Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014

"Con rồng" VN còn đang... mơ ngủ - Đòn xâm lược bẩn của Trung cộng

-ĐẢO NHÂN TẠO CỦA TQ TẠI TRƯỜNG SA VÀ QUAN HỆ VIỆT-TRUNG

Vietbao

Nguyễn Mạnh Trí
ĐẢO NHÂN TẠO CỦA TQ TẠI TRƯỜNG SA VÀ QUAN HỆ VIỆT-TRUNG
.
Tin tức gần đây cho thấy sóng gió Biển Đông nổi lên liên tục, sau vụ  dàn khoan HD-981 là việc Trung Quốc đang ra sức đắp đất phong nền biến đá thành đảo tại Gạc Ma, Gaven, Chữ Thập, Tư Nghĩa, Su Bi và Châu Viên, thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận. Động thái này sẽ giúp Bắc Kinh khống chế một cách hiệu quả gần như toàn bộ quần đảo Trường Sa. Báo chí Quốc tế và Việt Nam  bắt đầu loan tin liên tục về việc Trung Quốc xây các đảo nhân tạo tại 5 bãi đá trong quần đảo Trường Sa .
  1. DIỄN BIẾN
Sự việc bắt đầu với bài phóng sự của phóng viên Rupert Wingfield-Hayes của đài BBC cùng các cộng sự ngày 9/9 đã ghi nhận việc Trung Quốc nạo vét nhiều tấn đá và cát từ đáy biển để bồi vào bãi đá Johnson South Reef (mà Việt Nam gọi là bãi Gạc Ma) ở quần đảo Trường Sa và bãi Gaven về phía Bắc. Trước đó, đài NHK của Nhật Bản đã loan tin về âm mưu của Trung Quốc từ tháng 8.

blank
blank

  1. ÂM MƯU CỦA TRUNG QUỐC
Âm mưu khống chế Biển Đông nhất là Trường Sa của Trung Quốc trong mấy năm gần đây rất là rõ ràng từ việc lập thành phố Tam Sa, lập khu vực nhận diện phòng không tại Biển Hoa Đông và sau đó có thể  là Biển Đông, tuyên bố khu vực cấm đánh cá, đưa dàn khoan HD 981 vào khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam, chiếm các đảo của Philippines và gần đây nhất là việc xây các đảo nhân tạo tại Trường Sa . Trung Quốc luôn luôn dùng chiến lược tiến và ngừng, chẵng bao giờ lùi. Khi gặp phải phản ứng của các quốc gia trong vùng và quốc tế thì Trung Quốc tạm ngừng. Nhưng Trung Quốc có một chiến lược rất rõ ràng trong những toan tính tại Trường Sa:
blank
  • Chứng minh chủ quyền: Hồi tháng 5 khi phát hiện Trung Quốc xây đảo trái phép ở Trường Sa, Philippines đã gửi công hàm phản đối. Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngang ngạnh: “Làm gì ở Trường Sa là quyền của Trung Quốc, không ai có tư cách can thiệp”. Trong buổi họp báo ngày 9/9, Bà Hoa Xuân Oánh trả lời, (cái gọi là) lập trường của Trung Quốc rất rõ, Trung Quốc có (cái gọi là) chủ quyền không thể tranh cãi với quần đảo Trường Sa và các vùng biển phụ cận. Do đó hoạt động của Trung Quốc tại các bãi đá, rặng san hô ở Trường Sa là “sự vụ chủ quyền của Trung Quốc”, không có gì để bàn cãi”. Phóng viên tiếp tục truy hỏi, Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo quy mô lớn như vậy là nhằm mục đích thương mại hay tính toán quân sự? Bà Hoa trả lời, theo bà ta biết thì các hoạt động xây dựng (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở Trường Sa chủ yếu là “cải thiện điều kiện sống và làm việc của các “nhân viên” trên đảo. Như vậy có thể thấy Trung Quốc vẫn tiếp tục luận điệu ngang ngược đòi “chủ quyền” phi lý đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam, trên cơ sở cái vô lý ấy để tiếp tục lộng hành bất chấp tất cả, thích làm gì thì làm. Hoa Xuân Oánh không thừa nhận, cũng không phủ nhận việc Trung Quốc đang đảo hóa trái phép ở 6 bãi đá ở Trường Sa mà chỉ nói “ỡm ờ” rằng đó là hoạt động “cải tạo điều kiện sống và sinh hoạt cho nhân viên trên đảo”.
  • Ưu thế quân sự:  Có thể nói, điều nguy hiểm gây ra từ sân bay Gạc Ma cho Việt Nam và các quốc gia trong vùng là ở ý đồ tác chiến đánh đòn phủ đầu hay tấn công trước vào các đảo và đất liền Việt Nam trong phương châm đánh nhanh thắng nhanh của Trung Quốc. Chỉ có thắng lớn trong đòn đánh phủ đầu thì sân bay Gạc Ma mới không bị đối phương buộc phải ngừng hoạt động và lúc đó Gạc Ma trở thành một nút chặn khá lợi hại, cắt đứt sự hỗ trợ của đất liền cho các đảo của Việt Nam. Nếu thất bại trong đòn đánh phủ đầu thì sân bay Gạc Ma, sứ mệnh, vai trò nhiệm vụ cũng giống như giàn khoan Hải Dương 981 mà thôi.
  • Quyền lợi kinh tế: Chuyên gia Glaser cho rằng việc Trung Quốc cải tạo đất để xây đảo nổi ở Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam rõ ràng để đưa công dân Trung Quốc tới đây định cư, chứng minh chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo này. Ngoài ra, Trung Quốc cho rằng việc đắp đất phong nền biến đá thành đảo ở Trường Sa là cần thiết để sau đó có thể “giải thích lại” Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) đòi thêm 200 – 350 hải lý vùng đặc quyền kinh tế.
  1. NHỮNG KHÓ KHĂN
Những vấn đề Trung Quốc đối diện khi lập đảo nhân tạo tại Trường Sa:
  • Chi phí & Thời tiết: Trường Sa là một vùng biển đầy bão  tố, mỗi năm chỉ có 6 tháng biển lặng cho các hoạt động xây dựng. Để bảo đảm kỹ thuật cho một phi trường quân sự hoạt động thường trực trên Gạc Ma trong điều kiện thời tiết, khí hậu rất phức tạp như độ ẩm mặn cao, cách xa đất liền … là không dễ dàng, trong khi xây dựng sân bay trên đó lại vô cùng tốn kém. Ngân sách cho dự án này rất cao, chẳng hạn, diện tích xây dựng căn cứ quân sự khoảng 5 km² trong đó có sân bay và các công trình khác, chi phí tổng thể cho nó tương đương với chế tạo một chiếc tàu sân bay động cơ hạt nhân (5 tỷ USD), đồng thời cần có thời gian 10 năm. Trung Quốc chắc chắc có đủ tiền để thực hiện dự án này nhưng bỏ tiền ra để cải thiện dân sinh cho 1.3 tỷ dân Trung Hoa lại là một vấn đề khác.
  • Hiệu năng & Phòng thủ: Phải công nhận rằng, biến một đảo đá san hô giữa biển khơi thành một sân bay quân sự là một công việc không phải bất cứ quốc gia nào cũng có khả năng làm được. Trung Quốc giàu có về tiền bạc lại “giàu có” về ý tưởng bành trướng mộng mị nên … Vạn Lý Trường Thành, họ còn làm được thì xây dựng một sân bay ở Gạc Ma là chuyện nhỏ. Một sân bay hình thành tại Gạc Ma là chỉ vấn đề thời gian. Bãi đá Gạc Ma ở giữa quần đảo Trường Sa, có vị trí chiến lược rất quan trọng trong việc tiếp tế các đảo khác tại Trường Sa. Sự hiện diện của một phi trường quân sự tại Gạc Ma là một ưu tiên mà Trung Quốc hoạch định từ lâu.  Có nhiều người hỏi tại sao Trung Quốc đã có TSB Liêu Ninh mà tại sao lại đang tập trung vật lực và ý chí, quyết tâm để xây dựng sân bay Gạc Ma? Có 2 cách để giải thích cho vấn đề này là, thứ nhất, Trung Quốc không thể đoán định được thời gian bao lâu thì tàu sân bay Liêu Ninh đủ khả năng trực chiến tại Biển Đông cũng như sự kiện  tàu sân bay Liêu Ninh có  thể  bị  đánh chìm hay hư hại và thứ hai là Trung Quốc muốn cũng cố sự hiện diện của mình tại Trường Sa. Như các báo Trung Quốc phô trương, Gạc Ma là một “tàu sân bay không thể đánh chìm” nhưng … đáng tiếc, sân bay xây dựng trên đó lại rất dễ đánh sập, đánh hỏng.
blank
Thêm chú thích
  • So sánh với đảo Diego Garcia của Anh Quốc/Hải quân Hoa Kỳ tại Ấn Độ Dương: So sánh với đảo san hô Diego Garcia do Anh Quốc/Hải quân Hoa Kỳ quản trị thì đảo Diego Garcia nằm độc lập ở Ấn Độ Dương, rộng 60 km² (23 mi²) với dân số 4,239 người và đường bay dài 3,659 m và Hoa Kỳ phải mất 14 năm từ 1971 đến 1985 để xây dựng các cơ sở cần thiết cho các chiến hạm, tàu ngầm và phi cơ xử dụng.  Trong khi đó, các bãi đá ngầm của Trung Quốc tại Trường Sa rất nhỏ bao quanh bởi các đảo có người ở do Việt Nam và Philippines chiếm đóng. Khi được hỏi liệu việc bồi đất đảo là để sử dụng cho thương mại hay quân sự, bà Hoa Xuân Oánh trả lời rằng đó là “chủ yếu với mục đích cải thiện điều kiện làm việc và sinh sống của người dân đồn trú trên các hòn đảo này”. Đây chỉ là lời ngụy biện không dấu được ai. Cho đến bây giờ, các bãi đá ngầm do Trung Quốc chiếm đóng chỉ có quân đội đồn trú.
blank
  1. ĐỐI TRỌNG CỦA VIỆT NAM & PHILIPPINES & ĐỒNG MINH
  • Vai trò của Philippines: Điều đặc biệt  trong việc Trung Quốc xây các đảo nhân tạo là vai trò của Philippines. Ghe cá của Philippines  đã chở phóng viên Rupert Wingfield-Hayes của đài BBC xâm nhập 2 bãi đá Gạt Ma và Gaven dù rằng bãi đá Gạc Ma của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm năm 1988 sau một trận chiến đổ máu với Việt Nam khiến 70 thủy thủ Việt Nam thiệt mạng. Tờ Philippines Star của Philippines là tờ báo đầu tiên loan tin về vụ này. Báo chí Việt Nam loan tin sau chót. Cộng đồng người Việt tại hải ngoại có nhiều ưu tư về sự chậm trể và thụ động của nền ngoại giao Việt Nam. Điều đáng để ý là tàu thuyền phát xuất từ Palawan, Philippines đến các đảo Trường Sa gần hơn là xuất phát từ Vũng Tàu hay Cam Ranh. Philippines cũng nên bắt đầu nghiên cứu việc võ trang cho đảo Thị Tứ.
  • Đối trọng từ Việt Nam: Như các chuyên gia nước ngoài đánh giá rằng, “với đường băng dài 2,000 m, Trung Quốc có thể triển khai các máy bay tân tiến như Su-30, J-11 và J-10 đến Trường Sa. Điều này cho phép Trung Quốc tiến hành các hoạt động trên không ở biển Đông và toàn bộ khu vực vịnh Malacca …” Bỏ qua yếu tố kỹ thuật, thì đây là một đánh giá đúng của các học giả và nhà chính trị (không phải của nhà quân sự) nhưng chỉ trong trường hợp không xảy ra tác chiến. Khi đó, Gạc Ma là một “tàu sân bay không thể đánh chìm” là chính xác, là có thể phát huy vai trò nhiệm vụ như trên. Song, đáng tiếc, khi tác chiến xảy ra, Gạc Ma lại là một “tàu sân bay” rất dễ bị đánh hỏng, đánh sập. Trong một vị trí cài răng lược trên quần đảo Trường Sa; trong khả năng tự vệ cao của lực lượng phòng thủ Việt Nam; trong sự xuất hiện vũ khí tầm xa, tầm trung hiện đại, uy lực mạnh … thì việc buộc sân bay Gạc Ma ngừng hoạt động không phải là quá khó và tất nhiên, không nằm ngoài sự tính toán, dự liệu của các nhà quân sự các bên. Chiến lược “phi đối  xứng – lấy yếu đánh mạnh” đã được các chiến lược gia” Việt Nam nghĩ đến từ lâu. Việt Nam cũng đã tính toán đến việc trang bị các hõa tiển địa-địa tầm trung cũng như hõa tiển phòng không cho các đảo trên Trường Sa. Vị trí các đảo Nam Yết, Đá Lớn, Co Lin, Len Đao, Phan Vinh, Tiên Nữ rất gần đá Gạc Ma của Trung Quốc. Việt Nam còn có hơn 30 máy bay tiêm kích SU-30 tại Cam Ranh và 6 tàu ngầm Kilo sẵn sàng vào năm 2016. SU-30 và tàu ngầm Kilo có khả năng tấn công các đảo và chiến hạm địch từ tầm xa .
  • Vai trò của Hoa Kỳ và Đồng Minh: Trả lời phỏng vấn đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) ngày 11.9 tại Ả rập Xê-út về việc Trung Quốc đổ đất cát mở rộng xây dựng trái phép ở một số đảo tại Trường Sa, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói đã có các trao đổi với Trung Quốc về tình hình Biển Đông, yêu cầu không có thêm các hành động khiêu khích!  Xây dựng các căn cứ quân sự quá lớn tại Trường Sa có thể là mục tiêu của các hõa tiển Việt Nam. Ngoài mặt, Hoa Kỳ luôn luôn tuyên bố trung lập đối với Tranh chấp Biển Đông nhưng ưu tiên, Hoa Kỳ và các Đồng Minh có bổn phận giúp Việt Nam trên nhiều khía cạnh về phương diện phòng thủ, phản công và tiếp vận (phi cơ săn tàu ngầm P3C-Orion, phi cơ cảnh báo sớm, hệ thống hướng dẫn bằng vệ tinh, radar bảo vệ bờ biển, huấn luyện tấn công cho các phi cơ và tàu ngầm Việt Nam). Việt Nam có đủ khả năng để nhận những sự giúp đỡ này. Hoa Kỳ và các Đồng Minh cũng có thể giúp Việt Nam nâng cấp các đảo lớn tại Trường Sa như đảo Trường Sa Lớn, Song Tử Tây.
Nguyễn Mạnh Trí
http://www.tranhchapbiendong.com
Tu chỉnh: 12  tháng 9  năm 2014

Tiềm năng từ hiệp định TPP cho Việt Nam

Khi được kí kết, hiệp định TPP có thể sẽ đem lại nhiều lợi ích kinh tế và chiến lược cho Việt Nam.

Ngay khi các cuộc đàm phán kín về việc tham gia Hiệp định Xuyên Thái bình Dương (Trans-Pacific Partnership) bắt đầu diễn tại Hà Nội từ ngày 1 đến ngày 10, TTP đã trở thành vấn đề gây nhiều tranh cãi ở Việt Nam, mang đến nhiều luồng ý kiến. Nhưng có một điều chắc chắn là mặc dù vấn đề Trung Quốc không được công khai bàn thảo nhưng đây vẫn là yếu tố không thể thiếu xung quanh việc bàn bạc về vấn đề gia nhập TPP của Việt Nam. Đối với một số nhà phân tích, TPP hoặc là một động lực chi phối, hoặc là một lực cản cho mối quan hệ đang trục trặc giữa hai quốc gia hàng xóm.

Trong nước, tầng lớp trí thức và học giả đang tranh luận về sự cần thiết phải thay đổi mô hình tăng trưởng đặc thù, chiến thuật tiếp cận một cách khẩn cấp và mạnh mẽ để tìm kiếm vị trí cân bằng giữa các quốc gia trong khu vực.

Lý luận về hiệp định TPP

Trong những năm gần đây, Việt Nam đặc biệt bị ảnh hưởng mạnh từ nền kinh tế Trung Quốc. Cán cân thương mại Việt – Trung đã nghiêng hẳn về phía Trung Quốc với việc Việt Nam là quốc gia gánh chịu thâm hụt. Hàng hóa chưa chế biến như dầu mỏ và than đá chiếm một phần đáng kể trong xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc, trong khi các nhà máy sản xuất của Việt Nam, kể cả các nhà xuất khẩu chủ lực lại ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào những yếu tố đầu vào của Trung Quốc. Hàng nhập khẩu Trung Quốc bao gồm các vật liệu cơ bản khác nhau để sản xuất hàng xuất khẩu, bao gồm cả nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, sắt thép, hóa chất, dầu và các loại vải. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất được đưa ra là cách đánh thuế không nhất quán trong kinh tế giữa 2 miền Bắc – Nam. Vấn đề nghiêm trọng này là lý do quan trọng khiến Việt Nam coi trọng việc tham gia hiệp định này. Kể từ vòng đàm phán đầu tiên năm 2009, TPP đã được coi như giải pháp quan trọng đảm bảo cho lợi ích kinh tế của Việt Nam trong mối quan hệ với Trung Quốc. Hà Nội lo ngại về quy mô, sự lân cận về địa lý, chính sách trọng thương của Trung Quốc sẽ gây bất lợi cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong bóng đen đe dọa từ người hàng xóm lớn, mối quan ngại các ngành công nghiệp chủ chốt của Việt Nam có thể bị xóa sổ hay ít nhất là bị chi phối bởi các doanh nghiệp Trung Quốc đang có xu hướng trở thành hiện thực.
http://canthotv.vn/wp-content/uploads/2013/04/avatar1.jpg

Tuy nhiên, Việt Nam có thể bù đắp thâm hụt thương mạivới Trung Quốc thông qua việc thặng dư thương mại với các thành viên của hiệp định, đặc biệt là Mỹ. TPP cũng có tác động lan tỏa trong các hình thức hợp tác sâu hơn về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, dịch vụ và đầu tư. Điều đó cho thấy trở thành thành viên của TPP là điều tốt nhất lúc này khi không chỉ giúp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu mà còn gián tiếp giảm thiểu cán cân thương mại bất lợi với Trung Quốc.

Tuy nhiên , những lợi ích này trên thực tế còn cách rất xa về lý thuyết. Ví dụ, xét về khu vực công nghiệp dệt may, hàng may mặc và giày dép, tính cạnh tranh của sản phẩm Việt trên thị trưởng rộng lớn như Mỹ có thể có thể so sánh được với sản phẩm Trung Quốc. Tuy nhiên, quy tắc xuất sứ của TPP lại dấy lên nghi ngờ về lợi ích Việt Nam nhận được .Thực tế, chuỗi cung ứng của Việt Nam phụ thuộc phần lớn vào các yếu tố đầu vào của Trung Quốc dẫn đến việc các doanh nghiệp Việt không đủ điều kiện đầu vào để hưởng ưu đãi thuế suất. Việt Nam có thể chuyển sang nhà cung cấp khác trong TPP nhưng không ai có thể phù hợp như Trung Quốc về khoản giá cả.Trong ngắn hạn, ít nhất, việc suy giảm ngay lập tức sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc là một chuyện không thực tế.

Trạng thái “ cân bằng mềm dẻo“

Nhiều người tin rằng TPP không chỉ mang tính kinh tế mà còn là một FTA mang tính chính trị và chiến lược.Với sự cảnh giác cao độ về quá trình thay đổi quyền lực đang diễn ra trong khu vực, TPP được các trí thưc và học giả Việt Nam coi như chiến thuật mềm dẻo để chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc. Nhất là khi hoàn cảnh khu vực thường xuyên biến động, đặc biệt liên quan đến tranh chấp ngoài biển Đông, Việt Nam bị đặt vào thế khó khăn.

Ngoài ra, tranh cãi giữa các chuyên gia Việt Nam còn tiến xa hơn nữa khi một số cho rằng TPP là khuôn khổ phù hợp nhất trong thời gian tới để đẩy Việt Nam và Mỹ tiến tới quan hệ song phương và đa phương. Điều này có vẻ hợp lý khi hiện tại vẫn còn một số trở ngại để quan hệ Việt – Mỹ trở nên chặt chẽ hơn. Đối với Mỹ, mối quan hệ bình đẳng với Trung Quốc vẫn còn là vấn đề được xem xét. Trong 1 thời gian dài, chính sách “ ba không “ – chính sách không liên minh với Việt Nam cũng là một vấn đề. Đây là mấu chốt về “sự mềm dẻo” của TPP: tiếp cận đa phương, trong đó tập trung nhiều vào thương mại để giảm thiểu những hậu quả không mong muốn.

Tuy nhiên, mặc dù các chuyến thăm viếng vẫn được tái diễn cho thấy sự phát triển nhất định, triển vọng về việc thúc đẩy quan hệ song phương Mỹ – Việt thông qua TPP cũng như cơ hội của việc sử dụng “các khối liên minh mềm” chống lại Trung Quốc vẫn rất u ám. Quá trình đàm phán tiến triển chậm chạp với nhiều thời hạn đã bị bỏ qua. Nó đã đặt ra một số nghi ngờ cho tính hợp lý của TPP mà có lẽ là nguyên nhân khiến cho kênh đối thoại song phương Việt – Mỹ được tái khởi động trong vài tháng qua. TPP có thể đã từng tác động sâu sắc đến chính trị Việt Nam, nhưng đến nay nó chỉ còn mang tính giả thiết.  Truong-Minh Vu & Nguyen Nhat-Anh, Tạp chí Diplomat
Dịch bởi Hoàng Trang, CTV Phía Trước
© 2014 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC

"Con rồng" VN còn đang... mơ ngủ

Một con người, một ngành, một lĩnh vực đã thế. Một đất nước càng không thể tránh khỏi.
Nhưng đất nước đó, nhất định cũng sẽ đi về phía ánh sáng, nếu can đảm và chấp nhận... đau đớn.
I - Những năm tháng này, nước Việt đang đứng trước muôn vàn thách thức. Nhưng trung tâm của mọi câu chuyện bàn luận trong xã hội, từ thì quá khứ đến thì tương lai, là làm sao để nước Việt có thể thoát khỏi tụt hậu, chấn hưng dân khí, dân trí. Để đôi chân nước Việt vốn bị lực hút của tư duy bảo thủ, trì trệ xơ cứng, có thể bước nhanh trên hành trình hội nhập thế giới văn minh ở ngay thì hiện tại.
Một đất nước mà số phận có quá nhiều bi thương bởi chiến tranh chống ngoaị xâm, bởi sự ấu trĩ về nhận thức, và sự khắc nghiệt của vị thế địa lý- chính trị.
Không tìm tiếp con đường phát triển sao được? Bởi mặc dù nước Việt đã can đảm đổi mới cơ chế quản lý vào những năm 80, đem lại sự khởi sắc về chất lượng cuộc sống xã hội, khiến người dân từng tràn trề niềm vui, thế giới chú ý, hy vọng VN “hóa rồng”. Nhưng “con rồng” VN đến hôm nay vẫn đang … ngủ say, dù nước Việt đã và đang trằn trọc đánh thức.
Bởi những thông tin kinh tế nước Việt do các tổ chức kinh tế thế giới mới đây đo lường và thông báo, cho thấy nước Việt đang đứng ở gần… cuối bảng của sự phát triển giữa các quốc gia. Đó là một nỗi lo ám ảnh.
Dưới đầu đề “Việt Nam tiến chậm, các đối thủ bay nhanh” (VietNamNet, ngày 07/9) cho biết, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) vừa công bố Báo cáo Năng lực cạnh tranh Toàn cầu (GCI) 2014-2015. Những công bố của diễn đàn này khiến nước Việt thêm một lần nữa buộc phải “ngắm mình”, không thì sẽ… chẳng hay đâu (mượn ý thơ của Tố Hữu)
Một điểm nổi bật là năng lực cạnh tranh của các nước Đông Nam Á tăng khá ấn tượng. Philippines tăng 07 bậc lên vị trí 52; Thái Lan tăng 06 bậc lên vị trí thứ 31; Malaysia tăng 04 bậc lên vị trí 20; Indonesia tăng 04 bậc lên vị trí thứ 34. Trong khi đó, Việt Nam chỉ tăng 02 bậc, lên vị trí 68 (năm ngoái, vị trí 70). Singapore tiếp tục duy trì vị trí á quân trong bảng xếp hạng tổng 144 nước trên toàn thế giới.
Vòng nguyệt quế về nội lực, có lẽ xứng đáng được đặt trên vầng trán Philippines- một đất nước mà nền kinh tế có nhiều tiến bộ nhất kể từ năm 2010. Liên tục phải đối mặt với siêu bão, bị mất trắng hàng chục tỷ USD, nhưng đất nước này đã chứng tỏ cho thế giới nghị lực phi thường của chính mình. Một dân tộc đã không “vịn” vào thiên tai, ngược lại, biết “vịn” vào chính con người, sự đúng đắn của chính sách, sự nỗ lực của người dân, để đứng lên, đi qua đói nghèo, dốt nát và tụt hậu.
Trong khi đó, xét về thứ hạng, VN có nhích nhắc, tuy nhiên, chỉ số GCI của VN không được cải thiện, vẫn chỉ 4,2/7 điểm. Chưa kể các năm trước đó, VN đã bị tụt khá nhiều bậc, từ 59/139 năm 2010, xuống 65/142 trong năm 2011, so với vị trí 68/144 hiện nay. Trong khi đó, khu vực châu Á- Thái Bình Dương được báo cáo đánh giá là khu vực năng động.
Ấn tượng trong tuần, phát triển, sự thay đổi, can đảm, đau đớn, Kỳ Duyên, ánh sáng, bóng tối

Hay “Con rồng” VN còn đang cơn mơ ngủ?
Cải cách, đổi mới, thay đổi, tái cơ cấu..., là hàng loạt các khái niệm được các chuyên gia, nhà quản lý đưa ra, sốt ruột, lo lắng trước bước đi chậm mà cũng… không chắc của nước Việt. Tại cuộc đối thoại trực tuyến ngày 09/9 mới đây với Tuần Việt Nam, GS Vũ Minh Khương nhìn nhận, VN đang ở thời điểm mấu chốt phải thực hiện cải cách để đất nước lớn lên. Lộ trình đó phải bắt đầu với một chiến lược và một chương trình hành động với những điểm cụ thể có thể làm được. Chỉ như vậy mới tạo ra niềm tin và xúc cảm, khắc chế dần tình trạng nghi kỵ lẫn nhau.
Nhưng cải cách để chấn hưng và phát triển cũng là một cửa “vũ môn”, thách thức tất cả các nước đang phát triển, chậm phát triển, không riêng gì VN.
Dù vậy, theo các chuyên gia, các nhà nghiên cứu về các cuộc cải cách của nhân loại, xu hướng cải cách của khu vực các nước đang phát triển, thì từ xưa đến nay, đã trải qua bốn loại hình CC cơ bản. Đó là CC kinh tế, CC chính trị, CC văn hóa và CC giáo dục. Mục đích nhân bản nhất của các cuộc CC không hẹn mà gặp này, là đều hướng tới đưa đất nước thoát khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu, hướng tới sự phát triển văn minh, văn hóa. Tuy nhiên cũng có một điều… không hẹn mà gặp khác - hầu hết các cuộc CC đều thất bại. Vì sao?
Theo chuyên gia Nguyễn Trần Bạt, khi nhìn lại các cuộc CC không thành công ở nhiều quốc gia như Indonexia, Thailand, Argentina, Mexico và Brazil, các cuộc CC ở các quốc gia đó đều có chung 03 nhược điểm. Đó là tính tình thế, tính nửa vời và thiếu tầm nhìn.
Tính tình thế của loại hình CC kinh tế ở các nước đang phát triển thể hiện ở chỗ, CC kinh tế được tiến hành bởi sức ép bắt buộc của các tổ chức quốc tế, các hiệp định song phương hoặc đa phương, mà chưa phải là cuộc CC tự thân nội lực đòi hỏi để phát triển.
Tính nửa vời thể hiện ở chỗ các quốc gia này chỉ dừng lại ở cải cách thể chế kinh tế, tập trung đổi mới thể chế kinh tế cũ mà không quan tâm đến chiến lược phát triển các lực lượng kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh sòng phẳng mang tính toàn cầu. Và quan trọng hơn, là không gắn liền cải cách thể chế theo hướng tiệm cận nền dân chủ.
Thiếu tầm nhìn, thường thể hiện rõ nhất ở loại hình CC giáo dục. Nền GD các quốc gia này không coi con người là trung tâm của quá trình GD, các nhà CCGD tách rời đời sống hiện thực, vừa không có kinh nghiệm thực tiễn, vừa không có năng lực dự báo tương lai.
Vậy, điều kiện nào bảo đảm các cuộc CC thành công? Chuyên gia Nguyễn Trần Bạt cho rằng, đó là yếu tố đồng bộ. Theo nghĩa, chính là sự xuất hiện đúng lúc, đúng thời điểm của mỗi cuộc CC trong sự kết hợp hữu cơ, nhịp nhàng giữa các cuộc CC đó.
Soi vào “tấm gương” 03 nhược điểm lớn của các loại hình CC mà các quốc gia trên thế giới đã tiến hành, có thể thấy hành trình đi lên của nước Việt có những điểm “nhang nhác”, nhưng cũng có những điểm khác biệt rất rõ.
Như một quy luật tất yếu của sự vận động để phát triển, nước Việt nhiều năm nay rục rịch bàn tới rất nhiều về sự đổi mới. Mà tái cơ cấu kinh tế, CC hành chính, CC tư pháp, CCGD… bỗng không hẹn đều gặp nhau, hướng tới thay đổi chất lượng phục vụ dân sinh, đáp ứng đòi hỏi của thời cuộc và đất nước.
Tái cơ cấu kinh tế, về bản chất cũng có thể coi là một sự CC về tổ chức, cấu trúc lại các tập đoàn, các DNNN, cổ phần hóa để tạo ra sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh, không ỉ vào thế lực “con đẻ” của Nhà nước như trước. Cũng tức là từng bước tạo ra môi trường kinh doanh mang tính cạnh tranh sòng phẳng, để các tài năng kinh doanh có điều kiện thỏa sức.. chí làm trai.
Tái cơ cấu kinh tế không chỉ là điều kiện cho kinh tế thị trường được trả lại tên cho em một cách đúng nghĩa, một điều kiện cho VN sắp sửa tham gia TPP (Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương), mà đây cũng chính là đòi hỏi bức bách của sự tăng cường nội lực nước Việt. Đã đến lúc nền kinh tế thị trường phải tạo ra một sân chơi sòng phẳng, bình đẳng cho các khu vực, các thành phần kinh tế trổ tài. Chứ không thể là một sân chơi kiểu “vũ hội hóa trang”, cho các DNNN núp bóng Nhà nước để chỉ làm lợi cho một nhóm nhỏ lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ, bất cần đất nước tụt hậu, và đời sống dân khốn khó ra sao.
Đó cũng là một sự… sòng phẳng lịch sử.
Gắn liền với công cuộc tái cơ cấu kinh tế, không thể không có sự CC về cơ chế quản lý, CC nền hành chính, nền tư pháp nhiều khuyết tật, cũng như CCGD- lĩnh vực quan trọng nhất tạo nguồn nhân lực tương lai cho nước Việt. Nhưng làm thế nào để các cuộc CC đó thành công?
Hóa ra, những bài học cay đắng của năm xưa, về nông nghiệp, nhưng vẫn vô cùng bổ ích cho những cuộc CC tương lai của nước Việt. Đó là tư duy nước Việt phải mềm dẻo, sáng suốt, nhận thức đúng những giá trị văn minh, văn hóa mang tính phổ quát của nhân loại để tiến hành CC theo hướng tiệm cận dân chủ, tránh giáo điều, xơ cứng, ấu trĩ, đã từng khiến cho quá khứ nước Việt tổn thương, rơi nhiều nước mắt.
***************
II - Và cho dù tái cơ cấu kinh tế còn rất chậm, vẫn có những con người dũng cảm, cách đây hơn 20 năm, đã dám đi tiên phong tự “phủ định sự độc quyền” của tập đoàn kinh tế mà mình là thống soái. Câu chuyện của vị quan chức đó khiến cho người viết bài và bạn đọc của Tuần Việt Nam thực sự trân trọng. Đất nước này đang rất cần những tập đoàn kinh tế biết tự “phủ định mình” như thế, để nền kinh tế nước Việt có thể tự … khẳng định chính mình.
Đó là câu chuyện của ông Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông, người đã mở cửa ngành BCVT, xóa thế độc quyền của chính ngành mình.
Thực sự, ông hoàn toàn có thể ăn ngon ngủ yên trên vị thế quyền lực của mình- Tổng Giám đốc VNPT năm 1995, giai đoạn mà ngành BCVT đang ăn nên làm ra, lại là ngành đi đầu trong việc tiếp cận với cái mới- đưa công nghệ số hóa vào VN, tạo ra những bước tiến vượt bậc, trong khi hơn 90% thế giới vẫn đang dùng công nghệ cũ.
Cái mới bao giờ cũng có mãnh lực hấp dẫn.
Nhưng “cái mới”- xóa độc quyền - lại không hề chiếm được thế thượng phong, nơi mà sự độc quyền kinh doanh luôn mang lại lợi ích nhóm. Vì thế, cái mới này đi vào nền kinh tế thị trường nước Việt quả là vất vả, long đong. Cũng vì thế, công bằng mà nói, sự đổi mới, thay đổi của các tập đoàn, DNNN, trong đó có ngành BCVT không thể tách rời bước đi chung của kinh tế đất nước.
Đó là khi áp lực đổi mới ngành này, giống như quy luật vận động của các quốc gia tiến hành CC kinh tế, mà chuyên gia Trần Bạt đã tổng kết ở trên, còn được tác động bởi ngoại lực- Hiệp định Thương mại Việt- Mỹ đang đàm phán để ký kết, VN chuẩn bị tham gia WTO.
May mắn với ông Mai Liêm Trực, là khi đó ông có được chỗ dựa từ những nhà lãnh đạo lớn có tư duy thực sự cởi mở, mềm dẻo, nhạy bén luôn ủng hộ cái mới, với tầm nhìn xa trông rộng, đã ủng hộ ông, ủng hộ việc mở cửa ngành BCVT.
“Vật cản” đáng sợ, không phải chỉ là tâm lý tiếc nuối thời kỳ vàng son, mà với ông, còn là những ý kiến, tư tưởng giáo điều- không cẩn thận sợ mất cả CNXH . Người viết bài bỗng nhớ câu đùa hóm hỉnh của GS Hồ Ngọc Đại: Nhiều vị không sợ mất vợ, mà chỉ sợ “mất lập trường”
Cái nỗi sợ không hề mơ hồ đó, đã từng ngự trị trên ngai vàng tư duy, khiến cho không ít người nhụt trí, khiến cho những người bảo thủ, ngại đổi mới, sợ đổi mới có điểm tựa vững chắc.
Nhưng ông đã dám bước qua lời nguyền bảo thủ vô lý. Bởi lợi ích cho người dân, cho sự phát triển vẫn mạnh hơn lời nguyền xơ cứng, và trì trệ nhân danh. Dù chính ông thú nhận, cũng phải mất một chút thời gian để thích nghi với tư duy mới đó.
Giã từ “vũ khí quyền lực” giờ trở về đời sống thường dân, ông bảo ông có một niềm hạnh phúc rất giản dị. Đó là mỗi ngày mở cửa bước ra đường, thấy anh xe ôm, chị đồng nát, cô bán rau trước cửa nhà đang cầm chiếc điện thoại trò chuyện với ai đó.
Những lúc như thế càng củng cố niềm tin chắc chắn rằng quyết định xóa bỏ độc quyền trong ngành Bưu chính Viễn thông (BCVT) là đúng đắn.
Nhưng có niềm thanh thản thì cũng có không ít điều day dứt. Khi ông đặt câu hỏi: Có nhiều người, đặc biệt đứng đầu các bộ, ngành độc quyền luôn miệng nói rằng thị trường viễn thông, xăng dầu, điện lực… là những lĩnh vực nhạy cảm, nên cần có thời gian để xóa bỏ độc quyền. Chúng ta đã tiến hành cổ phần hóa 20 năm nay rồi mà mọi việc vẫn bộn bề. Và nếu nói là nhạy cảm, thì còn gì nhạy cảm hơn thị trường gạo? Nhưng sự thật thị trường gạo đã tự vận hành rất tốt đó thôi. Thế mà chúng ta thì lại quá mất thời gian với việc thảo luận… tào lao. Trong khi việc đáng làm thì không làm.
Ai có thể trả lời câu hỏi này cho ông nhỉ? Chả lẽ, các lợi ích nhóm?
Người viết bài tâm đắc nhất câu nói này của ông: Không có bất cứ sự độc quyền nào là tốt cả. Vì cạnh tranh là động lực để phát triển xã hội. Phải mở cửa dân mới được nhờ. Không mở cửa dân chỉ có thiệt.
Có một câu triết lý sâu sắc: Thà đốt lửa lên còn hơn là ngồi nguyền rủa bóng tối.
Đã có nhiều người không muốn đốt lửa, lại còn yêu thích bóng tối- bóng tối của sự độc quyền.
Còn ông, ông đốt lửa, và đi về phía ánh sáng.
Để dân tộc phát triển, sự thay đổi là can đảm và… đau đớn.
Một con người, một ngành, một lĩnh vực đã thế. Một đất nước càng không thể tránh khỏi.
Nhưng đất nước đó, nhất định cũng sẽ đi về phía ánh sáng, nếu can đảm và biết chấp nhận… đau đớn.
Kỳ Duyên
(Tuần VN)

Phận ‘con bạc’ người Việt ở nước ngoài

(PL) - Dù nổi danh với những trận thắng triệu đô hay khốn khổ với những chuỗi ngày thua sạch túi, các “con bạc” người Việt ở nước ngoài đều đi đến kết cục chẳng mấy tốt đẹp.
Ngày 7-9, báo chí Úc đưa tin ông Peter Tan Hoang, một tay cờ bạc chuyên nghiệp gốc Việt, khét tiếng trong thế giới ngầm, từng tham gia các vụ đỏ đen lên đến hàng trăm triệu đô la tại các sòng bạc của nước Úc, đã bị bắn chết trên một đường phố ở Sydney (Úc).

Chết thảm khi chưa kịp về quê mẹ

Là một đứa trẻ mồ côi, Peter Tan Hoang một mình tìm đến Úc từ thập niên 1990 và được nhập quốc tịch, trở thành công dân Úc. Sau đó Peter Tan Hoang trở thành con bạc khét tiếng tại xứ sở chuột túi.

Chính những ngày tháng lăn lộn tại các sòng bài ở Úc, trong đó nổi tiếng là SkyCity Adelaide hay đình đám là sòng bài Crown tại Melbourne đã đưa tên tuổi Hoang lên đỉnh cao của thế giới cờ bạc. Báo Daily Telegraph (Úc) dẫn lời nhân viên tại Crown cho biết Hoang là một trong những đại gia lớn nhất với tiền mặt bên mình có khi lên đến hàng chục triệu đôla, được hưởng những chế độ xa hoa nhất của sòng bài này.

Báo chí Úc cũng cho hay Hoang có cha mẹ nuôi đang sống tại Việt Nam. Đó là lý do vì sao Hoang thường xuyên về thăm quê hương, ít nhất 12 lần từ năm 2000 tới nay. Dù trong năm qua Hoang liên tục có những trận thắng đậm nhưng vào tháng 4-2014, Tòa án Melbourne đã từ chối trả hộ chiếu cho Hoang để ông về Việt Nam “thăm gia đình” và nghỉ mát.

Tờ Onlinecasino của Úc dẫn lời Thẩm phán Susie Cameron cho hay Hoang không được về Việt Nam hay ra nước ngoài để phục vụ việc triệu tập điều tra vào tháng 6. Công tố viên Andrew Buckland giải thích thêm Hoang không phải “con đẻ” của nước Úc dù là công dân Úc trên giấy tờ. Do Hoang cũng không có gia đình thân thích hay tài sản tại Úc nên nếu được trả hộ chiếu, rất có thể ông sẽ cao bay xa chạy  khỏi nước này để thoát tội.

Ngày 10-9, cảnh sát Úc xác nhận người bị bắn chết trên đường Dunmore (TP Sydney) là Peter Tan Hoang. Đến giờ do Hoang không người thân thích nên người ta cũng chỉ biết đến Hoang là “vua bài” với những canh bạc triệu đô. Nhiều người tặc lưỡi tiếc cho một ông hoàng - một triệu phú xấu số. Nhưng ít ai biết rằng có lẽ cái tiếc nhất của Hoang là lúc chết vẫn dính nghi án phạm tội và mất quyền được về thăm quê mẹ.
Peter Tan Hoang - tay cờ bạc khét tiếng gốc Việt tại Úc vừa bị bắn chết tại Sydney. Ảnh: abc.net.au


Không mất mạng thì cũng cùng cực

Nếu Peter Tan Hoang mất mạng thì có không ít phận đời mê đỏ đen của người Việt ở nước ngoài phải lâm vào những hoàn cảnh sống dở chết dở, thậm chí là sống không bằng chết.

Tờ Latitude News (Mỹ) có bài viết “Phải chăng các sòng bài tại Mỹ săn những “con mồi” gốc Á?” dẫn lời Cathy Lam Dang, một Việt kiều tốt nghiệp thạc sĩ ngành phúc lợi xã hội tại Mỹ, kể về người mẹ nghiện cờ bạc của mình. Cathy Lam Dang cho biết có những ngày cô phải đi tìm mẹ ở khắp nơi. Còn mẹ của cô thì... ngồi tại sòng bài Pechanga ở Temecula, California trong ba ngày liên tục để cố gỡ lại số tiền đã thua. Bà ta đã sử dụng 8.000 USD trong thẻ tín dụng, đồng thời phải vay thêm 35.000 USD từ những chủ sòng. Kết cục là bà trắng tay kèm số nợ ngập đầu. Hậu quả là chủ sòng bài thuê côn đồ đòi nợ bằng những trận đòn chí mạng, thậm chí là bằng súng đạn.

Một Việt kiều khác có tên Thuy Ngo kể lại trên tờ New America Media (Mỹ) rằng cờ bạc đã phá nát rất nhiều gia đình người Việt ở Mỹ. Thuy Ngo chia sẻ cô ấy lớn lên tại San Jose (TP lớn thứ ba ở tiểu bang California), trong một gia đình có người cha dượng nghiện cờ bạc. Rất nhiều gia đình người Việt tại San Jose gặp hoàn cảnh tương tự, thậm chí là tệ hại hơn.

Người Việt thường tập trung rất đông tại các casino hay các sòng bài tại những trung tâm mua sắm, trung tâm thương mại ở San Jose để đánh bạc với một tham vọng làm giàu rất lớn. Họ tập trung xung quanh các bàn lớn (20-50 người) và cược bất kể điều gì hay tất cả thứ gì họ có, kể cả những khoản tiền quan trọng của gia đình. Họ tranh cãi, la hét bằng tiếng Việt ầm ĩ mỗi khi chiến thắng hay thất bại.

Tại một số sòng bạc như Bay 101, Garden City, nhiều phụ nữ lũ lượt kéo đến đây để trả nợ, thanh toán hóa đơn dịch vụ và nhiều món tiền xa xỉ khác để có thể xin chuộc chồng về sau những canh bạc “xui xẻo”. “Đa phần con bạc ở đây đều là người Việt trung niên và cha dượng tôi là một trong số họ” - Thuy Ngo chia sẻ. Điều mà nhiều người Việt có người thân nghiện cờ bạc cầu mong không phải là sự giàu có với nhà lớn và xe hơi, mà đơn giản là toàn mạng trở về nhà (hay các khu ổ chuột dành cho kẻ vô gia cư) khi toàn bộ tài sản đã rơi vào tay các chủ sòng bài.

Tại sao người Việt thích cờ bạc ở nước ngoài?

Một nghiên cứu của TS Timothy Fong, người đứng đầu Trường ĐH California (Los Angeles, Mỹ), cho thấy khoảng 30% con bạc ở California là người châu Á, trong đó 1/3 dính vào tình trạng “nghiện ngập” và có không ít các trường hợp là người Việt.

Tờ Latitude News (Mỹ) cũng dẫn lời các chuyên gia nhận định rằng người Mỹ gốc Á, trong đó có đông đảo người Việt Nam có đam mê và tham vọng cờ bạc.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng người châu Á tin vào vận mệnh và sự may mắn. Thế nên trong một môi trường cờ bạc thoải mái thì thử vận may và tìm vận may sẽ dễ hơn so với việc lao động kiếm tiền.
Nhiều người Việt ở nước ngoài tìm đến sòng bạc để thực hiện giấc mơ triệu phú. Ảnh minh họa: Mhrbeo.org


Mặt khác, việc khác biệt văn hóa khiến nhiều người Việt sang nước ngoài không thể hòa nhập với cộng đồng. Kéo theo đó là các hiện tượng về thất nghiệp, thiếu tiền sinh sống, trầm cảm, cô độc… làm họ co cụm lại thành từng nhóm và tìm đến cá cược để giải tỏa và tồn tại.

Những con bạc lập ra các cộng đồng và những người mới nhập cư sang nước ngoài thường đến các sòng bạc như một thủ tục để xã giao, hòa nhập với môi trường sống mới. Từ đó lượng người Việt thích dính cờ bạc ngày càng tăng.

Bên cạnh đó, ngành công nghiệp cờ bạc Mỹ tích cực săn đón người Việt. Cô Cathy Lam Dang kể khi đi tìm mẹ mình - một người nghiện bài bạc tại các khu cờ bạc ở California, cô đã thấy nhiều máy đánh bạc quảng cáo, la hét bằng tiếng Việt để thu hút người chơi. Nhiều người phải thừa nhận việc tiếp thị của các sòng bạc đến người Việt ở đây rất thành công.

Tại các TP có đông đảo dân châu Á nhập cư, các bảng quảng cáo, đài phát thanh, kênh truyền hình… đều có tiếng Việt. Các tuyến xe buýt đặc biệt chạy từ khu cộng đồng người Việt đến thẳng các sòng bạc ở khắp nơi. Ví dụ sòng bài Foxwoods ở bang Connecticut dành riêng một tuyến xe buýt dành cho người châu Á mà khách hàng thân thiết là đông đảo người Việt.

Người chơi bài gốc Việt còn bị thu hút bằng những món quà tặng, các bữa ăn miễn phí từ chủ sòng bài. Hay như sòng bạc MGM Grand ở Las Vegas đã thẳng tay phá bỏ một bức tượng sư tử khổng lồ để chiều ý những tay cờ bạc gốc Việt hay nói chung là dân cờ bạc châu Á. Lý do là dân cờ bạc gốc Á nghĩ rằng đi ngang qua miệng của một con vật ăn thịt có họ hàng với loài mèo sẽ không mang lại vận may (!).

Nhiều nhà hoạt động xã hội đã phản ứng khi cho rằng công nghệ quảng cáo cờ bạc hoạt động quá mạnh, trong khi các hoạt động xã hội nhằm hỗ trợ, giúp đỡ người nghiện cờ bạc thì lại bị... phớt lờ. Tuy nhiên, các nhóm lợi ích kinh doanh cờ bạc đã vận động hành lang trước sự yếu thế của các tổ chức hoạt động vì cộng đồng. Thế nên việc săn đón các tay chơi vẫn rầm rộ, trong khi người lỡ nghiện cờ bạc thì dường như rất ít đường về.

ĐẠI THẮNG
Người đã chết, nghi án vẫn còn
Truyền thông quốc tế dẫn lời cảnh sát Úc tình nghi Hoang dính líu đến các băng nhóm tội phạm hoặc buôn bán ma túy. Thực tế từ năm 2012, cảnh sát liên bang đã từng bắt Hoang tại sòng bạc Crown ở Melbourne khi Hoang giữ trong người số tiền rất lớn là 1,5 triệu USD tiền mặt và cảnh sát nghi nó liên quan đến các hoạt động rửa tiền. Hoang còn dính nghi án trốn thuế trong thời gian dài.
Tuy nhiên, đến khi Hoang bị sát hại vẫn chưa có chứng cứ thuyết phục. Luật sư của Hoang - David Grace trình bày trước tòa rằng Hoang từng thắng 2,5 triệu USD tại sòng bài SkyCity Adelaide vào khoảng đầu năm 2014. Đó là chưa tính đến việc Hoang còn có 600.000 USD sau hai lần trúng giải xổ số Tattslotto vào năm 2013. Như vậy số tiền mà “vua bài” có được, theo hồ sơ điều tra của cảnh sát, dường như vẫn còn là một ẩn số.
(Báo Pháp luật)

Bệnh viện lên tiếng việc “soi tươi tế bào âm đạo” cho… đàn ông!

Ông Nam đi khám nam khoa, bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm soi tươi tế bào âm đạo. Nghi bệnh viện làm sai, ông Nam đâm đơn kiến nghị lên Sở Y tế Hà Nội.
Thấy vùng kín xuất hiện vết xước đã nhiều ngày nhưng chưa khỏi, ngày 12/8, ông Nam (trú tại Long Biên, Hà Nội) đến Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội để khám nam khoa. Tại đây, ông Nam được các bác sĩ thăm khám, yêu cầu ra thanh toán và được nhân viên ở đây chỉ định đi xét nghiệm tại phòng 202 của bệnh viện.
Theo hướng dẫn đó, ông Nam tìm đến phòng 202 để được các bác sĩ xét nghiệm. Sau khi xét nghiệm xong, ông Nam ngồi đợi lấy kết quả. Đến 10h30, một nhân viên đưa cho ông Nam phiếu xét nghiệm và được hướng dẫn quay trở lại phòng khám ban đầu. Đọc phiếu xét nghiệm, ông Nam tá hỏa khi thấy phần chỉ định xét nghiệm ghi rõ: Soi tươi: tế bào âm đạo, trực khuẩn, nấm…
Chỉ định xét nghiệm của ông Nam ghi rõ Soi tươi: tế bào âm đạo, trực khuẩn, nấm…
Chỉ định xét nghiệm của ông Nam ghi rõ "Soi tươi: tế bào âm đạo, trực khuẩn, nấm…"
Ông Nam cho biết rất ngạc nhiên vì ông là nam mà tại sao lại “soi tươi: tế bào âm đạo”?!. ông Nam đem thắc mắc này đến phòng ban đầu và gặp bác sĩ. Sau khi ông Nam đọc xong thì có một nhân viên nữ ngồi cùng bàn ở đó viết lại phiếu xét nghiệm khác, đưa cho nam bác sĩ khám lúc đầu cho ông Nam ký và bảo ông Nam đi cùng lên phòng xét nghiệm (phòng 202) để xét nghiệm lại. Tại đây, ông Nam đưa ra thắc mắc và đề nghị trả lại phiếu xét nghiệm đó và ra về.
Ông Nam bức xúc: “Nếu chỉ định đó là “soi tươi: niệu đạo, dương vật” thì còn chấp nhận được, còn “soi tươi: tế bào âm đạo” là hoàn toàn khác nhau. Tôi là nam tại sao lại chỉ định đi “soi tươi: tế bào âm đạo. Có hay không việc “nhân bản” kết quả xét nghiệm? Có hay không việc lợi dụng xét nghiệm để làm những xét nghiệm không cần thiết để thu tiền của bệnh nhân”.
“Nếu quá trình xét nghiệm của bệnh viện là đúng thì tại sao cô nhân viên đó lại phải viết lại phiếu xét nghiệm khác để tôi xét nghiệm lại? Chính điều này khiến tôi nghi ngờ năng lực của nhân viên và năng lực của bệnh viện này? Chỉ định xét nghiệm đó là đúng hay sai theo phác đồ điều trị của ngành y tế? Quyền lợi của tôi được giải quyết như thế nào?” ông Nam nói.
Sau đó ông Nam đến một bệnh viện khác để khám. Tại đây, các bác sĩ cho biết, tổn thương vùng kín của ông Nam là một vết xước nhỏ, kết quả xét nghiệm cũng không có dấu hiệu bất thường và kê đơn thuốc điều trị. Sau 2 ngày uống thuốc, tổn thương vùng kín của ông Nam đã khỏi.
Ngay sau đó, ông Nam đã gửi đơn kiến nghị về quá trình khám chữa bệnh của ông tại Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đến Sở Y tế Hà Nội.
Bệnh viện lên tiếng
Trao đổi với phóng viên VOV.VN, TS.BS Lê Vương Văn Vệ - Giám đốc Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết, ngày 12/8, ông Nam đến khám bệnh tại phòng khám của bệnh viện. Tại phòng khám, ông Nam cho biết có quan hệ tình dục, sau đó ở vùng da quy đầu dương vật xuất hiện vết loét. Chính vì vậy, bác sĩ chỉ định cho ông Nam làm xét nghiệm, trong đó có xét nghiệm chuyên khoa sâu như soi tươi tế bào âm đạo để phát hiện tế bào âm đạo sau quan hệ tình dục như bệnh nhân kể hay không.
TS.BS Lê Vương Văn Vệ - Giám đốc Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội
TS.BS Lê Vương Văn Vệ - Giám đốc Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội
Bác sĩ Vệ khẳng định, bệnh viện làm đúng chuyên môn cần thiết. “Soi tươi: tế bào âm đạo” là một thuật ngữ của ngành y tế và đây là một xét nghiệm hoàn toàn bình thường đối với nam giới khi họ quan hệ tình dục với phụ nữ. Bởi làm xét nghiệm soi tươi tế bào âm đạo mới phát hiện ra nấm men, trùng roi và mới nhận định được mật độ tế bào âm đạo. Sau khi có kết quả, nếu có bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, bác sĩ sẽ khuyên bạn gái của người đàn ông đó đến kiểm tra sức khỏe.
Bác sĩ Vệ nhận định: “Vết loét như thế rất dễ bị giang mai. Vì bệnh giang mai là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Chính vì vậy, sau khi quan hệ tình dục, người ta thường soi xem bên trong có những cái gì. Ví dụ soi dịch âm đạo, soi tươi có gì trong đó không, có nấm, có vi khuẩn, có lượng cầu… hay không. Ở nam giới người ta lấy dịch giãn quy đầu, dịch nhiều đạm… không phải nung cấy mà soi tươi luôn. Soi tươi để tìm thấy nhiều thứ, trong đó có tế bào âm đạo, có tế bào lộc, có trùng roi, tạp khuẩn. Khi soi tươi nếu có tế bào âm đạo chứng tỏ là có quan hệ tình dục. Trường hợp của anh Nam trong quá trình soi tươi sinh dục, kết quả của soi tươi cho thấy có tế bào âm đạo (+), trực khuẩn (+), tạp khuẩn (+), nấm (-), Trichomonas (-)”.
Với kết quả xét nghiệm và thương tổn vùng kín của bệnh nhân Nam như vậy, bác sĩ nghi ngờ ông Nam mắc vi khuẩn giang mai. Ngay sau đó, bệnh viện đã gọi điện mời bệnh nhân quay lại để bác sĩ giải thích nhưng ông Nam từ chối. Ông Vệ cho biết đã nhắn tin khuyên bệnh nhân nên đến bệnh viện kiểm tra sớm nhưng phía bệnh nhân không hợp tác. Đối với bệnh giang mai, ông Vệ cho biết, có thể sau 1 tuần biểu hiện của giang mai sẽ không còn ở bên ngoài. Vi khuẩn giang mai sẽ vào trong cơ thể và tấn công các cơ quan nội tạng khác, nguy hiểm nhất là tấn công hệ thần kinh trung ương. Đây là biến chứng nguy hiểm của vi khuẩn giang mai nếu bệnh nhân không được chữa trị kịp thời.
Sau khi nhận được đơn thư của ông Nam ngày 26/8, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã có buổi làm việc với lãnh đạo Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội. Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đề nghị bệnh viện báo cáo chi tiết toàn bộ quy trình khám bệnh chỉ định xét nghiệm và dịch vụ khám chữa bệnh của bệnh nhân Nam tại bệnh viện. Sở Y tế Hà Nội giao đơn của ông Nam cho Giám đốc Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội xem xét giải quyết trả lời người có đơn, đồng thời có văn bản báo cáo Sở Y tế Hà Nội, Thanh tra Sở trước ngày 15/9/2014.
*Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi.
Theo PV
(VOV.VN)

Tại sao Trung Quốc không thể đổi mới?

Tập Cận Bình ca ngợi đổi mới trên lí thuyết, nhưng hệ thống của Trung Quốc không được lập trình nhằm khuyến khích đổi mới trên thực tế.

Đổi mới có tính phá hoại?

Có nhiều khác biệt giữa chính quyền của Tập Cận Bình và Hồ Cẩm Đào, nhưng có một lĩnh vực chính trị mà họ hoàn toàn thống nhất với nhau, đấy là thái độ sùng bái khái niệm đổi mới trừu tượng, coi nó là giải pháp cho hầu như tất cả những thách thức lớn của đất nước.
 
http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2014/09/thediplomat_2014-08-18_19-20-21-386x217.jpg

Trong thập kỉ vừa qua, khái niệm “phát triển một cách khoa học” của Hồ Cẩm Đào được coi là tuyên bố có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất về đổi mới. Dưới triều Hồ Cẩm Đào, ý tưởng này được được chống lưng bằng sự gia tăng đột ngột những khoản đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, lĩnh vực giáo dục nhận được nhiều nguồn lực hơn trước đây, và các doanh nghiệp (cả nhà nước lẫn tư nhân) trong những lĩnh vực được ưu tiên như công nghệ thông tin, công nghệ cao và máy tính cũng nhận được nhiều sự trợ giúp hơn trước. Lĩnh vực này thậm chí còn lập kế hoạch phát triển trong 15 năm, bắt đầu từ năm 2006, đây là một lời tuyên bố mạnh mẽ về hướng đi của đất nước, theo nghĩa nâng năng lực của mình lên ngang tầm thế giới.

Dưới thời Hồ Cẩm Đào, Trung Quốc sản xuất bằng sáng chế với tốc độ nhanh đến chóng mặt, chẳng khác gì tốc độ tăng trưởng GDP của nước này. Tuy nhiên, tự thân bằng sáng chế không tạo ra sản phẩm sáng tạo. Các công ty Mỹ và châu Âu tiếp tục làm ra những công nghệ mà ai cũng muốn sở hữu. Một mặt, những nỗ lực lớn của Trung Quốc nhằm ăn cắp sở hữu trí tuệ thông qua các cuộc tấn công trên không gian ảo hay bằng những phương tiện khác là tội ác. Nhưng mặt khác, những vụ trộm cắp IP là hành động được dân chúng ca ngợi và chấp nhận cho nên cho đến nay, thời điểm đột phá của Trung Quốc vẫn còn là một bí ẩn.

Một cuốn sách mới viết về đổi mới trong lĩnh vực quân sự nhan đề: Forging China’s Military Might, do Tai Ming Cheung biên tập, giúp giải thích vì sao điều đó có thể xảy ra. Ở Trung Quốc, đổi mới, tương tự như cải cách, là một từ được mọi người ưa dùng. Các chính trị gia thích sử dụng nó trong các bài phát biểu của mình, và tự coi mình là người đổi mới. Mặc dù vậy, người ta chưa thể thống nhất với nhau đổi mới thực sự nghĩa là gì và cái gì góp phần khuyến khích quá trình đổi mới. Một mặt, Tai Ming Cheung và các đồng tác giả cho thấy rõ rằng đổi mới là hiện tượng đầy nghịch lí. Những cuộc đổi mới thực sự bao giờ cũng tạo ra kẻ thắng và người thua và rất tốn kém. Cứ mỗi một công ty Apple hay Microsoft thành công là hàng ngàn công ty thất bại. Chỉ có một số rất ít các khoa học gia tại các viện nghiên cứu và các trường đại học với những ý tưởng tuyệt vời là có thể nhận được tài trợ nhằm phát triển ý tưởng của mình và đưa được nó vào thực tiễn mà thôi. Đổi mới, ít nhất là theo cuốn sách này, là quá trình có tính phá hoại. Nó đơm hoa kết trái khi có những người chấp nhận rủi ro và nền văn hóa có thái độ khoan dung với những người như thế.

Có thể gây ra đổ vỡ

Theo những bằng chứng được tình bày trong cuốn sách này thì chính phủ Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình có thể đổ tất cả những khoản tiền mà họ muốn vào những khu công nghệ cực kì rộng lớn và đào tạo ra một số lượng lớn các kỹ sư và lập trình viên đẳng cấp quốc tế. Nhưng ngay cả với những nỗ lực như thế, dường như Trung Quốc chỉ có khả năng tạo được một vài công ty sáng tạo đẳng cấp quốc tế mà thôi. Vấn đề căn bản là ở Trung Quốc vai trò của nhà nước và chính phủ vẫn còn rất mạnh. Phần lớn các khoản tài trợ là của nhà nước, và cuối cùng, thành quả cũng quay lại với nhà nước. Hệ thống thang bậc, quyền lợi ích kỉ và tính tự mãn gây ra khó khăn cho tất cả những người mong muốn trở thành Steve Jobs của nước Trung Hoa hiện đại. Có những người dũng cảm đã làm được điều đó – ví dụ như Jack Ma, người sáng lập công ty Alibaba. Tuy nhiên, theo tình hình hiện nay thì hệ thống bao cấp của nhà nước không chấp nhận thất bại, nó trừng phạt rất mạnh những người đầu tư nhiều mà thu chẳng được bao nhiêu, và đòi phải nhanh chóng đem lại lợi nhuận. Các hệ thống thị trường của Mỹ và châu Âu là những vườn ươm tốt hơn cho những ý tưởng điên rồ, rất ít những ý tưởng trong số đó cuối cùng đã vượt qua được và thành công.

Trong những bài phát biểu gần đây, Tập Cận Bình cũng khẳng định một sự đổi mới mạnh mẽ như người tiền nhiệm của ông đã làm. Hầu như chắc chắn là ông sẽ tiếp tục nhấn mạnh điều này tại Hội nghị trung ương sẽ diễn ra trong năm nay và cũng chắc chắn đấy cũng chỉ là thuật tu từ mà thôi. Thực chất là cần một sự đổi mới ngoạn mục trong việc sợ rủi ro, hệ thống kiến ​​thức được qui định từ trước đang giữ thế thượng phong ở Trung Quốc đã chấp nhận những ý tưởng mới, đa dạng và đầy thách thức trong việc làm ra những đồ vật khác nhau, thiết kế đồ vật theo cách mới, hay sống theo những cách khác nhau – đấy đều là đổi mới cả.

Hệ thống ở Trung Quốc hiện nay vẫn còn đang tưởng thưởng cho thái độ tuân phục. Phải có hành động của những người dũng cảm thì mới thay đổi được điều đó. Nói theo Chen Yun, từ những năm 1980, thì đổi mới là tốt – khi nó còn như một con chim ở trong lồng. Phải kiểm soát được nó. Tuy nhiên, vấn đề lớn mà Tập và các nhà lãnh đạo của ông ta cần phải cân nhắc khi họ nghĩ đến sự hỗ trợ cho việc đổi mới hệ thống hiện nay của họ. Đối với hầu như tất cả các thách thức về chính sách mà hiện nay Trung Quốc đang gặp, từ tăng trưởng đến giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, từ giải quyết các vấn đề nhân khẩu học đến bảo vệ lợi ích quốc gia của Trung Quốc với một đội quân hiện đại, thì đổi mới cũng đều nằm ở trung tâm của các giải pháp cần thực hiện. Không có lĩnh vực nào cho ta thấy một cách rõ ràng hơn sự phức tạp và mâu thuẫn của nước Trung Quốc ngày nay hơn là trận chiến giữa mạo hiểm và sợ rủi ro; thực dụng và đổi mới có thể gây ra đổ vỡ. Ban lãnh đạo hiện nay, tương tự như ban lãnh đạo trước, không thể tránh được đổi mới, mặc cho những rủi ro và các vấn đề nội tại của nó. Kerry Brown - thediplomat
Phạm Nguyên Trường dịch (Blog Phạm Nguyên Trường)

Vũ Cao Đàm - Đòn xâm lược bẩn của Trung cộng

Vài dòng tiểu sử của GS. Vũ Cao Đàm: Gần hết cuộc đời, tôi đã nuôi trong lòng tình hữu nghị cao cả với đất nước quê hương của Đức Tổ họ Vũ của tôi. Tôi có lai lịch là người gốc Trung Hoa. Đức Tổ khai sinh ra dòng họ Vũ của tôi là một người thuộc dòng họ Vũ xã Long Khê, huyện Phúc Điền, tỉnh Phúc Kiến, bên Trung Hoa. Đức Tổ của tôi là Vũ Hồn, được Vua Đường Vũ Tông cử làm An Nam Đô hộ sứ cai trị xứ An Nam trong khoảng thời gian 841-843 theo Tây lịch. Nhưng rồi vì thất sủng với Nhà Đường, Vũ Hồn đã về sống ẩn dật với người vợ An Nam ở làng Mộ Trạch, huyện Đường An, nay thuộc tỉnh Hải Dương sinh cơ lập nghiệp, dựng nên dòng họ Vũ ở Việt Nam ngày nay. Tôi nuôi những tình cảm ấm áp với người Trung Hoa từ cuối những năm 1930, khi tôi mới 3-4 tuổi, ở một vùng quê rất xa thành phố. Đó là châu Dực Yên thuộc tỉnh Hải Ninh ngày xưa, mà hôm nay vẫn còn giữ nếp sống bằng lặng, yên bình, ngay sát thành phố Móng Cái, ở đó, vẫn còn dấu ấn của hàng xóm là những người Hoa chất phác, đôn hậu, tắt lửa tối đèn cùng gia đình chúng tôi chia sẻ từng bát cháo hoa ăn với chao và trứng muối…”
 
Kề vai sát cánh cùng tiến lên XHCN
Kề vai sát cánh cùng tiến lên XHCN
Lướt nhanh trên mạng những ngày này, chúng ta luôn tìm được nhiều thông tin đắt giá: Thương lái Trung Quốc (dân thường nói ngắn gọn, là bọn Tàu) về các chợ nông thôn Việt Nam thu mua móng trâu với giá rất cao, thậm chí những cái móng từ 4 chân của một con trâu được bọn Tàu mua với giá hơn hẳn một con trâu. Thế là nông dân Việt Nam và bọn “trâu tặc” ra sức chặt móng trâu đem bán… vẫn còn lãi một con trâu thịt mang bán ở chợ. Chỉ một thời gian rất ngắn, bọn chúng đã triệt phá tan hoang sức kéo của nông dân nghèo Việt Nam

Tiếp đó, dân loan tin cho nhau, hàng lũ lái trâu từ bên Tàu tràn qua biên giới để “tiếp thị” bán trâu. Trong cái lũ thương lái mới này còn có cả kẻ tiếp thị bán trâu sắt (máy kéo). Dân tình vỡ lẽ: Thì ra chúng thu mua móng trâu là vì như thế! Ở một nơi khác, thương lái Tàu đi các chợ thu mua rễ hồi, thế là những bọn “hồi tặc” mở chiến dịch triệt phá rừng hồi, một dược liệu quý hiếm của Việt Nam; chúng mua râu ngô non, xúi giục nông dân triệt phá nương ngô mang bán, đánh vào trúng cái dạ dày của những người mà bọn Tàu gọi là “đồng chí tốt” Việt Nam; chúng thu mua mèo nhằm triệt phá một nguồn trừ chuột cắn lúa; rồi chúng mua ốc bươu vàng, xúi giục nông dân nuôi ốc bươu vàng tràn ngập đồng ruộng phá hoại mùa màng, tấn công vào chiến lược an ninh lương thực của quốc gia “láng giềng tốt” Việt Nam. Hàng tốp thương lái Tàu xuất hiện từ Hà Giang cho đến Lâm Đồng để thu mua chè vàng, là thứ chè chặt thô phơi tái, không cần chế biến. Thương lái Tàu mua chè vàng với giá rất cao, kích thích nông dân chặt trụi đồi chè mang bán. Thế là thương lái Tàu đã triệt hạ vùng nguyên liệu cho các nhà máy chè Việt Nam . Không còn con đường nào khác, các doanh nghiệp chè Việt Nam phải sang mua chè nguyên liệu từ Trung Quốc. Đến khi nông dân Việt Nam cần trồng lại đồi chè, thì các “đồng chí tốt” từ bên kia biên giới, vì tình quốc tế vô sản lại lọ mọ xuất hiện, “giúp” mua giống chè từ Trung Quốc chở qua cho nông dân Việt Nam.

Thâm độc hơn, chúng mở chiến dịch thu mua dây đồng vụn với giá cao “trên trời”, đẩy từng đoàn “đồng tặc” lùng sục chặt trộm dây đồng từ các đường điện cao thế, băm nát mạng lưới điện quốc gia của nước “láng giềng tốt” để nước này đốt đèn dầu đi theo họ “hướng tới tương lai”. Có nơi, bọn “đồng tặc” lẻn vào kho ăn cắp từng cuộn dây đồng mới “coong” mang bán, thì “các đồng chí tốt” lên mặt đạo đức: “Ấy chết, cái ngộ không mua cái cuộn dây tôồng ăn cắp tài sản xã hội chủ nghĩa của các tôồng chí tâu lố!” (Chúng tôi không mua cái cuộn dây đồng ăn cắp tài sản xã hội chủ nghĩa của các đồng chí đâu nhé).

Cho đến khi bọn thương lái Tàu đi thu mua cáp quang phế liệu, thì các nhà đương cục của chúng ta mới được phen ngớ ra, không hiểu bọn chúng mua cái “của nợ” này để làm gì. Vì mua dây đồng thì còn có thể hiểu là chúng lấy nguyên liệu, nhưng cáp quang thì thật không thể hiểu được chúng mua để làm gì? Đến khi dân nghèo lặn xuống biển chặt phá mạng cáp quang viễn thông, thì mới “ngã ngửa” ra, là chúng đang phá hoại con đường huyết mạch thông tin của Việt Nam… Chắc là các “đồng chí Việt Nam” nghĩ mãi không biết xử thế nào với những người “đồng chí tốt” bên nước vô sản Trung Hoa, đành phải đưa ra tòa vài thằng dân nghèo “trót dại” lặn xuống biển chặt trộm cáp quang. “Láng giềng tốt” giúp… xây dựng các công trình thủy lợi.

Sau 1954, Việt Nam được Trung Quốc giúp xây dựng nhiều công trình thủy lợi. Tôi đã tiến hành một cuộc phỏng vấn với Giáo sư TTA, Viện trưởng một viện nghiên cứu thủy lợi ở Hà Nội về sự giúp đỡ thủy lợi của người “đồng chí tốt”, vị Giáo sư kéo tôi vào phòng làm việc và cho xem một video clip quay suốt dọc dòng sông biên giới Việt – Trung. Trời ơi, chúng ta không thể tưởng tượng được, người “đồng chí tốt” đã làm những trò gì đâu! Các “đồng chí” xây 120 cái kè chắn chéo dòng nước trên các dòng sông biên giới, tạo những luồng nước xoáy để làm sạt lở bờ phía Việt Nam, ăn cắp đất mang về phía đất nước “láng giềng tốt” (Trung cọng) bên kia biên giới. Đất bồi sang phía bắc đến đâu, các đồng chí xây nhà cao tầng và kéo giai cấp vô sản quốc tế Trung Hoa đến đó. Xem xong clip của Giáo sư TTA, tôi bàng hoàng… Tất cả các triều đại Đường, Nguyên, Tống, Minh, Thanh, chưa có bất kỳ một triều đại nào trước Triều đại cộng sản Trung Hoa sử dụng những biện pháp tồi tệ như vậy với Việt Nam. Việt Nam đã đối đầu với những đế quốc lớn, đã đối mặt với đủ loại thủ đoạn tàn bạo của nhiều loại đế quốc, nhưng có lẽ đây là ngón đòn xâm lược thâm hiểm và bẩn thỉu nhất của một loại đế quốc mới nổi: Đế quốc Trung Cộng. Tôi hỏi Giáo sư TTA: “Ông có thể cho biết, có công trình thủy lợi nào mà Cộng sản Trung Hoa giúp Việt Nam không chứa đựng những “yếu tố đểu” tương tự như vậy không?”. Ông chau mày trầm ngâm suy nghĩ hồi lâu… “Tôi khó trả lời anh quá”, Giáo sư nói với tôi như vậy.

Đến hành vi gây ô nhiễm môi trường “gien” Việt Nam Trên đường phố và sân bay Việt Nam hôm nay tràn ngập người Trung Quốc. Tôi vừa ngồi ở sân bay Đà Nẵng. Tôi đến hơi trễ, hỏi anh bạn ngồi bên phải tôi: “Máy bay Hà Nội gọi vào chưa?”, thì nghe câu hỏi lại bằng tiếng Tàu “Shen ma?” (Cái gì?). Tôi quay bên trái hỏi, thì lại nghe “Shen ma?”. Tôi quay phía sau hỏi, lại thấy “Ni shuo shen ma?” (Ông nói cái gì?)… Tôi ngỡ ngàng, tưởng mình lạc vào sân bay Bắc Kinh. Làng sinh viên HACINKO (Phố Ngụy Như Kontum) không còn chỗ cho thuê vì hơn 500 người Trung Quốc đã “trấn” ở đó. Họ chen lấn trong thang máy và trong nhà ăn, thậm chí chiếm đứt thang máy để chơi đùa leo lên leo xuống, không cho bất kỳ ai sử dụng thang máy. Người Tàu đến đó mở hàng ăn, hàng bán quần áo, mua bán tấp nập như một chợ Tàu.

Tối tối sinh viên Tàu trượt patin và la ó huyên náo một góc phố… Họ làm cho tôi liên tưởng tới hai mươi vạn quân Tàu Tưởng tràn vào Việt Nam năm 1945,… ghẻ lở, bẩn thỉu, ngông nghênh và láo xược.

Sao mà người Trung Quốc thắng thầu lắm thế? Chuyện bauxite Tây Nguyên đã có quá nhiều người nói rồi. Tôi đơn cử vài chuyện vặt vãnh khác: Chỉ ở một tỉnh ở rất gần Hà Nội thôi, Trung Quốc chưa làm xong Nhà máy điện HB, hàng ngàn công nhân Tàu chưa kịp rút, thì Tàu đã thắng thầu làm Nhà máy điện MK, và hàng ngàn công nhân Tàu lại xuất hiện. Những người Tàu từ các cơ sở sản xuất này lan tỏa khắp nơi để gieo rắc “hạt giống đỏ” cho cách mạng vô sản Trung Hoa, đỡ cho các công ty xuất khẩu lao động Việt Nam và các công ty môi giới hôn nhân khỏi phải xuất con gái qua Tàu… Tôi có dịp trao đổi với các chị phụ trách hội phụ nữ ở mấy tỉnh Tây Nguyên, thì được biết, các chị đang rất lo ngại, chưa biết xử lý thế nào với nạn con gái Tây Nguyên có bầu với công nhân Tàu (!).

Chúng ta nhìn thấy một cảnh tượng đang đến gần: Đội quân thứ 5 của Trung Cộng đang ngày càng được mở rộng. Cần cảnh báo: Khi Trung Cộng mới sáp nhập Tân Cương vào Trung Quốc, dân Hán ở đây chỉ chiếm chừng 4-5%. Sau nửa thế kỷ, dân Hán đã lên tới 45%. Tôi nhớ đã đọc ở đâu đó, chúng ta có thể rất cần đặt câu hỏi: “Bao giờ dân tộc Việt Nam trở thành dân tộc thiểu số trên chính đất nước mình?”. Và rồi xoa dịu bằng mấy công trình văn hóa? Gần đây chắc là Trung Nam Hải đã nhận ra sự phẫn nộ của dân chúng Việt Nam trước những hành vi xâm lược của họ, họ đã “kỷ niệm” cho dân Việt Nam mấy pha ngoạn mục: Trước hết là 30 triệu USD xây dựng ký túc xá cho Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh để đào tạo cán bộ cho Đảng. Tiếp đó là Cung Văn hóa hữu nghị Việt – Trung, chắc rồi đến Viện Khổng Tử… và rồi không biết còn những thứ gì nữa.

Viết đến đây, tôi chợt nhớ cái thời lớp thanh niên chúng tôi say mê theo các nghệ sỹ ca ngợi… những cánh hoa mộc miên bay tới đâu, tình hữu nghị của dân tộc Trung Hoa lan tỏa đến đó… Sao mà lãng mạn. Ngẫu nhiên, tôi ngồi để hồi tưởng tâm tình lãng mạn theo những “Cánh hoa mộc miên” với Giáo sư Phạm Huy Tiến, một nhà địa chất, cũng có thời đi tu nghiệp “tiến tu Giáo sư” ở Học viện Địa chất Bắc Kinh (đối diện Học viện Khoáng nghiệp của tôi). Giáo sư Tiến cười rũ ngắt lời tôi: “Các bố nhầm hết rồi. Các nghệ sỹ cũng nhầm rồi. Cánh rừng mộc miên khi xưa nằm trên đất Việt Nam . Bọn địa chất chúng tôi lăn lộn ở đó quá nhiều. Cả đỉnh thác Bản Giốc nữa, cánh địa chất chúng tôi từng lên đó nấu cơm ăn… Nhưng rồi Trung Quốc lấn chiếm, nuốt toàn bộ cánh rừng mộc miên vào lòng Tổ quốc Trung Hoa”… Và thế là những cánh hoa mộc miên lại hồn nhiên bay “từ đất Trung Hoa”, lan tỏa tình hữu nghị “vạn cổ trường sinh” giữa hai dân tộc. Hoa mộc miên Ấy thế mà, trong khi tôi được nghe các bạn nghệ sỹ của chúng ta ca ngợi “Hoa mộc miên mọc đến đâu, lan tỏa tình thữu nghị của dân tộc Trung Hoa đến đó”, thì, trong một trang mạng nào đó, tôi lại nghe những người cộng sản Bắc Kinh lập luận: “Hoa mộc miên bay đến đâu gieo hạt đến đó; Cây mộc miên mọc ở đâu, đất trung Hoa ở đó. Việt Nam chỉ có cây tre, làm gì có cây hoa mộc miên!”. Hoa mộc miên Trung Hoa là một đất nước có một đảng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối. Như vậy có thể suy luận, mà không sợ sai lầm: Tất cả những sự kiện nêu trong bài viết này đều do các nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc đưa đường chỉ lối. Chính những người cộng sản Trung Hoa đã làm tan vỡ hoàn toàn tình cảm nồng ấm của những người thuộc thế hệ chúng tôi với một đất nước đã sinh ra Đức Tổ Vũ Hồn của dòng tộc của tôi, một đất nước, mà có thời tôi đã coi là Tổ quốc thứ hai của mình.
© Vũ Cao Đàm
© Đàn Chim Việt

Việt Nam không có tiến bộ về “phát triển con người”

HÀ NỘI (NV) .- Báo cáo mà Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) công bố ngày 11 tháng 9-2014 tại Hà Nội cho thấy Việt Nam không có tiến bộ về “phát triển con người”.

Hơn 50% người nghèo ở Việt Nam không được nhận trợ cấp. (Hình: Thời báo Kinh tế Sài Gòn).

Trong báo cáo vừa kể, chỉ số phát triển con người (HDI) năm 2013 của Việt Nam được xếp hạng 121, tương đương năm 2012. Nhìn rộng hơn thì từ năm 2000 đến nay, chỉ số HDI của Việt Nam đang giảm từ 1.7 hồi trước năm 2000 xuống còn 0.96 trong năm 2013.

Hầu hết các quốc gia ở châu Á đều có chỉ số HDI và thứ hạng cao hơn Việt Nam. Chẳng hạn Nam Hàn đứng hạng 15, Malaysia đứng hạng 62, Thái Lan đứng hạng 89, Trung Quốc đứng hạng 91, Indonesia đứng hạng 108, Phillipines đứng hạng 117.

HDI là chỉ số tổng hợp từ các yếu tố tuổi thọ, tri thức (trung bình số năm đi học và số năm đi học kỳ vọng), mức sống (GNI bình quân đầu người) nhằm đo lường thành tựu về phương diện phát triển con người.

Theo ghi nhận của UNDP, tại Việt Nam, tuổi thọ trung bình là 71.5 năm. Trung bình số năm đi học là 5.5 năm và số năm đi học kỳ vọng là 11.9 năm. GNI bình quân đầu người là 4,892 Mỹ kim.

Bà Pratibha Mehta, Trưởng Văn phòng của UNDP tại Việt Nam, nhận xét, tuy Việt Nam có những tiến bộ đáng kể trong phát triển con người qua các số liệu về giảm nghèo, phát triển y tế và giáo dục, song kể từ năm 2000, tốc độ của các tiến bộ về phương diện phát triển con người của Việt Nam chững lại và giảm xuống từ năm 2008. Cũng vì vậy, Việt Nam “dễ bị tổn thương”.

Theo UNDP, tình trạng bất bình đẳng trong xã hội Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng. Gần đây, nhóm 20% người có thu nhập cao nhất tại Việt Nam đang có mức tăng thu nhập rất nhanh, trong khi 50% người nghèo không có trợ cấp xã hội và Việt Nam chỉ bỏ ra chưa tới 1% GDP để trợ cấp cho người nghèo.

Cũng theo UNDP, tại Việt Nam, hiện có khoảng 70% việc làm thuộc “khu vực không chính thức”. Ông Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, biện bạch, lý do HDI của Việt Nam giảm là vì tác động của suy giảm kinh tế toàn cầu 2008. Tác động của đợt suy giảm kinh tế toàn cầu này đã tác động đến đời sống dân chúng Việt Nam và đến nay chưa đánh giá được hết hệ lụy.

Cũng theo ông Thắng, Việt Nam phải đẩy nhanh cải cách cơ cấu vì từ năm 2008 đến nay, tốc độ tăng trưởng trung bình của Việt Nam chỉ đạt khoảng hơn 5%. Giảm đáng kể so với mức 7,9% trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2000.
(Người Việt)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét