Miến Điện đi theo lập trường của Trung Quốc về Biển Đông
Tổng thống Miến Điện Thein Sein nâng ly cùng chủ tịch Hồ Cẩm Đào tại Đại Sảnh Đường Nhân Dân ngày 27/5/11.
REUTERS/David Gray
Từ khi một chính quyền mang vỏ bọc dân sự lên cầm quyền tại
Miến Điện, Trung Quốc đã liên tiếp tìm cách lôi kéo nước này. Thượng
khách nước ngoài đầu tiên chính thức đến thăm Miến Điện sau khi Tổng
thống Thein Sein nhậm chức là ông Giả Khánh Lâm, nhân vật số 4 trong
chính quyền Bắc Kinh, mang theo hàng tỷ đô la tín dụng. Vào tuần trước,
Trung Quốc lại trải thảm đỏ để đón Tổng thống Miến Điện, nhân một chuyến
quốc du ba ngày và hai bên đã quyết định nâng quan hệ song phương lên
một “tầm mức chiến lược”,
Điều được các nhà quan sát ghi nhận là thái độ thần phục Trung Quốc của nhân vật lãnh đạo Miến Điện. Theo nhật báo Irrawady của người Miến Điện lưu vong tại Thái Lan, một trong những mục tiêu quan trọng mà ông Thein Sein đề ra trong chuyến công du Trung Quốc là tìm kiếm hậu thuẫn của Bắc Kinh trong quan hệ giữa Miến Điện với khối ASEAN.
Một cách cụ thể là tổng thống Miến Điện muốn được Trung Quốc ủng hộ trong việc Miến Điện đòi quyền chủ tịch luân phiên của Hiệp hội Đông Nam Á vào năm 2014. Và để tranh thủ Bắc Kinh, ông Thein Sein đã cam kết với chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào là chính phủ của ông tiếp tục duy trì chính sách “Một nước Trung Quốc”, đồng thời hậu thuẫn Trung Quốc trên hồ sơ Biển Đông.
Quan điểm “một nước Trung Quốc” không có gì đáng nói vì nước nào quan hệ với Trung Quốc cũng đều chấp nhận chính sách này. Điểm đáng chú ý là tuyên bố ủng hộ Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông của ông Thein Sein, vì điều này mặc nhiên phá hoại đoàn kết nội bộ ASEAN, mà Miến Điện là một thành viên.
Trước hết, tuyên bố của Tổng thống Miến Điện được đưa ra đúng vào lúc căng thẳng nẩy sinh giữa Việt Nam và Trung Quốc, sau vụ tầu thăm dò của hãng PetroVietnam bị tàu hải giám của Trung Quốc phá hoại tại một vùng biển của Việt Nam, nhưng bị Trung Quốc đòi chủ quyền. Trước đó, tàu thăm dò dầu khí cho một thành viên khác của ASEAN là Philippines cũng bị tàu Trung Quốc sách nhiễu và đuổi khỏi khu vực đang hoạt động thuộc quyền kiểm soát của Manila, những cũng bị Bắc Kinh tranh chấp.
Khi ủng hộ chính sách Biển Đông của Trung Quốc, Miến Điện mặc nhiên xem nhẹ các đòi hỏi của các đồng minh trong khối ASEAN.
Mặt khác, ASEAN và Trung Quốc đã ký kết vào năm 2002 một bản Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Miến Điện, với tư cách là thành viên Hiệp hội Đông Nam Á, có nhiệm vụ tuân thủ văn kiện này và giữ vai trò trung lập trong tranh chấp ASEAN-Trung Quốc. Thế nhưng lần này, Miến Điện lại đứng hẳn về phía Trung Quốc.
Ngoài ra, việc ông Thein Sein ủng hộ Trung Quốc trong vùng Biển Đông có thể làm suy yếu sự thống nhất của ASEAN và không phù hợp với tinh thần bản “Tuyên bố chung về Cộng đồng ASEAN trong một cộng đồng toàn cầu của các quốc gia”, vừa được toàn thể các lãnh đạo Đông Nam Á thông qua nhân Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tại Indonesia đầu tháng năm.
Theo bản tuyên bố đó, ASEAN đang nỗ lực tiến tới một cương lĩnh chung vào năm 2022 để có được “một quan điểm có phối hợp hơn, thuần nhất hơn của toàn khối về các vấn đề toàn cầu mà các nước cùng quan tâm, dựa trên một quan điểm chung của ASEAN, qua đó tiếp tục tăng cường giá trị tiếng nói của ASEAN trong các diễn đàn đa phương.”
Trong bối cảnh các thành viên ASEAN có tranh chấp với Trung Quốc tại vùng Biển Đông như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, và cả Indonesia đang nỗ lực tìm kiếm đồng thuận trong toàn khối để chống lại sức ép thô bạo của Trung Quốc, hành động có thể gọi là “ăn mảnh” của Miến Điện là một mối đe dọa rất lớn. Lý do rất đơn giản. ASEAN vận hành theo nguyên tắc đồng thuận. Nếu không được toàn thể thành viên ASEAN chấp thuận thì bất kỳ một đề xuất nào cũng có thể bị bác bỏ.
Từ trước đến nay, trên vấn đề Biển Đông, Trung Quốc luôn luôn tìm cách chia rẽ khối ASEAN để dễ bề thao túng. Việc Tổng thống Miến Điện ủng hộ quan điểm của Bắc Kinh có thể được xem là một thành công mới của Trung Quốc trong âm mưu đó.
Điều được các nhà quan sát ghi nhận là thái độ thần phục Trung Quốc của nhân vật lãnh đạo Miến Điện. Theo nhật báo Irrawady của người Miến Điện lưu vong tại Thái Lan, một trong những mục tiêu quan trọng mà ông Thein Sein đề ra trong chuyến công du Trung Quốc là tìm kiếm hậu thuẫn của Bắc Kinh trong quan hệ giữa Miến Điện với khối ASEAN.
Một cách cụ thể là tổng thống Miến Điện muốn được Trung Quốc ủng hộ trong việc Miến Điện đòi quyền chủ tịch luân phiên của Hiệp hội Đông Nam Á vào năm 2014. Và để tranh thủ Bắc Kinh, ông Thein Sein đã cam kết với chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào là chính phủ của ông tiếp tục duy trì chính sách “Một nước Trung Quốc”, đồng thời hậu thuẫn Trung Quốc trên hồ sơ Biển Đông.
Quan điểm “một nước Trung Quốc” không có gì đáng nói vì nước nào quan hệ với Trung Quốc cũng đều chấp nhận chính sách này. Điểm đáng chú ý là tuyên bố ủng hộ Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông của ông Thein Sein, vì điều này mặc nhiên phá hoại đoàn kết nội bộ ASEAN, mà Miến Điện là một thành viên.
Trước hết, tuyên bố của Tổng thống Miến Điện được đưa ra đúng vào lúc căng thẳng nẩy sinh giữa Việt Nam và Trung Quốc, sau vụ tầu thăm dò của hãng PetroVietnam bị tàu hải giám của Trung Quốc phá hoại tại một vùng biển của Việt Nam, nhưng bị Trung Quốc đòi chủ quyền. Trước đó, tàu thăm dò dầu khí cho một thành viên khác của ASEAN là Philippines cũng bị tàu Trung Quốc sách nhiễu và đuổi khỏi khu vực đang hoạt động thuộc quyền kiểm soát của Manila, những cũng bị Bắc Kinh tranh chấp.
Khi ủng hộ chính sách Biển Đông của Trung Quốc, Miến Điện mặc nhiên xem nhẹ các đòi hỏi của các đồng minh trong khối ASEAN.
Mặt khác, ASEAN và Trung Quốc đã ký kết vào năm 2002 một bản Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Miến Điện, với tư cách là thành viên Hiệp hội Đông Nam Á, có nhiệm vụ tuân thủ văn kiện này và giữ vai trò trung lập trong tranh chấp ASEAN-Trung Quốc. Thế nhưng lần này, Miến Điện lại đứng hẳn về phía Trung Quốc.
Ngoài ra, việc ông Thein Sein ủng hộ Trung Quốc trong vùng Biển Đông có thể làm suy yếu sự thống nhất của ASEAN và không phù hợp với tinh thần bản “Tuyên bố chung về Cộng đồng ASEAN trong một cộng đồng toàn cầu của các quốc gia”, vừa được toàn thể các lãnh đạo Đông Nam Á thông qua nhân Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tại Indonesia đầu tháng năm.
Theo bản tuyên bố đó, ASEAN đang nỗ lực tiến tới một cương lĩnh chung vào năm 2022 để có được “một quan điểm có phối hợp hơn, thuần nhất hơn của toàn khối về các vấn đề toàn cầu mà các nước cùng quan tâm, dựa trên một quan điểm chung của ASEAN, qua đó tiếp tục tăng cường giá trị tiếng nói của ASEAN trong các diễn đàn đa phương.”
Trong bối cảnh các thành viên ASEAN có tranh chấp với Trung Quốc tại vùng Biển Đông như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, và cả Indonesia đang nỗ lực tìm kiếm đồng thuận trong toàn khối để chống lại sức ép thô bạo của Trung Quốc, hành động có thể gọi là “ăn mảnh” của Miến Điện là một mối đe dọa rất lớn. Lý do rất đơn giản. ASEAN vận hành theo nguyên tắc đồng thuận. Nếu không được toàn thể thành viên ASEAN chấp thuận thì bất kỳ một đề xuất nào cũng có thể bị bác bỏ.
Từ trước đến nay, trên vấn đề Biển Đông, Trung Quốc luôn luôn tìm cách chia rẽ khối ASEAN để dễ bề thao túng. Việc Tổng thống Miến Điện ủng hộ quan điểm của Bắc Kinh có thể được xem là một thành công mới của Trung Quốc trong âm mưu đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét