Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014

Giáo dục thời rúc rào (#1): Ông bộ trưởng và triết lý giáo dục

Đừng lấy dối trá làm lẽ sống

Aleksandr Solzhenitsyn * Thái Phục Nhĩ (Danlambao) dịch - Cái vòng trói buộc này đã đóng chặt rồi sao? Không còn lối thoát? Và chúng ta chỉ còn một đường duy nhất thôi, là khoanh tay đợi? Đợi cho tới khi có biến? Chừng nào mỗi ngày chúng ta đều thừa nhận, ca ngợi, và nuôi dưỡng - chứ không tự mình chém phăng đi một điều không ai không thấy, là sự dối trá - thì đừng mong có chuyện gì xảy ra...
*
Đã có thời thậm chí rỉ tai nhau chúng ta cũng không dám! Bây giờ thì chúng ta viết và đọc sách báo chui, và thỉnh thoảng có tới Khoa Học Viện hút thuốc gặp nhau thì cũng thành thật mà phàn nàn với nhau rằng: 
Chúng đang giở trò gì đây? Chúng còn xỏ mũi ta tới đâu nữa? Quê hương vừa nghèo vừa điêu tàn mà chúng cứ huyênh hoang khoe nhau những thành tựu trên vũ trụ. Chúng ôm mấy cái chế độ cai trị lạc hậu và dã man, rồi thổi cho lửa nội chiến bùng lên. Chúng rút ruột để nuôi Mao Trạch Đông một cách vô tội vạ - rồi tống cổ chúng ta ra chiến trường đánh nhau với hắn, mà chúng ta phải đi. Trốn sao cho thoát? Chúng thích đưa ai ra tòa thì đưa, chúng nhốt người tỉnh táo vào nhà thương điên – chúng nó luôn giở những trò đó, còn chúng ta thì bất lực. 
Mọi thứ sắp rớt xuống đáy cùng. Tinh thần chúng ta đã chết hết, còn thân xác chúng ta và cả con cái chúng ta nữa, cũng sắp bị ném vào lửa cháy rụi. Thế mà chúng ta vẫn bình chân như vại, cứ nhếch mép cười một cách tiểu nhân, và lưỡi không bị ngọng mà vẫn lúng búng trong miệng. Nhưng chúng ta biết làm gì mà ngăn nó cho được? Hay là chúng ta không đủ sức? 
Chúng ta bị tước đoạt nhân tính một cách tàn bạo tới mức chỉ vì miếng cơm manh áo qua ngày thôi mà chúng ta sẵn sàng vứt bỏ mọi nguyên tắc và linh hồn của mình, mọi nỗ lực của tiền nhân và mọi cơ hội của hậu thế - miễn sao đừng đụng tới sự tồn tại mong manh của mình là được. Chúng ta không có khí phách, không có tự trọng, không có nhiệt tình. Vũ khí hạch tâm, thế chiến thứ ba chúng ta không sợ. Chúng ta đã nấp kĩ trong hang rồi. Chúng ta chỉ sợ làm người công dân có dũng khí. Chúng ta sợ lạc đàn, sợ đi một mình không có cơm ăn, không có khí đốt, không có hộ khẩu thành phố. [i] 
Chúng ta bị nhồi sọ chính trị, bị người ta tiêm cho cái ý nghĩ phải an thân đã, rồi sau sẽ tốt đẹp hết. Chúng ta không thoát khỏi được hoàn cảnh và điều kiện xã hội của mình. Cuộc sống hàng ngày quyết định ý thức. Chúng ta thì có liên quan gì tới mấy việc đó? Và có thật là chúng ta không thay đổi được gì không? 
Được chứ, được tất cả là đàng khác. Nhưng chúng ta dối lòng mình để an thân. Đừng trách bọn chúng, có trách thì trách chúng ta đi. Có người vặn hỏi: thì ông muốn nghĩ gì mà chẳng được. Chúng đã dém miệng chúng ta. Có ai chịu nghe chúng ta, có ai thèm đoái hoài chúng ta. Làm sao mà bắt chúng nghe chúng ta nói được? Không thể nào thay đổi được não trạng của chúng. 
Tất nhiên là có thể đầu phiếu để loại bọn chúng, nhưng mà đất nước này làm gì có tuyển cử. Ở phương Tây người ta có bãi công và biểu tình phản đối, còn chúng ta thì bị đàn áp thẳng tay, có những cảnh mới nghĩ tới đã thấy rùng mình: ai dám thình lình bỏ việc mà xuống đường? Song le, những con đường chết chóc mà dân tộc Nga đã mò mẫm trong đau khổ suốt thế kỉ qua không phải dành cho chúng ta, mà quả thật chúng ta không cần đi lại những con đường như vậy. 
Bây giờ búa liềm đã làm xong việc, hạt giống gieo xuống đã nảy mầm, chúng ta có thể thấy là những kẻ còn trẻ tuổi mà cuồng vọng, cho là có thể dùng khủng bố, cách mạng đẫm máu và nội chiến để mang lại bình đẳng và hạnh phúc cho đất nước chúng ta, chính họ là những kẻ lạc lối. 
Thế đủ rồi, xin cảm ơn các vị giác ngộ cách mạng tiên phong! Bây giờ chúng ta mới biết phương pháp xú uế tất sinh kết quả xú uế. Hãy để cho tay của chúng tôi trong sạch. 
Cái vòng trói buộc này đã đóng chặt rồi sao? Không còn lối thoát? Và chúng ta chỉ còn một đường duy nhất thôi, là khoanh tay đợi? Đợi cho tới khi có biến? Chừng nào mỗi ngày chúng ta đều thừa nhận, ca ngợi, và nuôi dưỡng - chứ không tự mình chém phăng đi một điều không ai không thấy, là sự dối trá - thì đừng mong có chuyện gì xảy ra. 
Bạo động len lỏi vào cuộc sống an bình, cái mặt nó toát ra vẻ ngạo mạn, y như đang khoác một ngọn cờ và hô to: “Bạo động đây. Tránh ra, nhường đường cho tao, không tao nghiến nát tụi bay.” Nhưng mà bạo động mau già. Rồi nó mất hết tự tín, và để giữ cho cái mặt ra vẻ khả kính nó rước thằng dối tra về làm đồng minh – vì không phải ngày nào nó cũng thò bàn tay thô bạo của nó ra được, mà thò ra được cũng bất tất chụp hết mọi người. Nó chỉ cần chúng ta ngoan ngoãn phục tùng dối trá và hàng ngày thực hành dối trá – đây chính là yếu huyệt của mọi sự trung thành. 
Cái chìa khóa đơn giản nhất và dễ làm nhất mở ra cánh cửa tự do, tự do mà bấy lâu nay chúng ta lãng quên, là: mỗi người cùng tẩy chay dối trá. Mặc dù dối trá che giấu tất cả, mặc dù dối trá phủ lấy tất cả, nhưng tôi tuyệt không nhúng tay. 
Làm vậy tức là mở một lối thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn hoang tưởng do chúng ta khoanh tay đứng nhìn mà ra. Cách đó vừa dễ làm nhất vừa tiêu diệt dối trá mau nhất. Vì rũ bỏ dối trá, tức là cắt đứt đường sống của nó. Dối trá giống như bệnh dịch, chỉ có thể sống bám vào một sinh vật. 
Chúng ta không cần phải ám thị mình. Chúng ta chưa đủ già dặn để tiến vào các quảng trường mà gào lên sự thật hay biểu hiện tư tưởng của mình. Chưa tới lúc phải làm thế. Nguy hiểm nữa. Chỉ cần điều gì mình không nghĩ thì chúng ta từ chối đừng nói là được. 
Đó là con đường của chúng ta, con đường dễ nhất ai cũng làm được, con đường đã chiếu cố sự hèn nhát thâm căn cố đế của chúng ta. Nó dễ hơn phương pháp công dân bất phục tùng của Gandhi xiển dương - dễ tới mức viết những lời này còn nguy hiểm hơn. 
Con đường của chúng ta là không tự nguyện ủng hộ bất kì sự dối trá nào. Khi chúng ta đã biết bản chất của hư ngụy ở đâu, thì chúng ta mỗi người sẽ biết cách nhìn ra đâu là dối, đâu là thật. 
Con đường của chúng ta là tránh xa chỗ thối nát. Nếu chúng ta đừng ghép đống xương tàn và lớp vảy khô của ý thức hệ lại với nhau, nếu chúng ta đừng mất công vá lại mớ giẻ rách, thì chúng ta sẽ ngạc nhiên thấy là sự dối trá sẽ hóa ra bất lực và tiêu ma nhanh chóng. Lúc đó, cái gì cần lột trần mới thực phơi ra trước cả và thiên hạ. 
Vì thế, dù có dè dặt, mỗi chúng ta hãy lựa cho mình: hoặc là, cam tâm làm nô lệ cho hư ngụy - tất nhiên chúng ta nuôi dưỡng con cái mình trong tinh thần dối trá không phải vì đó là bản tính của chúng ta, mà chẳng qua là để kiếm ăn nuôi gia đình - hoặc là rũ sạch mọi sự dối trá làm một người lương thiện xứng đáng được con cái và người đồng thời kính trọng. 
Và từ đó trở đi chúng ta sẽ: 
• bằng mọi cách không viết, kí, hay in một lời nào chúng ta cho là bóp méo sự thật; 
• không nói những lời như thế, dù là nói chuyện riêng hay nói trước đông người, tự ý mình hay theo ý người khác, dù làm công tác cỗ vũ, dạy học, giáo dục hay đóng trò trên sân khấu; 
• không mô tả, cổ vũ, hay truyền đi một ý tưởng nào chúng ta thấy rõ ràng là sai hay bóp méo sự thật, dù bằng hội hoạ, điêu khắc, nhiếp ảnh, khoa học kỹ thuật hay âm nhạc; 
• không trích lời người khác nói hoặc viết mà không đặt lời trích vào ngữ cảnh, để lấy lòng ai đó, hay để lót đường cho mình, hay để thành công trong công việc nếu mình không hoàn toàn đồng ý với ý tưởng trích dẫn, hoặc nếu ý trích dẫn đó không phản ánh chân thực bản chất vấn đề; 
• không để cho mình bị ép phải dự những cuộc biểu dương hay hội họp nào trái với sở thích hay ý nguyện mình, không cầm hoặc giương lên những tiêu ngữ hay biểu ngữ nào mình không hoàn toàn chấp nhận; 
• không giơ tay biểu đồng tình cho một đề xuất mà ta không thành thật tán đồng, không bầu cho người mình cho không xứng đáng hay đáng ngờ về tài năng, dù bầu công khai hay bí mật; 
• không để cho mình bị lôi tới những cuộc họp mà mình đoán người ta sẽ bức mình thảo luận hoặc bóp méo một vấn đề; 
• lập tức bước ra khỏi những cuộc họp, hội nghị, thuyết trình, biểu diễn, chiếu phim nếu nghe thấy diễn giả nói láo, rêu rao những rác rưởi ý thức hệ, hoặc những lời tuyên truyền lố bịch; 
• không đóng góp hoặc mua những báo chí bóp méo thông tin hoặc giấu giếm những sự thật hiển nhiên. 
Tất nhiên là chúng ta chưa liệt kê hết mọi biến thái hư ngụy cần phải liệt kê. Nhưng người nào thanh luyện mình sẽ nhờ lương tâm trong sạch mà phân biệt được chân ngụy. 
Những người chọn con đường này ban đầu cuộc sống sẽ rất thay đổi. Có người bị mất việc. Những người trẻ muốn sống chân thật, thì những việc như thế này sẽ làm cho đời thanh xuân của họ ra phức tạp, vì khóa học bắt buộc nào cũng nhét toàn dối trá, không thể không chọn lọc. 
Nhưng không có lối đi nào dễ dãi hơn cho người muốn làm người lương thiện. Ngày nào chúng ta cũng có người phải đối diện ít nhất là một trong những tình huống trên, cho dù là trong những ngành khoa học kĩ thuật vô thưởng vô phạt dễ tìm được chỗ nương náu nhất. Hoặc là chân thật, hoặc là hư ngụy: một đường đi tới tự do tinh thần, một đường đi tới nô lệ tinh thần. Còn những kẻ không đủ dũng khí bảo vệ linh hồn mình - các người chớ vin vào mấy quan điểm ‘tiến bộ’ của mình mà kiêu ngạo, chớ huyênh hoang mình là hàn lâm học sĩ, là nghệ sĩ nhân dân, là yếu nhân có nhiều công trạng, hay là đại tướng - các người hãy tự nói với mình: Mình thà ở lại đàn làm một thằng hèn. Sao cũng được, miễn no bụng ấm lưng thì thôi. 
Lối phản kháng này tuy nhu nhược nhất trong mọi lối phản kháng cũng không phải là dễ. Tất nhiên là dễ hơn tự thiêu hay tuyệt thực: lửa sẽ không dìm thân anh, mắt anh không bị nung cho nổ ra, và gia đình anh sẽ không lúc nào thiếu cơm ăn nước uống. 
Một dân tộc vĩ đại ở châu Âu, dân Tiệp Khắc, họ bị chúng ta phản bội và lừa dối, chẳng là họ đã cho chúng ta thấy nếu trong lồng ngực có một trái tim cao thượng thì tấm ngực mỏng manh kia có thể đứng lên chống lại xe thiết giáp đấy sao? [ii] 
Anh bảo làm thế không dễ? Nhưng trong mọi cách thì cách đó là dễ nhất. Cách đó có thể nguy tới tánh mạng, nhưng muốn cứu linh hồn thì không còn cách nào khác. Phải, con đường đó không phải là con đường dễ đi. Nhưng mà có nhiều người, rất nhiều nữa là khác, năm này qua năm nọ đã theo đuổi lí tưởng ấy, chỉ vì họ lấy chân thật làm lẽ sống. 
Cho nên anh không phải là người đầu tiên chọn đi đường này, anh chỉ gia nhập dòng người đã dấn thân vào đó. Nếu chúng ta nâng đỡ nhau và sát cánh nhau thì con đường này sẽ dễ đi và ngắn bớt lại. Nếu chúng ta đông tới hàng ngàn người thì bọn chúng sẽ không làm gì được chúng ta. Nếu chúng ta lên tới hàng vạn người thì đất nước này sẽ khoác bộ mặt mới đến mức chúng ta không còn nhận ra nữa. Nếu chúng ta khiếp nhược quá, thì đừng trách người ta đàn áp mình mãi. 
Chính chúng ta đang tự mình đàn áp mình đấy. Lúc đó thì hãy khom lưng xuống nữa, hãy rên xiết nữa, và đợi tới ngày những người anh em của chúng ta, các nhà sinh học, tìm ra cách đọc được tư tưởng của chúng ta, một thứ tư tưởng vô giá trị và tuyệt vọng. 
Và nếu thậm chí đã chọn con đường yên thân mà chúng ta vẫn rơi vào chỗ cùng khốn, thì chúng ta đúng là đồ bỏ đi, không còn cách gì cứu vớt được. Lúc đó, chúng ta đáng dành cho những lời khinh bỉ này của Pushkin: "Đồ súc sinh thì làm gì có tự do. Muôn đời di sản của nó chỉ là ách nặng và roi vọt.” 
Bản tiếng Việt:
_______________________________________
[i] Nguyên văn là hộ khẩu Moscow.
[ii] Mùa xuân năm 1968 dân Tiệp Khắc đứng lên đòi tự do, muốn li khai khỏi Liên Bang Soviet. Nhà cầm quyền Liên Bang Soviet cho thiết giáp vào Prague nghiến nát người biểu tình. 

Giáo dục thời rúc rào (#1): Ông bộ trưởng và triết lý giáo dục


Một nhà báo lão thành bình luận trên FB: “Lấy cái mốc từ Bộ trưởng Tạ Quang Bửu thì trình độ các bộ trưởng ngày càng kém”. Các bộ trưởng ở đây là của ngành giáo dục.
Không biết có phải nhận thức được điều này, hoặc đã kinh qua một nhiệm kỳ làm phó cho ông Nguyễn Thiện Nhân (một bộ trưởng giáo dục có thừa thành công ở việc hô hào xây dựng các phong trào cải cách trong giáo dục nhưng lại cũng có thừa thất bại vì không một phong trào nào thành công cả), mà ông Phạm Vũ Luận khi ngồi ở ghế Bộ trưởng bộ GD&ĐT đã trải lòng: “Tôi không tạo dấu ấn cá nhân”[1].
Dĩ nhiên phát ngôn ấn tượng này của ông Luận bị dư luận ném đá. Bởi lẽ, ai cũng hiểu rằng, nếu ông ngồi ghế bộ trưởng cho tròn vai thì không khác gì một công chức mẫn cán. Điều mà không ai mong muốn có ở một tư lệnh ngành. Nhất là trong thời điểm nghành giáo dục ngày càng suy đồi và tha hóa theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Nhưng nói và làm là hai việc khác nhau. Sau một năm học kể từ khi phát ngôn trên, ông Luận đã tạo dấu ấn bằng câu nói gây bão trong dư luận: “Theo tôi, trong một kỳ thi như kỳ thi đại học vừa qua, có hàng ngàn điểm 0 (điểm môn Sử) là bình thường”[2]. Dĩ nhiên, việc bình thường của ông Luận lại bị dư luận xã hội cho là bất thường.
Không biết quyết tâm không tạo ra dấu ấn hay lại sợ lỡ miệng mà ông Luận rất hạn chế phát biểu trong một thời gian khá dài. Mặc dù ngành GD vẫn ì ạch lăn và mò mẫm tìm hướng đi trong sự vô vọng và thất vọng của phần lớn cần-lao xứ An-nam.
Nhưng sự êm đềm ấy không kéo dài. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội lại tạo ra dấu ấn mới cho ông Luận, mặc dù ai cũng biết là ông không muốn. Bởi lẽ, ông Luận nhận được tín nhiệm thấp rất cao (177/492) và tín nhiệm cao rất thấp (86/492). Cả hai mức tín nhiệm đó đều đứng ở vị trí thứ 2 từ dưới lên[3].
Có lẽ kết quả kết quả lấy phiếu tín nhiệm đã khiến ông Luận không thể không tạo dấu ấn được nữa. Và ông bắt tay vào công cuộc cải cách ngành giáo dục. Một đề án “Đổi mới giáo dục” được hình thành, và ông Luận đã hùng hồn trả lời báo chí rằng đó chính là một “trận đánh lớn” trong ngành giáo dục: “Bước vào trận đánh, từ tướng lĩnh đến binh lính phải quyết tâm, tin vào chiến thắng, sẵn sàng trả giá. Tôi coi thực hiện để án đổi mới giáo dục lần này là một trận đánh lớn”[4].
Trời không phụ lòng người, trong cái rủi có cái may. Đó chính là việc BCHTW đã thông qua Đề án Đổi mới giáo dục và ban hành Nghị quyết 29/NQ-TW với nội dung “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”[5].
Có lẽ nhận thức được rằng, Nghị quyết 29 chính là “cây đũa thần” có thể đổi mới toàn diện và đẩy lùi được sự yếu kém của nền GD khiến ông Luận hùng hồn khẳng định rằng: “triết lý trực tiếp của giáo dục chúng ta là Nghị quyết 29 của Trung ương”[6].
Triết lý giáo dục” này có lẽ đã khiến ông Luận tin tưởng vào một tương lai tươi sáng cho nền GD nước nhà. Và ông đã tự tin trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội tại nghị trường, với những phát ngôn cực kỳ ấn tượng như: “Không bắt buộc thi ngoại ngữ là khâu đột phá trong cải cách giáo dục”, “Sinh viên thất nghiệp là thực tế khách quan” hay “Phải học giỏi hoặc khá thì mới được đánh giá đạo đức tốt, còn nếu học kém thì không thể đạo đức tốt được”[7].
Trên cả tự tin khi ông Luận đã giải thích trước quốc hội về Đề án đổi mới SGK với kinh phí hơn 34 nghìn tỷ đồng[8] rằng phó của ông (thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển) nhận thông tin từ bộ phận giúp việc (trong buổi giải trình trước Ủy ban thường vụ Quốc hội), thấy con số “có lẽ hơi bị khớp” nên đã phát ngôn và cho rằng đây là “lỗi kỹ thuật”. Ông Luận cũng nhận thức được rằng số liệu mù mờ thế này sẽ “gây ra sự lo lắng, băn khoăn trong nhân dân”.

Để khẳng định là tư lệnh chỉ huy “trận đánh lớn” này. Ông Luận đã ví von “rất chiến trường” với “chiến sĩ”, “súng”, “địch”, “tấn công”, “trận địa” trong Hội nghị hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ rằng: “Tư lệnh phải tin vào chiến sĩ của mình đang chĩa súng vào địch để giữ trận địa. Chứ cứ lo chiến sĩ chĩa súng vào mình, không lo chỉ đạo tấn công thì thua là chắc”[9].
Không biết ông Luận và ngành giáo dục của ông sẽ đánh ai trong "trận đánh lớn" đó? Ai là "địch"? Và "tấn công" vào cái gì?
Cũng không biết với “triết lý giáo dục” là Nghị quyết 29 và “trận đánh lớn” của ông Luận sẽ xảy ra như thế nào? Nhưng từ khi có “cây đũa thần” này, ngành GD vẫn đứng im tại chỗ, chưa nói ngày càng suy thoái, tồi tệ hơn. Ông Luận nói phải tin vào “chiến sĩ của ông”, trong khi ngành GD lại cần niềm tin của xã hội, của các bậc phụ huynh.
Nhiệm kỳ của ông Luận đã gần hết. Chắc không ai tin rằng, ông Luận sẽ tiếp tục một khóa bộ trưởng GD nữa. Không hiểu khi đó, cái “triết lý giáo dục” lẫn “trận đánh lớn” của ông Luận có được bộ trưởng kế nhiệm duy trì? Hay với tư duy “tân quan tân chính sách”, lại sẽ có những “triết lý giáo dục” mới với “những trận đánh” mới?
Chưa nhìn thấy một gương mặt sáng giá từ các phó bộ, các lãnh đạo cục, vụ, viện và hiệu trưởng các trường ĐH có thể làm thay đổi nền giáo dục An-nam. Và có hay không, những "triết lý giáo dục" là những "nghị quyết" vẫn sẽ tồn tại trong tư duy của tư lệnh ngành GD khóa tới?

© 2013 Baron Trịnh
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên Internet.
-------------
Tham khảo:

Giải pháp đầu hàng cho biển Đông!!!

Trúc Giang MN (Danlambao) - Một giải pháp của ba trí thức Việt Nam vừa hé lộ là Việt Nam nên từ bỏ chủ quyền biển đảo để tránh được tranh chấp gây bất ổn, làm mất an toàn, và như thế khu vực sẽ được hòa bình để các bên hợp tác khai thác chung, phân chia quyền lợi. Chủ trương từ bỏ chủ quyền nầy quá ngây ngô, đơn giản và khờ khạo, vì không biết được bản chất của Trung Cộng, đó là khi Trung Cộng làm chủ Biển Đông thì Việt Nam mất tất cả. Đường hàng hải do Trung Cộng kiểm soát thì Hoa Kỳ mất quyền lợi cốt lỏi quốc gia của họ...
*
1. Mở bài
Tranh chấp Biển Đông căng thẳng cao độ khi Trung Cộng đưa giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam.
Các quốc gia liên hệ lên tiếng phản đối hành động trái phép và ngang ngược đó. 
Để biện minh, Trung Cộng đưa ra LHQ những bằng chứng họ có chủ quyền, đồng thời yêu cầu Tổng Thư Ký Ban Ki-moon phổ biến những bằng chứng đó đến 193 thành viên của LHQ.
Bằng chứng được đưa ra là công hàm bán nước của Hồ Chí Minh-Phạm Văn Đồng cùng với những lời tuyên bố của các quan chức CSVN, xác nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Trung Cộng. Bản đồ và sách giáo khoa của VN cũng xác nhận hai quần đảo đó thuộc về Trung Cộng.
Những bằng chứng mà Trung Cộng đưa ra là đúng sự thật, nhưng không biết nó có giá trị pháp lý quốc tế hay không, tuy nhiên đối với CSVN thì chính Hồ Chí Minh và cả đảng CSVN công nhận như thế.
Về phía Mỹ, Thượng Viện ra một nghị quyết lên án hành động trái phép của Tàu khựa trong khi đó quốc hội VN hèn nhát, không dám nói lên một tiếng nào cả.
Tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng muốn góp phần giải quyết tranh chấp bằng đàm phán với Trung Cộng thông qua việc thực hiện một bộ quy tắc ứng xử về Biển Đông (COC).
Và mới đây ba vị trí thức trong và ngoài nước Việt Nam nêu lên một kế hoạch giải quyết tranh chấp bằng tạo ra một vùng hòa bình, an ninh và trật tự ở Biển Đông, bằng cách Việt Nam nên từ bỏ chủ quyền trên các đảo, như thế sẽ không còn tranh chấp, và sự hợp tác với Trung Cộng để khai thác chung cùng có lợi cho các bên liên hệ. Mỹ có đường hàng hải an toàn, Việt-Trung có lợi ích về tài nguyên. 
Ba trí thức đó là TS Vũ Quang Việt, GS Ngô Vĩnh Long và GS Trần Hữu Dũng phổ biến quan điểm trên trang BBC ngày 8-8-2014.
Từ bỏ chủ quyền thật sự là một việc đầu hàng trước kẻ cướp.
2. Trung Cộng nêu những bằng chứng về chủ quyền của họ
Những bằng chứng bao gồm bản công hàm ngày 14-9-1958 của chính quyền Hồ Chính, những lời tuyên bố của cán bộ lãnh đạo Đảng, cũng như bản đồ và những tài liệu trong sách giáo khoa do nhà nước ấn hành.
2.1. Công hàm của thủ tướng Phạm Văn Đồng
2.2. Những bằng chứng bán nước khác
Ngoài Phạm Văn Đồng ra, còn có những bằng chứng đảng CSVN công nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Cộng, cụ thể như sau: 
1) Ung Văn Khiêm tuyên bố:
“Thứ trưởng ngoại giao Ung văn Khiêm nói rằng "theo những dữ kiện của Việt Nam, hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa là một bộ phận lịch sử của lãnh thổ Trung quốc". 
2) Ông Lê Lộc, quyền Vụ trưởng Á châu Sự vụ thuộc Bộ Ngoại giao VN:
... "xét về mặt lịch sử thì các quần đảo này đã hoàn toàn thuộc về Trung quốc từ thời nhà Tống" 
3) Hoàng Tùng, Trưởng Ban Tư tưởng TW đảng CSVN đã tuyên bố:
“Thà giao Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc, cùng phe xã hội chủ nghĩa anh em còn hơn để tụi Ngụy Sài Gòn quản lý”!
4) Năm 1960 và năm 1972 Hà Nội cho ấn hành hai cuốn Atlas.
Cuốn thứ nhất do Bộ Tổng Tham mưu Quân đội biên soạn. Cuốn thứ hai do Phòng họa đồ của Phủ Thủ tướng biên soạn. Trong cả hai cuốn này đều ghi Trường Sa và Hoàng Sa là của Trung Quốc.
5) Báo Nhân Dân của Việt Nam số xuất bản ngày 16/9/1958:
“Ngày 14/9 Thủ tướng Phạm Văn Ðồng, trong bản công hàm gởi cho Thủ tướng Chu An Lai, đã thành khẩn tuyên bố rằng Việt Nam "nhìn nhận và ủng hộ Bản Tuyên Bố của Nhà nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa trong vấn đề lãnh hải". 
6) Sách Địa lý năm 1974
“Các quần đảo từ Trường Sa và Hoàng Sa đến đảo Hải Nam và Ðài Loan của Trung Quốc, hình thành một bức tường phòng thủ vĩ đại cho lục địa Trung Hoa.” 
7) Tháng 2 năm 1972, Cục Đo đạc và Bản đồ, trực thuộc Phủ Thủ tướng phát hành “Tập Bản đồ Thế giới”, trong đó Hoàng Sa và Trường Sa bị đổi tên là Tây Sa và Nam Sa.
8) Tháng 5 năm 1976, tờ Sài Gòn Giải Phóng loan tin “Trung Quốc vĩ đại, đối với chúng ta không những là đồng chí mà còn là người thầy tin cẩn, đã cưu mang chúng ta nhiệt tình để chúng ta có ngày hôm nay. Vì vậy, chủ quyền Hoàng Sa thuộc về VN hay thuộc về TQ thì cũng vậy thôi!”. (Hết trích)
Như trên cho thấy, không phải chỉ một Phạm Văn Đồng công nhận HS/TS là của Trung Cộng, mà cả đảng và Nhà nước CSVN đã có cùng một chủ trương bán nước cho Tàu Cộng.
Sự thật rành rành không thể chối cãi được.
3. Ai bóp méo sự thật?
Việt Cộng lớn tiếng tố cáo Trung Cộng đã bóp méo sự thật. Những điều nêu ra ở trên là sự thật. Vậy ai bóp méo sự thật?
Những bằng chứng mà bọn Tàu khựa nêu trên hoàn toàn là sự thật. Trung Cộng là một cường quốc, chúng không ngu dại gì phổ biến đến 193 thành viên của LHQ những điều trái với sự thật.
3.1. Trung Cộng lý luận
Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (HS/TS) là của tụi tao. Không cần biết nó xuất xứ từ đâu nhưng hiện tại là tụi tao đang làm chủ. Có thể tụi tao đã ăn cắp, ăn cướp, mua lại hoặc nhận cống lễ dâng nạp... Điều quan trọng là những đứa con hoang đàng tụi bây phải cộng nhận tờ giấy bán trao tay đề ngày 14-9-1958 mà Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng đã chấp thuận và ký tên.
Chữ ký trên công văn chính phủ là có giá trị, bởi vì Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng đâu có phải là mấy tên cha căn chú kiết, cà lơ phất phơ, khố rách áo ôm, đầu đường xó chợ đâu mà chữ ký không có giá trị?
Lũ con hoang đàng tụi bây hãy hồi tâm chuyển ý, ăn năn hối cải, thực hiện những điều cam kết dựa trên 16 chữ vàng và 4 tốt để trở về cùng đại gia đình các dân tộc Trung Hoa theo ước nguyện của đảng CSVN ngày 4-9-1990 tại Thành Đô.
3.2. Nói về việc mua bán, dâng nạp đất đai
1) Năm 1803, Napoléon Bonaparte của Pháp đã bán phần đất Louisiana cho Mỹ với tổng số tiền là 23,213,568 USD.
2) Năm 1867, Đế quốc Nga đã bán phần đất Alaska cho Mỹ giới giá 7.2 triệu USD.
3) Năm 1306, Chế Mân dâng cho vua Trần Anh Tông hai châu Ô và Rí làm của hồi môn để cưới Huyền Trân Công Chúa.
Cha mẹ, tổ tiên bán nước cắt đất dâng biển thì thử hỏi, con cháu có đòi lại được không? Chế Linh có đòi châu Ô và châu Rí được không?
4 “Hoàng Sa-Trường Sa: Hợp tác để chia sẻ”!!!
Hôm thứ sáu, ngày 8-8-2014 trên trang mạng BBC có bài viết mang tựa đề “Hoàng Sa-Trường Sa: Hợp tác để chia sẻ” như trên, nêu lên quan điểm của tiến sĩ Vũ Quang Việt và hai vị giáo sư đại học là Ngô Vĩnh Long và Trần Hữu Dũng.
Quan điểm của ba vị trí thức nầy ăn khớp nhịp nhàn với nhau tạo thành một giải pháp để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Có thể tóm tắt như sau:
Việt Nam nên từ bỏ chủ quyền trên các đảo để:
1. Để có hoà bình
2. Để có an ninh khu vực.
Đó là hai điều kiện để hợp tác với nhau cùng chia xẻ quyền lợi cho nhau, chủ yếu là quyền lợi của Việt Nam, Trung Cộng về tài nguyên và tuyến đường hàng hải trên Biển Đông là của Hoa Kỳ.
Điểm then chốt được nhắc đi nhắc lại nhiều lần là Việt Nam nên từ bỏ chủ quyền trên các đảo của mình để tránh xung đột, mới có hòa bình và an ninh, ổn định.
4.1. Phân tích quan điểm của từng người
1). Quan điểm của TS Vũ Quang Việt
“Hà Nội nên theo đuổi chính sách liên minh để quyền lợi mọi người được tôn trọng, không phải chỉ là chủ quyền của mấy cái đảo nhỏ, mà là sự đi lại. Muốn có hòa bình thì phải hợp tác chia sẻ chớ không phải mỗi người tự bảo của mình được. Nếu Việt Nam nhìn vấn đề Biển Đông qua vấn đề chủ quyền của Hoàng Sa và Trường Sa thì không thuyết phục được Mỹ và các nước khác ủng hộ Việt Nam” (Vũ Quang Việt)
Ông Việt không nói hợp tác với ai, với quốc gia nào để có hòa bình và chia xẻ quyền lợi. Tuy nhiên, Mỹ không có yêu cầu VN phải từ bỏ chủ quyền biển đảo, mà chỉ có Trung Cộng muốn chiếm các đảo của VN mà thôi.
Tóm lại, cái ông nầy chủ trương VN nên từ bỏ chủ quyền biển đảo, tức là cắt đất dâng biển của tổ tiên, của dân tộc cho bọn quan thầy Tàu khựa.
2). Quan điểm của GS Trần Hữu Dũng
“Tôi nghĩ rằng Việt Nam hơi sai khi đặt nặng vấn đề chủ quyền hơn là an ninh khu vực và tự do khu vực”, ông Dũng phát biểu như thế.
Cái sai to lớn của ông nầy là “bỏ chủ quyền để có an ninh và tự do”. Nói rõ ra là nếu giao biển đảo cho Trung Cộng thì sẽ có an ninh và tự do vì không còn tranh chấp. Ông không biết rằng khi biển đảo rơi vào tay Trung Cộng thì VN còn tự do nữa không? Chừng đó, Trung Cộng xây đảo nhân tạo, lập vùng nhận diện phòng không, xây nhà máy hóa lỏng cho khí đốt, và cấm ngư dân Việt Nam đánh cá trên vùng biển của tổ tiên mình, đồng thời xua hàng ngàn tàu cá tối tân, dùng “chiến thuật biển người” đè bẹp ngư dân Việt Nam. 
Không thực tế! Thiếu kiến thức.
3). Quan điểm của GS Ngô Vĩnh Long
Ông Long nầy nói: “Nếu Việt Nam nhìn vấn đề Biển Đông qua chủ quyền của Hoàng Sa và Trường Sa thì không có thể thuyết phục Mỹ hay các nước khác ủng hộ Việt Nam. Nhưng nếu VN thấy rằng an ninh hàng hải trong khu vực thật là quan trọng, và đẩy Mỹ và các nước khác chú ý thêm, thì VN lúc đó mới được người ta chú ý” (Ngô Vĩnh Long)
Nói cho gọn lại là, nếu VN từ bỏ chủ quyền trên HS&TS thì được Mỹ và các nước khác “chú ý”. Bỏ chủ quyền sẽ tạo ra ổn định, mà ổn định làm an toàn tuyến hàng hải ở Biển Đông. Đó là quan điểm ngược ngạo của ông Long.
Ông giáo sư nầy lý luận ngược ngạo. Các quốc gia khác giúp đỡ Việt Nam là để VN bảo vệ được chủ quyền trên biển.
Nói thêm về GS Ngô Vĩnh Long.
Trích nguyên văn trong tự điển mở Wikipedia.
“Ông Ngô Vĩnh Long là một trong những học giả Việt kiều nổi tiếng ở Mỹ. Hiện là GS dạy khoa Lịch sử ở Đại học Maine, HK. Sinh năm 1934 tại Vĩnh Long. Là lứa đầu tiên tham gia phong trào Sinh viên yêu nước ở Sài Gòn. Đã từng biểu tình chống Nguyễn Khánh. Ngày 10-2-1972, đã tham gia chiếm tòa Lãnh sự VNCH ở New York trong lúc nhân viên ăn trưa. Mục đích tuyên bố với thế giới về chủ trương gọi là “đòi hỏi của nhân dân VN”. Cũng như các trí thức Việt kiều khác, ông thường về VN tham gia các tọa đàm với học giả trong nước. (Theo nguyên văn của Wikipedia)
4.2. Cái não trạng nô tài
Một vị đại tá cựu Cục trưởng Cục Đông Bắc Á, thuộc Bộ Công an, đã phát biểu: “Trong trường hợp nhất định nào đó, mình vẫn có thể giữ nguyên giàn khoan Trung Quốc, như một đơn vị đầu tư nước ngoài, nhưng phải có nguyên tắc, và lợi ích của ta phải được đảm bảo”.
Cha nội đại tá nầy còn mang cái não trạng tôi tớ của Tàu và còn dốt nát nữa. Xin phân tích như sau:
1. Cái não trạng u mê, tôi tớ của Tàu khi công nhận hành động tấn công, tiến chiếm vùng biển chủ quyền VN bằng vũ lực. Đã đâm bể hông 25 tàu chấp pháp VN, bắn chìm tàu và bắt giữ ngư dân, như thế mà còn xem như “một đơn vị đầu tư của nước ngoài”.
2. Cái dốt của đại tá dỏm nầy là không biết được ý đồ của Tàu khựa là, ngoài việc chiếm tài nguyên, họ còn chiếm vùng biển hình lưỡi bò để bảo vệ con đường hàng hải huyết mạch của họ ở Biển Đông và kiểm soát cả vùng biển nầy.
3. Có nước nào thực hiện đầu tư bằng vũ lực với đối tác kinh doanh như kiểu nầy hay không?
4. Về việc “phải có nguyên tắc và lợi ích được đảm bảo”. Hành động bất hợp pháp trong việc dùng vũ lực xâm phạm chủ quyền biển thì làm sao mà có nguyên tắc được? Và nước chủ nhà hèn nhát thì ai sẽ bảo đảm lợi ích của VN? Hành động ăn cướp thì làm sao mà bảo đảm lợi ích của chủ nhà? Dốt!
Không phải chỉ có một vị nô tài như thế, mà trong khi bọn khựa đâm bể hông tàu của mình, ngư dân bị bắt, bọn khựa chửi bới nặng nề, dùng lời lẻ trịch thượng, thế mà một vị trong Bộ Chính trị tuyên bố là quan hệ hai nước vẫn tốt đẹp và những vụ đâm tàu, bắt ngư dân, giết ngư dân, tịch thu ngư cụ và tài sản… chỉ là việc nội bộ trong gia đình. Độc đáo thật.
5. Phương án “Xoá bài làm lại”
“Phương án xoá bài làm lại” của Trúc Giang là cả hai bên thực hiện những bước để giữ được thể diện của cả hai bên, mà cuối cùng hai bên cũng đạt được mục đích. Đó là Trung Cộng chiếm tài nguyên của VN một cách công khai và hợp pháp. Và Việt Cộng cũng dâng tài nguyên của dân tộc cho quan thầy Trung Cộng, cũng công khai và hợp pháp.
Bước 1. Trung Cộng rút giàn khoan ra khỏi vùng biển của VN. (đã làm).
Việc nầy vừa hé lộ khi Trung Công tuyên bố hoàn thành giai đoạn một và đã lùi giàn khoan 114m về phía đảo Tri Tôn (Hoàng Sa).
Bước 2. Việt Nam có thể đâm đơn kiện Trung Cộng ra tòa án quốc tế.
Bước 3. Việt Nam rao mời gọi thầu và công ty Xi Nóc (CNOOC) lại nạp đơn và đương nhiên trúng thầu, thế là giàn khoan được lôi về vị trí cũ trong vùng biển đặc quyền kinh tế của VN.
Lợi nhuận mà Trung Cộng giao nạp cho Việt Nam, sẽ được đưa vào chương mục mua sắm vũ khí quốc phòng, cho nên tuyệt mật. Đố ai biết được là bao nhiêu, lãnh đạo Đảng chia chác nhau là bao nhiêu?
5. Đảng Cộng Sản Việt Nam phản bội dân tộc
Trước kia đảng Cộng Sản Việt Nam dùng chủ nghĩa dân tộc để chiếm lấy quyền lực, nhưng nay vì bảo vệ quyền lực nên đã phản bội dân tộc.
Ủy viên quốc vụ Dương Khiết Trì cho biết, chuyến đi sang Việt Nam của ông là để kéo đứa con hoang đàng trở về với Trung Quốc. Nói như thế có nghĩa là trước kia đứa con VN nầy ngoan ngoãn, vâng lời nhưng nay thì trở nên hư hỏng, hoang đàng, không con nghe lời cha mẹ nên họ Dương đó phải sang để kéo con về.
Họ Dương nầy tuyên bố những câu trịch thượng quá tầm mức của ngôn ngữ ngoại giao, đã được truyền thông quốc tế loan đi khắp nơi thế mà không thấy đảng CSVN nói lên một tiếng nào về câu nói đó cả. Im lặng có nghĩa là bằng lòng hoặc hèn nhát.
Hình ảnh Trương Tấn Sang khom lưng cúi đầu khi đến Trung Cộng ngày 19-6-2013 chứng minh được sự hèn nhát đó.
Nhớ lại ngày 2-9-1945 Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập, thì ngày 2-9-1990 Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh lên đường đi bán nước tại hội nghị Thành Đô. Đảng CSVN đã xin cho được làm một khu tự trị trong đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.
5.1. Sự phân công tuyên bố để xoa dịu lòng dân. Dám nói mà không dám làm.
Tiến sĩ Vũ Tường, Đại học Oregon, Hoa Kỳ, cho rằng những lời tuyên bố là do Đảng đã phân công, cụ thể là Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra những lời lẻ mạnh mẽ hơn những người khác trong Đảng, tuy nhiên, nói để mà nói, nói để xoa dịu lòng dân. Dám nói mà không dám làm.
5.2. Đảng Cộng Sản Việt Nam đã phản bội dân tộc
Tiến sĩ Hà Sỹ Phu, một trí thức bất đồng chính kiến trong nước phát biểu: “Tôi nghĩ là ở cấp cao, những người có vai trò quyết định vận mạng của đất nước, thì họ không ngu tí nào cả. Tất cả những việc họ đã làm chỉ để bảo vệ quyền lợi của họ mà thôi”.
Các nhà quan sát cho rằng các lãnh đạo Đảng đang ở thế tiến thoái lưỡng nan, giữa quyền lợi dân tộc và quyền lợi của Đảng. Câu nói bình dân là “Theo Mỹ thì mất Đảng, theo Tàu thì mất nước”. Họ chọn con đường mất nước. Vì cựu chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã cảnh cáo công an và bộ độ là “Bỏ điều 4 Hiến pháp là tự sát”. Thực tế cho thấy không có cán bộ đảng viên nào ôm tiền tham nhũng mà tự sát cả.
GS Nguyễn Huệ Chi phát biểu, "trước kia đảng CSVN dùng chủ nghĩa dân tộc để chiếm quyền lực, nhưng trong tình hình hiện nay, khi Trung Cộng dùng bạo lực và lời lẻ trịch thượng chửi bới thì đảng CSVN đã vì quyền lực mà bỏ đi quyền lợi quốc gia."
Hiện đang có những người dân trong nước đã lên tiếng tố cáo hành động bán nước của Đảng CSVN.
6. Cần gì phải đánh?
Sau đây là nội dung một bài viết rất độc đáo của tác giả Vũ Đông Hà trên trang mạng Dân Làm Báo.
1). Tại sao phải đánh chúng khi 700km2 vùng biên giới phía nam của ta được chúng dâng cho ta. Một nửa Thác Bản Giốc đã cắm cờ 5 sao. Ải Nam Quan biến thành Hữu Nghị quan mà chúng cực kỳ coi trọng là đại cuộc hợp nhất của hai dân tộc?
2). Súng đạn nào bằng phong bì đầy tiền tống vào miệng chúng để Đại Hán chúng ta ngồi ngay trên nóc nhà Cao Nguyên của chúng? Đào mổ xới mả trên đất mẹ của chúng?
3). Xe tăng đại pháo nào bằng hàng trăm, hàng ngàn công trình xây dựng để những sư đoàn Trung Hoa trong bộ áo công nhân chiếm giữ toàn bộ trên đất nước của chúng từ mũi Cà Mau đến Hữu Nghị quan?
4). Phi cơ chiến hạm nào bằng 90% gói thầu chúng ta khống chế nền kinh tế của chúng? Hàng hóa thặng dư made in China đang ở trên cơ thể của chúng, bàn ăn, bao tử, nhà cầu của chúng.
5). Tại sao phải đánh chúng khi chỉ cần đóng cửa biên giới thì người dân của chúng không đủ tiền mua quần áo, hàng hoá tiêu dùng? Và chỉ cần một cú nổ thì cả Tây Nguyên của chúng chôn vùi dưới bùn đỏ.
6). Cần gì phải đánh khi ngư dân của chúng đi đánh cá trên vùng biển tổ tiên của chúng mà lấm lét như đi ăn trộm?
7). Cần gì phải đánh khi hải quân của chúng không dám lai vãng đến gần giàn khoan mà chúng ta đặt vào vùng biển của tổ tiên chúng?
8). Cần gì phải đánh khi chúng ta chiếm đoạt một cách hòa bình và hợp pháp bằng những văn kiện do chúng tự nguyện ký tên vào?
9). Cần gì phải đánh khi chúng thay thế ta ngăn chặn, trấn áp, bắt giam, bỏ tù những người dân phản đối Đại Hán của ta?
10). Chưa bao giờ trong lịch sử bành trướng của chúng ta, có được một đám thái thú địa phương làm tay sai đắc lực và hiệu quả như thế! Không cần phải đánh! Cờ Đại Hán 5 sao biến thành 6 sao phất phới trên toàn lãnh thổ của chúng.
Văn kiện sau cùng là văn kiện chúng ta viết sẵn để chúng xin được ký tên vào hầu thỏa mãn ước mơ đại cuộc, hãnh diện được gia nhập chính thức vào gia đình các dân tộc Trung Quốc vĩ đại của chúng ta. 
7. Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á cần xây dựng bộ quy tắc ứng xử để giải quyết tranh chấp.
7.1. Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á
Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN=Association of Southeast Asian Nations) là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông nam Á, được thành lập ngày 8-8-1967.
ASEAN có 10 quốc gia thành viên: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Brunei, Việt Nam, Lào, Miến Điện và Campuchia.
7.2. Bộ máy hoạt động của ASEAN
1). Hội nghị Thượng đỉnh (ASEAN Summit)
Là cơ quan quyền lực cao nhất của hiệp hội. Họp mỗi năm một lần.
2) Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (ASEAN Ministeral Meeting-AMM)
Là hội nghị hàng năm của các Bộ trưởng Ngoại giao trong hiệp hội. 
Ngoài ra còn Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế và Bộ trưởng các ngành khác.
8. Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN sẽ đề cập tới tranh chấp ở Biển Đông
8.1. Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN ở Miến Điện
Các ngoại trưởng ASEAN trong lễ khai mạc ngày 08/08/2014 
Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á có 3 cấp hội nghị: đó là hội nghị thượng đỉnh (ASEAN Summit), hội nghị cấp ngoại trưởng (ASEAN Ministeral Meeting) và hội nghị các bộ trưởng kinh tế và các bộ trưởng khác.
Ngày 22-7-2014, các nguồn tin ngoại giao cho biết Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 47 sẽ được tổ chức vào tháng 8 năm 2014 tại thủ đô Naypyitaw, Miến Điện, vì nước nầy làm chủ tịch luân phiên của hiệp hội.
8.2. Dự thảo bản tuyên bố chung của hội nghị
Dự thảo bản tuyên bố chung nêu rõ: “Chúng tôi bày tỏ quan ngại về diễn biến hiện nay ở Biển Đông và tái khẳng định tầm quan trọng của hợp tác khu vực trong việc duy trì hòa bình, ổn định và an ninh hang hải trong khu vực. Chúng tôi kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình thong qua tham vấn và đối thoại hữu nghị, phù hợp với nguyên tắc luật pháp quốc tế, đã được công nhận rộng rãi trong Công Ước Quốc Tế về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982."
9. ASEAN chủ trương thực hiện bộ Quy tắc ứng xử (COC)
Khối ASEAN chủ trương dựa vào Bản Tuyên Bố DOC để tiến tới Bộ Quy Tắc ứng xử COC mục đích giải quyết tranh chấp một cách hòa bình theo luật quốc tế ở Biển Đông.
9.1. Bản Tuyên bố về cách ứng xử trên Biển Đông (DOC)
Khối ASEAN và Trung Quốc, sau 3 năm làm việc với nhau mà không đạt được một Bộ quy tắc ứng xử về Biển Đông (COC), cho nên phải hạ xuống một cấp, là đưa ra Bản Tuyên bố chung về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC. (Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea-DOC).
Bản Tuyên bố chỉ là một thông cáo phổ biến công khai sau những cuộc thảo luận, không phải là một văn bản có tính ràng buộc các bên phải thi hành theo cam kết.
Nội dung của DOC ngày 4-11-2002: Không mở rộng vùng chiếm đóng mới * Không làm phức tạp thêm tình hình * Hợp tác với nhau trong những lãnh vực ít nhạy cảm như nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường, chống hải tặc…
9.2. Cần xây dựng một Bộ quy tắc ứng xử (COC)
Để đạt được mục đích: Xây dựng những chuẩn mực ngăn ngừa xung đột. Giải quyết xung đột. Xây dựng hòa bình sau xung đột tại Biển Đông, tại phiên họp thượng đỉnh của ASEAN ở Indonesia, hội nghị đã đồng ý là cần thiết phải xây dựng một Bộ Quy tắc ứng xử (Code of Conduct-COC) ở Biển Đông, và cố gắng hoàn tất vào năm 2022.
Bộ Quy tắc ứng xử là một bộ liệt kê những nguyên tắc, những điều khoản phải làm, xem như một nội quy có tính pháp lý, buộc các bên phải tuân hành về những thỏa thuận và cam kết trong việc giải quyết những tranh chấp với nhau. 
COC được áp dụng rộng rãi trong nhiều lãnh vực và ngành nghề có nhiều thành phần tham gia, COC quy định những biện pháp ứng xử mà họ đã cam kết để giải quyết những bất đồng trong tổ chức. Về kinh tế, bộ quy tắc ứng xử (COC) thường áp dụng chung cho các công ty liên doanh và tổ chức đa thành phần.
9.3. “Đàm phán với Trung Cộng để thực hiện bộ quy tắc ứng xử là ưu tiên sai”
Tại cuộc hội thảo quốc tế về Biển Đông được tổ chức ở Sài Gòn vào 2 ngày 25 và 26 tháng 7 năm 2014, dưới chủ đề “Tranh chấp Biển Đông dưới góc nhìn dân sự”, với sự tham gia của hơn 50 học giả và nhà nguyên cứu đến từ nhiều quốc gia.
Trong phần thảo luận, GS Carl. Thayer nhấn mạnh: “Việc ASEAN cứ chúi mũi vào việc đàm phán với Trung Quốc để đạt được một bộ quy tắc ứng xử COC là một ưu tiên sai”. Ông giải thích, đàm phán như thế sẽ gây chia rẽ trong nội bộ ASEAN. Đó là nhóm có tranh chấp với Trung Cộng như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei, Singapore. Nhóm không có tranh chấp trên Biển Đông như Thái Lan, Lào, Miến Điện, Campuchia.
Sự chia rẽ nầy khó đạt được một lập trường chung của ASEAN đối với Trung Cộng, và Trung Cộng sẽ lợi dụng bàn hội nghị để câu giờ theo kiểu “vừa đánh vừa đàm” giống như Hội nghị Paris về Việt Nam, đã kéo dài trên 5 năm, từ 1968 đến ngày 27-1-1973.
Câu giờ để có thời gian đánh chiếm thêm các đảo và vùng biển mà họ tuyên bố có chủ quyền, đặt “mọi việc đã rồi”, và ngay khi đó họ nhanh chóng chấp nhận một bộ quy tắc ứng xử tác dụng ngược lại, trước kia ngăn chặn họ chiếm biển đảo, bấy giờ ngăn chặn ASEAN đòi chủ quyền trên vùng biển hình lưỡi bó. Xem như gậy ông đập lưng ông.
10. Sự chia rẽ trong nội bộ ASEAN
10.1. Campuchia chống quốc tế hóa tại thượng đỉnh ASEAN năm 2012
Ngày 19-11-2012 tình trạng chia rẽ trong nội bộ của tổ chức nầy nổi lên khi nước chủ nhà Campuchia tuyên bố: “Vấn đề tranh chấp ở Biển Đông sẽ không được nêu lên tại Hội nghi Thượng đỉnh ngày 20-11-2012 với lý do là không muốn quốc tế hóa vấn đề Biển Đông. Điều nầy là một thắng lợi củaTrung Cộng vì họ chủ trương giải quyết tranh chấp bằng đàm phán song phương.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ tư, ngày 20-11-2012, khi tổng thống Obama và các lãnh đạo khác đến Campuchia tham dự hội nghị, thì chỉ có một người duy nhất được chào đón bằng những biểu ngữ dọc theo cổng chào dẫn đến địa điểm nhóm họp.
Các biểu ngữ viết “Chào mừng thủ tướng Ôn Gia Bảo”, “Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa muôn năm”.
Một nhà ngoại giao phát biểu: “Một số nước dễ dàng bị tiền bạc lung lạc. Họ thấy tiền là sẵn sàng vất bỏ các nguyên tắc”.
Campuchia nợ Trung Quốc 4.7 tỷ USD, bằng 1/3 tổng sản lượng quốc gia. Hun Sen đã lội dụng quyền chủ tịch để loại bỏ việc thảo luận về Biển Đông, tránh cho Trung Cộng bị các quốc gia trong hiệp hội và quốc tế chỉ trích.
10.2. Lần đầu tiên ASEAN không đưa ra bản tuyên bố sau khi họp
Để phản đối, ngoại trưởng Phi Albert del Rosario đã gởi một kháng thư đến các thành viên của hiệp hội, nhấn mạnh việc Campuchia nêu lên đã không đạt được sự đồng thuận của các thành viên.
Đó là lần đầu trong lịch sử 40 năm thành lập, ASEAN đã không đưa ra được một bản thông cáo chung sau phiên họp.
11. Kết luận
Tóm lại, khối ASEAN không đạt được mục đích trong việc đàm phán với Trung Cộng để lập ra bộ quy tắc ứng xử (COC), bởi vì Trung Cộng ở thế mạnh, ASEAN ở thế yếu vì nội bộ chia rẽ và cũng không có đủ sức mạnh về kinh tế và quân sự vượt trội hơn, để áp lực, buộc Trung Cộng phải chấp nhận những yêu sách của ASEAN.
Một giải pháp của ba trí thức Việt Nam vừa hé lộ là Việt Nam nên từ bỏ chủ quyền biển đảo để tránh được tranh chấp gây bất ổn, làm mất an toàn, và như thế khu vực sẽ được hòa bình để các bên hợp tác khai thác chung, phân chia quyền lợi.
Chủ trương từ bỏ chủ quyền nầy quá ngây ngô, đơn giản và khờ khạo, vì không biết được bản chất của Trung Cộng, đó là khi Trung Cộng làm chủ Biển Đông thì Việt Nam mất tất cả. Đường hàng hải do Trung Cộng kiểm soát thì Hoa Kỳ mất quyền lợi cốt lỏi quốc gia của họ.
Có một thế lực nào của một quốc gia hay của quốc tế đứng ra điều hành những nguyên tắc hợp tác, phân chia quyền lợi khi mà Việt Cộng kiên trì nhất quán đàm phán song phương để giải quyết tranh chấp trên căn bản 16 chữ vàng và 4 tốt?
Theo tôi nghĩ thì thật ra mấy tay tổ trí thức nầy không phải là dốt nát, nhưng cam chịu tật nói bậy mở đường cho Việt Cộng thực hiện việc bán nước công khai và hợp pháp mà thôi. Đây là một phát pháo thăm dò dư luận để mở đường cho kế hoạch và chủ trương của Trung Cộng là tạm gác vấn đề chủ quyền qua một bên, hai bên hợp tác khai thác chung theo “phương án C: Xóa bài làm lại” để giữ mặt mũi và danh dự của Việt, Trung mà vẫn đạt được mục đích của hai bên. Đó là Trung Cộng chiếm tài nguyên vùng biển Việt Nam một cách công khai và hợp pháp. Việt Cộng cũng tránh được tội bán nước, mà vẫn đạt được mục đích là cắt đất dâng biển tổ tiên một cách công khai và hợp pháp bằng những hợp đồng đấu thầu theo luật định.
 

DÂN OAN KHẮP NƠI ĐÒI TRẢ TỰ DO CHO BÀ BÙI HẰNG VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN

Tễu FB

Dân oan các tỉnh đang ở Hà Nội biểu tình đòi trả tự do cho bà Bùi Hằng và hai người bạn bị đưa ra tòa xử vào ngày 26.8.2014.


















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét