Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014

Bị tố nhận hối lộ, cả dàn quan đầu tỉnh chối tội

  • Nhà nước Hồi giáo hành quyết con tin người Anh, Luân Đôn họp khẩn (RFI) - 0Quốc tế đồng thanh lênán Nhà nước Hồi giáo (EI) hành quyết con tin người Anh, nhà hoạt động nhân đạo David Haines. Đây là vụ sát hại thứ ba do EI tiến hành sau cái chết của hai nhà báo Mỹ, James Foley và Steven Sotloff. EI trực tiếp lênán thủ tướng Cameron cùng với Mỹ tham gia liên minh chống Nhà nước Hồi giáo tại Irak và đe dọa giết thêm một con tin thứ hai của Anh.
  • Úc gửi 600 lính vào liên minh quốc tế chống ISIS (RFA) - Thủ Tướng Úc, ông Tony Abbott, cũng mới loan báo sẽ gửi 600 binh sĩ đến Các Tiểu Vương Quốc Ả rập Thống Nhất để tham gia trong liên minh quốc tế chống lại Nhà Nước Hồi Giáo ISIS.
  • Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng từ trần (RFA) - Nhà văn, nhà báo, nhà giáo Nguyễn Xuân Hoàng vừa qua đời hôm thứ Bảy vừa rồi tại thành phố San Jose, bang California, hưởng thọ 74 tuổi.
  • Khi một cây bút ra đi (VOA) - Viết khi nghe tin nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng mất tại San Jose, California ngày 13 tháng 9, 2014
  • Vẫn thấy bị oan dù đã ra tù (RFA) - Dù bị bắt và kết án tù do những bài viết cũng như hoạt động của bản thân, nhưng cả hai đều cho rằng họ không làm gì sai trái và chuyện bắt giam và bỏ tù họ như thế không thể buộc họ thay đổi chính kiến.
  • Bài vọng cổ “Kiếp Con Tằm” (RFA) - Thời cuối thập niên 1940 hãng dĩa hát Việt Nam đã cho ra đời bộ dĩa vọng cổ trọn 20 câu “Kiếp Con Tằm” do nam danh ca Xuân Liễu trình bày đã làm say mê giới mộ điệu thời bấy giờ.
  • Hàng rong Sài Gòn mùa mưa (RFA) - Những dòng sông mưa vô tình cuốn đi ngày kiếm sống cũng như cuốn đi ước mơ nhỏ bé của nhiều người bán hàng rong ở Sài Gòn.
  • Đài Loan không từ bỏ đường lưỡi bò ở Biển Đông (RFI) - Vài giờ sau khi cựu đại diện Hoa Kỳ tại Đài Bắc kêu gọi Đài Loan từ bỏ bản đồ 9 đoạn, bộ Ngoại giao Đài Loan hôm qua (13/09/2014) đã bác bỏ lời khuyên nói trên và khẳng định chủ quyền của Đài Loan ở Biển Đông.
  • Nga - Trung đang chuẩn bị hơn 30 dự án hợp tác kinh tế (RFI) - Sau một tuần công tác tại Bắc Kinh, Phó thủ tướng thứ nhất của Nga Igor Shuvalov thông báo Matxcơva đang thảo luận với các đối tác Trung Quốc về 32 dựán hợp tác kinh tế, từ lĩnh vực tài chính ngân hàng đến, lương thực thực phẩm. Đây là biện pháp giúp Nga giảm bớtáp lực củaÂu Mỹ trước các biện pháp trừng phạt.
  • Ukraina: Căng thẳng lại gia tăng tại miền đông (RFI) - Trong 24 giờ qua, chiến sự lại nổ ra xung quanh Donetsk, Lougansk và Marioupol, ở miền đông Ukraina, bất chấp thỏa thuận ngừng bắn được ký kết ngày 05/09/2014, giữa quân đội chính phủ và lực lượng ly khai thân Nga.
  • Bầu cử lập pháp : Cánh tả có triển vọng về đầu (RFI) -  Hôm nay, 14/09/2014, các phòng phiếu tại Thụy Điển mở cửa từ 8 giờ sáng để cư tri bầu 349 nghị sĩ, sau tám năm cầm quyền của Thủ tướng Fredrik Reinfelt, 49 tuổi, lãnh đạo chính phủ liên minh trung hữu. Theo các cuộc thăm dò dư luận, cánh tả có thể về đầu, thu được khoảng 44% số phiếu.
  • Bắc Triều Tiên kết án lao động khổ sai một công dân Mỹ (RFI) - Matthew Miller lãnhán 6 năm lao động khổ sai với tội danh« có những hành vì thù nghịch» chống lại Bình Nhưỡng. Tòaán Tối cao Bắc Triều Tiên vừa ra phán quyết trên vào sáng ngày 14/09/2014. Miller là một trong ba công dân Mỹ đang bị bắt giữ tại Bắc Triều Tiên.
  • Malaysia cho Mỹ lập căn cứ máy bay do thám trên lãnh thổ quốc gia (RFI) - Phát biểu tại viện nghiên cứu Carnegie, có trụ sở tại Washington DC, ngày 08/09 vừa qua, đô đốc Jonathan Greenert, Chỉ huy các hoạt động tác chiến của Hải quân Mỹ (CNO), cho biết, chính phủ Malaysia đã đồngý mở rộng việc sử dụng lãnh thổ quốc gia như một căn cứ cho máy bay do thám Mỹ. Thông tin này được báo chí quốc tế loan tải ngày hôm nay, 14/09/2014.
  • Báo Ấn Độ: Thăm Việt Nam là nước cờ chiến lược để đối phó Trung Quốc (BaoMoi) - (TNO) Chuyến thăm Việt Nam bốn ngày của Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee (từ ngày 14.9) có ý nghĩa hơn nhiều so với một chuyến thăm hữu nghị đến một quốc gia bạn bè, tờ Deccan Herald (Ấn Độ) nhận định trong bản tin có tựa đề Chuyến thăm Việt Nam của tổng thống là nước đi chiến lược để đối phó Trung Quốc, đăng ngày 14.9.
  • Hàng ngàn người biểu tình chống dự án lò đốt rác tại Quảng Đông (RFI) - Sáng ngày 14/09/2014, hàng ngàn người lại tập hợp ở một quảng trường công cộng ở huyện Bác La (Boluo)-tỉnh Quảng Đông. Một ngày trước, lo ngại trước những hậu quả về y tế của các dựán công nghiệp, hơn 1 000 người đã xuống đường, phản đối dựán xây lò đốt rác. 24 người bị câu lưu, 8 trong số đó đã được thả.
  • Bắc Kinh khởi công dự án dẫn khí đốt từ Trung Á về Trung Quốc (RFI) - Sau khi dự Hội nghị Thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng hải (OCS), tại Dushanbe, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và đồng nhiệm Tadjikistan Emomali Rakhmon, ngày hôm qua, 13/09/2014, đã dự lễ khởi công dựán xây dựng một hệ thống ống dẫn khí mới, nhằm tăng cường khả năng cung ứng nhiên liệu từ vùng TrungÁ cho Trung Quốc.
  • Bão Kalmaegi đổ bộ vào Philippines (RFA) - Với sức gió lên đến 160 cây số/giờ, bão Kalmaegi đã thổi vào 2 tỉnh Cagayan và Isabela thuộc miền Đông Bắc Philippines hồi tối hôm qua.
  • Mỹ tuyên bố tiếp tục bay do thám Trung Quốc (BaoMoi) - (Tin Nóng) Mỹ vẫn tiếp tục duy trì các chuyến bay do thám Trung Quốc với lý do Trung Quốc không minh bạch về quân sự, theo tuyên bố của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề Đông Á, ông Daniel Russel.
  • Sống trên ngọn hải đăng (BaoMoi) - Nằm bên bờ Biển Đông thơ mộng, từ hàng trăm năm qua ngọn hải đăng Ba Kiềm, xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa Vũng Tàu) luôn là nơi thắp sáng, soi rọi chỉ đường cho ghe thuyền của ngư dân ven biển giữa đêm tối với bán kính lên đến chừng 50 cây. Và những con người đang ngày ngày giữ cho ngọn lửa trên ngọn hải đăng cao gần 200m so với mực nước biển được sáng mãi ấy lại có cuộc sống hết sức khổ cực về vật chất, mặc dù nhiệm vụ của họ rất nặng nề.
  • Những người đàn bà gánh nước biển Đông nuôi cả gia đình (BaoMoi) - Mùa hè thì đỡ chứ mùa lạnh cực lắm chú ơi, gió rét, mặc áo ấm thì sợ nước ướt càng thêm lạnh, chỉ dám mặc cái áo mưa mỏng. Chân vẫn dính nước lạnh thấu xương. Cái nghề vốn dĩ phải cực nhọc nên cũng chẳng biết kêu than với ai” - chất giọng miền Trung đặc sệt của bà Huỳnh Thị Côi (phường Thọ Quang – quận Sơn Trà) khiến tôi phải nhờ cô bạn phiên dịch.
  • Malaysia phớt lờ Trung Quốc, mời Mỹ vào nhà (BaoMoi) - (Tin tức 24h) - Malaysia vừa có hành động có thể khiến Trung Quốc nổi giận khi chủ động mời "sát thủ" P-8 của Mỹ vào căn cứ nằm gần vùng tranh chấp trên Biển Đông.
  • Tân Hoa Xã: Cải tạo Gạc Ma vì mục đích quân sự (BaoMoi) - (Tình hình Biển Đông - Vấn đề Biển Đông) - Tân Hoa Xã đăng tải bài viết nhận định "Gạc Ma có vị trí cực kỳ quan trọng và có thể biến thành căn cứ quân sự khi Biển Đông có biến".
  • Kiếm tìm những thỏa thuận mới (BaoMoi) - (HNM) - Với lịch trình dày đặc các hoạt động, Tổng thống Philippines Benigno Aquino ngày 13-9 đã rời thủ đô Manila lên đường thực hiện chuyến thăm chính thức một tuần tới 4 quốc gia Châu Âu gồm: Tây Ban Nha, Bỉ, Pháp, Đức.
  • Hành động cải tạo đá ngầm của Trung Quốc rất đáng sợ (BaoMoi) - Nguyên nhân Mỹ quyết định tiếp tục thực hiện các chuyến bay giám sát ở Đông Á là do Trung Quốc (TQ) thiếu minh bạch trong chính sách hiện đại hóa quân sự cộng thêm hoạt động cải tạo đất của TQ trên các đá ngầm và rạn san hô ở biển Đông khiến các nước láng giềng của TQ lo ngại.
  • Chạy đua vũ trang là do Trung Quốc (BaoMoi) - Dù muốn tránh xung đột quân sự nhưng các nước châu Á vẫn phải tăng cường mua sắm khí tài hạng nặng để đối phó với Trung Quốc

Tuấn Khanh - Vâng, dĩ nhiên chỉ là ánh sáng

Đợt triển lãm “Cải cách Ruộng đất” vừa khai mạc ngày 8 tháng 9/2014 tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Hà Nội, đã đột ngột đóng cửa 2 ngày sau đó, với lời giải thích rằng “trục trặc kỹ thuật về ánh sáng”.
Buổi triển lãm ở bảo tàng vào ngày cuối cùng, được mô tả là tràn ngập các nông dân miền Bắc mất đất vào xem, theo một lời mời tinh nghịch và cũng hết sức thông minh từ trang blog Xuân Việt Nam.

Trong bản video ghi lại, người ta nhìn thấy sự hốt hoảng của các nhân viên bảo tàng khi cố gắng ngăn chận những nông dân này vào xem một cuộc triển lãm công cộng. Rõ là các nhà tổ chức, đang vinh danh cho một chiến dịch về đất đai của Đảng lãnh đạo, đã cảm thấy mắc nghẹn khi bất ngờ gặp phải những hình ảnh đối chiếu sống động và quá sắc cạnh.

clip_image002Trong lịch sử, Đảng Lao Động Việt Nam dưới quyền chỉ huy của ông Hồ Chí Minh đã tiến hành một cuộc cách mạng điền địa kéo dài 11 năm (từ 1946 đến 1957), tịch thu của cải và vườn tược của hàng trăm ngàn người ở miền Bắc Việt Nam, chuyển qua cho Nhà nước quản lý. Nhưng kể từ cuộc cách mạng đó, người ta chứng kiến đến nhiều thập niên sau, là quan chức và nhiều tầng lớp cán bộ, đảng viên Cộng sản lại giàu có hơn gấp triệu lần những người bị đấu tố trong quá khứ. Họ “địa chủ” hơn, “tư bản” hơn và đáng bị đấu tố hơn bao giờ hết.

Vâng, vấn đề chỉ là ánh sáng. Sự có mặt của những nông dân Việt Nam lang thang khắp các cơ quan công quyền, cầm trên tay những xấp đơn rách nát vì mưa gió để cầu xin công lý cho đất đai tổ tiên đã mất vào tay các “nhóm lợi ích” đầy quyền lực từ Đảng, chính là một ánh sáng của sự thật. Ánh sáng đối chiếu đó làm run sợ mọi ngôn luận cực hữu, bao gồm sự thô bỉ mạt hạng như lời phát biểu của ông giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia “không nhất thiết phải phơi bày sai lầm của lịch sử”.

Không chỉ sai lầm có tính lịch sử vừa được nhắc tới, mà hiện tại cũng đã đang rầm rộ trình diễn sự tối tăm đang diễn ra trên đất nước Việt Nam. Tháng 5/2012, hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo diễn ra dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các bản báo cáo mở ra một khung cảnh Việt Nam tan nát: trong số hàng triệu các đơn khiếu kiện, kêu oan, tố cáo… Có đến 70% là liên quan về đất đai. Các con số này chưa bao giờ lạc hậu. Theo thống kê của Thanh tra Chính phủ cho năm 2013, thì trung bình có 120.000 vụ/năm đệ đơn khiếu nại, tố cáo… về đất đai.

Chiến dịch Cải cách Ruộng đất đẫm máu trong lịch sử đã được chính quyền miền Bắc tuyên bố nhận sai, sửa sai. Nhưng thông tin minh bạch về một nửa Việt Nam kinh hoàng trong những ngày tháng đó, phần nhiều chỉ tìm thấy trong các bản tin không chính thức.

Việt Nam cũng có một ngày phụ nữ Việt Nam nhưng bao giờ có ai dám nhắc đến tên bà Cát Hạnh Long (Nguyễn Thị Năm) trong ngày Phụ nữ vinh quang ấy – người đã từng nuôi giấu ông Hồ Chí Minh, nhưng cũng là người bị giết đầu tiên trong chiến dịch ghê sợ này. Và cũng nửa thế kỷ trôi qua, người ta chưa bao giờ thấy một Đài tưởng niệm những nạn nhân Cải Cách Ruộng đất được hình thành. So với số lượng những nghĩa trang và đài tưởng niệm lính Trung Quốc ở Việt Nam, những linh hồn đồng bào Việt chắc chắn có quyền hờn tủi. Hãy tự hỏi, phải chăng chúng ta đã có và luôn chấp nhận một đoạn lịch sử tối tăm và thiếu ánh sáng?

Trong những ý kiến cực hữu tìm thấy trong các cuộc tranh cãi do cuộc triển lãm này mở ra, có ý cho rằng mọi phản ứng mang tính bất bình về chính sách Cải cách Ruộng đất trong quá khứ chỉ là “phong trào”, và những người lên tiếng không có liên hệ trực tiếp nào đến sự kiện đó cả. Những lập luận này cho thấy thái độ chưa đủ chân thành và thẳng thắn của Nhà nước trong việc nhìn nhận lịch sử, đã tạo cơ hội cho những suy nghĩ giòi bọ vô lương tâm đến đồng bào mình. Loại người mà ngạn ngữ Nga vẫn hay trả lời với đại ý rằng “chỉ có loại heo chết mới không bàn đến nước sôi luộc thịt”.

Cuộc triển lãm đóng cửa vì lý do ánh sáng, hay nói một cách khác là vết thương cũ đã hơn nửa thế kỷ lại bộc phát do thiếu minh bạch.

Bóng ma của câu chuyện Cải cách Ruộng đất vẫn còn ám ảnh, một khi cái gọi là sửa sai, nhận sai chưa đủ thuyết phục. Dù đó là giọt nước mắt xin lỗi hay hình thức đền bù theo kiểu chương hồi. Nói ám ảnh là không quá đáng, theo hồ sơ công bố của Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh, hiện tại chỉ trong 4 năm mà miền Nam đã có hơn nửa triệu đơn tố cáo, kêu oan… về đất đai. Có hay không một cuộc Cải cách Ruộng đất với hình thức khác đã chuyển từ Bắc vào Nam?

Cuộc triển lãm Cải cách Ruộng đất hôm nay đóng cửa vì thiếu ánh sáng, nhưng rồi có thể sẽ quay lại bằng một ánh sáng khác, một ngày nào đó. Và chúng ta cũng mong những vấn nạn về đất đai hôm qua cũng như hiện tại rồi sẽ được soi chiếu bằng một ánh sáng khác. Vâng, tất cả chỉ là chuyện ánh sáng mà thôi.
Tuấn Khanh
Nguồn: nhacsituankhanh.wordpress.com

Diễm Anh - Án tử hình… chỉ là bọt váng (!)

Đọc báo chí chính thống trong nước đưa tin vụ tuyên án tử hình hai người Philippine buôn lậu ma túy, và gần đây, sự việc một nam phạm nhân trẻ, (không biết do đâu?) có được điện thoại iphone, tung lên mạng internet những hình ảnh anh ta và bạn tù đang thoải mái chơi “hàng trắng” trong trại giam, tôi không khỏi cảm thấy đồng tình, dù đau xót, rằng cuối cùng thì sự thật mà hầu như ai cũng biết này, đã đường hoàng phát lộ với những bằng chứng không thể chối cãi. Tù nhân trẻ hứa hẹn sẽ bị trừng trị thật nặng bởi tất cả tội lỗi được quy cho anh ta và các bạn tù, đã phạm pháp ngay trong nhà tù cải tạo, (theo báo chí đưa tin), nhưng nguyên nhân vì đâu ngay tại nơi để “giáo dục cải tạo” con người, ma túy lại có thể xuất hiện và được dung túng?

http://vov.vn/Uploaded/vietduc/2012_10_25/hoai.jpg

Tôi đã chứng kiến cảnh bà mẹ già khắc khổ bế đứa cháu ngoại mới hai tháng tuổi tới đồn công an, trong cái rét cắt da của đêm đông Hà Nội, để cho cháu bú mẹ. Bú dòng sữa của người mẹ trẻ có quầng mắt và đôi môi thâm tím, khuôn mặt lạnh tanh, lì lợm, đang lồng lộn tìm mưu kế để thoát ra ngoài vì lên cơn “vật thuốc”. Người mẹ này là một con nghiện và là một đại lý phân phối ma túy trong xóm lao động, chồng cô cũng đang ngồi tù vì bán ma túy. Đứa bé sẽ lớn lên ra sao với dòng sữa của người mẹ thường xuyên dùng ma túy, trong khi gia đình quá nghèo không đủ tiền mua sữa bên ngoài?

Một thanh niên 21 tuổi, từ Phủ Lý lên Hà Nội làm phụ hồ, khi bị bắt vào đồn công an vì sử dụng ma túy đã khẩn khoản nài xin tôi gọi điện liên lạc với anh trai (?) anh ta đang ở bên ngoài để mang giấy tờ xuống nhận lại (?) chiếc xe máy cà tàng anh ta đang sử dụng, hiện bị giữ tại đồn công an. Anh thợ phụ này mới nghiện chừng vài tháng, tất nhiên ăn nói rất khôn khéo như mọi người trót bị “ả phù dung” sai khiến, trông còn tươi tỉnh vì chưa đến nỗi thiếu “thuốc” và vẫn còn có vẻ giữ được phần nào nhân tính. Tôi đau xót và thương cảm cho hoàn cảnh của anh ta, nhưng không thể giúp được việc anh ta nhờ. Tôi trả lời: “Chị rất tiếc, nhưng chỉ có chính em mới giúp được em trong hoàn cảnh này”.

Chính tôi đã chứng kiến rất nhiều cái chết vì ma túy, chủ yếu là nam giới trong lứa tuổi trung niên (từ 35 đến 45) đặc biệt là những người nghiện trong tầng lớp lao động, nhưng có cả nhiều người thuộc tầng lớp giàu có. Họ chết khi đang trong lứa tuổi đẹp nhất, đáng lẽ phải là lúc làm ra nhiều giá trị về vật chất hoặc tinh thần, là chỗ dựa cho cha mẹ, vợ con. Nhiều người chết khi đang thụ án vì tội “sử dụng, buôn bán ma túy”, do chất bạch phiến tới gia đoạn phá hủy nội tạng, nhiều người chết vì bệnh AIDS, chết vì sock với các loại sản phẩm ma túy tổng hợp kém chất lượng, chết vì thiếu “thuốc”... Một số lượng người còn lớn hơn, rải ra cho các tổ chức gồm công an, dân phòng, phòng chống ma túy, tòa án, trại giam, trại cai nghiện… làm công việc đi bắt, trấn áp, xử lý, trị tội, giáo dục người tàng trữ, buôn bán, vận chuyển, sử dụng ma túy các loại, họ vẫn làm việc và hưởng lương, cả ngày lẫn đêm. Nhưng có một thực tế rằng, tội phạm ma túy không hề thuyên giảm như các con số được báo cáo, mà vẫn tiếp tục lan rộng từ thành thị đến nông thôn, bất kể các tầng lớp giàu nghèo, lứa tuổi… Tỷ lệ người nghiện công khai và chết vì ma túy cao nhất là trong các xóm lao động. Trong khoảng 10 nam thanh niêm và trung niên tại các khu vực này, có thể có từ 4 - 6 người mắc nghiện hoặc chết vì ma túy (thống kê của người viết vào năm 2009). Trong một đại gia đình bao gồm ba thế hệ (ông bà, cha mẹ và các con, bao gồm cả các anh chị em họ con chú bác hoặc cô dì ruột) hầu hết đều có từ 1-2 người thuộc thế hệ thứ ba (con) mắc nghiện ma túy.

Ở nghĩa trang làng tôi, một làng làm nông và buôn bán nhỏ chỉ cách bưu điện Bờ Hồ 11km đường chim bay, bây giờ mỗi khi đi tảo mộ, người nhà chúng tôi phải bảo nhau mang giày, tất thật dày và cẩn thận để tránh bị kim tiêm của người nghiện vứt lại trong các bụi cỏ, đâm vào chân.

Những gia đình có con, cháu nghiện ma túy ở nhiều giai đoạn khác nhau, tỉ lệ cai nghiện thành công chỉ là 1 -2 %, và chỉ thành công ở những người mới mắc nghiện được phát hiện sớm, do quyết tâm và nghị lực cũng như được kiểm soát thật nghiêm khắc. Các trường hợp người nghiện còn lại, khi được phát hiện nghiện ma túy, đã ở thể nặng, hệ thần kinh và sức khỏe bị tàn phá. Những người này gần như không còn khả năng cai nghiện, phục hồi. Trại cai nghiện, trại giam là nơi để tập trung họ, giảm đi sự phiền hà mà họ gây ra cho gia đình và lối xóm, cũng là nơi chờ đợi một kết cục buồn được báo trước. Người thân, vì thương xót con cháu bị hành hạ bởi những cơn đau thể xác do ma túy, đã tìm cách gửi tiền vào trại để “tự động” ma túy được chuyển đến người dùng theo cách an toàn, kín đáo.

Trong khi án tử hình và rất nhiều án tù được ban ra để “trừng trị” một số người tham gia chế tạo, buôn bán, vận chuyển, lan truyền chất ma túy, chỉ là những bọt váng, thì ma túy thực sự đã ăn sâu và hủy hoại cộng đồng. Từng gia đình đã phải chịu kiệt quệ về kinh tế, mất mát về con người do ma túy.

Cùng với việc tăng lên không ngừng của các vụ tai nạn giao thông thảm khốc, và những tội phạm hình sự như giết người, cướp của, bạo hành, ngày càng tàn nhẫn… sự lan truyền ồ ạt tệ nạn ma túy cho thấy những bế tắc trong quản lý và điều hành xã hội cũng như sự phá sản về đạo đức. Người quan sát có thể nêu lên những nghi vấn như sau:

- Phải chăng, lực lượng tham gia lan truyền tệ nạn ma túy lớn hơn nhiều lần, nhiều chục lần những gì hiện nay người ta có thể công khai nói đến và đánh giá?

- Phải chăng, chỉ duy nhất một bộ phận nhỏ trong số đó được coi là “tội phạm”, bị trấn áp và trừng trị?

Ma túy, tội hình sự và tai nạn giao thông tràn lan, phản ánh sự bất thường và bất an trong đời sống, phản ánh những tổn thương và đau đớn nặng nề của cộng đồng cũng như từng cá nhân. Nguyên nhân sâu xa của nó trước hết chỉ có thể truy tầm và nhận thấy ở cấp độ tổng thể: một đời sống được lèo lái bởi khuynh hướng ham hố vật chất, phớt lờ nhu cầu được chăm sóc, dưỡng dục cả về tinh thần lẫn những mặt thiết thực như cơm áo, của thế hệ trẻ, coi thường tính mạng và sức khỏe của tất cả mọi người trong cộng đồng.
(Trong loạt bài “Ngồi xuống, và cầu nguyện cho Việt Nam…?”)
Diễm Anh
Tác giả gửi BVN

Bị tố nhận hối lộ, cả dàn quan đầu tỉnh chối tội

GIA LAI (NV) - Trước phiên tòa xét xử, bị cáo đã khai ra rành mạch hàng loạt quan chức đang tại vị ở tỉnh Gia Lai được mình “lại quả” hàng tỉ đồng, song đều bị chối bay và còn có nguy cơ bị tố ngược.




Một quan chức bị tố nhận hối lộ đang chối tội trước tòa án. (Hình: báo Lao Ðộng)

Theo báo Lao Ðộng, ngày 11 tháng 9, tòa án tỉnh Gia Lai tiếp tục đưa ra xét xử sơ thẩm bị cáo Trần Thị Quý Phượng và Võ Thị Thụ về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản, “trốn thuế,” “mua bán trái phép hóa đơn” và “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.”

Theo cáo trạng của Viện Kiểm Sát tỉnh Gia Lai, từ năm 2009-2011, công ty Bình An, trụ sở tại Pleiku do Trần Thị Quý Phượng làm giám đốc đã nhận thầu thi công 11 công trình, chủ yếu là làm đường giao thông tại nhiều huyện, thị xã và thành phố tại tỉnh Gia Lai.

Trong thời gian thực hiện các công trình, bà Phượng đã lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của Ban Quản Lý huyện Ia Grai và Kông Chro với tổng số tiền gần $650 ngàn. Ðồng thời đã sử dụng 67 hóa đơn khống do bị cáo Võ Thị Thụ, giám đốc doanh nghiệp Minh Tiên xuất để kê khai làm thủ tục xin hoàn thuế giá trị gia tăng, lừa đảo chiếm đoạt ngân sách nhà nước hơn $80 ngàn.

Tuy nhiên, trong cáo trạng và tại phiên tòa, bị cáo đã khai hàng loạt quan chức của tỉnh Gia Lai nhận hối lộ.
Tại phiên tòa, bà Phượng khai đã dùng số tiền giải ngân từ 11 công trình để “lại quả” cho trưởng Ban Quản Lý dự án các huyện có công trình và quan chức tỉnh Gia Lai số tiền từ 7-10% giá trị các công trình.

Trong đó, Phượng khai đã tặng chiếc ô tô có giá $85 ngàn và nhiều lần đưa tiền cho ông Trần Thế Vinh, nguyên giám đốc Sở Kế Hoạch và Ðầu Tư tỉnh Gia Lai. Theo bà Phượng, việc chi tiền “lại quả” không phải là tự nguyện mà theo thông lệ các nhà thầu phải thực hiện khi được nhận dự án.

Bà Phượng khai hai lần đưa cho ông Nguyễn Bổng, trưởng Ban Quản Lý Dự Án (BQLDA) huyện Ia Grai với tổng số tiền là $50 ngàn, tương đương 10% giá trị công trình đường đi xã Ia Chía-Ia O. Một lần $25 ngàn tại cây xăng trước cửa công ty Bình An và một lần khác tại nhà của ông Bổng.

Bà Phượng khai đưa tiền cho ông Tần Văn Anh, Trưởng BQLDA huyện Ðắk Pơ 700-800 triệu đồng khi thi công các tuyến đường số 1, 5, đường vào xã Ia Hội giai đoạn 1, tương đương với 7% giá trị công trình.

Ba quan chức huyện Chư Pah nhận tiền là ông Ðặng Thái Huy, phó trưởng BQLDA huyện $2 ngàn; ông Trần Như Thảo, chủ tịch huyện $1 ngàn; ông Ðặng Thành Nguyên, nguyên trưởng BQLDA $9 ngàn; ông Phan Xuân Vũ, giám đốc Sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch Gia Lai $6 ngàn, khi thi công đường vành đai D2, khu lâm viên Biển Hồ, thành phố Pleiku.

Ngoài ra còn có đưa cho ông Phan Văn Chinh, trưởng BQLDA án huyện Kon Chro; Trương Dần, nguyên trưởng BQLDA huyện Ia Pa; Lê Ngọc Hiệp, trưởng BQLDA TP Pleiku; Võ Quốc Trung, nguyên trưởng BQLDA huyện Phú Thiện, số tiền từ 7-10% giá trị các công trình.

Việc đưa tiền cho các cá nhân đều được Phượng ghi vào sổ, song sau đó đã tự tiêu hủy do nghĩ nếu bị phát hiện sẽ có tội.

Do không còn chứng cứ nên các cá nhân bị bà Phượng nêu tên nhận tiền “lại quả” đều phủ nhận lời khai của Phượng.

Tại phiên tòa, ông Trần Thế Vinh, nguyên giám đốc Sở Kế Hoạch và Ðầu Tư tỉnh Gia Lai, chối tội: “Không giúp đỡ một công trình nào nên không thể nói là mua xe tặng.”

Còn ông Phan Xuân Vũ và ông Trần Như Thảo vắng mặt, ủy quyền cho người khác tới dự thay nhưng chủ tọa phiên tòa không chấp nhận vì cho rằng “việc vắng mặt là không hợp pháp, vì những người được ủy quyền không thể chứng mình là có nhận tiền hay không.”

Sau 3 ngày xét xử, tòa đã tuyên án bà Phượng 24 năm 3 tháng tù giam. Thế nhưng, dù buộc tịch thu ô tô trị giá $85 ngàn, song ông Vinh không bị buộc tội hối lộ do bị cáo khai “tặng” nhưng tòa không đủ chứng cứ!
(Người Việt) 

Thủ tướng yêu cầu kiểm tra vụ thưởng huân chương cho Minh “Sâm

Thủ tướng yêu cầu Ban Thi đua - Khen thưởng T.Ư kiểm tra và báo cáo về việc đề xuất khen thưởng Huân chương Lao động hạng ba đối với Minh “Sâm”. 

Hiện văn bản báo cáo này đã được UBND tỉnh Bắc Ninh hoàn tất nhưng ông Nguyễn Tử Quỳnh từ chối cung cấp nội dung.

Trùm xã hội đen Minh "Sâm" nhận Huân chương Lao động hạng ba giữa lúc lọt vào danh sách đen của cơ quan công an.
 
Đoạn đường 2,2 km do Công ty TNHH Đại An thi công đến nay mới hoàn thành 90%. Ảnh: Hoàng Trang.
Chuyên án bắt Minh “Sâm” và đồng bọn phạm tội cưỡng đoạt tài sản và tàng trữ vũ khí quân dụng được Bộ Công an xác lập từ năm 2013. Thế nhưng, đây cũng là năm mà cá nhân ông trùm Minh “Sâm” và Công ty TNHH Đại An được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba theo đề xuất của UBND tỉnh Bắc Ninh.

Thành tích đặc biệt xuất sắc

Ngày 24/7/2013, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh - Nguyễn Tử Quỳnh có tờ trình gửi các cơ quan T.Ư xét duyệt thành tích đặc biệt xuất sắc của Công ty TNHH Đại An. Theo đó, năm 2011, ông Nguyễn Ngọc Minh (tức Minh “Sâm”) và Công ty TNHH Đại An đứng ra thực hiện một công trình xây dựng trọng điểm tại địa phương vượt với kế hoạch được giao. Trước đó một ngày, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của UBND tỉnh Bắc Ninh với 18 thành viên đã đồng ý 100% khi lấy ý kiến về việc đề nghị tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba cho cá nhân Minh “Sâm” và Công ty TNHH Đại An.

Bản báo cáo thành tích cá nhân ông Nguyễn Ngọc Minh cũng thể hiện để làm công trình trọng điểm này, Công ty TNHH Đại An đã ứng 100% vốn, đồng thời tập trung máy móc, trang thiết bị và nhân lực làm việc 3 ca cả ngày lẫn đêm, đảm bảo công trình đúng kỹ thuật, mỹ thuật, đảm bảo chất lượng thi công, tiến độ thi công cơ bản hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra.

Từ đề nghị của UBND tỉnh Bắc Ninh, năm 2013, Nguyễn Ngọc Minh và tập thể Công ty TNHH Đại An đã được trao tặng Huân chương Lao động hạng ba.

Thưởng cho một dự án chưa hoàn thành

Theo tìm hiểu của PV, công trình trọng điểm trên của Công ty TNHH Đại An thực chất là dự án mở rộng tỉnh lộ 277 đoạn đi qua địa phận xã Phù Khê (TX.Từ Sơn) với chiều dài khoảng 2,2 km từ Đồng Kỵ đến khu lưu niệm Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ. Trả lời phóng viên, ông Vương Hữu Truyền, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Bắc Ninh, nói dự án mở rộng tỉnh lộ 277 có tổng mức đầu tư hơn 434 tỉ đồng được thực hiện theo hình thức BT (chìa khóa trao tay), tức là sau khi Công ty Minh “Sâm” thực hiện xong tỉnh Bắc Ninh sẽ xác định giá trị và trả bằng đất. Đáng chú ý, ông Truyền cho rằng đến thời điểm này, dự án chỉ mới hoàn thành được 90%.

Cảnh sát khám xét khẩn cấp công ty của Minh “Sâm” vào đêm 13/8 - Ảnh: Thái Sơn.
Theo báo cáo của ông Nguyễn Mạnh Tiến - Chủ tịch UBND xã Phù Khê, đến ngày 25/8, việc thực hiện dự án mở rộng tỉnh lộ 277 ảnh hưởng đến 117 hộ gia đình với diện tích đất bị thu hồi khoảng 16.353 m2 đất nông nghiệp lâu dài và đất nông nghiệp tạm giao. Đến nay, vẫn còn 16 hộ dân chưa nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng dù UBND xã Phù Khê và các đơn vị chức năng TX.Từ Sơn đã 4 lần tổ chức đối thoại, lần gần nhất là tháng 8/2014.
.
Các thông tin trên cho thấy hàng loạt vấn đề đang đặt ra, tính đến tháng 8/2014, một con đường làm chưa xong, chưa thẩm định, chưa được đánh giá chất lượng nhưng căn cứ vào đâu mà cách đó hơn một năm UBND tỉnh Bắc Ninh cho rằng đơn vị thi công đã hoàn thành nhiệm vụ, có thành tích xuất sắc, đồng thời coi đoạn đường 2,2 km này “mở ra tiềm năng phát triển kinh tế xã hội mạnh mẽ” cho địa phương (trích Tờ trình đề nghị khen thưởng Huân chương Lao động hạng ba cho Minh “Sâm” của UBND tỉnh Bắc Ninh).
Nhiều cán bộ là môn sinh của Minh “Sâm”

Trong báo cáo thành tích về hoạt động xã hội để đề nghị tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba của ông Nguyễn Ngọc Minh có xác nhận của UBND TX.Từ Sơn và cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh ghi rõ: “Điều không thể nói đến ông Nguyễn Ngọc Minh, ngoài cương vị một người “chỉ huy”, một doanh nhân thành đạt còn là một võ sư aikido; lý thú hơn ông đã mở võ đường ngay tại công ty của mình dạy miễn phí và trực tiếp dạy cho cán bộ trong công ty, tập thể cơ quan chức năng như Chi cục Thi hành án tỉnh Bắc Ninh”.
Theo Thái Uyên - Hoàng Trang
  (Thanh Niên)
 

Trần Mạnh Hảo - Mẹ tôi trong cải cách ruộng đất

Năm cải cách ruộng đất ở làng tôi sau tết 1956-1957, là đợt long trời lở đất cuối cùng của cuộc tắm máu, trời rất rét, nạn rận chấy hành hạ dân chúng khủng khiếp hơn bao giờ, có nguy cơ chết vì rận chấy nhiều hơn là chết vì đảng bác xử bắn oan , (xử bắn, đấu tố toàn người tốt, người nghèo bị quy oan do số phần trăm đảng đội áp đặt lên từng làng từng xã). Nếu không có nạn rận chấy năm đau thương khốn khổ tột cùng ấy, có lẽ ba mẹ con tôi đã chết đói ( vì bố tôi đang bị đảng- đội bắt giam tội địa chủ) vì không có hạt gạo nào để nấu cháo…

Các bạn biết tôi hành nghề gì để cứu đói cả nhà trong khi mới chỉ 10 tuổi đầu ? Tôi làm nghề bắt rận thuê cho các gia đình cán bộ và gia đình các ông bà ông nông dân bần cố vừa được chia của từ các gia đình phú nông địa chủ. Chẳng là thấy có đứa bạn gái cùng học vỡ lòng với tôi con ông đội trưởng xóm tôi ngồi bắt rận khi tôi đi qua nhà nó, nó hét lên sợ hãi vì rận bám đầy quần áo nhà nó. Thấy tôi đi qua, nó bảo : thằng con địa chủ Hiền kia, mày vào bắt rận giúp tao, tao bảo bố tao cho mày bò gạo về ăn cho khỏi chết đói…

Tôi hăng tiết, bắt rận giúp nó nhanh hơn khỉ, bắt được con nào cũng cho vào miệng cắn cái bép, khiến môi tôi đỏ như ăn trầu. Tôi bắt một buổi sáng hết sạch rận trong đống áo quần hôi như cú của nhà con gái ông cán bộ…Gia đình ông trưởng xóm cho tôi đúng một bò gạo vì công bắt rận tài ba. Tôi mơ ước làm giàu bằng nghề bắt rận. Cầm tí gạo gói trong lá khoai ngứa, đi qua nhà thờ, tôi quỳ xuống làm dấu thánh giá xin với Chúa và Đức Mẹ rằng : con cám ơn Chúa và mẹ Maria, con xin Chúa ban cho làng con, xã con, tỉnh con, nước con mãi mãi tràn ngập rận chấy để con làm giàu bằng nghề bắt rận thuê. Cứ như vậy, thiên tài bắt rận thuê của tôi vang lừng thôn xóm. Ngày nào tôi cũng kiếm được gạo, một hay hai bò (bơ, lon) gạo về nấu cháo cho mẹ và hai em ăn khỏi chết đói…

Hôm đó khoảng gần 12 giờ trưa tôi về nhà sau khi đã được trả công gần hai lon gạo vì bắt rận thuê cho hai gia đình cán bộ thôn thì nghe nhà tôi có biến. Đám người bần cố nông quá đông đúc kéo đến nhà tôi dỡ nhà, dỡ bếp vì họ được đội cải cách chia cho mọi tài sản trong nhà tôi từ cái thìa cái đũa đến cái bát, cái mân , cái nồi con dao cái thớt…

Tôi khiếp đảm thấy mẹ tôi vừa khóc vừa chửi bọn chúng và hai tay cầm hai con dao bầu nhọn hoắt đang xông vào đâm ông Xoan, ông Chúc ( hai ông bần cố nông này được chia cái nhà chính của ông nội tôi đã di cư để lại), hai ông tí chết vì hai nhát dao đâm sẩy của mẹ tôi. Hình như mẹ tôi điên rồi, vừa chửi vừa quyết sống mái với bọn đến dỡ nhà cướp của. Mẹ tôi vừa khóc vừa dứ dứ hai con dao quyết lao vào đâm bọn dỡ nhà, khiến một tên vừa leo lên mái sợ quá đã ngã xuống gãy chân. May mà có mấy người bà con hàng xóm đến hỗ trợ mẹ tôi. Tôi bỏ gói gạo trong lá khoai xuống đất, hai tay cầm hai cục gạch đứng bên mẹ nói : tao thề chết bảo vệ mẹ tao, chúng mày ác Chúa phạt liền đó, thấy chưa, ngã xuống đất gãy chân kìa…Mẹ tôi lên cơn rồi, bà quyết sống chết bảo vệ căn nhà chính mà không đủ sức bảo vệ cái bếp đang bị mấy người bần cố nông khác dỡ mất, phá cướp sạch rồi…

Mẹ tôi vừa khóc vừa múa dao kể rằng : bớ bọn ác nhân kia, bố chồng tao đêm nào cũng đi cất vó, ngày nào cũng ra đồng cày bừa với ông Mục cày thuê cho hai mẫu ruộng sao địa chủ được. Chúng mày cứ xông vào cướp, xông vào dỡ nhà đi, tao sẽ đâm chết hết chúng mày rồi có bị Hồ chủ tịch cắt lưỡi, xẻo vú cũng cam lòng…Nào thằng kia, con kia, leo lên mái nhà thử coi, tao đâm chết ngay thằng Xoan, thằng Chúc liền này…

Lão Xoan, lão Chúc gọi dân quân đến với súng ống lên đạn cạch cạch nghe chết khiếp… Tôi nghĩ phen này chúng nó bắn mẹ mình rồi, hai tay tôi vẫn cầm hai cục gạch chạy đến đứng trước bụng mẹ. May mà có ông Bính bí thư làng (người chuyên làm nghề ăn trộm ăn cắp) đến kịp nói nhỏ vào tai lão Thảnh đội trưởng đội dân quân một lúc thì đội dân quân du kích rút đi… Sau này mới biết ông Bính (người từng mê mẹ tôi khi mẹ chưa lấy bố tôi) nói với dân quân rằng: “Nhà thằng Ký Sinh (ông nội tôi đã di cư) và con là thằng Hiền chồng con điên kia đã nằm trong danh sách sửa sai xuống thành phần…”

Lão Xoan, lão Chúc hai tên bần cố nông chuyên ăn trộm thấy tình thế không thể dỡ nhà mang đi được vì sợ con mẹ điên cầm dao đang quyết đâm chúng nếu không có mấy bà con giữ tay can gián, bèn lủi mất… Mẹ tôi gục xuống đống gạch vụn của căn bếp ba gian vừa bị chúng cướp phá dỡ mang đi từ hòn gạch, khóc rồi ngất luôn, không còn thời gian đâu ra ngăn bà Y đang phá cổng nhà tôi lấy gạch…

Chiều đó, mẹ tôi vẫn phải ra đồng bắt cá về cho ba đứa con ăn với cháo do thằng Hảo bắt rận thuê mà có được tí gạo. Khi mẹ về, giỏ cá đã mất, vì bị bọn ông bà ông nông dân chăn trâu cướp mất giỏ cá, lại bị chúng dùng roi trâu quất lên mặt mẹ ba con lươn đỏ như máu vì mẹ quên khoanh tay cúi chào bọn trẻ trâu đang cưỡi trâu trên đường theo quy định của đảng –bác – đội rằng: con vợ địa chủ Hiền, con dâu địa chủ đại gian đại ác Ký Sinh đã theo giặc vào Nam kính chào kính lạy ông bà ông nông dân cưỡi trâu ạ…

Chuyện về mẹ tôi còn dài, viết một cuốn tiểu thuyết về bà cũng không hết, kỳ sau xin kể tiếp…
Sài Gòn 14 – 9 – 2014
Trần Mạnh Hảo
(FB Tran Manh Hao)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét