Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 3 tháng 9, 2014

Căng thẳng vẫn âm ỉ giữa Việt Nam-Trung Quốc

Căng thẳng vẫn âm ỉ giữa Việt Nam-Trung Quốc

Chuyến đi Bắc Kinh của ông Lê Hồng Anh đã gây ra những suy đoán là Việt Nam và Trung Quốc đang tiến tới trong những nỗ lực nhằm cải thiện quan hệ sau nhiều tháng căng thẳng leo thang. 
Chuyến đi Bắc Kinh của ông Lê Hồng Anh đã gây ra những suy đoán là Việt Nam và Trung Quốc đang tiến tới trong những nỗ lực nhằm cải thiện quan hệ sau nhiều tháng căng thẳng leo thang.
Tuần trước, một viên chức cấp cao của đảng Cộng Sản Việt Nam đã đến Bắc Kinh để tìm cách xoa dịu những mối căng thẳng phát sinh từ vụ tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông. Theo tường thuật của thông tín viên Marianne Brown của đài VOA tại Hà Nội, căng thẳng giữa đôi bên vẫn còn âm ỉ, 3 tháng sau khi Trung Quốc hạ đặt một giàn khoan khổng lồ ở ngoài khơi Việt Nam.
Chuyến đi Bắc Kinh của một viên chức cấp cao của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã gây ra những sự suy đoán là hai nước đang tiến tới trong những nỗ lực nhằm cải thiện quan hệ sau nhiều tháng căng thẳng leo thang.
Ông Lê Hồng Anh đã về nước hôm thứ tư sau chuyến đi hai ngày ở Trung Quốc, nơi ông hội kiến Chủ tịch Tập Cận Bình.
Theo Tân Hoa Xã, tại cuộc gặp gỡ này ông Tập Cận Bình nói rằng “không thể xua đuổi láng giềng đi nơi khác và hai người láng giềng đối xử tốt với nhau là phù hợp với lợi ích của đôi bên.”
Việt Nam và Trung Quốc sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ theo chiều hướng “phát triển ổn định”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết như thế tại cuộc họp báo thường lệ hồi tuần trước.
"Việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan hồi tháng 5 tại vùng biển mà Việt Nam cũng tuyên bố có chủ quyền đã làm tăng mạnh sự xích mích giữa đôi bên vì vụ tranh chấp lâu năm ở Biển Đông. Hành động đó của Trung Quốc làm bùng ra những vụ biểu tình chống Trung Quốc tại nhiều nơi ở Việt Nam. Một số khu công nghiệp đã có những vụ bạo động gây chết người."
Đến ngày 15 tháng 7, Trung Quốc đã rút giàn khoan đi nơi khác trước kế hoạch đã định, trong lúc một cơn bão lớn sắp kéo đến.
Giáo sư Carl Thayer, một nhà quan sát tình hình Việt Nam của Đại học New South Wales ở Australia, cho rằng chuyến đi của ông Lê Hồng Anh là phần đầu của cuộc “vật tay” giữa hai nước về vấn đề Biển Đông.
"Chuyến viếng thăm của ông Lê Hồng Anh đã mở ra các kênh liên lạc. Chúng tôi thấy những nhân vật cấp thấp hơn đang tìm kiếm cơ hội giao tiếp. Trung Quốc đã nhận lời xin lỗi. Chúng tôi thấy cả hai bên đang tìm cách để có thể khắc phục vấn đề này mà không phải nhượng bộ quá nhiều."
Một số chuyến viếng thăm Việt Nam của các giới chức cấp cao của Mỹ, kể cả Chủ tịch Ban Tham mưu Liên quân Martin Dempsey, gây ra những sự suy đoán là Việt Nam muốn thắt chặt quan hệ với Mỹ để tìm cách đương cự với người hàng xóm khổng lồ ở phương bắc. Ngoại trưởng Aán Độ mới đây đã tới thăm Việt Nam và theo lịch trình Tổng thống Pranab Mukherjee sẽ đến Hà Nội vào tháng 9.
Trong chuyến viếng thăm Việt Nam hồi tháng trước, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain cho biết ông tin là có sự ủng hộ đối với đề nghị nới lỏng các hạn chế về việc bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Theo giáo sư Jonathan London, một chuyên gia về Việt Nam của Đại học Thành phố Hồng Kông, nếu kế hoạch bán vũ khí sát thương được xúc tiến thì đó là một biểu tượng của sự thay đổi thật sự trong các mối quan hệ Việt-Mỹ. Ông nói thêm như sau.
"Tôi nghĩ có một điều không nên xem thường là Việt Nam sẽ có được những lợi ích đáng kể từ những thông tin tình báo và kiến thức chuyên môn của Mỹ về những vấn đề hải dương."
Giáo sư Thayer cho rằng Việt Nam đang cố gắng đa phương hóa như một cách để “mặc cả” với Trung Quốc.
"Trung Quốc không ngớt cảnh báo Việt Nam chớ nên xích lại quá gần với Mỹ, nhưng điều đó không ngăn được Việt Nam xích lại gần hơn với Nhật, là điều mà họ đã làm rồi, và với Ấn Độ nếu họ sẵn sàng tham gia cuộc chơi."
Trong lúc một số người tỏ ý hoan nghênh chuyến đi thăm Bắc Kinh của ông Lê Hồng Anh, đa số các nhà quan sát vẫn có thái độ dè dặt. Giáo sư London cho biết ông tin là không ai ở Việt Nam nghĩ rằng tình hình hiện nay của quan hệ Việt-Trung là tốt đẹp và không thể nào có thể nói chắc là quan hệ đang được cải thiện.
"Nói cho cùng, ông Anh là đại diện của Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam chứ không phải đại diện Việt Nam, và cách làm việc của Trung Quốc là nói một đàng làm một nẻo và người Việt Nam hiểu rõ như vậy."
Ông London cho biết một đặc tính quan trọng của mối quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc là những cuộc thảo luận được tiến hành sau những cánh cửa khép kín, cho nên không thể biết được là công việc giữa hai nước thật sự là như thế nào.
(VOA)

Sự quan liêu hay nhóm lợi ích phía sau một lệnh cấm?

Thịt bò ngoại, trừ Pháp, vẫn được nhập khẩu vào Việt Nam. Ảnh TL SGT.
(TBKTSG Online) - Lệnh cấm nhập khẩu thịt bò Pháp có từ cách đây hơn thập kỷ và đến nay vẫn chưa được dỡ bỏ. Lệnh này được duy trì lâu như vậy là để phục vụ cho lợi ích nhóm, hay chỉ đơn thuần là sự quan liêu?
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã “rất ngạc nhiên” khi nghe Quốc vụ khanh phụ trách Ngoại thương Phát triển du lịch và người Pháp tại nước ngoài, bà Fleur Pellerin, phàn nàn về lệnh cấm nhập khẩu thịt bò Pháp vào Việt Nam trong một cuộc họp hồi cuối tháng 7 vừa rồi.
Lệnh cấm này đã được các cơ quan nhà nước của Việt Nam đưa ra cách đây hơn một thập kỷ nhằm đối phó với nạn bò điên đang diễn ra ở châu Âu vào thời điểm đó.
Lệnh cấm lúc đó, rõ ràng, nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng Việt Nam, cũng như hạn chế sự lây lan của bệnh dịch này vào Việt Nam. Tất cả các nước ASEAN cũng từng làm như vậy.
Vấn đề là tất cả các nước Asean đã dỡ bỏ lệnh cấm đó, chỉ trừ Việt Nam.
Vậy, lý do gì mà Việt Nam, như mô tả của bà Lellerin, cụ thể là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, lại không dỡ bỏ lệnh này?
Bộ trưởng Vinh, với tư cách là nhà đàm phán ODA của Chính phủ, đã ngay lập tức cam kết với phía Pháp sẽ yêu cầu các cơ quan hữu quan của Việt Nam dỡ bỏ lệnh này. Ông khẳng định “về mặt chính sách và quan điểm” Việt Nam không có lý do gì để cấm nhập khẩu thịt bò Pháp.
Nhưng, từ cuối tháng 7 đến nay, chưa có bất kỳ một kết quả nào.
Trong khi đó, việc nhập khẩu thịt bò từ các thị trường khác lại đang diễn ra rất sôi động.
Theo Bộ Công Thương, thị trường Việt Nam mỗi ngày tiêu thụ khoảng 4.000 con bò, chủ yếu từ nguồn nhập khẩu từ Lào, Campuchia và Myanmar; một phần từ đàn bò trong nước và từ các quốc gia khác, đặc biệt trong thời gian gần đây là từ Úc.
Lượng nhập khẩu thịt bò Úc liên tục tăng. Năm 2012 Việt Nam mới bắt đầu nhập bò Úc với số lượng khá khiêm tốn, chỉ khoảng 3.000 con. Nhưng năm 2013 tăng vọt lên gần 67.000 con và 7 tháng đầu năm nay đã là 120.000 con. Vượt qua cả Trung Quốc, Việt Nam đã trở thành thị trường nhập khẩu bò Úc đứng thứ 2 sau Indonesia.
Hiện bò Úc đã chiếm 70% thị phần bò tươi tại TP.HCM và vẫn đang tiếp tục tăng. Nguyên nhân là do nhu cầu tiêu thụ mạnh, trong khi sản lượng nội địa không nhiều, mỗi năm Việt Nam chỉ sản xuất khoảng 370.000 tấn thịt trâu bò hơi, chỉ phục vụ đủ cho địa phương nơi có chăn nuôi. Mặt khác, trước đây Việt Nam nhập khẩu từ Thái Lan, Campuchia, Lào thì nay số lượng đã giảm một nửa. Do vậy, để bù đắp thiếu hụt, buộc phải tăng nhập khẩu từ Úc.
Năm nay giá bò Úc tăng gần 35% so với năm ngoái, hơn 3,2 đô la Mỹ/kg, vậy mà lượng bò Úc nhập về vẫn tăng lên gấp 2,5 lần, năm 2014 dự kiến sẽ nhập khoảng 170.000 con.
Báo cáo của Bộ Công Thương như trên đã xác nhận một điều rất đơn giản, việc nhập khẩu thịt bò vào thị trường Việt Nam đang diễn ra rất tấp nập, và không có rào cản gì. Đây rõ ràng là tinh thần của một thị trường tự do mà Việt Nam theo đuổi khi vào WTO, và đang hướng tới FTA với EU.
Vậy, vì sao lại khó khăn dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu bò Pháp đến vậy. Đây là điều khó hiểu khi Pháp năm nào cũng đòi hỏi điều này, chứ không phải chỉ từ bà Pellerin.
Lệnh cấm đó còn tồn tại là vì quyền lợi người tiêu dùng, hay vì quan liêu, và vì lợi ích nhóm?
Cách chơi này có sòng phẳng hay không khi mà mà lúc nào cũng nhăm nhăm xin ODA, mà lại đóng cửa thị trường với nước cho vay?
Tư Hoàng

Liên Sơn - Độc lập, Tự do và một mùa thu khác

Lịch sử thiêng liêng

(VNTB) - Những ngày này cách đây 69 năm về trước. Hàng chục vạn con người với hàng ngũ chỉnh tề, cờ hoa hòa với sắc áo tập trung về Ba Đình.

Đại diện Chính phủ lâm thời, Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, chính thức khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Lời tuyên bố trịnh trọng: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và thật sự đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy” – đã trở thành một dấu ấn, mở ra một chương mới trong lịch sử đấu tranh giành quyền cơ bản đó của dân tộc Việt.

Dù rằng, cái tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải đó đã trả giá với 1,5 triệu cái chết đối với binh lính và 2-5 triệu đối với dân thường, 2,3 triệu người lãnh chịu vết thương do chiến tranh, hàng triệu người khác bị ảnh hưởng bởi chiến tranh và các hệ quả sau chiến tranh. Hệ sinh thái quốc gia, các giá trị văn hóa, lịch sử bị tàn phá, hủy diệt bởi các loại bom đạn, khí tài quân sự…

Nhưng rõ ràng, những giá trị mà Hồ Chủ tịch tuyên bố trong cái ngày mùa thu chính là những giá trị mà hàng triệu con người trong cơn lầm than đang khát vọng. Khát vọng về sự toàn vẹn của lãnh thổ, chủ quyền quốc gia. Về độc lập trong địa chính trị. Về sự tự do bên trong của mỗi một người Việt Nam. Chính vì phải có được sự độc lập quốc gia thì mới có được sự tự do dân tộc nên nhiều thế hệ người Việt đã quyết đánh đổi máu, nước mắt, tuổi thanh xuân để cho cái quyền thiêng liêng đó được hiện hữu.

Hiện tại khuyết tật
Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua từ sau lời tuyên bố mùa thu ấy. Cái giá trị mà thế hệ “chưa bao giờ khuất” tìm kiếm còn lắm các khiếm khuyết. Nền độc lập dù có nhưng bị đe dọa thường trực về sự lệ thuộc từ chính trị đến kinh tế, văn hóa, xã hội. Sự tự do dù có nhưng lại là sự tự do ràng buộc bởi các giá trị riêng của chính quyền thay vì là giá trị chung của nhân loại. Do đó, khái niệm về nền hòa bình lệ thuộc, một nền tự do giả tạo là điều được nhắc đến và bàn tán xôn xao, không phải vì nó mang tính mới mẻ, mà đơn giản vì thực trạng quốc gia đã lâm vào điều đó ngày một rõ ràng hơn với những khái niệm trải dài không dứt: Thành Đô, 258, 88, báo chí tư nhân, tập đoàn nhà nước, phê và tự phê, kỷ luật Đảng, quả đấm thép,tự tử trong đồn, bầy sâu, giải tỏa đất đai, thoát Trung, vì đại cục…

Những điều đó làm cho các giá trị “tự do-độc lập” trở nên khuyết tật. Sự khuyết tật đó được cấu thành bởi nhóm người (lãnh đạo) cơ hội sẵn sàng bán rẻ lợi ích quốc gia-dân tộc, và trạng thái không- không muốn ý thức của đa số người dân về quyền tự do, độc lập vốn đang bị bóp méo.

Thế nên mới có cái thực trạng là nhiều dân Việt ra đường gặp quán nhậu, về nhà bật tivi thấy hát hò, nhảy múa… Các vấn đề về chủ quyền, biển đảo, quyết định của lãnh đạo, nạn tham nhũng, quan liêu… chỉ là vấn đề đọc – nghe cho biết, chứ không phải là sự quan tâm – tìm hiểu. Các chính trị gia cơ hội được hình thành từ khi giới cầm quyền tha hóa theo đó thoải mái với những dự định, kế hoạch lợi riêng của mình.

Một mùa thu khác

Dịp 02/09 này, chúng ta nên tự hào vì đó là ngày đánh dấu sự hiện diện của đất nước trên bản đồ thế giới. Bởi đó là cách tốt nhất để chúng ta nhắc nhở mình không được phép quên giá trị thiêng liêng đó vào bất kỳ thời điểm nào, hoàn cảnh nào.

Và rằng, nếu các giá trị ấy bị phủ lấp, quyền tự do bị hạn chế, nền độc lập có nguy cơ lệ thuộc thì sự đấu tranh của chúng ta cũng chính là sự tiếp nối không mệt mỏi của thế hệ đi trước, đó là sự lựa chọn đúng đắn về lý trí lẫn trái tim cho một tương lai bền vững của quốc gia – dân tộc Việt Nam… Để rồi, một ngày không xa, sẽ có một mùa thu khác. Nhưng không còn sự trịnh trọng tuyên bố, mà thay vào đó là nỗi hân hoan đồng thanh, trong không gian độc lập, tự do thực sự.
        Liên Sơn
(Việt Nam Thời Báo)

Jonathan London - Sau 95 năm đường lối đó vẫn hay

Jonathan London
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. Ba nguyên vọng cao nhất. Vào ngày 2 tháng 9, tôi xin chúc cả nước Việt Nam thành công trên đường đạt được những nguyên vọng cao quý này. Tất nhiên, đạt những nguyên vọng này không dễ một chút nào, như chúng ta biết. Mặt khác, cảm ơn những bạn đã nhắc đến một cách làm được đề xuất vào năm 1919: 
1. Tổng ân xá cho những người bản xứ bị án tù chính trị;                         
2. Cải cách nền pháp lý;                                                                             
3. Tự do báo chí và tự do ngôn luận;                                                                
4. Tự do lập hội và hội họp;
5. Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương;
6. Tự do học tập;
7. Thay thế chế độ ra sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật;
8. Đoàn đại biểu thường trực của người bản xứ, do người bản xứ bầu ra…


Rất hay. Nên làm. Hay chỉ là lời lừa của những ‘kẻ cơ hội,’ như những nhà cải cách đang bị cáo ngày nay? Vào một giải đoạn lịch sử như hiện nay, tôi thấy vấn để chủ yếu của Việt Nam không phải là chống lại những ‘kẻ cơ hội’ đang đời những nguyên tắc trên. Thay vì chống lại những cơ hội lịch sử hãy tìm cách nắm bắt được những cơ hội mà có. Hãy đẩy mạnh đường lối của 1919. O.k.?
Jonathan London
(Blog Xin Lỗi Ông)

69 năm nhìn lại để sửa mình

Không thể nói chúng ta nhận thức đúng, chúng ta làm theo qui luật mà lại trì trệ. Có dũng cảm nhận thức điều này mới dám thay đổi, dám từ bỏ những cái gì níu kéo, ngăn trở sự phát triển.

Tháng Tám mùa Thu cách mạng như một dấu mốc mở đầu cho nền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Và cứ mỗi độ thu về, người Việt chúng ta lại có dịp nhìn lại mình, để thấy bước chân đất nước đã đi được những chặng đường gian lao ra sao?

Thành công to lớn và những bài học đắng cay
Gần 07 thập kỷ độc lập và cũng gần 04 thập kỷ đất nước thống nhất. Đó là thời gian không quá dài. Nhưng chặng đường ấy có sự hội tụ, cả thành công to lớn và cũng có những bài học cay đắng. 
Dân chủ, công khai, minh bạch, động lực, phát triển, Nguyễn Đăng Tấn, tụt hậu, người cầm đầu
Ảnh: Lê Anh Dũng
Đó là cuộc sống của dân ta so với những năm trước có bước tiến thay đổi về chất lượng sống rõ rệt. Như một cuộc đổi đời quan trọng. Nhưng cũng chính trong sự thay đổi ấy, nếu nhìn ra thế giới, nước Việt vẫn… giật mình, lo lắng.

Bởi nền kinh tế VN chưa có những bước phát triển vững chắc, không theo kịp các nước cùng điều kiện và ngay cả trong khu vực. Nguy cơ đất nước tụt hậu rơi vào bẫy thu nhập trung bình vẫn tiếp tục, và ngày càng rõ.

Sự lạc quan, hy vọng ở chặng đường đầu của công cuộc đổi mới tưởng có thể “hóa rồng”, thì càng về giai đoạn sau càng không đúng với tiềm năng.

Không thể nói chúng ta nhận thức đúng, chúng ta làm theo qui luật mà lại trì trệ. Có dũng cảm nhận thức điều này mới dám thay đổi, dám từ bỏ những cái gì níu kéo, ngăn trở sự phát triển.

Khi mà cùng một điều kiện khách quan tác động như nhau nhưng các nước trong khu vực tốc độ phát triển GDP vẫn nhanh và cao hơn Việt Nam,(TQ: 8,2 ; CPC: 7,5; và Lào: 8,5). Đó là gì nếu không muốn nói là sự năng động, sự phát triển chưa đem lại hiệu quả thiết thực, trước  dòng chảy mạnh mẽ của nhiều quốc gia ngay trong khu vực.  Khi mà thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore (kết quả nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, giai đoạn 2011-2020, của ĐH Kinh tế Quốc dân thực hiện).

Trong điều kiện thế giới nhiều thách thức, và đầy biến động nhưng nhiều quốc gia đã đứng vững, phát triển vững chắc. Như Luxembourg: thu nhập bình quân đầu người cao nhất ước tính 110.573 USD; Nam Sudan: Tăng trưởng GDP  ước tính: 24,7%...

Trong phát biểu bế mạc HN TW 8, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phải lưu ý: Kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định vững chắc; vẫn tiềm ẩn nguy cơ lạm phát tăng cao trở lại; nợ xấu ngân hàng còn cao, hoạt động của một số tổ chức tín dụng chưa thật an toàn; cân đối ngân sách khó khăn. Thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán còn trầm lắng. Sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng còn lớn. Khu vực công nghiệp tăng trưởng chậm lại.

Tất cả đang đặt ra cho nước Việt những câu hỏi lớn.

Cơ chế nào để phát triển?

Điều gì khiến cho các quốc gia nói trên làm được những điều thần kỳ như vậy? Phải chăng xuất phát từ  mô hình phát triển và vai trò của người lãnh đạo.

Có lẽ đã đến lúc cần có một lý luận kinh tế vững chắc phù hợp với Việt Nam, không vay mượn, không làm theo. Để làm được điều đó hãy để cho các nhà khoa học tìm tòi,  đóng góp. Gắn với một việc làm cần quyết liệt và tích cực hơn nữa, là tái cấu trúc kinh tế theo hướng cổ phần hóa, tập đoàn kinh tế nhà nước, các doanh nghiệp, tổng công ty, tạo môi trường cạnh tranh kinh doanh bình đẳng.

Cạnh tranh lành mạnh, công khai minh bạch là một giải pháp quan trọng trong tình hình hiện nay. Sự thiếu minh bạch chính là đất để những kẻ tham nhũng lợi dụng, làm chậm quá trình phát triển. Công khai minh bạch để dân giám sát là bước đi tất yếu của dân chủ. Công khai ở đâu ở đó sẽ phát triển, dân chủ ở đâu ở đó sẽ phát triển. Thông điệp của Thủ tướng đã nói rõ: Dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Điều quan trọng không kém, là trí tuệ, tài năng, bản lĩnh, và tấm lòng của người đứng đầu.

Ngay bên cạnh ta, quốc gia Myanma đã từng rất nhiều năm đóng kín không phát triển. Song khi người đứng đầu nắm bắt được vận hội, huy động được sức mạnh của dân tộc phù hợp với dòng chảy của thực tiễn họ phát triển một cách nhanh chóng. Đến mức khiến nhân loại chú ý, ngưỡng mộ.

Con đường đi lên, con đường phát triển của bất cứ quốc gia nào cũng vậy, không bao giờ là bằng phẳng, thậm chí có nhiều khúc quanh đòi hỏi phải có tư duy nhạy bén và sắc sảo của người đứng đầu, mà ở ta chính là những nhà chính trị có tầm chiến lược.

Không có gì ngạc nhiên ngay lịch sử một đất nước cũng cho thấy vai trò quan trọng của người “anh hùng tạo nên thời thế” hoặc ngược lại… Khi đất nước giai đoạn này thì phát triển, giai đoạn kia thì đi chậm, tụt hậu hoặc bất an.

Trong những năm qua, nước Việt luôn phải đối mặt với những lợi ích nhóm, quốc nạn tham nhũng, bởi một số chính sách thiếu tính khả thi, trái qui luật, những mô hình lạc hậu… Đó chính là lực cản làm xã hội chậm phát triển, thậm chí tụt hậu. Thực tiễn đó đòi hỏi Nhà nước, các ngành, các cấp phải giải quyết một cách căn cơ bài bản, chấn hưng và  tạo động lực, chất xúc tác kích thích đất nước vượt lên.

Nhìn nhận rõ những yếu tố nào cản trở, nguyên nhân vì sao xã hội chậm phát triển, mô hình nào phù hợp…là công việc quan trọng hàng đầu trước sự tụt hậu của đất nước hiện nay. Dũng cảm nhìn nhận những yếu kém, dũng cảm cắt bỏ những “khối u” đã làm suy yếu xã hội, làm xã hội phát triển trì trệ, cũng là con đường sáng, mở ra cho nước Việt niềm hy vọng mới, ở mùa xuân 70.
    Nguyễn Đăng Tấn
    (Tuần Việt Nam)

"Đừng bắt trẻ con hao tổn trí tuệ vì những con số vô hồn"

"Kiến thức vào đời của mỗi người chỉ có nền tảng vào những năm ngồi dưới trường trung học mà thôi, sau đó làm gì có cơ hội khác để học?", GS Nguyễn Lân Dũng.

Tiếp tục cuộc trao đổi về chủ đề đổi mới kỳ thi tốt nghiệp THPT, GS Nguyễn Lân Dũng cho rằng, khi thi mà đỗ 99% thì không cần thi nữa mà chuyển sang xét tốt nghiệp. Học sinh nào không đủ điều kiện tốt nghiệp thì phải bị lưu ban.

Chuyển từ thi sang xét tốt nghiệp

Nếu bỏ thi tốt nghiệp THPT, chúng ta cần có phương án thay thế như thế nào để đánh giá chất lượng dạy và học hiện nay?

Theo GS Nguyễn Lân Dũng, hết lớp 12, Hội đồng nhà trường sẽ xem xét một cách công minh đối với từng học sinh để có thể yêu cầu một số học sinh cần học lại. Nhà trường không nên đánh giá giáo viên ở việc học sinh được lên lớp nhiều hay ít mà phải đánh giá giáo viên ở chất lượng giảng dạy thực chất tại trường. Giáo viên phải có trình độ, phải nghiêm túc trong giảng dạy và trong các kỳ kiểm tra giữa học kỳ.

“Chúng ta biết rằng kiến thức vào đời của mỗi người chỉ có nền tảng từ những năm ngồi dưới trường trung học mà thôi, sau đó làm gì có cơ hội nào khác để học? Vậy phải làm sao vẫn có bằng tốt nghiệp THPT một cách xác đáng mà không cần thi? Theo tôi, nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp nhưng vẫn phải dựa trên cơ sở xét học bạ để cấp bằng cho học sinh. Đó là học sinh phải thường xuyên kiểm tra từng môn học và có ghi học bạ. Cuối từng năm học căn cứ vào học bạ mà các thầy cô giáo quyết định cho lên lớp hay phải lưu ban. Thời chúng tôi đi học trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp vô cùng gian khổ mà vẫn làm được, sao bây giờ không làm được?”, GS Dũng nêu quan điểm.
GS Nguyễn Lân Dũng đề nghị bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT và chuyển sang xét tốt nghiệp. Ảnh: Ngọc Quang.
Tuy nhiên, nếu chỉ xét học bạ để cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp, nhiều người lo ngại sẽ xảy ra tình trạng chạy điểm, chạy thành tích để đủ điều kiện chứng nhận tốt nghiệp?

GS Dũng cho rằng, khi đã có kiểm tra thường xuyên, có học bạ nghiêm chỉnh, cộng thêm tinh thần trách nhiệm của từng thầy cô giáo và sự đồng tình của phụ huynh học sinh thì khó có thể xảy ra các hiện tượng tiêu cực như chạy thầy, chạy cô hoặc chạy theo thành tích một cách vô lý. Trách nhiệm của các Sở Giáo dục là theo dõi quá trình đánh giá của từng trường để có sự chấn chỉnh cần thiết. Sở Giáo dục phải có trách nhiệm thẩm tra danh sách hội đồng các trường gửi lên xem có đúng không. Khi học sinh chưa đủ điều kiện thì nhất thiết  không được xét tốt nghiệp.

Nếu bỏ thi tốt nghiệp THPT thì liệu có ảnh hưởng gì đến chất lượng cũng như sự phát triển của ngành giáo dục không?

“Chúng ta không cần phải đợi tới năm 2015 mới bắt đầu thay đổi chương trình dạy và học, rồi sau đó là thí điểm chương trình, soạn sách giáo khoa, thí điểm sách giáo khoa… chắc kéo dài hàng chục năm, những thầy giáo U80 như chúng tôi chắc không nhìn thấy kết quả.

Thực ra việc này đâu có quá khó khi số năm học của học sinh ta không khác nước ngoài, học sinh Việt Nam không kém thông minh, trên 1 triệu thầy cô tuy đời sống còn nhiều khó khăn nhưng vẫn luôn tận tụy với nghề. Tôi đề nghị giao việc biên soạn chương trình giáo dục phổ thông cho các hội chuyên ngành, các hội sẽ phối hợp với giáo viên giỏi để sớm làm ra chương trình đáp ứng đủ 4 tiêu chí: Hội nhập quốc tế; Chính xác nhưng phù hợp với hoàn cảnh nước ta; Phù hợp với trình độ dạy và học, phù hợp với giờ học thực; Có thể sử dụng ổn định lâu dài trong nhiều năm”, GS Nguyễn Lân Dũng.

GS Nguyễn Lân Dũng nhận định, nếu không tiến hành một cách có hệ thống như những gì đã nêu trên đây mà vội vã bỏ thi sẽ phá hỏng hoàn toàn bậc học phổ thông. Thầy không muốn dạy, trò không thèm học. Và khi thầy cô giảng các môn học mà học sinh không định thi Đại học, Cao đẳng thì sẽ bỏ học hoặc ngồi học nhưng làm việc riêng.

“Chúng ta cần có một chương trình sâu mà không nặng, khác hoàn toàn hiện nay là rất nặng nhưng lại thấp hơn các nước trên thế giới. Làm sao để mỗi ngày đến trường là một niềm vui, mỗi kiến thức thu nhận được là quan trọng, là hữu ích nhưng lại dễ nhớ, và đổi mới phù hợp với thời đại sẽ không còn học sinh ngồi nhầm lớp”, GS Dũng nói.

Có một điểm đặc biệt là kết quả thi tốt nghiệp THPT và Đại học, Cao đẳng năm nay khá cao, liệu đó có phải tín hiệu mừng cho ngành giáo dục? GS Dũng bình luận: “Nhiều trường đã nâng điểm chuẩn lên cao khác thường, thậm chí có trường bình quân mỗi môn 9 điểm mà chưa chắc trúng tuyển. Không thể coi đó như sự tiến bộ đột xuất của ngành giáo dục, vì vẫn chương trình ấy, vẫn sách giáo khoa ấy, vẫn chất lượng thầy và trò như vậy, lại còn tổ chức thi nghiêm túc hơn mà điểm cao hơn thì chỉ có một lý do duy nhất là đề thi dễ, ít phải suy luận mà chỉ cần học vẹt.

Không có lý gì để tồn tại giáo viên chưa đạt chuẩn

Để khắc phục những bất cập hiện nay của giáo dục phổ thông, GS Nguyễn Lân Dũng chỉ ra 4 yếu tố cần phải chú trọng:

Thứ nhất, cần hội nhập quốc tế về trình độ đào tạo cả ở bậc phổ thông. Không có lý gì khi chúng ta không tiếp thu nổi kiến thức chung mà học sinh các nước khác đang được truyền thụ. Càng không có lý gì với muôn vàn khó khăn về trình độ giáo viên, về phòng thí nghiệm, về đời sống mà học sinh ta lại phải học một chương trình nặng nề hơn học sinh các nước khác. Với thời đại thông tin phát triển như hiện nay đừng bắt bọn trẻ phải hao tổn trí tuệ để nhét vào đầu những con số thống kê vô hồn và thường xuyên biến động. Những gì thầy cô cũng không nhớ nổi thì có lý gì bắt học sinh phải nhớ?

 Thứ hai, cần chấn chỉnh xu hướng tốt nghiệp THPT, nhất thiết phải cố gắng bằng được việc thi vào các trường Đại học, Cao đẳng. Ngay các nước công nghiệp phát triển vẫn có rất nhiều học sinh tốt nghiệp các trường phổ thông tự nguyện vào học tại các trường trung cấp chuyên nghiệp, các trường dạy nghề. Muốn vậy cần chấn chỉnh ngay nội dung chương trình và chất lượng đào tạo ở các trường trung cấp chuyên nghiệp, các trường dạy nghề.

Vì sao chủ các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thường phàn nàn là học sinh tốt nghiệp tại các trường này đều có tay nghề kém, hầu hết phải đào tạo lại ngay tại doanh nghiệp. Tại sao trong Luật Giáo dục đại học lại quy định chương trình dạy nghề thấp nhất phải cần 3 tháng? Trên thực tế, ở những trung tâm dạy nghề ngắn hạn tại một số doanh nghiệp liên quan đến trồng trọt, chăn nuôi đào tạo rất tốt, vừa học vừa thực hành đối với một nghề chỉ trong vài tuần.

Thứ ba, cần chọn khâu đột phá như xác nhận của Bộ trưởng Bộ Giáo dục là chú trọng nâng cao trình độ của giáo viên. Không có lý gì giáo viên tiếp tục dạy theo kiểu thầy dạy trò ghi, kể cả bắt chép lại nguyên văn như trong sách giáo khoa? Không có lý gì tồn tại những giáo viên chưa đạt chuẩn vẫn đứng lớp. Đồng thời với việc nâng cao trình độ của giáo viên thì cũng cần quan tâm tới đời sống của họ, nhưng hiện nay khó có thể tăng lương cho mọi giáo viên khi biên chế ăn lương từ ngân sách nhà nước của mọi ngành còn quá nặng nề như hiện nay.

Thứ tư, không tách việc dạy chữ và dạy người. Dự thảo Nghị quyết của Bộ Giáo dục đang dành 630 tiết cho môn Đạo đức - Giáo dục công dân, và còn 840 tiết cho môn Thể chất. Trong khi đó phân ban dành cho Khoa học xã hội chỉ vỏn vẹn 700 tiết, phân ban Khoa học tự nhiên chỉ có 665 tiết. Dạy người phải lồng vào từng tiết học, phải thông qua tấm gương từng thầy cô giáo, đạo đức của cha mẹ và sự ổn định của xã hội.
Ngọc Quang
(Giáo Dục)

Con trai nguyên Phó Thủ tướng Trần Phương: 'Phan Thị Bích Hằng đã lợi dụng bố tôi'

Đây là lời khẳng định của ông Vũ Xuân An, con trai ruột nguyên Phó Thủ tướng Trần Phương. Nguyên Phó Thủ tướng Trần Phương đã từng nhờ bà Phan Thị Bích Hằng giúp tìm mộ em gái - liệt sĩ Vũ Thị Kính, Đội trưởng Đội du kích Hoàng Ngân.
Nguyên Phó Thủ tướng, GS Trần Phương - tên thật là Vũ Văn Dung, sinh năm 1927 tại Mỹ Hào, Hưng Yên. Ông có người em gái tên là Vũ Thị Kính, người đã hy sinh anh dũng ở tuổi 21 khi đang lãnh đạo Đội nữ du kích Hoàng Ngân.

Theo tài liệu ghi lại: Vũ Thị Kính sinh năm 1929, tham gia kháng chiến chống Pháp từ năm 16 tuổi với bí danh Trần Thị Khang. Năm 1950 cô là huyện ủy viên của Đảng bộ Phù Cừ, Bí thư Phụ nữ Cứu quốc huyện. Tháng 6 năm đó, địch bắt được cô từ hầm bí mật, đưa về bốt La Tiến – một bốt khét tiếng tàn ác án ngữ phía nam tỉnh Hưng Yên, phía bắc tỉnh Thái Bình và phía tây tỉnh Hải Dương.

Phan Thị Bích Hằng và nguyên Phó Thủ tướng Trần Phương.

Vụ tìm mộ ly kỳ khiến nguyên Phó Thủ tướng thay đổi quan điểm

Địch dùng mọi hình thức tra tấn hòng buộc cô phải đầu hàng. Trước khí tiết không lay chuyển của cô, giặc đã giết và vứt xác nữ du kích xuống sông Luộc. Sau ngày cô hy sinh, Đội nữ du kích Hoàng Ngân đã phát động tuần lễ giết giặc trả thù cho cô. Huyện ủy và Đội nữ du kích Hoàng Ngân đã tổ chức đi tìm xác cô nhưng không thấy. Vì lẽ trên, phần mộ của cô bị thất lạc, mất dấu.

Gia đình ông Trần Phương luôn trăn trở điều này. Trên báo Tiền Phong, ông Trần Phương tâm sự: “Mẹ tôi hỏi: Con có tìm được em không? Tôi phải an ủi mẹ: Bao giờ hết chiến tranh con sẽ tìm kiếm, chắc là được mẹ ạ. Nói thế mà lòng tôi như muốn khóc vì biết mình bất lực trước nỗi đau của mẹ. Cả một dòng sông Luộc mênh mông như thế nối ra biển cả biết tìm kiếm nơi đâu?”.
 "Tôi khẳng định là không có gì ngoài bùn đất... Thậm chí, gia đình tôi còn huy động thanh niên trong nhà bóp từng cục một trong đống đất mang về để tìm dấu tích xương cốt nhưng chẳng thấy gì" - ông Vũ Xuân An.

Trong niềm trăn trở, day dứt khôn nguôi, gia đình GS Trần Phương đã bỏ nhiều công sức ra để đi tìm  người em gái đã khuất. Chính ông thừa nhận trên báo Tiền Phong: “Tôi vốn được đào tạo theo tinh thần của khoa học thực nghiệm, cái gì chứng minh được mới tin là có, cái gì chưa chứng minh được thì dứt khoát không tin. Trong đời tôi, tôi chưa bao giờ tin có linh hồn, thần thánh, ma quỷ. Ngay cả những ngày giỗ bố mẹ, tôi cũng không làm cơm cúng, không thắp hương, chỉ sửa một lọ hoa tươi để tưởng nhớ”. Tuy nhiên, khi nghe tin nhiều người tìm được hài cốt bằng gọi hồn, bằng ngoại cảm, bằng thấu thị, ông đã quyết định thử tìm mộ em gái bằng phương pháp ngoại cảm.


Liệt sĩ Vũ Thị Kính (tức Trần Thị Khang, nguyên Đội trưởng Đội nữ du kích Hoàng Ngân (Hưng Yên), em gái của nguyên Phó Thủ tướng - Giáo sư Trần Phương.

GS Trần Phương đã tìm cách tiếp cận các nhà ngoại cảm có tiếng tăm. Một nhà ngoại cảm đã vẽ cho GS Phương sơ đồ tìm mộ em gái nhưng sau 4 ngày tìm kiếm, gia đình cũng mới loay hoay gần khu vực được cho là có hài cốt của nữ du kích Trần Thị Khang (tức Vũ Thị Kính). Không nản, GS Phương gặp Phan Thị Bích Hằng. Bích Hằng đã mang lại niềm tin cho ông bằng những tình tiết mà theo ông nói chỉ có ông và em gái biết.

Theo các bài báo dẫn lời ông Trần Phương, công cuộc tìm mộ bắt đầu từ một cuộc gọi hồn. Bích Hằng yêu cầu đặt lên bàn một chiếc cốc, một vốc gạo để cắm hương, một ngọn nến và một bức ảnh của cô Khang. Sau mấy phút dán mắt vào tấm hình, Bích Hằng hớn hở: “Cháu chào cô. Cháu là Phan Thị Bích Hằng. Bác Trần Phương nhờ cháu mời cô về để hỏi hài cốt của cô hiện nay ở đâu?”. Rồi Hằng quay sang GS Phương: “Có một người đàn ông đi cùng với cô Khang…”.

Mượn thân xác Bích Hằng, cô Khang nói: “Người thanh niên đi cùng với em chính là anh Sơn đấy. Anh vẫn thường xuyên đến gặp em”. GS Phương giật mình. Anh Sơn chính là người anh, người bạn, người đồng chí thân thiết nhất của ông đã hy sinh.

GS Trần Phương kể: “Rồi cô ấy chỉ dẫn tỉ mỉ chỗ cô nằm, với các đặc điểm về cây cỏ xung quanh, bắt đầu từ cây nhãn ở góc vườn mà tôi nhận ra ngay. Tôi hỏi: “Em có biết chỗ em nằm thuộc đất của ai không?”. Cô đáp: “Em cũng không biết nữa”. Cháu Hằng hỏi: “Hài cốt của cô còn nguyên vẹn không?”. Cô nói: “Chúng đánh em gãy xương sườn, gãy xương cánh tay và xương đòn tay phải, gãy hai chiếc răng ở hàm trên bên phải, giập gò má bên trái. Xương cốt hiện nay vẫn còn nhưng đã mủn, vì chôn có quan tài đâu, răng dưới rụng nhưng răng hàm trên vẫn nguyên”.

Tôi hỏi để kiểm tra: “Răng em bây giờ màu gì?”. “Bây giờ màu đen”. Tôi vội cãi: “Nhưng trước đây răng em trắng kia mà”.  “Cô Khang” nói tiếp: “Em chưa nói hết. Răng em đen xỉn do bùn đất ngấm vào chứ không phải đen hạt na. Ngày xưa, các anh ấy hay trêu em là có hàm răng đẹp nhất, tươi tắn nhất đội du kích. Nếu anh có đào nhầm sang mộ khác thì anh vẫn có thể nhận ra ngay, vì hàm răng của em không thể lẫn được. Cái khuôn mặt cũng vậy. Tuy gò má trái có bị giập, nhưng cả khuôn mặt thì vẫn còn. Anh có thể dễ dàng nhận ra em. Nhưng khi đào anh phải cẩn thận, vì chỉ cần xúc một xẻng đất là nó vỡ ra ngay”.


Bích Hằng đang tìm mộ liệt sĩ bên hồ Đắk Lốp, Tây Nguyên. (Ảnh: I.T)

Cuộc tìm mộ diễn ra sau đó ít lâu. Phan Thị Bích Hằng cùng đi để chỉ địa điểm cho chính xác. Chị Hằng đến gần gốc nhãn, ngắm nghía một lát rồi cắm hương xuống đất. Lấy bó hương làm tâm, chị vạch một ô hình chữ nhật để đào.
Dưới sự hướng dẫn của Bích Hằng, vị trí ngôi mộ đã được xác định và những nhát cuốc bắt đầu bổ xuống. Đào hết lớp đất “vượt thổ” thì chị Hằng ra lệnh cho thợ ngừng đào. Chị nhảy xuống hố lấy dầm gạt nhẹ từng lớp cát đen. Chưa đến một gang tay thì vướng ngay vào thanh củi mục. Nạy lên, ngâm vào nước thì nhận ra đó là một khúc tre già, ruột tre đã phân hủy hết, nhưng đốt và cật tre thì vẫn còn nguyên. Mọi người đều kinh ngạc khi biết thông tin về cái cán thuổng đã được báo trước.

Sau hành trình kỳ lạ tìm mộ em gái, GS Trần Phương đã trăn trở nhiều với những câu hỏi: “Có một thế giới linh hồn ngoài thế giới của con người đang sống không? Thế giới linh hồn đó hoạt động thế nào? Có khả năng tác động thế nào đến thế giới của con người đang sống?”.

Trong một lần tiếp xúc với PV, vợ của ông Trần Phương cũng cho hay: Vì ông nhà tôi là một nhà khoa học lớn, ông muốn thông qua câu chuyện này để các nhà khoa học khác quan tâm, nghiên cứu vấn đề ngoại cảm. Phải chăng, vì thế mà vấn đề ngoại cảm và tên tuổi của Bích Hằng được nâng tầm?

Con trai GS Trần Phương: “Bích Hằng sử dụng chân gỗ”?

Câu chuyện về hành trình tìm mộ em gái của GS Trần Phương xuất hiện trên các mặt báo đã gây chấn động dư luận. Có thể nói, nó đã củng cố niềm tin của rất nhiều người về khả năng ngoại cảm của Bích Hằng bởi câu chuyện mà ông kể ra rất logic, có nêu vật chứng… Tuy nhiên, trớ trêu thay, chính vợ và nhất là con trai của ông – kỹ sư Vũ Xuân An - lại không tin vào câu chuyện này và vào chính Phan Thị Bích Hằng.

Trong hai lần trò chuyện với ông Vũ Xuân An, phóng viên có đặt vấn đề với ông An như sau: Nhà em có một ngôi mộ bị thất lạc. Hiện tại, gia đình đang nhờ bà Phan Thị Bích Hằng tìm kiếm lại ngôi mộ này bằng phương pháp ngoại cảm. Tuy nhiên, thông qua các mối quan hệ, em được biết anh là người đại diện cho gia đình trong việc tìm mộ của cô anh – liệt sĩ Vũ Thị Kính. Vì vậy, em muốn nghe ý kiến tham khảo từ anh…

Ngay khi nghe phóng viên đặt vấn đề này, ông An đã thể hiện sự bức xúc với... bà Phan Thị Bích Hằng: “Vớ vẩn ấy mà! Hằng không tìm được mộ cô tôi đâu. Tôi khẳng định chắc chắn 100% là như vậy! Cô ta đã sử dụng “chân gỗ” để lừa gia đình tôi” - ông An nói.

Vậy anh là người trực tiếp đi cùng Bích Hằng để bốc phần mộ mà Bích Hằng cho là mộ của liệt sĩ Vũ Thị Kính ạ?

- Đúng, tôi là người trực tiếp đi cùng Hằng luôn. Tuy nhiên, chẳng có bất kỳ một phần xương cốt nào cả.

Tại sao em thấy trên báo, GS Trần Phương có kể là có tìm được 5 cái răng hả anh?

- Tôi khẳng định chắc chắn là không có gì ngoài bùn đất. Nếu chỉ có một chút xương cốt thì mọi việc đã khác hoàn toàn. Thậm chí, gia đình tôi còn huy động thanh niên trai tráng trong nhà bóp từng cục, từng cục một trong đống đất mang về để tìm dấu tích của xương cốt nhưng chẳng thấy gì.

“Bích Hằng không có khả năng gì, chỉ là lừa bịp. Cô ta chỉ muốn lợi dụng bố tôi. Bích Hằng chỉ là con số 0 tròn trĩnh” - ông Vũ Xuân An cay đắng kết luận.

Để tìm hiểu rõ hơn nguồn thông tin trên, PV đã tiếp cận với vợ ông Trần Phương. Khi PV đề cập việc tìm ông Vũ Xuân An để hỏi về nhân vật Bích Hằng, vợ ông Trần Phương vội can ngăn: "Cậu gặp nó cũng không giải quyết vấn đề gì đâu. Nó ghét và không tin cô Bích Hằng, thậm chí nó còn không cho nhắc tên cô ấy trước mặt nó. Nó là con tôi nên tôi hiểu". 
Cũng theo lời bà, khi nhờ Bích Hằng tìm mộ, ông Vũ Xuân An chính là người đã thay mặt bố mình đi bốc hài cốt của cô mình theo lời chỉ dẫn của Bích Hằng. Sau đó, khi về ông An không tin vào khả năng ngoại cảm của Bích Hằng nữa. “Trong nhà tôi chia ra 2 luồng ý kiến. Mấy thằng con trai tôi thì không tin vào Bích Hằng và cho rằng cô này sắp đặt. Còn con dâu, con gái thì có vẻ tin” - vợ của ông Trần Phương nói tiếp.

Về bản thân mình, bà tâm sự: "Tôi cũng không biết được. Nhưng thôi, cứ tin là cô nhà mình đã về để họ tộc an lòng".

Theo các bài báo viết thì khi bốc mộ cô nhà mình có tìm thấy 5 chiếc răng. Vậy tại sao không đem xét nghiệm ADN mấy chiếc răng này để giải tỏa khúc mắc trong gia đình?

Vợ GS Trần Phương trả lời: "Đó là do tưởng tượng thôi, chứ làm gì có chiếc răng nào. Đến xương cũng chả còn. Chỉ là nắm đất thôi".
(Dân Việt) 

Góc nhìn: Để không còn bối rối với lao động nước ngoài

Việt Nam nên ứng xử thế nào với lao động nước ngoài trong bối cảnh hội nhập hiện nay?...

Góc nhìn: Để không còn bối rối với lao động nước ngoài
Lao động Việt Nam chuẩn bị ra nước ngoài. Sự dịch chuyển lao động là một xu hướng tất yếu trong quá trình hội nhập.
Những tranh luận gần đây quanh kế hoạch tuyển dụng thêm lao động nước ngoài của một tập đoàn đưa tới vấn đề: hài hòa các vấn đề kinh tế, xã hội, an ninh - quốc phòng trong bối cảnh nền kinh tế đã và đang hội nhập sâu rộng thực sự là một thử thách ngày càng lớn cho chính quyền.

Chính sách và thực tế
Cho tới nay, Việt Nam vẫn đang là một quốc gia thực hiện một chính sách khá “đóng” với lao động nước ngoài. Những năm đầu mở cửa thu hút FDI, tinh thần hạn chế người nước ngoài là bao trùm mọi văn bản pháp quy về vấn đề này.
Cho đến năm 2003, Nghị định 105/NĐ-CP/2003 của Chính phủ quy định rằng người sử dụng lao động “được tuyển lao động nước ngoài với tỷ lệ không quá 3% so với số lao động hiện có của doanh nghiệp, nhưng nhiều nhất không quá 50 người, ít nhất cũng được tuyển 01 người”. Đối với một số trường hợp khác, dù không áp dụng “tỷ lệ 3%”, doanh nghiệp cần tuyển lao động nước ngoài vẫn phải xin phép “tùy vào tình hình thực tế”.
Nhiều năm liền, “giới hạn 3%” là nỗi đau đầu của nhiều doanh nghiệp FDI, đồng thời đưa tới tranh cãi bất tận tại các diễn đàn về kinh doanh. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực giáo dục chẳng hạn, đã rất mệt mỏi với quy định này, vì “lao động” của họ chủ yếu là các thầy cô giáo, và họ buộc phải tuyển dụng người nước ngoài để đảm bảo chất lượng đào tạo.
Với việc gia nhập WTO, “giới hạn 3%” đã được dỡ bỏ, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là lao động nước ngoài có thể dễ dàng vào Việt Nam, đồng thời mặc dù số lượng có tăng lên hàng năm, cũng không thể nói là có một “làn sóng” lao động đến Việt Nam, chưa kể nhập tịch thì càng ít.
Nghị định 34 năm 2008, Nghị định 46 năm 2011 hay Nghị định 102 năm 2013 về quản lý lao động nước ngoài đều mở ra nhiều thứ cho doanh nghiệp, nhưng cũng duy trì nhiều “rào cản kỹ thuật”, do đó bản thân các nhà đầu tư nước ngoài vẫn cảm thấy các quy định là khá chặt.
Nếu như trong giai đoạn đầu mở cửa, những lo lắng về an ninh được nhấn mạnh, thì gần đây, các nhà soạn thảo đứng trước áp lực từ những ý kiến cho rằng việc mở cửa đối với lao động nước ngoài sẽ ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tìm việc làm của lao động trong nước.
Các nghị định về lao động nước ngoài đã được sửa đổi liên tục với tần suất “hai năm một lần”, theo thừa nhận của một quan chức Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, bởi vì “luôn có sự phát triển nên có vấn đề mới đặt ra phải xử lý, hoàn thiện”.
Trong khi đó, Tiểu nhóm lao động thuộc Nhóm công tác sản xuất - Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) lại luôn nhấn mạnh thông điệp rằng “việc thuê lao động nước ngoài ở Việt Nam chủ yếu là do sự thiếu hụt đội ngũ lao động đủ trình độ, chứ không phải là lấy đi việc làm của lao động trong nước”.
Giữa năm 2013, tiểu nhóm này cho biết sau bảy năm thực hiện các cam kết của WTO và chính sách miễn giấy phép lao động áp dụng với 11 ngành dịch vụ, họ “không thể tìm được một thành viên nào từng được miễn giấy phép lao động theo quy định này do không có quy định cụ thể về những văn bản cần cung cấp”.
Các vấn đề về giấy phép lao động, lý lịch tư pháp, điều kiện cho lao động trong từng ngành cụ thể… tiếp tục được các nhà đầu tư nước ngoài mang ra “tranh đấu” với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, với hy vọng các thủ tục và điều kiện sẽ được cải thiện hơn nữa.
Lũy kế nhiều năm, cho đến hết năm 2013, mới có khoảng hơn 77 ngàn người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; trong đó số lao động đã được cấp phép là 40.529 người, không thuộc diện cấp phép là 5.500 người và chưa được cấp phép là 31.330 người.
Ở chiều ngược lại, mặc dù cũng chịu nhiều quy định ràng buộc, hành trình của lao động Việt Nam ra nước ngoài thuận lợi hơn nhiều!
Theo Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam, riêng trong năm 2013, dù thị trường lao động thế giới tiếp tục khó khăn do kinh tế thế giới phục hồi chậm sau khủng hoảng, Việt Nam vẫn đưa được 88.155 lao động đi làm việc ở nước ngoài, đạt 103,7% so với chi tiêu kế hoạch năm, tăng 9,75% so với năm 2012.
Trong một năm, số lao động Việt Nam ra nước ngoài thậm chí còn cao hơn lũy kế số lao động nước ngoài đang ở Việt Nam từ trước đến nay.
Đáng chú ý là trong năm 2013, Việt Nam đã duy trì và phát triển được 10 thị trường có quy mô tiếp nhận trên 1.200 lao động/năm, trong đó 8 thị trường tiếp nhận từ 2 nghìn đến trên 46 nghìn lao động/năm, đứng đầu là Đài Loan với 46.368 lao động, chiếm 72,46% số lao động đưa đi trong khu vực này và 52,60% 50 với tổng số lao động đưa đi trong năm 2013.
Đấy mới là thống kê về dịch chuyển lao động, chưa tính đến thống kê về di cư. Ví dụ hiện nay, có tới 150 ngàn phụ nữ Việt Nam đã sang Hàn Quốc và Đài Loan qua đường hôn nhân.
Hành xử nào cho phù hợp?
Gần đây, một tờ báo trong nước đã so sánh kế hoạch tuyển dụng gần 10.000 lao động Trung Quốc của tập đoàn Formosa với hình ảnh “một sư đoàn vào Việt Nam”, một cách so sánh mà theo người viết là có phần hơi thiếu thiện chí, thậm chí mang tính kích động.
Bối cảnh căng thẳng biển Đông thời gian qua có thể làm gia tăng sự ủng hộ đối với cách so sánh này, mà dễ làm quên mất khía cạnh khác của vấn đề: khi một nhà đầu tư muốn “tăng tốc” đầu tư và giải ngân, đấy nên được xem là tín hiệu tốt cho nền kinh tế.
Cũng cần nhắc lại là số lượng lao động mà Formosa đề xuất được tuyển dụng là tổng hợp từ các nhà thầu, hiện đang muốn “bù tiến độ” sau ảnh hưởng khá nghiêm trọng từ “biến cố tháng Năm”.
Lưu ý thêm là theo quy định của Nghị định 102 năm 2013, lao động do nhà thầu tuyển dụng thì không được coi là lao động của nhà đầu tư và do đó, chịu ít ràng buộc hơn vì đây là lực lượng “có tính thời vụ”.
Những lo lắng của người dân về sự hình thành những cộng đồng dân cư nước ngoài ngay trên đất Việt Nam là đáng trân trọng và chia sẻ. Tuy nhiên, bối cảnh hội nhập sâu rộng, sự dịch chuyển lao động và di cư ngày càng mạnh mẽ trên toàn thế giới là một thực tế mà các cơ quan chức năng cần phải đối mặt.
Vì những lý do lịch sử, những cộng đồng người Việt đã hình thành và bám rễ ở nhiều quốc gia, từ châu Âu, châu Mỹ, từ nước Nga đến Đông Á, và cả ở châu Phi xa xôi.
Dù tràn đầy lòng tự hào dân tộc, chúng ta cũng phải thấy được rằng các quốc gia khác đã và đang phải xử lý các vấn đề của các cộng đồng người Việt khắp nơi, từ những chuyện trái “thuần phong mỹ tục” sở tại như “làm thịt chó”, “trộm bồ câu”, hay nghiêm trọng hơn là buôn lậu, thậm chí trồng cần sa. Nhưng tinh thần đối xử chung của các chính phủ vẫn là sử dụng pháp luật một cách bình đẳng nhất có thể, cho dù sự kỳ thị dành cho người Việt cũng xuất hiện ở một số nơi.
Khách quan mà đánh giá, phần lớn các cộng đồng người Việt cũng đã đóng góp ít nhiều cho nền kinh tế nước sở tại, và có đóng góp trở lại cho Việt Nam, với minh chứng rõ nhất là dòng kiều hối nhiều tỷ USD mỗi năm.
Suy cho cùng, chúng ta không thể mãi chơi một mình một sân, khi thúc đẩy việc đưa lao động ra nước ngoài và cũng không hạn chế việc người Việt di cư ra nước ngoài, trong khi lại đóng cửa thị trường lao động nội địa hay hạn chế các cộng đồng người nước ngoài.
Thay vào đó, hoàn thiện các quy định pháp lý theo các thông lệ quốc tế tốt nhất, để có thể quản lý chặt chẽ các nhóm người ngoại quốc, đảm bảo rằng họ sinh sống và làm việc theo tinh thần thượng tôn pháp luật, phát huy mọi năng lực của mình để đóng góp cho nền kinh tế một cách tốt nhất, mới là hành xử văn minh.
Với góc nhìn đó, truyền thông có lẽ nên cung cấp thông tin một cách khách quan, đầy đủ, đa chiều hơn nữa, để công chúng hiểu sâu về các vấn đề, đồng thời không chất thêm khó khăn cho các quan chức Chính phủ khi hàng ngày phải xử lý các công việc đối ngoại đầy áp lực.
Khi một cô dâu Việt bị ngược đãi ở nước ngoài, chúng ta mong mỏi người đó được pháp luật và nhà nước sở tại bảo vệ và che chở. Nhưng gần đây, khi Chính phủ “hỗ trợ nhân đạo” cho những lao động nước ngoài bị đánh đập và chịu thiệt hại kinh tế trong “biến cố tháng Năm”, tiếc thay, vẫn còn nhiều tiếng nói chỉ trích.

Vĩ thanh
Nhiều năm theo dõi về lĩnh vực FDI, cá nhân tôi cũng cảm thấy thật khó khăn, khi chứng kiến nhiều nhà thầu tuyển lao động Trung Quốc mà không tuyển lao động Việt Nam. Nhưng khi hỏi về việc này, đại diện một nhà thầu nói thẳng rằng: “Trong khi một lao động Việt Nam ăn một đĩa cơm thì một lao động Trung Quốc ăn tới hai đĩa cơm, nhưng họ làm gấp ba”.
Hỏi làm thế nào mà “gấp ba” được, vị này bèn đáp: “Lao động Việt Nam vác bao xi măng đi 100 m thì nghỉ, trong thời gian đó lao động Trung Quốc hai nách kẹp hai bao, và đi nhanh gấp rưỡi. Xin hỏi nếu anh là ông chủ, thì anh chọn ai?”.
Phép so sánh bắt buộc tôi phải đối mặt với thực tế rằng, nếu lao động của Việt Nam không đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường, thì hoặc sẽ “bật cửa” trước lao động nước khác, hoặc sẽ phải chấp nhận lương thấp hơn.
Cùng làm việc trên tàu cá Hàn Quốc, lao động Việt Nam thường phải chấp nhận lương thấp hơn so với lao động Philippines hay Indonesia, chỉ vì tiếng Anh kém hơn, sức khỏe kém hơn, kỷ luật và kỹ năng lao động yếu hơn.
Với hiệp định TPP đang được đàm phán, các yêu cầu về mở cửa thị trường lao động thậm chí còn cao hơn cả WTO, khi mà nguyên tắc “đối xử bình đẳng” được đề cao và quy định khá chi tiết.
Nguyên một chương về lao động đã được thiết kế trong khung dự thảo, và các quy định về bảo vệ lao động là rất chi tiết. Một khi các rào cản kỹ thuật không còn phát huy tác dụng, lao động Việt Nam không có cách nào khác là phải tự cạnh tranh để giành việc làm, ngay chính trên “sân nhà” của mình.
Cuối cùng, chúng ta sẽ phải đối diện với sự hiện diện của lao động nước ngoài trên đất Việt Nam như thế nào? Rõ ràng trước một xu hướng khó thay đổi, không có cách nào khác là hoàn thiện hệ thống pháp luật để quản lý một cách tốt nhất, thay vì nhắm mắt tẩy chay một cách cực đoan.
Những sắc luật về an ninh quốc phòng cần thiết phải được xây dựng để bất kỳ dự án, nhà đầu tư hay cá nhân người lao động nào nếu được chứng minh là có nguy cơ cho an ninh quốc gia, thì sẽ bị xử lý, ngăn chặn một cách nhanh chóng, triệt để và công khai.
Nhưng ngược lại, một khi pháp nhân hay thể nhân ngoại quốc hiện diện hoàn toàn vì mục đích kinh tế, chúng ta phải tôn trọng và bảo vệ họ, cho dù họ đến từ đâu.
Một người bạn của tôi sang định cư tại một quốc gia châu Mỹ suốt ba năm nay. Sau ngần ấy thời gian tìm hiểu về cơ cấu xã hội của nước đó, ông nói rằng cho dù nhiều người dân cũng đang sống một cách vất vả và có những sự bất bình với chính quyền, dẫn tới biểu tình, chống đối nọ kia. Tuy nhiên, đáng chú ý là hầu như người dân nào cũng cảm thấy “hàm ơn nhà nước”.
“Đa phần người dân cảm thấy hàm ơn nhà nước, luôn cảm thấy rằng những điều mình nhận được từ nhà nước là quá nhiều, nhất là về giáo dục và y tế, trong khi những đóng góp của mình, cụ thể nhất là đóng thuế, lại chưa được bao nhiêu”, ông kể, nhấn mạnh rằng có lẽ đó là lý do khiến tấm hộ chiếu nước đó có giá trị trên bình diện toàn cầu, trong khi luôn có hàng triệu người đang trong giai đoạn chờ đợi để được nhập tịch.
Sự an nguy của một quốc gia hay một chế độ không nằm ở sự “thuần chủng” hay đa sắc tộc, mà quan trọng là các công dân ở đó nghĩ về nhà nước như thế nào, và có thật sự tôn trọng hệ thống pháp luật của đất nước đó hay không, và hệ thống pháp luật ở đó có thực sự “quản lý” được họ một cách minh bạch, hiệu quả và nhân văn hay không.
Khi đông đảo người dân dù là “bản xứ” hay “nhập tịch” cùng chia sẻ những giá trị chung, hướng tới những lợi ích chung, chính phủ ở đó không cần phải bận tâm quá nhiều về các “nguy cơ” nữa.
Chính vì vậy, khéo léo sử dụng vốn liếng, công nghệ của các nhà đầu tư nước ngoài cũng như chất xám, tài năng và sức lao động của các cá nhân người ngoại quốc trên cơ sở phát huy các lợi thế tự nhiên của mình để thúc đẩy phát triển kinh tế, có lẽ mới là lựa chọn phù hợp trong bối cảnh hiện nay.
Hơn thế, điều đó sẽ giúp thúc đẩy một xã hội dân chủ, được quản lý bởi một nhà nước thực sự pháp quyền, trong đó mọi người dân yêu nước có cơ hội góp tay ngăn ngừa các “nguy cơ” từ ngoại quốc, thay vì tranh luận một cách cực đoan và thiếu căn cứ như hiện nay.
Mong rằng làm được như vậy, Việt Nam sẽ tiến nhanh hơn để “sánh vai với các cường quốc năm châu” như lời Bác Hồ dặn, đủ sức bảo vệ mình trước mọi “nguy cơ”, và hy vọng không còn phải bối rối trước những tấm hộ chiếu từ năm châu bốn biển, xa hơn là không còn bối rối trước những đổi thay liên tục và ngày càng sâu rộng của thời cuộc.
Hoàng Anh Minh
(VnEconomy)

Hội nhà báo độc lập: Nỗi sỉ nhục việc giành ghế chưa kịp kê

Tôi vốn yêu xã hội dân sự, ở đó con chim được bay, con cá được bơi, con sáo được hót, còn con công thì được múa bộ lông sặc sỡ của mình. Nghĩa là ai cũng được sống theo sở trường. Có người mời tôi vào Văn đoàn độc lập, nhưng tôi từ chối không mảy may do dự “Tôi không vào, vì năng lực của nhà văn là sáng tạo độc lập, chứ đâu cần hội hè như sự canh ty thành nhóm để trục lợi hay ức hiếp người khác”.

Tác giả Nguyễn Hoàng Đức
Tôi vốn luôn cố gắng để trở thành người ngoan đạo, vậy mà khi nhà thờ mời tôi tham gia Hội Đức Giáo Hoàng Jean Paul II, tôi đã từ chối thẳng tưng: “Thưa các cha, giáo hội cần nhiều người hoạt động sốt sắng để phục vụ công việc truyền giáo, nhưng con là nhà văn, nên phục vụ theo chuyên môn ngòi bút thì hơn là thao tác chân tay hay phong trào. Mà nhà văn thì phải trau dồi bản lĩnh độc lập, cô đơn thì ngòi bút mới hay. Chứ nhà văn mà cống hiến theo lối cây bút tập đoàn thì có khác gì thoát khỏi mậu dịch của nhà nước lại chui vào ‘mậu dịch’ của đoàn thể. Theo nhiều nghiên cứu, đặc biệt là của Giám mục Hoàng Đức Oanh, thì trong vài trăm năm qua, có nghĩa là hầu trọn lịch sử của Giáo Hội Công Giáo, cho dù thơ của Hàn Mạc Tử rất xuất sắc, nhưng vẫn thiếu vắng ngay cả một truyện ngắn văn xuôi viết về sự nghiệp tin mừng hay cứu độ. Vậy thì con muốn được là nhà văn thuần khiết phục vụ giáo hội còn hơn là hội viên này hội viên kia?! ”

Nhưng khi nghe, có người gọi điện thoại mời tôi tham gia Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam, tôi không chần chừ ngay cả một giây trên điện thoại: tham gia liền. Mặc dù tôi biết đó là một sự phiêu lưu bị đẩy lên tuyến đầu trong xã hội đảng trị mà người ta kiên quyết dẹp tan từ trong trứng theo tinh thần chuyên chính vô sản tất cả những hội nhóm nào không phải là cành lá chính thống của chế độ. Tôi tham gia vì nghĩ mình phải có đóng góp cho công lý và dân tộc!

Nhưng kìa, than ôi, Hội NBĐL chưa ra đời sau một tháng đã ì xèo những bất đồng về nội bộ, và nhân sự, xoay quanh cái gì? Cụ thể ngày 01/09/2014, chưa đầy 2 tháng sau ngày thành lập cái kim trong bọc cũng tòi ra, ông Phạm Chí Dũng Chủ tịch hội đã ra thông báo số 5 của Hội với nội dung:

“Căn cứ Điều lệ Hội NBĐLVN về đường lối hoạt động và thẩm quyền của lãnh đạo Hội, ngày 1/9/2014, Ban lãnh đạo Hội đã họp bất thường và đưa ra quyết định với đa số thống nhất:


1. Từ ngày 1/9/2014, trang Facebook mang tên Việt Nam Thời Báo do ông Ngô Nhật Đăng điều hành không còn mang danh nghĩa là một trang báo của Hội NBĐLVN, cũng không còn mối liên quan nào với Hội NBĐLVN về quan điểm, nội dung, nhân sự và tài chính”…

Việc này anh Ngô Nhật Đăng đã trao đổi với tôi qua FB nhiều lần, tôi thường xuyên khuyên anh: “Hãy kiên nhẫn! Hãy bình tâm! Hội thành lập mới được có mấy tuần, chia rẽ, chành chọe, tranh giành người ta cười cho, thậm chí người ta nhổ vào mặt cho, vì cái ham hố của các anh không kìm nén được…”

Nhưng than ôi, cái bản tính của người Việt nói chung, thấp hèn, tiểu nông đắc chí, tranh giành ghế, tranh giành miếng ăn, nó đã là những gì thâm căn cố đế. Nội dung chính là gì? Có thể nói gọn một câu: Tranh nhau chiếu ăn mặt tiền.

Tôi xin chứng minh. Tôi được mời đến ăn cỗ một làng nghề đồng ở ngay Hà Nội. Người ta dựng rạp từ trong đình ra tận cổng. Người ta mời chúng tôi ngồi ngay bàn bên ngoài rất thoáng mát, nhưng anh bạn mời, cứ dẫn chúng tôi lách vào trong đình. Anh ta bảo “ngồi ăn ngoài sân, đừng đi còn hơn!” Vào trong đình thì phải ngồi đợi, mâm nào đứng lên, mâm khác mới vào. Và đầy rẫy những đàn ông tiểu nông phố thị chen vai thích cánh vào, nói oang oang những câu chém gió, ra vẻ rằng: ta đang nói để được “vua biết mặt, chúa biết tên!”

Tâm lý này đã được nhà văn Nguyễn Tuân tả cái cảnh người ta bon chen ra sân đình ăn cỗ, ganh đua nhau xem mình được ngồi chiếu nào? Cái mỏ gà phải chặt làm sao thành 32 miếng, miếng nào cũng phải dính tí mỏ, vì tí mỏ đó không biểu hiện cho thực phẩm mà là biểu tượng của sự tôn trọng uy quyền. Thật bé nhỏ!

Báo chí là nơi thời vụ diễn ra trong ngày, từ vinh quang đến nhuận bút, và đã trở thành miếng ăn sốt nóng nhất để tranh giành trong tâm lý bé nhỏ yếu ớt, hèn kém nô tài của người Việt. Qua những cuộc đi biểu tình, nhiều người thấy, người Việt tranh giành cò kè nhau từng đúp ảnh, từng lời nói, nghĩa là háo danh, háo chức…

Tại sao ta không nghĩ: Báo chí chỉ là cái sân thể hiện! Một tiểu nông, cứ dẫn anh ta lên thẳng sân khấu, chỉ vào các nhạc cụ như violon, piano, kèn… mời anh ta biểu diễn, anh ta có run rẩy và sợ hãi không? Nhưng một anh tiểu nông, chỉ cần cầm cái lá gấp thành kèn, nghê nga vừa thổi vừa khoe vợ con, thì anh ta cứ muốn ôm sân khấu đó cả ngày, rồi ngày này sang tháng khác chẳng chịu dời xa.

Hội vừa mở ra, lại tranh nhau ‘chiếu chèo’ để biểu diễn, lại lên án nhau ‘chiếu của anh không phải chiếu chính thống’. Trời ơi có hai cái chiếu đã muốn chiếu của mình duy nhất hay. Cứ cho là chiếu của anh hay đi, những đoàn kịch đang diễn vở, rồi cũng có lúc phải để đoàn kịch khác vượt lên, chỉ vì, trong lúc anh diễn thì người ta đang tập vở mới. Báo cũng vậy, bài viết của anh hay mảng này, thì người ta cần một tờ báo khác để kế tiếp những việc khác.

Một lần nữa cái bản tính “tham bát bỏ mâm”, ăn vặt, khôn vặt, tranh giành vặt, mưu danh văt, vinh quang vặt đầy chất lõm bõm tiểu nông của người Việt lại lộ ra. Thật là đáng thất vọng! Và đáng xấu hổ! Mong rằng mấy nhà báo độc lập với cái hội mới nhú của mình mà người Việt gọi là “chưa vỡ bụng cứt” nên nghiêm trang ngắm lại bản thân mình. Có hai cái chiếu nhỏ bé đó, đã là gì đâu mà phải ra tuyên bố giành giật của nhau?!

“ Tri túc bất nhục! Tri sỉ bất đãi! Xin các vị nên biết nhìn nhận lại sự ham hố của mình. Một tờ báo ư? Ở xã hội khác nó chỉ là một tờ giấy phép tất yếu nằm trong luật.

Ở đây quí vị đừng tự cho mình cái quyền cấp giấy phép cho người khác viết báo và in báo?!

Đừng nên làm nhà độc tài trá hình, hay độc tài nhân danh độc lập!
NGUYỄN HOÀNG ĐỨC
(FB. Nguyễn Hoàng Đức) 

Ông Phạm Chí Dũng - Hay sự mất đoàn kết nội bộ?

Ngày 4-7 -2014 Hội nhà báo Độc Lập Việt Nam (HNBĐL) ra đời với 42 hội viên ban đầu.

Ông Phạm Chí Dũng được bầu là chủ tịch

Ông Ngô Nhật Đăng được giao phụ trách biên tập chính hai tờ Việt Nam Thời Báo và Việt Nam Times.

Như tính chất của một tổ chức Xã hội dân sự (XHDS) HNBĐL là tổ chức của các nhà báo tự nguyện tham gia nhằm thực hiện quyền tự do báo chí như Hiến định, và khuyến khích các nhà báo tạo ra những kênh thông tin trung thực và khách quan nhằm giúp công chúng có những thông tin hữu ích và chính xác nhất. Hội không lập ra để làm báo cạnh tranh với báo của các hội viên (cá nhân/nhóm) hay của các tổ chức báo chí khác (tổ chức), mà Hội bảo vệ nhà báo và các tổ chức báo chí đang bị xâm hại về quyền tự do báo chí.

Một thời gian sau ông Phạm Chí Dũng ra tờ VNTB trên website http://www.ijavn.org

Điều này được toàn thể hội viên khuyến khích và đồng ý vì phù hợp với mục đích của Hôi và nằm trong kế hoạch phát triển thêm các tờ báo do các nhóm hội viên điều hành.

Nhưng ông Phạm Chí Dũng đã đăng dòng chữ “Cơ quan ngôn luận của Hội NBĐL Việt Nam” trên cover của tờ báo làm bạn đọc có thể hiểu lầm rằng đây là tờ báo duy nhất và là tiếng nói của toàn thể hội viên. Đó là điều đi ngược lại tôn chỉ Độc Lập của Hội, báo chí độc lập không thể và không bao giờ là “cơ quan ngôn luận” của bất cứ một tổ chức nào.

Việc làm này của ông Phạm Chí Dũng đã được các hội viên nhắc nhở nhiều lần nhưng ông vẫn không thay đổi.

Nghiêm trọng hơn với một loạt các bài báo đăng trên tờ báo của mình, ông Phạm Chí Dũng đã dự đoán, bình luận để hướng dư luận rằng hội NBĐL đang ủng hộ cho một trong hai phe “bảo thủ” và “lợi ích” (khái niệm do ông Dũng đưa ra).Điều này đã gây ra sóng gió trên dư luận thậm chí đã có những tranh luận phản biện trên hãng truyền thông nổi tiếng BBC.

Nghiêm trọng hơn nữa ông Phạm Chí Dũng lạm dụng quyền chủ tịch của mình để can thiệp vào các tờ báo như:

1- Đòi quyền biên tập, cắt xén bài trước khi đăng

2- Ông Phạm Chí Dũng dùng các bút danh như Liên Sơn, Lệ Sơn, Viết Lê Quân….để viết các bài báo định hướng dư luận, đặc biệt là bài “Mộng mị dân chủ” đã gây phẫn nộ với đông đảo cộng đồng mạng.

3- Trong hai tháng hoạt động ông Phạm Chí Dũng không hề đăng bài của các hội viên gửi đến và cũng không phản hồi lại tác giả đã gây bức xúc cho những cây bút tâm huyết của Hội.

Những thắc mắc này đã được các hội viên gửi đến ông Phạm Chí Dũng nhưng đến nay ông vẫn im lặng.

Ông Phạm Chí Dũng đã từng được biết đến như một nhà báo lão luyện với những bài báo phân tích sắc sảo và dũng cảm. Ông đã từng bị bắt và giam giữ 9 tháng nhưng không bị kết tội.

Ông cũng từng được coi như một người “phản tỉnh” dù là đảng viên đảng cộng sản và hoạt động trong ngành an ninh.

Và ngày 1/9 không thông qua các hội viên, không tổ chức họp, ông Phạm Chí Dũng đã tự ý đưa ra: Thông báo số 5 : http://www.ijavn.org/2014/09/thong-bao-so-5-cua-hoi-nha-bao-oc-lap.html.

Đây là là việc làm nhằm gây hoang mang dư luận là Hội NBĐL có sự mất đoàn kết, chia rẽ, là “đấu đá, tranh giành quyền lực”…thậm chí gây ra tình trạng nguy hiểm cho các hội viên đang điều hành trang Việt Nam Thời Báo trên facebook do tuyên bố đó không phải là tờ báo của Hội (một kiểu lập lờ đánh tráo khái niệm quen thuộc).

Không một điều nào là dễ dàng, nhất là quyền đòi được Tự do báo chí trong một xã hội toàn trị.

Nhưng không phải vì thế mà những người tâm huyết với đất nước không đủ dũng cảm để dấn thân với mong muốn được thấy quê hương Việt Nam đổi mới và phát triển.

Ông Phạm Chí Dũng quên một điều rằng :

Báo chí chỉ sống được khi nó được sự ủng hộ của đông đảo bạn đọc tức là Nhân Dân.

Những nhà báo chỉ an toàn khi cây bút của họ chỉ viết sự thật, dù có thể gay gắt, bất đồng chính kiến với chính phủ nhưng là những băn khoăn, day rứt, đau đớn vì quê hương đất nước.

Vàng thật không sợ lửa, và ngọn lửa để thử vàng chính là : CÔNG KHAI MINH BẠCH VÀ SỰ THẬT

Thay mặt các Hội viên điều hành Việt Nam Thời Báo

Ngô Nhật Đăng
FB Việt Nam Thời Báo

Lê Công Định và trò lố nhân ngày quốc khánh trên BBC Việt ngữ

Ngày hôm nay, ngày quốc khánh của toàn dân tộc, tôi bất chợt đọc được một bài viết của ông Lê Công Định, một "luật sư nổi tiếng "một "chính trị gia" đương thời về ngày Độc lập của dân tộc, được đăng trên Facebooks cá nhân của ông ta, cũng được đăng trên BBC Việt ngữ. Đọc kể cũng thú vị, giọng văn mượt mà và lời lẽ khá hấp dẫn, nhưng đáng buồn là tôi không hề bắt gặp một thứ đáng để coi trọng, mà chỉ được thấy một thứ từa tựa như con gà cục tác lá canh mà thôi !

Độc lập là thuộc địa cho chủ mới ?

Mời các bạn đọc cái cảnh nước ta "Độc lập " dưới con mắt của ngài "Luật sư ".

Tôi xin được hỏi ông Lê Công Định rằng:

- Việt Nam lúc đó là thực sự độc lập, tự chủ hay chỉ là "Độc lập" với Pháp và thần phục Nhật Bản ?

- Có nền độc lập nào dựa vào ngoại bang để duy trì sự tồn tại của mình ?

Nếu như ông Lê Công Định thừa nhận Độc lập chỉ là một tiếng hô đoạn tuyệt chủ cũ để thuần phục chủ mới, nếu ông Lê Công Định thừa nhận độc lập là phụ thuộc hoàn toàn vào sự khống chế của ngoại bang , thì tôi đã hiểu tại sao ông lại đấu tranh cho "độc lập, tự chủ, dân chủ" suốt bao nhiêu năm qua rồi, tức định nghĩa Việt Nam là thuộc địa của Ngoại bang mới đúng là nền độc lập cho dân tộc!

Và ông Lê Công Định cho rằng sự tồn tại của đội quân phát xít hùng hậu với gánh nặng làm chết hàng triệu người dân Việt Nam vì đói là một biểu hiện huy hoàng của nền độc lập dân tộc đáng được coi trọng?

Và ông Lê Cộng Định cũng chẳng học lịch sử Việt Nam!

Trước khi phê phán một ai, tôi đều cố gắng đọc lại bằng được tác phẩm của người đó, nhưng có lẽ một "trí thức dân chủ" như ông Lê Công Định không thèm đọc lại rõ ràng lịch sử Việt Nam nên sau định nghĩa Độc Lập là làm thuộc địa cho ngoại bang, ông ta liền xổ toẹt bản chất thực sự dốt sử của mình ra trước mắt bàn dân thiên hạ:

 Thực tế ông Định chưa hề và chắc chưa bao giờ được biết Quốc dân đại hội ở Tân trào là gì nên mới nói những câu nói thiếu muối như vậy. Và là một công dân mạng Việt Nam được sống trong thời đại công nghệ thông tin, tôi xin giới thiệu cho ông một văn bản:

Sáng 15-8-1945, được tin đích xác vua Nhật đã ra lệnh đầu hàng cho quân đội Nhật, Hồ Chí Minh và Tổng bộ Việt Minh thấy không thể chờ đợi cho thật đông đủ tất cả các đại biểu nữa nên đã quyết định khai mạc Đại hội đại biểu quốc dân vào chiều ngày 16-8-1945 và tiến hành rất nhanh chóng để các đại biểu có thể mang lệnh khởi nghĩa về các địa phương. Hơn 60 đại biểu đại diện cho các đảng phái chính trị, các đoàn thể cứu quốc, các dân tộc, tôn giáo, có cả đại biểu từ Nam bộ, miền Nam Trung Bộ và Việt Kiều ở Thái Lan, ở Lào về dự đại hội. Đại hội họp tại đình Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Đình lợp lá cọ, có ba gian, gian giữa có bàn thờ, vẫn để nguyên không đụng chạm đến. Gian bên phải triển lãm sách báo cách mạng, gian bên trái là gian họp của Đại hội. Hồ Chí minh vừa bị cơn sốt nặng, sức còn yếu nhưng Người đã đến dự đại hội. Đây là lần đầu tiên sau khi về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh ra mắt anh chị em đại biểu khắp ba kỳ, cả đại biểu Việt Kiều ở Thái Lan và Lào. "Được gặp vị lãnh tụ tối cao của dân tộc, được nghe vị lãnh tụ ấy vạch rõ phương châm thành công, với một giọng nói hiền từ mà kiên quyết, các đại biểu ai nấy đều có cảm tưởng đã được thoả mãn trong ước vọng bình sinh của mình, lòng tin tưởng vào tương lai càng cao". Trường Chinh, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương, đọc bản báo cáo trước Đại hội nêu ra hai vấn đề lớn: Tổng khởi nghĩa và bầu Uỷ ban dân tộc giải phóng. Đảng cộng sản Đông Dương chủ trương lãnh đạo quần chúng nhân dân nổi dậy tước vũ khí của Nhật trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương, giành lấy chính quyền từ tay Nhật, lật đổ bọn bù nhìn tay sai của Nhật, đứng địa vị cầm quyền mà tiếp đón quân Đồng Minh vào giải ngũ quân Nhật trên đất Đông Dương.

GIÀNH CHÍNH QUYỀN TOÀN QUỐC VÀ THI HÀNH MƯỜI CHÍNH SÁCH LỚN CỦA VIỆT MINH
NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC DÂN ĐẠI HỘI
NGÀY 16 – 17- 8 - 1945
    a) Ở châu Âu, chủ nghĩa phát xít Ý, Đức đã chết, phong trào dân chủ mới đang tiến tới.
    Sau khi giúp một phần lớn trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít ở châu Âu, Nga Xô viết ngày 8-8-1945 đã tuyên chiến với Nhật, quyết cùng với quân Đồng minh đánh trận cuối cùng để tiêu diệt bọn phát xít ở châu Á.
    Phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Quân Đồng minh sắp kéo vào nơi nào có quân Nhật đóng.
    Phong trào dân tộc độc lập và dân chủ mới càng thêm bồng bột và lan tràn trên thế giới.
    b) Ở nước ta, chính quyền của Nhật đang tan rã. Nhận thấy cơ hội thuận tiện, Uỷ ban khởi nghĩa do Tổng bộ Việt Minh lập ra đã ra lệnh cho Đội quân giải phóng tước khí giới của tàn binh Nhật và mở rộng phạm vi hoạt động.
    c) Quốc dân Đại hội thiết tha hiệu triệu nhân dân toàn quốc, các đoàn thể cách mạng kịp thời đứng lên đoàn kết phấn đấu, để thi hành 10 điều sau đây:
    1. Giành lấy chính quyền, xây dựng một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trên nền tảng hoàn toàn độc lập.
    2. Võ trang nhân dân. Phát triển quân Giải phóng Việt Nam.
    3. Tịch thu tài sản của giặc nước và của Việt gian, tuỳ từng trường hợp sung công làm của quốc gia hay chia cho dân nghèo.
    4. Bỏ các thứ thuế do Pháp, Nhật đặt ra; đặt một thứ thuế công bằng và nhẹ.
    5. Ban bố những quyền của dân cho dân.
    - Nhân quyền.
    - Tài quyền (quyền sở hữu).
    - Dân quyền: Quyền phổ thông đầu phiếu, quyền tự do dân chủ (tự do tín ngưỡng, tự do tư tưởng, ngôn luận, hội họp, đi lại), dân tộc bình quyền, nam nữ bình quyền.
    6. Chia lại ruộng công cho công bằng, giảm địa tô, giảm lợi tức, hoãn nợ, cứu tế nạn dân.
    7. Ban bố Luật lao động; ngày làm 8 giờ, định lương tối thiểu, đặt xã hội bảo hiểm.
    8. Xây dựng nền kinh tế quốc dân, phát triển nông nghiệp. Mở Quốc gia ngân hàng.
    9. Xây dựng nền quốc dân giáo dục; chống nạn mù chữ, phổ thông và cưỡng bách giáo dục đến bậc sơ cấp. Kiến thiết nền văn hoá mới.
    10. Thân thiện và giao hảo với các nước Đồng minh và các nước nhược tiểu dân tộc để giành lấy sự đồng tình và sức ủng hộ của họ.
    d) Để lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc giải phóng của chúng ta cho thắng lợi, Quốc dân Đại hội quyết định thành lập Uỷ ban giải phóng dân tộc Việt Nam. Uỷ ban này cũng như Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam trước khi thành lập một chính phủ chính thức. Uỷ ban này thay mặt quốc dân mà giao thiệp với các nước ngoài và chủ trì mọi công việc trong nước.
    đ) Thì giờ cấp bách. Phải hành động cho kịp thời, Uỷ ban giải phóng dân tộc giao toàn quyền chỉ huy cho Uỷ ban khởi nghĩa.
    e) Không phải Nhật bại là nước ta tự nhiên được độc lập. Nhiều sự gay go trở ngại sẽ xảy ra. Chúng ta phải khôn khéo và kiên quyết. Khôn khéo để tránh những sự không lợi cho ta. Kiên quyết để giành cho được nền hoàn toàn độc lập. Trên thế giới, sau cuộc chiến tranh này, một dân tộc quyết tâm và nhất trí đòi quyền độc lập thì nhất định được độc lập. Chúng ta sẽ thắng lợi.
 
Ngày 16-8-1945
 (Tìm Lại Sự Thật)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét