Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

Thủ tướng và việc lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội Việt Nam

Thủ tướng và việc lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội Việt Nam

Các quan chức lãnh đạo nhà nước tham gia bỏ phiếu tín nhiệm

Liên tiếp trong 2 năm 2013 và 2014, Quốc hội Việt Nam lấy phiếu tín nhiệm đối với một số chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. Năm 2013 lấy phiếu tín nhiệm cho 47 chức vụ, năm 2014 cho 50 chức vụ.
Trong cả 2 năm, thang tín nhiệm gồm 3 mức : tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp.
Kết quả của năm 2013 đối với Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Sinh Hùng lần lượt tương ứng như sau:
1. Trương Tấn Sang 330, 133, 28.
2. Nguyễn Tấn Dũng 210, 122, 160.
3. Nguyễn Sinh Hùng 328, 139, 25.
Quốc hội VN hôm nay có 497 đại biểu với hơn 90% là đảng viên ĐCS VN.
Riêng Bộ chính trị đã cử 170 ủy viên trung ương sang Quốc hội để thao túng cơ quan này. Như vậy hoàn toàn có thể nhận định rằng Quốc hội VN là sân chơi công khai của ĐCS VN, do Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Sinh Hùng( ủy viên BCT, CT Quốc hội) khống chế.
Thật vậy, ta thấy ngay trong hội nghị 6 trung ương khóa 11 đầu tháng 10/2012 khi Bộ chính trị và Trung ương ĐCS VN họp kín chống tham nhũng, Nguyễn Minh Thuyết chỉ là 1 đại biểu QH bình thường đã tung tin chuẩn bị dư luận: “sẽ có thay đổi lớn ở cấp cao nhất”. Sau hội nghị 6, khi mà đã không xẩy ra “thay đổi lớn” nào, CT nước Trương Tấn Sang đi rêu rao với cử tri của mình về một “đồng chÍ X”, hay Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước cử tri của mình rằng không kỷ luật ai vì “sợ bị trả thù”.
Nhìn vào kết quả của 3 lãnh tụ trong “tứ trụ” nhà nước cộng sản VN năm 2013, ta thấy Nguyễn Tấn Dũng đạt mức tín nhiệm thấp nhất. Nếu cộng cả tín nhiệm cao và tín nhiệm của ông ta thì tổng cũng chỉ mỡi xấp xỉ số phiếu tín nhiệm cao của 2 vị còn lại.
Điều đáng nói là với con số 160 tín nhiệm thấp, mà trong họp kín của BCT, sẽ được diễn dịch là “không tín nhiệm”, thì đây là một con số cao một cách không “bình thường” đối với 1 thủ tướng, ủy viên bộ chính trị, theo “ruyền thống bầu cử cộng sản”.
HIển nhiên đây là đòn đánh tiếp tục của Trọng và Sang đối với Dũng sau hội nghị 6, tại diễn đàn Quốc hội. Việc lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội là thực hiện nghị quyết của hội nghi 4 trung ương khóa 11. Trong nghị quyết này có đoạn:
“Hướng dẫn để sớm thực hiện quy định việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. Quy định việc thực hiện lấy phiếu tín nhiệm hằng năm đối với các chức danh lãnh đạo trong cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể. Những người hai năm liền tín nhiệm thấp, không hoàn thành nhiệm vụ cần được xem xét, cho thôi giữ chức vụ, không chờ kết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác”.
Như vậy việc lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội VN năm nay có sức nặng lớn đối với Thủ tướng trong các phiên họp sắp tới của Trung ương ĐCS VN, nhất là phiên họp cuối năm nay chuẩn bị cho nhân sự đại hội 2016.Nếu lần này Thủ tướng lại thu đủ tín nhiệm thấp cao, thì chắc chắn tiếng nói của thủ tướng sẽ kém trọng lượng trong các cuôc họp trung ương tới, nếu không nói là có thể bị mất chức trước thời hạn như đoạn nghị quyết vừa trích dẫn ở trên.
Kết quả của lấy phiếu tín nhiệm năm nay là:
1. Trương Tấn Sang: 380-84-20.
2. Nguyễn Sinh Hùng: 340-93-52.
3. Nguyễn Tấn Dũng : 320-96-68.
Ta thấy ngoài số đại biểu năm ngoái đã bầu Tín nhiệm cao cho ông Sang (330) năm nay ông ta có thêm 50 phiếu mới ở mức này. Tuy nhiên những người này chỉ là những người năm ngoái đã bỏ cho ông ta mức tín nhiệm, năm nay thay đổi ý kiến tốt hơn cho CT nước. Ông ta đã có thêm 8 người mới, không tán thành hoạt động của CT nước và bỏ cho ông ta
phiếu tín nhiệm thấp.
Nói chung đối với CT Sang, mức độ đánh giá là ổn định. 50 người thay đổi thái độ chắc là do tác động của bức hình trên báo chí chụp CT Sang, TT Dũng ngồi cạnh nhau, trong QH tháng 5 /2014, khi giàn khoan trung quốc xâm phạm biển VN.
Trường hợp Nguyễn Tấn Dũng là trường hợp cần phân tích sâu hơn. Thủ tướng thu thêm 110 phiếu tín nhiệm cao, và giảm 160-68= 92 phiếu tín nhiệm thấp.
Tức là đã có 110+92 = 202 đại biểu quốc hội thay đổi nhận xét về Thủ tướng theo hướng tich cực, cũng nghĩa là hoạt động của Thủ tướng trong năm qua có thêm 202 người ủng hộ. Đây là 1 con số rất ý nghĩa trong một quốc hội do đảng cs toàn trị.
Hiển nhiên để có được kết quả này, hoạt động trong năm qua của Thủ tướng chắc là hiệu quả, và được phản ánh trong phiếu tín nhiệm. (Hơn nữa cái khuyết điểm gọi là “tham nhũng” mà Trương Tấn Sang và Nguyễn Phú Trọng cố tình gán ghép cho Nguyễn Tấn Dũng chắc đã hết hiệu lực).
Đây là những hoạt động điều hành kinh tế vĩ mô, hoạt động bảo vệ biển VN khi TQ xâm phậm lãnh hải, đây là lời khẳng định không đánh đổi chủ quyền biển đảo thiêng liêng lấy thứ hữu nghị viển vông với TQ,.. và hoạt động tăng cường an ninh, đối ngoại của chính phủ sau sự kiện giàn khoan, như Phó thủ tướng Phạm Bình Minh thăm Hoa Kỳ với kết quả cụ thể là nới lỏng cấm vận vũ khí cho VN, hay chuyến TT thăm Ấn độ, tạo tiền đề cho liên minh chiến lược Ấn Độ-Việt Nam …
Cũng không thể không nói tới lá phiếu mà Obama đã bỏ cho Thủ tướng ngày 13/11 tại Miến Điện, khi Tổng Thống Hoa Kỳ đã chính thức nhận lời thăm Việt Nam giữa năm 2015, nhân dịp 20 năm xác lập quan hệ VN-HK. Lá phiếu này của Tổng thống Obama đã mặc nhiên khẳng định người mà Hoa Kỳ tin tưởng và có thể xúc tiến quan hệ là Thủ tướng.
Lá phiếu này của Obama sẽ còn phát huy tác dụng trong các cuộc họp trung ương tới vì xu hướng không đảo ngược được của an ninh biển đảo VN là: đồng minh với Hoa kỳ là mệnh lệnh của thời đại, (Cù Huy Hà Vũ ).
Để kết thúc bài này, tôi viết thêm về sự khác nhau của chiến dich “Đả hổ, diệt ruồi và săn cáo chạy” tại TQ với “Chỉnh đảng” do Nguyễn Phú Trọng phát động tại VN.
Tập Cận Bình tiếp thu TQ với giấc mơ Trung Hoa của mình. Chiến dịch “Đả hổ, diệt ruồi, đuổi bắt cáo” có 2 mục đích chính:
1. Loại bỏ những lực lượng ngăn cản Tập thực thi những biện pháp chính trị nhằm biến giấc mơ bá quyền của Tập thành hiện thực.
2. Tạo ra đồng thuận trong khối 1300 triệu nhân dân TQ, để họ hi sinh hơn nữa cho chủ nghĩa bá quyền của Tập. / với Tập, dự trữ ngoại tệ 4000 tỷ đô la trong khi thu nhập trung bình của TQ dưới 5000 đô la, vẫn còn là ít. Tập muốn người dân TQ phải hi sinh hơn nữa.
Chiến dịch chỉnh đảng của Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang khởi động là nhằm theo lệnh TQ tiếp tục đánh đổ Nguyễn Tấn Dũng và phe cánh, nhằm biến quốc gia VN thành phên dậu, thành lá chắn bên ngoài cho TQ đại lục, thành con cờ của TQ trên bàn cờ chiến lược toàn cầu, mà TQ đang chơi với Hoa Kỳ..
Có thể nói kể từ khi trở thành TBT ĐCS VN, Nguyễn Phú Trọng đã toàn tâm toàn ý cho mục đích tiêu diệt Nguyễn Tấn Dũng.
Cho đến nay, ông ta chưa thành công.Với kết quả lấy phiếu tín nhiệm vừa qua, việc đánh đổ Nguyễn Tấn Dùng dường như đã vượt khỏi khả năng của Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang.
© Nguyễn Nghĩa
© Đàn Chim Việt

Có bao nhiêu ông Trần Văn Truyền khác trong vỏ bọc liêm khiết?

Ông Trần Văn Truyền từng có những phát biểu hùng hồn về chống tham nhũng
Ông Trần Văn Truyền từng có những phát biểu hùng hồn về chống tham nhũng
Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về khối tài sản của ông Trần Văn Truyền là rất rõ ràng. Hầu hết là nhà đất được cấp sai nguyên tắc. Cấp sai thì thu hồi lại, đó là việc đương nhiên. Dẫu vậy, vụ việc liên quan đến ông Truyền gây ra quá nhiều tổn hại. Mà tổn hại lớn nhất, chính là lòng tin của người dân. 
Khi một người đầu ngành chống tham nhũng lại vơ vét của cải thì lòng tin của dân về công cuộc chống tham nhũng chắc chắn sẽ bị lung lay và sẽ phát sinh câu hỏi: Có bao nhiêu ông Truyền khác đang khoác vỏ bọc liêm khiết?
 khi mọi việc vở lẽ, người ta ngao ngán thực tế rằng những gì ông nói trái ngược hẳn với những gì ông làm
Sau kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, điều người dân hoang mang không chỉ là những khối tài sản kếch xù thiếu minh bạch mà ông có được. 
Hoang mang là đã có lúc, ông với cương vị người đứng đầu cơ quan thanh tra, đã có những tuyên bố mạnh mẽ, đương đầu với quốc nạn tham nhũng. Người ta vẫn tin ông là một người thanh liêm, có trách nhiệm, dám nói dám làm. 
Thế nhưng, khi mọi việc vở lẽ, người ta ngao ngán thực tế rằng những gì ông nói trái ngược hẳn với những gì ông làm. Thậm chí, nếu quá tức giận, người ta có thể gọi ông là kẻ "tay ăn cắp, miệng la làng" cũng không có gì quá đáng.
Cuối tháng 12/2007, ông phát biểu đầy cảm khái: "Càng công khai, minh bạch, càng kiểm soát được tình hình; nhất là công khai các hoạt động của bộ máy nhà nước, công khai các việc mà công chức nhà nước phải làm; từ đây công khai, minh bạch luôn cả về tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức".
Cùng thời gian đó, con gái ông được làm thủ tục mua lại căn nhà ở đường Nguyễn Trong Tuyển, Q.Phú Nhuận mà trước đây ông thuê lại. 
Giữa năm 2010, một thời gian chưa lâu sau khi ông làm thụ tục xin mua lại căn nhà rộng lớn ở thành phố Bến Tre và được xét duyệt, ông lại đăng đàn phát biểu hùng hồn: "Đấu tranh chống tham những, tiêu cực rất gian nan, khó khăn nên chúng ta phải có bản lĩnh, dám đương đầu và chấp nhận để đấu tranh. Nếu đấu tranh mà giải quyết được tình trạng tiêu cực thì đó là có lợi cho cái chung, đất nước đang cần, nhân dân đang mong". 
Hoang mang lớn nữa của người dân là tại sao ông Trần Văn Truyền "vô tư" lấy nhà đất công một cách dễ dàng, nhanh gọn. Phát biểu của lãnh đạo đầu ngành TP.HCM và Bến Tre rằng cấp nhà do không biết ông Truyền đã có nhà nơi khác là không hợp lý. 
Vì chúng ta có hẳn một hệ thống quản lý tài sản công, thủ tục hóa giá nhà theo nghị định 61 cũng rất nhiêu khê, xác minh rất cặn kẽ. Trong khi ông Truyền không gặp trở ngại nào. 
 Không thể có cách lý giải nào khác ngoài việc các cơ quan quản lý tài sản công, vì một lý do nào đó, đã không thi hành chức trách của mình, tạo điều kiện cho ông Truyền và gia đình vơ vét của công. 
Tại TP.HCM, nói không thể xác minh việc ông Truyền có nhà nơi khác lại càng không thể chấp nhận. Bởi vì căn nhà đó được hóa giá cho con gái ông Truyền, một nhân viên bảo hiểm, không nằm trong diện được xét duyệt. Việc bà này sở hữu một căn hộ cao cấp ở quận 5, TP.HCM dân thường còn biết, không thể nói cán bộ quản lý nhà không biết. 
Không thể có cách lý giải nào khác ngoài việc các cơ quan quản lý tài sản công, vì một lý do nào đó, đã không thi hành chức trách của mình, tạo điều kiện cho ông Truyền và gia đình vơ vét của công. 
Cuối cùng, một câu hỏi đặt ra, nếu ông Truyền không xây biệt thự hoành tráng, ai sẽ biết ông lắm tiền nhiều của? Không có báo chí vào cuộc phanh phui, cơ quan chức năng nào sẽ vào cuộc điều tra khối tài sản khổng lồ của ông? 
Thậm chí, nếu báo chí không đặt vấn đề, có lẽ sự việc của ông Truyền có thể đã rơi vào im lặng. Ông tiếp tục sở hữu tài sản kếch xù, tiếp tục vung tay phát ngôn về đạo đức cán bộ, về minh bạch và chống tham nhũng. Như có lần ông hùng hồn tuyên bố: "Chống tham nhũng hiện không chùng xuống, nếu chùng xuống thì chỉ có báo chí chùng, còn các cơ quan chống tham nhũng khác không chùng"
Sẽ có nhiều người "tội nghiệp" ông Truyền vì trót phô trương, trót vương giả nên mới bị soi mói. Thực tế, có người cho rằng rất ít cán bộ dám thoát ra ngoài bộ quần áo giản dị, chiếc xe máy bình thường mặc dù đang sở hữu tài sản lớn. Nhiều người đợi đến khi về hưu vài năm mới dám đầu tư chiếc xe hơi vừa giá để tránh soi mói như một hình thức hạ cánh an toàn và nhẹ nhàng. Cán bộ cả gan như ông Truyền còn lắm. Khi quyền lực đi với quyền lợi quá lớn và dễ dàng như trường hợp của ông Truyền, sẽ có bao nhiêu người giữ được sự công tâm vô tư? Câu trả lời quá khó. 
Ông Truyền đáng bị chê trách. Nhưng nhờ ông, dư luận có quyền đặt câu hỏi, có bao nhiêu ông Truyền khác đang ẩn mình? Và bằng cách nào bóc được lớp vỏ bọc liêm khiết?
Một người tỏ ra cương trực, thẳng thắn như ông Truyền lại là người không minh bạch. Người ta không nghi ngại về những cán bộ ít ngoại giao, khép mình. Khi quyền lực đi với quyền lợi quá lớn và dễ dàng như trường hợp của ông Truyền, sẽ có bao nhiêu người giữ được sự công tâm vô tư? Câu trả lời quá khó. 
Cũng như quá khó để trả lời câu hỏi: Thu hồi nhà đất của ông Truyền, làm sao "thu hồi" được lòng tin của người dân?
  Kiến Giang
(Một Thế Giới)

Ở VN, đại gia đi siêu xe... cũng khổ

Nếu về VN thì kể cả siêu xe này nếu chạy trong nội thành HN và TPHCM thì nhanh cũng được 40 km/h, chậm thì lại nhích từng bánh trong cảnh tắc đường, lội nước triều cường mà thôi.
Tại một hội thảo tuần qua, một quan chức Ủy ban ATGTQG dẫn nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cho thấy, chi phí vận tải ở VN chiếm 11,8% GDP; trong khi đó, Mỹ chỉ  dưới 4,5%, Singapore 4,8%, EU 5,8%, Nhật 6%. Với tỷ lệ này, có thể nói chi phí đi lại và vận tải của người VN đang thuộc mức cao nhất thế giới.
"Tắt đèn, nhà ngói cũng như nhà tranh"
Một đại gia ở Sài Gòn gần đây bỏ 1,6 tỷ bạc để mua  một "xế hộp" với thiết kế như một mũi tên lao về phía trước, tốc độ tối đa lên tới ngoài 200 km/h... Tuy nhiên ngay ngày đầu tiên cho "con xe" lăn bánh trên đường, anh đành ngậm ngùi nhìn xế hộp tiền tỷ đua với... xe đạp và xe máy xung quanh, trong cả rừng người và xe từ từ nhích từng nửa vòng bánh.
Campuchia, ô tô, siêu xe, đại gia, Bugatti Veyron, đô la, Hà Nội, Tp HCM, Sài Gòn, tắc đường, triều cường, ngập, nút cổ chai
Trong cảnh tắc đường thế này, dù có là siêu xe cũng... chẳng ích gì. Ảnh: Zing.vn
Kẹt xe khiến anh mất 2 giờ chỉ để đi một quãng đường độ hơn chục km từ ngã tư Phú Nhuận chạy lên Lũy Bán Bích, Tân Phú. Với tốc độ này kể ra đi bộ chắc cũng không chậm hơn xế hộp tiền tỷ của anh.
Tuy nhiên, nếu tính ra thì chiếc xế hộp của anh này cũng chưa ăn thua gì. Cánh đại gia ở VN đã bỏ nhiều triệu USD để mua siêu xe. Ví như siêu xe Bugatti Veyron có giá 1,4 triệu USD đã từng được nhập về VN, được coi là ông hoàng thời đại với vận tốc tối đa lên đến 407 km/h, có khả năng tăng tốc trong vòng 2,5 giây, với động cơ 8 lít, 16 xi lanh, 4 trục cam và 4 tăng áo, xe có thể đạt công suất 1.000 mã lực và momen xoắn cực đại là 1250 Nm.
Từng đó thông số vô cùng ấn tượng. Ấy thế mà nếu về VN thì kể cả siêu xe này nếu chạy trong nội thành HN và TPHCM thì nhanh cũng được 40 km/h, chậm thì lại nhích từng bánh trong cảnh tắc đường, lội nước triều cường mà thôi.
Chính bởi cảnh "tắt đèn, nhà ngói cũng như nhà tranh" nên có lẽ  không ít đại gia nhập siêu xe về đành "ngậm ngùi" thỉnh thoảng dùng diễu hành xuyên Việt cho vui, hoặc giả để nằm im trong bộ sưu tập ở gara như một thú chơi.
Đắt đỏ và lãng phí vì đâu?
Số liệu của một hội thảo về phát triển đô thị bền vững tổ chức ngày 15/9 mới đây tại TP HCM cho thấy tổn thất hàng năm do tắc nghẽn giao thông tại TP.HCM ước tính lên đến khoảng 23.000 tỷ đồng, tương tương 1,2 tỷ USD, một con số khổng lồ. Hiện tổng diện tích bề mặt dành cho giao thông tại TP.HCM chỉ chiếm từ 1,7-2% tổng diện tích đất đô thị. Vì vậy con số tổn thất này có thể sẽ không dừng lại.
Tuy nhiên, chi phí đi lại và vận tải ở VN không chỉ tiêu tốn bởi kẹt xe mà còn bởi nhiều lý do khác. Hay nói đúng hơn, kẹt xe chỉ là một phần nổi tảng băng của rất nhiều bất cập trong cái nhu cầu căn bản là đi lại hàng ngày của người dân.
Ví như, theo tiết lộ của ông Nguyễn Văn Thanh, chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô, thì ngoài các chi phí chính thức như xăng dầu, nhân công, khấu hao xe... thì giá cước vận tải ở VN cao vì "phải chịu những chi phí rất lớn mà không thể nói ra được".
Cái  không thể nói ra hoặc... chỉ ra mãi vẫn chưa đâu vào đâu này phải chăng là những chi phí tiêu cực, phí mãi lộ, do đường sá xuống cấp, đầu tư không đồng bộ, kéo dài thời gian thi công... Một phần khác do điều tiết giao thông và vận tải giữa đường không, đường thủy, đường bộ ở VN chưa hợp lý. Nhưng tựu trung lại là khâu quản lý.
Ví dụ, Hà Nội từng phải bỏ ra cả 1.000 tỷ để  giải tỏa và thi công con đường dài 500m tại quận Đống Đa, được coi là con đường đắt nhất hành tinh. Nhưng ngay sau khi thông xe, đường vẫn kẹt xe vì những đoạn nút thắt cổ chai ở ngay gần khu vực hầm Kim Liên, do vẫn còn tồn tại các mái nhà, bụi cây lụp xụp.
Tương tự, đường Chu Văn An tại quận Bình Thạnh, TPHCM từng được một tờ báo mô tả là "đầu to, đít teo", vì đang thênh thang 4 làn xe, rộng cả 20m thì bỗng dưng gặp đoạn thắt cổ chai thu hẹp còn 4-5 m. Hầu như ngày nào đoạn thắt cổ chai này cũng có thể kẹt cứng.
Còn những dự án đường sá làm mãi không xong, đào lên lấp xuống hàng vài năm mà vẫn "trơ gan cùng tuế nguyệt", nếu lập danh sách chắc sẽ dài dằng dặc. Ví như hầm chui Khuê Nữ, Đông Anh dở dang cả năm đắp chiếu để đấy, cho đến khi dân kêu quá, Bộ trưởng Bộ GT phải xuống tận nơi xem xét thì chỉ cần... 4 ngày là làm xong.
Bài học của các quốc gia phát triển cho thấy họ đã gia tăng đầu tư vào hạ tầng cơ sở và quản lý tốt để tiết kiệm, giảm mạnh chi phí cho vận tải và đi lại, làm động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng kinh tế. Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore là điển hình của cách làm này ở châu Á.
Không chỉ vậy, nếu ngày nay đi ra các nước ngay trong khu vực, như Campuchia và Myanmar, chúng ta cũng có thể thấy rõ họ đang tăng tốc trong vấn đề này. Chất lượng đường sá của Campuchia và chất lượng cảng hàng không của Myanmar hiện nay là một thách thức cho Việt Nam.
Chính vì thế, nếu không thay đổi từ căn cốt, thì tình trạng chi phí  vận chuyển và đi lại đắt đỏ và tốn kém nhất thế giới ở VN vẫn sẽ là một cản ngại lớn cho phát triển kinh tế.
Nguyễn Anh Thi
-----
Tham khảo:
Kẹt xe gây thiệt hại 1,2 tỷ USD/năm cho TP.HCM, zing.vn, 16/09/2014.

Chi phí đi lại của người Việt: Cao nhất thế giới, Tiền phong, 14/11/2014.

Những con đường "thắt eo, phình bụng" , Tuổi trẻ, 24/03/2014.
(Tuần Việt Nam)

Nguyễn Văn Tuấn - 99% người Việt không đọc báo giấy?

Đọc những con số thống kê rất ấn tượng và không ấn tượng. Việt Nam hiện đang có 838 "cơ quan báo chí" với 1111 ấn phẩm (số liệu của Bộ 4T, tính đến ngày 26/12/2013). Trong số này có 70 tờ báo điện tử, 19 tạp chí điện tử, 265 trang thông tin điện tử. Đây là con số thoạt đầu nghe qua cũng ấn tượng.
Hình ảnh Internet và cuộc chiến báo in - báo mạng số 1Buồn cười một điều là khi giới quan sát nước ngoài phê bình VN không có tự do báo chí, thì các quan chức giãy nảy lên phản bác. Cách họ làm là đem mấy con số thống kê về số tờ báo ra để phản bác. Nhưng đó là kiểu phản bác rất lạc đề. Người ta phê phán rằng anh không có tự do báo chí (chứ người ta đâu có phê phán anh có ít tờ báo), nhưng anh lại nói "tôi có nhiều tờ báo"! Nhưng trong thực tế thì hơn 800 tờ báo đó chỉ có 1 ông tổng biên tập, và do đó tất cả đều cung cấp một thông tin có chọn lọc và nói cùng một giọng điệu.
Điều không ấn tượng là con số phát hành. Tất cả những tờ báo có số phát hành cao nhất đều là từ miền Nam (như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Công An TPHCM, v.v.). Nhưng ngay cả những tờ này số phát hành cao nhất cũng chỉ 200 ngàn bản/ngày! Dân số VN là khoảng 90 triệu người, và trong số này khoảng 77 triệu người (85%) biết đọc. Hãy cho là có 200 ngàn người đọc, và có 5 tờ như thế thì cũng chỉ có khoảng 1 triệu người đọc báo giấy. Như vậy, số người Việt không đọc báo giấy hàng ngày phải lên đến con số 99%!
Tôi nghĩ điều này chắc đúng. Kinh nghiệm của tôi ở dưới quê thì hầu như không có báo giấy. Ở xã thì chắc chắn không có báo. Thị tứ cũng không có báo giấy. Phải ra tận huyện mới có 1 sạp báo duy nhất, và cũng chỉ bán báo cũ. Ra tỉnh (thành phố) thì cũng chỉ có khoảng 5 sạp báo, và toàn là những tờ như báo loại "cướp giết hiếp" (như Công An, An Ninh Thế Giới chẳng hạn). Do đó, có thể nói rằng người VN là cộng đồng rất mù thông tin. Mù thông tin là điều kiện rất lí tưởng để bị những kẻ bất lương lường gạt.
Nguyễn Văn Tuấn
(FB Nguyen Tuan)

Hàng xóm khu nhà công vụ tiết lộ ‘sốc’ về ông Truyền

Tổ trưởng khu nhà công vụ Hoàng Cầu ngạc nhiên khi biết người hàng xóm Trần Văn Truyền vốn chặt chẽ khi làm từ thiện lại sở hữu khối tài sản “khủng” đến thế.
Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra T.Ư, năm 2004, ông Trần Văn Truyền được Cục Quản trị A, Ban Tài chính quản trị T.Ư hợp đồng với Văn phòng Chính phủ cho thuê nhà công vụ phòng số 607, B1, Khu nhà A, 61 Trần Quang Diệu, Hoàng Cầu, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội (sau đây gọi tắt là khu nhà công vụ Hoàng Cầu) với diện tích 95m2.
Tháng 10/2011, ông Truyền nghỉ hưu theo chế độ. Đầu năm 2014, khi có thông tin, dư luận về thực hiện chế độ nhà công vụ và Ủy ban Kiểm tra T.Ư nắm tình hình thì ông mới đề nghị trả lại nhà. Đến tháng 5/2014, Bộ Xây dựng đã tiếp nhận lại căn hộ trên.
Kể từ ngày nhận cho đến khi trả lại nhà công vụ vào tháng 5 vừa qua, ông Truyền đã sử dụng căn hộ đó như thế nào và cư xử với hàng xóm thuộc khu nhà này ra sao?
Để rộng đường dư luận, phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Phi Yến – tổ trưởng kiêm bí thư chi bộ tổ 72, khu nhà công vụ Hoàng Cầu.
Xin bà cho biết ông Trần Văn Truyền đã sử dụng căn hộ được cấp ở khu nhà công vụ này ra sao?

Bà Nguyễn Thị Phi Yến – tổ trưởng kiêm bí thư chi bộ tổ 72, khu nhà công vụ Hoàng Cầu (Ảnh: Phong Nguyên)
Theo trí nhớ của tôi, ngày còn đương nhiệm ông ấy và vợ vẫn sử dụng căn hộ đó. Từ khi ông ấy nghỉ hưu, họ không ở đó nữa. Tôi thấy bảo vệ của khu nhà nói, thỉnh thoảng họ cũng lui tới căn nhà này, nhưng hiếm người trong khu dân cư bắt gặp. Tôi nghĩ chắc là thỉnh thoảng ông ấy ra Hà Nội họp hành gì đó, vào ngó qua nhà rồi lại đi luôn.  
Thế nhưng, ông Truyền chỉ bỏ hoang nhà chứ không cho ai khác ở nhờ. Từ ngày ông ấy trả nhà đến nay, căn hộ đó vẫn bị bỏ hoang, không có người ở.
Căn hộ của ông Truyền có gì khác so với các căn hộ khác trong cùng khu nhà này không thưa bà?
Trong những lần đến nhà ông Truyền thu quỹ hoặc mời họp chi bộ, dù chỉ ngồi ở phòng khách của căn hộ đó, nhưng tôi cũng thấy rõ sự khác biệt về tiện nghi của nó so với nhà của tôi và nhiều nhà khác ở khu này.
Mặc dù bây giờ ông ấy dọn đi hết rồi, nhưng theo trí nhớ của tôi, đó là căn phòng tương đối lộng lẫy chứ không sơ sài như nhà chúng tôi. Nhà ông ấy rộng 95m2 mà chỉ có 2 vợ chồng ở, trong khi có những nhà khác chật hơn rất nhiều, nhưng cả đại gia đình nhiều thành viên ở.
Người ta vẫn nói “bán anh em xa mua láng giềng gần”. Bà có thấy điều đó ở ông Truyền không?
Ông ấy chẳng mấy khi giao du, chuyện trò với hàng xóm lúc còn ở đây trừ những lúc tham gia các hoạt động thể dục, thể thao theo ý muốn, sở thích cá nhân như đánh cầu lông. Chúng tôi cũng chẳng dám nhờ cậy gì ông ấy cả.
Ngay đến tôi là tổ trưởng tổ 72, nhưng chẳng thấy ông ấy tới nhà tôi chơi bao giờ cả. Có khi ông ấy cũng chẳng biết nhà tôi ở đâu. Chỉ có tôi tới thăm nhà ông ấy mỗi lần mời họp chi bộ thôi.
Ngày còn sinh sống ở khu nhà này, ông Truyền có hay tham gia các hoạt động tập thể không thưa bà?

Theo bà Yến, ít người trong khu nhà Hoàng Cầu biết ông Truyền sở hữu khối tài sản khủng đến thế (Ảnh: Tuoitre)
Ông ấy không vi phạm nội quy, quy định nào của khu dân cư, nhưng trong cả quá trình ông ấy và vợ sinh sống ở đây, có bao giờ ông ấy tới gặp tổ trưởng khu nhà đâu. Ở khu nhà này, một năm chúng tôi họp các đảng viên chi bộ 2 lần. Nhưng ngày còn đương chức, ông Truyền hay đi công tác, ít khi có nhà nên chẳng mấy khi dự họp được. Nói cách khác, trước khi về hưu ông ấy đã không mấy khi sinh hoạt tập thể rồi. Còn sau khi về hưu, ông ấy không tham gia họp luôn.
Sở dĩ tôi dám chắc điều đó vì những người tham gia họp tôi đều chấm điểm hết. Đến cuối mỗi năm, ai không tham gia họp cả 2 kì, tôi sẽ không nhận xét gì về họ.
Từng là hàng xóm của ông Truyền, bà thấy ông ấy là người thế nào?
Những ngày cuối cùng ông Truyền sinh sống ở khu nhà này, tôi thấy người ta phản ánh ông ấy hay đi sớm về muộn, rượu chè say sưa hơi quá đà. Tức là ông ấy sinh hoạt hơi lỏng lẻo một chút. Tôi đoán chắc trước khi về hưu, người ta chào hỏi nhau nên ông ấy mới thế.
Có điều, các đồng chí khác trong khu nhà còn xởi lởi chứ ông ấy sống “chặt chẽ” lắm. Chẳng hạn, khi chúng tôi kêu gọi ủng hộ các hoạt động từ thiện, người khác thường đóng góp thêm dù họ không có nhiều trong khi ông Truyền chỉ đóng đúng định mức. Điều này phụ thuộc vào cá tính của mỗi người, nhưng qua đó tôi thấy ông ấy không thuộc diện người “phung phí”, xởi lởi đâu.
Ngày 21/11, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã có thông cáo báo chí về Kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm về thực hiện chính sách nhà, đất đối với đồng chí Trần Văn Truyền, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ. Bà có bất ngờ về khối tài sản “khủng” đáng mơ ước mà ông Truyền sở hữu?
Mặc dù ông ấy từng sinh sống ở đây, nhưng ít người biết ông ấy có nhiều nhà đất đến vậy. Tôi rất bất ngờ trước khối tài sản mà ông ấy sở hữu. Tôi không thể tưởng tượng nổi nó lại nhiều đến thế.
Giờ nếu đem so sánh có những cựu quan chức mấy thế hệ cùng ở trong một căn hộ công vụ chật hẹp với những biệt thự “bỏ hoang” của ông Truyền thì mệt mỏi lắm mà cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì.
Ai vi phạm thì đã có pháp luật xử lý còn chúng tôi trên tinh thần lá lành đùm lá rách, lá rách đùm lá rách hơn luôn mong muốn chia sẻ khó khăn với tất cả mọi người. Ông Truyền ít tham gia họp khu dân cư, giao du với mọi người nên cũng ít tham gia các phong trào đó.
Xin cảm ơn bà!
Phong Nguyên
(Giáo Dục)

Mỹ dùng dầu khí trị gấu Nga

(PL)- Kỹ thuật khai thác dầu khí hiện đại cho phép Mỹ không còn phụ thuộc năng lượng vào nước nào, trái lại còn có khả năng dùng dầu khí để trừng phạt đối thủ.
Chỉ trong sáu tháng đầu năm 2014, dòng vốn chảy ra khỏi Nga đã lên tới 76 tỉ USD, đầu tư nước ngoài giảm 50%. Trong bài viết “Liệu Tổng thống Putin có sống sót” trước làn sóng chống đối từ Mỹ và phương Tây, nhà nghiên cứu George Friedman, sáng lập viên - Chủ tịch công ty dự báo chiến lược Stratfor, nhận định việc giá dầu dù đạt mức cao 100 USD/thùng vẫn không thể cứu vãn được tình hình. Đừng nói chi đến chuyện giá dầu giảm xuống mức trên dưới 80 USD/thùng như hiện nay. Có lẽ ông Putin cũng không ngờ dầu khí - vốn là vũ khí của Nga sử dụng để “nói chuyện” với Mỹ và châu Âu - nay lại trở thành vũ khí của Mỹ tấn công Moscow. Chuyện gì đang xảy ra?
“Vàng đen núp trong lớp đá cứng”
Nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng cao, song song quá trình khoa học kỹ thuật phát triển, con người phát hiện ra rằng dầu mỏ, khí đốt tồn tại trong tự nhiên “nhiều hơn họ tưởng tượng”. Tuy nhiên, lượng dầu khí này được che chắn, bảo vệ bởi các lớp đá phiến dày, ít thấm, lẫn lộn với nhiều tạp chất do quá trình vận động của môi trường lòng đất.
Do độ thấm và độ rỗng thấp của các lớp đá phiến nên không thể hình thành dòng chảy tự phát vào giếng khoan khai thác với lưu lượng thỏa mãn điều kiện kinh tế của các phương pháp khai thác truyền thống. Hiểu nôm na đây là “dầu khí phi truyền thống”, tức dầu khí bị “nhốt” trong đá phiến, hay gọi tắt là “dầu khí đá phiến”, rất khó được khai thác.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng dầu khí đá phiến có mặt tại Mỹ, Canada, Nga, Trung Quốc, châu Âu, châu Phi và Nam Mỹ. Số liệu thống kê từ Cơ quan Thông tin năng lượng Hoa Kỳ (EIA) cho thấy trữ lượng dầu đá phiến toàn thế giới là 345 tỉ thùng, trong khi trữ lượng khí đá phiến toàn thế giới là 206.000 tỉ m3. Mỹ là quốc gia có trữ lượng dầu và khí đá phiến trong tốp đầu thế giới.
Tuy trữ lượng dầu đá phiến chỉ chiếm 1/10 tổng trữ lượng dầu thô trên toàn thế giới và trữ lượng khí đá phiến cũng chỉ chiếm khoảng 1/3 tổng trữ lượng khí đốt toàn thế giới nhưng đây cũng được xem là “vàng đen ẩn mình trong đá cứng” xét trong bối cảnh các nước ngày càng khát năng lượng và dầu khí trở thành một công cụ chính trị đối nội lẫn đối ngoại đắc lực, hiệu quả.
Câu hỏi lớn nhất mà Mỹ và nhiều nước phải giải đáp là làm sao đập vỡ đá để lấy vàng. Có rất nhiều thách thức để đi đến câu trả lời xác đáng, bao gồm thách thức về địa lý, kinh tế, pháp lý, môi trường… và quan trọng là khoa học kỹ thuật. Giám đốc kỹ thuật của Shell Matthias Bichsel tại Hội nghị EAGE vào năm 2013 cho rằng công nghệ trong lĩnh vực khai thác dầu khí đá phiến chưa được định hình. Ngay cả các nước có trình độ, kinh nghiệm trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí cũng chưa hoàn thiện về mặt nguyên liệu để chế tạo thiết bị khai thác; mô hình, kết cấu, tính năng, chất lượng các thiết bị khai thác…

Công nghệ mới đã biến dầu khí - vốn là vũ khí của Nga - nay trở thành vũ khí của Mỹ. Một số nhà phân tích năng lượng bắt đầu nghĩ tới khả năng Nga sẽ xuống nước ở Ukraine và các nơi khác nếu giá dầu sụp đổ. Ảnh minh họa: Kommersant
Siêu công nghệ của Chú Sam
Sở dĩ Mỹ có thể giảm giá dầu xuống mức thấp khiến nền kinh tế dầu khí Nga lao đao là nhờ Washington đã tìm ra, sử dụng công nghệ khai thác mới, bao gồm kỹ thuật khoan horizontal drilling, tức “khoan ngang”, kết hợp hoàn hảo với kỹ thuật khai thác hydraulic fracturing, thường gọi tắt là fracking, tức “nứt vỡ thủy lực”.
Những năm trước đây, các nước vẫn quen với việc khai thác dầu khí theo kiểu truyền thống, tức sử dụng những dữ kiện từ phương pháp địa chấn đem lại để tìm mỏ dầu. Tuy nhiên, việc “mò dầu” thường trúng phải các hố không dầu (dry holes). Đó là chưa kể phương pháp này dường như bị vô hiệu hóa trong khai thác dầu khí đá phiến. Việc bỏ tiền bạc, nhân lực, thời gian để khai thác dầu khí mang về hiệu suất thấp nên chẳng trách giá dầu có khi vượt mức 140 USD/thùng.
Cặp đôi hoàn hảo “khoan ngang” và “nứt vỡ thủy lực” có khả năng “bách phát bách trúng” trong suốt quá trình khai thác dầu khí đá phiến. Theo đó, người Mỹ dùng vệ tinh satellite để điều khiển mũi khoan dầu, đào sâu 1-3 km xuống dưới lòng đất. Mũi khoan được bẻ cua 90 độ, rồi tùy theo vị trí có thể quay ngang và đào ngang với bán kính 1-2 km, tiến tới các mục tiêu đá phiến chứa dầu nhỏ như chiếc bánh xe một cách chính xác.
Sau đó kỹ thuật “nứt vỡ thủy lực” cho phép hàng ngàn gallon hỗn hợp nước, cát và hóa chất (nước và cát chiếm 99,5%) được bơm thẳng xuống giếng ngang với áp lực cực cao. Đáng lưu ý là thành phần hóa chất trong hỗn hợp này thường được các công ty cung cấp dịch vụ khoan giữ kín. Dầu và khí đốt nằm trong đá được hút ra sau khi được nước bơm vào giải tỏa và được chuyển thẳng lên trên mặt đất. Kỹ thuật khai thác này được kỹ sư dầu khí George Mitchell (Mỹ) - người sáng lập công ty Mitchell Energy & Development Corporatio nghiên cứu từ thập niên 1970 và áp dụng thành công trong những năm gần đây tại Mỹ.
Việc Mỹ áp dụng “siêu công nghệ” khai thác dầu khí trong đá phiến tại ba vùng có trữ lượng lớn như vùng Bakken (thuộc tiểu bang North Dakota), vùng Permian Basin gần Midland và vùng Eagle Ford (đều thuộc tiểu bang Texas) đã mang lại bước đại nhảy vọt về sản lượng dầu khí của Mỹ, đặc biệt kể từ năm 2011. Theo đó, lượng dầu hỏa tăng lên mức kỷ lục, đạt 46%. Năm 2013 mức sản xuất dầu của Mỹ là 7,5 triệu thùng dầu một ngày và con số này năm 2014 ước đạt 8,3 triệu thùng. Cơ quan năng lượng quốc tế International Energy Agency dự báo đến năm 2020, Mỹ sẽ qua mặt Saudi Arabia để sản xuất lên đến mức 11,6 triệu thùng dầu một ngày.
Tờ Diplomat dẫn một báo cáo của Công ty Kiểm toán quốc tế PricewaterhouseCoopers, phương pháp khai thác kiểu mới mà Chú Sam đang dùng có thể khiến giá dầu xuống thấp hơn 40% so với mức được dự kiến cho năm 2035 trước đây. Giá dầu thô sẽ còn thấp hơn 90 USD/thùng so với mức giá 145 USD/thùng vào năm 2008.
Nhà phân tích rủi ro của Allan & Associates có trụ sở tại Hong Kong Gavin Greenwood nhận định trên tờ Diplomat rằng chắc chắn phương pháp “đào ngang” kết hợp “vỡ thủy lực” sẽ giúp giảm chi phí khai thác dầu khí, chấm dứt sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng từ những nước hay có biến động. Và thực tế, nhận định của Gavin Greenwood đã được người Mỹ chứng minh một cách hùng hồn khi nước này tiến hành “tấn công” một đại gia ngành dầu khí - “Gấu Nga”.
Cuộc chiến dầu khí: Washington lật ngược thế cờ
Đầu tháng 11-2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận định sự thao túng chính trị đã kéo giá dầu thế giới liên tục giảm. Tuy ông Putin không đề cập đến ai nhưng những nhận định dựa trên các nghiên cứu cụ thể của nhiều chuyên gia chính trị quốc tế, trong đó có nhà kinh tế học Thomas Friedman, cho thấy Washington và Saudi Arabia đã bắt tay trở thành liên minh năng lượng đứng sau kịch bản giá dầu tuột dốc trong một khoảng thời gian dài nhằm trừng phạt Nga.
Mỹ muốn trừng phạt Nga để tạo nên sức ép chi phối đối với cục diện chính trị hiện tại ở Ukraine. Mặt khác, Saudi Arabia lại muốn dạy cho Nga một bài học để nhất cử lưỡng tiện vừa trừng phạt Nga dám giúp đỡ chính quyền Syria của Tổng thống Assad, vừa tấn công luôn cả kẻ thù địa chính trị là Iran, vốn cũng là một cường quốc dầu mỏ.
Giá dầu giảm, hoạt động sản xuất dầu tăng vọt của Mỹ đã thúc đẩy Washington cùng các đồng minh vững lòng hơn để áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt mạnh mẽ nhằm vào các cường quốc dầu khí như Nga và Iran mà không hề lo ngại sẽ mất lượng dầu nhập khẩu từ các quốc gia này. Mặt khác, trước việc giá dầu giảm, Nga lại phải đối mặt với viễn cảnh đánh mất đi sức nặng lá bài mặc cả dầu khí trước các lệnh cấm vận khắc nghiệt từ Washington và phương Tây.
Chính phủ Nga đã lập ngân sách ba năm với kỳ vọng giá dầu vẫn ở mức 100 USD/thùng. Tuy nhiên, hiện nay Saudi Arabia lại quyết định ghim giá dầu thế giới với mức 80-90 USD/thùng, làm cho bài toán hoạch định chi thu của Nga cũng thay đổi theo đáng kể khiến kinh tế Nga chao đảo, gần tới mức suy thoái. Nếu giá dầu tiếp tục giảm trong thời gian dài thì sẽ có tác hại trầm trọng tới kinh tế Nga và làm tăng thâm hụt ngân sách.
Một số nhà phân tích năng lượng bắt đầu nghĩ tới khả năng Nga sẽ xuống nước ở Ukraine và các nơi khác nếu giá dầu sụp đổ. Bộ trưởng tài chính Nga cảnh báo rằng Nga có thể không còn đủ khả năng chi hàng tỉ đôla để nâng cấp các lực lượng vũ trang của mình theo một chương trình đã được Tổng thống Vladimir Putin phê chuẩn.
Nga là nước đứng đầu với trữ lượng dầu đá phiến lên đến 75 tỉ thùng. Tiếp sau đó là Mỹ, Trung Quốc, Argentina và Libya với trữ lượng lần lượt là 58, 32, 27 và 26 tỉ thùng. Về khí đá phiến, Trung Quốc là nước đứng đầu với trữ lượng 32.000 tỉ m3. Theo sau là Argentina, Algeria, Mỹ và Canada với trữ lượng lần lượt là 23.000, 20.000, 19.000 và 16.000 tỉ m3.
ĐẠI THẮNG - TRUNG NHÂN
(Pháp Luật TP HCM)

Trịnh Hội - Kẻ núp bóng gia đình Nguyễn Cao Kỳ

Người Việt ở bên ngoài đang chứng kiến những kẻ quái thai. Trịnh Hội là một trong số đó.
Chắc chắn, nếu ai đó đọc bài viết này, chứng kiến những dòng văn đầy miệt thị của tôi về một con người mà không ít người mới nghe tên lần đầu sẽ có những sự hoài nghi nhất định.Dù chưa một lần gặp Hội, chỉ biết Hội qua những hình ảnh chụp chung với ái nữ của cố Phó Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Cao Kỳ – MC, diễn viên Nguyễn Cao Kỳ Duyên và thông qua những đoạn giới thiệu về bản thân gây tò mò của trang Blog cá nhân Trịnh Hội được liên kết trên nhiều trang điện tử như BBC Tiếng Việt, VOA tiếng Việt: “Làm sao để có thể tự giới thiệu về mình một cách tốt nhất và đúng nhất đây hả bạn? Có lẽ bạn chỉ cần biết đại khái như thế này. Tôi sinh ra ở Đa Kao gần cầu Bông, Sài Gòn và sang định cư ở Úc từ năm tôi 14 tuổi. Từ lúc ra trường luật cho đến nay tôi đã sống và làm việc ở Úc, Hồng Kông, Philippines, Mỹ, Anh Quốc và dĩ nhiên là Việt Nam”.
Trịnh Hội – Nguyễn Cao Kỳ Duyên thời kỳ còn mặn nồng.
Qua những dòng giới thiệu trên và những mối quan hệ được gợi mở thì mới biết Hội là người được sinh ra và lớn lên ở Việt Nam và anh cũng từng sống qua những năm tháng dưới chế độ cũ – Việt Nam cộng hòa. Biến cố năm 1975 kéo theo một cuộc tháo chạy lớn nhất trong lịch sử và Hội, gia đình anh có mặt trong đoàn người di tản với mục tiêu được định cư ở đất nước đã từng cho họ về cái giá trị trớ trêu của sự bảo trợ – Mỹ. Song so với những người, những gia đình đi vào thời điểm đặc biệt ấy, Hội và gia đình khá long đong trên chính hành trinh của mình; để đến được Mỹ, Hội và gia đình đã qua không ít những đất nước xa xôi, đầy khó khăn: Đài Loan, Hồng Kông, Úc…trước khi đặt chân trên đất Mỹ. Chính cuộc sống khó khăn, trôi nổi nên từ lúc nào đã hình thành trong con người này bản tính của một kẻ cơ hôi, ngay cả việc sánh duyên và trở thành người nhà của cố Phó Tổng thống VNCH Nguyễn Cao Kỳ.
Trước khi trở thành một nhân vật “cổ suý cái gọi là “dân chủ”, “tự do” gia tăng hoạt động trong đường dây có sự hỗ trợ đắc lực của cái gọi là “Sáng kiến vì lương tâm người Việt hải ngoại” (VOICE)”, Trịnh Hội đã trải qua những tháng ngày tháng không mấy êm đềm của một kẻ vô danh. Hội đã từng có mặt ở rất nhiều nơi và anh cũng đã kịp đánh bóng chính mình “với cái mác luật sư, từng học thạc sỹ luật quốc tế tại Đại học Oxford, Anh, rồi bám víu môi trường làm việc từ Úc, Philipinnes tới Anh, Mỹ, Hội nhanh chóng gia nhập tổ chức phản động “Việt tân” và trở thành nơi nương tựa của đám tay chân mú mắt đã học đòi “xã hội dân sự”, hay “tự do dân chủ”. Nhưng chính những ngày tháng đó đã dạy cho Hội hiểu thế nào là thân phận của một kẻ làm thuê không hơn, không kém. Sự bon chen và những góc khuất cuộc sống cũng dạy cho anh cái khí chất không chấp nhận số phận và cái gọi là “Sáng kiến vì lương tâm người Việt hải ngoại” (VOICE)” như để thỏa mãn giấc mơ làm chủ chính cuộc sống của mình.
Vốn là một kẻ cơ hội nên ngay từ đầu, Hội đã tìm mọi cách để “giúp đỡ những thuyền nhân Việt Nam cuối cùng ở Thái Lan được sang Canada định cư sau hơn 24 năm chờ đợi”; “góp phần giúp đỡ các nạn nhân của cơn bão lịch sử Hải Yến ở Philippines trong việc tái kiến thiết và gây dựng lại cuộc sống”. Với những động cơ, mục đích được vẽ ra không thể tốt hơn, gã họ Trịnh đã có một thứ mà không ít những kẻ luôn mơ mộng về chuyện phục hồi Chế độ Việt Nam Cộng hòa hướng tới. Và chúng đã bám vào Hội, nhờ cậy Hội làm những chuyện mà gã có lợi thế.
Như một con người sắp chết đuối gặp được phao cứu sinh. Cuộc đời chìm nổi bấy lâu cũng dạy cho gã biết chắt chiu và tận dụng những cơ hội đã được trao gửi. Hội đã từng thuyết giảng rằng: “Chúng ta hãy cùng nhau tái xác quyết để giúp đỡ các nạn nhân, họ hàng của họ và cho cả xã hội có quyền biết được sự thật – và bảo vệ những ai đang tranh đấu để sự thật được thắng thế. Tôi thật sự rất muốn làm được điều này. Rất muốn dành cả cuộc đời còn lại để đạt được mục đích này. Đây là lý do đầu tiên làm cho tôi, tuy có nôn nóng, nhưng phải đợi đến ngày hôm nay mới có thể chia sẻ cùng các bạn”. Nếu những ai chưa biết về thân thế của Gã chắc sẽ tin ngay và trên khía cạnh khơi dậy niềm tin từ đồng đảng thì gã xứng đáng là một kịch sư đại tài; nói không ngoa thì với mớ tư tưởng không kém những bậc khai quốc công thần, những nhân vật được hậu thế ghi danh sử vang. Nhiều người nghe Hội nói đã lầm tin rằng, chính gã chứ không ai khác là người đủ sức kế tục những sứ mạng mà chính họ đang tin sức Hội có thể gánh vác được.
Nhưng “kịch chèo được mấy trống canh”, sau những câu nói màu mè đó, cho đến nay ngoài việc thỉnh thoảng có một số bài viết được đăng tải trên Blog cá nhân và được các trang mạng hải ngoại “nhai lại” thì Hồi chưa có một cái gì cho ra trò. Hay nói cách khác, đến đây gã đã nguyên hình là một người giỏi miệng lưỡi. Nhiều người từng tin gã đã thẳng thừng phát biểu: Gã không thoát nổi cái danh của người nhà ông Kỳ (Nguyễn Cao Kỳ) và đơn giản gã là một kẻ nương nhờ những danh tiếng đã thuộc về quá khứ. Sau cuộc tình đầy chóng vánh với Nguyễn Cao Kỳ Duyên, Trịnh Hội còn được gán cái mác là một gã sở khanh.
Tiếc rằng, với sự hà hơi của một số kẻ, người bất tài như Trịnh Hội cứ ngỡ mình là một cột cờ trong một bó đũa lớn.
    Phương Nam OP
(Nhân Dân)

Thư ngỏ gửi tác giả bài báo “Trịnh Hội - Kẻ núp bóng gia đình Nguyễn Cao Kỳ - Phương Nam OP”

Năm ngoái tình cờ tôi được đọc 1 bài báo viết về Mr Trịnh Hội của tác giả Mỵ Châu đăng trên báo Công an Nhân dân. Một tờ báo mà tính đúng đắn trung thực của sự việc rất ít, nên tôi đọc qua để biết bài báo nói gì, rồi cũng quên lãng...
Sáng nay mở FB ra, thấy 1 bạn dẫn link nguồn bài báo cũng lại viết về Mr. Trịnh Hội, mang tựa đề: ”Trịnh Hội - Người núp bóng gia đình Nguyễn Cao Kì” của tác giả Phương Nam OP. Vì tò mò nên tôi vào đọc để xem nhân vật này là ai? Tổ chức Voice là gì? Tổ chức này làm những công việc gì?
Bài báo này nếu được đăng trên trang báo Nhân dân, loại báo mà dân vẫn dùng để làm giấy gói, thì tôi cũng sẽ không đọc. Vì chẳng cần đọc cũng biết bài báo đó sẽ cố tình bôi nhọ một người nào đấy, theo lệnh thượng cấp của họ. Như đã từng làm với Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ và nhiều người khác nữa.
Thế nhưng nó lại được đăng trên một tờ báo mang tên Nhân dân Việt Nam. Tôi nay đã ở tuổi U60, từ trước tới nay không thấy có 1 tờ báo nào mang tên này!
Mở đầu là một giọng văn đầy khiêu khích của tác giả có tên Phương Nam OP viết: “Chắc chắn, nếu ai đó đọc bài viết này, chứng kiến những dòng văn đầy miệt thị của tôi về một con người...’’
Người đó là ai? Là Mr. Trịnh Hội mà tác giả chưa một lần gặp mặt!
Dù chưa một lần gặp Hội, “Chỉ biết Hội qua những hình ảnh chụp chung với ái nữ của cố Phó Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Cao Kỳ - MC, diễn viên Nguyễn Cao Kỳ Duyên và thông qua những đoạn giới thiệu về bản thân gây tò mò của trang Blog cá nhân Trịnh Hội”.
Một bài báo muốn chiếm được đông đảo cảm tình của bạn đọc thì bài báo phải hết sức khách quan, không thiên vị. Chỉ cần nghe Mr. trịnh Hội tự giới thiệu về mình liệu đã có đủ tư liệu cũng như sự chính xác khách quan để tin? Chỉ cần nghe hơi nồi chõ và theo lệnh của “thượng cấp” đặt hàng, mà ngài đã phóng bút viết luyên thuyên một cách không có nghề về con người của Mr. Trịnh Hội, bộc lộ sự hời hợt trong bài viết, thì ngài quả là gan cùng mình trong việc bôi nhọ người khác!
Tôi là người làm lâu năm trong công tác “Nghiên cứu lịch sử Đảng CSVN”. Nếu tôi nhận chỉ thị từ thượng cấp để viết về một người nào đó, và nếu họ đang còn sống, thì tôi phải đi đến tận gia đình gặp gỡ họ, hỏi họ về những vấn đề đã qua. Sau đó trở về tôi phải mở một cuộc tọa đàm khoa học, để đánh giá những chứng cứ về bản thân họ do họ tự nói về mình và đối chiếu với những ý kiến khác về tính chính xác của những thông tin tự nêu! Rà soát lại, rồi mới chuyển qua khâu biên tập, cho xuất bản.
Nhưng đằng này ngay đầu bài viết về Mr. Trịnh Hội, tác giả đã thừa nhận: “Dù chưa 1 lần gặp Hội...”. Vậy xin được hỏi tác giả Phương Nam OP rằng: Căn cứ vào cái gì để ngài hiểu rõ về bản chất của một con người mà ngài đặt bút viết và theo đó lên tiếng mạt sát Mr. Trịnh Hội??? Chưa nói đến việc Phương Nam OP khẳng định chắc như đinh đóng cột trong tiêu đề của bài viết “TRỊNH HỘI - KẺ NÚP BÓNG GIA ĐÌNH NGUYỄN CAO KỲ” (???). Núp bóng ông Nguyễn Cao Kỳ ở chi tiết nào thì đọc toàn bài không thấy ngài nêu ra được một chi tiết nào! Còn việc vợ chồng “ly hôn” là chuyện riêng của mỗi người, điều này nó thuộc về bí mật đời tư của mỗi người, không ai có quyền đề cập một khi không được sự đồng ý của những người đó! Chỉ biết rằng sau khi ly hôn với Mr. Trịnh Hội, cô Kỳ Duyên vẫn rất trân trọng người bạn một thời đã từng là hình và bóng của mình. Xin đừng quá khinh độc giả với những câu vu khống về Mr. Trịnh Hội!!!
Tôi lục tìm trên mạng về tổ chức VOICE này là gì? Sao nó lại khiến nhà cầm quyền Hà Nội nói xấu thậm tệ đến thế! Tôi được biết rằng VOICE là chữ viết tắt của 5 chữ: "Vietnamese Overseas Initiative for Conscience Empowerment". Tạm dịch nghĩa là: Sáng kiến thể hiện lương tâm người Việt hải ngoại.
Tôi hiểu được rằng sau khi cùng gia đình đi di tản, Mr. Trịnh Hội là một người đam mê học tập. Ông đã tốt nghiệp Luật khoa. và lương tâm của một người Việt đã làm ông đã day dứt ông khi chứng kiến cảnh đồng bào Việt Nam phải lần lượt bỏ quê hương, xứ sở, bỏ nhà cửa, mà họ đã nhiều đời tạo dựng, mồ mả tổ tiên đứt ruột ra đi trong tình thế cực kỳ hiểm nghèo, vì những chính sách bất cập của chính quyền đương thời lúc đó. Họ đã phải đóng thuyền vượt biển khơi! Ra khơi không thấy bến bờ... họ vẫn phải đánh đổi mạng sống của mình trên biển cả để tìm miền đất tự do mưu sinh. Và những nước quanh vùng Đông Nam Á như Malaixia, Thailand, Philippin, HongKong là những nước đã cưu mang thuyền nhân Việt Nam đầy tinh thần nhân đạo. Cũng từ các trại tị nạn này, họ đã lần lượt được định cư tại nước thứ 3.
Nhưng tại Thailand, thì đồng bào ta bị kẹt lại số đông và trong một thời gian rất lâu. Cuộc sống không ổn định kéo dài với số thuyền viên nhập trại tại nơi đây. Cực và thương nhất là các trẻ em không được đến trường. Trước tình cảnh đó, với những am hiểu về chuyên ngành luật, và uy tín của mình trên trường Quốc tế, Luật sư Trịnh Hội, là người đã đứng ra vận động Chính phủ CANADA chấp nhận cho số thuyền nhân còn kẹt lại tại TháiLand trong hơn 1/4 thế kỷ qua, tức là trên hơn 25 năm (kể từ khi các trại tị nạn tại Thailand chính thức đóng cửa) được đi định cư tại Canada.
Kết quả 105 người Việt sẽ được sang định cư tại Canada, và vừa qua đã có 28 người trong số họ (đi trong đợt đầu) đã được đặt chân đến miền đất tự do đầy tình người. Sau khi tìm hiểu, tôi đánh giá đây là việc làm nỗ lực mang tính nhân đạo giữa con người với con người của Luật sư Trịnh Hội với cộng đồng người Việt. Cũng vì lòng nhân cùng uy tín của một người luật sư đã hết lòng vì nhân dân, nên ông được cộng đồng người Việt ở hải ngoại yêu mến, xem ông như một ân nhân mà họ mang ơn. Cái ơn theo suốt cuộc đời của họ cùng các thế hệ sau, con cháu của họ.
Trong bài viết Trịnh Hội, Kẻ núp bóng gia đình Nguyễn Cao Kì tác giả Phương Nam OP đã lớn tiếng: ”... gã đã hiện nguyên hình là một người giỏi miệng lưỡi...”. Xin lỗi tác giả Nam Phương OP, những chứng cứ của các người đưa ra về vị Luật sư Trịnh Hội thật rất mơ hồ! Điều không nên có và không thể chấp nhận ở người viết báo! Nếu là một kẻ miệng lưỡi, thì chắc chắn Luật sư Trịnh Hội đã bị cộng đồng người Việt ở hải ngoại giăng băng rôn và biểu tình “Đả đảo luật sư Trịnh Hội!” kể từ khi ông ấy đặt chân lên đất Mỹ. Như dân VN tại Mỹ đã từng tổ chức biểu tình “Đả đảo ông Nguyễn Minh Triết, đả đảo ông Nguyễn Tấn Dũng!!!”... vốn đường đường là những nguyên thủ quốc gia, khiến cả thầy trò và đoàn tùy tùng phải vào Nhà Trắng hội đàm với Tổng Thống Mỹ bằng “CỬA SAU“ một cách đầy nhục nhã đấy! Tác giả Phương Nam OP có biết không.
Thưa tác giả Phương Nam OP,
Tôi thách ông đưa được một bằng chứng nào về việc Luật sư Trịnh Hội bị cộng đồng người Việt đả đảo khi con người ấy có mặt trên đất Mỹ!!! Cầm bằng ông không đưa được dẫn chứng như tôi yêu cầu thì chẳng qua ông chỉ là một kẻ “ĐIẾM BÚT” cho chủ mà thôi!!! Đức độ và những gì Luật sư Trịnh Hội đã làm được cho cộng đồng người Việt tị nạn, chắc chắn đối với họ, đó thực sự là một “TƯỢNG ĐÀI” trong lòng người Việt hải ngoại.
Vừa qua, truyền thông Tàu cộng và Nhà sử học Hồ Tuấn Hùng của Đài Loan rầm rộ loan tin: Người nằm trong lăng không phải là ông cụ mà là Hồ Tập Chương, một "chú Khách" đã bị ĐCSTQ thế vào khi ông cụ thiệt đã từ trần vì bệnh lao từ trước 1945 (???). Trước thông tin này từ ông Trọng, cho đến toàn Bộ chính trị, cho dến anh Đinh Thế Huynh, cấm có một bài nào lên tiếng ”rửa nhục” cho bác anh minh và điểm mặt anh bạn vàng Trung Cộng láo quá! Và khởi kiện anh Hồ Tuấn Hùng tại Tòa án Quốc tế, về tội bôi nhọ bác vĩ đại của chúng ta. Cái đáng viết để rửa nhục cho ông cụ, thì không viết! Ấy là hành động khôn nhà dại chợ của anh Đinh Thế Huynh có biết không Phương Nam OP? “Chó cứ sủa đoàn người cứ tiến”.
Phương ngôn ta có câu: “Ngậm máu phun người, miệng mình tanh hôi trước đã”. Tác giả Phương Nam OP hẳn có biết câu này!!!
Một bạn đọc
Viết tại VũngTàu 20/11/2014
Ngô Thị Hồng Lâm
Tác giả gửi BVN
(Bauxitevn)

Truy tìm “long mạch” nơi phát tích gia tộc vị tổng thống cuối cùng chế độ Sài Gòn

“Cánh đồng hoang” Đồng Tháp Mười ẩn chứa trong nó bao điều huyền bí. Ít người biết rằng, đó cũng là nơi phát tích gia tộc họ Dương của vị tổng thống cuối cùng chế độ Sài Gòn - Tướng Dương Văn Minh.
Gần đây, có những người nước ngoài đến Đồng Tháp Mười để truy tìm “long mạch”, họ quyết mua cho bằng được cánh đồng nơi phát tích tộc họ Dương.
Bài 1: Nơi ra đời Tướng Dương Văn Minh
Tướng Dương Văn Minh.
Từ một cánh đồng hoang, ngày nay, Đồng Tháp Mười (ĐTM) đã trở thành vựa lúa lớn của cả nước. Trong đó, có một cánh đồng được khai phá vào loại sớm nhất, cũng là cánh đồng màu mỡ nhất, cho năng suất lúa cao nhất. Chính trên cánh đồng này, cậu bé Dương Văn Minh đã lớn lên, về sau trở thành một trong những nhân vật được nhắc tới nhiều nhất ở Sài Gòn nửa cuối thế kỷ 20.
Cánh đồng màu mỡ nhất Đồng Tháp Mười
Đồng Tháp Mười là một vùng đất ngập nước của Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích gần 700 ngàn hecta, trải rộng trên ba tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp. Suốt hàng ngàn năm, vùng đất này chịu cảnh hoang hóa, đất đai bị ngập nước mỗi năm 3 - 4 tháng. Thời Pháp, rồi thời Mỹ, đã có nhiều nỗ lực khai phá ĐTM nhưng đều thất bại. Bắt đầu từ thập niên 1980, chỉ với lao động thủ công là chính, hàng triệu người dân 3 tỉnh nói trên đã đẩy mạnh khai hoang vùng ĐTM. Hàng trăm ngàn cây số kênh mương đã được đào để thoát nước, xả phèn. Vất vả, kể cả thất bại suốt 20 - 30 năm, người dân nơi đây đã biến ĐTM thành vựa lúa cả nước, góp phần quan trọng đưa Việt Nam từ một nước thiếu lương thực thành cường quốc xuất khẩu gạo.
Từ thành phố Tân An (tỉnh Long An), xuôi theo quốc lộ 62 khoảng 10 cây số là đến ngã tư Mỹ Phú (thuộc huyện Thủ Thừa). Đây có thể coi là cửa ngõ vào ĐTM. Một cánh đồng bao la hiện ra trước mặt, đồng lúa bất tận xen lẫn với những vạt rừng tràm xanh ngát. Phía bên trái ngã tư là cánh đồng thuộc ấp xã Mỹ Phú, nơi có thể xem là “cánh đồng huyền diệu” của vùng ĐTM. Ngày trước, mỗi năm xã Mỹ Phú phải chịu ngập sâu 2 - 3 tháng. Cũng chính nhờ hàng năm có mấy tháng đồng ruộng bị ngập, nước lũ mang phù sa về bồi đắp, khi lũ rút, bàn tay con người tiếp tục cải tạo, bồi bổ cho đất. Cứ thế, sau hàng trăm năm, cánh đồng xã Mỹ Phú trở thành vùng đất màu mỡ nhất tỉnh Long An và cả vùng ĐTM.
Cánh đồng xã Mỹ Phú từ lâu đã trở nên thân quen với các trường đại học, cao đẳng nông nghiệp. Đây cũng là địa chỉ hay lui tới của các viện nghiên cứu về nghề trồng lúa. Hầu hết các kỹ sư nông nghiệp chuyên về trồng lúa ở các trường đại học phía Nam, chân cẳng đều ít nhiều lấm đất ruộng ở Mỹ Phú. Giáo sư -Tiến sĩ Võ Tòng Xuân đã không biết bao nhiêu lần đặt chân đến cánh đồng xã Mỹ Phú. Nhiều vị lãnh đạo ở Bộ NN&PTNT, các trường đại học, các viện nghiên cứu trên cả nước đã từng đến học tập, nghiên cứu trên cánh đồng này khi còn là sinh viên.
Vụ đông xuân 2000 - 2001, nông dân Dương Văn Hữu (Hai Hữu) ở xã Mỹ Phú đã làm kinh ngạc mọi người khi thu hoạch lúa đạt năng suất hơn 10 tấn/ha. Ông Hữu kể, nhờ mùa lũ năm 2000 nước dâng cao kỷ lục, vì vậy mà lượng phù sa bồi đắp lên đồng ruộng rất nhiều. Sau khi lũ rút, ông thấy phù sa bám trên mặt ruộng một lớp dày cả nửa lóng tay. Cũng nhờ nước lũ ngập cao và ngập lâu, các loại thiên địch hại lúa như sâu rầy, chuột, ốc bị cuốn trôi đi hết. Lượng phèn tiềm ẩn dưới mặt ruộng cũng được nước lũ cuốn trôi đi phần lớn... Với tất cả những lợi ích do mùa lớn mang lại, cộng với đất đã sẵn màu mỡ, cùng tay nghề chăm sóc của kiện tướng trồng lúa Hai Hữu, đám ruộng của ông cứ xanh mượt, rồi trổ bông nặng oằn, ông Hai Hữu phải căng dây cho lúa đừng ngã. Kết quả, ông được ghi nhận là người nông dân miền Tây Nam Bộ đầu tiên trồng lúa đại trà đạt năng suất trên 10 tấn/ha/vụ.
Ông Hai Hữu kể, những năm sau ngày giải phóng, sâu rầy phá hoại lúa rất dữ, trong khi nguồn thuốc xịt rầy lại rất khan hiếm. Sau trận lụt lịch sử năm 1978, cây lúa miền Tây quằn quại bởi dịch rầy nâu, đẩy nông dân lâm vào cảnh đói khổ. Trước tình hình đó, khi nghe Trường Đại học Cần Thơ triển khai việc nhân giống lúa kháng rầy, ông đã đăng ký thử nghiệm nhân giống trên phần đất của mình. Một mình ông chưa đủ diện tích cần thiết, ông Hai Hữu vận động người thân, bà con lối xóm đưa ruộng làm nhân giống thử nghiệm. Vụ đông xuân năm 1978 đã chính thức xác nhận sự ra đời của tổ nhân giống lúa "Hai Hữu" với 8ha ruộng. Đến cuối vụ, họ thu hoạch được 40 tấn lúa giống kháng rầy "quý như vàng".
Thành công bước đầu càng kích thích người nông dân ham học hỏi này tìm đến với những điều hay, mới lạ trong nghề trồng lúa nước. Từ đó cho tới ngày ông mất (năm 2010), tổ nhân giống lúa Hai Hữu với tổng diện tích khoảng 100ha đã nhân thành công khoảng 500 giống lúa. Trong đó, có những giống đã đi vào lịch sử lúa giống Long An và miền Tây Nam bộ, như giống IR13240-108-2-2-3 và IR6425-469-4-2. Các giống lúa với nhiều tính năng nổi trội ấy còn được nông dân cả tỉnh Long An sử dụng cho đến tận ngày nay. Năm 2002, Chủ tịch Nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho ông Dương Văn Hữu.
Nơi phát tích tộc họ Dương
Nằm giữa cánh đồng Mỹ Phú có một khu mộ cổ. Tất cả những ngôi mộ đều mang họ Dương. Ngôi mộ có niên đại xưa nhất là mộ cụ ông Dương Văn Hiển (1865-1917). Nằm hai bên là mộ 2 bà Trần Thị Trong và Nguyễn Thị Vốn. Theo cách chôn và cách ghi tên trên mộ chúng ta hiểu rằng ông Dương Văn Hiển có 2 vợ, cùng sống hạnh phúc và khi mất cùng nằm bên nhau. Điều đó phần nào nói lên tộc họ Dương từ cuối thế kỷ 19 đã khấm khá. Nằm kề bên chùm mộ của vợ chồng ông Dương Văn Hiển là 2 ngôi mộ khác nằm cạnh bên nhau. Trên mộ bia ghi Dương Văn Huề, tức Dương Văn Mau (1891 - 1944) và Nguyễn Thị Kỷ (1895 - 1992). Họ chính là đôi vợ chồng đã sinh ra một nhân vật lịch sử từng làm sôi động chính trường Sài Gòn thập niên 1960 và cũng chính là người làm chiếc cầu nối quan trọng trong cuộc chuyển giao lịch sử giữa chính quyền tay sai Sài Gòn và chính quyền cách mạng vào năm 1975. Người đó chính là Đại tướng Dương Văn Minh, cũng là người trở thành “nguyên thủ quốc gia” ngắn nhất trong lịch sử Việt Nam và thế giới, khi chỉ làm tổng thống của chính quyền Sài Gòn chưa tới 48 tiếng đồng hồ.
Tính cho tới đời Dương Văn Minh, tộc họ Dương đã định cư trên đất Mỹ Phú được khoảng 150 năm, trải qua 6 thế hệ. Chuyện kể rằng, trong đoàn lưu dân từ miền Trung vào khai khẩn đất hoang ở miền Tây Nam Bộ vào cuối thế kỷ 18 - đầu thế kỷ 19, có một nhóm người dừng chân bên bờ sông Vàm Cỏ Tây, nơi bắt đầu vùng đất hoang huyền thoại ĐTM. Ngày ấy nơi đây còn là rừng rậm, nhiều thú dữ, “muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lềnh như bánh canh”. Trong đoàn lưu dân có đôi vợ chồng trẻ Dương Văn Bảo - Lê Thị Quý. Họ chọn một giồng đất cao ráo để dựng chòi định cư, khai khẩn đất hoang, làm ruộng. Vùng đất ngoài rìa ĐTM này vào cuối mùa mưa nước từ thượng nguồn sông Vàm Cỏ Tây đổ về ngập trắng đồng, càng lúc càng dâng cao, dìm hết ruộng vườn, cây trái, nhà cửa. Nhưng nước lũ cũng mang về nguồn lợi thủy sản phong phú, gồm các loại cá, rắn, rùa, bông điên điển, người vùng lũ chỉ cần ngồi trên sàn nhà thòng chân xuống nước lũ cũng có thể tìm được cái ăn qua mùa lũ. Mùa lũ đi qua, cùng lúc với việc chuẩn bị xuống giống cho vụ lúa duy nhất trong năm, người dân ĐTM còn đi ‘thu hoạch” lúa “trời” - một loại lúa tự nhiên trên những cánh đồng hoang, không ai gieo trồng, tự mọc và lớn lên theo con nước lũ, thân dài đến 4 - 5 mét, đến khi lũ rút, lúa cũng vừa chín tới, người nông dân chèo xuồng đi cắt từng bông lúa.
Cứ thế, vợ chồng ông Dương Văn Bảo vừa khai khẩn đất hoang vừa khai thác các sản vật vùng ĐTM, cùng cộng đồng lưu dân xây dựng xóm ấp, hình thành nên làng Mỹ Phú cho tới ngày nay. Phải mất tới 4 đời, gia tộc họ Dương và những lưu dân từ miền Trung mới thuần hóa cánh đồng hoang xã Mỹ Phú thành cánh đồng màu mỡ, giúp con người trở nên khá giả. Từ đời ông Dương Văn Bảo, qua các đời Dương Văn Long, Dương Văn Lâm, Dương Văn Cường, gia tộc họ Dương đã đổ nhiều mồ hôi, công sức xuống vùng đất Mỹ Phú, cùng lúc cuộc sống của họ cũng khấm khá dần lên. Đến đời ông Dương Văn Hiển, tức đời thứ năm từ khi ông Dương Văn Bảo vào khai khẩn vùng đất Mỹ Phú, gia tộc họ Dương đã bắt đầu giàu có, ruộng vườn “cò bay thẳng cánh”. Nhờ đó mà các con của ông Hiển được học hành đàng hoàng, dù lúc đó ở vùng Tân An còn chưa có trường học. Một người con của ông Hiển rất chí thú học tập, đỗ đạt cao, được bổ nhiệm làm quan triều đình, được cử đi trấn nhậm ở Sài Gòn - Gia Định và vùng Mỹ Tho -Vĩnh Long, có tên là Dương Văn Huề. Sau này, khi ra làm quan, ông còn có thêm tên là Dương Văn Mau. Trong thời gian ông Mau đi làm quan ở vùng Sài Gòn - Gia Định, vợ ông đã từ quê nhà đến thăm và hạ sinh ra người con trai đặt tên là Dương Văn Minh. Vì vậy mà sau này, có người tưởng nhầm rằng Dương Văn Minh quê gốc Sài Gòn - Gia Định. Thực ra, đó chỉ là nơi ông tình cờ sinh ra, còn quê hương ông là vùng Mỹ Phú ở ĐTM.
Ngày bà Nguyễn Thị Kỷ - vợ ông Dương Văn Mau - hạ sinh đứa con trai đặt tên Dương Văn Minh có hình vóc to lớn hơn người, dù có kỳ vọng con mình sẽ “nên danh, nên phận” sau này, nhưng chắc hẳn vợ chồng ông Mau không thể ngờ rằng cậu bé ấy sau này trở thành tổng thống, là người có vị trí khá đặc biệt trong một giai đoạn bi tráng của dân tộc, đất nước.
 Như Thùy
(Lao Động)

Tổng thống Indonesia 'đi máy bay giá rẻ'


Tân tổng thống Indonesia gây xôn xao khi mua vé máy bay hạng phổ thông để sang Singapore dự lễ tốt nghiệp trung học của con trai.
Ông Joko Widodo và vợ từ chối dùng máy bay tổng thống vì đây là chuyến đi cá nhân.
Họ tự trả tiền vé mặc dù chính phủ trả tiền cho vệ sĩ đi theo.
Một số nhà quan sát khen ông Widodo, còn những người khác nói đây chỉ là chiêu lấy tiếng của ông.
Vợ chồng tổng thống đã lên máy bay hãng hàng không quốc gia Garuda Indonesia hôm thứ Sáu.
Họ xếp hàng tại quầy làm thủ tục cùng với các hành khách khác.
(BBC)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét