Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014

Tin thứ 6 - 08/8/2014 - Vì sao phải thoát Trung?

TIN LÃNH THỔ

TIN XÃ HỘI

TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ

TIN THẾ GIỚI

Vì sao phải thoát Trung?


BBC

BBC Tiếng Việt mở tọa đàm xung quanh các thảo luận về ‘thoát Trung’ nhân những tranh luận gần đây về vấn đề này.
Tọa đàm được phát trực tiếp trên Bấm Google+ và kênh YouTube của BBC từ 19:30 tới 20:00 giờ Việt Nam ngày 7/8/2014.
Tham gia có các nhà quan sát Việt Nam từ Hà Nội, Hong Kong, Geneva và Berlin.
Cựu quan chức ngoại giao Đặng Xương Hùng, một trong các khách mời, bình luận trên Facebook của ông sau khi Trung Quốc rút giàn khoan:

“Hầu hết đều mong mỏi, khi đã được bình tâm, giới lãnh đạo sẽ đánh giá lại toàn bộ sự kiện, điều chỉnh chính sách để có được những quyết sách phù hợp, đưa Việt Nam ra khỏi vòng luẩn quẩn 25 năm thời kỳ đô hộ kiểu mới của Trung quốc. Đây là một cơ hội.
“25 năm sau lựa chọn ‘giải pháp đỏ’ Thành Đô, giàn khoan đã cho một cơ hội, cơ hội cho những ai dù kém cỏi nhất cũng nhìn ra bộ mặt thật của mưu đồ Đại Hán.
“Nói đúng ra, Trung Quốc đã không còn giấu tham vọng bành trướng của mình. Quan sát cách mà lãnh đạo cấp cao Việt Nam đánh giá lại tác động của Thành Đô, xem xét lại cách đối xử với Trung Quốc, chúng ta có thể phán đoán tương lai của đất nước sẽ đi về đâu,” ông Hùng viết.

‘Canh bạc đã thua’


Nhiều người Việt đòi xem xét lại quan hệ với Trung Quốc
Vị cựu quan chức, nguyên phó vụ trưởng và cựu tham tán ở Geneva, bình luận thêm:
“Chưa bao giờ lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam đứng trước áp lực cần phải thay đổi lớn như hiện nay.
“Mọi thay đổi phải bắt nguồn từ thay đổi tư tưởng, thay đổi cách suy nghĩ và đánh giá sự việc. Liệu các nhà lãnh đạo hiện nay có đủ nghị lực để chiến thắng được chính mình, chiến thắng được ràng buộc về lợi ích cá nhân, phe nhóm. Có đủ can đảm để đưa ra công khai những thỏa thuận sai lầm trong quá khứ.
“Một khi đã nhận sai lầm, minh bạch hóa nó, không phải bỏ công để che dấu và bao bọc nó.
Chưa bao giờ lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam đứng trước áp lực cần phải thay đổi lớn như hiện nay.
“Canh bạc đã thua, càng ham gỡ, càng thua. Hãy từ bỏ nó, chơi một cuộc chơi mới. Một bài toán phải giải theo cách khác mới có một kết quả mới khác trước.”
Bình về quan hệ với Bắc Kinh và Washington, ông Hùng viết:
“Hãy từ bỏ trò chơi cân bằng trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc. Ta chỉ đủ khôn lỏi, chứ không đủ khôn ngoan và không đủ lực để tiếp tục đánh đu trong quan hệ với hai nước lớn này.
“Không dễ gì đạt được TPP và không có cải thiện dân chủ và nhân quyền trong nước. Không dễ gì lúc nào cũng muốn hưởng sự bao che của Trung Quốc mà không phải trả giá của sự lệ thuộc nhẫn nhịn. Hãy chìa tay ra để dựa vào sự hỗ trợ rất nhân bản của nước Mỹ đưa đất nước dần một đi lên và lúc đó câu chuyện quan hệ với ông láng giềng bất hảo phương Bắc sẽ dễ đi rất nhiều.”
“Bài học Miến Điện là bài học dễ học nhất,” ông Hùng viết.

Kinh tế Trung Quốc vào khúc quanh và có thể lật


Muốn hiểu rõ rủi ro của Trung Quốc trong giai đoạn tới, chúng ta cần biết 1) vài định lý kinh tế của mọi quốc gia hay thời đại, rồi 2) đối chiếu với thực tế chính trị của xứ này và rà soát lại 3) xem lãnh đạo Bắc Kinh có thể làm những gì để giải quyết các bài toán kinh tế xã hội tích lũy từ mấy chục năm nay. Kết luận hợp lý của tiến trình này là Bắc Kinh không có nhiều giải pháp, và có làm gì thì cũng đi vào một khúc quanh dễ lật. Trong giới hạn của một bài viết, “Hồ Sơ Người Việt” sẽ cố trình bày một cách đơn giản một thực tế vô cùng phức tạp - đề tài của một cuốn sách!

Bài toán phát triển

Bài toán kinh tế của nhân loại, ở mọi nơi vào mọi thời, là sự khan hiếm. Chúng ta có nhu cầu vượt quá khả năng sản xuất cho nên lúc nào cũng thấy thiếu thốn.

Từ thuở khai thiên lập địa, giải quyết sự thiếu thốn ấy là một tiến trình tự nhiên và được chúng ta mặc nhiên thực hiện hàng ngày hàng giờ mà không biết. Chỉ mới vài trăm năm trở lại, người ta mới tổng hợp những kiến thức về việc giải quyết sự khan hiếm và tìm ra một số nguyên tắc giải thích. Kiến thức đó được gọi là “kinh tế học,” hay đúng hơn, do một phát minh của nhà tư tưởng Adam Smith, “kinh tế chính trị học.”

Thí dụ cụ thể cho tiến trình trừu tượng này là tôi chỉ có 100 đồng, nhưng nếu lập gia đình rồi sinh con đẻ cái thì cần tiêu thụ nhiều hơn khoản lợi tức đó. Hoặc với lợi tức có hạn, tôi không muốn chỉ ăn cơm ăn cháo mà cần thêm thịt cá cho bữa cơm, và thay vì một tháng chỉ có 15 ký gạo tôi ước mơ có thêm ký thịt nên thấy rằng mình bị thiếu thốn.

Cách giải quyết sự thiếu thốn ấy là... không xài hết trăm bạc mà cố dành dụm ba chục của khoản lợi tức đó đem đầu tư để tháng sau hay năm tới thì có thêm lợi tức khả dĩ thỏa mãn nhu cầu. Tôi gọi khoản lợi tức ba chục bạc được tiết kiệm ấy là tư bản. Nếu sử dụng tư bản để giải quyết bài toán khan hiếm ấy mà thành công thì tôi có thể nghĩ đến chữ phát đạt.

Hoàn cảnh của một quốc gia cũng không khác. Tạo ra sự phát đạt ấy là tiến trình phát triển.

Giới nghiên cứu kinh tế có nghiệm thấy rằng nhiều quốc gia đã thành công trong phát triển để thành nước giàu mạnh, “đã phát triển” - developed. Nhưng đa số còn lại thì chưa, vẫn thuộc loại “đang phát triển,” developing. Bí quyết thành công không chỉ là có thể tiết kiệm được 30 đồng, hay 50 đồng, trong số lợi tức trăm bạc để làm tư bản đem đi đầu tư. Bí quyết thành công không chỉ là gia tăng lợi tức, nghĩa là tăng trưởng, mà là sử dụng lợi tức đó để phát triển.

Bí quyết thành công không là số lượng, 30 hay 50% của lợi tức nguyên thủy, mà là cách sử dụng. Ðây là bài toán thuộc về phẩm chất hơn là số lượng. Chữ “chất lượng” nhiều người trong nước đang dùng và ngoài này lười biếng dùng theo phản ảnh sự thiếu hiểu biết về kinh tế hay ngôn ngữ học vì không phân biệt phẩm với lượng!

Một giáo sư kinh tế của Ðại Học MIT, giải Nobel năm 1987, là Robert Solow đã nghiên cứu kinh tế Hoa Kỳ và tìm ra một đặc tính: là trong đà tăng trưởng lợi tức của dân Mỹ thì “sự sáng tạo” đóng góp tới hơn 80%. Phần còn lại, dưới 20%, là do số tư bản đem vào đầu tư.

Xin thêm vài chữ giải thích. Tư bản đưa vào tiến trình đầu tư có thể là hữu hình, như đất đai, máy móc, nguyên liệu hay sức lao động. Nhưng hoàn cảnh sử dụng nguồn tài nguyên đó mới quan trọng. Khái niệm innovation của Solow thuộc về phẩm hơn lượng và dẫn ta đến khái niệm khác, là “tư bản xã hội,” hoặc tư bản vô hình: hệ thống luật lệ, quyền sở hữu, chế độ thuế khóa, quy ước sinh hoạt, tinh thần tín nhiệm trong kinh doanh, nền tảng chính trị, v.v....

Các yếu tố vô hình ấy mới giúp quốc gia sử dụng tư bản hữu hình một cách tốt đẹp, có hiệu năng, hiệu suất, v.v...

Nôm na là nhờ môi trường sáng tạo, dân Mỹ sử dụng 10 đồng tư bản cho đầu tư mà có hiệu năng cao hơn nhiều người huy động đến 30 đồng. Trung Quốc huy động đến 50 đồng mà thiếu môi trường sáng tạo, có loại tư bản xã hội lạc hậu nên sau hơn 30 năm tăng trưởng vẫn là một xứ “đang phát triển.”

Nghiêm trọng hơn thế, còn trôi vào khúc quanh và có thể bị khủng hoảng.

Từ Tần Thủy Hoàng Ðế, Stalin đến Tập Cận Bình

Tần Thủy Hoàng Ðế đã thống nhất nước Tầu, thiết lập chế độ quận huyện, đặt ra quy ước sinh hoạt (một bước cải tiến hệ thống “tư bản xã hội”) và huy động sức dân xây dựng Vạn lý Trường thành nguy nga vĩ đại. Nếu thời đó mà có khoa kinh tế chính trị học, thì công trình xây dựng này được gọi là “đầu tư,” có giải quyết nạn thất nghiệp và tạo ra sự tăng trưởng. Nhưng không bền và sau đó nước Tầu có loạn!

Lãnh đạo Liên Bang Xô Viết thời Chiến Tranh Lạnh, Josef Stalin, cũng có nhả năng huy động tư bản rất mạnh, đưa tài nguyên vô cùng giàu có và lực lượng lao động dồi dào vào đầu tư, với sự chỉ đạo tưởng là hợp lý của hệ thống kinh tế kế hoạch. Y như Tần Thủy Hoàng Ðế, hay Mao Trạch Ðông, hệ thống huy động của nhà nước Xô Viết đã vơ vét tài nguyên quốc dân cho tăng trưởng, và bắn vệ tinh Sputnik lên trời, mà vẫn không có phát triển. Nước Nga vẫn nghèo, dân Nga vẫn khổ và Liên Xô tan rã.

Sau khi Ðặng Tiểu Bình tiến hành cải cách, 35 năm về trước, nước Tầu đã ra khỏi tình trạng bần cùng và loạn lạc thời Mao và có đà tăng trưởng cao hơn trước. Chính thức là 10% một năm trong ba chục năm liền. Lãnh đạo xứ này, từ Ðặng Tiểu Bình đến Giang Trạch Dân rồi Hồ Cẩm Ðào, đã áp dụng một số quy luật của kinh tế thị trường nhưng vẫn nắm độc quyền huy động tư bản.

Lực lượng lao động, nguyên nhiên vật liệu và đủ loại tư bản hữu hình như đất đai, máy móc, hay hạ tầng cơ sở vật chất, đã được nhà nước tận dụng với số lượng kỷ lục - của lịch sử Trung Quốc – và tạo ra sự tăng trưởng về hình thức mà vẫn không có phát triển trong thực tế.

Như nhiều quốc gia khác, nước Tầu đã huy động tư bản cho phát triển với chiến lược gia tăng đầu tư về lượng mà thiếu phẩm, vì tư bản xã hội vẫn bị bó trong tư duy xã hội chủ nghĩa và thiếu các định chế cần thiết cho phát triển. Thiếu cái phần “sáng tạo” mà Solow đã thấy tại Hoa Kỳ.

Hậu quả vô hình về chính trị là tư bản xã hội bị bóp méo, lệch lạc và tạo ra đặc lợi cho những kẻ có đặc quyền, các “nhóm lợi ích. Tham nhũng chỉ là một cách gọi, chứ chế độ độc quyền trưng thu của nhà nước còn đè nén sức tiêu thụ của người dân và dẫn tới sự bất mãn lan rộng. Hậu quả hữu hình về kinh tế là nạn sản xuất thừa chỗ này mà thiếu ở chỗ khác, và hiện tượng bong bóng đầu cơ về gia cư, địa ốc. Quan trọng nhất và càng ngày càng tỏ lộ là những núi nợ khổng lồ.

Nhiều nước “đang phát triển” đã từng bị như vậy. Nhưng Trung Quốc lại khác vì số lượng quá lớn được phân phối quá sai nên gây ra vấn đề về phẩm. Ðấy là bài toán vừa kinh tế vừa xã hội và chắc chắn là chính trị của nhân vật đang lên là Chủ Tịch Tập Cận Bình.

Nan đề của Tập Cận Bình

Các chuyên gia kinh tế và nhiều tổ hợp đầu tư quốc tế đã chỉ ra bài toán của Tập Cận Bình ở mấy con số sau đây.

Kinh tế Trung Quốc vẫn lấy sức đẩy từ đầu tư và ức chế tiêu thụ của các hộ gia đình. Từ nhiều năm qua, tiêu thụ của tư nhân chẳng những không tăng mà còn giảm, tới năm ngoái thì chỉ có 34% của Tổng sản lượng, so với 52% của Nam Hàn, 57% của Ðức, 61% của Nhật và gần 70% của Hoa Kỳ là nơi mà “giới tiêu thụ là vua.”

Lượng đầu tư đến hơn 50% của Trung Quốc lại trút vào các dự án ít giá trị kinh tế, dẫn tới sản xuất thừa, dù có được bút ghi là tăng trưởng thì cũng chỉ là tồn kho ế ẩm, nhà không người ở, phi cảng vắng khách. Không những vậy, từ 2008, trong sáu năm qua, Trung Quốc còn tài trợ đà tăng trưởng đó bằng tín dụng, ào ạt chảy vào khu vực kinh tế nhà nước, các công ty đầu tư của đảng bộ ở địa phương.

Số tín dụng hay dư nợ từ 147% của Tổng Sản Lượng nay đã lên tới 251%. Một công ty đầu tư của Mỹ còn báo riêng cho các thân chủ là tổng số nợ của Trung Quốc, cả công lẫn tư, nay đã vượt 400% của Tổng sản lượng. Trong số này, những khoản nợ xấu được chính thức ước lượng là 1%. Thực tế thì có thể ở mức 25% hay thậm chí 40%. Tức là bằng hoặc còn hơn Tổng Sản Lượng.

Cả nước vay tiền gấp bốn lợi tức để một năm sản xuất ra tám ngàn tỷ đồng mà có thể mất nợ đến 10 ngàn tỷ - là ít. Kinh tế Trung Quốc có thể phá sản hay vỡ nợ vì khối nợ ung thối vĩ đại. Hậu quả sẽ là một vụ khủng hoảng lan ra toàn cầu, còn dữ dội hơn những gì xảy ra cho Hoa Kỳ và Âu Châu sau năm 2008.

Lên cầm quyền từ cuối năm kia, ban hành quyết định cải cách từ cuối năm ngoái (Nghị quyết Ba của hội nghị Ban Chấp Hành Trung Ương vào Tháng Mười Một năm 2013), Tập Cận Bình ý thức được mối nguy trước mặt. Cho nên phải chuyển hướng kinh tế qua khu vực dịch vụ và chế biến cao cấp, gia tăng sức tiêu thụ cho tư nhân, v.v.... và chấp nhận một đà tăng trưởng thấp hơn. Giải pháp khả thể là phải có đà tăng trưởng khoảng 4-5% một năm mà thôi.

Và muốn chủ động chuyển hướng như vậy, phải đánh bung những lực cản xuất phát ngay trong bộ máy đảng và hệ thống kinh tế nhà nước. Nhưng dù đã ráo riết tập trung quyền hành để bẻ tay lái hầu cỗ xe khỏi lao xuống vực - Tập Cận Bình vẫn bất lực.

Kinh tế Trung Quốc vẫn lao vào hướng cũ.

Tháng Tư vừa qua, Quốc Vụ Viện tức là Hội Ðồng Chính Phủ, do Lý Khắc Cường làm tổng lý, đã kín đáo thông báo một số quyết định kinh tế sau đây: 1) gia tăng công chi cho các dự án hỏa xa, chung cư rẻ tiền, và các vùng ngoại ô nhà tôn vách lá để bù vào sự giảm sút tiêu thụ của tư nhân; 2) cắt lãi suất trong một số khu vực nhất định để mở vòi tín dụng; 3) tung tiền chuộc nợ để tránh nạn doanh nghiệp bị phá sản; và 4) giảm thuế cho các doanh nghiệp loại nhỏ và vừa để nâng cao khả năng sản xuất của tư doanh trước sức nặng và trì trệ của hệ thống quốc doanh.

Nói cho dễ hiểu, lãnh đạo Trung Quốc không dám đạp thắng cho cỗ xe chạy chậm hơn hầu bẻ lái qua hướng khác. Ngược lại, họ vẫn châm thêm tín dụng và bảo đảm là kinh tế Trung Quốc vẫn đạt chỉ tiêu tăng trưởng năm nay là 7.5%. Mà bơm thêm tín dụng có nghĩa là chất thêm một núi nợ xấu. Biện pháp kích thích ngấm ngầm và nhẹ nhàng ấy tô điểm cho cái bề mặt là kinh tế vẫn tăng trưởng mà thực tế là đẩy cho cỗ xe chạy nhanh hơn.

Trong khi ấy, Tập Cận Bình ráo riết mở rộng chiến dịch diệt trừ tham nhũng và nắn gân cả thành phần đảng viên đã từng lên tới cấp lãnh đạo. Ông ta có thể đánh vào các trung tâm quyền lực đã gây ra nhiều vấn đề kinh tế nên đang phải cùng lúc giải quyết hai bài toán kinh tế và chính trị. Hai bài toán là hai mặt của một đồng bạc xã hội chủ nghĩa và phải cần cả chục năm sửa đổi thì mới có kết quả. Trong khi đó, khủng hoảng có thể xảy ra trong một vài năm.
Tập Cận Bình có đủ mọi quyền hành, nhưng không có thời giờ.

Kết luận ở đây là gì?

Trung Quốc đang ở vào một khúc quanh cực nguy hiểm, mấy chục năm mới thấy một lần. Lần trước, cách nay 40 năm là vào cao điểm của cuộc Cách Mạng Văn Hóa điên rồ. Nhờ Ðặng Tiểu Bình giỏi xoay trở nên sau năm năm thì đổi loạn thành trị và mua được 30 năm tăng trưởng.

Kinh tế Trung Quốc có những phương tiện lớn lao được đưa vào sản xuất nên gây ấn tượng phát triển mà chỉ có tăng trưởng ở bề mặt. Lý do là thượng tầng chính trị ở trên vẫn có một đảng độc quyền thâu tóm quyền lực. Quyền lực có thể đem lại tiền tài cho một thiểu số, nhưng là những cái vòi của con bạch tuộc đã giam hãm kinh tế và đang dẫn xứ này đến bờ vực. Muốn giải quyết bài toán kinh tế thì phải cải cách về chính trị.

Ðảng Cộng Sản Trung Quốc dùng thành quả kinh tế biện minh cho quyền lãnh đạo độc tôn. Khi thành quả ấy chỉ là chuyện ảo và khủng hoảng bùng nổ thì đảng có thể đổ.
      Hùng Tâm
( Người Việt ) 
  • Liberia tuyên bố dịch Ebola (BBC) - Tổng thống Liberia Ellen Johnson Sirleaf vừa tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc vì dịch bệnh do virus Ebola gây ra.
  • Lao động Việt Nam sơ tán khỏi Libya (BBC) - Chính phủ Việt Nam đang phối hợp với các doanh nghiệp để sơ tán hàng trăm lao động nước này ra khỏi các vùng chiến sự tại Libya, truyền thông nhà nước đưa tin.
  • Nga-Trung thi đấu xe tăng (BBC) - Nga, Trung Quốc cùng 10 quốc gia khác tham gia cuộc đua xe tăng do Bộ Quốc phòng Nga tổ chức, không có hiện diện của Mỹ và Nato.
  • Vì sao phải thoát Trung? (BBC) - Các chuyên gia bình luận với BBC về chuyện liệu có cần và vì sao phải thoát khỏi ảnh hưởng Trung Quốc?
  • Người Mỹ gốc Việt đầu tiên thăng chức Chuẩn Tướng (RFA) - Ông là Đại tá Lương Xuân Việt, Phó tư lệnh đặc trách hành quân của Sư đoàn I Thiết kỵ, người Mỹ gốc Việt đầu tiên vinh dự có tên trong hàng tướng lãnh Hoa Kỳ, vốn là nơi xét duyệt một cách nghiêm ngặt chức vụ này trong quân đội của họ.
  • John McCain đến thăm Việt Nam trong ba ngày (RFI) - Hôm nay 07/08/2014, Thượng nghị sĩ Cộng hòa John McCaine và đồng viện dân chủ Sheldon Whitehouse bất ngờ đến Việt Nam. Theo Sứ quán Mỹ tại Hà Nội, ba hồ sơ quan trọng là an ninh khu vực, nhân quyền và thương mại sẽ được phái đoàn nghị sĩ Mỹ thảo luận với cấp lãnh đạo Việt Nam.
  • Phe Thánh chiến Hồi giáo chiếm Qaraqosh, 100.000 người Công giáo di tản (RFI) - Hôm nay 07/08/2014, theo AFP, lực lượng Thánh chiến Hồi giáo đã xâm chiếm thành phố Qaraqosh, miền bắc, nơi tập trung nhiều người Công giáo nhất Irak, khiến cả trăm nghìn người phải đi lánh nạn. Phe Thánh chiến Hồi giáo đã chiếm lĩnh thành phố, sau khi quân đội của người Kurdistan rút khỏi khu vực này.
  • Nga cáu tiết do bị phương Tây cô lập (RFI) - Các nhật báo ra ngày hôm nay tập trung phân tích thái độ trả đũa của Tổng thống Nga trước sự cô lập và các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Hành động đáp trả của chủ nhân điện Kremlin được nhật báo Libération gọi là« ăn miếng trả miếng». Tổng thống Putin ra lệnh cấm và hạn chế nhập những nông phẩm từ các quốc gia tham gia trừng phạt Nga trong vòng một năm.
  • Putin cấm nhập nông sản các nước trừng phạt Nga (RFI) - Chính quyền Matxcơva« cấm hẳn» hầu hết nông sản thực phẩm đến từ các nước châuÂu và Hoa Kỳ, để trả đũa các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Thủ tướng Dimitri Medvedev hôm nay 07/08/2014 loan báo quyết định  của chính quyền Nga.
  • Bình Nhưỡng vẫn sản xuất uranium và plutonium (RFI) - Hình ảnh vệ tinh ngày 30/06/2014 cho thấy trung tâm hạt nhân Yongbyon có nhiều hoạt động sản xuất plutonium và uranium để chế tạo bom hạt nhân. Hãng tin AFP trích dẫn tin này từ Viện nghiên cứu khoa học và an ninh quốc tế ISIS của Mỹ.
  • 20 năm sau đợt vượt biên quy mô, dân Cuba tiếp tục di tản (RFI) - Đối mặt với các điều kiện sống khó khăn, người Cuba tiếp tục di tản hàng loạt, hai mươi năm sau« cuộc khủng hoảng balsero». Đây là tên gọi dành cho những người Cuba vượt biên trên những chiếc bè tạm bợ để đi sang Mỹ quốc– có 37.000 người đã ra đi như thế.
  • Bắc Kinh thả nhà bảo vệ nhân quyền Cao Trí Thịnh (RFI) - Hôm nay 07/08/2014, chính quyền Trung Quốc đã trả tự do cho luật sư Cao Trí Thịnh (Gao Zhisheng), 50 tuổi, nhà bảo vệ nhân quyền nổi tiếng, sau khiông mãn hạn ba năm tù. Thông tin nói trên do một người thân của luật sư Cao cung cấp cho AFP.
  • Trung Quốc siết chặt các ứng dụng tin nhắn (RFI) - Bắc Kinh cấm người sử dụng những ứng dụng tin nhắn như WeChat công khai« các thông tin chính trị» mà không được phép, và còn đòi hỏi họ phải« quảng bá cho hệ thống xã hội chủ nghĩa». Báo chí nhà nước Trung Quốc hôm nay 07/08/2014 cho biết như trên.
  • TTrung Quốc y án tử hình một tỉ phú thân cận với Chu Vĩnh Khang (RFI) - Tòa phúc thẩm Trung Quốc hôm nay 07/08/2014 đã yán tử hình Lưu Hán (Liu Han), một nhà tỉ phú công nghiệp hầm mỏ, bị kếtán đã lãnh đạo« một nhóm mafia». Tỉ phú này là người thân tín của cựu Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang) bị thất sủng và đang bị điều tra.
  • Gaza : Bất đồng xung quanh khả năng triển hạn ngừng bắn (RFI) - Chiến dịch quân sự của Israel tại dải Gaza từ một tháng nay để chấm dứt các vụ bắn rốc két qua biên giới, khiến gần 2.000 người Palestine thiệt mạng, cùng 64 binh sĩ Israel và ba thường dân Do Thái. Hôm nay, thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hamas bước sang ngày cuối. Liệu hai bên có chấp nhận triển hạn thỏa thuận ngừng bắn sau 72 giờ dự kiến ?
  • Ukraina hủy ngưng bắn sau khi quốc tế tạm dừng điều tra về MH17 (RFI) - Chính phủ Ukraina hôm nay 07/08/2014 quyết định hủy bỏ lệnh ngưng bắn xung quanh địa điểm chuyến bay MH17 bị rơi trong vùng nổi dậy miền đông, sau khi phái đoàn chuyên gia quốc tế tạm ngừng tìm kiếm vì lý do an ninh. Thông cáo của chính quyền Kiev cho biết :« Chế độ ngưng bắn xung quanh khu vực máy bay rơi (…) không còn hiệu lực» cho đến khi việc tìm kiếm lại tiếp tục.
  • Nga động binh đe dọa Ukraina (RFI) - Ban hành lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm từ Mỹ và châuÂu, đe dọa cấm hàng không dân dụng Tây phương bay ngang không phận, tăng cường lực lượng tác chiến sát biên giới Ukraina và chỉ thị cho các đơn vị"bảo vệ hòa bình" sẵn sàng chiến đấu : phải chăng Putin muốn phiêu lưu gây hấn với Tây phương sau khi đã sáp nhập Crimée bằngáp lực quân sự ?
  • Bài vọng cổ “Văng Vẳng Tiếng Chuông Chùa” (RFA) - Bản Dạ Cổ Hoài Lang do ông Cao Văn Lầu, tức nhạc sĩ Sáu Lầu ở Bạc Liêu cho ra đời từ năm 1918, được rất nhiều tay ca tài tử học thuộc lòng và ca trong các buổi sinh hoạt, tiệc tùng, hội hè, đình đám. Đến khoảng giữa thập niên 1930 thì bản nhạc thịnh hành, lan rộng nhiều nơi vùng đất Nam Kỳ Lục Tỉnh.
  • Hướng nghiệp và chọn trường (RFA) - Mỗi khi hè đến, tại Việt Nam lại có hàng trăm ngàn sinh viên tốt nghiệp đại học – cao đẳng. Các em chọn ngành nghề gì, trường nào, khối thi nào ảnh hưởng rất lớn tới chính tương lai của các em cũng như với thị trường lao động.
  • Đang xác minh thông tin TQ đã khảo sát đo đạc tại Hoàng Sa (BaoMoi) - Tại cuộc họp báo thường kỳ tổ chức chiều qua (7.8) tại Hà Nội, trả lời câu hỏi về việc Trung Quốc (TQ) vẫn trì hoãn việc hợp tác cùng ASEAN để xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC), ông Lê Hải Bình, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao, cho biết VN chia sẻ quan điểm chung của ASEAN rằng cần sớm có COC mang tính tổng thể, ràng buộc nhằm bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở biển Đông dựa trên luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982.
  • Chuyên gia Carl Thayer: Việt Nam không hề thúc thủ trước Trung Quốc (BaoMoi) - BizLIVE - Theo chuyên gia Carl Thayer, rõ ràng là Việt Nam đã không khuất phục trước sức ép của Bắc Kinh. Trong bài viết trên báo mạng The Diplomat ngày 04/08/2014, mang tựa đề « Việt Nam, Trung Quốc và cuộc khủng hoảng giàn khoan : Ai chùn bước ? - Vietnam, China and the Oil Rig Crisis: Who Blinked ? », Giáo sư Carl Thayer đã kết luận như trên sau khi phân tích ý kiến trái ngược nhau của hai chuyên gia Mỹ Zachary Abuza và Alexander Vuving.
  • TQ cho rằng máy bay Nhật theo sát máy bay TQ trên biển Hoa Đông (RFA) - Các máy bay chiến đấu Nhật Bản đã bay theo sát các máy bay tuần tra của Trung Quốc trên khu vực quần đảo Senkaku đang tranh chấp giữa hai nước ở biển Hoa Đông vào hôm thứ tư tuần này. Bộ quốc phòng Trung Quốc loan tin này hôm qua.
  • Tập Cận Bình diệt tham nhũng để cải cách (RFA) - Hôm 29/7, Chính quyền Bắc Kinh chính thức thông báo việc điều tra một cựu ủy viên của Thường vụ Bộ Chính Trị là Chu Vĩnh Khang về tội tham nhũng. Quyết định hy hữu này trong một chiến dịch kéo dài từ cả năm nay có thể cho thấy những khó khăn của lãnh đạo TQ trong việc cải cách kinh tế.
  • ASEAN bàn cơ chế giám sát an ninh biển (BaoMoi) - Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN (AMM) lần thứ 47 khai mạc hôm nay 8.8 tại Myanmar và các hội nghị liên quan sẽ bàn những biện pháp giám sát việc thực thi những nguyên tắc bảo đảm an ninh biển, theo thống nhất từ các quan chức cấp cao ASEAN và các đối tác trong các cuộc họp trù bị (SOM) từ ngày 5 - 7.8 tại thủ đô Naypyitaw.
  • Việt Nam sẽ đóng góp thiết thực vào việc tăng cường vai trò của ARF (BaoMoi) - QĐND - Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 7-8, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Trung tâm an toàn hàng hải “Nam Hải” của Trung Quốc cho biết, đã hoàn thành việc khảo sát và đo đạc thực địa tại 5 đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhằm phục vụ cho công tác lựa chọn điểm xây dựng các ngọn hải đăng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết, các cơ quan chức năng của Việt Nam đang tích cực xác minh thông tin này. “Tuy nhiên, như chúng tôi đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chính vì vậy, mọi hoạt động của Trung Quốc ở hai quần đảo này là bất hợp pháp và vô giá trị”-ông Bình nhấn mạnh.
  • SOM ASEAN hoàn tất văn kiện trình Hội nghị AMM-47 (BaoMoi) - (VTV Online) - Hội nghị của quan chức cao cấp ASEAN nhằm chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 47 (AMM 47) và các Hội nghị liên quan đã kết thúc hôm nay (7/8) tại Nay Pi Taw sau 2 ngày thảo luận tích cực và thực chất.
  • Đề xuất thiết lập đường dây nóng về an toàn hàng hải Biển Đông (BaoMoi) - QĐND Online - Nhằm bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải ở Biển Đông, ASEAN và Trung Quốc, trong khi vừa thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử ở Biển Đông (DOC), vừa tiến tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), cần có các biện pháp trung gian có thể thực hiện được ngay như thiết lập đường dây nóng để cảnh báo về các sự cố, các rủi ro có thể nảy sinh. Đây là một trong những vấn đề mà các quan chức cao cấp (SOM) ASEAN đã bàn và kiến nghị lên các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và các đối tác.
  • Mọi hoạt động của Trung Quốc ở Hoàng Sa, Trường Sa là vô giá trị! (BaoMoi) - (Petrotimes) – Mặc dù Trung Quốc đã dịch chuyển giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển Việt Nam được hơn nửa tháng, nhưng vấn đề Biển Đông cùng các hoạt động trái phép của Trung Quốc tại khu vực này vẫn là đề tài được đông đảo báo giới quan tâm và đặt câu hỏi với Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình trong cuộc họp báo chiều nay (7/8).
  • SOM ASEAN: Hoàn tất nội dung trình Hội nghị cấp Bộ trưởng (BaoMoi) - Từ ngày 5-7/8/2014, tại Nay Pyi Taw, Myanmar, đã diễn ra các Cuộc họp Quan chức cao cấp (SOM) nhằm chuẩn bị cho các Hội nghị cấp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và giữa ASEAN với các Đối tác. Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh đã tham dự các Cuộc họp.
  • Con số ấn tượng hôm nay: 2, 3, 298, 932... (BaoMoi) - (MegaFun) - 2 cựu lãnh đạo Khmer Đỏ cũng đã lãnh án chung thân sau 3 năm xét xử; 3 tàu Trung Quốc đi vào vùng biển Hoa Đông đang tranh chấp với Nhật.... là những điều các con số muốn truyền tải tới chúng ta hôm nay.
  • Cuộc thi Marathon Quốc tế Đà Nẵng 2014 (BaoMoi) - Marathon Quốc tế Đà Nẵng 2014 sẽ diễn ra vào ngày 31/8 tại công viên Biển Đông, TP Đà Nẵng, hứa hẹn thu hút hơn 4.000 vận động viên tham gia.
  • Chiến đấu cơ Nhật áp sát máy bay Trung Quốc (BaoMoi) - Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm nay (7/8) đã lên tiếng cáo buộc các chiến đấu cơ của Nhật Bản áp sát máy bay tuần tra của họ ở khu vực không phận trên vùng lãnh hải tranh chấp. Đây là diễn biến mới nhất trong cuộc đối đầu quyết liệt giữa hai cường quốc hàng đầu Châu Á vì tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét