Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 2 tháng 9, 2014

Nhìn lại chặng đường 69 năm ngày Quốc Khánh

Nhìn lại chặng đường 69 năm ngày Quốc Khánh

000_Hkg10092627.jpg
Panô, bảng hiệu tuyên truyền kỷ niệm 69 năm ngày quốc khánh tại Hà Nội chụp hôm 28/8/2014. 
Hà Nội đang kỷ niệm 69 năm ngày quốc khánh khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, nay là Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Câu hỏi thường được nêu ra nhân dịp ngày 2 tháng 9 như thế là sau mấy mươi năm xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đa số người dân Việt Nam được thụ hưởng những quyền và cuộc sống như các dân tộc khác, ít nhất là những nước trong khu vực hay chưa?

Tuyên ngôn độc lập

Ngày 2 tháng 9 năm 1945, ông Hồ Chí Minh, chủ tịch nước đọc Tuyên Ngôn khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa. Bản Tuyên ngôn Độc lập có những đoạn trích trong Tuyên Ngôn Độc lập của Hoa Kỳ 1776 với nội dung “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”

Bản Tuyên Ngôn Độc lập do ông Hồ Chí Minh đọc tại Quảng trường Ba Đình cách đây 69 năm cũng trích dẫn Bàn Tuyên Ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách Mạng Pháp năm 1791 với điểm ‘Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi’.
    Trước kia đúng là một lòng một dạ, cùng đảng viên với nhau là như một phục vụ dân đến hơi thở cuối cùng. Bây giờ họ không nghĩ đến dân, họ coi thường dân, coi người dân như ‘cái rơm, cái rác’  - Bà Ngô Thị Đức
Những điểm trên được nêu ra trong Tuyên Ngôn Độc Lập nhằm tố cáo thực dân Pháp suốt 80 năm đô hộ Việt Nam đã tước mất mọi quyền căn bản của người dân Việt Nam, bóc lột họ đến tận xương tủy, thực hiện chính sách ngu dân để dễ bề cai trị…

Đảng Cộng sản Việt Nam cũng luôn lên án thực dân, đế quốc theo chủ nghĩa tư bản chỉ vì lợi nhuận mà bất kể đến tình đồng loại. Đảng cộng sản giương lên ngọn cờ giải phóng giai cấp công nhân và nông dân khỏi ách thống trị của những thế lực như thế.

Thực tế đời sống

Đã 69 năm trôi qua, khoảng thời gian cũng gần bằng 80 năm thực dân Pháp đô hộ Việt Nam trước đây mà theo ông Hồ Chí Minh là một giai đoạn tăm tối, kìm hãm sức phát triển của dân tộc Việt Nam.

Nhiều người từng vì lý tưởng yêu nước, mong muốn giành được quyền sống và ấm no hạnh phúc cho mọi người, đã nghe theo lời kêu gọi của Đảng, đóng góp hết sức mình cho công cuộc cách mạng, nhưng về cuối đời họ lại bị chính những đảng viên cộng sản hiện đang nắm chính quyền trù dập họ vì dám phản đối lại những việc làm bị cho là không đúng pháp luật, đi ngược lại quyền lợi của người dân.

Mới hôm cuối tháng 8 vừa qua, một cựu đảng viên với thâm niên 49 tuổi đảng, bà Ngô Thị Đức tại khu phố Trịnh Nguyễn, thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh, phải chặt một ngón tay trỏ để phản đối việc bức ép của công an buộc bà nhận tội gây rối trật tự khi cùng nhiều người khác lên tiếng phản đối một dự án xử lý nước thải nhưng sẽ gây hại cho cuộc sống người dân. Bà đưa ra nhận định về những đảng viên hiện nay như sau:

Trước kia đúng là một lòng một dạ, cùng đảng viên với nhau là như một phục vụ dân đến hơi thở cuối cùng. Bây giờ họ không nghĩ đến dân, họ coi thường dân, coi người dân như ‘cái rơm, cái rác’. Họ cho sống thì sống, có nghĩa bắt chết phải chịu! Chẳng hạn như ngày 18 tháng 6 năm ngoái, công an đánh dân, đánh người già, đánh trẻ con mà họ có ‘ấy’ đâu! Nhưng mà họ đánh dân lại không có tội. Công an được ăn, được học, được cơm gạo nông dân sản xuất ra nuôi, ‘manh cơm, tấm áo’ do dân đóng góp vào để làm thế nào phục vụ dân; nhưng bây giờ lại coi dân không ra gì.

Cứ nói thì hay nhưng thực hiện thì không đúng. Đơn giản như chuyện ‘uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây’ nhưng chỉ nói vài hôm vào ngày 27 tháng 7 thôi; chứ còn thực tế chả tạo điều kiện cho gia đình liệt sỹ gì cả. Như gia đình tôi khổ quá, năm ngoái cũng vì ‘nước thải’ này thôi mà giữ xe công nông mất 8 tháng. Bây giờ kinh tế không còn, chính trị mất hết, không có công ăn việc làm gì cả.

Một người dân Hà Nội suốt nhiều năm kêu oan vì bị lấy đất một cách phi pháp nhưng không được giải quyết, trái lại còn bị hành hung đánh đập đến ngã bệnh, bà Nguyễn thị Thanh Hương, nói về tình hình đất nước sau gần 7 thập niên được gọi là độc lập:

Chúng tôi sống và làm việc theo pháp luật nhưng không được pháp luật bảo vệ. Người dân sống không trông vào đâu được. Tài sản bị cướp, nhiều người bị đốt nhà, đánh đập như thế tại phường Hoàng Văn Thụ xảy ra bao nhiêu năm rồi, không ai giải quyết. Nhiều người đi khiếu kiện ức quá, bị nhồi máu cơ tim qua đời!

Tôi không hiểu sao phường Hoàng Văn Thụ, do ông chủ tịch Nguyễn Viết Cương, không có bằng cấp, không có học hành gì, cướp đất công xây nhà ba tầng, rồi dùng đất để đi biếu các lãnh đạo; cuối cùng hại dân. Sự việc rành rành các văn bản, bằng chứng rõ ràng mười mươi như vậy mà không có cấp nào của thành phố ( mà họ còn đồng lõa vào)… nên tôi không hiểu luật pháp của Việt Nam bây giờ như thế nào rồi!
    Thực tế một người thương binh như tôi đã cống hiến một phần xương và máu thịt mà bị đối xử như vậy thì mọi người dân bình thường của Việt Nam bị đối xử như thế nào thì anh hiểu.  - Bà Lê thị Ngọc Đa
Bà Lê thị Ngọc Đa, một thương binh, nay là một dân oan và từng bị bỏ tù do khiếu kiện, bảy tỏ hối tiếc vì đã nghe theo cách mạng để tham gia hoạt động từ năm lên 9 tuổi:

Giờ nói tự do tôi không biết tự do theo kiểu gì, đi đâu cũng ‘tai mắt’ nhìn vào, điện tới điện lui, yêu cầu phải đăng ký thế này, thế nọ, thế kia.

Thực tế một người thương binh như tôi đã cống hiến một phần xương và máu thịt mà bị đối xử như vậy thì mọi người dân bình thường của Việt Nam bị đối xử như thế nào thì anh hiểu. Trừ trường hợp dòng họ của họ, ‘đảng dòng, đảng họ’ mà, đảng làm sao cho đông để giành.

So sánh với nước khác

Một số thống kê gần đây cho thấy Việt Nam tụt hậu cả nửa thế kỷ so với Thái Lan trong các công bố về khoa học. Trong lĩnh vực kinh tế, thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam hiện cũng tụt hậu so với các nước khác trong khối ASEAN. Cách đây 5 năm, báo cáo của Ngân Hàng Thế giới đưa ra số năm tụt hậu đó là 158 năm so với Singapore, 95 năm so với Thái Lan và 51 năm so với Indonesia…

Hồi tháng 2 vừa qua, thông tin cho biết Kampuchia sản xuất được ô tô, trong khi đó công nghiệp lắp ráp ô tô tại Việt Nam đến nay vẫn còn ì ạch.

Trong hội thảo nhìn lại nửa chặng đường phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015 được tổ chức vào tháng 9 năm ngoái, các diễn giả tham dự đều đưa ra nhận định là Việt Nam ‘suy yếu, tụt hậu và khoảng cách kém cỏi như thế ngày càng xa so với thế giới’.

Cựu phó thủ tướng Vũ Khoan phát biểu tại hội thảo chính sai lầm chủ quan dẫn đến những bất ổn vĩ mô.

Trong những năm qua, nhiều vị trí thức trong và ngoài nước, ngay cả những đảng viên lão thành cách mạng cũng đã có những kiến nghị tập thể thúc giục đảng và nhà nước phải cải cách, từ bỏ con đường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa lỗi thời để theo xu thế chung của thời đại… Nhưng rồi những tiếng nói tâm huyết như thế vẫn không được lắng nghe. Đất nước vẫn mỗi lúc một kém cỏi thêm so với những nước mà trước đây họ đã từng ngưỡng mộ Việt Nam dưới thời Cộng hòa được mệnh danh ‘Hòn Ngọc Viễn Đông’.
Gia Minh
(RFA)

Ucraine, hãy HY VỌNG!

Viet nguyen Trung FB
Tôi trở lại Ucraine sau bốn tháng và cảm thấy những thay đổi trong tâm trí những người bạn Ucraine của tôi , của những người dân Kiev : vẫn còn đó lửa nhiệt tình và khát khao thay đổi đất nước ,hướng đến cuộc sống dân chủ hơn, lòng yêu nước , ý chí kiên cường …. Nhưng trong ánh mắt của mọi người hằn rõ sự lo âu và tâm trạng bất an , sự lo lắng không thể giấu được cho tương lai của Ucraine, của gia đình, con cái, công việc .
Mọi sự vô cùng xấu : mấy ngày trước đây quân đội chính qui Nga đã chính thức đánh vào vùng miền Đông của Ucraine , quân chính qui Nga đã thay quân nổi dậy tại các vị trí ở miền Đông , một số nơi quân đội Ucraine phải rút để bảo toàn lực lượng , một số nơi lính Ucraine bị bao vây , hết lương thực, đạn dược và hy sinh rất nhiều . Công cuộc giải phóng miền Đông đã bước sang giai đoạn mới : cuộc chiến trực tiếp giữa Ucraine và quân đội Nga.

Trong thời cầm quyền của Tổng Thống bị hạ bệ Ianukovich nước Nga đã cài rất nhiều người vào các vị trí trong các bộ như Bộ Quốc Phòng, Uỷ ban an ninh Quốc gia, các vị trí khác liên quan đến an ninh, Tổng Thống Ianukovich theo Nga chủ động làm yếu quân đội Ucraine , hoàn toàn bỏ phòng vệ biên giới với Nga . Kết quả là một đường biên giới mênh mông 1920 km hầu như không có không có rào cản , các vị trí cao cấp trong an ninh và quân đội là tay sai của Nga , khi Nga xam lược Crimea quân đội Ucraine chỉ còn 60000 lính có thể chiến đấu Nước Nga trong vòng 10 năm nay ngoài mặt vẫn gọi Ucraine là dân tộc anh em nhưng đằng sau âm thầm chuẩn bị mọi thứ cho ngày hôm nay : hàng chục năm qua trên truyền hình , các phương tiện thông tin đại chúng có cả một sách lược để đưa vào đầu người dân Nga ý nghĩ rằng : dân tộc Ucraine là một dân tộc hạng hai, không đáng để tồn tại độc lập….Khi trên chương trình nấu ăn của kênh giải trí Nga người dẫn chương trình nổi tiếng Ivan Urban khi băm rau trên thớt nói rằng : tôi đang cảm tưởng tôi là một sĩ quan Hồng Quân đang chém người ở miền Tây Ucraine, thì sau đó anh ta và kênh truyền hình giải thích đó là một câu nói đùa . Tôi thì cho rằng đấy là chính sách có chủ ý ! Các chính trị gia, truyền thông luôn nói về Ucraine theo một kịch bản dường như đã định sẵn : Crimea không đáng thuộc Ucraine, chính quyền Ucraine là thảm chùi chân, dân tộc Ucraine là những kẻ Banderov ( phát xít).
Ý tưởng tinh thần dân tộc được đưa vào cốt lõi của hệ thống tuyên truyền . Đưa tinh thần dân tộc vào hệ thống tuyên truyền để phục hưng đất nước , để đoàn kết dân tộc là một ý tưởng không tồi, nếu không nói là vĩ đại , nhưng theo tôi có hai xu hướng của việc đưa tư tưởng dân tộc vào hệ thống tuyên truyền : xu hướng thứ nhất tôi tạm gọi là xu hướng tinh thần dân tộc xây dựng khi tuyên truyền đánh vào việc khơi dậy lòng tự hào dân tộc, ý thức độc lập tự cường , các đặc tính đặc biệt của tính cách dân tộc , ý chí và lòng dũng cảm …. như cách người Nhật đã làm sau chiến tranh thế giới thứ Hai để xây dựng lại nước Nhật như ngày nay .
Xu hướng thứ hai tôi tạm gọi là xu hướng tinh thần dân tộc tàn phá khi tuyên truyền đốt cháy lên cảm tưởng về sự không bình đẳng của thế giới, sự hận thù các dân tộc khác , sự vĩ đại của dân tộc mình ……Điển hình cho xu hướng này là nước Đức sau khi Hít le và đảng Quốc xã nắm quyền . Dân Đức được đưa vào đầu ý nghĩ nước Đức bị hạ nhục , bị o ép quyền lợi …… Kết quả của chính sách tuyên truyền này ai cũng biết . Trong rất nhiều năm trong hệ thống tuyên truyền Nga người ta thấy những xu hướng theo kiểu : các nước Ucraine , Kazakhstan….chưa bao giờ là những quốc gia độc lập đúng nghĩa , người Nga ở các nước cộng hoà thuộc Liên Xô cũ bị o ép, nước Mỹ và phương Tây đang tìm mọi cách để cản trở sự phát triển của Nga .Trên các chương trinh giải trí tràn ngập phim ảnh về thời Xô Viết , một nhà báo nổi tiếng của Nga dọa sẽ biến nước Mỹ thành một đống tro phóng xạ ….. Trong đầu người dân Nga hình thành tư tưởng phải khôi phục lại nước Nga như thời Liên Bang Xô Viết.
Nhiều năm nay tiền bạc được bỏ ra để mua chuộc các nước châu Âu đang trong thời kỳ khủng hoảng thiếu tiền trầm trọng , con bài năng lượng được sử dụng tối đa : Nước Đức muốn nguồn năng lượng rẻ và bảo đảm ư? Hãy đừng nói nhiều về vấn đề tự do báo chí ở Nga ! Pháp muốn nhận đơn hàng lớn về quan sự? Hãy đừng nói nhiều về vi phạm quyền con người ! Tây Ban Nha muốn Nga đầu tư vào bất động sản không ? Hy Lạp và Síp muốn vay tiền không? Slovakia, Slovenia… muốn mua gaz giá rẻ không? Vậy thì hãy nhẹ nhàng trong vấn đề Ucraine hay tốt nhất là phản đối lệnh trừng phạt.
Trong cuộc chiến này Nga nắm được mọi thứ . Quân đội Nga quân số 1 triệu 100 ngàn người được trang bị hiện đại và đã chuẩn bị sẵn từ rất lâu cho cuộc chiến này . Vơis sự mềm yếu của Obama, Tổng Thống tồi nhất trong lịch sử nước Mỹ, với một châu Âu đang khủng hoảng Putin như một người chơi cờ trên bàn cờ Ucraine mà chỉ có ông ta chơi, ông ta có thể thử vô vàn nước , có thể đi lại mà không ai làm gì ông ta cả cho dù những nước cờ đấy đáng giá bao nhiêu máu và số phận của hàng triệu người ! Đầu tiên ông ta cung cấp lính đánh thuê và vũ khí cho lực lượng ly khai , dùng hỏa lực mạnh bắn vào quân Ucraine từ đất Nga vì biết rằng Ucraine không dám bắn lại. Khi quân ly khai chắc chắn sẽ bị thất bại thì ông ta hẹn Tổng Thống Ucraine ở Minsk để thỏa thuận hoà bình . Ngay trong ngày hôm đó quân chính qui Nga đã ồ ạt tràn sang miền Đông Ucraine . Để dằn mặt các nước đang phản đối ông ta tuyên bố rằng các nước đừng quên rằng Nga là một trong những cường quốc hạt nhân hùng mạnh ( giọng điệu này thế giới từng nghe nhiều lần từ các lãnh đạo Triều Tiên!) . Mục đích của ông ta có lẽ rằng để chính quyền Kiev phải đàm phán với bọn khủng bố tay sai ở miền Đông , chúng sẽ đòi tự trị , lãnh đạo vùng này là những con rối của Nga , chúng sẽ phản đối tất cả các ý định vào châu Âu, Nato, dân chủ, cải cách…. Và rồi một ngày nào đó một chính phủ như Ianukovich lại được dựng nên , tất cả mọi thứ rồi lại trở về cái máng lợn cũ . Thật tuyệt vời với ông ta vì lúc đó cũng như trước đây đã từng xẩy ra trong việc giải quyết vấn đề Syria có lẽ thế giới còn phải cảm ơn ông ta vì đã mang lại hoà bình cho Ucraine! Nếu nước cờ này không được ông ta lại thử nước cờ khác ……
Trong cuộc chiến này Ucraine có gì ? Một nền kinh tế kiệt quệ vì sự tham nhũng vô độ của chính quyền trước đây và vì chiến tranh, một mùa đông trước mặt phụ thuộc vào khí đốt của Nga . Một quân đội không kinh nghiệm được lập nên từ một phần là quân đội chính qui , các chỉ huy thiếu kinh nghiệm, các chiến sĩ tình nguyện trong các trung đoàn hôm qua còn là doanh nhân, giáo viên, công nhân, những chiến sỹ đã về nghỉ, người thất nghiệp ….. , hôm nay cầm súng bảo vệ đất nước…… ,thiếu thốn đủ thứ : không đủ áo chống đạn, không đủ xăng , không đủ vũ khí dù là vũ khí lạc hậu ,không đủ phương tiện liên lạc và thuốc men ( thậm chí trong chiến tranh hiện đại mà quân đội Ucraine còn dùng điện thoại di động, một điều cấm kỵ để liên lạc ) . Họ chỉ hơn kẻ địch , những kẻ đánh thuê vì tiền , những kẻ xâm lược không mục đích, những kẻ không gốc rễ muốn quay về thời Xô Viết, cái gì ? Chỉ có tinh thần yêu nước và một khát vọng về một nước Ucraine mới , một nước Ucraine mà không có cảnh tham nhũng ngập tràn , không có cảnh chế độ xử án theo đặt hàng hoặc theo mua bán , không có cảnh những quan chức thoải mái hành hạ người dân và ăn tiền vô độ, một Ucraine mà con cháu họ được đánh giá theo tài năng thực sự chứ không phải theo dòng dõi và quan hệ, một đất nước mà họ có thể tự hào ….Những giá trị này những anh hùng Maidan đã hy sinh vì nó, bây giờ đến lượt họ . Vì những mục đích cao đẹp như vậy đôi lúc có tiếc gì máu xương!
Dân tộc Ucraine cũng đoàn kết lại hơn bao giờ hết . Biết bao tình nguyện viên đã ra mặt trận để giúp đỡ công tác hậu cần, cứu thương, chăm sóc thương binh…..Tôi không biết ở vùng chiến sự miền Đông như thế nào , nhưng ở Kiev và miền Tây Ucraine dường như mỗi người dân đều cảm thấy có trách nhiệm với đất nước này ! Trên khắp Ucraine người ta tổ chức quyên góp cho quân đội và dân miền Đông ,tổ chức rất văn minh ” hãy giúp cho các chàng trai của chúng ta , họ cần áo chống đạn, cần thuốc , …..” Và số tiền cũng thu được tương đối lớn. Một tỷ phú ở Kiev quyên góp tiền ,bán xe Roll Royce ủng hộ và tình nguyện ra trận chiến đấu , một cây vợt nổi tiếng mua áo chống đạn cho quân đội , một vận động viên bán huân chương Olimpik để đóng góp , đâu đó các cháu nhỏ mang những đồng tiền tiết kiệm của mình để cũng được đóng góp . Nhìn những túi ny lông tiền xu các cháu tiết kiệm để mua đồ chơi nay dùng vào việc chẳng theo mong muốn mà đau xót…… Ở một số trường phổ thông phụ huynh học sinh quyết định năm nay mỗi lớp chỉ tặng chung thầy cô giáo một bó hoa , tiền còn lại để đóng góp cho tiền tuyến . Mỗi người dân đều muốn làm một cái gì đó : nhiều người cắm cờ Ucraine lên xe, trên các ngã tư ở Kiev các chàng trai, cô gái cầm bảng đứng cả ngày để lấy tiền mua sơn . Họ mua sơn để sơn tất cả các hàng rào thành hai mầu xanh , vàng ( mầu cờ Ucraine) . Một đám cưới ngay trong bệnh viện của một cô gái đẹp với một chàng trai bị thương vừa trở về từ tiền tuyến đang ngồi xe lăn và có lẽ chả bao giờ đứng lên được nữa …..Cộng đồng người Việt ở Kiev quyên góp được một số tiền trao cho toà thị chính để khôi phục lại Trung Tâm bị tàn phá . Trong thời kỳ này mỗi người dân đều khó khăn lắm về kinh tế, về tinh thần nhưng ai cũng có trách nhiệm với Tổ Quốc. Những hành động rất cảm động , đầy tinh thần yêu nước nhưng cũng có một cái gì đó hơi tuyệt vọng trước một kẻ thù quá mạnh !
Tonkien vĩ đại từng nói : ” Thời đại của các anh hùng đã kết thúc , bắt đầu thời đại của con người ! ” Thật buồn nhưng đúng là như vậy . Thời xưa khi vũ khí còn thô sơ chúng ra đọc thấy những dân tộc đoàn kết, có những hành động anh hùng thường chiến thắng , và rất nhiều trường hợp một anh hùng có thể đem chiến thắng về cho dân tộc . Ngày nay đôi lúc các Anh Hùng và các cử chỉ anh hùng có ý nghĩa không lớn trước những vũ khí quá hiện đại.
Cả lịch sử loài người là cuộc đấu tranh giữa cái Thiện và cái Ác . Thường thì cái Thiện thường chiến thắng . Nhưng có một điều như thế này : Lịch sử thường đo bằng 70-100 năm . Nhà Tuỳ tàn bạo nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc được coi là ngắn ngủi cũng 50 năm . 70-100 năm là biết bao đời người .Vì vậy thường thì đằng sau cái chiến thắng lớn của cái Thiện là vô vàn chiến thắng nhỏ của cái Ác, và biết bao đời người bi thảm , biết bao số phận tan nát.
Tục ngữ Nga có câu : ” Niềm hy vọng bao giờ cũng chết sau cùng ” . Trong cuộc chiến không cân sức này Ucraine cần sự ủng hộ mạnh mẽ của thế giới , cần một tư duy rõ ràng của cộng đồng thế giới rằng đây không phải cuộc chiến cho riêng Ucraine nữa mà là cuộc chiến cho số phận nhiều dân tộc, cho tương lai và an toàn chung cho cả thế giới ,cần sự thức tỉnh và ủng hộ của người Nga, cần người Nga hiểu rằng con đường mà Putin chọn cho họ là con đường đau khổ cho dân Nga và chỉ đem lại vinh quang cho bản thân ông ta thôi, và cần một niềm HY VỌNG , hy vọng rằng cái Thiện sẽ thắng cái Ác nhanh hơn như thường thấy trong lịch sử . Người Nga có một câu : ” Không ai phán xét kẻ chiến thắng!”. Nếu cuộc chiến này Ucraine thua thì những kẻ xâm lược có thể sẽ được coi là những kẻ mang hoà bình đến, hy sinh của những Anh Hùng Maidan , của các chiến sĩ ngoài mặt trận, các hành động đẹp của dân tộc Ucraine có lẽ sẽ bị đánh giá lại hay chí ít cũng là vô nghĩa. Và những người có lương tri trên thế giới sẽ phải cay đắng thừa nhận rằng: Thời của Con Người đã hết, thời kỳ của các Hung Thần đã đến!
Con người Ucraine, hãy vững tin và HY VỌNG, trời đất sẽ ở bên!

Việt Nam được gì sau chuyến thăm Trung Quốc của đặc sứ Lê Hồng Anh ?

Giàn khoan Hải Dương HD-981 : Biểu tượng khiêu khích Việt Nam của Trung Quốc (DR)
Giàn khoan Hải Dương HD-981 : Biểu tượng khiêu khích Việt Nam của Trung Quốc (DR)
Ngày 26 - 27/8/2014, đặc sứ Việt Nam ông Lê Hồng Anh đã thăm Trung Quốc với mục tiêu được tuyên bố chính thức là đàm phán với giới lãnh đạo Bắc Kinh về các biện pháp « làm dịu tình hình », sau căng thẳng hiếm thấy nẩy sinh từ vụ giàn khoan HD-981. Kết quả chuyến công du được thể hiện qua một cam kết cải thiện quan hệ song phương gồm ba nội dung, trong đó quan trọng nhất là nội dung thứ ba liên quan đến Biển Đông.

Cam kết này đã được đúc kết trong cuộc họp ngày 27/8/2014, giữa ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, được Hà Nội giới thiệu như là Đặc phái viên của Tổng Bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng, với ông Lưu Vân Sơn, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Ba nội dung chỉ đạo quan hệ song phương Việt Trung

Theo bộ Ngoại giao Việt Nam, cuộc hội đàm đã nhất trí về ba nội dung quan trọng có chức năng chỉ đạo quan hệ song phương Việt-Trung trong thời gian tới đây. Theo giới phân tích, hai nội dung đầu chỉ mang tính chất chung chung, khẳng định trở lại quyết tâm thúc đẩy quan hệ song phương mọi mặt.

Đáng chú ý nhất chỉ có nội dung thứ ba, vì liên quan đến các biện pháp mà cả Bắc Kinh lẫn Hà Nội đều cam kết tiến hành nhằm tránh để xảy ra tình trạng cực kỳ căng thẳng bùng lên vào đầu tháng Năm 2014, sau khi Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan nước sâu HD-981 vào cắm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, dùng một lực lượng tàu thuyền hùng hậu để ngăn cản, thậm chí tấn công vào lực lượng chấp pháp Việt Nam được cử đến khu vực.

Trong bản thông cáo báo chí ngày 27/08, bộ Ngoại giao Việt Nam đã cho biết chi tiết như sau :

« Nghiêm túc thực hiện “Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam- Trung Quốc”, sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam – Trung Quốc;

Tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, đồng thời tích cực nghiên cứu và bàn bạc các giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, kể cả vấn đề hợp tác cùng phát triển;

Kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp;

Duy trì đại cục quan hệ Việt – Trung và hoà bình, ổn định trên Biển Đông »


Trung Quốc vẫn tiếp tục khiêu khích ?

Giới phân tích nhìn chung không thấy thay đổi nào trong quan hệ Việt Trung, tức là không có gì cấm cản Bắc Kinh tiếp tục các hành vi lấn lướt và khiêu khích Việt Nam trong tương lai. Chuyên gia Mỹ Alexander Vuving thuộc Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á Thái Bình Dương tại Hawaii là một trong các nhà phân tích có quan điểm như trên.

Trả lời hãng tin Bloomberg hôm 28/08/2014, ông Vuving nhận định : « Tôi không thấy có đột phá nào trong quan hệ Trung-Việt. Trung Quốc không có lý do gì để kềm hãm các hành vi khiêu khích. Họ vẫn rất quyết đoán. Việt Nam không còn lựa chọn nào khác là xích lại gần các đối thủ của Trung Quốc như là Mỹ, Nhật và Ấn Độ ».

Thái độ cứng rắn của Bắc Kinh có thể được chứng minh qua luận điệu của báo chí Trung Quốc, đã không ngần ngại lên lớp Việt Nam như Nhân dân Nhật báo, trong một bài bình luận bằng tiếng Hoa, ngay trên trang nhất của ấn bản hải ngoại hôm 27/08 đã nhắn nhủ « Đừng để vấn đề Biển Đông phá vỡ đại cục ».

Đối với tác giả bài báo, sở dĩ quan hệ song phương Việt Trung bị tổn hại đó là vì Việt Nam đã cho tàu quấy rối hoạt động của giàn khoan Trung Quốc ngoài biển, lại để cho bạo động bùng lên trên đất liền gây thiệt hại về người và của cho Trung Quốc. Theo tờ báo, Việt Nam phải nhớ rằng mình lệ thuộc rất nặng vào kinh tế Trung Quốc.

Một bước tiến tạo cơ sở cho cuộc đấu tranh tiếp tục

Trái với các quan điểm có thể gọi là bi quan kể trên, Giáo sư Ngô Vĩnh Long, chuyên gia về Biển Đông và quan hệ Việt Nam Trung Quốc tại trường Đại học Maine (Hoa Kỳ) thì lại cho rằng kết quả chuyến công du Trung Quốc của đặc sứ Lê Hồng Anh không phải là tiêu cực, không phải là một sự quy hàng Trung Quốc, thậm chí còn là một bước tốt tạo cơ sở cho Việt Nam đấu tranh tiếp tục với Bắc Kinh trên hồ sơ Biển Đông.

Theo giáo sư Long, quyết tâm của Việt Nam, cũng như áp lực của Mỹ và ASEAN đã buộc Trung Quốc phải tái lập những cam kết hòa dịu mà họ đã từng hứa với Việt Nam vào năm 2011 mà không hề thực hiện, dẫn đến sự cố giàn khoan HD-981.

Khi lập lại những lời cam kết này, trong đó có vấn đề « không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp », Trung Quốc đã mặc nhiên chấp nhận một khái niệm hoàn toàn giống với đề nghị đóng băng các hành vi khiêu khích mà Mỹ và Philippines từng đề nghị tại Hội nghị ASEAN ở Miến Điện, và đã bị Trung Quốc lớn tiếng bác bỏ.

Đây cũng chỉ là lời hứa, nhưng theo Giáo sư Ngô Vĩnh Long, nếu Trung Quốc tiếp tục làm ngơ thì Việt Nam có cơ sở để đấu tranh thêm và dùng đến biện pháp kiện Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế, một phương án mà Việt Nam vẫn để ngỏ.

Sau đây, mời quý vị nghe phần phân tích qua điện thoại mà Giáo sư Ngô Vĩnh Long đã dành cho Ban Việt ngữ RFI

Bối cảnh chuyến thăm : Trung Quốc bị sức ép sau vụ giàn khoan HD-981

Ngô Vĩnh Long : Trước hết, chúng ta nên xem chuyến đi của ông Lê Hồng Anh trong bối cảnh những sự kiện đã diễn ra trong những tháng vừa qua, đặc biệt là sự kiện Trung Quốc cắm giàn khoan HD-981 trong thềm mục địa của Việt Nam, và sau đó là phản ứng của ASEAN, với tuyên bố chung của các Ngoại trưởng (công bố) ngày 10/08/2014, cũng như vai trò của Mỹ trong việc ủng hộ ASEAN và Việt Nam trước các hành động leo thang của Trung Quốc...

Trong bối cảnh đó, nếu thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam trước chuyến đi của ông Lê Hồng Anh là đúng - ông Lê Hồng Anh được Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc mời sang thăm với mục đích là để trao đổi với lãnh đạo Trung Quốc về các biện pháp làm dịu tình hình, không không để tái diễn các vụ căng thẳng như vừa qua – thì tôi thấy rằng chính Trung Quốc, dưới áp lực của thế giới, của các nước ASEAN trong khu vực, đã phải dịu giọng.

Nhìn trong bối cảnh đó mới hiểu được các thỏa thuận chung giữa hai bên trong chuyến thăm là như thế nào. Đúng là Trung Quốc trước áp lực nên đã phải dịu giọng

RFI : Việt Nam thu hoạch được gì ?

Ngô Vĩnh Long : Tôi nghĩ là Việt Nam thu hoạch được nhiều. Trước hết là Việt Nam đặt vấn đề với phía Trung Quốc mà cũng giống như là Nhân dân Nhật báo ngày 26/08 nói là mục đích chuyến đi Trung Quốc của ông Lê Hồng Anh là phía Việt Nam muốn phía Trung Quốc bảo đảm chắc chắn không để tái diễn sự kiện giàn khoan HD-981 trên Biển Đông như trong thời gian qua.

Thành ra sau khi hai ông Lưu Văn Sơn phía Trung Quốc và ông Lê Hồng Anh gặp nhau thì đã đưa ra một thỏa thuận chung, một nguyên tắc ba điểm, với điểm thứ ba là Trung Quốc công nhận vấn đề Biển Đông là vấn đề quan trọng và đối với Trung Quốc là phải tìm các giải pháp cơ bản và lâu dài để giải quyết vấn đề Biển Đông cũng như một số vấn đề khác.

Đây là một điều quan trọng trong chuyến đi vừa qua, nghĩa là Trung Quốc nói : « Chúng tôi công nhận là đã có những sự cố gây bất an ninh trong khu vực và bây giờ chúng tôi cũng đồng ý là sẽ đàm phán thiết thực », mà đây là vấn đề mà ASEAN đã đưa ra.

Một vấn đề nữa là nguyên tắc thứ ba không những nói đến vấn đề « tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, đồng thời tích cực nghiên cứu và bàn bạc các giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, kể cả vấn đề hợp tác cùng phát triển », (mà lại còn) « kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp ».

Điều đó có nghĩa (giống như) là đề nghị « đóng băng » các hành động ở Biển Đông như Mỹ và Philippines cũng như ASEAN đã nói hồi đầu tháng Tám. Tôi nghĩ rằng đây là việc Trung Quốc thấy là cần phải nhượng bộ, không những Việt Nam mà cả các nước trong khu vực, để cho có thể có hòa bình và ổn định.

RFI : Việt Nam có thể dựa vào thỏa thuận đạt được nhân chuyến đi của ông Lê Hồng Anh để thúc đẩy Trung Quốc thực hiện đúng đắn những lời đã cam kết ?

Ngô Vĩnh Long : Thực ra những lời cam kết này, Trung Quốc đã từng đưa ra năm 2011, nhưng họ tránh né, không đàm phán thiết thực. Việc Trung Quốc không đàm phán thiết thực đã bị Tuyên bố chung của ASEAN tháng 08/2014 chỉ trích.

Nếu lần này Trung Quốc lại cam kết là sẽ tuân thủ những gì đã hứa vào năm 2011, nhưng rồi lại tránh né, lại không đàm phán thiết thực, thì đó sẽ là cái cớ để Việt Nam thúc đẩy ASEAN, thúc đẩy các nước khác ủng hộ Việt Nam trong cuộc tranh đấu với Trung Quốc.

Cũng như vậy, Việt Nam vẫn có thể đem Trung Quốc ra kiện bởi vì thấy rằng Trung Quốc nói một đằng, làm một nẻo.

Đây là bước để Việt Nam tiếp tục tranh đấu về lâu về dài với Trung Quốc.


RFI : Việt Nam vẫn duy trì khả năng kiện Trung Quốc như phát ngôn viên bộ Ngoại giao đã hàm ý cho biết ?

Ngô Vĩnh Long : Việt Nam vẫn để ngỏ khả năng đó. Nếu Trung Quốc vẫn ngoan cố, vẫn không đàm phán một cách thiết thực thì Việt Nam phải đi đến hành động này.

Thật ra chuyến đi của ông Lê Hồng Anh là bắt buộc vì chính Trung Quốc mời. Một nước lớn hay một nước nhỏ bên cạnh anh, mời anh sang để thương thuyết, anh không đi không được. Trước khi anh sang, thì anh đã có đặt điều kiện rồi, và bên kia đã chấp nhận điều kiện mặc dầu lẽ dĩ nhiên là nước lớn không bao giờ muốn mất mặt.

Họ chấp nhận điều kiện rồi thì sẽ tìm cách để mà nghiêm túc thực hiện, thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản. Đây đúng là một bước tiến cho Việt Nam.


RFI :  Việt Nam phải nhượng bộ Trung Quốc điều gì ?

Ngô Vĩnh Long : Việt Nam vừa rồi có nhượng bộ Trung Quốc. Nhưng tôi nghĩ đây là vấn đề phụ và vấn đề nhân đạo.

Việt Nam vừa rồi nói là sẽ bồi thường và đã bồi thường một số công nhân Trung Quốc bị thiệt mạng, bị thương, và nói rằng sẽ tiến hành bồi thường nhân đạo nhất định cho những công nhân Trung Quốc bị hại, và sẽ cử đoàn đến Trung Quốc thăm hỏi đại diện gia quyến các nạn nhân v.v... Đây là vấn đề Việt Nam đã làm với các nước khác...

Tôi thấy đây không phải là vấn đề Việt Nam nhượng bộ Trung Quốc, mà là vấn đề cho thấy Việt Nam cao thượng.

Nếu tôi không lầm thì có nhiều người Trung Quốc ở Việt Nam gây hại chứ không phải chỉ là người Việt Nam. Và bây giờ Việt Nam bồi thường cho các công ty Trung Quốc, thì Trung Quốc cũng phải nghĩ đến vấn đề bồi thường cho Việt Nam. Đặc biệt là cho ngư dân Việt Nam mà Trung Quốc đã cho những chiến thuyền hay tàu bè của họ đâm phải rồi có người chết v.v...

Nếu Việt nam làm vấn đề nhân đạo mà Trung Quốc lại không có hoạt động gì để chứng tỏ là Trung Quốc cũng cao thượng như Việt Nam thì rõ ràng người ta thấy Trung Quốc khó chơi.

Có nhiều người có thể nghĩ đây là vấn đề nhượng bộ của Việt Nam, nhưng tôi thấy đây là một đường đi tốt cho Việt Nam trong vấn đề không những vận động sự ủng hộ của nhân dân Trung Quốc, mà vận động được sự ủng hộ của thế giới, cho thấy là Việt Nam đàng hoàng.

Ngoài ra thì trước khi ông Lê Hồng Anh sang Trung Quốc, thì có sự kiện bà Bùi Thị Minh Hằng và một số nhà yêu nước phản đối Trung Quốc bị đem ra tòa xử.

Có thể có một nhóm hay có ai trong nước nghĩ rằng đây là vấn đề nhượng bộ Trung Quốc. Nếu việc đó đã làm trước khi ông Lê Hồng Anh sang Trung Quốc, thì tôi nghĩ sau chuyến đi này, chính phủ Việt Nam nên lợi dụng ngày 2 tháng Chín để gọi là ân xá những người bị xử vì phản đối Trung Quốc.

Trước hết là để chính phủ Việt Nam khỏi mất mặt với nhân dân trong nước và nhân dân thế giới. Thứ hai nữa là để vận động sự ủng hộ của nhân dân trong nước và nhân dân thế giới trong vấn đề tranh đấu về xa về dài với Trung Quốc.


RFI : Kết quả đạt được nhân chuyến thăm là thời cơ để người dân Việt Nam đấu tranh với chính phủ để thúc đẩy phia Trung Quốc tôn trọng cam kết ?

Ngô Vĩnh Long : Đúng như thế, đây là một cơ hội cho dân chúng Việt Nam để yêu cầu chính phủ Việt Nam thi hành đúng những lời cam kết giữa Trung Quốc và Việt Nam. Nếu Trung Quốc không thi hành đúng những lời cam kết với Việt Nam, thì dân chúng Việt Nam có quyền làm áp lực, có quyền đòi hỏi để những vấn đề cam kết được thi hành đúng mức nếu không muốn nói là triệt để.

Hiện nay tôi nghĩ là phía Trung Quốc phải chứng minh (thiện chí), bởi vì Trung Quốc đã gây bất an ninh trong khu vực chứ không phải là Việt Nam hay các nước khác. Trung Quốc, qua thỏa thuận chung 3 điểm vừa rồi, nên chứng minh rằng họ lần này sẽ đàm phán thiết thực, để có thể tìm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên có thể chấp nhận được như trong thỏa thuận chung có nói.

Thành ra nếu Trung Quốc không đàm phán thiết thực, Việt Nam và các nước khác phải « đẩy » Trung Quốc cho đến mức mà họ phải thi hành những vấn đề này.

Trong cục diện hiện nay, thì Việt Nam nên tiếp tục vừa hòa hoãn với Trung Quốc, vừa tiếp tục tranh đấu Đây là vấn đề rất quan trọng, vì hai nước giận nhau thì phải giải quyết vấn đề, nhưng nếu Trung Quốc không làm những vấn đề (đã cam kết) thì chính phủ Việt Nam phải tiếp tục tranh đấu chứ không thể nhượng bộ Trung Quốc mãi.
Trọng Nghĩa
(RFI)

Nhớ một Tết Độc Lập buồn và 30 năm Bài thơ "chống Đảng”

Mùng Hai Tháng Chín năm Giáp Tý 1984 là một ngày buồn trong một năm buồn của gia đình tôi. Sau gần 20 năm theo Đảng, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Ba, Huy chương chiến sĩ văn hóa (hai lần), Cha tôi bỗng bị buộc thôi việc, khai trừ Hội tịch, trả về địa phương-nơi cũng chừng ấy năm trước, ông đứng dậy từ vũng lầy thời cuộc. Nhưng lần này trở về làng cũ, trên đầu ông nặng thêm một tội danh-một tội danh tày trời: Tội "chống Đảng”!

Hoàng Tuấn Phổ-Tết 2014
Tôi nhớ, bởi chuyện buồn ấy xảy ra đúng vào dịp Tết Độc Lập dân tộc. Chính xác, Cha tôi phải chấp hành Quyết định buộc thôi việc sau Tết Độc Lập một ngày: Ngày 3 tháng 9 năm 1984. Thế là mọi phấp phỏng hy vọng được minh oan của cả nhà tôi kéo dài từ mùa xuân sang mùa hè, đến mùa thu thì chấm dứt. Mẹ tôi tần tảo, sẵn sàng hy sinh, chịu đựng tất cả vì chồng con, nhưng bà không chịu nổi những lời dị nghị của làng xóm. Khi ấy tôi đã 14-15 tuổi nên cũng hiểu mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Tội "chống Đảng" lớn lắm, nhục nhã lắm! Nó đồng nghĩa với tội Việt gian phản động! Hai đứa em tôi bé nhỏ chưa hiểu gì, nhưng thấy bố mẹ, các anh buồn, chúng cũng buồn lây.

Thông thường, Mùng Hai Tháng Chín hàng năm, xóm làng tôi vui như Tết. Trẻ con vui đùa, thanh niên cắm trại, tổ chức chơi trò "Hái hoa Dân chủ". Và bao giờ làng cũng có một tiết mục đặc biệt được già trẻ, gái trai chờ đợi là "màn" mổ lợn ăn mừng Tết Độc Lập. Tôi thường sốt sắng với nhiệm vụ đi nhận phần thịt cho nhà mình. Ở làng có mấy ông chuyên chia thịt và chia rất khéo. Thật khó có thể chọn ra một phần thịt nào nhiều hơn, ngon hơn. Phần nào cũng như phần nào, thịt, xương, mỡ, nạc...có đủ cả trong từng khóm. Nhà ai cũng có một phần khá tươm tất. Mấy tháng mới được bữa cơm thịt no nê, bọn trẻ con chúng tôi vui đến mức cứ tưởng ngày này trên thế gian ai ai cũng được sung sướng như mình! Nhưng năm ấy, nhà tôi không có Tết Độc Lập.

Đồng thời với kỷ luật buộc thôi việc, đề nghị đình bản tiểu thuyết "Mai vàng chùa Tháp" ở NXB Thanh Niên, Hội văn nghệ Thanh Hóa tuyên bố đã gửi công văn đi các cơ quan, tạp chí đề nghị không xuất bản sách và in bài của kẻ "chống Đảng" Hoàng Tuấn Phổ. Thế là, cánh cửa mà Đảng từng mở ra con đường chữ nghĩa cho Cha tôi, nay lại bị đóng sập lại. Trước khi đi "thoát ly", Cha tôi từng cổ cày vai bừa ở quê. Nhưng lần này trở về, dù nặng gánh trên vai, Mẹ tôi không muốn ông lại tiếp tục công việc đồng áng... Cha tôi cũng quyết định bỏ bút, cầm dao cầu làm nghề thuốc, châm cứu chữa bệnh. Nhà tôi trở thành cái xưởng bào chế thuốc nho nhỏ. Phần chúng tôi, chỉ còn biết cố gắng ngoan ngoãn học hành để cha mẹ vơi đi nỗi buồn.

Vậy mà bể dâu thoáng chốc đã 30 năm tròn!

Chắc bạn đọc không khỏi thắc mắc, muốn biết Cha tôi “chống Đảng” như thế nào? Vâng, ông “chống” bằng một bài thơ Thất ngôn bát cú! Nghĩa là ông tham gia cuộc thi “Xướng họa thơ vui, năm Tý nói chuyện chuột” do báo Đảng Thanh Hóa mời. Thơ ông “Họa” lại bài “Xướng” của ông Hà Khang và Mai Bình-Chủ tịch Hội văn nghệ Thanh Hóa. Tôi nhớ như in hai bài thơ này:

Bài “Xướng” do ông Mai Bình chấp bút:

Năm Tý về đây nhắc chuyện đời
Không coi chừng chuột, chuột sinh sôi!
Chùm nem sơ hở con chù vọc
Đĩa chả thờ ơ lũ cống lôi!
Lạ nhỉ? chơi không toan gọn lốm,
Ở kìa! ngồi rỗi chực ngon xơi!
Hẹn nhau sắm bả phòng năm chuột
Hễ chúng bò ra giết tiệt nòi!

Bài “Họa” của Cao Đăng (Cha tôi-Hoàng Tuấn Phổ):

Giống chuột làm sao vẫn sống đời?
Con đàn cháu lũ cứ sinh sôi!
Đồ ăn bè cánh chia phần nhậu,
Của để tớ thầy hợp sức lôi!
Tiếc lọ chê ai đành chuột phá,
Hoài cơm trách bạn để mèo xơi!
Triệt đường ẩn nấp hang cùng hốc,
Cống lỗ chi chi cũng hết nòi!

Đọc xong chắc có độc giả phì cười mà bảo rằng: chúng tôi chỉ thấy đây là bài thơ “chống chuột” chứ làm gì có chỗ nào “chống Đảng” nhỉ? Đúng vậy, thưa bạn đọc yêu mến! Đây là bài thơ vui "chống ông Tý”, “nói chuyện chuột” 100% (như chủ đề cuộc thi “Xướng họa thơ vui năm Tý nói chuyện chuột” đã đề ra)

Này nhé: Giống chuột hại, đục khoét từ thượng cổ đến giờ. Thời nào con người cũng tìm cách diệt chuột, và diệt được khá nhiều. Vậy mà chúng “vẫn sống đời”, “Con đàn cháu lũ cứ sinh sôi”. Vì sao? Vì giống này rất mắn đẻ và cực tinh quái trong cuộc chiến sinh tồn. Chúng hay rúc rích kéo nhau đi ăn. Thứ cùng đánh chén tại trận, thứ hợp sức lôi về hang dùng dần. Khó mà bẫy bắt được chúng. Người xưa có câu “Ném chuột sợ vỡ bình quý” nên đôi khi chuột nhờ cơ hội đó mà sống sót. Nhiều con mèo được nuôi để bắt chuột, nhưng chỉ giỏi ỉa bếp, để chuột ngang nhiên hành hoành, quả là “hoài cơm”, đáng trách. Bài “Xướng” của Mai Bình đề xuất: “Hẹn nhau sắm bả phòng năm Chuột, Hễ chúng bò ra giết tiệt nòi”. Nhưng giống chuột đa nghi có khả năng "xuất quỷ, nhập thần", "thiên biến vạn hóa". Chấp nhận cho chúng tồn tại trong hang hốc là cách đánh chuột nửa vời và thụ động. Cao Đăng đề xuất biện pháp đánh chuột của dân gian, triệt để, quyết liệt hơn: “Triệt đường ẩn nấp hang cùng hốc, Cống lỗ chi chi cũng hết nòi”. Nghĩa là đánh vào tận sào huyệt giống đục khoét! Lại chủ trương diệt cả chuột cống, chuột lỗ-loại chuột kếch xù mà họ nhà mèo không dám đụng đến. Rồi chuột nhắt, "chi chi" chuột... hễ đục khoét, ăn hại đều diệt hết!
Tôi dù ở tuổi thiếu niên cũng đã đủ khôn để cảm nhận đây là bài thơ hay, nghĩa bóng chống lại những tiêu cực thời nào cũng có. Mẹ tôi là nông dân chất phác, dù lòng đang nặng trĩu nỗi buồn, khi nghe bài thơ "chống Đảng" của Cha tôi cũng phải tủm tỉm cười khen...hay, và nói: “Tôi chả thấy ông chống Đảng ở chỗ mô cả !Có lẽ cuối cùng dù Cha tôi không thoát được tội tày đình, nhưng tự lòng Mẹ tôi đã cảm thấy vô tội và thanh thản.

Nhà tôi tuy nghèo nhưng từ nhỏ chúng tôi được bố mẹ cho ăn học, giáo dục tử tế. Cha tôi luôn nhắc nhở con cái: “Nhà ta được như ngày nay là nhờ có Đảng, các con phải cố gắng học hành, phấn đấu, đi bằng chính đôi chân của mình, sống có ích cho gia đình, xã hội”. Tôi biết rõ Cha tôi là người thế nào. Tôi không tin ông chống lại những chủ trương mà thường ngày tôi vẫn nghe ông ca ngợi là đúng đắn và tiến bộ.

Thế nhưng “có người” đại diện cho Đảng lại động lòng, tự thấy mình trong bài thơ "chuột" và cho rằng “nó” đang “chống” mình! Họ phân tích như sau: “Con đàn cháu lũ” ở đây ý chỉ “con ông cháu cha” đời nối đời hưởng đặc quyền đặc lợi. “Đồ ăn bè cánh chia phần nhậu, Của để tớ thầy hợp sức lôi” ám chỉ chuyện vây bè, kéo cánh, ăn cắp của công, tham ô, hối lộ, móc ngoặc với nhau. Của ít chia nhau ăn, của nhiều hợp sức lôi về nhà làm giàu. Không thể chấp nhận được! Chế độ này là khối "đại đoàn kết", chỉ có quan hệ “đồng chí” "đồng nghiệp", tại sao lại có từ “bè cánh”, “tớ thầy” ở đây? Cao Đăng nói “Tiếc lọ”, thì “lọ” cũng là “bình”. Mà “bình” không phải “Mai Bình” còn ai vào đây? Hóa ra, cấp trên vì nương tay với “Bình” nên không chống tiêu cực? Thật quá "thâm ý"! “Hoài cơm trách bạn để mèo xơi”, “mèo” đây đích thị là những người nắm pháp luật rồi! Dám nói họ là “hoài cơm” sao? Lại còn định “Triệt đường ẩn nấp hang cùng hốc, Cống lỗ chi chi cũng hết nòi! ” Cao Đăng muốn “diệt” tận gốc, từ “ông to” đến “ông nhỏ” kia ư? (đoạn này tôi nhớ lại theo lời kể của Cha tôi sau mỗi tuần trở về nhà với gương mặt mệt mỏi, thất thần...)

Thế là họa lớn! Chín tháng trời ròng rã, Cha tôi chỉ làm mỗi công việc trần tình, kiểm điểm, mất ăn mất ngủ... Rốt cuộc ông vẫn không thể nào thanh minh được.

Năm Mậu Tý 2008, ông Khương Bá Tuân-nguyên PGĐ Sở NN và PTNT Thanh Hóa hỏi tôi: “Cậu còn nhớ bài thơ xướng họa “Năm Tý nói chuyện Chuột” của ông Phổ không? Thỉnh thoảng các cụ trong câu lạc bộ Hàm Rồng có hỏi. Mình thì chỉ nghe nói chứ cũng đã được đọc đâu. Nếu cậu còn nhớ chép lại cho mình một bản làm kỷ niệm” Tôi trả lời: “Cháu nhớ. Mậu Tý năm nay là 24 năm bài thơ họa năm Tý nói chuyện chuột. Cháu có nói với Bố cháu nhân đây nên kể lại sự việc để mọi người hiểu. Nhưng ông Cụ bảo, “Thôi, chuyện đã qua rồi...Mình nhắc lại người ta lại hiểu lầm là gợi chuyện cũ...”

Tôi hiểu. Sau nhiều tai bay vạ gió từ thời Cải cách ruộng đất và Đấu tranh chính trị, Cha tôi giống như con chim sợ làn cây cong vậy. (Xem thêm) Thế nên ông mới viết: "Sờ râu lão Tý tay còn nhớp, Chạm vía cụ Mèo mạng suýt toi! "

Ngày Tết Độc Lập 2014 năm nay khiến tôi lại nhớ về ngày buồn cách đây đúng 30 năm trước. Lần này ông Cụ đã đồng ý cho Tuấn Công thư phòng công bố Bản trần tình “Có hay không có một tổ chức văn nghệ sĩ chống Đảng ở Thanh Hoá? ” từng đọc tại Đại hội Văn nghệ Thanh Hóa cách đây 25 năm về trước, sau khi ông được phục hồi công tác. Xin trích đăng để bạn đọc hiểu rõ thêm câu chuyện nhỏ của gia đình tôi trong muôn vàn câu chuyện lớn khổ đau của "Biển cả đời người":

Có hay không có một tổ chức văn nghệ sĩ chống Đảng ở Thanh Hoá?

(Bài phát biểu của Hoàng Tuấn Phổ đã trình bày tại Đại hội văn học nghệ thuật Thanh Hoá lần thứ III vào lúc 2 giờ chiều ngày khai mạc 22/5/1989 tại hội trường tỉnh 25B)

"Thưa ông Bí thư tỉnh uỷ Lê Huy Ngọ

Thưa Ban thường vụ Tỉnh uỷ và các đại biểu,

Thưa Đại hội

... Theo sự khẳng định của Ban thường trực Hội do Ô. Mai Bình làm Chủ tịch, có một tổ chức văn nghệ sĩ chống Đảng ở Thanh Hoá và Hoàng Tuấn Phổ là một hạt nhân, một thành viên của tổ chức ấy.
hoang_tuan_pho_1.jpg

hoang_tuan_pho_2.jpg

hoang_tuan_pho_3.jpg

hoang_tuan_pho_4.jpg

hoang_tuan_pho_7.jpg

Bút tích một số trang của bản Điều trần

Dịp Tết Giáp Tý (1984) báo Thanh Hoá phối hợp với các cơ quan Sở văn hoá-thông tin, Đài phát thanh tỉnh, Hội văn nghệ mở cuộc thi hoạ thơ vui với tiêu đề “Năm Tý nói chuyện chuột”. Bài xướng do Mai Bình chấp bút (nghe nói bài này chẳng những đã thông qua Ban thường vụ tỉnh uỷ mà còn được ông Bí thư Tỉnh uỷ Hà Trọng Hoà phê duyệt) và báo Thanh Hoá mời tôi tham gia, sau đó đã đăng bài hoạ của tôi ký tên Cao Đăng. Số báo này vừa mới phát hành, bản thân tác giả chưa được nhìn thấy bài mình in ấn ra sao đã bị Ban thường trực Hội gọi bảo: bài thơ hoạ của Cao Đăng, theo các đồng chí lãnh đạo cấp trên, sai lầm về quan điểm. Tôi hỏi: sai lầm về những “điểm” gì, xin chỉ rõ, thì không được giải đáp cụ thể. Rồi chẳng hiểu căn cứ vào đâu: Bài thơ hoạ của Cao Đăng bị qui là có tư tưởng chống Đảng vào người ta tiến hành khá khẩn trương, gay gắt và kiên quyết một số biện pháp như hội họp lãnh đạo để phân tích phê phán bài thơ, bắt tác giả phải viết tự kiểm điểm, gây dư luận quần chúng phản đối tác giả, vận động cán bộ, nhân dân, văn nghệ sĩ trong tỉnh gửi kiến nghị lên án tác giả và viết bài gửi tới Báo Thanh Hóa phê phán bài thơ, rồi về địa phương tác giả lập hồ sơ bịa tạc,v.v... nhằm tạo ra một vụ án văn học(1). Ông Mai Bình, Chủ tịch Hội cho biết: “Đáng lẽ Sở công an Thanh Hóa và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh khởi tố vụ án này, nhưng Ban thường trực Hội xin để Hội giải quyết nội bộ. Vậy thái độ của tác giả phải hết sức thành khẩn”. Tôi nói: “Tôi không thấy mình mắc sai lầm ở chỗ nào” Ông Hà Khang phó Chủ tịch Hội, gợi ý: “Kiểm điểm theo dư luận của cán bộ và nhân dân phê phán nội dung tư tưởng xấu của bài thơ”. Tôi nói: “Dư luận thì không phải cái gì cũng đúng. Có người bảo tôi đả kích ông này ông nọ, nhưng cũng có người cho rằng: không có “xướng” thì sao có “họa”,v.v...tôi biết theo “dư luận” nào? " Ông Vương Anh, phó chủ tịch Hội (Ủy viên chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam) bắt tôi phải thú nhận theo tinh thần một bài viết dưới mục “Ý kiến bạn đọc” trên báo Thanh Hóa phê phán thơ họa của Cao Đăng là xuyên tạc sự thật, nói xấu chế độ. Bài này ký tên Phạm Trung Thực (Thị xã Thanh Hóa). Ông Vương Anh nhấn mạnh là bài của “ông to” cấp trên viết (thực ra do ông Vương Anh viết). Tôi nói: “Nếu là “ông to” cấp trên thì bài viết phải ghi rõ họ tên thật và chức vụ thì tôi mới chấp hành nghiêm túc kiểm điểm, còn như người viết dù “to”cỡ nào, ở “cấp” nào mà lại nhân danh “bạn đọc” thì trên nguyên tắc thông thường bạn đọc có quyền khen, chê, và tác giả được quyền tiếp thu hay không tiếp thu”. Nhưng ông Vương Anh vẫn không cho biết rõ Phạm Trung Thực là ai và vẫn nhắc lại rằng tôi phải kiểm điểm theo hướng đó. Ông Vương Anh nói thêm với tôi và một số anh em văn nghệ như Trọng Miễn, Đào Phụng, Xuân Quảng, Nguyễn Ngọc Quế và nhiều chị em khác rằng: trong cuộc họp Thường vụ Tỉnh ủy triệu tập lãnh đạo Hội văn nghệ để bàn xét về vấn đề thơ chống Đảng, ông Vương Anh liếc nhìn vào sổ tay ông Lê Xuân Sang (Trưởng ban Tuyên huấn Tỉnh ủy) và ông Quách Lê Thanh (Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy) đều thấy cùng ghi một dòng chữ: “Hoàng Tuấn Phổ chống Đảng”. Điều này không biết có thực hay không, nhưng chẳng riêng gì tôi mà các anh em khác cũng đều hết sức hoang mang lo sợ. Mặc dù vậy, tôi vẫn không thể làm vừa lòng Ban thường trực Hội nói chung và ông Phạm Trung Thực nói riêng vì không hề nhận ra mình đã mắc những sai phạm chính trị trong bài thơ họa ký tên Cao Đăng. Sau những cuộc kiểm điểm liên miên ngày này qua tháng khác, Ban thường trực Hội kết luận tôi là “thái độ kiểm điểm không thành khẩn kéo dài” (9 tháng).

Cũng trong thời gian này, anh Minh Hiệu (Nhà thơ) có 8 bài thơ, Ban thường trực Hội coi như là “8 phát súng đại bác” nã vào Tỉnh ủy. Ông Vương Anh nói: trong khi ông Minh Hiệu tấn công trực diện vào Đảng thì Hoàng Tuấn Phổ gián tiếp đả kích những cán bộ lãnh đạo của Đảng. Anh Xuân Hùng vẽ bức tranh “Chuẩn bị thóc nhập kho”, vì góc bức tranh có vẽ một cây rơm, chung quanh có mấy em bé đang đùa chơi, ông Mai Bình và Ban thường trực Hội bảo là “cây rơm to hơn đống thóc tức là mất mùa thì lấy thóc đâu nhập kho? Phải chăng tác giả ẩn ý rằng thành tích nông nghiệp của ta chỉ là giả tạo? ” (Trong thực tế, dù được mùa lớn, rơm vẫn nhiều hơn thóc! ) Bức tranh vẽ một đàn ngựa của anh Đỗ Chung, bị ông Mai Bình lộn ngược dưới lên để xem và nhận xét là tác giả vẽ toàn là các bộ phận kín của phụ nữ! Cũng một bức tranh khác của Đỗ Chung, ông Vương Anh bảo: “Cái mặt trời tím mọc trên cánh đồng lúa là con số không, ý tác giả muốn nói “nền nông nghiệp nước ta chỉ là con số không!”. Còn nhiều trường hợp nữa tôi không tiện dẫn hết ra đây.

Cứ cái kiểu suy diễn, phán xét nguy hiểm đó, trong công việc đọc duyệt tác phẩm, các ông Mai Bình, Hà Khang, Vương Anh đã dần dần hệ thống hóa các tác phẩm, quy tụ các hiện tượng để tiến tới khẳng định ở Thanh Hóa có một tổ chức văn nghệ sĩ chống Đảng. Ông Mai Bình thay mặt Ban thường trực Hội bảo tôi: “Cho dù anh có phải nhận hình thức kỷ luật ra khỏi cơ quan văn phòng Hội thì anh cũng phải khai ra những kẻ cùng hội cùng thuyền để giúp Đảng lãnh đạo phong trào văn nghệ tỉnh nhà được tốt”.

Sáng 27/5/1984, tại phòng ông Trần Kháng (Trưởng ban hành chính trị sự của Hội) ông Hà Khang thay mặt Ban thường trực Hội yêu cầu tôi phải trả lời những câu hỏi:

1. Tổ chức văn nghệ sĩ chống Đảng ở Thanh Hóa gồm những ai, do ai cầm đầu?

2. Tổ chức này đã có nhiều cuộc tọa đàm, vậy anh đã dự những cuộc tọa đàm nào, các anh đã bàn bạc hoặc tiến hành những vấn đề, những công việc gì?

Tôi hỏi lại ông Hà Khang:

1. Ban Thường trực Hội căn cứ vào đâu để khẳng định tôi có tham gia tổ chức Văn nghệ sĩ chống Đảng?

2. Ban Thường trực Hội hiểu thế nào về chữ “tọa đàm”? Nếu tọa đàm là những cuộc trà lá mấy anh em văn nghệ ngồi tán gẫu về văn chương thì thường xuyên có và chẳng có gì là chống Đảng cả. Còn như về một tổ chức nào đó có hoạt động chống Đảng thì tôi không hề biết. Và, nếu Ban thường trực Hội đã biết chắc có những cuộc tọa đàm như ông (Hà Khang) nói thì xin ông dẫn ra cụ thể.

Ông Hà Khang nói: “Hôm qua tại nhà hát Lam Sơn chắc anh có nghe đồng chí bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh về những cuộc tọa đàm của anh em Văn nghệ Thanh Hóa, đó chính là những cuộc tọa đàm của tổ chức Văn nghệ sĩ chống Đảng! ”

Tôi nói: “Tất cả những điều ông Hà Trọng Hòa và ông Hà Xuân Trường nói chuyện với những người làm công tác tư tưởng cấp tỉnh sáng hôm qua, ngày 26/5/1984, tại nhà hát Lam Sơn (thị xã Thanh Hóa) tôi đều chú ý lắng nghe. Tôi nhớ rõ lời bác bí thư tỉnh ủy nói: “Trong thời gian qua có những bài thơ của một số anh chị em-vừa nói xong mấy từ “của một số anh chị em”, bác bí thư liền chữa ngay là “của một số anh em”. Bác bí thư nói tiếp: “Và những cuộc tọa đàm biểu hiện tư tưởng chủ quan, tự phụ, cho là lãnh đạo không hiểu mình, không bằng mình, gây ra dư luận không tốt trong cán bộ và quần chúng...” Tôi không hề thấy bác bí thư nói đến chuyện chống Đảng...”

Ông Hà Khang ngồi im lặng một lát rồi nói: “Chỉ thị của lãnh đạo cấp trên là Ban thường trực Hội phải làm sáng tỏ vấn đề chống Đảng của một số văn nghệ sĩ trong tỉnh. Vậy anh phải viết ngay bản tường trình về tất cả những gì anh biết về tổ chức này, về những cuộc tọa đàm mà anh được dự! ”

Tôi nói “tôi không biết gì về những điều Ban thường trực Hội cần biết, do đó tôi không thể làm bản tường trình được”.

Ông Hà Khang liền nói: “Đây là chỉ thị của cấp trên, là lệnh của đồng chí lãnh đạo cao nhất, anh phải chấp hành nghiêm túc. Ngày mai anh phải xong bản tường trình gửi Ban thường trực Hội”. Nói xong, ông Hà Khang đứng dậy chấm dứt buổi làm việc, không cho tôi trình bày hay hỏi han gì hơn.

Chấp hành lệnh của lãnh đạo, tôi phải viết bản tường trình cũng chỉ là nhắc lại những điều tôi đã nói ở trên (có đi sâu chi tiết hơn) vì không biết nói gì khác. Tôi đề nghị Ban thường trực Hội công bố bản kiểm điểm của tôi ngày 28/5/1984 vấn đề sẽ được chứng minh cụ thể. Sau đó, tôi được biết, trong khi ông Hà Khang thẩm vấn tôi ở Văn phòng Hội thì ông Mai Bình gọi anh Xuân Quảng (họa sĩ công tác cơ quan văn phòng Hội) tới Sở văn hóa-thông tin (Vì ông Mai Bình là Phó giám đốc Sở kiêm Chủ tịch Hội) để tra hỏi cũng với nội dung vấn đề như ông Hà Khang hỏi tôi. Ông Mai Bình còn bịa ra là Hoàng Tuấn Phổ đã thú nhận và khai báo hết cả rồi, và dọa là nếu Xuân Quảng không thành khẩn sẽ chịu kỷ luật nặng hơn.

Cũng trong những ngày này, ông Mai Bình báo cáo đề nghị sở Công an Thanh Hóa về địa phương tôi lấy hồ sơ lí lịch theo hướng đem vụ việc chống Đảng ở địa phương kết hợp cùng ông Giá Tổng biên tập báo Thanh Hóa tố cáo tôi 3 đời chống Đảng v.v...(Vấn đề này còn liên can tới nhiều đối tượng khác, tuy ở mức độ và hình thức không giống nhau như trường hợp buộc anh Phạm Văn Sĩ cán bộ Biên tập NXB Thanh Hóa phải chuyển công tác đi xa, nếu không thì phải thôi việc, trường hợp cô Út ở phòng lưu trữ UBND tỉnh phải chuyển công tác về thị ủy Thanh Hóa, vì cô Út có chồng là anh thương binh Lê Viết Khảm, khen thơ họa của Cao Đăng, v.v...)

Sang tháng 6 năm 1984, tôi còn phải viết đi, viết lại nhiều lần các bản tường trình, kiểm điểm xoay quanh vấn đề trên vì vẫn liên tục bị các ông trong Ban thường trực Hội luân phiên gọi lên thẩm vấn, gợi ý, khuyên bảo. Đầu tháng 8 năm 1984, có lẽ xét thấy không thể khai thác được gì ở tôi như ý lãnh đạo mong muốn và vấn đề thơ họa Cao Đăng cũng không nên để dư luận kéo quá dài, ông Mai Bình gọi tôi, nói: “Hội đồng kỷ luật sắp họp, anh không tránh khỏi kỷ luật, chỉ còn ở mức độ kỷ luật có thể nặng hay nhẹ. Nhưng trước khi nhận kỷ luật, anh có muốn lên gặp lãnh đạo cấp trên như bác Hà Trọng Hòa, bác Tống Xuân Nhuận để trình bày những điều anh không muốn nói với chúng tôi thì để chúng tôi bố trí anh lên gặp? ” Tôi đáp: “Hiện tại, tôi không có gì khác ngoài những điều tôi đã viết trong các bản kiểm điểm để trình bày với lãnh đạo cấp trên.” Ông Mai Bình lại hỏi: “Thế anh có suy nghĩ gì về vấn đề kỷ luật? ” Tôi trả lời: “Tôi chỉ nghĩ là tôi không có tội lỗi gì. Nếu như có sai lầm thì tôi chỉ sai lầm ở chỗ đã tham gia vào việc xướng họa thơ.” Rồi tôi đề nghị đưa vấn đề ra trước một cuộc hội thảo văn học của anh em văn nghệ Thanh Hóa, nhưng ông Mai Bình không chấp nhận. Rốt cuộc, tôi vẫn bị Ban thường trực Hội qui kết là một hạt nhân, một thành viên của tổ chức văn nghệ sĩ chống Đảng. Kết luận này cũng được một số nhà lãnh đạo cấp tỉnh đồng tình, nhất trí, ở đây tôi thấy không cần thiết nêu rõ họ tên, chức tước (4). Cho đến nay, tôi vẫn không thể tự giải thích nổi tại sao Ban thường trực Hội lại bịa đặt cái chuyên tày trời đó, và bịa đặt ra nhằm mục đích gì? Có đúng là Ban thường trực Hội chỉ làm cái việc vâng lệnh lãnh đạo cấp trên và lãnh đạo cấp trên là những ai, lãnh đạo cao nhất là ai? Tại sao các nhà lãnh đạo của Đảng bộ Thanh Hóa lại nhằm tiêu diệt hoặc đánh vào những người cầm bút ở địa phương mình? Hay là có một tổ chức văn nghệ sĩ chống Đảng ở Thanh Hóa thật? Mặc dù Đảng ta đã có chính sách mới, văn nghệ sĩ được tuyên bố là được “cởi trói” tôi vẫn không thể yên tâm vì chắc là những bản báo cáo mật của Ban thường trực Hội, của một số cá nhân ố nhân thắng kỷ, những chỉ thị, những lệnh riêng của Tỉnh ủy và có thể là cả hồ sơ vụ án văn nghệ sĩ Thanh Hóa chống Đảng, đang lưu trữ tại một chỗ nào đó, rồi biết đâu, khi có cơ hội, kẻ xấu bụng, ác ý hay chính các ông Mai Bình, Hà Khang, Vương Anh lại khui ra thì sao? Vì vậy, tôi đề nghị Đại hội buộc Ban thường trực Hội (khóa II) phải:

1. Công bố toàn bộ hồ sơ về vụ án văn nghệ sĩ Thanh Hóa chống Đảng mà các ông soạn thảo bí mật.

2. Nói rõ, các ông tiến hành âm mưu này xuất phát từ đâu, nhằm mục đích gì?

3. Về việc xử lý oan cho cán bộ và việc vu khống anh em văn nghệ sĩ chống Đảng phải được minh oan, phải được giải quyết theo luật lệ hiện hành, và về phía Ban thường trực Hội từng người phải nhận kỷ luật thích đáng.

Thưa...

Thanh Hóa trong lịch sử đã xảy ra một số vụ án văn chương, có vụ, án xử tới tử hình. Để phòng ngừa cái tai họa văn chương, tôi nghĩ chúng ta nên nhớ lại lời dạy của Lê-nin. Trong sách “Lê-nin bàn về văn học nghệ thuật” (NXB Sự thật-1960) có in bài báo nổi tiếng: “Tổ chức Đảng và văn học có tính Đảng” Lê-nin viết: “Mỗi người đều có tự do viết tất cả những điều họ muốn viết và nói tất cả những điều họ muốn nói, không một chút hạn chế nào. Nhưng như vậy thì mỗi đoàn thể tự nguyện, tự giác (trong số đó kể cả Đảng) cũng đều được tự do đuổi cổ những phần tử lợi dụng chiêu bài Đảng để cổ vũ những quan điểm trái ngược với Đảng” Lời dạy sáng suốt và công bằng đó của Lê-nin cần được áp dụng với tất cả những kẻ “lợi dụng chiêu bài Đảng” để thực hiện những mưu đồ thâm hiểm, xấu xa, thấp hèn của chúng.

Và, tôi đề nghị Điều lệ của Hội ta nên đề cập cụ thể vấn đề này./.

Ngày 22 tháng 5 năm 1989

Chú thích:

- Vì không có đủ cơ sở lý luận buộc tội tôi về bài thơ họa, Ban thường trực Hội bịa đặt cho tôi một số khuyết điểm về ý thức tổ chức để thi hành kỷ luật: đuổi ra khỏi cơ quan Nhà nước và khai trừ khỏi Hội (/9/1984). Ngày 8/11/1988 Hội nghị toàn thể hội viên Hội văn nghệ Thanh Hóa đã quyết định phục hồi Hội tịch cho tôi, nhưng còn vấn đề xử lý kỷ luật sai về tổ chức cán bộ đến nay vẫn chưa được giải quyết (sửa sai) do sự cố ý chống lại của Mai Bình và Vương Anh đối với tôi.

- Theo nguồn tin đáng tin cậy, nếu Hà Trong Hòa giữ vững ghế Bí thư Tỉnh ủy thêm 6 tháng nữa, tôi và một số người nữa sẽ bị ghép vào vụ án chính trị Lường Mạnh Hòa (con trai Lường Mạnh Huân đã bị chính quyền cách mạng xử tử hình)

- Bài phát biểu này được Đại hội vỗ tay hưởng ứng nhiệt liệt, nhưng do thời gian hạn chế của Đại hội, vấn đề tôi nêu ra không có điều kiện giải quyết kịp thời..."

*Phần chú thích này không có trong bản trình bày trước Đại hội".

(Hết trích nội dung điều trần trước Đại hội của Hoàng Tuấn Phổ)
Vài lời nói thêm:

Bây giờ, làng tôi không còn mổ lợn chia thịt ăn mừng Mùng Hai Tháng Chín như ngày trước nữa. Bọn trẻ con cũng chẳng có được cảm giác vui sướng đón Tết Độc Lập bằng một bữa cơm thịt no nê như chúng tôi thuở nào. Bởi điều kiện vật chất bây giờ đã khác trước rất nhiều. Tuy nhiên, viết đến đây tôi lại nhớ ngày xưa mỗi lần đứng xem chia thịt, sốt ruột chờ lấy phần, tôi thường nghĩ về câu chuyện đọc lỏm được trong sách của Cha tôi, và thú vị với ý nghĩ, trong đám đông chỉ mình tôi biết: Bên Tàu có ông Trần Bình chia thịt cho làng rất đều, các bô lão đều khen ngợi. Trần Bình đáp: "Ngày sau Bình này mà được làm Thừa tướng thì cũng khéo như việc chia thịt hôm nay vậy". Quả nhiên, sau này Trần Bình trở thành Thừa tướng nổi tiếng đời Hán Lưu Bang. Vậy mà mấy người chia thịt ở làng tôi họ không hề biết rằng mình rất giỏi và cái nghề chia thịt của họ đã từng được nhắc đến trong sử sách nước Tàu! Lớn lên tôi mới hiểu, ông Trần Bình vốn là người có trí tuệ siêu phàm, dường như sinh ra để làm Thừa tướng. Bởi vậy có thể nói ông là một Thừa tướng đi chia thịt, khác với những Kẻchia thịt làm Thừa tướng.
hoang_tuan_pho_gdn326.jpg

hoang_tuan_pho_gdn2.jpg

Bản nháp Công văn đề nghị khôi phục công tác cho HTP do Nhà văn Đặng Ái, Chủ tịch Hội VHNT Thanh Hóa ký

Trở lại với câu chuyện một Tết Độc Lập buồn của gia đình tôi.

Đ/c Hà Trọng Hòa-Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, sau đó đã bị kỷ luật Đảng. Cha tôi-Nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Phổ sau khi được phục hồi công tác, ở tại Khu tập thể Hội Văn học nghệ thuật Thanh Hóa. Các ông Mai Bình, Vương Anh thỉnh thoảng vẫn lui tới gặp gỡ, trò chuyện. Khi triển khai Dự án khôi phục Lam Kinh, ông Mai Bình không đồng ý với một số phương án, tuy nhiên chưa có dịp trình bày. Trước khi mất ông Mai Bình có giao lại văn bản và nhờ Hoàng Tuấn Phổ sau này có điều kiện thì công bố (hiện HTP còn giữ).

Ba mươi năm trôi qua, nhiều kẻ đã "ra đi", nhưng cũng không ít người còn "ở lại". Thuở "Đánh chuột vỡ bình, thơ sứt trán", Nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Phổ mới ở độ tuổi 50, nay đã thành Ông Lão Tám Mươi. Hàng ngày ông vẫn miệt mài dồn tâm huyết cho công trình "Tinh hoa văn hóa xứ Thanh". Quan điểm của ông là oán thù nên cởi chứ không nên buộc. Tuy nhiên, những câu chuyện cũ như thế này người ta lại không được phép quên. Bởi đó là một phần của lịch sử và cũng là một trong những bài học quý giá của quá khứ. Đây chính là lý do Tuấn Công Thư Phòng nhớ lại "Ngày này năm xưa".

Hoàng Tuấn Công
Ngày nghỉ Tết Độc Lập/2014
(Blog Hoàng Tuấn Công)

Hoàng Hưng - Về vai trò của Văn đoàn độc lập

1. Với tư cách là một trong số những người sáng lập Ban Vận động Văn đoàn độc lập, không biết ông có thể giúp các độc giả trẻ của Phía Trước hiểu được mục tiêu mà Văn đoàn độc lập hướng tới trong quá trình cải thiện văn hóa xã hội tại Việt Nam hiện nay?

- Trước nhất, xin minh định rằng những ý kiến trả lời Phía Trước ở đây hoàn toàn là ý cá nhân Hoàng Hưng, không đại diện cho tập thể Ban Vận động VĐ ĐL (xin viết tắt là BVĐ).

Thứ hai, xin minh định rằng Văn đoàn ĐL VN chưa ra đời, vì chưa hội đủ điều kiện chủ quan cũng như khách quan. Mọi hoạt động của BVĐ từ khi ra mắt (3/3/2014, đúng vào ngày truyền thống của Nhà văn Thế giới – World Writers Day) có mục đích chuẩn bị các cơ sở cần thiết cho sự ra đời trong tương lai của VĐ ĐL VN.

Mục tiêu của VĐ ĐL VN đã thể hiện rõ trong tuyên bố ngày 3/3/2014 của BVĐ: “… góp phần tích cực xây dựng và phát triển một nền văn học Việt Nam đích thực, nhân bản, dân chủ, hiện đại, hội nhập với thế giới, có thể đóng vai trò tiền phong đúng như nó phải có trong sự nghiệp phục hưng văn hóa, phục hưng dân tộc mà lịch sử đang đòi hỏi”.

Mục tiêu của chúng tôi xem ra rất to lớn, nếu xét thực trạng văn học VN hôm nay: Một nền văn học VN đích thực nghĩa là một nền văn học không bị chính trị hoá, đạo đức hoá, cũng không tháp ngà hoá. Tính chất căn bản của nó là nhân bản, dân chủ, hiện đại. Tham vọng của nó là đóng vai trò tiền phong trong sự nghiệp phục hưng văn hoá nước nhà.

Nhưng vai trò mà chúng tôi tự đặt ra cũng rất khiêm tốn: “góp phần xây dựng và phát triển” một nền văn học như thế, nghĩa là cùng với các tổ chức văn học khác và các nhà văn độc lập không ở tổ chức nào, chung sức phấn đấu cho nền văn học ấy. Không bao giờ chúng tôi có ý “độc tôn” vai trò của mình, hay “đối lập” với những tổ chức khác mà tôi tin rằng không ít thì nhiều cũng tán thành mục tiêu như chúng tôi đề ra.

2. Nhiều người cho rằng nguyên nhân khiến Văn đoàn độc lập bị chính quyền cản trở là do hai chữ "độc lập". Ông nghĩ sao về nhận định này?

- Nhận định này là một suy đoán, nhưng là một suy đoán có cơ sở. Bản thân tôi cũng nhiều lần hỏi những người của “cơ quan chức năng”: Vì sao luôn luôn có các động thái “vận động” thành viên BVĐ (gây sức ép với cá nhân và cơ quan làm việc của họ) rút ra khỏi BVĐ? Vì sao đặt tường lửa nghiêm ngặt với trang web vanviet.info của BVĐ trong khi bài vở của nó rất ít trực tiếp bàn về các vấn đề chính trị “nhạy cảm” mà chủ yếu chỉ là những sáng tác và phê bình, nghiên cứu văn học, văn hoá? Vì sao có “chỉ thị miệng” ngăn cản tên tuổi các thành viên BVĐ xuất hiện trên báo chí chính thống? Vì sao có việc phổ biến khắp nơi cho hội viên các hội văn nghệ “tránh xa” BVĐ? Vì sao có sự vu cáo BVĐ là tổ chức chính trị nhận tiền nước ngoài? Vì sao có cả một tờ báo “chính thống” ngang nhiên vu khống BVĐ tạo ra “tổ chức đối lập” để kêu gọi nhà văn xuống đường làm “cách mạng hoa nhài”? Vì sao BVĐ lại trở thành một “đối tượng” mà cơ quan an ninh phải “chăm sóc” trong khi thành viên của nó gồm rất nhiều nhà văn nổi tiếng, có uy tín, và đảng viên lâu năm của ĐCS?

Chỉ có thể vì hai tiếng “độc lập”. “Độc lập” có ý nghĩa gì mà “họ” sợ thế? Theo riêng tôi, nó có hai nghĩa:

1/Từng nhà văn trong VĐ đều độc lập về quan điểm chính trị, quan điểm nghệ thuật với các thành viên khác. Điều này khiến VĐ ĐL VN khác với các nhóm, các phái văn chương tập hợp nhau vì có chung hay gần gũi về đường lối sáng tác như Tự lực Văn đoàn, Xuân Thu Nhã tập, Sáng Tạo…

2/ Tổ chức VĐ ĐL VN độc lập với mọi thiết chế, tổ chức trong, ngoài nước.

Vấn đề chính là ở vế thứ hai. Có thể nói: trong lãnh thổ thuộc quyền toàn trị của đảng CSVN từ trước đến nay, chưa từng có một hội đoàn dân sự nào “dám” tuyên bố “độc lập”, tức là không chịu phụ thuộc, chịu dưới quyền lãnh đạo, chi phối của đảng ấy thông qua các cơ quan do đảng ấy dựng lên. Chắc chắn họ sẽ cho đây là một hành động “phạm thượng” không thể chấp nhận, có thể “đầu têu” cho những hội đoàn có tinh thần độc lập tương tự.

Khốn nỗi, “độc lập” là điều kiện trước tiên để mỗi nhà văn có thể làm nên một tác phẩm đúng như mình mong muốn. Sự thiếu tư duy độc lập, quan điểm độc lập, ngược lại, cái “vòng kim cô” tạo nên tâm thế “tự kiểm duyệt” để khuôn theo đúng “đường lối”, chính là những điều vẫn còn cản trở nhà văn VN đi đến hết mình trong sáng tác. Một nhà văn có tên tuổi đã phát biểu: “Vòng kim cô siết chặt đầu tôi quá lâu rồi. Tôi đã và đang tự bứt phá. Việc gia nhập VĐ ĐL giúp tôi dứt khoát, thoát hẳn nó.”

Độc lập cũng là bản chất của một hội đoàn dân sự, nếu nó thật sự là đoàn thể tự nguyện của mọi người tập họp nhau một cách tự giác, không phải là tổ chức “ngoại vi” của nhà nước hay thậm chí là cơ quan nhà nước trá hình, với đủ các chức quan, các ban bệ… ăn vào tiền thuế của dân như hiện nay.

Mặc dù đang có sự ngăn chặn của chính quyền, xu hướng “độc lập” chắc chắn sẽ chiến thắng trong tương lai không xa, nhà nước sẽ phải chấp nhận sự tất yếu ấy. Việc vận động cho một Văn đoàn Độc lập nhìn về bản chất chẳng khác việc “khoán hộ nông dân” của ông Kim Ngọc trước ngày đảng CS chịu “đổi mới” về kinh tế.

3. Theo ông, vai trò của các trí thức, văn nghệ sĩ trong xã hội là gì? Muốn đảm nhiệm tốt vai trò ấy, trí thức, văn nghệ sĩ cần phải có phẩm chất như thế nào?

- Trí thức, văn nghệ sĩ ở mọi quốc gia bao giờ cũng kết tinh trí tuệ, tâm hồn của nhân dân. Vai trò của họ chính là giữ gìn bộ óc lành mạnh, con tim nhân ái của cộng đồng, thức tỉnh lương tri con người trong những hoàn cảnh tối tăm, dự báo chiều hướng phát triển của xã hội. Phẩm chất cao nhất của trí thức, văn nghệ sĩ là giữ được tính độc lập để tự do sáng tạo, vì chỉ có như thế họ mới có hy vọng đóng được vai trò trên, nhiều ít phụ thuộc tài năng từng người. Trong hoàn cảnh nước ta, sự độc lập của trí thức văn nghệ sĩ bị tước đoạt đã quá lâu do thể chế chính trị toàn trị, chỉ số ít người có bản lĩnh dám chấp nhận thiệt thòi, thậm chí bị đối xử tàn tệ, để giữ lấy độc lập tự do nội tâm. Biết bao người suốt một đời cam phận ra rìa hoặc ở trong bóng tối, đến cuối đời mới công bố được tác phẩm tâm huyết. Họ phải trả giá đắt cho bản lĩnh của mình, nhưng xã hội cũng phải trả giá không kém vì đã “ăn thịt những đứa con ưu tú” của mình.

4. Ông có cho rằng có sự khác biệt rất lớn giữa các văn nghệ sĩ, trí thức ở thế hệ trước và các thế hệ trẻ không? Ông nghĩ đâu là nguyên nhân và có cần thiết phải xóa nhòa sự khác biệt này không?

- Khác biệt thế hệ là một quy luật xã hội, không thể xoá và cũng không cần xoá. Chính sự khác biệt ấy tạo nên tiến hoá, phát triển, đặc biệt là trong lãnh vực nghệ thuật. “Cái mới” là một yếu tính của sáng tạo nghệ thuật. Nếu thế hệ trẻ lại giống y như hoặc na ná thế hệ trước thì họ chỉ là các cụ non, mà cụ non thì kinh hơn cụ già nhiều! Tôi ghi nhận sự khác biệt lớn của thế hệ 9X với các thế hệ trước, họ là thế hệ của thời “big data”, thời của không gian ảo, thời của sự “cô đơn trên mạng”. Ở các nước chắc cũng thế, riêng ở VN thì sự khác biệt còn lớn hơn rất nhiều vì cho đến nay, có đến mấy thế hệ ra đời trong cách mạng-chiến tranh liên miên, vẫn bị trói buộc ít nhiều bởi tư duy, não trạng ý thức hệ, phe phái, “chính trị là thống soái”… và lạc hậu về kiến thức, mỏi mòn vì tuổi tác, mà vẫn đang chiếm lĩnh mọi vị trí quyết định đời sống tinh thần, văn hoá của đất nước!

5. Có một thực trạng ở các kênh truyền thông thúc đẩy dân chủ đó là mặc dù chúng ta nói rất nhiều đến tự do tư tưởng, tự do học thuật, tự do sáng tạo, tự do ngôn luận... nhưng đến nay tất cả các giá trị đó mới dừng ở mức độ... truyền thông. Ông nghĩ sao về thực trạng này?

- Nếu câu hỏi hàm ý coi “mức độ truyền thông” là thấp thì tôi không tán thành, nhất là trong thời đại mà truyền thông đã trở thành một “quyền lực

mềm” có tác động rất lớn với xã hội. Nói chính xác, trình độ tự do tư tuởng, học thuật, sáng tạo, ngôn luận của nước ta mới ở “mức độ truyền thông cực kỳ hạn chế” do đường lối kiểm soát truyền thông vô cùng gắt gao của nhà nước. Nhưng dẫu sao, từ dăm năm nay, người dân cũng đã xây dựng được cho mình một “nền dân chủ truyền thông” sơ cấp, và đó là bắt đầu của mọi bắt đầu. Tuy bị ngăn chặn quyết liệt, truyền thông “lề dân” đã tác động ít nhiều đến việc thay đổi não trạng của xã hội, có những lúc đã góp phần tác động tới sự thay đổi trong điều hành của chính giới.

6. Yếu tố quan trọng để giải quyết thực trạng này là chính quyền phải cho người dân nói chung và các học giả nói riêng các quyền tự do ấy. Tuy nhiên, đó mới là yếu tố cần chứ chưa đủ. Theo ông, còn có các nhân tố xã hội nào khác để xây dựng một nền văn hóa nhân bản và tự do cho Việt Nam?

- Có không ít người đã nói: dân nào chính phủ ấy. Mọi người dân đều phải chia sẻ trách nhiệm về tình trạng yếu kém mọi mặt của nước nhà, trong đó có yếu kém về tự do và nhân bản của văn hoá. Mọi người viết văn đều phải tự trách mình trước hết vì não trạng “phò chính thống”, “tự kiểm duyệt”, tự tước đoạt quyền tự do sáng tác. Chỉ cần 30% trí thức văn nghệ sĩ đồng tâm khước từ bả vinh hoa phù phiếm và thoát khỏi nỗi sợ như ma ám để phụng sự Chân lý, tôn thờ Nghệ thuật thì tình hình đã có thể thay đổi cơ bản. Tất nhiên nói thế là lý tưởng hoá, là nói lý thuyết, chứ thực tế chưa thể có ở một nước chưa thoát khỏi ý thức phong kiến đã lâm vào ý thức độc tài toàn trị còn kinh hơn phong kiến! Dân chủ là một quá trình giác ngộ khá dài. Diễn biến mấy mươi năm qua ở nước Nga cho ta thấy rất rõ điều ấy. Mới đây thôi, sau vụ Nga chiếm Crimea, nhà văn-nhà giáo dục Phạm Toàn và tôi có làm một cái test nhanh với một số bạn hữu là trí thức văn nghệ sĩ tên tuổi từng học ở Liên Xô về đánh giá Putin. Kết quả rất sốc: 100% ngưỡng mộ kẻ độc tài cựu KGB! Cũng như 80% dân Nga vẫn tín nhiệm ông Tổng thống có tư duy của Thế kỷ 19 như nhận xét của nữ Thủ tướng Đức.

7. Trong tương lai, Văn đoàn độc lập sẽ có chiến lược như thế nào để thúc đẩy dân chủ và kiến tạo nền văn hóa Việt Nam?

- Việc trước mắt chúng tôi nhắm tới thật giản dị (mà cũng rất khó khăn vì bị cản trở đủ cách): Tạo được một diễn đàn tự do, độc lập, để mọi người viết không phân biệt quan điểm chính trị và nghệ thuật, không phân biệt già trẻ, không phân biệt trong hay ngoài nước, có thể công bố tác phẩm nghệ thuật đúng nghĩa mà không bị ai “lãnh đạo”, “định hướng”, “kiểm duyệt”. Tức là chúng tôi cố gắng tạo lại một cái nền tảng rất tự nhiên của đời sống văn hoá đã bị xoá bỏ trong quá nhiều năm trường. Nhưng chúng tôi tin rằng trên cái nền ấy, chúng tôi, nhất là những thành viên trẻ trong BVĐ và trong Văn đoàn sau này sẽ cùng với mọi nhóm hội khác xây dựng được một chiến lược hữu hiệu để thúc đẩy dân chủ và kiến tạo một nền văn hoá VN xứng đáng, không thua kém các nước châu Á như Hàn Quốc chẳng hạn.
Hoàng Hưng
Người trả lời phỏng vấn gửi BVN.
(Bauxitevn)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét