Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 12 tháng 10, 2014

Bô xít Tây Nguyên bỏ thì thương vương thì tội

  • 'Đèn Cù quyển hai sẽ nói gì?' (BBC) - Người biên tập phần đầu cuốn Đèn Cù của tác giả Trần Đĩnh, nhà văn Ngô Nhân Dụng chia sẻ về 'quyển hai' và quá trình biên tập cuốn sách.
  • Giới 'Bình Nhưỡng học' tại Seoul : Kim Jong Un bị đảo chánh (RFI) - Kim Jong Un biến đâu rồi ? Lãnh tụ tối cao của Bắc Triều Tiên đã không xuất hiện nhân lễ kỷ niệm ngày thành lập Đảng Lao động Triều Tiên ngày 10/10/2014, một sự vắng mặt bất thường bắt đầu từ ngày 03/09, trái ngược hoàn toàn với tình hình trước đó, khi bộ máy tuyên truyền phô trương hình ảnh của lãnh đạo Bình Nhưỡng hầu như mỗi ngày, trong một chế độ mà Kim Jong Un, một mình là hiện thân của tất cả quyền lực.
  • Các khó khăn của khu vực đồng euro gây quan ngại cho thế giới (RFI) - Các lãnh đạo kinh tế trên thế giới họp mặt tại Washington hôm qua 10/10/2014 duy trì áp lực lên khu vực đồng euro để đối phó với tình trạng trì trệ, đặc biệt là nước Đức được yêu cầu khuyến khích chi tiêu để kích thích tăng trưởng.
  • Phong trào dân chủ Hồng Kông lấy lại khí thế sau khi đối thoại bị hủy (RFI) - Trong đêm hôm qua, 10/10/2014, hàng trăm sinh viên đã dựng lều trại tại những địa điểm biểu tình chính ở Hồng Kông để tiếp tục phong trào đòi dân chủ. Sau khi chính quyền vùng lãnh thổ này quyết định hủy bỏ cuộc đối thoại dự trù với đại diện những người biểu tình, phong trào phản đối đã có dấu hiệu khôi phục được thanh thế, vói hàng ngàn người xuống đường.
  • Syria: LHQ lo ngại cho số phận của thường dân (RFI) - Quân của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tiếp tục đà tiến chiếm thành phố Kobane, mà lực lượng người Kurdistan, được trang bị vũ khí kém hơn, đang cố bảo vệ trong tuyệt vọng. Trong khi đó, Liên hiệp quốc rất lo ngại cho số phận của hàng ngàn thường dân tại đây.
  • Trung Quốc phản đối Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam (RFI) - Trung Quốc phản đối quyết định của Hoa Kỳ dỡ bỏ một phần lệnh bán vũ khí sát thương cho Việt nam, xem đây là một hành động có tính chất “can thiệp” và “gây mất ổn định”.
  • Việt Nam bị vướng vào tai tiếng dầu bẩn tại Đài Loan (RFI) - Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Đài Loan vào hôm nay, 11/10/2014, cho biết : Chính quyền Đài Bắc sắp đòi hỏi giới nhập khẩu dầu ăn phải cung cấp báo cáo kiểm tra chất lượng được chính quyền các nước xuất khẩu chứng nhận. Quyết định được loan báo vào lúc một công ty Việt Nam đã dùng báo cáo kiểm nghiệm giả để bán vào Đài Loan dầu dùng cho gia súc dưới dạng dầu ăn cho người.
  • Việt Nam nhờ Ấn giúp thoát Trung (RFI) - Vào lúc Việt Nam đang tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc về mặt kinh tế vào Trung Quốc, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ viếng thăm chính thức Ấn Độ cuối tháng này. Người đứng đầu chính phủ Việt Nam sẽ đến thành phố Bodh Gaya ngày 28/10/2014 và hôm sau sẽ đến thủ đô New Delhi để mở các cuộc hội đàm chính thức với các lãnh đạo Ấn Độ.
  • Văn học phản kháng và cái giá phải trả (RFA) - Trong những ngày gần đây nền văn học phản kháng trong nước có vẻ trầm lắng trong khi các hoạt động xã hội dân sự mang tính phản kháng lại nở rộ hơn trước. Mặc Lâm có cuộc nói chuyện với nhà văn Nguyễn Viện, một tác giả có nhiều tác phẩm văn học phản kháng để tìm hiểu thêm về sự việc này.
  • 1.000 người đi bộ vì môi trường lành mạnh cho một trái tim khỏe (BaoMoi) - NDĐT- Sáng 11-10, tại Công viên Biển đông, TP Đà Nẵng, 1.000 đoàn viên, thanh niên Đà Nẵng cùng nhiều thầy thuốc, chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực tim mạch trong toàn quốc đã cùng đi bộ vì sức khỏe tim mạch năm 2014 với chủ đề Môi trường lành mạnh cho một trái tim khỏe.
  • Xem pháo hoa tại Hà Nội (BBC) - Hàng nghìn người đã đổ về khu vực trung tâm Hà Nội để thưởng thức màn pháo hoa mừng 60 năm ngày tiếp quản thủ đô từ tay người Pháp 10/10/1954.
  • Kịch sĩ Túy Phượng (RFA) - Bộ dĩa “Tình Cô Gái Huế” thu thanh thời cuối thập niên 1950, đào kép cải lương đang hát bài bản cổ nhạc, bỗng nhiên ca sĩ kích động nhạc Túy Phượng cất tiếng hát bản nhạc mới, khiến cho nhiều thính giả ở thôn quê lấy làm lạ, mà phần lớn là người ở miền Lục Tỉnh, nhưng nghe riết rồi cũng quen.
  • TQ 'tự tin' về sự ổn định của Hong Kong (BBC) - Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói ông tự tin rằng Hong Kong sẽ duy trì sự ổn định, trong lúc các cuộc biểu tình đòi dân chủ tiến sang tuần lễ thứ ba.
  • Trung tâm tài chính Hồng Kông lo ngại khủng hoảng kéo dài (RFI) - Báo chí Pháp hôm nay (11/10/2014) tiếp tục bình luận diễn biến cuộc cách mạng « hoa dù » của thanh niên Hồng Kông. Sau khi đàm phán bị hủy bỏ, phong trào phản kháng chuẩn bị cho một chiến dịch đấu tranh lâu dài. Từ đó, nhật báo Le Figaro có bài viết phân tích những hệ lụy kinh tế mà Hồng Kông phải gánh qua bài viết : « Trung tâm tài chính lo ngại khủng hoảng kéo dài »
  • Trung Quốc hài lòng về chiến dịch tô vẽ lại hình ảnh Đảng Cộng sản (RFI) - Đảng Cộng sản Trung Quốc vào cuối tuần này đã loan báo kết thúc chiến dịch tuyên truyền ý thức hệ nhằm phục hồi lại hình ảnh của Đảng và Chính phủ đối với dân chúng, vốn đã trở nên tồi tệ vì nạn dịch tham nhũng lan tràn trong chế độ. Chính quyền Bắc Kinh cho rằng « Chiến dịch vì đường lối quần chúng », tiến hành từ tháng 6/2013, là một thành công.
  • Tổng thống Ukraina bổ nhiệm một tướng lãnh làm Thống đốc Donetsk (RFI) - Tổng thống Ukraina Petro Porochenko hôm qua 10/10/2014 đã bổ nhiệm một vị tướng làm Thống đốc Donetsk để cố gắng nắm lại vùng đất ly khai thân Nga đã vượt khỏi tầm kiểm soát của Kiev. Tại đây những trận đánh đẫm máu vẫn tiếp diễn, dù đã có thỏa thuận ngưng bắn.
  • Số nạn nhân chết vì dịch Ebola vượt ngưỡng 4000 người (RFI) - Theo sơ kết tạm thời của Tổ chức Y tế Thế giới WHO/OMS công bố vào hôm qua, 10/10/2014, dịch bệnh Ebola đã làm hơn 4000 người thiệt mạng, chủ yếu tại Châu Phi. Bệnh cũng xuất hiện tại Hoa Kỳ và Tây Ban Nha. Châu Á chưa bị nhiễm nhưng bắt đầu lo ngại.
  • Bắc Kinh phản đối Seoul về vụ ngư dân Trung Quốc bị bắn chết (RFI) - Vào tối hôm qua, 10/10/2014,Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tổ chức một « cuộc họp khẩn cấp » với Đại sứ Hàn Quốc tại Bắc Kinh để phản đối vụ một thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc bị Tuần duyên Hàn Quốc bắn chết. Vụ việc xẩy ra vào lúc sáng tại vùng hải phận Hàn Quốc trên Hoàng Hải khi ngư dân Trung Quốc đánh cá trái phép bị cảnh sát biển Hàn Quốc chận bắt.
  • Quốc tế hóa Biển Đông: Mỹ bác bỏ luận điểm của Trung Quốc (BaoMoi) - BizLIVE - Washington bác bỏ phản ứng của Trung Quốc về thông cáo chung Mỹ- Ấn bày tỏ lo ngại về tình hình Biển Đông. Hôm qua, 09/10/2014, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Jen Psaki, tuyên bố : «Tôi nghĩ rằng lập trường của chúng tôi không thay đổi trong vấn đề này. Các vị biết rõ là chúng tôi chắc chắn làm việc với các nước trong vùng về các vấn đề hàng hải ».
  • Vì sao cướp biển nhắm vào tàu chở dầu qua vùng biển Đông Nam Á (BaoMoi) - Sự việc tàu Sunrise 689 của Công ty cổ phần Đóng tàu thủy sản Hải Phòng bị cướp hết dầu khi đang trên đường trở về từ Singapore một lần nữa đã gióng lên hồi chuông cảnh báo mới về thực trạng cướp biển đang hoành hành trên Biển Đông. Đã đến lúc các quốc gia trong khu vực phải hợp tác cùng nhau để nơi này không bị biến thành một trong những vùng biển nguy hiểm nhất thế giới.
  • Đua nhau tranh hùng trên biển (BaoMoi) - (PetroTimes) - Giới quân sự coi cuộc diễn tập đổ bộ Phiblex 15 (từ 29-9 đến 10-10) là động thái Mỹ muốn can thiệp ngày càng sâu hơn vào vấn đề Biển Đông. Theo giới truyền thông, cuộc diễn tập đổ bộ Phiblex 15 (từ 29-9 đến 10-10) ở đảo Palawan và đảo Luzon với sự tham dự của 1.200 binh sĩ Philippines và 3.500 lính Mỹ để tăng cường năng lực tác chiến liên hợp và đổ bộ nhằm đối phó với Trung Quốc.
  • Hỗ trợ sĩ quan cảnh sát biển gặp nạn (BaoMoi) - Ngày 9.10, PV Báo Thanh Niên đã đến xã Ngọc Sơn (H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) trao 50 triệu đồng hỗ trợ thiếu úy cảnh sát biển Nguyễn Đình Huy (31 tuổi, quê xã Ngọc Sơn).
  • Thế giới vạch trần ý đồ quân sự hóa đảo Phú Lâm của Trung Quốc (BaoMoi) - BizLIVE - Phản ứng "kiên quyết phản đối" của Việt Nam trước việc Bắc Kinh xây dựng đướng băng và những cơ sở khác trên đảo Phú Lâm, thuộc vùng quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã đánh chiếm từ năm 1974, đã được giới quan sát ghi nhận là cứng rắn, tương ứng với các mối đe dọa quân sự tiềm tàng mà các công trình này đặt ra cho Việt Nam cũng như các nước khác, theo RFI.

Tô Văn Trường - Bô xít Tây Nguyên bỏ thì thương vương thì tội

KD: Cảm ơn Ts Tô Văn Trường vừa gửi cho bài viết về Bô xit với những phân tích kèm giải pháp giải quyết những sự cố xảy ra ở Tân Rai mới đây.
———–
Dự án bô xit Tây Nguyên là sai lầm cơ bản về chủ trương, quy mô, công nghệ kỹ thuật, chọn nhà thầu Trung Quốc và đối tượng triển khai thử nghiệm. Nhà nước đã đầu tư vào 2 dự án bô xit Tân Rai và Nhân Cơ khoảng 1,5 tỷ đô la đúng là trong tình cảnh “bỏ thì thương, mà vương thì tội” chỉ còn cách tháo gỡ dần. Sự cố vỡ đê hồ thải quặng của nhà máy bô xít Tân Rai ở Tây Nguyên vừa qua chỉ là một phần minh chứng đã được nhiều nhà khoa học cảnh báo từ lâu về nguy cơ hồ bùn đỏ.
 
Hình ảnh hồ bùn đỏ mới nhất của Bô-xít Tây Nguyên
Thời bao cấp, tai nạn lớn nhất trong ngành khai khoáng đã xẩy ra tại bãi thải quặng đuôi của mỏ măng gan Tĩnh Túc từ những năm 1960 của thế kỷ trước và làm thiệt mạng gần 100 người. Vì khi đó đang còn chiến tranh, nên tai nạn thuộc loại “nhậy cảm”, bí mật chỉ có các cán bộ kỹ thuật, tâm huyết với ngành mỏ và những người có trách nhiệm mới được biết.
Tài nguyên thiên nhiên có 3 loại là tài nguyên khoáng sản, tài nguyên sinh vật và tài nguyên cảnh quan. Trong đó, tài nguyên khoáng sản không tái tạo là tài sản quý giá của thiên nhiên trao tặng cho con người. (Thời gian hình thành than ở Quảng Ninh cũng phải mất hơn 300 triệu năm).
Cách tiếp cận về kinh tế
Các nhà khoa học thường tranh luận về các ngành kinh tế nói chung, thường trọng cung hơn trọng cầu, riêng về ngành khai thác khoáng sản phải trọng cầu
hơn trọng cung vì cung dễ phát triển còn cầu thì khó kích. Đào bới đem bán thì dễ nhưng đào và sử dụng như thế nào cho có hiệu quả mới là điều cần bàn.
Phương pháp khai thác tài nguyên
Xưa nay, chúng ta khai thác, chế biến, sử dụng đều theo quy trình vật lý (khoan, nổ, bốc xúc, vận chuyển) đều theo quy trình vật lý, hiệu quả thấp, tổn thất trong lòng đất cao. Trong khi thế giới coi trọng việc sử dụng quy trình hóa học thay cho quy trình vật lý. Mỹ đang đi tiên phong về khai thác dàu, than bằng quy trình sinh học đưa vi sinh biến than thành khí. Than, dàu khí đều có nguồn gốc các bon nếu cộng vơi hydro tỷ lệ thấp tạo ra thể rắn, nếu hydro tỷ lệ cao tạo ra thể khí.
Bãi thải quặng đuôi
Theo đánh giá của Ts Nguyễn Thành Sơn trong ngành khai khoáng, bãi thải quặng đuôi là một hạng mục rất quan trọng cần được thiết kế đúng. Ở Việt Nam cách đây hơn 40 năm, chúng ta đã có các bãi thải quặng đuôi được các chuyên gia Trung Quốc giúp thiết kế ở mỏ Cromite Cổ Định (Thanh Hóa) và mỏ sắt Trại Cau (Thái Nguyên), các chuyên gia Liên Xô giúp thiết kế bãi thải quặng đuôi ở apatite Lào Cai. Nói chung, đây là những công trình thực sự phải có đầy đủ các bước, từ luận chứng chọn địa điểm đến các giải pháp thiết kế cơ bản, đặc biệt là vấn đề cống thấm và chống các chất kim loại nặng lọt ra ngoài môi trường nước.
Tấc đất, tấc vàng, quê tôi ở Thái Bình nhiều chỗ 1 người chỉ có 1 sào đất canh tác tức là 1 ngày 1 người chỉ có 1 m2 bới đất, nhặt cỏ mà sống. Cho dù đất xung quanh Tân Rai, Nhân Cơ có hoang sơ, “đất xấu”, nhưng về lâu dài vẫn là dự trữ quốc gia quí giá. Từ quan điểm độ phì nhiêu thì “Không có đất xấu, chỉ có con người sử dụng không tốt”. Vậy khối lượng chất thải cả đời sống của 2 nhà máy bô xit Tân Rai và Nhân Cơ là bao nhiêu? Diện tích cho bãi thải đuôi bô xít là bao nhiêu? Nếu chất thải chứa vào kho sâu, xây cao cố định thì tạm được nhưng năm này, qua năm khác cứ thải ra thì bao nhiêu diện tích đất sẽ bị phủ? Có thể nói hầu hết các mỏ của ta xử lý chất thải rắn không có bài bản, tạo thành một cảnh quan/môi trường nham nhở, bê bối, ô nhiễm đủ thứ. Đã ở thế kỷ 21, đất nước ta không thể để như thế được.
Bài học đắt giá
Theo tôi hiểu, bãi thải có nhiều loại, tùy mục đích có sử dụng tiếp hay không, phải được quan tâm ngay từ khâu thiết kế. Ví dụ bãi thải apatit Lào Cai, có loại bỏ đi vĩnh viễn, nhưng cũng có loại sau này điều kiện kĩ thuật và kinh tế cho phép thì tận dụng, thu hồi phần quặng có ích còn lẫn trong bãi thải bằng cách đã xây dựng nhà máy tuyển quặng.
Bài học xương máu ở bãi thải quặng đuôi của mỏ Mangan Cao Bằng thập niên 60 là do thiết kế không đúng, cao quá, nước mưa ngấm, xử lý thấm không tốt nên hậu quả khủng khiếp chất thải đã trôi và vùi lấp làm thiệt mạng khoảng 100 người ở bên dưới.
Các bãi thải vùng Cẩm Phả Quảng Ninh, cao hàng trăm mét, nước mưa thoát hết nên không xảy ra sự cố đáng tiếc, nhưng vẫn bị một số hạt nhỏ vùi lấp ở chân bãi thải, và một số gia đình phải chuyển đi nơi khác. Xin lưu ý là vẫn có than còn lẫn trong nước thải, có hàm lượng lưu huỳnh làm cho nước có độ acid, được chảy ra biển vẫn gây nên ô nhiễm môi trường.
Nước bãi thải mỏ Na Dương, do lượng lưu huỳnh trong đất đá thải cao đến 7% cho nên nước từ bãi thải gây ô nhiễm cao, chảy ra đến đâu thì cây cỏ ở đấy đều bị chết hết. Tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người thì khỏi phải bàn vv…
Sự cố vỡ đê hồ thải quặng của bô xit Tân Rai
Những người có kiến thức chuyên môn đều hiểu thưc tế thì đúng là bùn thải quặng đuôi không độc hại so với bùn đỏ thải từ quá trình sản xuất alumina. Tuy nhiên, đã là chất thải thì ít nhiều có hại và đều phải có quy trình quản lý riêng. Bùn thải quặng đuôi có thành phần chủ yếu là sét, thải ra khi sàng tuyển và rửa quặng thô bằng nước để làm giàu quặng trước khi đưa vào quá trình sản xuất alumina.
Có thể, không có sử dụng hóa chất trong giai đoạn làm giàu quặng, trừ khi do tính chất đất bazan Tây Nguyên sét bám dính bết vào quặng thì có thể cần phải dùng thêm chất hoạt động bề mặt trong quá trình này, để vừa nâng cao hiệu quả tách bùn sét, vừa đỡ tốn nước rửa, và vừa làm bùn dễ lắng khi thải vào hồ chứa.
Bãi thải quặng đuôi từ nhà máy tuyển rửa quặng của dự án Tân Rai được lựa chọn địa điểm và các giải pháp thiết kế ấu trĩ. Công nghệ tuyển quặng được “copy” của Trung Quốc nhưng lại không có thử nghiệm tuyển công nghệ, tiêu hao nhiều nước, phải nhờ các chuyên gia Ấn Độ hiệu chỉnh bằng sử dụng chất trợ lắng. Quy mô sản xuất của nhà máy Tân Rai mới chỉ có 600.000 tấn/năm và chưa chạy hết công suất mà đã xảy ra sự cố vượt tầm kiểm soát như vậy.
Từ sự cố vỡ đê hồ thải quặng của bô xit Tân Rai càng âu lo đến nguy cơ về sự an toàn của hồ chứa bùn đỏ các chất độc hại còn nằm ở độ cao hơn hồ tích nước để rửa quặng.
Biến bùn đỏ thành sắt xốp có phải là giải pháp cứu cánh?
Thời gian qua, công luận lại rộ lên thông tin tuyên truyền ca ngợi ở Việt Nam đã nghiên cứu thành công việc chế ra sắt xốp từ bùn đỏ. Từ thập niên 70, các nước như Mỹ, Nhật Bản, Nga vv…đã phát minh quy trình sử dụng này, bằng cách sử dụng than gầy, và khí để hoàn nguyên. Đây cũng là quy trình thông dụng trong ngành luyện kim (công nghệ phi coke) nhưng phải dùng nhiều than. Sắt xốp đã từng được làm ở Thạch Khê, và Trại Cau (Thái Nguyên). Ở Thái Nguyên dùng than cốc luyện qua gang thành thép (nói chính xác cốc cũng là dạng than). Ở đây hàm lượng quặng sắt khoảng 55%, mà hiệu quả còn thấp, trong khi bùn đỏ ở nhà máy bauxite Tây Nguyên hàm lượng quặng sắt chỉ có khoảng 30%, đấy là chưa kể chi phí phải vận chuyển hàng triệu tấn than từ nơi xa Quảng Ninh lên Tây Nguyên hoặc phải chở toàn bộ bùn đỏ từ Tây Nguyên xuống Bình Thuận để phát triển các dự án sắt xốp. Kiểu gì cũng không khả thi về kinh tế.
Chuyện hoàn nguyên sắt trong bùn đỏ chỉ là “nói lấy được”, về kĩ thuật thì thế giới đã làm, nhưng về kinh tế ở đây chỉ là chuyện hão huyền. “Sắt xốp” là công nghệ “phi coke” đã được thế giới sử dụng hàng chục năm nay, không phải là cứu cánh của bùn đỏ, mà chỉ là cứu cánh của những kẻ cơ hội về kỹ thuật và ấu trĩ về kinh tế.
Giải pháp
Nhà nước đã đầu tư vào 2 dự án bô xit Tân Rai và Nhân Cơ khoảng 1,5 tỷ đô la , đúng là trong tình cảnh “bỏ thì thương, mà vương thì tội” chỉ còn cách tháo gỡ dần. Những người có trách nhiệm phải công bố các tài liệu phân tích chất lượng nước và thành phần hạt quặng nhỏ ở hồ thải quặng Tân Rai (vì có lắng lọc gì cũng không hết).
Cần có cơ quan chuyên môn độc lập, hội đủ chứng chỉ chất lượng, làm QA/QC cho tốt để lấy mẫu đúng phương pháp và phân tích đúng tiêu chuẩn trong phòng thí nghiệm được trang bị chuẩn mực. Sau đó, chỉ cần nhìn vào kết quả phân tích và kiểm tra lại quy trình xử lý quặng thô của Tân Rai, nhất là khi xử lý trong mùa mưa, sét bị bết lại và dính chặt vào quặng để đánh giá sâu hơn.
Trước mắt, phải công khai tất cả các thông tin, số liệu cơ bản để phân tích, kiểm toán dự án. VUSTA cần vào cuộc và thuê chuyên gia quốc tế độc lập để đánh giá đối chứng, không thể để Tập đoàn Than khoáng sản (TKV) hay Bộ công thương tự đánh giá và xử lý vì “vừa đá bóng vừa thổi còi”!
Không để TKV tiếp tục độc quyền, độc diễn. Đối với dự án Nhân Cơ cần tiến hành cổ phần hóa, giao cho Tổng công ty Đông Bắc (Bộ Quốc phòng) thực thi làm đối trọng với TKV.
Thay cho lời kết
Hệ thống chính trị thiếu sự kiểm soát hữu hiệu, xã hội dân sự yếu kém, tiếng nói của người dân và phản biện của các nhà khoa học không được coi trọng thì trong quá trình phát triển của đất nước, cái giá phải trả quá đắt không có gì là ngạc nhiên. Dự án bô xít Tây Nguyên đúng là bỏ thì thương, vương thì tội. Việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên chỉ là một minh chứng sai lầm cơ bản về chủ trương, quy mô, công nghệ kỹ thuật, chọn nhà thầu Trung Quốc và đối tượng triển khai thử nghiệm.
Tô Văn Trường
(Blog Kỳ Duyên) 
 

Tìm lời giải về nội dung lời ghi sổ tang chị Võ Thị Thắng của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

Chị Võ Thị Thắng ra đi đã để lại trong lòng mọi người niềm thương tiếc vô hạn, sự khâm phục và lòng biết ơn người nữ anh hùng kiên cường bất khuất trước quân thù, nụ cười của chị là nụ cười của dân tộc, của chiến thắng. Thương tiếc chị Võ Thị Thắng tôi tìm đọc những dòng chữ của mọi người ghi trong sổ tang. Nếu chị biết (tin rằng chị biết) được những lời chia ly của mọi người hẳn chị sẽ rất ấm lòng. Tuy nhiên tôi rất phân vân và có thể nói sửng sốt khi đọc lời ghi sổ tang của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Với cương của ông đang giữ phải nói là rất trọng trách của Nhà nước và của Đảng Cộng sản Việt Nam vì ông còn là ủy viên Bộ Chính trị và trước đó ông đã từng giữ chức Thường trực Ban Bí thư TW Đảng thì việc ghi sổ tang đối với một ủy viên TW nhất là đối với chị Võ Thị Thắng thì ông phải cân nhắc dữ lắm, có thể nói từng câu từng chữ một. Tôi suy nghĩ nhất đoạn ông viết "Thời nào cũng có kẻ hiểm ác, giấu mặt đối xử bất nhân nhưng Võ Thị Thắng vẫn lại hiêng ngang ngẩng cao đầu: ”Sống vĩ đại, chết vinh quang”" vì nhận thấy nó chứa ẩn ý sâu xa hình như ông Sang ám chỉ tới một tổ chức hoặc một cá nhân nào đó đã đối xử ác hiểm với chị Thắng.

tts-vtt.jpg

Chủ tịch nước và phu nhân viết sổ tang

Sự thực, nếu không đọc lời ghi tang của Chủ tịch nước thì không thể biết được cái gì đã xảy ra với chị Võ Thị Thắng và vì sao đến lúc này Chủ tịch nước mới hé lộ ra những uẩn khúc cay đắng của chị gặp phải mà không phải là tổ chức Đảng. Từ đó, dẫn tới những người cùng chung thắc mắc tìm đến nhau và cùng nhau thu thập thông tin xung quanh sự việc này. Có ai đó đã hé mở về lời ghi tang của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trên Internet là chị Võ Thị Thắng đã bị một nhóm người có quyền lực định bắt chị gọi là vụ án T4 nhưng đã được lực lượng an ninh chặn lại. Nhờ vào thông tin này chúng tôi đã lần mò ra những manh mối, những người biết vụ này là những người trước đây đã giúp việc cho ông Trần Đình Hoan, Phan Diễn, Lê Minh Hương, Vũ Quốc Hùng. Họ nói vụ án này do bên an ninh làm gọi là T4, nay còn lưu ở Văn phòng TW. Nói đến vụ T4 thì ai cũng nghe nói đến, câu chuyện rất dài và những người biết thông tin này cũng không nắm được cụ thể quá trình vụ án mà chỉ nhớ một số tình tiết trong báo cáo kết luận vụ T4 của Bộ Chính trị năm 2004 như sau:

Chị Võ Thị Thắng bị một nhóm người là Đỗ Ngọc Chấp (Cục trưởng), Nguyễn Quang Vinh cán bộ Cục II và một số cán bộ Tổng cục II Bộ Quốc phòng theo dõi và phát hiện chị Võ Thị Thắng có liên hệ với CIA. Nhóm này có quan hệ mật thiết với ông Nguyễn Thái Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cùng vợ là Lê Thị Hiền công tác ở Tổng cục Du lịch cùng cơ quan với chị Võ Thị Thắng cung cấp cho nhóm Đỗ Ngọc Chấp nhiều thông tin quan hệ nghi vấn với CIA của chị Võ Thị Thắng. Nhóm Đỗ Ngọc Chấp cũng thu thập qua màng lưới ở Mỹ và tài liệu Mỹ ngụy để lại những thông tin về ông Trương Tấn Sang đã đầu hàng khi bị bắt và được CIA sử dụng cùng với đơn tố cáo của bà Nguyễn Thị Thu Hồng là 1 doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh về việc đòi cưỡng dâm bà không thành nên ông Sang lập mưu bắt bỏ tù bà Hồng khi ông Trương Tấn Sang làm Chủ tịch UBND thành phố. Những thông tin trên đây đã báo cáo đến Tổng cục II quân đội và ông Vũ Chính đã soạn tin báo cáo gửi một số ông lãnh đạo chủ chốt Bộ Chính trị lúc đó gọi là Tin Tổng cục II lấy nguồn từ T4 (theo Tổng cục II Bộ Quốc phòng thì T4 là đầu mối điệp viên đang hoạt động ở Mỹ).

Không chỉ dừng lại ở báo cáo nguồn tin chị Thắng quan hệ với CIA, nhóm Đỗ Ngọc Chấp đã lập kế hoạch bắt bí mật chị Thắng để điều tra. Kế hoạch này được bà Lê Thị Hiền vợ ông Nguyễn Thái Nguyên cũng biết và đã fax cho ông Thái Nguyên đang công tác ở nước ngoài về kế hoạch bắt bí mật chị Võ Thị Thắng. Thông tin qua lại của vợ chồng ông Thái Nguyên bị Bộ Công an phát hiện được và đã lập án điều tra. Kết quả là Bộ Công an đã báo cáo Bộ Chính trị những thông tin nhóm Đỗ Ngọc Chấp, Nguyễn Quang Vinh Cục II, Tổng cục II quân đội báo cáo về chị Võ Thị Thắng làm việc cho CIA là giả tạo, xuất phát từ động cơ cá nhân của vợ chồng Thái Nguyên lợi dụng nhóm Đỗ Ngọc Chấp để thực hiện mưu đồ, điệp viên mang bí số T4 là không có thật, nhóm Chấp bịa ra để làm thành tích báo cáo cấp trên. Trên cơ sở báo cáo của Bộ Công an, Bộ Chính trị đã chỉ đạo bắt vợ chồng Nguyễn Thái Nguyên và nhóm Đỗ Ngọc Chấp để điều tra, vì vậy kế hoạch bắt bí mật chị Võ Thị Thắng chúng không thực hiện được. Chị Thắng được minh oan (các nguồn tin cho biết thực ra tin chị Võ Thị Thắng là CIA và bọn Chấp, Vinh định bắt chị cũng không mấy người biết). Được biết vụ án này kết thúc năm 2004, Nguyễn Thái Nguyên va bọn Chấp, Vinh... đã bị ngồi tù nhiều năm.

Trở lại lời ghi sổ tang về chị Võ Thị Thắng của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang "... kẻ hiểm ác, giấu mặt đối xử bất nhân", có phải chủ tịch muốn ám chỉ nhóm Đỗ Ngọc Chấp, Thái Nguyên không? Cứ theo thông tin thu thập được trên đây thì bọn Đỗ Ngọc Chấp tình báo quân đội là loại người hiểm ác, vì nó bịa đặt, nói không thành có, nó bịa đặt tội phản quốc với 1 ủy viên TW Đảng thì nó là loại tội ác tày trời chứ không dừng lại ở hiểm ác. Việc bỏ tù chúng là thích đáng, mong rằng Tổng cục tình báo quân đội phải chấn chỉnh để không bao giờ trong quân đội ta lại có loại người như bọn Chấp, Vinh.

Tuy nhiên dư luận chung vẫn không thỏa mãn về kết luận những đối tượng đã có mưu đồ hại chị Võ Thị Thắng, đó mới là "hiểm ác", còn loại "giấu mặt đối xử bất nhân" Chủ tịch nước muốn ám chỉ là ai? hẳn không phải là bọn Đỗ Ngọc Chấp. Trong đời sống chính trị của nước ta, việc đánh giá cán bộ, sắp xếp cán bộ, kỷ luật cán bộ phải là Ban Bí thư, Bộ Chính trị. Chị Võ Thị Thắng là ủy viên TW thì không thể chỉ Ban tổ chức TW hoặc một cá nhân nào quyết định được mà phải tuân theo nguyên tắc đó. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là ủy viên Bộ Chính trị nhiều khóa, không thể không tham gia việc sắp xếp bổ nhiệm cán bộ, và không thể không tham gia việc sắp xếp chị Võ Thị Thắng trong bộ máy lãnh đạo của Nhà nước. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang quá hiểu điều này và nếu có gì oan ức với chị Thắng thì tại sao Chủ tịch lại không có ý kiến ngay khi họp Bộ Chính trị bố trí công tác cho chị Võ Thị Thắng, để đến bây giờ Chủ tịch mới ghi ra những từ khiến mọi người sửng sốt, rõ ràng là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vẫn đang nhằm vào ai đó, phải là người có chức có quyền trong bộ máy của Đảng và Nhà nước, đang kìm hãm sự phát triển của Chủ tịch nước? Có thể là nguồn tin bọn Đỗ Ngọc Chấp và tình báo quân đội báo cáo Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có nghi vấn làm việc cho tình báo Mỹ khi bị bắt đến nay vẫn chưa được Bộ Chính trị kết luận chăng? Điều này thật vô lý vì đồng chí Trương Tấn Sang vào ủy viên Bộ Chính trị từ khi làm Bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, mặc dù bị kỷ luật cảnh cáo về Đảng nhưng vẫn liên tục là ủy viên Bộ Chính trị. Đến nay là người đứng đầu Nhà nước, còn ai to hơn bằng, vậy thì có gì mà phải lặt vặt trách móc thế?

sotang-truongtansang.png

Lời ghi sổ tang của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

Quả thật dư luận không hiểu nổi mục đích của những lời ghi sổ tang chị Võ Thị Thắng của Chủ tịch nước là gì. Dù mục đích gì mà ông có được, thì cái mất của ông nhiều hơn, nhất là ông đã đánh mất uy tín của cá nhân, ông là kẻ hèn trong những thằng hèn nhất, ở một cương vị lớn như thế mà phải nói "sau lưng" ở một sổ tang gia đình, không dám lên tiếng với Bộ Chính trị mà ông tham gia để vạch mặt "kẻ hiểm ác, giấu mặt". Những điều ông ghi sổ tang có lẽ chi có một mình chị Võ Thị Thắng và anh Thuận chồng của chị là vừa lòng (chưa chắc chị Thắng đã đồng ý với nhận xét này). Còn đối với mọi người dân, với sự kiện này và những điều ông đã phát biểu trước đồng bào đều không đáng tin cậy. Ông chỉ là người nêu ra cho mọi người choảng nhau, ông là kẻ thọc gậy bánh xe không hơn không kém, hình như ông sinh ra là để ly gián nội bộ. Chưa hết, lời ông ghi sổ tang còn làm tổn hại đến lợi ích và uy tín của Bộ Chính trị, nó phản ảnh các ông đối xử với nhau theo kiểu bằng mặt không bằng lòng, chứa nhiều uẩn khúc. Vậy ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và các đồng chí của ông có còn đáng để mọi người ủng hộ hay không khi trong nội bộ các ông "thời nào cũng có kẻ hiểm ác, giấu mặt, đối xử bất nhân" nguy hiểm quá!!
Cán bộ lão thành (Nguyên Ban TCTW)
* Bài do Người Hà nội gửi tới TTHN

Quan hệ Việt-Mỹ: Ý nghĩa chính trị của vũ khí sát thương

may_bay_trinh_sat_P3C_Orion

Quá trình thiết lập mối quan hệ đối tác quân sự “ngầm” giữa Việt Nam và Mỹ đã đạt được một bước tiến quan trọng. Trong chuyến thăm Washington mới đây của Phó thủ tướng Phạm Bình Minh, chính phủ Hoa Kỳ cuối cùng đã đồng ý gỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam vì lý do an ninh hàng hải.

Bước tiến này cho thấy rằng cả hai bên đã vượt qua nhiều rào cản trong mối quan hệ song phương. Lâu nay Mỹ luôn cho rằng việc gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam là một vấn đề nhạy cảm bởi sự khác biệt trong hệ thống giá trị và chính trị giữa hai bên. Sự dè dặt trong việc gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí được thể hiện một cách rõ ràng qua nhiều tiếng nói bày tỏ quan ngại rằng những vũ khí này sẽ được sử dụng với mục đích đàn áp những người “bất đồng chính kiến”.

Những ý kiến như vậy đang được ủng hộ và vận động bởi những người Việt ở Mỹ, những người luôn nhấn mạnh rằng việc gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam cần đi kèm với cải cách chính trị. Mặc dù vậy, các chính trị gia Mỹ đã phản ứng một cách dè dặt trước những đề xuất này. Ở một chừng mực nào đó đã tồn tại sự nhất trí ngầm giữa hai bên rằng việc gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam là cần thiết, như một phản ứng chiến lược trước những hành động cứng rắn gần đây của Trung Quốc trên biển Đông.

Còn trong nội bộ Việt Nam, bắt đầu có nhiều tiếng nói chỉ trích chính sách quốc phòng “3 không” của nước này (bao gồm không lien minh quân sự với bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia). Những ý kiến phản biện cho rằng cách tiếp cận này không còn hữu hiệu trong việc giúp bảo vệ lợi ích quốc gia và chủ quyền, nhất là sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào trong khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Bất chấp những sự khác biệt nhất định về lập luận, những tiếng nói này ủng hộ việc Việt Nam xích lại gần Mỹ hơn. Từ góc nhìn của các chiến lược gia Việt Nam, chỉ có Mỹ mới có thể gây thay đổi tính toán của Trung Quốc ở biển Đông, và ngăn chặn việc nước này sử dụng vũ lực để thay đổi hiện trạng. Trong khi đó, nhận được sự hậu thuẫn của một cường quốc về sức mạnh quân sự đồng nghĩa với việc cán cân quyền lực được thay đổi theo chiều hướng có lợi cho Hà Nội.

Trong chuyến thăm Mỹ vừa qua, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh đã liên tiếp khẳng định rằng nỗ lực tìm kiếm vũ khí của Mỹ là một chuyện hết sức “bình thường” và không nhắm tới bất kì “nước thứ ba nào”. Tuy nhiên, rõ ràng cả Hà Nội lẫn Washington đang theo đuổi một cuộc chơi cân bằng quyền lực.

Tuy được xem là một bước đột phá quan trọng, vũ khí của Mỹ sẽ khó lòng lật ngược thế cờ trong mối quan hệ tay ba Trung-Việt-Mỹ nói chung và trong cuộc tranh chấp ở biển Đông nói riêng. Đầu tiên, kể cả Mỹ có gỡ bỏ toàn bộ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam thì điều này cũng không giúp thay đổi cán cân quyền lực giữa Trung Quốc và Việt Nam một cách đáng kể.

Dù thế nào đi nữa, hải quân Trung Quốc vẫn sẽ áp đảo hải quân Việt Nam. Hạm đội của Trung Quốc cũng hiện đại và được trang bị tốt hơn so với Việt Nam. Vũ khí của Mỹ còn rất đắt tiền, Hà Nội khó lòng có thể mua đủ vũ khí của Mỹ để thay đổi cấu trúc quân đội hiện nay một cách đáng kể với hi vọng răn đe Trung Quốc. Kể cả trong trường hợp Việt Nam có thể mua một lượng rất lớn vũ khí của Mỹ, Quân Đội Nhân Dân Việt Nam cũng sẽ mất nhiều năm để tích hợp vũ khí Mỹ vào trong một hệ thống quân đội mà trong đó vũ khí của Nga đã áp đảo từ trước đến giờ.

Quan trọng hơn nữa, vẫn còn tồn đọng một số sự khác biệt và cách hiểu khác nhau giữa hai nước trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng. Về phía mình, Việt Nam muốn hợp tác quốc phòng không chỉ giới hạn trong việc mua bán vũ khí. Lý tưởng đối với Việt Nam là hải quân hai nước sẽ tuần tra chung trên biển và Mỹ sẽ thể hiện cam kết bảo vệ an ninh hàng hải và ổn định trên biển Đông một cách mạnh mẽ hơn trong trường hợp Trung Quốc tiếp tục hung hăng. Một sự bảo đảm “ngầm” nhưng chắn chắn rằng Mỹ sẽ giúp đỡ và bảo vệ Việt Nam trong trường hợp Trung Quốc tấn công trước vẫn phù hợp với chính sách quốc phòng “3 không” hiện tại.

Mặc dù vậy, đây là những thoả thuận mà Mỹ khó lòng đồng ý, bởi nhiều lý do trong đó có việc cắt giảm ngân sách quốc phòng, các cam kết quân sự của Mỹ ở các nơi khác cũng như việc Mỹ muốn tránh đối đầu quá trực tiếp với Trung Quốc. Thực tế hơn thì Việt Nam hi vọng rằng Mỹ sẽ sớm hỗ trợ Việt Nam trong việc tuần tra trên biển. Điều này lý giải những cuộc thảo luận trước thềm chuyến thăm của ông John Kerry vào tháng 7 vừa qua (2014), như một nguồn tin ngoại giao từ Hà Nội cho hay. Cho đến nay chưa có thoả thuận hay hiệp định nào như vậy được ký kết. Nhưng đây chắc chắn sẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu của Hà Nội.

Không thể phủ nhận rằng việc gỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam là một bước khởi đầu quan trọng cho sự gia tăng hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Mỹ. Tuy vậy, điều này vẫn chưa thoả mãn được sự trông đợi từ cả hai phía, nhất là trong việc kiềm chế những tham vọng của Trung Quốc ở biển Đông. Không lật ngược thế cờ quân sự, bước đột phá vừa qua vẫn có ý nghĩa biểu trưng và chính trị hết sức quan trọng, và là một giải pháp tạm chấp nhận được đối với cả hai bên trong thời điểm hiện tại.
Trương-Minh Vũ & Ngô Di Lân
Trương-Minh Vũ & Ngô Di Lân

Trương-Minh Vũ là giảng viên Khoa Quan hệ Quốc tế, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, TP. Hồ Chí Minh. Ngô Di Lân nghiên cứu về chính sách ngoại giao, hiện đang theo học tại Đại học Maastricht (Hà Lan). Quan điểm trong bài là quan điểm riêng của các tác giả.
Một phiên bản tiếng Anh của bài viết đã được đăng trên The Diplomat.
(Nghiên Cứu Quốc Tế)

Trung Quốc phản đối Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam

media
Phi cơ do thám P3C Orion : Một ưu tiên của Việt Nam trong trường hợp Mỹ giảm cấm vận vũ khí.
Trung Quốc phản đối quyết định của Hoa Kỳ dỡ bỏ một phần lệnh bán vũ khí sát thương cho Việt nam, xem đây là một hành động có tính chất “can thiệp” và “gây mất ổn định”.
Trong một bài báo đề ngày 10/10/2014, tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cho rằng chính sách của Mỹ về việc bán vũ khí sát thương cho Việt Nam thể hiện rõ rệt sự “can thiệp” của Hoa Kỳ vào thế cân bằng lực lượng ở khu vực châu Á.
Vào đầu tháng này, Bộ Ngoại giao Mỹ đã loan báo dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, vẫn được thi hành từ nhiều thập niên qua. Theo thông cáo của bộ Ngoại giao Mỹ, việc giảm nhẹ cấm vận này là một phần trong chiến lược của Mỹ nhằm giúp các nước ở vùng Biển Đông tăng cường khả năng về an ninh hàng hải. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng nhấn mạnh rằng việc bán các vũ khí cho Việt Nam sẽ được Washington cứu xét theo từng trường hợp.
Tuy nhiên, quyết định nói trên của Mỹ được đưa ra vào lúc căng thẳng gia tăng giữa Hà Nội với Bắc Kinh kể từ khi Trung Quốc vào tháng 5/2014 đặt giàn khoan ở khu vực quần đảo Hoàng Sa mà hai nước đang tranh chấp. Quan hệ giữa hai nước càng xấu đi do việc Trung Quốc xây phi đạo quân sự trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa, một hành động bị phía Việt Nam cực lực phản đối.
Trong bài báo hôm qua, tờ Nhân Dân Nhật Báo viết rằng: “ Trung Quốc và Việt Nam đã ký thỏa thuận giải quyết các vấn đề trên biển còn tồn tại giữa hai nước. Hơn nữa, vào năm 2013, hai bên đã thiết lập nhóm công tác chung để thảo luận về khai thác phát triển biển”. Cho nên đối với Nhân dân Nhật báo, việc Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam sẽ phá hỏng sự “đồng thuận” giữa Việt Nam với Trung Quốc, và gây phương hại đến ổn định và làm phức tạp thêm các tranh chấp.
Tờ Nhân dân Nhật báo cũng tỏ vẻ bực tức khi viết rằng, “trong khi đã giảm nhẹ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, Hoa Kỳ vẫn duy trì lệnh cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc, và vẫn hạn chế việc xuất khẩu công nghệ cao cấp cho Trung Quốc”.
Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc còn cho rằng quyết định của Hoa Kỳ bán vũ khí cho Việt Nam sẽ “cản trở việc phát triển quan hệ Mỹ-Trung”.
Thanh Phương
 (RFI)

Thư giãn cuối tuần: Chết chửa trong đảng ta nhiều gián điệp, phản động quá!

Cửu Vạn tôi vào mạng lọ mọ thì đột nhiên được đọc bức thư của Bà Nga phu nhân cố Tổng bí thư Lê Duẩn, tố cáo Tướng Giáp là gián điệp nước ngoài.
Cửu Vạn ra hàng nước rỉ tai với mấy ông bạn hàng xóm câu chuyện tày đình này, thì bà hàng nước cười ồ, nói, tưởng gì, tôi bảo các chú nói cái chuyện xưa như Diễm rồi. Ông nhà tôi về hưu chẳng có việc gì làm, được thằng con mang về cho cuốn sách “Giọt nước trong biển cả”, nó nói là của ông Hoàng Văn Hoan, nghe đâu là bạn chiến đấu của Bác Hồ, sang nước Tàu ở với Bác Mao, tố cáo ông Lê Duẩn là phản động tay sai của Nga Xô, bán nước cho Nga Xô. Nghe đâu trước đó ông Tổng Duẩn lại hô hào dân ta đánh Mỹ cho cả Liên Xô và Trung Cộng. Ơ thế ra ông Duẩn cũng lại bán nước cho cả Trung Cộng à? Đây là ông Duẩn nào? Có phải ông Duẩn chồng bà Nga không?
Bà hàng nước nói tiếp, ông nhà tôi đi họp chi bộ về, lại được biết thêm nhiều chuyện khác, là Đảng ta đã lãnh đạo toàn diện Tòa án nhân dân của Đảng xử vắng mặt ông Hoàng Văn Hoan tử hình vì tội phản động, bán nước cho Trung Cộng. Ơ thế cái ông Hoàng Văn Hoan bị ông Duẩn phê phán là bán nước cho Trung Cộng, thế thì cả hai cái ông bán nước cho Trung Cộng này phải là bạn cùng chung chiến hào chứ? Cứ rối mù cả lên, chẳng hiểu ra sao cả.
Đột nhiên lại thêm một ông già về hưu nữa ngồi vào bàn nước góp chuyện. Tôi sinh hoạt đảng đã nhiều năm, cứ lâu lâu lại được nghe phổ biến nội bộ, trời ơi, trong đảng ta nhiều phản động lắm, cả những vị thân tín với cụ Hồ và các vị các “trụ” của triều đình cũng đều là phản động, như Vũ Đình Huỳnh, Nguyễn Hữu Đang, Trần Độ, Trần Xuân Bách, Thành Tín, Nguyễn Minh Cần, Minh Việt, Đặng Kim Giang, Hoàng Minh Chính, Lê Trọng Nghĩa,... Một lô một lốc. Bọn chúng đều là phản động tuốt luốt.
Một vị cựu chiến binh ở đâu len vào ngồi ké: Ơ... ơ, tôi còn nghe bọn trẻ nó đọc trên mạng, chẳng biết lề phải hay lề trái, còn gọi ông Tổng Nông Đức Mạnh là phản động, vì dám cả gan lệnh cho một đám công sai đào quặng Tây Nguyên bán cho Tàu khựa, nhà nước thì lỗ to còn dân chẳng được chút lợi gì lại còn bỏ nhà bỏ cửa chạy mất dép vì độc hại của chất thải alumina tung bụi đi khắp nơi, chưa nói nguy cơ ghê gớm là tràn hay vỡ hồ bùn đỏ...
Một vị xen vào hỏi: Vậy thì hiện nay người ta cắt ba mươi ngàn hecta rừng bán cho Tàu trong năm mươi năm thì là do bọn phản động nào xúi giục? Thế rồi cho Tàu vào các cảng biển nước sâu có thể chứa cả một hạm đội tàu ngầm thì có phải là phản động không?
Cuối cùng, cái gốc là ông Tổng Nguyễn Văn Linh xin đi sứ ở Thành Đô, tự nguyện chui vào cái tròng nô lệ quân Tàu (sau khi Tàu đã “chơi” mình đến ba quả đau tận xương tủy: quả Pôn Pốt làm mình phải đưa quân sang Cam Pu Chia đóng lại đến 10 năm mất mặt trên trường quốc tế, quả kéo quân đánh xuống biên giới tháng 2/1979 và quả bắn giết tàn bạo 64 chiến sĩ hải quân không được lệnh kháng cự, chiếm luôn của chúng ta mấy đảo ở Trường Sa năm 1988 trong đó có đảo Gạc Ma) thì chắc không phải là phản động nhỉ?
Câu chuyện đang sắp sửa tàn cuộc ở đây, thì lại một ông xe ôm ở đâu xía vào, rằng hồi trong quân ngũ, tôi đã học quy luật biện chứng, gọi là “Phủ định của phủ định”, thấy phân vân: Dân chúng tập hợp hô đả đảo Tàu xâm lược lại bị đàn áp. Vậy thì cái người ra lệnh đàn áp những người chống quân Tàu khựa xâm lược có phải là phản động tay sai quân xâm lược Tàu khựa hay không?
Rồi bây giờ đến việc dân khiếu kiện đất đai, tôi cũng nghe nói đó là do bọn “thế lực thù địch” xúi giục. Vậy nó là bọn phản động nào mà lại xúi giục dân chống lại bọn cướp đất thế?
Trời ơi là trời. Không biết có đảng nào như đảng ta không? Có nước nào như nước ta không? Cơ man nào là phản động. Sao mà lắm phản động trong đảng thế, phản động từ trong đảng chui ra ngoài xã hội, từ ngoài xã hội luồn vào trong đảng. Chỗ nào cũng đầy bọn phản động thì đảng ta biết sống với ai?
Này, tôi nói bà biết nhá, một ông chỉ tay vào bà bán nước nói, bây giờ không chỉ các ông bà ấy tố nhau là bán nước, mà dân ta có khi cũng là đi bán nước hết cả lũ. Bà ta cười rũ rượi... Ông nói chọc tôi đấy à? Đúng. Như tôi đây này, đang là giai cấp công nhân lãnh đạo cách mạng, nhưng bao nhiêu năm lãnh đạo cách mạng không đủ mua rượu cho chồng, chẳng kiếm đủ gạo cho con, nên hàng chục năm nay cũng phải ra vỉa hè tìm đường... bán nước. Nói rồi bà cười hích hích, làm mấy ông già cũng hích hích cười theo.
Cửu Vạn
Tác giả gửi BVN
(Bauxitevn)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét