Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014

Việt Nam dưới bóng Trung Quốc

Việt Nam dưới bóng Trung Quốc

CTV Phía Trước dịch
Vũ Đức Khanh, Asia Sentinel
Những tranh chấp hàng hải giữa Trung Quốc và Việt Nam đã củng cố sự mất lòng tin giữa những người Việt.
Giàn khoan dầu của Trung Quốc đã trở thành tâm điểm của cuộc tranh chấp. Hồi tháng 5, Tổng Công ty Dầu khí Đại dương Trung Quốc (CNOOC) đã triển khai dàn khoan HD-981 tới vùng biển tranh chấp như một phần của nhiệm vụ thăm dò tài nguyên.
Mối quan hệ giữa hai nước đã sớm xấu đi do vị trí của dàn khoan dầu. Một đợt bùng phát bạo loạn ở Việt Nam đã làm thiệt mạng hai công nhân Trung Quốc, đồng thời phá hủy nhiều nhà máy Đài Loan và Hàn Quốc. Cảnh sát biển và tàu thuyền Việt Nam và Trung Quốc đã nhiều lần đụng độ gần dàn khoan dầu.

Theo dự diến, HD-981 sẽ không được duy trì trong một thời gian dài. CNOOC đã thông báo rằng nhiệm vụ thăm dò của dàn khoan sẽ kết thúc vào giữa tháng Tám. Tuy nhiên, việc dàn khoan sớm rút đi có thể thể hiện một nỗ lực của Trung Quốc để cải thiện mối quan hệ. CNOOC tuyên bố rằng dàn khoan đã phát hiện dấu hiệu của mỏ dầu, và sẽ về nhà để đánh giá thông tin. Ngoài ra, khả năng Hoa Kì và EU gửi tàu hải quân đến khu vực để làm quan sát viên có thể đã làm chùn tay Trung Quốc.
Bất kể lí do, sự ra đi của HD-981 có thể, ít nhất là trong thời gian tới, làm giảm căng thẳng giữa hai nước láng giềng. Dù viễn cảnh về một cuộc xung đột mở giữa Trung Quốc và Việt Nam còn khá xa, bạo lực vẫn là một khả năng được xét đến trong cuộc tranh chấp.
Trong cuộc phỏng vấn gần đây về Trung Quốc và hoạt động quân sự của Việt Nam trên tờ New York Times, Lyle Goldstein, một giáo sư ở Viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc tại Học viện Chiến tranh Naval, đã không vòng vo khi trả lời câu hỏi đơn giản này: Việt Nam có thể cạnh tranh quân sự với Trung Quốc hay không?
Bất kể những cải tiến và nâng cấp của quân sự, Việt Nam vẫn ở thế bất lợi trong bất cứ cuộc xung đột trên không hoặc trên biển nào. Lịch sử chỉ ủng hộ Việt Nam khi cuộc xung đột được giới hạn trên mặt đất. Tuy nhiên, chỉ riêng kích thước của Trung Quốc và những nâng cấp hiện đại của quân đội nước này cũng đã gợi ý rằng lợi thế này không còn nữa.
Mọi cuộc xung đột sẽ đều có lợi cho Trung Quốc, nhưng cũng sẽ không làm ngon miệng nước nào, dù vì lí do khác nhau. Việt Nam không muốn rước về chiến tranh và sự tàn phá, và Trung Quốc không muốn cho Hoa Kì một cái cớ để can thiệp nhiều hơn vào khu vực. Sự gây hấn của Trung Quốc ở trục Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ sẽ vô dụng nếu chiến tranh nổ ra.
Nền độc lập của Việt Nam
Điểm cốt lõi của cuộc tranh cãi này không chỉ làsự hiện diện của HD-981 gần quần đảo Hoàng Sa trên vùng biển đang tranh chấp, mà còn nằm ở nhận thức của người dân Việt Nam về việc họ bị người hàng xóm khổng lồ bắt nạt. Nhiều người Việt Nam không thể bỏ qua những hành động của Trung Quốc.
Việt Nam từng phải chịu đựng gần 1000 năm cai trị của Trung Quốc. Đáng chú ý, những khoảng thời gian này thường được gọi là thời Bắc thuộc, và được đánh dấu bằng cuộc nổi dậy của những anh hùng được người dân tôn kính, như Hai Bà Trưng vào năm 40 và Lê Lợi vào năm 1428. DùTrung Quốc đã để lại nhiều dấu ấn văn hóa ở Việt Nam ở Việt Nam, hai quốc gia này hiếm khi hòa thuận.
Bất kể những hỗ trợ mà nước Trung Quốc cộng sản từng dành cho lãnh đạo Bắc Việt Nam trong cuộc chiến chống lại Hoa Kì và Nam Việt Nam, những cuộc đụng độ dọc biên giới và trên biển vẫn tiếp tục giữa Việt Nam và Trung Quốc. Cuộc đụng độ bạo lực nhất trong số này được biết đến dưới cái tên chiến tranh biên giới Việt – Trung, xảy ra vào ngày 17.02.1979, chỉ một tháng sau khi Việt Nam xâm lược Campuchia và lật đổ chính quyền Khmer Đỏ được hỗ trợ bởi Trung Quốc.
Cả hai bên đều thiệt hại nặng, nhưng đều tuyên bố chiến thắng trong cuộc chiến tranh chỉ kéo dài một tháng, dù Việt Nam vẫn ở lại Campuchia cho đến năm 1989.
Việc Trung Quốc đặt dàn khoan dầu gần bờ biển Việt Nam chỉ đơn thuần khẳng định sự nghi ngờ của nhiều người Việt rằng Bắc Kinh chưa bao giờ buông tha đất nước của họ. Mối nghi ngờ này trở nên tệ hơn do sự mất lòng tin của người Việt Nam đối với chính phủ của họ, rằng nó tham nhũng và có khả năng “bán” Việt Nam cho Trung Quốc, chưa nói đến chuyện vi phạm nhân quyền.
Người Việt Nam ở trong và ngoài nước rất trân trọng sự độc lập của nước nhà. Một nước nhỏ như Việt Nam có quyền tự hào khi vẫn giữ được nền độc lập sau khi đã đối mặt với nhiều nỗ lực xâm lược lặp đi lặp lại. Nhưng với nhiều người Việt, những người lãnh đạo hiện tại đã thể hiện rằng họ không phù hợp để cai trị quốc gia.
Nếu không có gì khác, sự cố dàn khoan dầu có thể truyền cảm hứng cho nhiều người dân và quan chức để thay đổi cách thức mà đất nước đang hoạt động, nhằm tìm cho Việt Nam một cách thức mới để tự khẳng định mình trước Trung Quốc và trên sân khấu toàn cầu.
Trong khi việc rút dàn khoan HD-981 có thể tránh làm leo thang xung đột quanh quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam và Trung Quốc sẽ còn tiếp tục đụng độ nhau trong những tranh chấp hàng hải tương tự. Nếu HD-981 thực sự đã phát hiện được dầu khí, Bắc Kinh có lẽ sẽ không làm ngơ trước phát hiện này.
Nhiệm vụ của các nhà lãnh đạo Việt Nam là tìm cách ứng phó tốt nhất với những cuộc đụng độ như vậy, để khẳng định chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia, đồng thời duy trì được mối quan hệ tinh tế với người hàng xóm mạnh hơn nhiều lần.
© 2014 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – http://www.phiatruoc.info

Chúng ta hãy là chính trị công dân

VNTB
Lm Phan Văn Lợi

Biểu tình là làm chính trị công dân
(VNTB) Tôi hoàn toàn đồng ý với bài viết của tác giả Lê Tuấn trên mục Diễn Đàn của VNTB (http://www.ijavn.org/2014/08/vntb-lam-bao-co-phai-la-lam-chinh-tri.html).
Tôi rất tiếc là có nhiều người hiểu sai từ “chính trị” và sợ từ “chính trị”. Nay xin có vài ý kiến thô thiển:

Chính trị, theo nghĩa đơn giản, là góp phần làm cho việc cai trị xã hội được thêm phần minh chính, thêm đầy công lý (nghĩa là thêm dân chủ, tự do).
Theo tôi biết, người ta phân biệt có hai loại chính trị: chính trị công dân và chính trị đảng phái
Mọi con người sống trong xã hội đều có nghĩa vụ làm chính trị công dân, một số có khả năng và khuynh hướng “trị quốc” thì làm chính trị đảng phái (tức là tham gia vào một đảng phái, đấu tranh ở nghị trường, để nắm quyền lực mà phục vụ quốc gia).
Mọi người đều có nghĩa vụ làm chính trị công dân, bởi lẽ mọi hành vi của mỗi người liên quan đến tha nhân và xã hội đều mang tính chính trị, nghĩa là góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn, công bình hơn, dân chủ hơn, tự do hơn, hay là ngược lại.
Ví dụ tôi tẩy chay hàng hóa Tàu vì nó độc hại cho bản thân tôi, gia đình tôi, đồng bào tôi, và vì nó cũng đang là phương tiện làm giàu của một số cán bộ đang liên doanh với Trung Quốc xâm lược, đó là một hành vi chính trị. Ngược lại, tôi mua hàng Tàu để giúp Trung cộng phát triển kinh tế hầu thực hiện tham vọng bá chủ thế giới, xâm lăng đất nước, đó cũng là một hành vi chính trị.
Ví dụ tôi tẩy chay kiểu bầu cử “đảng cử dân bầu” vì không muốn tiếp tục củng cố ách cai trị độc tài độc đảng của Cộng sản, đó là một hành vi chính trị. Nhưng ngược lại, nếu tôi đi bầu theo kiểu đó, thì cũng là một hành vi chính trị, vì tôi góp phần làm cho cái chế độ vừa bất công, vửa thối nát, vừa gian dối, vừa tàn bạo này ngự trị lâu dài trên dân tộc tôi.
Ví dụ tôi lên tiếng trước bất công, trước tham nhũng, trước áp bức, trước bạo hành, trước tuyên truyền lừa gạt, đó là một hành vi chính trị. Ngược lại nếu tôi im lặng để cho Hiến pháp theo cương lĩnh đảng được ra đời, để cho nhà cầm quyền địa phương cướp bóc đất ruộng của dân, để cho công an đánh đập dân lành, để cho cán bộ ức hiếp tín đồ tôn giáo…., thì đó cũng là một hành vi chính trị.
Vấn đề là tôi chọn chiều hướng chính trị nào? Chiều hướng cổ vũ độc tài, bất công (dù có thể tôi vô tình, không ý thức…), hay chiều hướng cổ vũ tự do, dân chủ. Và tôi cần tự vấn lương tâm về vấn đề này, một vấn đề không bao giờ thoát khỏi cuộc “sống cùng, sống với” của tôi.
Tại VN lúc này, đảng CS luôn tìm cách làm cho người ta sợ từ “chính trị” và chuyện “chính trị”, để cho người dân im lặng nhẫn nhục trước các sai lầm và tội ác của nhà cầm quyền ở nhiều địa phương. Đang khi đó thì CS chính trị hóa mọi chuyện, kể cả chính trị hóa giáo dục, khoa học, kinh tế v..vv… làm biến đổi bản chất các lãnh vực này và gây bao tác hại cho quốc gia, dân tộc.
Tôi xin kết thúc với lời của tác giả Việt Hoàng: “Chính trị là làm việc cùng nhau để thay đổi xã hội và làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Chính trị không có gì là xấu mà ngược lại nó là sự cống hiến và hy sinh cao đẹp. Sỡ dĩ chính trị xấu là do những người tốt lẩn tránh nó và nhường lại nó cho những kẻ xấu…””, và với lời của tác giả Lê Tuấn: “Chúng ta đang tham gia chính trị/hoạt động chính trị. Và chúng ta không từ bỏ điều đó hoặc cố che giấu điều đó. Đừng khiến chính mỗi người chúng ta phải mắc bệnh “sợ chính trị” đến như vậy. Nếu như những người tri thức đã sợ thế, những người tham gia Hội đoàn độc lập mà còn sợ thế thì thử hỏi những người nông dân, công dân sẽ như thế nào?”.
Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi, Huế
Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong riêng của tác giả.

Án tù nhà báo: Từ Myanmar đến Việt Nam

VNTB
Trường Sơn

Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải đang chịu án tù 12 năm vì đã thành lập CLB nhà báo tự do
(VNTB) Lại thêm một mặt gương của người Myanmar mà giới tòa án Việt Nam có thể soi vào đó. Báo chí quốc tế đưa tin một phiên tòa tại Myanmar đã giảm nhẹ mức án đối với 5 phóng viên trong vụ xử gần đây nhất nhắm vào những người làm báo ở nước này.
Thắng lợi của xã hội dân sự

Luật sư biện hộ Robert San Aung cho biết tòa án đã thay đổi các cáo buộc hôm thứ Hai sau một khuyến cáo từ văn phòng Chưởng lý. “Các tội danh trước kia có mức phạt tối đa lên tới 14 năm tù. Và bây giờ họ giảm các cáo buộc có mức phạt tối đa là 2 năm tù. Đây là một dấu hiệu tốt” – luật sư này lạc quan.
Năm nhà báo trên đã bị bắt giữ tháng trước sau khi tạp chí Bi Mon Te Nay cho đăng một bài báo về việc chính phủ lâm thời có thể được lãnh đạo bởi đảng đối lập – Liên minh Toàn quốc Đấu tranh cho Dân chủ – do bà Aung San Suu Kyi, người từng đoạt giải Nobel, đứng đầu. Ngay lập tức, vụ án này một lần nữa gợi lên các quan ngại về tự do báo chí tại Myanmar.
Sau thời điểm báo chí tư nhân được chính thức hoạt động ở Myanmar vào tháng 4/2013, tình hình tự do ngôn luận và tự do báo chí đã khởi phát vượt bậc. Các nhà báo có “đất” để diễn đạt nhiều hơn hẳn thời quá khứ bóp nghẹt những năm về trước.
Tuy nhiên, dân chủ không phải là một nhành hoa luôn tươi nếu không được vun tưới thường xuyên. Thói quen độc tài và độc đoán ở một số địa phương vẫn còn khá nặng nề. Vào tháng 7/2014, một phiên tòa Myanmar đã xử phạt 4 phóng viên và một nhà xuất bản tạp chí đến 10 năm tù vì vi phạm Luật Bí mật Quốc gia. Vụ xử và mức án quá nặng nề như thế đã gây sốc đối với dư luận tiến bộ trên thế giới và các quốc gia quan tâm đầy đủ đến chủ đề tự do báo chí và nhân quyền ở Myanmar.
Trước lần xử 5 nhà báo gần đây nhất, ông Ye Min Ô, thành viên của hội đồng báo chí lâm thời của Myanmar, cho biết tổ chức của ông đã thảo luận về vấn đề này trong suốt buổi họp với tổng thống Thein Sein. “Chúng tôi kêu gọi Tổng thống hãy làm bất cứ điều gì có thể trong thủ tục pháp lý. Vì Tổng thống nói rằng ông sẽ tìm các phương án trong khuôn khổ pháp lý, tôi nghĩ rằng quyết định của tòa án dường như có liên quan” – ông bày tỏ.
Có thể khẳng định rằng Xã hội dân sự Myanmar tiếp tục thắng. Việc tòa án địa phương bắt buộc phải giảm án đáng kể cho 5 nhà báo bị bắt giữ đã phát ra tín hiệu không thể chối từ là sức ép chính đáng của báo giới và dư luận đã có hiệu quả đối với chính quyền Thein Sein.
Cách đây không lâu, 17 tổ chức xã hội dân sự đã đồng loạt tạo nên một chiến dịch đòi chính quyền trung ương phải hủy bỏ một dự án đường sắt với số vốn lên đến 20 tỷ USD mà doanh nghiệp Trung Quốc chiếm phần lớn trong đó. Cáo buộc của các tổ chức dân sự cho biết dự án này sẽ gây ra ô nhiễm nặng nề và ảnh hưởng trầm trọng đến môi sinh của người dân tại các khu vực mà đường sắt đi qua. Cuối cùng, Thein Sein đã phải hủy bỏ dự án này, bất chấp sự tức giận của chính quyền Trung Quốc.

Số phận nhà báo ở Việt Nam?
Khá tương đồng với Myanmar, nếu vào cuối năm 2012 những nhà báo tự do như Điếu Cày Nguyễn Văn Hải và Tạ Phong Tần còn phải nhận mức án kinh hoàng từ 10-12 năm tù giam cho hành động bị coi là “tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, đến năm 2013 và 2014, mức án “dành cho” các blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Đinh Nhật Uy đã rút xuống còn khoảng 2 năm.
Tuy nhiên, thống kê của Tổ chức Phóng viên không biên giới và Tổ chức Ân xá quốc tế cho biết vẫn còn ít nhất 35 blogger bị giam cầm ở Việt Nam, và họ đòi hỏi những người này phải được trả tự do vô điều kiện.
Vào tháng 7/2014, ngay cả một tờ báo của nhà nước là Pháp luật và Xã hội cũng bị Bộ Công an ra lệnh khởi tố vì một bài viết trên báo này đề cập đến những khuất tất tài chính của một số doanh nghiệp thuộc Bộ Công an.
Thân phận ngoài đời và số phận trong tù của nhiều nhà báo tự do ở Việt Nam vẫn còn chông chênh ít nhất trong tương lai gần, khi xã hội dân sự và quyền được tự do báo chí của báo giới vẫn còn mong manh. Song, buộc phải “hội nhập quốc tế” là một xu thế không thể cưỡng lại được đối với Nhà nước Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh được xem là quá “nhạy cảm” hiện thời. Theo đó, các quyền con người ở đất nước này cũng phải dần được tôn trọng một cách thực chất chứ không thể tái hiện bầu không khí mị dân và giả tạo nhiều năm trước.
Trường Sơn

Thực trạng Việt Nam: Vấn đề và Giải pháp

Lê Anh Hùng  -VOA

Thực trạng Việt Nam là chủ đề của vô số bài viết của các tác giả trong và ngoài nước. Không chỉ các tác giả và cơ quan truyền thông độc lập mà ngay cả một số cơ quan báo chí chính thống của nhà nước Việt Nam cũng đã chỉ ra thực trạng ngày càng đáng báo động của Việt Nam suốt mấy năm qua: nền kinh tế rơi vào trì trệ; khoảng cách tụt hậu ngày càng xa so với các nước láng giềng; đạo đức xã hội ngày một xuống cấp trầm trọng; tham nhũng ngày càng tràn lan, trắng trợn; ô nhiễm môi trường ngày càng lớn… và đặc biệt là sự lệ thuộc ngày càng nặng nề vào một Trung Quốc đang không ngừng trỗi dậy và đã công khai dã tâm bành trướng, thôn tính.[i]

Nguyên nhân của thực trạng trên đã được nói đến quá nhiều. Báo chí chính thống của nhà nước cũng đã chỉ ra là vấn đề nằm ở thể chế và muốn đưa đất nước thoát khỏi tình trạng hiện nay thì cần phải cải cách thể chế. Còn các tác giả và cơ quan truyền thông độc lập thì chỉ đích danh chế độ độc tài toàn trị của Đảng CSVN là “thủ phạm” chính của tình trạng bi đát hiện nay của đất nước, và vì vậy, giải pháp duy nhất ở đây là dân chủ hoá đất nước và thiết lập một thể chế chính trị dân chủ, đa đảng.
Tình hình lại càng trở nên cấp bách trong bối cảnh Miến Điện đang chuyển hoá từ thể chế độc tài quân sự sang chế độ dân chủ một cách ngoạn mục (với đà này thì chỉ ít năm nữa thôi là họ sẽ vượt Việt Nam), còn Lào và Campuchia thì cũng đang dần dần thu hẹp khoảng cách, thậm chí đã vượt Việt Nam về nhiều mặt.[ii]
Những lời kêu gọi ban lãnh đạo Đảng CSVN cải cách vang lên ngày càng nhiều, mức độ thống thiết và gay gắt ngày càng cao, nhưng xem ra chúng không đến được với những đôi tai dường như ngày càng điếc của họ.
Trong một động thái chưa từng có tiền lệ, mới đây 61 đảng viên kỳ cựu đã ký vào một bức thư ngỏ kêu gọi Đảng CSVN từ bỏ chủ nghĩa xã hội và chuyển sang chế độ dân chủ, để rồi như những lần trước đó, bức thư ngỏ này cũng nhanh chóng rơi tõm vào sự im lặng quen thuộc của nhà cầm quyền.
Không những không đáp ứng đòi hỏi ngày càng bức bách của xã hội về dân chủ hoá đất nước mà ngược lại, ban lãnh đạo Đảng CSVN còn tỏ rõ cho thiên hạ thấy là họ đang ngày càng đi vào thế cố thủ, tăng cường độc tài, phản dân chủ hòng duy trì chế độ bằng mọi giá. Minh chứng cụ thể nhất là Hiến pháp 2013, bản hiến pháp được trông đợi rất nhiều nhưng cuối cùng “về cơ bản vẫn như Hiến pháp cũ, thậm chí có một số điểm còn thụt lùi hơn trước”, cũng như chiến dịch đàn áp ngày càng khốc liệt nhằm vào những tiếng nói đòi tự do, dân chủ và nhân quyền.
Vấn đề đặt ra ở đây là tại sao ban lãnh đạo Việt Nam lại KHÔNG HỀ lắng nghe những đòi hỏi bức thiết của nhân dân để tiến hành cải cách thể chế, dù chỉ là từng bước, hầu mong đưa nước nhà thoát ra khỏi tình trạng thê thảm và bế tắc hiện nay, đặc biệt là trong tình trạng lệ thuộc về kinh tế – chính trị vào Trung Quốc lại ngày càng đáng báo động, thậm chí nguy cơ trở thành một Tân Cương hay Tây Tạng mới của Trung Quốc đang trở nên rõ rệt bao giờ hết?
Nhiều người đã đưa ra những lý do dưới đây để giải thích cho thái độ cố thủ nói trên của ban lãnh đạo Việt Nam.
Sự ràng buộc của “thoả thuận Thành Đô”
Cho đến nay, nội dung cuộc hội đàm bí mật ngày 3-4/9/1990 giữa TBT Nguyễn Văn Linh và Thủ tướng Đỗ Mười (cùng sự chứng kiến của Cố vấn Phạm Văn Đồng) của Việt Nam với TBT Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng của Trung Quốc vẫn chưa được bạch hoá. Sự mờ ám của cuộc hội đàm này càng khiến người ta tin rằng đây là một “thoả thuận bán nước” như những thông tin lan truyền trên mạng.
Tuy nhiên, đây là một giả thuyết kém thuyết phục, bởi lẽ “thoả thuận Thành Đô” là một thoả thuận hầu như không có giá trị pháp lý; những người ký kết bên phía Việt Nam người thì đã chết, người thì đã về vườn từ lâu, không còn quyền lực nữa. “Kỷ yếu Hội nghị Thành Đô” chỉ làm cho những kẻ muốn duy trì chế độ hiện tại mất đi tính chính danh một khi nó được bạch hoá chứ hoàn toàn không có tác dụng trói buộc những người thực sự muốn cải tổ hệ thống.
Tội ác của cộng sản trong quá khứ
Đảng CSVN đã gây ra nhiều tội ác chồng chất cho dân tộc Việt Nam, đó là thực tế không cần phải bàn cãi. Nhưng lịch sử luôn công bằng, ai gây ra tội ác thì kẻ đó sẽ bị lịch sử và nhân dân nguyền rủa, lên án. Ban lãnh đạo Việt Nam hiện nay chỉ phải chịu trách nhiệm trước lịch sử và nhân dân về thực trạng hiện tại của đất nước. Nếu họ biết “đái công chuộc tội” thì họ không chỉ được nhân dân tha thứ cho những lỗi lầm của mình mà còn được ghi nhớ công ơn, lưu danh sử sách.
Những khối tài sản kếch sù do tham nhũng
Đây có thể là một lo ngại hợp lý đối với ban lãnh đạo Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, tham nhũng không phải bây giờ mới hiện diện mà từ lâu nó đã trở thành “một phần tất yếu của cuộc sống” trong cái gọi là “xã hội XHCN” ở Việt Nam. Ngay từ thời kháng chiến chống Pháp đã xuất hiện những hiện tượng như Trần Dụ Châu, và càng về sau thì tham nhũng càng sinh sôi nảy nở dưới muôn hình muôn vẻ, thậm chí còn đi vào “văn học dân gian”: “Smith nói ít hiểu nhiều”, “Ba số 5 vừa nằm vừa ký”… Tham nhũng đã trở thành một nét “văn hoá” ở Việt Nam – “văn hoá tham nhũng”. Và một khi đã trở thành “văn hoá” thì người ta không còn nhìn nó với ánh mắt quá khắt khe nữa.
Ở Việt Nam có lẽ ai cũng hiểu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người phải chịu trách nhiệm cá nhân lớn nhất về thực trạng kinh tế bi đát kể từ khi lên nắm giữ chức vụ Thủ tướng năm 2006 cho đến nay. Với trọng trách “Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Tham nhũng” trước đây, ông ta cũng bị coi là người phải chịu trách nhiệm chính khi để cho nạn tham nhũng bùng phát tràn lan đến mức không thể kiểm soát trong mấy năm vừa qua. Tuy nhận lãnh trách nhiệm phòng chống tham nhũng và từng trịnh trọng cam kết trước Quốc hội trong lễ nhậm chức là “nếu không chống được tham nhũng tôi xin từ chức ngay” nhưng chính ông ta lại bị dư luận vạch mặt chỉ tên là “thủ lĩnh” của “phe nhóm lợi ích” đang ngày đêm bòn rút xương máu của nhân dân, làm kiệt quệ đất nước.
Chính vì lẽ đó mà ông Nguyễn Tấn Dũng có lẽ là người  bị căm ghét nhất Việt Nam mấy năm gần đây. Ấy vậy nhưng, cứ mỗi lần ông được dịp “chém gió” về luật biểu tình, về dân chủ, về cải cách thể chế, về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc (“Không đánh đổi chủ quyền lấy tình hữu nghị viễn vông”…), v.v. là y như rằng lời nói của ông lại được đón nhận vô cùng nồng nhiệt và bản thân ông lại được tung hê lên đến tận mây xanh. Ngoài một thực tế là do người Việt Nam vốn chìm đắm quá lâu trong bóng tối độc tài nên mỗi tia ánh sáng mang đến hy vọng dân chủ đều đủ khiến họ cảm thấy như bị chói loá trong niềm hân hoan tột độ, ở đây còn một khía cạnh quan trọng thuộc về tính cách của người Việt Nam nữa – đó chính là lòng vị tha của người Việt: “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại.”
Như vậy, lập luận cho rằng những khối tài sản khổng lồ do tham nhũng đã khiến ban lãnh đạo Việt Nam cự tuyệt mọi lời kêu gọi cải cách rõ ràng là thiếu thuyết phục.
Nếu những lập luận khả dĩ nhất như trên vẫn không đủ sức thuyết phục thì lý do thực sự nào đã khiến ban lãnh đạo Việt Nam quyết lui về cố thủ trong cái lô cốt độc tài đáng nguyền rủa kia?
Xin thưa, lý do đó ẩn chứa trong Lời bạt mà trang Bauxite Việt Nam từng dành cho một bài viết trên Bauxite Việt Nam ngày 12/7/2014 – đó là bài đó là bài “Formosa Hà Tĩnh đã trở thành đặc khu của Trung Quốc?”. Trong phần lời bạt này, lần đầu tiên trang Bauxite Việt Nam, diễn đàn của giới trí thức phản tỉnh trong nước, đã yêu cầu lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam phải chịu trách nhiệm trước nhân dân về trường hợp nhân sự Hoàng Trung Hải:
“… Ở mặt trận nhân sự này thì trường hợp một Phó Thủ tướng phụ trách nhiều lĩnh vực cơ bản lại là người có nguồn gốc rất “Tàu” như ông Hoàng Trung Hải tất nhiên cũng là một điểm nóng cần được xem xét, mà những điều dị nghị không phải là không có cơ sở.
“…Với lẽ công bằng, chúng tôi chưa thể kết luận gì về bản thân Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, chỉ yêu cầu đảng và nhà nước Việt Nam phải rà soát và chịu trách nhiệm trước nhân dân về vấn đề nhân sự này, cũng như về toàn bộ dự án Vũng Áng.
“…Trái lại, nếu sự việc cứ tiếp tục trong màn khói vừa che đậy, vừa cố tình, thì nhân dân cũng phải có thái độ tích cực hơn, không thể ngồi trơ nhìn đất nước lâm nguy mà cứ yên tâm khoán vận mệnh của giống nòi cho người khác.”
Một người bị tố cáo suốt nhiều năm nay về những tội ác như giết người, buôn lậu ma tuý, phản quốc, trùm băng đảng mafia… mà vẫn bình chân như vại trong khi lại nắm giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong bộ máy (Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế – để rồi không chỉ đã và đang dâng cả nền kinh tế Việt Nam cho Trung Quốc mà còn ngày đêm âm mưu biến Việt Nam trở thành quận huyện của Trung Quốc) thì chắc chắn phải nhận được sự “bảo kê” đặc biệt từ hàng ngũ chóp bu của chế độ. Và những kẻ “bảo kê” đó là ai nếu không phải là Việt gian bán nước?
Việc trang Bauxite Việt Nam lần đầu tiên công khai yêu cầu lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam phải chịu trách nhiệm trước nhân dân về ngài PTT gốc Tàu Hoàng Trung Hải là điều rất đáng hoan nghênh, dù lẽ ra họ đã phải làm điều đó từ lâu rồi. Không phải ngẫu nhiên mà sau khi Bauxite Việt Nam lên tiếng chỉ vài ngày thì Trung Quốc đã lặng lẽ rút giàn khoan HD981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam: họ cần phải hy sinh giàn khoan ngoài khơi để bảo vệ “giàn khoan Hoàng Trung Hải” trên bờ – một “giàn khoan” tuy vô hình nhưng mức độ lợi hại thì có lẽ là chưa từng có trong lịch sử.
Hy vọng sự lên tiếng của Bauxite Việt Nam mới chỉ là bước khởi đầu, bởi nếu thiếu những tiếng nói công khai và mạnh mẽ về vấn đề vô cùng hệ trọng này của đất nước thì e rằng mọi chuyện sẽ lại sớm “chìm xuồng”, “con ngựa thành Tơ-roa” Hoàng Trung Hải sẽ lại tiếp tục tác oai tác quái.
Quan trọng hơn, nếu không tiếp tục tấn công vào Hoàng Trung Hải thì điều chắc chắn là bất kỳ nhân vật nào muốn ngồi vào chiếc ghế Tổng Bí thư ở kỳ Đại hội Đảng lần thứ XII cũng đều phải thoả hiệp với ông ta cùng những kẻ “bảo kê” cho ông ta – gọi là “bảo kê” nhưng trên thực tế họ đã bị ông ta khống chế, thao túng và trở thành tay sai ngoan ngoãn của ông ta cũng như Trung Nam Hải. Trong trường hợp đó, ngài PTT Hoàng Trung Hải sẽ lại tiếp tục là “ông vua không ngai” ở Việt Nam, còn đất nước chúng ta thì lại lao vào một vòng xoáy vô cùng nguy hiểm khác khi mà một lần nữa (những) người đứng đầu chế độ lại bị PTT Hoàng Trung Hải và Trung Nam Hải khống chế, thao túng.


Ghi chú:
[i] Giữa lúc sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan dầu HD981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận Việt Nam và quốc tế thì trong chuyến công du Việt Nam từ ngày 17 – 19.6.2014, Uỷ viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì lại thản nhiên “thúc giục đứa con hoàng đàng trở về”.
[ii] Báo Đất Việt ngày 2.4.2014: “Ông Nguyễn Trần Bạt: Lào, Campuchia đã vượt Việt Nam rồi”

Từ người gánh củi trở thành Tổng Bí thư 

(đọc xong bài này em lại muốn hát bài "ƯỚC GÌ" )

Một lần, trong cương vị Chủ tịch Quốc hội, ông Nông Đức Mạnh xuống xã Trà Bui, huyện Trà Mi (Quảng Nam - Đà Nẵng). Nhân dân đến gặp rất đông và hỏi xin... một cái ti vi. Trưa hôm ấy, ông không ngủ, đi đi lại lại trong phòng, trăn trở: "Mình là Chủ tịch Quốc hội, không thể quyết định cái cụ thể, nhưng không lẽ ước muốn đơn giản của bà con như thế mà không thực hiện được sao?".
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEg1zeU5zgtCaiYJKmol1MtHg-VYLZxrEdtUAVAOG48-iSh59lnQADK9cplpFYfaWy1XyBJdPI0mEAdmN1C-rSS5gSItm4eSFvkVojlMLRfDHTL4I7dWrFSyOtk3AZ4RnnE-783Gg86a0rk/s640/v%E1%BB%A3+N%C4%90M.jpg
Một tấm gương mẫu mực.
"Nhân tố Nông Đức Mạnh" đã được ông Vũ Ngọc Linh, nguyên Uỷ viên TƯ Đảng, phát hiện năm 1976. Điều này đã khiến ông Linh, dù nhiều năm không xuống Hà Nội, vẫn không hề bất ngờ về việc ông Mạnh được bầu làm Tổng Bí thư.
Thỉnh thoảng, ông Nông Đức Mạnh lại trở về quê hương Bắc Cạn, nơi từng có một bà chủ quán, nay đã mất, nhưng ông không thể nào quên. Ở Bắc Cạn, ai ai cũng có thể tự kiếm củi lấy, nhưng bà chủ quán đó đã mua củi giúp ông, nhờ đó ông có thể học hành.
Có lẽ, nhờ một tuổi thơ bươn chải như vậy mà theo nhận xét của ông Vũ Mão, Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội: "Lòng nhân hậu toát ra từ gương mặt anh Mạnh". Chủ tịch Quốc hội trăn trở rất nhiều về những khó khăn của dân vùng sâu: "Giúp bà con nâng cao dân trí không phải chỉ bằng cách miễn thi cử cho họ 1-2 điểm, mà phải làm sao tạo điều kiện để họ tự vươn lên". Ông nhắc lại hồi đi học ở Leningrad, một lần khi bài kiểm tra chỉ đạt điểm 4 (thay vì điểm 5), ông thầy giáo người Nga đã nặng lời với ông và yêu cầu về học lại. Lần sau, ông Mạnh thi được 5 điểm, thầy giáo nói: "Đây mới thực sự là anh!".
Những người gần gũi với ông kể, ông luôn tìm cách giúp đỡ những người dân mà ông gặp, có khi kín đáo cho họ một ít tiền. Nhưng điều mà Chủ tịch Quốc hội tập trung tâm sức nhất để làm là giảm oan ức cho người dân. Tiến sĩ Phùng Huy Quách, Thư ký Kinh tế của Chủ tịch Nông Đức Mạnh cho biết: "Ông rất quan tâm đến các vấn đề kinh tế, trong ông luôn nung nấu một điều gì đó". Ông thường nhắc nhở những người giúp việc bằng một kinh nghiệm mà ông gọi là "sai lầm" của chính ông: "Khi làm Trưởng ty Lâm nghiệp Bắc Thái, tôi đã để cho một lâm trường phá một khu rừng nứa để trồng bồ đề. Cứ nghĩ theo lý thuyết, rừng đại trà công nghiệp sẽ cho năng suất cao hơn, nhưng kết quả không như vậy. Việc này làm tôi ân hận mãi".
Ông Vũ Ngọc Linh kể: "Chỉ sau hai khoá Đại hội Đảng, anh ấy trưởng thành từ một cán bộ cấp phòng lên Bí thư tỉnh uỷ, Uỷ viên dự khuyết TƯ. Nhưng thú thực, khi bàn giao chức Bí thư, tôi chưa nghĩ anh ấy sẽ đi xa như vậy. Chín năm trước, khi anh Mạnh làm Chủ tịch Quốc hội, cũng có nhiều người băn khoăn. TƯ đã phải bàn lại hai lần. Lúc ấy anh còn quá trẻ so với các đồng chí khác. Tôi đã cẩn thận theo dõi cách anh điều khiển Quốc hội khoá IX, thấy anh tiến lên rất nhanh. Sau Đại hội VIII, tôi tiếp tục theo dõi và bắt đầu nghĩ rằng, anh ấy rất có thể sẽ trở thành Tổng bí thư".

Mỹ tìm ra huyết thanh ngăn đại dịch Ebola

Nhờ một loại huyết thanh đặc biệt được sản xuất tại nhà máy thuốc lá ở San Diego, 2 nhân viên y tế được cứu sống sau khi nhiễm virut Ebola.
Ngày thứ 9 kể từ khi Kent Brantly – bác sỹ người Mỹ và đồng sự Nancy Writebol nhiễm vi rút Ebola ở Liberia, họ bất ngờ được cứu sống nhờ một liều huyết thanh có tên gọi ZMapp – loại mới chỉ được thử nghiệm trên động vật.

Trước đó, loại thuốc này mới chỉ được thử nghiệm đối với 4 chú khỉ sau khi nhiễm Ebola 24 giờ đồng hồ. Hai trong số này sống sót ngay cả khi thời gian phơi nhiễm lên 48 giờ, với chú khỉ không được can thiệp bằng huyết thanh thì qua đời trong vòng 5 ngày kể từ khi nhiễm vi rút.
Điều kỳ lạ là hai nhân viên y tế Mỹ dù nhiễm bệnh suốt 9 ngày nhưng sau khi uống huyết thanh tình trạng sức khỏe của họ cải thiện nhanh chóng mặc dù thoạt đầu khi vừa sử dụng huyết thanh sức khỏe của Brantly xấu đi và buộc phải dùng đến ống thở.
Sự kỳ diệu này làm dấy lên hy vọng về một loại thuốc có thể ngăn đại dịch Ebola khởi nguồn từ Tây Phi đang lan rộng ra toàn cầu. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo không nên sử dụng các loại thuốc chưa được thử nghiệm trên người nhất là ở thời điểm đại dịch bùng phát vì bất kỳ lý do nào.
Trước tình hình Ebola lan rộng, các nước trên thế giới đều tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch bệnh lây lan đặc biệt qua đường du lịch hàng không.
Trong khi các hãng hàng không chỉ tăng cường biện pháp kiểm định y tế tại sân bay, Emirates, hãng hàng không lớn nhất thế giới, vừa tuyên bố ngừng các đường bay nối với Tây Phi để ngăn chặn dịch Ebola.
Hãng này cho biết sẽ hoãn các chuyến bay cho tới khi có thêm thông tin từ cơ quan y tế trong đó có Trung tâm phòng và kiểm soát bệnh dịch Mỹ.
Kể từ tháng 3 đến nay, thế giới có ít nhất 1.440 người nhiễm Ebola, khoảng 826 người thiệt mạng, theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới. Tuy nhiên, Tổ chức này vẫn chưa đưa ra bất cứ cảnh báo du lịch nào về nguy cơ lây lan của Ebola.
Nguồn Theo DVO/CNN, Bloomberg
(GaFin)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét