Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

Việt nam không mang ơn Trung quốc - Với tình hình này thì có lẽ mất hết Trường Sa chỉ là vấn đề thời gian

Văn hoá không phải lý do thất bại

Căng thẳng trên Biển Đông đã châm ngòi cho cuộc tranh luận về cách 'thoát Trung' trong nước

Văn hoá không phải là lý do quốc gia thất bại, và “thoát Trung” chưa chắc đã sống.

Một trong những tác động xã hội bất ngờ của dàn khoan HD981 là giống như một bác sĩ tâm lý nghiêm khắc, nó bắt người Việt quay lại truy vấn về bản thân mình, về gốc gác và bản sắc văn hoá của mình. Và khá nhanh chóng, chữ “thoát Trung” được truyền tay nhau.

Một cảm giác hưng phấn treo lơ lửng trên không và chạy rần rật trên các mạng xã hội. “Một cơ hội nghìn năm có một”, thời cơ để Việt Nam thoát khỏi cái bóng (ma) rộng lớn mang tên Trung Quốc - nhiều người tự nhủ.

Không chỉ muốn thoát khỏi tầm ảnh hưởng về kinh tế (ai mà chẳng muốn miếng cơm, manh áo của mình không phụ thuộc vào một kẻ duy nhất), hay về chính trị (ai mà chẳng muốn mình không phải một con rối của một quốc gia khác), rất nhiều tiếng nói yêu cầu Việt Nam thoát Trung về văn hoá.

Theo họ, khước từ văn hoá Trung Quốc, tức là khước từ gốc gác của văn hoá Việt, là điều cấp thiết nhất để Việt Nam trở nên hùng mạnh và thịnh vượng.

Là một trong những giọng nói khẩn thiết nhất, bài “Thoát Trung luận” của tác giả Giáp Văn Dương kêu gọi Việt Nam hướng tới phương Tây (thú vị thay, bằng văn phong của một bản hịch thời phong kiến).

Bài luận phê bình việc dùng các bài khấn bằng chữ Hán trong ma chay “mặc dù người chết không đọc được lấy một chữ”, hay việc chiếu phim Trung Quốc trên TV.

Ông Dương liệt kê ra những thói hư tật xấu mà ông cho là đặc trưng của văn hoá Trung Quốc, như “ngông nghênh coi thường chân lý”, “ếch ngồi đáy giếng”, “bằng cấp hư danh” và cho rằng do quá “nghiêm cẩn” với “người thầy” phương Bắc của mình, nhất nhất tuân theo, mà người Việt để cho những thói hư tật xấu này hoành hành ở đất nước mình.

Theo ông, đi theo những giá trị tiến bộ phương Tây là cách duy nhất để dứt bỏ “thói hành dân”, “nịnh trên lừa dưới”, “tệ chạy chức chạy quyền”.

Những người khác còn đi xa hơn, họ cho rằng đạo Khổng, với đạo lý tôn trọng tôn ti trật tự, cá nhân nằm dưới gia đình nằm dưới cộng đồng nằm dưới vua quan, chính là lý do tại sao chúng ta lại ở trong tình trạng bi đát như bây giờ. Phải đoạn tuyệt với văn hóa Khổng Giáo, thay thế nó bằng chủ nghĩa tự do cá nhân, họ khẳng định.

Tư tưởng của các nhà cách tân Việt Nam của đầu thế kỷ 20 được lấy ra, phủi bụi, và sử dụng lại y nguyên như là thế giới vẫn đứng im trong 100 năm qua. “Đi theo phương Tây, hay là chết” - phương châm của họ có thể tóm tắt lại như thế.

'Sửa ruột bên trong'
"Tham nhũng ở Phillipines thì cũng có hình dạng như ở Pakistan hay ở Việt Nam, cho dù văn hoá của các nước này là Công giáo, Đạo Hồi hay Khổng giáo."
Đáng tiếc là câu chuyện không đơn giản như vậy.

Nếu ông Lý Quang Diệu có theo dõi cuộc tranh luận sôi nổi này của người Việt, hẳn ông ta phải nhăn mũi khó chịu. Trong cuộc đời hoạt động chính trị của mình, ông đã quảng bá không mệt mỏi cho “những giá trị châu Á”, được nuôi dưỡng chính từ những triết lý của Đạo Khổng, và coi con đường cá nhân chủ nghĩa của phương Tây, đặc biệt là của Mỹ, là đi vào chỗ tắc.

Ngoài ông Diệu, cơ man các công trình nghiên cứu kinh tế phát triển cũng cho rằng sự thành công của bốn con rồng Á châu (Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan và Hong Kong) là do đóng góp của văn hoá Khổng giáo: tôn trọng trật tự, kỷ luật, hy sinh cá nhân vì lợi ích tập thể.

Singapore đã đưa Khổng giáo vào trong chương trình giáo dục phổ thông tới tận thập kỷ 90 của thế kỷ trước, tức là trong toàn bộ 30 năm cất cánh của họ. Các tập đoàn lớn của Hàn quốc dùng các giá trị Khổng giáo trong các khoá đào tạo lãnh đạo của mình.

Không cần tới ví dụ của các con rồng châu Á người ta cũng có thể thấy là “ngông nghênh”, “hành dân”, “tham nhũng”, “chạy chức chạy quyền” không phải đặc tính của Khổng giáo, hay của bất cứ một văn hoá nào khác, mà là đặc tính của một nền quản trị quốc gia bị thất bại.

Sự thành công thì có nhiều con đường, Bắc Âu, Bắc Mỹ hay Đông Á, nhưng sự thất bại thì bao giờ cũng có hình thù giống nhau. Tham nhũng ở Phillipines thì cũng có hình dạng như ở Pakistan hay ở Việt Nam, cho dù văn hoá của các nước này là Công giáo, Đạo Hồi hay Khổng giáo.

Mục tiêu lớn nhất của các nhà cách tân Việt Nam đầu thế kỷ 20 là khắc phục tinh thần “dị ngoại”, nghĩa là ghét cái khác mình, của người Việt, để người Việt có thể hiểu được phương Tây, làm việc cùng phương Tây, và trở nên hiện đại như phương Tây.

Việt Nam của thế kỷ 21 nằm trọn vẹn trong một thế giới phẳng. Nhân lực, vốn tài chính, các sản phẩm văn hoá, di chuyển xuyên quốc gia theo sự điều khiển của bàn tay thị trường toàn cầu. Cách đây 100 năm, cắt móng tay, tóc húi cua, mặc áo vét, đi giày da… là những hành động mang tính biểu tượng để đưa người Việt Nam lại gần với một nền văn minh của máy móc và công nghệ. Ngày nay, mục đích của Việt Nam là xây dựng thượng tôn pháp luật, phát triển kinh tế bền vững, đi cùng với công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.

Cái cần phải sửa là cái ruột bên trong, chứ không phải những cái hình thức bên ngoài như ông Giáp Văn Dương lo lắng.

Bởi vì với cái thẩm mỹ của số đông u mê hiện nay, với cung cách chụp giật, câu view của các nhà đài, không có phim tập Tàu thì sẽ có phim tập Hàn, đầy ung thư, phản bội, chia ly sướt mướt, hay phim tập Việt sống sượng rẻ tiền. Cũng là nhét rác vào đầu thì có cần ưu tiên rác Việt, rác Hàn chứ không phải rác Tầu?

Bởi vì nếu hàng năm Tết đến người ta vẫn xin ông đồ chữ Nhẫn như một cái máy, mà không ai bỏ ra lấy hai phút để nghĩ xem trong năm mình đã tu tập, cảnh tỉnh bản thân thế nào, thì nếu có bỏ cái chữ Hán đó đi mà thay vào đó một cái gì mà người ta “đọc được” như ông Dương yêu cầu (“Keep calm” cho nó Tây?) thì cái tờ chữ đó cũng chẳng thần kỳ biến người sở hữu nó thành một người tự chủ, đàng hoàng, bản lĩnh.

Bởi vì nếu các trường học chỉ thay cái khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” đi, và thay vào đó là “Hãy tin vào chính bạn” (một phương châm 100% Mỹ), thì liệu vì thế nạn dạy thêm, phong bì, chạy trường chạy điểm, sẽ bỗng dưng biến mất. Nếu thay cái Tết Nguyên đán bằng Lễ Noel thì người ta sẽ thôi biếu sếp phong bì tiền tấn, mà chuyển sang tặng ngỗng?
Cờ Việt Nam và Trung Quốc trong lễ đón Chủ tịch Tập Cận Bình tại Hà Nội năm 2011
Văn hóa không phải lý do

Ông Giáp Văn Dương và những người giống ông có đang đề nghị Việt Nam làm một cuộc cách mạng văn hoá nữa, lại đạp đổ các đền chùa miếu mạo, lại lên danh sách các “hủ tục”, phát động phong trào xây dựng “văn hoá mới”, duy lần này không phải xây dựng “con người mới xã hội chủ nghĩa mà là ”con người mới tư bản toàn cầu”?

Tôi mong muốn được nhìn thấy các cộng đồng mà người dân đọc được các chữ Hán, chữ Nôm viết trên các chùa chiền, đình, miếu của nơi mình ở, những nơi có thể biến thành các bảo tàng của cộng đồng, giúp người dân hiểu được lịch sử của địa phương mình.

Tôi tin vào sự quan trọng của văn hoá không bị đứt gãy, chỉ có thể có khi người dân đọc được những tư liệu cổ của nước mình. Tôi muốn đạo Khổng được dạy trong một môi trường giáo dục có tự do ngôn luận và tự do học thuật, bên cạnh các văn hoá khác, mà không bị bắt cóc bởi các mưu đồ chính trị (như đang xảy ra ở các Viện Khổng tử của Trung Quốc hoạt động ở Mỹ).

Tôi muốn nhìn thấy người dân Việt Nam có đủ hiểu biết và sự dẻo dai về văn hoá để chèo lái trên biển toàn cầu hoá, để trở nên những công dân toàn cầu mà không bị tha hương về văn hoá, bị bơ vơ về bản sắc. Họ không cần phải thoát đi đâu cả.

Năm 2012, hai học giả Daron Acemoglu và James A. Robinson của MIT và ĐH Harvard cho ra đời cuốn “Vì sao các quốc gia thất bại”, gây tiếng vang lớn. Những người đang kêu gọi “thoát Á”, “thoát Khổng”, “thoát Trung” nên đọc cuốn này.

Tôi không muốn tiết lộ câu trả lời, nhưng chỉ điều này: theo các tác giả, văn hoá không phải là lý do.
Đặng Hoàng Giang  
Gửi cho BBC từ Hà Nội
Bài phản ánh quan điểm và văn phong riêng của tác giả, một nhà nghiên cứu ở Hà Nội.
(BBC)

Vương Trí Dũng - Việt nam không mang ơn Trung quốc

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói chuyện với nhân sĩ, trí thức sáng 26/6 tại TPHCM
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
Một số người cho rằng Việt Nam mang ơn Trung Quốc. Đó là một nhận thức không đúng. Ngay cả Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang trong cuộc gặp với cử tri ngày 26-6-2014 cũng phát biểu “ mang ơn thì có cách trả ơn chứ không áp đặt”(http://dantri.com.vn/chinh-tri/viet-nam-mang-on-thi-se-tra-nhung-trung-quoc-khong-duoc-ap-dat-892943.htm). Phát biểu như vậy vô tình tạo cớ cho Trung Quốc trích dẫn rêu rao xuyên tạc. Những luận cứ sau đây sẽ mimh chứng rằng Việt Nam không mang ơn Trung Quốc.

1. Ngay từ ban đầu lãnh đạo Trung Quốc giúp Việt Nam là vì lợi ích của chính Trung Quốc. Nếu Trung Quốc không có lợi, lãnh đạo Trung quốc đã không giúp Việt Nam.

Thiết nghĩ không ai phản bác khẳng định trên. Chúng ta chưa bàn đến giúp cái gì và giúp như thế nào. Nhưng rõ ràng nếu không có lợi thì dứt khoát lãnh đạo Trung Quốc đã không giúp Việt Nam.

2. Không phải tự nguyện hay do Việt Nam đề nghị, mà lãnh đạo Trung Quốc buộc phải giúp Việt Nam vì lợi ích sát sườn trực tiếp của chính Trung Quốc.

Điều này cũng quá rõ ràng. Chính quyền Mao Trạch Đông sẽ không để cho một chính phủ Việt Nam thân Pháp hay thân Mỹ tồn tại ở ngay sát nách mình. Mao Trạch Đông không chỉ không muốn mà thực sự lo sợ nếu Việt Nam là đồng minh của Pháp hay nhất là của Mỹ. Điều này chính lãnh đạo Trung Quốc bằng nhiều cách gián tiếp hay trực tiếp đã gửi đi những thông điệp rất rõ ràng cho Pháp và Hoa Kỳ biết. Bởi vậy, lãnh đạo Trung Quốc đã buộc phải giúp Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và sau đó là trong chiến tranh chống Mỹ. Nếu không phải Pháp, không phải Mỹ, mà là một quốc gia khác chẳng hạn là Nhật hay Anh đến Việt Nam thì lãnh đạo Trung Quốc cũng sẽ chủ động giúp Việt Nam để chống lại.

3. Lãnh đạo Trung Quốc không phải tình cờ hay chỉ thông thường mà có chủ mưu sâu xa thâm độc trong lá bài giúp đỡ Việt Nam. Lãnh đạo Trung Quốc giúp Việt Nam chống Pháp và Mỹ không chỉ bảo vệ lợi ích của Trung Quốc trước sự đe dọa của Pháp và Mỹ mà còn có mục đích chiếm đoạt thống trị Việt Nam.

Giúp Việt Nam không chỉ không cho Pháp Mỹ đến sát nách Trung Quốc, không chỉ làm cho Pháp Mỹ sa lầy suy yếu để Trung Quốc có thời cơ hùng mạnh, mà Mao Trạch Đông còn nhiều lần trắng trợn tuyên bố với Tổng bí thư Lê Duẩn mục tiêu thống trị Việt Nam.

Cũng vì mục tiêu thống trị Việt Nam mà lãnh đạo Trung Quốc đã buộc Việt Nam luôn phải chia cắt để không lớn mạnh. Lãnh đạo Trung Quốc đã ép Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa phải lùi đến vĩ tuyến 17 trong Hiệp định Genève 1954. Trong chiến tranh chống Mỹ, lãnh đạo Trung Quốc tìm mọi cách ngăn cản Việt Nam giành chiến thắng. Lãnh đạo Trung Quốc chỉ đạo Việt Nam chỉ đánh Mỹ đến cấp Trung đội, ngăn cản Việt Nam nhận viện trợ của Liên Xô, không đồng ý để Việt Nam đàm phán với Mỹ. Bằng nhiều hình thức và dưới mọi vỏ bọc, lãnh đạo Trung Quốc đã làm suy yếu Việt Nam để thống trị Việt Nam.

4. Không chỉ vì bảo vệ lợi ích Trung Quốc trước Pháp và Mỹ, không chỉ vì thống trị Việt Nam, Mao Trạch Đông có chủ tâm thâm độc đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng. Đây là một dã tâm diệt chủng.

Hành động diệt chủng của các bạo chúa Trung Quốc được lịch sử Trung Quốc minh chứng. Mao Trạch Đông không cần che đậy dã tâm diệt chủng ở Việt Nam bằng cách đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng. Dã tâm điệt chủng của lãnh đạo Trung Quốc không chỉ đối với Việt Nam, mà sau này họ đã thực hiện được một phần ở Campuchia thông qua chính quyền ngu xuẩn tội phạm Pol Pot.

5. Làm cho Việt Nam phải kéo dài chiến tranh với Mỹ để Trung Quốc có cơ hội chiếm đất Việt Nam. Nhân lúc Việt Nam có chiến tranh, Trung Quốc đã di dời các cột mốc biên giới, đưa dân xâm cư xâm canh, chiếm đoạt của Việt Nam nhiều trăm km vuông đất. Không chỉ chiếm đất Việt Nam bằng con đường không vũ lực, vào thời điểm Việt Nam bị chia cắt và suy yếu, Trung Quốc đã ngang nhiên mang quân đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam. Khi Việt Nam thống nhất, không còn cách nào khác, Trung Quốc đã trắng trợn tiến hành chiến tranh chiếm đất biên giới của Việt Nam.

Trong lúc Việt Nam phải đối phó với chiến tranh, Trung Quốc đã lợi dụng di dời các cột mốc biên giới sâu vào lãnh thổ Việt Nam. Bởi thế Ải Nam Quan lịch sử đã thuộc sâu vào lãnh thổ Trung Quốc.Trắng trợn nhất là ở Thác Bản Giốc,Trung Quốc đã huy động hơn 2000 người cả lính, cấp tốc xây dựng đập bê tông cốt sắt qua nhánh sông, chiếm cồn Pò Thoong làm lãnh thổ, đồng thời di dời cột mốc 53 từ trên núi phía bên kia sông sang quá nửa Thác Bản Giốc. Bởi vậy phần đẹp nhất của Thác Bản Giốc sau Hiệp ước Biên giới 1999 đã thuộc về Trung Quốc. Trung Quốc cho dân xâm cư xâm canh sang đất Việt Nam nhiều năm để làm chuyện đã rồi khi phân định biên giới. Trung Quốc giành giúp Việt Nam xây đập sông biên giới để chủ ý bịt phần phía Trung Quốc, chỉ để một cống phía bờ Việt Nam, nắn hướng dòng chảy sâu vào đất Việt Nam, sau nhiều năm xói mòn đã đổi thay dòng chảy. Khi phân chia biên giới theo giữa hướng dòng chảy,Trung Quốc đã chiếm được rất nhiều lợi thế, nhất là phần trên biển theo dòng chảy cửa sông. Mưu mô chiếm đất Việt Nam của Trung Quốc không chỉ cho một vài năm, mà cho hàng chục năm, cho cả thế kỷ.

Nhân lúc Việt Nam đang bị chia cắt thành hai miền đối kháng, năm 1974 Trung Quốc đã mang quân đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam. Liên tục suốt các năm 1980 -1989, Trung Quốc tiến hành chiến tranh xâm lược biên giới Việt Nam. Đỉnh điểm là ở Vị Xuyên Hà Giang trong các năm 1984-1985,Trung Quốc đã chiếm mất Núi Đất của Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu chiếm đất Việt Nam, Trung Quốc đã tiến hành không chỉ bằng mưu mô nham hiểm, bằng thủ đoạn trá hình gian xảo, mà còn trắng trợn bằng chiến tranh vũ lực.

Xét về tổng thể, với mưu đồ sâu xa thâm hiểm biểu hiện qua năm điểm chủ chốt nêu trên, có thể khẳng định rằng không những Việt Nam không phải mang ơn Trung Quốc mà thực chất Trung Quốc phải chịu ơn Việt Nam. Trung Quốc phải nợ Việt Nam vì những điểm sau.

1. Việt Nam đã giúp cho Trung Quốc không bị sự đe dọa trực tiếp từ Pháp và Mỹ. Đặc biệt là Mỹ đã không thể biến Việt Nam thành đồng minh để đặt căn cứ quân sự sát sườn Trung Quốc.

2. Việt Nam đã làm suy yếu đối thủ Pháp và Mỹ của Trung Quốc. Nhất là Mỹ đã bị sa lầy và suy yếu trong chiến tranh Việt Nam, tạo cơ hội cho Trung Quốc dưỡng sức phát triển.

3. Việt Nam đã trực tiếp bảo vệ Trung Quốc trên trường quốc tế và đã mang đến cho Trung Quốc vai trò lãnh đạo quốc tế to lớn khi Trung Quốc dương cao lá cờ giúp Việt Nam chống Pháp và Mỹ.

4. Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam chỉ là kinh tế và vũ khí. Còn Việt Nam đã bảo vệ lợi ích của Trung Quốc chính bằng xương máu của nhân dân Việt Nam. Đó là điều không thể so sánh. Sự viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam đã tạo cơ hội cho Trung Quốc phát triển kinh tế và hiện đại hóa nền công nghiệp quốc phòng.

5. Trung Quốc đã xâm chiếm cả ngàn km vuông lãnh thổ Việt Nam trên đất liền và biển đảo.

Khi Trung Quốc mang 60 vạn quân xâm lược Việt Nam vào ngày 17-2-1979, là thời điểm bộc lộ toàn bộ âm mưu xấu xa của lãnh đạo Trung Quốc dưới lá bài giúp đỡ Việt Nam. Từ thời điểm đó, CHXH Việt Nam và CHNDTrung Hoa không còn là anh em đồng chí, mà là kẻ thù của nhau. Từ thời điểm đó giữa hai bên đã chấm dứt mọi tình nghĩa ơn huệ. Bởi vậy, hãy đào sâu chôn chặt, và đừng bao giờ nhắc đến giúp đỡ ơn huệ giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Điều cần phân biệt là nhân dân hai nước.Tình nhân ái được Tạo hóa bẩm sinh trong mỗi cơ thể con người, ở tất cả các dân tộc. Đó là điều thiêng liêng quý giá phải nâng niu chăm chút.
Vương Trí Dũng
Tác giả gửi BVN

Liên Xô 1979: chặn bàn tay xâm lược Việt Nam

Xe tăng Liên Xô tập trung ở biên giới Xô - Trung năm 1979  
Xe tăng Liên Xô tập trung ở biên giới Xô - Trung năm 1979

35 năm trước, Liên Xô đã biết cách tỏ rõ sẽ không ngần ngại áp dụng những biện pháp tột cùng để “khôi phục hòa bình và công lý”, báo ‘Phòng thủ đường không và vũ trụ’ của Nga viết.

Đầu 1979, tại biên giới Trung quốc - Việt Nam hình thành mặt trận gồm 15 sư đoàn thê đội 1, 6 sư đoàn dã chiến quân thê đội 2, và 3 sư đoàn dự bị. Tổng quân số cụm quân được động viên để tham chiến chống Việt Nam lên tới 29 sư đoàn…

3h 30 ngày 17/2/1979 trên một số hướng, sau 30 -35 phút pháo hỏa chuẩn bị, quân Trung quốc đã đột nhập qua 20 đoạn biên giới Trung - Việt vào lãnh thổ Việt Nam.

… Kế hoạch (dùng xung đột quân sự) của ban lãnh đạo Bắc Kinh nhanh chóng đập tan sự kháng cự của quân đội Việt Nam và buộc Việt Nam phải từ bỏ đường lối đối ngoại không lệ thuộc vào Trung quốc, trước khi Liên Xô kịp can thiệp, đã bất thành. Ý đồ của Bắc Kinh đảo ngược tình hình ở Campuchia cũng không đạt được.

Diễn tập biểu dương lực lượng

Trong thời gian từ 12 đến 26/3/1979 kiên quyết tạo áp lực quân sự lên Trung quốc  (nước đang tiến hành cuộc xâm lược chống Việt Nam), theo chỉ thị của  BCH TƯ Liên Xô, các Quân khu biên giới phía Đông (các vùng đất tiếp giáp với Trung quốc của Liên Bang xô viết), tại lãnh thổ Mông Cổ, và Hạm đội Thái Bình Dương, đã tiến hành các cuộc tập trận của Quân đội và Hải quân Liên Xô.

Năm 1979, các trung đoàn tiêm kích từ lãnh thổ Ukraina và Belorussia
được điều động sang các sân bay Mông Cổ.

 Trong các cuộc diễn tập, tổng cộng đã có 20 sư đoàn binh chủng hợp thành và không quân tham gia, với tổng quân số lên tới hơn 200 ngàn sĩ quan và chiến sĩ, hơn 2 ngàn 600 xe tăng, gần 900 máy bay, 80 tàu chiến các loại.

Diễn tập bắt đầu bằng lệnh động viên, và chuyển các đơn vị quân đội và hải quân vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao nhất. Đã động viên 52 ngàn quân nhân dự bị, huy động hơn 5 ngàn xe máy của nông nghiệp sang phục vụ yêu cầu sẵn sàng chiến đấu.

Các cuộc diễn tập quy mô lớn nhất diễn ra trên lãnh thổ Mông Cổ, huy động tới 6 sư đoàn bộ binh cơ giới và sư đoàn tăng, trong đó có 3 sư đoàn được điều động tới Mông Cổ từ Sibir và Zabaikal. Trong khuôn khổ cuộc diễn tập này còn góp mặt gần ba sư đoàn không quân, hai lữ đoàn độc lập và một số liên binh đoàn và đơn vị tăng cường.

Cùng kỳ, tại các cuộc diễn tập ở Viễn Đông và Đông Kazakhstan (có đường biên giới với Trung quốc), ngoài các đơn vị cấp sư đoàn trở lên bộ đội hiệp đồng binh chủng, còn có các đơn vị bộ đội biên phòng Liên Xô tham gia.

Tại các vùng có đường biên giới với Trung quốc, đã diễn tập các phương án tổ chức phòng ngự, đánh trả đội hình tiến công của đổi phương, phản kích, và chuyển sang phản công.

Trong tiến trình các cuộc diễn tập đã thực hiện các hoạt động phối hợp hỏa lực của các binh quân chủng. Cuộc hành binh từ Sibir sang Mông Cổ được thực hiện với các quy mô đội hình khác nhau, đội hình đơn vị từ cấp sư đoàn trở lên, và từ cấp trung đoàn trở xuống cấp phân đội. Đã thực hành tập kết đội hình đến cả bằng đường sắt, cả bằng đổ bộ đường không.

Tại các vùng có đường biên giới với Trung quốc, đã diễn tập các phương án tổ chức phòng ngự, đánh trả đội hình tiến công của đổi phương, phản kích, và chuyển sang phản công.

Từ lãnh thổ Ukraina và Belorussia, các trung đoàn không quân chiến đấu đã sang triển khai lực lượng tại các sân bay của Mông Cổ.

Đồng thời với các cuộc diễn tập, đã điều động các trung đoàn không quân ra phía đông (phía khu vực tiếp giáp hai lục địa Á – Âu) không chỉ từ các quân khu lân cận, mà cả từ vùng Prikarpatia, nằm cách xa các quân khu của Liên Xô có biên giới với Trung quốc tới 7000 km, chỉ nội trong hai đêm.

Đơn cử, chỉ trong hai đêm đã di chuyển từ Tula toàn sư đoàn không vận từ Tula đến tập kết tại Chita (Chỉ huy sở Quân khu Sibir) qua khoảng cách tới 5,5 ngàn km, chỉ bằng một chuyến bay.

Các cuộc chuyển quân trên của không quân xô viết không chỉ liên quan đến đội hình chiến đấu cấp trung đoàn, với các phi công được huấn luyện tốt nhất, mà là cuộc di chuyển của toàn trung đoàn, kể cả các đơn vị và phân đội bảo dưỡng kỹ thuật trên không và mặt đất. 5 quân khu đã tham gia tiếp dầu cho cuộc diễn tập này.

Trong tiến trình diễn tập, có những khoảng thời gian trong không trung có tới mười trung đoàn không quân tuyến 1 (đội hình chiến đấu) hoạt động. Các kíp bay đã bay tổng cộng 5000 giờ, đã sử dụng tới 1000 trái bom và tên lửa (trong diễn tập bắn đạn thật).

Tại biển Đông, và biển Hoa Đông gần 50 chiến hạm của Hạm đội Thái Bình dương, trong số đó có 6 tàu ngầm đã trực chiến sẵn sàng chiến đấu, và tiến hành tập trận đánh tiêu diệt hải quân đối phương. Tại vùng Primorie (ven biển Viễn Đông) đã thực hiện các cuộc đổ bộ của thủy quân lục chiến Liên xô.

Trợ chiến

Không quân xô viết còn cử các đơn vị của mình sang công tác tại Việt Nam để giải quyết vấn để trinh sát đường không chống quân xâm lược trên lãnh thổ Việt Nam. Các đơn vị thuộc không quân vận tải Liên Xô (các phi đội AN – 12, AN – 26, MI – 8…) làm nhiệm vụ vận chuyển đường không trong lãnh thổ Việt Nam.

Rất có kết quả, và có thể nói là khó hình dung nổi với thực lực trang bị lúc đó của Không quân chiến thuật Liên Xô (ý nói còn hạn chế), đã vận hành Cầu hàng không giữa Liên Xô và Việt Nam. Trong khuôn khổ diễn tập tại Liên Xô và chuyên chở vũ khí, trang thiết bị cho Việt Nam, đã vận chuyển tổng cộng 20 ngàn quân, hơn 1000 đơn vị trang bị xe máy, 20 máy bay và trực thăng, 3 ngàn tấn quân dụng, đạn dược.

Viện trợ

Riêng về mặt quân sự, viện trợ cho Việt Nam là một nhiệm vụ trọng đại, nhằm mục tiêu gia tốc gấp tiềm lực quân sự cho Việt Nam, nhờ các cuộc chuyển giao khẩn trương thiết bị và vũ khí. Chỉ trong giai đoạn từ khi cuộc xung đột bắt đầu (giữa tháng 2) đến cuối tháng ba, bằng đường thủy đã đưa sang Việt Nam được hơn 400 xe tăng và xe bọc thép, xe chở quân; 400 cỗ pháo và súng phóng lựu, 50 dàn phóng đạn phản lực 40 nòng, cỡ 122 mm “Grad”, hơn 100 cỗ pháo cao xạ, 400 đồng bộ cao xạ di động cùng hàng ngàn tên lửa đi theo, 800 súng chống tăng của bộ binh, 20 máy bay tiêm kích. Dù việc chuyển giao là gấp rút, các vũ khí và trang bị này đã qua thẩm định về chất lượng sẵn sàng chiến đấu bởi một ủy ban gồm các chuyên gia có kiến thức và kinh nghiệm sử dụng các trang bị này của quân đội xô viết.

Đòn cân não

Thái độ kiên quyết ủng hộ Việt Nam của Liên Xô; phản ứng của công luận thế giới; kháng cự kiên cường của quân đội Việt Nam buộc địch phải chịu tổn thất to lớn; tổ hợp hành động quân sự - chính trị của Liên Xô được thực hiện dưới dạng bước chuẩn bị cho hành động tiến quân vào lãnh thổ Trung quốc; mâu thuẫn trong giới cẩm quyền Trung quốc, các khuyết điểm, sai lầm nghiêm trọng trong chỉ đạo và trong tác chiến của quân Trung quốc… đã đem lại kết quả mong đợi, bài báo kết luận. 5/3/1979 Bắc Kinh đã phải ra quyết định rút quân, và 20/3/1979 phải thực hiện rút quân ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Nhưng quân Trung quốc vẫn ngoan cố đóng tại một số phần đất (sâu 1km vào lãnh thổ và rộng 2 km), mà trước đó Trung quốc gán ghép là “đất tranh chấp” , ở vùng biên giới hai nước, bài báo nhấn mạnh.

Bài báo cũng chỉ ra Liên Xô đã chơi rắn đến cùng như vậy, vì Trung quốc xâm lược vùng biên giới phía Bắc của Việt Nam khơi dậy nguy cơ chiến tranh lớn trên “hai mặt trận” (tức là gây chiến với Nga), do vừa ký kết Hiệp định hợp tác toàn diện Việt – Xô.

Phương châm trong chiến tranh “Phòng ngự tốt nhất là tiến công”, cũng được áp dụng trong còn điều kiện Liên Xô còn hòa bình, nhưng thế lực bành trướng, bá quyền trong khu vực đang tìm cách khơi lò lửa chiến tranh.

Nhìn lại, tướng Vũ Xuân Vinh, nguyên thủ trưởng kỳ cựu của ngành đối ngoại quân sự vào năm 2009 chia sẻ, ông vẫn vô cùng ấn tượng về cách Liên Xô đã chọn đầu 1979, bằng ý chí và hành động, cảnh báo “không được đụng đến Việt Nam”.

Năm 1979, Liên Xô đã tỏ rõ sẽ không ngần ngại áp dụng những biện pháp tột cùng, kiên quyết khôi phục hòa bình và công lý, không để địch thủ mơ tưởng “được đằng chân lân đằng đầu”.  
                                                                           
Địa chỉ bài viết tiếng Nga
 http://www.vko.ru/strategiya/naglyadnaya-demonstraciya-voennoy-moshchi
(Văn hóa Nghệ An) 

Giải pháp nào cho Đảng CSVN?

Dù muốn hay không, thực tiễn và lịch sử hôm nay cũng cần phải đặt ra câu hỏi trên đây. Chỉ có những ai còn mang đầu óc hoang tưởng, lú lẫn… mới thực sự tin rằng “Đảng cộng sản Việt Nam vô địch muôn năm!”, như một thời và còn đến hôm nay, với các khẩu hiệu tung hô trên khắp phố phường, thôn xóm…
clip_image001
Khẩu hiệu “Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm”, có mặt ở nơi trang trọng nhất
clip_image003
Đến các ban nghành…(trong ảnh là Ban Tuyên giáo Trung ương).
Nguồn ảnh: baosonla.org.vn
clip_image004
Đến phố phường
clip_image006
Đền vùng nông thôn xa xôi
clip_image008
và “Biểu tình quốc doanh”, dịp tháng 5/2014.

Tất nhiên, vẫn còn nhiều người cuồng tín và tin rằng, Đảng cộng sản Việt Nam sẽ “trường tồn” cùng dân tộc Việt Nam và ra sức cổ súy cho sự tồn tại của nó. Thực tiễn Liên Xô và các nước ở Đông Âu đã trả lời họ. Và không bao lâu nữa, China, Cuba, Triều Tiên và ở Việt Nam sẽ là những nước cuối cùng trả lời cho họ.

Có một điều rất lạ, những người cổ súy “muôn năm” cho Đảng cộng sản thường lại là những người được đào tạo bài bản về lý luận, tức là họ đã trải qua nhiều trường lớp về học tập lý luận Chủ nghĩa Mác – Lê nin, nhưng họ lại không dám chấp nhận một thực tế, đi ra chính từ nguyên lý của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, đó là: Những gì trái với quy luật sẽ bị đào thải, diệt vong.

Ngoại trừ China, với lợi thế đông dân nhất thế giới và tư duy Đại Hán mang tính truyền thống của người Tàu, nhiều người Việt vẫn ảo tưởng về mô hình “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc China”, mà dưới thời Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào lấy làm quan điểm chung của Đảng cộng sản Tàu. Phần còn lại của các đảng cộng sản cầm quyền (Cuba, Triều Tiên, Việt Nam), đang phải vật lộn với sự sinh tử, tương lai rất mù mịt. Mà cốt lõi của vấn đề là “không tạo ra một năng suất lao động cao hơn” đối với Chủ nghĩa tư bản.

Sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 (HD-981), và đặc biệt là “Tuyên bố lập trường” (1) của Bắc Kinh gửi Tổng thư ký Liên Hợp quốc, trong việc Bắc Kinh khẳng định chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, đã làm cho uy tín của Đảng cộng sản Việt Nam trong con mắt Nhân Dân Việt Nam xem như đã hết. Thậm chí, lúc này, đa số người Việt đem so sánh chế độ hiện hành với chế độ Việt Nam cộng hòa (VNCH) trước đây, và dĩ nhiên, sự tiếc nuối dành cho chế độ VNCH. Và chính nghĩa đang thuộc về họ, mà một thời được gọi là “Bọn tay sai bán nước”.

Nếu như trước đây, Đảng cộng sản Việt Nam dựa vào viện trợ của Liên Xô, Trung Quốc… để “đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng”, thì hiện nay, Đảng cộng sản Việt Nam đang tồn tại từ sự bảo kê của Bắc Kinh, mà “Hội nghị Thành Đô - 1990” là điểm khởi đầu cho sự phụ thuộc đó trong suốt gần 25 năm qua.

Trong dịp ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc với cử tri TP Hồ Chí Minh hôm 26.6.2014, cựu chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm - ủy viên Ủy ban MTTQ VN TP đặt vấn đề với ông Trương Tấn Sang: “Trung Quốc đưa ra “miếng mồi” 20 tỉ USD ODA và 100 tỉ USD tín dụng. Bên cạnh đó họ nói không ràng buộc về chính trị nhưng thực chất như thế nào?” (2); dĩ nhiên, ông Trương Tấn Sang không thể trả lời được.

Với một nền kinh tế, mà thu ngân sách không đủ để trả lương cho bộ máy Đảng, nhà nước khổng lồ, thậm chí “Đã đến mức phải vay để chi tiêu, vay để trả nợ” (3), thì việc đầu tư phải dựa vào China trong những năm qua là không có gì phải suy nghĩ.

Chính vì thế, China đã trúng thầu đến 90% các công trình trọng điểm quốc gia. Không những công trình trọng điểm, mà vị trí cũng thuộc loại “trọng điểm” về an ninh, quốc phòng. Hoàng Sa đã mất, và đối với Trường Sa, với tình hình như hiện nay không có sự cải thiện hoặc đột phá, thì chỉ cần vài ba năm nữa, Trường Sa sẽ thuộc về China. Thậm chí, sự chia đôi Đất nước tại Vũng Áng Hà Tĩnh là rất có thể xẩy ra như theo dự đoán của nhiều người.

Hôm 26.6.2014, Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã có văn bản gửi Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đề xuất lập đặc khu kinh tế gang thép Vũng Áng. Phải chăng đây là phép thử HD-981 trên đất liền?

Tóm lại, Đảng cộng sản Việt Nam đã thật sự phụ thuộc Bắc Kinh về kinh tế và chính trị. Không tự nhiên mà báo chí China gọi Lãnh đạo Việt Nam là “đứa con hoang đàng hãy trở về”.

Thế lưỡng nan của Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam

Rõ ràng, Đảng cộng sản Việt Nam đang ở giai đoạn cuối của sự tồn tại, hoặc chí ít là sẽ mất quyền lãnh đạo, mà nếu như không có sự tiếp tay của Bắc Kinh là không thể giữ được quyền lãnh đạo. Bởi đơn giản, sự sụp đổ về kinh tế dẫn đến sụp đổ về tổ chức, chính trị. Bắc Kinh sẽ ra tay giúp Đảng cộng sản Việt Nam tồn tại chừng nào họ chưa thâu tóm được Biển Đông theo ý họ. Việc họ đang ồ ạt, cấp tập… xây dựng các căn cứ quân sự ở Trường Sa, cũng như cấp tập triển khai các giàn khoan (nghe đâu sau HD-981 là 16 cái nữa), đặc biệt, hôm 25.6.2014 China đã phát hành “Bản đồ dọc” lần đầu tiên trong lịch sử để khẳng định “đường lưỡi bò”, được nâng từ “9 đoạn”, lên thành “10 đoạn” v.v... Đây có thể là giai đoạn nước rút, vì Bắc Kinh đủ thông minh để thấy được thế và thời đang đến với họ.

Trước sự cáo chung đã cận kề, theo dõi các hoạt động và phát ngôn của “tứ trụ triều đình”, đủ cho ta thấy, họ đang rất bối rối, mất phương hướng. Ngoại trừ ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có những phát biểu hùng hồn từ hơn một tháng trước đây, các ông còn lại, đều thấy phát biểu theo lối vuốt đuôi, vô thưởng vô phạt, bế tắc… nghe rất nhàm tai.

Như dự đoán của nhiều người, Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay chia làm thành hai phe chính là: phe “cung vua” và phe “phủ chúa”.

- Phe “cung vua” (Đảng): Là phe thân Tàu, và chiếm ưu thế, bởi được Tàu ủng hộ. Nhưng lại đang bế tắc toàn diện.

- Phe “phủ chúa”: Muốn theo xu thế thời đại, cải cách thể chế, muốn gần với Mỹ, Nhật… nhưng chưa thể quyết được, bởi những rủi ro luôn rình rập. Tai nạn máy bay tại Lào hôm 17.5.2014, trong số người thiệt mạng có Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng An ninh, Đô trưởng Vientiane, Trưởng ban tuyên huấn trung ương Lào (6) là bài học đối với những ai làm trái ý Bắc Kinh.

Có những lúc, tưởng như hai phe đã tìm được tiếng nói chung vì lợi ích dân tộc. Nhưng không, Bắc Kinh đủ khôn ngoan để tạo khoảng cách và không cho họ vì quyền lợi Đất nước mà ngồi lại với nhau. Đây là thắng lợi và là nguyên tắc xuyên suốt của Bắc Kinh. Đặc biệt, Bắc Kinh không để cho ai “sạch sẽ” để có thể nói ra mà không sợ ngượng.

Giải pháp nào cho Đảng cộng sản Việt Nam?

Sự suy vong của Đảng cộng sản là mang tính quy luật và không thể tránh khỏi. Đảng cộng sản Việt Nam không thể dựa vào Bắc Kinh để tồn tại mãi được khi mà mọi thứ từ Lý tưởng, lý luận, kinh tế, chính trị, văn hóa… của Đất nước đã bị phá nát.

Mới đây, chuẩn bị cho chuyến thăm của Tập Cận Bình đến Hàn Quốc trong ít ngày tới, Bắc Kinh đang có tín hiệu bỏ rơi Kim Jong Un, thông qua việc ông Sở Thụ Long, giáo sư Đại học Thanh Hoa phát ngôn gây sốc, rằng “Triều Tiên biến mất sẽ tốt cho Bắc Kinh và Seoul” (7), như là một bài học cảnh báo cho Đảng cộng sản Việt Nam.

Bởi vậy, không còn con đường nào khác, trở về với Nhân Dân, có bước đi phù hợp để tiến tới đa nguyên, bầu cử tự do… là con đường sáng suốt và duy nhất đúng của Đảng cộng sản Việt Nam. Tiến trình đó diễn ra như thế nào thì đó là việc tính toán của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các bộ phận chuyên môn.

Không có lẽ Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam không nhận ra?
-----------------------
26.6.2014
Hoàng Mai
Tác giả gửi BVN

Gs Nguyễn Văn Tuấn - Với tình hình này thì có lẽ mất hết Trường Sa chỉ là vấn đề thời gian.

“Dựa vào những báo cáo đến được tay tôi, thì Bộ Chính Trị hoàn toàn chia rẽ về liệu có nên ra mang vấn đề ra trước tòa án để thách thức Trung Quốc, hay là cứ tiếp tục phản ứng một cách không ồn ào. Giới lãnh đạo Việt Nam rất sợ rằng nếu họ tỏ thái độ quyết liệt hơn phản đối Trung Quốc, thì Trung Quốc sẽ lại leo thang vấn đề lên hơn bây giờ nữa, và trừng phạt Việt Nam phải chịu những hậu quả nặng nề hơn nữa, và có thể phơi bày ra trước ánh sáng công luận Việt Nam rằng giới lãnh đạo Việt Nam không có khả năng hành động một cách cương quyết. Đó là thực tế của tình hình. Quả thực, chính phủ Việt Nam không có khả năng hành động một cách cương quyết.”
Đó là phát biểu của Gs Carl Thayer, một người có thể xem là có cảm tình với VN. Tôi phải cám ơn Carl vì ông đã nói được suy nghĩ của rất rất nhiều người VN, kể cả tôi, về lãnh đạo VN. Tôi vẫn tự hỏi trong tình hình sôi động gần 2 tháng qua, các vị ấy làm gì, suy nghĩ gì, và có cảm thấy đau không. Khi Tàu cộng nó chửi xối xả vào mặt, họ cảm thấy như thế nào? Khi Tàu cộng nó cho tàu đâm va làm chết 2 ngư dân VN, họ có đau không? Cho đến nay chưa thấy có dấu hiệu nào cho thấy họ đau và lo lắng. Khi họ phát biểu, chúng ta chỉ nghe toàn những từ mà tiếng Anh gọi là rhetoric, không có ý nghĩa gì thực tế.
Với tình hình này thì có lẽ VN sẽ còn mất hết Trường Sa chỉ là vấn đề thời gian. Ngư trường sẽ càng ngày càng thu hẹp. Đến một ngày nào đó không xa, Tàu cộng sẽ khống chế hoàn toàn VN, và VN sẽ ngoan ngoãn làm chư hầu hiện đại cho Tàu. Cũng có thể đó là ước vọng của vài người. Ngày xưa, họ xem Tàu gần gũi hơn cả những người anh em miền Nam mà họ gọi là “nguỵ”, thì ngày nay họ xem Tàu là cha mẹ cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Trịnh Công Sơn mà sống lại chắc cũng ôm đàn ca:
Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một trăm năm đô hộ giặc Tây
Hai mươi năm nội chiến từng ngày
Gia tài của mẹ một bọn lai căng
Gia tài của mẹ một lũ bội tình.
Gs Nguyễn Văn Tuấn
(FB Nguyen Tuan)

Việt – Mỹ ‘gần gũi hơn’ sau vụ giàn khoan

HÀ NỘI – Việc Trung Quốc quyết định đặt giàn khoan dầu khổng lồ tại khu vực tranh chấp ở Biển Đông đã giúp định hình lại mối quan hệ giữa hai nước cựu thù – Hoa Kỳ và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
.Ben Cardin-Vietam

Việt Nam đã chuyển hướng sang phía Hoa Kỳ để tìm kiếm sự cần bằng sau khi nước cộng sản láng giềng phương bắc lấn át Hà Nội. Trung Quốc vừa triển khai chiến thuật bành trướng bằng cách đặt một giàn khoan dầu nước sâu có trị giá khoảng 1 tỷ USD trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và đã nhiều lần bắn súng nước cũng như đâm và đánh chìm các tàu của Việt Nam.

“Chúng tôi hoan nghênh những nỗ lực và tham gia của các nước và các đối tác, trong đó có Hoa Kỳ, như một đối tác toàn diện của Việt Nam nhằm góp phần giải quyết các vụ tranh chấp lãnh thổ một cách ôn hòa”, Hà Thủy Thông, Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Việt Nam, cho biết.

Theo chính sách “trục châu Á” của chính quyền Obama thì phản ứng của Washington từ lâu chỉ nêu lên rằng Hoa Kỳ luôn bảm đảm an ninh ở khu vực này nhưng đến nay vẫn thiếu các hành động cụ thể. Các quan chức từ lâu đã cho biết mục tiêu của trục châu Á là tái tập trung sự chú ý và nguồn lực vào khu vực chứ không phải nhằm thách thức Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc đã sử dụng lực lượng quân sự và nền kinh tế hàng đầu ở châu Á để lấn át các nước láng giềng.

Sự xâm lăng của Bắc Kinh ở Biển Đông – trong đó có cả việc Trung Quốc công bố tiếp tục di chuyển giàn khoan dầu thứ hai vào khu vực này – đã giúp Hà Nội và Washington có thêm động lực để định hình lại mối quan hệ vốn đã phát triển đáng kể kể từ khi máy bay trực thăng Hoa Kỳ di tản người Mỹ cuối cùng ra khỏi Sài Gòn 39 năm trước. Vốn đã có mối quan hệ kinh tế khá chặt chẽ, Việt Nam và Hoa Kỳ hiện nay có thể nhìn về một hướng khi nhắc đến các mối đe dọa tiềm tàng trong khu vực châu Á.

“Tôi thật sự lo ngại sâu sắc bởi những căng thẳng đang diễn ra ở Biển Đông, và hành động của Trung Quốc trong vùng biển có tranh chấp đặt ra câu hỏi về sự nghiêm túc đối với các cam kết liên quan đến hòa bình và an ninh trong khu vực”, Thượng nghị sĩ Benjamin L. Cardin thuộc Đảng Dân chủ đại diện tại bang Maryland và thành viên Ủy ban Thượng viện về Quan hệ Đối ngoại nói.

Ông Cardin phát biểu như trên vào cuối tháng trước trong cuộc gặp với các quan chức Việt Nam tại Hà Nội.

Hoa Kỳ hiện có liên minh với các nước trong khu vực như Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và Đài Loan, nhưng không có hiệp ước đồng minh với Việt Nam – nơi có hơn 58.000 binh sĩ Mỹ đã thiệt mạng và hàng chục ngàn người khác bị thương trong nỗ lực ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản lây lan ở Đông Nam Á trong cuộc chiến kéo dài gần 10 năm.

Kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1995, Washington và Hà Nội đã mở rộng các mối quan hệ theo cách xây dựng quan hệ đối tác chiến lược. Việc thông qua hiệp định thương mại song phương vào năm 2001 đã giúp thương mại giữa hai nước tăng mạnh từ 1,5 tỷ USD hồi năm 2001 lên hơn 29 tỷ USD trong năm 2013.

Việt Nam cũng là một phần trong kế hoạch của Washington đối với tăng trưởng kinh tế lớn ở châu Á. Cùng với chín quốc gia khác, Hoa Kỳ và Việt Nam hiện đang đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership), một thỏa thuận kinh tế nhằm vào mục đích thiết lập các tiêu chuẩn mới để thúc đẩy các mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và các nước châu Á trong thế kỷ 21.

Trong khi đó, Việt Nam đã tỏ ý muốn thúc đẩy mối quan hệ chiến lược gần gũi hơn với Hoa Kỳ. Trong năm qua, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm Nhà Trắng, trong khi các quan chức khác của Việt Nam đã bày tỏ ý muốn Hoa Kỳ đóng một vai trò tích cực hơn đối với nền an ninh của Việt Nam.

Ngoài ra, Hà Nội đang tiến gần hơn với các ưu tiên trong danh sách của Washington. Hồi tháng trước, Việt Nam tuyên bố sẽ tham gia vào Sáng kiến ​​An ninh Phổ biến Vũ khí (PSI) trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt. Trước đây Hà Nội đã từng lên tiếng phản đối tham gia vào sáng kiến này do Hoa Kỳ và các đồng minh vận động. Việc này đã mở ra cơ hội để hai bên tiến hành các cuộc giám sát hàng hải chung giữa Washington và Hà Nội.

Các nhà phân tích nói thêm rằng các cuộc thảo luận song phương về quốc phòng, chống khủng bố và các sáng kiến ​​thực thi pháp luật sẽ mở ra nhiều cơ hội để hai nước tiến lại gần với nhau.

Nhưng để chắc chắn, Washington hy vọng Việt Nam tiếp tục tiến hành cải cách sâu rộng, đặc biệt là trong lĩnh vực nhân quyền.

Mặc dù Trung Quốc có những hành động lấn át ở Biển Đông nhưng các đảng viên bảo thủ trong Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn quan tâm đến những hậu quả tiêu cực có thể đến từ Trung Quốc nếu họ chuyển hướng về Washington.

“Rất nhiều lãnh đạo Việt Nam biết rằng Trung Quốc sẽ luôn luôn là một mối họa, ngay cả khi Hoa Kỳ chuyển hướng về khu vực này. Hà Nội không muốn khiêu khích Bắc Kinh thêm nữa”, Phương Nguyễn – nghiên cứu viên tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Washington và Quốc tế cho biết.

Đỗ Đăng Khoa chuyển ngữ, CTV Phía Trước
James Borton, The Washington Times
© 2014 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC

Trung Quốc có thể tạm đóng một số cửa khẩu với Việt Nam

TP - “Chúng tôi vừa nhận được thông tin, phía Trung Quốc đang tăng cường giám sát xuất nhập khẩu tiểu ngạch. Thời gian tới, thậm chí một số cửa khẩu có khả năng sẽ dừng một thời gian để họ chấn chỉnh các quy định”- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho biết, chiều 27/6.
 
Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai Việt Nam. Ảnh: Ngọc Châu  
Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai Việt Nam. Ảnh: Ngọc Châu
Xuất nhập khẩu với Trung Quốc đang chậm lại

Ông Đoàn Xuân Hòa, Phó Cục trưởng Chế biến nông lâm sản và Thủy sản (Bộ NN&PTNT), trong 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản đạt gần 15 tỷ USD, tăng 12,7% so cùng kỳ. Tuy nhiên, với thị trường Trung Quốc, trong tháng 5-6 đang có dấu hiệu giảm sâu.

Ông Hòa cho hay, hiện nhiều nông sản Việt Nam phụ thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc. Trong đó, lúa gạo, cao su, thị trường Trung Quốc chiếm khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng, còn thanh long, vải, bột sắn, thị trường này chiếm 80-90%.
Có sự kiện trên biển Đông hay không, chắc chắn Việt Nam cũng phải tái cơ cấu thị trường, không thể phụ thuộc một thị trường được. Cùng với tìm kiếm thị trường xuất khẩu, chắc chắn phải tăng thị trường trong nước, nhất là hệ thống thương mại bán lẻ. Như quả vải, ngoài xuất sang Trung Quốc, chúng ta đẩy mạnh tiêu thụ nội địa, nhất là phía Nam. TPHCM chấp nhận tiêu thụ vải rất tốt với hệ thống 70 chợ lẻ, 7 chợ đầu mối… mỗi ngày bình thường, gần nghìn tấn vải”.
Ông Đoàn Xuân Hòa
Theo ông Hòa, Trung Quốc là thị trường không đòi hỏi cao về chất lượng, nên “ăn hàng” khá mạnh. Với điều kiện nông sản Việt Nam chưa được chế biến sâu, hệ thống bảo quản còn kém, thì đây là thị trường thuận lợi. 
Về việc Trung Quốc giảm nhập cao su (nửa đầu năm ngoái chiếm 46% kim ngạch xuất khẩu, nhưng 6 tháng đầu năm nay 37%), ông Hòa cho rằng, do nhu cầu trong nước tăng lên. “Năm ngoái, nhu cầu mủ cao su khô chế biến công nghiệp 18%, nhưng nay tỷ lệ trên tăng lên, lấp phần giảm xuất sang Trung Quốc” - ông Hòa nói.

Trong khi đó, năm 2013, Trung Quốc nhập của Việt Nam khoảng 3,2 triệu tấn gạo (trong khi xuất khẩu cả nước là 7,2 triệu tấn), trong đó, nhập chính ngạch là 1,8 triệu tấn, tiểu ngạch 1,4 triệu tấn. Trong 6 tháng đầu năm nay, Trung Quốc nhập chính ngạch khoảng 1,1 triệu tấn, cao hơn so cùng kỳ năm ngoái.

Ngoài ra, lãnh đạo Cục Chế biến nông lâm sản và thủy sản cũng cho biết, Trung Quốc chiếm khoảng 30% thị phần với thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam.

“Đương nhiên, hàng xuất sang Trung Quốc giá trị sẽ không cao như các thị trường khác. Trong tháng 5-6, xuất khẩu chậm lại có thể do tâm lý một số tiểu thương Trung Quốc tạm dừng giao thương, lao động phổ thông hạn chế, việc bốc xếp cũng chậm lại” - ông Hòa nói.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn, nông sản xuất qua Trung Quốc chủ yếu bằng đường tiểu ngạch, nên tiềm ẩn nguy cơ không ổn định. “Chúng tôi vừa nhận được thông tin, phía Trung Quốc đang tăng cường giám sát xuất nhập khẩu tiểu ngạch. Thời gian tới, thậm chí một số cửa khẩu nào đó có khả năng họ sẽ dừng một thời gian để chấn chỉnh các quy định. Việc tạm dừng phía họ, trước đây từng làm nhiều lần. Chúng tôi bàn để hạn chế rủi ro” - ông Tuấn nói.

Tích cực tìm thị trường mới

Tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm hôm nay, theo Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát, với những nông sản bị ảnh hưởng thị trường với Trung Quốc, Bộ đã rà soát lại các thị trường, đồng thời chỉ đạo các đơn vị phối hợp với các bộ ngành, làm việc với các nước để tháo gỡ những vướng mắc về kỹ thuật, vận động các nước để mở cửa thị trường. 

Theo ông Phát, ở trong nước, Bộ đã làm việc với các hiệp hội, DN để làm rõ các khó khăn, vướng mắc của DN, đồng thời yêu cầu các cơ quan chức năng của Bộ cố gắng cao nhất hỗ trợ, tạo thuận lợi cho DN kinh doanh, xuất khẩu. “Chúng tôi cũng rà soát và thông tin cho các địa phương, người về tình hình thị trường để có sự điều chỉnh phù hợp về quy mô sản xuất”- ông Phát nói.

Theo lãnh đạo Bộ NN&PTNT, nếu thị trường Trung Quốc “kẹt”, một số mặt hàng sẽ tiếp tục khó khăn là cao su, thanh long, một số loại rau quả và những mặt hàng tươi sống. Tuy nhiên, thời gian tới, xuất khẩu nông sản sẽ khả quan do tìm kiếm thêm thị trường mới, trong đó có những nông sản chủ lực như lúa gạo, thủy sản, lâm sản.

Bà Trần Thị Bích Nga, Phó Cục trưởng Quản lý Chất lượng nông lâm sản và Thủy sản cho biết, hiện Việt Nam đã đạt được những thỏa thuận để xuất hàng nông sản sang thị trường Argentina. Bộ cũng đang cử các đoàn công tác sang Mỹ để tháo gỡ khó khăn với cá tra do Luật Nông trại của Mỹ, đang cử đoàn sang Nga để đàm phán mở cửa lại thị trường thủy sản.

Trao đổi với Tiền Phong, một chuyên gia nông nghiệp, tới đây, một số thị trường như Philippines, Indonesia... có thể mua thêm gạo cho Việt Nam; Mỹ cũng ủng hộ Việt Nam tiêu thụ thủy sản; Nhật Bản, Hàn Quốc có thể tăng mua thêm dăm gỗ cho Việt Nam.
(Tiền phong)

Trùm cát lậu nguyên là Giám đốc Sở Tư pháp

Một công trường khai thác cát lậu hoành tráng và công khai như chốn không người ngay sát chân núi Bành (H.Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) mà ông chủ nguyên là Giám đốc Sở Tư pháp Bình Thuận.
 Khai thác cát ngay phía dưới lưới điện cao thế 220 KV
Khai thác cát ngay phía dưới lưới điện cao thế 220 KV - Ảnh: Q.Hà

Khai thác cát dưới lưới điện cao thế

Được sự giúp đỡ của người dân thôn 2, xã Hàm Liêm (H.Hàm Thuận Bắc), chúng tôi dễ dàng vào khu khai thác cát lậu của ông Trần Văn Xê, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bình Thuận. Hình ảnh đập vào mắt chúng tôi là những chiếc máy đào đang múc cát lên thành từng luống như những luống khoai khổng lồ. Cát được tập kết ngay ven đường. Xe ben có thể vào tận nơi chở cát. Xung quanh là tiếng máy nổ ì ầm đang hút cát.


Vì ông này từng là Giám đốc Sở Tư pháp, nghe nói ông ấy sắp mở văn phòng luật sư, nên tôi chỉ đạo anh em làm gì cũng thận trọng và phải đúng luật. Nhưng mà ông này quá ngoan cố rồi chứ không phải ngoan cố nữa

Nguyễn Thị Mỹ Vân, Chủ tịch UBND xã Hàm Liêm


Theo quan sát thì có tất cả 7 chiếc máy múc đang hoạt động trong khu vực rộng tới hàng chục héc ta. Đó là chưa kể những chiếc xe múc không hoạt động.

Trong vai một người đi mua đất để hút cát, chúng tôi được một công nhân cho biết: “Khu vực này là đất của ông B (anh ruột ông Xê - PV) nhưng cho ông Xê hút cát bán. “Ở đây mà anh mua có 3 ha thì ai mà bán cho anh. Mà có thì người ta cũng bán cho ông Xê hết rồi”- người công nhân hút cát nói.

Theo người công nhân này thì toàn bộ khu vực đang khai thác cát (khoảng 150 ha) là đất của người dân, đã bán hết cho anh em ông Xê.

Chỉ tay về phía chân núi Bành, công nhân này còn tiết lộ: “Ông ấy vừa mua cả trăm héc ta phía bên kia nữa kìa!”. Đáng chú ý là toàn bộ khu vực mà các công nhân của ông Xê đang khai thác cát đều nằm phía dưới lưới điện cao thế 220 KV Hàm Thuận Đa Mi. Thậm chí máy đào tiến sát, chỉ cách chân trụ điện cao thế từng 5 m để múc cát, tạo thành những cái ao sâu ngay chân trụ điện.

Đe dọa an toàn đường sắt

Từ đường trục chính của xã Hàm Liêm, các xe chở cát phải qua lại một cây cầu bắc qua kênh thủy lợi Sông Quao. Chiếc cầu này chỉ có tải trọng 10 tấn cho xe chở nông sản của người dân đi qua. Theo một cán bộ của UBND xã, hằng ngày có hàng chục, thậm chí ban đêm có hàng trăm lượt xe qua lại chở cát khiến chiếc cầu này có nguy cơ bị sập bất cứ lúc nào.


Sáng 27.6, sau khi xem xong những đoạn video clip mà PV Thanh Niên ghi lại từ hiện trường khai thác cát ở thôn 2, xã Hàm Liêm, Chủ tịch UBND H.Hàm Thuận Bắc Nguyễn Thanh Đạt bức xúc nói: “Ông này quá coi thường pháp luật dù từng là giám đốc cơ quan tham mưu pháp luật. Tôi sẽ cho thành lập ngay tổ công tác đi kiểm tra thực tế và tổng hợp hồ sơ chuyển cho cơ quan công an xử lý hình sự”.


Con đường từ trục chính vào thôn 2 được nhà nước đầu tư hàng chục tỉ đồng cho dân lưu thông. Kể từ khi ông Xê khai thác cát thì con đường này đầy rẫy ổ gà, ổ voi vì xe chở cát quá tải ra vào như mắc cửi. Đáng chú ý là tất cả các xe vào “ăn” cát đều phải băng ngang qua tuyến đường sắt bắc - nam. Biển cảnh báo “nguy hiểm” của ngành đường sắt bị xe chở cát đè bẹp xuống đường.

Nhiều lần bị xử phạt

Chiều 26.6,  PV Thanh Niên trực tiếp làm việc với bà Nguyễn Thị Mỹ Vân, Chủ tịch UBND xã Hàm Liêm (H.Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) về việc khai thác cát trái phép tại đây. Khi được xem những video clip mà PV vừa ghi lại, bà Vân nói: “Không lạ gì khu vực này”. Theo bà Vân, ông Trần Văn Xê khai thác cát lậu ở đây “ai cũng biết”. Vậy vì sao không ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật của ông ấy?

Trước khi trả lời câu hỏi của Thanh Niên, bà Vân mời cán bộ địa chính của xã đem một xấp hồ sơ liên quan đến ông Xê qua phòng làm việc của mình. “Riêng chuyện ông này thì phải nói với anh cả buổi mới hết !” - Chủ tịch xã cho biết.

Cán bộ địa chính xã Hàm Liêm vừa lật các hồ sơ xử phạt ông Xê vừa cho biết ông này từng bị lập biên bản khai thác cát lậu nhiều lần. Từng bị Chủ tịch UBND H.Hàm Thuận Bắc ra quyết định xử phạt nhiều lần. Tại trụ sở UBND xã Hàm Liêm có tới 8 cái máy bơm của ông Xê khai thác lậu, bị chính quyền xã tạm giữ, đang chờ UBND huyện ra quyết định thu hồi và xử phạt.

“Chúng tôi có rất ít thẩm quyền. Chẳng hạn như công an xã không có quyền chặn xe cát đang lưu thông để kiểm tra. Có khi đoàn kiểm tra lên đến nơi thì không thấy ai hết. Vì ông này từng là Giám đốc Sở Tư pháp, nghe nói ông ấy sắp mở văn phòng luật sư, nên tôi chỉ đạo anh em làm gì cũng thận trọng và phải đúng luật. Nhưng mà ông này quá ngoan cố rồi chứ không phải ngoan cố nữa” - bà Vân bức xúc.

“Nguồn cát mà ông X. cung cấp cho Phan Thiết chiếm thị phần khoảng 40% toàn TP. Ông này không khác gì “ông trời con” trong lĩnh vực bán cát. Do không cần giấy phép, nên ông X. bán rẻ hơn các cơ sở có phép. Cát của ông X. hoàn toàn là cát nước ngọt, chất lượng cao. Nếu làm ăn lâu dài với ông X. còn ít bị các cơ quan chức năng làm khó khi vận chuyển cát. Do vậy nhiều đại lý chọn mua cát của ông là vậy”- anh Nguyễn K., một chủ đại lý vật liệu xây dựng ở TP.Phan Thiết nói.
Quế Hà - Yến Linh
(Thanh niên) 

Vụ án gián điệp Trương Đình Hùng

Tiễn đưa một người bạn quý
Trương Đình Hùng
(2.9.1945 - 26.6.2014)

Trưa nay, 26.6.2014, về tới nhà, tôi nhận được thư anh Ngô Vĩnh Long báo tin anh Trương Đình Hùng đã từ trần buổi sáng, tại Penang (Malaysia). Tin buồn ập tới, đột ngột và choáng ngợp, mặc dù nó đã được báo trước. Cuối tháng 5, chúng tôi được tin anh mắc một chứng bệnh ung thư hiếm và nguy hiểm (pleomorphic liposarcoma/sarcoma mỡ đa hình), qua bàn mổ hai lần, nhưng cái u ác tính vẫn tiếp tục phát triển. "Mình vẫn làm việc và hoạt động hàng ngày nhưng yếu đi nhiều, vài tháng mà xuống đi mấy ki lô. Trông mình bây giờ như một nhà sư (toàn ăn chay, tập thở, tập thiền, trừ khi gặp bạn thì uống một ly rượu nho)", đó là mấy dòng Trương Đình Hùng gửi cho Ngô Vĩnh Long ngày 28.5, báo tin "chung cuộc không thể tiên đoán thế nào" (tạm dịch từ tiếng Anh). Hai ngày sau, anh viết cho tôi: "Tụi mình đã sống một cuộc đời lý thú, đã giúp nhiều đồng bào và bầu bạn, và (những năm gần đây, ở Malaysia) giúp xây dựng gia đình cho một số bạn trẻ trong vùng. Như thế cũng là nhiều rồi. Hi vọng là chung cuộc sẽ tới mà không quá nhiều phức tạp" (tạm dịch từ tiếng Pháp).

Trương Đình Hùng sinh năm 1945 tại Sài Gòn, vào đúng ngày Tuyên ngôn Độc lập 2.9, tạ thế ngày 26.6.2014 tại Penang, thọ 69 tuổi.

Trong thời sự Việt Nam thập niên 1970 và sau này, anh thường được biết với cái tên David Truong. Wikipedia (tiếng Anh) nói tới David Truong, chủ yếu về "vụ án gián điệp" năm 1978: một nhân viên của cục điều tra liên bang FBI, trên là Dung Krall, được cục tình báo CIA "mượn", tố cáo Trương Đình Hùng là "điệp viên Bắc Việt", bị bắt với hai "tài liệu mật" của Bộ ngoại giao Mỹ, do một nhân viên của Bộ ngoại giao Mỹ, Donald Humphrey, trao tay (với hy vọng là David Truong có thể giúp anh ta đoàn tụ với người vợ người Việt bị kẹt ở Việt Nam từ 1975). Kết quả: Trương Đình Hùng bị kết án 15 năm tù, đại sứ Đinh Bá Thi (đại diện Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc) bị chính quyền Mỹ trục xuất với tư cách "một đồng lõa không bị truy tố"). Trương Đình Hùng đã ở tù 7 năm 4 tháng, trước khi được trả tự do trước kỳ hạn, với điều kiện ra khỏi nước Mỹ. Từ cuối thập niên 1980, anh sống và làm việc ở Châu Âu (Amsterdam) và Châu Á (Hà Nội, nhân viên của Liên hiệp Châu Âu; rồi Malaysia).
dangmydung8.jpg
Nguồn ảnh: Corbis/Đặng Mỹ Dung

"Vụ án Trương Đình Hùng" được báo chí Âu Mỹ nói nhiều vào cuối thập niên 70, rồi nhanh chóng rơi vào quên lãng. Giới thạo tin nhanh chóng hiểu ra bối cảnh đã sản sinh ra "vụ gián điệp" này với hai nhân tố chính. Một là, sau thất bại chua cay ở Việt Nam, trong giới cầm quyền Mỹ, có nhu cầu "bức xúc" là tìm ra được một con vật tế thần. Đơn giản và tiện lợi nhất là: "ta đã mất Việt Nam không phải vì thất trận, mà vì kẻ thù nằm ngay ở Washington". Hai là, nếu năm 1977, Washington muốn bình thường hóa quan hệ với Việt Nam (nhưng Hà Nội mắc sai lầm là khăng khăng đòi khoản 3,25 tỉ đô-la mà Nixon đã cam kết trong một lá thư gửi Phạm Văn Đồng khi ký Hiệp định Paris 1973), thì tới cuối năm, Mỹ đã chuyển hướng, liên minh với Bắc Kinh để chống Liên Xô. Không phải ngẫu nhiên mà Đại sứ Đinh Bá Thi bị trục xuất vào đầu năm 1978: ít lâu sau đó, Zbigniew Brzeziński, cố vấn đặc biệt của tổng thống Carter, đứng trên Vạn lí trường thành, nhìn sang Liên Xô, nói với người Trung Quốc đồng hành: "Chúng ta cùng đi săn con Gấu Bắc Cực". Và đầu năm 1979, Đặng Tiểu Bình tuyên bố tại Washington sẽ "dạy Việt Nam một bài học", và "Trung Quốc là NATO ở phương Đông, Việt Nam là Cuba ở phương Đông". "Vụ án Trương Đình Hùng" và việc cắt đứt quá trình bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, là cái nhẫn "dạm hỏi" của Washington, chuẩn bị cho cuộc hôn phối linh đình sau đó.

Nếu như "vụ án" đã rơi vào quên lãng trong báo chí quốc tế, thì sang thập niên 1990, nó lại được hâm nóng trong dư luận Việt Nam ở Hoa Kỳ với cuốn sách "Ngàn Giọt Lệ Rơi" của nữ điệp viên Dung Krall. Cuốn sách có thể đọc như một thứ tiểu thuyết với những pha gây cấn của phim trinh thám tồi. Giá trị "chứng từ" của nó rõ hơn khi người ta được biết tác giả tung ra cuốn sách này sau khi vòi CIA thêm tiền vì sau khi "lộ hàng" trong "vụ án", bà ta không hành nghề được nữa (và tất nhiên CIA đã từ chối). Không rõ số tiền bán sách được mấy phần so với số tiền "đền bù" mà bà ta muốn được CIA trả. Chỉ có thể nói cuốn sách cũng đáng tin như những thông tin trên Wikipedia (bản tiếng Anh) khẳng định Trương Đình Hùng là con trai... Trương Như Tảng!!!

Thân sinh Trương Đình Hùng, như nhiều người biết, là luật sư Trương Đình Dzu. Ông nổi tiếng như là "ứng cử viên hòa bình" trong cuộc tranh cử tổng thống VNCH năm 1967 với biểu tượng con chim bồ câu hòa bình, chủ trương thương lượng với Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Theo những nguồn thạo tin, ông được nhiều phiếu nhất tại khu vực Sài Gòn - Gia Định (kết quả "chính thức" thì liên danh Trương Đình Dzu - Trần Văn Chiêu về nhì trong số 11 liên danh, sau liên danh Nguyễn Văn Thiệu - Nguyễn Cao Kỳ trên toàn miền Nam, nghĩa là trong những vùng do chính quyền Sài Gòn kiểm soát được). Đó cũng là lí do đủ để tổng thống Thiệu bỏ tù ông. Luật sư Dzu bị giam ở Chí Hòa rồi Côn Đảo cho đến tháng 4.1975 (những ngày ông Trần Văn Hương lên thay Nguyễn Văn Thiệu). Chính quyền Thiệu tố cáo ông Trương Đình Dzu là thân cộng "ngụy hòa", nhưng thực ra họ gờm ông vì biết ông có thể là một con bài dự trữ của phái "liberal" Hoa Kỳ.

Thân sinh bà Dung Krall là ông Đặng Quang Minh, nguyên đại sứ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam (MTDTGPMNVN) tại Liên Xô (ít nhất điều này, cuốn sách của bà nói đúng). Đây cũng là một thảm kịch đau lòng của hơn một gia đình cách mạng: cha rời Sài Gòn đi kháng chiến (Mùa thu rồi, ngày hăm ba...) rồi tập kết ra Bắc, tình báo Mỹ đã khôn khéo khai thác tâm lý "bị cha bỏ rơi" để lôi kéo một số người con. Đặng Mỹ Dung là một trong những người ấy: lấy chồng là sĩ quan tình báo của Hải quân Mỹ, bản thân làm việc cho cục FBI trước khi được cho mượn, làm điệp viên (hay đúng hơn: nhân viên khiêu dụ) của CIA...

Hành trình của Trương Đình Hùng, bắt đầu từ đối cực. Cha anh, năm 1945, khi Pháp tái chiếm Sài Gòn, làm chánh văn phòng cho "ủy viên cộng hòa" Jean Cédile (xem Wikipedia). Gia đình bên ngoại là thế gia vọng tộc đất Thần Kinh (anh có một người cậu, nếu tôi không lầm, làm đại diện của VNCH ở Liên Hiệp Quốc với tư cách quan sát viên thường trực). Học Jean-Jacques Rousseau rồi sang Mỹ du học (Stanford, California). Năm 22 tuổi, luật sư Dzu bị bắt, anh bắt đầu hoạt động chính trị là vận động đòi trả tự do cho thân sinh, có quan hệ khá chặt chẽ với những chính khách "liberal" có thế lực như thượng nghị sĩ Mike Mansfield. Hình ảnh người thanh niên David Truong mà giới báo chí và phong trào hòa bình Mỹ ghi nhận là một "lobbyist" lúc nào cũng chỉnh tề bộ "complet" với đầy đủ "gilet", cà-vạt... Các bạn ở Mỹ cho biết, những năm về sau, anh vẫn đóng bộ "trois pièces" như một thói quen, hay như một công cụ giao tiếp, nhưng trong căn phòng ở, toàn bàn ghế, đồ đạc lượm ở hè đường, do người ta sa thải. Trương Đình Hùng đã trở thành một thành viên tích cực của Trung tâm Hòa giải Đông dương (IRC), trụ sở đặt tại Washington DC.

Mãi tới cuối thập niên 1980, tôi mới được gặp Trương Đình Hùng lần đầu tiên, tại Paris, khi anh từ Amsterdam sang cùng với vợ anh, chị Carolyn Gates, một chuyên gia về chính trị Trung - Cận Đông. Nhưng chúng tôi đã liên lạc với nhau qua thư từ (thời đó, chưa có internet) từ khoảng 1970. Chính do mối quan hệ sớm trở thành thân thiết này, mà trong "vụ án" năm 1978, tôi có vinh dự được FBI phong làm "unindicted accomplice" (đồng lõa không bị truy tố). Bây giờ, anh Hùng đã mất, "cái quan định luận", tôi xin tiết lộ về sự nghiệp "gián điệp" của chúng tôi. Đúng là chúng tôi đã trao đổi khá nhiều tài liệu. Tôi gửi cho anh những thông tin, tuyên bố của Mặt trận, của Chính phủ Cách mạng Lâm thời CHMNVN. Anh Hùng gửi cho tôi những thông tin Mỹ, chủ yếu là những tập "Congressional Record" mà Quốc hội Mỹ công bố hàng ngày. Đó là những tập dầy cộm, nặng chịch, in chữ nhỏ li ti ("co" chữ 8). Đó không phải chỉ là những phát biểu của các dân biểu và thượng nghị sĩ trong các phiên họp toàn thể hay tiểu ban, mà tất cả những bài báo, tài liệu nào mà bất cứ một đại biểu Quốc hội nào thấy cần thiết. Tóm lại, đó là một kho tài liệu vô song, mà chúng tôi khai thác đến mỏi mắt, và cung cấp cho hai phái đoàn VNDCCH và CPCMLT tại Hội nghị Paris. Có thời gian, tôi làm phiên dịch cho ông Nguyễn Thành Lê, người phát ngôn của VNDCCH tại Hội nghị Paris. Hơn một lần, trong cuộc họp báo sau mỗi phiên họp, tôi đã phải dịch sang tiếng Pháp những trích đoạn "Congressional Record" từ bản dịch tiếng Việt (mà chúng tôi đã góp phần dịch từ nguyên tác tiếng Anh). Không thiếu gì những thông tin mà các nhà báo Mỹ, phóng viên của New York Times, Washington Post... được nghe lần đầu, như vậy. Tất nhiên họ càng không biết rằng đó là công lao của Trương Đình Hùng, mà sau này họ phong là "David Truong, North Vietnamese Spy".

Có lần tôi hỏi Hùng: cái gì đã khiến Hùng xuất thân như vậy, lại chọn con đường chống chính sách chiến tranh của Mỹ, ủng hộ cuộc kháng chiến Việt Nam. Hùng cười, nụ cười hiền triết: "Có lẽ tại mình chẳng may sinh vào đúng ngày 2 tháng 9 năm 1945"!!!

Câu nói nửa đùa nửa thật rất có ý vị. Càng ý vị hơn nữa khi ta biết anh đã trải qua những thảm kịch gì. Tôi không chỉ nói tới những năm tháng hoạt động ở Washington DC, tới hơn bảy năm trong tù Mỹ. Tôi nghĩ tới những thử thách không ngờ mà anh đã gặp phải, từ một hướng khác. Như đã nói ở trên, ông Trương Đình Dzu, trong con mắt của nhiều người (đầu tiên là ông Nguyễn Văn Thiệu), là một "lá bài dự trữ" của Washington, nghĩa là một "người của Mỹ". Đầu năm 1978, khi đại sứ Đinh Bá Thi bị trục xuất vì "nhận tài liệu mật từ David Truong", thì ở Hà Nội, không ít người cho rằng Trương Đình Hùng là "agent provocateur" của Mỹ. Cũng thời gian đó, khá nhiều "âm mưu phản loạn" của những cựu quân nhân VNCH bị tóm gọn, với danh sách những "chính phủ lâm thời", trong đó tên họ của ông Trương Đình Dzu thường được kể hàng đầu. Thế là ông bà Trương Đình Dzu và người con trai út (em của Hùng) bị đưa đi quản chế ở miền Bắc (khoảng 10 năm). Những năm tháng ấy, đôi lần tôi được Hùng nhờ làm "giao liên" với gia đình anh. Năm 1978, anh vừa kết hôn với Carolyn, chuẩn bị vào tù và biết gia đình ở Sài Gòn lại bị tình nghi, nên mùa hè khi biết tôi sắp về nước, anh gửi tôi tấm ảnh hai vợ chồng chụp ở Washington (trên nền phông là đài tưởng niệm Monument), một tấm ảnh chụp bằng máy polaroid, nhờ tôi trao cho ông bà Dzu để ông bà thấy mặt con dâu. Một lần sau, mùa đông năm 80 hay 81, Hùng ở trong tù, cha mẹ bị quản chế ngoài Bắc, anh nhắn qua chị Hélène, em gái anh, đang ở châu Phi, nhờ tôi mua ba cái áo anorak chống lạnh cho cha mẹ và em trai... Do đó, mà tôi hiểu thêm những thử thách mà Trương Đình Hùng đã trải qua.

Hùng đã an nhiên ra đi sáng hôm nay. Đêm nay, nhớ lại những lần ngắn ngủi tôi được gặp anh, ở Paris, ở Amsterdam, ở Hà Nội (khi anh làm việc cho một chương trình hợp tác của Liên hiệp Châu Âu), ở Singapore (tháng 8 năm ngoái, sau Hội thảo Hè)..., tôi mạn phép nhắc lại những điều trên, để bạn đọc biết và hiểu về một con người chân chính.

Và để gửi tới Carolyn, người bạn đời, suốt 36 năm, cho đến sáng hôm nay 26.6.2014, đã luôn luôn ở bên cạnh Trương Đình Hùng, những tình cảm và lòng biết ơn chân thành nhất, không phải chỉ của riêng tôi.

Maisons-Alfort, 26.6.2014

Nguyễn Ngọc Giao

______________________________________

Tựa đề bài viết do Dân Luận đặt lại, nguyên bản của Diễn Đàn: Trương Đình Hùng (1945-2014)
(Dân luận)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét