Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

Rủi ro gì từ 'đặc khu kinh tế' Vũng Áng?

  • 'Bắc Kinh không được phép áp đặt' (BBC) - Ông Trương Tấn Sang nói Việt Nam ‘mang ơn’ Trung Quốc trước đây thì sẽ trả theo cách của mình, và Bắc Kinh không được phép 'áp đặt'.
  • Vì sao kinh tế Việt Nam quá khó để thoát Trung? (RFI) - « Thoát Trung», đó là cụm từ mới xuất hiện rất nhiều trên mặt báo chính thống cũng như trên các mạng xã hội Việt Nam trong thời gian gần đây, đặt ra một vấn đề lớn mà lâu nay hầu như nan giải. Không chỉ chính trị bị ảnh hưởng nặng nề từ« Thiên triều», mà nền kinh tế đang lệ thuộc chặt chẽ vào Trung Quốc, cũng hết sức chật vật khi muốn thoát khỏi vòng kiềm tỏa của người láng giềng khổng lồ tham lam, nhiều thủ đoạn ở phương Bắc.
  • VN cân nhắc thời điểm khởi kiện TQ (BaoMoi) - Đây là khẳng định của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình hôm qua 26.6 trước câu hỏi của hãng tin AFP (Pháp) về thời điểm VN đưa vụ việc giàn khoan Hải Dương-981 ra tòa án quốc tế.
  • Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Có những giải pháp hợp lý để bảo vệ chủ quyền (BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - Chiều 26-6, tại H. Tây Giang, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh do ông Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ làm trưởng đoàn đã có buổi tiếp xúc với hàng trăm cử tri của huyện miền núi Tây Giang để báo cáo kết quả kỳ họp thứ 7. Tại buổi tiếp xúc, tình hình Biển Đông được các cử tri đặc biệt quan tâm. Theo đó, thay mặt các đại biểu Quốc hội tỉnh, ông Trần Xuân Vinh (Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh) đã thông tin khái quát về các kết quả của kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII đến cử tri của H. Tây Giang. Đặc biệt tại cuộc họp lần này, Quốc hội đã ra thông cáo thể hiện quan điểm, thái độ trước hành động sai trái của Trung Quốc trong việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương – 981 trong vùng biển thuộc chủ quyền của nước ta...
  • Thái Lan sẽ chọn một tướng lãnh để nắm chính quyền (RFA) - Chính quyền quân nhân Thái sẽ chỉ định một Cơ Quan Lập Pháp làm việc với các tướng lãnh để chọn ra một khuôn mặt lãnh đạo chính phủ chuyển tiếp, trong bối cảnh quân đội vẫn nắm quyền kiểm soát chính trường của vương quốc này.
  • Thái Lan gây sức ép trên Lào về đập Don Sahong (RFI) - Hôm nay, 26/06/2014, một cuộc họp cấp Bộ trưởng 4 nước trong Ủy hội Sông Mêkông mở ra tại thủ đô Thái Lan. Điểm gây tranh cãi nhất là quyết định của Lào xúc tiến việc xây dựng đập thủy điện Don Sahong gần biên giới với Cam Bốt, ngay trên dòng chảy sông Mêkông, phớt lờ sự phản đối của Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam. Theo nhật báo The Bangkok Post, trong cuộc họp này, Thái Lan quyết tâm đòi Lào đình hoãn dựán.
  • World Cup 2014 : Tuyển Pháp hoàn thành nhiệm vụ tuy bị Ecuador cầm hoà (RFI) - Bị Ecuador cầm hoà với tỷ số 0-0 trên sân vận động huyền thoại Maracana ở Rio de Janeiro nhưng đội tuyển Pháp vẫn hoàn thành nhiệm vụ đầu tiên, được quyền vào vòng 1/8 với vị trí đầu bảng. Đối thủ sắp tới của Pháp ở vòng loại trực tiếp sẽ là Nigeria.
  • Bắc Hàn phóng vật thể bay ra biển (RFA) - Hôm thứ Năm Bắc Hàn phóng ra biển một vật thể bay, được hiểu như một lời đe dọa hay cảnh báo trước chuyến công du của chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Nam Hàn.
  • Hàn Quốc giữ lại Thủ tướng từ nhiệm (RFI) - Cuối cùng Hàn Quốc sẽ giữ lại vị Thủ tướng đã từ chức sau vụ đắm phà ngày 16/04, khiến 300 người chết, đa số là học sinh trung học. Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye hôm nay đã thông báo quyết định này sau hai lần thất bại trong việc bổ nhiệm một Thủ tướng mới.
  • Hà Nội - Manila tăng cường hợp tác quân sự (RFI) - Việt Nam và Philippines vừa quyết định tăng cường hợp tác quân sự trong một động thái được cho là nhằm kháng lại các hành vi lấn lướt của Trung Quốc trên Biển Đông. Việc mở rộng thêm hợp tác giữa hai quân đội đã được Hà Nội và Manila đồngý xúc tiến nhân chuyến công du Việt Nam trong 4 ngày và kết thúc hôm nay, 26/06/2014, của Tướng Emmanuel Bautista, Tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Philippines.
  • Hoa Kỳ và Philippines khởi sự thao diễn hải quân (RFA) - Hoa Kỳ và Philippines khởi sự cuộc thao diễn hải quân gần khu vực biển mà Trung Quốc giành chủ quyền, khi tình hình vẫn trong tình trạng căng thẳng vì những thách thức từ phía Trung Quốc.
  • Bắc Kinh chỉ trích Manila và Tokyo tăng cường hợp tác an ninh (RFI) - Trong phản ứng chính thức đầu tiên sau khi Tổng thống Philippines và Thủ tướng Nhật Bản nhất trí tăng cường hợp tác an ninh, vào hôm qua, 25/06/2014, Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích sự liên minh giữa hai láng giềng. Theo Bắc Kinh, Manila và Tokyo không nên làm tình hình khu vực căng thẳng thêm. Tuyên bố trên đây được đưa ra vào lúc mọi nhà quan sát đều cho rằng chính Trung Quốc là nước khuấy động sự ổn định trên cả Biển Đông lẫn biển Hoa Đông. 
  • Mỹ lại tố cáo Trung Quốc gây bất ổn ở Biển Đông (RFI) - Các hành động hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông tiếp tục bị giới lãnh đạo Mỹ lênán. Vào hôm qua, 25/06/2014, trong hai sự kiện riêng biệt, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden và Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách châuÁ–Thái Bình Dương Daniel Russel lại tố cáo những hành vi có nguy cơ gây bất ổn của Trung Quốc trong khu vực.
  • Hội hữu nghị VN – Campuchia đòi TQ rút giàn khoan (RFA) - Tại Hội nghị chuyên đề về công tác tổ chức và xây dựng Hội ở cơ sở của Trung ương Hội hữu nghị Việt Nam – Campuchia hồi ngày 24/6, tại TP Hồ Chí Minh, Hội hữu nghị Việt Nam – Campuchia đã ra tuyên bố phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép Hải Dương-981 tại vùng biển của Việt Nam.
  • Lần đầu tiên Trung Quốc tham gia tập trận RIMPAC (RFI) - Hôm nay, 26/06/2014, cuộc tập trận đa quốc gia trên biển lớn nhất thế giới, mang tên RIMPAC ( Rim of Pacific, Vành đai Thái Bình Dương ) bắt đầu ở ngoài khơi Hawai, với sự tham gia lần đầu tiên của Trung Quốc. 
  • Một trí thức Duy Ngô Nhĩ bị bỏ đói trong tù (RFI) - Luật sư của Ilham Tohti, một trí thức uyên bác người Duy Ngô Nhĩ bị bắt giam từ tháng Giêng và buộc tội« ly khai» hôm nay 26/06/2014 cho AFP biết,ông Tohti đã bị chính quyền Trung Quốc bỏ đói trong suốt 10 ngày.
  • Đánh bom ở Nigeria, 21 người chết (BBC) - Một vụ đánh bom nhằm vào tổ hợp mua sắm sầm uất ở thủ đô Abuja của Nigeria khiến 21 người thiệt mạng và 52 người bị thương.
  • Moldova và Gruzia vượt qua thách thức xích gần lại EU (RFI) - Báo Pháp ra hôm nay (26/6/2014) quan tâm nhiều đến sự kiện, ngày 27/6 tại kỳ họp Thượng đỉnh Liên Hiệp ChâuÂu (EU), Moldova và Gruzia , hai nước cộng hoà tách ra từ Liên Xô cũ sẽ ký hiệp định liên kết với EU, một bước đi đầy thách thức nhất là trong bối cảnh khủng hoảng Ukraina vẫn chưa có lối thoát.
  • Phương Tây tăng áp lực lên Nga trước khi hết hạn hưu chiến (RFI) - Theo AFP, các nước phương Tây hôm nay 26/06/2014 gia tăng sứcép lên Matxcơva, và Washington đòi hỏi phải hành động« ngay những giờ sắp tới» nhằm làm dịu bớt tình hình tại miền đông Ukraina, một ngày trước khi lệnh ngưng bắn hết hạn.
  • Thời sự qua hình ảnh (RFA) - Trẻ em Ấn Độ và các tổ chức phi chính phủ căng các biểu ngữ trong buổi diễu hành đánh dấu Ngày Quốc tế chống lạm dụng ma túy ở Siliguri, Ấn Độ ngày 26 Tháng Sáu 2014
  • Trung Quốc đang hủy hoại vị thế trên trường quốc tế (BaoMoi) - Hãng AP ngày 26-6 đưa tin, ông Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á, cho rằng hành động cưỡng ép của Trung Quốc để thực thi yêu sách chủ quyền trên biển không chỉ làm gia tăng căng thẳng mà còn hủy hoại vị thế của nước này trên trường quốc tế.
  • Sự liên tưởng (BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - Thủ tướng Singapore, ông Lý Hiển Long, hẳn đã khiến giới cầm quyền Trung Quốc rất khó chịu. Theo TTXVN, trong bài phát biểu nhân chuyến thăm Mỹ, ngày 24-6, trả lời câu hỏi về yêu sách lãnh thổ thái quá của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông, Thủ tướng Lý Hiển Long nói rằng: Người Trung Quốc từng chứng kiến các cường quốc khác trong lịch sử, như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Đức Quốc xã, từng tìm cách trỗi dậy bằng sức mạnh nhưng sau đó đã sụp đổ, do vậy đang cố gắng để không lặp lại sai lầm này.
  • Trung Quốc đang gia tăng hành động gây phức tạp trên Biển Đông (BaoMoi) - QĐND - Trong lúc giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc vẫn chưa được đưa ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Trung Quốc lại có thêm hàng loạt hành động mới khiến tình hình ở Biển Đông phức tạp hơn. Thậm chí, Trung Quốc còn bịa đặt rằng, tàu Việt Nam quấy rối, chủ động đâm va vào tàu Trung Quốc. Những thông tin trên đã được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cùng ông Hà Lê, Phó cục trưởng Cục Kiểm ngư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và ông Ngô Ngọc Thu, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ tư lệnh Cảnh sát biển chia sẻ tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 26-6 tại Hà Nội.
  • Trung Quốc đang “tạo tiền lệ” ở Biển Đông (BaoMoi) - QĐND - Chưa đầy hai tháng sau khi hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, mới đây Trung Quốc đã triển khai thêm 4 giàn khoan khác tại Biển Đông. Nhận định về động thái này của Bắc Kinh khi trả lời phỏng vấn Báo Deutsche Welle (DW) của Đức, Tiến sĩ I-an Xto-ri (Ian Storey), nhà phân tích thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) ở Xin-ga-po, cho rằng động thái mới này là nhằm tạo tiền lệ cho yêu sách chủ quyền với hầu hết Biển Đông. Báo Quân đội nhân dân xin giới thiệu nội dung cuộc phỏng vấn.
  • Không lệ thuộc để đổi hòa bình (BaoMoi) - Chủ tịch nước nhấn mạnh: Việt Nam dứt khoát không nhân nhượng, sẽ giữ chủ quyền bằng mọi cách. Đội quân bảo vệ đất nước không bao giờ cạn, người này ngã xuống thì sẽ có người khác đứng lên chống giặc ngoại xâm
  • Trung Quốc phải chấm dứt tham vọng chiếm cả biển Đông (BaoMoi) - NDĐT - Nguyên nhân chính dẫn đến tình hình căng thẳng hiện nay ở biển Đông xuất phát từ chủ nghĩa bá quyền của Trung Quốc, dùng vũ lực để đạt tham vọng chiếm cả biển Đông. Tuy nhiên, các nước trong khu vực trong đó có Philippines và Việt Nam sẽ quyết tâm bảo vệ chủ quyền vùng biển hợp pháp của mình, ông Rommel Banlaoi, Giám đốc trung tâm nghiên cứu tình báo và an ninh quốc gia (CINSS) của Philippines nhận định như vậy tại hội thảo tổ chức ở Paris ngày 25-6.
  • Bức vẽ vô nghĩa của Trung Quốc (BaoMoi) - Việc Bắc Kinh gây hấn tại các vùng biển tranh chấp không chỉ làm khu vực thêm căng thẳng mà còn hủy hoại chính vị thế của nước này
  • Việt Nam và Philippines tăng cường hợp tác quân sự (BaoMoi) - BizLIVE - Việt Nam và Philippines vừa quyết định tăng cường hợp tác quân sự trong một động thái được cho là nhằm phản kháng lại các hành vi lấn lướt của Trung Quốc trên Biển Đông, theo RFI.
  • Tấm lòng của kiều bào ở Anh với biển đảo quê hương (BaoMoi) - Chiều 25/6, tại trụ sở Đại sứ quán Việt Nam ở Vương quốc Anh đã diễn ra buổi trao tiền của Hội đồng hương Hải Phòng tại Anh gửi ủng hộ bà con ngư dân và cán bộ, chiến sỹ đang làm nhiệm vụ trên Biển Đông.
  • Giàn khoan Nam Hải 09 ở khu vực chồng lấn giữa Việt Nam - Trung Quốc (BaoMoi) - (SGGPO).- Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 26-6, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết, Bộ Ngoại giao nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề biển Đông, vì vậy đã mời ông Ngô Ngọc Thu, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Cảnh sát biển và ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư cùng tham gia cuộc họp báo để trả lời những vấn đề liên quan trên biển Đông.
  • Trung Quốc sử dụng chiêu trò mới (BaoMoi) - VOV.VN -"Trước đây, Trung Quốc dùng tàu Hải cảnh để đâm tàu Việt Nam nên tàu họ cũng bị móp méo. Nhưng nay Trung Quốc dùng tàu kéo công suất lớn và có hệ thống đệm va rất tốt nên khi đâm thì tàu của họ sẽ không bị hư hại"

Rủi ro gì từ 'đặc khu kinh tế' Vũng Áng?

Giới quan sát nói khu kinh tế Vũng Áng có ý nghĩa quốc phòng quan trọng

Giới chuyên gia cho rằng Việt Nam sẽ đối mặt với những nguy cơ tiềm ẩn nếu phê chuẩn dự thảo đặc khu kinh tế ở Vũng Áng của tập đoàn Formosa.

Hôm 25/6, lãnh đạo một chi nhánh tại Việt Nam của Formosa - tập đoàn có 100% vốn Đài Loan, đã gửi văn bản đến chính phủ Việt Nam đề nghị thành lập một đặc khu kinh tế ở Vũng Áng để phục vụ cho việc xây dựng cảng nước sâu Sơn Dương và các ngành công nghiệp liên quan như gang thép, điện, theo truyền thông trong nước.

Đề xuất được gửi đi từ ông Dương Hồng Chí Lý, Tổng giám đốc Hưng Nghiệp Formosa, yêu cầu chính quyền Việt Nam có các cơ chế ưu đãi cho đặc khu như bảo hộ ngành thép, ưu đãi thuế.

Bên cạnh đó, Formosa cũng đề nghị được xây căn hộ để cho thuê hoặc bán lại cho nhân viên và thành lập các cơ sở hậu cần như bệnh viện, trường học trong đặc khu.

Phía Việt Nam vẫn chưa có phản hồi chính thức về yêu cầu này.

Trong tin đăng ngày 25/6, báo điện tử VnExpress dẫn lời ông Ngô Đình Vân, Phó trưởng ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng, nói đề xuất của Formosa "quá mới" và không thể giải quyết "ngày một ngày hai".
VN bồi thường bạo động

Bộ Tài chính ngày 23/6 cho biết đã thực hiện hoàn thuế với các doanh nghiệp bị thiệt hại với tổng số tiền 487 tỷ đồng (khoảng 23 triệu đôla).

Trong đó, TP. Hồ Chí Minh hoàn thuế gần ba tỷ đồng cho hai doanh nghiệp, và Hà Tĩnh hoàn thuế giá trị gia tăng với số tiền lên đến 483 tỷ đồng.

Trước đó vào ngày 22/6, bộ này cũng cho biết bảo hiểm đã ‘tạm bồi thường’ hơn 165 tỷ đồng (7,8 triệu đô la) cho các doanh nghiệp bị thiệt hại ở Đồng Nai và Bình Dương.

Cụ thể, 114,7 tỷ đồng là tiền ‘bồi thường bước đầu’ cho 113 doanh nghiệp ở Bình Dương, trong khi 35 doanh nghiệp bị thiệt hại được tạm ứng 39,65 tỷ đồng ở Đồng Nai. Trong đó, 30 doanh nghiệp Đài Loan nhận 38,5 tỷ đồng, hai doanh nghiệp Trung Quốc nhận 700 triệu đồng, và ba doanh nghiệp Việt Nam nhận tạm ứng 400 triệu đồng.

Ngoài ra, chính quyền tỉnh Bình Dương còn cho biết đã hỗ trợ bằng tiền lên đến 287 tỷ đồng (13,5 triệu đôla) cho 37 doanh nghiệp trong ngày 18/6.

Các doanh nghiệp bị thiệt hại cũng được gia hạn nộp đối với số thuế còn nợ, với giá trị gần 214 tỷ đồng (10,5 triệu đôla).

Hiện chưa có con số chính thức về thiệt hại kinh tế của các doanh nghiệp sau bạo động.

Động thái mới nhất diễn ra hơn một tháng sau khi các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Tĩnh leo thang thành bạo động, khiến nhiều cơ sở của doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có khu công trường của Formosa Plastics, bị hư hại.

Vào cuối tháng Năm, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã cam kết Hà Nội sẽ có biện pháp đồng bộ để hỗ trợ doanh nghiệp nước ngoài sau khi chính phủ Đài Bắc đã yêu cầu Hà Nội bồi thường thiệt hại cho các doanh nghiệp Đài Loan bị ảnh hưởng.

Những hỗ trợ đó bao gồm miễn giảm thuế, miễn giảm tiền thuê đất, và trợ giúp về vấn đề lao động.

Đài Loan cho biết vụ bạo loạn ảnh hưởng đến 425 doanh nghiệp nước này, trong đó 25 doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nề.

Tổng giá trị thiệt hại ước tính dao động trong khoảng 150-500 triệu đôla, và các thiệt hại kinh tế có liên quan là một tỷ đôla.

Khu công nghiệp Vũng Áng, dù là nơi hoạt động của nhiều doanh nghiệp có vốn Đài Loan, nhưng lại sử dụng một lượng lớn lao động Trung Quốc.

Hồi tháng Năm, Bắc Kinh đã cử tàu đến Hà Tĩnh sơ tán hàng nghìn công dân ra khỏi Việt Nam sau các vụ bạo động.
'Yêu cầu rất cao'



Trung Quốc đã sơ tán hàng nghìn công dân ra khỏi Việt Nam sau các vụ bạo động

Trả lời BBC ngày 26/6, kinh tế gia Lê Đăng Doanh cho rằng đề nghị của Formosa là "rất cao so với các tiêu chuẩn quốc tế bình thường và cao hơn hẳn khung pháp luật của Việt Nam".

"Formosa đưa ra yêu cầu này sau vụ đụng độ ở Vũng Áng. Đó là điều đáng xem xét", ông nói.

"Cần phải rất thận trọng vì nếu chấp nhận yêu cầu này của Formosa thì các doanh nghiệp khác cũng lại theo gương Formosa đề ra những yêu cầu tương tự."

"Lúc đó thì chính phủ Việt Nam sẽ phải nhân nhượng và cấp những ưu đãi quá đáng."

Ông khẳng định việc thành lập đặc khu kinh tế "không có lợi gì cho Việt Nam" ngoài việc Formosa sẽ tiếp tục dự án đầu tư hiện nay.

"Tôi cho rằng cần sự giám định, phân tích độc lập, nghiêm túc, không nên dễ dàng chịu sức ép này của Formosa."
'Cắt đôi Việt Nam'

Ông Doanh cũng nói về mặt quốc phòng, Vũng Áng "là một địa điểm hết sức nhạy cảm".

"Ở trên mạng Trung Quốc đã lưu hành kịch bản tấn công Việt Nam trong 32 ngày, trong đó nói Trung Quốc sẽ đánh vào miền trung, chia cắt Việt Nam ra."

"Vũng Áng hay Quảng Trị là những vùng hẹp nhất trên đất liền của Việt Nam, vì vậy tôi hy vọng những nhà chiến lược quốc phòng của Việt Nam sẽ quan tâm và thận trọng trước những yêu cầu này."

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với BBC, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành cũng cảnh báo về những nguy cơ nảy sinh từ việc Việt Nam cho Trung Quốc thuê hàng chục cây số dọc bờ biển Hà Tĩnh và vùng cửa khẩu Vũng Áng.
"Vũng Áng hay Quảng Trị là những vùng hẹp nhất trên đất liền của Việt Nam, vì vậy tôi hy vọng những nhà chiến lược quốc phòng của Việt Nam sẽ quan tâm và thận trọng trước những yêu cầu này" - Kinh tế gia Lê Đăng Doanh
"Từ Vũng Áng ngó qua Hải Nam không bao xa, nếu ngày nào đó, Trung Quốc đưa một hạm đội từ Hải Nam sang Vũng Áng thì cả Vịnh Bắc Bộ sẽ không giao thông được nước ngoài, không giao thông được với miền Nam Việt Nam, bị biến thành một cái hồ riêng của Trung Quốc", ông nói.

"Hạm đội trên biển của Trung Quốc đã rất mạnh rồi, nếu bây giờ họ có một điểm tựa trên đất liền nữa thì đó sẽ là nguy cơ rất lớn."

Căng thẳng trên Biển Đông gia tăng từ khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Cục Hải sự Trung Quốc gần đây thông báo đã dịch chuyển giàn khoan Nam Hải số 9 đến gần cửa vào Vịnh Bắc Bộ.

Cơ quan này cũng cho biết Trung Quốc sẽ sớm đưa thêm ba giàn khoan khác vào hoạt động trên Biển Đông.
(BBC)

Quốc hội Việt Nam có thực sự đại diện cho người dân?

Các đại biểu trong một kỳ họp quốc hội
Các đại biểu trong một kỳ họp quốc hội
AFP
Quốc hội Việt Nam hôm nay kết thúc kỳ họp thứ 7 mà không có một nghị quyết về vấn đề giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc vẫn ngang nhiên hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Người dân nghĩ sao về điều đó và ý thức của họ đối với tình hình nguy biến của đất nước ra sao?

Nói về chủ quyền!

Truyền thông trong nước vào ngày 24 tháng 6 loan tin chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại phiên bế mạc kỳ họp thứ bảy diễn ra hơn 1 tháng qua tại Hà Nội rằng ‘độc lập, chủ quyền quốc gia, hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không bị đe dọa nghiêm trọng’.

Ông Nguyễn Sinh Hùng cũng lặp lại những điều mà người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam từng lên tiếng nhiều lần đó là ‘hành động của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phàn của Việt Nam, vi phạm luật quốc tế , trước hết là Công ước của Liên hiệp Quốc về Luật biển năm 1982, Tuyên bố về Ứng xử các bên ở Biển Đông-DOC, vi phạm thỏa thuận cấp cao giữa Việt Nam và Trung Quốc về nguyên tắc chỉ đạo giái quyết vấn đề trên Biển Đông, làm tổn hại sâu sắc đến tình hữu nghị, đoàn kết, láng giềng của nhân dân hai nước’

Tuy nhiên, Quốc hội lần này không ra một nghị quyết về tình hỉnh Biển Đông hiện nay như phát biểu của ông phó chủ tịch Uông Chu Lưu phát biểu vào chiều trước khi quốc hội bế mạc kỳ họp khóa 7.
Thực ra nếu quốc hội có thực quyền thì đã làm; nhưng quốc hội không có thực quyền vì lãnh đạo quốc hội và đa số thành viên đều là đảng viên. Mà đảng viên thì phải thề với đảng trước khi thề với đất nước nên các đại biểu quốc hội phải thực hiện lời thề của họ đối với đảng. Thế mới là cái tệ! Đảng chần chừ, không quyết thì quốc hội không quyết - Anh Đinh Quang Tuyến
Dân bất tín

Ngay tại Quốc hội, hồi ngày 19 tháng 6, một vị đại biểu từ thành phố Hồ Chí Minh là luật sư Trương Trọng Nghĩa lên tiếng là nếu lần này Quốc hội không có tuyên bố hay nghị quyết chính thức nào về Biển Đông, thì theo ông người dân sẽ thất vọng và hoang mang.

Ông Đinh Quang Tuyến trước Bưu điện TPHCM và bảng khẩu hiệu: Chần chừ kiện Trung Quốc ra tòa là phản bội dân tộc
Ông Đinh Quang Tuyến trước Bưu điện TPHCM và bảng khẩu hiệu: Chần chừ kiện Trung Quốc ra tòa là phản bội dân tộc (Source facebook)
Một người quan tâm đến tình hình đất nước và hôm ngày 22 tháng 6 vừa qua đã một mình ra trước Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh biểu tình, giăng biểu ngữ yêu cầu chính phủ phải kiện Trung Quốc về hành vi xâm lược tại Biển Đông, anh Đinh Quang Tuyến, bày tỏ ý kiến sau khi biết tin Quốc hội trong kỳ họp này không có nghị quyết về Biển Đông:

Nói thẳng ra, Quốc hội ( Việt Nam) không thực sự là quốc hội đâu; mặc dù lý thuyết là như vậy nhưng không phải lòng dân. Trong cơ chế này thì đó là sự ‘giàn xếp’ với nhau thôi. Quốc hội này không mang tính chính danh. Nhưng thôi thì, ‘sự đã rồi’ thì mình tạm thời chấp nhận. Chính danh hay không, thì cũng đã là quốc hội rồi thì phải thực thi nhiệm vụ tối thiếu. Khi nhận thức rõ ràng về chủ quyền, kể cả lãnh đạo cao nhất cũng thừa nhận rồi, thì dù với dân ( trong nước không chính danh), nhưng chính danh với thế giới thì hãy có trách nhiệm, nếu không làm thì tự biết là không xứng đáng.
Người dân Việt Nam không còn ngây thơ, đến đứa con nít 5 tuổi cũng không còn tin, trông cậy vào chính phủ nữa, đều biết chính phủ mất uy tín rồi. Không ai ở không mà tin cậy vào chính phủ. Có điều người ta bây giờ tập trung sức lực để chống lại Trung Quốc đã - Anh Đinh Quang Tuyến
Thực ra nếu quốc hội có thực quyền thì đã làm; nhưng quốc hội không có thực quyền vì lãnh đạo quốc hội và đa số thành viên đều là đảng viên. Mà đảng viên thì phải thề với đảng trước khi thề với đất nước nên các đại biểu quốc hội phải thực hiện lời thề của họ đối với đảng. Thế mới là cái tệ! Đảng chần chừ, không quyết thì quốc hội không quyết! Cấu trúc chính trị của Việt Nam trên thực tế là quốc hội dưới đảng.

Một vị trí thức tại Hà Nội là Kiến trúc sư Trần Thanh Vân cũng nói rõ sự bất tín nhiệm đối với Quốc hội Việt Nam hiện nay:

Tôi không tin quốc hội từ lâu rồi. Tôi xin lỗi và nghĩ rằng khi ‘đảng cử- dân bầu’, dân phải bầu theo đảng. Mà đảng là ai thì anh biết rồi, chuyện ấy ta không nên nói nhiều!

Ý thức người dân

Dù Quốc hội cũng như các vị lãnh đạo cao cấp của Đảng và chính phủ chỉ mới đưa ra những tuyên bố như lập trường về chủ quyền của Việt Nam không thay đổi, hay Việt Nam đã chuẩn bị sẵn sàng để kiện Trung Quốc… mà chưa có những động thái rõ ràng trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước, trước hành động xâm lược của Trung Quốc, những người dân như anh Đinh Quang Tuyến và kiến trúc sư Trần Thanh Vân đều cho rằng họ có sẵn hành động riêng của bản thân chứ không thể trông chờ vào chính quyền, quốc hội hay đảng Cộng sản Việt Nam.

Tàu Trung quốc ngang nhiên đâm chìm một tàu cá Việt Nam trước sự chứng kiến của nhiều ngư dân trên các tàu cá khác ngày 26 tháng 5, 2014.
Tàu Trung quốc ngang nhiên đâm chìm một tàu cá Việt Nam trước sự chứng kiến của nhiều ngư dân trên các tàu cá khác ngày 26 tháng 5, 2014.
Anh Đinh Quang Tuyến cho biết:

Người dân Việt Nam không còn ngây thơ, đến đứa con nít 5 tuổi cũng không còn tin, trông cậy vào chính phủ nữa, đều biết chính phủ mất uy tín rồi.  Không ai ở không mà tin cậy vào chính phủ. Có điều người ta bây giờ tập trung sức lực để chống lại Trung Quốc đã, cho nên người dân bằng cách này hay cách khác họ sẽ lên tiếng, chứ không buông xuôi. Như tôi từng phát biểu, kể cả khi chính phủ đầu hàng, đảng đầu hàng, dân tộc này không bao giờ đầu hàng, không thể nào đầu hàng. Điều đó là chân lý! Người dân trong nước bằng cách này hay cách khác rồi họ sẽ làm. Hãy theo dõi.
‘Cả tháng nay chưa thấy các vị lãnh đạo(Việt Nam) có chiến lược gì để giảm va chạm. Nhưng chẳng lẽ Việt Nam cứ chịu nhục hoài hay sao, chịu nhục đến bao giờ?’ - Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn
Kiến trúc sư cũng thông tin về điều mà bà biết được đang loan truyền giữa những người dân với nhau:

Vừa qua chúng tôi có cuộc hội đàm nho nhỏ do giáo sư Nguyễn Khắc Mai, giám đốc Trung tâm Minh Triết Việt, tổ chức. Anh hùng quân đội Lê Mã Lương đến và có nói rằng hiện nay có 4 triệu cựu chiến binh sẵn sảng xông ra mặt trận bất cứ lúc nào, và quân đội sẽ theo họ chứ không theo ông Phùng Quang Thanh. Tôi nói rằng dân mạnh lắm. Trong nước nói thì nghe buồn cười, nhưng dân mạnh lắm, càng ngày càng mạnh. Nếu như 7 năm trước, cô Đoan Trang chỉ viết vài dòng đến Hoàng Sa, Trường Sa trên VietnamNet, bài bị gỡ xuống và VietnamNet bị phạt 30 triệu đồng. Hôm nay, người ta nói; vậy là bây giờ dân không nói nữa mà dân làm. Tôi rất tin. Tôi đã gặp anh hùng Lê Mã Lương. Anh ấy đã 64 tuổi và đã về hưu. Những vị tướng như thế trong quân đội rất nhiều và họ xông ra bất cứ doanh trại nào thì người ta theo và lính tráng sẵn sàng nghe họ, vì họ mới thực sự là anh em chỉ huy lính hiện nay.

‘Họ’ (Nhà nước) không dám hành động thì mình hành động. Bằng cách gì? Sẵn sàng, thế thôi.

Các tướng tá, các sĩ quan, cựu chiến binh sẵn sàng ba lô lên đường bất cứ lúc nào. Vì họ mới là lực lượng thực sự chiến đấu để bảo vệ tổ quốc.

Vừa qua, lính bị trói tay, trói chân lại để cho ‘họ’ ( Trung Quốc) giết, nhưng sẽ đến lúc ( có một vài vị cựu chiến binh tuyên bố) vùng lên không để bị chết nữa. Không có những trận Gạc Ma năm 88 tái diễn nữa đâu.

Các anh ở xa không làm được đã đành; chúng tôi ở gần biết chuyện và thông báo đến các anh.

Truyền thông trong nước trích dẫn tin từ Cục Kiểm Ngư của Việt Nam cho biết vào ngày 23 tháng 6, tàu Kiểm ngư KN-951 của Việt Nam bị hai tàu kéo Hữu Liên 09 và Tân Hải 285 đâm thẳng vào mạn phải và mạn trái.

Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, thuộc trường Đại học News South Wales, có bài viết nêu ra câu hỏi ‘Cả tháng nay chưa thấy các vị lãnh đạo ( Việt Nam) có chiến lược gì để giảm va chạm. Nhưng chẳng lẽ Việt Nam cứ chịu nhục hoài hay sao, chịu nhục đến bao giờ?’

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-06-26

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét