Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014

Thay đổi đi, những người làm bóng đá VN

Chính trị – Xã hội

Trung Quốc từng bước thôn tính Biển Đông  -(NV)  —   Chạy đua vũ trang là do Trung Quốc  -(NLĐ)   —  ĐẢO NHÂN TẠO CỦA TQ TẠI TRƯỜNG SA VÀ QUAN HỆ VIỆT-TRUNG  -(VB)
Triển lãm cải cách ruộng đất ở Hà Nội: Tuyên truyền phản tác dụng ?  -(RFI)   —  HRW quan ngại hoàn cảnh những phụ nữ tranh đấu tại VN  -(RFA)
Nhà văn Phạm Viết Đào được tự do sau khi mãn hạn tù  -(RFI)  —  Nhà văn Phạm Viết Đào ra tù -(RFA)
Báo cáo láo như bịt mắt đi trong đêm -(RFA)
Việt Nam không có tiến bộ về “phát triển con người”  -(NV)   —  Sài Gòn: Một đại biểu Hội Ðồng Nhân Dân gốc Hoa bị bắt  -(NV)
blank
Nhà Văn Nguyễn Xuân Hoàng Ra Đi – (VB) – Nhà văn Giao Chỉ Vũ Văn Lộc vừa gửi tin rằng, nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng đã từ trần tại San Jose lúc 10:30 giờ sáng Thứ Bảy 11 tháng 9-2014.   ===>>>
600 người cho 13km đường sắt, chuyện đùa đấy ạ?  -(ĐV) –  Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh- Hà Đông cho biết, khi đưa vào vận hành 13km đường này vào năm 2015 sẽ cần 600 người. Toàn bộ kinh phí đào tạo cho 600 người này nằm trong kinh phí dự án.
Tư tưởng Hiến pháp thấm vào suy nghĩ, hành động của GV, SV Luật   -(GDVN)
Chuyện “động trời” ở xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội: Tuyển tù nhân vào làm việc trong chính quyền xã   -(NCT)
Đã kiềm chế được tội phạm tham nhũng -(NLĐ)  >>>  “Bỗng nhiên” tuyển hàng loạt nhân viên   —   Nhiều tiêu cực trong thi hành án dân sự  -(TN)
Hàng loạt phí xin thị thực Mỹ giảm từ ngày 12-9  -(NLĐO)
Bé 4 tuổi bị cha mẹ bạo hành phải nhập viện
Bé 4 tuổi bị cha mẹ bạo hành phải nhập viện   -(TT) -Hai vợ chồng đều dưới 30 tuổi mà đánh con nhỏ như thế này chắc nó học đạo đức suốt 27 năm nên nó điên diên khùng khùng, mới ra nông nỗi.Quá tàn ác.
Bé 4 tuổi bị bạo hành ở Bình Dương: “Đừng đưa con về nhà, con sợ lắm!”   -(Infonet)   >>>   Bé gái 4 tuổi bị hành hung gào khóc trong mơ “ba ơi đừng đánh con”
Việt Nam khác thế giới:Bán trà đá không coi là… thất nghiệp!  -(ĐV)
Xem tàu đổ bộ cao tốc Nga sắp bàn giao cho VN   -(ĐV)
VN sẽ có sát thủ ‘Sói xám’ cho tàu chiến biển Đông  -(Seatimes)

Mỗi người kể một câu chuyện  -(Song Chi -NV) – Hàng loạt sự kiện bi thảm do những chính sách sai lầm, thất nhân tâm, xuất phát từ tầm nhìn hẹp hòi, thiển cận, từ niềm tin mù quáng vào học thuyết Mác-Lênin và lòng trung thành ngu muội với Liên Xô, Trung Cộng của Ðảng Cộng Sản Việt Nam, đã gây bao tang thương cho đất nước, dân tộc. Ðến khi nhận ra sai lầm thì cũng chỉ thay đổi nửa vời về kinh tế và tiếp tục giữ chặt con đường độc tài độc đảng
http://vietbao.com/images/file/h3pThRyd0QgBAA0G/w650/sach-day-cam-thu.jpg
Giáo Dục Học Sinh Căm Thù Điền Chủ Nguyễn Thị Năm  -(Nguyễn quang Duy -VB)-Hình trên.
Nguyễn Tường Tâm – Bộ Giáo dục & Đào tạo bắt học sinh tiểu học đấu tố nhau  -(DL)
Văn Minh – Đảng Cộng sản và Cải cách ruộng đất – quá khứ và hiện tại  -(DL)
ĐẢO NHÂN TẠO CỦA TQ TẠI TRƯỜNG SA VÀ QUAN HỆ VIỆT-TRUNG -(VB)
BIỂN ĐÔNG: CHIẾN LƯỢC ĐỀ NGHỊ  -(TCBĐ)
Thừa Nước Đục, Hỗn Loạn Quốc Tế Trung Cộng Củng Cố Tham Vọng Ra Đại  -Phan văn Song – (Danquyen)- Có lẽ viết thiếu “ĐẠI DƯƠNG”
Tan mộng đường dài   -(DLB)   —  No-U Sài Gòn đồng hành với chiến dịch Chúng Tôi Muốn Biết -(DLB)
Nguyệt Ánh: Tôi muốn biết – Chúng Ta muốn biết -(DLB)
Thư của nông dân Dương Nội mời dự phiên tòa công khai ngày 19/9/2014  -(DL)
Thông tin về vụ án của bà Bùi Thị Minh Hằng cùng 2 người bạn và phiên xử phúc thẩm sắp tới -(DL)
Dương Hoài Linh – Tự do tư tưởng: Điều bắt buộc để nâng cao trí tuệ dân tộc -(DL)

Giải thiêng là cần thiết trong cái nhìn lịch sử văn minh  -(Dannews)   >>>   Thời kỳ cải cách ruộng đất đã có nồi nhôm, đũa nhựa?

-Quy trình Xét xử công minh- Ân xá Quốc Tế (Bài 12)  -(VNTB)

“Giá địa chủ ngày xưa mà như mấy ông đầy tớ bây giờ  -(VNTB)


Báo Nga: Việt Nam không bao giờ khuất phục trên Biển Đông (2)   -(KT)  -Tờ Gazeta của Nga vừa có bài đưa ra bằng chứng quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam và hướng giải quyết cho tranh chấp Biển Đông.   >>>  Báo Nga: Việt Nam không bao giờ khuất phục trên Biển Đông (1)
*** Bán khí tài quân sự cho VN hàng tỉ đô, không lẽ nói khác đi làm sao bán nữa- Thế thì tại sao Nga vẫn cố níu kéo Trung cộng ” đồng minh” để chống Mỹ – Thời Liên xô cùng ý thức hệ, cùng tùm lum…mà còn không làm gì được Mỹ thì nay làm được chắc- Vụ bắn nhầm máy bay chở khách của Đại Hàn năm nào chưa học được bài học, nay dính chấu Ucraina khó mà gỡ nổi-  A phú Hãn cũng một lần đưa quân vào rồi sau đó thì sao, nhớ là hồi đó còn mạnh.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: “Cứ nghĩ Bộ trưởng nói ẩu”  –  (Bizlive) -Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng bình luận: “Hôm nọ tại Quốc hội, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường nói rằng luật pháp Việt Nam phức tạp nhất thế giới. Lúc đó tôi chột dạ, cứ nghĩ bộ trưởng nói ẩu, nhưng bây giờ rà soát thì đúng là nó ra thế này đây. Đó là chưa rà soát tận gốc đến cấp xã cấp huyện cấp tỉnh. Các ông ấy cấm ở mọi nơi. Ví dụ như chỉ được mua ximăng trong tỉnh, chỉ uống bia sản xuất trong tỉnh…”.
“Ủa, ông chưa tiến sĩ hả? Sao không “làm” một cái?“  -(MTG)
Hiu hắt xích lô  -(TN)
Đừng để dân đi đòi bồi thường như đi xin   -(TT)

“TRẢ TỰ DO CHO BỐ MẸ TÔI! BẮT NGƯỜI VÔ TÔI ĐỂ CƯỚP ĐẤT LÀ MỘT TỘI ÁC!!!”  -(Liberty Melinh FB)
CON RUỘT ĐẤU TỐ MẸ MÌNH : VỀ CƠ BẢN THÌ “KHÔNG SAI” ????  -(TNM)
” Dân cày có ruộng ” hay dân cởi trần giữ đất ở ?  -(XuanVN)
CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH ĐIỀN ĐỊA CỦA TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM  -(TNM)

Nghĩ vụn về Cải cách ruộng đất ở miền Bắc và Cải cách điền địa ở miền Nam – (Vũ thị Phương Anh)

KẾ HOẠCH TIẾN HÀNH SỬA CHỮA SAI LẦM VỀ CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT  – (TVPL) – Hà nội ngày 20 tháng 12 năm 1956
“Cải cách điền địa” ở miền Nam và “Cải cách ruộng đất” ở  miền Bắc trước 1975   -(GNLT)

Kinh tế

Phát triển kinh tế tư nhân: khẩu hiệu suông -(RFA)   —   Sau vụ giàn khoan, giới đầu tư ngoại quốc quay lại Việt Nam   -(NV)
Miến Điện Xin TQ Miễn Thuế 97% Cho Gạo, Bắp  -(VB)  —   Tình trạng dư cung liên tiếp đẩy giá dầu thế giới đi xuống  -(Bizlive)
Doanh nghiệp Việt lỡ cơ hội Samsung: Do lười, quen ăn sẵn…   -(ĐV)   >>>   Việt Nam nhận FDI dệt may Mỹ: Có khác Trung Quốc?     >>>   Kinh tế Việt Nam không sáng tạo bằng Lào
Vốn đầu tư từ Mỹ vẫn chưa “xứng tầm”  -(HQ)
Thuốc lá lậu vào Việt Nam đã vượt 1 tỉ gói  -(Bizlive)   >>>  Hoa Kỳ có 703 dự án đầu tư vào Việt Nam   >>>   Hàn Quốc đứng đầu về đầu tư tại Việt Nam trong 8 tháng   >>>   Chợ tiền tỉ vắng như “chùa bà đanh“   >>>   Lê Trung Quốc tươi 5 tháng, tiến sĩ “bó tay“
Doanh nghiệp Nhật Bản dời nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam  -(GDVN)
Giá vàng tuần tớigiảm về mốc 30 triệu đồng/lượng?   -(Infonet)
Nhiều doanh nghiệp nước ngoài rời bỏ Trung Quốc   -(TT)

Thế giới

Đức Giáo Hoàng: khủng hoảng toàn cầu như từng phần của thế chiến thứ ba -(RFA)   —   Đức Giáo hoàng cảnh báo về Đệ Tam Thế Chiến  -(VOA)
Nga–Trung muốn thắt chặt thêm quan hệ   -(RFI)   —   Bắc Kinh kêu gọi các nước Trung Á chống khủng bố  -(RFI)   —  Phong trào công nhân có thể làm thay đổi xã hội Trung Quốc  -(RFI)
Tổng thống Obama: Hoa Kỳ chiến đấu chống IS với đồng minh -(VOA)   —  Thành viên cao cấp của Huynh đệ Hồi Giáo rời khỏi Qatar -(VOA)   —   Israel ủng hộ kế hoạch của TT Obama chống Nhà Nước Hồi Giáo -(VOA)   —  Uganda cảnh giác sau vụ bắt giữ 1 tổ khủng bố al-Shabab -(VOA)
Đài Loan hỗ trợ Mỹ phong tỏa tài khoản nghi rửa tiền -(RFA)  —  Kinh phí của Mỹ để tái thiết Afghanistan cao nhất trong lịch sử Hoa Kỳ -(VOA)
Thủ tướng Ukraine nói ông Putin muốn hủy diệt Ukraine -(VOA)   —  Kiev lên án Nga muốn tái lập Liên bang Xô Viết  -(RFI)  —   Mỹ trừng phạt Gazprom và các tập đoàn Nga  -(RFI)  —  Mỹ nhắm trừng phạt ngân hàng lớn nhất của Nga -(VOA)
Tổ chức hợp tác Thượng Hải ra tuyên bố ủng hộ Nga trong chuyện Ukraine  -(MTG)
Pháp-Mỹ gia tăng nỗ lực chống Nhà nước Hồi giáo  -(RFI)   —   NT John Kerry: Ai Cập đang ở tuyến đầu cuộc chiến chống khủng bố -(RFA)
Ngoại trưởng Mỹ đến Ai Cập thảo luận về liên minh chống Nhà nước Hồi giáo  -(VOA)
Philippines: Giáo sĩ đạo Hồi quốc tịch Canada đồng ý được trục xuất -(RFA)   —   Philippines mở điều tra việc công dân tham chiến ở Syria -(RFA)   —   Đề nghị của Philippines cho nhóm Hồi giáo nổi dậy quyền tự trị vẫn còn thách thức -(VOA)
Myanmar cấm phụ nữ đến Singapore làm người giúp việc -(RFA)   —  Chính quyền quân sự Thái chưa tỏ thiện chí hòa bình ở miền Nam  -(RFI)
Sút giảm số người ủng hộ Scotland tách khỏi Vương quốc Anh -(VOA)
TT Shinzo Abe yêu cầu Bắc Hàn trả lời về số phận công dân bị bắt cóc -(RFA)  —  Fukushima: Nhật tiết lộ lời khai của nhân chứng tai nạn hạt nhân  -(RFI)
Malaysia cho phép máy bay Mỹ sử dụng căn cứ trong nước   -(TT)
Đài Loan đóng băng 15,6 triệu USD nghi từ buôn ma tuý  -(TT) —   Đài Loan bắt một lãnh đạo tập đoàn về tội bán dầu ăn “phế thải”  -(RFI)   —  Cuba cử chuyên gia đến giúp Sierra Leone chống dịch Ebola  -(RFI)
Nhật Bản thêm đòn chặn họng Trung Quốc  -(ĐV)   —  Học giả Trung Quốc giục Bắc Kinh cần chuẩn bị cho đại chiến thế giới  -(GDVN)   >>>   “Trung Quốc lần đầu tiên sử dụng quân đội bảo vệ tài sản ở nước ngoài”  -Mấy ngày tới, Trung Quốc sẽ triển khai tiểu đoàn bộ binh với 800 binh sĩ ở South Sudan, bảo vệ mỏ dầu, thiết bị khoan thăm dò và công dân Trung Quốc.
CHDCND Triều Tiên xử công dân Mỹ 6 năm cải tạo   -(TT)
Máy bay Malaysia MH198 hạ cánh khẩn cấp  -(NLĐO)

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học- Xã hội

Quy mô đào tạo SV y tăng nhanh, chất lượng không theo kịp   -(TT)
Lại bù đầu với tiền trường -(TT) – Cầm “giấy báo thu và thanh toán” trên tay, chị P. – phụ huynh học sinh lớp 6 Trường THCS Bạch Đằng, quận 3, TP.HCM – không khỏi hoang mang khi thấy ngoài các khoản thu bình thường như tiền ăn, học phí, có một khoản thu 633.500 đồng được ghi là khoản “tiền đầu năm”. Chị đặt câu hỏi: “Tiền đầu năm là tiền gì?”.
*** Đúng là rất tội nghiệp cho thế hệ sinh sau 1975 hai đời từ Quảng trị trở vào( để nói cho rõ chứ không phải phân biệt Nam Bắc, Đồng bào Miền Bắc cũng chịu đầy khổ ải) – Nhưng cũng tại  (không phải tất cả) ông bà của đời trước ở MN cho con cháu đi học từ Tiểu học đến Đại học (trường công, lẽ dĩ nhiên trường tư thì có học phí) có đóng đồng nào không , họa chăng đầu năm đóng chỉ vài đồng đáng giá chầu cà phê dân Lao động, còn Nhà thương vào chữa bệnh, đẻ chửa ( nay nhà nước ưu việt XHCN mà vát cái bụng bầu vào Bệnh viện không có 3 triệu đóng ngay thì ra đường mà đẻ , chưa hết đâu , nhà thương còn có chỗ riêng cho “ban bảo vệ sức khỏe cán bộ” nữa cơ ), bị thương… có đóng đồng xu nào không, dù trong thời kỳ chiến tranh khốc liệt đi xin Thế giới từng đồng- Thế mà bảo là bóc lột , đàn áp, cướp của Dân… THì nay làm CHỦ sướng bỏ mẹ cứ tha hồ mà đóng tiền để làm chủ. Cái này là “đời cha ông đi sai, con cháu lãnh hậu quả thê thảm” trách ai nào.
Thí sinh sợ thi văn, tiếng Anh -(TT)
Hàng trăm học sinh tiểu học bị mất bữa trưa hoặc ăn mỳ tôm thay cơm  -(GDVN)
Bàn về việc sử dụng chữ Hán và nguy cơ nô dịch văn hóa  -(GDVN)
Thế giới vẫn chưa có cách xử lý chất thải từ điện hạt nhân  -(MTG)

Nữ sinh viên y khoa gốc Việt bị cáo buộc trộm iPad bệnh nhân  -(NV)
Trộm “ẵm” két sắt có 300 triệu đồng tiền lương giáo viên  -(NLĐO)   >>>   Cướp dao bắt cóc con tin, đòi công an lái xe đưa về Hải Phòng   >>>   Đâm chết cha ruột bằng 37 nhát dao chỉ vì bị la mắng    >>>   Nữ sinh lớp 8 mất tích sau khi đi mua card điện thoại   >>>   Công an mời cha mẹ cháu gái bị hành hung đến trụ sở để điều tra
Đất của chú, máu của cháu   -(TT)   —  Bắt tên đâm chủ nợ trọng thương  -(TN)
Lửa cháy dữ dội, thiêu rụi toàn bộ công ty sách tỉnh Phú Yên  -(ANTĐ)
Công an bị hung thủ giết người dọa nổ mìn   -(ĐV)Lời của cha, mẹ đánh chấn thương sọ não con 4 tuổi     —   Lời khai kinh hoàng của cặp vợ chồng hành hạ dã man con gái 4 tuổi -(TN)
Phát hiện thi thể thiếu nữ bị trói chân tay, chôn ở ruộng  -(NLĐ)   —  Cô gái bị chôn ở ruộng, quần kéo quá gối  -(ĐV)
 Xảy ra cháy trong tầng hầm Trung tâm Hành chính Đà Nẵng  -(Infonet)
Vạch trần đường dây mua bán thận xuyên quốc gia (1)  -(KT)   >>>   Lâm Đồng: Cán bộ Phòng Tài nguyên môi trường mất tích
Kỷ luật nguyên phó chủ tịch xã vì “dính” sai phạm  -(MTG)   —   Trộm chốt ngoài gần 10 phòng trọ để tránh ứng cứu  -(NLĐ)  >>>   Bắt hai tên trộm chó dùng ná và ớt bột chống trả
Hơn 400 học viên cai nghiện phá trung tâm, kéo về TP Hải Phòng   -(VnEx) -15h chiều 14/9, hơn 400 học viên cai nghiện tại Trung tâm giáo dục lao động và hòa nhập cộng đồng Gia Minh (Thủy Nguyên, Hải Phòng) đã đồng loạt phá cổng

-Cải cách ruộng đất: Ký ức tuổi thơ và ba chuyện hài hước

VNTB

Phùng Hoài Ngọc
Tác giả gửi bài trực tiếp cho VNTB
Bố mẹ tôi không cho con nhìn cảnh bi thảm
Năm ấy tôi khoảng 6 hay 7 tuổi, biết đi chăn bò phụ giúp gia đình rồi.
Tôi nhớ hôm ấy là ngày 5 tháng 5 âm lịch Tết Đoan ngọ, còn gọi “Tết giết sâu bọ” theo lối nói dân gian. Lũ trẻ chúng tôi chỉ biết thế vì nó liên quan đến ăn uống ngon lành, nhất là món rượu nếp tự chế (miền Nam gọi là cơm rượu) và trái cây như mận, dâu gia, hồng bì, nói chung loại trái cây chua chát. Trẻ con mỗi năm chỉ được ăn rượu nếp một lần vào ngày tết này nên tôi nhớ rất dai (miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời). Nhưng tôi còn có một kỷ niệm khủng khiếp cũng đáng nhớ kèm theo vào cái ngày Đoan ngọ giết sâu bọ năm ấy.

Trưa hôm ấy nhà tôi quây quần ăn tết Đoan ngọ, tôi được ăn bữa rượu nếp thả cửa no say. Ăn uống xong, tôi sửa soạn dắt bò ra đồng đi chăn. Thầy mẹ tôi dặn đi dặn lại “con dắt bò lên cánh đồng ngược, trên ấy cỏ tốt hơn, nhớ nhá, con nhớ chưa?”. Mọi khi tôi thường đi chăn bò ở cánh đồng xuôi, còn gọi đồng màu, cỏ tốt lắm, sao hôm nay thầy mẹ tôi lại dặn khác lạ như thế. Tôi mới khoảng 7 tuổi, chả nghĩ ngợi lâu gì nữa, dắt bò đi luôn. Ra khỏi ngõ xóm, thấy người làng gấp gáp đi về phía cánh đồng xuôi… phía ấy có tiếng loa điện ọ ẹ chạy máy nổ vang vang ra xa. Hơi say rượu nên tôi không chú ý gì mấy, tôi vẫn dắt bò đi chập choạng về phiá cánh đồng ngược theo lời bố mẹ dặn. Đến nơi tôi thả bò tự do ăn cỏ, kiếm chỗ bờ cỏ dày phẳng tôi ngả lưng và lim dim ngủ trong gió mát lộng. Trong mơ màng men rượu tôi nghe có mấy tiếng súng nổ đanh, văng vẳng, có giật mình một chút nhưng không đủ sức lay tôi dậy. Khi trời sẩm tối, tôi đã ngủ no, choàng thức giấc. Tôi vội dắt bò về nhà. Nghe thầy mẹ tôi hỏi “con chăn bò cánh đồng nào?”. Tôi nói “cánh đồng ngược”. Thầy mẹ tôi yên tâm thở phào. Tối hôm ấy tôi mới nghe người lớn xì xào nói chuyện buổi chiều Đội cải cách thi hành xử bắn ông địa chủ V. và ông giáo K. ở cánh đồng xuôi. Họ xử bắn hai người vào buổi chiều, tức là “sau giờ Ngọ ba khắc” kiểu Trung Quốc, bởi đó là giờ âm, giúp cho tội nhân mau siêu thoát… Những ngày sau đó và những năm sau, tôi vẫn thi thoảng nghe người lớn nói lại chuyện xử bắn.
Sau này tôi học tiểu học cùng với con trai của ông địa chủ oan ức phải lên đoạn đầu đài. Lên trung học tôi lại học cùng em gái của anh ấy. Người em gái học rất giỏi, sau này làm GV trung học môn toán.
Sau đây là ba câu chuyện hài hước mà chua chát cho một thời điên đảo.
Hài hước 1
Sau CCRĐ, thầy tôi thỉnh thoảng cao hứng kể lại chuyện “đấu tố địa chủ” cho anh em tôi nghe (nhà tôi quen gọi bố là thầy).
Những ngày cán bộ Đội cải cách chuẩn bị đấu tố địa chủ V. của làng tôi. Tay đội trưởng vốn người xứ khác, đến nhà gọi thầy tôi, dặn trước “ông phải vạch mặt cách đối xử tàn tệ của lão địa chủ V. hồi ông xây sửa nhà cho hắn nhá”. Lạ thật, sao nó là thằng ở xứ khác mới đến đây làm cải cách mà biết bố tôi làm thợ, từng sửa nhà cho ông V, láu cá thật! Hẳn là nó phải dựa và “gốc, rễ” (tức người làng làm “cốt cán”)… Đêm ấy, trước sân đình đèn đuốc sáng lòe, khói đuốc tre nghi ngút, dân chúng nhốn nháo đứng ngồi xung quanh, một cái bàn vuông có Đội cải cách ngồi oai vệ, ông địa chủ V cóm róm ngơ ngác đứng giữa sân, giữa hai cái vạch vôi. Anh đội cải cách trẻ măng gọi thầy tôi lên đấu tố địa chủ.
Đội cải cách – Nghe nói trước kia ông hay đến sửa chữa nhà cửa cho lão V. Lão ấy đối xử tàn tệ, bóc lột ông như thế nào, ông hãy kể cho bà con nghe đi.
Thầy tôi – Vâng, tôi làm thợ xây, lâu lâu ông V. lại gọi tôi đến, đảo ngói, sửa chữa chỗ nọ chỗ kia… Khi làm thì có nước chè uống, đến trưa thì có cơm ăn, bữa tối thêm be rượu nhỏ…
Đội cải cách (sốt ruột) – Lão V. đối xử với ông thế nào, có hành hạ gì không ?
Thầy tôi – Không, ông V. đối xử cũng tử tế như các nhà khác mướn thợ thôi.
Đội cải cách (bắt đầu nổi nóng) – Tử tế là tử tế thế nào, ông nói rõ ra?
Thầy tôi – À vâng, khi tôi khát nước, tôi gọi nước, ông V. bưng chén nước đưa tận tay tôi. Khi thèm thuốc, tôi gọi, ông V. thông điếu, mồi thuốc, châm lửa cho tôi.
Đội cải cách (quát lên)- Ông nói láo! Lão V. mà chịu bưng nước với hầu điếu đóm cho thợ thuyền như ông hay sao?
Thầy tôi – Vâng, tôi ngồi trên mái nhà. Nếu tự trèo thang xuống đất rót nước uống thì mất thời gian, lại ngại mỏi chân, ông V. bảo tôi cứ ngồi trên đó, ông ta bưng ca nước leo lên đưa cho tôi. Khi thèm hút thuốc lào, tôi gọi, ông V. lại cầm điếu cày, nhồi thuốc, leo thang lên châm lửa cho tôi…Thế thôi mà.
Đám đông dân chúng làng tôi hiểu ra chuyện, rúc rích cười. Ông V. cúi đầu xuống. Tay Đội cải cách lúng túng vì cháy kịch bản, vỗ bàn quát lên: “Thôi, ông đi xuống, người khác lên tố đi!”.
Thầy tôi từng bảo con cháu: “Người Việt vốn không có thói tố điêu. Thời cách mạng bây giờ mới đổ đốn ra thế. Người học chữ thánh hiền càng không thể a dua (*) theo thời được”. (Nhà làm ruộng nhưng thầy tôi từng theo học chữ Nho ba năm với một cụ Tú trong vùng, thầy được cử làm “trưởng tràng” (tức lớp trưởng). Mãi sau này, hàng năm thầy tôi vẫn cùng một vài bạn học làm giỗ cụ Tú, tôi biết thế vì những lần giỗ ấy tôi được một nắm xôi với hai miếng thịt luộc kèm theo chú thích của bố: hôm nay giỗ cụ Tú, con ạ).
Tôi là con của thầy tôi, có trách nhiệm phải kể lại câu chuyện này cho hậu thế.

Hài hước 2
Tôi còn nhớ bà Đồng Hậu người cùng xóm bị đấu tố là phú nông. Tên bà là Hậu, do bà mê tín thỉnh thoảng tổ chức cúng “lên đồng” cho người ta theo yêu cầu, nên dân chúng gọi luôn là bà đồng Hậu. Sau một buổi đấu tố ở sân đình, bao nhiêu ruộng đất, tài sản của bà bị tịch thu hết, chỉ bớt lại cho một căn nhà nhỏ để ở và một cái vườn cam. Khi tôi mới đi học tiểu học, thường gặp bà ấy gánh đôi quang thúng đựng rau quả, ớt tỏi, đi bán lẻ ở các chợ làng. Trẻ con xóm tôi, chả biết do ai dạy dỗ, mớm lời, bắt chước nhau, hễ gặp bà ấy là đưa tay trỏ ngay mặt, quát: “này, mụ đồng Hậu kia”, bà ấy cười móm mém chào: “Dạ, ông đi chăn bò đấy ạ”, “Thưa ông, ông đi học đấy ạ”, hoặc “vâng, tôi là đồng Hậu đây, ông có gì dạy bảo ạ?”. Lũ trẻ con cười khoái chá, quay đi… Mãi sau lớn lên, chúng tôi mới biết kính trọng bà hơn, coi bà như người già cả bình thường trong làng. Lớn nữa, tôi vẫn không hiểu tại sao bọn trẻ con chúng tôi lại hỗn láo với bà Đồng Hậu một cách hồn nhiên thế, ai đã dạy dỗ làm gương cho chúng tôi.
Những chuyện bi hài ấy cắm sâu mãi trong ký ức của tôi.
Hài hước 3
Nhiều năm nữa về sau, tôi đi học cao học ở Hà Nội, ở cùng dãy nhà tập thể với một anh bạn giảng viên từ Huế ra học nghiên cứu sinh. Anh nói chuyện với tôi về đề tài tiến sĩ anh đang viết “Quan điểm lý luận văn học của đồng chí Trường Chinh”. Tôi hỏi anh có biết ai là tổng chỉ huy cuộc CCRĐ khủng khiếp năm xưa không. Anh bảo đó là TBT Trường Chinh. Tôi đùa: sao anh không làm luận văn về tài năng chỉ đạo CCRĐ của ông ấy thì luận văn sẽ độc đáo và hấp dẫn hơn nhiều cái đề tài này. Anh nói “Làm rứa để uổng phí công sức ba năm đi học của tui hay sao, cha nội ?!”. Tôi còn biết rất nhiều luận văn tiến sĩ vô vị vô duyên khác nữa, tương tự như của anh bạn này. Chán quá!
“Em nhỏ”
Đoạn thơ này của Văn Cao gần đây đọc được, khiến tôi lăn tăn:
“Tôi sợ các em còn nhỏ quá

sẽ nhớ đến bao giờ?

Đến bao giờ các em hết nhớ

Hình ảnh tôi bị treo trên cây ?”
(Đồng chí của tôi)
Hóa ra tôi chính là một “em nhỏ” mà nhà thơ nhạc sĩ Văn Cao đã sớm nghĩ tới trong bài thơ.
Chú thích: (*) a dua: hồi trước tôi tưởng thầy tôi nói chêm tiếng Tây, sau học lên mới biết a dua là chữ Hán 阿谀:theo người khác tâng bốc nịnh hót, bợ đỡ để tỏ ra cùng vui hoặc kiếm lợi.
PHN

-“Giá địa chủ ngày xưa mà như mấy ông đầy tớ bây giờ…”

VNTB

Phạm Tuân
Chôn địa chủ, phú nông xuống đất rồi cho trâu kéo cày qua…
(VNTB) – Tôi sinh ra khi cải cách ruộng đất đã lùi xa, những bài học lịch sử đã dạy tôi rằng đó là cuộc cách mạng long trời lở đất đem lại ruộng đất cho dân nghèo, thực hiện giấc mơ người cày có ruộng ngàn đời của nông dân VN.

Nhưng câu chuyện kể về cải cách ruộng đất của Mẹ tôi thì thật kinh hoàng, gia đình nhà ông ngoại tôi là một trong những gia đình bị quy vào địa chủ, ông tôi được các bác, các cậu đưa đi trốn bà tôi kẹt lại quê cùng mẹ tôi và dì út, những ông đội, những bà cốt cán khi xưa được ông bà tôi cưu mang trả ơn bằng cách tố khổ tên địa chủ đã dám thuê họ cày cấy để bóc lột họ. Trong số ấy có một người con nuôi của ông bà tôi, ông này là trẻ bị bỏ rơi ông tôi mang về nuôi, ngày đấu tố, bà tôi quỳ xuống giữa sân đình, từng ông bà xỉa xói xong đến lượt ông con nuôi ông này đứng trước mắt bà tôi nước mắt lưng tròng nói: “bà biết bà có tội gì không? Ông bà có tội đã dám mang tôi một đứa trẻ không cha không mẹ, không có nơi nương tựa về nuôi, ông bà đã bắt tôi gọi là con, cho tôi được sống làm người, nếu không có ông bà tôi đã chết từ ngày bé vì đói khát…”. Bất ngờ đội cải cách bắt ông ta xuống không được nói nữa và sau đó ông ấy bị đưa ra khỏi đội.
Bà tôi sau ngày đấu tố như một cái xác không hồn, bị giam lỏng trong nhà bếp của gia đình. Sau này bà tôi mất trong tức tưởi, các ông bà nông dân mới đến nhà tôi mang đi mọi thứ có thể, họ gọi đó là chia quả thực. Ông con nuôi của ông bà tôi rình lúc vắng mang cho bà tôi ít cơm quỳ xuống lạy bà rồi trốn đi biệt, sau này không ai trong làng biết ông ấy đi đâu.

Cuộc cải cách ấy làm cho bên ngoại tan tác, sau 1954 gần như toàn bộ họ ngoại đi Nam, 1975 lại phiêu bạt sang Mỹ, Pháp, Canada… Hết cả. Mẹ tôi kể, dù là con địa chủ mẹ và các bác các cậu các dì vẫn phải làm lụng như người làm công, ông bà tằn tiện bán thóc dành tiền mua ruộng để rồi một ngày tan tác xác xơ.
Bố tôi ngày ấy cũng khốn đốn lao đao vì chống lệnh không tham gia đi chỉnh huấn chuẩn bị cho cải cách, cũng không nghe đoàn thể bỏ mẹ tôi con địa chủ.
Nhiều năm sau khi dẫn chúng tôi về quê thắp hương trên mộ bà ngoại, Mẹ tôi hay chỉ cho chúng tôi những gia đình có người đấu tố bà, và được chia quả thực từ tài sản của ông bà tôi. Mẹ bảo: “các con xem họ lại không còn ruộng vườn, lại cúi mặt làm thuê như ngày trước, lười biếng chẳng bao giờ đổi đời được”. Mẹ tôi vẫn cho họ tiền và họ vẫn run run lí nhí khúm núm gọi Mẹ tôi là Mợ Châu như ngày trước cải cách.

Tôi về thăm Mẹ, kể chuyện họ triển lãm về cải cách ruộng đất ở Hà Nội. Mẹ im lặng rồi bảo tôi: “thôi con đừng để ý việc ấy nữa, hãy tha thứ cho họ, tất cả đã qua rồi…”. Nhưng rồi Mẹ lại thở dài: “giá địa chủ ngày xưa mà như mấy ông đầy tớ bây giờ thì đem đấu tố cũng không oan, nhưng mà…”.
Vâng, bây giờ người cày lại không có ruộng, và họ sẽ ra sân nhặt gôn thay Xuân Tóc Đỏ, hay đi bán vé số hoặc theo kiện mỏi mòn nơi vườn hoa góc chợ ngày này qua tháng khác, họ cũng đang chờ một cuộc đổi thay Long Trời Lở Đất nữa để đổi thay.

-Nghĩ vụn về Cải cách ruộng đất ở miền Bắc và Cải cách điền địa ở miền Nam

 Vũ thị Phương Anh

Mấy ngày nay tôi cứ loay hoay đọc về cải cách ruộng đất ở miền Bắc và cải cách điền địa ở miền Nam (cũng là cải cách ruộng đất, nhưng phải đặt tên khác để khỏi nhầm lẫn, chắc thế). Tôi muốn trả lời một thắc mắc, tại sao cũng cùng mục đích chia ruộng đất cho nông dân, mà hai miền lại làm quá khác nhau. Một bên thì “long trời lở đất”, sắt máu, tử khí ngút trời; bên kia thì êm ả, nhân văn, lại còn có cả sự “biết ơn tinh thần hy sinh của các điền chủ” nữa (à, miền Bắc gọi là địa chủ nhưng miền Nam gọi là điền chủ, và đây là một sự khác biệt rất có ý nghĩa các bạn nhé).
Tất nhiên tôi không tìm hiểu để tiếp tục hận thù, như một bạn phóng viên trẻ nào đó đã lên lớp mọi người với bài viết có tựa là “Lịch sử không phải để thù hận”. Mà tôi muốn hiểu, vì tại sao cùng một mục đích, cùng là người Việt, cùng một nền văn hóa, cùng là máu mủ ruột rà, mà hai bên lại khác nhau đến như vậy? Đến nỗi hận thù còn hằn sau trong tâm khảm người Việt tận bây giờ, dù tôi tin chắc chắn rằng chẳng ai muốn thế. Người ta cần quên đi, để người ta có thể sống tử tế. Vì không ai có thể sống an lành với một vết thương sâu hoắm và nhức nhối ở trong lòng.

Để trả lời, tôi đã đọc, đọc và đọc. Tôi tìm đọc các văn bản pháp lý do chính Đảng, Quốc hội và Chính phủ thời ấy đưa ra để khách quan, chứ không dám đọc những ký ức rùng rợn và chất chứa căm hờn. Bởi tôi cũng đã biết khá rõ về CCRĐ rồi, qua các tác phẩm văn học, các hồi ký, qua cuốn phim Cải cách ruộng đất thời VNCH mà tôi đã xem một phần ngắn rồi bỏ dở, chính vì sự tàn ác của nó – vì tôi đâu muốn căm thù?
Tôi cũng đã từng được nghe về CCRĐ qua lời kể trực tiếp của một nạn nhân là bác họ của tôi, một người phụ nữ nông dân bị kẹt lại ở Nam Định sau khi bác trai đưa được mấy đưa con vào Hải Phòng để di cư vào Nam nhưng không kịp quay lại để đón bác. Hai bên chờ đợi nhau mấy chục năm, không ai tái giá vì họ là những người Công giáo, không thể lấy vợ, lấy chồng khác khi người phối ngẫu của mình chưa qua đời. Sau năm 75, bác trai tìm đường về quê đưa bác gái vào Nam, và cứ mỗi lần gặp họ hàng thì một trong những câu chuyện mà bác kể lại cho mọi người lại là câu chuyện thời cải cách ruộng đất.
Rùng rợn lắm, tàn ác lắm, đau lòng lắm, nhưng … tôi đã nghe chán lắm rồi.
Tôi không muốn đào sâu vào vết thương ấy nữa. Hãy để ngày ấy lụi tàn, hãy tha thứ, và hãy quên. Khổ nỗi, tha thứ thì tôi có thể (vì thực ra tôi cũng không phải là nạn nhân trực tiếp), nhưng quên thì không. Bởi tôi vẫn cứ giữ trong đầu nỗi thắc mắc không thể giải tỏa: Tại sao, tại sao, tại sao?
Thắc mắc ấy tôi đã nêu ở đầu của status này: Tại sao cùng một dân tộc, cùng một nền văn hóa, cùng một mục tiêu là cải cách ruộng đất, đem lại sự công bằng trong sở hữu, tạo điều kiện cho người nông dân làm chủ mảnh ruộng của mình, mà hai miền khác quá xa nhau về sự tàn ác như vậy?
Và chợt phát hiện ra một chân lý: Thực ra, mục tiêu của hai miền không hề giống nhau. Đối với miền Nam, mục tiêu của cải cách điền địa đúng là để chia ruộng đất cho nông dân, từ đó khuyến khích sản xuất nông nghiệp và tăng thu nhập, phát triển kinh tế, đảm bảo quyền tư hữu cho tất cả mọi người chứ không phải là một thiểu số ít ỏi các điền chủ như thời phong kiến, thực dân. Vì vậy, họ đã chọn cách làm êm ả nhất, và không hề lên án những người đã tích lũy được của cải ruộng đất trong chế độ trước đó, mà chỉ đưa ra những luật lệ nhằm hạn chế bớt tác hại của sự phân phối đất đai không đều (hạn mức sở hữu ruộng). Nói ngắn gọn: Họ tôn trọng quyền tư hữu, và tôn trọng những người có tài sản vì nó là dấu hiệu hữu hình của tài năng làm ra tài sản, miễn là không vi phạm luật pháp. Nhà nước chỉ can thiệp khi quyền tư hữu ấy gây tác hại cho xã hội (eg, bất công hoặc độc quyền) mà thôi.
Ngược lại, mục tiêu của miền Bắc trước sau vẫn là “tiêu diệt” giai cấp địa chủ “bóc lột”, tạo sự căm thù với giai cấp mà họ cần lật đổ, để đưa giai cấp công nông (ở nông thôn là các bần cố nông) lên thành giai cấp lãnh đạo theo đúng lý thuyết của chủ nghĩa cộng sản. Vì vậy, việc đấu tố, sỉ nhục trước khi xử tử bằng những biện pháp bạo tàn gần như là đương nhiên, vì nó là phương tiện để đạt được mục tiêu “tiêu diệt” giai cấp. Nó để lại một dấu ấn đời đời không phai nhạt trong lòng người dân; con cháu của giai cấp địa chủ/tư sản “bóc lột” đời đời sẽ không bao giờ dám “ngóc đầu” lên nữa dù có nhìn thấy cơ hội nào đó. (Những từ tôi dùng trong ngoặc kép là trích trong các văn bản của Đảng, QH, và Chính phủ miền Bắc thời CCRĐ, không phải là từ của tôi.)
Về căn bản, không chỉ tài sản, đất đai và quyền tư hữu, mà cả nền tảng văn hóa, đạo đức cho sự tồn tại của giai cấp địa chủ/tư sản, những người có của cải mà không do Đảng CS trao cho, đã hoàn toàn bị tiêu diệt đến tận gốc rễ, không còn có cơ hội nào để phục hồi lại nữa. Đó cũng là một “châm ngôn” của Đảng CS do TBT Trần Phú đã đưa ra: “Trí phú địa hào – đào tận gốc, trốc tận rễ.” Để ngày nay trong xã hội VN, những ai có tài sản to lớn nhất chỉ có thể là những người có chân trong bộ máy chính quyền đã được thiết lập ra từ ngày ấy đến giờ mà thôi. Chỉ có họ mới là không phải giai cấp bóc lột và vì thế, chỉ có công, không có tội, dù vẫn sở hữu những tài sản lớn.
Nếu ai không tin, hãy đọc các văn bản do Đảng, Quốc hội và Chính phủ thời ấy viết ra. Ví dụ, tài liệu về việc sửa chữa sai lầm của CCRĐ năm 1956 do Thủ tướng PVĐ đã ký. Các bạn hãy đọc và suy nghĩ.
http://thuvienphapluat.vn/archive/Van-ban-khac/Ke-hoach-sua-chua-sai-lam-cai-cach-ruong-dat-vb53946t33.aspx

-‘Đèn Cù có ích cho đánh giá lại lịch sử’

BBC

Những cuốn sách như ‘Đèn Cù’ là ‘cần có và nên có’, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nói với BBC về cuốn hồi ký mới được công bố của tác giả Trần Đĩnh, người từng được phân công viết tiểu sử, hồi ký cho nhiềuquan chức cao cấp trong bộ máy lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Theo ông Nguyên, cuốn sách với nhiều thông tin có tính thâm cung bí sử về Đảng CSVN là ‘có ích’.
Ông nói: “Cuốn ‘Đèn Cù’ tôi nghĩ là nó cần thiết và sẽ có ích cho việc nhìn nhận, đánh giá lại lịch sử.


Tâm thế, tác giả Trần Đĩnh chắc cũng đã chuẩn bị việc viết Đèn Cù và cho in Đèn Cù hiện nay, và sự kiện, tôi nghĩ sẽ tác động tích cực cho đời sống tư duy, đời sống văn hóa, đời sống chính trị, xã hội của người Việt
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên
“Và nó mở đường cho việc tiếp cận lại lịch sử cả về phía chính thống, cả về phía người dân, tiếp cận lịch sử gần hơn và đúng hơn như nó đã diễn ra, như nó đã từng có.”

‘Tác động tích cực’

Khi được hỏi về mặt thời điểm, liệu cuốn ‘Đèn Cù’ được xuất bản trong khi tác giả, nhiều bạn bè và người thân vẫn còn đang sống ở trong nước có ‘nhạy cảm’ không, nhà phê bình văn học nêu quan điểm:
“Cuốn ‘Đèn Cù’ đã được viết trong một quá trình lâu, đã trải qua những suy ngẫm, và bây giờ ông quyết định cho công bố, thì tôi nghĩ ông cũng đã chọn thời điểm, lường hết những hậu quả, hệ quả có thể xảy đến với mình.
“Nhưng thứ nhất tôi nghĩ là những cuốn như Đèn Cù là nên có và cần có, ở những người có vị trí như tác giả Trần Đĩnh, thì những thông tin, những sự thực được nói ra nó mang tính khả tín rất cao, và nó được bảo đảm bằng thẩm quyền mà ông đã nói ra.
“Cho nên độ xác thực, đáng tín cậy là sẽ cao, và như vậy nó cần thiết để soi rọi vào nhiều mặt, nhiều góc của lịch sử Việt Nam hiện đại.
“Thứ hai, ở vị thế như của Trần Đĩnh, cũng như Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, thì tôi nghĩ là dù có chuyện gì, cũng không đến nỗi nặng nề, hoặc là đều có thể chấp nhận được.
“Tâm thế tác giả Trần Đĩnh chắc cũng đã chuẩn bị việc viết Đèn Cù và cho in Đèn Cù hiện nay, và sự kiện tôi nghĩ sẽ tác động tích cực cho đời sống tư duy, đời sống văn hóa, đời sống chính trị, xã hội của người Việt,” ông Nguyên nói với BBC từ Hà Nội.
Trước hết ông cho biết đôi nét về ông Trần Đĩnh.

Thay đổi đi, những người làm bóng đá VN


Những e ngại về thể lực của U19 Việt Nam khi bước vào trận đấu thứ 3 trong vòng 6 ngày đã trở thành hiện thực. Để cố gắng phục vụ khán giả theo những lời khuyên của một số lãnh đạo, huấn luyện viên Guillaume đã dùng đội hình gần như là mạnh nhất trong trận đấu không còn nhiều ý nghĩa Bấm với U19 Nhật Bản vào ngày 9/9.

Kết quả là Việt Nam vẫn thua, chúng ta vừa không thể nhất bảng vừa không được dưỡng sức. Gặp đối thủ lớn Myanmar tại bán kết, chúng ta đã bung hết sức để có được trận thắng tuyệt vời. Tiếc là Bấm trận đấu đó đã lấy đi phần lớn thể lực của các cầu thủ.
Thất bại thứ 3 liên tiếp trong một trận chung kết

Bất kể là ai, nghiệp dư hay chuyên nghiệp, châu Âu hay châu Mỹ, các cầu thủ phải được nghỉ 3 ngày mới hoàn toàn khôi phục được thể trạng. Ở trận thứ 2 việc hao mòn thể lực chưa được thể hiện, nhưng sang đến trận thứ 3 thì những bước chân sẽ có sự khác biệt rất rõ.

Nếu trận đầu tiên trong loạt 3 trận trong 6 ngày - gặp Nhật ở vòng bảng chúng ta không dùng những người xuất sắc nhất, họ đã không bị ảnh hưởng khi bước vào chung kết.

Trận đấu đêm qua, những người ngồi trên sân Mỹ Đình đã thấy những đôi chân nặng nề của Công Phượng hay Tuấn Anh, khi những bước chạy không được thanh thoát, thật khó đòi hỏi được gì hơn ở những cầu thủ của chúng ta.

Cả trận Việt Nam chỉ có duy nhất một cú sút (nhưng không trúng khung thành) ở phút thứ 46, còn lại thì việc đưa bóng vào khu vực 16m50 đã là rất hiếm hoi. Chúng ta không còn đủ sức để áp sát cũng như di chuyển tạo khoảng trống hay qua người. Mọi chuyện đối với Nhật Bản trở nên khá dễ dàng.

Lỗi do đâu?
Bàn thắng của cầu thủ số 9 Omotehara Genta U19 Nhật Bản ghi ở phút thứ 75.

Các cầu thủ hoàn toàn không có lỗi, họ phải thi đấu với một nền bóng đá đã phát triển có chiều sâu. Để cải thiện thể trạng, nước Nhật có một chương trình riêng, như các trường học được cung cấp sữa miễn phí chẳng hạn. Cứ như vậy qua nhiều thế hệ, thể chất của người Nhật mới tăng lên.

Nước ta mới vừa thoát nghèo nên con cháu của thế hệ này chưa thể có sự khác biệt nhiều so với trước. Chúng ta thường chê "các cầu thủ Việt Nam yếu quá" mà không nhớ rằng chúng ta cũng là người Việt Nam, các tuyển thủ chính là đại diện của chúng ta, họ đã là những người khỏe nhất trong những người không khỏe mạnh của dải đất hình chữ S.

Phải thấy rằng trong một nền bóng đá đang tồi tệ, điểm sáng U19 là nỗ lực của một cá nhân. Nếu không có ông Đoàn Nguyên Đức, Công Phượng giờ đây có lẽ cũng đang ngồi trên ghế nhà trường như bao thanh niên khác.

Việt Nam có nhiều đội trẻ rất hay, nhưng sau khi thi đấu ở cấp Thiếu niên Nhi đồng, các cầu thủ nhí đành "giải nghệ" vì ở tỉnh đó không có đội bóng cho lứa tuổi lớn hơn. Bóng đá trẻ, như vậy chỉ để cho vui.

Nhiều người không biết rằng Liên đoàn cũng có một đội trẻ, được tập hợp bằng cách vận động các câu lạc bộ đưa tài năng của mình lên.

Tất nhiên là chẳng đơn vị nào dại gì mà cống nạp những cầu thủ hứa hẹn nhất, nên kết quả duy nhất của đội trẻ này có lẽ là để giải ngân một khoản chi phí. Có thể khẳng định đội này không giỏi, nếu không các cầu thủ của Học viện Hoàng Anh Gia Lai Arsenal JMG đã chẳng có cơ hội đại diện cho quốc gia đi thi đấu.

Cần thay đổi cả nền thể thao
Sân vận động Mỹ Đình chứng kiến sự cổ vũ của hàng chục ngàn người hâm mộ.

Các cầu thủ Học viện JMG là nòng cốt của U19, còn lại những sự bổ sung là tương đối hạn chế. Ngay trong chính JMG, chỉ trong một khóa mà đòi hỏi dư thừa tài năng cũng là điều không thể, vì vậy khi một cầu thủ trong đội hình chính phải nghỉ, sức mạnh của đội ngay lập tức bị ảnh hưởng.

Nhìn sang Nhật Bản, đội hình lần này sang Việt Nam chỉ là đội hình 2 của họ, vậy mà trong trận họ vẫn có thể thay đổi rất nhiều vị trí, ai cũng giỏi cả.

Đó là sự phát triển rộng khắp của hệ thống các đội bóng trẻ. Để có được ngày hôm nay, nước Bỉ cũng đã phải đề ra một chiến lược phát triển riêng, bắt đầu từ bóng đá học đường.





"Hãy bắt đầu một ước mơ...như Công Phượng"

Nền thể thao Tây Ban Nha cũng có thời điểm tồi tệ nhưng sau một thời gian dài khuyến khích, nước này trong vài năm trước có Đội tuyển bóng đá số 1, tay đua Công thức một số 1 (Fernando Alonso) và tay vợt số 1 (Rafael Nadal) thế giới...

Nếu thấy tương lai của nghiệp thể thao xán lạn, hay đơn giản là chơi thể thao bây giờ thì được nhiều ưu đãi, nhiều em nhỏ sẽ không ngại ngần mà theo đuổi ước mơ chứ không phải chỉ để cho vui như bây giờ. Được như vậy, sẽ có thêm bao nhiêu Công Phượng không bị bỏ sót?

Nếu so sánh việc bỏ nhiều tỷ cho một hợp đồng của nhiều đội bóng V-League với việc đầu tư cho bóng đá trẻ của ông Đoàn Nguyên Đức thì tính đến thời điểm này, cách làm của ông chủ Hoàng Lai Gia Lai vừa ít tốn kém vừa hiệu quả hơn. Liệu có một cuộc đua về bóng đá trẻ trong thời gian tới, nếu có, chắc chắn bóng đá Việt Nam sẽ được hưởng lợi.

Phân tích để thấy rằng, kết quả không chỉ đến trong ngày một ngày hai. Bấm U19 Việt Nam có thành công trong giải vô địch châu Á tới đây? Thật khó có thể nói trước. Nhưng dù có thất bại, các em vẫn là niềm cảm hứng của cả dân tộc Việt Nam. Trận thắng Myanmar vẫn là trận đấu đáng khen ngợi và Cúp Nutifood vẫn là giải đấu mang lại nhiều bài học.

Ở đó, Công Phượng đã dạy cho nhiều người tinh thần vươn lên của một cậu bé từng bị không cho ăn cơm cùng đồng đội và phải ngủ ngoài đường để thi vào Học viện Hoàng Anh Gia Lai. Hãy bắt đầu một ước mơ...như Công Phượng. Và những người làm bóng đá Việt Nam, hãy cho các em nhỏ được thực hiện giấc mơ của mình.

Trần Công Hưng  
Gửi tới BBC từ Hà Nội

Bài viết thể hiện quan điểm và lối hành văn của tác giả.
(BBC)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét