Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

VỪA HỢP TÁC VỪA ĐẤU TRANH VỚI KẺ THÙ XÂM LƯỢC... ĐƯỢC SAO...?

-Báo chí Việt Nam ‘tuyệt vọng câu khách’?



Báo chí Việt Nam hiện đang không thoát khỏi guồng quay số hóa, điện tử hóa nhưng dường như đang loay hoay giữa ngã ba đường và xu hướng thấy rõ nhất là lá cải hóa.

Chưa có một tờ báo mạng nào được xem là chuyên nghiệp, thông tin chuẩn xác, đáng tin cậy. Nói như một nhà bình luận trong nước, cả làng báo (mạng) là “một vườn cải xum xuê”.

Sụt giảm

Theo Bộ Thông tin-Truyền thông Việt Nam, tính đến ngày 26/12/2013, toàn quốc có 838 cơ quan báo in với 1.111 ấn phẩm, 70 báo điện tử, 19 tạp chí điện tử và 265 trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí.
Trong số hơn 800 tờ báo, số báo sống được nhờ lượng phát hành chỉ trên dưới 10 tờ, theo một số nhà báo trong nước.
Vài năm trở lại đây, những báo có số phát hành hàng đầu như Tuổi trẻ, Thanh niên, Công an TPHCM, Phụ nữ… cũng sụt giảm lượng phát hành ở mức rất đáng kể.
Phó tổng biên tập của một tờ báo vừa kể tiết lộ, lượng phát hành của tờ báo đã giảm tới 1/3 chỉ trong vòng hai năm, còn khoảng 200 ngàn bản/kỳ.
Số phát hành của tờ báo thường được giữ bí mật và con số công khai thường lớn hơn nhiều so với thực tế, một cách để duy trì quảng cáo.
Tại Việt Nam, cho dù có tới 800 tờ báo in, nhưng số tờ báo bán được (bán trên sạp báo và đặt báo dài hạn) cũng chỉ tính trên con số 10.
Thời gian vừa qua, hầu hết những “phóng viên”, “nhà báo” bị bắt với cáo buộc tống tiền các doanh nghiệp đến từ nhóm báo này. Một cách khác để tồn tại là “đánh thuê” theo đơn đặt hàng dưới cái gọi là “hợp đồng truyền thông”, tức là được trả tiền để viết “đánh” ai đó.
Tuy những tờ báo này ít được xã hội biết đến nhưng cứ có bài được dán mác “chống tiêu cực” là cũng đủ để ai đó gặp rắc rối.
Tuy nhiên, cách tồn tại này ngày càng tỏ ra mong manh, nhất là trước hiện tượng báo mạng, trang tin điện tử trăm hoa đua nở và chuyện “được/bị lên báo” nay trở thành “thường ngày ở huyện”.
Sự phát triển của internet, của các thiết bị đọc điện tử dẫn đến việc đọc tin tức trên mạng trở nên phổ biến.
Tính tới tháng 11/2012, có khoảng 31,3 triệu người dùng Internet ở Việt Nam (chiếm gần hơn 35 % dân số cả nước, theo Trung tâm Internet Việt Nam. Hầu hết người dùng Internet đều ở tuổi từ 20-40.
Có người nói tại Việt Nam hiện nay, mạng xã hội là nguồn tin chính. Thực ra đây cũng chỉ là phỏng đoán. Chưa có nghiên cứu thực sự nào chứng minh điều này.
Nhưng xu hướng lá cải hóa nền báo chí là điều nhiều người thấy rõ.

Sự phát triển của internet, của các thiết bị đọc điện tử dẫn đến việc đọc tin tức trên mạng trở nên phổ biến
Để hiểu thêm về xu hướng của báo chí Việt Nam, cần thiết phải nhìn vào nguồn tài chính để các tòa báo tồn tại.
Trong khi báo in sụt giảm và nhiều tờ báo đang chuyển qua hình thức kỹ thuật số, tại thị trường Việt Nam, quảng cáo trên truyền hình vẫn chiếm đa số.
Theo một thống kê, năm 2012, doanh thu quảng cáo toàn thị trường đạt 20.400 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2011.
Trong đó, truyền hình chiếm 18.246 tỷ đồng, tăng 136% so với năm 2011; quảng cáo trên báo in và tạp chí giảm khoảng 8%, đạt 2.151 tỷ đồng và phát thanh giảm gần 20%, với chưa đầy 25 tỷ đồng.
Tính theo tỷ lệ, quảng cáo trên báo in chiếm khoảng 8%, truyền hình 78%, internet 9% và quảng cáo ngoài trời chiếm 4%. Tuy nhiên, năm ngoái doanh thu quảng cáo trên báo đã giảm 1,3% trong khi các phương tiện truyền thông khác giữ con số tốt hơn nhiều.
Điều này khiến nhiều tờ báo phải đấu tranh để tồn tại bởi việc sụt giảm doanh thu.

Cuộc chiến “câu view”

Để tồn tại, các tờ báo điện tử Việt Nam buộc phải bước vào cuộc chiến “câu view” (tăng lượt xem) bằng gần như mọi giá. Các đề tài liên quan đến sex, giật gân, người giàu có, người đẹp, các nhân vật giải trí của giới bình dân (chiếm đa số)… được khai thác triệt để…
Có thể nói, trong cuộc chiến tranh giành miếng bánh nhỏ bé của thị trường quảng cáo online chưa thực sự lớn mạnh, nhiều báo mạng lao vào tranh đua bằng chiêu bài lá cải một cách tuyệt vọng.
Những từ khóa gây sốc, cho dù hầu hết vi phạm những quy tắc của báo chí đứng đắn về tính khách quan, trung dung của người làm báo, được tận dụng tối đa nhằm thu hút lượt đọc.
“Kinh hoàng”, “nghẹn lòng”, “đắng lòng”, “hé lộ”, “bóc mẽ”, “gây sốc”, “bất ngờ”… là những động từ, tính từ chủ quan của tờ báo được tận dụng tối đa trên các hàng tít.
Báo mạng cũng là giới “sáng tạo” ra những khái niệm mới và khiến chúng phổ biến: “giàu như đại gia” (cho dù không biết đại gia này có bao nhiêu tiền, nhà to thế nào), “đẹp như hotgirl” (?).

Nhiều tờ báo, thậm chí sẵn sàng đưa lên những câu chuyện gần như không có tính báo chí, chỉ miễn có người kích chuột vào là được. Một tờ báo mạng hồi đầu năm khai thác chuyện một cô gái không nhịn được đã “ị đùn” trên xe khách đường dài.
Bài báo “bốc mùi” này tuy sau bị phê phán, nhưng đối với những người làm báo, đó có thể xem là “thành công” bởi “câu được view”.
Người ta giờ đây cũng sẵn sàng đưa lên đủ loại tin đồn chưa được kiểm chứng, thậm chí dùng những thứ được tung lên mạng xã hội, không qua thẩm định và tác nghiệp của phóng viên, miễn là thu hút trí tò mò.
Các tờ báo mạng đều na ná giống nhau ở đề tài, ngôn ngữ. Có một điểm chung là họ đều nhắm đến những từ khóa “sốc, sex” mà họ cho là thu hút độc giả để đưa lên tít.
Ngôn ngữ của báo mạng dần giống như truyện kiếm hiệp Kim Dung với “đuổi giết” thành “truy sát”, “cô gái”, “người đàn bà” nay thành “thiếu nữ”, “thiếu phụ”, “góa phụ”, con nhà giàu có giờ trở thành “thiếu gia”, “tiểu thư”, thậm chí nhiều báo còn dùng “nữ tiểu thư” (chắc để phân biệt với “nam tiểu thư”?).
Ngoài “cưỡng dâm”, giờ đây người ta còn viết “cưỡng hôn”, ý nói hôn người khác mà không được cho phép.
Trong cuộc đua câu view, nhiều thứ chuẩn mực đã bị xem nhẹ.
Thậm chí, nhiều việc rất nghiêm túc cũng bị “cuộc chiến câu view” làm cho trở thành nhảm nhí.
Đưa tin về thủ tướng Yingluck Shinawatra, thay vì tập trung nội dung chính trị, một số tờ báo mạng chỉ nhìn vào dung mạo và trang phục của bà kiểu “Ngắm thủ tướng Thái Lan xinh đẹp, quyến rũ”. Nhưng những bài như vậy, lại ăn khách.
Xu hướng này diễn ra trên ấn bản điện tử của cả những tờ báo xưa nay được xem là nghiêm túc, chuyên nghiệp như Tuổi trẻ, Thanh niên hay Pháp luật TPHCM.
Không phải không có những nỗ lực làm báo điện tử nghiêm túc, chuyên nghiệp như VietnamNet từng là một ví dụ.
Tuy nhiên, do vòng quay của xã hội, của thị hiếu bình dân, tờ báo này thay vì nghiêm túc như buổi đầu, nay cũng dùng đủ trò câu khách lá cải để thu hút độc giả trẻ, những người dường như thích tin tức giật gân, thỏa mãn trí tò mò hơn là tìm những thông tin bổ ích, giúp tiến bộ.
Phải chăng xã hội nào thì báo chí đó? Với những gì đang diễn ra trên mặt báo, có thể có những liên tưởng về người đọc Việt Nam ngày nay, họ là ai.
Ở bất cứ quốc gia nào cũng có người thích tin tức lá cải và những tờ báo lá cải. Khác với Việt Nam ở chỗ: ngoài báo lá cải, còn có nhiều tờ báo đàng hoàng, nghiêm túc.
Chắc chắn ở Việt Nam vẫn có một bộ phận độc giả có trình độ cần những thông tin nghiêm túc, có ích, những tờ báo mạng chuyên nghiệp và đây cũng là đòi hỏi của một xã hội tiến bộ.
Nhưng chưa xuất hiện những tờ báo như thế ở quốc gia 90 triệu dân này.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Nguyễn Anh Minh từ Sài Gòn, Việt Nam.

VỪA HỢP TÁC VỪA ĐẤU TRANH VỚI KẺ THÙ XÂM LƯỢC... ĐƯỢC SAO...?


       SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU

Do Minh Tuyen

" Vừa hợp tác...vừa đấu tranh" với kẻ thù luôn gây hấn và xâm lược biển đảo của Đất nước mình... và đối với Trung quốc chúng ta là láng giềng và mãi mãi là láng giềng dù cho mưa bão.... đó chính là lời phát biểu của người đứng đầu chính phủ Nhà nước Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng...? người dân Việt Nam mãi cho đến ngày hôm nay thật sự vẫn không thể nào hiểu được lý do tại sao trước những hành vi gây hấn và xâm lược trắng trợn của kẻ thù xâm lược Trung quốc... các vị lãnh đạo đảng và lãnh đạo Nhà nước độc tài cộng sản Việt Nam vẫn luôn cúi đầu một cách nục nhã và vô cùng khó hiểu...?

Tất cả các vị lãnh đạo đảng và lãnh đạo Nhà nước độc tài cộng sản Việt Nam đã và đang trong tình trạng thiểu năng nên không thể phân biệt giữa tình bạn và kẻ thù... giữa láng giềng và quân xâm lược...? hay giữa họ và kẻ thù xâm lược còn những điều gì khuất tất không thể giải bày với người dân của Đất nước mình...? Tất cả mọi người chúng ta đều biết rất rõ và cũng đã mục kích tất cả những gì mà Nhà cầm quyền cộng sản Trung quốc đã gây ra cho Việt Nam chúng ta...từ việc tấn công tàu bè, cướp bóc tài sản và đánh đập hành hung hết sức dã man ngư dân của Việt Nam... cho đến việc ngang nhiên xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam qua việc đặt để giàn khoan Hải Dương 981 của họ ngay trong thềm lục địa và khu vực thuộc đặc quyền kinh tế biển của Việt Nam... cũng như ngang nhiên tiến hành xây dựng các hạ tầng cơ sở, các căn cứ quân sự và cơ quan hành chính ngay trên các quần đảo Hoàng sa và Trường sa vốn thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam... hành vi xấu xa như thế có thể xem là bạn... là láng giềng được chăng... trừ phi các Nhà lãnh đạo đảng và lãnh đạo Nhà nước độc tài cộng sản Việt Nam không phải là người Việt Nam hoặc có ý định bán rẻ lương tâm, và bán rẻ Đất nước cho giặc...?

Đã đến lúc mọi người dân Việt Nam chúng ta lẫn trong và ngoài nước cần phải một lòng đoàn kết ngăn chặn mọi hành vi có thể làm nghèo và nguy hại Đất nước từ giới lãnh đạo cộng sản cầm quyền hiện nay tại Việt Nam bằng mọi cách... bao gồm việc khởi xướng và kêu gọi đồng bào Việt Nam tập trung xuống đường phản đối mọi hành vi mờ ám bán rẻ lương tâm, bán rẻ Đất nước của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam... phát động chiến dịch nhằm có thể phơi bày mọi tội ác của giới lãnh đạo Nhà nước cộng sản Việt Nam ra trước công luận trong và ngoài nước... vận động mọi áp lực từ Cộng đồng Quốc tế...kết hợp cả trong và ngoài nước nhằm đạt đến mục tiêu cuối cùng là xóa bỏ độc tài đảng trị và đổi mới hoặc thay đổi thể chế cộng sản bạo tàn hiện nay... sự kiên nhẫn của mọi người chúng ta đã là giới hạn cuối cùng... vì thế không thể cứ mãi chần chừ nếu không muốn Đất nước Việt Nam rơi vào tay giặc. Chúng tôi đặc biệt kêu gọi sự nhận thức từ công luận... kêu gọi hành động khẩn cấp từ mọi tầng lớp nhân dân kết hợp với tất cả các Tổ chức Tôn giáo lẫn Tổ chức Dân sự Xã hội hiện nay tại Việt Nam... hãy khởi đầu bằng một sự chuẩn bị chu đáo cặn kẽ và có hệ thống nhằm dẫn đến một cuộc tổng xuống đường rầm rộ quy mô và kéo dài... mà đồng bào Việt Nam chúng ta đã từng thể hiện trong những tháng gần đây khi bức xúc trước hành vi xâm lược trắng trợn của Trung quốc ngay trong thềm lục địa và khu vực đặc quyền kinh tế biển của Việt Nam. Hoàng sa và Trường sa là lãnh thổ lãnh hải thiêng liêng của Dân tộc Việt Nam...vì thế không một ai có thể tùy tiện hiến dâng hay bán rẻ cho kẻ thù xâm lược... đó chính là lý do duy nhất cho lời kêu gọi ngày hôm nay đến mọi người dân Việt Nam... hãy cùng nhau hành động trước khi mọi sự việc trở nên quá muộn... và trước khi biển đảo và chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam rơi vào tay của Nhà cầm quyền cộng sản Trung quốc.

BÀI ĐÃ BỊ XÓA NHƯNG VẪN CÒN BẢN CACHED TRÊN MẠNG NHÉ!

Chuyên trang ATGTĐường dây nóng: 0965 708 999Liên hệ tòa soạn

Bộ trưởng Thăng: "Cấm cửa Bảo Việt tham gia các dự án giao thông"

Cập nhật, 12:21, Thứ Sáu, 21/11/2014 (GMT+7)
Để giải quyết dứt điểm những vướng mắc tại dự án đường nối Nhật Tân - Nội Bài, sáng 21/11, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã chỉ đạo Ban QLDA 85 nhanh chóng chi trả tiền đền bù cho các hộ dân bị ảnh hưởng và triển khai ngay một hầm chui tại gói thầu số 2 của dự án để nhân dân đi lại thuận lợi.
Bộ trưởng Đinh La Thăng chủ trì cuộc họp sáng nay
Bộ trưởng Đinh La Thăng chủ trì cuộc họp sáng nay
Trong quá trình triển khai thi công thầu số 4 của dự án đường nối Nhật Tân - Nội Bài, nhiều công trình của người dân ở xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) bị lún, nứt. Trước tình trạng trên, lãnh đạo Bộ GTVT đã quyết liệt chỉ đạo đại diện chủ đầu tư và các nhà thầu nhanh chóng vào cuộc để đánh giá mức độ và đưa ra phương án đền bù cho các hộ dân bị ảnh hưởng.
Theo đại diện của Ban QLDA 85, thời gian qua, Ban QLDA 85 đã phối hợp với TCT Bảo hiểm Bảo Việt đã tiến hành kiểm đếm, xác định mức độ thiệt hại của từng hộ để chi trả tiền đền bù. Đến nay, 46/120 hộ dân ở xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn đã nhận tiền đền bù.
Đánh giá về kết quả trên, Bộ trưởng Đinh La Thăng thẳng thắn phê bình: "Đến nay, nhiều hộ dân vẫn chưa nhận được tiền đền bù là không thể chấp nhận được. Chẳng người dân nào muốn nhà của họ bị lún, nứt để được nhận tiền đền bù. Tôi đánh giá sự phối hợp của các đơn vị là chưa tốt và các anh cũng không quyết liệt vào cuộc để đền bù cho dân".
Để đảm bảo quyền lợi của dân, Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu, Ban QLDA 85 tập trung tất cả nhân lực để nhanh chóng lập các tổ để chi trả tiền đền bù cho các hộ bị ảnh hưởng. "Lãnh đạo Ban QLDA 85 phải xuống trực tiếp chỉ đạo các tổ đền bù để người dân được nhận tiền nhanh nhất. Qua việc này, tôi cũng yêu cầu tất cả dự án của ngành Giao thông từ nay sẽ không cho bảo hiểm Bảo Việt tham gia", Bộ trưởng kiên quyết.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng chỉ đạo Ban QLDA 85 và các cơ quan của Bộ nhanh chóng lên phương án và triển khai thi công thêm một hầm chui dân sinh tại gói thầu số 2 của dự án (địa phận xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh) để người dân đi lại thuận lợi. "Bà con đi làm đồng không thể dắt trâu bò lên cầu vượt để đi, còn đi vòng sẽ rất vất vả. Tôi yêu cầu làm ngay một hầm chui dân sinh nữa ở khu vực này. Đề nghị Ban QLDA 85 chậm nhất trong 3 tuần sẽ phải huy động các đơn vị thi công làm xong hầm. Sau khi hầm chui hoàn thành, TP Hà Nội sẽ chịu trách nhiệm vận hành và khai thác".
Đình Quang

Tin nhanh chứng khoán

Thứ Sáu, 21/11/2014. Cập nhật lúc GMT+7.
Thứ Bảy, 22/11/2014 09:05

Bảo Việt lên tiếng về thông tin “bị Bộ trưởng Thăng cấm tham gia các dự án giao thông“

Bảo Việt lên tiếng về thông tin “bị Bộ trưởng Thăng cấm tham gia các dự án giao thông“
Phần trên trang 1 và phần cuối trang 10 của Hợp đồng bảo hiểm cho gói thầu số 5 do Bảo hiểm Bảo Việt cung cấp
(ĐTCK) Liên quan đến dòng thông tin "cấm tham gia các dự án giao thông", Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Bảo hiểm Bảo Việt) vừa có công văn đề nghị Báo Giao Thông vận tải (GTVT) đính chính thông tin đăng sáng ngày 21/11.
Theo Công văn của Bảo hiểm Bảo Việt, sáng 21/11, Báo GTVT đã đăng bài “Bộ trưởng Thăng: Cấm Bảo Việt tham gia các dự án giao thông” và hiện tại tít báo đổi thành “Bộ trưởng Thăng: 3 tuần nữa phải làm xong hầm chui cho bà con”.
Theo đó, bài báo đã đề cập đến việc  Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng chủ trì cuộc họp với Ban Quản lý dự án (QLDA) 85 về giải quyết dứt điểm những vướng mắc tại Dự án đường nối Nhật Tân - Nội Bài, trong đó nêu quá trình thi công “gói thầu số 4” của Dự án, đã khiến nhiều công trình của người dân ở xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) bị lún, nứt.
Sau đó, bài báo viết: “Sau khi nghe đại diện Ban QLDA 85 báo cáo việc đã “phối hợp với Bảo hiểm Bảo Việt tiến hành kiểm đếm, xác định mức độ thiệt hại của từng hộ để chi trả đền bù, đến nay, 46/120 hộ dân ở xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn đã nhận tiền đền bù. Bộ Trưởng kiên quyết: “Qua việc này, tôi cũng yêu cầu tất cả dự án của ngành giao thông từ nay sẽ không cho bảo hiểm Bảo Việt tham gia””.
 Công văn của Bảo hiểm Bảo Việt gửi Báo GTVT
Điều đáng nói, theo Bảo hiểm Bảo Việt, DN này không nhận bảo hiểm cho "gói thầu số 4", mà chỉ nhận bảo hiểm cho gói thầu số 5 - xây dựng tuyến và các công trình trên tuyến đoạn Km7+850 - Km12+100 Dự án xây dựng đường nối từ sân bay Nội Bài đến cầu Nhật Tân (theo hợp đồng bảo hiểm xây dựng số 10-BH/NBNT/2012 (TCT.D06.CAR.12.HD788).
“Do vậy, trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại của các hộ dân xung quanh việc thi công gói thầu số 4 của Dự án không thuộc trách nhiệm của Bảo hiểm Bảo Việt. Xin gửi kèm theo đây bản chụp Hợp đồng bảo hiểm cho gói thầu số 5 mà Bảo hiểm Bảo Việt là nhà bảo hiểm chính thức”, công văn gửi Báo GTVT của Bảo hiểm Bảo Việt khẳng định.
Phát biểu của Bộ trưởng Thăng đăng tải trên Báo GTVT (hiện chưa rõ tính xác thực của thông tin trên mặt Báo GTVT) không chỉ gây sốc cho Bảo hiểm Bảo Việt, mà ghi nhận của ĐTCK cho thấy, nhiều chủ thể kinh doanh khác cũng hết sức bất ngờ với quan điểm "cấm cửa" này.
Luật Cạnh tranh, Luật Kinh doanh bảo hiểm hướng đến việc tạo môi trường kinh doanh mang tính thị trường cho các chủ thể, cấm các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chỉ định, yêu cầu, ép buộc, ngăn cản tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia bảo hiểm…
Luật Cạnh tranh quy định: Cơ quan quản lý nhà nước không được thực hiện những hành vi sau: buộc doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ với doanh nghiệp được cơ quan này chỉ định..; phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp; ép buộc các hiệp hội ngành nghề hoặc các doanh nghiệp liên kết với nhau nhằm loại trừ, hạn chế, cản trở các doanh nghiệp khác cạnh tranh trên thị trường;
Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định: Nghiêm cấm các hành vi sau: các tổ chức, cá nhân can thiệp trái pháp luật đến quyền lựa chọn DNBH; lợi dụng chức vụ, quyền hạn chỉ định, yêu cầu, ép buộc, ngăn cản tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia bảo hiểm…
Nghị định 98/2013/NĐ-CP: Phạt 40 - 50 triệu đồng đối với hành vi can thiệp trái pháp luật vào việc lựa chọn DNBH, lợi dụng chức vụ quyền hạn chỉ định, yêu cầu, ép buộc, ngăn cản tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm; phạt 60 - 70 triệu đồng đối với hành vi cấu kết giữa DNBH với bên mua bảo hiểm nhằm phân chia thị trường, khép kín dịch vụ bảo hiểm.
Kim Lan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét