493. MỘT ĐỀ XUẤT “LẠ”
Đăng bởi anhbasam on 26/04/2011
Đôi lời: Nhân bài viết của Dương Danh Huy trên trang The Manila Times (đã được dịch, đăng: 487. Bảo vệ quyền của Philippines ở Reed Bank) và tiếp đến là phản ứng của Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc với bài Bãi Cỏ Rong (Reed Bank) là của Philippines hay của Dương Danh Huy và Lê Minh Phiếu? — (Nguyễn Xuân Diện), xin đăng dưới đây bài Một đề xuất “lạ” cũng của Đinh Kim Phúc, trên trang Ba Sàm (cũ) ngày 6-4-2010. Sở dĩ có sự móc xích hai câu chuyện với nhau là do cảm giác chúng có điểm tương đồng.
Ông Dương Danh Huy và Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc từng cùng trong Quỹ Nghiên cứu Biển Đông (có trang web-trong danh mục bên tay mặt đây). Quỹ này là một tổ chức tự nguyện vô vụ lợi, gồm một số trí thức trong, ngoài nước có tấm lòng và hiểu biết về vấn đề chủ quyền biển đảo cùng nhau thành lập. Tuy nhiên, công việc của họ không tránh khỏi nhiều khó khăn, từ phía nhà nước Việt Nam (không có thái độ rõ ràng), điều kiện trao đổi, hiểu nhau, cho tới khả năng, tinh thần của từng cá nhân. Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc đã tuyên bố không tham gia tổ chức này nữa.
Về bài của Dương Danh Huy. Có lẽ ông cũng mang lối tư duy và hành động tương tự TS Vũ Quang Việt, năm ngoái từng gây xôn xao dư luận khi bất ngờ đưa ra những ý kiến trái chiều với nhiều người khác, cũng về Trường Sa-Hoàng Sa, mà bài viết dưới đây đề cập.
Hai vị ở ngoại quốc này có thể không nghĩ như bà con trong nước, những người phải sống trong hoàn cảnh quá ư khác thường và phải đối diện với cuộc tranh đấu cam go “thù trong, giặc ngoài, án lơ lửng trên đầu” cho chủ quyền quốc gia. Không có điều kiện phân tích dài, chỉ tạm ví những trí thức ở nước ngoài này muốn tranh đấu theo kiểu … Tây. Còn trong nước thì theo kiểu “du kích”. Không dễ đem cái văn minh, khoa học vào áp dụng cho thứ môi trường không giống ai ở xứ này được. Cái môi trường quái gở chưa từng có còn ở chỗ cuộc tranh đấu lại với đối thủ là “bạn vàng” (số 1? Ít ra là với tuyên bố của những người cầm quyền) của mình. Có lẽ vì vậy, mà trong bài thứ hai, “Bãi Cỏ Rong … “, ông Đinh Kim Phúc đã nổi nóng, có lối viết không thích hợp với tranh luận học thuật, khi ông khó luận ra cái gì đây đằng sau những lập luận trái chiều của ông Huy, cũng như ông Việt.
Nói về “cái đằng sau” là không dễ. Năm ngoái, lời bình của BS về tuyên bố của TS Vũ Quang Việt cũng đã nhận được phản hồi của một vài trí thức Việt kiều. Họ cho rằng BS đã có những ám chỉ rất không có lợi cho TS VQV. Nhưng cho đến hôm nay, BS vẫn giữ nguyên quan điểm này. Đó là việc TS Vũ Quang Việt, với một vấn đề quá hệ trọng, trong môi trường quá phức tạp vậy, mà không trao đổi riêng với những người liên quan trong giới học thuật, lại đã vội trình bày rất sơ lược trên đài BBC (xem Hoi thao ve tranh chap Bien Dong), thì chí ít cũng là hành động khinh suất khó hiểu của một nhà nghiên cứu, nhà kinh tế rất am hiểu trong ngoài. Nay có hiện tượng Dương Danh Huy, tuy ít nghiêm trọng hơn, nhưng cũng là bài học cho những nhà nghiên cứu “nghiệp dư”.
Quan điểm chính của bài báo là “Dựa trên bằng chứng lịch sử và luật pháp quốc tế, TS Vũ Quang Việt cho rằng, quần đảo Hoàng Sa nên được chia sẻ chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc. Cụm đảo An Vĩnh (Amphitrite) có đảo Phú Lâm sẽ do Trung Quốc giữ và cụm đảo Lưỡi Liềm(Crescent) có đảo Hoàng Sa là thuộc chủ quyền Việt Nam, cùng với vùng lãnh hải 12 hải lý bao quanh các cụm đảo”.
Như vậy là TS Vũ Quang Việt nói về khả năng chia đôi: An Vĩnh cho Trung Quốc, Trăng Khuyết cho Việt Nam sẽ phù hợp hơn dựa trên bằng chứng lịch sử và luật pháp quốc tế[?]
Chúng tôi xin trao đổi cùng TS Vũ Quang Việt một số ý sau đây:
1. Liệu có phải TS Vũ Quang Việt nhầm lẫn đôi chút về điều được gọi là bằng chứng lịch sử của Trung Quốc và tiêu chí để xem xét “bằng chứng lịch sử” của tác giả
1.1 Cả ngư dân Việt Nam và ngư dân Trung Quốc (ở đảo Hải Nam) đều qua lại Paracel cũng như nhiều đảo khác trong biển Đông để đánh cá. Nhưng việc hoạt động khai thác của cá nhân không được coi là hành động chiếm hữu nhà nước
1.2 Người dân Đàng Trong (Cochinchina) hàng năm tổ chức ra các đảo ven bờ và quần đảo Paracels để khai thác tổ chim yến Salagang. Các tài liệu tiếng Anh, Pháp, Đức, Hà Lan trong thế kỷ 19 đều nói về việc khai thác tổ chim yến và bán cho Trung Quốc để chế biến thành món ăn bổ dưỡng cho giới quí tộc. Mặc dù các tài liệu ghi khoảng cách từ bờ đến đảo là rất khác nhau (20 dặm, 30 dặm, 40 dặm, 60-80 dặm) nhưng chắc chắn không phải là nhầm lẫn Paracel với đảo ven bờ nào vì có tài liệu đã ghi rõ các đảo ven bờ và quần đảo Paracels. Khoảng cách ngày càng tăng dần, có lẽ là do về sau có các chuyến khảo sát kỹ lưỡng xác định khoảng cách chính xác hơn. Nhưng việc ghi rõ khai thác tổ chim yến bán cho Trung Quốc khẳng định rằng Trung Quốc hoàn toàn không mang ý đồ chiếm hữu những đảo nầy. Thử hỏi nếu họ chiếm hữu thì tội gì phải mua tổ chim của An Nam, thay vì cử người ra nhặt hàng năm?
1.3 Nên nhớ rằng đảo Phú Lâm chính là “căn cứ” của đội Hoàng Sa khi xưa. Theo sử liệu,Vua Minh Mạng đã cho quân lính ra xây bia và trồng nhiều cây để thuyền bè đi lại dễ nhận biết mà không bị mắc cạn. Các mô tả trong sử sách Việt Nam về núi Phật Tự (tên cũ là Cồn Bạch Sa) với ngôi miếu Vạn Lý Ba Bình, và phía Bắc có Bàn Than Thạch giống y hệt đảo Phú Lâm (woody) và đảo Hòn Đá (Rocky) ngày nay.
Tóm lại nhiều chứng cứ chứng minh đảo Phú Lâm đã được khai thác, quản lý từ thời chúa Nguyễn và triều Nguyễn, và nếu đội Hoàng Sa có từ đảo Phú Lâm tỏa ra các đảo xung quanh trong nhóm An Vĩnh thì cũng không có gì khó hiểu. Không thể có chuyện triều Nguyễn bỏ sót nhóm An Vĩnh, mà hoàng để nhà Thanh đã làm chủ nó như lập luận của TS Vũ Quang Việt.
1.4 Các tài liệu Nhật cho thấy là Nhật đã đặt chân khai thác phân chim (một loại phân Lân) từ sớm. Các nhân chứng từng làm việc ở trạm khí tượng Hoàng Sa trên đảo Hoàng Sa (Pattle) cũng kể lại hay gặp người Nhật qua lại xin nước ngọt. Nhưng hoạt động của Trung Quốc chỉ có từ sau 1945 chứ không có một người nào trên đảo Phú Lâm từ trước đó nên không thể nói là Trung Quốc đã làm chủ đảo Phú Lâm và nhóm An Vĩnh một cách khiên cưỡng
2. Trước đây, một nhà nghiên cứu có tên tuổi cũng từng gợi ý là nếu ta đòi cả quần đảo thì rất khó, chỉ nên đòi Trăng Khuyết đã được chính quyền Sài Gòn giữ đến năm 1974, còn phần An Vĩnh “trả” cho Trung Quốc.
Xin thưa rằng, Trung Quốc đâu phải chỉ muốn vài đảo phân chim đó mà nó muốn cả biển Đông. Cái gì mà họ đã chiếm được thì nó coi là sở hữu vĩnh viễn chứ đâu có chịu tự nguyện trả như ai đó hi vọng? Nếu như lập trường chính thức của Việt Nam là như vậy thì đó là một bước lùi vô lý, và Trung Quốc sẽ làm cho phải lùi nốt để chịu mất luôn cả Trăng Khuyết và thực tế TQ đã sử dụng vũ lực để chiêm đoạt vào 1974 như chúng ta hằng biết..
Theo Marwyn S. Samuels trong cuốn sách “Contest for South China Sea”, Phú Lâm (Woody Island), một phần của cụm đảo Amphitrite (An Vĩnh) và là hòn đảo lớn nhất tại Hoàng Sa, ít nhất đã được Trung Quốc khai thác từ năm 1911 và có thể từ trước đó. Điều này đã được chứng minh bởi đơn khởi kiện của một nhóm các thương nhân đối với tỉnh Quảng Đông về việc cấp phép khai thác phân chim/ khu dự trữ phốt pho năm 1921. Một ủy ban đã được thành lập năm 1928 và thậm chí họ còn cử người đến “Hoàng Sa” để điều tra, trong khi hoạt động khai thác đã được triển khai. Thế nhưng, việc khai thác chỉ hạn chế ở đảo Phú Lâm.
Có thể TS Vũ Quang Việt dựa vào tài liệu này để dẫn đến những nhận định trên chăng?
Các học giả ở nước ngoài góp tư liệu, phân tích về vấn đề chủ quyền biển đảo, thậm chí giới thiệu những quan điểm đa chiều để người trong nước tham khảo… là rất đáng trân trọng và cần được phổ biến rộng rãi. Nhưng như bài sáng nay của TS Vũ Quang Việt đã đi xa hơn thế, đưa ra những xác nhận xa lạ về việc tách ra 2 cụm đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa với những cứ liệu mà TS Vũ Quang Việt cho là “phù hợp với bằng chứng lịch sử và luật pháp quốc tế” để xác nhận chủ quyền của Trung Quốc và phần của Việt Nam như trong bài viết thì e rằng ông quá ư chủ quan và có thể dẫn đến những hệ lụy thiệt thòi về lâu dài cho Việt Nam.
Dù là cái gì đã lọt vào tay Trung Quốc thì họ càng củng cố và chẳng bao giờ tự nguyện trả lại, nhưng không phải vì vậy mà chúng ta “đành” phải quanh co để xin lại một phần kiểu nầy.
Trước nguy cơ nầy, chúng ta còn loanh quanh thì cách đặt vấn đề của TS Vũ Quang Việt chẳng giúp được gì , tung hỏa mù gây thêm rối ren? Xét về lập luận và cứ liệu thì những gì TS Vũ Quang Việt nêu ra về vấn đề chủ quyển của Trung Quốc đối với Phú Lâm không đủ, nếu không muốn nói là cảm tính mà luật pháp quốc tế phải chăng là xét đoán mang tính chất nầy? Căn cứ vào sử liệu của ai, thời nào? TS Vũ Quang Việt quên rằng nhận thức về biển đảo của người Trung Quốc không vượt quá đảo Hải Nam. Mãi đến năm 2009 mới đưa ra bản đồ hình chữ U (lưỡi bò) sau mấy mươi năm ”thập thò” bản đồ mại theo Trung Hoa Dân Quốc vẽ ra năm 1947 để tranh giành với Pháp sau hòa ước San Francisco?
Thông cảm với TS Vũ Quang Việt về việc nghiên cứu chủ quyền trên biển đông vốn đã là một vấn đề phức tạp, gây tranh cãi, vì vậy có sai sót là chuyện thường tình, nhưng việc đưa ra “sáng kiến” vô tình phụ họa với Trung Quốc một cách gián tiếp như bài viết nầy là điều cần xem xét và sẽ hoàn toàn bị phủ nhận khi nó đi ngược lại với sự hiểu biết và tâm nguyện của nhiều người. Một nguy hiểm là nếu theo dòng lập luận nầy thì nước Việt Nam chúng ta cũng phải chia thành nhiều phần lãnh thổ trong đó Trung Quốc sẽ giữ một phần rất lớn theo phương pháp luận về chủ quyền kiểu nầy của TS Vũ Quang Việt sá gì mấy hòn đảo lon con trên biển Đông!
Không nói là khởi xướng cho việc Chiêm Thành, Phù Nam và Campuchia phải được khôi phục chủ quyền trên lãnh thổ thuộc chúng ta!
–
Chú thích: để rõ thêm về lập luận của TS Vũ Quang Việt và phản ứng chung, mời bấm xem các bài viết khác)
Ông Dương Danh Huy và Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc từng cùng trong Quỹ Nghiên cứu Biển Đông (có trang web-trong danh mục bên tay mặt đây). Quỹ này là một tổ chức tự nguyện vô vụ lợi, gồm một số trí thức trong, ngoài nước có tấm lòng và hiểu biết về vấn đề chủ quyền biển đảo cùng nhau thành lập. Tuy nhiên, công việc của họ không tránh khỏi nhiều khó khăn, từ phía nhà nước Việt Nam (không có thái độ rõ ràng), điều kiện trao đổi, hiểu nhau, cho tới khả năng, tinh thần của từng cá nhân. Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc đã tuyên bố không tham gia tổ chức này nữa.
Về bài của Dương Danh Huy. Có lẽ ông cũng mang lối tư duy và hành động tương tự TS Vũ Quang Việt, năm ngoái từng gây xôn xao dư luận khi bất ngờ đưa ra những ý kiến trái chiều với nhiều người khác, cũng về Trường Sa-Hoàng Sa, mà bài viết dưới đây đề cập.
Hai vị ở ngoại quốc này có thể không nghĩ như bà con trong nước, những người phải sống trong hoàn cảnh quá ư khác thường và phải đối diện với cuộc tranh đấu cam go “thù trong, giặc ngoài, án lơ lửng trên đầu” cho chủ quyền quốc gia. Không có điều kiện phân tích dài, chỉ tạm ví những trí thức ở nước ngoài này muốn tranh đấu theo kiểu … Tây. Còn trong nước thì theo kiểu “du kích”. Không dễ đem cái văn minh, khoa học vào áp dụng cho thứ môi trường không giống ai ở xứ này được. Cái môi trường quái gở chưa từng có còn ở chỗ cuộc tranh đấu lại với đối thủ là “bạn vàng” (số 1? Ít ra là với tuyên bố của những người cầm quyền) của mình. Có lẽ vì vậy, mà trong bài thứ hai, “Bãi Cỏ Rong … “, ông Đinh Kim Phúc đã nổi nóng, có lối viết không thích hợp với tranh luận học thuật, khi ông khó luận ra cái gì đây đằng sau những lập luận trái chiều của ông Huy, cũng như ông Việt.
Nói về “cái đằng sau” là không dễ. Năm ngoái, lời bình của BS về tuyên bố của TS Vũ Quang Việt cũng đã nhận được phản hồi của một vài trí thức Việt kiều. Họ cho rằng BS đã có những ám chỉ rất không có lợi cho TS VQV. Nhưng cho đến hôm nay, BS vẫn giữ nguyên quan điểm này. Đó là việc TS Vũ Quang Việt, với một vấn đề quá hệ trọng, trong môi trường quá phức tạp vậy, mà không trao đổi riêng với những người liên quan trong giới học thuật, lại đã vội trình bày rất sơ lược trên đài BBC (xem Hoi thao ve tranh chap Bien Dong), thì chí ít cũng là hành động khinh suất khó hiểu của một nhà nghiên cứu, nhà kinh tế rất am hiểu trong ngoài. Nay có hiện tượng Dương Danh Huy, tuy ít nghiêm trọng hơn, nhưng cũng là bài học cho những nhà nghiên cứu “nghiệp dư”.
MỘT ĐỀ XUẤT “LẠ”
Đinh Kim Phúc
Sáng nay, ngày 6/4/2010, VietnamNet cho đăng bài “Quần đảo Hoàng Sa: Chia sẻ chủ quyền Việt – Trung?” của TS. Vũ Quang Việt nhưng sau đó không biết vì lý do gì bài đã bị rút xuống.Quan điểm chính của bài báo là “Dựa trên bằng chứng lịch sử và luật pháp quốc tế, TS Vũ Quang Việt cho rằng, quần đảo Hoàng Sa nên được chia sẻ chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc. Cụm đảo An Vĩnh (Amphitrite) có đảo Phú Lâm sẽ do Trung Quốc giữ và cụm đảo Lưỡi Liềm(Crescent) có đảo Hoàng Sa là thuộc chủ quyền Việt Nam, cùng với vùng lãnh hải 12 hải lý bao quanh các cụm đảo”.
Như vậy là TS Vũ Quang Việt nói về khả năng chia đôi: An Vĩnh cho Trung Quốc, Trăng Khuyết cho Việt Nam sẽ phù hợp hơn dựa trên bằng chứng lịch sử và luật pháp quốc tế[?]
Chúng tôi xin trao đổi cùng TS Vũ Quang Việt một số ý sau đây:
1. Liệu có phải TS Vũ Quang Việt nhầm lẫn đôi chút về điều được gọi là bằng chứng lịch sử của Trung Quốc và tiêu chí để xem xét “bằng chứng lịch sử” của tác giả
1.1 Cả ngư dân Việt Nam và ngư dân Trung Quốc (ở đảo Hải Nam) đều qua lại Paracel cũng như nhiều đảo khác trong biển Đông để đánh cá. Nhưng việc hoạt động khai thác của cá nhân không được coi là hành động chiếm hữu nhà nước
1.2 Người dân Đàng Trong (Cochinchina) hàng năm tổ chức ra các đảo ven bờ và quần đảo Paracels để khai thác tổ chim yến Salagang. Các tài liệu tiếng Anh, Pháp, Đức, Hà Lan trong thế kỷ 19 đều nói về việc khai thác tổ chim yến và bán cho Trung Quốc để chế biến thành món ăn bổ dưỡng cho giới quí tộc. Mặc dù các tài liệu ghi khoảng cách từ bờ đến đảo là rất khác nhau (20 dặm, 30 dặm, 40 dặm, 60-80 dặm) nhưng chắc chắn không phải là nhầm lẫn Paracel với đảo ven bờ nào vì có tài liệu đã ghi rõ các đảo ven bờ và quần đảo Paracels. Khoảng cách ngày càng tăng dần, có lẽ là do về sau có các chuyến khảo sát kỹ lưỡng xác định khoảng cách chính xác hơn. Nhưng việc ghi rõ khai thác tổ chim yến bán cho Trung Quốc khẳng định rằng Trung Quốc hoàn toàn không mang ý đồ chiếm hữu những đảo nầy. Thử hỏi nếu họ chiếm hữu thì tội gì phải mua tổ chim của An Nam, thay vì cử người ra nhặt hàng năm?
1.3 Nên nhớ rằng đảo Phú Lâm chính là “căn cứ” của đội Hoàng Sa khi xưa. Theo sử liệu,Vua Minh Mạng đã cho quân lính ra xây bia và trồng nhiều cây để thuyền bè đi lại dễ nhận biết mà không bị mắc cạn. Các mô tả trong sử sách Việt Nam về núi Phật Tự (tên cũ là Cồn Bạch Sa) với ngôi miếu Vạn Lý Ba Bình, và phía Bắc có Bàn Than Thạch giống y hệt đảo Phú Lâm (woody) và đảo Hòn Đá (Rocky) ngày nay.
Tóm lại nhiều chứng cứ chứng minh đảo Phú Lâm đã được khai thác, quản lý từ thời chúa Nguyễn và triều Nguyễn, và nếu đội Hoàng Sa có từ đảo Phú Lâm tỏa ra các đảo xung quanh trong nhóm An Vĩnh thì cũng không có gì khó hiểu. Không thể có chuyện triều Nguyễn bỏ sót nhóm An Vĩnh, mà hoàng để nhà Thanh đã làm chủ nó như lập luận của TS Vũ Quang Việt.
1.4 Các tài liệu Nhật cho thấy là Nhật đã đặt chân khai thác phân chim (một loại phân Lân) từ sớm. Các nhân chứng từng làm việc ở trạm khí tượng Hoàng Sa trên đảo Hoàng Sa (Pattle) cũng kể lại hay gặp người Nhật qua lại xin nước ngọt. Nhưng hoạt động của Trung Quốc chỉ có từ sau 1945 chứ không có một người nào trên đảo Phú Lâm từ trước đó nên không thể nói là Trung Quốc đã làm chủ đảo Phú Lâm và nhóm An Vĩnh một cách khiên cưỡng
2. Trước đây, một nhà nghiên cứu có tên tuổi cũng từng gợi ý là nếu ta đòi cả quần đảo thì rất khó, chỉ nên đòi Trăng Khuyết đã được chính quyền Sài Gòn giữ đến năm 1974, còn phần An Vĩnh “trả” cho Trung Quốc.
Xin thưa rằng, Trung Quốc đâu phải chỉ muốn vài đảo phân chim đó mà nó muốn cả biển Đông. Cái gì mà họ đã chiếm được thì nó coi là sở hữu vĩnh viễn chứ đâu có chịu tự nguyện trả như ai đó hi vọng? Nếu như lập trường chính thức của Việt Nam là như vậy thì đó là một bước lùi vô lý, và Trung Quốc sẽ làm cho phải lùi nốt để chịu mất luôn cả Trăng Khuyết và thực tế TQ đã sử dụng vũ lực để chiêm đoạt vào 1974 như chúng ta hằng biết..
Theo Marwyn S. Samuels trong cuốn sách “Contest for South China Sea”, Phú Lâm (Woody Island), một phần của cụm đảo Amphitrite (An Vĩnh) và là hòn đảo lớn nhất tại Hoàng Sa, ít nhất đã được Trung Quốc khai thác từ năm 1911 và có thể từ trước đó. Điều này đã được chứng minh bởi đơn khởi kiện của một nhóm các thương nhân đối với tỉnh Quảng Đông về việc cấp phép khai thác phân chim/ khu dự trữ phốt pho năm 1921. Một ủy ban đã được thành lập năm 1928 và thậm chí họ còn cử người đến “Hoàng Sa” để điều tra, trong khi hoạt động khai thác đã được triển khai. Thế nhưng, việc khai thác chỉ hạn chế ở đảo Phú Lâm.
Có thể TS Vũ Quang Việt dựa vào tài liệu này để dẫn đến những nhận định trên chăng?
Các học giả ở nước ngoài góp tư liệu, phân tích về vấn đề chủ quyền biển đảo, thậm chí giới thiệu những quan điểm đa chiều để người trong nước tham khảo… là rất đáng trân trọng và cần được phổ biến rộng rãi. Nhưng như bài sáng nay của TS Vũ Quang Việt đã đi xa hơn thế, đưa ra những xác nhận xa lạ về việc tách ra 2 cụm đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa với những cứ liệu mà TS Vũ Quang Việt cho là “phù hợp với bằng chứng lịch sử và luật pháp quốc tế” để xác nhận chủ quyền của Trung Quốc và phần của Việt Nam như trong bài viết thì e rằng ông quá ư chủ quan và có thể dẫn đến những hệ lụy thiệt thòi về lâu dài cho Việt Nam.
Dù là cái gì đã lọt vào tay Trung Quốc thì họ càng củng cố và chẳng bao giờ tự nguyện trả lại, nhưng không phải vì vậy mà chúng ta “đành” phải quanh co để xin lại một phần kiểu nầy.
Trước nguy cơ nầy, chúng ta còn loanh quanh thì cách đặt vấn đề của TS Vũ Quang Việt chẳng giúp được gì , tung hỏa mù gây thêm rối ren? Xét về lập luận và cứ liệu thì những gì TS Vũ Quang Việt nêu ra về vấn đề chủ quyển của Trung Quốc đối với Phú Lâm không đủ, nếu không muốn nói là cảm tính mà luật pháp quốc tế phải chăng là xét đoán mang tính chất nầy? Căn cứ vào sử liệu của ai, thời nào? TS Vũ Quang Việt quên rằng nhận thức về biển đảo của người Trung Quốc không vượt quá đảo Hải Nam. Mãi đến năm 2009 mới đưa ra bản đồ hình chữ U (lưỡi bò) sau mấy mươi năm ”thập thò” bản đồ mại theo Trung Hoa Dân Quốc vẽ ra năm 1947 để tranh giành với Pháp sau hòa ước San Francisco?
Thông cảm với TS Vũ Quang Việt về việc nghiên cứu chủ quyền trên biển đông vốn đã là một vấn đề phức tạp, gây tranh cãi, vì vậy có sai sót là chuyện thường tình, nhưng việc đưa ra “sáng kiến” vô tình phụ họa với Trung Quốc một cách gián tiếp như bài viết nầy là điều cần xem xét và sẽ hoàn toàn bị phủ nhận khi nó đi ngược lại với sự hiểu biết và tâm nguyện của nhiều người. Một nguy hiểm là nếu theo dòng lập luận nầy thì nước Việt Nam chúng ta cũng phải chia thành nhiều phần lãnh thổ trong đó Trung Quốc sẽ giữ một phần rất lớn theo phương pháp luận về chủ quyền kiểu nầy của TS Vũ Quang Việt sá gì mấy hòn đảo lon con trên biển Đông!
Không nói là khởi xướng cho việc Chiêm Thành, Phù Nam và Campuchia phải được khôi phục chủ quyền trên lãnh thổ thuộc chúng ta!
–
Chú thích: để rõ thêm về lập luận của TS Vũ Quang Việt và phản ứng chung, mời bấm xem các bài viết khác)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét