Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 8 tháng 10, 2014

Tin thứ Tư, 08-10-2014 - Một cái nhìn khác về quan hệ Việt-Mỹ

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
H1- Khảo sát thiết kế “Khu tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma”: Biểu tượng bất khuất của dân tộc (LĐ). “Đây là công trình có ý nghĩa to lớn tưởng niệm 64 chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã anh dũng hy sinh trong trận hải chiến tại đảo Gạc Ma (ngày 14.3.1988), được xây dựng tại bán đảo Cam Ranh gắn với huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Vị trí đặt tượng đài sẽ được tổ chức thành quảng trường, hòa quyện với không gian xung quanh tạo nên công viên Gạc Ma là biểu tượng đoàn kết bất khuất của dân tộc VN“. – Xây khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma để giáo dục lòng yêu nước (PLTP).
- Tướng Mỹ: Trung Quốc hung hăng hơn từ khi có tàu sân bay (Tin Nóng).  – Nhật Ký Biển Đông: Chiến Tranh Chống Khủng Bố, Chiến Tranh Lạnh và Chiến Tranh Bành Trướng (Việt Báo).

- TS Đinh Hoàng Thắng: Một cái nhìn khác về quan hệ Việt-Mỹ (BBC). “Chúng ta hãy mau chóng hành động khẩn trương, đừng ngồi yên ca mãi khúc nguyện cầu ‘đánh thức tiềm lực!’ Đừng lặp lại lịch sử để rồi bị coi là ‘những anh hùng lạc thời đại’, càng không thể để láng giềng phương Bắc gọi chúng ta là ‘những đứa con hoang đàng’.”
- Việt Nam cần gì và cần làm gì trong quan hệ với Hoa Kỳ? (RFA). GS Jonathan London: “Muốn có quan hệ tốt là một điều nhưng nếu không có một quan hệ đáng tin cậy thì những quan hệ kia có một giá trị nhất định mà thôi. Mà nếu có một sự cố nào đó thì khó có thể nhờ một nước thứ hai hay thứ ba để giúp mình. Những quan hệ như vậy chỉ phát triển đến mức sơ bộ mà thôi“.
- Giới hoạt động nhân quyền nêu nghi vấn về việc Mỹ bán vũ khí cho VN (VOA). TS Ian Storey: “Họ đã đi né tránh một phần bằng cách nói rằng Việt Nam đã cải thiện tình trạng nhân quyền mặc dầu sự cải thiện không lớn lao mấy. Thứ nhì, họ nói rằng họ sẽ cung cấp thiết bị phi sát thương để cải tiến tình trạng cảnh báo khu vực hàng hải“.
- Phạm Chí Dũng: Ai quyết định Ngoại trưởng Minh đi Mỹ? (BBC) “Mặc dù không chiếm thế thượng phong, nếu không nói là ngược lại, trong các cuộc tiếp xúc song phương Việt – Mỹ từ tháng 7/2014 đến nay, việc gia tăng quan hệ với Mỹ cũng làm cho những người bên chính phủ cảm thấy hài lòng hơn, tuy có thể còn ít ỏi so với tham vọng ‘Mỹ tiến’ của họ“.
H1
- Video: Chưa liên lạc được với tàu Sunrise cùng 18 thuyền viên mất tích (VTC14). – Hải tặc cướp tàu dầu Việt Nam từ Singapore về Quảng Trị ? (RFI). – Tàu chở dầu Việt Nam mất tích, quan chức lo ngại hải tặc (VOA). – Lo ngại tàu VN ‘gặp cướp biển’ (BBC).  – Vụ tàu Sunrise mất tích ở Singapore: Nghi bị cướp biển tấn công (LĐ).  – Tàu Sunrise 689 và 18 thuyền viên mất liên lạc: Đề nghị 8 nước ASEAN tìm kiếm (PLTP).  – Đề nghị Trung tâm chống cướp biển cùng tìm kiếm 18 thuyền viên mất tích (DT). – Có thể tàu Sunrise 689 cùng 18 thuyền viên đã bị cướp biển khống chế (VOV). =>
- Về blogger Trương Ba Không: Một thanh niên hoạt động chống Trung Quốc mãn hạn tù (RFA). Anh Trương Minh Tam: “Tôi phải trải qua 167 ngày thi hành án mà tôi cho bị tước đoạt hết quyền làm con người. Đời sống tinh thần của tôi, những quyền cơ bản của tôi bị tước đoạt, tôi chỉ ngồi như một con lợn chờ hai bữa ăn hằng ngày họ đổ vào một cái như ‘máng ăn’ để tôi ăn duy trì sự sống“.
- HÃY CỨU LẤY TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM F.X ĐẶNG XUÂN DIỆU (FB JB Nguyễn Hữu Vinh). “Fx. Đặng Xuân Diệu là một thanh niên trong số 17 Thanh Niên Công Giáo đã bị bắt và kết án 13 năm trái pháp luật. Anh đã kiên quyết không chấp nhận cái gọi là Tòa án và đã phủ nhận phiên tòa, không thèm có đơn Phúc Thẩm và không nhận tội. Kể từ đó anh không được gặp gia đình, không được thăm nuôi và tuyệt thực liên tục trong nhà tù, bị biệt giam và nhiều trò hành hạ khác nhau. Giờ đây anh đã suy sụp sức khỏe và tính mạng đang bị đe dọa từng ngày“.

- Nguyễn Ngọc Già: Ngộ nhận và nhồi sọ (DLB).  – TS. Nguyễn Minh Tuấn: Quyền sống: những vấn đề pháp lý còn bỏ ngỏ (TS).
- CHÍ SĨ TRẦN VĂN THẠCH (1905-1945) VÀ GIAI ĐOẠN THANH TRỪNG ĐEN TỐI NHẤT CỦA LỊCH SỬ (TNM).  – Chuyện Đời Lão Bần Cố Nông Lê Tư (Việt Báo).
H1<- Dân oan Dương nội tiếp tục diễu hành đòi công lý (Xuân VN). – Video: Dân Oan Tiền Giang biểu tinh trước trụ sở Chính phủ Hà Nội (Thành Trân Quang).
- 9 tháng: 4.732 lượt đoàn khiếu nại, tố cáo đông người (MTG).  - Dân vất vả lắm, trách nhiệm của cán bộ thế nào? (GDVN). “Số vụ việc khiếu nại tố cáo vượt cấp tăng lên nhanh chóng, con số ấy nói lên điều gì về tinh thần trách nhiệm của cán bộ trước dân, trước Đảng, trước Quốc hội?“.
- Tin kinh hoàng: Người chưa một ngày ngồi xét xử, bỗng dưng được bổ nhiệm làm Chánh án tòa án lớn nhất nước (NĐB).  – Giám đốc Sở Tư pháp giữ chức chánh án TAND TP.HCM (PLTP). – Bức ảnh “chủ tọa vừa buôn điện thoại vừa xử” nhìn từ án oan ông Chấn (Infonet).
- BS Ðỗ Hồng Ngọc – Tàn nhẫn (DĐTK). “Người ta nói một chuyện làm một chuyện khác. Nói xóa bỏ giai cấp, nhưng lại tạo nên một giai cấp ăn trên ngồi trước. Nói là đầy tờ nhân dân, nhưng trong thực tế là cha mẹ nhân dân. Ngôn ngữ dưới thời XHCNVN không còn ý nghĩa thật của nó nữa“.
- Phạm Quang Tuấn – Việt Nam và Hàn Quốc: so sánh hai quá trình công nghệ hóa (Dân Luận).
- Cần cù…không sáng tạo: Tính tốt lại thành hiểm họa! (ĐV). “… tất cả mọi đức tính quý của người VN, phải đặt trong môi trường đầy đủ và thuận lợi. Mà môi trường thì rộng lắm, môi trường về mặt thể chế, về mặt xã hội, mặt an ninh, tổ chức, phong tục tập quán… Sau này, phải có một thể chế, nhưng để có một môi trường, một thể chế không đơn giản, ngay từ bây giờ tất cả mọi người chúng ta, phải xác định nhìn ra vấn đề, xác định thay đổi thể chế để tạo ra môi trường trong sạch, có thể phát huy tính tốt của người VN thì kinh tế VN mới có thể phát triển“. Mời xem lại: Người Việt cần cù nhưng…lạc hậu: Nếu không đã như châu Phi!
- Căn bệnh lãng phí: Hoang tàn làng văn hóa 3.200 tỉ đồng (TT). – Uể oải ‘cứu’ bệnh viện 40 triệu USD bị bỏ hoang (VNN).  – Di sản của GĐ Sở Y tế Quảng Ninh là gần 100 thiết bị y tế “đắp chiếu” (GDVN).   – Lãng phí: Nhà lưu trú tiền tỷ nhưng công nhân không vào ở (KTVN).  – Hàng loạt chợ tiền tỷ tại TP Hồ Chí Minh bị bỏ hoang: Thiếu tầm nhìn hay thiếu trách nhiệm? (HNM).  – Mời xem lại: Trường tiền tỷ xây xong để … chăn trâu bò (GDVN).
- Tổng Bí thư: “Làm sao đánh con chuột nhưng đừng để vỡ bình” (ĐSPL).  – Nguyễn Huy Canh: Ném chuột sợ vỡ bình – Buồn thay Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (VNTB). “Chế độ chúng ta có một đương kim TBT như thế. Có ai đó còn nịnh hót, xem ông như một trụ cột của chế độ, thì thử hỏi, trong quá trình đổi mới này, chúng ta trông cậy vào đâu?  Chả trách đất nước này cứ nghèo nàn, tụt hậu cũng phải“. – TBT Trọng phát động chiến dịch ‘đả chuột, giữ bình’ (DLB). – Ném chuột sợ vỡ bình quý (Baron Trịnh).  – Chiếc Độc Bình Chứa Chuột (Đinh Tấn Lực). – Lại nói về giống chuột (Quê Choa).
- Lại nghe quan chức Việt “nhả ngọc phun châu” (Blog RFA). “Với những phát ngôn thể hiện tầm nhìn, trình độ kiến thức dốt nát, thói vô cảm cho tới quan điểm giải quyết mọi chuyện vẫn là đặt lợi ích của đảng, của chế độ lên trên hết, bất chấp quyền lợi của đất nước, dân tộc… từ người đứng đầu đảng cộng sản cho đến các quan chức từ trên xuống dưới như thế, chẳng có chút hy vọng gì trong thời gian trước mắt, VN sẽ có những bước đi thay đổi, thoát ra khỏi khu rừng rậm lạc hậu, bế tắc của sự lầm đường lạc lối lâu nay!
H1- Lê Diễn Đức: Những bộ não tâm thần (NV). “Trên một số liệu như thế, trong thời buổi cái gì cũng chạy, cũng mua bán, kể cả chức vụ, thì chắc chắn sẽ ‘lọt lưới’ vào Quốc Hội hay bộ máy công quyền không ít các đảng viên bị bệnh tâm thần… Phần còn lại, tức là những người chưa bị lộ, không ít kẻ phát biểu linh tinh, nhố nhăng, không thể không xuất phát từ tâm thức của một kẻ tâm thần“.
- QUY ĐỊNH CHƠI KHÓ, BÁN BIA PHẢI DƯỚI 30 ĐỘ C (LĐ). – Nơi bán bia không quá 30 độ: vì người uống bia (TT). – Hết cấm bia vỉa hè đến uống bia mát dưới 30 độ C! (PLTP).  –  Quán bán bia phải dưới 30 độ C, người bán đeo găng tay? (NĐT). Cần phải đưa các quan chức ở Bộ Công thương đi kiểm tra xem họ có bị vấn đề tâm thần hay không.  – Chính sách “trong phòng máy lạnh” (NLĐ). “Ra quán bia viết chính sách có lẽ hay hơn ngồi phòng máy lạnh. Bởi lẽ, đi ra quán làm vài ly bia thì sẽ biết là quán nóng nhiều hay ít, mát hay lạnh; còn ngồi trong phòng máy lạnh thì khi nào cũng thấy mát“.
- Những lời “khó nghe” của PTT Nguyễn Xuân Phúc (MTG). “Tôi thường nói nhà tôi có đám giỗ, bao nhiêu người tới cảnh sát khu vực biết hết, vậy sản xuất hàng giả, buôn lậu làm sao lại không biết được? Quản lý thị trường đông như thế làm sao không biết được? Họ có phương thức thủ đoạn tinh vi nhưng rõ ràng có trách nhiệm của một bộ phận chúng ta”.
- Tự tử để lại thư cho công an: ‘Tôi mong mấy ông điều tra lại’ (PNTP). “Ngày 2/10, ông Thái được 2 công an huyện và 1 công an xã mời ra trụ sở công an xã Quế Lộc để làm việc. Đến khoảng 20g, ông Thái được thả về, có công an theo sau. Về đến nhà, ông Thái hoảng loạn, bỏ chạy vì sợ công an bắt, không dám ngủ trong nhà. Sáng 3/10, ông Thái cắt tay định tự tử, lấy máu viết lên tường dòng chữ: ‘Về điều tra lại’ để kêu oan, nhưng được người nhà phát hiện nên không chết. Sáng sớm ngày 4/10 trong cơn uất ức, ông Thái đã uống thuốc sâu tự tử.
H1

<- Bắt khẩn cấp Phó trưởng Công an thị xã Gia Nghĩa (NLĐ). “Thiếu tá Lê Mạnh Nam (SN 1978, Phó trưởng Công an thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông) bị bắt để làm rõ hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, liên quan đến cái chết của một nghi phạm tại phòng tạm giữ.  Theo thông tin ban đầu, vào đầu năm 2013, ông Nam là Thủ trưởng Cơ quan CSĐT, đã triệu tập một nghi can lên công an thị xã để làm rõ hành vi phá rừng. Tuy nhiên, sau đó 2 ngày, người này đã chết tại phòng tạm giữ“.
- Vụ gửi đơn xin được đánh lộn: Phải chờ… họp liên ngành (MTG). “Nguyên nhân có lá ‘đơn xin đánh lộn’ này là do anh yêu cầu công an xử lý vụ việc nhưng chờ nửa năm mà không thấy động thái gì nên muốn ‘xử’ theo ‘luật riêng’.
- Ủy ban lơ tòa, đương sự chờ dài cổ (PLTP). “Vụ kiện này từ đời cha tôi và hôm nay đến đời tôi vẫn chưa xử xong. Tôi năm nay đã ngoài 70 tuổi cũng không biết có thể sống đến khi được xử hay không. Vụ án càng kéo dài thì tình cảm anh em, chú cháu trong gia đình tôi càng không tốt. Tôi chỉ mong sao các cơ quan chức năng nhanh chóng phối hợp với nhau để vụ án của tôi sớm được giải quyết, đừng bắt chúng tôi phải chờ thêm nữa”.
- Thấy gì qua vụ chi cục trưởng thi hành án Hội An vòi tiền dân? (VNTB).
- Video: Công An đẩy ngã phụ nữ giữa đường (Long Hoàng).
- Cán bộ chết sau khi vào nhà nghỉ với một phụ nữ? (ĐV).
- “Tuýt còi” chương trình Doanh nhân Việt Nam làm theo lời Bác (GDVN).
- Tổng giám đốc công ty tài chính bị bắt khẩn cấp vì tống tiền (NLĐ).
- Chúc mừng phóng viên báo Thanh Niên thoát án tù! (*) (VNTB).
- VN nhận “rác” từ TQ: Tưởng “ngon ăn” nhưng trả giá đắt! (ĐV).
- William C. Westmoreland: “Tôi không nghĩ là chúng tôi đã thua cuộc chiến” (Phan Ba).
H1- Lao Động Việt trong tù Thái – Những mảnh đời cay đắng (Bài 2) (DLB).
- Công nhân Việt Nam tại Algeri bị thầu Trung Quốc bóc lột (RFI).
- Biểu tình bài Việt Nam tiếp diễn ở Campuchia (VOA).  – Video: Biểu tình trước Sứ quán VN ở Hoa Kỳ (RFA).  – Dân Khmer Krom vẫn biểu tình chống Việt Nam (RFI). =>
- Hồng Kông: Xuất hiện biểu ngữ “Hãy rời ngành cảnh sát” (TQKKD).”Trên bức tường của trụ sở cảnh sát Hồng Kông, có ai đó đã đổi thông báo tuyển dụng thành biểu ngữ ‘hãy rời bỏ ngành cảnh sát’ để kêu gọi các cảnh sát Hồng Kông chọn lựa con đường đúng đắn cho chính họ“. – Video: Hồng Kông hỗn loạn, Sinh viên bị tấn công (TQKKD). – TIN ĐẶC BIỆT: CHÁNH THANH TRA ĐÔNG QUẬN HỒNG KÔNG ANDREW PHILIPS TỰ TỬ VÌ KHÔNG MUỐN ĐÀN ÁP BIỂU TÌNH (TNM).
H1<= Photo: WSJ. – Người sáng lập đảng Dân chủ Hong Kong chỉ trích Bắc Kinh (VOA). – Ký thỉnh nguyện thư giúp Joshua Wong và các bạn sinh viên HK (DLB). – Lời kêu gọi người dân khắp nơi trên thế giới ký thỉnh nguyện thư để ngăn chặn tình trạng sử dụng bạo lực với người biểu tình OCLP tại Hong Kong: Joshua Wong , spokesman # Occupy Central” I Call you for support (Ocupy HK).   – Video: In Hong Kong, Deflated Hopes for Change (NYT).
- Báo TQ nói gì về “thất bại” của người dân Hong Kong? (KP). – Các Báo Tiếng Trung Câu Kết Lên Án Cuộc Biểu Tình tại Hồng Kông (ĐKN).  – Truyền Thông ĐCSTQ Bôi Nhọ “Cách Mạng Ô Dù” – Hành Động Mờ Ám Làm loạn Hồng Kông Của Lương Chấn Anh Dần Công Khai (ĐKN). “Lương Chấn Anh đã sớm bị vạch trần là Đảng viên ngầm của Đảng cộng sản Trung Quốc, được đào tạo thời gian dài bởi đầu sỏ đặc vụ Trung cộng Tăng Khánh Hồng – người chủ quản các vấn đề ở Hồng Kông“.
- Có 22 tổ chức VN ‘ủng hộ biểu tình HK’ (BBC). “Bản tuyên bố ‘hoan nghênh các bạn trẻ Hồng Kông đã luôn tỉnh táo, không đáp lại bằng bạo lực mà chỉ trả đũa bằng cách ngưng đối thoại với nhà cầm quyền“.
- Biểu tình HK ‘tạo cảm hứng cho VN’ (BBC). TS Nguyễn Quang A: “Với sự tác động từ trong ra, từ ngoài vào thì sẽ đến một lúc nào đó giới trẻ, học sinh, sinh viên Việt Nam cũng sẽ thức tỉnh. Khi nó vượt qua một ngưỡng nhất định, nhất là ngưỡng về sự sợ hãi”. – Hà Thủy Nguyên: “Tương lai của chúng ta nằm trong tay chúng ta” (TCPT).
- Hà Văn Thùy: Có một Sài Gòn ở Hong Kong (BBC). “Cùng Quảng Đông, Hong Kong từng tham gia khởi nghĩa của Hai Bà trưng. Cho đến nay, người Hong Kong vẫn nói tiếng Việt Đông, vốn là tiếng Việt cổ vùng Thanh Nghệ theo chân người di cư lên từ xa xưa“.
- Trung Quốc lần đầu gởi quân tập trận với Mỹ và Úc (RFI).
- 25 năm vỡ tường Berlin: Liên hiệp Hoài niệm (P.5) (VNTB).
- Hàn Quốc: “Kim Jong Un không còn ở Bình Nhưỡng” (RFI).  – Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc: Hiện Kim Jong-Un không có mặt ở Bình Nhưỡng (MTG). – Vận động viên về nước, Kim Jong-un vẫn “mất tích” (NLĐ). – Kim Jong-un đang dùng kế điệu hổ ly sơn, càn khôn chuyển dịch? (GDVN).
- Hai miền Triều Tiên lại đấu pháo dọa nhau (RFI). – Tàu chiến Nam-Bắc Triều Tiên nổ súng vào nhau (VOA).  – Triều Tiên đấu pháo để giảm chú ý vào Kim Jong Un? (ĐV).

- Giải mã trận bắt sống 2 tàu chiến Pháp trên Biển Đông (KT). “Không cần nổ một phát súng, các chiến sĩ Đại đội Kỳ Con đã chiếm được 2 tàu chiến của quân Pháp, được vũ trang mạnh, có pháo 37mm“. Quá giỏi! Giống như những bài báo Dùng cung nỏ bắn hạ… máy bay “Mỹ, ngụy”, hay Tay không bắt giặc lái Mỹ
- Thái Hữu Tình: “Linh khí non sông” lại u ám đến thế này sao? (BS). “Nay lại có vị đứng đầu Hành pháp nước “Đại…ngu” (chữ ngu của dân cày, chẳng phải như Ngu Thuấn) muốn bốc một người như thế thành đấng hào kiệt kim cổ vô song như mấy câu chữ Nho kia (bậc HIỀN thì còn cao hơn THÁNH một bậc đấy nhé) thì đúng là… hề, trò hề đáng để muôn đời đàm tiếu, bởi đã đem sự ngu tối của mình nhạo báng hết cả dân tộc và thế giới hiểu biết tiên tiến ngày nay“.
- Khởi tố ông Phạm Tuấn Chiêm – chấm hết hay chỉ mới bắt đầu? (GDVN). “Chủ tọa phiên tòa không thể ép các thẩm phán làm theo ý mình, vì vậy không thể nói hai thẩm phán còn lại là vô can trong bản án oan của ông Chấn“.
- Quyền im lặng: Rất hay nhưng khó đấy! (PT). “… nhìn vào thực tế nước ta sẽ thấy rằng, nếu như lúc này đưa quyền im lặng vào luật thì chưa chắc đã khả thi, hay nói một cách khác là chưa phù hợp với hoàn cảnh hiện tại.  Trước hết, phải nói rằng, ở Việt Nam, ý thức chấp hành luật pháp của người dân là cực kỳ kém. Trên thế giới, hiếm có một quốc gia nào có số vụ chống người thi hành công vụ nhiều như ở Việt Nam; đầy rẫy những vụ tấn công lại cảnh sát…”. Ý thức chấp hành luật pháp của người dân kém, không đáng báo động bằng ý thức chấp hành luật pháp cực kỳ kém của những kẻ hiểu biết luật pháp, giám sát người dân thực thi luật pháp, nhưng lại vi phạm luật pháp.
- Làm đơn xin… đánh lộn (TN).  LS Nguyễn Trường Thành: “Nếu anh Vệ đã gửi đơn đến chính quyền đề nghị xử lý việc anh bị người khác xâm phạm đến tính mạng, nhân phẩm đã được luật pháp bảo vệ thì nơi nhận đơn phải có trách nhiệm xử lý. Nếu trong thời gian 30 ngày, cấp chính quyền không thụ lý và giải quyết, thì anh Vệ có quyền khởi kiện ra tòa án về hành vi hành chính của cấp chính quyền mà anh Vệ đã gửi đơn“. Cơ quan hành pháp (công an) và tư pháp (tòa án) ở VN không độc lập với nhau. Nếu anh Vệ khởi kiện cơ quan công an, mà tòa án không thụ lý đơn kiện, thì anh Vệ sẽ làm gì tiếp theo? Hay anh Vệ lại tiếp tục viết đơn xin … đánh công an?
- Tại sao chúng ta bị bắt chẹt ? (TN). “Có hàng ngàn, hàng triệu người sử dụng dịch vụ điện thoại di động tại VN đã và đang ấm ức khi bị các nhà mạng ép sử dụng dịch vụ, trừ tiền vô tội vạ… Tại sao chúng ta lại dễ bị bắt chẹt như vậy? Câu trả lời là vì khách hàng không có sự lựa chọn nào khác“.  – Nhà mạng lộ thông tin riêng tư (TN).
KINH TẾ
- Sắp diễn ra một làn sóng hạ lãi suất huy động? (BizLive).  – Lãi suất huy động rục rịch giảm (TT).
- Giá USD chững lại sau thông điệp của Ngân hàng Nhà nước (TTXVN).  – Sau phát ngôn của Phó Thống đốc, tỉ giá đã giảm mạnh (LĐ).
- Chứng khoán chiều 7/10: Cầu ngoại bốc hơi (VnEconomy).  – Công ty chứng khoán nhận định thị trường ngày 8/10 (CafeF). – Nhận định chứng khoán 8/10: VN-Index có thể xuống chạm ngưỡng 610 điểm (BizLive).  – Chứng khoán ảo, giá trị thật (Gafin).
H1- Hà Tĩnh giảm nguồn thu ngân sách vì Formosa (MTG). – Hà Tĩnh giảm thu 807 tỷ đồng từ Tập đoàn Formosa (CafeF).
- TP.HCM: Tiến độ thoái vốn của DNNN còn chậm (HQ).
- Sàn vàng chui: Không dẹp sẽ nhiều hệ lụy (NLĐ).
- Tính sai khối lượng, dự án đội vốn hàng chục tỷ đồng (DT).
- Cần để ý đến bức tranh lao động việc làm rộng hơn (TS).
- Khu Tài chính London sẵn sàng kết nối với Việt Nam (CP).
- Thu nhập của công ty Samsung trong quý 3 giảm mạnh (VOA).
- Ảnh hưởng suy giảm tăng trưởng kinh tế Trung Quốc tới Châu Á (RFI).
- Mỹ: Tỷ lệ nghỉ việc sẽ cải thiện trước khi Fed nâng lãi suất (Gafin).
- Nga mạnh tay can thiệp cứu tỷ giá đồng Rúp (VnEconomy).
- Kinh tế Brazil trong sương mù (RFI).

- Giấc mơ ốc vít (KP). “Bộ trưởng Bộ Công Thương nước ta vừa hân hoan thông báo: Việt Nam đã sản xuất được ốc vít. Nhưng có đưa được nó vào dây chuyền của Sam Sung không lại là việc khác. Bộ trưởng nói thế là bởi trước đó có ông tổng giám đốc người Hàn Quốc nói: Việt Nam chưa sản xuất được ốc vít cho điện thoại Sam Sung. Nghe bộ trưởng nói thì cũng mừng, nhưng sản xuất mà chưa biết có dùng được không thì sự mừng chỉ còn một nửa“.
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Mối hận của vua Gia Long với nhà Tây Sơn: Tấn bi kịch lịch sử (Hữu Nguyên).
- Bà Thủ Khoa Nghĩa minh oan cho chồng (TTPL).
- CHUYỆN XƯA-NAY MỚI NÓI – KỲ 96 – Bỗng dưng nhớ…Trần Dần !!! (Nhật Tuấn).
- Trò chuyện với tác giả cuốn sách ‘Dạy Phụ nữ cách Câu cá’ (VOA).
- Người Sài Gòn và văn hóa uống cà phê trên Telegraph (TT).
- Kỷ niệm ngày giải phóng thủ đô bằng hội thảo về… kim chi (TT).  – Hà Nội thanh minh về ‘hội thảo kim chi’ mừng ngày giải phóng (VTC). – Lãnh đạo Sở Văn hóa Hà Nội xin lỗi (BBC).  – Giám đốc Sở VH-TT-DL Hà Nội xin lỗi về “hội thảo kim chi” (NLĐ). – Ty Du: Giá trị của Kim Chi (viet-studies).
- Từ chiếc bánh 100 chỉ vàng của Mr Đàm (LĐ). “Có người nghĩ lẩn thẩn, đại gia tặng chiếc bánh cả đống tiền đó không biết có bao giờ cho trẻ em nghèo ở các tỉnh phía Bắc một ‘bữa cơm có thịt’, hay những hoàn cảnh khốn khó đến tận cùng chờ mong một vài triệu đồng để sống sót. Có thể lấy trường hợp người bán vé số nhảy sông tự tử chỉ vì mất hai triệu đồng và 100 tấm vé số để chứng minh. Chỉ cần có vài triệu đồng, ông ta đã không chết vì quẫn trí“.
H1- Mỏ neo khổng lồ được phát hiện ở cửa biển (VNE).  – Phát hiện mỏ neo khổng lồ bằng gỗ dưới đáy biển (TP). =>
- Mù Cang Chải thôi miên du khách mùa lúa chín (VNN).
- Tạm đình chỉ phật sự nhà sư nghi lộ ảnh “nhạy cảm” trên facebook (DT).  – “Những con sâu làm rầu nồi canh” (Lê Khả Sỹ).
- Lady Gaga, Tony Bennett hợp tác trong album nhạc Jazz mới (VOA).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Muốn dạy tích hợp, phải thay đổi chương trình và đào tạo giáo viên (GDVN).
- Hướng phát triển nào cho ĐH-CĐ ngoài công lập (PLTP).
- Giao lưu với hiệu trưởng đại học trẻ nhất Việt Nam về triết lý giáo dục mới (DT).
- Những điều bạn có được từ môi trường đại học (Kênh 14).
H1- NXB Giáo dục “lờ” tiền tác quyền suốt 10 năm (*): Hàng chục tỉ đồng, ai hưởng? (NLĐ). “Trên thực tế số tiền để chi trả tác quyền cho các tác giả là bao nhiêu, bao lâu nay đi về đâu hiện vẫn còn là câu hỏi chưa có lời đáp“.
- Càng chấn chỉnh, càng lạm thu (NLĐ).  – Bắt học sinh mua đồng phục: Hiệu trưởng rút kinh nghiệm (DT).
- Video: Nữ sinh Việt Nam đánh nhau (Long Hoàng).  – Video: Nữ Sinh So Lo Tại Trường THPT (Nguyen Duy Quang Hung).
- Sẵn sàng cho Kỳ thi tuyển Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông (PLTP).
- Không chấp nhận TOEIC, TOEFL trong hồ sơ thi công chức (TT).
- Đắc Nông: Đề nghị kỷ luật 2 giáo viên dùng bằng giả (LĐ).
- Nobel Vật lý về tay ba nhà phát minh Nhật Bản (RFI). – 3 khoa học gia phát minh ánh sáng LED đoạt giải Nobel Vật Lý (VOA).
- Chủng Người Cá Thần Bí Liệu Có Thực Sự Tồn Tại Dưới Đáy Biển ? (ĐKN).
- Thế giới sắp chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần thứ 2 trong năm (DT).
- Mũ giảm stress tại nơi làm việc (BBC).
- Uống trà giảm nguy cơ chết sớm (RFI).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Linh cữu thuyền trưởng tử nạn trên biển đã về đến Lý Sơn (LĐ).  – Hàng nghìn người Lý Sơn đón thi thể ngư dân gặp nạn (Zing).  – Ngư dân tử nạn giữa biển, không kịp về đưa vợ đi sinh (PNTP).
- Cần nghiêm trị những kẻ truy sát tại ngư trường Hòn Lao (BP).
- Trẻ em vào đời và cạm bẫy xã hội (RFA). “Nói về vấn đề bỏ học và sớm vào đời của trẻ em, cần phải chia thành hai nhóm, nhóm con nhà giàu, nhà quan chức và nhóm con nhà nghèo. Nếu như nhóm con nhà giàu, nhà quan chức bỏ học để chơi bời lêu lổng ở các quán, các tựu điểm và gây ra nhiều tai ương cho xã hội thì nhóm con nhà nghèo bỏ học sớm sẽ đi làm thuê rày đây mai đó, bữa được bữa mất, đi bán vé số, đi lượm ve chai, thậm chí đi xin“.
H1

- Nếu có tiền, con tôi đã không đau đớn như vầy! (MTG). =>
- Thương người đàn ông hơn 10 năm “gà trống nuôi con” đang đối mặt tử thần (DT).
- Xả nước vào con gái bất tỉnh rồi đặt cạnh thi thể vợ (Zing).
- Hà Nội: Kể lại nam thanh niên bị ném gạch, đá đến chết (VNN).
- Nạn trộm chó ghê rợn ở Việt Nam lên truyền hình Anh (TT).
- Dân mất đất Cam Bốt kiện chính quyền ra tòa án hình sự quốc tế (RFI). “Từ năm 2000, tổng cộng có khoảng 700 nghìn người, tức chiếm 6% dân số Cam Bốt, là nạn nhân của các vụ lũng đoạn vơ vét trưng thu đất đai. Ít nhất, 4 triệu ha đất đã bị tịch thu“.
- Người Campuchia bị thất tán tuần hành nhân ngày Định cư Thế giới (VOA). “Chúng tôi sống trong một khu rừng. Không phải là một Định cư cho con người. Nay tôi đến Phnom Penh và bắt đầu ăn mày để sống. Chúng tôi không còn gì cả. Nhà cửa đất đai trang trại của chúng tôi đã bị chiếm hết”.
- WWF cảnh báo động vật hoang dã trên thế giới giảm hơn phân nửa  (RFA).
- Video: Ký sự chuyến đi thăm Ormoc (Ryan Trân).
- Ebola: Tây Ban Nha phát hiện ca đầu tiên, Châu Âu lo sợ (RFI). – Ca nhiễm Ebola đầu tiên ngoài Tây Phi (BBC). – Mỹ có thể siết chặt kiểm soát tại sân bay để ngăn dịch Ebola (VOA).
QUỐC TẾ
- Nhà nước Hồi giáo tiến quân sát Thổ Nhĩ Kỳ (PLTP). – Thổ Nhĩ Kỳ rầm rộ đưa xe tăng áp sát biên giới Syria (TP).   – Liên quân Mỹ tìm cách ngăn IS tiến sát Thổ Nhĩ Kỳ (TN).  – NATO bị thách thức trước việc IS tấn công Thổ Nhĩ Kỳ (VOA).
- Hà Lan lần đầu tiên tiến hành không kích tại Iraq (VOV).  – Chiến đấu cơ Hà Lan lần đầu không kích IS ở Iraq (VNE). – 3.000 tay súng thánh chiến từ Syria đổ về Iraq (VOV).
H1<- Nữ chiến binh xinh đẹp người Kurd tự sát để tránh rơi vào tay IS (TTXVN). – Vinh danh 2 phụ nữ chống IS đến hơi thở cuối cùng (NLĐ).
- Có 2 công dân Singapore tham gia Nhà nước Hồi giáo tự xưng (VOV).  – Nhật phát hiện công dân muốn gia nhập Nhà nước Hồi giáo (VNE). – Cô giáo trẻ trở thành nữ chiến binh IS tàn bạo như thế nào? (LĐ).
- IS ủ mưu mua bí mật hạt nhân Iran, xây kênh đào xuyên UAE (Tin Tức).   – Phiến quân IS thu thập nguồn vũ khí khổng lồ từ đâu? (DT).   – CNN: Khủng bố IS kiếm 1 triệu USD mỗi ngày (GDVN).  – ISIS kiếm ngân sách hàng triệu USD mỗi ngày bằng cách nào? (GTVT). – Pakistan, Afghanistan đối đầu với mối đe doạ IS (VOA).
- Ukraine muốn IMF điều chỉnh thỏa thuận cứu nguy tài chính trước khó khăn kinh tế (VOA). – Nga lại muốn bán khí đốt cho Ukraina (VNN).  – Bà Tymoshenko kêu gọi Kiev trả nợ khí đốt cho Nga (Tin Tức). – Bà Yulia Tymoshenko, cựu thủ tướng Ukraine: Chính quyền Ukraine đừng quỳ gối cầu xin Nga nữa (MTG).
- Nga có thể ‘xóa sổ’ Mỹ trong vòng 30 phút (Zing). “Báo cáo chính thức của Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay Nga đang sở hữu 1.643 tên lửa hạt nhân sẵn sàng khai hỏa, nhiều hơn một tên lửa so với Mỹ. Báo cáo về số lượng đầu đạn hạt nhân của Mỹ dựa trên con số chính thức được trao đổi giữa hai nước theo hiệp ước cắt giảm vũ khí START mới, tính cả các tên lửa được triển khai trước ngày 1/9“.
- Israel pháo kích miền nam Libăng sau vụ đánh bom của Hezbollah (VOA).
- “Bán trực thăng cho Kazakhstan”: cựu tổng thống Pháp có liên đới? (RFI).
- Đụng độ Ấn Độ, Pakistan bùng nổ, 9 người thiệt mạng (VOA).
- Nữ tướng 4 sao Mỹ đầu tiên chỉ huy không quân Thái Bình Dương (DT).
- Cựu Bộ trưởng Quốc phòng chỉ trích chính sách quân sự của TT Obama (VOA).
- Tân Tổng thư ký Nato công du Ba Lan (RFI).
- Myanmar trả tự do cho 3.000 tù nhân (VOA). “Nổi tiếng nhất trong số những người được trả tự do là Thiếu tướng Thein Swe, bị kết án 152 năm tù tiếp sau vụ lật đổ một cựu giám đốc tình báo“.

* RFA: + Sáng 07-10-2014; + Tối 07-10-2014

* RFI: 07-10-2014

* Video RFA: + Bản tin video sáng 07-10-2014; + Bản tin video tối 07-10-2014

3017. Một cái nhìn khác về quan hệ Việt-Mỹ

BBC
Đinh Hoàng Thắng
Bản gốc của tác giả gửi tới.
07-10-2014
Sự vênh nhau về thể chế giữa hai nước vẫn còn là lực cản. Không thể tay ga, tay thắng, vừa giương ngọn cờ “lòng tin chiến lược”, vừa hô chống “diễn biến hòa bình”. Sức ép của Trung Quốc nhằm giảm thiểu xung lực quan hệ Việt-Mỹ cũng là yếu tố không thể coi thường. Hiện còn thiếu vắng một cộng đồng ASEAN thống nhất theo đúng nghĩa… Vì vậy, thay đổi não trạng vẫn là vấn đề mấu chốt từ nay, nếu cả Việt Nam lẫn Hoa Kỳ thực sự cho rằng một kỷ nguyên mới đang đón đợi tương lai quan hệ song phương đầy duyên nợ này.
Quốc gia đang bị xếp vào loại kém phát triển (LDC) như Việt Nam, chưa hẳn đã là hay khi thường xuyên phải xuất hiện trên các trang nhất báo chí và truyền thông quốc tế. Đặc biệt là xuất hiện trong tương quan giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, hai nước lớn được cho là sẽ quyết định vận mệnh tương lai của khu vực và thế giới trong thế kỷ 21. Dù sao mặc lòng, sau 40 năm cấm vận, tin Hoa Kỳ sẽ bán vũ khí để giúp Việt Nam bảo vệ biển đảo, vẫn đánh dấu một bước ngoặt trong quan hệ hai nước. Quyết định lịch sử này đã được Ngoại trưởng John Kerry thông báo với đồng nhiệm Phạm Bình Minh trong những ngày đầu tháng Mười vừa qua tại Washington DC. Nguồn tin từ chính quyền Mỹ cho biết Hoa Kỳ sẽ bán máy bay tuần tra trên biển loại P3 Orion từng được quân đội nước này sử dụng.
Cân bằng địa-chính trị
Tuy nhiên, P3 chưa hẳn là vũ khí vạn năng. Vấn đề mấu chốt hơn là đừng để sau khi mua máy bay do thám về, thần Kim Quy lại tái hiện và kêu lên rằng, giặc đang ở sau lưng nhà vua đấy! Bởi lẽ giữa ngoại xâm và nội xâm, hai thách thức ấy đều gay gắt như nhau. Tham nhũng, mất dân chủ, đời sống văn hóa-giáo dục-kinh tế xuống cấp… những đe dọa này ai dám nói ít nguy hiểm hơn các hành động ngang ngược và hiểm hóc của Trung Quốc trên biển đảo hiện nay? Quốc dân đồng bào trong/ngoài nước ngày càng bức xúc trước việc Bắc Kinh mở rộng đảo Gạc Ma lên 100 ngàn m2. Cùng với cái gọi là “khai hoang” các bãi đá Chữ Thập, Tư Nghĩa, Châu Viên, Gaven và Subi (thuộc quần đảo Trường Sa), Trung Quốc đã làm biến dạng các thực thể địa lý đáng ra là những đảo tiền tiêu của Việt Nam trên Biển Đông thành dãy hành lang trổ ra đại dương, tựa như một cụm các hàng không mẫu hạm không thể đánh chìm của họ.
Trong bối cảnh ấy, tư duy và hành động một cách thấu đáo hơn để kiến tạo nên một sức mạnh mềm nhằm quy tụ các lực lượng cân bằng và đối trọng trong khu vực là điều cấp bách. Trước sự cạnh tranh gay gắt, hợp tác cầm chừng hay mở rộng bang giao trong quan hệ Trung-Mỹ vào thập niên tới, Việt Nam làm thế nào để giữ vững được độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và biển đảo, vẫn là bài toán lưỡng nan, cho dù chúng ta có trong tay bất cứ vũ khí hiện đại nào. Về mặt này, hẳn nhiên một mình yếu tố địa-chính trị của Việt Nam chưa đủ. Sự vênh nhau về thể chế giữa Việt Nam với Hoa Kỳ còn là lực cản. Sức ép của Trung Quốc nhằm giảm thiểu xung lực trong quan hệ Việt-Mỹ cũng là yếu tố không thể coi thường. Mặt khác, hiện vẫn còn thiếu vắng một cộng đồng ASEAN thống nhất theo đúng nghĩa. Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và Hàn Quốc chưa hoàn thành xong quá trình định chế hóa chương trình hành động để đối phó với các thách thức liên khu vực.
Đa phần giới quan sát quốc tế dịp này đều công nhận, tuyên bố nới lỏng cấm vận đánh dấu một bước tiến lớn trong liên hệ quốc phòng hai nước theo thỏa thuận “đối tác toàn diện” ký kết năm 2013. Dấu hiệu tích cực này cho thấy sự tin cậy lẫn nhau mang tầm chiến lược giữa Washington và Hà Nội đang ngày càng gia tăng. Sự kiện này không chỉ giúp tăng cường quan hệ an ninh và quốc phòng, mà cả quan hệ chính trị giữa hai đối tác đặc biệt. Reuters dẫn lời một quan chức ngoại giao Mỹ cho rằng, dỡ bỏ “nhẹ” lệnh cấm bán vũ khí là bước đầu tiên cực kỳ quan trọng, giúp thúc đẩy các quan hệ hợp tác khác trong tương lai. Quan chức này cũng tiết lộ, Mỹ đã tăng ngân sách cho chương trình bán thiết bị quân sự nước ngoài (FMS). Chương trình này sẽ hỗ trợ Việt Nam mua sắm các thiết bị quốc phòng cần thiết.
Tuy nhiên, sự cân bằng giữa Việt Nam với các nước lớn chỉ có thể trở thành sức nặng trên bàn cờ địa-chính trị nếu “lòng tin chiến lược” của các bên từ nay vượt được lên trên làn ranh “ý thức hệ”. Sự vênh nhau về thể chế giữa hai nước vẫn còn là lực cản. Không thể tay ga, tay thắng, vừa giương cao ngọn cờ “lòng tin chiến lược”, vừa hô hoán chống “diễn biến hòa bình”. Thay đổi não trạng, vì vậy, là vấn đề mấu chốt từ nay nếu cả Việt Nam lẫn Hoa Kỳ thực sự cho rằng một kỷ nguyên mới đang đón đợi tương lai mối quan hệ song phương đầy duyên nợ này. Hoa Kỳ, hơn một lần đã tuyên bố ở mức cao nhất (các đời Tổng thống Mỹ gần đây đều cam kết trực tiếp), tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Trục chống phát xít Xô-Mỹ-Anh trước đây, mặt trận toàn cầu chống ISIS hiện nay (có tin Mỹ cũng đang vận động Trung Quốc tham gia) đã và đang là những giá trị làm nên mảng sáng trong lịch sử nhân loại.
H1
Thỏa thuận Mỹ-Việt vừa công bố thật ra vượt ra ngoài khá xa câu chuyện vũ khí. Đây là câu chuyện vật đổi sao dời trong bang giao quốc tế ở khu vực và cả trên cấp độ toàn cầu. Cái dàn khoan 981 của Trung Quốc cắm vào thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cũng như cách hành xử bất chấp đạo lý và bất tuân luật pháp quốc tế của Trung Quốc trong, trước và cả sau “thời gian giàn khoan” làm thế giới phải giật mình. Các nhà chiến lược đang tập trung tìm câu trả lời: Trung Quốc muốn gì? Cái vạc dầu châu Á bị “hun” thêm như báo hiệu sự kết thúc của kỷ nguyên Thái Bình Dương yên tĩnh. Thế nhưng chính vào lúc “dầu sôi lửa bỏng” này, từ EU đến Nhật Bản, từ Ấn Độ đến Hàn Quốc và Úc châu đều lại chìa bàn tay tin cậy cho Việt Nam. Câu hỏi “Tại sao Việt Nam” một lần nữa lại thu hút sự quan tâm của nhân loại? (“Why Vietnam?” là hồi ký về chiến tranh Việt Nam).
Di sản như một minh triết
Cách đây hơn 150 năm, chủ yếu bằng ngoại giao, vua Tự Đức cũng đã kiên trì nổ lực nhằm cứu vãn chủ quyền đất nước, nhưng không thành công. Trong Luận văn tiến sĩ của Yoshiharu Tsuboi, giảng viên Đại học Tokyo đã đúc kết bốn nguyên nhân khiến Việt Nam lúc bấy giờ không đương đầu nổi với các áp đảo hung hãn từ bên ngoài. Lý do đầu tiên là lòng dân, yếu tố quan trọng nhất quy tụ mọi lực lượng quốc gia, bị ly tán. Những lý do kế tiếp là sự yếu kém về kinh tế, sự tụt hậu về chính trị và cuối cùng là gánh nặng về di sản. Cả bốn yếu tố này đã hủy hoại sức đề kháng của đất nước, khiến cho thế quân bình với hai cường quốc lúc bầy giờ là Pháp và Trung Hoa bị sụp đổ. Thay vì vượt qua được cơn nguy khốn, hoạt động ngoại giao của chính quyền (vừa cầu hòa với Pháp, vừa triều cống Trung Hoa) đã dẫn đến các xung đột mà chiến trường lại diễn ra ngay trên đất nước Việt Nam[2].
Dường như có một số điều nào đó từ các nguyên nhân “gốc rễ” kể trên mà tận cho đến ngày hôm nay chúng ta vẫn còn vướng bận chưa giã từ được dĩ vãng[3]. Giờ đây, nếu nhìn Việt Nam không như một thực thể chính trị, mà xét từ một góc độ khác – mổ sẻ sâu hơn vào cái bản thể xã hội – nhìn thấu cái “tạng” của quốc gia-dân tộc mình, chúng ta sẽ nhận ra rằng, sự thành bại trong việc đối phó với các thách thức “định mệnh” tới đây vẫn nằm sâu trong bản sắc văn hóa. Vua Tự Đức và các lão tướng thời ấy đã bị đánh gục không phương cứu chữa là do tất cả đều bị cầm tù bởi cái ý thức hệ và nền văn hóa chính trị quá lạc lõng. Và kết cục là Việt Nam đã tụt hậu hơn đối thủ cả một thời đại. Không thua mới là chuyện lạ và có thể coi các bậc tiên tổ từng chiến bại ấy chính là “những anh hùng lạc thời đại”(từ của Nguyên Ngọc).
H1Từ di sản quá khứ, cái “minh triết bảo thân” đang thúc đẩy chúng ta phải gấp rút tiến lên cùng thời đại. Thật là quá bất cập nếu quản trị đất nước bằng tư duy của các thế kỷ trước. Khó có thể phát huy hiệu quả các loại quan hệ, dù là “đối tác chiến lược” hay “đối tác toàn diện” với cộng đồng quốc tế nếu bản thân quốc gia lại theo đuổi một pe-rơ-đam[4] lạc lõng. Thật khó thuyết phục, khi trong bang giao, chúng ta kêu gọi áp dụng các quy chuẩn của pháp quyền như viện dẫn Hiến chương LHQ, Luật UNCLOS hay COC… nhưng lại chưa thật sự chú ý ưu tiên các giá trị phổ quát ấy trong nội trị hay trong đàm phán các hiệp định quốc tế như WTO hay TPP. Thế kỷ 21 này là thế kỷ của tự do và sáng tạo. Mọi lý thuyết và mô hình, kể cả những thứ đã làm nên phép lạ ở các nước Nhật Bản, Tây Âu hay Hoa Kỳ cũng đều đang được điều chỉnh lại và tái cấu trúc.
Ngoại trưởng John Kerry trong buổi gặp Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, đã ca ngợi Việt Nam ngày nay là một đất nước hiện đại. Tuy nhiên, là người trong cuộc, chúng ta hiểu hơn ai hết, khoảng cách giữa một Việt Nam còn phải đối mặt cùng lúc với nhiều thách thức kép và một Việt Nam đàng hoàng, thịnh vượng trong tương lai. Trước đây phần tư thế kỷ, nhà thơ Nguyễn Duy từng viết, sau lưng chúng ta là những kỷ niệm bi tráng, trước mặt chúng ta là con đường gập ghềnh. Vậy mà bao nhiêu trái tim ấy vẫn nhiễm bệnh “đập cầm chừng”? Bao nhiêu khối óc ấy vẫn mắc chứng “khối u tự mãn”? Chúng ta hãy mau chóng hành động khẩn trương, đừng ngồi yên ca mãi khúc nguyện cầu “đánh thức tiềm lực!” Đừng lặp lại lịch sử để rồi bị coi là “những anh hùng lạc thời đại”, càng không thể để láng giềng phương Bắc gọi chúng ta là “những đứa con hoang đàng”./.
—–
Ghi chú:
[1] Tác giả đề xuất dùng pe-rơ-đam như một từ vay mượn, vì không nên và không thể chuyển ngữ “paradigm” /´pærə¸daim / thành “mô hình”, “hình mẫu”, “thế giới quan”, “hệ biến hóa”, “niệm giới”… và còn có thể liệt kê thêm nhiều nghĩa khác nữa.
[2] Yoshiharu Tsuboi: “Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa” 1847 – 1885, NXB Tri thức, năm 2011, tr. 376- 383
[3] Yoshiharu Truboi, sđd, tr. 414-416
[4] Tác giả đề xuất dùng pe-rơ-đam như một từ vay mượn, vì không nên và không thể chuyển ngữ “paradigm” /´pærə¸daim / thành “mô hình”, “hình mẫu”, “thế giới quan”, “hệ biến hóa”, “niệm giới”… và còn có thể liệt kê thêm nhiều nghĩa khác nữa.

3018. “Linh khí non sông” lại u ám đến thế này sao?

Thái Hữu Tình
08-10-2014
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng Mừng thọ GS Vũ Khiêu
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng Mừng thọ GS Vũ Khiêu
Với mấy chữ Sơn hà linh khí tại, Kim cổ nhất hiền nhân mà ông Thủ tướng đem tặng cho ông cụ Vũ Khiêu, người tự hào là dòng dõi quan Kinh lược sứ người Tàu cai trị An nam, thì cả văn lẫn ý đều đã phơi bày đơn giản, nông cạn, thiết nghĩ chẳng có gì đáng để “khảo cứu” về chữ nghĩa và bình luận dài dòng.
1/ Về nghĩa thì câu ấy ca ngợi ông Vũ Khiêu là “Linh khí của non sông nằm ở đây, ở con người Vũ Khiêu này, đây là một bậc hiền nhân (hoặc hiền nhân duy nhất) từ xưa tới nay”! Cứ tưởng viết về Nguyễn Trãi, ai ngờ viết về hậu duệ của ông quan Vũ Hồn người Hoa!
Ông Vũ Khiêu tuy cũng là người có chữ nghĩa nhưng đã được giới văn chương tử tế nước ta bây giờ mệnh danh là “vị Giáo sư mừng đảng mừng xuân”, “Giáo sư chỉ biết còn đảng còn mình”! Ông VK chỉ dốc lòng tôn vinh thứ chủ nghĩa Mác-Lê mà nhân loại đã vứt vào sọt rác, cũng như ông đã tâng bốc một vị kỹ sư dám sửa bậy, bôi nhem thơ Nguyễn Du, thì (mặc dù có sự tôn trọng người cao tuổi) nhưng vẫn phải xếp ông vào loại kẻ sĩ cần được xem lại, cả về tri thức và nhân cách! Trí thức thời “a- còng” này không ai còn có thể cúc cung vái lậy những vật ở bãi phế thải như cái chủ nghĩa mà ông ông tôn thờ? 

Nay lại có vị đứng đầu Hành pháp nước “Đại…ngu” (chữ ngu của dân cày, chẳng phải như Ngu Thuấn) muốn bốc một người như thế thành đấng hào kiệt kim cổ vô song như mấy câu chữ Nho kia (bậc HIỀN thì còn cao hơn THÁNH một bậc đấy nhé) thì đúng là… hề, trò hề đáng để muôn đời đàm tiếu, bởi đã đem sự ngu tối của mình nhạo báng hết cả dân tộc và thế giới hiểu biết tiên tiến ngày nay.
2/ Về hình thức văn chương: Câu ấy chỉ là lời văn xuôi, không liên quan gì đến chuyện câu đối vì bất thành câu đối, có thể người viết không định làm câu đối. Còn nếu định làm câu đối mà lại viết như vậy thì thật…buồn!
Thái Hữu Tình
(6/10/2014)

Về đôi câu đối Thủ tướng tặng GS Vũ Khiêu

Hoàng Tuấn Công 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng Mừng thọ GS Vũ Khiêu
Thư của ông Hoàng Minh Tuyển (hmtuyenvkttv@gmail.com) gửi Tuấn Công thư phòng: Tôi là Hoàng Minh Tuyển, Phó ban liên lạc họ Hoàng Việt Nam. Tuy chưa một lần gặp anh nhưng tôi thường vào Thư Phòng và  rất thích các bài viết (....) Chúng tôi đang băn khoăn về câu đối Thủ Tướng tặng cho cụ Vũ Khiêu không biết dịch thế nào cho phải:
Sơn Hà Linh Khí Tại
Kim Cổ Nhất Hiền Nhân

Xin anh cho biết câu đối này có chỉnh không? Hình như sai luật đối? Về nghĩa có vẻ hơi bị đề cao quá phải không anh?
Nhân đây cũng đề nghị anh cho biết ý nghĩa đôi câu đối “Triết gia trong cách mạng, Nghệ sĩ giữa anh hùng” mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng tặng GS Vũ Khiêu.
Mong anh cắt nghĩa thấu đáo. Cảm ơn anh nhiều.

HTC: Cảm ơn ông Hoàng Minh Tuyển đã quan tâm đến chuyện chữ nghĩa của Tuấn Công thư phòng.
Thưa ông, thú thực ban đầu chúng tôi cũng không tin có một đôi câu đối như vậy tặng GS Vũ Khiêu. Sau khi tìm hiểu mới thấy báo chí có đưa tin chính thức, kèm ảnh với lời chú thích Ngày 17/9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến tặng hoa, chúc mừng Thượng thọ Giáo sư Vũ Khiêu. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tặng Giáo sư Vũ Khiêu câu đối "Sơn Hà Linh Khí Tại - Kim Cổ Nhất Hiền Nhân". Ảnh: Đức Tám – TTXVN -Thể thao văn hóa.vn).
Vì ông yêu cầu cắt nghĩa “thấu đáo” nên chúng tôi cũng xin trả lời cặn kẽ như sau:
-Về mặt hình thức: đây là bức “Trung đường liên” (中堂聯). Tức hình thức câu đối viết vào một tấm biển lớn hình vuông hoặc chữ nhật, đặt ở vị trí trang trọng giữa phòng khách, (phân biệt với "Doanh liên" 楹聯 -câu đối treo hai bên cột trụ). Xem ảnh thấy rõ phía dưới bức “Trung đường liên” là tượng bán thân của GS Vũ Khiêu. Như vậy, đôi dòng chữ "Sơn Hà Linh Khí Tại - Kim Cổ Nhất Hiền Nhân" giống như lời đề từ, lời bình cho bức tượng cụ Vũ Khiêu vậy.
Chúng tôi gọi "Trung đường liên" là căn cứ vào hình thức trình bày. Nhưng, xét đến thể loại, có lẽ chỉ nên gọi đây là bức "Trung đường" (dạng bức trướng) thì đúng hơn. Vì như ông Hoàng Minh Tuyển đã tinh ý nhận xét, hình như “sai luật đối” hoặc đối “không chỉnh”. Tuy nhiên, đây là đôi câu đối Thủ tướng tặng GS Vũ Khiêu-một bậc thầy về cổ văn, chúng ta chẳng thể hồ đồ kết luận. Bởi vậy về mặt thể loại, chúng tôi thử đưa ra mấy cách phân tích và loại trừ như sau:

Sơn-Hà Linh-Khí Tại
Kim-Cổ Nhất Hiền-Nhân

Những từ có gạch nối là từ ghép, không thể tách rời nhau. Nếu xếp vào diện danh từ đối với danh từ thì “sơn hà” có thể đối với “kim cổ”. Hai vế chỉ có hai từ "tại""nhất" là từ đơn. Theo luật “đối lời”, trước tiên muốn đối được, chúng phải đứng đối xứng với nhau ở vị trí giữa vế nọ với vế kia. Tuy nhiên, chữ “tại” đứng cuối vế đầu, chữ “nhất” đứng giữa vế sau nên không thể có chuyện đối được. Tiếp đến, hai chữ “linh khí” ở vế đầu không thể đối với chữ “nhất” ở vế hai, vì một đằng là từ ghép (linh khí), một đằng là từ đơn (nhất); một đằng là danh từ, một đằng là số từ đóng vai trò làm tính từ trong câu. Như vậy, ta thấy rằng: hai chữ “linh khí” ở vế thứ nhất không tìm được “đối” (thủ) ở vế thứ hai. Vế trên còn sót lại chữ “tại” ở vị trí cuối cùng cũng chẳng biết “đối đáp” với ai, vì ở vế dưới hai chữ cuối cùng là từ ghép “hiền- nhân”. 
Như vậy, xét yêu cầu phải đối từng cặp từ, đối ý, đối lời, bằng trắc đối nhau...thì hai câu "Sơn Hà Linh Khí Tại - Kim Cổ Nhất Hiền Nhân" hoàn toàn không đốikhông phải là câu đối.
Phải chăng, ý tác giả: "sơn hà" với "kim cổ" là đối lời, còn "linh khí tại" với "nhất hiền nhân" là đối ý? Tuy nhiên, cách đối này chỉ phù hợp với dạng câu đối phú dài dằng dặc có khi tới mấy chục chữ. Ví như câu đối của Tam Nguyên Yên Đổ khóc vợ, mỗi vế có tới 34 chữ:
-Nhà chỉn cũng nghèo thay, nhờ được bà hay lam hay làm, thắt lưng bó que, xắn váy quai cồng, tất tả chân đăm đá chân chiêu, vì tớ đỡ đần trong mọi việc;
-Bà đi đâu vội mấy, để cho lão vất vơ vất vưởng, búi tóc củ hành, buông quần lá tọa, gật gù tay đũa chạm tay chén, cùng ai kể lể chuyện trăm năm”
Trong đó: “Nhà chỉn cũng nghèo thay”“Bà đi đâu vội mấy” là đối ý, có thể chấp nhận được trong thể loại câu đối phú. Tuy nhiên, người hay chữ không lạm dụng đối ý nhiều. Bởi vậy ta thấy số chữ còn lại của cụ Nguyễn Khuyến dù “cách cú” nhưng xét từng chữ đều vừa đối ý vừa đối lời rất chỉnh; thành ngữ, từ láy, bằng trắc đối nhau chan chát rất tài tình. Trong khi câu đối "Sơn Hà Linh Khí Tại - Kim Cổ Nhất Hiền Nhân" hai cặp từ “sơn hà” với “kim cổ” chỉ là đối “cưỡng”. Mỗi vế còn lại 3 chữ: “linh khí tại”“nhất hiền nhân” gọi là “đối” với nhau chẳng qua do mỗi cụm từ đảm nhận một ý mà thôi.
 Nói thế hóa ra Thủ tướng đã tặng, và Nhà nghiên cứu văn hóa GS Vũ Khiêu-Chuyên gia câu đối, phú, văn tế, chúc văn... đã nhận món quà Mừng thọ Trăm tuổi là một đôi câu đối thất luật? Theo tôi, chưa đủ căn cứ để kết luận như vậy. Vì sao? Vì rất ít khả năng tác giả kém tới mức soạn đôi câu đối mỗi vế 5 chữ mà rốt cuộc chỉ có hai cặp từ tạm đối được với nhau. Bởi vậy, có thể đây vốn chỉ là hai câu ca ngợi GS Vũ Khiêu chứ tác giả không có ý làm câu đối. Việc nó “bỗng” trở thành đôi “câu đối” là do người trình bày. Thế rồi người viết bài, đưa tin cứ ngỡ (hoặc căn cứ vào thông tin của Ban tổ chức?) một (hoặc hai) câu văn chia làm hai vế, trình bày theo chiều dọc, hai bên “đối xứng”, mỗi bên có số chữ bằng nhau là “câu đối”. Nếu vậy, sai sót là do khâu biên tập của các báo: Thể thao văn hóa, Đại đoàn kết, Tạp chí Sông Hương...khi đồng loạt đăng bài, ảnh, kèm chú thích Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tặng Giáo sư Vũ Khiêu câu đối "Sơn Hà Linh Khí Tại - Kim Cổ Nhất Hiền Nhân".
Về nội dung: Tuy không được thấy nguyên văn chữ Hán, nhưng chúng tôi đoán (gọi là đoán, nhưng có thể nói là chính xác tới 99,9%, vì khó có chữ khác lọt vào đây) mặt chữ như sau: 山河靈氣在, 今古一賢人 = Sơn hà linh khí tại, Kim cổ nhất hiền nhân

 Trước tiên, căn cứ từ điển, chúng tôi xin giải nghĩa từng từ như sau:
*Vế đầu trong câu:
-Sơn hà 山河= núi sông (ở đây được hiểu như đất nước, giang sơn)
-Linh khí 靈氣, Đào Duy Anh giải nghĩa: “Cái khí thiêng”. Hán ngữ đại từ điển (Tàu) đưa ra mấy nghĩa đáng chú ý: 1.Thông tuệ hoặc tú mỹ đích khí chất (có khí chất thông tuệ và đẹp tốt); 2.Tiên nhân đích khí chất (có khí chất của người tiên); 3.Chỉ mỹ hảo đích danh thanh (ý chỉ người có thanh danh tốt đẹp lắm)
-Tại : ở; còn; còn sống.
*Vế sau trong câu:
-Kim cổ 今古: từ xưa tới nay.
-Nhất : đứng đầu; một; duy nhất.
-Hiền nhân 賢人: bậc tài đức kiêm toàn.

Sau đây là một số cách hiểu:
1.Cách hiểu thứ nhất: Sơn hà linh khí tại = Khí chất tốt đẹp của GS Vũ Khiêu sẽ còn mãi với núi sông; Kim cổ nhất hiền nhân = GS Vũ Khiêu là hiền nhân đứng đầu trong các bậc hiền nhân từ xưa tới nay (nhất hiền nhân = hiền nhân đứng đầu, đứng nhất).
2.Cách hiểu thứ hai: Sơn hà linh khí tại = Khí thiêng của non sông đất Việt chung đúc nên con người GS Vũ Khiêu (Hoặc: Khí thiêng của non sông Việt Nam vẫn còn đây-trong con người cụ Vũ Khiêu); Kim cổ nhất hiền nhân = Từ xưa tới nay, chỉ có một người đáng gọi là hiền nhân, đó là cụ Vũ Khiêu (nhất hiền nhân = chỉ có một người là hiền nhân)

1.Về cách hiểu thứ nhất:
- Theo chúng tôi, nội dung bức trướng phù hợp với “cung bái” (kính viếng), hơn là "cung hạ” (kính mừng). Vì sao? Vì chỉ với người đã khuất, người ta mới nói ra cái ý như "Kiều rằng: những đấng tài hoa, Thác là thể phách, còn là tinh anh". “Tinh anh” hay “linh khí” chỉ có thể tồn tại mãi mãi một khi nó lìa khỏi “quán trọ” “thể phách”. Các bức hoành phi trên bàn thờ, người ta cũng hay dùng những câu như: “Hạo khí trường tồn” (Khí chất tốt đẹp còn mãi trường tồn) “Anh thanh như tại” (Thanh danh đẹp tốt vẫn như lúc còn sống) để xưng tụng, tưởng nhớ người đã khuất. Hoặc đôi câu đối thờ: “Vạn cổ đan tâm minh nhật nguyệt, Thiên thu nghĩa khí tráng sơn hà” (Muôn thuở lòng son cùng nhật nguyệt, Ngàn năm nghĩa khí tựa sơn hà). Ở đây “Sơn hà linh khí tại” có thể được hiểu: dù (cụ, ông, ngài) đã chết nhưng tài năng, đức độ, sự nghiệp vẫn còn sống mãi với non sông đất nước. Chết mà như còn sống vậy!

Chúng ta có thể ví dụ trong văn cảnh khác. Khi Bác Hồ còn sống, có thể hô: “Hồ Chí Minh muôn năm!”. Nhưng chỉ sau khi mất, người ta mới (có thể) đưa ra câu khẩu hiệu: "Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta". Hoặc khi Bác còn sống, thiếu nhi hát: “Ngày ngày chúng cháu ước mong, Mong sao Bác sống muôn đời...” [1] Nhưng các cháu không thể hát mừng: “Bác còn sống mãi với non sông đất nước, Bác còn sống mãi với đàn cháu yêu thương...” [2] khi thực tế Bác vẫn còn sống và đang đi thăm các cháu.

Nói tóm lại, với bất cứ người nào, khi đang còn sống, dẫu muốn đề cao đến mấy cũng không ai nói "gở", ca ngợi là ông (cụ, ngài...) vẫn đang “còn sống” với (như) cái gì đó. Thế nên, trong Truyện Kiều, đoạn Từ Hải chết đứng, Nguyễn Du mới viết: "Khí thiêng khi đã về thần, Nhơn nhơn còn đứng chôn chân giữa vòng". Linh khí sống mãi với núi sông tức đã về cõi “bất tử”, về với tổ tiên, với cát bụi và thế giới cỏ cây, phiêu du mây nước rồi. Còn nếu muốn chúc thọ thì chúc sống lâu trăm tuổi, sống lâu muôn tuổi, trăm năm có lẻ, thọ như tùng bách...như ta vẫn thường nghe.
Đến đây, có bạn đọc sẽ nói rằng: cụ Vũ Khiêu năm nay đã 100 tuổi, đằng nào mà chẳng đến lúc...Câu đối hay như vậy, mừng trước để Cụ đọc, sau này thờ luôn cũng chẳng sao. Người ta vẫn đóng thọ đường, xây dựng sinh phần trước đấy thôi. Đây cũng là một ý tốt. Tuy nhiên, theo chúng tôi, nguyên tắc chưa chết thì chưa thắp hương, chưa phúng viếng. Thậm chí đã chết nằm đó rồi, nhưng chưa phát tang thì cũng chưa thể bái lạy, khấn vái.

- Vế thứ hai "Kim cổ nhất hiền nhân" (Từ xưa cho tới nay, cụ là bậc hiền nhân đứng đầu) cũng là cách xưng tặng dành cho người đã chết. Vì sao? Tục ngữ Việt Nam có câu "Bảy mươi chưa què chớ khoe rằng tốt" (Xưa, bảy mươi là "ngấp nghé miệng lỗ"-Nhân sinh thất thập cổ lai hy). Tục ngữ gốc Hán cũng nói rằng "Cái quan định luận" (蓋棺定論), nghĩa là sau khi đậy nắp quan tài lại, (sau khi chết) mới có thể bàn luận đúng sai, hay dở về một con người nào đó. Đến đây, có bạn đọc lại nói rằng, cụ Vũ Khiêu nay đã ở tuổi 100, con người, sự nghiệp  của Cụ đã rõ, đánh giá, tôn vinh lúc này cũng là được rồi. Tuy nhiên, dù bất thành văn nhưng cũng là luật. Nhà tu hành khổ hạnh “Đã được ba tháng ba năm” nhưng “Còn một ngày nữa mà không hoàn thành” (vì phạm giới) thì cũng không thể nào đắc đạo. Con người ta có khi xấu nay, tốt mai hoặc tốt nay xấu maiNhiều trường hợp đã “cái quan” rồi, đã “định luận” rồi, vậy mà có khi hàng trăm năm sau đang còn phải “luận định” lại. Bởi vậy, nếu câu "Kim cổ nhất hiền nhân" không dành cho người đã chết thì cách xếp thứ bậc, ca ngợi người sống như vậy cũng là trái.

“Hiền nhân, quân tử” là khái niệm của Nho gia, một danh xưng chưa bao giờ có giấy chứng nhận. Hán ngữ Đại từ điển (Tàu) định nghĩa “Hiền nhân: Tài đức kiêm lược đích nhân 德才兼备的 (Người có tài và đức gọi là hiền nhân) Từ điển tiếng Việt định nghĩa “hiền nhân”: người có đức lớn, tài cao theo quan niệm thời trước. Hán Việt từ điển, mục từ “Hiền” () Đào Duy Anh giải nghĩa: “Người có đức hạnh, tài năng”, nhưng phần trích dẫn từ ngữ, hai chữ “hiền nhân” 賢人 lại chỉ được giải thích là: “Người có đức”. Tài đến mức nào, đức lớn đến mức nào thì được gọi là hiền nhân? Không có sách nào quy định. Tuy nhiên, trong suy nghĩ của chúng ta, hiền nhân tất phải là bậc tài cao, đức lớn; hình ảnh, nhân cách, tài năng, tư tưởng của họ có ảnh hưởng quan trọng tới nhân quần, tác động lớn tới thời đại.

Ở đây chúng tôi xin không bàn đến chuyện GS Vũ Khiêu có phải là "hiền nhân" hay không. Nhưng nếu nói rằng GS Vũ Khiêu đứng đầu trong các bậc hiền nhân từ xưa tới giờ (Kim cổ nhất hiền nhân) e rằng không còn là chuyện “đề cao quá” như ông Hoàng Minh Tuyển nói nữa, mà là phạm thượng! Vì sao? Xin lấy một ví dụ nhỏ để liên tưởng: Trong bài thơ “Bác ơi”, Tố Hữu viết: “Bác đã lên đường theo tổ tiên, Mác-Lê-nin thế giới Người Hiền”. Bài thơ này đã được đưa vào chương trình giáo khoa phổ thông. Vậy“Cứ trong ý tứ mà suy”, Hồ Chủ tịch, Mác-Lê-nin là những “người hiền”, những “người hiền tiền bối” và là bậc thầy vĩ đại của cụ Vũ Khiêu. Thế mà cụ Vũ Khiêu lại được tôn xưng là “Cổ kim nhất hiền nhân”, đứng đầu “thế giới người hiền” từ xưa tới nay, chẳng phải là “phạm thượng” lắm sao?
Trong văn chương hay thực tế có một số danh xưng như “Thiên hạ đệ nhất kiếm”, “Thiên hạ đệ nhất mỹ nhân”, “Thăng Long đệ nhất kiếm”... nhưng “nhất” ở đây là “nhất” trong một phạm vi, thời điểm (không gian và thời gian) nhất định nào đó. Nếu nói ai “nhất” từ cổ chí kim là điều cực khó. Đặc biệt “nhất hiền nhân” một khái niệm khó đo đếm, so sánh lại càng không có cơ sở. Phải chăng, tác giả muốn nói: nước Việt có nhiều  hiền nhân, nhưng chỉ có GS Vũ Khiêu là "nhất hiền nhân" vì Cụ đang minh mẫn ở 100 tuổi, lại được phong Anh hùng, được Giải thưởng Hồ Chí Minh, xưa nay chưa ai từng có?

2.Về cách hiểu thứ hai:
Sơn hà linh khí tại = Khí thiêng của non sông Việt Nam chung đúc nên con người GS Vũ Khiêu. Hoặc Khí thiêng của non sông Việt Nam vẫn còn đây-trong con người cụ Vũ Khiêu); Kim cổ nhất hiền nhân = Từ xưa tới nay, chỉ có một người đáng gọi là hiền nhân (đó là cụ Vũ Khiêu).

Cách hiểu này có vẻ không “sái”, phù hợp với “cung hạ”. Tuy nhiên, căn cứ vào chữ nghĩa vẫn không tránh khỏi "phạm thượng". Vì sao? Vì ý thứ nhất “Khí thiêng của non sông Việt Nam chung đúc nên con người GS Vũ Khiêu” khiến người ta liên tưởng đến lời điếu văn: “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch...” Phải chăng, vốn ý tác giả muốn dùng từ "nguyên khí" nhưng nó lại thành "linh khí": Sơn hà nguyên khí tại (Cụ Vũ Khiêu là nguyên khí, hiền tài của quốc gia, sơn hà) ?
Ý thứ hai: Từ xưa tới nay, chỉ có một người đáng gọi hiền nhân là Cụ (Vũ Khiêu). Kiểu tôn xưng “vô tiền khoáng hậu”, đứng trên tất cả các bậc hiền nhân này càng không ổn.

Riêng câu “Kim cổ nhất hiền nhân” theo chúng tôi còn có thể hiểu theo cách thứ 3: Người thông hiểu chuyện cổ kim, xưa nay nhất chính là bậc Hiền nhân Vũ Khiêu. Và cách thứ 4: Từ cổ chí kim, chỉ có bậc hiền nhân mới đáng gọi là tôn quý. Tuy nhiên, 2 cách hiểu, nhìn nhận, đánh giá này càng không có cơ sở.


Trong Hán tự có hiện tượng gọi là đồng âm dị nghĩa. Tức là đọc giống nhau, nhưng tự dạng và nghĩa khác nhau. Thế nên đến đây, ông Hoàng Minh Tuyển hoặc bạn đọc có thể sẽ thắc mắc: 99,9% là mặt chữ Hán dịch ngược trong đôi "câu đối" phiên âm Quốc ngữ như phương án đã phân tích, vậy còn 0,1% khả năng  là gì? Theo chúng tôi, có hai chữ đáng chú ý, đó là "hà"   trong "sơn hà" "cổ" trong "kim cổ"  今古:
          -Vế đầu: Ngoài chữ "hà" nghĩa là sông, còn có một chữ "hà"   nghĩa là ráng mây. Sơn hà 山霞 có thể hiểu là ráng mây chiều tà trên rặng núi xa. Sơn hà linh khí tại  nghĩa là Linh khí chỉ còn như ráng mây chiều tà trên đỉnh núi xa.
          -Vế thứ hai: Ngoài chữ "cổ" xưa, còn có một chữ "cổ" nghĩa là "cái trống, đánh trống". Kim cổ nghĩa là cái trống ngày nay, hoặc ngày nay có cái trống. Kim cổ nhất hiền nhân 一賢人 nghĩa là: ngày nay cái trống kêu to nhất thì được gọi là hiền nhân (!)

     Thật vô lý! Thế nên, khả năng có 0,1% có chữ Hán khác "lọt vào" chúng tôi xin được loại bỏ hoàn toàn.
Như vậy, tuy chữ nghĩa "sờ sờ" ra đó, nhưng chữ có nghĩa đen, nghĩa bóng; có nghĩa gốc, nghĩa ngọn; lại có chơi chữ, chiết tự, “ý tại ngôn ngoại” nên chúng tôi chẳng dám chủ quan ấn định một cách hiểu duy nhất nào đó. Ngược lại đã thử tìm hiểu, xem xét dưới nhiều góc độ để tìm ra một cách hiểu hợp lý, tích cực nhưng xem ra vẫn chưa thấy ổn với cách hiểu nào. Có lẽ do kiến thức hạn hẹp của mình nên cách hiểu hay, hiểu đúng của tác giả câu đối chúng tôi chưa thể nhìn ra?

Về đôi câu đối: “Triết gia trong cách mạng, Nghệ sĩ giữa anh hùng”, mà ông Hoàng Minh Tuyển hỏi. Theo chúng tôi, đây là đôi câu đối Nôm rất chỉnh, có nhịp điệu, đối nhau chan chát, nghe rất hay, và có thể hiểu: GS Vũ Khiêu là một Triết gia Cách mạng; là một Nghệ sĩ Anh hùng. Tuy nhiên, "rằng hay thì thật là hay", nhưng nghe...có vẻ không đúng và ... “hở miếng”. Vì sao ? Vì:

-GS Vũ Khiêu là người có nghiên cứu về triết học chứ không phải là, (chính là) "Triết gia"-Nhà triết học. Vì Nhà triết học phải là người đề xuất học thuyết, tư tưởng, chứ không phải là Nhà nghiên cứu về học thuyết, tư tưởng của Nhà triết học nào đó. "Triết gia" chính là cách gọi tắt "Triết học gia"-Nhà triết học. Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê) giải nghĩa: “Triết gia-nhà triết học-các triết gia Hi Lạp cổ đại”.

Có lẽ, ý tác giả đôi câu đối muốn dùng chữ “triết nhân” chăng? (triết với nghĩa người hiền trí, có trí tuệ thông minh, sáng suốt, như: hiền triết, tiên triết...). Đào Duy Anh giải nghĩa: “Triết nhân: người hiền trí”. Hán ngữ đại từ điển:“: 智慧卓越的人” (Triết nhân: trí tuệ trác việt đích nhân -Triết nhân: người có trí tuệ trác việt). Như vậy, nếu có chăng, GS Vũ Khiêu chỉ có thể được gọi là “triết nhân” chứ không thể là “triết gia” (Đây chỉ là ví dụ về cách sử dụng chữ nghĩa. Chúng tôi không có ý cho rằng GS xứng đáng được gọi là triết nhân)                                                                                                                                                                                                
-GS Vũ Khiêu là Nhà nghiên cứu văn hóa, chứ không phải “Nghệ sĩ”. Vì GS không chuyên sáng tác, cũng chẳng biểu diễn môn nghệ thuật nào. Từ điển tiếng Việt định nghĩa: "Nghệ sĩ: 1.người chuyên hoạt động [sáng tác hoặc biểu diễn] trong một bộ môn nghệ thuật. nghệ sĩ nhiếp ảnh-tâm hồn nghệ sĩ;2.danh hiệu thường dùng để gọi diễn viên hay ca sĩ có tài năng xuất sắc”. Phải chăng, ý tác giả muốn nói: GS Vũ Khiêu là một “Anh hùng” mang tâm hồn, phong cách “Nghệ sĩ”?
Cuối cùng, chúng tôi cho rằng, hai từ “trong”“giữa” trong đôi câu đối “Triết gia trong cách mạng, Nghệ sĩ giữa anh hùng” hơi tối nghĩa và thiếu chặt chẽ. Nó khiến người ta có thể hiểu thành:
-“Triết gia trong cách mạng = GS Vũ Khiêu chỉ xứng đáng là một “Triết gia” trong (số) những người làm chính trị, cách mạng.
- Nghệ sĩ giữa anh hùng = GS là một “Nghệ sĩ” đứng giữa  hàng ngũ những người “Anh  hùng” chứ không phải bản thân GS là “Anh hùng”. Hoặc: GS chỉ đáng được gọi là “Nghệ sĩ” trong hàng ngũ những người “Anh hùng” mà thôi. Như thế hóa ra, “Triết gia” hay “Nghệ sĩ” ở đây đều hoàn toàn “nghiệp dư” hay sao? Nếu bỏ hai từ “trong” và “giữa” đi, đôi câu đối sẽ chặt chẽ, dễ hiểu, kín kẽ hơn (dù có vẻ không hay): Triết gia Cách mạng; Nghệ sĩ Anh hùng (Triết gia làm Cách mạng, Nghệ sĩ lại Anh hùng)
Các cụ xưa dạy văn giống ở chỗ: câu chữ, quyền cước tung ra dù mạnh mẽ, đẹp mắt đến mấy nhưng sơ hở, thiếu kín kẽ, thì kể như chưa hay, chưa giỏi. Thậm chí là nguy hiểm.
Trở lại với vấn đề đang bàn. Ông Hoàng Minh Tuyển quan tâm tới đôi câu đối và chữ nghĩa Thủ tướng tặng GS Vũ Khiêu là có lý. Bởi chuyện tôn xưng tên tuổi, danh hiệu của Nhà nước với một cá nhân không đơn giản biểu hiện tình cảm mà còn thể hiện tôn ty trật tự trong xã hội. Đặc biệt đối với những người có danh vọng; hình ảnh, tên tuổi của họ có ảnh hưởng trong xã hội lại càng không thể khinh suất. Chẳng phải ngẫu nhiên mà cách nay hơn 500 năm, chỉ là chuyện xưng hô trong triều đình, quân doanh thôi, nhưng vua Lê Thánh tông từng phải chấn chỉnh: “Sắc Lễ bộ yết bảng cho trăm quan và các quân rằng: Kể từ nay, nếu không phải là bậc túc nho danh vọng, tuổi cao đức lớn thì không được gọi bừa là "tiên sinh". (Đại Việt sứ ký toàn thư-Bản kỷ thực lục-Quyển VIII-Kỷ nhà Lê). 
       Danh quá kỳ thực dễ gây nên sự huyễn hoặc, đảo điên và gieo mầm loạn. Bản thân người được tặng, nếu có liêm sỉ cũng sẽ không dám nhận. Bởi vậy, ông Mạnh tử mới nói rằng: “Thanh văn quá tình, quân tử sỉ chi - 聲 聞 過 情 君子 恥 之 (Danh quá thực tình là điều người quân tử lấy làm hổ thẹn) Thế nhưng, một điều khó hiểu là tại sao GS Vũ Khiêu vẫn mãn nguyện ngước nhìn "mười chữ vàng" vấn vít trên nền vân mây cùng đôi rồng chầu phía trên bức tượng đồng của chính ông?
Chúc thọ, mừng tặng quà sao cho có ý nghĩa, mãn nguyện người trao, vui lòng, hợp ý người nhận, trên dưới trông vào đều ngợi khen là việc khó. Mừng tặng bằng chữ nghĩa lại càng khó hơn. Có vẻ như hai đôi câu đối Thủ tướng tặng GS Vũ Khiêu “trục trặc” trong khâu nào đó chăng?
Đến đây, chắc hẳn sẽ có “kẻ chê, người cười” HTC rằng: nói người khác "phạm thượng" nhưng bản thân mình còn "phạm thượng" hơn! Điều này không phải không có lý. Tuy nhiên, câu chuyện chữ nghĩa với ông Hoàng Minh Tuyển và bạn đọc khiến tôi nhớ đến một câu chuyện chữ nghĩa khác. Lê Thánh tông là ông vua nổi tiếng hay chữ. Thơ văn của ông gồm cả chữ Hán và chữ Nôm: Thiên Nam dư hạ, Sĩ hoạn trâm quy, Xuân vân thi tập, Hồng Đức quốc âm thi,... Ông có những vần thơ Nôm tinh tế, mẫu mực, cổ kính mà rất hiện đại như: “Đầu nhà khói tỏa lồng sương bạc, Sườn núi chim gù ẩn lá xanh”. Thế nhưng có một triều thần dám thẳng thừng chê văn thơ của ông là "phù hoa, vô dụng" (xưa tội này có thể bị chém đầu). Người đó là Nguyễn Bá Ký! 
          Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” chép: “Quốc tử giám tế tửu kiêm Văn minh điện đại học sĩ Nguyễn Bá Ký chết. Trước đó, Bá Ký cho rằng vua làm văn không chú ý tới kinh, sử, dâng sớ khuyên can. Vua dụ rằng: "Trẫm vừa xem hết tờ sớ, ngươi bảo là trẫm không chú ý kinh sử, lại chuộng lối học phù hoa, vô dụng, chỉ ngụ ý ở ngoài mây khói. Nếu ta ưa chuộng văn hoa, không lấy gốc kinh, sử thì còn sách nào nữa? Ta tự xét mình, xét lời ngươi nói, thì trong bốn chữ "phù hoa vô dụng" kia, thực đã gồm cả lòng trung rồi, thế mà ta lại làm văn mà biện lại, thì ta thực có lỗi. Lúc ấy, người đã kịp thời can ngăn, chẳng vì thế mà giữ ý".
Đến đây chết, vua sai Tư lễ giám quan Phạm Hổ đem sắc đến dụ rằng: "Ngươi thờ vua trung thành, giữ mình chính trực, sớm tối ở bên ta, nay được 6 năm, lúc thoi thóp rồi mà lòng trung vẫn chưa thôi!" (Đại Việt sử ký toàn thư-Bản kỷ thực lục, Quyển XII-Kỷ nhà Lê).

Câu chuyện này góp phần giải thích tại sao, Lê Thánh tông không chỉ là ông vua giỏi mà còn được tôn là vị Minh Quân. Ông là vua sáng nên có nhiều tôi hiền. Và dù Bá Ký chê thế nào, Lê Thánh tông vẫn là một trong những ông vua hay chữ nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

Tôi chẳng dám ví mình giống như Quốc tử giám tế tửu kiêm Văn minh điện đại học sĩ Nguyễn Bá Ký. Nhưng có lẽ khi mải bàn chuyện chữ nghĩa đã không tránh khỏi tội “phạm thượng”, "khi quân" như Bá Ký. Tuy nhiên, ngày xưa, Bá Ký chẳng những không bị mất đầu mà còn được ngợi khen có lòng trung, thì ngày nay câu chuyện chữ nghĩa của Tuấn Công thư phòng có đến tai Thủ tướng và GS Vũ Khiêu, tôi tin rằng, dẫu không được khen ngợi thì các vị cũng chẳng nỡ trách phạt.
Cuối cùng chúng tôi dám mong sẽ được GS Vũ Khiêu-Bậc thầy về cổ văn, hoặc chính tác giả câu đối Chúc thọ GS giảng giải tường tận những chữ nghĩa mà chúng tôi và độc giả còn băn khuăn, chưa biết hiểu thế nào cho đúng, cho hay!
Như vậy, trong khả năng kiến thức hạn hẹp, chúng tôi đã cố gắng giải thích. Nếu phải thất vọng, mong ông Hoàng Minh Tuyển và bạn đọc thông cảm cho, và tiếp tục quan tâm đến chuyện chữ nghĩa của Tuấn Công thư phòng.
                                         HTC Thanh Hóa 28/9/2014
Chú thích:
-[1] và [2] Lời các Bài hát Thiếu nhi, ca ngợi Hồ Chủ tịch.

TIN LÃNH THỔ

TIN XÃ HỘI

TIN KINH TẾ

TIN DIỄN ĐÀN

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ

TIN THẾ GIỚI

 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét