Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

'Tê liệt sân bay': Không thể là sự cố kỹ thuật

Chính trị – Xã hội

Trung Quốc xây một đảo nhân tạo với sân bay    -(RFI)   —   Quốc hội Mỹ lo ngại Trung Quốc tăng cường quân sự  -(RFI)   —   Báo Mỹ nhắc Trung Quốc đừng quên Nhật Bản có Mỹ đứng sau  -(GDVN)   —  Cựu quan chức Mỹ: Mục tiêu của Mỹ là không để Biển Đông có xung đột  -(GDVN)   >>>  Mỹ-Nhật tập trận chung Keen Sword quy mô rất lớn nhằm vào Trung Quốc?
Dấu hiệu vị thế đặc biệt của Việt Nam trong lòng Nga     – (ĐV)   —   Nga hướng Đông, cuộc chơi mới cho Việt Nam  -(VNN) -Nga đang đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam như một phần quan trọng trong chính sách hướng Đông. Các DN hai bên đã tìm thấy những cơ hội mới trong xu thế này.
Tướng Thước: Chiếm đèo Hải Vân, kẻ xấu có thể chia đôi đất nước  -(GDVN)    —   Cấp phép khu vực nhạy cảm, Thừa Thiên-huế cầm đèn chạy trước ô tô?  -(MTG)

Nguyễn Văn Tuấn – 99% người Việt không đọc báo giấy?  -(DL) -Buồn cười một điều là khi giới quan sát nước ngoài phê bình VN không có tự do báo chí, thì các quan chức giãy nảy lên phản bác. Cách họ làm là đem mấy con số thống kê về số tờ báo ra để phản bác. Nhưng đó là kiểu phản bác rất lạc đề. Người ta phê phán rằng anh không có tự do báo chí (chứ người ta đâu có phê phán anh có ít tờ báo), nhưng anh lại nói “tôi có nhiều tờ báo”! Nhưng trong thực tế thì hơn 800 tờ báo đó chỉ có 1 ông tổng biên tập, và do đó tất cả đều cung cấp một thông tin có chọn lọc và nói cùng một giọng điệu.
Sân bay Tân Sơn Nhất lại lên báo nước ngoài     – (ĐV)  -Sự cố mất điện ở sân bay Tân Sơn Nhất được báo nước ngoài quan tâm, vì được cho rằng đây là trường hợp chưa từng xảy ra trên thế giới.   —  Nhiều nghi vấn trong bản tin “Máy bay VNA suýt đâm máy bay quân sự”  -(GDVN)   —   Bộ trưởng Thăng: Chất lượng nhân viên không lưu quá thấp    – (ĐV)   —  Việc mất quyền điều hành bay ảnh hưởng tới hình ảnh đất nước  -(VTC)
Tê liệt sân bay’: TS Nguyễn Bách Phúc lật tẩy sự cố  -(TP)   –  “Chết người” với hàng loạt máy bay lơ lửng  -(TT)
Số lượng du khách Trung Quốc vẫn giữ vị trí số 1     – (ĐV)
ĐBQH vắng mặt gần 25%: Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội lý giải  -(VTC)
Tài sản ông Trần Văn Truyền: ‘Cung điện’ của con trai   – (ĐV)  -Sinh năm 1981 nhưng con trai ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ đã sở hữu dinh thự hàng chục tỉ.  Đại úy CSGT có dinh thự 16.600m2   —  Xôn xao sự việc thu hồi tài sản ông Trần Văn Truyền    – (ĐV)   —  Hàng xóm khu nhà công vụ tiết lộ về cuộc sống của ông Truyền  -(GDVN)
Cận cảnh căn biệt thự tại TP.HCM do vợ ông Trần Văn Truyền đứng tên  -(MTG)   —   Ông Trần Văn Truyền muốn mua lại căn nhà ở TP HCM  -(VNN)   >>>   Thông tin về ông Truyền, ông Khánh… không liều được!
Kiểm tra con sâu nguyên Tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền   -(DLB)   —  http://www.danluan.org/tin-tuc/20141123/co-bao-nhieu-ong-tran-van-truyen-khac-trong-vo-boc-liem-khiet”>Kiến Giang – Có bao nhiêu ông Trần Văn Truyền khác trong vỏ bọc liêm khiết?  -(DL)
Ông Trần Văn Truyền từng phát biểu: ‘Tôi lao động đến thối cả móng tay’.  -(VNTB)
Tự nguyện trả hơn 20.000m2 đất “vàng”   -(TT) -Hai doanh nghiệp tại TP.HCM vừa đề nghị trả lại TP bốn khu đất đang quản lý với tổng diện tích hơn 20.000m2.

Bé trai 10 tuổi bị tra tấn oan vì công an nghi cháu bắt trộm chim  -(GDVN) -“Việc con tôi có bắt trộm hay không phải làm cho rõ. Còn cháu mà trộm chim thật hay làm bất cứ gì sai chúng tôi cũng muốn cháu được răn đe. Nhưng đường này cháu không trộm lại cứ ép cháu là sao, lại còn dùng nhục hình với cháu nữa thì không thể chấu nhận được. Cháu mới 10 tuổi mà khi đưa lên xét hỏi lại không hề có ai giám hộ. Cán bộ công an mà làm vậy là đúng hay sai?
Cháu Hạnh với các vết bầm ở bàn tay sau khi bị công an viên xã Thanh Tùng dùng bút kẹp bắt nhận tội bắt chim (ảnh do gia đình cung cấp)=== >>>

Thi đua là… đua thi  -(TVN)   —  Mang danh con quan to, sếp lớn dễ lừa tiền tỷ  -(VEF)
Ôtô càng đắt càng bán chạy, Tây choáng dân Việt chơi xe sang  -(VEF)
Việt Nam không thể phát triển nếu năng suất lao động thấp   -(NV)- Đó là nhận định của ông Nguyễn Quân, Bộ trưởng Khoa học – Công nghệ. Theo ông Quân năng suất lao động của Việt Nam thấp là vì chính sách chứ không phải do người Việt quá tệ.
TPHCM:  Bán “tháo” nhà bên đoạn đường nội đô đẹp nhất Sài Gòn  -(DT) -Nhiều hộ dân sống bên đoạn đường nội đô đẹp nhất Sài Gòn đang rơi vào cảnh khốn đốn, cuộc sống đảo lộn bất kể trời nắng hay mưa vì cảnh nhà ở biến thành “hầm”. Không ít người đã phải treo biển bán tháo nhà đi nơi khác lánh nạn.
Hành nghề bác sĩ “chui” tại bệnh viện… công  -(Dân trí)
Bài 3: Công an vào cuộc điều tra vụ phó chủ tịch xã bị tố bắt dân vì xua đuổi tàu cát  -(DT)   >>>   Lào Cai: Làm rõ vụ công dân không biết chữ vẫn ký nhận tiền đền bù
“Nguy cơ ngừng nhận lao động Việt Nam vào Hàn Quốc rất cao”  -(DT) ->>  “Tỉ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn tại Hàn Quốc còn trên 30%”
Kỹ nghệ “ăn cắp” của các cây xăng  -(Infonet)   — -Hành trình truy bắt kẻ sáng chế ‘chip’ gian lận xăng ở Nghệ An  -(VTC)
Kỳ 4: Chuyến hàng thuốc phiện của các tướng lĩnh đứng về phía…dân nghiện!  -(MTG)
Hồi ký McNamara: Kỳ 9 - Tranh cãi trong Nhà Trắng trước ngày đảo chính Diệm - Nhu
Hồi ký McNamara: Kỳ 9 – Tranh cãi trong Nhà Trắng trước ngày đảo chính Diệm – Nhu -(MTG)   >>>   Kỳ 8: Đề nghị thay Diệm – Nhu vì “cần chế độ do quân đội nắm quyền” -(MTG)   >>>   Kỳ 7: McNamara bối rối trong lần đầu gặp Ngô Đình Diệm -(MTG)
Thiểu năng trí tuệ chỉ làm chuyện ruồi bu   -(DLB)
Thiên đường cộng sản thế này đây -(DLB)
Đến hiệu trưởng cũng… chơi bằng giả -(DLB)
Tô Văn Trường – Khi cỗ xe tăng đang đi lạc hướng   -(DL)
Anh Trịnh Bá Phương Tường trình diễn biến sai phạm của chính quyền Hà Nội về việc thu hồi đất Dương Nội -(DL)
Báo động: Dối trá công quyền đang trở thành bệnh dịch!.  -(VNTB)
VỞ KỊCH “CỐNG HIẾN VÀ THÀNH QUẢ”   -(TNM)

Kinh tế

Đào vàng kêu lỗ:Dính chết 60 tấn có chất cực độc Cyanua!    – (ĐV)
Thủ đoạn bôi bẩn thương hiệu chè Lâm Đồng của đối thủ cạnh tranh người Đài Loan  -(MTG)
GDP của TP HCM đạt 9,5%  -(NLĐ)   —  Mổ xẻ “sóng ngầm” tỉ giá  -(NLĐ)   — Cẩn thận với lãi suất 0%   -(TT)

Thế giới

Hồng Kông: Phong trào biểu tình dân chủ bị phân hóa  -(RFI)   —  Chín nhà báo Hong Kong bị cấm nhập cảnh Philippines -(RFA)
Nga: ‘Phương Tây muốn thay đổi chế độ ở Moscow’ -(BBC)   —   Moscow cáo buộc phương Tây tìm cách thay đổi chế độ tại Nga  -(VOA)   —   Tổng thống Putin có thể cách chức ông Medvedev  -(NLĐ)
Vì sao bà Aung San Suu Kyi không được ra tranh cử Tổng thống?  -(VOA)   —   LHQ kêu gọi Miến Điện cấp quốc tịch cho người Rohingya  -(RFI)
Tunisia : Bầu cử tổng thống dân chủ đầu tiên  -(RFI)
Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ thảo luận về việc thay đổi chế độ Syria  -(VOA)   —   Tổng thống Obama bảo vệ lệnh hành pháp về di trú  -(VOA)   —   ‘Không có sai lầm của quân đội Mỹ, CIA’ trong vụ Benghazi  -(VOA)   —   Hạ viện Mỹ kiện chính quyền Obama về luật chăm sóc y tế  -(VOA)
Quốc vương Thái không tiếp các bộ trưởng do sức khỏe yếu kém   -(RFI)
Quỹ xanh LHQ có 9 tỷ đô la để chống biến đổi khí hậu  -(RFI)   —  Đức nhức đầu với các nhà máy điện chạy bằng than  -(RFI)
Liên Hiệp Châu Âu đề mục tiêu giảm lượng túi nylon từ đây đến năm 2025  -(RFI)   —  Nhiệt độ 10 tháng đầu năm 2014 cao nhất kể từ 1880  -(RFI)
Động đất 6.3 độ richter tại Trung Quốc -(RFA)   —   Động đất 6.8 độ richter tại Nhật -(RFA)  —  Động đất mạnh 6,8 độ richter, miền trung Nhật Bản rung chuyển   -(VOA)

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học - Xã hội

Chuyện đệ nhất danh ca Út Trà Ôn -(RFA)
Những tình khúc bolero vang bóng một thời “hớp hồn” khán giả  -(GDVN) -
Phim Việt ngập cảnh “cấm trẻ em”   -(DT)
ỐI GIỜI! MÔN LỊCH SỬ  -(Trần kỳ Trung)

Vụ “2 bà, 1 ông” đánh nhau trên máy bay: Người tình bổ guốc vào mặt vợ  -(NLĐO)
Trọng án vì ghen tuông, một người mất mạng tại Bình Dương  -(VTC)
Hô biến 20.000 thành 500.000 đồng!  -(TN)

ỐI GIỜI ! MÔN LỊCH SỬ - Bình luận - TRẦN KỲ TRUNG


Ôi! Môn lịch sử ( Ảnh minh họa)

ỐI GIỜI! MÔN LỊCH SỬ - Bình luận
           Trên tay tôi là ba quyển sách dạy lịch sử từ lớp 7 đến lớp 9 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo.
        Lớp 7 đến lớp 9, các em vừa mới qua tuổi nhi đồng, chưa đến tuổi trưởng thành, tâm lý đang hình thành, suy nghĩ chưa phải chín chắn. Ấy vậy, trong ba quyển sách giáo khoa về lịch sử, có những khái niệm, đến như tôi còn phải tra từ điển, thì thử hỏi, học sinh tuổi như các em làm sao hiểu được.
           Dưới đây tôi xin lấy một số dẫn chứng:
          Sách lớp 7 gồm hai phần:
          Phần một – Khái quát lịch sử trung đại (gồm 7 bài) .
         Tôi tự hỏi, học sinh lớp 7, một tuổi mới lớn, vắt mũi chưa sạch cần gì những nội dung bắt các em phải học như: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu. Hay như : Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kỳ trung đại ở châu Âu.
        Chỉ riêng khái niệm “ Xã hội phong kiến”, “ hậu kỳ trung đại”… người lớn, nhiều người đã hiểu chưa? Mà bắt các em học.
           Đến phần hai của quyển sách lịch sử này kiến thức bắt các em học thuộc, hiểu mới thật kinh khủng - Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX, gồm 6 chương, 22 bài. Cho dẫu chỉ tóm tắt cũng là một sự “nhồi nhét” không hơn, không kém. Như chương I: Buổi đầu độc lập thời Ngô - Đinh - Tiền Lê ( Thế kỷ X) gồm hai bài: Bài 8:  Nước ta buổi đầu độc lập. Bài 9:  Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê. Tôi cứ tự hỏi, học sinh lớp 7 có cần nêu những sự kiện ( đến cả người lớn, nếu hỏi, có khi không nhớ, không biết) về tình hình chính trị, quân sự, sự phát triển kinh tế và văn hóa…của cuối thời Ngô, nhà Đinh, tiền Lê. Tiếp theo nội dung của cuốn sách giáo khoa lịch sử này là  các sự kiện dài dằng dặc bắt các em  học thuộc từ nước Đại Việt thời Lý ( thế kỷ XI – XII) kéo dài đến Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX. Bài nào cũng có tình hình kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục… với những những dòng chữ khô khan, không có một chút nào gây hứng thú đến học sinh như: “ …Chính quyền phong kiến được hoàn thiện dần. Đứng đầu triều  đình là vua…cả nước chia làm năm đạo…dưới đạo là phủ, huyện…” ( trang 94 – Sách lịch sử lớp 7- NXBGD năm 2010). Nêu  khái niệm này giáo viên phải giải thích, so sánh mà giải thích, so sánh làm sao khi đầu óc non nớt của các em còn mải chơi bi, đá cầu… đâu có cần những khái niệm trìu tượng này. Điều cần nhất, ở tuổi các em, qua môn lịch sử sẽ hình thành, bồi đắp lòng yêu nước, nhưng nếu cứ dạy kiểu này chắc chắn không thể có được.
         Giá như ở tuổi các em học sinh lớp 7, thay thế những kiến thức lịch sử khô khan như vậy, bằng những câu chuyện kể lịch sử của từng giai đoạn đó, hợp với lứa tuổi tâm lý, sinh hoạt của các em ( Những câu chuyện lịch sử hay, không thiếu trong sách vở, di tích đền chùa, lời kể của các cụ già, bậc cao niên…) hoặc như bằng hình thức đi tham quan đình chùa, di tích lịch sử có liên quan đến những giai đoạn lịch sử đang học rồi viết thu hoạch hay kể  lại những câu chuyện lịch sử mình đã biết, đã nghe, đã nhìn… dưới sự hướng dẫn của giáo viên, có phải tốt bao nhiêu. Học sinh vừa có kiến thức, vừa tạo hứng thú, vừa để các em yêu môn lịch sử. Tất nhiên, để làm tốt điều đó, đòi hỏi giáo viên lịch sử phải năng động, am hiểu lịch sử, có nghệ thuật truyền đạt, dẫn chương trình, quản lý giỏi.
        Tiếc rằng, các trường sư phạm nói chung, đào tạo giáo viên dạy môn lịch sử nói riêng, gần như không chú trọng điều này.
          Trong những quyển sách giáo khoa môn lịch sử dạy cho các em tôi đang cầm, hãi nhất là quyển lịch sử lớp 8 . Cũng hai phần, gồm 31 bài. Phần I, lịch sử thế giới - Lịch sử thế giới cận đại ( từ giữa thế kỷ XVI đến năm 1917) – Phần II, Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918. những kiến thức “ cực khủng” buộc học sinh phải thuộc như chương I – Thời kỳ xác lập của Chủ nghĩa tư bản,  sau đó là một loại bài nói về cách mạng Hà Lan ( thế kỷ XVI), cách mạng tư sản Anh ( Thế kỷ XVII ), chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ với rất nhiều chi tiết, đọc hoa cả mắt, chứ chưa nói đến học thuộc. Sau bài này chốt lại hai câu hỏi “ khủng khiếp”: “ – 1) Lập niên biểu về cách mạng tư sản Anh và chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. 2) Nêu ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên?
         Hai câu hỏi này, nếu như một số em ở thành phố lớn có cơ hội tiếp xúc, học hỏi…có thể làm được, thì các em ở miền núi, vùng khó khăn có cần phải biết đến “ cách mạng tư sản Anh”!!! Khi cơm ăn chưa no, đi chân đất, học bữa đực, bữa cái… Học lịch sử với một kiến thức quá tải, quả thật đây là một sự đánh đố, nhất là những em ở  vùng xa, còn khó khăn…
         Đó chỉ là chương đầu tiên của cuốn sách giáo khoa lịch sử lớp 8. Nếu như các bậc phụ huynh có con cháu đang học lớp 8, chịu khó mở cuốn sách này, xem hết 31 bài, tôi tin chắc có chung một nhận định, học sinh không thể học hiểu, yêu môn lịch sử, trừ nói như con vẹt.
         Dạy lịch sử, cho các em biết sự phát triển của từng thời kỳ lịch sử là cần thiết, nhưng nhất thiết phải phù hợp với từng tâm, sinh lý từng lứa tuổi. Với học sinh lớp 7, lớp 8 với những mục, chương…như tôi vừa dẫn chứng, có cần cho các em học ôm đồm như thế không? Hay chỉ cần nêu một số cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu thông qua bằng những câu chuyện lịch sử, những hình ảnh, bộ phim video…để cho các em hiểu ( hiện nay với nhiều phương tiện thông tin hiện đại, điều này không khó với một giáo viên dạy sử). Ở tuổi này cũng có cần cho các em lập niên biểu, so sánh, hay nêu ý nghĩa của những cuộc cách mạng tư sản xảy ra xa lắc, xa lơ? Tôi muốn hỏi, các nhà soạn sách giáo khoa lịch sử: Điều này có giúp các em yêu lịch sử không? Gợi mở cho các em điều gì để áp dụng, hay so sánh với thực tế? Có giúp các em hình thành được một nhân cách tốt trong cuộc sống hay không?.
           Nếu không trả lời được những câu hỏi này, rõ ràng dạy lịch sử đã phản tác dụng.
           Đến nội dung quyển sách giáo khoa môn lịch sử lớp 9 với nội dung : Phần I – Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay, gồm 13 bài, với nội dung bao quát gần như toàn bộ các cuộc cách mạng lớn trên thế giới từ năm 1945 đến nay và câu hỏi cuối cùng của chương này với một học sinh lớp 9: “ Tại sao nói “ Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc?”. ( trang 54 – SGK lịch sử lớp 9 – NXB Giáo dục – 2014)
        Quả thật, tôi không hiểu một em học sinh lớp 9 sẽ trả lời câu hỏi này như thế nào?
          Phần II của quyển sách giáo khoa này là “ Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay) gồm 7 chương, 21 bài, diễn giải gần như toàn bộ lịch sử Việt Nam dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản. Tôi không đi sâu vào sự kiện, vì tôi tin rằng, giáo viên chỉ nêu sự kiện lịch sử xảy ra trong giai đoạn này cũng đã hết giờ, chứ chưa nói giải thích, diễn giải, minh họa… Tại sao không thể chọn ra một giai đoạn lịch sử nhất định, sự kiện lịch sử tiêu biểu để giảng dạy cho các em, nhất là những phong trào yêu nước của người dân Việt Nam, như khởi nghĩa Yên Bái, hình ảnh lẫm liệt của anh hùng Nguyễn Thái Học (Quốc Dân Đảng)…Vậy trong quyển SGK này những sự kiện, nhận vật này nêu rất sơ sài, ngược lại sách giáo khoa đặt rất nặng những sự kiện về đảng, từ lúc mới manh nha là  những tổ chức đảng ở ba miền tiến tới, do yêu cầu của lịch sử, thống nhất thành một tổ chức. Tuy vậy cũng không biết sự kiện nào là chính, sự kiện nào là phụ. Nhưng giá như đây là những câu chuyện lịch sử hấp dẫn thì SGK Lịch sử lớp 9 viết một nhận định y như giáo trình lịch sử đảng: “…sự ra đời của ba tổ chức cộng sản là một xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam. Các tổ chức cộng sản trên đã nhanh chóng xây dựng cơ sở đảng tại nhiều địa phương, trực tiếp và tổ chức lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân. Phong trào công nhân kết hợp chặt chẽ với phong trào đấu tranh của nông dân chống sưu cao thuế nặng, chống cướp ruộng đất, với phong trào bãi khóa của học sinh ,bãi thị của tiểu thương…tạo thành một làn sóng đấu tranh cách mạng dân tộc dân chủ khắp cả nước.”  ( Trang 69 – SGK Lịch sử -NXB Giáo dục -2014). Liệu giáo viên dạy bộ môn này, ở chương trình phổ thông cơ sở, với 45 phút, chỉ riêng đoạn văn này, giải thích như thế nào để các em hiểu. Có cần thiết đưa đoạn văn trên vào bài giảng không? Ta có thể tìm ra vô số những nhận định lịch sử khô khan, máy móc, áp đặt… gây khó cho giáo viên cũng như học sinh trong quyển sách giáo khoa lịch sử này. Cứ mỗi chương lại có những câu hỏi ngang với thi vấn đáp của học sinh đại học  như :“1) Tại sao nói sự ra đời của ba tổ chức cộng sản vào năm 1929 là xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam? 2)  Hãy cho biết những yêu cầu bức thiết về tổ chức để bảo đảm cho cách mạng Việt Nam phát triển từ năm 1930 về sau?”.( trang 71-đã dẫn).
      Điều đặc biệt, những giai đoạn lịch sử gần đây, nghĩa là vẫn còn nhân chứng, vật chứng…thì nội dung quyển sach giáo khoa này vẫn “ rập một khuôn” như viết giáo trình đại học, bắt các em mới mười bốn, mười lăm học. Ví như phong trào đồng khởi ở Bến Tre dưới sự lãnh đạo của bà Nguyễn Thị Định, nhiều sự kiện nổi bật, nhân vật hay, có những trận đánh lớn, gay cấn…lẽ ra SGK dẫn chứng cho học sinh đọc, hiểu, thì ngược lại, trích dẫn những nghị quyết, nhận định của đảng rồi tóm tắt bằng mấy dòng gần như đọc lên học sinh không biết hiểu như thế nào, vì nội dung rất chung chung: “…Quân khởi nghĩa đã phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị và hệ thống kìm kẹp của địch ở thôn xã. Ở những nơi đó,Ủy ban nhân dân tự quản được thành lập, lực lượng vũ tráng ra đời và phát triển, ruộng đất của địa chủ cường hào bị tịch thu đem chia cho dân cày nghèo…” ( trang 135 – đã dẫn). Cuối cùng là câu hỏi: “ Phong trào “đồng khởi”( 1959-1960) nổ ra trong hoàn cảnh lịch sử nào? Diễn biến,kết quả và ý nghĩa của nó?”. (trang 135- dã dẫn). Chịu!
        Đặc biệt với bài 32- Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ tổ quốc ( 1976 – 1985) với hai cuộc chiến tranh ở biên giới Tây nam và biên giới phía bắc chống quân Pôn pốt và Đại Hán xâm lược, quyển sách GK lịch sử này viết cực kỳ sơ sài, không nêu được tội ác diệt chủng của hai thế lực phản động này, cũng không chỉ cho các em thấy âm mưu thâm độc  muốn thôn tính Việt Nam của chúng.  Không một tấm gương anh hùng nào của nhân dân, quân  đội Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Pôn pốt và Đại Hán được trích dẫn ( trang 173 – đã dẫn).
        Theo tôi đây là một sai lầm nghiêm trọng của những người viết quyển sách GK này.
      Tôi được biết rằng, hiện này Bộ GD-ĐT vẫn muốn có một bộ sách giáo khoa chung, nếu vậy vẫn đi vào vết xe đổ như bao lần cải cách sách giáo khoa. Với môn lịch sử, muốn cho học sinh yêu, thích học môn này điều cần thiết, phải làm cho các em yêu lịch sử ngay nơi mình sinh ra, gia đình, bà con họ hàng đang sống, yêu quê hương, rộng ra yêu và tự hào với lịch sử đất nước. Nên thế, ngay từ lúc học phổ thông cơ sở, ngoài chính sử, chỉ cần những sự kiện, nhân vật tiêu biểu để các em nắm được, nhất thiết trong giảng dạy phải gắn với lịch sử địa phương nơi các em đang học bằng các phương pháp trực quan như đi tham quan di tích lịch sử, nghe kể chuyện, đọc sách, xem phim…rồi các em viết thu hoạch, diễn  kịch, hay kể lại những câu chuyện lịch sử đó… như vậy tốt bao nhiêu, các em sẽ hứng thú học lịch sử.
     Còn cứ dạy và học lịch sử, như tôi nêu những ví dụ trên, tuy còn sơ sài, đến người lớn cũng chán học lịch sử, đừng nói các em.
      Mà để các em chán học lịch sử, nguy hiểm vô cùng.
      Đó là sự tiềm ẩn của nguy cơ mất nước.

'Tê liệt sân bay': Không thể là sự cố kỹ thuật

TP - Trao đổi với Tiền Phong vào ngày 22/11, TS Nguyễn Bách Phúc, chủ tịch Hội tư vấn Khoa học công nghệ & quản lý TPHCM HASCON, Viện trưởng Viện Điện - Điện tử- Tin học EEI cho rằng vụ trung tâm kiểm soát không lưu đường dài Hồ Chí Minh mất điện hàng giờ vào trưa 20/11 không phải là sự cố kỹ thuật.
Sân bay Tân Sơn Nhất. Sân bay Tân Sơn Nhất.
Ông Phúc nói, đây là một sự cố hàng không đặc biệt nghiêm trọng, hy hữu. Các cơ quan chức năng cần điều tra làm rõ để khắc phục, tránh tái diễn trong thời gian tới. 

Cơ sở nào để khẳng định sự việc đáng tiếc vừa qua không phải là sự cố kỹ thuật?
Cung cấp điện cho trung tâm điều khiển không lưu trên thực tế không phải ba mà có tới bốn nguồn, gồm nguồn chính, nguồn dự phòng từ lưới điện quốc gia, động cơ điện và bộ lưu điện UPS. Trung tâm kiểm soát không lưu là đối tượng được ngành điện xếp vào diện hộ tiêu thụ loại 1, bao giờ cũng có hai đường dây, hai nguồn cung cấp điện từ điện lưới quốc gia. Nguồn thứ nhất bị sự cố, gián đoạn việc cung cấp điện thì nguồn thứ hai lập tức hoạt động. Việc chuyển đổi giữa hai nguồn nói trên hoàn toàn tự động. Cái này có trong hợp đồng giữa cơ quan quản lý trung tâm kiểm soát không lưu và ngành điện, nếu không có, ngành điện sẽ bị phạt rất nặng. 
Chẳng hạn doanh nghiệp luyện thép cũng được xếp vào hộ tiêu thụ loại 1, bao giờ cũng có hai nguồn, đề phòng trường hợp việc cung cấp điện bị gián đoạn khiến nguyên liệu trong lò bị đông cứng, phải đập bỏ lò, thiệt hại rất lớn. Vì vậy, khó có khả năng cả hai nguồn từ điện lưới quốc gia đều gặp sự cố.
TS Nguyễn Bách Phúc.
Nhưng thưa ông, Cục Hàng không Việt Nam đã thông tin chính thức nguyên nhân là do các thiết bị tích điện trong bộ lưu điện UPS cung cấp cho trung tâm kiểm soát không lưu gặp sự cố, gây mất điện? Giả sử cho rằng cả hai nguồn cung cấp điện từ điện lưới đều mất thì nguồn cung cấp thứ ba là động cơ diezen sẽ lập tức hoạt động, đảm bảo việc cung cấp điện cho trung tâm kiểm soát không lưu. Quy trình này hoàn toàn tự động, không cần mất nhiều thời gian. Các nhà hàng, khách sạn, thậm chí một chung cư hạng trung bình tại TPHCM cũng được thiết kế như vậy để đề phòng mất điện đột ngột, cư dân bị kẹt trong thang máy sẽ gặp nguy hiểm, huống hồ đây lại là trung tâm điều khiển không lưu cho một sân bay lớn. 
Nguồn thứ tư là hệ thống tích điện UPS. Bình thường, UPS nạp và lưu điện từ điện lưới. Khi hệ thống mất điện đột ngột thì UPS tự động chuyển sang chế độ cung cấp điện, đảm bảo hoạt động trong một thời gian. UPS không phải là thứ gì quá cao siêu. Nhà tôi cũng xài UPS cho mấy cái máy vi tính, đề phòng cúp điện đột ngột, dữ liệu vừa cập nhật trên máy sẽ không bị mất. Trung tâm điều khiển không lưu sử dụng điện năng không nhiều. Những nhà máy tiêu thụ điện gấp nhiều lần còn sử dụng UPS.
Nếu đã sử dụng đến UPS cũng có nghĩa là cả ba nguồn kia đã bị hỏng. Nếu tính cả USP thì cả bốn nguồn cung cấp điện đều gặp sự cố. Làm kỹ thuật điện từ 53 năm nay, tôi khẳng định chưa bao giờ có chuyện như vậy, kể cả trên thực tế hay lý thuyết. Càng kỳ lạ hơn là sự cố mất điện vừa qua xử lý rất đơn giản nhưng không hiểu sao phải mất đến hơn một giờ.
Cảm ơn ông.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét