Nam.”
Nhận định vừa kể, có sát với các diễn biến trong thực tế và có đúng với cảm nhận của giới luật sư hay không?
Luật sư & Đoàn luật sư
Dù hệ thống Tòa án nhân dân xuất hiện tại miền Bắc từ giữa thập niên 1940, rồi hình thành vào giữa thập niên 1970 ở miền Nam nhưng mãi đến năm 1987, Việt Nam mới ban hành những quy phạm pháp luật có liên quan đến việc thành lập các Đòan Luật sư và việc hành nghề Luật sư.
Từ đó đến nay, các quy phạm pháp luật về luật sư liên tục được sửa đổi. Năm 2001, Pháp lệnh Luật sư đầu tiên, ban hành năm 1987 được thay thế bằng một Pháp lệnh Luật sư mới.
Đến năm 2006, Pháp lệnh Luật sư 2001 tiếp tục được thay thế bằng Luật Luật sư – lọai văn bản pháp quy có giá trị cao hơn pháp lệnh.
Điều đó cho thấy, vị trí, vai trò của luật sư trong sinh họat xã hội đã khác trước.
Tuy Pháp lệnh Luật sư năm 2001 và Luật Luật sư năm 2006 cùng đề cập đến việc cần có một “Tổ chức Luật sư Tòan quốc” làm đại diện cho giới luật sư ở Việt Nam nhưng đến nay, các Đòan Luật sư tại Việt Nam vẫn là những tổ chức độc lập với nhau.
Thành viên của các Đòan Luật sư trực tiếp bầu ra Ban Chủ nhiệm, Hội đồng Khen thưởng và Kỷ luật. Về phía nhà nước, UBND tỉnh, thành phố chỉ ban hành quyết định thành lập Đòan Luật sư trong địa phương của mình và Bộ Tư pháp chỉ giữ vai trò giám sát họat động của các Đòan Luật sư.        
Trong Luật Luật sư hiện hành, dù “Tổ chức Luật sư tòan quốc” được xem là “cơ sở pháp lý quan trọng nhằm thực hiện các chủ trương của Đảng về đổi mới và phát triển hoạt động luật sư”, song kế họach thành lập “Tổ chức Luật sư tòan quốc” vẫn liên tục bị giới luật sư Việt Nam phản đối, vì việc sắp đặt nhân sự lãnh đạo tổ chức này bị cho là thiếu dân chủ, thậm chí vi phạm pháp luật.
Sự can thiệp của Nhà nước
Tháng 10 năm 2006, Bộ Tư pháp Việt Nam chính thức giới thiệu “Đề án thành lập Tổ chức Luật sư toàn quốc”. Theo đó, tên gọi chính thức của “Tổ chức luật sư Tòan quốc” sẽ là “Liên đòan Luật sư Việt Nam”.
Bộ Tư pháp cho biết sẽ thành lập “Hội đồng Luật sư lâm thời toàn quốc” để tổ chức “Đại hội đại biểu Luật sư lần thứ nhất”, qua đó lập ra “Liên đòan Luật sư Việt Nam”.
Tuy nhiên, ngay sau đó, Luật sư Nguyễn Đăng Trừng, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM đã thay mặt Đòan Luật sư TP.HCM, gửi “Kiến nghị khẩn cấp”, đề nghị Thủ tướng Việt Nam và Bộ trưởng Tư pháp không chỉ định bất kỳ cán bộ nào đại diện Bộ Tư pháp làm thành viên của “Hội đồng Luật sư lâm thời toàn quốc”.
Trong “Kiến nghị khẩn cấp” ký ngày 20 tháng 10 năm 2006, Đoàn Luật sư TP.HCM cho rằng: Việc Bộ Tư pháp đưa hai đại diện của mình làm thành viên ‘Hội đồng Luật sư lâm thời’ và dự kiến cơ cấu một người làm Chủ tịch, một người làm Phó Chủ tịch kiêm Trưởng Ban Thư ký là “vi phạm nguyên tắc kết hợp quản lý Nhà nước với phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư, được quy định tại Luật Luật sư”.
Phản ứng của Đòan Luật sư TP.HCM và dư luận trong giới luật sư trên tòan quốc đã khiến việc thực hiện “Đề án thành lập Tổ chức Luật sư toàn quốc” bị khựng lại. Mãi 15 tháng sau, vào ngày 16 tháng 1 năm 2008, ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Việt Nam mới phê duyệt “Đề án thành lập Tổ chức Luật sư toàn quốc”.
Khi phê duyệt đề án, Thủ tướng Việt Nam xác định: “Người đứng đầu tổ chức luật sư toàn quốc phải là người có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, am hiểu sâu sắc nghề luật sư và thực tiễn hoạt động luật sư ở Việt Nam, có khả năng lãnh đạo, dẫn dắt và thuyết phục đối với đội ngũ luật sư…”.    
Cho dù Thủ tướng Việt Nam yêu cầu: Trong năm 2008, phải thực hiện xong “Đề án thành lập Tổ chức Luật sư toàn quốc” nhưng đến nay, tháng 4 năm 2009, Liên đòan Luật sư Việt Nam vẫn chưa ra đời.
Khi được báo điện tử VietnamNet hỏi, vì sao lại chậm trễ như vậy, ông Lê Thúc Anh, Chủ tịch Hội đồng lâm thời Luật sư toàn quốc, cho biết: “Đây là một tổ chức nghề nghiệp đặc thù nên công tác nhân sự tương đối phức tạp”.
Còn ông Nguyễn Văn Thảo, Phó Chủ tịch Hội đồng lâm thời Luật sư toàn quốc thì tiết lộ “Dù đã động viên nhiều luật sư giỏi tham gia nhưng họ đều từ chối vì bận công việc”.
Luật sư Nguyễn Trọng Tỵ, Đòan Luật sư Hà Nội, thành viên Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu Luật sư lần thứ nhất, giải thích thêm lý do khiến “công tác nhân sự tương đối phức tạp”:
“Nói chung là có những ý kiến khá gay cấn, nhất là của một số anh em luật sư TP.HCM. Các anh chị em ấy muốn người lãnh đạo của Liên đòan Luật sư phải là luật sư lâu năm, phải có kinh nghiệm họat động luật sư thì mới sát với thực tế, sát với bảo vệ quyền lợi của luật sư, có hiệu quả hơn. Quan điểm chung là như vậy…”
Qúy vị vừa nghe tóm lược quá trình hình thành và phát triển đội ngũ luật sư ở Việt Nam, cũng như những trục trặc trong việc thành lập Liên đòan Luật sư Việt Nam.
Trong bài tới chúng tôi sẽ tường thuật chi tiết hơn về diễn biến của “công tác nhân sự” trong quá trình thành lập Liên đòan Luật sư Việt Nam và vì sao “nhiều luật sư giỏi từ chối tham gia Hội đồng Luật sư tòan quốc”
——–
RFA – Việt Ngữ
Trân Văn, phóng viên RFA

Vì sao luật sư giỏi từ chối tham gia lãnh đạo Liên đoàn luật sư? (phần2)

Trân Văn tiếp tục tường trình chi tiết về diễn biến của “công tác nhân sự” trong quá trình thành lập Liên đòan Luật sư Việt Nam và nguyên nhân tiềm ẩn, biến “công tác nhân sự” trở thành phức tạp”…

“Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc lần thứ nhất”, sẽ diễn ra trong các ngày từ 10 tháng 5 đến 12 tháng 5 sắp tới.
Nhân dịp này, chúng tôi đã tóm lược quá trình hình thành và phát triển đội ngũ luật sư ở Việt Nam cũng như những trục trặc trong việc thành lập Liên đòan Luật sư Việt Nam.
Hội đồng Luật sư lâm thời
Dù năm 2006 đã từng bị Đòan Luật sư TP.HCM phản đối vì dự tính cử công chức lãnh đạo tổ chức luật sư và đầu năm 2008, Thủ tướng Việt Nam từng chính thức yêu cầu: “Người đứng đầu tổ chức luật sư toàn quốc phải có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, am hiểu sâu sắc nghề luật sư, có khả năng lãnh đạo và thuyết phục đối với đội ngũ luật sư…”
Song Bộ Tư pháp vẫn không chọn những luật sư thực thụ, giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, đủ uy tín để lãnh đạo “Hội đồng Luật sư lâm thời”.
Đầu tháng 6 năm 2008, Bộ Tư pháp công bố “Quyết định thành lập Hội đồng lâm thời luật sư toàn quốc”. Ba nhân vật được Bộ Tư pháp sắp xếp làm chủ tịch, phó chủ tịch, trước đó chưa bao giờ là luật sư.
Ông Lê Thúc Anh, chủ tịch, chỉ là một cựu thẩm phán, từng làm Phó Chánh án Tòa án Tối cao. Hai phó chủ tịch là ông Nguyễn Văn Thảo, ông Trần Đại Hưng thì một người từng đảm nhiệm vai trò Vụ phó Vụ Bổ trợ Tư pháp (một cơ quan thuộc Bộ Tư pháp, chuyên giám sát luật sư, công chứng viên,…), một người từng là Phó Ban Nội chính Trung ương Đảng (cơ quan thay mặt Đảng CSVN chỉ đạo họat động của hệ thống Tòa án, Viện Kiểm sát, Công an, Thanh tra,…). 
Do được sắp xếp làm lãnh đạo “Hội đồng lâm thời Luật sư Tòan quốc”, cả ba ông được Bộ Tư pháp cấp “Chứng chỉ hành nghề luật sư”. Thế nhưng chừng đó chưa đủ để được xem là luật sư, nên cả ba ông phải xin gia nhập đòan luật sư nào đó.
Vì cư trú tại Hà Nội, ông Nguyễn Văn Thảo và ông Trần Đại Hưng xin gia nhập Đòan Luật sư Hà Nội và được chấp nhận.
Đoàn Luật sư TP.HCM phản đối
Riêng ông Lê Thúc Anh, cư trú tại TP.HCM, gửi hồ sơ xin gia nhập Đòan Luật sư TP.HCM thì bị đòan này bác, vì: “Ông Lê Thúc Anh đã được Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu Luật sư toàn quốc quyết định làm Chủ tịch Hội đồng lâm thời Luật sư Toàn quốc, có nghĩa là ông Lê Thúc Anh đã là luật sư đại diện cho Đoàn luật sư nào đó”.
Việc Đòan Luật sư TP.HCM từ chối kết nạp ông Lê Thúc Anh, tuy có làm dư luận xôn xao nhưng cuối cùng, ông Lê Thúc Anh vẫn trở thành luật sư của Đòan Luật sư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và đạt đủ yêu cầu mà Thủ tướng Việt Nam đặt ra (phải là luật sư mới được tham gia Hội đồng lâm thời Luật sư Toàn quốc)
Luật sư Vũ Bá Thanh, Chủ nhiệm Đòan Luật sư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cho biết, ông không nhớ cụ thể ngày, tháng ông Lê Thúc Anh gia nhập Đòan Luật sư Bà Rịa – Vũng Tàu, song ông Anh mới gia nhập đòan luật sư này trong năm nay.
Trả lời câu hỏi vì sao Đòan Luật sư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tiếp nhận ông Anh làm thành viên, ông Thanh nói: 
“Anh Lê Thúc Anh có hộ khẩu tại TP.HCM. Theo quy định của Luật Luật sư và các văn bản hướng dẫn thi hành thì nơi cư trú không hẳn là nơi có hộ khẩu, mà có thể là nơi người ta hành nghề”.
Trở lại với Đòan Luật sư TP.HCM, không chỉ từ chối kết nạp ông Lê Thúc Anh, giữa tháng 6 năm ngóai, đòan này còn gửi một công văn cho Bộ Tư pháp, yêu cầu rút tên Luật sư Nguyễn Đăng Trừng ra khỏi Hội đồng lâm thời Luật sư Toàn quốc.
Một tháng sau, Ban Chỉ đạo Ðại hội Ðại biểu Luật sư Toàn quốc thông báo: “Không chấp nhận cho Luật sư Trừng rút tên khỏi hội đồng lâm thời bởi lý do mà ông Trừng nêu ra là không chính đáng. Theo ‘Đề án thành lập Tổ chức Luật sư Toàn quốc’, chủ nhiệm đoàn luật sư thành phố Hà Nội và Sài Gòn là hai thành viên đương nhiên”.
Vẫn còn nhiều khác biệt
Về nguyên tắc, Hội đồng lâm thời Luật sư Toàn quốc chỉ tổ chức “Đại hội đại biểu Luật sư lần thứ nhất” và chính đại biểu sẽ bầu các thành viên chính thức của “Hội đồng Luật sư toàn quốc”, để lãnh đạo Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
Nói cách khác, vai trò của hội đồng chỉ có tính cách tạm thời. Vậy thì vì sao, Bộ Tư pháp vẫn khăng khăng bảo vệ phương án nhân sự mà họ đã xác lập, bất kể đủ thứ rắc rối?
Hôm 10 tháng 4 vừa qua, giải thích về quy trình bầu Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, với VietNamNet, ông Nguyễn Văn Thảo tiết lộ một phần lý do:
“Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam sẽ do Hội đồng Luật sư toàn quốc bầu, chứ không để đại hội bầu trực tiếp. Một số ý kiến cho rằng cần bầu trực tiếp nhưng đây là đại hội lần thứ nhất nên hội đồng lâm thời sẽ phải lên danh sách dự kiến cho các vị trí”.
Việt Nam hiện có khỏang 5.300 luật sư nhưng chỉ có 328 luật sư được chọn làm đại biểu dự “Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc lần thứ nhất”. 328 đại biểu này sẽ bầu 91 luật sư tham gia “Hội đồng Luật sư toàn quốc” và 91 luật sư đó mới có quyền bầu Chủ tịch Liên đòan Luật sư, sau khi “hội đồng lâm thời đã lên danh sách dự kiến cho các vị trí”!
Cũng vì vậy, Luật sư Nguyễn Đăng Trừng nêu nhận xét của ông với VietNamNet:
“Đây là một tổ chức nghề nghiệp nên quá trình bầu cử phải dân chủ. Thực tế lại không được như vậy. Cách đang làm sẽ không nhận được sự tín nhiệm của giới luật sư, khó lòng kết nối các đoàn luật sư trong cả nước và bảo vệ được quyền lợi cho luật sư trong quá trình hành nghề”.
Trước những ý kiến tương tự, Luật sư Nguyễn Trọng Tỵ trấn an:
“Trong điều kiện hiện tại ở Việt Nam thì có lẽ không thể làm khác được. Chúng tôi chấp nhận như vậy và bổ sung vào các nhược điểm đó là thành phần đã có kinh nghiệm họat động luật sư lâu năm!”. 
Kế họach thành lập Liên đòan Luật sư Việt Nam vốn thuộc khuôn khổ dự án “Hỗ trợ cải cách tư pháp và pháp luật tại Việt Nam”, quen được gọi là “Dự án Danida” do Đan Mạch và Thụy Điển hỗ trợ cho Bộ Tư pháp Việt Nam. Chưa rõ chính phủ Đan Mạch và Thụy Điển có ý kiến nào về vấn đề này hay không?

2395. VIỆT NAM KHÔNG MANG ƠN TRUNG QUỐC

Bauxite Việt Nam
Vương Trí Dũng
28-06-2014
Một số người cho rằng Việt Nam mang ơn Trung Quốc. Đó là một nhận thức không đúng. Ngay cả Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang trong cuộc gặp với cử tri ngày 26-6-2014 cũng phát biểu “mang ơn thì có cách trả ơn chứ không áp đặt”. Phát biểu như vậy vô tình tạo cớ cho Trung Quốc trích dẫn rêu rao xuyên tạc. Những luận cứ sau đây sẽ mimh chứng rằng Việt Nam không mang ơn Trung Quốc.

1. Ngay từ ban đầu lãnh đạo Trung Quốc giúp Việt Nam là vì lợi ích của chính Trung Quốc. Nếu Trung Quốc không có lợi, lãnh đạo Trung quốc đã không giúp Việt Nam.
Thiết nghĩ không ai phản bác khẳng định trên. Chúng ta chưa bàn đến giúp cái gì và giúp như thế nào. Nhưng rõ ràng nếu không có lợi thì dứt khoát lãnh đạo Trung Quốc đã không giúp Việt Nam.
2. Không phải tự nguyện hay do Việt Nam đề nghị, mà lãnh đạo Trung Quốc buộc phải giúp Việt Nam vì lợi ích sát sườn trực tiếp của chính Trung Quốc. 
Điều này cũng quá rõ ràng. Chính quyền Mao Trạch Đông sẽ không để cho một chính phủ Việt Nam thân Pháp hay thân Mỹ tồn tại ở ngay sát nách mình. Mao Trạch Đông không chỉ không muốn mà thực sự lo sợ nếu Việt Nam là đồng minh của Pháp hay nhất là của Mỹ. Điều này chính lãnh đạo Trung Quốc bằng nhiều cách gián tiếp hay trực tiếp đã gửi đi những thông điệp rất rõ ràng cho Pháp và Hoa Kỳ biết. Bởi vậy, lãnh đạo Trung Quốc đã buộc phải giúp Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và sau đó là trong chiến tranh chống Mỹ. Nếu không phải Pháp, không phải Mỹ, mà là một quốc gia khác chẳng hạn là Nhật hay Anh đến Việt Nam thì lãnh đạo Trung Quốc cũng sẽ chủ động giúp Việt Nam để chống lại.
3. Lãnh đạo Trung Quốc không phải tình cờ hay chỉ thông thường mà có chủ mưu sâu xa thâm độc trong lá bài giúp đỡ Việt Nam. Lãnh đạo Trung Quốc giúp Việt Nam chống Pháp và Mỹ không chỉ bảo vệ lợi ích của Trung Quốc trước sự đe dọa của Pháp và Mỹ mà còn có mục đích chiếm đoạt thống trị Việt Nam. 
Giúp Việt Nam không chỉ không cho Pháp Mỹ đến sát nách Trung Quốc, không chỉ làm cho Pháp Mỹ sa lầy suy yếu để Trung Quốc có thời cơ hùng mạnh, mà Mao Trạch Đông còn  nhiều lần trắng trợn tuyên bố với Tổng bí thư Lê Duẩn mục tiêu thống trị Việt Nam.Cũng vì mục tiêu thống trị Việt Nam mà lãnh đạo Trung Quốc đã buộc Việt Nam luôn phải chia cắt để không lớn mạnh. Lãnh đạo Trung Quốc đã ép Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa phải lùi đến vĩ tuyến 17 trong Hiệp định Genève 1954. Trong chiến tranh chống Mỹ, lãnh đạo Trung Quốc tìm mọi cách ngăn cản Việt Nam giành chiến thắng. Lãnh đạo Trung Quốc chỉ đạo Việt Nam chỉ đánh Mỹ đến cấp Trung đội, ngăn cản Việt Nam nhận viện trợ của Liên Xô, không đồng ý để Việt Nam đàm phán với Mỹ. Bằng nhiều hình thức và dưới mọi vỏ bọc, lãnh đạo Trung Quốc đã làm suy yếu Việt Nam để thống trị Việt Nam.
4. Không chỉ vì bảo vệ lợi ích Trung Quốc trước Pháp và Mỹ, không chỉ vì thống trị Việt Nam, Mao Trạch Đông có chủ tâm thâm độc đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng. Đây là một dã tâm diệt chủng. 
Hành động diệt chủng của các bạo chúa Trung Quốc được lịch sử Trung Quốc minh chứng. Mao Trạch Đông không cần che đậy dã tâm diệt chủng ở Việt Nam bằng cách đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng. Dã tâm điệt chủng của lãnh đạo Trung Quốc không chỉ đối với Việt Nam, mà sau này họ đã thực hiện được một phần ở Campuchia thông qua chính quyền ngu xuẩn tội phạm Pol Pot.
5. Làm cho Việt Nam phải kéo dài chiến tranh với Mỹ để Trung Quốc có cơ hội chiếm đất Việt Nam. Nhân lúc Việt Nam có chiến tranh, Trung Quốc đã di dời các cột mốc biên giới, đưa dân xâm cư xâm canh, chiếm đoạt của Việt Nam nhiều trăm km vuông đất. Không chỉ chiếm đất Việt Nam bằng con đường không vũ lực, vào thời điểm Việt Nam bị chia cắt và suy yếu, Trung Quốc đã ngang nhiên mang quân đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam. Khi Việt Nam thống nhất, không còn cách nào khác, Trung Quốc đã trắng trợn tiến hành chiến tranh chiếm đất biên giới của Việt Nam. 
Trong lúc Việt Nam phải đối phó với chiến tranh, Trung Quốc đã lợi dụng di dời các cột mốc biên giới sâu vào lãnh thổ Việt Nam. Bởi thế Ải Nam Quan lịch sử đã thuộc sâu vào lãnh thổ Trung Quốc.Trắng trợn nhất là ở Thác Bản Giốc,Trung Quốc đã huy động hơn 2000 người cả lính, cấp tốc xây dựng đập bê tông cốt sắt qua nhánh sông, chiếm cồn Pò Thoong làm lãnh thổ, đồng thời di dời cột mốc 53 từ trên núi phía bên kia sông sang quá nửa Thác Bản Giốc. Bởi vậy phần đẹp nhất của Thác Bản Giốc sau Hiệp ước Biên giới 1999 đã thuộc về Trung Quốc. Trung Quốc cho dân xâm cư xâm canh sang đất Việt Nam nhiều năm để làm chuyện đã rồi khi phân định biên giới. Trung Quốc giành giúp Việt Nam xây đập sông biên giới để chủ ý bịt phần phía Trung Quốc, chỉ để một cống phía bờ Việt Nam, nắn hướng dòng chảy sâu vào đất Việt Nam, sau nhiều năm xói mòn đã đổi thay dòng chảy. Khi phân chia biên giới theo giữa hướng dòng chảy,Trung Quốc đã chiếm được rất nhiều lợi thế, nhất là phần trên biển theo dòng chảy cửa sông. Mưu mô chiếm đất Việt Nam của Trung Quốc không chỉ cho một vài năm, mà cho hàng chục năm, cho cả thế kỷ.Nhân lúc Việt Nam đang bị chia cắt thành hai miền đối kháng, năm 1974 Trung Quốc đã mang quân đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam. Liên tục suốt các năm 1980 -1989, Trung Quốc tiến hành chiến tranh xâm lược biên giới Việt Nam. Đỉnh điểm là ở Vị Xuyên Hà Giang trong các năm 1984-1985,Trung Quốc đã chiếm mất Núi Đất của Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu chiếm đất Việt Nam, Trung Quốc đã tiến hành không chỉ bằng mưu mô nham hiểm, bằng thủ đoạn trá hình gian xảo, mà còn trắng trợn bằng chiến tranh vũ lực.
Xét về tổng thể, với mưu đồ sâu xa thâm hiểm biểu hiện qua năm điểm chủ chốt nêu trên, có thể khẳng định rằng không những Việt Nam không phải mang ơn Trung Quốc mà thực chất Trung Quốc phải chịu ơn Việt Nam. Trung Quốc phải nợ Việt Nam vì những điểm sau.
1. Việt Nam đã giúp cho Trung Quốc không bị sự đe dọa trực tiếp từ Pháp và Mỹ. Đặc biệt là Mỹ đã không thể biến Việt Nam thành đồng minh để đặt căn cứ quân sự sát sườn Trung Quốc.
2. Việt Nam đã làm suy yếu đối thủ Pháp và Mỹ của Trung Quốc. Nhất là Mỹ đã bị sa lầy và suy yếu trong chiến tranh Việt Nam, tạo cơ hội  cho Trung Quốc dưỡng sức phát triển.
3. Việt Nam đã trực tiếp bảo vệ Trung Quốc trên trường quốc tế và đã  mang đến cho Trung Quốc vai trò lãnh đạo quốc tế to lớn khi Trung Quốc dương cao lá cờ giúp Việt Nam chống Pháp và Mỹ.
4. Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam chỉ là kinh tế và vũ khí. Còn  Việt Nam đã bảo vệ lợi ích của Trung Quốc chính bằng xương máu của nhân dân Việt Nam. Đó là điều không thể so sánh. Sự viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam đã tạo cơ hội cho Trung Quốc phát triển kinh tế và hiện đại hóa nền công nghiệp quốc phòng.
5. Trung Quốc đã xâm chiếm cả ngàn km vuông lãnh thổ Việt Nam trên đất liền và biển đảo.
Khi Trung Quốc mang 60 vạn quân xâm lược Việt Nam vào ngày 17-2-1979, là thời điểm bộc lộ toàn bộ âm mưu xấu xa của lãnh đạo Trung Quốc dưới lá bài giúp đỡ Việt Nam. Từ thời điểm đó, CHXH Việt Nam và CHNDTrung Hoa không còn là anh em đồng chí, mà là kẻ thù của nhau. Từ thời điểm đó giữa hai bên đã chấm dứt mọi tình nghĩa ơn huệ. Bởi vậy, hãy đào sâu chôn chặt, và đừng bao giờ nhắc đến giúp đỡ ơn huệ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Điều cần phân biệt là nhân dân hai nước.Tình nhân ái được Tạo hóa bẩm sinh trong mỗi cơ thể con người, ở tất cả các dân tộc. Đó là điều thiêng liêng quý giá phải nâng niu chăm chút.
V.T.D
Tác giả gửi BVN

2396. Việt Nam-Trung Quốc: Ai vay nợ và ai phải trả

Người Việt
Song Chi
27-06-2014
H1
Chủ Tịch Nước CSVN Trương Tấn Sang “trao đổi” với cử tri khi tiếp xúc ở Sài Gòn sáng 26 tháng 6, 2014. (Hình: Tuổi Trẻ)
Trong buổi tiếp xúc với cử tri tại Sài Gòn ngày 26 tháng 6, 2014, ông Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang đã có những câu phát biểu được báo chí trích dẫn, về vấn đề mà người dân quan tâm nhất hiện nay là tình hình biển Ðông và mối quan hệ với Trung Quốc.
Chỉ cần đọc/nghe qua những phát biểu này của một trong bốn nhân vật đứng đầu bộ máy đảng và nhà nước cộng sản, người ta cũng có thể nhận ra quá nhiều điều không ổn trong quan điểm, tư duy, não trạng của các lãnh đạo Việt Nam. Từ đó dẫn đến cách hành xử lúng túng, bị động, bạc nhược của họ trước Bắc Kinh bao lâu nay.
Chẳng hạn, khi nói về công hàm Phạm Văn Ðồng năm 1958, “Chủ Tịch Trương Tấn Sang nhấn mạnh: ‘Ông Phạm Văn Ðồng (cố thủ tướng) có bao giờ nói Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc đâu, đã đăng công khai trên mạng hết rồi.’” (“Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Phải giữ bằng được chủ quyền,” báo Tuổi Trẻ).
Ðây là lập luận chống chế quen thuộc của nhà cầm quyền Việt Nam sau khi vụ công hàm của Phạm Văn Ðồng bị công khai trước nhân dân Việt Nam và quốc tế. Về việc này, Giáo Sư Nguyễn Văn Tuấn viết trên facebook:
“Ông Phạm Văn Ðồng không nói Hoàng Sa-Trường Sa là của Tàu?
…Ðúng là công hàm PVÐ không đề cập cụ thể đến Hoàng Sa và Trường Sa là của Tàu. Nhưng ông tán thành tuyên bố của Tàu rằng Hoang Sa-Trường Sa là của Tàu. Trong công hàm đó câu đầu tiên viết rằng:
“Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9, 1958 của chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.”
Vậy thì tuyên bố 4 tháng 9, 1958 của Tàu là gì? Trên mạng vẫn còn lưu hành bản tiếng Hoa và một bản dịch tuyên bố 4 tháng 9, 1958. Tuyên bố có đoạn viết:
“Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.”
Như vậy trong tuyên bố trên Tàu cộng họ nói rõ rằng Hoàng Sa-Trường Sa là của họ (hay theo cách gọi Tây Sa-Nam Sa của Tàu). Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tôn trọng và tán thành Tuyên bố đó thì cũng có nghĩa là tán thành và công nhận Hoàng Sa-Trường Sa là của Tàu rồi. Khó nói cách khác được.”
Không chỉ các ông lãnh đạo mà nhiều người dân, nhất là đám dư luận viên trên mạng cũng lập luận tương tự để “chạy tội” cho cái công hàm tai hại, nhưng phải thấy rằng trước quốc tế mà cứ cố cãi như thế này thì không thể thắng được Trung Cộng về lý.
Nói về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc: “Trước việc Trung Quốc lấy cớ từng giúp Việt Nam trong quá khứ để gây hấn ở biển Ðông, Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang khẳng định, Việt Nam mang ơn thì có cách trả ơn, chứ Trung Quốc không được áp đặt.” (“Việt Nam mang ơn thì sẽ trả, nhưng Trung Quốc không được áp đặt,” Dân Trí).
Bao lâu nay, phía Trung Cộng tất nhiên là thường xuyên nhắc đi nhắc lại việc đã từng giúp đỡ Bắc Việt “đánh Pháp đuổi Mỹ,” lấy đó làm cớ để mắng mỏ Việt Nam vô ơn mỗi khi quan hệ giữa hai đảng cộng sản trở nên xấu đi.
Nhưng không chỉ Trung Cộng, từ các thế hệ lãnh đạo cho tới nhiều tướng tá, quan chức khác nhau của đảng cộng sản Việt Nam cũng liên tục nhắc nhở… chính họ và người dân Việt Nam, phải biết ơn Trung Quốc.
Người dân Việt Nam hoàn toàn có quyền hỏi lại đảng và nhà nước cộng sản rằng hãy nói rõ ràng và sòng phẳng một lần, ai nợ ai.
Chỉ có đảng Cộng Sản Việt Nam nợ đảng Cộng Sản Trung Quốc để có đủ sức tiến hành hai cuộc chiến, trong đó cuộc chiến tranh “chống Mỹ cứu nước” thực chất là cuộc chiến tranh ý thức hệ, là cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn giữa hai miền Nam Bắc. Ðối với đa số người Việt Nam, đó là một cuộc chiến không mong muốn, vậy tại sao người dân Việt Nam phải mang nợ Trung Quốc.
Những thông tin, tư liệu được bạch hóa phần nào trong những năm qua đã nói lên tính chất phi lý, vô nghĩa, cái giá quá đắt phải trả cũng như những hệ lụy nặng nề cho đất nước, dân tộc Việt Nam từ việc đảng cộng sản chấp nhận sự viện trợ từ Trung Cộng để đổi lấy việc tiến chiếm miền Nam, thống nhất đất nước nhưng lại bị lệ thuộc lâu dài vào Bắc Kinh về mọi mặt.
Và họ đã phải trả món nợ này không chỉ bằng hàng núi xương máu của nhân dân mà cả tài nguyên, những sự ưu tiên trong lĩnh vực kinh tế cho tới một phần lãnh thổ lãnh hải.
Những thông tin, tư liệu đó cũng cho thấy cuộc chiến chống Mỹ của Bắc Việt thật ra có lợi cho chính Trung Cộng như thế nào, đảng Cộng Sản Trung Quốc lẽ ra phải cảm ơn sự mù quáng của đảng Cộng Sản Việt Nam thì đúng hơn.
Nhưng đó là quan hệ mắc mứu giữa hai đảng, nhân dân Việt Nam chả dự phần gì vào để mà cứ phải mang ơn, biết ơn. Về phía những người cộng sản, chính cái tâm lý mắc nợ, mang ơn này đã khiến họ luôn luôn ở vào thế yếu khi phải đương đầu với Trung Cộng để bảo vệ độc lập chủ quyền và sự vẹn toàn lãnh thổ.
Tự trói buộc mình vào sự tương đồng về mặt ý thức hệ, mặc dù ai cũng rõ cho đến thời điểm này thì cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều không còn là hai đảng cộng sản đúng nghĩa và cũng chả bên nào còn thực lòng tin vào chủ nghĩa cộng sản, lý thuyết Marxism-Leninism nữa.
Tiếp đến tự trói buộc mình vào mối ân oán nợ nần, quan hệ 4 tốt 16 chữ vàng giữa hai đảng cộng sản, trong khi trên thực tế, Bắc Kinh từ lâu đã không coi mối quan hệ hai bên ra cái gì. Và bây giờ, là lần thứ hàng trăm hàng ngàn, Trung Cộng đang công khai xâm lược Việt Nam, thách thức, lăng nhục nhà cầm quyền Việt Nam.
Chừng nào các lãnh đạo, quan chức cộng sản ở Việt Nam tự mình rũ bỏ được cái tâm lý mắc nợ ấy trong mối quan hệ với Bắc Kinh thì họ mới có đủ sáng suốt và sức mạnh để đi cùng một con đường với nhân dân và với thời đại: Thoát Cộng, thoát Trung, đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, cương quyết giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Nhưng trông chờ ở nhà cầm quyền Việt Nam điều đó thì khác nào hái sao trên trời!
Cuối cùng, trong các phát biểu của ông chủ tịch nước, có một ý sau nói về việc bảo vệ chủ quyền:
“Năm nay không xong thì năm tới, mười năm này không xong thì mười năm sau, đời ta không xong thì đến đời con cháu, phải dứt khoát như vậy. Trước sau như một, vấn đề chủ quyền là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, phải giữ gìn.” (“Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang: Phải giữ bằng được chủ quyền,” báo Tuổi Trẻ).
Trước đó, tại cuộc đối thoại với các nhà khoa học Việt Nam sáng 17 tháng 5, ông Phó Thủ Tướng Vũ Ðức Ðam đã nói: “Hoàng Sa là của Việt Nam. Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm Hoàng Sa và nhất định chúng ta phải đòi lại. Ðời tôi, đời các bạn chưa đòi được thì con cháu chúng ta sẽ tiếp tục đòi lại.” (“Nhất định phải đòi lại Hoàng Sa,” báo Thanh Niên).
Và nếu chú ý tìm kiếm thêm thì chúng ta sẽ thấy không chỉ có hai nhân vật trên phát biểu những ý tương tự.
Nghe thì có vẻ quyết tâm, đầy xúc động (!) nhưng thật ra nói như vậy có nghĩa là các ông giương cờ trắng, chào thua giặc trước rồi và ủy thác việc đòi lại Hoàng Sa cũng như bảo vệ chủ quyền cho… con cháu.
Các ông không sợ người dân rồi con cháu sau này và cả lịch sử nguyền rủa muôn đời vì đã vay mượn các nước để tiêu xài cho đã đời này, mặt khác, tài nguyên đất nước, đất đai, biển, đảo& có bao nhiêu khai thác sạch, cho thuê hay bán sạch để ăn ngay đời này, còn nợ công cho tới việc đòi lại lãnh thổ lãnh hải thì để cho con cháu gánh, hay sao?
Chỉ qua một buổi nói chuyện của một trong tứ trụ triều đình của Việt Nam mà đã bộc lộ bao nhiêu vấn đề trong quan điểm, tư duy của các lãnh đạo Việt Nam, chả trách gì tình hình cứ ngày càng bi đát, tuyệt vọng.
Việt Nam có thể mất nước đến nơi mà nhà cầm quyền vẫn chưa tìm ra, và cũng không thực tâm muốn tìm, con đường để thoát khỏi Trung Cộng, bảo vệ được độc lập chủ quyền, giang sơn gấm vóc của non sông.
Nguồn: Người Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét