Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 3 tháng 9, 2014

Ngày 3/9/2014 - Những gáo nước lạnh cho ý thức

  • Tai nạn xe khách: 12 người chết (BBC) - Một chiếc xe bus chở khách từ Sa Pa đi Lao Cai hôm 1/9 đã mất lái và rơi xuống vực sâu làm ít nhất 12 người thiệt mạng.
  • Biển Đông : Trung Quốc biến sáu bãi đá ngầm ở Trường Sa thành đảo nhỏ (RFI) - Theo tờ Want China Times của Đài Loan hôm nay 02/09/2014, Bắc Kinh đã dấn thêm một bước mới trong chiến dịch tích cực xâm lấn để tìm cách khẳng định chủ quyền tại Biển Đông. Ảnh chụp vệ tinh cho thấy sáu rạn san hô ở quần đảo Trường Sa đã được biến thành các đảo nhỏ nhờ việc cải tạo hạ tầng trong sáu tháng qua.
  • Úc sắp chính thức xin gia nhập NATO (RFI) - Hôm nay 02/09/2014 Ngoại trưởngÚc thông báo, trước thực tếÚc đang phải đảm nhiệm vai trò ngày càng quan trọng trong các cuộc xung đột quốc tế như ở Irak, Syria, hay thậm chí Ukraina, Canbera sẽ chính thức xin gia nhập khối Liên minh Bắc Đại Tây Dương NATO.
  • Thêm một nhà báo Mỹ bị ISIS chặt đầu (RFA) - Quân khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" ISIS vừa sát hại thêm một nhà báo Hoa Kỳ thứ nhì, và phổ biến đoạn phim vidéo chiếu cảnh này lúc trưa thứ ba, 2 tháng 9, 2014.
  • Hoa hậu mất ngôi đòi phải được xin lỗi (RFA) - Phát biểu tại buổi họp báo ở Yangon, cô May Myat Noe năm nay mới 16 tuổi cho biết tuần rồi cô bị ban tổ chức tước danh hiệu vì cáo buộc cô gian dối và có hành vi thô lỗ với ban tổ chức. Cô yêu cầu ban tổ chức phải có lời xin lỗi không chỉ với cô, mà còn vì thể diện của quốc gia.
  • Nga 'thay đổi chiến lược quân sự' (BBC) - Nga sẽ thay đổi chiến lược quân sự vì khủng hoảng Ukraine và sự hiện diện của Nato ở Đông Âu, theo lời một quan chức Điện Kremlin.
  • Nỗi sợ Nga phủ bóng lên vùng Baltic và Đông Âu (RFI) - Cuộc khủng hoảng Ukraina cùng với thái độ hành động can thiệp của Matxcơva đang làm dấy lên bầu không khí sợ Nga trong nhiều nước vùng Baltic nói riêng và ĐôngÂu nói chung, những nước mà trong lịch sử gần đây từng có thời gian dài nằm trong vòng ảnh hưởng kiểm tỏa của Liên Xô. Đó có thể gọi là một nỗi sợ lịch sử.
  • Nga dọa xét lại học thuyết quân sự để đối phó với NATO (RFI) - Quan hệ NATO và Nga lại một lần nữa thêm căng thẳng do cuộc khủng hoảng Ukraina. Hãng thông tấn Nga Ria-Novosti hôm nay 02/09/2014 dẫn lời một quan chức quốc phòng Nga cho biết Matxcơva sẽ thay đổi học thuyết quân sự để đối phó với những mối đe dọa mới, đặc biệt trước việc NATO chủ trương gia tăng hiện diện ở ĐôngÂu sát biên giới với Nga.
  • Putin cho khởi công đường ống dẫn khí sang Trung Quốc (RFI) - Đang trong cuộc chiến khí đốt với Ukraina và leo thang trừng phạt với phương Tây, Tổng thống Vladimir Putin, hôm qua, 01/09/2014, đã cho khởi công xây dựng đường ống khí đốt, qua đó, Nga sẽ xuất khẩu ồ ạt sang Trung Quốc và tái cân bằng thương mại về phía ChâuÁ.
  • TT Cộng Hòa Czech kêu gọi thận trọng khi cấm vận Nga (RFA) - Thủ Tướng Sobotka bày tỏ quan ngại, nói rằng điều các quốc gia EU phải cân nhắc trước khi bỏ phiếu là những nước hội viên có bị thiệt hại gì khi áp dụng quy định cấm vận với Nga hay không, cũng như phải cân nhắc xem sẽ giải quyết như thế nào khi Nga có phản ứng.
  • Đông Ukraina : Quân chính phủ liên tiếp bại trận (RFI) - Quân đội Ukraina hôm qua 01/09/2014 lại lùi bước trước lực lượng nổi dậy tại Lougansk, phải rút khỏi phi trường được xem là chiến lược. Trong những ngày qua, quân đội Ukraina đã liên tục rút lui khỏi nhiều vùng. Thất bại liên tiếp này đã làm dấy lên những lời chỉ trích giới chỉ huy quân sự Ukraina là bất tài.
  • Ba người Mỹ bị bắt ở Bắc Triều Tiên kêu cứu (RFI) - Nhân dịp trả lời phỏng vấn đài truyền hình Mỹ CNN tại Bình Nhưỡng vào hôm qua, 01/09/2014, ba công dân Mỹ hiện bị Bắc Triều Tiên cầm tù đã lên tiếng kêu cứu. Đến Bắc Triều Tiên làm phóng sự trong một chuyến đi do Bình Nhưỡng chính thức tổ chức, mộtêkíp đài truyên hình CNN đã được phép phỏng vấn 3 người Mỹ này, một sự kiện rất hiếm hoi.
  • Nhật tìm ra cách xét nghiệm Ebola có kết quả sau 30 phút (RFI) - Các nhà nghiên cứu Nhật Bản hôm nay 02/09/2014 cho hãng tin Pháp AFP biết đã triển khai một phương pháp mới để phát hiện virus Ebola chỉ trong 30 phút. Công nghệ này sẽ giúp chẩn đoán nhanh chóng việc nhiễm bệnh, ngay cả tại các nước thiếu thốn trang thiết bị.
  • Thủ Tướng Nhật Bản sắp công bố danh sách tân chính phủ (RFA) - Chưa rõ ông Abe mời những ai tham gia chính phủ, nhưng tin từ Tokyo nói rằng trong số các bị bộ trưởng được giữ lại có Ngoại Trưởng Fumio Kishida, Bộ Trưởng Tài Chánh Taro Aso và Bộ Trưởng đặc trách ngoại thương Akira Ameri.
  • Fukushima: Bốn công nhân kiện tập đoàn Tepco (RFI) - Bốn công nhân nhà máy điện bị tai nạn hạt nhân Fukushima hôm nay 02/09/2014 thông báo họ sẽ đưa đơn kiện tập đoàn Tokyo Electric Power (Tepco). Đây là lần đầu tiên nhân viên của một công ty làm dịch vụ cho tập đoàn này kiện ra tòa.
  • Philippines phá vỡ âm mưu đánh bom sứ quán Trung Quốc (RFI) - Bộ trưởng Bộ Tư Pháp Philippines hôm nay 02/09/2014 cho biết : Chính quyền vừa bắt giữ được ba người mưu toan đánh bom sân bay thủ đô Manila. Bên cạnh đó, các nghi can này còn lên kế hoạch tấn công Đại sứ quán Trung Quốc và một trong những trung tâm thương mại lớn nhất của Manila.
  • 22 nhà dân chủ Hồng Kông bị bắt giữ (RFA) - Chiều hôm nay cảnh sát đặc khu Hong Kong mới bắt giữ 22 nhà tranh đấu khi họ biểu tình phản đối chuyến viếng thăm của ông Lý Phi, thành viên thường vụ Quốc Hội Trung Quốc.
  • Quốc hội Anh từ chối ngưng điều tra về Hồng Kông (RFA) - Quan hệ song phương Bắc Kinh-London trở nên khó khăn hơn, sau khi nghị viện Anh từ chối yêu cầu ngưng cuộc điều tra về tình hình dân chủ và nhân quyền sau ngày trao trả Hồng Kong cho Trung Quốc mà Quốc Hội Hoa Lục mới đề ra.
  • TQ: Nhiều công ty nước ngoài than phiền bị sách nhiễu (RFA) - Nhiều công ty nước ngoài tại Trung Quốc ngày càng thấy rằng mình trở thành mục tiêu của các chiến dịch mang danh nghĩa chống độc quyền bất công nhưng thực chất chỉ là cái cớ để nhà nước Hoa Lục có cơ hội để sách nhiễu, hoạch họe.
  • Liên hoan ảnh Perpignan : (RFI) - Mục văn hóa trên tờ Le Monde số ra hôm nay 02/09/2014 có bài viết về liên hoan nhiếp ảnh phóng sự quốc tế« Visa pour l’image» năm nay tại Perpignan trưng bày một bộ ảnh liên quan đến cuộc chiến tại Việt Nam. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên triển lãm ảnh đem đến cho người xem một« Một góc nhìn khác về chiến tranh Việt Nam» như tựa đề nhận định bài viết.
  • Tuyên truyền bảo vệ môi trường bằng nghệ thuật (RFA) - Công cuộc bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm muốn đạt được hiệu quả cần có sự tham gia của toàn cộng đồng. Biện pháp giáo dục, tuyên truyền được các cơ quan chức năng tiến hành lâu nay vẫn chưa đạt được kết quả mong đợi.
  • Iraq: quân chính phủ tái chiếm tuyến đường chiến lược (RFA) - Lực lượng quân đội Iraq hôm nay vừa giành lại quyền kiểm soát một phần tuyến đường cao tốc huyết mạch nối liền từ Baghdad vào khu vực miền bắc nước này là thị trấn Amirli, nơi mà từ nhiều tháng qua phiến quân hồi giáo IS chiếm giữ.
  • Quá tồi, quá tệ (VOA) - Thái độ quỵ lụy hàng phục kẻ nuôi dã tâm bành trướng gặm nhấm đất nước là thái độ quá ư tồi tệ của kẻ đương quyền
  • Hỏi đáp y học: Viêm gan B (VOA) - Trong chương trình Hỏi đáp Y học tuần này, thính giả Anh Lê thắc mắc về nhiễm virút viêm gan B với chỉ số HBsAg dương tính 1500 và HBeAg dương tính 1300
  • Trọn đời cống hiến vì chủ quyền cương thổ (1) (BaoMoi) - Với hơn 3000 tấm bản đồ Việt Nam do các tác giả trong và ngoài nước vẽ từ mấy trăm năm trước, trong đó có hàng trăm bản đồ liên quan đến biển, đảo Việt Nam, kho tư liệu của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu là một bằng chứng xác thực về chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
  • Vùng duyên hải miền Trung: Lộ trình… cất cánh (BaoMoi) - Tại Diễn đàn liên kết kinh tế miền Trung trong tháng 8/2014, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Vùng duyên hải miền Trung có vị trí địa lý, kinh tế, chính trị, chiến lược quan trọng của quốc gia, là cửa ngõ hướng ra Biển Đông trong giao thương với khu vực và thế giới...
  • “Mắt biển” - những câu chuyện về chủ quyền biển đảo (BaoMoi) - “Trước tình hình biển Đông nóng lên thời gian qua, Báo Văn Nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam quyết định cho ra mắt tập truyện “Mắt biển” gồm 17 tác phẩm viết về chủ đề bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đã được in trên Báo Văn Nghệ từ năm 2009 đến nay” - nhà văn Khuất Quang Thụy, TBT Báo Văn Nghệ, giới thiệu tại buổi ra mắt cuốn “Mắt biển”.
  • Hải quân Trung Quốc đe dọa an ninh hàng hải thế giới? (BaoMoi) - BizLIVE - Các vụ đối đầu giữa tàu Trung Quốc và một số nước láng giềng nhỏ bé trong các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông tuy không gây lo ngại nhiều cho giới đầu tư phương Tây, nhưng một cuộc xung đột trong khu vực rất có thể ảnh hưởng đến thương mại thế giới, theo RFI.
  • Định hướng mang tầm thời đại (BaoMoi) - (HNM) - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dự đoán chính xác nhiều vấn đề mang tính quyết định đối với cách mạng Việt Nam và nhiều vấn đề có ảnh hưởng sâu rộng đến toàn thế giới. Với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương và phát triển kinh tế biển, Người đã có những định hướng sáng suốt với tầm nhìn vượt thời đại.
  • Trung Quốc có thể lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông (BaoMoi) - BizLIVE - Hãng tin Bloomberg mới đây dẫn lời hai cựu sĩ quan thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã về hưu, nói rằng Trung Quốc có thể tìm cách giới hạn hoạt động trên vùng không phận quanh đảo Hải Nam, giữa lúc Hoa Kỳ tiếp tục các phi vụ trinh sát thường lệ trong khu vực.
Gió giật cấp 7, lốc xoáy trên biển Đông (BaoMoi) - Chiều 1.9, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư phát đi bản tin cảnh báo về hiện tượng thời tiết nguy hiểm xảy ra trên biển Đông

Vũ Cao Đàm - Tổng Bí thư cần nghe dân: Hãy vứt đi cái “Đảng anh em”, trở về với Dân tộc

Một thông điệp

Anh Vương Trí Dũng vừa có bài viết rất hay, nói trúng tiếng nói của người dân, mà đọc xong thì chúng ta đều hiểu, đó là một lời nhắn nhủ gửi đến ông Giáo sư Tổng Bí thư (TBT): Hãy vứt đi cái “Đảng anh em”... – tôi nói rõ thêm: “Đảng anh em... Hán tặc” – để trở về với cội nguồn dân tộc.

Lật các trang sử của dân tộc chúng ta rất rất đau buồn nhận ra, các TBT đều liên tục có liên quan đến các sự kiện Đại Hán xâm lược: TBT Nguyễn Văn Linh cùng với các ông Phạm Văn Đồng và Đỗ Mười, hoảng loạn trước sự sụp đổ của hàng loạt đảng cộng sản Đông Âu, đã đi đến quyết định cầu cứu cái “Đảng anh em... Hán tặc” trong cuộc gặp gỡ Thành Đô. Tiếp đó, TBT Nông Đức Mạnh ba lần ký văn bản trao Tây Nguyên cho giặc, mà một kẻ ngây ngô nhất về địa quân sự cũng dễ dàng nhận ra vị trí chiến lược quan trọng của Tây Nguyên trong sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc. Rồi đến TBT Nguyễn Phú Trọng đã để những người đương quyền nhượng cho giặc 30.000 đất rừng đầu nguồn (bằng diện tích tỉnh Thái Nguyên), ngày càng thắt chặt vòng vây của quân xâm lược từ phía đất rừng biên giới; cho chúng thắng thầu 90% công trình công nghiệp quan trọng để chúng lũng đoạn kinh tế Việt Nam; bật đèn cho giặc xây dựng các cứ điểm hiểm yếu ở những vùng cảng nước sâu, như Vũng Áng. Một điều khó hiểu nữa, là cử đặc phái viên sang nước giặc xin “khôi phục” quan hệ “đồng chí” giữa hai “Đảng anh em”.

Xin hãy tỉnh lại

Tôi xin không bàn lý luận dông dài, nào là tư tưởng “bách chiến bách thắng” của chủ nghĩa Mác-Lê-Mao; tôi xin không bàn “tính ưu việt” của chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN). Việc ấy đã có bài học thực tiễn lịch sử Việt Nam và thế giới chứng minh. Loạt bài của nhà nghiên cứu Nguyễn Trung mà chúng tôi gọi tắt là “Hiểm họa đen” đã viết nhiều hơn những điều chúng tôi muốn nói.

Tôi chỉ khoanh lại một việc, tuy rất nhỏ (so với kho tàng lý luận kinh điển đồ sộ của Mác-Lê-Mao của TBT). Đó là cuộc xâm lăng của Hán tặc đã và đang là một hiện thực tàn nhẫn trên đất nước chúng ta. “Biện chứng” như tư duy của Giáo sư TBT chắc phải có viễn kiến hơn đứt anh chàng thường dân “khu đen” Vương Trí Dũng.

Tôi muốn phụ họa với anh chàng “khu đen” Vương Trí Dũng như sau: Thưa Giáo sư TBT Nguyễn Phú Trọng. Cứ cho là lý tưởng cộng sản của hai đảng cộng sản Việt Nam và Tàu Cộng là đỉnh cao tư tưởng của nhân loại, là hai “Đảng anh em” đã cam kết ở Thành Đô, chỉ non thề biển cùng sánh vai nhau phục hưng phong trào cộng sản quốc tế và ngây thơ “dẫn dắt năm châu đến đại đồng”, thì cái thực tế sờ sờ trước mắt, là Tàu Cộng đang thao túng một bè lũ những Lê Chiêu Thống và Trần Ích Tắc trong hàng ngũ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam để giày xéo giang sơn Việt Nam, không biết có làm cho cái tư duy “biện chứng” của Giáo sư TBT xót xa không.

Qua bài phát biểu ngày 1/7/2014 trên Vietnamnet của TBT, dân chúng nhận ra là TBT vừa ủy mị đau buồn vì không chọn được láng giềng, phải “ăn đời ở kiếp” với cái thằng chồng vừa tham lam đê tiện, vừa hống hách dã man.

Đọc xong những lời lẽ chảy máu trong lòng ấy, thường dân chúng tôi vừa phân vân, vừa ngạc nhiên: “Ơ hay, thế một loạt đất nước xung quanh ta, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines, Ấn Độ... cũng đang bị cái thằng chồng vô lại của “Đảng ta” quấy rối và cưỡng hiếp. Vậy mà họ dám đứng thẳng lên, dám mắng vào mặt cái thằng đang nhằm nhè gieo rắc tư tưởng cam phận “ăn đời ở kiếp”... Họ giữ tư cách trong trắng của những người đàn bà đoan trang, và khi cần vẫn tốc váy vỗ vào mặt cái thằng chồng khốn kiếp của “Đảng ta” kia mà. Sao mà “Đảng ta” cam phận “ăn đời ở kiếp” với nó (!?)”.

Theo Điều 4 của Hiến pháp, Đảng đã lãnh đạo Quốc hội thông qua Luật Hôn nhân và Gia đình, trong đó có những điều khoản về tự do kết hôn và tự do ly hôn (!?). Hãy ly dị cái thằng chồng đốn mạt ấy để trở về tổ ấm với bà mẹ Tổ Quốc của mình, TBT ạ.

Xung quanh Tổng bí thư rất nhiều kẻ thù

Tôi đọc được một đoạn mang tư tưởng chiến lược của TBT đăng trong bài báo trên Vietnamnet vừa viện dẫn ở trên: TBT mong muốn quyết tâm “...giữ được an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân, không để nội bộ rối ren...”.

Đọc xong đoạn này, một người dân bình thường nhất như tôi, còn kém xa anh chàng “khu đen” Vương Trí Dũng, cũng nhận ra TBT phải chống rất nhiều kẻ thù. Chống kẻ thù của chế độ để “bảo vệ chế độ”, chống kẻ thù của Đảng, để “bảo vệ Đảng”, chống kẻ thù trong nội bộ để chống “gây nội bộ rối ren”, rồi chống kẻ thù của nhân dân... Đến cái đoạn “kẻ thù của nhân dân” thì tù mù quá, không thể nào nhận diện được hắn là ai. Tôi nhớ lại, thời Stalin cũng có khái niệm này. Những ai chống ông ta đều bị quy tội là “Kẻ thù của nhân dân”. Chẳng hạn, đến ủy viên Bộ Chính trị Bukharin, một nhà lý luận hàng đầu của Đảng Bônsêvich Nga, chỉ cần có ý kiến khác Stalin, là bị quy tội “kẻ thù của nhân dân” và đang đêm bị gọi đi thủ tiêu không xét xử. Rồi kẻ thù của chế độ cũng là một khái niệm rất rắc rối: Con cái địa chủ, tư sản, mà bố mẹ họ bị “xử lý” trong Cải cách ruộng đất và Cải tạo tư bản, chắc chắn dù họ yêu nước bao nhiêu họ cũng không thể yêu cái chế độ đã giết oan uổng cha mẹ họ. Ngay cả con cái các đảng viên cộng sản bị quy oan là Quốc dân Đảng rồi bị bắn trong thời Chỉnh đốn tổ chức chắc chắn họ cũng không thể yêu cái chế độ đã bắn giết oan uổng cha mẹ họ.

Xem ra, khi giải mã cái tư tưởng chiến lược trong đoạn văn trên đây, dân chúng tôi nhận thấy “Đảng ta” nhiều kẻ thù quá. Tứ bề thọ địch.... Các cụ ta có câu, hai thằng đánh một chẳng chột cũng què.

Theo cái cách phân tích mâu thuẫn trong cuốn sách “Mâu thuẫn luận” của Mao Trạch Đông, mà chắc Giáo sư TBT rất “quán triệt”, thì bây giờ Đảng phải xem đâu là mâu thuẫn cơ bản, đâu là mâu thuẫn chủ yếu để xác định cho đúng “sách lược bạn thù”, chứ nếu xác định kẻ thù như bài nói của TBT mà tôi trích dẫn ở trên thì gay go lắm.

Vấn đề không chỉ là “Đảng ta” sụp đổ, mà nghiêm trọng hơn là Tổ Quốc ta, nhân dân ta chịu phận làm nô lệ giặc Tàu.

Với thiển ý của một thường dân, tôi xin đề nghị:

Đảng hãy làm cái điều như Đảng nói

Đảng đang ngày ngày kêu gọi toàn Đảng toàn dân “Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh”. Tôi nhớ đến hai tư tưởng rất hay của Hồ Chí Minh mà Đảng cần học ngay không chậm trễ.

Thứ nhất, TBT là giáo sư, tiến sĩ về Xây dựng Đảng, chắc nhớ rất rõ sự kiện Hồ Chí Minh đã dám dũng cảm tuyên bố giải tán Đảng Cộng sản Đông Dương vào tháng 11/1945. Phải chăng đây là một sự tuyên bố Hồ Chí Minh trở về với dân tộc, để tranh thủ thêm đồng minh chống xâm lược Pháp. Tôi không bàn, đó là lời tuyên bố thật, hay chỉ là một đòn đánh giả để nghi binh. Trong mọi trường hợp, dù giả hay thật, thì đó vẫn là một sự lựa chọn chính trị dũng cảm về mặt sách lược.

Sở dĩ phải nghĩ đến giải pháp này, vì đó là cách nhẹ nhàng nhất để cắt đứt quan hệ “Đảng anh em” với quân xâm lược. Đó cũng là cách nhẹ nhàng nhất để thoát khỏi những nỗi đau mà Đảng (Cộng sản Việt Nam) đã để lại những vết hằn trong lịch sử dân tộc. Nếu cần thì lập một đảng khác, đảng của dân tộc.

Thứ hai, Trong di chúc viết năm 1969, Hồ Chí Minh mong toàn Đảng, toàn dân xây dựng một nước Việt Nam “hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”. Không thấy ông nói gì đến xây dựng một nước Việt Nam XHCN cả. Với một người có bề dày hoạt động chính trị như Hồ Chí Minh, đây không phải chuyện sơ suất trong viết lách hoặc đổ lỗi cho bọn nhân viên đánh máy, mà là tư tưởng Hồ Chí Minh về cái mà Đảng vẫn gọi là “Con đường Bác Hồ đã chọn”. Trong những lời trăng trối cuối cùng, Hồ Chí Minh đã không nói là chọn con đường xây dựng một nước Việt Nam XHCN.

TBT là giáo sư tiến sĩ về Xây dựng Đảng chắc quá hiểu sự linh hoạt trong sách lược đồng minh của Hồ Chí Minh. Tôi xin không bàn sự lựa chọn của Hồ Chí Minh sai hay đúng. Việc đó sẽ có lịch sử phán xét. Tôi chỉ bàn về tư tưởng của Hồ Chí Minh trong sách lược đồng minh, mà TBT cần học tập.

Hãy dũng cảm vứt bỏ cái “Đảng anh em” khốn kiếp

Đó không chỉ là lời kêu gọi của cá nhân anh thường dân “khu đen” Vương Trí Dũng, mà là lòng dân.

Xin TBT hãy giả làm dân thường đi vi hành để nghe dân nói. Tôi dám đảm bảo một trăm phần trăm, một ngàn phần ngàn dân Việt Nam mong muốn Đảng Cộng sản Việt Nam hãy vứt vào sọt rác cái “Đảng anh em” khốn kiếp đang giày xéo Tổ Quốc chúng ta.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có bài cảnh báo muộn mằn: “Không để nhân dân mất lòng tin vào Đảng”...

Thưa ông TBT và ông Chủ tịch nước. Tôi nói đó là lời cảnh báo muộn mằn, vì Dân đã mất hết lòng tin vào Đảng từ khuya rồi. Dưới con mắt của dân, thì Đảng bây giờ là hiện thân của sự độc đoán, lộng quyền, hống hách, tham nhũng, cưỡng chiếm đất đai và… thậm chí không phải không có người dùng cả khái niệm là một lũ “bán nước”.

Đọc những bài của các giáo sư tiến sĩ viết dài lê thê để chứng minh cái sự “bách chiến bách thắng”, “ước vọng ngàn đời của nhân loại”, ... đến cái việc của dạ dày “bảo vệ cái sổ hưu”, ... thì dân chỉ nhếch mép cười, cho họ là ngồi trên trời suốt ngày ca hót không vướng bận gì với cuộc sống dưới nhân gian.

Ngày ngày dân xem đủ các phim chống Nhật, chống Pháp, chống Mỹ bên cạnh những thước phim về củng cố mối tình hữu hảo với cái “Đảng Hán tặc anh em”... Dân hiểu mộc mạc: Chẳng qua chiếu các phim đó là để dân quên cái sự ươn hèn trước bọn xâm lược Tàu Cộng.

Mấy lần tôi đi vào những làng bản ở Hà Giang, Điện Biên, nghe đồng bào các dân tộc thiểu số ở đây nói: “Tao chỉ nghe cái đảng trên cây thôi, không tin cái đảng dưới đất”... Tôi ngớ ra không hiểu đồng bào nói, cái đảng trên cây và đảng dưới đất là những cái đảng nào! Chẳng lẽ ở các vùng cao của nước ta đã chuyển sang thể chế đa đảng. Hỏi căn vặn đồng bào mới vỡ lẽ, thì ra cái đảng trên cây là loa đài, nói cái gì cũng hay; còn cái đảng dưới đất, là các vị lãnh đạo các cơ quan đoàn thể, các quan huyện, quan tỉnh, là bệnh viện, là trường học, làm cái gì cũng gây khó cho dân. Vì vậy mà dân không còn thiết tha gì với cái đảng dưới đất nữa.

Tôi không rõ TBT muốn củng cố cái đảng trên cây hay cái đảng dưới đất? Chắc đó cũng là nỗi trăn trở của các giáo sư tiến sĩ của ngành Xây dựng Đảng, mà với Giáo sư TBT cũng đang là một mối quan tâm./.
Vũ Cao Đàm
Tác giả gửi BVN.
(Bauxitevn)

Tuấn Khanh - Những gáo nước lạnh cho ý thức

IMG_1059-0.JPG

 Trong một nghiên cứu được công bố vào ngày 28 tháng 8, tổ chức ALS, tức nơi đang sở hữu trò chơi thách thức dội nước đá (Ice Bucket Challenge, tạm gọi IBC) cho biết họ lấy làm tiếc rằng có đến 73% số tiền gọi là tham gia trò chơi này để quyên góp từ thiện, đã hoàn toàn sai mục đích. Đã có quá nhiều người dùng trò IBC này để đánh bóng tên tuổi cũng mình, làm trò ruồi và cười vui ngớ ngẩn trên nghĩa cử của người tạo ra trò chơi này cho mục đích nhân đạo.

Cũng như mọi điều mới lạ ập đến từ thế giới bên ngoài, trong vài tháng nay, Việt Nam đã mau chóng bắt chước với những trò trình diễn IBC trên truyền hình cũng như trên các trang mạng xã hội, với mục đích tạo sự kiện cho chính bản thân mình hơn là một giá trị nhân văn. Tiền thu được của các cuộc IBC chỉ thường dùng vào các cuộc ăn nhậu hay giải trí – thay vì góp vào việc trợ giúp các bệnh nhân đang đau đớn.

Vì sao lại dội nước đá? Cơn lạnh buốt ập đến cùng sự tê dại, nhắc cho bạn biết rằng những bệnh nhân đang mắc chứng suy giảm thần kinh cơ hoạt (Amyotrophic Lateral Sclerosis) đã trãi qua những cảm giác như thế nào, ít nhất là vậy. Nó không giống với những lời thách thức ẽo ợt và trình diễn bản thân, sau đó là những thùng, tô nước đá để kết thúc cho vở kịch ngắn Việt Nam tệ hại mà chúng vẫn hay thấy trên youtube hiện nay.

Cũng cần nói thêm, ALS cũng chưa hề nhận được đồng nào từ Việt Nam, cho các màn biểu diễn rầm rộ gần đây.

Nhưng ngoài các câu chuyện tự làm rõ bản thân đó, mà chúng ta vẫn thấy hiện nay, ý nghĩa của trò chơi có bản quyền IBC như đang gợi ý rằng, có lẽ Việt Nam cũng nên tạo ra một kiểu trò chơi thách thức như vậy, đại loại như CWC (Cold Water Challenge), nhằm đánh thức bản thân mình, đánh thức một giá trị sống tử tế.

CWC, tạm diễn giải theo tiếng Việt, là trò “tạt một gáo nước lạnh”. Có rất nhiều loại người, có rất nhiều sự kiện mà người Việt vẫn chứng kiến hàng ngày chung quanh mình, đang thật sự cần một trò chơi tự tạt một gáo nước lạnh vào mặt, để nhận ra mình đang làm gì, và điều gì đang diễn ra trên đất nước này. Việc tự tạt một gáo nước lạnh vào mặt mình, hay thách thức nhau cùng làm, có lẽ sẽ là một động thái nhắc nhở cần thiết trong một xã hội đang quá ù lì, con người phô diễn với nhau nhiều hơn là thật lòng, những điều dối trá thì được che đậy bằng nguỵ ngôn tầm thường đến mức, ở mỗi quán cà phê vỉa hè, cùng mở tờ báo sáng ra đọc, ai ai cũng dễ dàng nghe thấy chung quanh tiếng phản ứng bật lên bất kỳ.

Chẳng hạn như trong sự việc tự xử mình thắng kiện của Toà án nhân dân tỉnh Cà Mau với khiếu nại của bà Nguyễn Ánh Minh về việc bà bị xử oan, bị giam 562 ngày, tán gia bại sản. Cũng cần ai đó trong ngành luật thách thức những người chịu trách nhiệm của vụ án này tại Cà Mau, hãy tạt một gáo nước lạnh để nhận rõ vị trí và giá trị của mình trong xã hội, giữa tiếng than van của dân chúng.

Hay chuyện về ông Phùng Văn Cung bị Toà án Nhân dân Gia Lai – Kon Tum xử tù về tội lường gạt, 30 năm sau mới giải oan được thì ông đã chết. Trong quá trình xét xử, con của ông Cung là bà Phùng Thị Kim Oanh quỳ lạy trước cổng toà án để xin hai chữ công tâm, sau đó cũng bị tù vì tội “hành hung nhân viên toà án”. Cả một gia đình đã có người chết, nghèo đói, sụp đổ vì oan khiên này. Những người tham gia xét xử vụ án chắc cũng cần tham gia trò chơi tạt nước lạnh vào mặt mình để biết rằng số phận con người là ý thức hàng đầu phải có, khi nắm trong tay quyền lực.

Trong trường hợp ông Bùi Thắng, ở Tân Phú, TP.HCM thì có lẽ khác. Có lẽ ông cần thách thức công an viên ở phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân, TP.HCM tự tạt một gáo nước lạnh vào mặt, về việc con của ông tố cáo vô cớ bị bị công an phường này chận giữa đường, đánh đập trọng thương, sau đó đòi phải nộp 20 triệu đồng mới được chuộc ra. Hoặc chị Lý Nguyễn Minh Nhị, ở quận 3, TP.HCM, cũng nên thách thức nhóm cảnh sát giao thông chốt Hàng Xanh tự tạt gáo nước lạnh vào mặt, khi chị nghe thấy họ trả lời “Đây là việc của chị, không phải cùa chúng tôi”, khi chị lên tiếng cầu cứu giữa đêm khuya. May ra, những gáo nước lạnh có thể giúp họ nhận ra sợi dây liên kết của con người với đời sống văn minh là đâu. May ra, một gáo nước lạnh có thể cứu vãn được một điều gì đó. May ra!

Chúng ta đang thật sự cần những gáo nước lạnh cho đời sống hừng hực nóng đầy tính duy lợi này. Những nhà trí thức nguỵ quân tử, những quan chức vội tuyên bố rồi quên, những tập thể chỉ biết vỗ tay và bấm nút cho những đề án cưỡng bức túi tiền người dân… Những gáo nước lạnh cần thiết để tạo nên cú sốc, nhắc về lòng tự trọng và nhân cách mà mỗi người cần phải có.
—————————–
* Toà Cà Mau tự xét xử mình thắng kiện
http://tuoitre.vn/tin/phap-luat/20140828/toa-an-tu-xet-xu-minh-va-tuyen-thang-kien/638518.html
* Quỳ lạy xin hai chữ công tâm, án oan 30 năm
http://phaply.net.vn/ben-khung-cua-tu-phap/ho-so-vu-an/ha%CC%A3u-vu%CC%A3-an-oan-cach-day-hon-3-tha%CC%A3p-ki%CC%89-o-gia-lai-nguoi-bi%CC%A3-ham-oan-da%CC%83-chet-gia-dinh-nguoi-bi%CC%A3-oan-qui-la%CC%A3y-to.html
* Chuyện công an đánh người vô cớ, đòi tiền chuộc
http://baobaovephapluat.vn/phap-luat-ban-doc/dieu-tra-theo-don-thu/201408/cong-an-phuong-binh-tri-dong-a-danh-nam-thanh-nien-tim-bam-rap-co-the-2355105/
* Công an bỏ mặc phụ nữ giữa đêm
http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/csgt-khong-cho-co-gai-di-nho-de-tranh-cho-toi-3047389/
Tuấn Khanh
(Blog Tuấn Khanh)

Nghề Đĩ

Đĩ, hay nói đúng hơn, nghề làm đĩ là một nghề rất phổ biến và lâu đời, đến nỗi gần như ai cũng có thể tưởng rằng mình có đầy đủ hiểu biết về nó để có thể khinh bỉ nghề đĩ và cả những người hành nghề, tức là làm đĩ, mà không cần phải mất công suy xét đến một giây. Đó là một điều nên nghĩ lại.

Trước hết, phải thống nhất thế nào là đĩ. Thật ra, đĩ không phải chỉ gồm có những người ngày ngày cầm tiền sau khi dùng thân xác mình thỏa mãn nhu cầu sinh lý của người khác.

Nhìn một cách tổng thể và công bằng, thì phải nói rằng mọi hoạt động quan hệ sinh lý không bắt nguồn từ tình cảm hay để cùng nhau thỏa mãn nhu cầu của cả hai, mà chỉ để nhằm đạt được những lợi ích khác, nằm ngoài tình cảm và tình dục, thì đều phải coi như làm đĩ. Những lợi ích đó phổ biến nhất tất nhiên là tiền, đôi khi là hiện vật từ ít đến rất giá trị, và không loại trừ nhiều khi nó là quyền thế để đẻ ra tiền, hoặc là những bước thang danh vọng. Theo cách nhìn vào bản chất này thì phạm vi và đối tượng làm đĩ sẽ đúng và đủ hơn nhiều.

Dựa theo cách nói của Mác – Ăngghen bất hủ rằng lịch sử nhân loại là lịch sử đấu tranh giai cấp, ta cũng có thể nói rằng lịch sử nhân loại gắn liền với lịch sử của nghề làm đĩ.

Không thiếu các nghiên cứu về xã hội nguyên thủy của loài người đã cho thấy người cổ đại đã biết lợi dụng quan hệ tình dục để đổi lấy chỗ dựa vào những cá thể khỏe mạnh hơn hoặc để có thức ăn, kể cả trong thời kỳ mẫu hệ. Đó hầu như là một sự tái cân bằng quyền lực mà tạo hóa đã sinh ra. Kẻ mạnh dùng sức để khống chế người khác thì kẻ yếu phải có vũ khí khác để có những ràng buộc trở lại, hay nói theo kiểu hiện đại thì đó chính là sức mạnh mềm.

Sang thời kỳ phong kiến, dù có bị nơi này nơi khác cấm đoán thì nghề làm đĩ vẫn phát triển, bị cấm thì bí mật, không cấm thì công khai, về mọi mặt. Đối tượng làm đĩ cũng trở nên đa dạng, không chỉ có những cô gái bán phấn buôn hương nơi lầu xanh, mà còn nhiều những mỹ nhân khác tham gia vào những cuộc đổi chác hay mưu đồ chính trị trong cung đình. Có thể nói mà không sợ sai rằng nếu không có những phụ nữ dùng sắc đẹp và thân xác của mình (dù là chủ động hay làm theo sắp đặt của người khác) như một phương tiện để trở thành người có quyền thế hoặc điều khiển những người có quyền thế – những hành động về bản chất không thể khác gì làm đĩ – thì lịch sử nhân loại đã khác bây giờ nhiều.

Còn đến thời hiện đại, khi thế giới bao gồm ba dòng thác cách mạng, nhiều thế lực đối đầu, thì ai cũng thấy nghề đĩ cũng đã đạt đến một tầm cao mới, phát triển đa dạng, ở khắp mọi nơi, không phân biệt đâu là bọn tư bản giãy chết ngày càng giãy mạnh hơn, hay đâu là một số nước cách mạng ưu tú tiên phong đã bỏ qua giai đoạn giãy chết để tiến thẳng lên đâu đó. Tác động của đĩ lên xã hội, so với thời kỳ phong kiến, cũng rộng khắp và đa dạng hơn trước rất nhiều.

Nói như vậy để thấy rằng cuộc chiến chống lại nghề đĩ, hay nói cho đúng ngôn ngữ tuyên truyền là chống mại dâm ở quê ta là một cuộc chiến rất khó khăn ác liệt nếu không nói là bất khả thi.

Bởi trước hết, muốn chống nạn mại dâm thì phải xác định được kẻ bán dâm. Dễ thấy nhất, đó là những cô gái trẻ ở những chốn lầu xanh trá hình, hay những cô gái già hết đát tối tối đứng bắt khách ở ven đường hoặc trong các công viên. Đó là những người chịu nhiều rủi ro nhất và chịu nhiều khinh rẻ nhất, tuy nhiên trên thực tế đĩ – hay gái mại dâm – không phải chỉ gồm có họ. Về bản chất, những chân dài đi với các đại gia trong những hợp đồng ngắn hạn hay dài hạn, những trai bao, gái bao xác định cặp bồ để lấy tiền v.v… đều không thể gọi khác hơn là làm đĩ. Cũng không khác hơn, những người dùng thân xác như là một món đồ hối lộ để thăng tiến, để đổi chác quyền lực v.v… – những hiện tượng không phải là khó tìm ở trong các công ty hay chính trường quê ta, cũng cần phải gọi đúng tên là những con đĩ. Nếu không muốn gọi họ là con đĩ thì chỉ có thể gọi họ là những con đĩ cao cấp.

Việc xác định đối tượng đã khó, làm gì với họ còn khó hơn.

Với những người thân cô thế cô, bị đẩy xuống đáy xã hội để rồi bị coi là con đĩ mạt hạng thì việc dồn đuổi, bắt bớ họ cùng với những khách hàng bình dân của họ không có gì là khó, kể cả khi có sự cản trở của những kẻ bảo kê sống bám vào váy họ. Nhưng xóa bỏ được cái nguyên nhân đẩy họ đi làm đĩ, cũng như mở lối thoát cho họ ra khỏi nghề làm đĩ thì lại khó vô cùng.

Với những con đĩ cao cấp thì mọi việc khó hơn nhiều. Khó từ việc nhìn nhận họ là đĩ, cho đến việc không cho họ làm đĩ. Bởi không có người bảo trợ có tiền, có quyền nào lại dễ dàng công nhận mình chơi với đĩ, dễ dàng chấp nhận từ bỏ nguồn lạc thú do đĩ mang lại cho mình, chưa kể nhiều khi chính bản thân những người có tiền, có quyền cũng lại là những con đĩ. Động đến những người có tiền hay có quyền luôn luôn là điều khó khăn, nhất là ở quê ta, một xứ không giống như nơi của bọn tư bản giãy chết.

Thứ hai, cũng nên tìm hiểu lý do tại sao mại dâm đã xuất hiện từ thuở bình minh của nhân loại và tồn tại cho đến tận bây giờ, mặc dù bị biết bao ngăn cấm, kỳ thị trong suốt chặng đường tồn tại và phát triển của mình.

Nguyên nhân có lẽ là cho dù bị nhìn nhận bằng con mắt kỳ thị của xã hội, nhất là nữ giới, và ngày nay còn có thêm các tổ chức đấu tranh cho nữ quyền, thì thật ra mại dâm không hoàn toàn xấu xa như mọi người vẫn có định kiến như vậy. Nếu nhìn một cách nhân văn hơn – mà cái nhìn nhân văn thì luôn cần thiết, ít nhất là cần hơn cái nhìn có tính giai cấp – thì nó sinh ra từ một trong những nhu cầu căn bản của con người, và những tác động của nó không phải chỉ gồm có tiêu cực. Và khi so sánh giữa những mặt trái của nó cùng với những nỗ lực cấm đoán hay dẹp bỏ nó, với tác hại của những tệ nạn khác, như tham nhũng, lừa đảo và những nỗ lực chống tham nhũng, lừa đảo chẳng hạn, rõ ràng là nghề mại dâm đã bị đối xử không công bằng. Và cái khe hẹp do bất công tạo ra đó cũng đủ cho nghề mại dâm có đất sống.

Sâu xa hơn, có lẽ mại dâm chịu kỳ thị và bất công là do áp lực từ sự ghen ghét của những người phụ nữ khác khi họ cho rằng đấy là nguy cơ tiềm tàng ảnh hưởng đến vị thế làm vợ của họ, trong khi thực tế, ảnh hưởng của mại dâm đến cuộc sống gia đình hầu như không đáng kể, nhất là khi đem so với những thú vui khác không hề bị lên án gay gắt bằng, như cờ bạc, nghiện ngập v.v… Khi mọi người chấp nhận sống chung với những thú vui nguy hiểm ấy như một phần tất yếu của cuộc sống thì dường như những tác hại của mại dâm càng không được để tâm tới, và vì thế việc cấm đoán mại dâm chỉ là việc riêng của chính quyền.Việc có rất nhiều thứ lai căng khác, độc hại hơn nó nhiều mới thâm nhập vào tàn phá văn hóa truyền thống quê ta thì lại được tung hô, đã khiến lý lẽ cho rằng nó không hợp với thuần phong mỹ tục trở nên kém thuyết phục đi nhiều.

Việc coi rẻ những người làm đĩ, đúng hơn là số đông người làm đĩ và ở tầm thấp nhất trong thang bậc làm đĩ, trong khi không hề có thái độ tương tự với những con đĩ cao cấp hơn, đã không những thêm một lần chà đạp lên nhân phẩm của họ, đẩy họ xuống sâu hơn khỏi mong muốn làm người, mà nhiều khi còn làm bản năng chống đối trỗi dậy, khiến họ làm những việc xấu xa mà lẽ ra họ sẽ không làm nếu được đối xử công bằng hơn. Câu nói “gieo gì gặt nấy” đặc biệt đúng trong trường hợp này, khi nhìn vào những gì mà xã hội đã dành cho những người làm đĩ dưới đáy.

Đồng thời, việc né tránh quản lý hoạt động mại dâm như một thực tế, cho dù có hợp pháp hóa nó hay không, đã tạo ra một đội ngũ rất đông những kẻ bảo kê, buôn người sống bám vào váy người làm đĩ, là những kẻ lẽ ra phải nhận sự khinh bỉ nhiều nhất, hơn cả đĩ nhiều lần và cần phải dẹp bỏ trước hết. Chỉ nhằm vào những người làm đĩ khốn cùng trong cuộc chiến chống mại dâm, không mạnh tay với những bọn ma cô, không dám động tới, hay thậm chí không dám gọi tên những con đĩ cao cấp khác, đã khiến cho việc chống mại dâm chỉ còn là nửa vời, nếu không nói là hình thức, để đối phó với dư luận.

Có lẽ cũng có lúc nên xem lại việc nhìn nhận về những người làm đĩ một cách nhân văn và bớt khắt khe hơn, như là một hoạt động trong lĩnh vực giải trí hơn là một phạm trù đạo đức. Việc mở ra những con đường cong mềm mại cho những cách nhìn mới, tương tự như cách gọi kinh tế TB là KT thị trường chẳng hạn, để coi những người làm đĩ (nạn nhân của đói nghèo, lạc hậu, thiếu nền giáo dục căn bản v.v… ) như là những nhân viên hỗ trợ tình dục, huấn luyện viên tình dục hay gì gì đó, không xấu hơn nhiều lắm những người mẫu khoe thân, những diễn viên điện ảnh đóng cảnh nóng hay đóng phim cấp 3 v.v…  để kiếm tiền, và còn tốt hơn những kẻ đạo đức giả đầy rẫy khắp nơi hàng vạn lần.

Để ít nhất mọi người cũng nên thấy rằng chống mại dâm trước hết là chống lại bọn bảo kê, bọn ma cô, bọn buôn người, và để cho đầy đủ thì phải chống cả những con đĩ cao cấp trong giới nhiều tiền, nhiều quyền. Và quê ta hiện giờ còn rất nhiều thứ khác đáng chống, đáng quan tâm, đáng làm hơn là việc nhăm nhe đi quây bắt những con người yếu đuối ở đáy xã hội, rồi ngồi cãi nhau việc công bố danh tính đối tượng này đối tượng kia.

Cò con, thiển cận, nhỏ nhen lắm.
Tháng 8/2014
(Blog Cua Đồng)

Trần Vũ Hải - Luật sư, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa

Bản yêu sách 8 điểm của nhân dân An Nam
Ai cũng biết Hồ Chí Minh (tức Nguyễn Ái Quốc) mất ngày 2/9/1969, đúng 24 năm sau khi Hồ Chí Minh khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH). Tuy nhiên, ít người biết có một luật sư người Anh đã công bố Nguyễn Ái Quốc (NAQ) chết năm 1933 tại Hồng Công nhằm tránh truy đuổi của thực dân Anh lẫn thực dân Pháp.
Vụ án NAQ tại Hồng Công năm 1931 đã quá nổi tiếng, xin tóm tắt như sau:
Năm 1929, thực dân Pháp kết án vắng mặt NAQ tử hình. Năm 1930 tại Hồng Công, NAQ đã thành công hợp nhất các phái cộng sản tại Việt Nam thành một Đảng cộng sản. Đến ngày 16/6/1931, mật thám Anh kết hợp với mật thám Pháp bắt NAQ tại Hồng Công, dự định trả NAQ cho thực dân Pháp về Việt Nam để thi hành án tử hình. Nhưng luật sư Loseby và đồng sự đã ngăn chặn được âm mưu này, kiện ra Tòa án của Anh tại thuộc địa Hồng Công, buộc Tòa án tuyên lệnh bắt NAQ là trái luật và trả tự do cho NAQ. Mặc dù vậy, Tòa án Anh vẫn ra lệnh trục xuất NAQ ra khỏi Hồng Công. Để tránh lệnh trục xuất này và che giấu NAQ trước mật thám Pháp, luật sư Loseby đã “diệu kế” tung tin NAQ đã mất vì bệnh và tổ chức cho NAQ rời khỏi Hồng Công an toàn.
Có thể nói không quá, không có luật sư tài ba người Anh, không có tên Hồ Chí Minh xuất hiện (được đặt tên sau vụ án trên nhiều năm). Không có Hồ Chí Minh, không có VNDCCH. Công sức của luật sư Loseby đối với Hồ Chí Minh và VNDCCH là rất lớn.
Nhiều người biết đến công của luật sư Loseby, nhưng ít người biết đến công của một luật sư khác đối với NAQ và cách mạng Việt Nam. Đó là ông Phan Văn Trường (1876 – 1933), luật sư đầu tiên của Việt Nam. Ngày 18/6/1919, một yêu sách 8 điểm của nhân dân An Nam đã được gửi đến những nhà lãnh đạo đồng minh chiến thắng trong chiến tranh Thế giới thứ nhất, đang họp tại Pháp. Tên ký dưới yêu sách nổi tiếng này là NAQ. Lần đầu tiên tên NAQ vang vọng trên chính trường Quốc tế và vang đến Việt Nam. Yêu  sách này được khởi xướng bởi 4 nhà hoạt động người Việt trên đất Pháp là Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Thế Truyền. Người thanh niên Nguyễn Tất Thành khi đó có chí lớn, nhưng chưa rành tiếng Pháp, đang được ông Trường trợ giúp về nhiều mặt. Trong khi đó ông Phan Văn Trường đã là một tiến sỹ luật, mở văn phòng luật sư tại Pháp, hoạt động nhiều năm tại đây cho phong trào người Việt yêu nước (ái quốc). Một văn bản cô đọng và có nội dung pháp lý vẫn còn giá trị đến ngày nay như yêu sách 8 điểm này đòi hỏi một trình độ tuyệt hảo về Pháp ngữ và pháp lý, chỉ có thể được chấp bút cuối bởi một người Việt uyên thâm về tiếng Pháp và luật học như luật sư Phan Văn Trường tại thời điểm đó. Vì vậy, luật sư Phan Văn Trường được đánh giá là kiến trúc sư cho yêu sách 8 điểm này, sự kiện làm nên cái tên NAQ. Mặc dù vậy, sau sự kiện này chỉ Nguyễn Tất Thành được mang tên NAQ và được chí sỹ Phan Chu Trinh và luật sư Phan Văn Trường thừa nhận (xem thư của Phan Chu Trinh gửi Phan Văn Trường ngày 11/4/1923). Như vậy, luật sư Phan Văn Trường là người góp phần quan trọng khai sinh và đem lại tiếng vang cho cái tên NAQ, đặt nền móng uy tín cho nhà cách mạng NAQ.
Khi VNDCCH được thành lập, Hồ Chí Minh biết rõ lợi ích của những luật sư và người đã học luật, vì thế trong Chính phủ 15 thành viên đầu tiên của VNDCCH có tới 5 vị Bộ trưởng là luật sư hoặc cử nhân luật. Đó là các ông: Võ Nguyên Giáp – Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Dương Đức Hiển – Bộ trưởng Bộ Thanh niên, Nguyễn Mạnh Hà – Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Vũ Đình Hòe – Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Vũ Trọng Khánh – Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Trong đó ông Vũ Trọng Khánh đã là luật sư danh tiếng. Ngay sau khi VNDCCH ra đời, nhiều luật sư danh tiếng khác của Việt Nam đã nhận những trọng trách trong chính quyền và đoàn thể như các luật sư Phan Anh (Bộ trưởng Quốc phòng), Phạm Văn Bạch (Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Nam bộ), Trần Công Tường (Thứ trưởng Bộ tư pháp), Nguyễn Thành Vĩnh, Nguyễn Mạnh Tường…Ngày 10/10/1945 Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh cho duy trì các đoàn luật sư bên cạnh tòa án.
Đáng tiếc sau năm 1954, khi VNDCCH thiết lập chính quyền ở miền Bắc, không rõ vì lý do gì trường Đại học luật ở Hà Nội bị giải tán và đến sau năm 1975 mới có việc dạy luật ở cấp đại học. Luật sư danh tiếng Nguyễn Mạnh Tường đã bị thất sủng sau vụ Nhân văn Giai phẩm, không còn giữ chức Giám đốc Đại học luật và Chủ tịch Hội đồng luật sư Hà Nội. Các luật sư làm việc như những viên chức bào chữa của tòa án, không còn có các đoàn luật sư. Phải nhiều năm sau 1975, đoàn luật sư mới hình thành trở lại (Đoàn luật sư Hà Nội được lập mới từ năm 1984).
Giờ đây, có khoảng 8.000 luật sư hành nghề ở Việt Nam, nhưng có rất ít những luật sư danh tiếng và được chính quyền trọng vọng như thời kỳ đầu của VNDCCH.
Bản yêu sách 8 điểm năm 1919 ký dưới tên Nguyễn Ái Quốc và do Phan Văn Trường, luật sư đầu tiên của Việt Nam, chấp bút vẫn còn có nhiều giá trị đòi hỏi đối với thực tiễn Việt Nam.

Bản yêu sách của nhân dân An Nam gồm 8 điểm:

 1-     Tổng ân xá tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị.
 2- Cải cách nền pháp lí Đông Dương bằng cách để người bản xứ cũng được quyền hưởng những bảo đảm pháp lí như người châu Âu. Xóa bỏ hoàn toàn những tòa án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam.
 3- Tự do báo chí và tự do ngôn luận.
 4- Tự do lập hội và hội họp
 5- Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương.
 6- Tự do họp tập, thành lập các trường kĩ thuật tại tất cả các tỉnh cho người bản xứ.
 7- Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật.
 8- Có đại biểu thường trực của người bản xứ do người bản xứ bầu ra tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được nguyện vọng của người bản xứ.
    
Trần Vũ Hải
 
(Quê Choa)

Alan Phan - Rơi Lệ Ngày Quốc Khánh

2 Sep 2014

“Không ai có thể chạy trốn khỏi những hệ quả từ lựa chọn của mình – Nobody ever did, or ever will, escape the consequences of his choices – Alfred Montapert “

Tôi quay về lại Saigon vào ngày đại lễ 2/9 của Việt Nam. Mặc cho những lố nhố của đám đông, tôi vẫn tìm ra một nơi yên tĩnh để đọc emails, lướt Net đọc tin, và đọc xong chương cuối của cuốn tiểu thuyết về Brasil thời hiện đại. Một người bạn gởi 1 bài viết của tác giả Nguyễn Hoa Lư về “ngậm ngùi rơi lệ” đăng trên báo Tuổi Trẻ (tiếc là đã bị rút xuống). Tôi gần làm rớt chiếc IPad khi đọc đến đoạn này,

choice

“Một quan chức cao cấp của Ban Tuyên giáo T.Ư, ông Vũ Ngọc Hoàng, đã có một phát biểu gây ấn tượng mạnh [1] :“Cách đây bốn, năm mươi năm, VN và Hàn Quốc có trình độ phát triển tương đương. Sau mấy mươi năm, tôi rà lại tư liệu thì thấy Hàn Quốc hiện có khoảng 90.000 người sống tại VN và VN cũng có 90.000 người sống ở Hàn Quốc. Chỉ khác nhau ở chỗ hầu hết người Hàn Quốc tại VN làm ông chủ, làm quản lý, còn người VN ở Hàn Quốc thì chủ yếu làm ôsin. Nghe mà xót lòng”.

Đây là lần đầu tiên tôi nghe một quan chức Việt không nổ về những thành tựu vĩ đại qua những con số vĩ đại thực hiện bởi những con người vĩ đại…nói nôm na là tại sao mỗi ngày chúng ta phải tự hào …vì cả nhân loại đều phải công nhận là người Việt hạnh phúc nhất thế giới. Ngay cả trong chiến tranh, cái loa tuyên giáo đã rỉ rả cả chục năm về hiện tượng một ông Mỹ nào đó (tượng trưng cho đa số người Mỹ) vừa ngủ dậy là …mơ ước được làm người Việt Nam.

Đây là lần đầu tiên một quan chức Việt…rơi lệ. Sau 1 chục năm lui tới nơi đây thường xuyên, sau gần 40 năm “chờ sáng”, sau khi đọc về lịch sử Việt cận đại qua 70 năm…tôi cũng ..rơi lệ theo ông.

Thực ra, chuyện làm ô sin của người Việt không chỉ giới hạn ở Hàn Quốc. Nếu ông quan chức tính sổ toàn diện con số người Việt đang được xuất khẩu lao động (kể cả tại nhiều nước nghèo tệ hại ở châu Phi) hay số người bán thân làm vợ cho các ông nông dân Đài Loan, Trung Quốc… hay số người Việt vượt biên trái phép qua các tổ chức xã hội đen tại Nga, Đông Âu…cái “xót lòng” của ông chắc còn lớn lao hơn nhiều. Theo Mác Lê, chúng ta có thể biện bạch là mục đích sau cùng của những công nhân này là “tìm đường cứu nước” hay “xuất khẩu cách mạng” như chiến lược do Đệ Tam Quốc Tế đề xuất từ thời 1940’s. Nhưng liệu các đồng chí của chúng ta ở những quốc gia này có tin hay họ chỉ cười rũ rượi?

Tôi còn nhớ vào khoảng 1997, tôi đại diện cho một tập đoàn đa quốc thực hiện một phi vụ khá lớn với cơ quan truyền thông trung ương của Trung Quốc. Tất cả các sếp lớn nhỏ của Bộ đều đồng thuận và chỉ chờ chữ ký của ông Trưởng Cơ Quan. Ông này viện dẫn đủ lý do để hoãn binh; nhưng rồi cũng ký sau khi cho tôi chờ hơn 9 tháng.

Vài tháng sau, khi đã làm việc và quen nhau hơn, tôi tò mò hỏi ông về lý do chần chừ? Ông nói,” Trong tất cà các dân tộc trên thế giới, tôi ghét nhất là người Việt Nam. Khi họ báo cáo về gốc Việt Nam của anh, tôi đã cố gắng giết dự án bằng đủ cách”. “Nhưng ông đổi ý?” “ Gặp anh nhiều lần sau đó, tôi thấy anh là một thằng Mỹ con toàn diện, nên tôi OK”. Tôi biện bạch,” Luôn luôn có người Mỹ tốt và xấu, người Trung tốt và xấu, người Việt tốt và xấu chứ?”

“Các dân tộc khác thì đúng vậy. Nhưng người Việt là một bầy chuột. Một con chuột tốt là một con chuột chết.” Tôi im lặng chuyển đề tài. Và suy nghĩ về những lần qua Việt Nam chơi trước đó. Phần lớn các quan chức, đại gia, COCC…đang nhìn Trung Quốc với cặp mắt khâm phục, ngưỡng mộ và thèm thuồng. Mao Chủ Tịch là một thánh nhân Trời cho xuống để ban phước lộc cho nhân loại và Đặng Tiểu Bình là thần tượng của 99% người Việt. Cho đến ngày hôm nay, tôi nghĩ rằng 95% đảng viên vẫn thề trung thành với 16 cái tốt vàng gì đó về ông láng giềng.

Albert Camus nói, “ Life is a sum of all your choices”. Có lẽ vì chúng ta luôn luôn xứng đáng với lựa chọn của mình.

Tôi không biết ông Vũ Ngọc Hoàng giữ chức vụ gì trong Ban Tuyên Giáo? Tôi cũng không biết các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam suy nghĩ thế nào về lời nói của ông? Tuy nhiên, nhận xét này của ông cũng cho tôi và các bạn BCA một tia hy vọng nhỏ nhoi. Rằng nếu một người biết thì mười người sẽ biết. Dần dà, cả triệu người sẽ biết. Sau một giác ngủ dài, lúc nào cũng sảng khoái khi vừa thức giấc.

Tuy nhiên, tôi cũng biết rõ gần như là một nguyên lý ở Việt Nam: ở đây, thất vọng nhiều gấp triệu lần hy vọng.
Alan Phan

P.S. Các bạn “dư lợn viên” nên theo dõi tin này vì boss của các bạn đã có thể đổi ý về chữ “hạnh phúc” dành cho ô sin. Coi chừng mất sổ hưu đấy.
[1] http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/624271/nhin-lai-45-nam-de-soi-roi-chinh-minh.html
(Blog Alan Phan)

Quá tồi, quá tệ

Ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính Trị và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính Trị và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Phiên tòa xử 3 chiến sĩ dân chủ chống bành trướng Trung Quốc ở Đồng Tháp đã kết thúc chiều 26/8 với những bản án quá nặng nề, so với tội danh «cản trở giao thông». Cô Bùi Thị Minh Hằng bị tuyên án 3 năm tù giam, anh Nguyễn Văn Minh 2 năm rưỡi, cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh 2 năm.

Dư luận trong nước và quốc tế cùng chung một thái độ cực kỳ phẫn nộ trước sự xét xử quá đáng, đến mức không ai nghĩ đến của tòa án Đồng Tháp. Theo sự thú nhận của địa phương, đây là quyết định của Bộ Chính trị đảng CS, tòa án Đồng Tháp chỉ đóng kịch theo sự chỉ đạo từ Hà Nội.

Không ít người theo dõi tình hình đã phán đoán rằng lãnh đạo sẽ buộc phải tỏ ra nới tay đôi chút so với trước đây, sau khi họ buộc phải cam kết tôn trọng nhân quyền trước Liên Hiệp Quốc, hứa hẹn với các quan chức cấp cao của Hoa Kỳ, Liên Âu «sẽ giương cao lá cờ dân chủ», «sẽ thực thi dân chủ và pháp quyền là 2 thành quả song sinh của thời đại». Từ lời nói đến việc làm của họ có cả một hàng rào sắt thép. Ðiều bất ngờ là Bộ Chính trị lần này đã lật lọng quá sớm, đã có thái độ tráo trở và tự phản bội một cách ngang ngược, tàn nhẫn chưa từng có.

Phiên tòa ô nhục, bản án bất nhân, chính quyền tội ác, hành động côn đồ, chính trị lưu  manh, nhà nước tiểu nhân…là những lời nhận định, phê phán, lên án…lập tức nổi lên khắp nơi, từ các blogger tự do, từ những tấm lòng yêu nước, thương dân, bảo vệ lẽ phải, công lý, phẫn uất trước bạo quyền.

Sau cơn phẫn nộ chính đáng, dư luận toàn xã hội cần trao đổi ý kiến để hiểu rõ vì sao lãnh đạo lại chỉ đạo cho phiên tòa Đồng Tháp giải quyết vụ án như đã diễn ra, để có phương án đấu tranh tiếp thích hợp và có hiệu quả.

Từ gần 25 năm nay, sau cuộc họp bí mật ở Thành Đô tháng 9/1990, Bắc Kinh luôn coi Bộ Chính trị CS ở Hà Nội là đàn em, là phiên thuộc, là chư hầu tự nguyện. Ai nấy đều biết từ đầu tháng 5/2014, khi Bắc Kinh ngang nhiên đưa giàn HD-981 vào vùng biển nước ta, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ngỏ lời xin sang Bắc Kinh để gặp lãnh đạo cao nhất của phía TQ, nhưng họ đã ngạo mạn từ chối. Sau khi rút dàn khoan về, họ cử Dương Khiết Trì, nguyên là bộ trưởng ngoại giao, nay là ủy viên Quốc vụ viện đặc trách đối ngoại (một chức vụ cao hơn ngoại trưởng), sang Hà Nội với một sứ mạng được Tân hoa xã và Nhân dân nhật báo Bắc Kinh mô tả là «để khuyên đứa con hư hỏng bỏ nhà quay về».

Bị sỉ nhục như vậy, nhưng Bộ Chính trị Hà Nội vẫn im thin thít. Phía Trung Quốc cao ngạo lấn tới là lẽ tất nhiên. Nay họ bỗng nhiên triệu tập đại diện Bộ Chính trị sang Bắc Kinh gấp. Thế là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cử ông Lê Hồng Anh, ủy viên Bộ Chính trị kiêm Thường trực Ban Bí thư Trung ương đảng, mang danh nghĩa Phái viên đặc biệt của Tổng Bí thư, sang ngay Bắc Kinh trong 2 ngày 26 và 27 tháng 8 năm 2014.

Theo những tin tức được công bố và theo lời người phát ngôn của 2 bên Lê Hải Bình và Hồng Lỗi sau 3 cuộc gặp tại Bắc Kinh, không có gì mới trong quan hệ giữa 2 bên được thỏa thuận, chỉ toàn nhắc tới những thỏa  thuận cũ. Điều mới chăng là cả 2 bên không ai nhắc đến «16 chữ vàng» và mối «quan hệ bốn tốt» đã trở nên mỉa mai chua chát. Và điều rõ nhất là phía VN đã tỏ ra lép vế, nhũn như con chi chi. Ông Lê Hồng Anh đã không hề nhắc đến việc phía TQ ngang nhiên đưa giàn khoan HD-981 vào vùng biển VN, giết hại bắt bớ, khủng bố ngư dân ta, không hề yêu cầu chấm dứt những hành động tương tự trong tương lai.

Đã vậy phía VN còn tỏ ra nhún nhường quá đáng khi cam kết sẽ đền bù (!) những tổn thất mà các công ty TQ đã gánh chịu khi có những vụ bạo loạn nổ ra. Ông cũng hứa hẹn sẽ kết nghiêm trị (!) những “kẻ tội phạm” và cử các đoàn đại biểu của Hội Hữu nghị Việt-Trung đến thăm hỏi ủy lạo những gia đình TQ là nạn nhân trong các cuộc bạo loạn đã xảy ra.

Có thể phỏng đoán không sai rằng gần đây Bắc Kinh rất khó chịu thấy Bộ Chính trị Hà Nội cử đặc phái viên đi Washington, rồi ngay sau đó một loạt cán bộ cấp cao, nhiều thượng nghị sỹ có thế lực, cho đến cả Đại tướng chủ tịch Ủy ban tham mưu liên quân Hoa Kỳ sang Hà Nội. Họ lo sợ, bực mình, thấy cần ra oai để ngăn chặn một sự «trở mặt» của VN, «xoay trục» hướng sang phương Tây, đi tìm những mối liên kết, liên minh mới.

Và thế là cô Bùi Thị Minh Hằng bị kết án 3 năm tù, anh Nguyễn Văn Minh bị 2 năm tù rưỡi, cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh bị 2 năm tù. Đây là những bản án làm quà của Bộ Chính trị đàn em dâng lên đúng lúc cho Thiên triều, để biểu thị thật rõ tấm lòng trung thành vô hạn của kẻ phiên thuộc. Đó cũng là lời trần tình, phân bua của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, của đa số Bộ Chính trị quyết một lòng gắn bó keo sơn với phương Bắc.

Gần đây, trong một buổi gặp mặt cử tri Sài Gòn, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiết lộ rằng «ta khỏi lo gì về kinh tế khó khăn, nợ công chồng chất, các đồng chí Trung Quốc vừa mới hứa khi cần sẽ cho ta một khoản cho vay ưu đãi ODA lên đến 20 tỷ đô la, và còn có thể giúp một gói đầu tư cực lớn FDI lên đến 100 tỷ đô la ». Đây là theo lời kể của Phó Đô đốc Lê Kế Lâm, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu của Hải quân VN, hiện về hưu sống tại Sài Gòn và có mặt trong buổi gặp đó ( xin đọc bài “Người dân VN sẽ ra sao khi Nhà nước vỡ nợ?” trên báo Thông Luận ngày 25/8/2014).

Dưới ánh sáng của những diễn biến thời sự nóng hổi, câu hỏi liệu cuộc họp trưởng đoàn của Khối kinh tế Xuyên Thái Bình Dương TPP 12 nước sẽ diễn ra ở Hà Nội từ 1 đên 10/9 này có thể chấp nhận VN tham gia khối này như dự kiến hay không, sẽ được giải đáp. Và câu hỏi liệu việc nâng cấp trong quan hệ toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ có sẽ thành hiện thực trước mắt với việc Hoa Kỳ hủy bỏ cấm vận bán vũ khí sát thương cho VN hay không, cũng sẽ được giải đáp.

Có thật chăng trong Bộ Chính trị có một nhóm đã lựa chọn dứt tình với kẻ bành trướng để đi với nhân dân, với dân tộc, để kết bạn với các nước dân chủ ở châu Á như Philippines, Ấn Độ, Nhật Bản, với Liên Âu và Hoa Kỳ, trong khi vẫn giữ quan hệ láng giềng bình thường, bình đẳng với Trung Quốc?

Nhân dân đang nóng lòng chờ xem thực hư ra sao. Hay là họ chỉ diễn tuồng thôi. Tất cả đều thuộc bản chất giáo điều, bản chất tư lợi, chỉ ở mức độ khác nhau. Chẳng có nhóm nào có thể gọi là cấp tiến, là đổi mới, là cải cách trong Bộ Chính trị cổ lỗ, bảo thủ, kiên định học thuyết Mác -Lênin, kiên định chủ nghĩa xã hội ảo tưởng và chủ nghĩa CS viễn vông.

Thái độ đàn áp, hãm hại những người yêu nước, thương dân, tàn ác với phụ nữ tay không gan góc là thái độ quá ư tồi tệ. Thái độ quỵ lụy hàng phục kẻ nuôi dã tâm bành trướng gặm nhấm đất nước cũng là thái độ quá ư tồi tệ của kẻ đương quyền.

Vụ án Đồng Tháp và chuyến đi của ông Lê Hồng Anh diễn ra cùng một ngày phơi bày nỗi nhục nhã của kẻ đương quyền đang cai trị nước ta, sẽ kích thích suy nghĩ của mọi công dân yêu nước, kể cả những đảng viên có trí tuệ, có công tâm, để chung sức tìm lối ra khỏi cuộc khủng hoảng chính trị - xã hội trầm trọng đã kéo dài quá lâu của đất nước.  
Bùi Tín
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
(VOA)

Nguyễn Hưng Quốc - Một bức tranh thu nhỏ của giới cầm bút Việt Nam tại Úc (1)

Sinh năm 1943 tại Quảng Trị, 17 tuổi vào Nam, học trường Mỹ nghệ Thực hành Bình Dương trong bốn năm (1960-64), Lê Văn Tài đi vào thế giới hội hoạ rất sớm. Chưa tốt nghiệp, anh đã tham gia một số cuộc triển lãm hội hoạ ở Sài Gòn. Vừa tốt nghiệp, năm 1964, anh ra Huế, ghi danh học dự bị trường Cao đẳng Mỹ thuật. Nhưng phần lớn thời giờ của anh không phải dành cho việc học. Mà là việc vẽ. Lúc ấy, anh đã được xem là một trong những hoạ sĩ trẻ tài hoa, có một số khám phá về kỹ thuật được giới nghệ sĩ chú ý và ưa thích (1), thường xuyên có tranh triển lãm tại Huế, lúc một mình, lúc với các hoạ sĩ khác, kể cả Đinh Cường, lúc ấy đang dạy học tại trường Cao đẳng Mỹ thuật và đã nổi tiếng trong cả nước. Đầu năm 1968, trong biến cố Mậu Thân, anh bị cộng sản bắt, đưa lên rừng, sung vào bộ đội. Theo lời kể của một người từng gặp Lê Văn Tài ở Hà Nội trước năm 1975, “Nửa năm bắt anh tham gia lao động tăng gia sản xuất, chặt nứa làm lán trại, người ta cũng thấy chán, anh được gửi ra Bắc cho mấy cơ quan văn nghệ quản lý. Chẳng cơ quan nào muốn nhận, anh thành một người vô gia cư, không nghề nghiệp, không một xu dính túi, không một ai quen biết ở đất Hà Nội. Cô Ngọc Trai (2) với tình đồng hương Huế đã đón anh về nuôi ăn ở và xoay xở tìm việc cho anh: vẽ minh hoạ báo, làm bìa sách, vẽ chân dung...” (3) Năm 1975, chiến tranh chấm dứt, Lê Văn Tài về sống ở Đà Nẵng. Vẫn là một tên lính quèn, làm việc trong lãnh vực văn nghệ. Rồi anh có vợ và có con. Thấy không thể thở được trong cái không khí chật chội tù túng ngột ngạt về cả chính trị lẫn văn nghệ như vậy, anh vượt biên. Năm 1981, sau 48 ngày lênh đênh trên biển cả, anh đến được trại tị nạn Hong Kong. Bốn năm sau, anh được định cư tại Úc.

Nhà thơ Lê Văn Tài.
Nhà thơ Lê Văn Tài.
Ở Úc, ngoài việc đi học lại (tiếng Anh, hội hoạ và cuối cùng, Cử nhân Văn khoa ở trường Footscray Institute of Technology – sau, đổi thành Victoria University), anh lại vẽ. Anh có hàng chục cuộc triển lãm tại Úc. Lúc một mình. Lúc với nhiều người khác. Tiến sĩ Annette Van den Bosch, một nhà nghiên cứu mỹ thuật Việt Nam thuộc đại học Monash, Melbourne, cho Lê Văn Tài là một hoạ sĩ-thi sĩ, chuyên vẽ những biểu tượng và những giấc mơ, khác hẳn tranh của các hoạ sĩ khác tại Úc (4). Nhà nghiên cứu Merrill Findlay xem Lê Văn Tài là một khối nguyên hợp (syncreticism), một phức thể đa văn hoá (multicultural complexity), quy tụ nhiều nguồn ảnh hưởng khác nhau, từ Việt Nam đến Chiêm Thành, từ dân gian đến hiện đại và cả hậu hiện đại, bởi vậy, các hình tượng anh sử dụng thường phong phú và phức tạp đến mức không thể nằm lọt hẳn vào một khung tự sự nào cả. Chỉ có một điều bà chắc chắn: nghệ thuật của anh là nghệ thuật Úc hoàn toàn dù giới nghệ thuật chính mạch Úc có nhìn nhận điều đó hay không (5).

Điều đặc biệt là ở Úc, ngoài việc vẽ, Lê Văn Tài còn làm thơ. Lại là thơ tiếng Anh, hơn nữa, là thơ tiếng Anh hay. Trong số các nhà thơ người Việt thuộc thế hệ thứ nhất hiện sống tại Úc, anh là người đầu tiên có thơ được đăng tải trên các tạp chí văn học và các tuyển tập thơ có uy tín nhất của Úc (6). Năm 1989, bài thơ “Separated Lover” của anh được Bộ Nghệ Thuật tiểu bang Victoria chọn in trên các poster lớn, dựng ở các ga xe lửa để mọi người thưởng thức trong chiến dịch đem thơ đến với quần chúng. Năm 1987, anh tự xuất bản tập thơ tiếng Anh đầu tay, Empty Arms Surrounded by Warm Breath với lời giới thiệu của giáo sư Desmond Cahill tại trường Phillip Institute of Technology (sau nhập vào trường RMIT). Mười năm sau, tập thơ tiếng Anh thứ hai của anh, Waiting the Waterfall Falls, được trường Victoria University xuất bản, sau đó, được sử dụng như một tài liệu tham khảo trong khá nhiều môn học liên quan đến văn học Á châu và văn học di dân nói chung. Giáo sư John McLaren, trong lời giới thiệu, cho Lê Văn Tài, khi di cư sang Úc, đã mang cả quê hương theo với anh, hơn nữa, anh còn mở rộng quê hương ấy ra, làm cho mọi người Úc đều biến thành những thành viên trong gia đình của anh: thơ anh, do đó, vừa mang dấu ấn riêng vừa có tính phổ quát rất cao. Ivor Indyk, chủ nhiệm của Heat, một tạp chí văn học nổi tiếng ở Úc, khen đó là một tập thơ hay, ở đó, thơ và thơ cụ thể kết hợp hài hoà với nhau.

Robert Harris, trên tạp chí Overland, xem Lê Văn Tài là một nhà thơ quý giá có nhiều cống hiến cho nền văn học Úc (7). Tiến sĩ Mark Stevenson, hiện dạy ngành Á châu học tại Victoria University, nhận định về tranh và thơ Lê Văn Tài trên báo The Age ở Melbourne như sau:

Hãy tìm đến với Lê Văn Tài, nhà thơ kiêm hoạ sĩ Úc gốc Việt. Cũng như tất cả những tác phẩm nghệ thuật sáng giá, tranh và thơ của ông sẽ làm thay đổi cách nhìn và cách đọc của bạn. Lê Văn Tài là một con người vùng vẫy giữa hai bờ, đứng chênh vênh giữa hình tượng và văn bản, giữa bầu trời và mặt đất, để mang màu đen và màu trắng vào nhau. Ông viết và vẽ những hình ảnh đẹp rợn người. […]

Trong thơ của ông, ông phát ngôn như một sinh vật lạ lùng hiện ra trùng điệp trên những tấm bố vẽ của ông, đó là “con chim di cư”. Ông gieo những hạt mầm từ Việt Nam lên lãnh thổ của chúng ta. Ngôn ngữ của ông tạo nên một sự giao thoa giữa hai quê hương khi ông mở một lộ trình giữa tiếng Anh và tiếng Việt.

Đây là lối hành văn chín muồi và đầy trực cảm của một nghệ sĩ đã bám chặt vào nghiệp viết. Ngôn từ và hình ảnh, ngôn từ và động thái, không lúc nào ngừng di chuyển. Những bài thơ cụ thể vượt ra khỏi thể loại của chúng bởi vì những hình thái mà chúng tạo ra không chỉ đứng yên một chỗ mà lại khiến cho ngôn ngữ chuyển động, xoay mòng (8).

Lê Văn Tài chỉ thực sự bắt đầu làm thơ bằng tiếng Việt từ khi tạp chí Việt ra đời vào năm 1998, tức gần 40 năm sau ngày anh hoàn tất những tác phẩm hội hoạ đầu tiên và hơn 10 năm sau ngày anh có những bài thơ tiếng Anh được xuất bản. Từ đó đến nay, hầu như anh chỉ làm thơ toàn bằng tiếng Việt.

Sinh năm 1953, vượt biên và định cư tại Úc năm 1978, Lê Nguyên Tịnh làm thơ rất sớm, từ những năm đầu tiên của trung học. Tại Úc, anh say sưa hoạt động cộng đồng một thời gian dài đồng thời anh cũng say sưa làm thơ khá nhiều. Thơ anh thường xuyên xuất hiện trên các tờ báo ở Mỹ và ở Úc. Anh đã xuất bản hai tập thơ riêng, Quế Hương (2010) và Dấu chân của gió (2012). Giữa hai tập là một sự chuyển biến ngoạn mục: Quế Hương gồm 87 bài, trong đó, chỉ có năm bài thơ tự do; trong khi đó, tập Dấu chân của gió gồm 99 bài, chỉ toàn là thơ tự do. Không phải chỉ là sự thay đổi về thể thơ mà còn là một sự thay đổi rõ rệt về giọng điệu và cảm xúc: Trước, ngân nga một cách nhẹ nhàng; sau, hơi thơ rắn, cô đúc và, có lúc mạnh mẽ.

Trước, thiên về tình cảm; sau, nặng những thao thức đầy trí tuệ. Tôi rất thích các chuyển biến trong thơ Lê Nguyên Tịnh. Không phải ai cũng có thể tự thay đổi, tự vượt qua chính mình một cách quyết liệt như vậy. Tại sao có sự chuyển hướng như thế? Tôi ngờ là có ảnh hưởng từ việc dịch thơ. Thời gian Lê Nguyên Tịnh chuyển sang thơ tự do cũng là thời gian anh dịch thơ khá nhiều. Anh dịch Nâzim Hikemet, Pablo Neruda, Octavio Paz và Sylvia Plath. Từ việc dịch thơ, anh tiến thêm một bước nữa: sáng tác một số bài thơ bằng tiếng Anh, được đăng tải trên Saturday The Age tại Melbourne. Ngoài ra, có thể có vai trò của Tiền Vệ: Thời gian anh chuyển hướng sang tác cũng là thời gian anh xuất hiện liên tục trên tờ báo mạng Tiền Vệ.

Nếu Lê Văn Tài chủ yếu là một hoạ sĩ, Hoàng Ngọc-Tuấn chủ yếu là một nhạc sĩ. Sinh năm 1956 tại Nha Trang, ngay từ lúc 17, 18 tuổi, anh đã sáng tác nhiều ca khúc cho đến bây giờ, gần 40 năm sau, vẫn được bạn bè và giới am hiểu về âm nhạc Việt Nam ghi nhớ và yêu thích dù chúng chưa bao giờ được xuất bản ở đâu cả. Nhưng con đường âm nhạc của anh bị trắc trở khá lâu. Từ năm 1975, lúc miền Nam bị sụp đổ đến năm 1983, lúc anh vượt biên được sang Phi Luật Tân, thời gian anh ở tù và trốn tránh nhiều hơn thời gian ở nhà.

Chuyến vượt biên đầu tiên của anh là vào năm 1977. Thất bại. Sau đó, giữa năm 1978, anh vượt biên tiếp và lại thất bại, nhưng lần thất bại này thê thảm hơn: anh bị bắt và ở tù gần một năm. Được trả tự do, anh lại vượt biên, lại bị bắt và lại bị ở tù thêm ba năm rưỡi nữa. Xen kẽ giữa hai lần ở tù vì vượt biên ấy là mấy lần ở tù ngắn vì “tội” cư trú bất hợp pháp (không có hộ khẩu). Cuối cùng, may, năm 1983, anh đi thoát, đến được Manila, và mấy tháng sau, được định cư tại Úc.

Chính ở Úc, anh mới có điều kiện quay lại với âm nhạc một cách chuyên chú và có hệ thống hơn. Ở University of New England và sau đó, ở University of New South Wales, ngoài triết học và sư phạm, các ngành chính của anh bao giờ cũng là âm nhạc: từ dân tộc nhạc học (ethnomusiology) đến nhạc Tây phương. Học xong, anh đi dạy. Cũng vẫn về âm nhạc. Trong cái gọi là âm nhạc ấy, hoạt động của anh bao trùm một không gian rất rộng: Anh vừa sáng tác vừa trình diễn. Anh sáng tác cả ca khúc lẫn nhạc hoà tấu với hàng trăm tác phẩm; một số được chọn trình tấu trong các cuộc thi guitar quốc tế. Anh còn là một nghệ sĩ biểu diễn, thường trình tấu guitar tại các đại hội âm nhạc hiện đại. Chưa hết. Anh còn là một người hoạt động tích cực trong lãnh vực sân khấu, lúc với tư cách kịch tác gia, lúc với tư cách khúc tác gia và lúc khác, trong tư cách diễn viên.

Trong “Lời nói đầu” cuốn Văn học hiện đại và hậu hiện đại qua thực tiễn sáng tác và góc nhìn lý thuyết, xuất bản năm 2002 (9), Hoàng Ngọc-Tuấn cho biết, trong lãnh vực nghệ thuật, các đam mê chính của anh được sắp theo thứ tự: âm nhạc, kịch nghệ và văn chương. Trước năm 1998, anh chỉ tham gia vào sinh hoạt văn học một cách hoạ hoằn, chủ yếu tập trung trong hai năm, từ 1987 đến 1988, lúc anh và một số bạn bè làm tờ Tập Họp (ra được ba số), được tạp chí Văn Học ở California khen ngợi là một “tập san văn chương đặc sắc nhất của giới trẻ hải ngoại từ trước tới nay, phong phú về nội dung, cẩn thận mỹ thuật về hình thức” (10). Rồi thôi. Sau đó, theo lời anh, anh chỉ “ngồi bên lề, chủ yếu làm một độc giả, […] cứ đọc mãi văn chương Việt Nam và quốc tế, mà không biết rồi sẽ làm gì.” Giống như trường hợp Lê Văn Tài kể trên, với Hoàng Ngọc-Tuấn, mọi chuyện thay đổi từ khi tạp chí Việt ra đời vào năm 1998: Anh hứng thú lao vào văn học một cách say mê. Anh vừa sáng tác vừa viết nghiên cứu và dịch thuật. Chỉ trong vòng hơn hai năm, số bài tiểu luận của anh đã đủ để in thành một cuốn sách dày cộm trên 600 trang, rất bề thế và công phu, được xem là một dấu mốc trong cuộc hành trình tiếp cận văn học Tây phương của giới cầm bút Việt Nam, trong cũng như ngoài nước. (Còn tiếp một kỳ)

Nguyễn Hưng Quốc

-------------------------------
Chú thích:

1.Huỳnh Hữu Uỷ, “Nghệ thuật tạo hình Sài Gòn trước 1975”, Hợp Lưu số 10 (4&5/1993), tr. 133.
2.Tức nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Trai, vợ giáo sư Nguyễn Hồng Phong (có thời làm Viện trưởng Viện sử học Hà Nội).
3.Trong bài “Điều nuối tiếc nhất…”, không thấy ghi tên tác giả: http://yume.vn/news/sang-tac/ban-tron-van-nghe/dieu-nuoi-tiec-nhat.35A9EF2D.html
4.http://adm.monash.edu/records-archives/archives/memo-archive/2004-2007/stories/20050504/vietnam.html
5.http://merrillfindlay.com/?page_id=1486
6.Ví dụ, trong cuốn Sharing Fruit, an Anthology of Asian and Australian Writing do Erica Manh biên tập và được Curriculum Corporation xuất bản năm 1998, được sử dụng như một tài liệu tham khảo về văn học Úc và Á châu cho học sinh tại Úc, chỉ có ba tác giả Việt Nam được chọn: Bảo Ninh (một trích đoạn trong bản dịch cuốn Nỗi buồn chiến tranh), Phạm Thị Hoài (một trích đoạn từ bản dịch cuốn Thiên sứ) và bài thơ “A cow wears the hat, it was me” của Lê Văn Tài. Trong cuốn này, Lê Văn Tài được giới thiệu là “một nhà thơ và một nghệ sĩ tạo hình tài năng, một người Việt Nam đến tị nạn tại Úc từ năm 1984. Ông đã xuất bản hai tập thơ bằng tiếng Anh và thường xuyên triển lãm hội hoạ và điêu khắc. Hiện ông đang sống tại Melbourne.” (tr. 165)
7.In ở bìa sau cuốn Waiting the Waterfall Falls (1997).
8.Mark Stevenson, “Le Van Tai and the Living Page: Review of Waiting the Waterfall Falls”, The Age, ngày 15.3.1997; bản dịch tiếng Việt của Hoàng Ngọc-Tuấn. In lại trong cuốn Thơ Lê Văn Tài do Nguyễn Hưng Quốc biên tập và giới thiệu (Văn Mới & Tiền Vệ xuất bản, 2013), tr. 447-451.
9.Do nhà Văn Nghệ xuất bản tại California.
10.“Thư Toà soạn”, Văn Học số 41 (số đặc biệt: Giới thiệu những cây bút trẻ ở Úc), tháng 6, 1989, tr. 1.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
 (VOA) 

Cù Huy Hà Vũ - Chính quyền VN 'cố đấm ăn xôi' với yêu cầu 'viết đơn xin tha tù'

Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ và vợ Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà tại Thủ đô Washington.
Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ và vợ Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà tại Thủ đô Washington.
Ngày 28/8 vừa qua, Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày, bị chính quyền Việt Nam bỏ tù về “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” vào tháng 4 năm 2012, đã gọi điện về gia đình và báo là người của Bộ Công an đã yêu cầu ông “viết đơn xin tha tù" để được “đặc xá” nhân Quốc khánh 2/9 nhưng ông đã không chấp nhận. Tôi không ngạc nhiên về yêu cầu này của công an Việt Nam vì nó đã xảy ra với bản thân tôi, người cũng bị chính quyền Việt Nam bỏ tù theo “tội danh” này một năm trước đó, vào tháng 4 năm 2011.

Cuối tháng 8 năm ngoái, 2013, cũng khoảng ngày 28, hai sĩ quan Tổng cục An ninh - Bộ Công an Việt Nam đã đến gặp tôi tại trại giam số 5 – Bộ Công an (Yên Định, Thanh Hóa) và nói: “Anh Vũ viết đơn xin định cư ở Mỹ thì anh sẽ được Chủ tịch nước đặc xá nhân Quốc khánh 2/9”. Ngay lập tức tôi thẳng thừng: “Không bao giờ tôi viết đơn xin định cư ở Mỹ hay bất cứ nước nào khác để ra khỏi nhà tù!

Ngược lại, Nhà nước phải trả tự do cho tôi ngay tức khắc và vô điều kiện vì việc tôi đấu tranh chống chế độ độc tài của Đảng Cộng sản Việt Nam để Việt Nam có Dân chủ và Nhân quyền là hoàn toàn chính nghĩa, tôi chỉ có công với Nước, với Dân chứ không có tội!”.

Hơn 3 tháng sau, ngày 10 tháng 12, cảnh sát trại giam đưa tôi ra khỏi buồng giam với lý do Đại sứ quán Mỹ muốn gặp tôi. Trước sự có mặt của hơn chục công an, bà Jenifer Neidhart de Ortiz, đại diện Đại sứ quán Mỹ, qua phiên dịch là anh Mạnh, nói với tôi: “Chính phủ Mỹ rất vui mừng và hân hạnh mời Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ sang Mỹ để làm việc cho Dân chủ và Nhân quyền ở Việt Nam cũng như cho quan hệ tương lai giữa Mỹ và Việt Nam. Chính phủ Mỹ cũng bảo đảm cho gia đình của Tiến sĩ cùng sang Mỹ với Tiến sĩ”. Tôi đáp: “Tôi cảm ơn thiện chí này của Chính phủ Mỹ. Tuy nhiên đây là việc hệ trọng liên quan đến cả gia đình tôi nên tôi cần trao đổi việc này với gia đình tôi. Tôi sẽ sớm thông báo Đại sứ quán Mỹ về quyết định của tôi”.

Đến tháng 1 năm nay, 2014, bà Neidhart de Ortiz một lần nữa vào trại giam để nhận câu trả lời chính thức của tôi. Tại buổi gặp, vẫn trước mặt hơn chục công an của cả Bộ ông an lẫn trại giam, tôi nói với vị đại diện Đại sứ quán Mỹ: “Sau khi đã trao đổi với gia đình tôi, tôi quyết định chấp nhận lời mời của Chính phủ Mỹ để sang Mỹ làm việc cho Dân chủ và Nhân quyền của Việt Nam. Tuy nhiên một lần nữa để Chính phủ Mỹ không ngộ nhận về tôi - Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, ngay lúc này trong nhà tù của chính quyền cộng sản Việt Nam tôi khẳng định cho dù sang Mỹ thì trái tim và khối óc của tôi luôn thuộc về Tổ quốc và nhân dân Việt Nam và tôi sẽ đấu tranh đến cùng chống lại chế độ độc tài của Đảng Cộng sản Việt Nam (I will fight the dictatorship of the Communist party of Viêt Nam until the end)”.

Bà Neidhart de Ortiz cảm ơn tôi về việc tôi đã nhận lời mời của Chính phủ Mỹ. Ngay lúc đó Đại tá, phó giám thị trại giam Lê Duy Sáu đứng lên nói: “Anh Vũ phải viết đơn xin tha tù thì mới đi Mỹ được”. Bà Neidhart de Ortiz phản ứng: “Trong các buổi làm việc với Đại sứ quán Mỹ về việc trả tự do cho Tiến sĩ Vũ để Tiến sĩ Vũ đi Mỹ, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an Việt Nam không hề nói đến việc Tiến sĩ Vũ phải viết đơn xin tha tù. Đây là việc phát sinh”. Cai ngục này lúng búng: “Đây chỉ là thủ tục để anh Vũ đi Mỹ thôi”. Tôi nghiêm giọng: “Không bao giờ có chuyện tôi viết đơn xin tha tù vì tôi không có tội! Ngược lại, tôi sẽ gửi cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang văn bản yêu cầu trả tự do cho tôi ngay lập tức và vô điều kiện vì Nhà nước bỏ tù tôi trái pháp luật. Tôi cũng sẽ gửi cho Đại sứ quán Mỹ một bản sao văn bản này”.

Và đó là điều mà tôi đã làm ngay sau cuộc gặp với vị đại diện Đại sứ quán Mỹ. Cũng cần nói thêm rằng cuối buổi gặp với tôi, bà Neidhart de Ortiz đề nghị công an cho bà một bản sao ghi cuộc gặp mà công an thực hiện bằng camera nhưng đề nghị này của bà đã không được đáp ứng.

Đầu tháng 4 vừa rồi, công an đưa tôi tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu gửi cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam. Xét thấy đây là thủ tục cần thiết để xuất cảnh nên tôi đã điền họ, tên và ký vào tờ khai này. Và đến 6 giờ chiều ngày 6 tháng 4 thì công an đưa tôi từ trại giam thẳng ra phi trường Nội Bài (Hà Nội) để bay sang Mỹ bất chấp yêu cầu trước đó của tôi là qua nhà tôi tại 24 Điện Biên Phủ, Hà Nội để tôi thắp nén hương trước bàn thờ tổ tiên và ôm hôn tạm biệt người thân cũng như qua Nghĩa trang quốc gia Mai Dịch để thắp nén hương cho thân phụ tôi là Nhà thơ Huy Cận và bác ruột đồng thời là cha nuôi của tôi là Nhà thơ Xuân Diệu. Chỉ ngay khi máy bay hãng Korean Air nơi vợ tôi là Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà và bà Neidhart de Ortiz, đại diện Đại sứ quán Mỹ, đợi sẵn chuẩn bị cất cánh, người của Bộ Công an mới dúi cho tôi “Quyết định tạm đình chỉ thi hành án phạt tù” cho người bị kết án là Cù Huy Hà Vũ do Chánh án Tòa án Nhân dân tỉnh Thanh Hóa ký cùng ngày với lý do “người bị kết án bị bệnh nặng”!

Trước khi bước lên máy bay, tôi giơ tay hình chữ “V” hô to với tất cả mọi người có mặt, từ hành khách cho đến công an, an ninh và nhân viên phi trường: “Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ chiến thắng!”

Có thể nhận định gì từ yêu cầu “viết đơn xin tha tù” mà công an Việt Nam đã đặt ra với tôi, với Điếu Cày Nguyễn Văn Hải và với những tù nhân khác nữa?

Không nghi ngờ gì nữa, việc công an Việt Nam yêu cầu tù nhân “viết đơn xin tha tù” hoàn toàn mang động cơ chính trị. Thực vậy, nếu chỉ cần viết một lá đơn như thế mà được ra tù thì nhắm mắt cũng có thể nói 100% những tù nhân thừa nhận bản thân phạm tội sẽ làm ngay tắp lự đồng nghĩa việc bỏ tù họ là thừa, nếu không muốn nói là ngớ ngẩn. Do đó yêu cầu này của công an Việt Nam chỉ có thể nhắm đến tù nhân luôn khẳng định bản thân vô tội và được công luận trong và ngoài nước hối thúc trả tự do. Vậy tại sao lại có tù nhân như vậy?

Trước hết cần nhắc lại rằng Điều 69 Hiến pháp Việt Nam 1992, Điều 25 Hiến pháp Việt Nam 2013 cũng như Điều 19 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam là thành viên bảo đảm cho công dân quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Nói cách khác, việc thực hiện các quyền này một cách ôn hòa, bất bạo động là hoàn toàn hợp pháp và vì vậy không thể là tội phạm. Thế nhưng với bản chất độc tài cộng sản, chính quyền Việt Nam quyết xóa sổ các quyền con người này trên thực tế bằng cách đặt ra Điều 88 – “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Điều 258 – “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”, Điều 79 – “Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” trong Bộ Luật hình sự để đàn áp, bỏ tù những công dân thực hiện các quyền chính đáng này. Tóm lại, ba điều luật hình sự này là trắng trợn vi Hiến và vi phạm công pháp quốc tế mà Việt Nam đã cam kết tuân thủ.

Điều đáng chú ý là để né tránh sự phản đối quyết liệt ba điều luật hình sự phản nhân quyền đồng nhất với trái pháp luật nói trên từ công luận, đặc biệt từ các nước dân chủ phương Tây, nhất là trong bối cảnh chính quyền Việt Nam đang ra sức ve vãn các nước này để có được lợi ích kinh tế lớn như TPP nhằm cứu vãn nền kinh tế quốc gia bên bờ sụp đổ vì tham nhũng, chính quyền Việt Nam bèn tạo dựng cho người đấu tranh cho Dân chủ và Nhân quyền ở Việt Nam hành vi phạm tội phi chính trị để bỏ tù họ cho bằng được. Đó là điều đã xảy ra với Lê Quốc Quân, bị bỏ tù theo Điều 161 – “Tội trốn thuế”, Trần Khải Thanh Thủy, bị bỏ tù theo Điều 104 – “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác”, hay mới đây nhất, Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh, bị bỏ tù theo Điều 245 – “Tội gây rối trật tự công cộng”…

Như trên phân tích, những người thực hiện các quyền tự do, dân chủ không phải là tội phạm dưới bất kỳ hình thức nào và do đó việc bỏ tù họ là hoàn toàn trái pháp luật. Điều này giải thích vì sao chính quyền Việt Nam tìm mọi cách buộc họ nhận tội, kể cả dưới dạng “viết đơn xin tha tù” cốt hợp pháp hóa hành vi đàn áp nhân quyền của chính quyền này.

Thực vậy, “viết đơn xin tha tù” là thừa nhận bản thân phạm tội và xin được khoan hồng. Do đó tù nhân bị tù do đấu tranh bất bạo động chống độc tài cộng sản, vì Dân chủ và Nhân quyền ở Việt Nam, thường được gọi là tù nhân chính trị - tù nhân lương tâm, mà “viết đơn xin tha tù” thì chẳng những hợp pháp hóa hành vi bỏ tù họ trái pháp luật của chính quyền Việt Nam mà còn phủ nhận tính chính nghĩa cuộc đấu tranh này, điều mà những kẻ đưa ra yêu cầu mong ngóng nhất.

Ngay dù không “viết đơn xin tha tù” mà tù nhân chính trị - tù nhân lương tâm “viết đơn xin định cư ở Mỹ hay nước khác” thì cũng là hủy hoại cuộc đấu tranh chính nghĩa nói trên vì làm thế chẳng khác nào thừa nhận cuộc đấu tranh này rốt cuộc sẽ không đi đến đâu. Vì thế những tù nhân chính trị - tù nhân lương tâm có niềm tin sắt đá vào tất thắng của cuộc đấu tranh nhằm thiết lập Dân chủ và Nhân quyền ở Việt Nam đều thà ở tù đồng nhất với chấp nhận cái chết có thể đến bất cứ lúc nào chứ nhất định không chịu “viết đơn xin tha tù”, “viết đơn xin định cư ở nước ngoài” như nhà cầm quyền cộng sản thúc ép.

Tóm lại, việc chính quyền Việt Nam ép tù nhân chính trị - tù nhân lương tâm “viết đơn xin tha tù” hay “viết đơn xin định cư ở nước ngoài” khi buộc phải trả tự do cho họ do áp lực trong nước và ngoài nước, đặc biệt từ Mỹ và các nước dân chủ phương Tây khác, rõ ràng là hành vi vớt vát điều không thể có của kẻ yếu bởi không có chính nghĩa, hay “cố đấm ăn xôi” như lời cổ nhân nước Việt. Điều này có nghĩa cách tốt nhất đối với chính quyền cộng sản Việt Nam để không phải “cố đấm ăn xôi” và hơn thế nữa, để sớm thiết lập chế độ Dân chủ - Đa đảng nhằm bảo đảm Nhân quyền đầy đủ như toàn dân Việt Nam và cộng đồng văn minh quốc tế đang quyết liệt đòi hỏi, là xóa bỏ không chậm trễ các điều luật hình sự phản nhân quyền cũng như trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị - tù nhân lương tâm ngay lập tức và vô điều kiện.
Cù Huy Hà Vũ
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. (VOA)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét