Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

Tất cả chúng ta đều đang bị đầu độc

  • Đằng sau câu chuyện cổ phần hóa (BBC) - TS. Lê Đăng Doanh phân tích những bất cập và dấu hỏi đằng sau kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp 'đầy tham vọng' ở Việt Nam.
  • 'VN cần sáng tạo để duy trì tăng trưởng' (BBC) - Việt Nam cần tăng hiệu suất lao động, thông qua việc đẩy mạnh khoa học công nghệ và sức sáng tạo để duy trì đà phát triển kinh tế, theo một nghiên cứu mới nhất.
  • Đức Giáo hoàng thăm nhà thờ Hồi giáo ở Istanbul (RFA) - Trong chuyến công du Thổ Nhĩ Kỳ Đức Thánh Cha đã dừng lại tại nhà thờ Hồi giáo Sultan Ahmet ở Istanbul vào ngày hôm qua, Thứ Bảy 29 tháng 11, bày tỏ sự tôn kính các nghi thức Hồi giáo bên cạnh giáo chủ Mufti Rahmi Yaran thực hiện lời cầu nguyện.
  • Giáo hoàng mang thông điệp hòa giải đến Thổ Nhĩ Kỳ (RFI) - Đức Giáo hoàng Phanxicô sang nay rời Ankara đến Istanbul, nơi Ngài gặp gỡ Giáo chủ Chính thống giáo Bartholomée Đệ nhất. Cũng như người tiền nhiệm Benedicto 16, Đức Giáo hoàng Phanxicô đến cầu nguyện tại Đền thờ Xanh Hồi giáo.
  • Bầu cử địa phương Đài Loan : Phe thân Bắc Kinh đại bại (RFI) - Theo kết quả sơ khởi trong cuộc bầu cử cấp địa phương diễn ra hôm nay 29/11/2014 tại Đài Loan, Quốc Dân Đảng thân Bắc Kinh đang cầm quyền có nhiều dấu hiệu bị đại bại. Thủ tướng Đài Loan đã lập tức xin từ chức.
  • Trung Quốc và ý đồ lũng đoạn các địa phương Đài Loan (RFI) - Vào hôm nay, 29/211/2014, như vậy là Quốc Dân Đảng đương quyền thân Bắc Kinh tại Đài Loan đã bị thảm bại trong cuộc bầu cử địa phương. Dù không phải là một cuộc bầu cử cấp toàn quốc, nhưng sự kiện này đã được Trung Quốc hết sức chú ý, và theo nhiều nhà quan sát, Bắc Kinh trong thời gian gần đây, ngoài việc hữu hảo với chính quyền Đài Bắc, còn ra sức thuần phục các cấp chính quyền địa phương Đài Loan.
  • Giá dầu hỏa và đồng rúp giảm mạnh (RFI) - Trong phiên giao dịch hôm qua, 28/11/2014 giá dầu tại thị trường New York mất thêm 7 đô la và rơi xuống dưới ngưỡng 70 đô la một thùng tại thị trường Luân Đôn. Kéo theo đó là đà tuột dốc của đồng tiền Nga. Venezuela thông báo cắt giảm ngân sách nhà nước. Đây là những hậu quả sau việc tổ chức OPEP loại trừ khả năng giảm lượng cung cấp dầu cho thế giới.
  • Thủ tướng Thái ủng hộ việc cấm trang web của Human Rights Watch (RFI) - Vừa kết thúc chuyến công du Việt Nam hai ngày, trở về nước hôm qua 28/11/2014, Thủ tướng Prayut Chan O Cha tuyên bố ông ủng hộ việc chặn trang web của Human Rights Watch, vì theo ông, trang mạng của tổ chức nhân quyền này vi phạm luật an ninh của Thái Lan. Báo chí Bangkok cũng trong tầm ngắm của tập đoàn quân sự Thái.
  • Thái Lan thông qua dự luật cấm "đẻ thuê" (RFI) - « Thái Lan không phải là xưởng đẻ ». Sau hàng loạt các vụ tai tiếng liên quan đến những vụ « đẻ thuê » cho người nước ngoài, với những chủ đích mang tính thương mại, ngày 28/11/201 Quốc hội Thái Lan đã biểu quyết trong lần duyệt đầu tiên và nhất trí thông qua dự luật cấm mang thai hộ.
  • Thêm 39 người Việt tị nạn ở Thái Lan được nhận sang Canada (RFA) - Sau tám năm chờ đợi, chiều thứ Ba 25/11 vừa qua thêm 39 người Việt cư trú bất hợp pháp tại Thái Lan hơn hai thập niên qua đã đặt chân xuống phi trường quốc tế Vancouver của Canada, trở thành những người định cư rất mới ở xứ sở này.
  • Ai bảo vệ dân trước nạn Rắn lục Đuôi đỏ? (RFA) - Trong những ngày gần đây, nạn rắn lục đuôi đỏ (RL) cắn người dân xuất hiện liên tiếp, thậm chí đồng loạt ở nhiều tỉnh thành tại VN, khiến người dân ở các vùng như Nghệ An, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Quảng Nam Quảng Ngãi, Phú Yên, Cần Thơ, vùng đồng bằng sông Cửu Long và nhiều nơi khác đều lo sợ.
  • Út Trà Ôn làm bầu gánh Thống Nhứt (RFA) - Đầu thập niên 1960, đệ nhứt danh ca Út Trà Ôn đang hát cho đoàn Thủ Đô của ông bầu Ba Bản với điều kiện hết sức ưu đãi, với giao kèo mấy triệu và lương đêm cao gấp hơn chục lần kép hát thường. Vậy mà cũng không vừa lòng, ông ta nhảy ra lập đoàn Thống Nhứt, để rồi sau hơn 3 năm hoạt động, ông bầu Út Trà Ôn đã chịu đời không thấu đành phải tuyên bố rã gánh vào tháng 8 năm 1965.
  • Australia - Sri Lanka bị cáo buộc hợp tác ngăn tàu chở người tị nạn (RFA) - Chính phủ Úc hôm thứ Bảy đã bị cáo buộc là hợp tác với chính phủ Sri Lanka ngăn chặn một con thuyền chở 38 người tị nạn khi chiếc thuyền này chạy trên phần Tây Bắc của đảo Cocos hai tuần lễ trước đây. Duy nhất có một người được chính phủ Úc giữ lại và công nhận tư cách tỵ nạn của ông ta.
  • Đảng đối lập Pháp UMP bầu chủ tịch (RFI) - Về thời sự nước Pháp, Cựu tổng thống Nicolas Sarkozy có nhiều khả năng được bầu vào chức vụ chủ tịch đảng UMP. Kết quả chính thức sẽ được công bố vào lúc 20 giờ 30 tối nay. Hơn 268.000 đảng viên bắt đầu bỏ phiếu qua internet từ 20 giờ tối ngày hôm qua 28/11/2014 để chọn một trong ba ứng cử viên lên lãnh đạo đảng cánh hữu này.
  • Bãi bõ kỳ thị chủng tộc : Giấc mơ tan vỡ (RFI) - Báo Libération dành hồ sơ lớn bình luận về cái chết của thanh niên da đen tại Ferguson, Mỹ. « Kỳ thị chủng tộc : Giấc mơ tan vỡ » là tựa trên trang nhất. « Tôi có một giấc mơ », lời phát biểu hùng hồn đầy hy vọng của mục sư Martin Luther King giờ đây trở nên xa vời, sau cái chết của thanh niên da đen Michael Brown và viên cảnh sát da trắng, thủ phạm của vụ việc này lại được trắng án, đã gây làn sóng giận dữ trong dân chúng. Sự việc trên cho thấy nước Mỹ đang bị chia rẽ sâu sắc.
  • Tàu Trung Quốc xâm nhập Senkaku dù Nhật có hòa dịu (RFI) - Theo một kịch bản thường thấy, tàu tuần tra Trung Quốc vào hôm nay, 29/11/2014 lại xâm nhập vùng biển do Nhật Bản quản lý chung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông. Hành động này được cho là mang tính chất khiêu khích trong bối cảnh lãnh đạo lực lượng võ trang Nhật Bản vừa tung ra lời kêu gọi thiết lập một cơ chế quản lý khủng hoảng nhằm tránh xung đột bùng lên trong khu vực.
  • Khai mạc thượng đỉnh khối Pháp Ngữ (RFI) - Thượng đỉnh khối Pháp Ngữ lần thứ 15 mở ra trong hai ngày 29/11 và 30/11/2014 tại Dakar, Sénégal. Dịch Ebola và những thay đổi chính trị tại châu Phi, đe dọa khủng bố và khủng hoảng kinh tế là trọng tâm của hội nghị. 35 nguyên thủ quốc gia và thủ tướng chính phủ bầu lại Tổng thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp Ngữ, thay thế cựu Tổng thống Sénégal Abdou Diouf.
  • Đoàn tàu chiến Nga tiến vào eo biển Anh (VOA) - Hãng tin Nga RIA dẫn lời Hạm đội Phương Bắc nói tàu của họ, dẫn đầu là tàu Severomorsk chống tàu ngầm, đã băng qua eo biển Dover và hiện đang ở vùng biển quốc tế ở Vịnh Seine
  • Nổ súng ở thủ phủ bang Texas (VOA) - Nhà chức trách Mỹ nói rằng một tay súng đã thiệt mạng sau khi xả súng vào những tòa nhà ở khu vực trung tâm thành phố Austin, thủ phủ của bang Texas
  • Giữ chặt sân nhà (BaoMoi) - Một khi trở thành thành viên đầy đủ của Hiệp hội Nam Á, Trung Quốc có thể cản trở các dự án có lợi cho Ấn Độ, như hợp tác thăm dò dầu khí với Việt Nam trên biển Đông.
  • Từ tháng 12-2014, chỉ mất 2 giờ để đổi GPLX (BaoMoi) - ANTĐ - Bản tin hôm nay gồm những nội dung chính sau: Vẫn lấy phiếu tín nhiệm ở 3 mức; Đổi GPLX chỉ mất 2 giờ; Mexico giải tán toàn bộ cảnh sát địa phương; Trung Quốc mở rộng khai thác dầu khí tại biển Đông, đe dọa căng thẳng sẽ lại leo thang trong khu vực…
  • Tàu Trung Quốc lại xâm nhập vùng biển Nhật Bản (BaoMoi) - Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết sáng ngày 29/11, ba tàu thuộc Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc đã xâm nhập vùng biển Nhật Bản tại khu vực gần quần đảo Senkaku mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
  • Trung Quốc ngang nhiên công bố kế hoạch vơ vét dầu khí Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) - Văn phòng Quốc vụ viện Trung Quốc vừa thông báo chương trình phát triển 9 mỏ dầu tại Biển Đông và Vịnh Bột Hải “nhằm bảo đảm nguồn cung cấp năng lượng trong nước” - một động thái dự kiến sẽ làm phức tạp tình hình tranh chấp lãnh thổ ở khu vực này.
  • Trung Quốc đặt Trường Sa vào chiến lược quân sự (BaoMoi) - Theo chuyên gia về an ninh, việc một sĩ quan Trung Quốc công khai xác nhận hoạt động xây dựng ở Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) để hỗ trợ radar, thu thập tình báo cho thấy rõ giá trị chiến lược của Trường Sa đối với quân đội Bắc Kinh.
  • Tương lai nào cho ADIZ và Trung Quốc? (BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - Vùng Xác định Phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông do Trung Quốc lập ra vẫn còn mơ hồ dù nó ra đời được 1 năm.
  • Những vùng trời rắc rối trên biển Hoa Đông (BaoMoi) - (CATP) Ủy ban Xem xét An ninh và Kinh tế Mỹ - Trung (USCC) vừa đưa ra báo cáo hằng năm 2014 trước Quốc hội Mỹ, trong đó nhấn mạnh những thách thức của Trung Quốc đối với vị thế của Mỹ ở Đông Á.
  • Đằng sau những quan ngại của Philippines (BaoMoi) - (PetroTimes) - Trong khi thời hạn chót do Tòa án trọng tài quốc tế đưa ra đối với Bắc Kinh (có văn bản phản hồi trước ngày 15/12/2014 về vụ kiện của Philippines xung quanh tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông) đang đến gần, thì quan hệ Philippines - Trung Quốc tiếp tục căng thẳng sau phán quyết hôm 24/11 của tòa án tỉnh Palawan đối với 9 ngư dân Trung Quốc về tội đánh bắt trộm rùa biển.
  • Mỹ cảnh giác tham vọng của Trung Quốc ở biển Đông (BaoMoi) - TP - Trung Quốc vừa công bố kế hoạch hành động chiến lược phát triển tài nguyên (2014-2020), trong đó có khả năng khai thác dầu khí tại khu vực tranh chấp ở biển Đông trong vòng 6 năm tới, sản xuất 10 triệu tấn dầu mỗi năm. Mỹ đang giám sát kỹ các động thái trên, trang tin Đa Chiều của Hoa kiều đưa tin.
  • Trung Quốc đưa tàu hộ vệ mới ra Biển Đông (BaoMoi) - ANTĐ - Ngày 28-11, tại Quảng Châu, Trung Quốc đã diễn ra lễ bàn giao tàu hộ vệ tên lửa Type 056 phiên bản mới có tên “Triều Châu”, số hiệu 595 cho lực lượng Hải quân nước này, nhằm tăng cường tác chiến trên Biển Đông.
  • Đông Á vắng tàu sân bay Mỹ (BaoMoi) - Giới chức quốc phòng Mỹ và Nhật Bản đang lên tiếng quan ngại về viễn cảnh vùng biển Đông Á hoàn toàn vắng bóng tàu sân bay Mỹ trong suốt 4 tháng vào năm sau.
  • Thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam với LB Nga và CH Bê-la-rút (BaoMoi) - Chuyến thăm chính thức LB Nga và CH Bê-la-rút của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam theo lời mời của Tổng thống LB Nga V.Pu-tin và Tổng thống CH Bê-la-rút A.Lu-ca-sen-cô thành công tốt đẹp. Chuyến thăm là sự kiện có ý nghĩa lịch sử quan trọng đối với các bên, là minh chứng rõ nét cho mối quan hệ tốt đẹp giữa nước ta với hai nước bạn bè truyền thống đã trải qua thử thách thời gian, ngày càng gắn bó, nồng ấm. Việc lãnh đạo các nước nhất trí tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - LB Nga và quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và Bê-la-rút thể hiện tầm nhìn chiến lược sâu sắc, đáp ứng lợi ích và mong mỏi của nhân dân ba nước trong thời kỳ mới.

Tất cả chúng ta đều đang bị đầu độc

Đầu độc từ nguồn thực phẩm
Không có gì để bàn cãi ở khía cạnh này, chúng ta đang ăn chất độc, uống chất độc mỗi ngày: rau cỏ phun thuốc dư lượng, thịt động vật bị bơm thuốc tăng trọng, hóa chất bảo quản, thực phẩm biến đổi Gien, trái cây ngâm thuốc nhanh chín, tươi lâu, cafe hóa chất, đồ ăn lề đường cũng hóa chất. Vâng, mọi thứ chúng ta ăn uống mỗi ngày đều có hóa chất độc hại cả, dù to dù nhỏ, dù nhiều hay ít.
Tất cả chúng ta đều đang bị đầu độc
Featured Image: Biro Bloke
Và tệ hơn, mọi đồ vật chúng ta sử dụng cũng luôn có chứa một loại hóa chất nào đấy, chất làm mềm, chất tạo hương thơm, chất giữ màu… Gần như không có một loại vật dụng nào được làm ra mà không có ít nhất một vài loại hóa chất. Chúng ta có thể kiểm soát từng chất là vô hại đối với cơ thể khi sử dụng nhưng chúng ta không thể kiếm soát được nếu chúng kết hợp hay phản ứng với nhau tạo ra những chất mới. (xem thêm video Story of Stuff để biết thêm điều này).
Không sao, phần lớn mọi người đều quen với điều này và nghĩ không ảnh hưởng gì to lớn lắm đến họ nên không sao cả. Dù cho đó là lý do ngày nay tỷ lệ bệnh nhân mắc các loại ung thư cao đến kỷ lục nhưng cứ không phải mình bị thì chưa sao, chưa bận tâm.
Nhưng nếu như đầu độc cơ thể chỉ mang lại tác hại một phần thì có những loại chất độc khác ảnh hưởng bội phần tới chúng ta, tới cuộc sống mỗi người, tới sự phát triển của đất nước và xã hội. Một loại đầu độc cực kỳ nguy hiểm và nhất định phải bị lên án, bị tẩy chay.
Đó là sự đầu độc về tâm trí
Đầu độc kiến thức
Giáo dục là một trong những việc tối quan trọng của mọi quốc gia, giáo dục giúp tạo nên những thế hệ tuổi trẻ hiểu biết và sáng tạo để xây dựng đất nước, đóng góp cho đời. Chính vì thế kiến thức trong giáo dục như là dưỡng chất quan trọng nhất để nuôi dưỡng những mầm cây. Nhưng nhìn lại nền giáo dục của chúng ta, nhìn lại những kiến thức mà ta đã dạy thì hình như nó không ý nghĩa gì với sự phát triển của mầm cây bao nhiêu cả, nếu không muốn nói là độc hại khôn lường. Kiến thức lỗi thời là một sự thiệt thòi nhưng kiến thức sai lệch lại hoàn toàn là thứ vô cùng nguy hại.
Hãy nhìn lại truyện Tấm Cám – câu chuyện cổ tích được chúng ta lan truyền qua bao thế hệ, dạy cho bao lớp trẻ em ngây thơ trong trắng. Trên thế giới này có câu chuyện nào ly kỳ, hấp dẫn và kinh dị đến thế không? Chúng ta được dạy rằng Cám là đứa ác độc còn Tấm thì thật đáng thương, thật dịu hiền và ai cũng mong con cái mình được trở thành cô Tấm: xinh đẹp – hiền lành – chịu thương chịu khó – nhẫn nhục.
Ôi trời, Tấm hiền lành ư? Tấm dịu dàng thật sao? Hãy nhìn lại đi. Cô Tấm trong câu chuyện của chúng ta là hiện thân của cái ác, của sự tàn độc, thù hằn và tàn nhẫn mới đúng. Đó là một câu chuyện bi thương đẫm máu, ca ngợi hận thù, ghen ghét, đố kỵ, đầy những tình tiết man rợ và ác độc vô cùng. Có câu chuyện cổ tích nào trên thế giới mà nhân vật nữ chính hiền lành nhu mì lại hết lần này đến lần khác muốn trả thù, muốn hại người bằng những phương pháp thâm độc đến mức ghê rợn như thế: “Lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt ra.” Đỉnh điểm là xui Cám tắm bằng nước sôi để được trắng da như mình, rồi khi Cám chết thì lấy xác chặt ra ướp làm mắm gửi cho mẹ nó ăn, vâng là chặt ra làm mắm. Đó chẳng phải chính là đỉnh cao của sự man rợ và tàn nhẫn sao?
Tại sao lại có kiểu người ác độc như vậy được đưa vào truyện cổ tích truyền cho muôn thế hệ mà vẫn tự hào và mong mỏi? Nếu như những hành động của Cám là ác một phần thì rõ ràng Tấm còn ác gấp nhiều lần hơn thế. Vậy mà chúng ta vẫn ca tụng cô ấy ư? Trẻ con có nhất thiết phải học về sự ghen tỵ, đố kỵ, hận thù như thế? Có đáng không?
Rồi một kênh truyền hình lớn như VTV mới đây trong chương trình “Đấu trường sinh tử” sao lại có thể tuyên truyền với đại chúng kiến thức rằng con đỉa khi đốt cháy và nghiền nát thành cám rồi vẫn có thể hồi sinh? Trong khi điều này không phải là sự thật, là phản khoa học, chỉ là một tin rác được lan truyền trên mạng xã hội.
Rồi thì những loại kiến thức như đất nước ta rừng vàng biển bạc, nhân dân ta chăm chỉ cần cù, chúng ta luôn xuất khẩu gạo hàng đầu, tiêu điều hạng hai, cafe hạng ba vân vân. Những thông tin kiến thức này đã quá thể lạc hậu, lỗi thời và thậm chí quá cách xa sự thật mà sao vẫn cứ dùng để dạy hoài. Tại sao người ta không dạy những kiến thức hiện đại, rằng Việt Nam là một trong những nước nghèo nàn lạc hậu sống mãi ở thế kỷ 19, rằng tài nguyên của chúng ta đã cạn kiệt rồi, rằng điều quan trọng không phải là xuất khẩu được bao nhiêu nhưng là người dân có đủ gạo để ăn chưa?
Rằng thực trạng chúng ta bị tồn dư thạc sĩ tiến sĩ nhiều nhất thế giới, những người cầm bằng xanh đỏ không thể làm được con ốc con vít cho đời. Tại sao cứ chỉ bắt bao lớp trẻ học và tự hào về những ánh hào quang mốc meo của quá khứ, ép chúng phải tư duy giống nhau, phải có cùng một người bà, một người cô, một kiểu sinh hoạt gia đình trong các bài làm văn. Bắt chúng phải sợ lỗi sai, bắt chúng tin rằng bản thân chúng được đánh giá bằng những con số? Đó chính là một sự đầu độc, và đầu độc bằng giáo dục có lẽ là loại đầu độc tệ hại, gây hậu quả ngiêm trọng và tàn ác nhất.
Đầu độc thông tin
Xã hội hiện tại, chúng ta không chỉ tiêu thụ cơm nước mỗi ngày mà thật ra chúng ta tiêu thụ thông tin còn nhiều hơn. Thông tin chính là loại lương thực nuôi dưỡng trí óc và tâm trí mỗi người nhiều nhất. Thông tin đến từ mọi nguồn, từ ngoài đời thực vào mạng ảo, từ người lạ tới người quen, và kênh quan trọng nhất, kênh truyền thông là kênh mang lại nhiều thông tin nhất cho mọi người. Nhưng hãy nhìn lại cách truyền thông đang làm với thông tin, chúng ta sẽ nhận thấy mình đang bị đầu độc nhiều đến thế nào. Những thông tin sai lệch không được kiểm chứng, những tin rác, tin giật gân, tin sốc, tin động trời, tin hé lộ, tin bật mí….
Mọi loại tin truyền thông mang lại, đều đầu độc chúng ta theo cách nào đó. Nó khiến chúng ta quên đi những mối nguy to lớn quan trọng trước mắt mà tập trung vào những gì chúng muốn: hàng hóa, sản phẩm, trào lưu, ngoại hình, người nổi tiếng, phim ảnh… Những thứ này không hề mang lại điều bổ ích gì cho cuộc sống của chúng ta cả. Vậy mà chúng ta vẫn quan tâm. Truyền thông thật tài giỏi, nó tài giỏi dựa vào sự dễ dãi của độc giả, sự ngu ngốc và háu đói tin tức giật gân của mọi người.
Mới đây tôi đã làm một sự thống kê nhỏ xem tuổi trẻ của chúng ta hiện nay đang quan tâm tới vấn đề gì trong cuộc sống bằng cách liệt kê các tin đăng trên một website nổi tiếng dành cho giới trẻ.
Và đây là kết quả:
* Ngày 24/11
– bao nhiêu tiền lì xì bưng tráp cho cô dâu nổi tiếng
– sao kia mặc hở đẹp hay xấu
– 2 chàng trai TQ giảm cân thành hotboy
– 1 cậu bé có cái tên lạ
– bóc mác những bộ cánh lộng lẫy
– thảm đỏ đầy sao hàn sao thổ
– chuyện cái thảm chùi chân kết bằng hoa của đám cưới một ng nổi tiếng
– chuyện ai đó phớt lờ sự quan tâm của ai đó (tên Hàn không đọc được)
….
* Ngày 25/11
– loạt ảnh của cô bé 6 tuổi
– “giật mình” 10x xưng hô vợ chồng, kể chuyện yêu nhau trên fb
– mỹ nhân Việt người thon gọn, kẻ phát phì
– Thật hư câu chuyện trả tiền bê tráp bèo bọt
– Nong poy giữa sao hàn
– Victoria’s Secret ngày xưa
– áo dài Miss World nhái Burberry
– Hari Won bất ngờ lôi cuốn vs vẻ gợi cảm
– Hari Won (lại HW) những bí mật riêng tư khó tin
– những loại mụn k nên nặn
– Elsa sẽ yêu vệ thần Rise?
– Một bảo mẫu ở Uganda nào đó bạo hành trẻ
– tâm thư H.H gửi cho con
* Ngày 27/11
5 cựu hot-girl làm mẹ vẫn xinh ngất ngây
Cô dâu Y.P xinh đẹp bên chú rể L.T
Mỹ nhân nào sẽ tiếp quản danh hiệu ngọc nữ
Khi cậu ấm cô chiêu làm mẫu thời trang
Thôi copy mục tin hot trong ngày luôn cho nhanh
Nghi vấn Chanyeol lộ ảnh mặc áo chíp của phụ nữ
Top phim Hàn lãng mạn nhất mọi thời đại
9 nhan sắc truyền kỳ nổi tiếng của các trường đại học Trung Hoa
5 cách mix-match cực xinh với denim
Thực hư việc uống nước đun sôi để nguội
Nhận biết 4 căn bệnh ung thư phổ biến
Park Shin Hye nào vừa khóc vừa tỏ tình với bác nuôi
….
Xin lỗi vì nói ra điều này nhưng thật đáng thất vọng quá, đó là tất cả những gì tuổi trẻ – lứa tuổi tràn đầy năng lượng, nhiệt huyết và thời gian – quan tâm sao? Tất nhiên không phải là tất cả, rằng ngoài kia còn biết bao người đang đọc sách, đang nghiên cứu khoa học, công nông nghiệp, đang cố trồng cây hoa nuôi con cá, đang làm những công tác từ thiện, nhưng hình như số đó không nhiều. Phần còn lại của giới trẻ quan tâm những điều này nhất sao? Đâu rồi những kế hoạch cho cuộc đời, những giá trị của thời gian, những ý tưởng sáng tạo, những thành tựu của tuổi trẻ, những góc nhìn, chính sự? Đâu rồi những kiến thức bổ ích, những thông tin quan trọng về đất nước, về thế giới, về con người?
Đó chỉ là một ví dụ nhỏ, nhưng bạn đã thấy chưa, cái cách mà truyền thông lái mọi người theo những thứ tầm thường, những tin tức vớ vẩn. Trong khi tuổi trẻ thế giới sục sôi với những phong trào chính trị, với những phát kiến phát minh, với những chuyến đi trải nghiệm khắp thế giới thì tuổi trẻ Việt Nam lại đang bị ru trong những giai điệu bài hát ngọt ngào nước bạn, những bộ phim ướt át hay những trò game thú vị quên ngày tháng, bị cuốn vào những bộ cánh đẹp đẽ, những phát ngôn gây sốc, những con người nổi tiếng… Nếu như truyền thông làm việc mà nó cần phải làm, phải có trách nhiệm, đó là lan truyền thông tin, là những tin tức giá trị, những kiến thức về cuộc sống thì nhất định thế hệ trẻ nghiện tin tức của chúng ta sẽ thật đáng tự hào. Sẽ không còn những thống kê “nhói đau” kiểu này nữa:
Có 45/45 em đi học bằng xe đạp. Trong đó: Có 3 em phân biệt được líp và đĩa, có 10 em phân biệt được săm và lốp. Và không có em nào biết sửa xe.
Có 41/45 em, thường đi qua sông suối. Trong đó, chỉ có 4 em biết bơi, kiểu bơi “chó ngoi nước lụt”. Số còn lại, chỉ biết lặn, kiểu lặn “xuống nước, ba ngày sau mới nổi”.
Có 45/45 em thường xuyên ăn cơm. Trong đó chỉ có 15 em biết nấu cơm, nhưng trong 15 em biết nấu thì chỉ có 5 em thường xuyên nấu cơm cho gia đình. Có 17/45 em thỉnh thoảng có rửa bát.
Có 45/45 em nhớ sinh nhật của 3 người bạn thân trở lên. Trong đó, chỉ có 4 em là nhớ ngày sinh của bố mẹ mình.
Có 45/45 em đọc sách, (nhưng là đọc các sách giáo khoa). Trong đó có 5 em có đọc sách truyện, nhưng lại bị bố mẹ cấm đoán, phải đọc lén. Có 2 em đã đăng kí mượn sách thường xuyên tại tủ sách miễn phí của thầy Trợ, nhưng sau khi bị bố mẹ phát hiện, lại xin thôi.
Có 45/45 em thường xuyên đi học thêm. Có 45/45 em có khả năng vào ĐH và 45/45 em mong muốn trở thành cán bộ nhà nước.”
Vâng, rõ ràng chúng tôi không muốn có một thế hệ cán bộ nhà nước như các em, những người không bao giờ đọc sách, không biết giúp đỡ gia đình, không trải nghiệm, chỉ biết ngồi ăn sẵn như những con thú cưng nuôi trong lồng kiếng như thế. Và tất nhiên, không trách các em được, có trách thì nên trách nền giáo dục đầu độc và một mạng lười truyền thông khổng lồ đã đầu độc các em, như đã đầu độc bao lớp người Việt.
Đầu độc tư tưởng
Chúng ta còn bị đầu độc bằng những tin vui khủng khiếp, rằng là nước hạnh phúc thứ ba thế giới, mặc cho mọi khía cạnh về đời sống, kinh tế, xã hội, hạ tầng, giao thông vận tải, giáo dục, y tế đều gần như thuộc top những nước tồi tệ nhất.
Chúng ta bị đầu độc rằng truyền thống ngàn năm văn hiến thật tốt đẹp, những nét văn hóa chợ cóc, văn hóa xe máy, văn hóa lúa nước, văn hóa làng xã… những thứ này đều là văn hóa và đã là văn hóa thì thật tốt đẹp, cần phải bảo tồn.
Chúng ta được đầu độc rằng kinh tế đang phát triển, GDP vẫn tăng đều mặc cho nợ công sắp vỡ tới nơi, mặc cho cách tính GDP chẳng giống một ai trên thế giới cả. Ai đó đã nói, cách tính GDP của chúng ta là lấy tổng chia cho đầu người để ra con số, kiểu như một người chỉ ăn rau, môt người được ăn con gà, nhưng khi chia đều thì ai cũng được ăn cả rau và gà cả, thật tốt đẹp làm sao.
Chúng ta được đầu độc rằng chi tiêu và mua sắm là việc tối quan trọng, rằng ngoại hình và vật phẩm xa sỉ là thứ sẽ làm nên con người chúng ta.
Chúng ta được đầu độc rằng mối quan hệ Việt Nam và thế giới thật tốt đẹp, chúng ta luôn được yêu thương, luôn được tôn trọng và ai khi nghe đến tên Việt Nam cũng vỡ òa kính nể. Sự thật thì bạn hãy hỏi những người hay đi ra nước ngoài sẽ rõ.
Chúng ta được đầu độc rằng Việt Nam giàu có với cơ sở hạ tầng đang được cải thiện chóng mặt, những công trình ngìn tỉ mọc như nấm, nhà văn hóa trăm tỉ, trụ sở phường xã tỉnh lị ủy ban nghìn tỉ, đến cầu cống thậm chí cái nhà vệ sinh cũng phải vài tỉ thì biết Việt Nam mình đang phát triển khủng khiếp thế nào. Đến ông tổng thanh tra luôn than nghèo kể khổ còn có vài ba cái biệt thự bỏ hoang không ai thèm ở, mà dám nói Việt Nam nghèo sao?
Vâng, tất cả chúng ta, ít hay nhiều, đều đang bị đầu độc…
Câu hỏi đặt ra là, chúng ta chấp nhận để bản thân mình chịu cảnh này tới khi nào?
 Phi Tuyết
(Triết Học Đường Phố)

Nguyễn Văn Tuấn - Tại sao "Kín cổng cao tường"?

Không biết các bạn thì sao, chứ tôi mỗi lần ghé qua các cơ quan Nhà nước, tôi có cảm giác ngài ngại. Cái đầu tiên đập vào mắt là cái hàng rào bằng thép (hay giả thép) kéo ngang cổng, một hình ảnh nói rằng "chúng tôi không chào đón các bạn" (hay nói theo cách nói phổ biến của người Tây là "you are not welcome").
Kế đến là cái lô cốt có người ngồi trong đó, thêm một hình ảnh mang tính nghi ngờ, cửa quyền. Cái lô cốt và người bảo vệ thầm nói: "ông muốn vào trong kia thì phải bước qua cái quyền lực của tôi", hay "Tôi có quyền không cho ông vào trong đó". Mà, không phải chỉ các cơ quan cấp địa phương, ngay cả cơ quan cao nhất như Quốc hội cũng toát lên cái dáng dấp và phát biểu không chào đón – unwelcome.
Thử nhìn vào bức hình dưới đây. Đó là hình chụp cái cổng của toà nhà QH mới toanh (1). Các bạn thấy gì? Bỏ qua những bụi bậm có vẻ mú mịt và dơ bẩn, hay những hàng cây hờ hững và dãy xe auto đậu giống như một siêu thị, mà hãy nhìn vào những con người ở đó. Có 4 người mắc đồng phục giống như là lính, nhưng chắc là an ninh. Có ít nhất 9 cảnh sát! Họ hình như chẳng có việc gì làm nên đứng lóng ngóng, người thì tay chấp sau đít, kẻ đang tán gẫu với ai đó. Một cái lô cốt xây bằng sắt thép có vẻ rất phản cảm ngay phía trước toà nhà nguy nga tráng lệ. Còn mấy cái hàng rào di động được sắp xếp một cách vô trật tự, và tạm bợ, và nó chỉ mở cho vừa một chiếc xe auto ra vào. Còn toà nhà QH thì cửa đóng im lìm. Toàn cảnh quang như là một nói một cách khẳng định rằng: you are not welcome here – bạn không được chào đón ở đây.
Cái quang cảnh này rất khác với các nước mà bà phó chủ tịch nói dân chủ kém vạn lần so với VN. Hãy lấy Quốc hội Úc làm ví dụ. Đó là nơi mà tất cả chúng ta, tôi và các bạn, kể cả người nước ngoài, đều có thể ghé thăm thoải mái. Lái xe một cái vèo lên Canberra, chẳng phải vất vả tìm chỗ đậu xe vì toà nhà QH Úc có chỗ đậu xe rất lớn. Đậu xe xong, lấy thang máy lên đại sảnh tham quan các phòng ốc. Tham quan một vòng để biết các đời thủ tướng có chân dung đang nhìn chầm chầm vào khách (nhưng không đáng sợ), lên sân thượng toà nhà để chụp vài tấm hình làm kỉ niệm. Nếu ghé thăm nhằm ngày họp QH, tại sao không vào khán phòng dành riêng cho công chúng để nhìn và nghe các dân biểu tranh luận, có khi cãi nhau chí choé rất vui. Chẳng có bảo vệ nào làm khó. Chẳng có bóng dáng quân sự ở đâu. Cũng chẳng có cảnh sát nào đứng lóng ngóng trước cổng. Chẳng tốn một xu nào để vào cổng. Tất cả toát lên cái air thân thiện, và nó làm cho người đóng thuế xây dựng cái toà nhà đó cảm thấy tự hào. Nhưng cái chính quyền của cái nước kém dân chủ này nó chẳng bao giờ gân cổ nói oang oang là "của dân, vì dân, và do dân".
Thế nhưng ở một nơi mà các quan chức cứ ra rả "chính quyền của dân, vì dân và do dân" thì toà nhà QH lại kín cổng cao tường như chúng ta thấy qua bức hình! Kể ra thì cũng trớ trêu. Không thể giải thích được. Người dân chính là chủ nhân của cái toà nhà đó, vì họ đóng tiền thuế để xây nó. (Tôi cũng có đóng thuế bên VN nhé, đóng nhiều là đằng khác!) Vậy mà người dân không được chào đón vào cái căn nhà mình góp phần xây dựng lên! Họ cũng không được dự thính lời vàng ý ngọc của các dân biểu. Có lẽ nên xem lại khẩu hiệu "chính quyền của dân, vì dân và do dân".
Thật ra thì người ta cũng có lí do để không cho người dân vào toà nhà QH. Lí do dễ nghĩ đến là an ninh. Các cảnh sát viên và an ninh viên trước cổng toà nhà QH có nhiệm vụ giữ gìn an ninh cho các đại biểu QH. Lí do này nếu chỉ nghe qua thì cũng chính đáng, nhưng nghĩ kĩ thì thấy có vấn đề nghiêm trọng. Câu hỏi đặt ra là tại sao các đại biểu họ cảm thấy không an toàn? Mượn cách nói của ngài tổng bí thư ("Mình phải như thế nào người ta mới mời chứ”), người ta có thể hỏi: họ làm cái gì để cảm thấy nơm nớp lo sợ có người tấn công, để phải có hàng tá cảnh sát và an ninh phải gác cổng? Có lẽ họ chẳng làm điều gì ghê gớm cả, mà chỉ là do tâm lí complex inferiority (phức cảm tự ti) mà thôi. Theo đó, họ cảm thấy mình không có quyền gì nhiều, nên phải thiết kế một cái hệ thống cổng và tường bao bọc chung quanh để nâng cao cái sắc diện "ta đây quan trọng". Một lí do khác cũng có thể là họ thấy bất an, nên tất cả các cơ quan công quyền đều có cái air "kính cổng cao tường". Nhưng một đất nước thanh bình, đã 40 năm nay không có bạo loạn, thì tại sao cảm thấy bất an? Thật khó hiểu nổi. 
Nguyễn Văn Tuấn
_____________________

Điều thú vị trong thu chi ngân sách của VN

NGANSACH-THAMNHUNG
TP.HCM đang gánh gần một phần ba tổng thu ngân sách của cả nước, trong khi hầu hết các tỉnh khác thu không đủ chi – Ts Vũ Đình Ánh cho hay.
Chuyên gia kinh tế cao cấp của WB, Ts Habib Rab và Ts Vũ Đình Ánh cùng thảo luận về phân cấp ngân sách.

Gần 50 tỉnh thu không đủ chi

Nhà báo Việt Lâm:Lâu nay công chúng vẫn quan tâm hơn về chi tiêu ngân sách của trung ương, nhưng còn nửa kia của bức tranh là chi tiêu ngân sách của địa phương dường như ít được chú ý đến. Trong khi đó, chi của chính quyền địa phương chiếm hơn một nửa ngân sách nhà nước. Ở nửa bên kia bức tranh còn khuất lấp này có gì đáng lưu ý?
Ts Vũ Đình Ánh: Việc thu chi của chính quyền địa phương được quy định một cách rõ ràng trong luật ngân sách nhà nước năm 1996 và sau đó liên tục hoàn chỉnh. Cốt lõi là sự phân cấp rành mạch về thu chi ngân sách giữa TƯ và địa phương. Sự phân cấp này hợp lý hay chưa thì tôi sẽ bàn sau.
Đối với phân cấp nguồn thu chia làm ba phần: một phần là 100% ngân sách TƯ được hưởng, một phần là phân chia giữa ngân sách TƯ và ngân sách địa phương, phần thứ ba là 100% ngân sách địa phương được hưởng. Đối với chi ngân sách cũng quy định rõ khoản chi nào do ngân sách TƯ chịu trách nhiệm, khoản nào do ngân sách địa phương chịu trách nhiệm.
Luật quy định ngân sách địa phương không được phép thâm hụt, mà phải cân đối. Trong khi đó, trên thực tế hiện nay, trong 63 tỉnh thành thì có tới gần 50 tỉnh thành thu không đủ chi, kể cả đã giữ lại 100% ngân sách cho địa phương, tức là TƯ không lấy đồng nào cả mà để lại hết cho địa phương. Thậm chí, tôi được biết một số tỉnh thành thu ngân sách chỉ được khoảng 1/3 so với nhu cầu chi.
Vì địa phương không được phép thâm hụt nên TƯ có hai khoản: một là, bổ sung cân đối, tức là toàn bộ chênh lệch thu chi của địa phương sẽ được ngân sách TƯ bổ sung và đưa vào dự toán. Khoản thứ hai là bổ sung có mục tiêu, tức là có những chương trình mục tiêu quốc gia hay những việc mà TƯ muốn làm để phục vụ cho lợi ích của TƯ hay của một khu vực nào đó thì TƯ bổ sung ngân sách cho địa phương đó.
Việc bổ sung ngân sách từ TƯ làm thay đổi bức tranh thu chi ngân sách của VN khá thú vị. Đơn cử hiện nay, khoảng hơn 10 tỉnh thành của VN có khả năng thu chi cân đối và thậm chí có phần nộp về ngân sách TƯ. Điển hình như Tp. Hồ Chí Minh chiếm từ ¼ đến 1/3 tổng thu ngân sách của VN nhưng họ chỉ được giữ lại khoảng 10%-14% trong tổng thu ngân sách của họ trên địa bàn. Còn các tỉnh khác sẽ được thụ hưởng từ việc ngân sách TP. HCM chuyển về cho ngân sách trung ương. Đây là kết cấu ngân sách của VN.
ngân sách, thu chi, nợ công, Vũ Đình Ánh

Bất cập trong phân cấp ngân sách

Việt Lâm: Vậy việc phân cấp này có gì chưa hợp lý, theo ông?
Ts. Vũ Đình Ánh: Có nhiều điều để nói nhưng ở đây tôi chỉ nêu 3 điểm. Thứ nhất, do thu không đủ chi nên đa số ngân sách địa phương phải trông chờ vào TƯ. Đây là sự phụ thuộc rất lớn kể cả về mặt số lượng cũng như quy mô.
Thứ hai, dù ngân sách địa phương có nhận được bổ sung từ TƯ thì vẫn còn khoảng cách rất xa so với nhu cầu chi tại địa phương.
Thứ ba, để bù đắp chênh lệch giữa thu và chi, dù đã xin được bổ sung một phần từ TƯ, địa phương vẫn phải huy động các nguồn lực khác. Việc huy động này có thể công khai hoặc không công khai và vô tình tạo ra nghĩa vụ nợ cho chính quyền địa phương. Đáng lo ngại nhất là nghĩa vụ nợ tiềm ẩn do địa phương không công khai, và do đó, không được đưa vào phần nợ công chính thức của chính quyền địa phương.
Vấn đề này cũng liên quan phần nào đến chuyện phân cấp thu. Dường như chúng ta vẫn giữ quan điểm nguồn thu nào dễ thu nhất, có quy mô lớn nhất thì tập trung về ngân sách TƯ. Những nguồn thu nào quy mô nhỏ hơn, khó thu hơn, thậm chí thu phập phù thì chúng ta dành cho ngân sách địa phương.
Ví dụ nổi bật nhất là thu từ đất đai. Đối với những địa phương có thị trường bất động sản bùng nổ, đặc biệt là sốt đất, tình trạng đầu cơ hay bong bóng thì thu ngân sách những năm đó tuyệt vời, thậm chí không cần trông chờ vào ngân sách TƯ. Rõ ràng thị trường bất động sản không thể cứ tăng vòn vọt mãi. Đất đai cũng không thể có mãi để chúng ta thu được từ đất đai. Khi đó, ngân sách địa phương lập tức bị ảnh hưởng.
Bởi vậy, khi bàn lại về luật ngân sách nhà nước sửa đổi, tôi cho rằng cần phải đặt ra vấn đề cơ cấu lại thu chi ngân sách và khắc phục những điểm bất hợp lý của phân cấp ngân sách hiện nay.
Ts. Habib Rab: Ông Ánh đã nhận định khá chính xác về cơ chế phân cấp ngân sách ở VN. Chúng tôi cũng vừa hoàn thành một báo cáo đánh giá về hiệu quả của khung phân cấp ngân sách trong việc giúp VN đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển. Báo cáo phát hiện một số kết quả tích cực mà tôi muốn nêu ra đây.
Thứ nhất, ngân sách TƯ vẫn đóng vai trò tương đối mạnh và chi phối, mặc dù phần lớn các khoản chi được thực hiện ở địa phương. Tôi nghĩ ngân sách TƯ duy trì được vai trò này nhờ nguồn thu chủ yếu tập trung ở TƯ. Điểm này rất quan trọng, đặc biệt trong những năm gần đây khi Chính phủ phải thực hiện một số chính sách điều tiết nền kinh tế, ví dụ như gói kích thích tài khóa khi kinh tế suy giảm, hay chính sách tài khóa thắt chặt khi nền kinh tế tăng trưởng quá nóng.
Thứ hai, do nguồn thu được dồn về ngân sách TƯ nên chính quyền TƯ có đủ khả năng tái phân bổ nguồn thu ở tất cả các tỉnh. Đồng thời đảm bảo định mức chi theo đầu người ở những địa bàn nghèo hơn thì cao hơn so với mức chi bình quân đầu người ở các địa bàn giàu hơn. Kết cấu ngân sách như vậy đảm bảo tính bình đẳng, không chỉ giữa các tỉnh mà ngay giữa các huyện trong cùng tỉnh.
Thứ ba, cơ chế kiểm soát vay nợ của chính quyền địa phương tương đối chặt chẽ, giúp cho mức vay nợ được giữ ở mức thấp. Mặc dù vậy, trong thời gian tới chúng ta cần theo dõi sát sao các hoạt động vay nợ của chính quyền địa phương, đặc biệt trong bối cảnh ngày càng nhiều các quỹ ngoài ngân sách ra thị trường để huy động tài chính cho các công trình cơ sở hạ tầng.
ngân sách, thu chi, nợ công, Vũ Đình Ánh

Công khai chu trình ngân sách

Việt Lâm: Kỳ họp QH lần này bắt đầu thảo luận về dự luật ngân sách nhà nước năm 2002 sửa đổi cũng như cho ý kiến về dự toán ngân sách của năm 2015. Dự luật ngân sách cũng sẽ tiếp tục được thảo luận trong kỳ họp tới. Theo các ông, những điểm mấu chốt nào chúng ta có thể tập trung và cải thiện được qua những lần lấy ý kiến này?
Ts Vũ Đình Ánh: Tôi rất mong dự luật ngân sách sửa đổi được đưa ra bàn một cách rộng rãi, thấu đáo, tiếp thu một cách cẩn trọng và trân trọng những ý kiến muốn góp ý để chúng ta quản lý ngân sách tốt hơn, sử dụng tiền của của dân một cách hiệu quả hơn, phục vụ cho sự phát triển kinh tế – xã hội và đem lại hạnh phúc cho dân tôi, đất nước tôi.
Những điều tôi mong muốn thì rất nhiều, nhưng có lẽ tôi chỉ xin chia sẻ vài điểm chính.
Thứ nhất, xuyên suốt luật quản lý ngân sách này (chứ tôi không thích gọi là luật ngân sách nhà nước) phải là cơ chế đảm bảo kỷ luật tài chính. Tôi cho rằng đây là điểm còn thiếu rõ ràng trong các văn bản luật trước đây và là hệ lụy cho đến ngày nay khi kỷ luật chi ngân sách lỏng lẻo. Quan trọng hơn là cơ chế đảm bảo kỷ luật tài chính không chỉ được quy định chặt chẽ trong văn bản mà còn phải khả thi để làm được trong thực tế.
Thứ hai, toàn bộ chu trình ngân sách, từ lập dự toán, cho đến thực thi, kiểm toán, kế toán ngân sách phải được công khai và minh bạch, tiến tới được 3 nội hàm của minh bạch mà ông Habib đã chỉ ra: sự công khai, sự tham gia của người dân và trách nhiệm giải trình của Chính phủ. Bên cạnh đó, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tham gia vào chu trình ngân sách phải được quy định cụ thể, chi tiết để đảm bảo tính hợp lý trong bối cảnh phải nâng cao trình độ của gần như tất cả những người tham gia vào chu trình đó.
Thứ ba, tôi mong rằng luật ngân sách phải thiết kế sao cho tính dự báo của ngân sách nhà nước VN cao hơn. Như tôi quan sát thì thu ngân sách dường như không quan hệ gì đến sự phát triển kinh tế xã hội ở VN. Nền kinh tế VN lúc tăng trưởng cao lúc tăng trưởng thấp chẳng ảnh hưởng đến việc thu ngân sách liên tục tăng. Chúng ta không lý giải được tại sao nó lại tăng như vậy. Do đó, chúng ta không thể đánh giá được gánh nặng thu nộp ngân sách nhà nước của các thành phần trong xã hội.
Điểm cuối cùng, tôi hi vọng luật ngân sách nhà nước lần này xử lý được hai vấn đề mà 10 năm nay chúng ta đã bàn luận rất nhiều mà chưa giải quyết được. Vấn đề thứ nhất là ngân sách kép, tức là Bộ Kế hoạch Đầu tư thì quản lý ngân sách đầu tư, trong khi Bộ Tài chính quản lý ngân sách thường xuyên và thiếu sự điều phối giữa hai cơ quan này. Vấn đề thứ hai là lồng ghép ngân sách, tức là lồng ghép giữa ngân sách TƯ và ngân sách địa phương, lồng ghép cả thu, cả chi rất khó tách bạch. Rốt cục, cái lõi trong phân cấp quản lý nói chung cũng như phân cấp ngân sách nói riêng là cơ chế gắn trách nhiệm với quyền lợi, quyền và nghĩa vụ lại không rõ. Nếu ông có quyền lại không chịu trách nhiệm thì sự phân cấp chỉ làm tình hình tồi tệ hơn mà thôi, thậm chí cho cả người giao quyền phân cấp cũng như là người nhận quyền phân cấp.
Gắn với vấn đề nợ công đang nóng lên, ít nhất phải có một quy định trong luật ngân sách nhà nước lần này để xử lý tình trạng tách bạch giữa người đi vay nợ và người quản lý sử dụng nợ và người quản lý trả nợ cuối cùng. Bởi nếu không, việc quản lý nợ công sẽ phức tạp và không hiệu quả.
Ts. Habib Rab: Như tôi đã nói lúc đầu, luật ngân sách nhà nước hiện hành cũng đã đưa ra một cái khung tương đối vững chắc. Tuy nhiên, còn nhiều việc cần phải làm để hệ thống ngân sách VN đáp ứng được những thách thức mới như trong bài viết của tôi đã đề cập.
Tôi hoàn toàn đồng ý với kiến nghị của ông Ánh rằng chúng ta phải dần dần chuyển sang cái gọi là khung ngân sách trung hạn, tăng khả năng tiên liệu, dự đoán đối với ngân sách của VN. Đồng thời cũng đảm bảo tính minh bạch, ví dụ như mọi người đều có cơ hội được thảo luận về dự toán ngân sách nộp lên cho QH.Đồng thời, chính phủ cũng phải cung cấp thông tin một cách toàn diện hơn về toàn bộ khu vực công.
Dĩ nhiên, dự luật lần này không thể bỏ qua cơ hội để siết chặt kỷ cương thu chi ngân sách mà chúng ta đã phân tích từ trước. Một số cải cách có thể xem xét như xử lý tốt thu chi chuyển nguồn. Đối với chính quyền địa phương, một mặt vẫn phải đảm bảo kỷ luật vay nợ nhưng mặt khác phải có cơ chế linh hoạt hơn để giúp chính quyền địa phương huy động được nguồn tài chính cho các công trình cơ sở hạ tầng cần thiết.
Việt Lâm: Bức tranh chung còn nhiều vấn đề ngổn ngang nhưng chí ít cũng đang có những định hướng cải cách khá rõ ràng. Một điều may mắn là dự luật ngân sách nhà nước sẽ còn được bàn thảo tại kỳ họp QH tới đây. Hi vọng rằng các chuyên gia và công chúng nói chung sẽ có nhiều cơ hội để tham gia thảo luận về dự luật ngân sách nhà nước này bởi dự luật này cùng với luật đầu tư công, luật quản lý vốn trong DNNN tạo thành linh hồn của cải cách cơ chế. Xin cảm ơn các khách mời!
THEO VIETNAMNET

Bổ sung vô tội vạ thần thánh vào điện thờ

Bổ sung vô tội vạ thần thánh vào điện thờ, thương mại hóa tín ngưỡng, buôn thần bán thánh trong các đền, phủ, thanh đồng phán được cả chuyện phòng the…
Đây là những ý kiến bức xúc của các đại biểu tham dự buổi tọa đàm “Bàn về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tại các đền, phủ ở Hà Nội” hôm 28/11.
 Lộn xộn tình trạng hầu đồng
Ông Lưu Ngọc Đức - Thủ nhang Đền Lảnh Giang Vọng Từ (Hoàn Kiếm, Hà Nội) bức xúc: “Tôi thấy việc hầu đồng bây giờ hỗn độn và sai nhiều quá, Người ta cứ đưa các vị thần mà bản thân thủ nhang trông giữ đền còn không biết là thần gì, là ai”.
Hầu đồng, thanh đồng, thờ MẫuÔng Đức cho rằng, có đền chỉ thờ các vị danh nhân thì đưa cả thờ Mẫu như đền thờ Thiên Tiên, Hương Nghĩa, đền Bạch Mã đưa Tứ phủ vào. Nhiều nơi thờ cúng loạn cả lên khiến người đến lễ không nắm rõ là như thế nào, nên khấn vái ai, sắm lễ sao cho phải….
Ông Đức cho rằng, thời xưa các thanh đồng hóa trang thành các vị quan thường mặc áo dài, quần trắng, khăn xếp, còn bây giờ các vị quan thần mặc áo dài, quần âu, đội mũ cánh chuồn, tai ngang, tai dọc. Còn thánh nữ thì áo cánh có đuôi dài 5 mét, cổ áo loe ra như con công, tóc búi như bánh sừng bò giống Dương Quý Phi, Chiêu Quân (Trung Quốc). Nửa ta, nửa Tàu trông rất dị hợm.
Bà Trần An Đức Hạnh - Thủ nhang Ba Nàng Vọng Từ (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cũng bức xúc về việc hiện nay hầu đồng đã trở thành một phong trào chứ không phải như ngày trước, người có căn số mới hầu. “Đền phủ mọc lên như nấm sau mưa, nhiều người không có căn cốt nhưng lại cứ thích chạy theo loại hình diễn xướng tâm linh này như một sự cuồng tín. Họ sẵn sàng bỏ ra vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng cho một lần hầu đồng”, bà Hạnh nói.
Bà Lê Thị Hạnh - Trưởng ban Quản lý Đền Rừng thẳng thắn: “Không ít thanh đồng buôn thần, bán thánh, vòi người hầu đồng chi những khoản tiền khủng vài trăm triệu để sắm trang phục, vàng mã, hoa quả, những cọc tiền phát lộc mệnh giá lớn. Không khí thiêng liêng của buổi hầu đồng nhuốm mùi tiền bạc”.
Theo bà Hạnh, việc thực hành nghi lễ hầu đồng với lời “Thánh truyền” bị sai lệch đi rất nhiều. Trước kia lời “Thánh truyền” rất ngắn gọn nhưng câu từ đầy triết lý về đạo làm người nhưng hiện nay, các thanh đồng chuyện đời sống trần tục như làm thế nào để kiếm tiền nhanh hay có nhiều lộc, thậm chí hướng dẫn cả chuyện phòng the…
Thiếu cơ chế quản lý thống nhất
Theo GS Ngô Đức Thịnh tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian thuần Việt, có lịch sử lâu đời, biến chuyển thích ứng với sự thay đổi của xã hội. Tín ngưỡng này bao gồm nhiều hệ giá trị độc đáo, gắn liền việc thờ nữ thần, thờ bà mẹ thiên nhiên với các khát vọng về sức khỏe, tài lộc của con người.
Thiếu cơ chế quản lý thống nhất là một trong những nguyên nhân dẫn đến tính trạng lộn xộn trong việc tổ chức hầu đồng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới niềm tin của người dân và một số nơi tổ chức nghiêm chỉnh lại bị đánh đồng là mê tín dị đoan. Thêm vào đó có khoảng 70% thanh đồng thiếu kiến thức về tín ngưỡng Thờ mẫu nên tình trạng này càng trở nên lộn xộn.
“Hiện nay, ở Hà Nội, cơ quan quản lý không có hình thức quản lý cụ thể nào về hầu đồng. Điều đó dẫn đến việc ai muốn làm gì thì làm, thích lên đồng theo cách thức nào thì tùy và muốn xây dựng, sửa chữa các đền, phủ theo hình thức nào thì làm một cách tùy tiện,” GS Ngô Đức Thịnh nhìn nhận.
Hầu đồng, thanh đồng, thờ MẫuCùng quan điểm GS Tô Ngọc Thanh - Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam cho rằng: “Việc quản lý các hoạt động liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu tại các các đền, phủ ở Hà Nội là một vấn đề không mới. Nó đã được đặt ra từ hàng chục năm nay nhưng các cơ quan chức năng vẫn chưa thống nhất được mô hình, cách thức quản lý.”
GS Tô Ngọc Thanh cho rằng hiện nay,các nhà quản lý và không ít nhà nghiên cứu đang có sự nhầm lẫn về khái niệm. UNESCO đã phân biệt rất rõ hai cụm vấn đề: bảo tồn-phát huy giá trị di sản và thừa kế-phát triển di sản. Nhưng Việt Nam lại hay dùng cụm từ bảo tồn và phát triển. Chính cách dùng từ lộn xộn này mới dẫn đến nhiều hiểu lầm.
“7 năm về trước Nhà hát Chèo đã đưa lên sân khấu 3 giá đồng khiến cả khách Tây mê mẩn. Tuy nhiên đây không phải là hầu đồng. Đây là nghệ thuật hóa hầu đồng. Nó thuộc phạm trù thừa kế và phát triển”, GS Thanh nói.
GS Tô Ngọc Thanh cho rằng, cơ quan chức năng cần xây dựng bộ khung quản lý thống nhất, dựa trên tinh thần khôi phục, bảo tồn những giá trị gốc, cốt lõi của di sản.
Ông Nguyễn Khắc Lợi, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội chốt lại rằng, chính vì những lộn xộn trong thời gian vừa qua nên liên hoan tín ngưỡng thờ Mẫu lần này nhằm kiểm kê loại hình di sản này trên địa bàn Thủ đô. Trên cơ sở đó, sở có phương án quản lý những hoạt động liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu (để các hoạt động trong sáng, lành mạnh, đúng nghi thức); đồng thời, tạo cơ sở để nhận thức của công chúng về hoạt động này đồng nhất hơn.
T. Lê
(VNN)

Cựu Tổng Bí thư yêu cầu điều tra tiếp ông Truyền

Ảnh chụp ông Lê Khả Phiêu ở Đại hội Đảng năm 2011
Một cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam yêu cầu tiếp tục điều tra cáo buộc ‘tranh thủ’ bổ nhiệm cán bộ trước khi về hưu của ông Trần Văn Truyền.
Ông Lê Khả Phiêu, đứng đầu Đảng từ 1997 đến 2001, tỏ ra bức xúc về việc nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền bổ nhiệm hàng loạt chức vụ ngay trước khi về hưu.
Ông Truyền đã bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương của Đảng yêu cầu trả nhà, đất mà ông đã xin mặc dù không đủ tiêu chuẩn.
Tuy vậy, ông Phiêu cho rằng cần tiếp tục điều tra ông Truyền liên quan việc bổ nhiệm.
“Có những đơn vị chỉ cần 1 Vụ trưởng và 2 Vụ Phó thôi nhưng ông Truyền lại đưa một loạt cán bộ lên với hàm cấp tương đương như Vụ trưởng cả,” ông được báo Dân Trí dẫn lời.
“Ủy ban Kiểm tra mới nói chuyện mua nhà đất thôi. Còn phải làm tiếp việc đưa cán bộ lên như thế nữa.”
Ông Phiêu chỉ trích: “Làm như thế chứng tỏ anh rất hư, anh tranh thủ sắp về hưu để anh làm ẩu.”
Chưa rõ ông Truyền có tiếp tục bị Đảng điều tra về việc bổ nhiệm cán bộ hay không.
Ông Trần Văn Truyền đã nghỉ hưu
Trước đó, tỉnh Bến Tre đã ký quyết định để thu hồi quyền sử dụng đất của gia đình nguyên tổng thanh tra chính phủ, Trần Văn Truyền.
Ông Võ Thành Hạo, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, ký quyết định ngày 24/11.
Tại TP. HCM, Chủ tịch UBND thành phố Lê Hoàng Quân cũng nói đã chỉ đạo thu hồi một căn nhà ở quận Phú Nhuận của ông Truyền.
(BBC) 

Những kiểu chữa bệnh kỳ quái ở vùng Tây Bắc: Đọc thần chú chữa lành vết thương

Người già yếu gãy xương nhưng chỉ bó thuốc lá cây một tuần xương đã liền; những bài chú giúp liền thịt; thuốc nam chữa bệnh vô sinh hay hút bệnh, hút mảnh đạn… chỉ bằng cái ống tre là những chuyện mà y học hiện đại ngày nay khó lý giải. Nhưng có một sự thật là những chuyện khó tin ấy vẫn đang diễn ra ở vùng Tây Bắc, lẩn khuất dưới những mái nhà sàn nơi rừng sâu, núi thẳm, minh chứng cho sự huyền diệu của nghề y dân gian.

Tất cả những bài thuốc đã được chính người viết kiểm chứng, bởi đã thực sự chữa khỏi bệnh cho người viết và các đồng đội, hàng xóm. Có bài thuốc mà chính các bác sĩ cũng bó tay không... lý giải nổi, dù biết đầy đủ các loại lá thuốc phối hợp với nhau.

Chỉ với mấy nén hương và chừng vài phút đọc lời quản, miếng thịt vốn gần như đã rách lìa khỏi đùi tôi tự nhiên như có keo dính lại. Gần 20 năm qua tôi vẫn luôn tự hỏi: Quản là gì? Sao Quản “thiêng” thế mà không được nhân rộng?

Những lời nguyền bí ẩn

Đó là chuyện xảy ra với chính tôi vào năm 1997 ở thị xã Sơn La (bây giờ là TP.Sơn La), tỉnh Sơn La. Buổi trưa mùa hè hôm ấy, tôi có việc phải đếns nhà một người quen là anh Trần Văn Hòa ở khu Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La. Nhà này vốn nuôi một con chó rất to, chừng ngót 40kg, da màu đen sẫm, rất dữ tợn. Con chó đã cắn nhiều người nhưng vì gia chủ vốn ở gần nhà xác bệnh viện, rất sợ ma nên cố giữ con chó lại nuôi để “chống lại ma” – như lời giải thích của người nhà ông Hòa.

Ông Cán liếm con dao vừa được nung đỏ trước mặt mọi người. (Ảnh: Kiều Thiện)

Con chó ấy tuy dữ vậy nhưng lại có một đặc tính mà những người quen thân với gia đình này đều biết: Nó rất thích bánh kẹo. Mỗi khi tôi đến đó, nếu có cái kẹo để trong người thì nó luôn vẫy đuôi chào đón, lấy đầu mở cửa đưa khách vào nhà rồi nằm phủ phục ngay dưới chân để chờ đợi kẹo.

Hôm ấy tôi đến anh Hòa cũng không có nhà. Tôi vừa dừng cái xe máy Simson BS51 ở đầu ngõ thì con chó đã lao ra, lấy đầu đẩy cánh cổng đón khách. Tôi tự tin bước vào cửa nhà. Nào ngờ, thấy túi tôi không có kẹo (chắc do đánh hơi), nó liền vênh mặt lên gầm gừ nhưng tôi chủ quan vì quá quen với nó nên vẫn đưa tay mở cánh cửa vì nghĩ rằng anh Hòa đang ở trong nhà. Thế là con chó tợp luôn cho tôi một miếng vào đùi rồi lùi lại thế thủ. Tôi đau quá, giật cái dép vừa giơ lên đe con chó, vừa lùi lại qua cổng. Chốt cổng xong, tôi mới dám nhìn kỹ xuống đùi thì cái ống quần đã rách một lỗ to và thấy rõ miếng thịt đùi mình rách lật hẳn ra, to như cái trôn bát, đầy máu.
"Em làm vợ ông ấy hơn 20 năm nay cùng chẳng biết trong cái hòm gỗ ấy đựng gì. Lão ấy không tiếc em từ tiền tới vàng nhưng riêng cái hòm gỗ và bài thuốc chữa sâu răng thì em chưa bao giờ được biết đến" - chị Nga - vợ anh Hùng nói.

Lạ kỳ bài thuốc Quản chữa lành vết chó cắn

Thấy tôi quẳng xe bên bờ rào, tập tễnh bước vào ngõ, anh Phạm Văn Sáu (vợ tên là Nga) ở tổ 6, phường Quyết Thắng, TP.Sơn La đến hỏi thăm. Tôi vừa kể chuyện, vừa vén ống quần cho anh Sáu xem vét cắn của con chó trên đùi mình và nhờ anh Sáu vào pha giúp bát nước muối để rửa vết thương. Anh Sáu lắc đầu bảo: Không phải rửa nước muối đâu. Bố tôi ở trong quê vừa ra thăm chúng tôi. Ông cụ có bài Quản hay lắm, chữa lành hết mọi vết thương. Để tôi gọi ông sang giúp.

Tuy không chấp nhận cho PV phỏng vấn hoặc chụp ảnh mình nhưng ông Hùng không bao giờ cấm khách hàng chụp ảnh hoặc quay camera về người thân của họ trong quá trình được ông Hùng giúp bắt sâu răng. (Ảnh: Kiều Thiện)

Tôi nằm nén đau, vừa đợi ông cụ sang, vừa thắc mắc, dò đoán xem bài thuốc Quản của ông cụ sắp mang sang sẽ gồm những lá cây gì, rễ cây gì, biết đâu mình có thể học được từ ông cụ một bài thuốc quý. Ít phút sau ông cụ sang, dáng người nhỏ thó nhưng rất nhanh nhẹn. Tôi nhìn kỹ nhưng không hề thấy ông có một thứ gì trong tay. Ngắm vết thương đang rỉ máu của tôi, ông bảo: “Anh đi mua cho tôi 3 thẻ hương, loại rẻ tiền cũng được”. Tôi hỏi lại: “Có cần kẹo bánh và tiền vàng không ?”. Ông cụ lắc đầu: “Không cần. Đừng hỏi gì nhiều”.

Mang hương về, tôi tự tay châm hương và đưa cho ông cụ. Ông cầm nắm hương to đùng ấy quơ quơ xung quanh vết thương của tôi, một tay ông cầm miếng thịt đã rách ra trên đùi, ấn vào vết thương thật chặt, miệng lầm rầm đọc cái gì đó liên hồi, mắt mở to không chớp. Khi những thân hương cháy sắp hết hết thì ông cụ dừng lời, bảo tôi: “Anh ngủ một giấc đi, khỏi rồi đấy”.

Tôi quệt ống tay áo, lau khô dòng nước mắt đang chảy ra bởi đau đớn và khói hương, nhìn thật kỹ vết thương. Thật lạ, miếng thịt như vốn vừa rách rời ra, giờ như được gắn keo, dính chặt và không đau nữa. Tin lời ông cụ, tôi nằm ra, cố ngủ nhưng không tài nào ngủ được.

Quản là gì?

Hôm sau ông cụ về quê, tôi sáng tính chuyện thanh toán tiền công và nhân tiện hỏi ông xem quản là gì ? Nó là phép màu hay một cách chữa bệnh khoa học. Ông cụ bảo: “Tôi học quản không phải để lấy tiền. Cả trăm người bệnh qua tay tôi nhưng tôi chưa lấy của ai một xu nào. Còn Quản là gì thì nếu có duyên anh sẽ gặp và sẽ biết. Không có duyên thì cố tìm hiểu cũng không biết được đâu. Đừng cố mà nên tội”.

Nhà ông Lưu Mạnh Hùng, người chữa sâu răng ở đối diện với Quân y Viện 6, phường Chiềng Sinh, TP.Sơn La tuy không hề có biển quảng cáo nhưng vẫn có nhiều khách đến bắt sâu răng do người bệnh truyền tai nhau về phương pháp bí truyền này. (Ảnh: Kiều Thiện)
 
Sau đó, tôi cũng nhiều lần bảo với anh Sáu rằng: “Ông cụ có cái bài Quản hay thế, chú nên học lấy để vừa cứu đời, vừa kiếm cơm. Đấy là một báu vật của đời đấy chú ạ”. Những lần nghe tôi nói thế, anh Sáu chỉ cười, ậm ừ cho qua chuyện.

Trước khi đặt bút viết bài này, tôi đã tìm gặp lại anh Sáu, vẫn đang chạy xe ôm ngay trước cửa Phân xã – Thông tấn xã Việt Nam tại Sơn La. Anh Sáu thật thà: “Nói thật với bác, có phải ai cũng học được nghề Quản đâu. Nó không chỉ khó ở việc đọc liền một mạch năm sáu trăm chữ trong bài quản không được ngắt hơi mà người học quản còn phải chịu những kiêng khem, lời nguyền mà người thường khó chấp nhận được. Vì thế, em phải bỏ quê ra đây chạy xe ôm chứ không dám học Quản từ bố mình”.

Nghe anh Sáu nói vậy, tôi cũng đành im lặng và tự nhủ: Có lẽ Sáu nói đúng. Nếu dễ học thì có lẽ đến hôm nay khắp nơi người ta đã biết đến Quản và nhiều tiệm thuốc, thầy thuốc phải chạy đến ôm lấy bệnh nhân mà phục vụ chứ không thể có chuyện nhiều thầy thuốc ngạo mạn như hôm nay.

Con sâu răng - có hay không có?

Lại là chuyện một người bạn lính với tôi và cùng có vợ tên Nga. Đó là anh Lưu Mạnh Hùng nhà hiện nay ở trước cửa quân y viện 6, thuộc phường Chiềng Sinh, TP.Sơn La. Khi trong quân ngũ, tôi là A trưởng thì Hùng là A phó. Chúng tôi nằm cạnh nhau, ăn cùng mâm, có đồ gì tôi thay ra, Hùng hay giặt giúp tôi. Hùng đi tán chị Nga (vợ Hùng bây giờ), có chuyện gì cũng kể cho tôi nghe. Nói tóm lại, tôi chẳng lạ gì Hùng và Hùng cũng vậy với tôi. Ra quân, chúng tôi vẫn thường xuyên gặp nhau và “thằng Hùng còi” vẫn chỉ là nó nếu không có chuyện nó thành “thần bắt sâu răng” cho cả trăm người ở vùng đất này. Hùng còi trở thành nhân vật lạ trong mắt tôi và nhiều người khác bởi bài thuốc gia truyền của nó không chỉ làm người ta khỏi sâu răng mà còn làm đảo lộn cái quan niệm “không có con sâu răng” như y học hiện đại vẫn từng khẳng định.

Bất kể ai bị sâu răng khi đến Hùng (Hùng không quảng cáo, khách tự đến và chỉ “điều trị” trong vài ba phút là xong) thì dù có đưa tiền công trước hắn ta cũng không nhận mà chỉ bảo: “Cứ để tôi chữa xong, cho bao nhiêu thì cho”. Rồi hắn chui vào góc tối trong buồng, lục lọi trong cái hòm gỗ, mang ra mấy cái cục gì đó như quả xoan chín (nhưng đó không phải quả xoan vì tôi đã bóp xem thử). Cái hòm gỗ của hắn vốn là cái hòm gỗ từ thời ở lính với tôi, bây giờ luôn được khóa chặt và chỉ có hắn cầm chìa khóa.

Cái kiểu chữa sâu răng của Hùng cũng rất lạ. Hắn giấu nghề nhưng công khai các công đoạn với khách. Khách đến là mọi người quanh xóm cũng kéo đến xem bắt sâu răng. Hắn cho mọi người ngồi xem. Sau khi đưa cho khách một chiếc gương soi để khách tiện quan sát khuôn mặt mình, hắn hỏi khách đau ở đâu ? Há mồm ra cho hắn ngắm nghía xem có đúng sâu răng không? Sâu răng nào? Rồi cứ ước chừng cài răng sâu ấy ở chỗ nào thì tương ứng với miếng thịt trên má người ấy sẽ được bôi cái quả (tôi không biết tên) đã bóp nát ấy lên.

Chỉ vài phút sau, từng con sâu răng một từ từ chui quan lỗ chân lông trên má, bò ra. Khách có quyền gắp con sâu răng ấy lại đem về làm kỷ niệm. Tất cả các con sâu răng đều có đầu màu nâu đen, thân trắng, dài chừng 1,2-2cm. Người nào có nhiều sâu thì bắt được đến 6-7 con. Người có ít thì chỉ 1-2 con. Khách nào bị quá nhiều sâu thì cũng bắt đến lần thứ 2 là hết sâu, tức là khỏi sâu răng. Bản thân tôi khi đi bắt sâu ở răng hàm năm 1996 thì chỉ được 1 con là khỏi. Trước đó mấy tháng khi tôi đưa con gái mình đi bắt sâu răng thì được 4 con...

Hỏi chuyện Hùng xem chuyện bắt sâu này là thật hay giả và cái quả ấy là quả gì mà tài thế, hắn trợn mắt, bảo: “Cả chục lần ông xem tôi bắt sâu, bao nhiêu lần ông nhặt sâu từ má ông, má con gái ông, sau này đều khỏi hết thì thật hay giả mà phải hỏi ? Còn quả ấy là quả gì thì còn lâu mới biết nhé. Đã gọi là gia truyền thì phải là gia truyền thôi”.
Có phải ai cũng học được nghề Quản đâu. Nó không chỉ khó ở việc đọc liền một mạch năm sáu trăm chữ trong bài quản không được ngắt hơi mà người học quản còn phải chịu những kiêng khem, lời nguyền mà người thường khó chấp nhận được - Anh Sáu

Rồi hắn dịu giọng, làm lành: “Giá như vẫn còn ở lính, vẫn còn chiến tranh, tôi và ông vẫn cùng ở một A thì có lẽ tôi cũng nói cho ông biết. Nhưng bây giờ, ông thông cảm… !”

Kiều Thiện (Dòng đời) / danviet.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét