Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 12 tháng 10, 2014

VIỆC CÓ KHẢ NĂNG VỠ CÁC HỒ CHỨA ĐÃ ĐƯỢC BÁO TUỔI TRẺ BÁO ĐỘNG CÁCH ĐÂY 1 THÁNG; NGUY CƠ VỀ HỒ CHỨA BÙN ĐỎ KHÔNG CHỈ LÀ VỠ HỒ MÀ HIỆN CÓ KHẢ NĂNG DUNG DỊCH BÙN ĐỎ ĐÃ ĐI VÀO NGUỒN NƯỚC NGẦM SAU KHI NGẤM VÀO ĐẤT QUA LỚP MÀNG CHỐNG THẤM BỊ RÁCH DO KIỀM ĐẶC PHÁ HUỶ

-Tại sao Trung Quốc được bội ước lời hứa dân chủ ở Hồng Kông?

DCVOnline

Diane M. Francis

deng

“Ông ấy [Đặng Tiểu Bình] lên ngôi và nói: “Nếu tôi có phải bắn 200.000 sinh viên để cứu Trung Quốc khỏi bị thêm 100 năm bất ổn, thì cũng phải bắn thôi.”- Lý Quang Diệu

Hong Kong 2014: Chúng tôi chẳng cần lựu đạn cay. Chúng tôi đang khóc đây. Nguồn: Bloomberg via Getty Images
Tôi đã ở Hồng Kông vào tháng Bảy năm 1997 khi Anh Quốc chuyển giao chủ quyền cho Trung Quốc để đổi lấy lời hứa là Trung Quốc sẽ từ từ dân chủ hóa thuộc địa cũ này. Dân Hong Kong tràn đầy phấn khởi và pháo bông nở suốt hai buổi tối. Nhưng ngay sau những hân hoan đó người dân Hong Kong đã trở nên âu lo khi thấy xe tăng và quân đội Trung Quốc dọc theo một số đường phố chính vào sang hôm sau.

Sự biểu dương lực lượng của lục địa đã gửi một thông điệp và đưa ra những dự đoán về việc liệu Hoa Lục sẽ giữ lời hứa lớn của họ hay không.
Bây giờ chúng ta đã biết.
Năm 1997, Hồng Kông đã hứa là sẽ có phổ thông đầu phiếu vào năm 2017 gồm cả các cuộc bầu cử dân chủ chọn lãnh đạo của thành phố (Giám đốc điều hành, Chief Executive). Ngày 31 Tháng Tám, Trung Quốc đã không giữ lời họ đã cam kết và quay ngoặt hướng đi bằng quyết định chỉ cho có ba ứng cử viên có thể tranh cử vào ghế lãnh đạo của Hồng Kông vào năm 2017 và mỗi ứng cử viên sẽ được Bắc Kinh xét kỹ lưỡng, và Bắc Kinh chọn sau đó chứ không phải được chọn bằng cuộc phổ thông đầu phiếu.
Điều này không những chỉ vi phạm tinh thần và văn thư đã thỏa thuận với Anh Quốc mà còn báo trước một sự tước đoạt quyền lực đột ngột. Bằng cách kiểm soát Giám đốc điều hành của Hồng Kông, Trung Quốc kiểm soát sự bổ nhiệm của cơ quan tư pháp của thành phố này, do đó làm suy yếu hệ thống pháp trị nền tảng của sự thịnh vượng kinh tế của Hồng Kông.
Lý do là Trung Quốc (Canada cần lưu ý) sẽ bất cần và giữ quyền xé hiệp ước, thương mại hay chính trị, khi hợp với lợi ích quốc gia. Bất chấp thực tế này, Canada vừa ký một hợp đồng thương mại 31 năm với Bắc Kinh mở cửa nền kinh tế và tài nguyên của chúng ta cho những công ty của họ, và đổi lại, nghe nói họ cũng mở cửa hàng của họ cho chúng ta.
Sự tàn nhẫn gần đây của Trung Quốc đã gây sốc cho nhiều người trong đó có Emily Lau, một thành viên lâu năm của Hội đồng Lập pháp của Hồng Kông. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, bà Lau nói:
“Những yêu cầu này rất khiêm tốn và hợp lý và những người biểu tình rất là ôn hòa. Không có sự thỏa hiệp. Quả bóng hiện nay đang ở bên sân của Trung Quốc. Người ta đã hứa.”
Sự bội ước của Trung Quốc đã đưa đến các cuộc biểu tình ở Hong Kong cũng như các cuộc biểu tình đồng cảm có đến hàng ngàn người trong cộng đồng lớn của người Hoa ở Canada, Úc, Mỹ và các nơi khác. Người ta cũng đã cảm thấy chấn động tại Đài Loan, đích ngắm kế tiếp trên danh sách phải thanh toán của Hoa Lục, và ở cả Tokyo, một kẻ thù truyên kiếp của TQ.
Thực tế là cả thế giới đang theo dõi – ngoại trừ ở Hoa Lục, nơi mà chính phủ đã ngăn chận mọi phương tiện thông tin để ngăn chặn sự lây lan ủng hộ dân chủ. Tuy nhiên, không giống như vụ thảm sát người biểu tình ở Thiên An Môn vào năm 1989, Bắc Kinh có thể không thể ngăn chặn rò rỉ thông tin qua ngả điện thoại di động, du khách và các trang web của tin tặc ngay tại lục địa. Nghịch lý thay, đây không phải là tin tốt cho Hồng Kông.
Điều này lại là sức ép khiến Trung ương đảng Cộng sản ở Bắc Kinh càng muốn trấn áp Hồng Kông chứ không phải chỉ đơn giản là bỏ qua những người bất đồng chính kiến. Nhưng không ai biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Năm 1989, Bắc Kinh chơi trò chờ đợi trong vài tuần và bỏ qua cuộc biểu tình Thiên An Môn trước khi đưa xe tăng và quân đội vào quảng trường và giết chết hàng trăm, có thể hàng ngàn người biểu tình.
Nhiều người trong giới bình luận cho rằng Trung Quốc sẽ không dám đi xa như thế một lần nữa. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào lợi ích quốc gia của TQ. Rủi ro lớn nhất của Trung Quốc là bất ổn xã hội sẽ lan tràn rộng rãi và nếu sự dân chủ hóa Hồng Kông sẽ phát động tình trạng bấn ổn đó thì không có gì có thể loại bỏ một khả năng là một Thiên An Môn khác có thể xẩy ra.
Hiện nay, Bắc Kinh, qua Giám đốc điều hành của Hồng Kông, đã tung cảnh sát, hơi cay và dùi cui vào đám đông. Điều này sẽ còn tiếp diễn, cùng với những vụ bắt giữ dựa trên những cáo buộc giả mạo như xô lấn, phá hoại, tụ họp trái phép hoặc vi phạm giao thông.
Bạo lực vô cớ đã bắt đầu. Những người gọi là biểu tình ủng hộ Bắc Kinh đã gây ra xung đột. Được cảnh sát bảo vệ, những kẻ gây bạo động này phi chính trị cỡ như người Ukraine ly khai tay sai của Nga.
Tuy nhiên, rắc rối nhất vẫn là lý do tại sao Trung Quốc lại gây xáo trộn và nuốt lời hứa của mình khi mọi việc tiến hành khá tốt.
Lây lan ảnh hưởng là một nỗi lo lớn, nhưng có lẽ Hồng Kông có thể dùng để đánh lạc hướng sự chú ý ra khỏi những vụ bê bối tham nhũng lớn và nững thanh trừng ở lục địa. Có lẽ vì thế mà công ty thương mại trực tuyến khổng lồ Alibaba đã lên sàn chứng khoán ở New York thay vì Hồng Kông. Có lẽ giới tinh hoa của Bắc Kinh tin rằng Hồng Kông không còn đáng được hưởng đặc quyền mà phần còn lại của TQ không có. Có lẽ Thượng Hải muốn đối thủ chính bị bó tay.

Thiên An Môn, chỉ còn là kỷ niệm? NGuồn: OnthNet
Thiên An Môn, chỉ còn là kỷ niệm hay luôn là lời cảnh cáo? Nguồn: OntheNet

Dù vì lý do nào đi nữa, mối đe dọa của bạo lực treo trên đầu dân Hồng Kông như đã xảy ra cách đây 25 năm và những điểm tương đồng cũng khiến mọi người phải suy nghĩ. Cả hai đều bắt đầu bằng những cuộc biểu tình ôn hòa bình sau đó tăng lên đến hàng trăm ngàn người cắm trại ở nơi công cộng trước ống kính truyền hình. Sau đó, Bắc Kinh đã dùng bạo lực kết thúc phong trào dân chủ.
Nguyên nhân là do sự ổn định của Trung Quốc đang bị đe dọa, theo quan điểm của chính khách Singapore Lý Quang Diệu. Ông đã từng nói:
“Ông ấy [Đặng Tiểu Bình] lên ngôi và nói: “Nếu tôi có phải bắn 200.000 sinh viên để cứu Trung Quốc khỏi bị thêm 100 năm bất ổn, thì cũng phải bắn thôi.””
Ngày nay, thế giới quan tâm về những sự kiện này vì tầm quan trọng địa kinh tế của Trung Quốc. Đó là lý do tại sao thị trường đang đảo lộn trên toàn thế giới. Và, điều này không thể tránh được.
Tác giả là Biên tập viên tự do của National Post tại Canada, Giáo sư Lỗi lạc tại khoa Quản trị Ted Rogers thuộc Đại học Ryerson, và là tác giả của 10 cuốn sách.
© 2014 DCVOnline

Nguồn: Why Does China Get To Renege on Its Promise of Democracy in Hong Kong? Diane M. Francis, Huffington Post, 2014/10/10.

Hong Kong: Sinh viên tiếp tục rầm rộ chiếm trung tâm

Bị chính quyền "trở mặt" hủy đàm phán, sinh viên Hong Kong kêu gọi người biểu tình quay lại chiếm trung tâm.
Ngày 10/10, hàng ngàn người biểu tình đã tụ tập trở lại ở trung tâm Hong Kong để tiếp tục gây sức ép đòi dân chủ sau khi chính quyền Hong Kong quyết định hủy đàm phán với sinh viên vì thấy số lượng người biểu tình ngày càng thưa thớt.
 - 1
Biểu tình Hong Kong tiếp tục rầm rộ trở lại
Cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay đã làm rung chuyển cả Hong Kong, với lúc cao điểm có tới hàng chục ngàn người đã đổ ra các tuyến phố để đòi được tổ chức bầu cử phổ thông đầu phiếu và buộc Trưởng Đặc khu Lương Chấn Anh (Leung Chun-ying).
Tối thứ Sáu, nhiều người biểu tình đã mang theo lều bạt tới các tuyến phố trung tâm để chiếm giữ khu vực này lâu dài, bất chấp việc cảnh sát yêu cầu họ tháo dỡ vật cản trên các tuyến đường ra vào trung tâm tài chính của thành phố, gây ra tình trạng hỗn loạn và tắc nghẽn giao thông kéo dài nhiều km.

Cảnh sát Hong Kong tuyên bố sẽ “hành động” vào thời điểm thích hợp, nhưng họ không nói rõ sẽ hành động như thế nào.
Wong Lai-wa, một sinh viên 23 tuổi tuyên bố: “Tôi vừa mới dựng trại dưới chân cầu, và tôi sẽ tới chiếm trung tâm bất cứ khi nào có thể. Ban ngày tôi có thể sẽ phải trở lại trường, nhưng tôi sẽ quay lại đây bất cứ lúc nào”.
 - 2
Nữ sinh viên Hong Kong phát đi lời kêu gọi người biểu tình trở lại
Hiện Trung Quốc đang thực hiện chính sách “một đất nước, hai chế độ” đối với Hong Kong kể từ khi thành phố này được trao trả lại cho Bắc Kinh năm 1997, cho phép người dân Hong Kong tiếp tục được hưởng một số quyền tự trị và tự do nhất định, đồng thời hướng đến mục tiêu tổ chức bầu cử phổ thông đầu phiếu.

Tuy nhiên đến tháng 8 vừa rồi, Trung Quốc ra quyết định sẽ giám sát chặt chẽ cuộc bầu cử trưởng đặc khu Hong Kong vào năm 2017, và người dân chỉ được lựa chọn những ứng cử viên đã được một ủy ban thân Trung Quốc phê duyệt.
Quyết định này đã làm người dân Hong Kong nổi giận và tổ chức biểu tình đòi dân chủ. Trung Quốc coi cuộc biểu tình này là “phi pháp”, đồng thời chỉ trích Mỹ đã “phát đi thông điệp sai” tới người biểu tình nhằm “cố tình công kích” Trung Quốc.
Trước đó, một báo cáo thường niên của Quốc hội Mỹ đã nói rằng Mỹ cần phải tăng cường ủng hộ dân chủ và phổ thông đầu phiếu ở Hong Kong.
Tuy nhiên, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tuyên bố chính sách của Trung Quốc đối với Hong Kong sẽ không thay đổi, và vấn đề Hong Kong là “chuyện nội bộ của Trung Quốc”.
 - 3
Hàng ngàn sinh viên tập trung ở tuyến phố trung tâm Hong Kong
Sau 3 tuần đấu tranh liên tục nhưng vấp phải phản ứng kiên quyết từ phía Bắc Kinh và chính quyền Hong Kong, phong trào biểu tình ở đây đã hạ nhiệt, và lãnh đạo sinh viên biểu tình đã nhất trí đàm phán với chính quyền.
Tuy nhiên, họ đã rất tức giận khi cuộc đàm phán bị chính quyền Hong Kong hủy bỏ, và sinh viên lên tiếng cáo buộc chính quyền “trở mặt”. Lãnh đạo biểu tình đã lên tiếng kêu gọi mọi người quay trở lại địa điểm biểu tình.
Hàng ngàn người đã hưởng ứng lời kêu gọi đó và quay lại các tuyến phố trung tâm với các trạm tiếp tế đồ nhu yếu phẩm tiếp tục được dựng lên. Họ cũng xây dựng nhiều nhà tắm dã chiến và lều bạt để có thể ngủ qua đêm ngay trên đường phố.
Sinh viên đổ về ngày càng đông ở khu mua sắm Mongkok và khu Admiralty, chiếm giữ các tuyến đường khiến tình trạng giao thông ở đây rơi vào cảnh tê liệt.
Trng khi đóm một số nghị sĩ có cảm tình với phong trào sinh viên cũng đã gia tăng sức ép lên chính quyền thành phố. Hôm thứ Năm, họ đã đe dọa sẽ phủ quyết một số đề nghị cấp ngân sách của chính quyền, đồng thời tìm cách làm tê liệt hoạt động của cơ quan chính quyền Hong Kong.
Trí Dũng (Theo Reuters) 
(Khám Phá)

-EU kêu gọi đưa nhà lãnh đạo Triều Tiên ra tòa án hình sự quốc tế

TTXVN
Ông Kim Jong – Un bị kêu gọi đưa ra tòa án hình sự quôc tế. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Hãng tin Yonhap ngày 9/10 dẫn nguồn tin ngoại giao giấu tên cho biết Dự thảo nghị quyết của Liên hợp quốc về tình hình nhân quyền Triều Tiên do Liên minh châu Âu (EU) soạn thảo có nội dung kêu gọi đưa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un ra trước Tòa án Hình sự quốc tế (ICC).

Nguồn tin nói rằng hiện bản dự thảo đã được lưu hành trong nội bộ các phái đoàn ngoại giao tại Liên hợp quốc và mặc dù chỉ là bản dự thảo, song đây là lần đầu tiên một nghị quyết của Liên hợp quốc về tình hình nhân quyền của Triều Tiên đề cập đến việc đưa nhà lãnh đạo nước này ra trước một tòa án quốc tế trên cơ sở các cáo buộc vi phạm nhân quyền.
Tuy nhiên, nguồn tin trên từ chối cung cấp thêm chi tiết về bản dự thảo. Nghị quyết thường niên về tình hình nhân quyền Triều Tiên sẽ được Đại hội đồng Liên hợp quốc đưa ra xem xét và thông qua.
Dự kiến, bản nghị quyết về nhân quyền của Triều Tiên sẽ được công bố ngay trong tháng này.
Triều Tiên vẫn luôn chỉ trích mạnh mẽ tất cả các cuộc thảo luận về tình hình nhân quyền của nước này, gọi đó là hành động thù địch do Mỹ đứng đầu nhằm lật đổ chế độ ở Triều Tiên.
Mới đây hôm 7/10, Vụ phó Vụ phụ trách các vấn đề Liên hợp quốc và nhân quyền thuộc Bộ Ngoại giao Triều Tiên, ông Choe Myong Nam đã chỉ trích mạnh mẽ bản dự thảo nghị quyết về tình hình nhân quyền ở Triều Tiên, đồng thời coi đó là “một sự đe dọa./.”

-Sự cố tràn “bùn màu đỏ”: Chuyên gia “giật mình”

http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/su-co-tran-bun-mau-do-chuyen-gia-giat-minh-3104641/
(Tin tức thời sự) – Đã có khoảng 5.000 m3 bùn rửa quặng thải ra (độ pH khoảng 6/7) trong hồ lắng số 5 tràn sang hồ Cai Bảng và tràn cả ra đường nội bộ.
Sự cố tràn bùn đỏ tại Tổ hợp bauxite – nhôm Lâm Đồng vào khoảng 3g30 sáng 8/10, đê phụ của hồ thải quặng đuôi số 5 thuộc Nhà máy tuyển quặng bauxite, dự án bauxite-nhôm Tân Rai tại Bảo Lâm tỉnh Lâm Đồng, đã bị vỡ. Giới chuyên gia, nhà khoa học thì tỏ ra lo lắng, còn phía chủ đầu tư lại cho rằng không đáng ngại.
Chuyên gia lo

Đã có khoảng 5.000 mét khối nước và bùn đỏ trôi ra ngoài sau đó tràn xuống mặt đường nội bộ dẫn vào Xí nghiệp mỏ tuyển bauxiteTân Rai, sau đó đổ xuống hồ Cai Bảng.
Thông tin từ Công ty TNHH một thành viên Nhôm Lâm Đồng xác nhận, hồ thải quặng này có dung tích hơn 2 triệu mét khối, dùng để chứa bùn, nước trong quá trình rửa quặng; không chứa hóa chất và các loại chất độc hại như bùn đỏ.
Tuy nhiên sự cố này đã khiến giới chuyên môn không khỏi lo ngại bởi vấn đề này từng thu hút sự quan tâm của dư luận trong suốt thời gian qua, nhất là hồ chứa bùn đỏ của hai dự án này lại nằm ở trên cao.
Theo PGS.TS Hồ Uy Liêm, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, trước đây các nhà khoa học thuộc VUSTA đã có cảnh báo về vấn đề an toàn hồ chứa.
“Dự án mới chỉ đi vào hoạt động một thời gian ngắn mà đã bị vỡ đê khiến bùn tràn ra ngoài thì quả thật đáng ngại và không nên xem thường”, TS Liêm nói.
Có tới 5.000m3 bùn có độ pH khoảng 6/7 tràn ra đường nội bộ và hồ Cai Bảng (Lâm Đồng)
Có tới 5.000m3 bùn có độ pH khoảng 6/7 tràn ra đường nội bộ và hồ Cai Bảng (Lâm Đồng)
Theo ông Liêm: “Nếu chẳng may đây là hồ bùn đỏ có chứa xút thì quả là đáng sợ. Bởi bùn này chảy xuống sông sẽ ô nhiễm nghiêm trọng. Bùn đỏ chứa xút có thể khiến các loài sinh vật thủy sinh chết, làm cho dòng nước bị nhiễm độc ảnh hưởng cả người sử dụng nước và cây trồng. Nếu ngấm xuống nước lâu ngày cũng rất nguy hiểm”.
TS Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc BQL các dự án Than ĐBSH-Vinacomin thì cho rằng: Đây cũng là hồi chuông cảnh tỉnh không thể chủ quan với vấn đề an toàn hồ chứa bùn đỏ.
Sở dĩ có lo ngại này là vì các hồ chứa bùn đỏ của thế giới phần lớn nằm ở thấp, hoặc gần bờ biển. Giả sử không may có sự cố thì bùn đỏ cũng chỉ đổ ra biển, thiệt hại không đáng kể. Khi đó bùn đỏ ngấm vào nước biển, độ pH trong bùn đỏ sẽ bị pha loãng.
“Ngược lại hồ chứa bùn đỏ của Tân Rai lại ở trên cao nhưng suất đầu tư đang nhỏ hơn so với thế giới. Do vậy phải hết sức cẩn trọng”, TS Sơn nói.
Được biết, Chủ tịch nước vừa yêu cầu Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tập hợp trí thức để một lần nữa đưa ra ý kiến phản biện khách quan.
Theo nguồn tin riêng của Đất Việt dự kiến trong tuần tới nội dung này sẽ được thảo luận.
Nhà đầu tư nói chỉ là bùn màu đỏ, Bộ TNMT bảo tại mưa
Về phía chủ đầu tư, trước dó,  Tập đoàn Công nghiệp Than và khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) cho rằng hoàn toàn có thể yên tâm vì hồ chứa được thiết kế vượt mức an toàn.
Còn về sự cố vừa qua,xảy ra, phó Tổng Giám đốc Vinacomin Nguyễn Văn Biên giải thích: “Đúng là nước tràn có màu đỏ nhưng không phải là nước hồ bùn đỏ mà chỉ là nước sau khi tuyển rửa quặng. Nước của hồ được lấy từ hồ Cai Bảng được bơm tuần hoàn tái sử dụng để rửa quặng nguyên khai loại bỏ đất trước khi đi vào sản xuất nên không có hoá chất độc hại”.
Ông cũng trấn an: “Do nước tràn nằm trong khuôn viên nội bộ nhà máy nên không ảnh hưởng gì đến hoa màu và nhà dân xung quanh. Vì không chứa hoá chất nên cũng không ảnh hưởng đến môi trường, môi sinh của hồ Cai Bảng. Còn các hồ bùn đỏ hiện nay vẫn hoạt động bình thường, không có sự cố gì”.
Trên TTXVN, ông Nguyễn Văn Thuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất Khoáng sản Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) thì cho rằng: sự cố được cho là do mưa lớn trong nhiều ngày, lượng nước trong hồ thải quặng số 5 không thoát kịp.
“Chưa có cơ sở để kết luận về vấn đề công suất hay thiết kế của hồ”, ông Thuấn khẳng định.
Bích Ngọc

-BÔXIT TÂY NGUYÊN BỎ THÌ THƯƠNG VƯƠNG THÌ TỘI

 Boxitvn

Tô Văn Trường
Thưa Anh
Dự án bôxit Tây Nguyên là sai lầm cơ bản về  chủ trương, quy mô, công nghệ kỹ thuật, chọn nhà thầu Trung Quốc và đối tượng triển khai thử nghiệm. Nhà nước đã đầu tư vào 2 dự án bôxit Tân Rai và Nhân Cơ khoảng 1,5 tỷ đô la  đúng là trong tình cảnh “bỏ thì thương, mà vương thì tội” chỉ còn cách tháo gỡ dần. Sự cố vỡ đê hồ thải quặng của nhà máy bô xít Tân Rai ở Tây Nguyên vừa qua chỉ là một phần minh chứng đã được nhiều nhà khoa học cảnh báo từ lâu về nguy cơ hồ bùn đỏ.
Thời bao cấp, tai nạn lớn nhất trong ngành khai khoáng đã xẩy ra tại bãi thải quặng đuôi của mỏ măng gan Tĩnh Túc từ những năm 1960 của thế kỷ trước và làm thiệt mạng gần 100 người. Vì khi đó đang còn chiến tranh, nên tai nạn thuộc loại “nhậy cảm”, bí mật chỉ có các cán bộ kỹ thuật, tâm huyết với ngành mỏ và những người có trách nhiệm mới được biết.
Kèm theo đây là bài viết “Bôxit Tây Nguyên bỏ thì thương vương thì tội”.
Kính
Tô Văn Trường

Dự án bôxit Tây Nguyên là sai lầm cơ bản về chủ trương, quy mô, công nghệ kỹ thuật, chọn nhà thầu Trung Quốc và đối tượng triển khai thử nghiệm. Nhà nước đã đầu tư vào 2 dự án bôxit Tân Rai và Nhân Cơ khoảng 1,5 tỷ đô la đúng là trong tình cảnh “bỏ thì thương, mà vương thì tội” chỉ còn cách tháo gỡ dần. Sự cố vỡ đê hồ thải quặng của nhà máy bô xít Tân Rai ở Tây Nguyên vừa qua chỉ là một phần minh chứng đã được nhiều nhà khoa học cảnh báo từ lâu về nguy cơ hồ bùn đỏ.
Thời bao cấp, tai nạn lớn nhất trong ngành khai khoáng đã xẩy ra tại bãi thải quặng đuôi của mỏ măng gan Tĩnh Túc từ những năm 1960 của thế kỷ trước và làm thiệt mạng gần 100 người. Vì khi đó đang còn chiến tranh, nên tai nạn thuộc loại “nhậy cảm”, bí mật chỉ có các cán bộ kỹ thuật, tâm huyết với ngành mỏ và những người có trách nhiệm mới được biết.
Tài nguyên thiên nhiên có 3 loại là tài nguyên khoáng sản, tài nguyên sinh vật và tài nguyên cảnh quan. Trong đó, tài nguyên khoáng sản không tái tạo là tài sản quý giá của thiên nhiên trao tặng cho con người. (Thời gian hình thành than ở Quảng Ninh cũng phải mất hơn 300 triệu năm).
Cách tiếp cận về kinh tế
Các nhà khoa học thường tranh luận về các ngành kinh tế nói chung, thường trọng cung hơn trọng cầu, riêng về ngành khai thác khoáng sản phải trọng cầu
hơn trọng cung vì cung dễ phát triển còn cầu thì khó kích. Đào bới đem bán thì dễ nhưng đào và sử dụng như thế nào cho có hiệu quả mới là điều cần bàn.
Phương pháp khai thác tài nguyên
Xưa nay,  chúng ta khai thác, chế biến, sử dụng đều theo quy trình vật lý (khoan, nổ, bốc xúc, vận chuyển) đều theo quy trình vật lý, hiệu quả thấp, tổn thất trong lòng đất cao. Trong khi thế giới coi trọng việc sử dụng quy trình hóa học thay cho quy trình vật lý. Mỹ đang đi tiên phong về khai thác dàu, than bằng quy trình sinh học đưa vi sinh biến than thành khí. Than, dầu khí đều có nguồn gốc các bon nếu cộng vơi hydro tỷ lệ thấp tạo ra thể rắn, nếu hydro tỷ lệ cao tạo ra thể khí.
Bãi thải quặng đuôi
Theo đánh giá của Ts Nguyễn Thành Sơn trong ngành khai khoáng, bãi thải quặng đuôi là một hạng mục rất quan trọng cần được thiết kế đúng. Ở Việt Nam cách đây hơn 40 năm, chúng ta đã có các bãi thải quặng đuôi được các chuyên gia Trung Quốc giúp thiết kế ở mỏ Cromite Cổ Định (Thanh Hóa) và mỏ sắt Trại Cau (Thái Nguyên), các chuyên gia Liên Xô giúp thiết kế bãi thải quặng đuôi ở apatite Lào Cai. Nói chung, đây là những công trình thực sự phải có đầy đủ các bước, từ luận chứng chọn địa điểm đến các giải pháp thiết kế cơ bản, đặc biệt là vấn đề chống thấm và chống các chất kim loại nặng lọt ra ngoài môi trường nước.
Tấc đất, tấc vàng, quê tôi ở Thái Bình nhiều chỗ 1 người chỉ có 1 sào đất canh tác tức là 1 ngày 1 người chỉ có 1m2 bới đất, nhặt cỏ mà sống.  Cho dù đất xung quanh Tân Rai, Nhân Cơ có hoang sơ, “đất xấu”, nhưng về lâu dài vẫn là dự trữ quốc gia quí giá. Từ quan điểm độ phì nhiêu thì “Không có đất xấu, chỉ có con người sử dụng không tốt”. Vậy khối lượng chất thải cả đời sống của 2 nhà máy bôxit Tân Rai và Nhân Cơ là bao nhiêu? Diện tích cho bãi thải đuôi bôxit là bao nhiêu? Nếu chất thải chứa vào kho sâu, xây cao cố định thì tạm được nhưng năm này, qua năm khác cứ thải ra thì bao nhiêu diện tích đất sẽ bị phủ? Có thể nói hầu hết các mỏ của ta xử lý chất thải rắn không có bài bản, tạo thành một cảnh quan/môi trường nham nhở, bê bối, ô nhiễm đủ thứ. Đã ở thế kỷ 21, đất nước ta không thể để như thế được.
Bài học đắt giá
Theo tôi hiểu, bãi thải có nhiều loại, tùy mục đích có sử dụng tiếp hay không, phải được quan tâm ngay từ khâu thiết kế. Ví dụ bãi thải apatit Lào Cai, có loại  bỏ đi vĩnh viễn, nhưng cũng có loại sau này điều kiện kĩ thuật và kinh tế cho phép thì tận dụng, thu hồi phần quặng có ích còn lẫn trong bãi thải bằng cách đã xây dựng nhà máy tuyển quặng.
Bài học xương máu ở bãi thải quặng đuôi của mỏ Mangan Cao Bằng thập niên 60 là do thiết kế không đúng, cao quá, nước mưa ngấm, xử lý thấm không tốt nên hậu quả khủng khiếp chất thải đã trôi và vùi lấp làm thiệt mạng khoảng 100 người ở bên dưới.
Các bãi thải vùng Cẩm Phả Quảng Ninh, cao hàng trăm mét, nước mưa thoát hết nên không xảy ra sự cố đáng tiếc, nhưng vẫn bị một số hạt nhỏ vùi lấp ở chân bãi thải, và một số gia  đình phải chuyển đi nơi khác. Xin lưu ý là vẫn có than còn lẫn trong nước thải, có hàm lượng lưu huỳnh làm cho nước có độ acid, được chảy ra biển vẫn gây nên ô nhiễm môi trường.
Nước bãi thải mỏ Na Dương, do lượng lưu huỳnh trong đất đá thải cao đến 7% cho nên nước từ bãi thải gây ô nhiễm cao, chảy ra đến đâu thì cây cỏ ở đấy đều bị chết hết. Tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người thì khỏi phải bàn vv…
Sự cố vỡ đê hồ thải quặng của bôxit Tân Rai
Những người có kiến thức chuyên môn đều hiểu thưc tế thì đúng là bùn thải quặng đuôi không độc hại so với bùn đỏ thải từ quá trình sản xuất alumina. Tuy nhiên, đã là chất thải thì ít nhiều có hại và đều phải có quy trình quản lý riêng. Bùn thải quặng đuôi có thành phần chủ yếu là sét, thải ra khi sàng tuyển và rửa quặng thô bằng nước để làm giàu quặng trước khi đưa vào quá trình sản xuất alumina.
Có thể, không có sử dụng hóa chất trong giai đoạn làm giàu quặng, trừ khi do tính chất đất bazan Tây Nguyên sét bám dính bết vào quặng thì có thể cần phải dùng thêm chất hoạt động bề mặt trong quá trình này, để vừa nâng cao hiệu quả tách bùn sét, vừa đỡ tốn nước rửa, và vừa làm bùn dễ lắng khi thải vào hồ chứa.
Bãi thải quặng đuôi từ nhà máy tuyển rửa quặng của dự án Tân Rai được lựa chọn địa điểm và các giải pháp thiết kế ấu trĩ. Công nghệ tuyển quặng được “copy” của Trung Quốc nhưng lại không có thử nghiệm tuyển công nghệ, tiêu hao nhiều nước, phải nhờ các chuyên gia Ấn Độ hiệu chỉnh bằng sử dụng chất trợ lắng. Quy mô sản xuất của nhà máy Tân Rai mới chỉ có 600.000 tấn/năm và chưa chạy hết công suất mà đã xảy ra sự cố vượt tầm kiểm soát như vậy.
Ảnh : Thiết bị đang thi công ngăn việc tràn bùn thải quặng ở khu vực Tân Rai
Từ sự cố vỡ đê hồ thải quặng của bôxit Tân Rai càng âu lo đến nguy cơ về sự an toàn của hồ chứa bùn đỏ các chất độc hại còn nằm ở độ cao hơn hồ tích nước để rửa quặng.
Biến bùn đỏ thành sắt xốp có phải là giải pháp cứu cánh?
Thời gian qua, công luận lại rộ lên thông tin tuyên truyền ca ngợi ở Việt Nam đã nghiên cứu thành công việc chế ra sắt xốp từ bùn đỏ. Từ thập niên 70, các nước như  Mỹ, Nhật Bản, Nga v.v… đã phát minh quy trình sử dụng này, bằng cách sử dụng than gày, và khí để hoàn nguyên. Đây cũng là quy trình thông dụng trong ngành luyện kim (công nghệ phi coke) nhưng phải dùng nhiều than. Sắt xốp đã từng được làm ở Thạch Khê, và Trại Cau (Thái Nguyên). Ở Thái Nguyên dùng than cốc luyện qua gang thành thép  (nói chính xác cốc cũng là dạng than). Ở đây hàm lượng quặng  sắt  khoảng 55%, mà hiệu quả còn thấp,  trong khi bùn đỏ ở  nhà máy bauxite Tây Nguyên hàm lượng quặng sắt chỉ có khoảng 30%, đấy là chưa kể  chi phí phải vận chuyển hàng triệu tấn than từ nơi xa Quảng Ninh lên Tây Nguyên hoặc phải chở toàn bộ bùn đỏ từ Tây Nguyên xuống Bình Thuận để phát triển các dự án sắt xốp. Kiểu gì cũng không khả thi về kinh tế.
Chuyện hoàn nguyên sắt trong bùn đỏ chỉ là “nói lấy được”, về kĩ thuật thì thế giới đã làm, nhưng về kinh tế ở đây chỉ là chuyện hão huyền. “Sắt xốp” là công nghệ “phi coke” đã được thế giới sử dụng hàng chục năm nay, không phải là cứu cánh của bùn đỏ, mà chỉ là cứu cánh của những kẻ cơ hội về kỹ thuật và ấu trĩ về kinh tế.
Giải pháp
Nhà nước đã đầu tư vào 2 dự án bôxit Tân Rai và Nhân Cơ khoảng 1,5 tỷ đô la , đúng là trong tình cảnh “bỏ thì thương, mà vương thì tội” chỉ còn cách tháo gỡ dần. Những người có trách nhiệm phải công bố các tài liệu phân tích chất lượng nước và thành phần hạt quặng nhỏ ở hồ thải quặng Tân Rai (vì có lắng lọc gì cũng không hết).
Cần có cơ quan chuyên môn độc lập, hội đủ chứng chỉ chất lượng, làm QA/QC cho tốt để lấy mẫu đúng phương pháp và phân tích đúng tiêu chuẩn trong phòng thí nghiệm được trang bị chuẩn mực. Sau đó, chỉ cần nhìn vào kết quả phân tích và kiểm tra lại quy trình xử lý quặng thô của Tân Rai, nhất là khi xử lý trong mùa mưa, sét bị bết lại và dính chặt vào quặng để đánh giá sâu hơn.
Trước mắt, phải công khai tất cả các thông tin, số liệu cơ bản để phân tích, kiểm toán dự án. VUSTA cần vào cuộc và thuê chuyên gia quốc tế độc lập để đánh giá đối chứng, không thể để Tập đoàn Than khoáng sản (TKV) hay Bộ công thương tự đánh giá và xử lý vì “vừa đá bóng vừa thổi còi”!
Không để TKV tiếp tục độc quyền, độc diễn. Đối với dự án Nhân Cơ cần tiến hành cổ phần hóa, giao cho Tổng công ty Đông Bắc (Bộ Quốc phòng) thực thi làm đối trọng với TKV.
Thay cho lời kết
Hệ thống chính trị thiếu sự kiểm soát hữu hiệu, xã hội dân sự yếu kém, tiếng nói của người dân và phản biện của các nhà khoa học không được coi trọng thì trong quá trình phát triển của đất nước, cái giá phải trả quá đắt không có gì là ngạc nhiên. Dự án bô xít Tây Nguyên đúng là bỏ thì thương, vương thì tội. Việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên chỉ là một minh chứng sai lầm cơ bản về chủ trương, quy mô, công nghệ kỹ thuật, chọn nhà thầu Trung Quốc và đối tượng triển khai thử nghiệm.
T.V.T.
Tác giả gửi BVN

-VIỆC CÓ KHẢ NĂNG VỠ CÁC HỒ CHỨA ĐÃ ĐƯỢC BÁO TUỔI TRẺ BÁO ĐỘNG CÁCH ĐÂY 1 THÁNG; NGUY CƠ VỀ HỒ CHỨA BÙN ĐỎ KHÔNG CHỈ LÀ VỠ HỒ MÀ HIỆN CÓ KHẢ NĂNG DUNG DỊCH BÙN ĐỎ ĐÃ ĐI VÀO NGUỒN NƯỚC NGẦM SAU KHI NGẤM VÀO ĐẤT QUA LỚP MÀNG CHỐNG THẤM BỊ RÁCH DO KIỀM ĐẶC PHÁ HUỶ

Boxitvn

Sống khốn khổ trong lòng bôxit Tân Rai
12/09/2014 10:44 GMT+7clip_image001
TT – Bầu không khí xung quanh nhà máy alumin (Tổ hợp bôxit – nhôm Tân Rai, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) đặc quánh mùi trứng thối và nhiều mùi khó chịu khác. 
clip_image003
Ảnh 1: Bùn đỏ vương vãi lên bề mặt bờ hồ, chỉ cần mưa lớn là bị rửa trôi và chảy tràn ra ngoài – Ảnh: M.Vinh

Những mùi khó ngửi càng nồng hơn ở khu vực quanh hồ bùn đỏ số 1 và 2. Hàng trăm người dân ở các tổ 21, 22, 23 và 24 thuộc thị trấn Lộc Thắng (huyện Bảo Lâm) bất đắc dĩ phải sống trong bầu không khí này.
Tháo chạy khỏi nhà máy alumin
Hơn nửa năm nay, môi trường sống trong khu vực càng trở nên khắc nghiệt khiến hàng trăm hộ dân ta thán. Có hộ dân đã đưa gia đình đi thuê chỗ ở mới và một số hộ khác bắt đầu tính toán “di tản”.
Anh công nhân Đồng Hoa Khoa hiện đang làm việc tại phân xưởng hóa nghiệm của nhà máy alumin, người đầu tiên trong các hộ dân sống cạnh hồ bùn đỏ, bỏ nhà đi thuê một căn nhà sâu trong rẫy cà phê. Con gái anh Khoa mới 15 tháng tuổi, nhưng hết 14 tháng phải liên tục đi khám và điều trị các chứng bệnh hô hấp.
“Chỉ cần đưa cháu ra chỗ khác sống vài ngày là cháu khỏe hẳn, nhưng về nhà lại bị mắc bệnh” – anh Khoa nói. Cha mẹ anh Khoa gần đây mắc chứng ho suốt đêm ngày, nhà anh Khoa cách hồ bùn đỏ số 1 khoảng 20 m. Mỗi khi nhà máy xả bùn đỏ thì gần như cả nhà phải nín thở. Mùi tanh và vô số mùi cay cay, hăng hắc theo gió ùa vào nhà anh Khoa và những hộ dân liền kề.
Khi vợ mang thai sắp sinh, anh Khoa quyết định đi thuê nhà để ở dù lương anh chỉ 3 triệu đồng/tháng. Anh nói: “Tôi làm trong khu chuyên về hóa chất nên thừa hiểu độ độc hại!”.
Bà Hoàng Thị Cảnh (tổ 23), sống trước hồ chứa bùn đỏ số 1 và cách khu vực lò nung alumin khoảng 200 m, bảo mùi từ hồ bùn đỏ ập vào suốt ngày khiến nhiều khi ăn xong bị nôn thốc nôn tháo.
Dùng chổi gom một mớ bụi trắng quanh nhà, bà Cảnh chỉ tay về phía lò nung alumin: “Mỗi khi cái lò kia xả khói trắng là bụi bay mịt mù, thứ bụi li ti mịn như bột mì mà rắn như cát bay trắng cả mái nhà, lá cà phê, thức ăn… Mấy chú công nhân trong nhà máy nói đó là bụi alumin, nó lọt vô mắt, thốn còn hơn cát!”.
Nhà bà Trần Thị Hiền, cách cổng nhà máy alumin khoảng 500 m. Dẫn chúng tôi lên mái nhà đã phủ trắng bụi dù mới xảy ra một trận mưa lớn, bà cho biết bụi trắng không bay ra từ nhà máy theo giờ nhất định, thường đêm ngủ dậy thì thấy bụi theo gió cuốn ào ào vào nhà.
Bà Hiền than: “Hai năm trở lại đây cả gia đình tôi lần lượt bị viêm mũi kéo dài”. Gia đình bà Hiền có năm người, họ đang định bán nhà, dời sâu trong rẫy cà phê ở.
Nguy hại từ nước thải
Ngay cả nước giếng người dân cũng không dám dùng để nấu ăn, họ phải chở can đi xin nước ở cách xa hơn 3 km. Bà Hiền cho biết nước giếng chỉ dùng để giặt đồ, nhưng vẫn phải lọc qua nhiều lần để hạn chế hư quần áo. Bà mở bể lọc, màu đỏ quạch bám khắp thành bể dù bà lau chùi định kỳ 1 tuần/lần.
Ông Nguyễn Văn Đài, tổ tưởng tổ 23, bức xúc: “Nhiều người ở tổ này sống tại đây trên 20 năm rồi mà chưa bao giờ khó sống như thế này. Ở đây thở cũng không dám, uống nước cũng không được thì làm sao mà sống?”.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, xung quanh nhà máy alumin có ít nhất ba cống dẫn nước thải từ nhà máy ra bên ngoài, trong đó cống số 1 dẫn nước thải ra hồ Cai Bảng (hồ chứa nước lớn nhất thị trấn Lộc Thắng). Đây là các cống dẫn nước thải sinh ra từ nhiều hoạt động khác nhau của nhà máy alumin nhưng không chứa bùn đỏ.
Tại một hồ tự nhiên nối với cống nước thải số 3, mới đây UBND thị trấn Lộc Thắng đã phối hợp với đội cảnh sát môi trường Công an huyện Bảo Lâm lập biên bản ghi nhận về tình trạng cá chết nổi lềnh bềnh trên mặt hồ vào ngày 3-9. Vào thời điểm lập biên bản thì nồng độ pH đo được bằng 7.
Hồ cá của anh Hoàng Văn Quang ở cạnh cống xả số 3 cũng có hiện tượng cá chết. UBND thị trấn Lộc Thắng đã có công văn đề nghị Công ty Nhôm Lâm Đồng (đơn vị quản lý Tổ hợp bôxit – nhôm Tân Rai) kiểm tra, xử lý các chất gây ô nhiễm môi trường và nguồn nước.
Ông Trần Đình Thiện (tổ 23), có nhà và vườn dọc cống xả nước thải số 1 của nhà máy alumin, kể lại những gì đã xảy ra vào buổi chiều 15-8 với giọng lo lắng. Mưa to làm nước cống xả dâng cao tràn lên ngập đường sâu khoảng 0,5 m,  nước đục ngầu, trắng như sữa, không phải màu đỏ của đất đỏ đặc trưng thường thấy.
Ông kể: “Sáng hôm sau vườn chanh dây bị úa vàng, rụng lá, rụng hết trái non. Vườn cà phê cũng bị tình trạng tương tự”. Điều ông Thiện sợ nhất là nước dính vào da nóng rát, rất ngứa và nhơn nhớt như xà phòng, vụ việc xảy ra tại vườn ông Thiện cũng được UBND thị trấn Lộc Thắng ghi nhận.
Ngày 9-9, có mặt tại đoạn cống xả chảy ngang qua nhà ông Thiện, chúng tôi tận mắt chứng kiến nước tại khu vực này có màu trắng sữa, giữa trưa bốc mùi hăng hắc.
clip_image005
Ảnh 2: Ông Trần Đình Thiện (tổ 23, thị trấn Lộc Thắng) với vườn chanh dây bị hư hại sau một đợt nước thải từ cống thải số 1 nhà máy alumin dâng cao ngập vườn vào giữa tháng 8-2014 – Ảnh: M.Vinh
Những nguy cơ
Một kỹ sư đang làm việc cho phân xưởng hóa nghiệm nhà máy alumin đề nghị không nêu tên đưa chúng tôi đến các cống thải quanh nhà máy alumin. Chỉ trong một đoạn cống thải dài khoảng 30 m nhưng có vô số mảng trắng dày nằm sát mặt đất.
Anh dùng một tấm gỗ vớt mảng trắng lên và khẳng định đây là xút kết tủa khi ra ngoài môi trường. Ngăn không cho chúng tôi chạm tay vào, anh khuyến cáo: “Thứ này ăn mòn da rất mạnh”.
Tại khu vực hồ bùn đỏ số 1 và số 2, chúng tôi chứng kiến màng phủ chống thấm của hồ bị rách nhiều chỗ. Chỉ riêng hồ bùn đỏ số 1, chúng tôi đã tính được tám vị trí bị rách, tập trung ở các van xả bùn đỏ. Vết rách màng phủ kéo dài từ miệng hồ xuống tận mặt nước.
Người kỹ sư đi cùng giảng giải: “Lớp phủ chống thấm có tác dụng ngăn các vi chất độc hại thấm xuống đất và rò rỉ ra bên ngoài”.
Trung tá Nguyễn Văn Trung, đội trưởng đội cảnh sát điều tra tội phạm ma túy và môi trường (Công an huyện Bảo Lâm), cho biết mới đây công an huyện đã có công văn gửi Công ty Nhôm Lâm Đồng yêu cầu gia cố bờ bao khu vực lắng rửa bùn đỏ (bùn đỏ từ đây chảy ra hồ chứa bùn đỏ) và khu vực nhà kho chứa xút.
Ông Trung nói: “An toàn ở những khu vực liên quan đến chất thải nguy hại và hóa chất chưa đảm bảo. Bờ khu lắng rửa bùn đỏ cao khoảng trên dưới 20 cm, chỉ cần mưa to dồn dập thì bùn đỏ sẽ tràn và rò rỉ. Còn nhà kho chứa xút như hiện nay nhỏ so với hoạt động của nhà máy”.
Ông Nguyễn Bá Đông, trưởng Phòng tài nguyên – môi trường huyện Bảo Lâm, cho biết trong quá trình hoạt động của nhà máy alumin có một lần gây tràn xút ra môi trường và gây chết hàng loạt cá của người dân.
Vụ việc được ghi nhận xảy ra vào năm 2011 làm 3000 m² ao cá và 1000 m² chè của gia đình bà Nguyễn Tất Trân (tổ 23) bị xóa sổ. Đến nay diện tích này bị bỏ hoang do vẫn còn ô nhiễm.
————————————————–
* Ông LÊ HỒNG TRƯỜNG (phó tổng giám đốc Công ty Nhôm Lâm Đồng): Có mùi khó chịu nhưng không đáng kể
Trao đổi với PV Tuổi Trẻ, ông Lê Hồng Trường cho biết:
- Công ty có hợp đồng với đơn vị quan trắc độc lập là Trung tâm quan trắc tài nguyên – môi trường (Sở Tài nguyên – môi trường tỉnh Lâm Đồng) để quan trắc theo từng quý và kết quả quan trắc mới nhất cho thấy môi trường xung quanh nhà máy vẫn đảm bảo từ nước, tiếng ồn cho đến không khí.
* Chúng tôi chứng kiến cảnh bụi alumin phủ trắng trên lá cây trồng, mái nhà và nhiều vị trí khác. Ông có ý kiến gì về vấn đề này?
- Nếu có chuyện ấy thì đơn vị quan trắc độc lập mà chúng tôi thuê đã báo cáo và cũng không qua mắt được cảnh sát môi trường. Chúng tôi có hệ thống thu gom bụi, bụi alumin có thể do quá trình vận chuyển của các đối tác bên ngoài gây phát tán, còn chúng tôi tuân thủ đầy đủ các quy định.
* Ông có ý kiến gì về việc người dân cho rằng nguồn nước ngầm, không khí bị ô nhiễm bởi hóa chất từ các cống xả thải và hồ bùn đỏ?
- Có thể đó là hóa chất nhưng là loại nào khác chảy ra từ nhà máy không liên quan đến hoạt động vận hành của nhà máy. Còn khói bốc lên ở các van xả bùn đỏ và hồ bùn đỏ thì chỉ là khí nóng của bùn đó. Người dân thấy có mùi khó chịu và cho rằng có hóa chất lưu huỳnh thì cũng đúng, nhưng không đáng kể.
* Thưa ông, dọc hồ bùn đỏ số 1 và 2 có nhiều vết rách trên màng phủ chống thấm, liệu có gây rò rỉ hóa chất từ bùn đỏ không?
- Những vết rách chủ yếu xảy ra ở các điểm có van xả bùn đỏ, do sức nóng của bùn đỏ tác động lâu ngày gây nên. Rách vậy nhưng vẫn an toàn, không ảnh hưởng gì cả.
—————————————
* TRẦN THỊ THÙY DƯƠNG (giám đốc Trung tâm quan trắc tài nguyên – môi trường Sở Tài nguyên – môi trường tỉnh Lâm Đồng):
Kết quả quan trắc chúng tôi thực hiện theo hợp đồng của Công ty Nhôm Lâm Đồng theo từng quý chỉ thể hiện tình hình môi trường trong nhà máy, khu vực sản xuất và không bao gồm môi trường sống của người dân xung quanh. Tức không đánh giá được tình trạng môi trường sống của người dân quanh nhà máy alumin.
Báo cáo này cũng không đánh giá tình trạng môi trường xung quanh khu vực hồ bùn đỏ. Chúng tôi quan trắc theo những vị trí mà công ty chỉ định, tức là những vị trí đã được phê duyệt trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
————————————————————-
“Hãy đến ở với chúng tôi một giờ rồi biết!”
Ông Đinh Tuấn Việt, chủ tịch UBND thị trấn Lộc Thắng (huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng), cho biết đại diện người dân sống quanh nhà máy alumin ít nhất đã 10 lần có đơn phản ảnh tình trạng ô nhiễm quanh nhà máy gửi đến UBND thị trấn Lộc Thắng và huyện Bảo Lâm.
Tại nhiều cuộc họp có sự tham dự của đại diện Công ty Nhôm Lâm Đồng, đại diện các tổ dân phố cũng lên tiếng phản ảnh. Bản thân địa phương cũng đã ít nhất 10 lần gửi công văn đến đơn vị quản lý nhà máy alumin yêu cầu phải có biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm nhằm cải thiện môi trường sống của người dân.
Ông Việt bức xúc: “Phía Công ty Nhôm Lâm Đồng viện dẫn các báo cáo môi trường và những vấn đề kỹ thuật để khẳng định mọi thứ vẫn an toàn. Thực tế cuộc sống của người dân vùng xung quanh nhà máy alumin bị xâm hại hằng giờ!”.
Bà Trần Trung Hiền, cán bộ thị trấn Lộc Thắng, nói: “Dân chúng tôi không tin vào các đánh giá môi trường mà phía bôxit cho là đánh giá độc lập. Cơ quan chức năng làm ơn tới ăn, ở với chúng tôi khoảng một giờ rồi hãy kết luận”.
—————————————————————————————————-
MAI VINH – NGUYỄN LÊ
Nguồn: tuoitre.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét