Trung Quốc : Cuộc tiến công của thành phần "tân Maoít"
Ông Bạc Hy Lai chủ trương trở lại thời Mao Trạch Đông (DR)
Le Monde nêu bật xu hướng đang muốn trở lại chế độ thời Mao, mà theo tờ báo ông Bạc Hy Lai, bí thư Đảng ủy Trùng Khánh đang là đầu đàn. Ông đang tiến hành một cuộc ‘‘vận động đỏ ’’ trước Đại Hội Đảng lần thứ 18 vào năm 2012.
Theo Le Monde, cuộc đấu tranh nội bộ trước Đại Hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 vào năm 2012, đang chuyển hướng một cách lạ lùng. Tờ báo nhìn thấy là vào năm tới đây, êkíp Hồ Cẩm Đào - Ôn Gia Bảo sẽ chuyển quyền cho thế hệ mới. Ban Thường vụ Bộ chính trị cũng sẽ chuyển tay.
Trong 9 ghế mà hai được dành cho tân Chủ tịch và Thủ tướng thì số 7 chỗ còn lại đang được tranh chấp một cách gay gắt : những ủy viên ra đi làm mọi cách để đề bạt người của mình. Một số người ngắm nghía chiếc ghế ủy viên thường trực như ông Bạc Hy Lai, theo le Monde, đang làm mọi điều để thu hút sự chú ý.
Theo bài báo, từ năm 2008, ông Bạc Hy Lai đã tiến hành cuộc ‘vân động đỏ’ ở Trùng Khánh, nào là cuộc thi ‘nhạc đỏ’ tại công viên, nào là buộc sinh viên dành 4 tháng trong chương trình học tập đến ở với công nhân và nông dân. Ngoài ra tư tưởng của Mao cũng được mạng xã hội Twitter của thành phố phổ biến. Trong tháng 3 vừa qua một trong những đài truyền hình của thành phố đã đổi sang thành đài truyền hình đỏ với những chương trình ‘văn hoá cộng sản’ vào giờ cao điểm.
Le Monde nêu câu hỏi là những người hoài niệm thời Mao, trong một thời gian dài từng bị xem là thiểu số lập dị, phải chăng đang trở lại mạnh mẽ trong tầng lớp cầm quyền ? Hiện tượng truy bức, bắt giam người viết blog, luật sư , nghệ sĩ như ông Ngải Vị Vị ... đang gây xôn xao dư luận.
Theo Le Monde, có nhà quan sát đánh giá là hiện tượng cứng rắn trở lại trong giai cấp cầm quyền trước hết là một chiến lược chính trị cổ điển, nhưng cũng có nhà phân tích cho rằng điều đó thể hiện sự lo ngại của giới bảo thủ, đang cảm thấy bị đe doạ trước những nguyện vọng dân chủ.
Le Monde trích dẫn giáo sư Trương Minh, thuộc Đại học Bắc Kinh, giải thích là phe bảo thủ có cảm giác là vẫn có một tầng lớp ở cơ sở khâm phục những tư tưỏng như thế. Dĩ nhiên có những người cảm thấy họ bị mất tất cả với những thay đổi kinh tế, họ có ảo tưởng là hồi thời Mao, công nhân, nông dân sung sướng hơn.
Ngoài ra thì có những cán bộ bị mất ảnh hưởng trong các cuộc đấu đá nội bộ, đang tìm cách chiếm lại ưu thế. Theo ông Trương Minh, chính do vấn đề cải tồ chính trị bị khoá chặt mà những người như ông Bạc Hy Lai mới có thể chiếm lĩnh sân khấu bằng cách sử dụng chủ nghiã Mao.
Còn trả lời Le Monde, giáo sư kinh tế Hồ Tinh Đẩu tại Bắc Kinh, cũng giải thích là vì nhiều vấn đề kinh tế xã hội cho nên ngày càng nhiều người chống đối cải tổ. Nhưng theo ông, thời Mao các vấn đề xã hội, lạm quyền, tội ác còn nhiều hơn ngày nay nhưng thời ấy, vì thông tin bị kiểm soát rất chặt chẽ nên không ai hay biết gì cả.
Đối với vị giáo sư kinh tế này, Mao là một cơn ác mộng vô hạn mà người Trung Quốc đã trải qua, và nếu không công khai chỉ trích Mao hay không thoát ra khỏi di sản mà nhà lãnh đạo này để lại, thì không bao giờ Trung Quốc bước vào sự hiện đại.
Khổng Tử chỉ lai vãng được ít lâu tại Thiên An Môn
Le Figaro cũng chú ý đến Trung Quốc nhưng trên một sự kiện lý thú mà tờ báo nêu trên trang nhất với hàng tựa : Khổng Tử khứ - hồi Thiên An Môn.
Tờ báo ghi nhận hóm hỉnh là như thế, Khổng Tử chỉ có ở một thời gian ngắn ở Thiên An Môn : tháng giêng vừa qua, tượng của nhà hiền triết đã được khai trương rầm rộ ở quảng trường nổi tiếng. Tượng cao 9 mét, nặng 17 tấn, được đặt trước Viện Bảo tàng Quốc gia, cho thấy là ngài đã được ưu ái trở lại.
Thế nhưng mới đây thì bức tượng đã đươc kín đáo chuyển đi. Và như thế là những lời chỉ trích đã vang lên : có người cho là Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bị xấu hổ khi ca ngợi nhà hiền triết mà thời Mao bị cấm đoán, lên án. Một số khác thì cho là đảng Cộng sản không có quyền chiếm đoạt di sản của ngài.
Theo Le Figaro vì không có lời giải thích nào được ra, cho nên một số người đầu ốc tiếu lâm đã sẳn sàng giải thích trên mạng : có người tự hỏi phải chăng Không Tử đã bị đưa đi vì không chịu gia nhập đảng ? Một người khác cho là phải chăng Khổng Tử đã bị công an câu lưu vì ‘tội ác kinh tế’, ám chỉ việc ông Ngải Vị Vị bị bắt giam.
Lào cũng đang bị lây tính hiện đại
Nhưng quốc gia được Le Figaro đặc biệt chú ý hôm nay là Lào. Tờ báo dành nguyên một trang để nói về sự kiện nước này cũng đang ‘’lây tính hiện đại’’, hàng tít lớn ở mục quốc tế.
Theo Le Figaro, với một tầng lớp trung lưu đang trổi dậy, thì xã hội Lào hiện đang kinh qua một cuộc cách mạng về lối sống và cách xử sự. Đặc biệt đâp mắt là cảnh giàu sang mới. Một tầng lớp trung lưu tại Lào, trẻ tuổi, đang thẳng tay tiêu xài.
Điện thoại di động thay đổi theo ‘mốt’, ngày cuối tuần là những dòng xe Mercedes mới toanh nối đuôi nhau ở cầu Hữu Nghị để sang Thái Lan. Ở khu vực giàu sang phiá Đông Bắc thủ đô, nhà cửa theo đủ loại kiến trúc loè loẹt, nơi thì có tường ngoài theo kiểu Vạn lý Trường thành, nơi thì nhà không khác gì trong truyện Một ngàn lẻ một đêm, có nhà có cả bể cá mập.
Trước xã hội đang chuyển mình đó, Le Figaro nhận thấy phiá chính quyền e ngại không kiểm soát được nguyện vọng của người dân, cho nên họ đi theo con đường kinh tế của Trung Quốc và Việt Nam với một nhịp độ thận trọng và chậm hơn, và nhất là, tiếp tục bám chặt vào những di tích và lập luận ‘xã hội chủ nghĩa’. Tầng lớp ‘quý tộc cách mạng’, tên gọi 11 nhân vật Bộ Chính trị, nhất quyết không nới rộng gọng kềm kiểm soát.
Nhưng người Lào, theo tờ báo, có vẻ chấp nhận tình trạng này. Họ mua xe, xem truyền hình Thái Lan, không phải thi hành nghiã vụ quân sự… nhưng ngược lại thì không màng đến những vấn đề khác. Như một nghệ sĩ trẻ giải thích : họ thích để tình hình tự nó từ từ chuyển biến. Mọi người ở Lào đều thấm nhuần tục ngữ ‘hái hoa sen nhưng không khuấy bùn’.
Ấn Độ : Vi tín dụng lại có hậu quả thảm khốc
Tờ Libération hôm nay trên bình diện kinh tế, chú ý đến các khoản vi tín dụng nhưng chú ý đến hậu quả chết người của nó ở Ấn Độ, qua bài phóng sự tựa đề ‘Vi tín dụng ở Ấn Độ : vòng xoáy của tử thần’.
Gọi là vòng xoáy của tử thần là vì theo Libération đã có nhiều người tự tử ở bang Andrah. Người được hưởng tín dụng đã không có tiền trả nợ cho nên đã đi đến hành động tuyệt vọng này.
Libération kể lại câu chuyện thương tâm của gia đình một người thợ quét vôi tên Khaja. Mẹ của anh đã tự vẫn, ngôi nhà bị thế chấp, nợ nần chồng chất. Bà mẹ, bà Jahirabee đã tự vẫn ngay trước ngày phải trả nợ. Khaja hiện không biết làm thế nào để giải quyết các khoản tiền vay đến hạn. Anh và cha anh mỗi tháng kiếm được cao nhất là 7000 rupi (109 euro), trong khi nợ đáo hạn mỗi tháng là 3000 rupi.
Libération nhận định gay gắt là sở dĩ những khoản vi tín dụng từng được ca ngợi là cứu cánh đối với người nghèo, giúp họ dần dần gầy dựng nên một sự nghiệp, thoát khỏi cảnh túng thiếu, đang trở thành một mối hoạ, đó là do hệ thống này đã bị các công ty tư nhân thao túng.
Họ chỉ thấy lợi nhuận, đưa ra những khoản chiêu dụ dễ dãi và hấp dẫn, khiến cho những người túng tiền khó cưõng lại được. Như bà Jahirabee, đã vay mượn ở 8 nơi khác nhau một số tiền quá to lớn đối với bà : 7000 euro, trong lúc thu nhập gia đình chỉ khoảng 150 euro một tháng.
Bà Jahirabee bị rơi vào cạm bẫy và đã phải nhờ đến những người cho vay ăn lời cao để bù trả các khoản vi tín dụng mà những định chế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế và một số tập đoàn tư nhân quản lý. Và kết cục là bà đã tự kết liễu cuộc đời.
Theo Le Monde, cuộc đấu tranh nội bộ trước Đại Hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 vào năm 2012, đang chuyển hướng một cách lạ lùng. Tờ báo nhìn thấy là vào năm tới đây, êkíp Hồ Cẩm Đào - Ôn Gia Bảo sẽ chuyển quyền cho thế hệ mới. Ban Thường vụ Bộ chính trị cũng sẽ chuyển tay.
Trong 9 ghế mà hai được dành cho tân Chủ tịch và Thủ tướng thì số 7 chỗ còn lại đang được tranh chấp một cách gay gắt : những ủy viên ra đi làm mọi cách để đề bạt người của mình. Một số người ngắm nghía chiếc ghế ủy viên thường trực như ông Bạc Hy Lai, theo le Monde, đang làm mọi điều để thu hút sự chú ý.
Theo bài báo, từ năm 2008, ông Bạc Hy Lai đã tiến hành cuộc ‘vân động đỏ’ ở Trùng Khánh, nào là cuộc thi ‘nhạc đỏ’ tại công viên, nào là buộc sinh viên dành 4 tháng trong chương trình học tập đến ở với công nhân và nông dân. Ngoài ra tư tưởng của Mao cũng được mạng xã hội Twitter của thành phố phổ biến. Trong tháng 3 vừa qua một trong những đài truyền hình của thành phố đã đổi sang thành đài truyền hình đỏ với những chương trình ‘văn hoá cộng sản’ vào giờ cao điểm.
Le Monde nêu câu hỏi là những người hoài niệm thời Mao, trong một thời gian dài từng bị xem là thiểu số lập dị, phải chăng đang trở lại mạnh mẽ trong tầng lớp cầm quyền ? Hiện tượng truy bức, bắt giam người viết blog, luật sư , nghệ sĩ như ông Ngải Vị Vị ... đang gây xôn xao dư luận.
Theo Le Monde, có nhà quan sát đánh giá là hiện tượng cứng rắn trở lại trong giai cấp cầm quyền trước hết là một chiến lược chính trị cổ điển, nhưng cũng có nhà phân tích cho rằng điều đó thể hiện sự lo ngại của giới bảo thủ, đang cảm thấy bị đe doạ trước những nguyện vọng dân chủ.
Le Monde trích dẫn giáo sư Trương Minh, thuộc Đại học Bắc Kinh, giải thích là phe bảo thủ có cảm giác là vẫn có một tầng lớp ở cơ sở khâm phục những tư tưỏng như thế. Dĩ nhiên có những người cảm thấy họ bị mất tất cả với những thay đổi kinh tế, họ có ảo tưởng là hồi thời Mao, công nhân, nông dân sung sướng hơn.
Ngoài ra thì có những cán bộ bị mất ảnh hưởng trong các cuộc đấu đá nội bộ, đang tìm cách chiếm lại ưu thế. Theo ông Trương Minh, chính do vấn đề cải tồ chính trị bị khoá chặt mà những người như ông Bạc Hy Lai mới có thể chiếm lĩnh sân khấu bằng cách sử dụng chủ nghiã Mao.
Còn trả lời Le Monde, giáo sư kinh tế Hồ Tinh Đẩu tại Bắc Kinh, cũng giải thích là vì nhiều vấn đề kinh tế xã hội cho nên ngày càng nhiều người chống đối cải tổ. Nhưng theo ông, thời Mao các vấn đề xã hội, lạm quyền, tội ác còn nhiều hơn ngày nay nhưng thời ấy, vì thông tin bị kiểm soát rất chặt chẽ nên không ai hay biết gì cả.
Đối với vị giáo sư kinh tế này, Mao là một cơn ác mộng vô hạn mà người Trung Quốc đã trải qua, và nếu không công khai chỉ trích Mao hay không thoát ra khỏi di sản mà nhà lãnh đạo này để lại, thì không bao giờ Trung Quốc bước vào sự hiện đại.
Khổng Tử chỉ lai vãng được ít lâu tại Thiên An Môn
Le Figaro cũng chú ý đến Trung Quốc nhưng trên một sự kiện lý thú mà tờ báo nêu trên trang nhất với hàng tựa : Khổng Tử khứ - hồi Thiên An Môn.
Tờ báo ghi nhận hóm hỉnh là như thế, Khổng Tử chỉ có ở một thời gian ngắn ở Thiên An Môn : tháng giêng vừa qua, tượng của nhà hiền triết đã được khai trương rầm rộ ở quảng trường nổi tiếng. Tượng cao 9 mét, nặng 17 tấn, được đặt trước Viện Bảo tàng Quốc gia, cho thấy là ngài đã được ưu ái trở lại.
Thế nhưng mới đây thì bức tượng đã đươc kín đáo chuyển đi. Và như thế là những lời chỉ trích đã vang lên : có người cho là Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bị xấu hổ khi ca ngợi nhà hiền triết mà thời Mao bị cấm đoán, lên án. Một số khác thì cho là đảng Cộng sản không có quyền chiếm đoạt di sản của ngài.
Theo Le Figaro vì không có lời giải thích nào được ra, cho nên một số người đầu ốc tiếu lâm đã sẳn sàng giải thích trên mạng : có người tự hỏi phải chăng Không Tử đã bị đưa đi vì không chịu gia nhập đảng ? Một người khác cho là phải chăng Khổng Tử đã bị công an câu lưu vì ‘tội ác kinh tế’, ám chỉ việc ông Ngải Vị Vị bị bắt giam.
Lào cũng đang bị lây tính hiện đại
Nhưng quốc gia được Le Figaro đặc biệt chú ý hôm nay là Lào. Tờ báo dành nguyên một trang để nói về sự kiện nước này cũng đang ‘’lây tính hiện đại’’, hàng tít lớn ở mục quốc tế.
Theo Le Figaro, với một tầng lớp trung lưu đang trổi dậy, thì xã hội Lào hiện đang kinh qua một cuộc cách mạng về lối sống và cách xử sự. Đặc biệt đâp mắt là cảnh giàu sang mới. Một tầng lớp trung lưu tại Lào, trẻ tuổi, đang thẳng tay tiêu xài.
Điện thoại di động thay đổi theo ‘mốt’, ngày cuối tuần là những dòng xe Mercedes mới toanh nối đuôi nhau ở cầu Hữu Nghị để sang Thái Lan. Ở khu vực giàu sang phiá Đông Bắc thủ đô, nhà cửa theo đủ loại kiến trúc loè loẹt, nơi thì có tường ngoài theo kiểu Vạn lý Trường thành, nơi thì nhà không khác gì trong truyện Một ngàn lẻ một đêm, có nhà có cả bể cá mập.
Trước xã hội đang chuyển mình đó, Le Figaro nhận thấy phiá chính quyền e ngại không kiểm soát được nguyện vọng của người dân, cho nên họ đi theo con đường kinh tế của Trung Quốc và Việt Nam với một nhịp độ thận trọng và chậm hơn, và nhất là, tiếp tục bám chặt vào những di tích và lập luận ‘xã hội chủ nghĩa’. Tầng lớp ‘quý tộc cách mạng’, tên gọi 11 nhân vật Bộ Chính trị, nhất quyết không nới rộng gọng kềm kiểm soát.
Nhưng người Lào, theo tờ báo, có vẻ chấp nhận tình trạng này. Họ mua xe, xem truyền hình Thái Lan, không phải thi hành nghiã vụ quân sự… nhưng ngược lại thì không màng đến những vấn đề khác. Như một nghệ sĩ trẻ giải thích : họ thích để tình hình tự nó từ từ chuyển biến. Mọi người ở Lào đều thấm nhuần tục ngữ ‘hái hoa sen nhưng không khuấy bùn’.
Ấn Độ : Vi tín dụng lại có hậu quả thảm khốc
Tờ Libération hôm nay trên bình diện kinh tế, chú ý đến các khoản vi tín dụng nhưng chú ý đến hậu quả chết người của nó ở Ấn Độ, qua bài phóng sự tựa đề ‘Vi tín dụng ở Ấn Độ : vòng xoáy của tử thần’.
Gọi là vòng xoáy của tử thần là vì theo Libération đã có nhiều người tự tử ở bang Andrah. Người được hưởng tín dụng đã không có tiền trả nợ cho nên đã đi đến hành động tuyệt vọng này.
Libération kể lại câu chuyện thương tâm của gia đình một người thợ quét vôi tên Khaja. Mẹ của anh đã tự vẫn, ngôi nhà bị thế chấp, nợ nần chồng chất. Bà mẹ, bà Jahirabee đã tự vẫn ngay trước ngày phải trả nợ. Khaja hiện không biết làm thế nào để giải quyết các khoản tiền vay đến hạn. Anh và cha anh mỗi tháng kiếm được cao nhất là 7000 rupi (109 euro), trong khi nợ đáo hạn mỗi tháng là 3000 rupi.
Libération nhận định gay gắt là sở dĩ những khoản vi tín dụng từng được ca ngợi là cứu cánh đối với người nghèo, giúp họ dần dần gầy dựng nên một sự nghiệp, thoát khỏi cảnh túng thiếu, đang trở thành một mối hoạ, đó là do hệ thống này đã bị các công ty tư nhân thao túng.
Họ chỉ thấy lợi nhuận, đưa ra những khoản chiêu dụ dễ dãi và hấp dẫn, khiến cho những người túng tiền khó cưõng lại được. Như bà Jahirabee, đã vay mượn ở 8 nơi khác nhau một số tiền quá to lớn đối với bà : 7000 euro, trong lúc thu nhập gia đình chỉ khoảng 150 euro một tháng.
Bà Jahirabee bị rơi vào cạm bẫy và đã phải nhờ đến những người cho vay ăn lời cao để bù trả các khoản vi tín dụng mà những định chế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế và một số tập đoàn tư nhân quản lý. Và kết cục là bà đã tự kết liễu cuộc đời.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét