Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014

Triển lãm Cải cách ruộng đất: Làm sao bây giờ?

  • Phát triển kinh tế tư nhân: khẩu hiệu suông (RFA) - Nhà nước Việt Nam vẫn chưa nhận thức đúng vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân, do vậy mọi nguồn lực vẫn ưu tiên cho doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp tư nhân được ví von là phải chịu số phận của những đứa con bị hắt hủi.
  • Nhà văn Phạm Viết Đào được tự do sau khi mãn hạn tù (RFI) - Nhà văn Phạm Viết Đoàn đã được tự do hôm nay, 13/09/2014, sau khi mãn hạn tù 15 tháng.Ông Phạm Viết Đào đã bị công an Hà Nội bắt ngày 13/06/2013 và đã bị đưa ra tòa ngày 19/03 vừa qua, với tội danh« lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợiích của Nhà nước, quyền và lợiích hợp pháp của tổ chức, công dân», chiếu theo điều 258, bộ Luật Hình sự Việt Nam. Trả lời RFI Việt ngữ hôm nay sau khi về nhà, nhà văn Phạm Viết Đào vẫn khẳng địnhông viết blog chỉ là để trình bày quan điểm, đóng góp với Nhà nước, chứ không hề cóý đồ chính trị gì.
  • 'Họ vẫn dò xét tôi khi ở trong tù' (BBC) - Nhà văn, blogger Phạm Viết Đào thuật lại với BBC về những gì đã xảy ra với ông sau khi ông bị bắt và suốt thời gian 15 tháng đi tù.
  • 'Thuyết âm mưu' về phiến quân IS (BBC) - Phiến quân Hồi giáo IS, lực lượng đang kiểm soát vùng lãnh thổ rộng lớn ở Syria và Iraq, là do ai tạo ra và lấy nguồn cung cấp tài chính từ đâu?
  • Hẹn hò trên mạng (RFA) - Hôn nhân qua mai mối thì đã có từ nhiều đời nay. Giờ đây, các anh chị đến tuổi dựng vợ gả chồng lại có một “bà mai” mát tay khác, đó là các trang hẹn hò trên mạng. Ngày càng nhiều phụ nữ Việt Nam “lên mạng” để tìm người yêu, và tìm chồng. Các mạng này cũng mở ra cho họ một cơ hội tiếp cận các đối tượng hôn nhân mới là người nước ngoài.
  • HRW quan ngại hoàn cảnh những phụ nữ tranh đấu tại VN (RFA) - HRW cho biết một trong những mối quan tâm hàng đầu của tổ chức hiện nay vẫn là hoàn cảnh sống khó khăn và bị tước bỏ quyền con người của những người chân yếu tay mềm như bà Bùi Thị Minh Hằng, cô Nguyễn Phương Uyên, cô Đỗ Thị Minh Hạnh và nhiều người khác nữa.
  • Chính quyền quân sự Thái chưa tỏ thiện chí hòa bình ở miền Nam (RFI) - Hai ngày sau cuộc đảo chính quân sự ngày 22/05/2014, một loạt các vụ khủng bố bằng bom đã khiến nhiều người chết và bị thương ở Pattani, miền Nam Thái Lan. Có vẻ như quân phiến loạn ở vùng này muốn nhắc nhở chính quyền quân sự Bangkok về thực tế của cuộc xung đột, mà từ năm 2004 cho đến nay, đã khiến hơn 6.100 người chết, gồm cả người Phật giáo lẫn Hồi giáo.
  • Phong trào công nhân có thể làm thay đổi xã hội Trung Quốc (RFI) - Chưa bao giờ tại Trung Quốc, công nhân lại rầm rộ xuống đường biểu tình trên diện rộng như vào lúc này, từ công nhân làm việc cho các hãng Nike, Adidas, Converse cho đến tập đoàn bán lẻ Walmart của Mỹ… Hàn Đông Phương (Han Dongfang), người sáng lập ra công đoàn độc lập đầu tiên tại Trung Quốc, có bài viết về vấn đề này và được nguyệt san Le Monde diplomatique số ra tháng 09/2014, đăng tải.
  • Cuba cử chuyên gia đến giúp Sierra Leone chống dịch Ebola (RFI) - Chính quyền Cuba vào hôm qua, 12/09/2014, đã thông báo gởi 165 bác sĩ và y tá đến Sierra Leone để hỗ trợ việc chống dịch Ebola, đã làm hơn 2400 người chết ở Tây Phi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới OMS/WHO, đây là đóng góp chuyên gia y tế quan trọng nhất của một quốc gia từ khi cơn dịch bộc phát vào đầu năm nay.
  • Đài Loan hỗ trợ Mỹ phong tỏa tài khoản nghi rửa tiền (RFA) - Đài Loan đã đồng ý đóng băng một một tài khoản ngân hàng có số dư 16 triệu đô la Mỹ, liên quan tới hoạt động rửa tiền cho các tổ chức tội phạm ma túy người Mexico. Giới hữu trách Hoa Kỳ cho biết như vậy hôm 12/9.
  • Đài Loan: Cảnh sát bắt giữ chủ tịch công ty sản xuất dầu ăn bẩn (RFA) - Vụ bê bối dầu ăn bẩn ở Đài Loan đã mở rộng với việc nhà chức trách bắt giữ ông Yeh Wen-Hsiang Chủ tịch Công ty Chang Guann vào sáng sớm hôm nay 13/9/2014. Ông này bị cáo buộc tội gian lận và việc câu lưu là cần thiết để ngăn ngừa việc thông đồng với các nghi phạm khác cũng như thủ tiêu chứng cớ.
  • Chạy đua vũ trang là do Trung Quốc (BaoMoi) - Dù muốn tránh xung đột quân sự nhưng các nước châu Á vẫn phải tăng cường mua sắm khí tài hạng nặng để đối phó với Trung Quốc
  • Mỹ giám sát châu Á vì Trung Quốc bí mật quân sự (BaoMoi) - Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định nước này có lý do chính đáng để bay trinh thám ở Đông Á bất chấp phản đối của Bắc Kinh bởi chương trình tăng cường quân sự của Tung Quốc chưa đủ minh bạch.
  • Mỹ lên tiếng việc Trung Quốc xây đảo Gạc Ma (BaoMoi) - (Tình hình Biển Đông - Vấn đề Biển Đông) - Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói đã có các trao đổi với Trung Quốc về tình hình Biển Đông, yêu cầu không có thêm các hành động khiêu khích.
  • Trung Quốc sẽ làm gì tiếp theo ở bãi đá Gạc Ma? (BaoMoi) - (PetroTimes) – Với một “chuyên gia” gây “sự đã rồi” và bất chấp luật pháp quốc tế, cũng như những cam kết mà họ đã ký như Trung Quốc, ai có thể tin được mục đích Bắc Kinh cải tạo trái phép một số đảo và bãi đá ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, trong đó có bãi đá Gạc Ma, là “nhằm cải thiện điều kiện sinh sống và làm việc cho người dân Trung Quốc đang sống ở các đảo này” như bà Hoa Xuân Oánh, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói?
  • Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam thăm và làm việc tại Áo (BaoMoi) - Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Áo từ ngày 11-13/9, Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn dẫn đầu đã hội đàm với Chủ tịch thứ hai Hạ viện Áo Karlheinz Kopf về các vấn đề đôi bên cùng quan tâm.
  • Pháp-Mỹ gia tăng nỗ lực chống Nhà nước Hồi giáo (RFI) - Tổng thống Pháp François Hollande và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry gia tăng nỗ lực để tìm cách đánh bại lực lượng Nhà nước Hồi giáo, mà hiện đang chiếm đóng một phần lãnh thổ của Irak và Syria.
  • Kiev lên án Nga muốn tái lập Liên bang Xô Viết (RFI) - Khủng hoảng Ukraina vẫn đang trong trong tình trạng lần tìm một lối thoát. Hôm nay 13/09/2014, Thủ tướng Ukraina Arseni Iatseniouk một lần nữa lên giọng công kích Nga trước các nghị sĩ và doanh nhân Ukraina và châuÂu đang họp hội nghị tại Kiev.Ông Arseni Iatseniouk cảnh báo Matxcơva đang có tham vọng muốn tái lập lại Liên Xô.
  • Mỹ trừng phạt Gazprom và các tập đoàn Nga (RFI) - Cùng lúc với đồng minh Liên Hiệp ChâuÂu, Hoa Kỳ vào hôm qua, 12/09/2014 đã công bố các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga, bị buộc tội gây bất ổn tại miền Đông Ukraina. Lệnh trừng phạt của Mỹ đặc biệt nhắm vào các đại tập đoàn Nga trong lãnh vực dầu khí, ngân hàng và quốc phòng.
  • Nga–Trung muốn thắt chặt thêm quan hệ (RFI) - Trung Quốc và Nga phải“ mở cửa cho nhau hơn nữa, bắt tay giúp nhau” và thắt chặt hơn nữa các mối quan hệ trước sự gia tăng các“ đe dọa từ bên ngoài” , đó là nội dung cơ bản của cuộc hội đàm giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Vladimir Putin trong tại Tadjikistan nhân Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức hợp tác Thượng Hải (OCS), được báo chí tại Trung Quốc dẫn lại.
  • Bắc Kinh kêu gọi các nước Trung Á chống khủng bố (RFI) - Phát biểu trước các đối tác nhân Hội nghị Thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thương Hải mở ra tại Douchanbe, Tadjikistan, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày hôm qua 12/09/2014, đã thúc giục các quốc gia TrungÁ trong nhóm gia tăng nỗ lực chống lại sự lan truyền trên mạng internet của tư tưởng cuồng tín và những lời hô hào khủng bố.
  • Myanmar cấm phụ nữ đến Singapore làm người giúp việc (RFA) - Chính quyền Myanmar tạm thời cấm phụ nữ nước này đến Singapore để làm người giúp việc gia đình. Tin này được loan báo ở Yangon hôm thứ bảy, sau khi dư luận phẫn nộ về tình trạng những người này bị lạm dụng và buộc phải lao động quá sức.
  • Philippines mở điều tra việc công dân tham chiến ở Syria (RFA) - Philippines mở điều tra về sự dính líu của các thành phần người Philippines theo đạo Hồi trong cuộc nội chiến kéo dài ba năm ở Syria. Vụ việc được loan báo sau khi có tin 2 người Philippines tham gia tổ chức cực đoan IS nhà nước Hồi giáo đã bị giết chết.
  • NT John Kerry: Ai Cập đang ở tuyến đầu cuộc chiến chống khủng bố (RFA) - Có mặt tại Cairo hôm thứ bảy, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry tuyên bố Ai Cập đang ở tuyến đầu của cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố. Ông Kerry đến thăm Ai Cập trong chặng chót chuyến đi Trung Đông để tìm kiếm sự ủng hộ Liên minh chống tổ chức cực đoan mệnh danh nhà nước Hồi giáo IS.
  • Philippines “đọ” bản đồ với Trung Quốc (BaoMoi) - (CATP) Hôm thứ năm, Philippines đã trưng ra 60 tấm bản đồ cổ, trong đó nhà chức trách chỉ ra rằng những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc trên biển Đông là bịa đặt - không phải là những sự thật lịch sử không thể thay đổi được.
  • Ấn Độ sẽ mở rộng 'dấu chân' tại Biển Đông (BaoMoi) - Tờ “The Times of India” số ra ngày 13/9 đăng bài viết cho rằng Ấn Độ sẽ mở rộng “dấu chân” tại khu vực Biển Đông với chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee bắt đầu từ ngày 17/9 tới.
  • Họ đang lấn tới (BaoMoi) - Trong một trả lời mới đây khi được BBC đặt câu hỏi về việc cải tạo, xây dựng công trình trên một số bãi đá ngầm ở Biển Đông, trong đó có bãi đá ngầm Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam), bà Hoa Xuân Oánh, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc có nói một ý là "mục đích của việc xây dựng là để cải thiện điều kiện làm việc và sinh sống cho người dân trên các đảo”.
  • Cần làm rõ việc Trung Quốc xây đảo Gạc Ma (BaoMoi) - (Tin tức thời sự) - Trung Quốc thực hiện việc xây dựng đảo nhân tạo tại Gạc Ma là vị trí rất nhạy cảm. Việt Nam cần làm rõ vấn đề này với dư luận quốc tế.
  • Châu Á không tin Trung Quốc (BaoMoi) - (Bình luận quân sự) - Trung Quốc đang ra sức lôi kéo song nhiều nước châu Á vẫn không quên cảnh giác, nâng cao năng lực phòng vệ.
  • “Cuộc chiến bản đồ” Philippines - Trung Quốc (BaoMoi) - TP - Với việc Philipines tổ chức triển lãm hôm 11/9 trưng bày hơn 60 bản đồ cổ để khẳng định những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông chỉ là những thêu dệt gần đây, các nhà quan sát cho rằng, Philippines đang tham gia “cuộc chiến bản đồ” với Trung Quốc.

Nguyễn Quang Duy - Quốc hội VN 'không hề bị tiếm quyền'


Trong bài viết gần đây Luật sư Ngô Ngọc Trai tìm cách trả lời câu hỏi “ Quốc hội đã bị tiếm quyền?” Bằng cách phân tích thực trạng chính trị 20 năm qua, 1992-2013, ông chỉ rõ Quốc hội đang càng ngày càng yếu kém đã bị Chính phủ lấn quyền.

Từ đó ông đưa đến kết luận:

“Chính phủ trở thành một trung tâm quyền lực kinh tế lớn mạnh mà đến Đảng hiện nay cũng không kiểm soát nổi.” Theo ông việc sửa đổi hiến pháp vừa qua chỉ nhằm phù hợp với thực tế và hợp thức hóa những việc làm sai trái trước đây.

Ông cũng so sánh các quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyền chi tiêu ngân sách, chính sách tài chính tiền tệ quốc gia giữa Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam để chứng minh sự khiếm khuyết trong nghành lập pháp và hành pháp tại Việt Nam.

Nếu giai đọan nghiên cứu được bắt đầu từ thời lập hiến và nhìn sâu vào cơ chế của guồng máy cầm quyền thì câu trả lời sẽ khác đi.

Nhưng qua đó sẽ hiểu rõ hơn nguyên nhân và kết quả của vấn đề này.
Việt Nam Lập Hiến

Nhận rõ vai trò quan trọng của hiến pháp, ngay khi lên ngôi, vua Bảo Đại đã tỏ ý muốn có một hiến pháp, xây dựng một thể chế Quân Chủ Lập Hiến cho Việt Nam, nhưng ý nguyện của nhà vua không được người Pháp đồng ý.

Nhật đảo chánh Pháp, ngày 11-3-1945 nhà vua cho công bố bản Đế Quốc Việt Nam Tuyên Bố Độc Lập và cho thành lập chính phủ Trần Trọng Kim.

Chính phủ này chỉ tồn tại đến tháng 19-8-1945 thì Việt Minh nổi dậy cướp chính quyền. Vua Bảo Đại phải thóai vị.

Sau khi thoái vị, vua Bảo Đại đã giữ một vai trò trong việc soạn thảo Bản Dự Thảo Hiến Pháp. Bản Dự thảo được phổ biến trên báo vào cuối tháng 11 năm 1945.

Bản Dự Thảo được sửa đổi và được Quốc Hội Lập Hiến thông qua vào tháng 11 năm 1946, nhưng lại không được Chủ tịch nước Hồ Chí Minh cho ban hành.

Ban hành hiến pháp là một thủ tục luật pháp để xác nhận rằng hiến pháp đã được biểu quyết một cách hợp lệ. Hiến pháp sẽ chỉ có hiệu lực từ lúc được ban hành và mọi người phải tuân theo.

Trên tạp chí Bách Khoa, Đoàn Thêm - một người chuyên ghi lại các sự kiện lịch sử, một chứng nhân trong việc xây dựng và thông qua Hiến pháp 1946, cho biết Hiến pháp 1946 chỉ có giá trị ba ngày, nhưng ông không cho biết lý do vì sao hiến pháp này chỉ có giá trị ba ngày.

Trên thực tế trong một thời gian dài, Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản chỉ sử dụng những sắc lệnh và nghị quyết của đảng, không hề đếm xỉa đến những điều ghi trong Hiến Pháp 1946.

Mấy hôm nay ở Hà Nội triển lãm “Cải cách ruộng đất 1946-1957”, người ta quên nhắc đến việc đảng Cộng sản đã không màng đến Hiến pháp 1946 để tiến hành cuộc cải cách ruộng đất “long trời lở đất này”.

Đến kỳ họp thứ 11 Quốc Hội, Hồ Chí Minh ra thông báo dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1946. Ngày 31-12-1959, Quốc Hội đồng ý thông qua hiến pháp sửa đổi.

Ngày 1-1-1960, Hồ Chí Minh ký sắc lệnh công bố, mà không màng đến việc “đưa ra toàn dân phúc quyết” theo đúng khoản Cc điều thứ 70 của Hiến pháp 1946.

Rõ ràng quyền lập hiến cuả người dân đã bị đảng Cộng sản sang đoạt qua Hiến pháp 1946.
Các hiến pháp sau

Hiến pháp chỉ là một phương thức để đảng Cộng sản thể chế hóa các sách lược cai trị trong từng giai đọan, luật hóa nhiệm vụ chính trị và bảo đảm vai trò lãnh đạo.

Các sách lược và nhiệm vụ của Đảng Cộng sản đều được Bộ Chính trị họp kín quyết định, được ra các đại hội, hội nghị của Đảng thông qua, đưa ra Quốc Hội thông qua cho có lệ để đưa vào Hiến pháp.

Dưới chế độ cộng sản Hiến Pháp không khác gì Cương lĩnh của đảng Cộng sản. Quyền lập hiến cuả người dân đã hoàn tòan bị chiếm đoạt trong các hiến Pháp sau này.

Ngay Hiến pháp 1946 mô hình chính trị chỉ duy nhất một viện vừa lo việc hành pháp vừa lo việc lập pháp.

Các Hiến pháp sau thể chế hóa mô hình đảng trị: Đảng, Quốc hội, Nhà nước chỉ là một. Hầu hết đại biểu nếu không là thành viên Bộ Chính trị, ủy viên trung ương Đảng thì cũng là đảng viên.

Quốc hội hình thức, các đảng viên “đại biểu” không thể làm trái những gì Bộ Chính trị đề ra.

Như thế mãi đến năm 1986 thực quyền vẫn còn trong tay Bộ Chính trị.

Mô hình Quốc Hội hình thức chỉ gặp vấn đề khi Việt Nam phải mở cửa giao thương với thế giới tự do (1986) và xây dựng một nhà nước pháp quyền. Càng mở cửa quyền lập pháp càng lọt vào tay chính phủ như bài viết của luật sư Ngô Ngọc Trai dẫn chứng.

Trên thực tế việc lập pháp tại Việt Nam tệ hại hơn bài viết của luật sư Ngô Ngọc Trai rất nhiều.

Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường, trong phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội ngày 11-6-2014, đã nhìn nhận:

“Hệ thống pháp luật Việt Nam có lẽ phức tạp nhất thế giới. Vì theo quy định, rất nhiều chủ thể, thậm chí tới cả chủ tịch xã cũng được ban hành văn bản quy phạm pháp luật và một chủ thể được ban hành rất nhiều loại văn bản”.

Như vậy không phải chính phủ tiếm quyền của quốc hội, mà chính cơ chế và sự chuyển đổi mô hình đã biến đổi chính phủ thành một trung tâm quyền lực kinh tế lớn mạnh mà đến Đảng cũng không còn khả năng kiểm soát.
Nhận xét về luật Việt Nam

Ngày 14-5-2014 tại Quốc Hội Liên Bang Úc chúng tôi đã tổ chức một cuộc Hội Thảo về quyền lao động, quyền dân sự và nhân quyền với sự tham dự của 14 dân biểu và nghị sĩ.

Mọi người tham dự đều đồng ý nếu muốn tham gia Hiệp ước xuyên Thái Bình Dương Việt Nam cần phải có những đạo luật rõ ràng, như Luật Công đoàn, Luật Tổ chức dân sự...

Dân biểu Chris Haynes cho biết ông hiểu rõ việc thi hành luật pháp tại Việt Nam.


Tác giả phát biểu tại cuộc điều trần ở Quốc hội Úc hôm 14 tháng 5

Bởi thế điều quan tâm của ông không phải là việc có luật hay không có luật, vì nhiều đạo luật đã có nhưng không được thi hành.

Ngày 28-8-2014, một lá thư gởi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng do 31 Dân biểu Úc đồng ký tên.

Các Dân Biểu Úc kêu gọi trả tự do cho hai nhà họat động cho quyền của người lao động ông Đoàn Huy Chương và ông Nguyễn Hoàng Quốc Hùng.

Các dân biểu nhận định: “Mặc dù họ đã bị khép án vi phạm an ninh quốc gia, chúng tôi hiểu rõ những việc làm của họ đơn giản chỉ nhằm hỗ trợ quyền công nhân trong cuộc đình công.”

Và họ kêu gọi:

“Xét rằng Việt Nam là một hội viên của Hội Nhân quyền Liên hiệp quốc, do đó có trách nhiệm cổ vũ và bảo vệ quyền làm người trên tòan thế giới, nay chúng tôi tìm kiếm sự cộng tác, chúng tôi cùng kêu gọi ông thả ngay hai nhà họat động này.”

Bạn có thể tự hỏi tại sao các dân biểu gởi cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mà không phải người khác. Theo tôi không phải họ không biết Việt Nam vẫn là một quốc gia cộng sản, nhưng họ đã phần nào nhận ra sự thay đổi của Việt Nam và đã gởi lá thư đến đúng người có thực quyền.
Quyết định mới về ngân sách

Đến nay mọi chi thu của đảng Cộng sản đều nhập nhằng chồng chéo vào con số chi thu ngân sách nhà nước.

Thông tin và số liệu chi thu ngân sách là căn bản để nền kinh tế thị trường tự do có thể họat động một cách hiệu quả và hội nhập vào nền kinh tế tòan cầu. Chính vì thế, Việt Nam càng ngày càng phải minh bạch mọi thông tin về chi thu ngân sách nhà nước.

Ngày 4-9-2014 vừa qua, thủ tướng ban hành Quyết định về danh mục bí mật nhà nước.

Điều 3 của quyết định xếp loại các tài liệu về dự trữ ngân sách và các khoản thu, chi đặc biệt của đảng Cộng sản là tuyệt mật hay tối mật.

Quyết định là bước đầu của việc tách con số chi thu của Đảng Cộng sản khỏi con số chi thu của nhà nước.


Hệ thống ở Việt Nam đặt ra các chức đều cùng có quyền lực cao

Về lâu dài một số công việc guồng máy đảng đang điều hành sẽ được nhà nước hóa để ngân sách của các cơ quan này có thể công khai.

Cụ thể là Thành Phố Hà Nội sẽ giảm biên chế.

Ngày 14-9-2014, Infonet đưa tin:

“Đối với đơn vị hoạt động kém hiệu quả, Hội Đồng Nhân Dân thành phố Hà Nội yêu cầu giải thể, đồng thời có lộ trình chấm dứt tình trạng ký hợp đồng lao động làm nhiệm vụ chuyên môn thuộc trách nhiệm của công chức.”

Điều này đồng nghĩa với việc vai trò và quyền lực của đảng sẽ càng ngày càng ít đi.

Như phân tích của luật sư Ngô Ngọc Trai và thực tế đã chứng minh quyền lực kinh tế chính phủ càng ngày càng lớn mạnh, đã trở thành một trung tâm quyền lực, Đảng Cộng sản đang mất dần kiểm soát.

Khi kinh tế càng mở cửa thì quyền lực của nhà nước càng tăng thêm và quyền lực của đảng càng mất đi. Từ đó đã dẫn đến sự phân hóa nội bộ giữa phe đảng và phe nhà nước, phân hóa này càng ngày càng tăng thêm.

Để duy trì mô hình đảng trị, Đảng Cộng sản sẽ phải tái cấu trúc.

Kết quả của việc tái cấu trúc thì đã được ông Trần Xuân Bách từng là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, tiên đoán như sau:

“… quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là thế nào? Có nước tự cho mình không cần đổi mới, đã bị bục vỡ. Có nước coi đổi mới kinh tế phải làm nhanh, còn đổi mới chính trị thì chầm chậm cũng bục chuyện. Có nước chỉ đổi mới kinh tế, không đổi mới chính trị, đã bục to. Có nước làm cả hai, nhưng không nhịp nhàng, gặp khó khăn. Hai lãnh vực này phải nhịp nhàng, không chân trước chân sau, không tấp tểnh đi một chân.”

Bài học được rút ra là muốn xây dựng lại Việt Nam cần phải làm lại từ đầu. Quyền lập hiến phải thuộc về tòan dân.

Một Quốc hội lập hiến phải được thành lập qua một cuộc bầu cử tự do với sự giám sát quốc tế.

Một Hiến pháp mới với tam quyền phân lập rõ ràng, được đưa ra trưng cầu và được đồng thuận của đa số người Việt trong và ngoài nước, sẽ là giải pháp tốt đẹp nhất cho toàn dân tộc.

Muốn thế người Việt chúng ta cần đồng tâm, đồng chí, đồng lực vận động một hiến pháp tự do dân chủ cho Việt Nam.
Nguyễn Quang Duy
  (BBC)

Nguyễn Tường Thụy - Triển lãm Cải cách ruộng đất: Làm sao bây giờ?


Chẳng hiểu ai xui khiến thế nào mà Bảo tàng lịch sử quốc gia tự nhiên đi tổ chức phòng trưng bày về cuộc Cải cách ruộng đất “long trời lở đất” cách đây sáu chục năm, mở cửa vào ngày 8/9/2014.

Phàm những gì họ làm đều có mục đích cả, chứ không phải bày ra để chơi.

Vâng, mục đích là đây: theo Ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia thì “Bảo tàng muốn hướng tới là những thành tựu của cuộc cải cách ruộng đất đã mang lại cho nhà nước mới được thành lập, cho người dân Việt Nam nghèo khổ đang từ phận nô lệ mất nước được hưởng thành quả cách mạng đó”.

Tuy nhiên, mới qua mấy ngày đầu, mục đích của Bảo tàng có vẻ như không đạt được. Dấu ấn kinh hoàng của Cải cách ruộng đất ở miền Bắc đã ghi quá sâu vào ký ức những người dân Việt Nam. Hẳn là không nhiều người tìm đến phòng trưng bày để xem nông dân Việt Nam được hưởng thành quả của Cải cách ra sao. Có vẻ như người ta không hào hứng về việc này khi chuyện chia ruộng thì ai cũng biết và ai cũng biết sau đó, ruộng đất lại được gom vào HTX. Khi mô hình HTX thất bại, ruộng đất được chia lại để rồi lại tập trung vào quan chức nhà nước và những người giàu có. Người ta đến triển lãm còn vì tò mò, muốn biết xem thái độ của nhà cầm quyền đối với CCRĐ ra sao, họ nhìn nhận thế nào hay hướng người xem nhìn nhận thế nào?

Người xem nhận ra ngay ý đồ của Ban tổ chức (BTC) khi nhìn vào cách sắp xếp hiện vật và số lượng hiện vật cho mỗi khời kỳ. Theo Thanh niên online, trong tổng số 133 hiện vật thì dành cho phần đời sống của nông dân trước cải cách là 45 hiện vật, tức là chiếm 1/3. Điều này cho thấy, bảo tàng muốn nhấn mạnh sự so sánh cuộc sống của nông dân với địa chủ.

Phần đấu tố địa chủ có lẽ là phần khách quan tâm nhất thì Ban tổ chức giấu nhẹm. Được hỏi về cách sắp xếp có chủ ý, ông Cường trả lời đại rằng “Không nhất thiết phải phơi bày toàn bộ những sai lầm của lịch sử” làm cho nhiều phóng viên tỏ ý không hài lòng. Ông đã làm đúng đường lối tuyên truyền của Đảng, nhưng xem ra, lần tuyên truyền này lợi bất cập hại.

Có một điều thú vị là, phần giấu giếm của ban tổ chức đã được báo Vnexpress tìm cách bù đắp bằng bài “Khoảng lặng bên trong triển lãm Cải cách ruộng đất“với việc phỏng vấn khách thăm là những nhân chứng, kể về giai đoạn đau thương ấy và họ “chưa thỏa mãn với những thông tin, hình ảnh, ánh sáng và cách trưng bày. Rất tiếc khi có cơ hội lại không được cung cấp thêm những hiểu biết chân thực về lịch sử, một giai đoạn đau buồn của dân tộc”.

Bài báo cũng dẫn lời nhà sử học Dương Trung Quốc “Với những vấn đề này, chúng ta không nên né tránh để ít nhất nhân dân không nghi ngờ về quá khứ”,

Trên mạng internet, tràn ngập những bài viết kể về một thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử dân tộc, khơi dậy những đau thương mà người ta kìm nén sáu chục năm nay, nay có dịp bùng lên. Phần đấu tố địa chủ – nội dung mà ban tổ chức cố tình ém nhẹm, với lý do như ông Cường đã nói là không cần thiết lại là đề tài bàn luận sôi nổi nhất. Hàng chục bài viết về chủ đề này được đưa lên mạng mỗi ngày. Riêng phần điểm tin sáng trên trang Ba Sàm hôm nay (12/9) đã có tới 34 bài nói về CCRĐ. Blog Tễu còn kỳ công tập hợp đường dẫn tất cả những bài viết về CCRĐ để hầu bạn đọc Những người có cha mẹ ông bà bị đấu tố, bị bắn trong CCRĐ, nỗi uất ức kìm nén bấy lâu nay được dịp bùng lên. Họ kể về nỗi đau mất mát của gia đình, dòng họ, hệ lụy sau đó và không ngần ngại bày tỏ luôn cả lòng căm thù.






Đấu tố, xử tử địa chủ ở Miền Bắc

Có người phát hiện ra có những hình ảnh trưng bày được diễn hoặc đóng lại. Nhiều người tinh quái, tìm ngay ra những hình ảnh tương phản để vô hiệu việc tuyên truyền trong phòng trưng bày. Họ đặt bữa cơm của nông dân hồi ấy cạnh bữa ăn của nông dân hiện nay để cho thấy sáu chục năm qua, đời sống của nông dân hóa ra là… thụt lùi. Trưng bày về ngôi nhà lụp xụp của nông dân so với nhà địa chủ thì họ đưa ra hình ảnh nhà nông dân VN bây giờ cũng lụp xụp không kém và nhà quan chức thì nguy nga tráng lệ gấp nghìn lần nhà địa chủ ngày xưa. Những cảnh đấu tố, bắn giết được đưa lên cùng con số hàng trăm nghìn người bị tố oan, hàng vạn người bị giết để minh chứng cho sự “thành công” của CCRĐ. Nói về thành quả chia ruộng đất cho bần cố nông, thì bị phỏng vấn những câu hóc hiểm, như “ông nghĩ gì về việc ruộng đất hiện nay lại tập trung vào tay quan chức nhà nước và đảng cộng sản”, khiến cho người được phỏng vấn chỉ còn cách lảng.





Bữa ăn của nông dân sau cải cách và hiện nay


Tai hại hơn, nhiều người còn đem cải cách điền địa ở Miền Nam ra so sánh để cho rằng, cải cách điền địa ở miền Nam vẫn là mục tiêu người cày có ruộng nhưng không có cảnh tước đoạt, bắn giết. Nhà nước mua ruộng của địa chủ chia cho nông dân. “Nhiều quan sát viên quốc tế đã cho chương trình “Người Cày Có Ruộng” là một trong những chương trình cải cách điền địa thành công nhất ở các nước hậu tiến. Nó là điểm vàng son của nền Đệ nhị Cộng hòa”. Chương trình này đã tạo ra một tầng lớp tiểu nông đông đảo, thúc đẩy kinh tế hàng hóa trong nông nghiệp phát triển. Nông dân hăng hái sản xuất và năng suất lao động trong sản xuất lúa gạo tăng lên nhanh chóng. Đời sống của nông dân được cải thiện”



Trái phiếu thu mua đất của địa chủ để cấp cho nông dân trong cải cách điền địa ở miền Nam

Cũng là mục tiêu người cầy có ruộng nhưng công hay tội thành công hay thất bại là ở cách làm. Tại sao nông dân vẫn có ruộng nhưng ở Miền Bắc phải cướp đoạt, phải bắn giết, gieo rắc hận thù, làm đảo lộn gia phong còn ở Miền Nam thì không?

Bất ngờ, ngày 12/9, gần trăm dân oan Dương Nội trong đồng phục dân oan kéo nhau đến đòi xem triển lãm. BTC đối phó bằng cách bắt cởi áo dân oan rồi mới được vào. Ai dè họ cũng cởi phắt ra luôn nhưng cũng không vào được vì BTC thông báo tạm thời đóng cửa do sự cố …ánh sáng.

Được biết, phòng trưng bày sẽ mở cửa đến 31/12/2014, nghĩa là tới 4 tháng lận. Thế nhưng mới mở cửa được mấy ngày đã xảy ra sự cố ánh sáng. Không biết thực hư thế nào nhưng nhiều ý kiến cho rằng chẳng qua BTC tìm cách đối phó mà thôi.

Mới chỉ có mấy hôm mà những thông tin về hiệu ứng của triển lãm xem ra theo xu hướng bất lợi so với mục đích ban đầu. Còn những ba tháng rưỡi nữa, không biết rồi sẽ xảy ra những chuyện gì? Kéo dài đến hết năm có vẻ thật là khó. Còn đóng cửa ư? Giải thích với công luận thế nào đây? Lý do về sự cố ánh sáng, điện đóm không thể đưa ra mãi. Dân oan Dương Nội còn “dọa” sẽ tìm cách vào phòng triển lãm cho bằng được.

Hình như khi triển khai dự án này, Ban tổ chức không lường trước được hệ quả. Hướng tới cho người dân về thành quả của CCRĐ đâu không biết, chỉ thấy những phản ứng bất bình.

Rất khó hiểu về cuộc triển lãm này. Thực sự người ta không hiểu nổi họ tính toán ra sao để cho mục đích đạt được. Trao đổi với tôi về việc này, tiến sĩ Nguyễn Văn Khải cho rằng, có gì đâu, nó bày ra để lấy tiền dự án thôi mà. Nhưng cũng có người nói tay nào thầy dùi tổ chức triển lãm này nếu không ngu thì cũng là thằng đểu.

12/9/2014
Nguyễn Tường Thụy
(RFA Blog)

Hà Nội hay Sài Gòn, đâu 'đáng sống' hơn?

'Tôi cho Sài Gòn 2 điểm và Hà Nội 1 điểm', đó là phần cho điểm của một khách mời tham dự cuộc tọa đàm trực tuyến của BBC với các khách mời hôm 11/9/2014 với chủ đề "Hà Nội hay Sài Gòn, ở đâu đáng sống hơn?".
Từ Sài Gòn, hôm thứ Năm, khi được hỏi ở đâu dễ sống, dễ làm ăn, dễ thở và đáng sống hơn giữa hai đô thị này, Tiến sỹ Alan Phan, blogger và nhà phân tích kinh tế, tài chính, nhận xét với BBC rằng cả hai thành phố với ông đều 'xấu xí' từ kiến trúc, đến cơ sở hạ tầng và 'tệ hại' về môi trường sống.

"Thực tình mà nói về văn hóa hay về bất cứ điều gì khác của hai thành phố này, tôi thấy nó rất là xấu xí, từ vấn đề kiến trúc, cho tới vấn đề con người, cho đến vấn đề hạ tầng cơ sở.

"Nghĩa là môi trường sống có thể nói rất là tệ hại," người cho điểm khá thấp cả Hà Nội và Sài Gòn trên thang điểm từ một tới mười nói.

"Một trong những nơi tệ hại so sánh như những quốc gia mà tôi đã từng đi qua, mà tệ nhất là Nigeria hay là Bangladesh, còn tất cả những nơi khác đều có môi trường sống tốt hơn là Sài Gòn và Hà Nội."

Tuy nhiên, khi đưa ra nhận định chung và so sánh hai thành phố, mở đầu, Tiến sỹ Alan Phan nói:

"Hiện nay Sài Gòn tương đối cởi mở hơn, có nhiều cơ hội làm ăn hơn. Tuy nhiên, Hà Nội là thành phố rất năng động và đang cố gắng bắt kịp Sài Gòn, nhất là họ (Hà Nội) đang được dành cho những ưu đãi rất tốt.

"Xây dựng hạ tầng cơ sở, họ đã đầu tư rất nhiều. Tôi nghĩ trong vòng 10 năm nữa thì Hà Nội có thể bắt kịp Sài Gòn về môi trường sống."
Bản sắc
"Theo tôi, Sài Gòn và Hà Nội, bản sắc gần giống nhau. Lý do tại sao? Là bởi vì người Hà Nội vào Sài Gòn rất đông" - Tiến sỹ Alan Phan
Khi nói về phương diện giữ gìn, phát huy 'bản sắc' cũng như về môi trường sống mà cả hai thành phố được cho là đang chịu sự cạnh tranh với một số thành phố, đô thị khác ở Việt Nam, blogger này nhận xét:

"Khi tôi nói về văn hóa, tôi vẫn thích thành phố Huế, hay là thành phố Hội An hơn là Sài Gòn với Hà Nội.

"Về môi trường sống, tôi nghĩ thành phố Đà Nẵng tương đối được hơn, đây là so giữa Việt Nam với nhau.

"Hay là về sống trong một cộng đồng, thì những nơi như Cần Thơ, Vĩnh Long là những nơi khá là hấp dẫn. Và nói thêm nữa là những thành phố trên vùng Tây Nguyên, là những thành phố mà tôi rất thích.

"Bởi vì nó gần với thiên nhiên rất nhiều, dù rằng việc phá rừng gần như đã làm suy kiệt vấn đề này."

So sánh về 'bản sắc' giữa Sài Gòn và Hà Nội, ông Alan Phan nói thêm:

"Vấn đề mỗi bản sắc, phải có một bản sắc riêng, đây là so sánh giữa Sài Gòn và Hà Nội. Theo tôi, Sài Gòn và Hà Nội, bản sắc gần giống nhau."
'Đồng hóa'? 
 
Giao thông ở Sài Gòn
Sài Gòn ngày càng bị 'đồng hóa' bởi Hà Nội, theo TS. Alan Phan.

Và blogger này đưa ra lời giải thích:

"Bởi vì người Hà Nội vào Sài Gòn rất đông. Và sự đồng hóa, từ hồi di cư năm 1954, là đã có một sự thay đổi lớn về văn hóa, nhưng mà sau đó đến thời 1975, có thể nói văn hóa Sài Gòn bị biến đổi hàng ngày, hàng giờ.

"Và cho đến ngày hôm nay, như tôi nói chừng 10 năm nữa, có lẽ không phân biệt được giữa Sài Gòn với Hà Nội. Sài Gòn lúc nào cũng ảnh hưởng Âu - Mỹ nhiều. Hà Nội rất ảnh hưởng từ Trung Quốc, nhưng hai cái đấy đang trở thành một hỗn hợp."

Hôm thứ Năm, một khách mời khác của tọa đàm trực tuyến, nhà báo Phạm Tường Vân cho điểm Hà Nội 7/10 và Sài Gòn 8/10.

Bình luận với BBC về một bài báo gần đây trên tờ Bloomberg vốn gợi ý rằng Sài Gòn vượt xa Hà Nội trên nhiều lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa, du lịch tới môi trường sống v.v..., nhà báo Tường Vân nói:

"Bài báo đó thích hợp với những người nước ngoài muốn dành thời gian khoảng 5 tới 10 phút để biết về một đất nước mà không phải trong mối quan tâm thường xuyên.

"Tôi nghĩ đó là concept (quan niệm) của tờ Bloomberg. Còn dưới góc độc của người trong cuộc thì tôi nghĩ có một cái nhìn rất là khác..."
'Thiếu cân bằng'
"Tôi nhìn thấy ở Hà Nội, từ thời điểm đó đến bây giờ luôn luôn thiếu một sự cân bằng, tôi thấy ở Hà Nội những thành tố văn hóa phát sinh từ sự cực đoan, từ sự phản biện, loại trừ" - Nhà báo Phạm Tường Vân
Về sự khác biệt của Hà Nội với Sài Gòn, cũng như căn nguyên của nó, nhà báo nữ nêu quan điểm:

"Ở một đất nước tưởng vậy mà không phải vậy thì sự khác biệt rất là dài về văn hóa. Một cuộc giao thoa văn hóa giữa đông và tây, một lộ trình lịch sử có nhiều biến động, chiến tranh, tác động của chính sách quản lý những cuộc di dân...

"Hà Nội sau năm 1954 và Sài Gòn sau năm 1975... có một sự khác biệt rất lớn, trước và sau giai đoạn lịch sử này."

"Trong cái nhìn của tôi, tôi thấy Hà Nội có một cái gì đó giống nước Pháp, còn Sài Gòn giống với nước Mỹ. Nhưng Hà Nội sau năm 1954, có một sự thay đổi về xã hội, văn hóa.

"Tôi nhìn thấy ở Hà Nội, từ thời điểm đó đến bây giờ luôn luôn thiếu một sự cân bằng, tôi thấy ở Hà Nội những thành tố văn hóa phát sinh từ sự cực đoan, từ sự phản biện, loại trừ.

"Và bản thân mỗi thành tố khi sinh ra nó đã chứa đựng một sự cực đoan nhất định. Và điều đó làm cho bản thân thành tố đó phải đối diện với một sự cực đoan mới, khởi sinh sau nó, giống như một phản ứng cân bằng."

"Nhưng mà cái sinh sau nó cũng bị quá, nó cũng cực đoan, cho nên nó cũng cần có những mảng đối lập mới khác với nó, cho nên luôn tôi thấy Hà Nội là một sự thiếu cân bằng, nhưng nó cũng thú vị, sự thiếu cân bằng đó cũng thú vị."
'Tan biến'
 
Bangkok
Một nam thanh niên theo dõi bóng đá qua TV bày bán tại một siêu thị ở Bangkok.

Từ Bangkok, khách mời Phó Giáo sư, Tiến sỹ Montira Rato, giảng dạy và nghiên cứu tiếng Việt, văn hóa Việt Nam tại Đại học Chulalongkorn, nêu nhận xét về hai thành phố mà chị từng biết ở Việt Nam và so sánh với Bangkok.

"Nói thật lòng cả hai thành phố, kể cả Bangkok nữa, đều không phải là thành phố lý tưởng để làm ăn và sinh sống. Nhưng giữa hai thành phố này thì mình hơi nghiêng về Hà Nội dù nhiều người cho là không khí làm việc ở Sài Gòn thoáng hơn," nhà nghiên cứu người Thái Lan chia sẻ với BBC sau cuộc tọa đàm trong một email viết bằng tiếng Việt.
"Nhưng tôi cũng biết rõ là Hà Nội không thể là mãi mãi như vậy được. Với quá trình đô thị hóa, tòa nhà cao tầng mới mọc lên và cả toàn cầu hóa nữa, Hà Nội của tôi cũng có thể tan biến theo thời gian" - PGS. TS. Montira Rato, Bangkok
"Với tư cách là một người nước ngoài từ một thành phố nóng và nắng, tôi thấy Hà Nội thu hút và quyến rũ hơn, nhất là về mặt thời tiết, ẩm thực và văn hóa.

"Trong bài thơ "Nghe rét đến nhớ về Hà Nội", nhà thơ Xuân Quỳnh kết thúc với câu thơ này "Em muốn mang một chút nắng về quê nhà". Nhưng tôi lại ước Bangkok sẽ có những ngày mát lạnh như Hà Nội.

"Tôi cũng rất thích nét cổ kính bên cạnh những sắc màu hiện đại của thủ đô này. Hình ảnh của Hà Nội mà tôi nhìn thấy qua văn học, nhạc và họa là Hà Nội của trí tuệ và văn minh với phong cách riêng cả nếp sống và nếp nghĩ.

"Nhưng tôi cũng biết rõ là Hà Nội không thể là mãi mãi như vậy được. Với quá trình đô thị hóa, tòa nhà cao tầng mới mọc lên và cả toàn cầu hóa nữa, Hà Nội của tôi cũng có thể tan biến theo thời gian."
'Quyến rũ hơn'
 
Hà Nội
Hà Nội có bốn mùa nên phụ nữ có nhiều cơ hội trưng diện áo ấm, theo nhà nghiên cứu Thái Lan.

Là người duy nhất trong số các khách mời cho điểm Hà Nội cao hơn Sài Gòn, nhà nghiên cứu từ Thái Lan bình luận:

"Đối với tôi, một người nước ngoài nghiên cứu về văn hoá Việt Nam, tôi cho Sài Sòn 7 điểm và Hà Nội 9 điểm.

"Sài Gòn hơn Hà Nội về mặt vật chất như hạ tầng cơ sở, môi trường quốc tế, nhiều quán cà phê đẹp hơn.

"Còn Hà Nội hơn Sài Gòn về mặt an ninh, tôi cảm thấy an toàn hơn, văn hoá đặc sắc hơn như không khí Tết vui và mang tính truyền thống hơn,

"Khí hậu (Hà Nội) có 4 mùa nên các cô gái được mặc áo ấm quàng khăn lung linh và xinh xắn, ẩm thực đa dạng và đại diện Việt Nam hơn, trung tâm của khoa học nên rất tiện cho việc học tập của tôi.

"Tôi thấy Hà Nội quyến rũ hơn vì màu sắc riêng với nét văn hoá Việt, nhưng vẫn thấy ảnh hưởng của văn minh Trung Quốc và văn hoá Pháp.

"Sài Gòn nhìn chung cũng như các thành phố khác trong ASEAN như Bangkok, Manila," Phó Giáo sư Montira Rato nêu quan điểm.
'Cái nhìn thoáng hơn'

Cho điểm Sài Gòn 8/10 và Hà Nội 6/10 là doanh nhân Nam Phạm, khách mời tham gia chương trình từ Boston, Massachusetts, Hoa Kỳ.

Khi được hỏi thành phố nào có đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của Việt Nam sau hàng thập niên chấm dứt chiến tranh, kể từ diễn biến 30/4/1975, ông Nam nói:

"Con người Sài Gòn cởi mở, có những cái nhìn thoáng hơn con người Hà Nội. Vì vậy Sài Gòn từ xưa đến giờ vẫn là động cơ chính để thúc đẩy đất nước Việt Nam mình từ Bắc chí Nam đi lên.

Kéo quốc kỳ ở trước lăng Hồ Chí Minh
Một lễ kéo quốc kỳ của binh sỹ Việt Nam trước lăng cố Chủ tịch VN, ông Hồ Chí Minh.

"Hà Nội với những sự cực đoan như là nhà báo Tường Vân nói, với quyền lực chính trị nhiều hơn Sài Gòn rất là nhiều.

"Nhưng nếu con người Hà Nội không có được một cái nhìn thoáng, không du nhập được những cái hay, cái lạ ở những vùng khác đến, thì tôi nghĩ rằng Sài Gòn lúc nào cũng đi trước Hà Nội, nhất là về vấn đề kinh tế.

"Và Hà Nội chắc còn lâu lắm mới bắt kịp Sài Gòn, nếu như con người Hà Nội vẫn giữ, vẫn ôm lấy cái cực đoan, và dựa vào cái quyền lực chính trị của mình để mà cứ thế mà đi."
'Cơ hội cho người trẻ'

Từ Sài Gòn, một nhà báo tự do đang làm cố vấn quảng cáo cho một công ty, người cho Hà Nội 6/10 điểm và Sài Gòn 9/10 điểm, so sánh hai thành phố từ góc độ cơ hội phát triển cho thanh niên.

Nhà báo Hoài Nam nói với BBC:

"Bản thân tôi, tôi thích sống ở Sài Gòn, bởi vì Sài Gòn đơn giản là chúng tôi rất thờ ơ với chính trị... Con người Sài Gòn đơn giản và khoáng đạt, con người Sài Gòn muôn mặt và đa dạng.

"Vì thế cơ hội đến với những người trẻ như chúng tôi ngay tại đất Sài Gòn rất là cao. Nếu như bạn giỏi, bạn có cơ hội để tồn tại và điều đó là lý do tôi thích ở Sài Gòn."

Từ Hà Nội, kiến trúc sư Nguyễn Anh Tuấn trước hết bình luận về ý kiến của các vị khách mời khác.

Anh Tuấn nói với BBC:

Đường phố Sài Gòn
Một tuyến đường mới bắc qua sông Sài Gòn với vốn đầu tư của nước ngoài.

"Trước hết tôi đồng ý với ý kiến của anh Nam Phạm đó là nếu như người Hà Nội cứ tiếp tục khư khư giữ chặt cái lối của mình mà cứ thế mà đi, thì quả thật chắc chắn là Hà Nội sẽ không bao giờ bắt kịp Sài Gòn...

"Chị Hoài Nam có nói ở Sài Gòn mọi người sống thoải mái hơn, vui vẻ hơn, cởi mở hơn, nhất là trong giới trẻ, thanh niên, bởi vì người Sài Gòn chỉ làm những gì mà họ muốn và họ ít quan tâm chính trị."
'Mùi của chính trị'

Theo kiến trúc sư trẻ này, có một sự khác biệt rõ rệt giữa Hà Nội và Sài Gòn, với một bên 'thiên về 'chính trị' còn bên kia thiên về 'thú vui, vô tư' nhiều hơn.

Anh Tuấn nói với BBC: "Cũng phải nói luôn là ở Hà Nội, đấy chính là điều khác.
"Để có thể quan sát những hoạt động về mặt chính trị, các tổ chức xã hội dân sự, hay là của chính quyền thì tôi cảm thấy ở Hà Nội, tôi có thể tìm được điều đó rõ hơn. Và nó giống như một cái mùi trong cuộc sống mà chúng ta có thể ngửi thấy nó rõ hơn ở Hà Nội" - Kiến trúc sư Nguyễn Tuấn Anh, Hà Nội
"Đấy là cái mật độ và tỷ lệ những người quan tâm đến chính trị và có một thái độ giống như chị Tường Vân có nói, đó là sự cực đoan về chính trị theo mặt này hay mặt khác thì nhiều hơn ở Sài Gòn, theo quan sát của tôi.

"Sự khác biệt đó có thể nói lên là giữa một bên chúng ta để ý đến những cái diễn ra hàng ngày về mặt chính trị, và một bên là chúng ta để ý đến những cái chỉ thuần túy là cho niềm vui cho cuộc sống của mình, thì nó làm nên sự khác biệt giữa Hà Nội và Sài Gòn.

"Nếu như chỉ để tìm một niềm vui hàng ngày trong cuộc sống, thì tôi, bản thân tôi là người sống ở Hà Nội, tôi cũng rất thích sống ở Sài Gòn, tôi cũng chọn Sài Gòn.

"Nhưng để phục vụ cho những mong muốn khác của bản thân, đúng như chị Tường Vân có nói, đó là về mục đích, hay như chị Nam có nói là trong cơ quan nhà nước, hay vị trí chính trị, thì không hẳn, nhưng để có thể quan sát những hoạt động về mặt chính trị, các tổ chức xã hội dân sự, hay là của chính quyền thì tôi cảm thấy ở Hà Nội, tôi có thể tìm được điều đó rõ hơn.

"Và nó giống như một cái mùi trong cuộc sống mà chúng ta có thể ngửi thấy nó rõ hơn ở Hà Nội," kiến trúc sư Nguyễn Anh Tuấn, người cho Sài Gòn 8 điểm và Hà Nội 6 điểm, nói với cuộc tọa đàm trực tuyến của BBC từ Hà Nội.
  (BBC)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét