Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014

Tại sao trang boxun China biết trước tin tuyệt mật về “đặc phái viên VN đến Bắc Kinh”?

  • Liên minh với ai để chống xâm lược? (RFA) - Vào lúc này đây, khi dư luận quốc tế đã mạnh lên như thế và thuận lợi cho Việt Nam như thế thì Việt Nam phải tranh thủ thuận lợi đó để mà cô lập kẻ hiếu chiến. Cho nên quan điểm cho rằng Việt Nam không liên minh để làm hại, chống lại một nước thứ ba đó là một quan điểm lỗi thời rồi.
  • Đảng CS cử đặc phái viên sang TQ (BBC) - Thường trực Ban Bí thư Đảng CSVN Lê Hồng Anh được tổng bí thư cử sang Trung Quốc để bàn biện pháp 'làm dịu tình hình'.
  • Ủy viên Bộ chính trị đảng CSVN sang thăm Trung Quốc (RFA) - Ngày mai, Ông Lê Hồng Anh, ủy viên Bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam sẽ thăm và làm việc ở Trung Quốc theo lời mời của Trung ương đảng cộng sản Trung Quốc. Chuyến đi dự định kéo dài hai ngày.
  • Nỗi buồn mùa thu (RFA) - "Đất nước của con người tự do như thế, sẽ là bất khả xâm phạm đối với bất kỳ kẻ thù nào. Đất nước của con người tự do như thế, sẽ có chỗ đứng xứng đáng trong hàng ngũ văn minh nhân loại."
  • Tập đoàn Cao su Việt Nam chấp nhận tiếp xúc với dân mất đất (RFI) - Global Witness cách đây vài ngày đã ra thông cáo hoan nghênh việc Tập đoàn Cao su Việt Nam (VRG) chấp nhận cho các cộng đồng ở Lào và Cam Bốt bị ảnh hưởng bởi việc trồng cao su có thể khiếu nại trực tiếp– một yêu cầu lâu nay của tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Anh. Hôm nay 25/08/2014 VRG xác nhận tin trên, nhưng nhấn mạnh, điều này không có nghĩa những cáo buộc trước đó của Global Witness là đúng.
  • Vụ MH 370 mất tích và cuộc tấn công tin học bí hiểm từ Trung Quốc (RFI) - Tại Malaysia, các cơ quan chức năng vừa tiết lộ là hàng nghìn tài liệu liên quan đến cuộc điều tra chiếc máy bay mang số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia Airline mất tích, có thể đã bị tin tặc Trung Quốc đánh cắp. Vụ tấn công tin học này khiến cho vụ mất tích máy bay càng trở nên bí hiểm.
  • Việt Nam và Châu Âu muốn sớm ký hiệp định tự do mậu dịch (RFI) - Thủ tướng Việt Nam hôm nay 25/08/2014 loan báo, Việt Nam và Liên hiệp châuÂu hy vọng sẽ thỏa thuận xong hiệp định tự do mậu dịch trong tháng 10 tới.  Theo báo chí trong nước, sau khi ký hiệp định thương mại song phương,ít nhất 90% hàng Việt Nam xuất sang châuÂu sẽ được miễn thuế.
  • Xử phạt các cầu thủ bán độ CLB Ninh Bình là cần thiết (RFI) - Hôm nay, 25/8/2014, Toàán Nhân dân tỉnh Ninh Bình mở phiên xử sơ thẩm 9 cầu thủ của câu lạc bộ bóng đá Ninh Bình tham gia vào vụ giàn xếp tỷ số bán độ tại AFC Cúp ( Cúp C1 của bóng đá châuÁ) với tội danh« đánh bạc» và« tổ chức đánh bạc». Sau phiên xử kéo dài khoảng 3 giờ, toà đã tuyên 2án tù giam 30 tháng đối với bị cáo Trần Mạnh Dũng và Đào Đức Lợi. Các bị cáo còn lại nhận mứcán 24 đến 27 tháng tù, cho hưởngán treo.
  • Xét xử các cầu thủ bóng đá Ninh Bình bán độ (RFA) - Tháng ba vừa rồi, đội Vissai Ninh Bình đá với đội Kelatan của Malaysia trong khuôn khổ Giải Liên đoàn Bóng đá Châu Á. Một số cầu thủ đội Ninh Bình đã đặt tiền cá độ với một người ở Hải phòng đứng ra tổ chức. Số tiền cá độ lên đến hàng tỉ đồng tiền Việt Nam.
  • Nga thông báo sẽ cử đoàn cứu trợ thứ 2 tới Ukraina (RFI) - Vài ngày sau khi đơn phương đưa đoàn xe chở đồ cứu trợ nhân đạo gây nhiều tranh cãi vào đất Ukraina, hôm nay 25/8/2014, Nga Matxcơva cho biết sẽ đưa đoàn xe thứ 2 để cứu trợ dân miền đông Ukraina và Kiev đã được thông báo về việc này.
  • Vua Thái công nhận Tướng Prayuth (BBC) - Viên tướng Thái Lan lãnh đạo cuộc đảo chính tháng Năm, Prayuth Chan-ocha, chính thức được nhà vua phê chuẩn làm thủ tướng.
  • Pháp thay đổi nội các (BBC) - Chính trị Pháp rơi vào khủng hoảng sau khi Tổng thống Francois Hollande yêu cầu thủ tướng thành lập chính phủ mới.
  • Macao : 5 người bị bắt vì trưng cầu dân ý đòi dân chủ (RFI) - Tại Macao cuộc trưng cầu dâný về bầu cử phổ thông đầu phiếu đã bị cảnh sát cản trở. Hôm nay, 25/8/2014, các nhà tổ chức cuộc trưng cầu dâný cho biết có 5 người bị bắt giữ vì đã tham gia chuẩn bị cho cuộc bỏ phiếu.
  • Trung Quốc : Tập Cận Bình mượn oai Đặng Tiểu Bình (RFI) - Các báo ngày thứ Hai, 25/08/2014, đều mở đầu bản tin với khủng hoảng chính trị tại Pháp, kế đến là hồ sơ lớn Ukraina nhưng qua những sự kiện khác nhau. Tuy nhiên đáng chúý là bài liên quan đến Trung Quốc trên Le Monde, tựa đề :« Chính quyền và các nhà dân chủ đều tranh giành di sản của Đặng Tiểu Bình.»
  • Biển Đông : Báo chí Trung Quốc lên án các phi vụ trinh sát của Mỹ (RFI) - Hôm nay 25/08/2014, báo chí nhà nước Trung Quốc cảnh báo Hoa Kỳ là Bắc Kinh có thể coi các chuyến bay trinh sát của Mỹ là« hành động thù địch», sau khi Washington cáo buộc một chiến đấu cơ Trung Quốc đã chặn một máy bay quân sự Mỹ một cách nguy hiểm vào tuần rồi.
  • Pháp : Thủ tướng Manuel Valls được chỉ định lập nội các mới (RFI) - Sau những chỉ trích mạnh mẽ của một số Bộ trưởng về chính sách kinh tế của chính phủ, hôm nay, 25/08/2014, Thủ tướng Pháp Manuel Valls đã đệ đơn xin giải thể nội các. Ngay sau đó, Tổng thống Pháp đề nghị Thủ tướng Valls đứng ra lập chính phủ mới.
  • Một thầy cúng Hồi Giáo bị giết ở Tân Cương (RFA) - Tờ Tân Cương nhật báo của chính phủ Trung Quốc đưa tin một thiếu niên 18 tuổi tên là Aini Aishan đã sử dụng các phương tiện mạng xã hội để tổ chức một cuộc tấn công giết chết một thầy tế lễ Hồi giáo tại một thị trấn ở Tân Cương vào ngày 30/7 vừa rồi.
  • Thế giới sắp có vaccine phòng chống sốt xuất huyết (RFA) - Hãng dược phẩm Sanofi Pasteur của Pháp mới đây cho biết hãng này đã thành công trong việc thử nghiệm một loại vaccine phòng chống bệnh sốt xuất huyết, căn bệnh đang ảnh hưởng đến khoảng 390 triệu người trên thế giới mỗi năm. Vaccine mới có hiệu quả thế nào và bao giờ loại vaccine này có thể được phổ biến rộng rãi?
  • Macao: 5 người tranh đấu cho nhân quyền bị bắt (RFA) - Hôm qua tại Macao, cảnh sát đặc khu đã bắt giữ 5 người, cáo buộc họ tội có liên hệ với một liên minh vận động chính trị muốn thúc đẩy cư dân địa phương đòi hỏi phải được quyền bầu cử và ứng cử trực tiếp.
  • Truyền thông Trung Quốc đồng loạt chỉ trích Hoa Kỳ (RFA) - Trong các số báo và những bản tin phổ biến ngày hôm nay, truyền thông Trung Quốc đồng loạt lên tiếng chỉ trích Hoa Kỳ, cho rằng máy bay thám thính của Mỹ đã có hành động gây hấn khi cố ý bay thật sát chiến đấu cơ của Hoa Lục.
  • Tổng thống Pháp giải tán chính phủ (VOA) - Tổng thống Pháp Francois Hollande hôm nay giải tán chính phủ, và chỉ thị cho Thủ tướng Manuel Valls tới ngày mai phải thành lập một tân chính phủ

Tại sao trang boxun China biết trước tin tuyệt mật về “đặc phái viên VN đến Bắc Kinh”?

(VNTB) - Vào khoảng trung tuần tháng 8/2014, boxun China - một trang tin điện tử đã mau mắn đưa tin tuyệt mật về sự kiện sẽ có một “đặc phái viên tổng bí thư đảng CSVN đến Bắc Kinh”. Theo boxun China, chuyến đi này được giữ bí mật tuyệt đối.
Mười ngày sau, hôm 25-8, Bộ Ngoại giao VN chính thức thông báo ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm Trung Quốc từ ngày 26-8 đến ngày 27-8 nhằm “trao đổi với lãnh đạo Trung Quốc về các biện pháp làm dịu tình hình, không để tái diễn các vụ việc căng thẳng như vừa qua”. Chuyến thăm này diễn ra theo lời mời của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Trong bản tin mới nhất cùng ngày, đài BBC Việt ngữ thông tin: một số nhà phân tích cho rằng chuyến đi của Đặc phái viên Lê Hồng Anh có thể là quyết định của một bộ phận ban lãnh đạo Việt Nam, những người vẫn tin rằng cần giữ hòa hiếu với Trung Quốc cho dù nước này ngày càng có nhiều hoạt động độc đoán trên Biển Đông.
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, người từng làm đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, được hãng AP dẫn lời nói ông cho rằng ''Trung Quốc sẽ không bao giờ nhượng bộ. Họ chỉ tạm thời rút giàn khoan đi mà thôi. Họ sẽ không bao giờ từ bỏ tham vọng độc chiếm Biển Đông."
Tiến sỹ Nguyễn Quang A, một nhà quan sát khác, thì được dẫn lời nói ông hoan nghênh chuyến đi nhưng lo rằng Bắc Kinh sẽ thuyết phục Hà Nội từ bỏ kế hoạch xem xét kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế như từng đe dọa.
Theo ghi nhận của VNTB, ông Lê Hồng Anh là nhân vật thứ hai trong Bộ chính trị đảng Cộng sản VN xuất ngoại công du trong vòng một tháng qua. Nhân vật thứ nhất là Ủy viên bộ chính trị kiêm Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị - người đã có chuyến công du ra mắt giới chính khách Hoa Kỳ vào cuối tháng 7/2014. Tuy nhiên rất khác với trường hợp ông Lê Hồng Anh, chuyến đi của ông Nghị đã không hề được công khai trước.
Câu hỏi còn lại là tại sao trang boxun China lại biết trước tin tức tuyệt mật về “đặc phái viên VN đến Bắc Kinh”, mà cho tới nay nhân vật đặc phái viên đó được xác nhận chính là ông Lê Hồng Anh; và một tin tức thuộc độ tuyệt mật như thế được rò rỉ rất sớm nhằm những ẩn ý, hoặc hơn nữa là mục tiêu chính trị nào?
Phạm Chí Dũng

Nguyễn Trần Sâm: Thoát Trung – có lẽ chẳng nên bàn nhiều

Đăng bởi Kent Pham vào Thứ Hai, ngày 25 tháng 8 năm 2014

Đúng 1 năm nữa là tròn ¼ thế kỷ kể từ cuộc gặp Thành Đô. Từ ngày đó, dân ta lúc nào cũng “được” nghe nói về tình hữu nghị Việt-Trung như một thứ tài sản vô giá của DÂN TỘC TA, một thứ bảo vật mà bên kia ban tặng. Từ ngày đó, bắt đầu một cuộc xâm nhập từ phương Bắc trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa,… Cuộc xâm nhập đó đã là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tàn phá đất nước ta, đầu độc bầu không khí trong cuộc sống tinh thần của dân ta.
Nhiều tầng lớp dân chúng thấy bức bối nhưng không có cách nào để ngăn chặn sự xâm nhập độc hại từ nước láng giềng phương Bắc. Những cuộc biểu tình phản đối sự ngang ngược của Tàu Cộng luôn bị dập tắt, nhiều khi trước cả lúc định hình. Trong lòng người dân chỉ có một điều mong mỏi lớn nhất là thoát khỏi sự lệ thuộc vào Tàu Cộng, và nếu giữ quan hệ thì đó phải là mối quan hệ thực sự bình đẳng, thực sự tôn trọng lẫn nhau, trong đó có tôn trọng chủ quyền lãnh thổ.
24 năm qua, lòng dân không lúc nào yên! Và đến tháng 5 vừa qua, khi thái độ lưu manh và lòng tham của tập đoàn Đại Hán ở Bắc Kinh đã lộ ra ở mức không thể chịu nổi qua vụ giàn khoan, khi trên thượng cấp cũng có nhân vật đã lên tiếng với thái độ gay gắt, nhiều người đã nói đến những từ “thoát Hán”, “thoát Trung”, có người lại còn nói “thoát China”! Nội dung của “thoát Trung” không được xác định chính xác, nhưng cũng có thể hình dung được những người nêu ra từ đó muốn nói gì. Theo chúng tôi, những người đầu tiên nêu ra từ đó chủ yếu muôn nhấn mạnh vào khía cạnh chính trị - ngoại giao: tuyên bố xóa bỏ những điều khoản ràng buộc VN với TQ qua những thỏa thuận ngầm, bắt đầu từ thỏa ước Thành Đô, xác định lại mối quan hệ giữa hai nước, đấu tranh để biến mối quan hệ này trở nên ngày một cân bằng hơn, trên cơ sở đó loại bỏ dần những độc hại do mối quan hệ bất bình đẳng áp đặt cho phía VN, kể từ quân sự đến kinh tế, văn hóa. Để làm được công việc vô cùng khó khăn đó, VN phải tìm kiếm được mối quan hệ chặt chẽ và thực chất với các đối tác khác, đủ mạnh và trung thực hơn.
Tuy nhiên, những người quen “nghiên cứu khoa học” đã đặt vấn đề “lồng nội dung khoa học” vào khái niệm “thoát Trung”. Họ bắt đầu nêu ra các câu hỏi như: “Thoát Trung là thoát cái gì?”, “Có thoát Trung về văn hóa không?”,… Có người còn bàn cụ thể thoát về văn hóa thì có phải bỏ tất cả những gì liên quan đến các dân tộc ở TQ không. Và đã có vài cuộc hội thảo về đề tài này.
Theo thiển ý chúng tôi thì những cuộc hội thảo như vậy đã nêu ra được khá nhiều ý kiến tâm huyết và dũng cảm, nói lên nguyện vọng của nhiều tầng lớp quần chúng về các vấn đề liên quan đến vận mệnh dân tộc, góp phần thức tỉnh một số nhóm người trong xã hội. Với suy nghĩ đó, chúng tôi, những người chưa tham gia những hội thảo như vậy, xin chân thành cảm ơn những người tổ chức và phát biểu ý kiến trong hội thảo.
Mặc dù vậy, phải nói rằng nếu những nội dung trong hội thảo được nêu ra không phải với chủ đề định hướng là “thoát Trung” thì có lẽ sẽ hay hơn?
Trong những nhà hoạt động dân chủ có uy tín cao, cũng có người không thật tâm đắc với hai chữ “thoát Trung”. TS Nguyễn Thanh Giang, nhà dân chủ kỳ cựu, nêu câu hỏi: “Có nên đặt vấn đề thoát Trung?”, và ông nói: “Tôi không muốn nghe hai chữ “thoát Trung…” Xin đừng nghĩ rằng ông muốn giữ nguyên tình trạng lệ thuộc Tàu hiện nay. Điều đó ở con người ông là không thể có.
Còn chúng tôi thì nghĩ có thể nói đến “thoát Trung” hay “thoát Hán”, nhưng chẳng nên bàn quá nhiều và quá kỹ về nội dung cụ thể của nó, vì những lý do sau đây.
Một: Đây không phải là thuật ngữ khoa học. Nó chỉ là một cách nói hình ảnh, ít nhiều mang tính văn học, để nói lên nguyện vọng thoát ra khỏi tình trạng lệ thuộc hiện tại làm nhức nhối tâm can người dân Việt. Vì vậy, việc bàn về nội dung khoa học của một thuật ngữ phi khoa học, một cách nói dân dã, là vô nghĩa và phí thời gian. (Đương nhiên, cũng có thể chính thức biến nó thành thuật ngữ khoa học, với điều kiện nó phải được định nghĩa trong một công trình nghiên cứu, ban đầu là của một cá nhân hoặc một nhóm người, sau đó được thừa nhận ngày càng rộng rãi.)
Hai: Việc “thoát Trung” là cả một quá trình lâu dài, hàng năm hoặc nhiều năm, và phải có những lực lượng đủ mạnh chi phối được xã hội (ví dụ nhà nước) chủ trì. Trong quá trình đó mới có thể thỉnh thoảng tổ chức bàn đến những vấn đề mới nảy sinh hoặc vừa được phát hiện. Một số người có thể cho rằng “lý luận” phải đi trước hành động, nhưng chúng tôi thì tin rằng hầu hết những điều bàn đến hôm nay sẽ bị lãng quên bởi chính những người bàn, hoặc ngay bây giờ ai nêu ý kiến nào thỉ chỉ người đó tâm đắc với ý kiến đó mà thôi. Những người khác chỉ cổ vũ nhưng không thực sự suy nghĩ nghiêm túc về ý kiến đó, càng không nghĩ đến việc hiện thực hóa nó (và cũng không thể nào hiện thực hóa được, bởi không có lực lượng).
Ba: Việc bàn quá nhiều về “nội dung khoa học” của “thoát Trung” sẽ làm sao nhãng sự quan tâm đến những việc cụ thể khác, hiện còn cần được quan tâm hơn.
Kẻ viết bài này có rất ít hiểu biết về phong trào “thoát Á” ở Nhật Bản cuối thế kỷ XIX, nhưng thiển nghĩ rằng sau khi nhà tư tưởng Fukuzawa Yukichi công bố bài viết “Thoát Á Luận”, người ta đã lĩnh hội cái tinh thần ông nêu ra để triển khai những công việc cụ thể, nhằm đưa nước Nhật bắt kịp với văn minh tây phương, chứ không tổ chức bàn quá nhiều về vấn đề “Thoát Á là thoát cái gì?”
Liệu có ai định làm luận án TS hay TSKH về “nội hàm” của khái niệm “thoát Trung”?
Nguyễn Trần Sâm
(Quê Choa)

Đảng CS cử đặc phái viên sang TQ

Ông Lê Hồng Anh (thứ 2 từ phải sang) gặp ông Tập Cận Bình (thứ 2 từ trái sang) hồi năm 2011
Ông Lê Hồng Anh sang Trung Quốc với tư cách đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Thường trực Ban Bí thư Đảng CSVN Lê Hồng Anh được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cử sang Trung Quốc để bàn biện pháp 'làm dịu tình hình'.

Bộ Ngoại giao Việt Nam ra thông cáo nói ông Lê Hồng Anh sẽ thăm Trung Quốc trong hai ngày 26/8-27/8 với danh nghĩa là Đặc phái viên của Tổng Bí thư.
 
Mục đích chuyến đi được nói là "nhằm trao đổi với Lãnh đạo Trung Quốc về các biện pháp làm dịu tình hình, không để tái diễn các vụ việc căng thẳng như vừa qua, đồng thời thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển lành mạnh, ổn định lâu dài, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai nước Việt Nam – Trung Quốc”.

Rõ ràng mục tiêu đầu tiên trong chuyến đi của ông Lê Hồng Anh, người cũng được cho là nhân vật số 5 trong Bộ Chính trị, là để xoa dịu tình hình vừa gặp khá nhiều căng thẳng giữa hai bên.

Được biết chuyến thăm lần này được thực hiện theo lời mời của Trung ương Đảng CS Trung Quốc.
 
Xử lý ảnh hưởng
    "Phía Việt Nam lấy làm tiếc về vụ việc xảy ra đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp và công nhân Trung Quốc trong tháng Năm vừa qua, đồng thời lấy làm buồn về việc một số công nhân Trung Quốc bị thiệt mạng, bị thương trong vụ việc này."

Phát ngôn viên Việt Nam Lê Hải Bình

Trong một thông cáo giải thích về chuyến đi của Đặc phái viên của Tổng Bí thư, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói: "Phía Việt Nam lấy làm tiếc về vụ việc xảy ra đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp và công nhân Trung Quốc trong tháng Năm vừa qua, đồng thời lấy làm buồn về việc một số công nhân Trung Quốc bị thiệt mạng, bị thương trong vụ việc này".

Việt Nam cũng gọi các vụ biểu tình hồi tháng Năm là "gây rối, mất trật tự tại một số địa phương".

Bộ Ngoại giao hứa rằng Việt Nam "sẽ có hình thức hỗ trợ nhân đạo đối với công nhân Trung Quốc bị nạn".

"Hội hữu nghị Việt–Trung sẽ cử đoàn sang Trung Quốc thăm hỏi một số gia đình đại diện cho những người bị nạn."

Thông cáo của Bộ Ngoại giao cho hay phía Việt Nam "đã và sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách, biện pháp hỗ trợ mà Chính phủ đã công bố đối với các doanh nghiệp để doanh nghiệp khắc phục khó khăn, giảm bớt thiệt hại và triển khai hoạt động bình thường".

"Việt Nam đã và đang tiếp tục điều tra vụ việc một cách nghiêm túc và xử lý nghiêm những người gây rối vi phạm pháp luật; đồng thời áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo an ninh, an toàn cho công nhân, doanh nghiệp Trung Quốc và các nước tại Việt Nam."

Văn bản nói trên gây ra suy đoán là thời gian gần đây đã có áp lực nào đó lên phía Việt Nam đòi "xử lý bất đồng", vì các vụ biểu tình căng thẳng nói trên xảy ra cách đây đã hơn ba tháng.
Biểu tình chống Trung Quốc đã diễn ra tại nhiều nơi trong nước
Giới quan sát nói gì?

Trong làn sóng biểu tình chống Trung Quốc hồi tháng Năm, sau khi Bắc Kinh đưa giàn khoan 981 vào vùng kinh tế đặc quyền của Việt Nam, hàng chục cơ sở của các công ty Trung Quốc tại miền Trung và miền Nam đã bị tấn công. Ít nhất bốn người bị cho là thiệt mạng và hàng nghìn người Trung Quốc đã được rút đi khỏi Việt Nam.

Bắc Kinh đã rút giàn khoan 981 giữa tháng Bảy, trước kễ hoạch một tháng.

Sau khi có thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm thứ Hai 25/8, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng nhanh chóng ra thông cáo hoan nghênh quyết định bồi thường cho công nhân Trung Quốc của phía Việt Nam.
    "Trung Quốc ghi nhận công tác và thái độ của phía Việt Nam, hy vọng rằng phía Việt Nam sẽ thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp phù hợp."

Phát ngôn viên Trung Quốc Hồng Lỗi

Người phát ngôn Hồng Lỗi cho hay Việt Nam lấy làm tiếc về những gì đã xảy ra và hứa hỗ trợ nhân đạo cho người bị ảnh hưởng.

Ông Hồng nói: "Trung Quốc ghi nhận công tác và thái độ của phía Việt Nam, hy vọng rằng phía Việt Nam sẽ thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp phù hợp".

Một số nhà phân tích thì cho rằng chuyến đi của Đặc phái viên Lê Hồng Anh có thể là quyết định của một bộ phận ban lãnh đạo Việt Nam, những người vẫn tin rằng cần giữ hòa hiếu với Trung Quốc cho dù nước này ngày càng có nhiều hoạt động độc đoán trên Biển Đông.

Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, người từng làm đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, được hãng AP dẫn lời nói ông cho rằng chuyến thăm sẽ không mang lại kết quả gì.

''Trung Quốc sẽ không bao giờ nhượng bộ. Họ chỉ tạm thời rút giàn khoan đi mà thôi. Họ sẽ không bao giờ từ bỏ tham vọng độc chiếm Biển Đông."

Tiến sỹ Nguyễn Quang A, một nhà quan sát khác, thì được dẫn lời nói ông hoan nghênh chuyến đi nhưng lo rằng Bắc Kinh sẽ thuyết phục Hà Nội từ bỏ kế hoạch xem xét kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế như từng đe dọa.
(BBC)

Bắc Kinh hoan nghênh Hà Nội bồi thường thiệt hại do bạo động chống Trung Quốc

Biểu tình chống bạo động do các nhóm xã hội đen tổ chức, bên lề các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây nhiều thiệt hại. Trong ảnh, một cuộc biểu tình tại khu Bình Dương, 14/05/2014.
Biểu tình chống bạo động do các nhóm xã hội đen tổ chức, bên lề các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây nhiều thiệt hại. Trong ảnh, một cuộc biểu tình tại khu Bình Dương, 14/05/2014.
Reuters
Hãng tin Reuters cho biết, Bắc Kinh hôm nay 25/08/2014 lên tiếng hoan nghênh chính phủ Việt Nam đã quyết định bồi thường cho các nạn nhân của các vụ bạo động chống Trung Quốc hồi tháng Năm.
Hàng ngàn người đã tấn công vào các công ty mà họ cho là của Trung Quốc sau khi Bắc Kinh ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 vào vùng biển Hoàng Sa thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Biển Đông. Có bốn người chết, và Bắc Kinh đã cho rút 4.000 công nhân Trung Quốc về nước.
Trong một thông cáo trên mạng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết , chính quyền Việt Nam đã tỏ ý « lấy làm tiếc » về các vụ bạo động này, và các nạn nhân sẽ nhận được « một khoản hỗ trợ nhân đạo ».
Hồng Lỗi nói rằng: « Trung Quốc khen ngợi cách làm và thái độ của phía Việt Nam, và hy vọng rằng Việt Nam sẽ áp dụng chu đáo các biện pháp thích đáng ». Ông ta nói thêm, một phái đoàn sẽ được gởi đến tại chỗ để bày tỏ phân ưu của Bắc Kinh đối với gia đình các nạn nhân.
Tuyên bố này được đưa ra vào thời điểm ủy viên Bộ Chính trị Lê Hồng Anh, Thường trực Ban bí thư và là đặc phái viên của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ sang thăm Trung Quốc trong hai ngày 26 và 27/8. Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, mục đích của chuyến đi là nhằm « trao đổi về các biện pháp làm dịu tình hình, không để tái diễn các vụ việc căng thẳng như vừa qua ».
Phát ngôn viên Việt Nam Lê Hải Bình cho biết : « Hội hữu nghị Việt – Trung sẽ cử đoàn sang Trung Quốc thăm hỏi một số gia đình đại diện cho những người bị nạn (…) tiếp tục các chính sách hỗ trợ đã công bố đối với các doanh nghiệp thiệt hại. Việt Nam đã và đang tiếp tục điều tra nghiêm túc và xử lý nghiêm những người gây rối vi phạm pháp luật ».
Dư luận khi nêu lên những nghi vấn trước sự xuất hiện của những người lạ mặt không phải là công nhân cầm đầu và kích động các cuộc bạo động tại Bình Dương và Hà Tĩnh, đã cho rằng có bàn tay đạo diễn phía sau để bôi xấu Việt Nam, và tình hình này chỉ có lợi cho Trung Quốc. Hãng tin Reuters nhắc lại, Trung Quốc yêu sách gần như toàn bộ Biển Đông, bác bỏ mọi khẳng định chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Thụy My
 (RFI)

Vụ bắt Minh Sâm: Tướng cướp được vinh danh “nhân tố mới thời đại”

Trước khi bị cơ quan công an bắt giữ vì có liên quan đến hoạt động của băng nhóm xã hội đen, Nguyễn Thành Hưng được báo chí ca ngợi là “Hoa giang hồ” và được Ban Tuyên giáo trung ương trao tặng danh hiệu “Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh” .

Cuốn tiểu thuyết “Hoa giang hồ” đi sâu vào phân tích tâm lý, kết hợp với những tình tiết li kỳ về quãng đời tung hoành của Hưng “sóc”. Tên cuốn sách có hàm ý một kẻ giang hồ nay đã là một bông hoa đang tỏa hương thơm, một “người sa ngã có ý thức vì người khác”.  

Tháng 11/2003, Báo điện tử Bắc Ninh có đăng tải bài viết “Nguyễn Thành Hưng - Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh” đề cập đến quãng đời lầm đường lạc lối hơn 20 năm trong tù, và sau đó ông Nguyễn Thành Hưng được chính người dân trong thôn tín nhiệm bầu làm Trưởng thôn. Liên tục gần 10 năm, ông đã đóng góp nhiều công sức, xây dựng quê hương.

Với quá khứ làm tướng cướp khét tiếng với số lần tù tội nhiều như đi chợ, thế nhưng cuộc đời “tưởng như bỏ đi” của Nguyễn Thành Hưng có sự hoàn lương kỳ lạ. Khi nhận được sự cảm thông và giúp đỡ của mọi người, Nguyễn Thành Hưng chú tâm làm ăn và với sự thông minh vốn có, ông nhanh chóng có của ăn của để. Ông quay lại giúp đỡ làng xóm, láng giềng; giúp đỡ anh em một thời lầm lỡ để trở về cuộc sống lương thiện.
Hình ảnh Tướng cướp bị công an vây bắt từng được vinh danh “nhân tố mới thời đại” số 1
Nguyễn Thành Hưng bên Bằng khen "Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh” của Ban Tuyên giáo trung ương (Ảnh: Báo Bắc Ninh)


Tác giả nhấn mạnh, Nguyễn Thành Hưng đã quyết tâm phục thiện để làm lại cuộc đời. Và từ ngày được bà con tín nhiệm bầu làm trưởng thôn, “ông đã vượt qua mọi rào cản và hoàn thành tốt mọi công việc được nhân dân giao phó. Ông ngày càng được bà con nhân dân trong thôn tin yêu, nể trọng”.

Khi được giao được giao trọng trách là trưởng ban kiến thiết xây dựng chùa Hồng Ân, “trưởng thôn” Nguyễn Thành Hưng đã đứng ra thuê thợ mộc, thợ nề từ nhiều vùng quê về làm, riêng phần thiết kế ông tự đảm nhận. Suốt gần hai năm trời, hầu như ngày nào ông cũng ăn ngủ ngoài công trình cùng thợ. Người ông gầy rộc đi. Và khi chùa hoàn thành, mọi người đều ghi nhận tấm lòng của ông, tỏ lòng nể phục người trưởng thôn giàu tâm huyết.

Từ khi cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” phát động, Trưởng thôn Nguyễn Thành Hưng xem đó như kim chỉ nam để nghĩ và làm nhiều việc có ích cho người dân. Ông Hưng khiêm tốn: “Tôi cũng chẳng được học hành nhiều để hiểu hết những lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh, nhưng tôi luôn khắc sâu lời dạy của Bác về trách nhiệm của người cán bộ. Điều tôi tâm đắc nhất trong tư tưởng của Người chính là “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.

Và “Không chỉ gương mẫu, đi đầu trong các phong trào, trưởng thôn Nguyễn Thành Hưng còn biết phát huy được sức mạnh tập thể, nhờ vậy, một loạt công trình như: Hệ thống đường giao thông nông thôn, chợ, nhà văn hóa, sân vận động, cải tạo nghĩa trang, xây dựng khu lưu niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ… được thi công nhanh chóng theo đúng phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Những công trình này vừa tạo diện mạo cho quê hương, vừa thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển rõ rệt.”.

Những đóng góp của ông Hưng đã được UBND thị xã Từ Sơn và các cấp, ngành ghi nhận, khen thưởng. Năm 2013, Ban Tuyên giáo trung ương đã vinh danh ông Nguyễn Thành Hưng là “Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh” vì những công lao, đóng góp của ông đối với quê hương.
Đêm 13/8 vừa qua, tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, ông Nguyễn Thành Hưng, 61 tuổi, bị lực lượng cảnh sát Bộ Công an bắt khẩn cấp cùng 9 người khác.

Ông Hưng là Giám đốc Công ty TNHH Thành Hưng, Bắc Ninh có trụ sở tại xã Phù Khê, thị xã Từ Sơn, đồng thời là trưởng thôn Phù Khê Thượng, xã Phù Khê.

Vị trưởng thôn này khét tiếng không chỉ vì cưỡi xe Bentley mà còn có quá khứ lẫy lừng vào tù ra tội và không ít lần được xưng tụng như một tấm gương giang hồ rửa kiếm hoàn lương.
Vũ Đậu
( Người Đưa tin)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét