Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

Người Việt chống Trung Quốc khắp nơi - Đi dưới bóng đè của gã khổng lồ

Chính trị – Xã hội

Cô Đỗ Thị Minh Hạnh, một trong ba nhà hoạt động công đoàn bị bắt năm 2010, đã được trả tự do. Hai người hiện vẫn còn bị giam giữ là anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương
TIN VUI : Nhà hoạt động công đoàn Đỗ Thị Minh Hạnh được trả tự do   -(RFI)  —-   Tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh được trả tự do  -(RFA)
Vẫn chưa có giải pháp cho vụ tranh chấp lãnh hải Việt-Trung  -(VOA)   —   Mỹ lại tố cáo Trung Quốc gây bất ổn ở Biển Đông   -(RFI)    —   Người Việt chống Trung Quốc khắp nơi  -(RFA)   —   Hội hữu nghị VN – Campuchia đòi TQ rút giàn khoan  -(RFA)   —   Việt Nam phải làm gì với giàn khoan TQ? -(RFA)   —   Việt Nam, Philippines cùng phản đối bản đồ ‘10 đoạn’ của TQ  -(VOA)
Việt Nam mang ơn thì sẽ trả, nhưng Trung Quốc không được áp đặt   -(Dân trí) - *** Ai mang ơn thì trả, để tỏ lòng”nhớ ơn nhường cơm xẻ áo” và chuẩn bị ngàn tỉ USD để TC đòi thì trả nhé -  còn những người VN từ xưa tới giờ coi Trung cộng là kẻ thù có phải trả không? -Thì đâu có trả,phẻ , ơn nghĩa với “kẻ cướp biển”  còn xấu hổ thêm. Nó mắng mỏ đến mức “đứa con hoang đàng” chắc chưa đủ nhục. Không biết báo chí ,học giả bên Trung cộng nói như thế nào mới thấy nhục trước Thế giới. Làm con nó chắc hảnh diện.

Việt Nam không theo thuyết “vũ khí luận”   -(LĐ)   >>>   Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang: “Biển của ta, ta phải giữ”
Trong ngày, máy bay Trung Quốc 7 lần bay tới lui tại giàn khoan   -(NĐT)
Chủ tịch nước: Khi đất nước bị đe doạ, cả dân tộc sẽ nhất loạt đứng lên  -(DT) – ***Nghe mấy ông “yêu rổ quốc XHCN” nói phát chán- Phải nói tiếp cho nó đủ chớ : CẢ DAN TỘC SẼ ĐỨNG LÊN- NHƯNG ÁI TỤ TẬP ĐÔNG NGƯỜI TRÊN LÃNH THỔ  CHXHCN VN TỎ THÁI ĐỘ CHỐNG ĐỒNG CHÍ TQ ANH EM LÀ BỊ ĐÁNH BOR MẸ NHÉ.
***Mời xem lại, để nghe lời “dạy” của ông CTN CHXHCNVN , cái xứ CS ra ngõ gặp anh hùng và đánh Mỹ Pháp thua đến trăm năm sau không cất đầu lên được :‘Bắc Kinh không được phép áp đặt’  -(BBC)  -Năm nay không xong thì năm tới, mười năm này không xong thì mười năm sau, đời ta không xong thì đến đời con cháu, phải dứt khoát như vậy. Trước sau như một, vấn đề chủ quyền là thiêng liêng, bất khả xâm phạm,” Tuổi trẻ dẫn lời chủ tịch nước nói.
Việt Nam y án 2 năm tù đối với blogger Trương Duy Nhất  -(VOA)   –   Quán ăn hai ngàn đồng : Lòng nhân ái vẫn như mạch nước ngầm  -(RFI)
Vietjet Air đáp nhầm sân bay: Giải mã hộp đen, sự thật nói lên tất cả!  -(GDVN)

Việt Hoàng – Những sai lầm của người Việt về chính trị và đấu tranh chính trị  -(DL)   ===>>>
Dương Hoài Linh – Thử làm dư luận viên -(DL)
Vũ Thư Hiên – Kẻ Vô Ơn -(DL)   —   Đinh Tấn Lực – Tắc Kè Là Cháu Khủng Long! -(DL)
Huỳnh Thị Xuân Mai – Làm người lương thiện sao khổ thế này chứ? -(DL)
David O. Dapice và Vũ Thành Tự Anh – Đi dưới bóng đè của gã khổng lồ -(DL)
Nguyễn Văn Tuấn – Những Lời Trăng Trối của Gs Trần Đức Thảo -(DL)
Chủng tộc, tôn giáo, hay giai cấp?  -(Ngô nhân Dụng -NV)   —   Mũi tên thứ ba của Thủ Tướng Abe  -(NV)
Kinh tế và thế chiến  -(Nguyễn xuân Nghĩa -NV)

Trung Quốc đòi Philippines “đi cùng hướng”  -(VnEc)   >>>  Trung Quốc “đang tự làm khó mình”   >>>  Trung Quốc âm mưu gì trên bản đồ mới?
Trung Quốc ‘trỗi dậy bạo lực’:Trọng điểm triệt phá là Việt Nam   -(ĐV)
Hành động của Trung Quốc đã vi phạm các cam kết quốc tế   -(Tintuc)
Sáng 27/6: Gài bẫy bất thành, tàu Trung Quốc lao thẳng vào tàu lớn nhất Việt Nam   -(Bizlive)    >>>  Hành động của Trung Quốc đã đến “giới hạn sự kiềm chế”?    >>>   Mỹ ra “thông điệp” về Biển Đông, Trung Quốc chỉ còn biết bực tức 
Khi dân TQ nổi giận mưu đồ nuốt Biển Đông của chính phủ  -(ĐSPL)   –  Quốc tế tiếp tục vạch trần âm mưu của Trung Quốc trên Biển Đông   -(DT)
Cử tri kiến nghị với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Xem lại mối quan hệ “đồng chí” với Trung Quốc   -(DV)
Báo Mỹ: Giàn khoan TQ thứ hai bắt đầu khoan ở Biển Đông  -(VNN)   —  Trung Quốc kiếm chuyện ở ngoài cửa vịnh Bắc bộ  -(TT)   >>>  Trung Quốc muốn diễn lại trò “cướp biển”
Cách chơi nào là của chúng ta?   -(VnEc)  -Bà Nguyễn Thị Bình đau đáu với câu hỏi “có cách chơi nào để vừa giữ vững được độc lập tự chủ, vừa tranh thủ cơ hội để phát triển?”…
Cấp sổ đỏ qua mạng: Nâng cao tính minh bạch và giảm phiền hà  -(Bizlive)

Thoát Trung hay đuổi Tàu?  -(DLB)

Ếch ồm ộp té nước theo mưa  -(DLB)   —  Những tấm gương bất tử    -   Trần Quốc Việt (Danlambao)  

So sánh chế độ tài phiệt tập quyền ở Nga, Ukraine và Mỹ (I)  -(Phiatruoc)
Minh bạch quân sự và an ninh châu Á -(Phiatruoc)
Con đường dẫn đến hòa bình thế giới qua sự kết hợp hai quan điểm của Immanuel Kant và Phật giáo (II) -(Phiatruoc)
Nỗi lo của Việt Nam: lần trỗi dậy đầy đe dọa của Trung Quốc -(Phan Ba)
Cuộc Chiến tranh Lạnh kế tiếp: Đài Loan – Yên lặng trước cơn bão?  -(Phan Ba)

Thông Cáo Báo Chí số 3 về Ngày “Hát Cho Biển Đông & Quyền Con Người”  -(SBTN /Badamxoe)
Làng báo, nhà báo, nghề báo và… quả báo!  -(Kim Dung)
Nhà hoạt động Việt Nam gặp gỡ EU tại Brussels -(UPR VN)

Leo thang Biển Đông: Kẻ xâm lăng cuốn xéo khỏi đất Việt!  -(KT)   >>>  TQ xây cảng quân sự ở Phú Lâm, máy bay TQ nao núng   >>>  TQ duy trì 118 tàu bật còi uy hiếp, sẵn sàng đâm va    >>>   Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Tuyệt đối không dùng vũ lực với ngư dân
Mỹ – Philippines tập trận bắn đạn thật trên biển Đông  -(MTG)   >>>  Phủ TT Philippines: Phát ngôn viên Trung Quốc ngậm máu phun người
Quốc hội Mỹ phản đối Trung Quốc tham gia tập trận chung  -(VTC)   >>>   Tàu chiến Trung Quốc dùng sóng âm cao tần uy hiếp tàu Việt NamTQ xây dựng đảo Phú Lâm, Hoàng Sa thành căn cứ quân sự lớn  -(NĐT)   >>>   Tin tức Biển Đông: Giàn khoan thứ 2 TQ bắt đầu khoan trái phép
Báo Pháp vạch mặt Trung Quốc ở Biển Đông   -(PT)
Ai chịu trách nhiệm quốc lộ, mặt cầu hằn lún ở VN? -(KT)   —  Chuyện về đôi tàu xa bờ “khủng” nhất Bắc Trung Bộ nằm bờ   -(LĐ)
Lào tuyên bố sẽ thực hiện tham vấn, nhưng vẫn tiếp tục xây dựng thuỷ điện  -(MTG)    —  Lào nhượng bộ, đưa đập thứ hai trên sông Mekong ra tham vấn  -(TN)
Xe đạp điện Trung Quốc: Nếu buông, sẽ thành thảm họa  -(VTC)   —  Xã hội dân sự và đảng chính trị – Nhu cầu phối hợp để xây dựng dân chủ  -(DCCT)  —  Đoàn người bí ẩn phá lăng mộ vua Trần, đánh cắp kho báu? -(VTC)

Việt Nam tố Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng chồng lấn cửa vịnh Bắc Bộ  -(RFI)
Đập thủy điện Don Sahong được án treo : Lào đồng ý tham vấn trước  -(RFI)
Bà Tôn Nữ Thị Ninh nói về Biển Đông trên truyền hình Đức  – (Dân trí) – Trong cuộc trả lời phỏng vấn với kênh truyền hình “Sóng Đức”, bà Tôn Nữ Thị Ninh cho rằng các cường quốc thế giới chớ có mắc “bẫy của Trung Quốc” và kêu gọi EU nên tham gia tích cực hơn vào căng thẳng Biển Đông.
Bà Tôn Nữ Thị Ninh: Châu Âu nên can thiệp vụ giàn khoan TQ -(Zing)  —   Khi “Mã Diện” loạn ngôn  -(DLB)
 *** Bà  đại biểu nhăn dân Ninh cùng ông Tướng Thanh, có lẽ được giáo dục kỹ càng trong cái gia đình của Hán , nhuần nhuyễn cách “phân loại” của bọn cai trị theo Khổng giáo : “quân sư phụ” ” quân xử thần tử thần bất tử bất trung”  … cho nên kẻ cai trị là cha mẹ của đám dân đen, hễ biểu gì thì nghe nấy, cúi đầu tuân phục – Và Trung cộng mới đây cũng y chang là ” dạy dỗ việt nam: thằng con hoang đàng sớm quay đầu lại”… y, y hệt, cùng hệ tư tưởng, cùng có mục tiêu tiến nhanh tiến mạnh tới là CNCS ,ăn nói giống hệt – Nhưng mà Trung cộng nói cha con gì của họ thì nói, họ có con hoang chạy đâu qua Việt nam thì được, đừng dùng cái chữ Việt nam để khẳng định trong câu nói là không được, còn con cái gì thì cứ qua mà túm đầu nó về dạy dỗ, chuyện gia đình anh em gì của các người chúng tôi đếch có quan tâm đâu, về phương diện quốc gia, ăn nói viết lách cho tử tế, ăn nói bậy bạ có ngày ăn đòn- Hãy ôn lại bao nhiêu xâm lược hán mang đầu máu chạy về và thây chất đống ở Đại Việt.
  Bây giờ trong nhà anh em các người xích mích gì đó thì làm gì làm, dẫu có đánh nhau tét đầu cũng kệ,  khi nào cướp nước VN thì người Dân VN tính sổ – Còn kêu gào ngoại quốc xía vào cho các ông các bà chưởi là “xía vào chuyện gia đình của người khác” hay “xía vào chuyện nội bộ” của nhà người ta à – Ăn nói phải giữ lời, muốn ngồi ghế cao mà ăn nói quàng xiên thì để tiếng và có hậu quả không hay, còn Dân đen muốn nói sao thì nói đâu ai trách hay chê cười.
Bà con nào “quên” xem, mời xem lại :

杨洁篪访越谈南海 奉劝越南早日回头 -http://world.huanqiu.com/article/2014-06/5025942.html

VN- tâm lý “chờ sung rụng” và trạng thái “bị lờn thuốc”  -(Song Chi -RFA) -Mời đọc lại những bài cũ liên quan:
NHỮNG ĐỨA CON HƯ CỦA TÔN NỮ THỊ NINH  -(Langtrunghuuquai)
‘Mối tương quan mất dạy!’  -(Huy Phương -NV)
Công bộc của dân, mà coi dân như con cháu thì láo quá. -(Phương Bích)
Cán bộ đảng viên và nhà nước VN đã quen với nỗi nhục bị Bắc Kinh chơi đểu, lấn lướt, khinh thường, họ cũng quen luôn với việc bị người dân coi như một tập đoàn bán nước  -(Trần Hoàng)  -Đến nổi chiến lược đối phó với Trung Cộng là núp sau váy và nhái lại câu nói của bà Tôn Nữ Thị Ninh năm 2004.   “Bà Ninh lại kêu gọi “bọn đế quốc” đừng can thiệp vào “chuyện nội bộ của gia đình”? Bà đã từng phát biểu tại buổi họp báo ở Mỹ hồi năm 2004, rằng: “Trong gia đình chúng tôi có những đứa con, cháu hỗn láo, bướng bỉnh thì để chúng tôi đóng cửa lại trừng trị chúng nó, dĩ nhiên là trừng trị theo cách của chúng tôi. Các anh hàng xóm đừng có mà gõ cửa đòi xen vào chuyện riêng của gia đình chúng tôi”? Mời xem lại: NHỮNG ĐỨA CON HƯ CỦA TÔN NỮ THỊ NINH (LTHQ) post cuối bài này. -(bài mới)

Kinh tế

Vì sao kinh tế Việt Nam quá khó để thoát Trung?  -(RFI)    —   Formosa xin lập đặc khu kinh tế: Thế giới chưa từng có!   -(ĐV)
Ngân hàng Nhà nước chọn dẫn dắt hay chạy theo thị trường?  -(VnEc)   >>>   Giá vàng loay hoay tìm hướng đi mới    >>>>    “Bom nổ chậm” ở tín dụng ngoại tệ    >>>  “Tính toán GDP cần được minh bạch hơn”
Tránh phụ thuộc Trung Quốc, Việt Nam chọn châu Phi    -(ĐV)   >>>  Vay nợ về trả nợ:Nền kinh tế sẽ phải trả giá đắt…
Ông Nguyễn Văn Đực “phản pháo” số liệu tồn kho BĐS của Bộ Xây dựng  -(Bizlive)   >>>   GDP tăng trưởng 5,18% trong 6 tháng đầu năm   >>>  Sáng 27/7: Vàng giảm, tỷ giá nhích nhẹ   >>>   Kho bạc Nhà nước đã huy động được 116.704 tỷ đồng trái phiếu chính phủ   >>>   Thị trường bất động sản Đà Nẵng: Đừng để có những cái kết buồn
Đường cao tốc ngóng vốn  -(NLĐ)   >>>  EVN lãi to nhờ tăng giá điện

Thế giới

Hoa Kỳ và Philippines khởi sự thao diễn hải quân  -(RFA)  –   Bắc Kinh chỉ trích Manila và Tokyo tăng cường hợp tác an ninh  -(RFI)
Một trí thức Duy Ngô Nhĩ bị bỏ đói trong tù  -(RFI)   >>>   Nhiều người Duy Ngô Nhĩ bị kết án nặng nề trong phiên « đấu tố » tại Tân Cương
Trung Quốc tuyên án thêm 9 người nữa ở Tân Cương  -(VOA)   —  Vấn đề phát triển chế độ chính trị Hồng Công là công việc nội bộ Trung Quốc  -(CRI)
Trung Quốc hy vọng cải thiện bang giao với Hoa Kỳ   -(VOA)
Trung Quốc thú nhận xảy ra tấn công ở Tân Cương  -(NV)  -  Trong bản tin hôm Chủ Nhật, RFA cho hay những người tấn công hôm Thứ Sáu tuần trước đã đâm hai công an đang gác tại một trạm kiểm soát ở một ngôi làng trong quận Qaraqash và đốt cháy một căn phòng trong đó có ba công an đang ngủ, khiến cả năm người thiệt mạng.
Kỷ niệm 50 năm VOA, Tuần duyên Mỹ hợp tác trong thời Chiến Tranh Lạnh  -(VOA)   —  Thượng Viện Mỹ chuẩn thuận Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt   -(NV)
Đài Loan: Bị bắt do phản đối chuyến thăm của viên chức TQ  -(RFA)
Quân đội Pakistan chống trả quyết liệt quân Taliban  -(RFA)   —   Quân đội Afghanistan mở đợt phản công quân Taliban  -(RFA)
Liệu chính phủ Iraq có tái chiếm Tikrit?   -(RFA)   —  Syria, Iran giúp Baghdad chống phe nổi dậy Sunni  -(VOA)
Thái Lan sẽ chọn một tướng lãnh để nắm chính quyền  -(RFA)    –   Thái Lan gây sức ép trên Lào về đập Don Sahong  -(RFI)
Lào cứu xét quan ngại của các nước láng giềng về dự án thủy điện  -(VOA)
Bắc Hàn phóng vật thể bay ra biển  -(RFA)    —   Bắc Triều Tiên bắn thử nghiệm 3 phi đạn vào Biển Nhật Bản   -(VOA)
Mỹ: Nga phải hành động ‘trong những giờ sắp tới’ về Ukraine  -(VOA)   —   Moldova và Gruzia vượt qua thách thức xích gần lại EU  -(RFI)
Người không nhà ở New York ‘nổi giận’ với tỷ phú Trung Quốc  -(VOA)   —  Trung Quốc phản đối dự tính đổi tên đường nơi đặt tòa đại sứ ở Mỹ  -(NV)

Iraq: ánh sáng cuối đường hầm?   -(RFA)
Trung Quốc bắt 2 thiếu tướng để điều tra tham nhũng   -(Tintuc)   >>>   Tập trận hải quân đa quốc gia lớn nhất thế giới tại Hawaii
Trung Quốc lợi dụng cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương để do thám Mỹ  -(TNO)
Thủ tướng Singapore hoan nghênh Mỹ trở lại châu Á   – (Tintuc)   —   Obama định “rót” 500 triệu USD cho quân nổi dậy Syria để lật ông Assad  -(Bizlive)   —   Kim Jong-un thử tên lửa mới trước chuyến thăm Seoul của Tập Cận Bình   -(GDVN)
Mao Trạch Đông qua sách báo Trung Quốc ngày nay – Kỳ 8: Giang Thanh ‘một bước lên trời’  -(MTG)

Mỹ thúc Bắc Kinh trả tự do cho Lưu Hiểu Ba   -(RFI)
Trung Quốc hồi hương công nhân bị kẹt ở Irak   -(RFI)
Ghế chủ tịch Ủy ban châu Âu : Anh đánh trận cuối chống Juncker -(RFI)
Ukraina ký thỏa thuận liên kết với Liên Hiệp Châu Âu -(RFI)

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học - Xã hội

Bài 2: Cho tư nhân viết sách, bây giờ cũng chả mấy người làm!  -(GDVN)

Bạo hành… tới chết vì bia rượu VN rẻ nhất TG   -(KT)   —  Đại ca xã hội đen chém cảnh sát 113, đập đầu tự sát  -(NĐT)   >>>  Trạm trưởng bảo vệ rừng bị kẻ lạ xuống tay tàn độc
Dở khóc, dở cười chuyện “trai vẫy” giữa lòng Hà Nội  -(LĐ)   —  TP HCM: Bọ xít hút máu “tấn công” nhà dân  -(PT)   >>> Người thành phố sống chung với nước cống
Bắt khẩn cấp bí thư chi bộ liên quan vụ hiếp dâm bé 6 tuổi  -(NLĐ)   >>>  Cán bộ tiếp tay lừa bán đất?   >>>   Ngược đãi lao động, chủ cơ sở xẻ gỗ bị đề nghị 2 năm tù giam

Kế hoạch chiếm Biển Đông đã được Bắc Kinh tiến hành từ 60 năm nay


Đường lưỡi bò Trung Quốc (đỏ) và đòi hỏi chủ quyền của các quốc gia ven Biển Đông.
Đường lưỡi bò Trung Quốc (đỏ) và đòi hỏi chủ quyền của các quốc gia ven Biển Đông.  – Source : US defense department

Tú Anh / Lưu Tường Quang  -RFI

Trung Quốc tiếp tục leo thang gây căng thẳng tại Biển Đông : Phát hành bản đồ « đường 10 đoạn » nuốt gọn 80% biển Đông Nam Á, đưa thêm 4 giàn khoan dầu vào khu vực, sử dụng hàng trăm tàu thuộc lực lượng tuần duyên trấn áp cảnh sát biển Việt Nam. Bắc Kinh thật sự tính toán gì ?
Qua diễn văn đọc tại Thượng Hải hồi đầu tháng 5, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình không che dấu mục tiêu chiến lược đẩy Hoa Kỳ ra khỏi khu vực.
Theo nhà phân tích Lưu Tường Quang thì chiến lược xuyên suốt này đã được đảng Cộng sản Trung Quốc, từng bước tiến hành từ thập niên 1950 đến nay và khai thác từng cơ hội như qua hòa đàm Genève 1954, chiến tranh Việt Nam, Mỹ triệt thoái năm 1973.

Nhưng vì sao Bắc Kinh lại chọn thời điểm 2014 này để khiêu khích Nhật ở Hoa Đông và lấn sâu vào vùng biển Việt Nam, triển khai lực lượng theo chiến thuật “quả cầu tuyết” càng ngày càng hùng hậu ?
Một công đôi việc, Trung Quốc đặt Nhật Bản vào thế phải tái võ trang hầu làm rạn nứt quan hệ Hàn-Nhật trong trục Washington-Tokyo-Seoul ở Châu Á.
Phải chăng Bắc Kinh khai thác thời cơ Mỹ thiếu lãnh đạo cứng rắn và quyết đoán để phá vỡ nguyên trạng tại Biển Đông trước khi Nhà Trắng có chủ nhân mới vào năm 2016?
Trong hoàn cảnh dầu sôi lửa bỏng này đâu là giải pháp khả thi cho Việt Nam ? Yếu hơn Trung Quốc nhưng Việt Nam dường như không thiếu lá chủ bài. Vấn đề là phải khai thác như thế nào ?
Từ Sydney, nhà phân tích Lưu Tường Quang tìm cách trả lời các câu hỏi này.
« Ngoài mục đích bình thường hóa những hoạt động để xác quyết chủ quyền, Bắc Kinh còn có ý đồ sâu xa hơn là thách đố Hoa Kỳ để xem Hoa Kỳ có chứng minh lời nói có đi theo cùng chiều với việc làm hay không. Nếu Hoa Kỳ không có hành động theo lời nói thì sẽ đánh mất lòng tin các nước nhỏ ở Châu Á và như thế sẽ khó thực hiện thành công chính sách định vị.
Trung Quốc lợi dụng thời cơ Hoa Kỳ gặp vấn đề tại Châu Âu và Trung Đông cũng như Tổng thống Obama gặp khó khăn tại quốc nội. Trung Quốc ra tay trước theo một chiến lược đã có từ 60 năm.
Từ nay đến 2016, trước khi Hoa Kỳ có Tổng thống mới, có lẽ Trung Quốc sẽ tiếp tục chính sách hung hăng này….. »

Đi dưới bóng đè của gã khổng lồ

Sắt thép là một trong10 nhóm hàng Việt Nam
nhập khẩu lớn từ Trung Quốc. Ảnh: TL.
Để gìn giữ độc lập dân tộc, người Việt Nam sẽ phải tìm cách giữ thăng bằng trên một lằn ranh mong manh, dưới bóng đè của người láng giềng khổng lồ đầy mưu tính.

Trong bối cảnh căng thẳng trên biển Đông ngày một gia tăng, nhiều người đã đề cập tới nguy cơ Trung Quốc cấm vận kinh tế đối với Việt Nam. Thậm chí, một số người còn cho rằng việc Việt Nam chần chừ, chưa khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế là do e ngại nguy cơ bị Trung Quốc cấm vận.

Trong bài viết này, chúng tôi chủ yếu tập trung phân tích quan hệ thương mại - vốn là lĩnh vực quan hệ kinh tế quan trọng nhất giữa Việt Nam và Trung Quốc, qua đó chỉ ra rằng mặc dù việc cấm vận kinh tế của Trung Quốc (nếu có) có thể gây ra những tác động tiêu cực trong ngắn hạn, nhưng trong trung và dài hạn, Việt Nam sẽ có động cơ mạnh mẽ để vừa tăng cường nội lực vừa đa phương hóa quan hệ kinh tế quốc tế, nhờ đó giảm sự phụ thuộc kinh tế đối với Trung Quốc.

Bên cạnh đó, bài viết cũng sẽ thảo luận ngắn gọn về mối quan hệ chính trị giữa hai quốc gia.

Quan hệ chính trị

Ngoại trừ sự gián đoạn từ năm 1979 đến 1989, đảng - nhà nước Việt Nam và Trung Quốc đã duy trì quan hệ trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, mối quan hệ này luôn ở trong tình trạng bất cân xứng. Sự trịch thượng của Trung Quốc luôn xuyên suốt, thể hiện qua sự can thiệp sâu và thô bạo vào chính sự của Việt Nam - không chỉ về chính sách, mà còn về cả nhân sự và ngoại giao.

Mới đây thôi, Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc mô tả chuyến đi của ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, sang Việt Nam không chỉ như sự dạy dỗ của một ông giáo kiên nhẫn đối với gã sinh viên ương ngạnh, mà còn như người cha nghiêm khắc đối với “đứa con đi hoang” chưa chịu về nhà. Trong bối cảnh Bắc Kinh luôn nhạy cảm và sẵn sàng can thiệp vào chính sự của Việt Nam, không rõ liệu Hà Nội có muốn và có thể đi trước trong cải cách chính trị hay không.

Mặt khác, dù muốn hay không, dù sớm hay muộn thì thay đổi chính trị cũng sẽ xảy ra ở Trung Quốc. Những thay đổi căn bản về kinh tế - xã hội ở Trung Quốc trong hơn ba thập kỷ qua, đặc biệt là sự mở rộng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu trong khi dân số đang già đi, khiến cho tham nhũng, bất bình đẳng, ô nhiễm môi trường và sự hà khắc của chính quyền ngày càng trở nên khó chấp nhận. Rõ ràng là hệ thống chính trị của Trung Quốc cần trở nên linh hoạt và đáp ứng hơn trước yêu cầu của người dân. Chiến dịch chống tham nhũng mạnh mẽ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ngay cả khi xuất phát từ động cơ chân chính, cũng sẽ chỉ là con dao hai lưỡi nếu không đi đôi với cải cách hệ thống chính trị vốn là nguồn gốc chính của nạn tham nhũng.

Bất kể kịch bản tự do hóa chính trị ở Trung Quốc xảy ra như thế nào thì sớm muộn gì Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng. Không những thế, Việt Nam sẽ khó giữ vị thế bảo thủ hơn Trung Quốc vì ở Việt Nam không có một “vạn lý trường thành” để ngăn chặn thông tin từ bên ngoài, nhất là khi Việt Nam có tỷ lệ giới trẻ vào internet thuộc loại cao nhất thế giới. Như vậy, tự do hóa chính trị ở Việt Nam gắn liền với Trung Quốc theo cả hai hướng. Thực tế này cần phải được suy xét thấu đáo trong chiến lược phát triển của Việt Nam.

Bối cảnh xã hội và chính trị trong nước cũng sẽ ảnh hưởng đến lập trường của Trung Quốc trong các mối quan hệ song phương với Việt Nam nói riêng và ở châu Á nói chung. Với gần 840 triệu dân (chiếm 62% dân số) trong độ tuổi từ 15 đến 54 - những người hoặc đang trong độ tuổi thanh niên hoặc đã trải qua tuổi thanh niên khi cuộc chiến tranh biên giới 1979 xảy ra - trong đó nam nhiều hơn nữ tới gần 26 triệu, thì ngọn lửa dân tộc chủ nghĩa có thể bị thổi bùng lên bất cứ lúc nào, không chỉ trên các diễn đàn trực tuyến mà ngay trong chính sách quân sự và đối ngoại của Trung Quốc. Không chính trị gia Trung Quốc nào muốn bị coi là “bạc nhược” trong việc bảo vệ “lợi ích sống còn” của quốc gia, ngay cả khi những lợi ích này không hề có cơ sở pháp lý quốc tế. Hiểu rõ các động lực xã hội và chính trị này của các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể giúp Việt Nam tránh được các cuộc đối đầu đắt giá.

Quan hệ thương mại

Quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc quan trọng hơn đối với Việt Nam. Trung Quốc hiện là nguồn nhập khẩu lớn nhất và mới đây vượt qua Nhật Bản để trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. Kể từ năm 2000, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc dao động xung quanh mức 10%. Ngược lại, tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc tăng từ 9% vào năm 2000 lên tới gần 28% vào năm 2013.

Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam chiếm chưa tới 2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc. Kết quả của quan hệ thương mại không cân xứng này là nếu như vào năm 2000, Việt Nam còn xuất siêu nhẹ sang Trung Quốc thì đến năm 2013, nhập siêu từ Trung Quốc đã lên tới gần 24 tỉ đô la Mỹ.

Thoạt nhìn, có vẻ như rất đáng lo ngại khi ngoại trừ sắt thép, tỷ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc của cả 10 nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất đều tăng rất nhanh trong thập niên vừa qua (hình 1). Tuy nhiên, ngay cả trong 10 nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất thì mức độ phụ thuộc vào Trung Quốc cũng không đồng đều (biến thiên từ mức thấp nhất 10,1% đối với chất thải công nghiệp thực phẩm và thức ăn gia súc đến mức cao nhất 41,8% của xơ nhân tạo).

Bên cạnh đó, khoảng ba phần tư hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có nguồn gốc ngoài Trung Quốc. Tóm lại, sự phụ thuộc vào nhập khẩu từ Trung Quốc ngày một tăng, và điều này là đáng lo ngại, song mức độ phụ thuộc không đến nỗi làm sụp đổ nền sản xuất trong nước khi có biến cố xảy ra.

 Ở thời điểm này, Chính phủ Việt Nam cần quan tâm thích đáng đối với các dự án liên quan đến tài nguyên (khai thác bauxite hay thuê rừng đầu nguồn), năng lượng, và những ngành có sự tham gia của nhiều lao động phổ thông Trung Quốc.
Liệu xu hướng gia tăng phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ Trung Quốc có phải là một vấn nạn của Việt Nam? Nó sẽ là vấn nạn nếu thâm hụt có nguồn gốc từ hoạt động thương mại “không công bằng” hoặc do chính sách có chủ đích của Bắc Kinh. Tuy nhiên, có vẻ như với chính sách phá giá đồng tiền hay trợ cấp sản xuất trong nước, Trung Quốc “không công bằng” với cả thế giới chứ không riêng gì đối với Việt Nam. Tất nhiên Việt Nam cũng cần chuẩn bị trước cho tình huống Trung Quốc chủ tâm thao túng nền công nghiệp và thương mại của mình để có các đối sách thích hợp.

Cũng cần nói thêm rằng nếu Bắc Kinh thực sự duy lý thì họ không những sẽ không cấm vận thương mại đối với Việt Nam mà còn tìm cách thúc đẩy cán cân thương mại nghiêng tiếp về phía họ càng nhiều càng tốt. Logic này không nhất thiết áp dụng đối với các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài hay tín dụng thương mại từ Trung Quốc.

Một vấn nạn tiềm tàng khác là nguồn nhập khẩu tư liệu sản xuất quan trọng từ Trung Quốc có thể bị cắt đột ngột khi quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng. Ví dụ như nếu nguồn nguyên phụ liệu dệt may từ Trung Quốc bị cắt thì trong ngắn hạn, chắc chắn việc làm và kim ngạch xuất khẩu trong ngành này sẽ giảm mạnh. Tác động trong trung và dài hạn sẽ phụ thuộc vào tốc độ và mức độ tìm được nguồn cung thay thế, cả trong và ngoài nước. Vì Trung Quốc không phải là nước duy nhất xuất khẩu phụ liệu dệt may - cụ thể là Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 22% thị trường bông, 27% thị trường xơ nhân tạo, và 31% thị trường sợi nhân tạo toàn cầu - cho nên sẽ không quá khó để Việt Nam có thể tìm nguồn cung thay thế. Hơn nữa, vì khu vực FDI ở Việt Nam cũng đã bắt đầu bước vào ngành này nên nguồn cung trong nước sẽ trở nên dồi dào hơn.

Nói tóm lại, mặc dù cần có những biện pháp phòng ngừa cho tình huống xấu nhất - chẳng hạn như bằng cách bắt đầu tìm kiếm và thẩm định một số nguồn cung thay thế, song không nhất thiết phải cắt giảm hay từ bỏ các nguồn cung từ Trung Quốc nếu chúng rẻ hơn hay chất lượng tốt hơn. Logic này cũng áp dụng cho các ngành khác như điện tử, da giày hay xe máy. Cần nói thêm là vì đa số các hoạt động thương mại này là giữa các công ty tư nhân nên ngay cả khi muốn thì Bắc Kinh cũng không thể dễ dàng ra lệnh chấm dứt hoàn toàn hoạt động xuất khẩu, hay ngăn cấm tuyệt đối việc xuất khẩu qua nước thứ ba.

Khoảng 40% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc là máy móc và hàng tiêu dùng. Nếu Trung Quốc chủ động giảm xuất khẩu các hàng hóa này sang Việt Nam thì Việt Nam sẽ luôn có thể tìm kiếm các nguồn nhập khẩu thay thế hoặc phát triển năng lực sản xuất nội địa, nhờ đó đa dạng hóa được nguồn cung, đồng thời giảm tỷ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Cho đến thời điểm này, những phân tích của chúng tôi mới chỉ nhấn mạnh khía cạnh tiêu cực của sự phụ thuộc thương mại của Việt Nam vào Trung Quốc. Tuy nhiên, trong thế giới càng ngày càng toàn cầu hóa, các mối quan hệ thương mại luôn có tính tương thuộc. Mặc dù tỷ trọng nhập khẩu của Trung Quốc từ Việt Nam trong năm 2012 chưa tới 1%, nhưng một số nhóm hàng có tỷ lệ nhập khẩu từ Việt Nam khá lớn, chẳng hạn như trái cây (16,6%), ngũ cốc (19%), rau củ quả (21,7%), cà phê, chè, gia vị (37,2%). Điều này có nghĩa là Trung Quốc cũng sẽ phải trả giá nhất định nếu cấm vận thương mại đối với Việt Nam.

Không những thế, việc cấm vận thương mại của Trung Quốc với Việt Nam (nếu có) còn đi ngược lại lợi ích của Trung Quốc trên hai phương diện quan trọng. Thứ nhất, đứng trước nguy cơ bị cấm vận, Việt Nam một mặt sẽ phải nỗ lực tăng cường nội lực, mặt khác tìm cách đa dạng hóa thương mại và đầu tư, chẳng hạn như thông qua TPP. Kết quả là Việt Nam sẽ trở nên ít phụ thuộc hơn vào Trung Quốc, điều mà Trung Quốc không muốn. Thứ hai, các đối tác thương mại khác của Trung Quốc, nhất là trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ không thể coi Trung Quốc là đối tác thương mại đáng tin cậy được nữa, và do vậy cũng sẽ chuyển hướng thương mại ra khỏi Trung Quốc.

Tạm kết luận

Trong những năm tới, Việt Nam không thể tránh được một thực tại khách quan, đó là người láng giềng phương Bắc sẽ sớm trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới và tiếp tục phủ bóng lên nền kinh tế Việt Nam. Đối diện với thực tại này, thay vì tìm cách hạn chế quan hệ kinh tế giữa hai nước, một cách khôn ngoan hơn, Việt Nam cần chủ động tăng cường nội lực, đồng thời đa phương hóa quan hệ kinh tế quốc tế. Chiến lược này vốn dĩ đã cần thiết ngay cả khi quan hệ giữa hai nước “bình thường” thì lại càng thiết yếu khi quan hệ giữa hai nước trở nên bất thường.

Bài viết này lập luận rằng trên phương diện thương mại (và tương tự như vậy trên phương diện đầu tư), chính sách cấm vận của Trung Quốc (nếu có) mặc dù sẽ gây tổn thất đáng kể cho nền kinh tế Việt Nam, tuy nhiên những tổn thất này chủ yếu có tính ngắn hạn. Trong trung và dài hạn, sức ép buộc phải điều chỉnh sẽ đưa nền kinh tế Việt Nam dần thoát khỏi tình trạng “bóng đè”, trở nên độc lập và bền bỉ hơn trước mọi cú sốc đến từ người láng giềng phương Bắc.

Nếu tỷ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc tiếp tục bành trướng, hay Trung Quốc có xu hướng kiểm soát các lĩnh vực thương mại và đầu tư trọng yếu thì Việt Nam cần triển khai những đối sách thích hợp. Ở thời điểm này, Chính phủ Việt Nam cần quan tâm thích đáng đối với các dự án liên quan đến tài nguyên (khai thác bauxite hay thuê rừng đầu nguồn), năng lượng, và những ngành có sự tham gia của nhiều lao động phổ thông Trung Quốc.

Nói tóm lại, về mặt kinh tế, Việt Nam cần tìm cách để được hưởng lợi từ sự phát triển năng động của Trung Quốc nhưng đồng thời không bị chi phối bởi quy mô và cự ly của nó. Về mặt chính trị, Việt Nam một mặt không muốn Trung Quốc coi mình là mối đe dọa thường trực, nhưng đồng thời vẫn phải tìm cách duy trì sự độc lập và tự chủ. Để gìn giữ độc lập dân tộc, người Việt Nam sẽ phải tìm cách giữ thăng bằng trên một lằn ranh mong manh, dưới bóng đè của người láng giềng khổng lồ đầy mưu tính.


David O. Dapice - Vũ Thành Tự Anh
Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn

Vì sao kinh tế Việt Nam quá khó để thoát Trung?


Biểu tình phản đối Trung Quốc ở Sài Gòn, 18/05/2014
Biểu tình phản đối Trung Quốc ở Sài Gòn, 18/05/2014  – REUTERS

Thụy My  -RFI

« Thoát Trung », đó là cụm từ mới xuất hiện rất nhiều trên mặt báo chính thống cũng như trên các mạng xã hội Việt Nam trong thời gian gần đây, đặt ra một vấn đề lớn mà lâu nay hầu như nan giải. Không chỉ chính trị bị ảnh hưởng nặng nề từ « Thiên triều », mà nền kinh tế đang lệ thuộc chặt chẽ vào Trung Quốc, cũng hết sức chật vật khi muốn thoát khỏi vòng kiềm tỏa của người láng giềng khổng lồ tham lam, nhiều thủ đoạn ở phương Bắc.
RFI Việt ngữ đã đặt vấn đề này với nhà bình luận đồng thời là tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng ở Saigon.
RFI : Vào những ngày này người dân Việt Nam đang sống trong khung cảnh các giàn khoan Trung Quốc vẫn đều đặn tiến chiếm vùng lãnh hải của mình. Nhưng dư luận trong nước cũng đang dậy lên những tiền đề cho một phong trào “Thoát Trung”. Anh có chia sẻ với ý tưởng này không?

Nhà bình luận Phạm Chí Dũng : Không phải chờ đến bây giờ khi các tàu Trung Quốc đâm nát tàu kiểm ngư Việt Nam, mà cách đây ba năm khi  “người anh em láng giềng” này lần đầu tiên dám cắt cáp tàu Bình Minh, ý tưởng đầu tiên về phong trào “Thoát Trung” đã hình thành trong một bộ phận giới trí thức Việt Nam. Tuy nhiên lúc đó chỉ là một bộ phận nhỏ thôi. Hơn nữa, có muốn trở nên “bộ phận lớn” cũng chưa thể được vì khi đó Nhà nước Việt Nam còn say sưa trấn áp, đàn áp các cuộc biểu tình ôn hòa phản đối Trung Quốc.
Nhưng còn bây giờ thì tình hình đã trở nên bĩ cực hơn nhiều. Dù cho chính quyền vẫn chưa bớt ham muốn việc phong tỏa biểu tình chống Trung Quốc, nhưng một khi quân đội Việt Nam bị đặt vào thế sẵn sàng chiến đấu thì không có lý gì để phong trào “Thoát Trung” không trỗi dậy.
Vào tháng 6/2014, lần đầu tiên một cuộc hội thảo về “Thoát Trung” đã được một số trí thức độc lập cộng với một nhóm trí thức thuộc trường phái “phản biện trung thành” tổ chức ở Hà Nội. Đã có một số bài tham luận được nêu ra. Nhưng nhìn chung, dư luận người nghe vẫn chưa thỏa mãn trước những luận đề có vẻ còn khá trừu tượng. Dư luận đặt thẳng câu hỏi là nói tới “Thoát Trung” thì phải nói cho rõ là thoát cái gì và làm thế nào để thoát, chứ tình thế hiểm nghèo hiện thời không còn cho phép việc nói chung chung nữa.
Riêng tôi cho rằng vấn đề thoát Trung, xét về mặt thượng tầng là thoát khỏi ý thức hệ của Bắc Kinh vốn đã chi phối quá nhiều đối với giới lãnh đạo bảo thủ ở Hà Nội, một ý thức hệ mà cho tới nay đã chứng tỏ sự nguy hiểm đến mức kéo lùi tiến trình vận động xã hội và xu thế dân chủ về lại những năm 60-70 của thế kỷ XX. Đây chính là thoát khỏi phương diện bị ràng buộc về tư tưởng chính trị và thể chế chính trị.
RFI : Nhưng các biểu hiện của chính thể ở Hà Nội cho thấy vẫn còn khá gắn bó với Trung Quốc?
PCD : Đây cũng là một câu hỏi, mà trên hết có thể coi là một tinh thần phẫn nộ, được rất nhiều người trong giới cách mạng lão thành, trí thức, nhân dân và cả một phần cán bộ đương chức đang xoáy vào Bộ Chính trị của Đảng. Đó là tại sao khi Trung Quốc đã công khai khiêu khích và không giấu diếm ý đồ thôn tính Việt Nam trong những năm tới, toàn bộ Ban chấp hành Trung ương, Quốc hội và Chính phủ vẫn bình chân như vại? Thậm chí trong kỳ họp đang diễn ra, Quốc hội còn không dám ban hành một nghị quyết riêng về Biển Đông, và cho tới giờ này cũng chưa thấy bóng dáng hồ sơ kiện cáo Trung Quốc ra tòa án quốc tế…
Vào lúc cuộc chiến biên giới phía Bắc xảy ra vào năm 1979, người ta còn có thể hiểu được là sự xoắn quyện về ý thức hệ khi đó vẫn đang ở mức cao độ, và một cuộc chiến với cả trăm ngàn người thiệt mạng của hai bên thật ra không có ý nghĩa lớn lao so với việc sau đó hai chế độ vẫn phải tiếp tục dựa vào nhau để “chống lại chủ nghĩa đế quốc”. Thế nhưng hơn ba chục năm sau thì không ít người trong nội bộ đảng đã hầu như thất vọng với lý thuyết “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” ở Việt Nam hay “chủ nghĩa xã hội hài hòa” ở Trung Quốc.
Quá nhiều đổ bể tâm trạng khi phải đối chiếu giữa một bên là hàng ngàn trang giáo điều về hệ tư tưởng cộng sản, còn bên kia là một thứ chủ nghĩa tư bản dã man đang chế ngự với cường độ ghê gớm ở cả hai quốc gia Trung Quốc và Việt Nam. Mà như vậy thì làm sao có thể còn nói đến chuyện ý thức hệ là tấm gương phản chiếu cho cả hai chế độ Bắc Kinh và Hà Nội? Hay có thể hiểu là cơ chế cộng sinh ý thức hệ chỉ là một lý do đầy tính ngụy biện?
Nhưng nếu không phải là sự phụ thuộc lẫn nhau vào ý thức hệ thì vào cái gì? Phải chăng đó là sự lệ thuộc hay phụ thuộc quá lớn vào “tình hữu nghị giữa hai dân tộc”? Hay bị câu nệ vào một mối quan hệ văn hóa truyền thống giữa hai đất nước có rất nhiều đặc điểm giống nhau? Hay còn gì khác nữa?…
RFI : Theo anh thì còn lý do gì khác?
PCD : Nếu quan sát những gì đã diễn ra giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc từ ít nhất 40 năm qua, thì có thể kết luận không ngần ngại là gần như mọi mối quan hệ chính trị đều xuất phát từ lợi ích kinh tế và đều dựa vào lợi ích kinh tế để cùng tồn tại. Chúng ta đang đi đến điểm cốt lõi của vấn đề: kinh tế quyết định chính trị.
Các tập đoàn chính trị Việt Nam không thể “làm khó” Trung Quốc một khi họ bị phụ thuộc quá nhiều vào những lợi ích kinh tế béo bở, bất chấp việc nền kinh tế nước nhà gần như chẳng được lợi lộc gì trong quan hệ giao thương với Trung Quốc trong ít nhất từ năm 2001 đến nay. Mà như vậy, muốn thoát Trung về chính trị trước mắt và thoát Trung về văn hóa trong lâu dài, thì trước hết và điều kiện cần là phải thoát Trung về kinh tế.
RFI : Kinh tế Việt Nam đang phụ thuộc vào Trung Quốc đến mức nào?
PCD : Gần đây giới chuyên gia nhà nước mới dần hé lộ về thực trạng kinh tế Việt Nam phải nhập siêu đến mức nào từ Trung Quốc. Nếu lấy mốc từ năm 2001 theo một thống kê của Việt Nam, thì từ năm đó đến nay, Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc với quy mô không ngừng tăng qua các năm với tốc độ chóng mặt, từ 200 triệu đô la Mỹ năm 2001 lên gần 24 tỉ đô la Mỹ năm 2013, tức tăng đến 120 lần. Cần lưu ý là tổng nhập siêu của Việt Nam từ các nước khác, sau khi đạt đỉnh 18 tỉ đô la Mỹ vào năm 2008, bắt đầu xu thế giảm xuống từ năm 2009 đến nay, thậm chí năm 2012 và 2013 Việt Nam còn chuyển sang xuất siêu. Trong khi đó, nhập siêu từ Trung Quốc thì không hề giảm mà vẫn tiếp tục tăng mạnh, từ 11 tỉ đô la Mỹ năm 2009 lên 24 tỉ đô la Mỹ năm 2013.
Hậu quả cho đến giờ này là trong 110 nhóm hàng nhập từ Trung Quốc với giá trị lên đến 37 tỉ USD vào năm 2013, có rất nhiều sản phẩm là linh kiện đầu vào cho sản xuất, trang thiết bị cho dự án đầu tư đang triển khai của Việt Nam. Dù con số đó chỉ bằng 1% tổng xuất khẩu của Trung Quốc nhưng lại tương đương đến 28% tổng nhập khẩu của Việt Nam.
Tình huống có thể xảy đến là nếu Trung Quốc đột ngột ngừng xuất khẩu sang Việt Nam thì sẽ gây ra tác động dây chuyền không nhỏ đối với nền kinh tế Việt Nam. Một số doanh nghiệp dệt may còn tiết lộ là họ chỉ có thể cầm cự được vài ba tháng nếu thiếu nguồn nguyên liệu của Trung Quốc. Nói ra điều này thật đau lòng và còn có vẻ quá bất lợi vì rõ ràng đó là thế quá yếu của kinh tế Việt Nam, song đã đến lúc không thể không nói thẳng, nếu thực sự muốn thoát Trung về kinh tế.
RFI : Có lẽ phải có những nguyên nhân đủ lớn khiến cho lượng nhập siêu từ Trung Quốc lại tăng mạnh đến vậy?
PCD : Đương nhiên câu chuyện Việt – Trung không bao giờ thiếu nguyên nhân. Nếu chúng ta tổng hợp ý kiến của khá nhiều chuyên gia thì có một số nguyên nhân chính như sau :
Thứ nhất, hàng Trung Quốc từ máy móc thiết bị đến nguyên phụ liệu hay hàng tiêu dùng hầu hết đều có giá rất rẻ, do chi phí nhân công của Trung Quốc vào loại thấp nhất thế giới. Cùng lúc đó và khác nhiều với Việt Nam, Trung Quốc vẫn duy trì phần nào chính sách hỗ trợ xuất khẩu, mà một trong những bằng chứng là hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang các thị trường Mỹ và Tây Âu rất ít khi bị kiện cáo như giới xuất khẩu tôm và cá ba sa Việt Nam từng bị.
Với ưu thế giá rẻ, hàng tiêu dùng Trung Quốc được nhiều người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt người thu nhập thấp chấp nhận. Nguyên phụ liệu từ Trung Quốc được nhập khẩu nhiều cũng do giá rẻ, nhất là khi Việt Nam chưa có ngành công nghiệp phụ trợ đủ mạnh để cung cấp nguyên phụ liệu cho các ngành gia công xuất khẩu. Máy móc thiết bị giá rẻ của Trung Quốc được nhiều doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa do khả năng tài chính hạn chế của họ. Riêng câu chuyện này thì chỉ có thể nói là mình nên tự trách mình, vì suốt từ năm 2007 khi Việt Nam tham gia vào WTO đến nay, phần lớn doanh nghiệp đã không cải thiện đáng kể năng lực cạnh tranh của họ.
Một nguyên nhân khác là trong cơ cấu sản phẩm trong thương mại Việt -Trung, Việt Nam có đến trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc. Chủ yếu là khoáng sản, nông lâm thủy sản thô, sơ chế với giá trị gia tăng thấp, giá cả lại bấp bênh và thường có xu hướng giảm, giá so sánh tương đối thấp so với các sản phẩm chế biến – chế tạo. Trong khi đó các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là thành phẩm hóa chất, sản phẩm chế tác cơ bản, máy móc thiết bị, có giá trị gia tăng cao, chiếm trên 80% tổng nhập khẩu từ Trung Quốc. Hiển nhiên tương quan lực lượng như vậy cho thấy Trung Quốc có lợi nhiều hơn hẳn so với Việt Nam.
Một ví dụ điển hình là cùng mặt hàng nông sản, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc một đơn vị thì nhập khẩu từ quốc gia này đến 10 đơn vị mặt hàng nông sản cùng loại. Không thể nói khác là tỉ lệ 1/10 và phương thức nhập khẩu kiểu đó đã làm cho Việt Nam trở thành nơi cung ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến của Trung Quốc.
Chẳng hạn như dệt may của Việt Nam, tuy là ngành giải quyết nhiều lao động, nhưng thực chất là may gia công, là nơi tiêu thụ nguyên liệu cho Trung Quốc. Do đó ngày càng phụ thuộc đến mức nếu không có nguyên liệu Trung Quốc, nhiều người lo ngại ngành may mặc Việt Nam sẽ tiêu điều.
May mặc lại là ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam, mỗi năm xuất khẩu 18-20 tỉ USD, nhưng hơn 70% nguyên phụ liệu của may mặc phải nhập từ Trung Quốc và số lợi nhuận này do Trung Quốc hưởng trọn. Vì thế giới doanh nghiệp dệt may đã phải thống thiết rằng những nguyên liệu này không đòi hỏi công nghệ cao gì cả, nhưng tại sao Việt Nam không làm được mà lại bỏ ngỏ cho Trung Quốc?
Một nguyên nhân nữa chính là một thực tế rất trần trụi: mặc dù đã giao thương từ rất nhiều năm qua, nhưng Việt Nam hầu như không có hàng rào kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc – từ yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thực phẩm, đến các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn sử dụng đối với máy móc, thiết bị, đồ gia dụng. Thế là cơn lũ hàng hóa của Trung Quốc bất kể chất lượng, phẩm cấp thế nào vẫn tràn vào Việt Nam.
Còn với Trung Quốc thì ngược lại hoàn toàn. Ngoài hàng rào kỹ thuật, Trung Quốc còn yêu cầu hàng Việt Nam sang Trung Quốc buộc phải qua một số cửa khẩu do Trung Quốc chỉ định. Như hải sản chỉ được đi qua Móng Cái, cao su chỉ được đi qua Móng Cái, Lục Lầm, hoa quả tươi chỉ được qua Lào Cai, Lạng Sơn…
Với Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Trung Quốc và Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc (ASEAN+3), trong khi Việt Nam chưa tận dụng được bao nhiêu thì Trung Quốc triệt để khai thác lợi thế. Chẳng hạn 10 năm sau khi Hiệp định ASEAN+3 có hiệu lực (2000-2010), xuất khẩu của Trung Quốc sang Việt Nam tăng 25 lần, trong khi xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chỉ tăng 5 lần.
Hậu quả cho tới nay là nếu theo con đường chính ngạch, hàng hóa Việt Nam mới chỉ thâm nhập vào các tỉnh ven biên giới như Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông mà chưa thể thâm nhập sâu vào nội địa Trung Quốc. Điều này cũng trực tiếp làm suy giảm lợi ích từ hoạt động thương mại của Việt Nam.
Còn nếu hàng hóa Việt Nam xuất theo con đường tiểu ngạch thì còn bi kịch hơn nữa, bởi khá nhiều sản phẩm sơ chế là do thương nhân Trung Quốc thu mua tận gốc với giá rẻ. Vài năm qua đã chứng kiến không biết bao nhiêu trường hợp nông dân Việt Nam bán ngọn chặt gốc và sau đó là phá sản vì bị thương lái Trung Quốc “xù” hợp đồng. Cần chú ý là thương mại tiểu ngạch chiếm một tỉ trọng đáng kể trong thương mại với Trung Quốc, không chỉ tác động đến nguồn thuế thu, gây khó khăn cho việc quản lý chất lượng hàng nhập khẩu mà còn tác động tiêu cực đến các nhà xuất khẩu của Việt Nam.
RFI : Dư luận gần đây cũng đặt lại câu hỏi về hiện tượng doanh nghiệp Trung Quốc gần như thống trị công tác đấu thầu trong một số lĩnh vực quan yếu của Việt Nam. Thực trạng này có làm hoạt động nhập khẩu của Việt Nam trở nên tiêu cực?
PCD : Chứng minh rõ ràng nhất, tuy có thể chưa đầy đủ, là dựa vào một khảo sát của Viện Nghiên cứu Cơ khí ở Việt Nam. Trong suốt giai đoạn 2003-2013, Trung Quốc đã thống trị nhóm sản phẩm ở 4 trong 5 ngành chính là thủy điện, nhiệt điện, xi măng, bauxite, và sàng tuyển than tại Việt Nam. Hệ quả là mỗi năm, Việt Nam phải nai lưng nhập khẩu đến 10 tỉ đô la Mỹ cho nhóm sản phẩm máy và thiết bị đồng bộ, trong khi tỉ lệ nội địa hóa là cực kỳ thấp.
Chẳng hạn như các dự án ximăng áp dụng cơ chế EPC (tức nhà thầu thực hiện toàn bộ công việc từ thiết kế, cung cấp máy móc, thiết bị đến thi công xây dựng, vận hành chạy thử rồi bàn giao). Đây chính là những dự án do Trung Quốc làm tổng thầu có tỉ lệ nội địa hóa 0%. Trong khi theo Viện Nghiên cứu Cơ khí thì về mặt kỹ thuật, người Việt Nam có thể thiết kế, chế tạo trong nước tới 40% giá trị thiết bị của các nhà máy này.
Hay với ngành công nghiệp nhiệt điện đốt than, trong 20 dự án đã và đang đầu tư, có tới 15 dự án do nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu EPC cũng với tỉ lệ nội địa hóa 0%.
Hoặc hai dự án công nghiệp nhôm và bauxite hiện nay đều do Trung Quốc làm tổng thầu EPC với tỉ lệ nội địa hóa chỉ vỏn vẹn 2%. Viện Nghiên cứu Cơ khí trích dẫn Công ty Hatch của Úc cho rằng, Việt Nam có đủ năng lực thiết kế, chế tạo trong nước để đáp ứng 50% thiết bị trong ngành này.
Hiện tại, cả nước có ba nhà máy tuyển than, thì cả ba nhà máy này đều do nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu EPC, dù Việt Nam có thể hoàn toàn nội địa hóa được 50-70% giá trị thiết bị…
RFI : Làm sao mà tổng thầu EPC rơi vào tay người Trung Quốc quá nhiều như thế?
PCD : Lý giải về câu chuyện khó nói này, có thể thấy là nhiều dự án vốn đầu tư phải vay từ Trung Quốc, từ đó tạo ưu thế cho Trung Quốc đặt ra các điều kiện như phải mua thiết bị từ chính thị trường của họ. Thậm chí tôi cho rằng nếu phía Trung Quốc không “chủ động gợi ý” thì một số doanh nghiệp Việt Nam cũng quá hiểu là doanh nghiệp Trung Quốc có chế độ bao thư phong bì thuộc loại nặng nhất thế giới.
Về mặt kỹ thuật, Luật Đấu thầu Việt Nam chỉ ưu tiên giá rẻ mà không chú ý đến nguồn gốc xuất xứ, không ưu tiên đúng mức tỉ lệ nội địa hóa, do vậy hầu hết các dự án rơi vào tay các nhà thầu Trung Quốc. Khi đó, các nhà máy chế tạo của Việt Nam hầu như không có cơ hội tham gia như nhà thầu phụ.
Tình cảnh đáng nói là hiện nay Trung Quốc là nhà thầu lớn nhất của Việt Nam. Các gói thầu EPC do Trung Quốc thắng trong suốt 10 năm qua đã góp phần làm gia tăng nhanh chóng nhập siêu từ Trung Quốc.
RFI : Các cơ quan hữu quan của Việt Nam có giải pháp nào để khắc phục cả một “thập kỷ mất mát” ấy?
PCD : Thực ra người dân Việt Nam đã nghe quá nhiều giải pháp của quan chức Việt Nam. Còn bây giờ thì một lần nữa, giới quan chức này lại nêu ra quan điểm là đã đến lúc phải đa dạng thị trường, thúc đẩy sản xuất trong nước và cải cách ngành thương mại. Có lẽ bây giờ họ mới nhận ra rằng công nghiệp phụ trợ “của chúng ta” còn kém, thành ra phải nhập nhiều linh kiện, máy móc từ Trung Quốc, nên phải đẩy mạnh sản xuất linh kiện trong nước. Một quan chức còn hứa hẹn là nếu làm đúng như vậy, tối thiểu trong 2-3 năm, còn tối đa là 5 năm là có thể giảm phụ thuộc Trung Quốc về kinh tế.
Một quan điểm “hướng Tây” thì cho rằng cần “xoay trục” sang phát triển công nghiệp phụ trợ từ sự hỗ trợ của Nhật Bản, Hàn Quốc… Theo tôi, đáng lẽ vấn đề này đã phải thực hiện từ hàng chục năm trước, còn bây giờ thì đã quá muộn vì cái gọi là “công nghiệp phụ trợ” của Việt Nam đã phụ thuộc quá sâu vào Trung Quốc.
RFI : Trong một chỉ thị vào tháng 6/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu đa dạng hóa các thị trường xuất, nhập khẩu thay vì lệ thuộc vào một nền kinh tế cụ thể. Đó là nền kinh tế nào vậy?
PCD : Làm sao có thể nghĩ gì khác hơn ngoài Trung Quốc?
RFI : Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cũng tuyên bố “sẽ không lệ thuộc vào nhà thầu Trung Quốc”. Nhưng thực tế cho thấy, số lượng nhà thầu Trung Quốc trúng thầu vẫn rất lớn ?
PCD : Có một thực tế : lĩnh vực xây dựng là không gian thông thoáng cho các cuộc đấu thầu mang tiếng là nhiều khuất tất, qua đó các doanh nghiệp Trung Quốc trúng thầu hơn 90% các công trình trọng điểm quốc gia trên các lĩnh vực xây dựng, năng lượng. Từ ngữ “lại quả” được du nhập vào Việt Nam chính là có nguồn gốc từ Trung Quốc. Lại quả đến độ bất chấp nhiều công trình của Trung Quốc luôn bị đội vốn, kéo dài thời gian và công nghệ lạc hậu, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn nhắm mắt chấp nhận.
Chỉ đến gần đây một chuyên gia phản biện mới hơi can đảm khi ẩn dụ trên mặt báo nhà nước: “Việc đánh giá thực trạng thương mại Việt – Trung theo tôi không quan trọng bằng việc nhìn thẳng vào thực tế ai được lợi từ các hoạt động kinh tế”.
RFI : Theo anh thì ai được lợi?
PCD : Chúng ta hãy lấy một trong những ví dụ tiêu biểu nhất và liên đới đậm đà nhất với Trung Quốc là trường hợp Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Mới đây, một tờ báo của Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam có tên là Đất Việt, và cũng là một trong những xung kích phản biện trong hệ thống truyền thông nhà nước, đã cùng với GS TS Đặng Đình Đào – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội – hé lộ một “bí mật quốc gia”: từ nhiều năm qua, EVN đã mua điện từ các doanh nghiệp Trung Quốc với giá gấp đến ba lần mức thông thường của doanh nghiệp Việt Nam.
Thậm chí, EVN mua điện của Trung Quốc với giá cao cả ở thời điểm nguồn cung cấp trong nước dồi dào, vin vào lý do vì hợp đồng mua điện với Trung Quốc được ký từ năm 2005 và chính thức mua điện từ 2009.
Thái độ kinh doanh bất chấp này đã bất chấp một thực tế là trong thời gian gần đây, nguồn điện trong nước được tăng cường nhiều hơn. Nhiều nhà máy điện ngoài EVN chưa huy động hết công suất, có thời điểm điện dư thừa, giá lại rẻ hơn nhiều giá điện Trung Quốc bán cho Việt Nam. Nhưng bởi lối hành xử đầy ngờ vực, EVN đã cố tâm mua điện trong nước với giá chỉ bằng 1/3 giá mua điện của Trung Quốc, kèm theo các điều kiện rất khắt khe, cho dù nhiều doanh nghiệp sản xuất điện của Việt Nam sẵn sàng chịu lỗ để hòa lưới điện.
Trong khi đó theo Viện Nghiên cứu Cơ khí, Việt Nam đủ năng lực làm tổng thầu, tỉ lệ nội địa hóa thành công đạt 30% về thủy điện. Minh chứng là đến nay, Việt Nam hoàn toàn có thể làm chủ thiết kế, chế tạo thiết bị cơ khí thủ công cho 30 nhà máy thủy điện bao gồm Sơn La, Lai Châu với tỉ lệ nội địa hóa đến 90%.
Song rất tiếc là tất cả cố gắng của doanh nghiệp Việt Nam đã bị một nhóm lợi ích và có thể cả một nhóm làm chính sách nào đó chặn đứng. Cuối cùng vẫn chẳng ai giải tỏa được mối nghi ngờ về sự hiện diện quá lớn của Trung Quốc trong ngành điện Việt Nam. Hoặc lý giải chuyện thiết bị Trung Quốc vốn bị coi là chất lượng kém, bãi rác công nghệ của thế giới nhưng vẫn tràn vào Việt Nam…
RFI : Vậy cuối cùng phải làm gì để thoát Trung?
PCD : Tôi lại xin nhường lời cho Ông Đặng Đình Đào – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển. Vị chuyên gia này đã nói thẳng là với tình trạng độc quyền như EVN hiện nay và thiếu minh bạch trong kinh doanh trên thị trường điện ở Việt Nam, trách nhiệm trong việc này trước hết là do chính cơ chế quản lý kiểu bộ chủ quản lâu nay không được thay đổi. Tiếp đó là các cơ quan quản lý nhà nước trong ngành điện, mà cụ thể là Bộ Công thương và cả EVN trong tổ chức và quản lý điện Việt Nam. Mấu chốt của vấn đề phải là nhanh chóng xóa bỏ tình trạng độc quyền của EVN, chấm dứt tình trạng một tay nắm cả mua bán, phân phối, điều độ…
Cứ cho là Chính phủ Việt Nam có một phần thật tâm muốn giảm sự lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc, nhưng khuất tất lớn nhất là họ còn bị ràng buộc quá nhiều bởi các nhóm lợi ích như EVN. Còn những nhóm lợi ích này lại bị quy chiếu bởi Trung Quốc, từ những ích lợi hết sức mờ ám đến chủ nghĩa độc quyền và chủ nghĩa cực quyền. Do vậy chẳng có gì khó hiểu khi đã chưa hề, và có lẽ sẽ chẳng có nổi một động tác kiên quyết nào để đáp trả lại sự gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông.
Cuối cùng, chúng ta thấy rằng muốn chống ngoại xâm thì có lẽ việc đầu tiên phải là chống nội xâm. Không thể thoát Trung nếu không giải quyết bài toán thanh loại những kẻ “cõng rắn cắn gà nhà”.
RFI : Xin chân thành cảm ơn nhà bình luận Phạm Chí Dũng ở Saigon đã vui lòng dành thì giờ trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ về vấn đề vì sao kinh tế Việt Nam quá khó khăn khi muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc.

Người Việt chống Trung Quốc khắp nơi

Người Việt biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Washington DC hồi đầu tháng 6 năm 2014.

Nghe bài này
Sau cuộc gặp gỡ chính thức giữa đại diện lãnh đạo VN và Trung Quốc để giải quyết vụ việc giàn khoan Hải Dương 981 đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN hôm 18/6, người Việt trong và ngoài nước bày tỏ sự thất vọng với Chính phủ Hà Nội cũng như đẩy mạnh các hành động tự phát để thể hiện tinh thần chống lại sự bành trướng của Bắc Kinh ở biển Đông.

Thắng lợi ngoại giao?

Hai ngày sau cuộc gặp gỡ giữa đại diện cấp cao của VN và ông Dương Khiết Trì-Ủy viên Quốc Vụ viện Trung Quốc tại Hà Nội, Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh trong cuộc phỏng vấn với Thông tấn xã VN rằng Trung Quốc đã đơn phương vi phạm thỏa thuận cấp cao giữa 2 nước về những nguyên tắc cơ bản để giải quyết vấn đề trên biển cũng như vi phạm luật pháp quốc tế; nói thêm rằng Đảng, Nhà nước và nhân dân VN kiên quyết không để một tấc đất, tấc biển nào của Tổ quốc bị xâm phạm.

Tuy nhiên, trong cùng ngày 20/6, truyền thông Trung Quốc mô tả chuyến đi của ông Dương Khiết Trì đến VN là một thắng lợi ngoại giao lẫn thắng lợi tinh thần. Tờ The Diplomat trích dẫn tờ Hoàn Cầu của Hoa Lục viết về cuộc gặp gỡ hôm 18/6 với câu chữ “Trung Quốc thúc giục ‘đứa con hoang đàng hãy trở về nhà’”. Thông điệp truyền thông Trung Quốc gửi đi là VN nên đáp ứng một cách đúng đắn với những đề nghị của Trung Quốc bằng cách chấm dứt quấy rối và phản kháng với giàn khoan HD 981.

 Khi Trung Quốc xâm lược cảm nhận được đúng tinh thần bất khuất của người Việt thì nó sẽ nản chí thôi, tức là đến hơi thở cuối cùng thì người Việt vẫn cứ chống.

-Anh Tuyến
Trong khi không một đại diện nào của Chính phủ VN lên tiếng về giọng điệu của truyền thông Trung Quốc về cuộc hội đàm chính thức giữa đại diện 2 quốc gia thì người Việt trong và ngoài nước bày tỏ sự phẫn nộ trước hành động “vừa ăn cướp vừa la làng’ của người hàng xóm xấu bụng nhưng là đồng chí “4 tốt-16 chữ vàng” của Đảng CSVN.

Kể từ khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD 981 hôm mùng 2/5 cho đến nay, người Việt trong và ngoài nước đã và đang lên tiếng mạnh mẽ để chống trả hành động ngang tàng của Trung Quốc ở biển Đông. Cộng đồng người Việt hải ngoại biểu tình khắp nơi ở các nước họ định cư. Nhiều người dân trong nước dù không được biểu tình ôn hòa sau cuộc bạo động ở Bình Dương và Hà Tĩnh, họ thể hiện tinh thần chống đối Bắc Kinh bằng cách ký tên vào các tuyên bố lên án Trung Quốc xâm lược lãnh thổ VN và yêu cầu Nhà nước VN kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Có người đã chọn cách biến mình thành ngọn đuốc như bà Lê Thị Tuyết Mai đã tự thiêu tại Sài Gòn hôm 23/5 và ông Hoàng Thu vừa tự thiêu hôm 20/6 tại Bang Florida, Hoa Kỳ.

Vào ngày 22/6, anh Đinh Quang Tuyến một mình cầm biểu ngữ “Chần chừ kiện Trung Quốc ra tòa là phản bội dân tộc” tại khu vực Nhà thờ Đức Bà. Anh Tuyến hô to “Đả đảo Trung Quốc Xâm lược” thì bị công an đến xiết cổ và bị đưa lên xe chở về tạm giữ ở phường Bến Nghé. Trao đổi với Hòa Ái, anh Tuyến cho biết động cơ khiến anh đơn độc biểu tình ôn hòa chống Trung Quốc:

Hàng ngàn công nhân ở Đồng Nai xuống đường phản đối Trung Quốc hôm 13/5/2014.
“Đó là xuất phát từ lòng yêu nước, từ sự thất vọng đối với Chính phủ. Bây giờ nhân dân làm và mình sẽ làm, 1 người cũng làm”.

Hành động đơn phương thể hiện tinh thần yêu nước của mình khiến anh Tuyến bị câu lưu hơn 5 giờ đồng hồ. Dù được công an giải thích hành động biểu tình ôn hòa của mình là gây rối trật tự nhưng anh Tuyến quả quyết sẽ có rất nhiều người trong số 90 triệu dân ở trong nước VN hành động giống như anh. Anh Tuyến lập luận tinh thần yêu nước của người Việt như anh hùng Nguyễn Trung Trực đã tuyên bố “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây" thì chỉ khi nào Trung Quốc nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người VN chống Trung Quốc. Anh Tuyến nói:

“Trong cái rổ trứng ấp thì có 1 con nở ra, thấy có 1 con thôi nhưng phải hiểu rằng là có rất nhiều con sắp nở. Dĩ nhiên gà mẹ có ấp thì trứng sẽ nở thôi. Cái trứng này nở trước, cái trứng kia nở sau, rồi tất cả các con gà con đều sẽ nở và sẽ lên tiếng gáy. Khi Trung Quốc xâm lược cảm nhận được đúng tinh thần bất khuất của người Việt thì nó sẽ nản chí thôi, tức là đến hơi thở cuối cùng thì người Việt vẫn cứ chống”.

Gây tiếng vang cho thế giới

Có phải những hành động tự phát thể hiện tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm phương Bắc trong suốt chiều dài lịch sử 4.000 năm qua như của bà Lê Thị Tuyết Mai, của ông Hoàng Thu hay của anh Tuyến là đơn độc hay thực sự lan tỏa đến tâm hồn của mỗi người con đất Việt? Từ Úc, cô Nguyễn Thị Thanh Nhàn, một trong những người phát động chiến dịch "Selfie for Vietnam" qua hình thức chụp hình mỗi gương mặt với biển hiệu “ChinagetoutofVietnam”, cho biết tất cả các bức hình khắp năm châu gửi về được đăng tải qua trang mạng xã hội như Facebook, Youtube để gây một tiếng vang cho thế giới về tinh thần đoàn kết chống Trung Quốc của người VN. Cô Thanh Nhàn chia sẻ:

 Hành động chụp hình này chỉ là một trong những phương thức thúc đẩy sự đoàn kết của mọi người và gây nên tiếng vang tất cả người VN đều đoàn kết trong việc chống Trung Quốc.

-Cô Thanh Nhàn
“Tôi nghĩ những hình ảnh này chắc chắn không thể nào đem giàn khoan ra khỏi bờ biển của VN được nhưng quan trọng một trong những mục đích chính là thúc đẩy sự đoàn kết của những người trẻ ở khắp năm châu, ai cũng có thể tham gia được hết. Đó là tinh thần đoàn kết mà những người Cộng Sản VN và Trung Quốc, họ đều sợ sự đoàn kết của tất cả người Việt ở năm châu. Hành động chụp hình này chỉ là một trong những phương thức thúc đẩy sự đoàn kết của mọi người và gây nên tiếng vang tất cả người VN đều đoàn kết trong việc chống Trung Quốc qua xâm lược VN”.

Ở trong nước, lên tiếng với báo giới, Anh hùng quân đội Nhân dân VN, Thiếu tướng Lê Mã Lương cho rằng lâu lắm mới thấy được lòng dân thể hiện tình yêu đối với biển đảo quê hương như thế. Thiếu tướng họ Lê khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục kiên trì con đường đấu tranh hòa bình, không bao giờ chủ động tấn công Trung Quốc trước. Tuy nhiên, ông này nhấn mạnh bản thân ông cùng với 4 triệu cựu chiến binh sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ đất nước một khi Trung Quốc gây hấn bằng võ lực. Kiến trúc sư Trần Thanh Vân ở Hà Nội kể lại ghi nhận này với đài RFA sau khi tham dự cuộc hội đàm về tình hình biển Đông do Trung tâm Minh Triết Việt tổ chức, có sự tham dự của Thiếu tướng Lê Mã Lương:

“Thiếu tướng- Anh hùng quân đội Lê Mã Lương đến và có nói rằng hiện nay có 4 triệu cựu chiến binh sẵn sàng xông ra mặt trận bất cứ lúc nào, và quân đội sẽ theo họ chứ không theo ông Phùng Quang Thanh. Dân mạnh lắm”.

Qua những hành động thực tiễn của mỗi cá nhân hay một tập thể ở trong và ngoài nước cho thấy người Việt sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc. Và câu hỏi đặt ra liệu Chính phủ VN có đứng cùng chiến tuyến với người Việt hay chăng?
Hòa Ái,
phóng viên RFA
Theo RFA 

Việt Nam phải làm gì với giàn khoan TQ?

Kính Hòa, phóng viên RFA

vietnam-ships-2-may-2014-305.jpg
Tàu cảnh sát biển Trung Quốc (phải) sử dụng súng nước tấn công tàu kiểm ngư của Việt Nam trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông hôm 03 tháng 5 năm 2014.  – AFP PHOTO
Câu chuyện giàn khoan Trung Quốc trên thềm lục địa Việt Nam vẫn chưa chấm dứt. Các bạn trẻ nhận xét như thế nào về phản ứng của Việt Nam trong cuộc khủng hoảng giàn khoan này là chủ đề của diễn đàn bạn trẻ hôm nay. Xin mời quí vị và các bạn theo dõi cuộc thảo luận sau đây giữa Kính Hòa và hai bạn, Tuấn và Tuấn Đỗ ở Hà Nội.

Sử dụng vũ lực?


Kính Hòa: Nếu các bạn đặt các bạn ở vị trí chính phủ Việt Nam, vị trí của Bộ quốc phòng thì các bạn sẽ làm gì? Các bạn có làm như chính phủ hiện nay đang làm là đưa tàu ra vờn qua vờn lại, hay thậm chí có người còn nói rằng chính phủ đã sử dụng ngư dân để làm cái lá chắn trong chuyện này?
Tuấn Đỗ: Bộ quốc phòng là một cơ quan của sức mạnh, cho nên phản ứng của nó chỉ là… bắn thôi. Nếu như em ở vị trí bộ quốc phòng thì em cũng chỉ có bắn thôi. Nhưng mà nếu như mình không có được một lựa chọn giải pháp vũ lực để tạo ra sự ủng hộ của quốc tế. Thì khi đó anh phải đưa lực lượng bán quân sự, lực lượng kiểm ngư ra để mà bảo vệ ngư dân. Thì lúc đấy cái biện pháp của mình phải là đấu vòi rồng ra chứ không phải chỉ vác cái loa ra. Thật ra thì đấu là thua, kể cả khi dùng lực lượng vũ trang cũng thua, nhưng mà khi mà chủ quyền bị xâm phạm thì nó phải có cái giới hạn. Khi mà cái giới hạn đó bị xâm phạm thì anh phải nổ súng, kể cả thua cũng phải nổ súng. Bởi vì đó là chủ quyền quốc gia, kể cả khi mình yếu mình xác định đánh là thua thì mình cũng phải đánh, vì điều đó không thể nhân nhượng được. Mà lịch sử cũng chứng minh rằng Việt Nam lúc nào cũng yếu hơn Trung Quốc, không lúc nào mạnh hơn họ cả. Nhưng mà khi dân tộc Việt Nam quyết tâm chiến đấu thì mình sẽ chiến thắng. Chuyện đó là hết sức bình thường.
Khi mà cái giới hạn đó bị xâm phạm thì anh phải nổ súng, kể cả thua cũng phải nổ súng. Bởi vì đó là chủ quyền quốc gia.
-Bạn Tuấn Đỗ
Tuấn: Em thì ủng hộ cái cách hiện nay. Nếu mà mình tiếp cận cái giàn khoan thì mình có thể chơi cái trò cắt cáp được. Khu vực mà Trung Quốc đang hạ đặt gàn khoan thuộc quyền tài phán các thứ của mình nhưng nó cũng thuộc vùng giao thương hàng hải. Giàn khoan đi qua được nhưng không được lấy tài nguyên của tôi.
Còn ngư dân thì theo em thì phải để ngư dân ra bám biển, bởi vì khi mình đã xác nhận chủ quyền của mình thì anh phải khai thác. Mấy năm trước Trung Quốc hay bắt ngư dân của mình ở Hoàng Sa. Thế nhưng mà ngư dân của mình vẫn cương quyết bám biển. Bây giờ ngay xung đột như thế này thì mình cũng phải bám biển. Nhưng chính quyền hay bộ đội cũng nên hỗ trợ ngư dân.
Kính Hòa: Nhân đây cũng báo cho các bạn biết là trong phân tích mới nhất của hãng tin AFP họ có nói rằng xung đột có thể dẫn đến chiến tranh, nhưng con đường hàng hải đi qua biển Đông quá là quan trọng, nhất là đối với Trung Quốc, cho nên các bên sẽ không để xảy ra chiến tranh. Hai bạn nhận thấy phân tích này của hãng AFP như thế nào?
Tuấn Đỗ: Trung Quốc chỉ có con đường biển Đông để nhập nguyên liệu và giao thương hàng hóa. Em thấy nếu mà nói rằng lấy lý do giao thương hàng hóa để không xảy ra chiến tranh thì chỉ là cái cớ thôi. Chứ còn Việt Nam và Trung Quốc hiện có quan hệ khá là mật thiết, em nghĩ chiến tranh không xảy ra.

000_Hkg9862437-305.jpg
Một tàu cảnh sát biển Trung Quốc (trái) gần giàn khoan dầu của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp với VN ở Biển Đông hôm 14 tháng 5 năm 2014.

Còn cái vụ giàn khoan 981 này thì em nghĩ có sự thỏa thuận của hai chính quyền rồi. Vì nó chỉ là con mồi thu hút truyền thông thôi, hai chính quyền biết là dừng ở chỗ nào. Sự việc thật là việc Trung Quốc đang xây dựng sân bay ở Garma ở Trường Sa. Khi anh xác định là không có bắn nhau nhưng anh cũng phải có hành động tương thích, ví dụ như khi người ta xịt vòi rồng vào anh thì anh cũng phải xịt lại người ta. Chứ không phải người ta xịt vòi rồng vào mình mà mình chỉ có mỗi cái loa để mà nói. Như vậy thì trước truyền thông và trước nhân dân trong nước hình ảnh đó rất là yếu, nó không thể hiện chủ quyền. Ngư dân của Trung Quốc sang vùng biển của Nga đánh cá bị bắn chết một người, ngư dân Đài loan sang Philippines bị bắn chết một người. Bây giờ cái giàn khoan đấy nó đang ở trong vùng biển của anh, cái hành động của chính phủ Việt Nam nó rất là đơn giản, cứ cho mấy cái tàu cảnh sát biển ra cầm mấy cái loa nói bằng tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Việt Nam thì cái hành động đó nó rất là yếu, cũng giống như các tuyên bố của Bộ ngoại giao, trông không có gì mạnh mẽ trên trường quốc tế cả.
Tuấn: Theo em thì khả năng chiến tranh là thấp chứ không phải là cao, và theo chỗ em biết thì sắp tới Trung Quốc sẽ rút giàn khoan đi. Thế nhưng việc kéo cái giàn khoan vào đây có nhiều mục đích, và một trong những mục đích đó là như bạn Tuấn Đỗ đã nói. Tuy nhiên có làm sân bay ở Garma đi nữa thì cũng không ảnh hưởng gì lắm đến Việt Nam. Các lực lượng bảo vệ bờ biển của mình, tên lửa ở Đà Nẵng vẫn có thể đủ sức bắn ra đấy.

Liên minh quân sự?

Kính Hòa: Xin đặt cho hai bạn câu hỏi cuối là từ khi cuộc khủng hoảng giàn khoan này xảy ra thì có nhiều ý kiến, nhất là từ giới bất đồng chính kiến, rằng Việt Nam phải làm một liên minh quân sự với các quốc gia hùng mạnh hơn, các quốc gia phương Tây, cụ thể là Hoa Kỳ để chống lại Trung Quốc. Các bạn thấy ý kiến này như thế nào?
Tuấn Đỗ: Cái chính sách quân sự của Việt Nam từ trước đến nay là làm bạn với tất cả các nước, không liên minh với nước này để chống nước khác. Theo em thì đó chỉ là một cách nói thôi, còn chính quyền của Việt Nam là một chính quyền độc tài, chính vì như thế nên trên trường quốc tế nó có ít sự ủng hộ. Và để đi đến 1 liên minh quân sự với Hoa Kỳ hay một nước khác bất kỳ thì đó là một điều khó khăn. Vô cùng khó khăn, ngay cả chuyện bán vũ khí sát thương cho mình thì Châu Âu lẫn Hoa Kỳ vẫn không bán cho mình vì họ vẫn đang có cái sự trừng phạt về quân sự đối với Việt Nam. Liên minh Châu Âu cũng không bán cho Việt Nam thuốc độc dành cho tử tù vì Việt Nam vi phạm nhân quyền.
Em nghĩ hợp tác quân sự là cần thiết nhưng cái nội lực của mình mới là quan trọng nhất.
-Bạn Tuấn
Nên cái việc đi đến một liên minh quân sự trong thời gian ngắn thì em nghĩ là khó có thể thực hiện được. Nhưng mà điều đấy thì em nghĩ là nên thực hiện, vì bất cứ trong một liên minh nào đấy thì mình mới có đủ sức mạnh để chống lại Trung Quốc, vì Trung Quốc quá mạnh hơn so với Việt Nam, mà nếu Việt Nam trông chờ vào ASEAN thì theo em cái khối đó nói nhiều mà làm ít, và còn có thể nói nữa là họ đồng sàng mà dị mộng. Tức là họ có thể ngồi họp với nhau, như quan điểm và ước muốn của các quốc gia là khác nhau. Cho nên để có một liên minh quân sự của ASEAN thì theo em là không có. Còn Nga thì qua cái sự kiện vừa rồi chứng tỏ là không thể tin tưởng được. Chỉ còn có Hoa Kỳ là một trong những nước đầu tiên lên án Trung Quốc và ủng hộ Việt Nam. Em nghĩ là con đường như vậy thì có thể được nhưng để đạt được nó thì phải dân chủ hóa đất nước, chấp nhận đa nguyên đa đảng, thì khi ấy mới tiến được xa hơn.
Tuấn: Em thì có ý kiến hơi khác. Chuyện này cũng có nhiều người nói rồi, tức là phải có một liên minh Việt Nam, Philippines, Nhật bản và Mỹ, và hình như cả Indonesia nữa thì phải, để tự bảo vệ và chống lại Trung Quốc bành trướng. Thế nhưng em có ý khác.
Trước năm 1990, Việt Nam và Liên Xô có ký thỏa thuận bảo vệ nhau nếu bị nước khác tấn công. Trước năm 90 ấy Liên Xô có căn cứ quân sự tại Cam Ranh. Thế nhưng năm 88 khi Trung Quốc đánh Garma của mình thì Liên xô không có đưa tàu ra trợ giúp cho Việt Nam. Năm ngoái khi Trung Quốc cưỡng chiếm bãi cạn Scarborough của Phi trong khi Mỹ có liên minh với Phi nhưng cuối cùng Trung Quốc vẫn chiếm được. Do vậy em nghĩ hợp tác quân sự là cần thiết nhưng cái nội lực của mình mới là quan trọng nhất.
Tuấn Đỗ: Thực ra như bạn Tuấn nghĩ rằng khi có liên minh quân sự thì người ta sẽ đem súng đạn đến đánh thay mình, đem lính đến chết thay cho mình, thì như vậy là không đúng.
Cái điều trong một liên minh quân sự thì mình được cái gì, có thể là mình được hỗ trợ, được huấn luyện, được đào tạo, mua vũ khí của nhau. Hoặc là mình được huấn luyện những kỹ năng mềm như quản lý trong quân đội chẳng hạn.
Tuấn: Cái đó thì mình nghĩ là muốn mua vũ khí thì kinh tế của mình phải rất là mạnh. Kinh tế phải mạnh, tất cả các thứ phải mạnh thì mình mới có tiền đầu tư vào quốc phòng được. Mà để kinh tế mạnh thì lại là một vấn đề khác nữa.
Kính Hòa: Các bạn có ý gì nữa về vấn đề chúng ta đang thảo luận không?
Tuấn Đỗ: Em thấy vấn đề kinh tế thì tương đối xa và rộng. Riêng chuyện mình mua vũ khí của Nga, thì khi Việt Nam của Nga sáu cái, thì Trung Quốc đã mua đến 20 cái, và Nga cũng bán luôn cái công nghệ sản xuất loại tàu ngầm này cho Trung Quốc.
Còn chiến tranh thì em nghĩ là hai bên chính quyền đều kiểm soát được sự gia tăng xung đột, có thể để che đi chuyện khác.
Tuấn: Trung Quốc có cả tàu ngầm hạt nhân chứ không chỉ có loại diesel như mình.
Kính Hòa: Xin cám ơn hai bạn Tuấn và Tuấn Đỗ tham gia diễn đàn hôm nay. Nhân tiện cũng xin báo là diễn đàn bạn trẻ với Kính Hòa hôm nay là buổi cuối, kể từ kỳ sau sẽ do anh Chân Như phụ trách. Xin cám ơn và hy vọng các bạn tiếp tục theo dõi và tham gia diễn đàn.
Diễn đàn bạn trẻ rất vui mừng đón nhận mọi bạn trẻ Việt Nam từ khắp năm châu tham gia Diễn đàn bạn trẻ. Các bạn có thể gửi yêu cầu tham gia Diễn đàn cùng với địa chỉ email, số điện thoại liên lạc đến vietweb@rfa.org hay có thể gọi vào hộp thư thoại tại số: 202-530-7775, hoặc liên lạc đến https://www.facebook.com/RFAVietnam chúng tôi sẽ liên lạc ngay với các bạn. Xin cám ơn.

Tâm Việt: Một bản tin nóng hổi về phản biện của VNCH

Danchimviet

Giàn khoan Hải Dương 981
Một bản tin nóng hổi về phản biện của VNCH liên quan tới giàn khoan 891
Chờ đúng ngày Quân lực VNCH (19/6, cũng là ngày Freedom Fighters Day theo như một nghị quyết của Đại nghị viện Virginia), Ủy ban Lâm thời VNCH đã tung ra một tài liệu phản biện văn thư phổ biến 10 ngày trước đó bởi ông phó đại sứ Vương Dân của Trung Cộng tại Liên hiệp quốc (tức “Position Paper” của TC mang tên “The Operation of the HYSY 981 Drilling Rig: Vietnam’s Provocation and China’s Position,” “Hoạt động của Giàn khoan HYSY 981: Khiêu khích của Việt Nam và lập trường của Trung Quốc,” phổ biến hôm 9/6/2014 tới 193 phái bộ có mặt ở LHQ).
Bản Tin Báo Chí đến hơn 350 địa chỉ truyền thông ở Thủ đô Washington

Dùng những phương tiện của National Press Club (Câu Lạc Bộ Báo Chí Quốc Gia ở Mỹ) trên đường 14 gần Tòa Bạch Ốc, từ sáng sớm tinh mơ Ủy ban đã chuyển đi một bản tin báo chí mang tên “Republic of Vietnam Issues ‘Rebuttal’ to China’s Position Paper on Current South China Sea Standoff” (“Bài phản biện của VNCH đối với Văn thư bày tỏ lập trường của Trung Cộng về Tình hình đối đầu hiện tại ở Biển Đông”) đến hơn 350 địa chỉ báo đài và các văn phòng quan trọng ở thủ đô Hoa thịnh đốn. Ngoài bản tin báo chí, Ủy ban còn cho phân phát tới gần 200 văn phòng trong bin đinh của Câu Lạc Bộ Báo Chí Quốc Gia toàn văn của bài phản biện trong tiếng Anh (3 trang).
Bản tin báo chí, vì là phải ngắn, nên chỉ nói được sơ sài đến việc Ủy ban Lâm thời VNCH đã đưa ra một tài liệu phản biện tài liệu của Trung Cộng với nội dung tóm lược như sau:
“Đây là một tài liệu phản biện từng điểm một văn thư bày tỏ lập trường của Trung quốc cho thấy là những khẳng định của TC vừa được quan niệm một cách cẩu thả vừa đi ngược lại các dữ kiện lịch sử. Mâu thuẫn nội bộ cũng còn thấy rõ trong một số lập luận chính của tài liệu TC. Ngoài việc nhắc đến những tài liệu đồ sộ chứng minh chủ quyền của Việt nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (kể cả hàng tá bản đồ do người Âu châu vẽ từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19), bài phản biện còn nhắc đến 5 hiệp định quốc tế mà Trung quốc, vì đã ký vào đó nên có bổn phận phải tuân thủ như, tỷ dụ, sự toàn vẹn lãnh thổ của miền Nam VN, tức VNCH.”
Cuối bản tin báo chí còn ghi một đoạn: “Ai muốn được biết đầy đủ về bài phản biện hay/và xem những tài liệu được nhắc đến trong bài phản biện có thể liên lạc với chúng tôi ở” địa chỉ và số ĐT của Ủy ban Lâm thời VNCH, 6433 Northanna Drive, Springfield, VA 22150, U.S.A. (ĐT: 703 971 9178).
Phản ứng gần như tức thời
Chỉ khoảng 1 tiếng đồng hồ sau khi bản tin báo chí được tung ra, G.S. Trần Hữu Dũng của website http://www.vietstudies.info đã thấy và đưa bản tin vào website của ông. Sau đó, ông còn yêu cầu cho ông toàn bài phản biện bằng tiếng Việt cũng như tiếng Anh để ông đưa tất cả lên trên trang nhà http://www.vietstudies.com. Như vậy là có cả nghìn người trong học giới có thể đọc hay tham khảo được mấy tài liệu này.
24 giờ đồng hồ sau, Câu Lạc Bộ Báo Chí Quốc Gia cũng báo cáo những tin tức rất phấn khởi: Tính đến sáng ngày 20/6, đã có 56 người vào truy cập, trong đó có 11 báo đài (media) và 45 người vào nghiên cứu (online & search), chưa kể là đã có 127 trang nhà đưa vào kết nối của họ (links). Trong số những kết nối này, người ta thấy những websites lớn như MarketWatch (758 nghìn người vào coi mỗi ngày), Reuters (617 nghìn), Boston.com (561 nghìn), Bloomberg Businessweek (407 nghìn), Dallas/Sacramento Business Journal (389 nghìn) v.v. Đã đành là những người truy cập vào các trang nhà lớn như MarketWatch thường không để ý đến những tin tức ít liên hệ đến cuộc sống của họ mà chỉ đi tìm đến thị trường chứng khoán, chẳng hạn, song cứ cho là 1000 người mới có 1 người để ý đến chuyện Biển Đông thì ta cũng vẫn có cả nghìn người vào xem Bản Tin nói trên.
Cũng vào sáng thứ Sáu, 20/6, có anh Tony Nguyen hứa là sẽ đưa lên VietPBN.net và cô CD ở Pháp hẹn đưa lên trang nhà Chuyển Hóa đi vào Việt nam. Ngoài ra, nhà báo Bút Vàng Đỗ Thị Thuấn đã cung cấp cho Ủy ban toàn bộ địa chỉ của các phái bộ ở LHQ để Ủy ban có thể chuyển đến họ toàn văn bài phản biện trong tiếng Anh.
Sau 5 ngày vẫn còn người vào coi
Dựa theo những con số mà hãng PRnewswire thống kê về các bản tin báo chí do Câu Lạc Bộ Báo Chí Quốc Gia phân phối thì con số người vào xem Bản Tin Phản Biện của VNCH đã tăng lên như sau:
Nhanh nhạy nhất là các báo đài “pick up” tin này ngay từ ngày đầu: 11 báo đài nhưng sau mấy ngày cũng chỉ thêm được có 1 cơ sở truyền thông đại chúng nữa, thành 12 cả thảy (trong đó có cả đài Ả rập Al Jazeera).
Nhưng con số những người vào nghiên cứu hay sưu tầm (online & search) thì lại tăng một cách đáng kể: 56 ngày đầu, lên 311 ngày thứ 2, 386 ngày thứ 3, và cuối cùng là 400 ngày thứ 4. Như vậy rõ ràng là tài liệu phản biện của VNCH đã đánh trúng vào một đề tài nóng hổi.
Đến sáng ngày thứ 5 thì bài phản biện đã được trang nhà Abs ở trong nước cũng đem đăng lên cho đồng bào trong nước được xem.
Phản ứng của những người đã có dịp xem bài phản biện cũng tỏ ra đồng tình và rất thuận lợi. Một cựu sĩ quan hải quân VNCH viết: “Bài phản biện là một công trình nghiên cứu thật thấu đáo và đầy đủ. Trong khi Hà Nội ngậm tăm thì… bài phản biện [đã tỏ ra] rất hùng hồn.” Một giáo sư tiến sĩ ở Viện Đại học George Washington (ở DC, thủ đô Hoa kỳ) cho rằng “Đây là [một] văn kiện quan trọng có giá trị lịch sử sau này… Cả nước có 86 triệu dân mà đảng CSVN sau 40 năm cầm quyền tuyệt đối lại đưa cả nước xuống hố.” Giáo sư THD ở Ohio nhận xét: “Bài phản biện này nội dung mạnh mẽ, ngôn từ ngoại giao đứng đắn…” Một “còm” khác cũng đồng ý: “Cả Bộ Ngoại giao VC không đưa ra nổi một phản biện có chất lượng như bản tuyên bố này.”
Phản ứng của những người đã có dịp xem bài phản biện cũng tỏ ra đồng tình và rất thuận lợi. Một cựu sĩ quan hải quân VNCH ở Cali viết: “Bài phản biện là một công trình nghiên cứu thật thấu đáo và đầy đủ. Trong khi Hà Nội ngậm tăm thì… bài phản biện [đã tỏ ra] rất hùng hồn.” Một giáo sư tiến sĩ ở Viện Đại học George Washington (ở DC, thủ đô Hoa kỳ) cho rằng “Đây là [một] văn kiện quan trọng có giá trị lịch sử sau này… Cả nước có 86 triệu dân mà đảng CSVN sau 40 năm cầm quyền tuyệt đối lại đưa cả nước xuống hố.” Giáo sư THD ở Ohio nhận xét: “Bài phản biện này nội dung mạnh mẽ, ngôn từ ngoại giao đứng đắn…” Một “còm” khác cũng đồng ý: “Cả Bộ Ngoại giao VC không đưa ra nổi một phản biện có chất lượng như bản tuyên bố này.”
 

Người dân vùng tái định cư “đại náo” huyện Than Uyên và Tân Uyên- Dân đòi thắt cổ chủ tịch Huyện.

*** Giai cấp Nông dân nghe theo lời dạy của Bác Hồ đấu tranh giai cấp – Không có thằng nào con nào ngồi trên đầu trên cổ Nhân dân ta ,bóc lột Nhân dân ta… (nó đâu có bóc, nó lột không hà)
http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/25/127079/thoi-su/nguoi-dan-vung-tai-dinh-cu-dai-nao-huyen-than-uyen-va-tan-uyen.html

Nongnghiep.vn

26/06/2014, 13:36 (GMT+7)
Không khí tại trụ sở của UBND huyện Than Uyên và Tân Uyên luôn trong tình trạng “nóng”. Ngay từ 7 giờ sáng, hàng trăm người kéo lên trụ sở, xe máy dựng kín cổng UBND huyện. Do quá bức xúc, nhiều người dân đã cầm theo dây thừng làm lọng buộc sẵn để dọa thắt cổ ông Phan Bá Quyết – Chủ tịch UBND huyện…
Người dân vùng tái định cư đại náo huyện Than Uyên và Tân Uyên
Hàng trăm người dân tập trung trước UBND huyện Than Uyên
Trong hai ngày 23 và 24/6, dưới trời mưa tầm tã, hàng trăm đồng bào dân tộc, chủ yếu là dân tộc Thái ở nhiều bản tái định cư thủy điện Huổi Quảng – Bản Chát của 2 huyện Than Uyên – Tân Uyên tỉnh Lai Châu vẫn ngồi ngoài hiên trước cửa trụ sở UBND huyện và Ban Quản lý dự án Di dân TĐC Huổi Quảng - Bản Chát để khiếu kiện liên quan đến cuộc sống mới trên vùng đất tái định cư…
Trụ sở “tê liệt”

Không khí tại trụ sở của UBND huyện Than Uyên và Tân Uyên luôn trong tình trạng “nóng”. Ngay từ 7 giờ sáng, hàng trăm người kéo lên trụ sở, xe máy dựng kín cổng UBND huyện. Do quá bức xúc, nhiều người dân đã cầm theo dây thừng làm lọng buộc sẵn để dọa thắt cổ ông Phan Bá Quyết – Chủ tịch UBND huyện nếu như không đưa ra được những cách giải quyết dứt điểm vụ việc.
Theo ý kiến của bà con tái định cư, UBND huyện phải áp dụng, thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư thủy điện Huổi Quảng – Bản Chát theo cơ chế tại Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Đồng thời, 2 huyện Than Uyên, Tân Uyên phải thực hiện theo Quyết định số 16/2010/QĐ-UBND tỉnh Lai Châu ngày 9/8/2010 về quy định cụ thể một số chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Trước những thắc mắc của bà con dân định cư, ông Phan Bá Quyết – Chủ tịch UBND huyện Than Uyên phải gọi điện “cầu cứu” UBND tỉnh Lai Châu. UBND tỉnh lập ngay một đoàn công tác xuống huyện giải quyết vấn đề.
Chiều cùng ngày, đoàn công tác của UBND tỉnh Lai Châu gồm đại diện văn phòng UBND tỉnh Lai Châu; Thanh tra tỉnh Lai Châu; MTTQ tỉnh; Ban Tuyên Giáo tỉnh ủy… đã lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của bà con về các chế độ chính sách cũng như việc đền bù di dân TĐC Huổi Quảng - Bản Chát. Trước trụ sở UBND huyện, đoàn đã trả lời một số ý kiến của người dân đồng thời tiếp thu, tổng hợp những kiến nghị liên quan đến vấn đề tái định cư.
Theo những lời giải thích của đoàn công tác: Thực hiện công tác di dân tái định cư Huội Quảng – Bản Chát, tỉnh Lai Châu đã tổ chức thực hiện cơ chế bồi thường, hỗ trợ di dân theo quy đinh tại Quyết định số 02/2007/QĐTTg ngày 9/1/2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định về bồi thường hỗ trợ di dân tái định cư Thủy điện Sơn La theo nội dung Công văn số 2096/TTg-CN ngày 27/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ.
Mặt khác khi Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có hiệu lực, tỉnh Lai Châu có Công văn số 65/UBND-TĐC ngày 2/2/2012 gửi Thủ tướng về việc cho phép Lai Châu tính chi phí hỗ trợ và chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm theo quy định của Nghị định số 69/2009;
Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu tỉnh Lai Châu thực hiện việc hỗ trợ, chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm cho các hộ dân bị thu hồi đất để thực hiện các dự án Thủy điện Huội Quảng – Bản Chát theo quy định tại Quyết định số 02/2007. Do vậy, việc áp dụng chế độ, chính sách trong công tác bồi thường, hỗ trợ di dân tái định cư thủy điện Huội Quảng – Bản Chát được cơ quan ban ngành của tỉnh Lai Châu thực hiện theo đúng chế độ chính sách pháp luật của Nhà nước…
Hơn 23 giờ ngày 24/6, dù đã được đoàn công tác của tỉnh giải thích cặn kẽ nhưng bà con vẫn tiếp tục tập trung đông người đưa ra nhiều ý kiến thắc mắc xoay quanh việc đền bù và kiểm đếm trước tái định cư.
Trước những diễn biến nghiêm trọng của sự việc, người dân có những biểu hiện manh động như: Chửi bới, la ó, đạp bàn ghế… Lực lượng công an, dân quân và cảnh sát cơ động đã có mặt để “bảo vệ”  đoàn công tác của tỉnh cũng như lãnh đạo huyện Than Uyên… Sau 0 giờ ngày 25/6, người dân vẫn tập trung rất đông tiếp tục đòi hỏi giải quyết dứt điểm chế độ chính sách thực hiện tái định cư.
10-15-57-wp-20140624-019165103315
Đoàn công tác của UBND tỉnh Lai Châu giải thích những vướng mắc của người dân
Ngoài ra, thời điểm này, công việc của Ban Quản lý Dự án TĐC Huổi Quảng Bản Chát gần như bị tê liệt hoàn toàn. Người dân tập trung đông trước cửa trụ sở. Họ không cho các cán bộ, nhân viên của Ban đi lại, họ sẵn sàng sử dụng “tay chân” nếu như có “to tiếng”. Lúc này, ông Bùi Văn Chính – Trưởng ban QLDA đi công tác trên tỉnh; ông Phó Trưởng ban QLDA phải nhờ nhân viên bí mật ngụy trang để cầm máy tính xách tay và một số tài liệu để về nhà làm việc cho “yên tâm”.
Trưởng ban Quản lý Dự án huyện Tân Uyên phải nhập viện
Trong ngày 24/6, sự việc người dân kéo lên trụ sở UBND và ban Quản lý dự án tái định cư còn xảy ra tại huyện “láng giếng” Tân Uyên. Cũng là những mong muốn giải quyết chế độ chính sách, những thắc mắc của bà con về hỗ trợ đền bù và đo đạc kiểm đếm, hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề…
Không đồng ý với những lời giải thích của cán bộ Ban quản lý dự án, người dân đã ném gạch đá vào trụ sở ban, làm bị thương một số nhân viên và hủy hoại một số tài sản. Riêng đối với ông Lê Thanh Huy – Trưởng ban Quản lý Dự án TĐC huyện Tân Uyên bị người dân đã kéo áo, lôi ra ngoài để sử dụng vũ lực, đồng thời “áp giải” về bản tái định cư gần đó.
Nhận thấy tình hình nghiêm trọng, lực lượng cảnh sát cơ động được điều xuống giải vây. Lực lượng đã cứu được ông Trưởng ban Quản lý Dự án TĐC huyện Tân Uyên. Tuy nhiên trong quá trình xô sát, người dân ném gạch đá khiến ông Trưởng ban Quản lý Dự án TĐC huyện Tân Uyên bị thương phải nhập viện. Ngoài ra, một số cán bộ đang làm việc ban và huyện cũng bị thương nhẹ, trong đó có một đồng chí là Phó Trưởng Công an huyện Tân Uyên.
Thanh Tùng
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét